Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >> Lạnh bụng đi ngoài phân sống, nát, lỏng vào sáng sớm!

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Lạnh bụng đi ngoài phân sống, nát, lỏng vào sáng sớm! - posted by vietbest (Hội Viên)
on September, 05 2014
HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. LƯ LỊCH:
- Giới tính: Nam, Tuổi 25
- Nghề nghiệp: Lao động tự do
- Chưa lập gia đ́nh
- Hiện đang sống ở Lâm Thao ¿ Phú Thọ

2. MÔ TẢ BỆNH LƯ
Khi con c̣n học cấp 2 có đợt con uống khá nhiều kháng sinh amoxilin, đợt đó th́ chưa biểu hiện bệnh ǵ cả, con nhớ h́nh như có đi cầu phân sống 1 chút thôi rồi cũng k sao, lên lớp 12 hè ôn thi ĐH con cũng thường hay uống nước nhiều và uống nước đá lạnh.
Con bị bệnh cách đây khoảng hơn 6 năm, đợt đó con hay bị đau họng, đi ra tiệm thuốc tây người ta kê cho uống kháng sinh, sau đó con hay bị đi ngoài. Tết năm 2008 con mắc triệu chứng là cứ nh́n thấy đồ ăn là buồn nôn không ăn được, nhất là thịt và thịt mỡ. Đi khám th́ người ta bảo bị dạ dày rồi lại kê cho toàn kháng sinh amoxilin uống, cả nửa tháng trời con ko ăn đc ǵ mấy lại uống toàn kháng sinh. Sau đó th́ con bị đi ngoài sống phân, phân không thành khuôn, đi cầu c̣n lẫn thức ăn chưa tiêu hóa hết, nhất là sợi rau.
Đó là những triệu chứng khi mới uống kháng sinh xong. Sau đó con đi khám ở bv bạch mai, nội soi dạ dày, đại tràng và xét nghiệm phân th́ bác sĩ kết luận : Niêm mạc dạ dày xung huyết, hang vị có trợt nông và loạn khuẩn đường ruột. Bác sĩ kê đơn cho uống men tiêu hóa và 2 loại thuốc nữa. Con uống trong hơn 3 tháng vẫn không hết được sống phân. Kể từ đó 1 thời gian con không dùng thuốc ǵ nữa cả sống chung với bệnh.
Vài tháng sau th́ con xuất hiện triệu chứng đi cầu vào sáng sớm, cứ ngủ dậy là thấy quặn bụng muốn đi cầu, không nhịn được, đi cầu phân thường nát và sống. Có lúc sau khi ăn sáng xong lại đi cầu lỏng nát 1 lần nữa, phân có lúc có nhầy và có bọt. Sau khi đi cầu lần 2 đó th́ cả ngày không bị đi cầu lần nào nữa. Triệu chứng thường tăng nặng hơn vào những lúc lo lắng hay suy nghĩ nhiều hơn.
Bắt đầu từ tháng 4 năm 2013 con dùng Tràng Phục Linh đc 4 tháng kết hợp uống men vi sinh và vitamin B1 th́ thấy bệnh cũng có tiến triển hơn và con đă tăng đc cân. Trước kia con cao 1m72 nặng có 51-52kg th́ sau khi uống tràng phục linh thấy bệnh đỡ hơn và con tăng lên đc 59-60kg. Con vẫn đi cầu có lúc nát, và vẫn sống phân nhưng sức khỏe và cân nặng có cải thiện hơn. Tuy nhiên khi dừng uống thuốc đến cuối tháng 10 năm 2013 t́nh h́nh bệnh con lại tái phát trở lại. Tuy không quá nặng nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tiêu hóa thức ăn hàng ngày
Tháng 4 năm 2014 con có uống thuốc bột đông y Phúc Hưng Đường trong thời gian gần 4 tháng. Lúc mới uống cũng có chút kết quả khả nhưng về sau bệnh của con vẫn như vậy. Sáng sớm vẫn thường hay bị lạnh bụng đi ngoài và đi cầu phân sống, nát.
Hiện tại th́ con không dùng loại thuốc ǵ, chỉ ăn cơm xong uống chút nước gừng pha với mật ong thôi. HIện bệnh của con vẫn như vậy, Bụng không được thoải mái, có lúc căng chướng, chỉ đi ngoài 1-2 lần vào buổi sáng, lúc ngủ th́ không có vấn đề ǵ cả, không bao giờ phải nửa đêm dậy đi cầu cả, chỉ khi ngủ dậy đi cầu 1 lần hoặc ăn sáng xong đi cầu 1 lần. Phân đoạn đầu có khuôn, đoạn sau th́ nát, có lúc lỏng và có chút bọt và nhầy, phân sống, cảm giác nh́n thấy chút sợi rau lẫn trong phân. 1 ngày thường chỉ đi 1 bận như vậy, có hôm đi lần 2 lỏng nát sau khi ăn sáng, sau đó th́ không đi 1 lần nào nữa dù trong ngày ăn uống nhiều thứ. Kể cả uống rượu bia, ăn nhậu hay cá cũng k bị đi ngoài ngay, chỉ sáng hôm sau mới đi ngoài nát hoặc lỏng. Những hôm mà bị đi lỏng người thường thấy mệt mỏi và thiếu sức sống hơn, nhất là vào buổi sáng, tim cũng nhiều lúc đập nhanh và mạnh hơn. C̣n sau khi ăn trưa và ngủ trưa dậy th́ cơ thể thấy khỏe hơn.
Đặc biệt là con không bị đau bụng, chỉ sáng ngủ dậy muốn đi cầu hoặc hơi quặn rồi đi cầu xong là hết. Bụng có lúc căng chướng dọc theo bên trái và bụng dưới bên trái, ấn vào hơi cứng và hơi đau 1 chút. Những hôm nào đi ngoài phân đẹp không bị lỏng nát th́ người cảm thấy rất khỏe mạnh và dễ chịu. Con thường bị đi lỏng nát có đợt chứ ko phải triền miên ngày nào cũng bị. Vài ngày tiêu hóa tốt hơn rồi đến vài ngày phân đoạn sau nát hoặc lỏng.
Trước đây khi c̣n học phổ thông con cũng hay thủ dâm trong 3 năm học cấp 3, có thời gian ngày 2 lần, sau đó th́ thường 1-2 ngày 1 lần. Khi học hết cấp 3 th́ con td ít đi, khoảng 1-2 tuần 1 lần, và bây giờ thi thoảng cũng td.

3. CÁC YẾU TỐ, HỘI CHỨNG LIÊN QUAN
- Cân nặng: 60kg. Chiều cao 1m72. Có bị đau mũi họng măn tính, cổ họng có hạt và thi thoảng khạc ra hạt như hạt gạo nhỏ mùi rất hôi
- Huyết áp HA buổi tối trước ăn 30 phút:
Tay phải: 128-130/80/ 70
Tay trái: 110-112/ 70-75/ 70

HA buổi tối sau ăn 30 phút:
Tay phải: 118/ 70/ 74
Tay trái: 105-107/ 65-68/ 73-
-Có đau đầu không : ít khi bị đau đầu, chỉ thi thoảng thiếu ngủ th́ đau đầu chút. Sau khi ngủ th́ hết
- Ngồi lâu có lúc hay mỏi lưng, nhất là những hôm dính đi ngoài lỏng buổi sáng. Mỏi 2 bên thắt lưng
- Ăn uống b́nh thường, những hôm đi ngoài tốt th́ cảm thấy ngon miệng và ăn khỏe, thèm ăn nhưng không dám ăn nhiều thứ v́ sợ ko tiêu? Mỗi bữa chính ăn 3 bát cơm và rau cùng thức ăn? Khó tiêu, hay đầy hơi và hay đánh trung tiện, nhất là sau khi ăn tối? Mùa hè th́ thích ăn đồ ăn nguội và uống nước mát nhưng giờ hiểu biết hơn nên không dám uống v́ sợ không tiêu và ảnh hưởng đến tiêu hóa, có lúc cũng háo nước?
- Thường hay thích ăn các loại thức ăn thịt, cũng thích ăn đồ ăn kem lạnh hoặc nước mát.
- Ngủ cảm thấy b́nh thường, buổi tối ngủ khoảng 6 tiếng, trưa ngủ khoảng 1-2 tiếng, đêm thường hay thức khuya khoảng hơn 12 giờ mới ngủ. Sáng hơn 6h dậy
- Buổi sáng dậy có ho, khạc đờm, đờm màu trắng, và cổ họng thường xuyên vướng đờm nên hay phải dặng hắng hoặc khạc ra cho dễ chịu. Thi thoảng cũng ho và cũng bị đau họng
- Miệng có lúc cũng khô, hay muốn uống nước và thường thích uống nước nguội hơn.
- Hơi thở b́nh thường, lúc nào thời gian bị đi ngoài ko tốt th́ thấy hơi thở ngắn yếu hơn.
- Người thi thoảng thấy ớn lạnh, thi thoảng ớn hơi rịn mồ hôi trên trán. Chân mùa đông thường lạnh, tay ấm nóng hơn.
- Mồ hôi không nhiều và không dính nhớt
- Thường sợ lạnh hơn
- Đại tiện: Phân sống, nát, thi thoảng lỏng, những lúc lỏng th́ có nhầy hoặc lẫn chút bọt ở cuối
- Tiểu tiện: uống ít nước th́ nước tiểu vàng hơn, uống nhiều nước th́ tiểu trong, cảm thấy đi tiểu b́nh thường và đêm không thức dậy đi tiểu
- Sinh lư: đă từng quan hệ, và cảm thấy rất có ham muốn và sinh lư cảm thấy b́nh thường.
- Sinh hoạt: không hay gặp chuyện quá căng thẳng và bực bội, chỉ có chút lo lắng về căn bệnh của ḿnh
- Sắc mặt so với những người xung quanh : hiện tại sức khỏe và cân nặng tốt hơn nên sắc mặt cảm thấy tốt hơn trước, nhưng cảm thấy hơi xanh một chút
4. LƯỠI (xem vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy chưa đánh răng)
- H́nh dáng lưỡi: lưỡi thon, có rănh nứt ở lưỡi
- Màu sắc lưỡi: hồng
- Đầu lưỡi: hồng đỏ, không có lấm chấm đen
- Rêu lưỡi: hiện tại rêu lưỡi mỏng, bên ngoài mỏng hơn, vào phía trong dày hơn chút. Rêu lưỡi ko tróc, màu rêu hơi vàng- Chất lưỡi: ướt,
- Mặt lưỡi có rănh nứt, nằm cách đầu lưỡi khoảng 1cm vào phía trong, rănh nứt theo h́nh ṿng cung dài khoảng 2cm.
Trên đây là bệnh lư của con. Bệnh này ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của con. Con đă tham khảo và đi chữa khá nhiều nhưng ko khỏi hẳn được. Con rất mong có được 1 bài thuốc giúp con chữa khỏi căn bệnh để sinh hoạt 1 cuộc sống b́nh thường.
Rất mong nhận được phản hồi sớm của các quư Thầy.
Con xin chân thành cảm ơn!

 
Replied by vietbest (Hội Viên)
on 2014-09-06 10:36:55.0
Rất mong các quư Thầy sớm tư vấn giúp con chữa khỏi căn bệnh con đang mắc phải ạ!
Con xin cảm ơn!
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-09-06 19:18:13.0
Chào Vietbest,
Em dùng toa sau nhé, hốt 5 thang, dùng ngày 1 thang trước bữa ăn khoảng nửa giờ. Thang này đổ 2 bát nước, sắc lửa nhỏ cho sôi khoảng 1 giờ c̣n lại 1 bát là được. Có thể sắc 2 nước, hoà chung, chia làm đôi uống sáng chiều. Bệnh của em thuộc chứng tỳ thận dương hư, rất kỵ kháng sinh nhé. Em cần kiêng các thức tái, sống, lạnh, đỗ xanh, giá, măng, rượu bia. Khi dùng toa này, mấy ngày đầu có thể có hiện tượng đi lỏng, nhớt, hôi thối nhưng bụng sẽ thấy dễ chịu hơn. Tôi có nhắn tin cho em địa chỉ hốt thuốc ở HN.

Đảng sâm 18g
Bạch truật 12g
Chích cam thảo 10g
Can khương 8g
Phá cố chỉ 10g
Nhục đậu khấu 9g

Phó
 
Reply with a quote
Replied by vietbest (Hội Viên)
on 2014-09-06 23:00:44.0
Con cảm ơn Thầy!
Thầy có thể phân tích rơ hơn về căn bệnh của con không ạ. Và căn bệnh của con th́ cần chữa khoảng bao nhiêu lâu th́ khỏi ạ.
Con cảm ơn!
 
Reply with a quote
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2014-09-07 05:53:27.0
@vietbest: Bệnh của bạn là Ngũ canh tiết tả, c̣n gọi là Thận tả (hỏa suy thủy vượng), Viêm đại tràng mạn tính, Viêm loét đại tràng (kết tràng) không đặc hiệu. Tôi trích một đoạn trên mạng cho bạn đọc:
Trung y cho rằng đây là do Tỳ thận dương hư mà tạo thành bệnh này, bởi v́ thận dương là gốc rễ của dương khí, bệnh này có tên là Tả vào buổi sáng hay c̣n gọi là Ngũ canh tả (bệnh tả này không phải bởi tỳ vị hư hàn, uống thuốc trị tỳ không khỏi, mà lại tại thận). Đă từng có một danh y nói rằng vào lúc gà gáy sáng đến rạng sáng là dương trong ngày, âm trong dương. Bởi v́ dương khí lúc này không thịnh, hư tà lưu lại mà không tan, dẫn tới tả vào sáng sớm. Lại nói về căn bệnh Ngũ canh tả này là liên quan đến cách tính thời gian bằng tiếng gà gáy sáng ở thời cổ đại. Thời cổ, một ngày được chia làm sáu khoảng thời gian: Rạng sáng, trong ngày, xế chiều, hoàng hôn, buổi tối, kê minh (thời điểm gà gáy sáng). Trong đó:
- Rạng sáng, trong ngày, xế chiều th́ thuộc về dương.
- Hoàng hôn, buổi tối, kê minh th́ thuộc về âm.
Mà lúc gà gáy sáng là thời điểm chuyển hóa âm dương. Ư tứ của các bậc tiền bối là vào lúc gà gáy sáng hay là canh năm (canh gần sáng) là thời điểm bị tiêu chảy, bởi v́ dương khí lúc này chưa xuất hiện mà âm khí th́ đang dần biến mất, từ đó làm cho âm khí trong bụng thịnh, c̣n dương khí th́ suy yếu. Bởi v́ dương khí th́ ấm áp, mà trong bụng không đủ độ ấm th́ thức ăn ở trong dạ dày hấp thu khí lạnh, dạ dày và ruột không được làm ấm, không thể giữ được các vật ở bên trong nên dẫn tới tiêu chảy. Mỗi sớm mai vào lúc đầu canh năm th́ bắt phải dậy đi ỉa, mà ỉa chảy (tả). Có khi 1 lần, có khi vài ba lần rồi thôi, sớm mai lại tả như vậy. Cái bệnh tả này hàng tháng, hàng năm chưa hết. Trước sau khi tả không có đau bụng, gọi là đi tả, mà tả xong người vẫn như thường. Có một phương thuốc tên là Tứ thần hoàn chuyên trị loại tiêu chảy này (toa này vị đắng khó uống, có vị Nhục đậu khấu đắt tiền, các vị khác đều rẻ tiền).
Tôi thấy dùng Tứ thần hoàn gia giảm đối với bệnh này khá nhạy, chữa cũng không mất nhiều thời gian lắm, cỡ 1-2 tháng sẽ ổn. Về toa thuốc thầy PhoHVB kê cho bạn là Lư trung thang hợp Tứ thần hoàn giảm vị. Ngoài ăn kiêng, bạn nên tránh ăn những thức ăn khó tiêu, tối nằm ngửa thẳng lưng ngủ.
 
Reply with a quote
Replied by vietbest (Hội Viên)
on 2014-09-07 09:41:48.0
Con cảm ơn thầy Yêu Hoàng đă phân tích bệnh của con.
Bệnh của con th́ thi thoảng mới đi lỏng, c̣n thường th́ phân đoạn đầu có khuôn, sau nát,có lúc th́ nát toàn bộ. Những hôm bị như vậy th́ sáng ngủ dậy 1 lát là phải đi cầu ngay hoặc ăn sáng xong đi cầu, không nhịn được.
C̣n những hôm nào phân bón, có khuôn th́ đến trưa hoặc chiều mới đi cũng ko sao.
Con không có nhiều điều kiện để sắc thuốc, quư Thầy cho con hỏi có thể dùng thuốc dạng hoàn uống được không ạ? Và nếu dùng được th́ con có thể mua ở đâu? Ở đâu có bán thuốc dạng hoàn hoặc có chỗ nào nhận đặt làm viên hoàn theo toa thuốc của khách hàng yêu cầu không ạ?
Con xin cảm ơn!
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-09-08 11:05:36.0
Chào mọi người,
Bài trích đoạn trên mạng của Yêu Hoàng rất hay nhưng tác giả nói về chứng Ngũ Canh Tiết Tả c̣n thiếu 1 nửa. Chứng Ngũ Canh Tiết Tả có 2 chứng khác nhau, 1 chứng do thận dương hư, 1 chứng do tỳ hư gây ra. Không biết ai là người đầu tiên viết ra bài về chứng này và cho là Ngũ Canh Tiết Tả chỉ do thận dương hư mà không phải do tỳ hư, cái thiếu sót đó cứ tiếp tục bị sao chép và lan truyền. Tôi thấy nhiều các bài viết tương tự về chứng này lưu truyền trên mạng và cả 1 số sách Đông y sau này cũng nói chứng Ngũ Canh Tiết Tả là do thận dương hư chứ không phải tại tỳ vị. Tứ Thần Hoàn là toa thông dụng để trị chứng này. Nếu phân tích toa này chúng ta cũng thấy rơ là bệnh này cũng do tỳ gây ra. Hơn nữa Tứ Thần Hoàn cũng không phải do danh y Vương Khẳng Đường (1549 - 1613, đời nhà Minh) nghĩ ra mà do danh y Hứa Thúc Vi (1080 - 1154, đời nhà Tống) sáng tác.

Vào tảng sáng là lúc khí âm cực thịnh, dương khí vừa mới bắt đầu thăng lên nhưng do tỳ bị hư không thống được thuỷ, thủy thấp quá thịnh cộng với khí âm hàn cũng đang lúc cực thịnh nên lấn áp dương khí. Dương không thắng được âm nên bị tụt trở xuống thành ra chứng Ngũ Canh Tiết Tả. Hứa Thúc Vi dùng toa Nhị Thần Hoàn có vị Phá cố chỉ tính tân táo để chế thận thuỷ, vị Nhục đậu khấu để ôn tỳ trừ thấp nhờ vậy dương khí mới thăng lên được. Chứng này là do tỳ hư không chế được thận thuỷ mà thành bệnh.

Chứng Ngũ Canh Tiết Tả thứ 2 là do mệnh môn hỏa suy. Vào tảng sáng là lúc khí âm hàn cực thịnh, dương khí bắt đầu sinh. Nhưng v́ thận dương quá hư yếu, không thăng được thuỷ khí lên nên thuỷ bị tụt xuống dưới mà thành chứng tả. Chứng này Hứa Thúc Vi dùng Ngũ Vị Tử Tán có vị Ngô thù tính tân ôn để hỗ trợ thận dương, Ngũ vị tử tính toan để thu liễm lại cái hỏa bị hao tán của mệnh môn. Chứng này do mệnh môn hỏa suy không thăng được thủy mà thành bệnh.

Đến đời nhà Minh, Vương Khẳng Đường mới kết hợp 2 toa Ngũ Vị Tử Tán (trị thận hàn) và Nhị Thần Hoàn (trị tỳ thấp) lại thành toa Tứ Thần Hoàn. Ông vẫn dùng 2 chữ Thần Hoàn để người sau biết gốc bài này là từ Nhị Thần Hoàn mà ra. Rơ ràng là toa Tứ Thần Hoàn vừa trị thận vừa trị tỳ, vậy mà 1 số tác giả sau này lại nói là Ngũ Canh Tiết Tả chỉ do thận hàn và lại nói dùng Tứ Thần Hoàn để trị thận hàn th́ thật là thiếu sót vậy. Nhiều y gia đời sau rất thích toa Tứ Thần Hoàn v́ không cần phải phân biệt 2 chứng Ngũ Canh Tiết Tả khác nhau nữa, cứ dùng 1 toa là xong. Dần dần về sau xuất hiện các bài viết chỉ c̣n nói về 1 chứng là mệnh môn hỏa suy v́ chứng này gặp thường hơn khiến cho những người nghiên cứu Đông y học sau này bị thiếu sót. Cái hại ở đây là chứng Ngũ Canh Tiết Tả là do hư mà thành, Tứ Thần Hoàn trừ thấp và trừ hàn là 1 toa tả nên chỉ dùng ngắn hạn để khống chế triệu chứng rồi sau đó phải chuyển qua bổ mới trị bản được, v́ vậy vẫn cần phân biệt 2 chứng khác nhau mới bổ được đúng chỗ. Đến đời nhà Thanh xuất hiện toa Bát Vị Quế Phụ của danh y Ngô Khiêm. Toa này bổ hỏa trong thủy, hỗ trợ cho sự sinh dương nên nhiều y gia đă dùng toa này để trị chứng Ngũ Canh Tiết Tả do mệnh môn hỏa suy, công dụng chậm hơn nhưng cũng rất hiệu quả, lấy bổ làm tả, là 1 toa rất hay.

Trở lại ca bệnh của Vietbest, tôi thấy là trường hợp Ngũ Canh Tiết Tả là do tỳ suy, đây là trường hợp ít gặp hơn. Đó là do bạn ấy dùng nhiều kháng sinh để trị bệnh tiêu hoá khiến tỳ vị bị bại mà thành bệnh. Phân sống ra nguyên cả thức ăn là do hỏa của vị không đủ. Thận chưa hư nhiều nên sinh lư chưa bị ảnh hưởng cũng cho thấy chứng Tiết Tả này do bệnh ở tỳ vị là chính. V́ vậy tôi dùng Lư Trung Thang để trợ hỏa cho vị và gia thêm Nhị Thần Hoàn (hay gọi là Tứ Thần Hoàn giảm vị cũng được) để trị tỳ thấp.

2 chứng nói trên do hư mà thành bệnh, đó là do nội nhân. Nếu thận tỳ suy yếu mà bị hàn thấp xâm nhập cũng gây chứng Ngũ Canh Tiết Tả, đó lại là do ngoại nhân. Tóm lại chứng Ngũ Canh Tiết Tả do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chứng hậu chỉ có một nên rất dễ nhầm lẫn. Trên lâm sàng phải tuỳ theo bệnh chứng mà áp dụng các phương pháp hư thực bổ tả khác nhau. Đó là 1 chút kinh nghiệm về chứng này, xin chia xẻ để các bạn yêu thích Đông y tham khảo và góp ư thêm.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by vietbest (Hội Viên)
on 2014-10-07 21:02:56.0
Diễn biến bệnh trong quá tŕnh uống thuốc
Uống thuốc dạng bột, mỗi lần uống 2 th́a, có lúc uống thuốc pha với nước sôi để nguội, có lúc hăm với nước sôi rồi uống. con uống khoảng 3 ngày hết 1 thang thuốc bột
Có đi ngoài nát lỏng có nhầy nhớt vào buổi sáng sau khi ăn sáng ngày thứ 2 ,12 , 13, 14 uống thuốc, những ngày này con uống thuốc vào lúc sáng sớm trước khi ăn sáng. c̣n những ngày trước v́ con thường ngủ dậy muộn nên uống thuốc vào trước bữa ăn trưa 30 phút th́ chỉ đi cầu 1 lần. tuy nhiên những lần đi lỏng này người k thấy mệt nhiều như những lần đi lỏng trước kia. Từ ngày 15 th́ con không đi lỏng nữa nhưng phân vẫn c̣n nát và c̣n sống. Từ ngày thứ 12 th́ con uống thuốc vào sáng sớm và chiều tối trước ăn 30p.
Từ ngày đầu tiên uống thuốc đến ngày 12 th́ phân đẹp hơn và có khuôn hơn. Bụng cũng thấy nhẹ hơn trước. Phân cảm thấy nặng mùi hơn trước. Trước kia con đi cầu phân thường không thấy có mùi nhiều
Trước đây con thủ dâm cũng khá nhiều nên khả năng thận của con cũng yếu hơn b́nh thường. chân mùa đông lạnh, không thích mùa đông lạnh, tiểu có lúc hơi sót băi, cúi lâu thấy hơi mỏi lưng nhưng sinh lư ham muốn của con cảm thấy b́nh thường.
Như vậy th́ khả năng bệnh của con vừa hư cả tỳ và thận
Con t́m hiểu trên mạng th́ thấy 1 ca bệnh này dùng Lư trung thang gia giảm, gần giống bài thuốc mà Thầy kê cho con, họ bỏ Cam thảo ra khỏi vị thuốc. Không biết ca bệnh của con có giống với ca bệnh này không ạ!
Biện chứng đông y: Thận hư gây ỉa chảy.
Cách trị: Bổ thận ích khí.
Đơn thuốc: Lư trung gia giảm thang.
Công thức: Đảng sâm 9g, Bạch truật 9g, Can khương (nướng) 6g, Tế tân 1,5g, Ngô du 6g, Sinh khương 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hiệu quả lâm sàng: Trần XX, nam, 70 tuổi. Người bệnh đă hơn 3 nǎm nay sáng sớm dậy đều ỉa chảy, thức ǎn không tiêu. Đă điều trị nhiều thứ thuốc mà không khỏi. Đă dùng lư trung thang, Tứ thần hoàn, Phụ tử lư trung hoàn, thường uống xong chỉ đỡ trong 3 - 5 ngày ngày rồi lại ỉa chảy, đến nay vẫn chưa khỏi. Sau khi kiểm tra chẩn đoán là ỉa chảy do tiêu hóa không tốt. Đầu tháng 7-1963 đến khám. Khám thấy lưỡi sạch, hai mạch đều nhược. Đây là do thận hư gây ỉa chảy. Bài thuốc lư trung nghĩa là "lư" vào trung tiêu, c̣n đây là ỉa chảy của hạ tiêu, nên vẫn dùng bài lư trung nhưng bỏ vị cam thảo và gia vị gọi là lư trung gia giảm thang, cho uống liền 3 thang, bệnh bèn khỏi. Theo dơi bệnh nhân 3 tháng, không thấy tái phát.
Bàn luận: Bệnh ở người này đă kéo dài đến 3 nǎm, từng dùng các thứ thuốc Lư trung, Tứ thần v.v... mà chỉ có tác dụng tạm thời. Nhưng trong thang có Cam thảo là thuốc của trung tiêu, có tác dụng trở ngại đến việc Phụ tử di xuống để ôn thận. Bởi vậy giữ nguyên bài thuốc mà bỏ Cam thảo, thêm Tế tân, Ngô du để trị, chỉ cần 3 thang là khỏi, về sau không c̣n tái phát. Xin nhấn mạnh: "nhất thiết phải bỏ vị Cam thảo" ấy là đề pḥng vị này làm cho thuốc vào kinh thận bị đ́nh hoăn ở trung tiêu, làm yếu sức làm ấm ở dưới đi; c̣n thêm vị Tế tân không chỉ để dẫn thuốc mà bản thân vị này cũng có tác dụng kích phát thận dương, nên có lợi cho việc xua đuổi cái tà âm trọc. Dương hư âm thủy không hóa mà dẫn đến ỉa chảy, cũng tức là thủy không giữ ở vị trí của nó mà lại bỏ đi đường khác. Nay thủy được chính khí, khí hồi phục tức có thể tiêu thức ǎn, ỉa chảy cầm ngay. C̣n vị Ngô du thêm vào, nó vốn là thứ ôn can, can thận cùng ở vào hạ tiêu, ôn can th́ có thể ấm thận. Bởi thế ông Đông Viên mới nói: "Trọc âm mà không giáng th́ đi tả lị, nên chữa bằng Ngô du... công dụng như thần, các vị thuốc không vị nào thay thế được". Người đời Thanh là Dương Thời Thác đă giải thích thêm về việc dùng Ngô du trị ỉa chảy như sau: "Ngô du làm ấm bàng quang, thủy vận th́ đái trong, đại tràng ắt tự củng cố... thông thoát sự che lấp dương ở trong thủy, làm giáng sự ngưng trệ âm ở trong thổ, do vậy mà có thể cầm ỉa chảy".

Con cảm ơn Thầy. Rất mong nhận được phản hồi sớm của thầy!

 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-10-07 23:01:18.0
Chào Vietbest,
Tôi dặn em hốt 5 thang dùng trong 5 ngày, em lại làm thuốc tán dùng thành 15 ngày. Bệnh nặng uống liều nhẹ nên hiệu quả chậm là đúng rồi. Chứng phân sống là bệnh của trung tiêu nên cần dùng Lư Trung Thang.

Tôi không biết tác giả của đoạn văn trên là ai nhưng đọc thấy có nhiều chỗ không ổn. Lư (理) là điều chỉnh, sửa chữa; Trung (中) là trung tiêu. Đây là toa thuốc của Thánh Y Trương Trọng Cảnh dùng để chữa bệnh của trung tiêu. Tên bài thuốc đă nói lên ư nghĩa như vậy và thành phần cũng toàn là vị thuốc của trung tiêu như vậy nếu muốn chữa hạ tiêu sao lại chọn toa này? Dùng Lư Trung Thang để dẫn thuốc xuống hạ tiêu đă là không ổn, hơn nữa thành phần của Lư Trung Thang làm ǵ có Phụ tử mà phải lo "trở ngại đến việc Phụ tử di xuống để ôn thận"?
Phó
 
Reply with a quote
Replied by vietbest (Hội Viên)
on 2014-10-08 00:02:59.0
Thầy dặn con uống thành thuốc dạng bột cũng đc nên con tán thành bột. Thầy dặn uống lần khoảng 12g nếu chia ra th́ cũng hơn 2 ngày hết 1 thang.
Vậy giờ con vẫn uống toa trước Thầy kê ạ? Và uống 1 thang bột đó trong 1 ngày chia 2 lần ạ?
Con cảm ơn!
 
Reply with a quote
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2014-10-08 00:06:46.0
Về toa Lư trung gia giảm thang mà vietbest hỏi nằm trong y án sách Thiên gia diệu phương của Lư Văn Lượng - Trung Quốc. Toa này từng có một bác hỏi trên Diễn đàn và nhờ có thầy Quang Thống chỉ điểm đă ứng dụng mà khỏi bệnh.
Về bệnh của bạn nhờ dùng toa thuốc thầy PhoHVB kê cũng đă có chiều hướng tốt đẹp, bạn cần kiên tŕ thêm một thời gian nữa để bệnh khỏi hẵn.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org