Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Khi ta thất bại!

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Khi ta thất bại! - posted by DừaCạn (Hội Viên)
on June , 02 2014
Chào mọi người!Xin hỏi các thầy : khi chữa trị không thành công th́ cảm giác các thầy như thế nào?
 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2014-06-02 15:54:25.0
Chào Dừa Cạn,
Đừng quá mong muốn sự thành công th́ sẽ không có thất bại. Bể học mênh mông, xem cái tôi của ḿnh nhẹ chừng nào th́ việc học càng thăng tiến chừng nấy.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by DừaCạn (Hội Viên)
on 2014-06-03 00:29:34.0
Chào bác Phó!
Cám ơn bác chia sẽ. Chắc bác cũng có nhiều năm kinh nghiệm và trải qua lâm sàn phong phú?Sao bác không kể lại những kỹ niệm chữa bệnh để đàn em rút kinh nghiệm?Thường có câu" tốt khoe xấu che " nhưng ai cũng "che hết " th́ người đi sau lại vấp phải sai lầm như vậy thi cũng ....
 
Reply with a quote
Replied by HongTim (Hội Viên)
on 2014-06-05 00:13:28.0
Chào Dừa Cạn,

Thầy Phó nói rất chí lư. Bạn đọc thêm bài viết tôi sưu tầm dưới đây nhé.
-----------------------------------------------------------------
Thất bại là mẹ thành công

Lương y Hoài Vũ

Bất kỳ một ai đă học và hiểu y học cổ truyền đều phải nắm vững Bát cương. Bát cương là tám cương mục lớn của y học cổ truyền, khái quát hóa tám trạng thái sinh lư, bệnh lư của cơ thể. Có nắm được
Bát cương mới có thể phân biệt được các bệnh chứng cụ thể, trên cơ sở đó mới phân tích, lập phương đúng và việc sử dụng thuốc y học cổ truyền mới có hiệu quả. Trong Bát cương có hai cương hàn - nhiệt để hiểu cho thông, nắm cho đúng bản chất là điều không dễ. Đặc biệt, trong hai cương này có hai trường hợp khá phức tạp, không phải người thầy thuốc nào cũng nắm bắt được, đó là trường hợp: Chân nhiệt giả hàn: chính bệnh thuộc nhiệt, song biểu hiện một số triệu chứng lại như là hàn. Người bệnh có biểu hiện chân tay cũng lạnh, rêu lưỡi đen, mạch tế (thuộc hàn). Tay chân lạnh nhưng không thích uống nước nóng; rêu lưỡi đen nhưng chất lưỡi lại đỏ; mạch tế nhưng hữu lực (thuộc nhiệt), chứng tỏ nhiệt tà c̣n ẩn náu bên trong. Do vậy, phải xác định thật rơ hàn - nhiệt, nếu không sẽ dùng thuốc sai dẫn đến bệnh trầm trọng hơn. Ngược lại, trường hợp thứ hai là Chân hàn giả nhiệt: chính bệnh thuộc hàn, song biểu hiện một số triệu chứng là nhiệt như có sốt, miệng khát, rêu lưỡi vàng, diện mạch to, trong người phiền muộn, mặt đỏ hồng (thuộc nhiệt). Miệng khát nhưng lại muốn uống nước ấm, thích mặc ấm, sợ lạnh, rêu lưỡi vàng, nhưng chất lưỡi nhợt nhạt; diện mạch to nhưng vô lực (thuộc hàn), chứng tỏ hàn tà c̣n đang thịnh ở bên trong. Trong trường hợp này cũng phải xác định thật rơ hàn ¿ nhiệt, nếu không sẽ dùng thuốc sai dẫn đến bệnh trầm trọng hơn. Trao đổi học hỏi các thầy và đồng nghiệp để thành công. Tôi vẫn c̣n nhớ, hồi mới ra trường làm thầy thuốc, không ít lần đă chẩn đoán sai về hàn - nhiệt. Kết quả là người bệnh không khỏi bệnh, mà c̣n trầm trọng hơn. Cứ mỗi lần như thế, tôi vô cùng lo lắng, có những lần sợ hăi đă nghĩ đến việc bỏ nghề. Rất may là tôi đă hành động đúng, không hề giấu dốt. Mỗi khi gặp t́nh huống như thế, tôi không quên đến gặp để hỏi thầy và trao đổi cùng đồng nghiệp để t́m ra sai lầm của ḿnh trong chẩn đoán¿ Thầy và bạn đă động viên tôi: ¿Ai chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần¿¿; Đừng bi quan và hăy nhớ: ¿Thất bại là mẹ của thành công¿ và phải chú ư từng chi tiết như những điều đă nêu ở trên sẽ tránh được sai lầm, thất bại. Tôi suy ngẫm và nhận ra rằng trong cuộc đời mỗi con người cho dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng phải trải qua đôi lần thất bại, ¿không nên buồn phiền, bi quan, thất vọng¿ mà ¿phải dũng cảm, t́m cho được nguyên nhân¿ th́ sẽ tránh được thất bại và sẽ thành công. Những điều trên là chân lư, là sự thật mà mỗi con người phải rèn luyện, phải hướng tới và thực hiện. Nhưng quả thật, đối mặt với thất bại, nhất là với người thầy thuốc quả là một thử thách không dễ vượt qua. Trong cuộc đời làm thuốc của ḿnh, không phải chỉ có những thất bại như nói ở trên, mà c̣n nhiều lần khác nữa, tưởng chừng đơn giản, nhưng thực ra vô cùng khó khăn, phức tạp như câu chuyện dưới đây: Một bệnh nhân đến với tôi trong t́nh trạng đă mổ bắc cầu (by pass) mạch vành. Người bệnh suốt ngày ngủ gà ngủ gật, lại bị thoái hóa đốt sống cổ (C7). Tôi nghĩ ngay tới chứng thiếu máu lên năo do thoái hóa đốt sống cổ gây nên. Tôi chỉ định cho người bệnh uống thuốc hoạt huyết dưỡng năo kết hợp với châm cứu. Sau 1 tháng điều trị, bệnh không thuyên giảm. Tôi cũng chán nản và bó tay. Thế rồi t́nh cờ nh́n thấy vết mổ dài trên hai chân người bệnh để lấy tĩnh mạch làm cầu nối mạch vành, tôi liên hệ tới việc tắc tĩnh mạch chi dưới làm máu về tim bị ảnh hưởng, do vậy máu lên năo thiếu gây nên t́nh trạng ngủ gà, ngủ gật¿ Tôi hỏi người bệnh th́ được biết chân tê mỏi, buổi tối hay bị chuột rút¿ là những dấu hiệu của bệnh tắc tĩnh mạch chủ dưới. Tôi quyết định điều trị theo hướng tắc tĩnh mạch chủ dưới. Quả nhiên sau 3 tuần lễ uống thuốc, bệnh t́nh căn bản được giải quyết. Từ những câu chuyện và thất bại trong nghề, tôi tự nghĩ và rút ra cho ḿnh một số bài học sâu sắc. Trước thất bại, đừng bao giờ bi quan, chán nản mà phải t́m cho được nguyên nhân của thất bại ¿ đó chính là ch́a khóa của thành công. Với người thầy thuốc, không được bỏ qua những chi tiết tưởng chừng là ¿nhỏ¿, đôi khi đó chính là ch́a khóa giúp ta thành công trong chẩn đoán và điều trị. Trước những thất bại, đừng giấu dốt, hăy giăi bày với thầy, với bạn, họ sẽ giúp ḿnh vượt qua khó khăn.
-----------------------------------------------------------------

Hongtim

 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org