Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> Đừng hễ thấy có lưu huỳnh mà lo & Lưu huỳnh được phép sử dụng vào những việc ǵ

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Đừng hễ thấy có lưu huỳnh mà lo & Lưu huỳnh được phép sử dụng vào những việc ǵ - posted by SaiHo (Hội Viên)
on December , 16 2013
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV:

ĐỪNG HỄ THẤY CÓ LƯU HUỲNH MÀ LO !

Dương Đ́nh Tường -Thứ Ba, 25/09/2012, 9:54 (GMT+7)

Ông Nguyễn Xuân Hồng
Liên quan đến chuyện lực lượng chức năng Thanh Hóa, Quảng Ninh phát hiện và thu giữ măng sấy khô, bảo quản bằng lưu huỳnh không rơ nguồn gốc, NNVN đă có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV.

Ông có thể cho biết thực trạng sử dụng chất lưu huỳnh trong bảo quản thực phẩm trên thế giới hiện nay thế nào?

Lưu huỳnh là nguyên tố tự nhiên rất quen thuộc, trong cơ thể con người có 3 nguyên tố nhiều nhất gồm can xi, phốt pho và lưu huỳnh. Trong thức ăn hàng ngày của chúng ta cũng có nhiều lưu huỳnh nhất là trong thịt, cá, trứng. Lưu huỳnh được coi là nguyên tố khá an toàn với con người, hiện thế giới sử dụng phổ biến hợp chất của lưu huỳnh là Sulphites như một loại phụ gia thực phẩm để giữ màu sắc, chống mốc.

Theo Ủy ban quốc tế Codex (Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm - PV) dư lượng của Sulphites cho phép trên thực phẩm rất cao (từ vài trăm đến vài ngàn ppm) có nghĩa là cao hơn gấp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần các thuốc trừ sâu.

Ở Mỹ quy định khi dùng phụ gia mà có hàm lượng Sulphites có hàm lượng trên 10 ppm mới phải ghi trên nhăn sản phẩm c̣n dưới ngưỡng này th́ không cần. Theo tôi lưu huỳnh chỉ độc hại khi đốt, sấy bay ra môi trường tạo khí độc gây bệnh cho đường hô hấp hoặc rất hăn hữu gây dị ứng. Trong y học lưu huỳnh dùng phổ biến để chữa bệnh ngoài da và nhiều người đang rất chuộng tắm ở các suối nước nóng có chứa lưu huỳnh.

Vậy c̣n t́nh h́nh sử dụng lưu huỳnh trong bảo quản chế biến thực phẩm ở VN ra sao?

Ở nước ta lưu huỳnh được dùng phổ biến trong sấy các dược liệu nhất là loại có hàm lượng tinh bột cao, sấy hoa quả khô, măng khô. Việc dùng lưu huỳnh ở đây là cách làm truyền thống, theo tôi nó khá an toàn cho người tiêu dùng nhưng ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người chế biến và người sống ở khu vực xung quanh nếu không có các biện pháp đảm bảo an toàn bởi khi đốt lưu huỳnh để sấy sẽ h́nh thành khí SO2 và một phần lưu huỳnh thăng hoa, người hít phải khí SO2 sẽ thấy khó chịu và bất lợi về sức khỏe do có thể gây bệnh dường hô hấp.

Hiện VN có Natri sulphite được cho phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm tuy nhiên cũng cần quan tâm đến lượng tồn dư bao nhiêu để đảm bảo quy định ATTP bởi trước đây chúng ta xuất khẩu long nhăn, có những lô bị trả lại v́ tồn dư lưu huỳnh cao hơn ngưỡng cho phép của nước nhập khẩu.

Có hay không loại lưu huỳnh chuyên dùng cho thực phẩm và ranh giới của chúng với lưu huỳnh công nghiệp?

Vẫn là lưu huỳnh thôi nhưng lưu huỳnh dùng cho thực phẩm thường tinh khiết và đắt tiền hơn loại dùng phổ biến cho công nghiệp. Lưu huỳnh dùng cho làm phụ gia, bảo quản thực phẩm chủ yếu dưới dạng hợp chất chứ không phải là nguyên chất.

Lưu huỳnh nguyên chất thường được sử dụng để sấy và chống mốc, hoặc pḥng trừ một số bệnh hại cây trồng. Sử dụng lưu huỳnh nguyên chất ít có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe v́ đây là nguyên tố an toàn, là một thành phần của sự sống.

Ông đánh giá ra sao về các vụ thu giữ măng khô sử dụng lưu huỳnh để bảo quản của các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa mới đây?

Chúng tôi cho rằng, việc thu giữ ở đây có thể do nhiều lư do như sử dụng hóa chất không rơ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng chưa đúng quy định gây nguy cơ ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm¿

Để đi đến kết luận cuối cùng về độ ¿bẩn¿ hay ¿sạch¿ cần phân tích xem dư lượng lưu huỳnh là bao nhiêu. Dư luận hiện đang quan tâm việc sử dụng hoá chất trên măng, trong đó có lưu huỳnh. Cục BVTV đă có kế hoạch sẽ kiểm tra đột xuất, lấy mẫu phân tích tồn dư các hoá chất có nguy cơ về mặt ATTP và sẽ thông báo kết quả trong thời gian tới.

Nếu VN chưa có quy định về tồn dư lưu huỳnh th́ chúng ta lấy quy định của Codex ra làm chuẩn.

Xin cảm ơn ông!
Bài đăng trên báo nông nghiệp.

BÀI THỨ 2.

LƯU HUỲNH ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG VÀO NHỮNG VIỆC G̀ ?
Thứ Tư, 24/10/2012 16:16

(PL&XH) - Bản chất, trong thức ăn hàng ngày của chúng ta hiện nay cũng có khá nhiều lưu huỳnh, đặc biệt trong thịt, cá, trứng, hải sản, nấm, tỏi,... Đây là một nguyên tố khá an toàn với con người nếu sử dụng đúng cách.

Thời gian qua, hàng loạt các tin đồn về an toàn vệ sinh thực phẩm như: Đỉa có trong bim bim, sữa, dưa vàng và rau cải thảo; dầu ăn, tương ớt giá rẻ; ngô luộc với pin; thuốc đông y có chứa nhiều chất độc hại; măng khô chứa lưu huỳnh; cá khô và thịt ḅ khô có chứa ecoli... Điều này khiến cho người tiêu dùng (NTD) hoang mang, lo lắng và không biết phải chọn loại thực phẩm nào mới đảm bảo an toàn.

Sử dụng lưu huỳnh đúng cách không hề độc hại

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, lưu huỳnh có thể cho phép dùng để sấy trái cây nhưng phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định. Hiện nay, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ NN&PTNT) đang phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu để đưa ra những tiêu chuẩn về ngưỡng giới hạn cho phép dùng các loại hóa chất này và hướng dẫn chuyên môn cho người dân về quy tŕnh sử dụng.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, cần phải bỏ quan niệm dùng hóa chất bảo quản nông sản là không tốt. Thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn sử dụng phổ biến hóa chất an toàn để bảo quản nông sản, giúp kéo dài thời gian bảo quản. Như Trung quốc cho phép 11 loại dược liệu được dùng lưu huỳnh để sấy với mức tối đa là 4ppm. C̣n ở Mỹ, khi sản phẩm có sử dụng lưu huỳnh để bảo quản với mức từ 10ppm trở lên th́ phải ghi rơ ràng, cụ thể trên bao b́.

Cho đến nay, nước ta vẫn chưa hề có quy định nào về giới hạn của lưu huỳnh, người dân vẫn bảo quản theo truyền thống nhưng khi đối chiếu theo quy định quốc tế th́ các mẫu xét nghiệm tại Việt Nam vẫn chưa hề vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, thời gian tới Cục sẽ tiến hành xây dựng, hướng dẫn và đưa ra mức quy định sử dụng an toàn đối với lưu huỳnh. Cục cũng sẽ nỗ lực khắc phục những khiếm khuyết về việc đáp ứng nhu cầu cần có thuốc bảo quản rau quả sau thu hoạch.

Trong đông y, lưu huỳnh (hay c̣n gọi là diêm sinh) được sử dụng trong việc bảo quản các vị thuốc. Trao đổi với PV báo PL&XH, bác sĩ Đông y Nguyễn Ngọc Phái khẳng định, về các loại thuốc đông y nếu không dùng diêm sinh th́ không c̣n cách nào để bảo quản, chống mốc cho thuốc, việc này không chỉ bây giờ mới làm mà đă được các ¿bậc tiền bối¿ trong ngành đông y làm từ nhiều đời nay nhưng chưa thấy trường hợp nào ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bởi v́, thứ nhất, diêm sinh rất dễ bị bay hơi khi ra ngoài không khí. Thứ hai, khi lấy thuốc ở kho ra đều phải đem phơi nắng, điều này cũng làm diêm sinh bốc hơi. Thứ ba, khi sử dụng, các vị thuốc này vào ¿toa¿ đều có sao tẩm cẩn thận. Quá tŕnh sao tẩm, diêm sinh lại bị bay một lần nữa, nếu có c̣n th́ tỷ lệ trong thuốc không đáng kể. Với tỷ lệ đó, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chúng ta được biết lưu huỳnh là một trong ba nguyên tố (lưu huỳnh, canxi và phốt pho) có trong cơ thể của mỗi con người.

Bản chất, trong thức ăn hàng ngày của chúng ta hiện nay cũng có khá nhiều lưu huỳnh, đặc biệt trong thịt, cá, trứng, hải sản, nấm, tỏi,... Đây là một nguyên tố khá an toàn với con người nếu sử dụng đúng cách. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, th́ nhu cầu của con người về acid amin có lưu huỳnh ước tính mỗi ngày khoảng 13mg/kg trọng lượng đối với nữ và 14mg/kg trọng lượng đối với nam.

Ngay cả trong các khu vực suối nước khoáng nóng cũng đều có chứa các tinh thể lưu huỳnh. Thời gian tắm của con người ở các nơi này cũng phụ thuộc vào lượng lưu huỳnh, nơi nào nhiều lưu huỳnh thường tắm ngắn hơn, để đảm bảo lượng lưu huỳnh vừa đủ cho nhu cầu chữa bệnh và có lợi cho sức khỏe.
Trên thế giới, người ta c̣n sử dụng phổ biến hợp chất của lưu huỳnh là sulphites làm phụ gia thực phẩm, nhằm giữ màu sắc và chống mốc với dư lượng cho phép từ vài trăm lên đến vài ngh́n ppm.


Nhờ lưu huỳnh măng khô mới để lâu và không bị mốc.

C̣n lỏng lẻo trong khâu quản lư

Trong hai tháng 9 và 10, các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT đă tập trung kiểm tra các mặt hàng cá, măng và thịt ḅ khô. Kết quả, thịt ḅ khô và cá đều nhiễm khuẩn ecoli, 100% măng khô có chứa chất bảo quản bằng lưu huỳnh. Lưu huỳnh c̣n được đưa vào bảo quản loại đũa tre dùng 1 lần ở các nhà hàng, quán ăn. Lưu huỳnh đang được sử dụng khá tràn lan trong việc bảo quản thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm khô. Cần phải có những quy định và hướng dẫn cụ thể về liều lượng lưu huỳnh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lưu huỳnh để bảo quản sản phẩm như đă nói ở trên và các chuyên gia y tế đă cảnh báo.

Cũng nên phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh, xem cơ sở nào có đủ điều kiện chuyên môn theo quy định của Cục Bảo vệ thực vật và Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ y tế) trong việc sử dụng lưu huỳnh làm chất bảo quản mới được thực hiện, c̣n các cơ sở nhỏ lẻ không đủ điều kiện sẽ không được phép sử dụng. Hơn nữa, Nhà nước cũng nên quản lư chặt chẽ đối với việc mua bán lưu huỳnh. Cần thống nhất một vài đầu mối bán chính, tránh t́nh trạng mua bán tràn lan, không kiểm soát nổi.

Lỗ hổng trong quản lư các hóa chất hiện nay có quá nhiều. Các loại giấy phép được cấp tràn lan mà quản lư lại không đạt hiệu quả, dẫn đến nhiều vi phạm về chất lượng và mặt hàng kinh doanh của các doanh nghiệp. Trên thị trường hiện có đến hơn 50% bao b́, nhăn mác hàng hóa đủ loại hóa chất, phụ gia thực phẩm ghi nguồn gốc từ các nước châu Âu, Mỹ, Australia,... nhưng thực chất không phải. Việc này không chỉ vi phạm về quy định nhăn mác mà c̣n là nguy cơ để hàng gia, hàng nhái trà trộn, gây rối loạn thị trường, làm NTD bị thiệt hại. Hơn nữa, khâu bán lẻ tại các chợ nhỏ hiện cũng đang ít bị chú ư, không có sự quản lư, kiểm tra và kiểm soát gắt gao, nên người ta có thể thoải mái bán mua và sử dụng các hóa chất độc hại mà không ai biết.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đă khẳng định, từ nay đến Tết Nguyên đán Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và tập trung trọng điểm vào các nhóm sản phẩm có nguy cơ cao như thực phẩm và hoa quả khô. Những mặt hàng này thường được bày bán và tiêu thụ mạnh vào những dịp cuối năm. Tháng 11 tới, Bộ sẽ tập trung vào các mặt hàng rau quả ăn sống, mực khô và mật ong.

Nguyễn Tuấn
Bài đăng trên báo Pháp luật và đời sống


 
Replied by Miroku (Hội Viên)
on 2014-05-05 02:03:42.0
Em rất tâm đắc các bào báo Trích dẫn này của thầy...em đọc trên mạng thấy bài viết này cũng hay, copy cho mọi người tham khảo luôn
ĐÔNG Y VỚI DIÊM SINH

Nói Tân dược là để chỉ thuốc men mà thày thuốc học theo y lư phương tây dùng pḥng và chữa bệnh.

Nói thuốc men là từ rộng ,từ rộng bởi là có phần thuốc và phần men - phần chất vi lượng và nay mở rộng cả ra từ thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm có chứa chất đặc biệt như vitamin, các loại muối khoáng: đồng, ch́, nhôm, kẽm, sắt, Ca, P,¿ có lợi cho cơ thể nói chung hay cho riêng một chức năng của cơ thể, như chống mệt mỏi, tăng trọng , giảm béo, điều hoà huyết áp, chống loăng xương¿ Nhờ có thuốc men hàng triệu người được cứu sống, tăng sức khoẻ, hàng triệu người bớt mắc bệnh hiểm nghèo, kéo dài tuổi thọ, hàng triệu bà mẹ và trẻ sơ sinh dược cứu sống. Bởi thuốc đă được nghiên cứu qua thực nghiệm và lâm sàng.

Vừa qua báo chí đăng một số bài về Đông dược, nào là thuốc rút hết chất, nào là thuốc xông diêm sinh, thuốc chỉ c̣n là rác ¿ Cũng gây hoang mang cho nhiều người, nhân dịp này cũng xin có đôi lời về Đông dược.
Đông dược được hiểu là thuốc để các thầy thuốc Đông y dùng để pḥng và chữa bệnh. Từ khi sinh ra con người , để bảo tồn ṇi giống con người đă phát hiện ra cây ǵ, quả ǵ, con ǵ, làm tăng sức khoẻ, thứ ǵ làm hại sức khoẻ qua quá tŕnh sống và đúc kết truyền từ đời trước qua đời sau, lúc chưa có chữ viết th́ truyền miệng ¿ Khi có chữ viết th́ truyền bằng sách ghi chép mô tả - Mỗi đời sau lại bổ sung cho chi tiết hoàn chỉnh hơn cả về lư luận và thực tiễn. Như vậy có thể hiểu Đông dược có từ 3 nguồn: Từ thảo mộc: Cây cỏ hoa lá. Từ động vật: Xương thịt, phủ tạng động vật và Khoáng chất: như mang tiêu, chu sa, thạch tín¿
Từ thực tiễn cuộc sống hàng ngàn đời đă sử dụng và truyền lại cho đến bây giờ - C̣n Tân dược được nghiên cứu từ thực nghiệm để h́nh thành thuốc men.
Nhưng lại có thông tin thể hiện hạn chế của người đưa tin như Đông dược xông diêm sinh(lưu huỳnh - S)- Thực ra người xưa đă biết dùng diêm sinh làm thuốc trợ dương ¿ làm thuốc chữa bệnh ngoài da từ hàng ngàn năm rồi. Một số dược liệu bắt buộc phải dùng diêm sinh để chống mốc mọt.
Diêm sinh (Lưu huỳnh - S) là một á kim có khả năng thăng hoa và bán huỷ nhanh. Như vậy xông diêm sinh cho một số vị thuốc theo quy định là đúng không gây độc cho người bệnh - Việc này khác rất xa với việc phun thuốc sâu trên hoa quả hay ngâm focmon vào bánh phở, nước mắm có ure, nước tương có chất 3MPD gây ung thư¿.
Có một điều nhiều người không để ư là ¿ Tây y có hệ thống đào tạo - Muốn làm y tá phải học 2-5 năm, và làm bác sỹ bắt buộc học 6-8 năm, ông bà lang tự học, học trong trường đời, học trong gia đ́nh, rồi tự làm thành quen, sau 5-7 năm cảm thấy ḿnh có kinh nghiệm, có người tự nhận ḿnh là thần y. C̣n người buôn dược liệu, cũng tự học tự làm, lâu dần thành quen. Sau nhiều năm cho ḿnh là có kinh nghiệm, kinh nghiệm đó đúng hay sai thế nào có ai chỉ ra đâu. Người mua và hành nghề đông y biết về đông dược không nhiều, chỉ biết tên mà không biết mặt vị thuốc nên người bán bảo đó là Khương hoạt th́ mua là khương hoạt, người bán bảo đây là uất kim th́ mua về dùng là uất kim¿ Vị thuốc đó đúng hay sai ai chịu trách nhiệm? Viên Tanakan để tăng tuần hoàn năo th́ là lá bạch quả hay hạt bạch quả?
Trong triết học Phương Đông có học thuyết âm dương - Học thuyết chỉ ra cái ǵ cũng có 2 mặt: đỏ và đen, sáng và tối, nóng và lạnh¿
Đông dược trước hết là cây cỏ- Có loại ở nước ta tự khai thác hay dân ta phải trồng, có loại ta phải nhập. Có hàng vạn người bán và hàng triệu người mua như vậy không phải người bán là xấu cả, Đông dược là rác cả. Khi nâng chén trà xuân, khi tĩnh tâm ngắm cành đào hay nhành mai vàng, nh́n thược dược nở xoè rực rỡ, đoá trà mi chúm chím ¿ Hăy cùng suy ngẫm: ¿Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quư báu về sử dụng thuốc nam và thuốc Bắc, để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cần chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc đông và thuốc tây - Chủ tịch Hồ Chí Minh 27/2/1957, và câu đại ư: Các thấy thuốc tây y cũng phải học đông y, các ông lang cũng phải học tây y¿. Nên làm ǵ cũng vậy nếu có học, có hiểu biết chắc chắn sẽ đỡ khổ cho người dân bị bệnh. Đông dược là rác, kết luận này,, từ trên xuống dưới bao nhiêu người phải chịu trách nhiệm trước dân đây?
PGS-TS. Dương trọng Hiếu

 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org