Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> TẦN HỒ MẠCH HỌC

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
TẦN HỒ MẠCH HỌC - posted by KHANG TƯỜNG (Hội Viên)
on November , 25 2014
KT kính chào Quý Thầy và các bạn trên diễn đàn!
Hôm nay KT xin gởi tác phẩm TẦN HỒ MẠCH HỌC của danh y LÝ THỜI TRÂN đến Quý Thầy, các bạn trẻ và người đang học Đông y cùng tham khảo.
Kính mong Quý Thầy hỗ trợ, trao đổi thêm kiến thức và kinh nghiệm chẩn mạch lâm sàng để Đông Y học thuật trên diễn đàn ngày càng phát triển về nội dung và hiệu quả về ứng dụng vào thực tế Chẩn - Trị.
Chân thành cảm ơn!


濒 湖 脉 学
TẦN HỒ MẠCH HỌC
LÝ THỜI TRÂN


PHẦN I: TỨ NGÔN QUYẾT

I. KINH MẠCH DỮ MẠCH KHÍ

Nguyên văn Phiên âm

脉 乃 血 脉 Mạch năi, huyết mạch
气 血 之 先 Khí huyết chi tiên
血 之 遂 道 Huyết chi toại đạo
气 息 应 焉 Khí tức ứng yên
其 像 法 地 Kỳ tượng pháp địa
血 之 府 也 Huyết chi phủ dă
心 之 侠 也 Tâm chi hợp dă
皮 之 部 也 B́ chi bộ dă

Dịch nghĩa:
Mạch là huyết mạch
Khí huyết dẫn đầu
Đường đi của huyết
Hơi thở ứng vào
Như ḍng sông chảy
Dung nạp đều đều
Trong ḥa tâm tạng
Ngoài khắp b́ phu

Dịch theo lời giải

Đoạn này nói về sinh lư của kinh mạch. Kinh mạch tức là đường mạch, c̣n gọi là huyết mạch, là bộ máy (khí quan) tự h́nh thành mộ hệ thống để vận chuyển tuần hoàn huyết dịch trong cơ thể con người. Sự vận hành khí huyết của toàn thân phải thông qua tác dụng "Tiên đạo" (dẫn đầu) của kinh mạch mới làm tṛn được. Phàm chỗ nào có kinh mạch th́ chỗ đó có khí huyết đến. Cho nên kinh mạch chẳng những là đường lưu thông của huyết dịch mà c̣n liên quan chặt chẽ nhịp nhàng với hơi thở (tức là hơi thở hít vào thở ra, một lần thở ra, một lần hít vào là nhất tức - một nhịp thở). Kinh mạch phân bố một cách hợp lư trong cơ thể người ta giống như những ḍng sông lớn nhỏ chảy hoài và tồn tại trên mặt đất, bên trong trực tiếp phối hợp với tâm tạng, bên ngoài th́ rải khắp giữa b́ phu và cơ nhục, làm cho huyết dịch toàn thân đều được dung nạp, từ đó h́nh thành toàn bộ sự tuần hoàn của huyết dịch.

Nguyên văn Phiên âm

兹 水 于 肾 Tư thủy vu thận
兹 生 于 胃 Tư sinh vu Vỵ
阳 中 之 阴 Dương trung chi âm
本 乎 赢 卫 Bản hồ dinh vệ
赢 也 阴 血 Dinh giả âm huyết
卫 也 阳 气 Vệ giả dương khí
赢 行 脉 中 Dinh hành mạch trung
卫 行 脉 外 Vệ hành mạch ngoại

Dịch nghĩa
Tiên thiên nhờ thận
Hậu thiên vỵ tỳ
Âm nằm trong dương
Vốn là dinh vệ
Dinh là âm huyết
Vệ là dương khí
Dinh đi trong mạch
Vệ đi ngoài mạch

Dịch theo lời giải:
Đoạn này nói về sự sinh thành của mạch khí.
Sở dĩ mạch có thể đập không ngừng chủ yếu là nhờ có sự tồn tại của "mạch khí" là một thứ cơ năng của bản thân kinh mạch. Cơ năng này chẳng những nhận được sự cung cấp không ngừng của tiên thiên là "thận khí" và hậu thiên là "vị khí" để tồn tại mà c̣n phải phối hợp với dinh khí, vệ khí nữa, mới là căn bản nhịp đập của "mạch khí". Nói về tính chất của "mạch khí", nó thuộc về "âm khí trong dương". V́ khí vốn thuộc dương song mạch lại thuộc âm mà khí tồn tại ở trong kinh mạch, chứ không phải "dương khí" đơn thuần, mà có một phần "âm khí" trong đó. Dinh khí và Vệ khí đều sinh ra từ ở Tỳ Vỵ, dinh khí có đầy đủ công năng để bảo vệ phần biểu của cơ thể. Dinh khí tồn tại trong huyết dịch cho nên dinh khí và âm huyết cùng vận hành trong kinh mạch. Vệ khí là một loại của dương khí, cho nên vệ khí đi ở bên ngoài kinh mạch. Như vậy, tác dụng tương hỗ trong, ngoài, âm, dương chính là duy tŕ hoạt động b́nh thường của "mạch khí".

Nguyên văn Phiên âm

脉 不 自 行 Mạch bất tự hành
隋 气 而 至 Tùy khí nhi chí
气 动 脉 应 Khí động mạch ứng
阴 阳 之 义 Âm dương chi nghĩa
气 如 托 跃 Khí như thác dược
血 如 波 澜 Huyết như ba lan
血 脉 气 息 Huyết mạch khí tức
上 下 循 完 Thượng hạ tuần hoàn

Dịch nghĩa
Mạch không tự đi
Mà theo khí đến
Khí động mạch ứng
Nghĩa âm dương âư
Khí tựa quạt vào
Huyết như sóng gợn
Huyết mạch nhịp nhàng
Tuần hoàn trên dưới

Dịch theo lời giải:

Đoạn này nói về ư nghĩa "vỵ khí" và "tông khí" dẫn dắt huyết lưu hành, kinh mạch vận động theo khí.
Bản thân kinh mạch không thể tự ḿnh vận động đơn độc, nhất định phải theo sự vận động của "vỵ khí" và "tông khí" mới vận động được. Cái nghĩa Kinh mạch vận động theo "vỵ khí" và "tông khí" có thể khái quát là kết quả của tác dụng tương hỗ "âm kinh", "dương khí". Mạch thuộc âm, khí thuộc dương, âm mạch dương khí phối hợp với nhau, sinh ra sự vận động không ngừng. Sự vận hành của dương khí, có tác dụng cổ động như chiếc quạt gió, huyết dịch trong kinh mạch nhận được sự cổ động của dương khí tức là "vỵ khí" và "tông khí" liền dấy lên những làn sóng gợn, lên xuống lại qua, tuần hoàn vô tận.

Nguyên văn Phiên âm

十 二 经 中 Thập nhị kinh trung
皆 有 动 脉 Giai hữu động mạch
惟 手 太 阴 Duy thủ thái âm
寸 口 手 决 Thốn khẩu thủ quyết
手 经 属 肺 Thủ kinh thuộc phế
上 系 行 益 Thượng hệ hàng ích
脉 之 大 会 Mạch chi đại hội
息 之 出 入 Tức chi xuất nhập
一 呼 一 吸 Nhất hô nhất hấp
四 之 为 息 Tứ chi vi tức
日 夜 一 万 Nhật dạ nhất vạn
三 千 五 百 Tam thiên ngũ bách
一 呼 一 吸 Nhất hô nhất hấp
脉 行 六 寸 Mạch hành lục thốn
日 夜 八 百 Nhật dạ bát bách
十 丈 为 隼 Thập trượng vi chuẩn

Dịch nghĩa
Trong mười hai kinh
Đều có mạch đập
Riêng thủ thái âm
Mạch nằm thốn khẩu
Phế thuộc kinh này
Trên là cổ họng
Mạch tụ nơi đây
Vào ra nhị thở
Thở ra hít vào
Là bốn nhịp đập
Ngày đêm một vạn
Ba ngàn năm trăm
Nhất hô nhất hấp
Mạch đi sáu tấc
Đúng một ngày đêm
Tám trăm mười trượng

Dịch theo lời giải:

Đoạn này nói về ư nghĩa của ¿thốn khẩu¿ và quan hệ hô hấp với sự lưu thông của huyết mạch.
Kinh chính của toàn thân có 12 kinh mạch, mỗi một kinh mạch đều có chỗ có thể bắt được nhịp đập của mạch. Vậy tại sao tất cả đều chỉ bắt mạch ở bộ vị thốn khẩu nơi thuộc kinh mạch của Thủ thái âm phế? Kinh thủ thái âm là kinh mạch thuộc tạng phế, trên từ cổ họng nối liền với phế, là con đường chủ yếu thích hợp với hít thở không khí. Dinh khí, vệ khí của toàn thân và khí trời được hít vào đều hội họp ở Phế. V́ vậy, bộ vị "thốn khẩu" mà kinh mạch Phế đi qua đều có thể phản ánh được biến hóa thịnh suy của tạng khí các kinh. Cho nên nguyên nhân gọi ¿thốn khẩu¿ chủ yếu là bộ vị này dài tất cả là một thốn chín phân (Đồng thân thốn tức là lấy độ dài của một bộ phận nào đó trên cơ thể người ta làm tiêu chuẩn đo độ dài ngắn ở bộ vị nào đó ở bề ngoài cơ thể. Ví dụ: lấy khoảng cách giữa hai đầu vân ngang của đốt giữa thuộc ngón tay giữa định ra làm một thốn, dung để đo độ dài, ngắn, rộng hẹp ở tay, chân, lưng, bụng người đó th́ gọi là ¿phép đồng thân thốn ngón giữa¿. Chữ khẩu ở đây có ư nghĩa là ra, vào, đi, lại, v́ thế mới gọi là ¿thốn khẩu¿. Một lần thở ra, một lần hít vào của người b́nh thường không ốm đau, gọi là một nhịp thở (nhất tức). Người xưa đă tính trong một ngày đêm, người ta hít thở tất cả là một vạn ba ngàn năm trăm nhịp. Huyết dịch đi trong kinh mạch, mỗi một nhịp thở đi được chừng sáu thốn (tấc Trung Quốc), trong một ngày đêm đi tất cả được tám trăm mười trượng (Trượng: đơn vị đo lường của Trung Quốc). Số hô hấp này có chỗ chưa đúng với con số thống kê của ngày nay. Số hô hấp trong một ngày đêm của một người ở trạng thái b́nh thường ước chừng là hai vạn bốn ngàn đến hai vạn sáu ngàn nhịp. Nhưng một nhịp thở, mạch đập bốn lần về cơ bản vẫn đúng.

II. BỘ VỊ - CHẨN PHÁP (BỘ VỊ, PHƯƠNG PHÁP CHẨN MẠCH)

Nguyên văn Phiên âm

初 持 脉 时 Sơ tŕ mạch thời
令 仰 其 掌 Linh ngưỡng kỳ chưởng
掌 後 捞 骨 Chưởng hậu cao cốt
是 味 关 上 Thi vị quan thượng
关 前 为 阳 Quan tiền vi dương
关 後 为 阴 Quan hậu vi âm
阳 寸 阴 尺 Dương thốn âm xích
先 後 推 寻 Tiên hậu suy (thôi) tầm
寸 口 无 脉 Thốn khẩu vô mạch
求 之 畀 外 Cầu chị tư ngoại
是 味 反 关 Thi vị phản quan
本 不 夙 怪 Bản bất túc quái

Dịch nghĩa
Bắt đầu xem mạch
Bảo ngửa bàn tay
Chỗ mỏm xương quay
Là bộ quan đó
Trước quan là dương
Sau quan là âm
Dương thốn âm xích
Suy t́m sau trước
Thốn khẩu không mạch
T́m chếch phía ngoài
Gọi là quan ngược
Không có ǵ lạ!

Dịch theo lời giải:
Đoạn này nói về sự khác nhau của ba bộ thốn, quan, xích.
Khi bắt đầu xem mạch, bảo người bệnh duỗi cánh tay ra, ngửa bàn tay lên, để bằng phẳng một cách rất tự nhiên. Trước hết phải xem đúng chỗ xương trâm quay nhô lên ở sau bàn tay, chính là chỗ bộ vị ¿mạch quan¿ ở đó. Ở trước ¿bộ quan¿ là ¿bộ thốn¿ thuộc dương. Ở sau ¿bộ quan¿ là ¿bộ xích¿ thuộc âm. Thầy thuốc úp bàn tay lấy mạch, trước hết đặt đầu ngón tay giữa vào ¿bộ quan¿. C̣n lại hai đầu ngón tay ở trước và sau đặt tự nhiên trên hai bộ vị của ¿bộ thốn¿ và ¿bộ xích¿. Lúc này có thể xem mạch một cách cẩn thận. Có số ít người không có nhịp đập của mạch, ở bộ vị ¿thốn khẩu¿ th́ t́m chếch nghiêng phía ngoài cánh tay, tức là phía trên ¿thốn khẩu¿, có thể sờ thấy nhịp đập của mạch, đó gọi là ¿phản quan mạch¿ (mạch quan ngược). Có người chỉ có ¿phản quan¿ một tay, có người cả hai tay. Nói chung đều thuộc hiện tượng sinh lư, không lấy ǵ làm lạ.

Nguyên văn Phiên âm

心 肝 居 左 Tâm can cư tả
肺 脾 居 右 Phế tỳ cư hữu
肾 与 命 门 Thận dữ mạch môn
居 两 尺 部 Cư lưỡng xích bộ
左 为 人 迎 Tả vi Nhân nghinh
右 为 气 口 Hữu vi khí khẩu
神 门 决 踹 Thần môn quyết đoán
两 在 关 後 Lưỡng tại quan hậu
人 无 二 脉 Nhân vô nhị mạch
不 死 不 救 Bất tử bất cứu
左 大 顺 男 Tả đại thuận nam
右 大 顺 女 Hữu đại thuận nữ
男 女 脉 同 Nam nữ mạch đồng
阳 弱 阴 盛 Dương nhược âm thịnh
反 此 病 至 Phản thử bệnh chí

Dịch nghĩa:
Tâm can bên trái
Phế tỳ bên phải
Thận với mạch môn
Ở hai bộ xích
Trái là nhân nghinh
Phải là Khí khẩu
Tên gọi Thần môn
Sau hai quan vị
Hai mạch đều không
Hết đường cứu chữa
Trái mạnh thuận nam
Phải mạnh thuận nữ
Nam nữ mạch cùng
Riêng xích th́ khác
Dương yếu âm thịnh
Trái đó bệnh liền

Dịch theo lời giải:

Đoạn này nói về tạng phủ chủ yếu của ba bộ mạch và sự khác nhau về mạch tượng của nam và nữ.
Sự biến hóa khí cơ của tạng phủ đều có thể phản ánh trên "thốn khẩu", đồng thời mỗi tạng phủ đều có bộ vị nhất định của nó. Như: "bộ thốn" ở tay trái thuộc tâm, "bộ quan" thuộc can (bao gồm cả đởm), "bộ xích" thuộc thận (bao gồm tiểu trường, bang quang). "Bộ thốn" tay phải thuộc phế, "bộ quan" thuộc tỳ (bao gồm cả vị), "bộ xích" thuộc mệnh môn (bao gồm cả đại trường). Đấy là nói chung về tạng phủ chủ yếu ở sáu bộ phận của hai tay trái và phải. Song c̣n một cách nói khác, "bộ thốn" ở tay trái gọi là "Nhân nghinh", cứ chứng biểu ngoại cảm đều xem mạch ở chỗ này; "bộ thốn" tay phải gọi là "khí khẩu", cứ chứng lư nội thowng đều xem mạch chỗ này. Cách nói này từ nguồn gốc "Mạch kinh" của Vương Thúc Ḥa biên soạn, Các thầy thuốc đời sau do khong rút ra được chứng minh thực nghiệm trên lâm sang nên nhiều người tỏ ra không đồng ư. V́ thế, ở đây chỉ để tham khảo thôi. Ngoài ra, trong sách "Nội kinh" gọi động mạch ở hai bên cổ họng là ¿Nhân nghinh¿ ba bộ mạch ở hai tay trái và phải đều gọi là ¿Khí khẩu¿. Đây là một trong những phương pháp xem mạch tứ toàn thân của người xưa. Sách ¿Mạch kinh¿ c̣n gọi ¿bộ xích¿ ở hai tay là ¿thần môn¿, chuyên xem mạch để biến sự biến hóa của thận âm, thận dương ở bộ mạch này. Thận âm thận dương mạnh, chủ về thân thể cường tráng; thận âm thận dương yếu, chủ về thân thể hư suy. Nếu mạch ở ¿bộ xích¿ của hai tay đều không có, chứng tỏ rằng thận âm và thận dương suy kiệt, bệnh t́nh nghiêm trọng. Về giới tính nam nữ khác nhau th́ âm dương cũng có thịnh suy khác nhau, cho nên phản ánh nhịp đập của mạch ở hai tay trái và phải cũng khác nhau một chút. Bên trái là dương, bên phải là âm, dương khí đàn ông thiên về thịnh, nên coi mạch tay trái đập to hơn là thuận, âm huyết của đàn bà thiên về thịnh, nên coi mạch tay phải đập to hơn là tốt. Hăy cùng so sánh ¿bộ thốn¿ và ¿bộ xích¿, thốn là dương, xích là âm, dương khí của đàn ông thiên về thịnh, nên coi mạch thốn thịnh, mạch xích nhược là thích hợp. Âm huyết của đàn bà thiên về thịnh nên coi mạch xích thịnh, mạch thốn nhược là thích hợp. Nếu hai mạch ấy trái ngược nhau th́ chứng tỏ rằng đă có bệnh biến.

Nguyên văn Phiên âm

脉 有 七 诊 Mạch hữu thất chẩn
曰 浮 中 沈 Viết phù, trung, trầm
上 下 左 右 Thượng, hạ, tả, hữu
票 息 求 寻 Tiêu tức cầu tầm
又 有 九 厚 Hựu hữu cửu hậu
举 按 轻 重 Cử án khinh trọng,
三 部 浮 沈 Tam bộ phù trầm
各 厚 五 动 Các hậu ngũ động

Dịch nghĩa
Bảy phép xem mạch
Rằng phù, trung, trầm
Trên, dưới, trái, phải
Quan sát suy tầm
Lại c̣n chín hậu
Ấn nhẹ nặng vừa
Phù trầm ba bộ
Đập quá 5 lần


Dịch theo lời giải:

Đoạn này nói về hai phương pháp xem mạch là "thất chẩn" và "cửu hậu".
Cái gọi là "thất chẩn" trong phương pháp xem mạch là bảy thủ pháp xem mạch: phù, trung, trầm, thượng, hạ, tả, hữu. Phù, đặt tay nhẹ có thể quan sát được biểu chứng, ngoại cảm hay không. Trung, đặt tay vừa phải có thể quan sách được sự biết hóa về cơ năng của Tỳ, Vỵ. Trầm, ấn nặng tay có thể quan sát được có lư chứng nội thương hay không. Thượng, chỉ bộ thốn. Hạ, chỉ bộ xích. Tả tức tay trái. Hữu tức tay phải. Khi xem mạch chẳng những phải so sánh trên, dưới (thượng, hạ) mà c̣n phải cùng đối chiếu giữa tay trái và tay phải. Vận dụng thủ pháp ¿Thất chẩn¿ để quan sát t́nh h́nh của bệnh, t́m ra nguyên nhân của bệnh. Làm như vậy là tương đối toàn diện đối với quan sát và phân tích tật bệnh.
Trong pháp xem mạch c̣n có điều gọi là ¿Cửu hậu¿. Tức là ba bộ thốn, quan, xích, mỗi khi xem một bộ, đều phải qua ba thủ pháp: ấn nhẹ tay để lấy mạch phù, ấn hơi nặng tay để lấy mạch trầm. Mỗi khi dùng một thủ pháp, đều phải quan sát kỹ lưỡng đến nhịp đập của mạch 5 lần trở lên. Một tay chia làm ba bộ: Thốn, quan, xích. Mỗi bộ lại chia làm ba hậy phù, trung, trầm ¿ba ba là chín¿ (tam tam đắc cửu). Đó gọi là cửu hậu. Chữ hậy ở đây có nghĩa là quan sát kỹ lưỡng cẩn thận.

Nguyên văn Phiên âm

寸 厚 胸 上 Thốn hậu hung thượng
关 厚 膈 下 Quan hậu cách hạ
尺 厚 于 脐 Xích hậu vu tề
下 之 根 胯 Hạ chi căn khóa
左 脉 候 左 Tả mạch hầu tả
右 脉 候 右 Hữu mạch hầu hữu
病 随 所 在 Bệnh tùy sở tại
不 病 者 否 Bất bệnh giả phủ

Dịch nghĩa:
Thốn từ ngực lên
Quan từ cách xuống
Xích đi từ rốn
Xuống đến gót chân
Mạch trái xét trái
Mạch phải xét phải
Bệnh theo cùng mạch
Không bệnh, b́nh thường

Dịch theo lời giải:

Đoạn này nói về quan sát bệnh biến toàn thân từ ¿Thốn khẩu¿.
Phương pháp quan sát bệnh biến toàn thân ở ¿thốn khẩu¿ là: Phàm bệnh từ hung cách (vùng ngực) trở lên đến đỉnh đầu đều có thể quan sát ở ¿bộ thốn¿. Phàm bệnh từ hung cách xuống đến rốn, đều có thể quan sát ở ¿bộ quan¿. Phàm bệnh từ rốn xuống, đến gót chân, đều có thể quan sát ở ¿bộ xích¿. Bệnh biến ở nửa người bên trái vẫn có thể quan sát từ ba bộ của tay trái. Bệnh biến ở nửa người bên phải vẫn cơ thể quan sát từ ba bộ của tay phải. Cho nên có thể nói: ¿trên quan sát ở trên, giữa quan sát ở giữa, dưới quan sát ở giữa, dưới quan sát ở dưới, trái quan sát bên trái, phải quan sát bên phải¿, cũng có nghĩa là một bộ phận nào đó có bệnh, th́ nhịp mạch đập phản ánh một cách tương ứng trên một bộ vị nào đó ở thốn khẩu. Nếu một bộ phận nào đó không có bệnh biến, tương ứng như vậy, nhịp mạch đập của bộ vị nào đó ở thốn khẩu cũng biểu hiện b́nh thường, không hề phát sinh biến hóa nào. Ví dụ: Sườn bên trái đau th́ mạch quna ở tay trái liền biểu hiện huyền hoặc khẩn, đó chính là ¿bệnh theo cùng mạch¿. Sườn bên phải b́nh thường th́ mạch quan ở tay phải cùng không có sự biến hóa không b́nh thường, tức là ¿bất bệnh giả phủ¿ (không có bệnh th́ mạch b́nh thường không có ǵ thay đổi, và ư nghĩa của ¿bất¿ (không) là như vậy).



III. NGŨ TẠNG B̀NH MẠCH (MẠCH B̀NH THƯỜNG CỦA NĂM TẠNG)

Nguyên văn Phiên âm

浮 为 心 肺 Phù vi tâm phế
沈 为 肾 肝 Trầm vi thận can
脾 胃 中 珠 Tỳ vị trung châu
浮 沈 之 间 Phù trầm chi gian
心 脉 之 浮 Tâm mạch chi phù
浮 大 柔 散 Phù đại nhu tán
肺 脉 之 浮 Phế mạch chi phù
浮 涩 而 短 Phù sáp nhi đoản
肝 脉 之 沈 Can mạch chi trầm
沈 而 长 弦 Trầm nhi trường huyền
肾 脉 之 沈 Thận mạch chi trầm
沈 实 柔 软 Trầm thực nhu nhuyễn
脾 胃 脉 来 Tỳ vị mạch lai
总 宜 和 缓 Tổng nghi ḥa hoăn
命 门 元 阳 Mệnh môn nguyên dương
两 尺 同 踹 Lưỡng xích đồng đoán

Dịch nghĩa:
Phù là tâm phế
Trầm là thận can
Tỳ vị ở giữa
Phù trầm trung gian
Phù của mạch tâm
Phù đại mà tán
Phế mạch mà phù
Phù sáp và đoản
Trầm của mạch can
Trầm mà trường huyền
Mạch thận mà trầm
Trầm thực và nhuyễn
C̣n mạch vỵ tỳ
Vẫn nên ḥa hoăn
Mệnh môn nguyên dương
Hai xích cùng đoán

Dịch theo lời giải:

Đoạn này nói về sự biểu hiện khác nhau của mạch tượng b́nh thường trong ngũ tạng.
Mạch tượng b́nh thường của ngũ tạng đều có thể thông qua ba hậu: phù, trung, trầm để quan sát. Bộ phù có thể quan sát tâm và phế, bộ trầm có thể quan sát thận và can. Giữa phù với trầm cũng chính là trung bộ có thể quan sát tỳ và vỵ. Song điều này cũng chỉ nói từ cái chung thôi, nếu phân tích kỹ, c̣n có chỗ khác nhau. Phù của mạch tâm,trong cái phù thấy rơ đại mà tán, tức là đầu ngón tay ấn hơi mạnh, mạch chạy thô đại (to); ấn mạnh hơn chút nữa th́ thấy mạch đại mà nhuyễn tán (khuếch khoát đại nhuyễn tán). Phù của mạch phế, trong cái phù thấy rơ sáp (rít) mà đoản, tức là đầu ngón tay hơi ấn mạnh th́ thấy nhịp đập của mạch có cảm giác trệ sáp; ấn mạnh hơn một chút nữa càng thấy rơ mạch có cảm giác đoản súc (ngắn mà dồn dập). Mạch can xuất hiện trầm, chẳng những mạch cho thấy hơi trường( dài), mà c̣n có mạch tượng huyền sức căng hơi lớn. Mạch thận cũng xuất hiện trầm, trong có cảm giác mạnh thực kiêm nhuyễn hoạt. C̣n về mạch tượng của tỳ vỵ, vẫn cứ không nhanh không chậm (vừa phải), ḥa hoăn là hơn cả.
Ở đoạn hai của ¿Bộ vị, phương pháp chẩn mạch¿ phần 2 đă nói: ¿Thận và Mệnh môn ở hai bộ xích¿, tức là quan sát thận ở bộ xích bên trái (tả xích), quan sát Mệnh môn ở bộ xích bên phải (hữu xích). Nhưng kinh nghiệm của những thầy thuốc đời sau cho rằng: bộ vị (vị trí) của Mệnh môn ở giữa hai quả thận, về đại thể tuy có chia ra trái, phải, song trên thực tế, sự biến hóa thịnh suy của nguyên dương trong Mệnh môn, đều có thể phán đoán ra được ở cả hai bộ xích trái và phải.

Nguyên văn Phiên âm

春 弦 夏 洪 Xuân huyền hạ hồng
秋 毛 冬 石 Thu mao đông thạch
四 季 和 缓 Tứ quư ḥa hoăn
是 味 平 安 Thị vị b́nh mạch
太 过 实 强 Thái quá thực cường
病 生 于 外 Bệnh sinh vu ngoại
不 及 虚 微 Bất cập hư vi
病 生 于 内 Bệnh sinh vu nội
四 时 百 病 Tứ thời bách bệnh
胃 气 为 本 Vị khí vi bản
脉 贵 有 神 Mạch quư hữu thần
不 可 不 沁 Bất khả bất thấm

Dịch nghĩa:
Xuân huyền hạ hồng
Thu mao đông thạch
Bốn mùa ḥa hoăn
Là mạch b́nh thường
Quá ư thực cường
Bên ngoài sinh bệnh
Hư vi bất cập
Bệnh phát ở trong
Bốn mùa trăm bệnh
Vị khí làm gốc
Mạch cốt có thần
Phải nên xem kỹ

Dịch theo lời giải

Đoạn này nói về mạch b́nh thường trong 4 mùa.
Khí hậu thay đổi cuả bốn mùa trong 1 năm có ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể con người ta. Để thích ứng với điều này, cơ năng sinh lư của con người phải luôn luôn tiến hành điều tiết để duy tŕ sức khỏe. Tác dụng điều tiết này cũng được phản ánh đầy đủ nhu thế trên nhịp đập của mạch.
Dương khí mùa xuân dần dần bốc lên, sức căng của mạch đập hơi mạnh một cách tương ứng, do đó thấy mạch huyền. Khí hậu của mùa hạ viêm nhiệt, nhịp đập của mạch đi về tràn đầy sung sức một cách tương ứng, do đó thấy mạch hồng. Dương khí mùa thu dần dần suy giảm, nhịp đập của mạch cũng khinh hư phù nhuyễn một cách tương ứng, do đó thấy mạch mao. Khí hậu mùa đông giá lạnh, nhịp đập của mạch ch́m lặn có lực một cách tương ứng, do đó thấy mạch thạch. Bốn mùa trong một năm, dù có thấy mạch huyền, mạch hồng, mạch mao, mạch thạch, chỉ cần kèm theo mạch khí ḥa hoăn th́ điều này chứng tỏ sự phản ánh của cơ thể khỏe mạnh, mạch tượng b́nh thường. Trái lại, trong mạch đập khác nhau của mạch hồng, huyền, mao, thạch, đều xuất hiện t́nh h́nh thái quá mà mạch thực, nói chung là bệnh biến của ngoại cảm, tà khí hữu dư. Nếu trong các mạch huyền, hồng, mao, thạch xuất hiện mạch khí hư nhược tế vi (nhỏ yếu) th́ phần nhiều là bệnh biến của nội thương, thuộc về chính khí bất túc. Tóm lại, bất luận xem mạch bốn mùa cũng được, hoặc các bệnh tật khác cũng được, điều căn bản nhất là phải xem trong nhịp đập của mạch có c̣n vị khí hay không.
Trong mạch có ¿vị khí¿, tức là mạch đập ¿có thần¿. Cái gọi là ¿có thần¿ chính là mạch đập ḥa hoăn. Ví dụ: mạch tuy vi nhược nhỏ yếu nhưng nhịp đập vẫn đều đặn nhịp nhàng, th́ đó gọi là có thần, có vị khí, điều này chứng tỏ chính khí của cơ thể vẫn tồn tại, bệnh biến tuy nặng nhưng vẫn dễ chữa. Nếu mạch đập không có thần, không có vị khí, chứng tỏ chính khí đă suy kiệt đến cực độ, cần phải chú ư nhiều hơn, không được coi thường, sơ suất.

(còn tiếp)




 
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2014-11-25 11:16:00.0
Trong Diễn đàn có sách này rồi mà bạn KHANG TƯỜNG!
 
Reply with a quote
Replied by VienChi (Hội Viên)
on 2014-11-27 13:44:39.0
Cám ơn bác Khang Tường đă đăng bài nhé. Có sẵn bài trên diễn đàn lúc nào rảnh dùng điện thoại di động vào đọc, có thắc mắc có thể hỏi và bàn luận ngay trên diễn đàn thật là tiện lợi.
VienChi
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2014-11-28 04:45:22.0
Thầy Khang Tường bớt chút thời gian công sức đăng Tần Hồ Mạch Học lên diễn đàn thật là quư hóa v́ rất thuận tiện để tham khảo và theo dơi.

Just
 
Reply with a quote
Replied by Cương luxury (Hội Viên)
on 2016-05-23 08:47:48.0
Cảm ơn thầy rất nhiều!!
Cương
 
Reply with a quote
Replied by KHANG TƯỜNG (Hội Viên)
on 2016-06-03 07:13:20.0
脉学七言诀 :
MẠCH HỌC THẤT NGÔN QUYẾT

浮 脉 (phù mạch)
MẠCH PHÙ

体 状 诗:
Thể trạng thi

浮 脉 惟 从 肉 上 行,
Phù mạch duy tùng nhục thượng hành,

如 循 榆 荚 似 毛 轻,
Như tuần du giáp tợ mao khinh

三 秋 得 令 知 无 恙,
Tam thu đắc lịnh tri vô dạng,

久 病 逢 之 却 可 惊
Cửu bệnh phùng chi khước khả kinh.

相 類 詩:
Tương loại thi

浮 如 木 在 水 中 浮,
Phù như Mộc tại Thủy trung phù,

浮 大 中 空 乃 是 芤。
Phù Đại trung không, năi thị Khâu.

拍 拍 而 浮 是 洪 脈,
Phách phách nhi phù thị Hồng mạch,

來 時 雖 盛 去 悠 悠。
Lai thời tuy thạnh, khứ du du.

浮 脈 輕 平 似 捻 蔥
Phù mạch khing b́nh tợ niệm thông,

虛 來 遲 大 豁 然 空。
Hư lai Tŕ Đại hoát nhiên không.

浮 而 柔 細 方 為 濡,
Phù nhi nhu tế phương vi Nhu,

散 似 楊 花 無 定 蹤。
Tán tợ dương hoa, vô định tung.

浮 而 有 力 為 洪,浮 而 遲 大 為 虛,虛 甚 為 散.
Phù nhi hữu lực vi Hồng.Phù nhi Tŕ Đại vi Hư,Hư thậm vi Tán.

浮 而 無 力 為 芤,浮 而 柔 細 為 濡。
Phù nhi vô lục vi Khâu, Phù nhi nhu tế vi Nhu.

主 病 诗:
Chủ bệnh thi

浮 脉 为 阳 表 病 居,
Phù mạch vi dương biểu bệnh cư,

迟 风 数 热 紧 寒 拘,
Tŕ phong, Sác nhiệt, Khẩn hàn câu,


浮 而 有 力 多 风 热,
Phù nhi hữu lực đa phong nhiệt,

无 力 而 浮 是 血 虚。
Vô lực nhi phù thị huyết hư.


寸 浮 头 痛 眩 生 风,
Thốn phù đầu thống huyền sinh phong,

或 有 风 痰 聚 在 胸,
Hoặc hữu phong đàm tụ tại hung,

关 上 土 衰 兼 木 旺,
Quan thượng thổ suy kiêm mộc vượng,

尺 中 溲 便 不 流 通。
Xích trung sưu tiện bất lưu thông.

(c̣n tiếp)





 
Reply with a quote
Replied by KHANG TƯỜNG (Hội Viên)
on 2016-09-26 08:15:49.0
Dịch nghĩa

MẠCH PHÙ ( thuộc Dương, chủ Biểu. )

THỂ TRẠNG THI:

Mạch Phù nổi ở ngoài da,
Gợn tay,lại tựa lông nga nhẹ nhàng.
Ba Thu mạch ấy b́nh thường,
Bịnh lâu mạch ấy lại càng sợ thay.

TƯƠNG LOẠI THI :

Phù như gỗ nổi lênh đênh,
Phù Đại giữa rổng ấy h́nh mạch Khâu.
Mạch Hồng như thể nước trào,
Lại th́ cuồn cuộn, đi hầu xa xa.
Phù nhẹ như cầm cọng hành,
Tŕ Đại trống rổng ấy h́nh mạch Hư.
Phù nhỏ yếu ấy là Nhu.
Tán th́ tan tác tựa hề hoa bay

CHỦ BỊNH THI :

Phù Dương-Biểu bịnh rơ ràng,
Tŕ phong, Sác nhiệt, Khẩn hàn chẳng sai.
Phù hữu lực phong nhiệt đây,
Phù mà vô lực chứng này rất hư.

Thốn Phù đầu thống sanh phong,
Phong đàm tụ ở hung ttrung lạ ǵ.
Quan Phù mộc vượng, thổ suy,
Xích Phù, Đại-Tiểu tiện th́ khó khăn.

( sưu tầm )






 
Reply with a quote
Replied by KHANG TƯỜNG (Hội Viên)
on 2016-09-27 09:03:41.0

沉 脉 (Trầm mạch)

体 状 诗:
Thể trạng thi

水 行 润 下 脉 来 沉,
Thủy hành nhuận hạ mạch lai trầm,

筋 骨 之 间 软 滑 匀,
Cân cốt chi gian nhuyễn hoạt quân,

女 子 寸 兮 男 子 尺,
Nữ tử Thốn hề, nam tử Xích,

四 时 如 此 号 为 平。
Tứ thời như thử hiệu vi b́nh.


相 類 詩
Tương loại thi

沉 豐 筋 骨 自 調 勻,
Trầm phong cân cốt tự điều quân,

伏 則 推 筋 著 骨 尋。
Phục tắc thôi cân trước cốt tầm.

沉 細 如 綿 真 弱 脈,
Trầm tế như miên chân Nhược mạch,

弦 長 實 大 是 牢 形。
Huyền-Trường-Thực-Đại thị Lao h́nh.



主病诗:
chủ bệnh thi

沉 潜 水 蓄 阴 经 病,
Trầm tiềm thủy xúc âm kinh bệnh,

数 热 迟 寒 滑 有 痰,
Sác nhiệt, Tŕ hàn, Hoạt hữu đàm.

无 力 而 沉 虚 与 气,
Vô lực nhi Trầm hư dữ khí,

沉 而 有 力 积 并 寒。
Trầm nhi hữu lực tích tinh hàn.

寸 沉 痰 郁 水 停 胸,
Thốn Trầm đàm uất, thủy đ́nh hung,

关 主 中 寒 痛 不 通
Quan chủ trung hàn, thống bất thông.

尺 部 浊 遗 并 泻 痢,
Xích bộ trọc-di tinh, tả lỵ,

肾 虚 腰 及 下 元 疼 。
Thận hư, yêu cập hạ nguyên đông.

( c̣n tiếp )







 
Reply with a quote
Replied by KHANG TƯỜNG (Hội Viên)
on 2016-09-28 07:45:13.0
Dịch nghĩa:

MẠCH TRẦM (thuộc Âm, chủ Lư)

Thể trạng thi:

Như nước ch́m xuống là Trầm,
Mạch đi ở khoảng xương gân trơn mềm.
Xích trai, Thốn gái thử xem,
Bốn mùa như vậy rằng tên mạch b́nh.

Tương loại thi:

Trầm thấy ở khoảng xương gân,
Phục th́ t́m măi thấy gần ở xương.
Nhược th́ Trầm Tế phải tường,
Lao th́ Thực; Đại; Huyền; Trường phải ghi.

Chủ bịnh thi:

Mạch Trầm thủy động kinh Âm,
Tŕ hàn, Sác nhiệt, Hoạt đàm chẳng sai.
Trầm vô lực, Khí hư đây,
Trầm mà hữu lực bịnh hay tích hàn.

Thốn Trầm ngực có thủy đờm,
Quan Trầm trong lạnh, chẳng thông đau tŕ.
Xích Trầm tiết lỵ, trọc-di(tinh),
Hạ nguyên đau mỏi, ấy v́ Thận hư.


 
Reply with a quote
Replied by KHANG TƯỜNG (Hội Viên)
on 2016-09-29 11:44:38.0
遲 脈
MẠCH TR̀

體 狀 詩 :
Thể trạng thi

遲 來 一 息 至 惟 三,
Tŕ lai nhất tức chí duy tam,

陽 不 勝 陰 氣 血 寒。
Dương bất thắng âm khí huyết hàn.

但 把 浮 沉 分 表 裡,
Đản bả Phù -Trầm phân biểu- lư,

消 陰 須 益 火 之 原。
Tiêu âm tu ích hỏa chi nguyên.

相 類 詩 :
Tương loại thi

脈 來 三 至 號 為 遲,
Mạch lai tam chí hiệu vi Tŕ

小 駛 於 遲 作 緩 持。
Tiểu sử ư Tŕ tác hoăn tŕ.

遲 細 而 難 知 是 澀,
Tŕ tế nhi nan tri thị Sáp (Sắc),

浮 而 遲 大 以 虛 推。
Phù nhi Tŕ Đại dỉ hư suy.

主病詩 :
Chủ bịnh thi

遲 司 臟 病 或 多 痰,
Tŕ tư tạng bệnh hoặc đa đàm,

沉 痼 癥 瘕 仔 細 看.
Trầm cố Trưng Hà tử tế khan.

有 力 而 遲 為 冷 痛,
Hữu lực nhi Tŕ vi lănh thống,

遲 而 無 力 定 虛 寒。
Tŕ nhi vô lực định hư hàn

寸 遲 必 是上 焦 寒,
Thốn Tŕ tất thị thượng tiêu hàn,

關 主 中 寒 痛 不 堪。
Quan chủ trung hàn thống bất kham.

尺 是 腎 虛 腰 腳 重,
Xích thị thận hư yêu cước trọng,

溲 便 不 禁 疝 牽 丸。
Sưu tiện bất cấm sán khiên hoàn

(c̣n tiếp)





 
Reply with a quote
Replied by KHANG TƯỜNG (Hội Viên)
on 2016-10-03 01:03:41.0

Dịch nghĩa:

MẠCH TR̀ (thuộc Âm, chủ Hàn)

THỂ TRẠNG THI:

Một Tức ba Chí ấy Tŕ,
Khí huyết hư lạnh, Dương th́ kém Âm,
Biểu th́ Phù; Lư th́ Trầm,
Cần nên bổ Hỏa, dần dần Âm tiêu.

TƯƠNG LOẠI THI :

Mạch đi ba Chí là Tŕ,
Mạch Hoăn th́ Tŕ c̣n có chút nhanh.
Sáp là Tŕ tế rành rành,
Phù mà Tŕ Đại ấy h́nh mạch Hư.

CHỦ BỊNH THI :

Tŕ chủ tạng bịnh nhiều đàm,
Trưng hà, cầm cố khốn nàn biết bao.
Tŕ hữu lực lạnh v́ đau,
Tŕ mà vô lực khỏi đâu hư hàn.

Thốn Tŕ ở thượng tiêu hàn,
Quan Tŕ đau lạnh ở hàng trung tiêu,
Xích Tŕ thận yếu, đau eo(lưng),
Chân nặng, sán thống, đái nhiều khôn ngăn.

(sưu tầm)





 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org