Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-01-18 00:51:05
365 下利,脉沉弦者,下重也;脉大者,为未止;脉微弱数者,为欲自止,虽发热不死。 C380
365 Hạ lợi, mạch trầm huyền giả, hạ trọng dă; Mạch đại giả, vi vị chỉ; Mạch vi nhược sác giả, vi dục tự chỉ, tuy phát nhiệt bất tử. C380
Điều này tŕnh bày mạch chứng và tiên lượng của một số loại bệnh tiêu chảy ở Quyết âm bệnh.
Tiêu chảy ở kinh Quyết âm, xuất hiện mạch Trầm Huyền, là một chứng trạng bệnh lư. Quyết âm chủ lư, thấy mạch trầm huyền, huyền là mạch của can, tại sao tiêu chảy lại có chứng trạng hạ trọng? (nặng ở dưới) V́ công năng sơ tiết của tạng Can không thuận lợi, thấp tà trao đổi không xuất ra ngoài, hoá thành nhiệt gây thành chứng tiêu chảy thấp nhiệt ở kinh Quyết âm, tiêu chảy có chất nhầy (niêm dịch), tạo cảm giác nặng ở dưới khó thông suốt. Cảm giác nặng không thông như có một khối vật trong giang môn làm cho người bệnh đặc biệt khó chịu, nguyên nhân v́ nó nóng, nóng cấp bách, không thể nhịn được đại tiện, muốn được bài tiết. Tính của thấp hoà hoăn (chậm), bài tiết không thuận lợi, cộng thêm can khí không sơ tiết*( Sơ tiết là tác dụng điều tiết của tạng can đối với t́nh chí và công năng hoạt động của một số nội tạng.), khí cơ cũng không thông đạt, v́ thế xuất hiện một đặc điểm nặng ở hậu môn(hạ trọng) không thông sướng như vậy. Hậu thế khi điều trị bệnh kiết lỵ luôn gia thêm Mộc hương, Binh lang, Chỉ xác là những vị thuốc lợi khí, là có quan hệ với điều vừa nêu.
“Mạch đại giả, vi vị chỉ”(Mạch lớn là bệnh chưa ngừng), mạch đại thuộc về tà nhiệt thịnh. Tiêu chảy nhiệt tính, chính là lúc tà nhiệt rất mạnh, v́ thế bức độ mạch đập rất lớn. {Mạch quyết} giảng “Đại vi bệnh tiến”, mạch đại chủ về bệnh c̣n phát triển. V́ thế chứng tiêu chảy này là “vi vị chỉ” (chưa ngừng lại).
“Mạch vi nhược sác giả, vi dục tự chỉ, tuy phát nhiệt bất tử”, (Mạch vi nhược mà sác là biểu hiện bệnh muốn ngừng, tuy có phát nhiệt nhưng không chết người) Mạch vi nhược mà sác so sánh với mạch đại, cho thấy tà khí thoái lui, chứng tiêu chảy muốn tự ngừng. “tuy phát nhiệt bất tử”Thời cổ đại ghi lại, chứng tiêu chảy kỵ phát sốt, tiêu chảy mà không hạ sốt là dấu hiệu rất hiểm ác của bệnh tiêu chảy. Ở đây tuy có phát nhiệt nhẹ, nhưng mạch vi nhược, có ư là chính khí đang dần dần khôi phục, dương tiến âm thoái, v́ thế không những không chết mà c̣n khỏi bệnh.
366下利,脉沉而迟,其人面少赤,身有微热,下利清谷者,必郁冒,汗出而解,病人必微厥。所以然者,其面戴阳,下虚故也。 C381
366 Hạ lợi, mạch trầm nhi tŕ, kỳ nhân diện thiểu xích, thân hữu vi nhiệt, hạ lợi thanh cốc giả, tất uất mạo, hăn xuất nhi giải, bệnh nhân tất vi quyết, sở dĩ nhiên giả, kỳ diện đái dương, hạ hư cố dă. C381
Điều này tŕnh bày chứng đái dương nhẹ có cơ hội giải trừ chứng uất mạo.
Má có sắc hồng nhẹ, không quá hồng, gọi là “Thiểu xích”, phát sốt nhẹ, sốt không quá tệ hại, gọi là vi nhiệt. Đây là hiện tượng tốt, đại biểu cho dương khí c̣n tồn tại, dương khí tuy hư tổn nhưng c̣n có dấu hiệu trở lại. Tiêu chảy hoặc tiêu chảy thanh cốc (phân sống), mạch trầm mà tŕ, đây là đại biểu cho phương diện hàn tà. Hàn tà tuy mạnh, nhưng lại phát triển từ mạnh chuyển sang phương diện suy yếu. Như vậy, thày thuốc nên cân nhắc, so sánh thế lực của hai phương diện chính khí và tà khí, cân nhắc xem xét theo sự phát triển, dương khí công phá hàn tà để xuất ra, hàn tà cần dương xuất ra để tiêu thoái, như vậy “tất uất mạo hăn xuất nhi giải” (必郁冒汗出而解)xuất hăn để giải trừ chứng uất mạo*. V́ thế, người bệnh này đầu mắt bị chứng uất mạo, sau đó xuất mồ hôi th́ hàn tà sẽ thoái lui, bệnh sẽ biến chuyển tốt. Dương khí khôi phục, âm tà thoái lui, chính là dương thắng âm thua, dương tiến âm thoái. Trong quá tŕnh này, hàn tà và dương khí c̣n có một cuộc đấu tranh nhẹ nhàng. Nó có chứng uất mạo, do hàn tà phát tác gây chứng uất mạo, uất mạo là một chứng trạng gây ra đầu mục huyễn vựng (chóng mặt), khi cơ thể xuất hăn là biểu hiện của dương khí khôi phục, thế lực của dương khí thông ra ngoài, xuất hăn toàn thân và bệnh sẽ biến chuyển tốt. Chứng uất mạo xuất hăn ở phần trước đây cũng đă đề cập đến, “Thương hàn, ứng hạ chi, nhi phản hăn chi, biểu lư câu hư, kỳ nhân nhân tự mạo, mạo gia hăn xuất tự dũ, sở dĩ nhiên giả, hăn xuất biểu hoà cố dă.” (伤寒,应下之,而反汗之,表里俱虚,其人因自冒,冒家汗出自愈,所以然者,汗出表和故也。)Bệnh thương hàn nên hạ nhưng thày thuốc lại phát hăn, làm biểu lư đều hư, người này bị uất mạo, chứng mạo xuất hăn sẽ tự khỏi bệnh, sở dĩ như vậy v́ khi xuất hăn th́ thể biểu được điều hoà. Đó là nói về vấn đề của biểu tà, c̣n ở đây là nói về vấn đề của âm dương.
Thiên Quyết âm giảng về một số trường hợp xuất hăn có tác dụng tốt, bao gồm cả trường hợp xuất hăn của chứng uất mạo, chúng ta đă nói nói đến những dạng xuất hăn nào?
Thứ nhất là “Hữu âm vô dương cố dă” (有阴无阳故也) Là vong dương, là chứng xuất hăn của dương khí bị tuyệt diệt, “Thương hàn lục thất nhật, bất lợi, tiện phát nhiệt nhi lợi, kỳ nhân hăn xuất bất chỉ giả tử”. (伤寒六七日,不利,便发热而利,其人汗出不止者死)Thương hàn 6,7 ngày, không thuận lợi, phát sốt tiêu chảy, người bệnh phát hăn không ngừng mà chết). V́ sao? Trương Trọng Cảnh cho rằng, “Hữu âm vô dương cố dă”, là chỉ có âm mà không có dương, đây là chứng chết.
Thứ hai là, “Đại hăn, hựu đại hạ lợi nhi quyết lănh giả, Tứ nghịch thang chủ chi” (大汗,又大下利而厥冷者,四逆汤主之), đầu tiên là xuất rất nhiều mồ hôi, sau khi xuất nhiều mồ hôi th́ tay chân quyết lănh, mồ hôi này là do dương hư, dương hư không thể củng cố thể biểu (giúp phần bên ngoài của cơ thể vững vàng kín đáo), v́ thế xuất nhiều mồ hôi (đại hăn); Dương hư mà âm hàn mạnh, cho nên tay chân quyết nghịch, đây không phải là chứng dẫn đến chết người, v́ thế có thể dùng thang Tứ nghịch để điều trị bệnh này.
Thứ ba là “Hạ lợi mạch sác, hựu vi nhiệt hăn xuất, kim tự dũ, thiết phục khẩn, vi vị giải” (下利脉数,又微热汗出,今自愈,设复紧,为未解), hạ lợi là tiêu chảy, chứng tiêu chảy do lạnh có mạch sác, có sốt nhẹ, có một chút mồ hôi, Trương Trọng Cảnh cho rằng các chứng trạng như vậy là tốt, “kim tự dũ”(bệnh tự khỏi), v́ sao? V́ chứng tiêu chảy do lạnh xuất hiện sốt nhẹ, xuất hiện có chút mồ hôi, đây là biểu hiện của dương khí khôi phục, âm tà đă thoái lui, là xuất hăn của dương khí tự khỏi, xuất hăn của dương khí khôi phục. Bạn thấy rằng, đây là xuất hăn có hội chứng chết, có chứng xuất hăn có thể trị bằng hội chứng của thang Tứ nghịch, cũng có trường hợp xuất hăn nhẹ th́ có thể tự khỏi bệnh.
Tiếp theo chúng ta sẽ nói đến điều thứ 4, người này cũng là dương khí cần khôi phục, nhưng dương của anh ta bị hư tổn, khi cần khôi phục th́ dương khí và âm hàn cần phải tử chiến (bối thuỷ nhất chiến), cho nên Trương Trọng Cảnh nói ở phần dưới là “Sở dĩ nhiên giả, kỳ diện đái dương, hạ hư cố dă.” (所以然者,其面戴阳,下虚故也。) V́ sao lại tốt như vậy, lại là chứng uất mạo, sau đó xuất hăn mà giải trừ bệnh? V́ dương khí của người này chính là ở vào t́nh huống không đầy đủ, và không giống như ở điều thứ 3 “hữu vi nhiệt hăn xuất, kim tự dũ” (sốt nhẹ xuất hăn, bệnh tự lành). Ở đây là dương khí hư, phản ảnh đề kháng bệnh tà không thuận lợi.
Tóm lại, âm chứng xuất hăn của kinh Quyết âm có 4 loại t́nh huống, có hai t́nh huống không tốt và hai t́nh huống tốt. Đầu tiên là một t́nh huống không tốt, đó là vong dương, xuất hăn không ngừng là vong dương; T́nh huống thứ hai là sau khi đại hăn (xuất rất nhiều mồ hôi) th́ xuất hiện tay chân quyết nghịch, đó cũng là vong dương, nhưng chẳng qua chỉ không phải là chứng chết, có thể sử dụng thang Tứ nghịch để điều trị bệnh. Cả hai trường hợp đều là những dấu hiệu hung hiểm, không tốt. Thứ ba là bệnh nhân sốt nhẹ xuất hăn, bệnh sẽ tự khỏi, dương khí khôi phục, âm hàn thoái lui, đó là trường hợp tốt. Nếu như sắc mặt c̣n chút sắc hồng, thân thể sốt nhẹ, tay chân quyết nhẹ, c̣n tiêu chảy phân sống, lúc này dương khí khôi phục, âm hàn thoái lui, c̣n cần trải qua một giai đoạn uất mạo như vậy rồi bệnh mới được giải trừ.
Chú giải của Thành Vô Kỷ chính là lư giải theo biểu tà, điều này không dễ giải thích. Hăy nghe ông ta nói như thế nào, “hạ lợi thanh cốc, mạch trầm nhi tŕ, lư hữu hàn dă. Diện thiểu xích, thân hữu vi nhiệt, biểu vị giải dă.”( 下利清谷,脉沉而迟,里有寒也。面少赤,身有微热,表未解也。)tiêu chảy phân sống, mạch trầm tŕ, phản ảnh lư hàn. Sắc mặt hơi đỏ, sốt nhẹ, biểu chứng chưa giải) Đây là biểu chứng chưa giải. Ông ta kết hợp đoạn này với đoạn vừa đọc”Thương hàn, y phản hạ chi, dĩ hạ chi nhi phản hăn chi. Biểu lư câu hư, kỳ nhân nhân tự mạo, mạo gia hăn xuất tự giải.” (伤寒,医反下之,已下之而反汗之。表里俱虚,其人因自冒,冒家汗出自解。) Bệnh thương hàn, thày thuốc lại dùng phép hạ, đă hạ nhưng lại phát hăn làm cho biểu lư đều hư tổn, là nguyên nhân gây ra chứng uất mạo, chứng uất mạo tự giải khi xuất hăn). Ông ta đánh đồng hai điều này với nhau. Điều này là không đúng. Đây là một chú giải khó hiểu, tại sao khó hiểu? Trương Trọng Cảnh nói rằng, “Sở dĩ nhiên giả, kỳ diện đái dương, hạ hư cố dă”.( 所以然者,其面戴阳,下虚故也)Mặt có sắc đỏ, là do bên dưới hư tổn. Đồng thời không nói rằng mặt có chút sắc đỏ chính là biểu tà không được giải, biểu tà không được giải trừ và hạ hư đái dương là hai chứng h́nh, v́ thế lời chú giải của ông ta không có nhiều tính Lo gich.
367 下利,脉数而渴者,今自愈;设不差,必清脓血,以有热故也。 C382
367 Hạ lợi, mạch sác nhi khát giả, kim tự dũ; Thiết bất sai, tất thanh nùng huyết, dĩ hữu nhiệt cố dă. C382
Điều này tŕnh bày chứng quyết âm hàn lợi (tiêu chảy do lạnh) do dương phục thái quá mà chuyển thành chứng nhiệt lợi (tiêu chảy do nhiệt) đại tiện ra máu mủ.
Chứng tiêu chảy nếu thấy “mạch sác”, nếu thấy “nhi khát” mà khát là âm chứng chuyển dương.
Âm chứng chuyển dương có ư là âm tà đă thoái lui, dương khí đă khôi phục, và bệnh đă không tốt rồi sao? V́ thế “Kim tự dũ” (nay tự khỏi). “Thiết bất sái” (设不瘥) Giả thiết bệnh này không khỏi, âm chứng đă thấy dương, đă thấy bệnh nhân mạch sác và khát, nếu bệnh c̣n tiếp tục không tốt, th́ đây không phải là vấn đề của âm tà, mà thuộc về dương khí quá mạnh, dương nhiệt thái quá, v́ thế “Tất thanh nùng huyết, dĩ hữu nhiệt cố dă” (必圊脓血,以有热故也)tất nhiên sẽ đại tiện ra máu mủ, v́ dương nhiệt thái quá, v́ có nhiệt. V́ thế quyết âm bệnh có vấn đề phân hoá lưỡng cực, trước đây là hàn chứng, hàn chứng rất tệ hại; Bây giờ trở lại nhiệt, lại nhiệt thái quá, gây tổn thương âm lại thêm phân có máu mủ.
368 下利后脉绝,手足厥冷,晬时脉还,手足温者生,脉不还者死。 C383
368 Hạ lợi hậu mạch tuyệt, thủ túc quyết lănh, tối thời mạch hoàn, thủ túc ôn giả sinh, mạch bất hoàn giả tử. C383
Điều này tŕnh bày về tiên lượng của chứng tiêu chảy mà mạch tuyệt (hết mạch).
Sau khi tiêu chảy, mạch tuyệt, là mạch không c̣n tiếp tục nữa.
Đồng thời tay chân lạnh ngược đến khuỷu và gối (quyết lănh), đây là biểu hiện của dương khí hư. Mạch tuyệt không phải đơn thuần là vấn đề dương hư, v́ mạch là huyết mạch, như vậy đây là biểu hiện của âm dương đều hư tổn, âm dương không thể tương tục (nối tiếp) nữa. Nếu như có tính tạm thời, do v́ tiêu chảy, chính khí suy yếu, âm dương không thể nói tiếp nhau, đây là khí huyết nhất thời không tiếp tục nên mạch tuyệt (hết mạch), “Tối thời mạch hoàn” (晬时脉还), tối thời là một ṿng thời gian, chính là trải qua, hiện tại chúng ta nói là trong khoảng 24 giờ, mạch lại đập. “Thủ túc ôn giả” là tay chân ấm áp, điều này cho thấy khí huyết, âm dương c̣n có nhiều khả năng khôi phục, v́ thế đây là “Sinh”(sống). Trải qua 1 đêm, một ngày, vẫn không thấy mạch mà tay chân lạnh, như vậy là đă nguy hiểm, chính là “Tử” là đă chết. Trương Trọng Cảnh quan sát người không có mạch, có hạn chế về thời gian, thời gian hạn chế chính là tối thời (ṿng thời gian). V́ sao gọi là tối thời? Đào Hoằng Cảnh viết: “Tối thời giả, chu thời dă, chu biến dă”, là đầy đủ 12 giờ (theo 12 chi bằng 24 giờ hiện nay), như thời gian từ sáng sớm hôm nay đến sáng sớm ngày mai, th́ gọi là tối thời (một ṿng thời gian). Khi thấy bệnh nhân không có mạch, không nên cho rằng bệnh nhân đă chết, điều này chưa hẳn đă đúng, có trường hợp chỉ là bệnh nhân tạm thời mất mạch, sau một thời gian có thể sẽ hồi phục, tim đập lại, huyết áp tăng lên, tay chân ấm dần, mọi chuyện đang biến chuyển tốt, đây là những t́nh huống đă xảy ra trên lâm sàng.
369伤寒下利,日十余行,脉反实者死。 C384
369 Thương hàn hạ lợi, thập nhật dư hành, mạch phản thực giả tử. C384
Điều này tŕnh bày hư chứng mà thấy mạch thực là dấu hiệu bệnh nhân sẽ chết.
“Thương hàn hạ lợi, nhật thập dư hành” là nói về chứng tiêu chảy rất nặng, một ngày tiêu chảy hơn 10 lần, không phải là chứng tiêu chảy thông thường, một ngày hơn 10 lần, 15, 16 lần th́ gọi là hơn 10 lần.
Tiêu chảy như vậy, chính khí đương nhiên sẽ hư tổn suy yếu, bụng và khuông mắt đều lơm vào, nó gây tổn hại rất nhiều cho khí huyết tân dịch của bệnh nhân. Lúc này mạch của bệnh nhân nên là mạch nhược, mạch vi, hoặc giả là mạch trầm, là đúng là hợp. “Mạch phản thực giả” (脉反实者), tại sao lại thêm chữ phản, chính v́ điều này không phù hợp với bệnh chứng tiêu chảy một ngày hơn 10 lần như vậy, mạch phản thực lại có lực, đây chính là dấu hiệu của chứng chết. Tại v́ sao? V́ chứng này là hư chứng, hư chứng nên có mạch trầm vi, mạch trầm tŕ, mạch vi mà nhược; Mạch anh ta lại là mạch thực, điều này cho thấy chính khí tuy hư, mà tà khí lại vượng thịnh, đây chính là hiện tượng không b́nh thường, phản ảnh tà khí quá mạnh, chính khí lại hư tổn cực độ. Con người với chính khí là căn bản, chính khi hư tổn mà tà khí quá mạnh, như vậy là bệnh không tốt, đây là một hiện tượng không tốt của bệnh, điều này phải liên hệ với điều trước “Mạch đại giả vi vị chỉ” (脉大者,为未止), mạch đại là c̣n một chút hiện tượng trung tiêu hư tổn, c̣n mạch thực không phải là mạch đại, v́ thế càng nguy hiểm hơn.
370 下利清谷,里寒外热,汗出而厥者,通脉四逆汤主之。 C385
370 Hạ lợi thanh cốc, lư hàn ngoại nhiệt, hăn xuất nhi quyết giả, thông mạch Tứ nghịch thang chủ chi. C385
Điều này tŕnh bày hội chứng và trị liệu của chứng âm thịnh cách dương.
Bài này có ư nghĩa tương tự như “Thiếu âm bệnh, hạ lợi thanh cốc, lư hàn ngoại nhiệt, thủ túc quyết lănh, mạch vi dục tuyệt, thân phản bất ố hàn” (少阴病,下利清谷,里寒外热,手足厥冷,脉微欲绝,身反不恶寒) Thiếu âm bệnh, tiêu chảy phân sống, trong lạnh ngoài nóng, tay chận lạnh đến khuỷu, gối, mạch vi như muốn hết mạch, thân thể ngược lại không sợ lạnh của thiên Thiếu âm, v́ thế điều trị cũng dùng thang Thông mạch Tứ nghịch.
371热利下重者,白头翁汤主之。 C386
371 Nhiệt lợi hạ trọng, Bạch đầu ông thang chủ chi. C386
Bạch đầu ông thang
Tam lạng Hoàng liên Bá dữ Tần Bạch đầu nhị lạng nhị thông thần
Bệnh duyên nhiệt lợi thời tư thuỷ Hạn trọng nan thông thử dược chân
Bạch đầu ông 2 lạng Hoàng liên Hoàng bá Tần b́ đều 3 lạng
4 vị trên, dùng 7 thăng nước, đun cạn c̣n 2 thăng, bỏ bă, uống ấm 1 thăng; Không khỏi bệnh, uống thêm 1 thăng.
373 下利,欲饮水者,以有热故也,白头翁汤主之。 C388
373 Hạ lợi, dục ẩm thuỷ giả, dĩ hữu nhiệt cố dă, Bạch đầu ông thang chủ chi. C388
Hai điều này tŕnh bày hội chứng và trị liệu của quyết âm nhiệt lợi (chứng tiêu chảy do nhiệt ở kinh Quyết âm).
Điều C386 “Nhiệt lợi hạ trọng giả, Bạch đầu ông thang chủ chi”, và điều C388 ở dưới “Hạ lợi dục ẩm thuỷ giả, dĩ hữu nhiệt cố dă, Bạch đầu ông thang chủ chi” nên liên hệ kết hợp với nhau để xem xét.
Tiêu chảy nhiệt và tiêu chảy hàn tính khác xa nhau, quyết âm có chứng tiêu chảy hàn và chứng tiêu chảy nhiệt, ở đây là nhiệt lợi.
V́ sao biết đây là nhiệt lợi? Một là đi tiêu ra chất nhầy, phân có lẫn máu mủ; Ngoài ra là cảm giác nặng ở hậu môn (hạ trọng), có khát và thích uống nước. Bệnh tà thấp nhiệt gây tổn thương tràng đạo, đại tiện dính bẩn, hoặc lẫn máu mủ, mạch trầm huyền, rêu lưỡi vàng nhầy, tiểu tiện vàng, đây chính là can không sơ tiết, thấp nhiệt bài xuất xuống dưới, nên xuất hiện đặc điểm lư cấp hậu trọng* như vậy. Mạch thấy trầm huyền, hoặc giả trầm huyền mà hoạt, loại tiêu chảy này gọi là chứng tiêu chảy nhiệt tính của quyết âm, cần dùng Bạch đầu ông thang để điều trị. Bạch đầu ông thang là phép chuyên trị, không phải là phép thông trị. Vương Mạnh Anh thích dùng Bạch đầu ông thang để trị bệnh kiết lỵ. Thành phần của Bạch đầu ông thang gồm Bạch đầu ông 2 lạng, Hoàng bá, Hoàng liên, Tần b́ đều 3 lạng, phương thuốc rất đơn giản, “Tam lạng Hoàng liên Bá dữ Tần, Bạch đầu nhị lạng diệu thông thần, bệnh duyên nhiệt lợi thời tư thuỷ, hạ trọng nan thông thử dược chân”. Hoàng liên là vị thuốc tốt cho dạ dày và ruột, hay dùng để trị bệnh kiết lỵ.
Hoàng bá tính lạnh để thanh nhiệt, vị đắng để táo thấp, đồng thời với tác dụng thanh nhiệt c̣n có nhiều khả năng tư dưỡng thận âm.
Tần b́ chính là nhập vào can kinh, có một chút sáp trệ, thanh nhiệt ở can đảm, khứ thấp nhiệt bên trong c̣n kèm theo một chút ư tứ thu liễm, c̣n có thể trị bệnh về mắt. Vị Bạch đầu ông là chủ dược trong Bạch đầu ông thang, trị độc lỵ rất hay, chính là thuốc chuyên trị độc nhiệt kiết lỵ.
Trên lâm sàng những trường hợp sử dụng Bạch đầu ông thang trị bệnh kiết lỵ rất nhiều, nhiều không kể siết. Bất quá, thuộc về chứng hạ lợi tổn thương âm, hạ tiêu không thắt bó (ước) là chứng trạng của Nhất giáp tiễn, chỉ nên dùng Mẫu lệ sống để liễm âm, không thể dùng Bạch đầu ông thang. Các bạn trên lâm sàng khi gặp hạ lợi có tính âm hư, đầu lưỡi có sắc hồng, không rêu, đầu lưỡi có những vết nứt, nếu tiêu chảy th́ gia thêm một chút Mẫu lệ, dùng một chút Thạch hộc, dùng một chút Sơn dược sống, để dưỡng vị âm, dưỡng âm cho vị tràng, củng cố hạ tiêu, là rất tốt. Ngàn vạn lần không nên sử dụng thuốc đắng lạnh.
372 下利,腹胀满,身体疼痛者,先温其里,乃攻其表。温里四逆汤,攻表桂枝汤。 C387
372 Hạ lợi, phúc trướng măn, thân thể đông thống giả, tiên ôn kỳ lư, năi công kỳ biểu, ôn lư Tứ nghịch thang, công biểu Quế chi thang. C387
Điều này tŕnh bày nguyên tắc và phương pháp trị liệu chứng tiêu chảy hư hàn có kèm theo biểu chứng.
Bụng trướng đầy xuất hiện cùng với tiêu chảy th́ thường thuộc hư chứng. {Linh khu kinh*Kinh mạch} nói “Vị trung hàn tắc trướng măn” (胃中寒则胀满) Dạ dày lạnh nên trướng đầy, tỳ thận dương hư, không ôn vận được khiến hàn ngưng khí trệ nên tiêu chảy, thuỷ cốc không tiêu hoá, bụng trướng đầy. “Thân thể đông thống” (身体疼痛)thân thể đau nhức, điều này cho thấy biểu chứng chưa được giải trừ, v́ thế nên phải “Tiên ôn kỳ lư, năi công kỳ biểu”, tức là trước tiên dùng Tứ nghịch thang để ôn lư phù dương, đợi khi khí bên trong khôi phục, đại tiểu tiện tự điều hoà, sau khi năng lực đề kháng ngoại tà được tăng cường, tái dùng Quế chi thang để công biểu. Đây chính là pháp tắc điều trị biểu lư cùng bị bệnh mà khí bên trong bị hư suy. Nếu như không tuân theo pháp tắc này mà công biểu trước, là phát hăn nhầm cho người hư tổn, sẽ tạo thành hậu quả nghiêm trọng của chứng vong dương hư thoát. Trương Cảnh Nhạc đối với pháp tắc trị liệu này có một phân tích rất sâu sắc: “Thử nhất điều năi ngôn biểu lư câu bệnh nhi hạ lợi giả, tuy hữu biểu chứng, sở cấp tại lư, cái lư hữu bất thực, tắc biểu tà dũ hăm, tức dục biểu chi, nhi trung khí vô lực diệc bất năng tán, cố phàm kiến hạ lợi trung hư giả, tốc đương tiên ôn kỳ lư, lư thực khí cường tắc biểu tà tự giải, ôn trung khả dĩ tán hàn, tức thử vị dă” (此一条乃言表里俱病而下利者,虽有表证,所急在里,盖里有不实、则表邪愈陷,即欲表之,而中气无力亦不能散,故凡见下利中虚者,速当先温其里,里实气强则表邪自解,温中可以散寒,即此谓也。)Điều này nói về biểu và lư cùng bị bệnh mà tiêu chảy, tuy có biểu chứng, mà cần cấp lại là ở bên trong (lư) mà lư không thực (lư hư) th́ biểu tà càng hăm, tức là muốn giải biểu tà mà khí bên trong vô lực nên không thể tán biểu tà, v́ thế phàm khi gặp chứng tiêu chảy trung khí hư suy, nên nhanh chóng ôn kỳ lư, khí lư thực khí mạnh th́ biểu tà tự giải, ôn trung có thể tán hàn, đó là ư nghĩa của điều này.
374 下利,谵语者,有燥屎也,宜小承气汤。C389
374 Hạ lợi, chiêm ngữ giả, hữu táo thỉ dă, nghi Tiểu thừa khí thang. C389
Điều nay phân tích hội chứng và trị liệu chứng táo thực nội trở, nhiệt kết bàng lưu.
Đây là thông nhân thông dụng* trị chứng nhiệt kết bàng lưu (bên cạnh). Nhiệt kết bàng lưu, có nhẹ có nặng. Chúng ta nói về ba hội chứng hạ cấp bách của Thiếu âm, “thiếu âm bệnh, tự lợi, thanh thuỷ, sắc thuần thanh, tất tâm hạ đông thống, khẩu can táo giả” (少阴病,自利,清水,色纯青,必心下疼痛,口干燥者), đó chính là dùng Đại thừa khí thang. C̣n ở đây là tiêu chảy và nói mê, chứng nói mê chính là dương minh vị gia thực, là chứng tiêu chảy vị gia thực, đương nhiên là nhiệt kết bàng lưu*, v́ thế nên tiêu chảy; V́ nhiệt kết, cho nên nói mê sảng. Mấu chốt ở nhiệt kết, mà không ở bàng lưu, v́ thế “Hữu táo thỉ dă”(có phân khô).
Như vậy, bụng có đau không?, có đầy bụng không? Có hay không có chứng trạng ở bụng? Ẩn ư là người này nhất dịnh có chứng trạng ở bụng. Các chứng trạng như bụng trướng đầy, đau bụng , thuộc về chứng có phân khô, “nghi Tiểu thừa khí thang”, nên dùng thang Tiểu thừa khí, thông nhân thông dụng*, đưa phân khô ra ngoài cơ thể, sẽ hết nói mê, chứng tiêu chảy cũng tự ngừng.
Người viết trên lâm sàng đă từng điều trị một bệnh nhân, đó là ở y viện Hoà b́nh, một tu sinh đến t́m người viết khám bệnh cho 1 người bị tiêu chảy, rêu lưỡi người này có chút màu vàng, lư cấp hậu trọng*, tiêu chảy phân có niêm dịch và nặng mùi, mạch trầm hoạt. Người viết liền cho bệnh nhân uống Bạch đầu ông thang. Sau khi uống hết thang Bạch đàu ông, anh ta lại đến. Hỏi t́nh trạng người bệnh, anh ta nói có đỡ một chút, số lần tiêu chảy giảm. Người viết lại khám cho bệnh nhân, màu vàng của rêu lưỡi vàng hơn so với lúc chưa uống thuốc Bạch đầu ông. Không những không giảm mà c̣n vàng hơn rơ rệt. Người tu sinh đề nghị với người viết cho uống thêm một thang Bạch đâu ông nữa, người viết trả lời là không thể tiếp tục uống Bạch đầu ông thang. Lư do tại sao? Người viết nói với tu sinh là hăy xem rêu lưỡi bệnh nhân, sắc vàng sẫm hơn trước. Màu vàng ở đầu lưỡi không giảm, ở đây có tích trệ, nếu cho aanh ta uống tiếp Bạch đầu ông thang chẳng những không được mà c̣n sợ rằng sẽ có vấn đề. Người viết cho bệnh nhân uống thang Tiểu thừa khí, Hậu phác, Chỉ thực, Đại hoàng. Thông nhân thông dụng, bệnh nhân đi tả một số lần, sau khi ngừng đi tả, tiêu chảy cũng ngừng. Cặn bă trong ruột không ra được, th́ chứng tiêu chảy không thể ngừng, hăy chú ư các vấn đề này khi lâm sàng.
V́ sao hai điều này lại liên quan với nhau? Phía trước là Bạch đầu ông thang, phía sau là Tiểu thừa khí thang? Là nói rằng trên lâm sàng có một vài t́nh huống như vậy, sau khi uống thang Bạch đầu ông không thu được hiệu quả, nếu như trong ruột có phân khô, có biểu hiện như nói mê sảng, đau bụng, rêu lưỡi vàng. Sau khi tả hạ th́ rêu lưỡi hết vàng.
375 下利后更烦,按之心下濡者,为虚烦也,宜栀子豉汤。 C390
375 Hạ lợi hậu canh phiền, án chi tâm hạ nhu giả, vi hư phiền dă, nghi Chi tử thị thang. C390
Điều này tŕnh bày hội chứng và trị liệu chứng tà nhiệt uẩn kết ở tim và lồng ngực.
Điều này nên liên kết với điều Tiểu thừa khí thang chứng ở phía trước để xem xét. Người bệnh sau khi tiêu chảy tâm lư thường bực bội. Đây không phải là thực phiền, mà là hư phiền. Ấn tay vào dạ dày (tâm hạ) thấy mềm mại không cứng. Bụng c̣n mềm mại, đây chính là hư phiền. Nếu ấn vào tâm hạ cảm thấy đau, hoặc cứng, th́ đó không phải là hư phiền. Chứng hư phiền th́ đại tiện c̣n tương đối b́nh thường. Nếu là thực phiền, th́ e rằng đại tiện có vấn đề. Đối với chứng hư phiền th́ không nên tả hạ, dùng Chi tử thị thang. V́ chứng hư phiền chính là có hoả uất, là nhiệt tà uẩn uất tại lồng ngực, v́ thế nên dùng Chi tử thị thang.
376呕家有痈脓者,不可治,呕脓尽自愈。C391
376 Ẩu gia hữu ung nùng giả, bất khả trị, ẩu nùng tận tự dũ. C391
Điều này tŕnh bày chứng ẩu thổ do bên trong có ung nhọt, nên điều trị ung nhọt bên trong.
Quyết âm bệnh ảnh hưởng đến ruột th́ tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày th́ oẹ. Trên thực tế đây là vấn đề của một số tạp bệnh, một số tạp bệnh ẩu thổ cũng được xếp vào, và chứng quyết âm không có nội dung quan hệ cũng được xếp vào đây, v́ thế cũng không thể gượng ép tất cả đều là quyết âm bệnh.
Ẩu gia, là những người bệnh thường xuyên ẩu thổ.
Nguyên nhân của chứng ẩu thổ này là ǵ?
Trong dạ dày có ung nhọt (có mủ), nó được thổ ra ngoài. Cơ thể con người có loại công năng này, trong cơ thể có một số thứ không tốt phải nôn ra ngoài. Nôn ra ung nhọt “Bất khả trị” là không cần điều trị, “ẩu nùng tận tự dũ” thổ hết mủ ra là tự nhiên khỏi bệnh.. Nếu như bạn trị liệu, trị liệu cũng uổng công. V́ thế khi nội tạng có ung nhọt, phế ung, trong dạ dày có ung nhọt mà ẩu thổ, là anh ta đang tống khứ mủ của ung nhọt ra ngoài, không giống như trạng huống ẩu thổ thông thường, và không cần điều trị chứng ẩu thổ của bệnh nhân, điều trị không những chỉ uổng công, ngược lại lại khiến cho bệnh cơ không ra ngoài được. Đoạn văn này cho chúng ta một gợi ư, chính là trị bệnh tất cầu kỳ bản, bản ở đây là ung nhọt, ung nhọt và mủ gây ra ẩu thổ, v́ thế nên trị ung nhọt, không cần trị ẩu thổ, hết mủ là khỏi bệnh.
377 呕而脉弱,小便复利,身有微热见厥者难治。四逆汤主之。 C392
377 Ẩu nhi mạch nhược, tiểu tiện phục lợi, thân hữu vi nhiệt kiến quyết giả nan trị. Tứ nghịch thang chủ chi. C392
Điều này tŕnh bày chứng ẩu thổ mà tay chân quyết lănh th́ thuộc âm thịnh cách dương, là bệnh khó trị.
Ẩu thổ là vị khí bất hoà, “ẩu nhi mạch nhược”, có ư tứ là bệnh ở bên trong (lư). “Tiểu tiện phục lợi” (小便复利) tiểu tiện thuận lợi. Đây chính là một chẩn đoán phân biệt, cho thấy chuyển hoá của nước vẫn c̣n rất tốt, không có khả năng xuất hiện các chứng trạng đ́nh, ứ nước. Ẩu nhi mạch nhược, “thân hữu vi nhiệt” (身有微热), trên thân thể c̣n sốt nhẹ, nếu như t́nh trạng này không phát triển, th́ đây cũng không phải là một bệnh khó trị, vấn đề không lớn. “Kiến quyết giả nan trị” (见厥者难治), nếu như xuất hiện chứng trạng tay chân quyết lănh, th́ bệnh này khó trị liệu. V́ sao lại khó trị?, đầu tiên là bệnh nhân sốt nhẹ, sau đó lại xuất hiện tay chân quyết lănh, đây là biểu hiện của âm tà thắng dương khí, âm tà chiếm địa vị chủ đạo cũng chính là dương khí không thể thắng âm, âm hàn mạnh ở bên trong. Chiều hướng phát triển này là chiều hướng âm tà mạnh, là chiều hướng dương khí bất lợi, là chính khí hư nhược và tà thịnh (năng lực kháng bệnh hư yếu mà bệnh tà mạnh), v́ thế bệnh này khó điều trị. Nhưng đây cũng không phải là một bệnh không thể chữa trị. “Tứ nghịch thang chủ chi”, cần nhanh chóng dùng thang Tứ nghịch, phù trợ dương để tiêu âm, phù dương để trừ khứ bệnh tà âm hàn.
Khi chúng tôi giảng đến thiên Thiếu âm đă giới thiệu về {Thương hàn bổ vong luận} của Quách Ung, giới thiệu một số nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng Tứ nghịch thang, Thông mạch tứ nghịch thang và Ngô thù du thang. Nếu như ẩu thổ tiêu chảy mà lại phiền táo (bực bội), bất luận là t́nh huống nào, trước tiên hăy dùng Ngô thù du thang. Nếu như ẩu thổ tiêu chảy (thổ tả) quyết nghịch, mạch vi dục tuyệt, hăy dùng Thông mạch tứ nghịch thang. Ẩu thổ tiêu chảy, nếu như xuất hiện quyết lănh, quyết nghịch, hăy nhanh chóng dùng Tứ nghịch thang. Điều này nhất định sẽ thấy chứng quyết, v́ thế cần dùng Tứ nghịch thang để trị liệu.
378 干呕,吐涎沫,头痛者,吴茱萸汤主之。C393
379呕而发热者,小柴胡汤主之。 C394
378 Can ẩu, thổ diên mạt, đầu thống giả, Ngô thù du thang chủ chi. C393
379 Ẩu nhi phát nhiệt, Tiểu sài hồ thang chủ chi. 394
Hai điều này chính là để so sánh, một là hàn tính, một là nhiệt tính, một là ở kinh Quyết âm, một ở kinh Thiếu dương.
“Can ẩu, thổ diên mạt”, can ẩu (nôn khan) là không thổ ra thực phẩm, không thổ ra thực phẩm gọi là can ẩu (nôn khan), v́ thế, nôn khan là không nôn ra cái ǵ sao? Anh ta cũng nôn ra một chút, nôn ra cái ǵ? Không thổ ra thực phẩm mà thổ ra một chút nước dăi có bọt. Dăi có bọt không phải là thực phẩm mà là nước, loại thuỷ dịch đó gọi là dăi có bọt. Đồng thời c̣n đau đầu, là đau đỉnh đầu điển h́nh, nôn khan ra nước dăi nước bọt, đau đỉnh đầu. Chính là chứng trạng điển h́nh của Ngô thù du thang.
Hội chứng của Ngô thù du thang trong {Thương hàn luận} có một số phương diện sau. Đầu tiên là ở bệnh biến của Dương minh, “thực cốc dục ẩu giả, Ngô thù du thang chủ chi”( 食谷欲呕者,吴茱萸汤主之)ăn vào muốn nôn, Ngô thù du thang chủ trị. Thứ hai là “Thiếu âm thổ lợi, thủ túc quyết lănh, phiền táo dục tử giả, Ngô thù du thang chủ chi.” (少阴吐利,手足厥冷,烦躁欲死者,吴茱萸汤主之。)Thiếu âm thổ tả, tay chân quyết lănh, buồn bực muốn chết, Ngô thù du thang chủ trị bệnh này. Điều này thấy ở thiên Quyết âm, “can ẩu, thổ tiên mật, đầu thống giả, Ngô thù du thang chủ chi.”( 干呕,吐涎沫,头痛者,吴茱萸汤主之。)Nôn khan, thổ ra dăi bọt, đau đầu, Ngô thù du chủ trị bệnh này) Trước đây khi nói về Ngô thù du, chúng ta thường nhấn mạnh vấn đề, Ngô thù du thang trị thổ, cũng trị tiết tả. Thổ tả, nhưng chủ yếu là ẩu thổ, v́ sao phải đề cập đến luận điểm này? Là ở thiên Quyết âm khi nói về nôn khan thổ ra dăi bọt cũng không nói đến hạ lợi, thiên Dương minh nói về ăn thực phẩm muốn ẩu thổ, chúng chính là giảng về ẩu thổ. V́ thế, Ngô thù du thang ở thiên Thiếu âm dùng để trị chứng ẩu thổ và hạ lợi, nhưng chủ yếu là điều trị chứng ẩu thổ, v́ vậy Lư trung hoàn, Lư trung thang trị ẩu thổ cũng trị chứng hạ lợi, nhưng tác dụng chủ yếu của chúng là điều trị chứng hạ lợi (tiêu chảy). Nôn khan ra dăi bọt, đau đầu, đây là can hàn (gan bị lạnh) của túc quyết âm, tà âm hàn của can bức bách vị, “kiến can chi bệnh, tri can truyền tỳ” (见肝之病,知肝传脾), tạng Can có bệnh tà, sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị. Vị khí thượng nghịch (trào ngược) sẽ thổ ra dăi bọt. Tạng hàn sẽ dễ dàng sinh thuỷ, tạng nhiệt sẽ dễ dàng động phong, đây là xu hướng biến hoá của âm dương hàn nhiệt. Tà hàn nghịch của Quyết âm, sẽ nôn ra dăi bọt, dăi bọt là thuỷ ẩm, cũng là thuỷ dịch. Không chỉ nôn ra dăi bọt mà c̣n có một đặc điểm, là trên lâm sàng bạn cần xem xét hội chứng thang Ngô thù du, người này nôn oẹ suốt, nôn khạc ra dăi bọt, nôn không ngừng, dùng xô đựng dăi bọt, nôn ra rất nhiều trong một lúc, có khi tựa như tṛng trắng trứng. Nôn khan dăi bọt, đồng thời đau đầu, có lúc không những đau đầu, mà c̣n chóng mặt váng đầu nhẹ. Mạch thường thấy Huyền Hoăn, Huyền Tŕ, là dùng “Ngô thù du thang chủ chi”(Ngô thù du chủ trị bệnh này).
Thang Ngô thù du trị chứng tạng can bị lạnh ảnh hưởng gây nên chứng ẩu thổ do vị khí thượng nghịch (trào ngược dạ dày), nôn khạc dăi bột và đau đầu có hiệu quả phi thường. Người viết căn cứ theo nguyên tắc này, khám và điều trị một số người bệnh. Một người họ Nghiêm là một nhà địa chất, được tây y chẩn đoán là loét hành tá tràng, hằng đêm từ 11 đến 12 giờ, đầu tiên bệnh nhân cảm thấy lạnh, tựa như sốt rét, ăn vào đau tệ hại, sau đó là nôn ra. Bệnh viện đă đề nghị phẫu thuật, nhưng anh ta không đồng ư, liền đến gặp người viết để khám bệnh, người viết thấy bệnh nhân mạch Huyền Tŕ, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi có nước nhờn, khạc ra dăi bọt, đây chính là hội chứng của Ngô thù du thang. Người viết liền cho bệnh nhân uống thang Ngô thù du, uống vào là bệnh có biến chuyển tốt.
Điều C394 “Ẩu nhi phát nhiệt giả, Tiểu sài hồ thang chủ chi.” (呕而发热者,小柴胡汤主之。)ẩu thổ mà phát nhiệt, thang Tiểu sài hồ chủ trị bệnh này. Nếu như cũng ẩu thổ, nhưng là phát sốt, thậm chí là phát sốt nhẹ không thoái, đây là dương chứng. Ở thiên Thái dương bệnh cho là hội chứng của thang Tiểu sài hồ, hội chứng của thang Tiểu sài hồ có phát nhiệt, “ẩu nhi phát nhiệt”, cũng bao gồm nhiệt không thoái. Trên lâm sàng có rất nhiều bệnh nhân như vậy, nhất là các đồng chí nữ. Lợm giọng, miệng đắng, phát nhiệt cao nhất là 38℃, buồn nôn suốt, mạch Huyền ở thốn khẩu, tựa như một sợi dây, thẳng lên thẳng xuống, dễ cáu giận(vu vơ), ngực đầy, khạc nhổ, thang Tiểu sài hồ dùng rất tốt trong trường hợp này. “Ẩu nhi phát nhiệt, Tiểu sài hồ thang chủ chi” (Ẩu thổ mà phát sốt, Tiểu sài hồ chủ trị bệnh này) Can và Đảm có tương quan biểu lư, đă xuất hiện hội chứng Thiếu dương, dương chứng Thiếu dương sẽ phát sốt, tướng hoả đă uất, v́ thế nên phát sốt. Ghét lạnh, trong đêm ghét lạnh, đau đầu khạc thổ dăi bọt, đó là hội chứng của thang Ngô thù du; Nếu miệng đắng, hay nôn, ngực sườn khó chịu, sốt nhẹ, sốt không hạ đó là hội chứng của thang Tiểu sài hồ.
Một trường hợp là âm chứng, một trường hợp là dương chứng; Một trường hợp là hàn chứng, một trường hợp có kèm theo hiện tượng nhiệt. Đồng thời, trong thiên Quyết âm đă đề xuất thang Tiểu sài hồ, là cho thấy vấn đề biểu lư của can đảm. Can và đảm là một vấn đề của quan hệ biểu lư. Thực, là thực tại Thiếu dương; Hư, là hư tại Quyết âm.
380 伤寒大吐大下之,极虚,复极汗出者,以其人外气怫郁,复与之水,所以发其汗,因得哕。以然者,胃中寒冷故也。 C395
380 Thương hàn đại thổ đại hạ chi, cực hư, phục cực hăn xuất giả, dĩ kỳ nhân vị khí phất uất, phục dữ chi thuỷ, dĩ phát kỳ hăn, nhân đắc uế. Sở dĩ nhiên giả, vị trung hàn lănh cố dă. C395
Điều này tŕnh bày chứng thương hàn dùng nhầm phép thổ phép hạ, vị dương bị hư tổn mà phát sinh nôn oẹ.
Chứng thương hàn sau khi đại thổ, đại hạ, “cực hư ” (极虚) là hư cực độ để chỉ về mực độ hư của vị khí. “Phục cực hăn xuất giả” (复极汗出者) hư cực độ nên xuất hăn (mồ hôi), v́ khí của vị dương đă hư suy, dương hư nên không vững mạnh kiên cố, v́ thế nên xuất hăn, xuất hăn này là một hội chứng, không phải là chứng xuất hăn do thày thuốc tạo ra, mà là tự ḿnh xuất hăn. Như vậy sẽ tạo thành vẻ bề ngoài bất an, v́ dương khí không kiên cố vững vàng, bên ngoài dương hư v́ thế người này có chút nhiệt, đây là hư dương, là dương khí của vị hư phù việt (trôi nổi) ra ngoài. Nếu như thày thuốc c̣n dùng thuỷ liệu, “dữ chi thuỷ dĩ phát kỳ hăn” (与之水以发其汗)nói anh ta uống một chút nước sôi, để anh ta phát hăn, như vậy khi anh ta xuất hăn, “nhân đắc uế” (因得哕) sẽ oẹ ra một cái, oẹ ra chính là “vị trung hàn lănh cố dă” (胃中寒冷故也) là do dạ dày bị lạnh, lại làm cho anh phát hăn th́ vị dương càng hư tổn. Dạ dày lạnh nên oẹ. Vị hư cũng có thể gây oẹ, lục phủ thực cũng có thể gây oẹ, phần sau (lục phủ thực) nếu trước sau bất lợi th́ cần tả hạ, cần thông lợi, phần trước (Vị hư) tất nhiên cần bồi bổ vị khí, bổ dương, dùng thang Ngô thù du, thậm chí thang Tứ nghịch.
381伤寒,哕而腹满,视其前后,知何部不利,利之则愈。 C396
381 Thương hàn, uế nhi phúc măn, thị kỳ tiền hậu, tri hà bộ bất lợi, lợi chi tắc dũ. C396
Điều này thảo luận về biện chứng và trị pháp của chứng nấc mà đầy bụng.
Oẹ là ách nghịch (nấc cục), giống như cơ hoành bị co thắt. Đồng thời bụng trướng đầy không tiêu.
Nếu như gặp bệnh như vậy, Trương Trọng Cảnh nói rằng “Thị kỳ tiền hậu” thị là quan sát, tiền hậu là trước sau là đại tiện và tiểu tiện, “tri hà bộ bất lợi”, sau khi quan sát, điều tra, qua t́m hiểu, là tiểu tiện bất lợi hay đại tiện bất lợi, “Tri hà bộ bất lợi, lợi chi tắc dũ” (知何部不利,利之则
愈) biết bộ phận nào bất lợi (đại hoặc tiểu tiện)
Giải quyết bộ phận bất lợi th́ sẽ khỏi bệnh”. Tại sao? V́ đây là thuộc thực chứng của lục phủ, v́ thế tiểu tiện bất lợi là tích tụ nước, đại tiện bất lợi là phủ khí không thông, oẹ mà đầy bụng th́ liên hệ kết hợp với chứng đầy bụng.

Tiểu kết
Thiên quyết âm bệnh tổng cộng có 26 điều, quyết là cực, quyết âm là cực độ của âm, bệnh tà âm khí âm hàn của nó c̣n nặng hơn so với Thiếu âm bệnh, v́ thế gọi là cực độ của âm. V́ âm hàn của nó cực thịnh, nên nó có một điều kiện để dương khí trở lại, cũng chính là điều Trung y thường nói về chuyển hoá là âm cực sinh dương, hàn cực sinh nhiệt. V́ thế thiên quyết âm và thiên thiếu âm là khác biệt, nội dung của hai thiên này không thể trộn lẫn. V́ quyết âm hàn cực sinh nhiệt, dương nhiệt trở lại, cho nên nó có chứng hàn nhiệt hỗn hợp. Thiếu âm bệnh th́ không có, thiếu âm bệnh chỉ có chứng cách dương, đái dương của hàn cực độ mà không có chứng hàn cực sinh nhiệt, cũng không có âm cực sinh dương.
Chứng hỗn hợp hàn nhiệt của Quyết âm bệnh thể hiện trong thiên Quyết âm gồm có 3 phương diện, một là hội chứng của Ô mai hoàn, hai là hội chứng của thang Can khương Hoàng cầm Hoàng Liên Nhân sâm, ba là hội chứng của thang Ma hoàng Thăng ma. Ba phương chứng này đều cùng sử dụng cả hàn và nhiệt dược(hàn nhiệt tính dụng), nhưng mỗi phương lại có những đặc thù riêng. Ô mai hoàn hàn nhiệt tính dụng, nhưng chủ yếu là toan thu (vị chua và thu liễm), có thể điều trị chứng hồi quyết, có thể điều trị chứng khí bốc lên ảnh hưởng đến tạng tâm, tim bị đau và nóng. Thang Can khương Hoàng cầm Hoàng liên Nhân sâm dùng cả hàn và nhiệt dược, tác dụng chủ yếu là khổ giáng (vị đắng, giáng hạ), v́ thế phương thang này có tác dụng trị ẩu thổ, chính là một phương dược lư tưởng để điều tri chứng ẩu thổ. Ma hoàng thăng ma thang cũng là một phương thang hàn nhiệt tính dụng (sử dụng cả hàn và nhiệt dược), nhưng nó có thể tuyên phát dương nhiệt bị đè nén, v́ thế nó được sử dụng để điều trị mạch thốn trầm tŕ, quyết lănh hạ lợi của mạch hạ bộ không đủ, sau khi uống thuốc bệnh nhân sẽ xuất hăn, hăn xuất lại giải trừ bệnh. Đây là chứng hỗn hợp hàn nhiệt, chứng này không có ở thiên Thiếu âm. Đây chính là đặc điểm thứ nhất. Theo tiền đề như vậy, Quyết âm bệnh lại chú trọng âm dương thiến thoái, hàn nhiệt thắng phục. V́ chúng phân hoá lưỡng cực, có khi hàn cực độ sẽ sinh nhiệt, nhiệt trở lại th́ có vấn đề thái quá hoặc bất cập. Đồng thời, hàn là đại biểu cho tà khí, nhiệt là đại biểu cho chính khí, hàn, quyết, nhiệt xuất hiện hỗ tương. Quyết nhiều nhiệt ít, hoặc quyết ít nhiệt nhiều, trên thực tế cũng có chút giống như hàn nhiệt văng lai.
V́ thế, đặc điểm lớn nhất của thiên Quyết âm, so sánh giữa quyết và nhiệt của nó, chiều hướng của quyết và nhiệt cái nào nhiều cái nào ít, cái nào thịnh cái nào suy, có thể biện chứng t́nh huống của âm dương tiêu trưởng. Đây là đặc điểm thứ hai của nó.
Đặc điểm thứ ba, quyết âm bệnh rất chú trọng vào quyết, quyết tóm lược được các t́nh huống khác nhau như hàn nhiệt, hư thực. Trương Trọng Cảnh dùng khí âm dương không thuận tiếp nhau như một cơ chế bệnh để giải thích cơ chế của chứng quyết. V́ thế, trong t́nh huống phức tạp nhiều biến hoá, chỉ cần bạn t́m ra vấn đề của hai phương diện âm dương thịnh suy, là có thể nắm được cơ chế của quyết bệnh, dựa vào đó có thể đề ra phương pháp trị liệu. Ở thiên Quyết âm có ba loại quyết, thứ nhất là hàn quyết, chủ yếu dùng loại tứ nghịch để trị liệu như Tứ nghịch thang, Thông mạch tứ nghịch thang, về cơ bản giống với chứng quyết của Thiếu âm. Trên cơ sở này, nó lại đề xuất chứng quyết lănh của huyết hư có hàn, chứng này không có ở Thiếu âm bệnh, chỉ có ở thiên quyết âm, như hội chứng của thang Đương quy tứ nghịch.
Thứ hai là nhiệt quyết, một là nhiệt quyết mạch hoạt của hội chứng Bạch hổ thang, một nữa là “Quyết thâm nhiệt díệc thâm, quyết vi nhi nhiệt diệc vi, quyết ứng hạ chi, nhi phản hăn chi, tất khẩu thương lan xích dă” (厥深者热亦深,厥微者热亦微,厥应下之,而反汗之,必口伤烂赤也), chứng quyết đó thuộc về dương khí trở cách ở trong, có kèm theo hội chứng thấp nhiệt nhất định, không thể dùng thang Bạch hổ, mà nên tả hạ, v́ thế có phép thanh, có phép hạ, đây chính là nhiệt quyết. Thứ ba là chứng quyết hỗn hợp hàn nhiệt, một là bao gồm cả hội chứng Ô mai hoàn của hồi quyết ở trong, hai là bao gồm hội chứng Ma hoàng Thăng ma thang sau khi đại hạ chứng thương hàn. Tóm lại, thiên quyết âm với quyết là chủ, quyết âm có hàn quyết, trong hàn quyết lại phân thành dương hư hàn quyết và huyết hư hàn quyết; Quyết âm c̣n có nhiệt quyết, trong nhiệt quyết có nhiệt quyết của phép thanh, nhiệt quyết của phép hạ; Nó c̣n có chứng quyết của hàn nhiệt hỗn hợp, một là hội chứng của Ô mai hoàn, hai là hội chứng của Ma hoàng Thăng ma thang.
Đặc điểm thứ tư là chứng hạ lợi (tiêu chảy). Chứng hạ lợi bao gồm hàn nhệt, âm dương, hư thực. Hạ lợi có tính hàn (lạnh) dùng Tứ nghịch bối (loại h́nh Tứ nghịch), nhiệt tính hạ lợi dùng thang Bạch đầu ông. Chứng hạ lợi nhiệt có các đặc điểm như khát nước, hai là hạ trọng (cảm giác nặng ở giang môn). Thiên quyết âm c̣n có chứng hạ lợi thực tính, ẩu thổ, nói mê sảng, đầy bụng, hạ lợi dùng thang Tiểu thừa khí. Hạ lợi hỗn hợp hàn nhiệt dùng ma hoàng Thăng ma thang và Ô mai hoàn.
Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-01-18 19:05:16
Từ điều 382 đến 391
Phân biệt Mạch chứng đồng thời điều trị bệnh Hoắc loạn
[Khái thuyết]
Hoắc loạn là một loại chứng thương hàn, trong {Hoàng đế Nội kinh} đă ghi chép lại. Tuy nhiên bệnh hoắc loạn theo trung y và tây y có những điểm tương đồng nhưng cũng có điểm khác biệt. Học thuyết Trung y nói về chứng hoắc loạn có nội dung hội chứng nhiều hơn, y học hiện đại nói về bệnh hoắc loạn chủ yếu là một bệnh truyền nhiễm do hoắc loạn cô khuẩn (Vibrio cholerae) gây ra. V́ thế chứng Hoắc loạn của Trung y đă bao gồm cả chứng hoắc loạn theo y học hiện đại, lại không giới hạn ở chứng hoắc loạn theo y học hiện đại.
Thường nếu ẩu thổ và tiết tả khá nghiêm trọng th́ văn hiến (sách báo thư tịch có ư nghĩa nghiên cứu hay ư nghĩa lịch sử) Trung y gọi là hoắc loạn, thuộc về nghĩa rộng của hoắc loạn. Nhận thức của người xưa đối với bệnh hoắc loạn chính là lập luận dựa theo bệnh lư thanh trọc thăng giáng, thí dụ như {Linh khu kinh * Ngũ loạn} có vài câu : “Thanh khí tại âm, trọc khí tại dương, thanh trọc tương can, loạn vu tràng vị, can vi hoắc loạn.” (清气在阴,浊气在阳,清浊相干,乱于肠胃,干为霍乱。) thanh khí (khí trong) cần phải ở tại dương, th́ bây giờ đă ở âm; Trọc khí (khí đục) cần phải ở tại âm th́ bây giờ đă ở dương. Như vậy là thanh trọc xâm phạm nhau, loạn trong tràng vị, gây ra chứng hoắc loạn (thổ tả). {Tố vấn * Lục nguyên chính kí đại luận} nói: “Thái âm sở chí vi trung măn, hoắc loạn thổ hạ” (太阴所至为中满,霍乱吐下). Thái âm tư thiên, thái âm chủ thấp, chủ thổ, thấp tà đă quá mạnh, là đầy ở trung tiêu, là hoắc loạn. Lại nói “Thổ uất chi phát, dân bệnh ẩu thổ hoắc loạn” (土郁之发,民病呕吐霍乱). Như vậy để thấy, {Nội kinh} cho rằng chứng hoắc loạn là bệnh của tỳ vị và có quan hệ với thấp tà. Nhận thức của {Thương hàn luận} đối với bệnh hoắc loạn có sự tiến triển, cho rằng bệnh hoắc loạn chính là bệnh ở trung tiêu tỳ vị, là do âm dương thăng giáng không điều hoà, thanh trọc xâm phạm nhau, trộn lẫn nhau, biểu lư bất hoà tạo thành bệnh. Hoắc là huy hoắc (tiêu sài hoang phí), v́ thế thổ tả không ngừng, phung phí vô độ, khiến chính khí bị tổn hại nhanh chóng, v́ thế gọi là Hoắc; Loạn là biến loạn, tỳ vị bị bệnh, âm dương thăng giáng không thuận lợi, hàn nhiệt hỗn loạn, biểu lư cũng bất hoà, v́ thế gọi là loạn. {Y Tôn Kim Giám} viết “Hoắc loạn phong hàn thử thấp thuỷ, tạp tà vi bệnh chính khí thương” (霍乱风寒暑湿水,杂邪为病正气伤), chỉ ra có nhiều nguyên nhân (phong, hàn, thử, thấp, thuỷ) tạo thành bệnh hoắc loạn. Hoắc loạn phát bệnh rất nhanh, là “Huy hoắc biến loạn sinh thương xúc, tâm phúc đại thống thổ lợi gian”. Tâm là vùng vị quản (ức), phúc (bụng) là vùng ruột bị đau, trên thổ dưới tả, ghét lạnh phát sốt. Đời sau phân bệnh hoắc loạn thành hai loại, một loại là thấp hắc loạn, một loại là can hoắc loạn. Thấp hoắc loạn có thể thổ ra, có thể đi tả; Can hoắc loạn th́ muốn thổ mà không thổ ra được, muốn tiết tả mà không thể.
382 问曰:病有霍乱者何?答曰:呕吐而利,
名曰霍乱。 C397
382 Vấn viết: Bệnh hữu hoắc loạn giả hà? Đáp viết: Ẩu thổ nhi lợi, danh viết hoắc loạn. C397
Điều này tŕnh bày nhận thức về bệnh hoắc loạn
Đây là một thể thức vấn đáp, nói thảng vào vấn đề chủ yếu. Hội chứng chủ yếu của hoắc loạn chính là “Ẩu thổ nhi lợi” (Thổ và tả).
383 问曰:病发热,头痛,身疼,恶寒,吐利
者,此属何病?答曰:此名霍乱。自吐下,又利止,复更发热也。 C398
383 Vấn viết: Bệnh phát nhiệt, đầu thống, thân đông, ố hàn, thổ lợi giả, thử thuộc hà bệnh? Đáp viết:Thử danh hoắc loạn. Tự thổ hạ, lại lợi chỉ, phục canh phát nhiệt dă. C398
Điều này tŕnh bày hội chứng chủ yếu của hoắc loạn.
“Bệnh phát nhiệt, đầu thống, thân đông, ố hàn” (病发热、头痛、身疼、恶寒)Phát sốt, đau đầu, đau người, ghét lạnh) đây là biểu bất hoà. Biểu có bệnh tà, trên thổ dưới tả, là chứng hoắc loạn. Điều thứ nhất đề cập đến ẩu thổ mà kèm theo hạ lợi (tiết tả) là nói đến hội chứng chủ yếu của hoắc loạn, điều này bổ sung thêm biểu chứng, cũng bao quát toàn bộ chứng trạng của hoắc loạn.
Những câu thoại ở phần dưới có khả năng bị thiếu khi ghi chép lại, nhưng các ư kiến cũng không được thống nhất lắm. “Tự thổ hạ”, loại ẩu thổ và tả hạ này là tự phát, “Hựu lợi chỉ”, tiêu chảy ngưng lại, “phục, canh phát nhiệt dă” sau đó càng phát sốt, đây không phải là hoắc loạn mà là thương hàn. Điểm phân biệt với hoắc loạn: Có biểu chứng, c̣n có thổ tả th́ gọi là hoắc loạn; Không thổ không tả, chỉ có phát sốt th́ gọi là thương hàn.
384伤寒,其脉微涩者,本是霍乱,今是伤寒,却四五日,至阴经上,转入阴必利,本呕下利者,不可治也。欲似大便而反矢气,仍不利者,属阳明也,便必硬,十三日愈,所以然者,经尽故也。 C399
384 Thương hàn, kỳ mạch vi sáp giả, bản thị hoắc loạn, kim thị thương hàn, khước tứ ngũ nhật, chí âm kinh thượng, chuyển nhập âm tất lợi, bản ẩu hạ lợi giả, bất khả trị dă. Dục tựa đại tiện nhi phản thỉ khí, nhưng bất lợi giả, thuộc dương minh dă, tiện tất ngạnh, thập tam nhật dũ, sở dĩ nhiên giả, kinh tận cố dă.C399
Điều này và hai điều kế trên cần được liên hệ kết hợp để trải nghiệm, chính là thảo luận về những điểm phân biệt chủ yếu của chứng hoắc loạn và thương hàn.
Chứng thương hàn bắt đầu không thổ lợi, thấy mạch phù khẩn, mà hoắc loạn khi phát sinh là có thổ lợi, v́ có chứng trạng thổ lợi nên mạch vi sáp và c̣n phát sốt. “Kim thị thương hàn, khước tứ ngũ nhật, chí âm kinh thượng chuyển nhập âm, tất lợi” (今是伤寒,却四五日,至阴经上转入阴,必利), nếu là chứng thương hàn, khi bệnh ở ba kinh dương th́ không thổ lợi (thổ tả), thường sau 4,5 ngày, truyền đến kinh âm th́ xuất hiện thổ lợi.
Chứng hoắc loạn tuy cũng phát sốt, nhưng từ bắt đầu phát sinh bệnh là lập tức trên thổ dưới tả, mạch vi sáp, đây chính là điểm phân biệt của thương hàn và hoắc loạn.
Trên lâm sàng, điều này rất có ư nghĩa chỉ đạo. Có người bắt đầu là thổ và tả, sau khi ngưng tiết tả phân cũng không b́nh thường. “Dục tự đại tiện nhi phản thỉ khí, nhưng bất lợi giả, thuộc dương minh dă” (欲似大便而反矢气,仍不利者,属阳明也), người này giống như muốn đại tiện, nhưng phân không xuống, chỉ phóng trung tiện (là thuộc dương minh).
V́ sau khi thổ tả, tân dịch trong ruột đă bị hư tổn, vị khí bất hoà, nên phân không xuống được, đây là thuộc về dương minh. Loại phân bị cứng này là do sau khi thổ tả, tân dịch của dạ dày và ruột không c̣n đầy đủ, không kèm theo các thực chứng dương minh như nhật bô triều nhiệt (bốc nóng vào giờ thân), phát nhiệt chưng chưng (nóng từ bên trong liên tục phát ra ngoài), chỉ là không đại tiện, “thập tam nhật dũ”( 十三日愈)13 ngày khỏi bệnh, là nói về thời gian anh ta cần để khôi phục tân dịch.
“Sở dĩ nhiên giả, kinh tận cố dă” (所以然者,经尽故也). Cổ nhân cho rằng thời gian 7 ngày cho một lần trở lại, đến 13 ngày là gần hai tuần lễ là thời gian vị khí hoà mà tân dịch hồi phục. Bệnh sẽ khỏi. Đây là nói về sự khác biệt của chứng hoắc loạn và thương hàn. Bệnh tà của thương hàn nếu như truyền vào kinh dương minh, sẽ xuất hiện các chứng trạng như chưng chưng phát nhiệt (nóng từ bên trong phát ra ngoài), nhật bô triều nhiệt (bốc nóng vào giờ thân) (3~5 giờ), xuất hăn ở tay chân, nói mê nói nhảm, đau quanh rốn. Chứng hoắc loạn v́ sau khi tổ tả tân dịch đă bị hư tổn, phân tuy cứng nhưng không có hiện tượng khô nóng, v́ thế không cần dùng phép tả hạ cho bệnh nhân, chỉ cần đợi hơn 10 ngày, vị khí hoà giáng, tân dịch hồi phục là đại tiện sẽ trở lại b́nh thường.
384 下利后,当便硬,硬则能食者愈;今反不能食,到后经中,颇能食,复过一经能食,过之一日,当愈。不愈者,不属阳明也。 C400
384 Hạ lợi hậu, đương tiện ngạnh, ngạnh tắc năng thực giả dũ; Kim phản bất năng thực, đáo hậu kinh trung, pha năng thực, phục qua nhất kinh năng thực, quá chi nhất nhật, đương dũ. Bất dũ giả, bất thuộc dương minh dă. C400
Điều này kế tục điều bên trên để tŕnh bày và phát huy ư nghĩa của nó.
Hạ lợi gây tổn thương tân dịch, xuất hiện phân bị cứng. “Ngạnh tắc năng thực giả dũ” (硬则能食者愈), phân bị cứng, c̣n thèm ăn, cho thấy phân không bị khô, mà chỉ là tân dịch bị tổn thương, nên không thể dùng phép tả hạ. Ngoài ra, thèm ăn là biểu hiện của vị khí điều hoà, đến một thời gian nhất định tân dịch sẽ khôi phục, đại tiện sẽ b́nh thường.
“Kim phản bất năng thực”, (今反不能食)Hiện tại lại không ăn được, điều này cho thấy vị khí chưa hoà giáng. “Đáo hậu kinh trung, pha năng thực” (đến ṿng kinh mạch sau, có thể muốn ăn ) Trải qua 7 ngày là một chu kỳ, vị khí khôi phục sẽ có thể thèm ăn. “Phục qua nhất kinh năng thực, qua chi nhất nhật, đương dũ”, 复过一经能食,过之一日,当愈)trở lại một ṿng kinh mạch bệnh nhân có thể ăn uống, qua một ngày là khỏi bệnh, thời gian của một chu kỳ là sau 7 ngày “Nhất nhật” (một ngày) chỉ là con số ước chừng.
“Bất dũ giả, bất thuộc dương minh” (不愈者,不属阳明也), nếu như bệnh chưa khỏi là bệnh thuộc âm (không thuộc dương minh), có liên quan đến tạng, tỳ, hư hàn, mà không do tân dịch không đầy đủ của dương minh.
Điều này cần liên kết với những điều kế trên để t́m hiểu, là sau khi ẩu thổ và tiết tả, có khi biến thành âm chứng, có trường hợp biến thành dương chứng. Trường hợp biến thành dương chứng đều gây tổn thương tân dịch, dương minh bị khô nên phân bị cứng, lúc này không nên dùng biện pháp tả hạ, mà hăy đợi tân dịch sẽ tự khôi phục, bệnh sẽ có thể tự lành.
Quá tŕnh khôi phục tân dịch cần có thời gian và chế độ ẩm thực phù hợp.
385 恶寒脉微,而复利,利止,亡血也,四逆
加人参汤主之。 C401
385 Ố hàn mạch vi, nhi phục lợi, lợi chỉ, vong huyết dă, Tứ nghịch gia Nhân sâm chủ chi. C401
Phương thang Tứ nghịch gia Nhân sâm
Tứ nghịch nguyên phương chủ cầu dương Gia Sâm nhất lạng cứu âm phương
Lợi tuy dĩ chỉ tri vong huyết Tu thủ trung tiêu biến hoá hương
Trong thang Tứ nghịch, gia Nhân sâm 1 lạng, c̣n lại theo phép của thang Tứ nghịch.
Điều này tŕnh bày hội chứng và trị liệu của chứng hoắc loạn vong huyết.
“Ố hàn mạch vi” (恶寒脉微) ghét lạnh mạch vi, dương hư có hàn. Hàn thịnh nên “Phục lợi”. “Lợi chỉ”, (dương hư có hàn gây tiêu chảy, rồi hết tiêu chảy), ngừng tiêu chảy không phải là khỏi bệnh mà do tân dịch bên trong suy kiệt, v́ thế gọi là “Vong huyết dă” (亡血也). Huyết ở đây có nghĩa rộng, đại biểu cho âm, cho tân dịch. Tân dịch bên trong suy kiệt, nên không thể tiêu chảy mà ngừng lại. Phép trị liệu dùng thang Tứ nghịch gia Nhân sâm, thang Tứ nghịch bổ dương, Nhân sâm bổ huyết, bổ tân dịch.
Dương khí và âm dịch được khôi phục, bệnh sẽ lành. Chứng tiêu chảy ở đây chỉ là thí dụ, trên lâm sàng không nên chỉ giới hạn ở chứng tiêu chảy, ẩu thổ cũng được. Thang Tứ nghịch v́ sao có thể trị chứng vong huyết? Điều này cần t́m hiểu rơ đối với vị nhân sâm.
Nhân sâm và Phụ tử không giống nhau. Phụ tử có tác dụng hồi dương, bổ dương trong Thiếu âm thận của tiên thiên. Nhân sâm bồi bổ ngũ tạng, có khả năng bổ khí của tỳ phế. Nhân sâm bổ khí để sinh tân dịch, bổ tỳ để sinh huyết dịch, do đó hội chứng của thang Bạch hổ khi xuất hiện chứng phiền khát nặng th́ cần gia Nhân sâm. Nếu như tiêu chảy, thổ hạ mà mạch tuyệt (hết mạch) rồi, gia Nhân sâm có thể sinh mạch, người đời sau có Sâm phụ thang, sáng tạo từ thang Phụ tử. Phụ tử bổ thận, Nhân sâm bổ tỳ, khí huyết bạo thoát (hư thoát cấp bách) đều có thể đảm nhận, một vị bổ âm, một vị bổ dương.
Trần Tu Viên biên soạn một khúc ca, nói với bạn để có một gợi mở. “Tứ nghịch nguyên phương chủ cứu dương”; “Gia Sâm nhất lạng cứu âm phương”, , gia Sâm 1 hay 2 lạng là xét theo t́nh huống; “Lợi tuy dĩ chỉ tri vong huyết, tu thủ trung tiêu biến hoá hương” V́ vị Nhân sâm có khả năng bồi bổ tạng tỳ, dựa vào các chất tinh vi của thuỷ cốc sinh ra tân dịch, huyết dịch.
Người viết từng điều trị cho một phụ nữ xuất huyết nặng sau sinh, hai má có màu như giấy vàng, mắt nhắm lại, nh́n không rơ, mạch tựa như có như không, rất cấp bách, liền dùng một vị Độc sâm thang, sắc đặc một lạng Nhân sâm, sau khi uống thấy bệnh nhân có mồ hôi ở trên mũi, mắt nhắm mở tuỳ lúc, ở dưới máu cũng cầm lại. “Tứ nghịch nguyên phương chủ cứu dương, gia Sâm nhất lượng cứu âm phương, lợi tuy dĩ chỉ tri vong huyết, tu thủ trung tiêu biến hoá hương”.( 四逆原方主救阳,加参一两救阴方,利虽已止知亡血,须取中焦变化乡)Tứ nghịch cứu dương, gia sâm cứu âm, tuy tiết tả đă ngừng, nhưng mất máu, giữ trung châu để biến hoá thuỷ cốc tinh vị).
386 霍乱,头痛,发热,身疼痛,热多欲饮水
者,五苓散主之;寒多不用水者,理中丸主之。 C402

386 Hoắc loạn, đầu thống, phát nhiệt, thân đông thống, nhiệt đa dục ẩm thuỷ giả, Ngũ linh tán chủ chi; Hàn đa bất dụng thuỷ giả, Lư trung hoàn chủ chi. C402
Phương Lư trung hoàn
Thổ lợi phúc đông dụng Lư trung Hoàn thang phân lượng các tam đồng
Truật Khương Sâm Thảo cương nhu tế Phục hậu dă tá nhiệt chúc công.
Nhân sâm, Cam thảo, nướng Bạch truật Can khương đều 2 lạng
Bốn vị thuốc trên, tán mạt, dùng mật hoàn thành viên, như quả trứng, hoà với nước sôi 1 hoàn, nghiền nát, uống lúc thuốc c̣n ấm, ngày uống 3,4 lần, đêm 2 lần, bụng chưa nóng, thuốc hoang dù 3,4 hoàn cũng không bằng thuốc thang. Phép dùng thang, với 4 vị thuốc, số lượng như trên, dùng 8 thăng nước, nấu c̣n 3 thăng, bỏ bă, uống ấm 1 thăng, ngày uống 3 lần
Phép gia giảm:
Thận khí động, khứ Truật gia Quế 4 lạng, ẩu thổ nhiều khứ truật gia Sinh khương 3 lạng. Lợi hạ nhiều, c̣n dùng Truật; Hồi hộp, gia Phục linh 2 lạng. Khát nước, gia Truật, cộng chung lại thành 4,5 lạng.
Đau bụng, gia Nhân sâm, cộng chung lại thành 4,5 lạng. Hàn chứng, gia Can khương, cộng chung thành 4,5 lạng. Đầy bụng, khứ Truật, gia Phụ tử 1 núm. Sau khi uống thang dược, nếu ăn th́ nên ăn một ít cháo nóng để giữ ấm, không bỏ chăn mền y phục.
Điều này tŕnh bày hai loại hội chứng và trị liệu của bệnh hoắc loạn.
“Đầu thống, phát nhiệt, thân đông thống”, đây là biểu chứng. Nếu như phát sốt rơ rệt, khát muốn uống nước, tiểu tiện không thuận lợi, đây là biểu hiện của thấp tà dẫn đến tam tiêu không thuận lợi, biểu lư bất hoà, điều trị nên dùng Ngũ linh tán. Ngũ linh tán bên ngoài có thể giải biểu, bên trong có thể lợi thuỷ thấp. Nếu bệnh nhân ghét lạnh rơ rệt, đồng thời không khát, là biểu hiện của chứng tỳ vị hư hàn, trị liệu nên dùng Lư trung hoàn. Lư trung là điều hoà chỉ lư âm dương của trung tiêu. Trong phương vị Bạch truật phối Can khương để khứ hàn thấp, Nhân sâm phối Cam thảo để bổ trung ích khí. Hai phương thuốc này có hiệu quả rất tốt đối với chứng hoắc loạn, người đời sau tổng kết là “Ngũ linh phân thanh trọc, Lư trung ôn kỳ dương khí” (Ngũ linh phân trong đục, Lư trung làm ấm dương khí).
Chúng ta đă giảng về thang Lư trung, bây giờ hăy xem xét Lư trung hoàn. “Thượng tứ vị, đảo sư vi mạt, mật hoà hoàn, nghiên toái, ôn phục chi. Nhật tam tứ, dạ nhị phục. Phúc trung vị nhiệt, ích chí tam tứ hoàn, nhiên bất cập thang. Thang pháp: Dĩ tứ vật, y lạng số thiết, dụng thuỷ bát thăng, chử thủ tam thăng, khứ chỉ, ôn phục nhất thăng, nhật tam phục. ” Ở đây nhắc nhở chúng ta khi uống Lư trung hoàn nên uống với nước ấm, uống hết cả bă của thuốc hoàn, uống đến khi có cảm giác nóng ở trong bụng mới ngưng. Có một số loại phát nhiệt sau khi uống thuốc, có thuốc uống vào phát nhiệt ở lưng, có thuốc uống vào phát nhiệt ở trán, có thuốc khi uống th́ phát nhiệt toàn thân, lại có trường hợp uống vào nóng ở bụng dưới, có trường hợp nóng và ngứa ở xương cụt, có khi nóng hết cả vùng bụng. Uống Lư trung hoàn bụng cần phải nóng, nóng trong bụng là biểu hiện của khí của tỳ dương đă khôi phục. Nếu trong bụng không thấy nóng, cho thấy thuốc nhẹ mà bệnh nặng, “ích chí tam tứ hoàn” ích là tăng thêm, cần tăng đến 3,4 hoàn, đến khi bụng phát nhiệt làm tiêu chuẩn. Trong thời gian người viết học việc ở Doanh khẩu, v́ ăn nhiều thực phẩm sống lạnh khiến tỳ vị bị lạnh và bị tiêu chảy rất nặng, các bác sĩ cao tuổi cho tôi uống Lư trung hoàn. Sau khi uống thuốc người viết vẫn đi tả và họng lại bị đau, người viết không dám uống tiếp. Nhưng lăo thày thuốc bảo người viết hải uống đến khi nào thấy bụng nóng lên mới được ngừng. Quả nhiên sau đó đại tiện trở lại b́nh thường.
Trong phép gia giảm, “phúc măn giả, khứ truật, gia Phụ tử nhất mai. Phục thang hậu, như thực khoảnh, ẩm nhiệt chúc nhất thăng hứa, vi tự ôn, vật phát yết y bị”, có ư là sau khi uống thuốc bệnh nhân không những chỉ cần ăn cháo nóng mà c̣n phải đắp chăn mền để cho khí của thuỷ cốc phụ trợ vị dương, trừ khứ hàn tà. Trong {Thương hàn luận} có hai phương thang sau khi uống cần phải ăn cháo nóng, một là thang Quế chi, hai là thang gia giảm Lư trung thang.
387 吐利止而身痛不休者,当消息和解其外,宜桂枝汤小和之。 C403
387 Thổ lợi chỉ nhi thân thống bất hưu giả, đương tiêu tức hoà giải kỳ ngoại, nghi Quế chi thang tiểu hoà chi. C403
Điều này tŕnh bày cách giải quyết hậu quả của bệnh hoắc loạn.
Trong Ngũ linh tán có vị Quế chi. Sau khi uống Ngũ linh tán th́ nên uống nhiều nước ấm, xuất mồ hôi th́ khỏi bệnh. Lư trung thang, Lư trung hoàn chính là những phương dược trị chứng hàn thấp ở trung tiêu, sau khi uống Lư trung thang tuy ngừng thổ lợi (thổ tả), mà thân thể đau liên tục, đó là lư hoà mà biểu không hoà. “Đương tiêu tức hoà giải kỳ ngoại” tiêu tức là châm chước, nên châm chước hoà giải bên ngoài, c̣n được cho anh ta phát hăn nhẹ, “Nghi Quế chi thang tiểu hoà chi”, uống chút ít thang Quế chi cho bệnh nhân phát hăn nhẹ, giải biểu là bệnh sẽ biến chuyển tốt. V́ thế, Quế chi thang là phương thuốc giải quyết hậu quả của thang Lư trung.
388 吐利汗出,发热恶寒,四肢拘急,手足厥
冷者,四逆汤主之。 C404
389既吐且利,小便复利而大汗出,下利清谷,内寒外热,脉微欲绝者,四逆汤主之。 C405
388 Thổ lợi hăn xuất, phát nhiệt ố hàn, tứ chi câu cấp, thủ túc quyết lănh giả, Tứ nghịch thang chủ chi. C404
389 Kí thổ thả lợi, tiểu tiện phục lợi nhi đại hăn xuất, hạ lợi thanh cốc, nội kafn ngoại nhiệt, mạch vi dục tuyệt giả, Tứ nghịch thang chủ chi. C405
Thổ lợi là trên thổ dưới tả, hàn thịnh dương hư nên xuất hăn, ghét lạnh, phát sốt. Dương hư nên không pḥng thủ, dương khí không liễm, bệnh này có chút hiện tượng dương khí phù việt ra ngoài. “Tứ chi câu cấp” v́ đă thổ lại tả, không những dương hư hàn thịnh, mà tân dịch cũng không thể nuôi dưỡng cân mạch. Khí chủ về ấm áp, huyết chủ về nhu nhuận (thấm tưới), đây chính là một biểu hiện của vong huyết. “Thủ túc quyết lănh giả” chính là dương khí không ấm áp; “Tứ chi câu cấp” là huyết dịch không nhu nhuận thấm tưới. “Tứ nghịch thang chủ chi”. Tứ nghịch thang ở đây nên dùng Tứ nghịch gia Nhân sâm thang.
Thang Tứ nghịch của điều thứ C405 nên dùng là Thông mạch Tứ nghịch thang, v́ là nội hàn ngoại nhiệt, mạch vi dục tuyệt. Nên dùng thang Tứ nghịch với tễ lượng lớn, dùng Thông mạch Tứ nghịch thang. “Kí thổ thả lợi” (đă thổ lại tả) chính là lư hàn nặng, “tiểu liện phục lợi nhi đại hăn xuất”, “tiểu tiện phục lợi” (tiểu tiện lại thuận lợi) cho thấy không có chứng lư nhiệt (nóng bên trong), “Hạ lợi thanh cốc, lư hàn ngoại nhiệt” (đi tả phân sống là ltrong lạnh ngoài nóng), cho thấy c̣n có chứng trạnh thân thể nóng nhẹ, không ghét lạnh là hiện tượng cách dương.
390 吐已下断,汗出而厥,四肢拘急不解,脉
微欲绝者,通脉四逆加猪胆汁汤主之。 C406
390 Thổ dĩ hạ đoạn, hăn xuất nhi quyết, tứ chi câu cấp bất giải, mạch vi dục tuyệt giả, Thông mạch tứ nghịch gia Trư đảm trấp thang chủ chi. C406
Phương Tứ nghịch gia Trư đảm trấp thang
Vu Tứ nghịch thang phương nội, gia nhập Trư đảm trấp bán hợp, c̣n lại theo phép uống trước đây; Nếu không có Trư đảm (mật lợn), dùng mật dê thay thế.
Điều này tŕnh bay hội chứng và trị liệu bệnh hoắc loạn âm dương lưỡng hư.
“Thổ dĩ”, dĩ là ngưng lại; “Hạ đoạn”, không có ǵ để hạ, là hết là cắt đứt. “Thổ dĩ hạ đoạn” nói về t́nh trạng tân dịch tổn thương quá nhiều, nên không thể thổ, không thể hạ. “Hăn xuất nhi quyết”, đây là dương hư. “Tứ chi câu cấp bất giải” Đó là chúng ta nói đến t́nh trạng mất nước sau khi tiêu chảy, bị chuột rút, co giật, không thể duỗi ra và một số không thể duỗi thẳng cánh tay. “Tứ chi câu cấp bất giải, mạch vi dục tuyệt”(tay chân co quắp không duỗi ra được, mạch nhỏ như sắp hết mạch), điều này cho thấy không những dương khí đă hư tổn mà tân dịch cũng đă thụ thương.
“Thông mạch Tứ nghịch gia Trư đảm trấp thang chủ chi”(Thang Thông mạch Tứ nghịch gia Trư đảm trấp chủ trị bệnh này). Nước mật lợn có tác dụng bồi bổ thể dịch. V́ sao ở thiên Thiếu âm sau khi uống Bạch thông thang người bệnh lại không có mạch, tiêu chảy không ngừng, tâm phiền ẩu thổ? Đây không những là phép ṭng trị, mà c̣n thấy âm đă bị tổn thương, chỉ dùng Bạch thông thang để bổ dương th́ chưa đủ, cần phải bồi bổ thể dịch cho bệnh nhân, v́ thế gia thêm Trư đảm trấp, nhân niệu, đây là đạo lư.
391吐利发汗,脉平,小烦者,以新虚不胜谷气故也。C407
391 Thổ lợi phát hăn, mạch b́nh, tiểu phiền giả, dĩ tân hư bất thắng cốc khí cố dă. C407
Điều này đặt sau bệnh hoắc loạn chính là có lư do, nó có tính (châm đối)đối chọi rất mạnh.
“Mạch b́nh” là nói về mạch không phù không trầm, không sác không tŕ, không lớn không nhỏ, âm dương hoà b́nh, cũng gọi là mạch hoà b́nh. Sau khi thổ lợi hoặc phát hăn, bệnh nhân mạch đă b́nh, chứng trạng c̣n một chút phiền nóng chưa giải trừ, chính là “Dĩ tân hư bất thắng cốc khí cố dă”, V́ đặc điểm của chứng hoắc loạn là thổ tả, sau khi điều trị chứng thổ tả, chính khí chưa hoàn toàn khôi phục, khí tỳ vị không mạnh, không thể thắng cốc khí, nên xuất hiện phiền nhiệt. “Tổn cốc tắc dũ” cho bệnh nhân ăn ít đi một chút, ăn thực phẩm dạng lỏng, khí của tỳ vị dần dần khôi phục, bệnh sẽ tự lành.
Biện bệnh chứng đồng thời điều trị âm dương dịch sai hậu lao phục.
[Khái thuyết]
Âm dương dịch và pḥng lao phục không phải là một bệnh, tại sao lại gọi là âm dương dịch? Dịch có ư nghĩa là giao dịch. Một số bệnh thương hàn, trên cơ bản bệnh nhân đă hết sốt, khí huyết c̣n chưa khôi phục, chính khí cũng chưa hoàn toàn khôi phục, nếu như hai bên nam nữ phát sinh giao hợp, mà người nam bị bệnh thương hàn th́ người nữ có thể bị bệnh này, đó là giao dịch âm dương, gọi là dương dịch, nếu người nữ có bệnh truyền cho người nam th́ gọi là âm dịch. Tên bệnh chung gọi là âm dương dịch, bao gồm nói về lưỡng tính nam nữ. Bệnh này dễ truyền cho nhau, nam có thể truyền cho nữ, nữ có thể truyền cho nam, v́ thế nên dùng chữ “dịch”; Âm dương đại biểu cho lưỡng tính nam nữ, cần làm rơ và nắm vững tên của bệnh này, bệnh này không phải là bệnh pḥng lao phục. Bệnh pḥng lao phục (tái phát bệnh v́ pḥng lao) khác với bệnh âm dương dịch.
Tại sao nội dung này lại được liệt kê sau biện chứng lục kinh của {Thương hàn luận}? Nó có hai ư tứ. Một ư là sau khi bị bệnh nặng, chính khí hư yếu, khí huyết chưa hồi phục, dư nhiệt vẫn c̣n không nên phát sinh nam nữ pḥng sự, thày thuốc nên tiến hành dặn ḍ (y lệnh), nếu không dặn ḍ, bệnh nhân không kiêng kỵ pḥng sự, th́ có thể phát sinh âm dương dịch bệnh, v́ thế nó ư nghĩa dự pḥng và cấm kỵ. Một ư nghĩa khác, nếu như phạm vào điều cấm kỵ này, bất luận là nam hay nữ đều bị âm dịch hoặc dương dịch, liền có vấn đề biện chứng luận trị.
Ư nghĩa chủ yếu của tầng thứ nhất chính là pḥng bệnh, không kể là thương hàn hay tạp bệnh (bệnh mạn tính), chỉ cần là những bệnh rất nặng, bệnh lâu ngày, th́ dù căn bản đă khỏi bệnh, đều nên giữ các điều cấm kỵ này. Có khi tuy không phải là âm dương dịch, mà chính là pḥng lao phục, mà hậu hoạn của nó là vô cùng, thậm chí gây tử vong không nên xem nhẹ. V́ thế, vấn đề hàng đầu của bệnh nhân là vấn đề nuôi dưỡng cẩn thận sau khi b́nh phục.
Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-01-18 23:10:53
Từ điều 392 đến điều 398 .Hết
392伤寒,阴阳易之为病,其人身体重,少气,
少腹里急,或引阴中拘挛,热上冲胸,头重不欲举,眼中生花,膝胫拘急者,烧裩散主之。 C408
392 Thương hàn, âm dương dịch chi vi bệnh, kỳ nhân thân thể trọng, thiểu khí, thiểu phúc lư cấp, hoặc dẫn âm trung câu loan, nhiệt thượng xung hung, đầu trọng bất dục cử, nhỡn trung sinh hoa, tất hĩnh câu cấp giả, Thiêu côn tán chủ chi. C408
Phương Thiêu côn tán
Lấy đồ lót của phụ nữ nơi gần chỗ kín, cắt lấy đốt thành than, hoàn với nước uống một th́a, ngày 3 lần, tiểu tiện liền thuận lợi, âm đầu (quy đầu) sưng nhẹ th́ khỏi bệnh. Phụ nữ bệnh th́ dùng đồ lót người nam đốt thành than.
Điều này tŕnh bày hội chứng và phương pháp trị liệu của bệnh âm dương dịch.
Có một thời gian không giảng về bệnh này, nói rằng nó không có cơ sở nào, Thiêu khố tán đối với Trung y như một như một h́nh tượng đáng xấu hổ. Sự thực là, không chỉ {Thương hàn luận}, trứ tác của các y gia ở các thời kỳ cũng ghi chép về bệnh này, như Vương Mănh Anh trong {Ôn nhiệt kinh vĩ}đời nhà Thanh cũng ghi lại bệnh này. V́ thế cần xác nhận có bệnh này hay không, để biết Thiêu khố tán có thực sự hiệu quả.
Một lần, tôi dẫn một người bạn cùng lớp lớp 5 và lớp 8 đến Viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Nguyên, Sơn Tây, vị giám đốc là Lư Hán Khanh, anh ta đă từng viết một ḍng chữ trên "Kinh Phương Thực Nghiệm Lục" của Tào dĩnh Phú là phái kinh phương. Tôi làm một chuyến đi đặc biệt để hỏi anh ta một vài vấn đề, trong đó có âm dương dịch và Thiêu khố tán.
Thứ nhất, có thể giảng về âm dương dịch và Thiêu khố tán hay không? Thứ hai, chúng có giá trị lâm sàng không? Ông Lư cho rằng nên giảng về nó, các nhà y học từ thời hậu hán đến nay không ai phủ nhận điều này; Trên lâm sàng xác nhận là có bệnh âm dương dịch, xác nhận sự hiệu quả của Thiêu khố tán. Họ đă điều trị có hiệu quả tốt 7 trường hợp. Đồng thời ông cũng giải thích những biểu hiện chủ yếu của bệnh âm dương dịch, điều này cho tôi niềm hứng khởi rất lớn, đồng thời giúp tôi tăng thêm dũng khí.
Thân thể trầm trọng, thở ngắn, thiếu phúc lư cấp (biểu hiện hạ tiêu, trướng đầy và đau) co thắt vùng bụng chung quanh rốn (tiểu đỗ tử), hoặc co kéo, âm trung câu loan (co thắt trong âm bộ), nhiệt bốc lên lồng ngực khiến đầu nặng nề khó chịu, hoa mắt, gối và bắp chân đều co quắp, dùng Thiêu khố tán để trị liệu. tại sao lại xuất hiện các chứng trạng này?
Bệnh này một mặt là chính khí hư tổn, v́ nam nữ giao hợp đă tổn thương thận khí, nguyên khí. Chính khí, khí huyết, tinh lực chưa khôi phục hoàn toàn, nếu phạm pḥng, chính khí sẽ thụ thương. Chính khí thụ thương nên thân thể nặng nề, ít khí lực; Âm bộ thụ thương, âm phận cũng đă thụ thương, bụng dưới cấp bách, âm bộ co thắt, gối và bắp chân co quắp.
Ngoài ra c̣n một loại nhiệt độc c̣n sót lại của thương hàn lại có thể hỗ tương cảm nhiễm, truyền cho đối phương qua âm kinh, v́ thế có chứng trạng như nhiệt xung lên lồng ngực, đầu nặng nề không muốn ngẩng lên, hoa mắt, đây là một loại chứng trạng do nhiệt độc theo kinh âm bốc lên trên, đồng thời cho thấy có nhiệt trong kinh âm. Bệnh này một là biểu hiện của chính khí hư, hai là dư nhiệt của thương hàn ở âm phận, là âm dương dịch. Dịch là trao đổi, truyền cho đối phương, v́ thế trong âm bộ của đối phương có một loại nhiệt độc. Loại tà khí này bốc lên ngực, làm cho nặng đầu, hoa mắt.
Chứng trạng trọng điểm của âm dương dịch là đầu nặng không muốn ngẩng lên, giống như {Nội kinh* Tí luận} nói về chứng thận tí “Cửu dĩ đại chủng, tích dĩ đại đầu” (尻以代踵,脊以代头)xương cùng thay gót chân, lưng thay thế đầu. Đây là đặc điểm nổi bật của âm dương dịch. Đặc điểm thứ hai của âm dương dịch là co thắt bụng dưới, trong bụng có một khối co thắt, c̣n kéo đến tiền âm, co thắt trong âm bộ, đồng thời người bệnh không c̣n sức lực, thở kém, tựa như không sử dụng được khí. Đây là chủ chứng của âm dương dịch, bao gồm đầu nặng, co thắt bụng dưới, đau trong âm bộ, toàn thân không có ḱnh lực, thở kém. Điều trị dùng Thiêu khố tán, “Thượng thủ phụ nhân trung khố cận ẩn xử, tiễn thiêu khôi” (上取妇人中裈近隐处,剪烧灰), dùng lửa thiêu thành than, “Dĩ thuỷ hoà phục phương thốn chuỷ”. (Hoà với nước uống một th́a).
Theo ghi chép của bệnh Âm dương dịch, th́ nam giới bị bệnh nhiều hơn nữ giới. V́ theo bài thuốc ghi lại là dùng phần quần lót gần vùng kín của phụ nữ, điều này cho thấy nam giới bị bệnh nhiều hơn nữ.
“Hoà với nước uống một th́a, ngày 3 lần, tiểu tiện thuận lợi, âm đầu sưng nhẹ là khỏi bệnh”. V́ âm bộ bị co thắt, bụng bị co rút, vùng tiền âm bị co lên, v́ thế tiểu tiện đương nhiên sẽ không thuận lợi, sau khi uống thuốc bụng không bị bó chặt, trong âm bộ không bị co thắt, v́ thế tiểu tiện sẽ thuận lợi, quy đầu sưng nhẹ và khỏi bệnh.
Ngược lại, phụ nữ bị bệnh dùng đồ lót của nam đốt thành than, không dễ để biết tính vị và quy kinh của phương thuốc này. Trần Tu Viên viết: “Cận âm khố đáng tiễn lai thiêu, nghiên mạt hoàn tu dụng thuỷ điều, đồng khí tương cầu liệu nhị thang, trường sa vô pháp bất kiều kiều” Ông ta nói đây chính là đồng khí tương cầu, có thể bài tiết một số nhiệt độc trong âm kinh ra bên ngoài.
Hậu thế chia bệnh này thành hai loại h́nh, một là loại h́nh nhiệt, hai là loại h́nh hàn.
Những ǵ vừa nói đều là loại h́nh nhiệt, cũng có một vài loại h́nh hàn, thí dụ như thổ lợi thuộc Thái âm, tay chân quyết nghịch thuộc Thiếu âm. Tóm lại, có kèm theo hàn, kèm theo nhiệt. Kèm theo hàn như dương hư hữu hàn th́ dùng tứ nghịch thang, Lư trung thang uống với Thiêu khố tán; Nếu kiêm nhiệt, th́ chọn một trong ba vị Trúc nhự, Thiên hoa phấn, Bạch vi nấu lấy nước uống với Thiêu khố tán.
393 大病差后,劳复者,枳实栀子汤主之。若有宿食者,加大黄如博棋子大五六枚。 C409
393 Đại bệnh sái hậu, lao phục giả, Chỉ thực Chi tử thang chủ chi. Nhược hữu túc thực giả, gia Đại hoàng như bác kỳ tử đại ngũ lục mai. C409
Phương thang Chỉ thực Chi tử thị
Nhất thăng Hương thị Chỉ tam mai Thập tứ chi tử phục bệnh cai
Thanh tương thuỷ chử thủ vi hăn Thực đ́nh hoàn tịch đại hoàng khai
Chỉ thực 3 quả, Chi tử 14 quả, nướng Đậu lên men 1 thăng, bọc 3 vị lại, nước tương lỏng 7 thăng, nấu c̣n 4 thăng, cho Chi tử, Chi tử vào nấu c̣n 2 thăng, cho (đậu)thị vào, đun sôi 5,6 dạo, bỏ bă, phân 2 lần uống ấm, trùm kín cho xuất hăn.
Điều này là một thí dụ về hội chứng và trị liệu của chứng lao phục và thực phục (bị bệnh lại do lao lực hoặc do ăn uống)
Một là nói về lao phục, hai là nói về thực phục.
Con người khi vận động th́ sinh dương, sinh nhiệt. Sau khi khỏi bệnh nặng, dư nhiệt chưa hết, âm dương khí huyết chưa hoàn toàn khôi phục, nếu lao động quá sớm th́ động dương sinh nhiệt, nhiệt chưa thanh trừ hoàn toàn ở kinh mạch sẽ phục phát. Chứng trạng của bệnh nhân là thân thể phát nhiệt, trong bụng phát phiền, thân nóng tâm phiền, đây gọi là chứng lao phục. Nguyên do là đă hạ sốt, nhưng v́ lao động quá sớm, các hoạt động như làm việc, nói chuyện lâu, cắt tóc, tắm gội sẽ lại phát sốt, khó chịu.
“Chỉ thực Chi tử thị thang chủ chi” Dùng thang Chỉ thực Chi tử thị để trị bệnh này. “Nhược hữu túc thực giả” Nếu có thực phẩm lưu lại qua đêm trong bụng (túc thực) mà phát sốt th́ nên tả hạ. V́ thực phẩm tích trệ qua đêm, mạch hoạt rêu lưỡi vàng, bụng trướng đau ở sườn, v́ thế gia Đại hoàng.
Vị Đại hoàng nên dùng nhiều hay ít? Chỉ cần dùng khoảng 5,6 miếng như quân cờ là được. Xem phương Chỉ thực Chi tử thi thang, chứng lao phục hay thực phục đều chủ yếu dùng phương này, chứng thực phục gia thêm vị Đại hoàng, chứng lao phục không dùng vị Đại hoàng. Thành phần của phương thang gồm 3 vị: Chỉ thực, Chi tử và Đậu thị.
Phương pháp sắc, uống, “Thượng tam vị, dĩ thanh tương thuỷ thất thăng, không chử thủ tứ thăng, nạp Chỉ thực, Chi tử, chử thủ nhị thăng, hạ Thị, canh chử ngũ lục phí, khứ chỉ, ôn phân tái phục”. Sắc thuốc nên dùng thanh tương thuỷ. Nước tương là một loại nước giải khát, là cho gạo đă nấu chín rồi cho vào thùng sạch ngâm nước lạnh năm sáu ngày, nếm có vị hơi chua, lúc này có những bông hoa màu trắng mọc trên bề mặt. Một màng dầu giống như hồ, v́ vậy nó được gọi là nước hồ. Đun các vị thuốc này với nước trong, đầu tiên đun 7 thăng nước trong c̣n lại 4 thăng, sau đó cho Chỉ thực và Chi tử vào nấu c̣n 2 thăng, sau đó cho Đậu thị nấu sôi 5,6 dạo, bỏ bă, chia hai lần uống ấm.
Trùm mền, “Phú linh vi tự hăn”( 覆令微似汗), xuất ra chút mồ hôi là tốt.
V́ sao nên dùng nước tương trong để nấu thuốc? V́ nước tương có chút vị chua có thể thanh nhiệt trừ phiền, lư khí khoan trung, giúp đỡ tiêu hoá, có tác dụng phần nào đối với sự ngưng trệ của vị tràng. Nước tương nấu thuốc có thể hỗ trợ tiêu hoá, thúc đẩy nhu động của dạ dày và ruột.
Lại gia thêm Chỉ thực, Chi tử, Đậu thị thanh nhiệt trừ phiền, lư khí khoan trung, kiện vị hoà vị. Sau khi uống thuốc này, thân thể hạ nhiệt, tâm phiền cũng hết, và cũng rất tốt cho dạ dày và ruột (vị tràng) . Nếu bệnh nhân c̣n có túc thực (thực phẩm qua đêm trong vị tràng), mạch hoạt và rêu lưỡi vàng, đau bụng, dùng phương này gia thêm vị Đại hoàng để tả hạ một lần, đưa túc thực ra ngoài là khỏi bệnh.
Người bị bệnh nặng, thời gian bệnh thường kéo dài. Người này lại không lớn tuổi, khoảng 30, 40 tuổi, sau khi bệnh dễ phạm các một số vấn đề như vậy. Một là lao động quá sớm dẫn đến chứng lao phục, chứng lao phục ở đây bao gồm cả pḥng lao. Một cái nữa là ăn uống không thoả đáng gây ra chứng thực phục.
Bệnh nhân rất dễ phát sinh chứng lao phục và thực phục, v́ thế thày thuốc cần có nhận thức này, đối với những trường hợp thương hàn đại bệnh sau khi b́nh phục, chính khí chưa khôi phục hoàn toàn, dư nhiệt của bệnh nhân chưa hết sạch, không chỉ cần chú ư trong sinh hoạt, tránh phong hàn, c̣n phải cẩn thận dưỡng bệnh, không nên đại khái để tránh tai hoạ.
Trước giải phóng, ở Bắc kinh có Hắc Dao Xưởng, một thanh niên bị bệnh lao, Trung y gọi là bệnh lao thổ huyết. Qua điều trị không c̣n thổ huyết, rất vui nên ăn nhiều thứ và mọi thứ đều ổn. Lúc đó tôi nói với anh ấy rằng sau khi khỏi bệnh th́ tinh thần sẽ tốt hơn, nhưng phải tránh giao hợp. Tôi không chỉ nói với anh ấy mà c̣n nói với vợ anh ấy, v́ bác sĩ phải có trách nhiệm này. Nhưng anh ta không nghe lời, và sau đó anh ta lại nôn mửa, nôn ra máu, mạch mỏng như sợi chỉ, nhảy rất nhanh, và cuối cùng th́ mạch cũng biến mất.
Tổ nghiên cứu và giáo dục thương hàn từng có một lăo đại phu tên là Trần Thận Ngô, chuyên trị chứng viêm gan. Có một bệnh nhân sơ gan bụng có nước, sau khi Trần lăo điều trị khỏi bệnh, cẩn thận dặn ḍ bệnh nhân ngàn vạn lần không được pḥng sự, người bệnh không nghe nên chết rất nhanh. Tôi đă thấy người khỏi bệnh ăn trứng lại bị bệnh, đă thấy người bị bệnh sau khi ăn thịt ḅ, tôi c̣n nhớ rơ ràng như vậy, các bạn ngàn vạn lần không nên coi đó là chuyệ nhỏ. Y học hiện đại chuyên về công tác điều dưỡng, điều trị bệnh là một phương diện, hộ lư là một phương diện, và có một bộ phương pháp khoa học trong sinh hoạt hằng ngày. Giảng về bệnh Âm dương dịch và chứng Lao phục, Thực phục sau khi khỏi bệnh có ư nghĩa lâm sàng. Nếu không chú ư đến các vấn đề này, th́ phí bao nhiêu tâm huyết rất lớn của bạn v́ chúng sẽ bị phá huỷ trong chốc lát.
394 伤寒差已后,更发热者,小柴胡汤主之。脉浮者,以汗解之;脉沉实者,以下解之。C410
394 Thương hàn sai dĩ hậu, canh phát nhiệt giả, Tiểu sài hồ thang chủ chi. Mạch phù giả, dĩ hăn giải chi; Mạch trầm giả, dĩ hạ giải chi. C410
Điều này tŕnh bày hội chứng và phương pháp điều trị của bệnh thương hàn sau khi khỏi lại phát sốt.
Ở phần trên giảng về chứng thực phục, chứng lao phục, đều có chứng trạng phát sốt, đây chính là do phát lại, do ăn uống không tiết độ, do làm việc quá sớm. Nhưng cũng có bệnh vừa khỏi lại đă thụ bệnh. “thương hàn sái dĩ hậu, cánh phát nhiệt giả”, người ấy lại phát sốt, như thế chữa trị như thế nào? “Mạch phù giả dĩ hăn giải chi” Mạch phù là biểu hiện đă thụ phong hàn, v́ thế nên phát hăn để giải trừ bệnh. “Mạch trầm thực, dĩ hạ giải chi” Nếu mạch không phù là không có biểu chứng, mạch cũng không trầm thực, là cũng không có lư chứng, như thế là thuộc hội chứng của thang Tiểu sài hồ, sẽ dùng thang Tiểu sài hồ để hoà giải bệnh. Trương Trọng Cảnh nói: Sau khi khỏi bệnh mà thụ tà, có trường hợp phát hăn, có trường hợp tả hạ, cũng có trường hợp có thể dùng thang Tiểu sài để hoà giải. Căn cứ theo t́nh huống cụ thể, là hội chứng nào sẽ dùng phương phù hợp.
Chứng lao phục đều có chứng trạng phát sốt, v́ ngay từ đầu thương hàn là một nhiệt bệnh, phát sốt, hạ sốt rồi sau đó lại phát sốt, chứng phát sốt này là do lao phục, do thực phục hoặc do cảm thụ bệnh tà mới. V́ thế, để đối phó các t́nh huống này, Trương Trọng Cảnh lập ra một số phương pháp trị liệu. Một là thang Chỉ thực Chi tử thị, phương thang này rất tốt, trị liệu nguyên nhân v́ làm việc quá sớm mà động dương khí, chưa hết nóng th́ tro tàn lại cháy, và lại phát sốt.. Phương thang có thể thanh nhiệt lư khí, khoan trung trừ phiền, gia thêm nước tương có thể hỗ trợ tiêu hoá, tạo thuận lợi cho tràng vị. Nước tương có vị chua, có tác dụng bồi bổ dạ dày, có tác dụng tẩy rửa tràng vị, vị này có tác dụng rất tốt đối với chứng hư nhiệt, tiêu hoá kém, chúng ta cần ghi nhớ những kinh nghiệm quư báu này.
Đối với trường hợp cảm thụ bệnh tà mới, cần xem xét là biểu chứng, lư chứng hay bán biểu bán lư, để dùng phương pháp trị liệu phù hợp như phát hăn, tả hạ hay hoà giải.
395 大病差后,从腰以下有水气者,牡蛎泽泻散主之。 C411
395 Đại bệnh sái hậu, ṭng yêu dĩ hạ hữu thuỷ khí giả, Mẫu lệ Trạch tả tán chủ chi. C411
Phương Mẫu lệ Trạch tả tán
Bệnh sái yêu hạ hữu thuỷ khí Trạch tả Lâu căn Thục tất Đ́nh
Mẫu lệ Thương lục đồng Hải tảo Đảo xứng đẳng phân ẩm điều linh
Mẫu lệ, rang khô Trạch tả Qua lâu căn Thục tất rửa hết mùi tanh Đ́nh lịch nấu Thương lục căn nấu Hải tảo rửa cho hết mặn, tất cả lượng bằng nhau
7 vị trên tán rây lấy bột, uống 1 th́a với nước. Tiểu tiện thuận lợi, dừng sau khi uống thuốc, ngày uống 3 lần.
Điều này tŕnh bày hội chứng và phương pháp điều trị chứng thuỷ tà ngưng tụ dưới eo sau khi khỏi đại bệnh.
Sau khi khỏi đại bệnh là bệnh ǵ, dù là đại bệnh cũng không nói cụ thể. Thương hàn là đại bệnh, một vài bệnh truyền nhiễm khác cũng là đại bệnh. Hội chứng chủ yếu là, “ṭng yêu dĩ hạ hữu thuỷ khí” (从腰以下有水气), thuỷ khí là thuỷ thũng, thuỷ thũng từ eo trở xuống gây chứng phù thũng, dùng Mẫu lệ Trạch tả tán để trị liệu. Bệnh này chủ yếu là thuỷ tà ngưng tụ ở dưới. Phàm là thuỷ tà ngưng tụ ở dưới, tiểu tiện tất nhiên không thuận lợi. Tiểu tiện bất lợi, thuỷ sẽ hoà với thấp, nên từ eo trở xuống bị phù thũng. Thũng ở trên phần nhiều do phong, thũng ở dưới đa phần do thuỷ, hạ chi bị thũng phần lớn là thuỷ thấp, loại thạch thuỷ này, v́ thế phù thũng hạ chi, thũng từ eo trở xuống. Bệnh này c̣n có thể xuất hiện bụng có nước, dạ dày có nước. Mạch thường trầm và đều có lực, mạch trầm chủ về thuỷ (nước) “trầm tiềm thuỷ súc âm kinh bệnh”( 沉潜水蓄阴经病), chủ có nước; Mạch có lực cho thấy chính khí chưa suy nhiều.
V́ thế, nên dùng Mẫu lệ Trạch tả tán, lợi tiểu tiện, cần khai phá, điều tiết thuỷ tà bị ngưng kết ở hạ tiêu, nhuyễn kiên để lợi thuỷ. Thành phần thuốc gồm Mẫu lệ, Trạch tả, Qua lâu căn, Thục tất, Đ́nh lịch, Thương lục căn, Hải tảo, bảy vị thuốc này “Dị đảo hạ si vi tán” “Dị đảo” là giă từng vị, sau đó sàng lấy bột, “Cánh vu cữu trung trị chi” cho vào cối đá để xử lư, dùng bạch ẩm tức là bạch mễ thang nước cháo trắng uống một th́a thuốc, tiểu tiện thuận lợi là ngưng uống, không cần uống thêm, ngày uống ba lần.
Trong Mẫu lệ Trạch tả tán, Mẫu lệ và Hải tảo có tác dụng làm mềm (nhuyễn kiên), nhuyễn kiên để trừ thuỷ, nhất là hiệu quả tốt đối với sự bất lợi của gan, v́ thế khi gan bị sơ hoá, chúng ta dùng phương này có hiệu quả khá tốt. Hải tảo, Mẫu lệ có chút mặn và lạnh, ặn có thể nhuyễn kiên, hàn lănh thanh nhiệt lợi thuỷ. Đ́nh lịch tả phế lợi thuỷ, lực tả thuỷ của Thương lục căn nhỏ hơn một chút so với Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại và mạnh hơn so với Xa tiền tử và Trạch tả. Tóm lại, Thương lục căn là vị thuốc tả thuỷ mạnh, là vị thuốc khổ hàn(đắng lạnh) để tả thuỷ, có thể thuỷ của tam tiêu, tả lợi tam tiêu.
Đ́nh lịch tử phối với Thương lục căn, từ trên xuống dưới, thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu, nước của tam tiêu hết sạch, theo tiểu tiện xuất ra ngoài. ở đây c̣n gia Thục tất, nếu không có Thục tất người ta thường thay bằng Thường sơn. Thục tất là mầm non của Thường sơn, là thuốc tiếp cận nhau. Thuốc này có thể khứ đàm, loại bỏ đàm, ở trên có thể thổ, ở dưới cũng có thể tả. Phần trên chúng ta nói về Quế chi khứ Thược dược gia Thục tất Long cốt Mẫu lệ cứu nghịch thang, là để trừ đàm thuỷ trong ngực, có thể khứ đàm thuỷ, khai mở đàm thuỷ đă kết. Lại gia Trạch tả, Trạch tả có tác dụng lợi thuỷ thông lâm, cũng chính là lợi thuỷ. Xét từ những vị thuốc này, tẩu nhi bất thủ (đi mọi nơi trên cơ thể mà không ở một nơi nào), là tả nhiều, đều có thể lợi thuỷ nhuyễn kiên, lợi thuỷ tả nhiệt, phá trục thuỷ tà, lực thuốc vẫn c̣n mạnh, năng lượng vẫn lớn, v́ thế lại gia thêm Qua lâu căn. Qua lâu căn chính là Thiên hoa phấn, vị thuốc này trên một phương diện có tác dụng sinh tân dịch, đồng thời với tả thuỷ lại gia thêm thuốc sinh tân dịch. Ngoài ra Qua lâu căn có thể hoạt huyết mạch và có tác dụng thanh nhiệt. Chúng ta trong quá khứ đă đề cập đến Sài hồ Quế chi Can khương thang, Mẫu lệ và Qua lâu căn là một đối dược*, Quế chi phối Can khương, Qua lâu căn phối Mẫu lệ, bốn vị thuốc này lại gia Sài hồ, Hoàng cầm, Chích thảo, gọi là Sài hồ Quế chi Can khương thang. Mẫu lệ và Qua lâu căn phối với nhau, có thể dưỡng can âm, lại có thể nhuyễn kiên tiêu bĩ, trị bệnh sơ gan thời kỳ đầu, gan to rất hiệu quả.
Hiện nay chúng tôi dùng Mẫu lệ Trạch tả tán điều trị bệnh sơ sơ gan cổ trướng, v́ trong phương thang có Hải tảo, Mẫu lệ và Qua lâu căn, có tác dụng tiêu bĩ đối với gan to, có tác dụng làm mềm gan, đồng thời có tác dụng hành thuỷ. Tái gia thêm Đ́nh lịch tử, Thườn lục căn, Trạch tả, phương này có thể lợi thuỷ ở tam tiêu, lại có thể tiêu trừ bế tắc và làm mềm, lại có thể tả nhiệt. V́ thế, phù thũng từ eo xuống dưới mà không thấy phong, không phải phong thuỷ, th́ hiệu quả của phương này tương đối tốt. Nó cũng rất hiệu quả trong điều trị bệnh sơ gan cổ trướng, nhưng tác dụng không nhanh chóng như Thập táo thang. Trong lâm sàng bệnh sơ gan cổ trướng, nên sử dụng Thập táo thang, nhất định hạ thuỷ bằng đại tiểu tiện, nếu không hạ được th́ nên tăng lượng thuốc, trước đó dùng 4 phần mà không hiệu quả th́ tăng lên 5 phần, 6 phần, 7 phần nhất định phải hạ, không có vấn đề ǵ. Mẫu lệ Trạch tả tán có thể không có tác dụng, nhiều khi không tả hạ được, v́ lực thuốc của nó hoà hoăn hơn so với Thập táo thang và chỉ mạnh hơn chút ít so với thuốc lợi thuỷ, chính là ở giữa hai loại vừa nêu. V́ ở đây có Thương lục căn, v́ thế Thập táo thang chính là đại tiểu tiện cùng hạ thuỷ, mà Mẫu lệ Trạch tả tán th́ nghiêng về tiểu tiện.
Khi chúng ta biện chứng trên lâm sàng, sau khi khỏi đại bệnh, phần dưới eo có thuỷ khí, nên phân rơ hư thực. Nếu thuộc thận khí hư, phương thuốc này không hiệu quả, chẳng những vô hiệu mà nếu uống vào c̣n gây ra hậu quả không tốt. Nên kiện tỳ lợi thuỷ, dùng các loại như Tế sinh thận khí hoàn, Thực tỳ ẩm mà không được dùng Mẫu lệ Trạch tả tán. Mẫu lệ Trạch tả tán trị thực tính thuỷ (thực chứng), có nước c̣n có nhiệt, mạch trầm hữu lực, tiểu tiện khó khăn, bụng trướng, phù ở hạ chi, dùng tay ấn vào thấy cứng. Nếu ấn vào mềm như bùn, bụng mềm th́ phương thuốc này không dùng được. V́ đây là phương thuốc dùng trị thực chứng, không trị hư chứng.
396大病差后,喜唾,久不了了者,胃上有寒,
当以丸药温之,宜理中丸。 C412
396 Đại bệnh sái hậu, hỉ thoá, cửu bất liễu liễu giả, vị thượng hữu hàn, đương dĩ hoàn dược ôn chi, nghi Lư trung hoàn. C412
Điều này tŕnh bày hội chứng và trị liệu chứng trúng hàn.
Đại bệnh tuy đă khỏi, nhưng c̣n vị khí hư hàn, không thể vận chuyển phân bố tân dịch, mà khí của phế kim cũng lạnh, phế hàn kim minh, bất năng phân bố tân dịch, v́ thế xuất hiện “Hỉ thoá”. “Cửu bất liễu liễu giả” Không phải một sáng một tối, thời gian rất dài.
Bản chất là trong ngực có hàn, là nói về hai kinh Thái âm, thủ Thái âm phế và túc Thái âm tỳ có hàn. Có hàn th́ dương khí không kiện vận, tân dịch không hoá, tụ lại thành ẩm, v́ thế hay nhổ nước miếng. “Đương dĩ hoàn dược, nghi Lư trung hoàn”, nên dùng ôn dược để làm ấm Thái âm, dùng Lư trung hoàn. {Kim Quỹ yếu lược} cũng có “Thượng tiêu hữu hàn, kỳ khẩu đa diên” (上焦有寒,其口多涎)Thượng tiêu bị lạnh, miệng nhiều nước dăi. Hư hàn phế nuy, dùng Cam thảo Can khương thang để trị liệu. Dùng Lư trung hoàn có thể làm ấm trung tiêu, thượng tiêu, có thể vận hoá tân dịch, cho nên có thể dùng để điều trị bệnh này. Đây chính là sau khi khỏi đại bệnh mà tỳ vị bị hư hàn.
397 伤寒解后,虚羸少气,气逆欲吐者,竹叶石膏汤主之。C413
397 Thương hàn giải hậu, hư luy thiểu khí, khí nghịch dục thổ giả, Trúc diệp Thạch cao thang chủ chi. C413
Trúc diệp Thạch cao thang
Tam Sâm nhị Thảo nhất cân cao Bệnh hậu hư luy ẩu nghịch đao
Canh hạ bán thăng diệp nhị bả Mạch đông hoàn phối nhất thăng ngao
Trúc diệp 2 nắm Thạch cao 1 cân Bán hạ nửa thăng, rửa Mạch môn đông 1 thăng, bỏ lơi Nhân sâm 3 lạng Cam thảo 2 lạng, cứu Canh mễ nwqr thăng
& vị trên, dùng 1 đấu nước, nấu c̣n 6 thăng, bỏ bă, cho gạo vào, nấu chín, lấy nước, bỏ gạo, uống ấm ngày 3 lần.
Điều này tŕnh bày hội chứng và trị liệu chứng buồn nôn do hư nhiệt sau khi khỏi bệnh.
Điều này đối lập với điều kế trên. Văn chương của Trương Trọng Cảnh có liên quan và tương phản với nhau. Điều này nói về chứng hư nhiệt, điều kế trên là nói về hội chứng Lư trung hoàn là chứng hư hàn.
Sau khi khỏi đại bệnh, “hư luy” (gầy g̣) là nói về h́nh thể, phản ảnh sự khiếm khuyết về tinh huyết, tân dịch; Thiểu khí là nói về khí, phản ảnh khí hư, hợp lại là khí âm cùng hư tổn. “Khí nghịch dục thổ giả”, Vị khí thượng nghịch (dạ dày trào ngược), buồn nôn, không thèm ăn, v́ khí và tân dịch của dạ dày cùng bị hư tổn, hư nhiệt nghịch lên, vị khí không giáng xuống. C̣n phát sốt. “Trúc diệp Thạch cao thang chủ chi”, cần dùng Trúc diệp Thạch cao thang để bổ khí sinh tân dịch, khiến hư nhiệt của vị đi xuống, bệnh này sẽ biến chuyển tốt.
Trong lâm sàng không kể là buồn nôn, hay c̣n nhiệt hoặc tâm lư bực bội th́ đều có thể dùng Trúc diệp Thạch cao thang bồi bồ khí và tân dịch, thanh nhiệt trong dạ dày.
Thành phần của Trúc diệp Thạch cao thang gồm 7 vị thuốc. Mạch môn đông ngọt lạnh, dùng nhiều đến 1 thăng, có thể thêm âm khí, bổ huyết mạch. Nhân sâm, cam thảo đều bổ trung ích khí, v́ bệnh nhân gầy g̣ thiếu khí lực, khí và âm đều tổn thương, nếu chỉ bồi bổ tân dịch th́ không đầy đủ, c̣n cần bổ khí, gia thêm gạo tẻ có tác dụng nuôi dưỡng vị khí lại dưỡng vị âm. Thạch cao thanh nhiệt ở khí phận, trị chứng hư nhiệt nghịch lên trên, Trúc diệp là cây thuốc đi qua mùa đông mà không tàn, nhận được âm khí mạnh nhất, có thể tươ dương tinh của thuỷ để đưa lên trên, giáng hư nhiệt để đi xuống, c̣n có tác dụng lợi tiểu.
Bán hạ trị nôn, hạ vị khí. Đồng thời các vị thuốc này đều là các dược phẩm cam hàn tư nhuận (ngọt lạnh và thấm nhuần), gia thêm một chút dương dược cay nóng sẽ có thể hành trệ, giáng nghịch, khiến trung khí sống động, v́ điều xảo diệu của phương này là gia vị Bán hạ.
Người viết khám bệnh cho một phụ nữ, sau khi phẫu thuật viêm tuyến vú th́ phát sinh chứng bại huyết, sốt 39℃ không hạ, buồn nôn, không thiết ăn uống, chỉ ngửi thấy mùi vị là buồn nôn, mạch sác mà vô lực, lưỡi hồng không rêu, người viết cùng thang Trúc diệp Thạch cao và thu được hiệu quả tốt.
“Tam Sâm nhị Thảo nhất cân Cao, bệnh hậu hư luy ẩu nghịch đao, canh mễ bán thăng Diệp nhị bả, Mạch môn hoàn phối nhất thang ngao” Thang Trúc diệp Thạch cao thường dùng nhiều Mạch môn, lượng dùng hiện nay là 1 lạng (30g). Bạch hổ thang và Trúc diệp Thạch cao thang đều có thể thanh nhiệt sinh tân dịch nhưng thang Bạch hổ chủ yếu thanh nhiệt ở khí phận, chủ trị đại phiền, đại khát, hăn đại xuất, mạch hồng đại, đại nhiệt (rất bực bội, khát nước nhiều, ra nhiều mồ hôi, mạch hồng đại, sốt rất cao); Trúc diệp Thạch cao thang chủ yếu là tư bổ khí âm, chủ trị bệnh nhân gầy g̣ thiếu khí lực, khí nghịch buồn nôn.
398 病人脉已解,而日暮微烦,以病新差,人强与谷,脾胃气尚弱,不能消谷,故令微烦,损谷则愈。 C414
398 Bệnh nhân mạch dĩ giải, nhi nhật mộ vi phiền, dĩ bệnh tân sái, nhân cường dữ cốc, tỳ vị khí thượng nhược, bất năng tiêu cốc, cố linh vi phiền, tổn cốc tắc dũ. C414
Điều này giải thích lư do bệnh nhân ăn uống kém khi mới khỏi đại bệnh.
Bệnh nhân mạch dĩ giải, là mạch đă b́nh hoà, phản ảnh tà khí đă được giải trừ.
“Nhật mộ vi phiền”(日暮微烦) khó chịu nhẹ vào buổi chiều. Là bệnh vừa khỏi, người nhà ép bệnh nhân ăn nhiều mà tỳ vị của bệnh nhân c̣n yếu, không thể tiêu hoá nhiều thực phẩm, thuỷ cốc khiến cho vị khí giống như bị nóng. Vị khí không thể tiêu hoá thuỷ cốc, bị ẩm thực ràng buộc, giống như phát sốt nhẹ. Phát sốt sau buổi trưa chính là khí dương minh vượng vào giờ thân dậu, v́ giờ này phát sốt v́ thế bệnh nhân cảm thấy khó chịu. “Tổn cốc tắc dũ” (损谷则愈) giảm lượng thực phẩm sẽ hết bệnh, lúc này bệnh nhân không cần dùng thuốc, giảm thực phẩm để cho dạ dày có thể tiêu hoá, th́ các chứng trạng nêu trên sẽ tự hết.
Bản dịch đến đây là hết, và chắc chắn c̣n rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ư kiến đóng góp xây dựng của các bạn.
Lương y Trường Xuân.
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-01-19 21:39:33
[Đă Xoá]
 
Reply with a quote
Replied by ngoctoan113 (Hội Viên)
on 2024-02-17 21:17:18
hay quá ạ, xin Thầy dịch thêm bản kim qỹ yếu lược của tác giả này được không ạ
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-18 21:06:10
Cám ơn ngoctoan, nếu có điều kiện sẽ chia sẻ bản dịch KQ
Trường Xuân
 
Reply with a quote
Replied by ngoctoan113 (Hội Viên)
on 2024-03-12 04:17:01
Đọc THL xong mà ko đọc tiếp Kim quỹ yếu lược th́ cảm giác như thiếu một nửa Thầy ạ. Xin thầy bỏ công sức dịch tiếp rồi đăng lên giúp mọi người ạ. E chân thành cảm ơn Thầy!
 
Reply with a quote
Replied by Cần Giuộc (Hội Viên)
on 2024-03-15 02:32:04
Quote:
Originally posted by ngoctoan113
Đọc THL xong mà ko đọc tiếp Kim quỹ yếu lược th́ cảm giác như thiếu một nửa Thầy ạ. Xin thầy bỏ công sức dịch tiếp rồi đăng lên giúp mọi người ạ. E chân thành cảm ơn Thầy!


Đọc xong có hiểu không?

 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-03-15 22:03:21
Cám ơn đă quan tâm, có điều chắc phải chờ, bản PDF của tác giả này ở trên mạng rất mờ,nhiều chỗ không đọc được, tôi đă gửi mua bản giấy in nhưng ở bên này mua sách khá là phức tạp, khoảng hơn 2 tháng nữa mới nhận được sách, hy vọng mọi chuyện sẽ thuận lợi.
Trường Xuân
 
Reply with a quote
Replied by ngoctoan113 (Hội Viên)
on 2024-03-19 03:34:21
Bác có bán sách Thương Hàn Luận này không ạ, cho e xin số điện thoại e liên lạc ạ.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org