Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> Sách Bản Thảo

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Sách Bản Thảo - posted by PhoHVB (Hội Viên)
on November , 02 2013
Đây là bài viết của thầy Hoàng Duy Tân gửi tặng Diễn đàn để làm tư liệu giúp ích cho anh chị em muốn nghiên cứu về các sách Bản Thảo Kinh Điển.

Tác giả: Hoàng Duy Tân

Đối với dược học, 2 bộ sách Kinh điển về dược thường được nhắc đến là Thần Nông Bản thảo và Bản thảo cương mục. Bản thảo là ǵ?

Theo tiếng Hán th́: Bản ( 本) gồm chữ Mộc 木 + chữ _ , là gốc rễ, cội nguồn; Thảo ( 草) = Cây cỏ. Bản thảo = Cội rễ, cội nguồn của cây cỏ (thảo dược). Bản thảo là danh từ giới Đông y dùng để chỉ các sách về Dược liệu học, tức là các sách bàn về thuốc. Hiện nay quốc tế có hẳn một môn 'Bản thảo học' (Pen t'saologie).

Tuy nhiên, trong tiếng Hán Việt cần phân biệt với bản thảo là bản viết tay trước khi đem đi in. Loại bản thảo này tiếng Hán gọi là Cảo bản (稿本) chứ không phải là bản thảo. Như trong Đoạn trường tân thanh thi hào Nguyễn Du có viết: "Cảo thơm lần giở trước đèn, Phong t́nh cổ lục c̣n truyền sử xanh".
Trung quốc có khoảng 180 quyển mang tên Bản thảo, trong đó:
ĐờiSố sách Bản thảo
Chu Tần lưỡng Hán (1122 TCN - 220)2
Nam Bắc triều (420 - 580)23
Tùy (581 - 618)13
Đường (618 - 959)20
Tống (960 - 1270)17
Kim Nguyên (1271 - 1368)12
Minh (1368 - 1644)34
Thanh (1644 - 1911)55
Thời hiện đại (sau 1911...)01

Bộ sách 'Trung Hoa bản thảo' có lẽ được coi là sách sau cùng mang tên 'Bản thảo', có 34 tập. 24 triệu từ. Nội dung 8980 vị thuốc. Trích dẫn hơn 10.000 sách dược của Trung quốc. Xuất bản 1/1/1998. Bản mới nhất là 1/5/2009 do Nxb Khoa học Thượng Hải.
Sau này, các tác giả không c̣n dùng tên Bản thảo nữa mà các sách chuyên môn về Dược thường dùng là Dược học (Trung dược học, Đông dược học thiết yếu...), Dược học đại từ điển, Trung dược đại từ điển, Trung quốc dược học đại tự điển...
Trong số các sách mang tên Bản thảo được giới nghiên cứu dược học chú ư nhất là 2 quyển: Thần Nông Bản thảo và Bản thảo cương mục.


THẦN NÔNG BẢN THẢO KINH
神农本草经
Nói đến ngành dược vật học của Trung Quốc, nhất là về sách 'Kinh điển' về dược vật, phải nhắc đến sách 'Thần Nông bản thảo'.

Thần Nông bản thảo là sách viết về Dược vật học đầu tiên của Trung Quốc, gọi tắt là 'Bản thảo kinh' hay 'Bản kinh'.

Lịch sử:
Sách TNBT có lẽ được hoàn tất vào thời kỳ Tần (221 - 206 TCN), Hán (203 - 220 TCN (có thuyết cho rằng vào thời Chiến Quốc 475 TCN). Sách trước đó đă bị thất truyền, chỉ c̣n được dẫn lục và bảo tồn trong cuốn 'Chứng loại bản thảo'... Sau đời Minh sách được in với nhan đề 'Thần Nông bản thảo kinh'.

Nội dung sách Thần Nông Bản Thảo:
Trong sách, ghi 365 loại dược vật, chia làm 3 loại là Thượng, Trung và Hạ phẩm. Giới thiệu 365 loại dược vật, chia làm 3 loại là:
- Thượng phẩm, 120 loại.
- Trung phẩm, 120 loại.
- Hạ phẩm, 125 loại.
- Thực vật 252 loại.
- Động vật 67 loại.
- Khoáng vật 46 loại.

Quyển 1: Thượng phẩm
+ Kim thạch 金石部 (18): Đan sa, Vân mẫu...
+ Bộ thảo 草部 (73): Xương bồ, Nhân sâm...
+ Bộ mộc 木部 (20): Phục linh, Câu kỷ tử...
+ Bộ nhân 人部 (1): Phát (tóc) tu (râu)...
+ Bộ thú 兽部 (6): Long cốt, Ngưu hoàng...
+ Bộ quả 果部 (5): Đại táo, Bồ đào...
丹沙, 云母, 玉泉, 石钟乳, 涅石, 消石, 朴消, 滑石, 石胆, 空青, 曾青, 禹余粮, 太乙余粮, 白石英, 紫石英, 五色石脂, 白青, 扁青(右玉石, 上品一十八种, 旧同)

Quyển 2: Trung Phẩm
+ Loại kim thạch (14 loại): Hùng hoàng, Thủy ngân...
+ Loại thảo (cây cỏ) (48): Can khương, Cát căn...
+ Loại mộc (17): Trúc diệp, Kỷ tử...
+ Loại mễ cốc 谷部 (3): Lật mễ, Xích tiểu đậu...
中卷
玉石部上品
玉泉:味甘平. 主治五脏百病. 柔筋强骨, 安魂魄, 长肌肉, 益气, 久服耐寒暑, 不饥 渴, 不老神仙. 人临死服五斤, 死三年色不变. 一名玉札
丹沙:味甘微寒. 治身体五脏百病. 养精神, 安魂 魄, 益气, 明目, 杀精魅邪恶鬼. 久服通神明不老. 能化为汞. 生山谷.
水银:味辛寒. 主治疥瘙痂疡百秃, 杀皮肤中虫虱, 堕胎, 除热. 杀金银铜锡毒, 熔化 还复为丹. 久服神仙不死. 生平土.

Quyển 3: Hạ phẩm
+ Loại kim thạch (9): Thạch hôi, Đại giả thạch...
+ Loại thảo (19): Phụ tử, Thiên hùng...
+ Loại mộc (2): Đào hạch nhân, Hạnh hạch nhân...
玉石部下品
石膏: 味辛微寒. 主治中风寒热, 心下逆气惊喘, 口干舌焦不得息, 腹中坚痛, 除邪 鬼, 产乳, 金创. 生山谷.
礬石:味辛有毒. 主治寒熱鼠瘘, 蚀疮, 死肌, 风痹, 腹中坚, 邪气, 除热. 一名青分石, 一名立制石, 一名固羊石. 生山谷.
代赭:味苦寒. 主治鬼注, 贼风, 蛊毒, 杀精物恶鬼, 腹中毒邪气, 女子赤沃 漏 下. 一名须丸. 生山谷.

Đặc tính thuốc theo TNBT
- Vị thuốc được phân theo Ngũ vị: chua, mặn, ngọt, cay, đắng.
- Thuốc có tứ khí: hàn, nhiệt, ôn lương...
- Lập thuốc có quân, thần, tá, sứ...
- Dùng thuốc trị các loại: Nội, ngoại, phụ, nhi, ngũ quan (khoảng hơn 170 loại bệnh).

Đánh giá:
Nội dung sách có ư nghĩa hoa học và giá trị lịch sử tương đối cao, tuy nhiên v́ hoàn cảnh của thời gian đó nên trong sách có lẫn nhiều ư tưởng của Đạo gia như ¿Khinh thân diên niên¿ (Nhẹ người sống lâu), ¿Bất lăo thần tiên¿ (Sống măi như thần tiên).
Hiện nay, trong thư viện cổ c̣n những bản sách thu thập sớm nhất là bản đời Minh (1368 ¿ 1644) của Lô Phúc và 3 bản sau của Tôn Tinh Diễn (đời Thanh), Cố Quan Quang (đời Thanh) và Sâm Lập Chi (Nhật Bản đều có in lại sau ngày Kiến Quốc).

Tiểu sử Thần Nông:
Thần Nông (神農 - 神农 - Shén nóng), c̣n được gọi là Viêm Đế (炎帝) hay Ngũ Cốc Tiên Đế 五穀先帝,là một vị vua huyền thoại của các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa.

Người ta tin rằng Thần Nông sống cách đây 5.000 năm và đă dạy người Trung Quốc cổ cách làm ruộng. Tên của ông có nghĩa là 'Vị Thần làm nghề nông'.

Người ta nói rằng mẹ ông đă viếng thăm vùng Hữu Oa và sinh ông ra sau khi nhận linh hồn của một con rồng. Viêm Đế được sinh ra với ḿnh là người và đầu của một con ḅ. Ông đă có thể biết nói 3 ngày sau khi sinh, biết ḅ vào lúc 5 tháng, mọc răng vào lúc 7 tháng, và biết làm nông lúc 3 tuổi.
Về xă hội
- Ông đă sáng chế ra dụng cụ để trồng trọt → Ông Tổ của nghề nông.
- Dạy người ta cày cấy và trồng năm loại hạt.
- Ủng hộ phát triển chợ búa và khuyến khích người dân trao đổi mua bán → Tổ của ngành giao thương.

Ông nh́n thấy dân số đang phát triển và biết rằng họ không thể nào sống chỉ dựa vào thực vật và thú hoang dă. Sau khi bắt cá và săn bắn, ông biết rằng con người cần phải phát triển nông nghiệp. Ông đă sáng chế ra dụng cụ để trồng trọt, chẳng hạn như thuổng, xẻng, ŕu, và cuốc¿ Ông đă dạy người ta cày cấy và trồng năm loại hạt (ngũ cốc), đó là: lúa, kê, vừng, lúa ḿ, và các loại đậu. Ông ủng hộ phát triển chợ búa và khuyến khích người dân trao đổi mua bán để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Đó là lúc khởi đầu của giao thương. Ông cũng đă tạo ra 5 loại nhạc cụ có dây để chơi nhạc và nâng cao đời sống văn hóa của con người.
Về mặt y học:
- Nếm vị thảo dược để con người có thể có thuốc.
- Để biết được bản chất của mỗi loại dược thảo, Viêm Đế đă nếm thử từng thứ một.
- Sử dụng dược thảo chữa bệnh cho dân.
- Sáng chế ra thuốc Trung y.

Về mặt y học, một đóng góp khác của Viêm Đế là việc nếm vị thảo dược để con người có thể có thuốc. Ông đă đi đến nhiều núi cao và thu nhặt đủ các loại thực vật. Ông đă nghiền mỗi thứ ra để xem xét đặc tính biểu lộ của nó: xem thử nó độc hay lành, nóng hay lạnh v.v. Để biết được bản chất của mỗi loại dược thảo, Viêm Đế đă nếm thử từng thứ một. Một lần, ông đă nếm phải 7 loại chất độc trong một ngày. Có truyền thuyết cho rằng Thần Nông có một cơ thể 'nhạy cảm' và v́ vậy có thể biết được sự ảnh hưởng của các loại thực vật và dược thảo khác nhau. Nhờ sự cảm nhận được dược vật ông đă có thể thấy bộ phận nào bị tác động và chọn ngay một liều thuốc chống chọi lại. Ông đă chữa bệnh cho dân chúng bằng cách sử dụng dược thảo tùy theo đặc tính của chúng. Ông đă sáng chế ra thuốc Trung y và đă chữa lành bệnh cho rất nhiều người khi sử dụng những loại dược thảo này. Để tưởng nhớ Viêm Đế, cuốn sách thảo dược đầu tiên tại Trung Quốc được đặt tên là 'Thần Nông bản thảo kinh.' Chúng tôi trích dẫn một vài đoạn trong sách 'Thần Nông bản thảo' để tham khảo:

"Thượng dược nhất bách nhị thập chủng vi quân, chủ dưỡng mệnh dĩ ứng thiên, vô độc, đa phục, cửu phục bất thương nhân, dục khinh thân ích khí, bất năo diên niên, bản thượng kinh."

[Giải nghĩa]: Các vị thuốc thuộc hàng thượng đẳng có 120 loại, được gọi là quân dược. Công hiệu chủ yếu là điều dưỡng bản mệnh, tạo sự tương ứng, ḥa hợp với trời, không có độc tính, có thể dùng với liều lớn trong thời gian dài không làm tổn thương tới sức khỏe. Nếu muốn thân thể nhẹ nhàng, khí lực tăng cường, tuổi thọ được kéo dài th́ có thể căn cứ vào quyển thượng của Bản kinh".

"Trung dược nhất bách nhị thập chủng vi thần, chủ dưỡng tính dĩ ứng nhân, vô độc hữu độc, châm chước kỳ nghi, dục át bệnh bổ hư luy giả, bản trung kinh."

[Giải nghĩa]: Thuốc hàng trung đẳng có 120 loại, là thần dược. Công dụng chủ yếu là điều dưỡng tính t́nh, tạo sự tương ứng, ḥa hợp với con người. Một số loại thuốc này có tính độc, khi sử dụng cần suy nghĩ xem có thích hợp với cơ thể không. Nếu như, muốn loại trừ bệnh tật, tăng cường sức khỏe cần căn cứ vào quyển trung của Bản Kinh.


BẢN THẢO CƯƠNG MỤC
(Běn cǎo Gāng mù - 本草綱目 - 本草纲目)
Bản thảo 本草: Là sách viết về dược vật học.
Cương 綱 (纲): Giềng lưới. Lưới có giềng mới kéo được các mắt, cho nên cái ǵ mà có hệ thống không thể rời được đều gọi là Cương, những phần to.
Mục目: Chia từng ngăn như trong cái lưới, ngoài giường lưới gọi là cương 綱, những mắt dây nhỏ gọi là mục 目, những phần nhỏ.

Như vậy, Bản thảo cương mục là sách bàn về mọi điều (lớn, nhỏ) có liên quan đến dược vật.

Sự ra đời của sách Bản thảo cương mục:
Trước Bản thảo cương mục, đă có rất nhiều sách mang tên Bản thảo (Thần Nông bản thảo (221 - 206 TCN), Bản thảo diễn nghĩa (1116), Đường Bản thảo, Bản thảo chính (1624)¿ Tuy nhiên, nhờ thời gian được tiếp cận với thư viện sách dược của vương phủ và hoàng gia, Lư Thời Trân thấy c̣n nhiều sai sót chưa hợp lư¿v́ vậy ông quyết tâm thực hiện bộ sách ¿Bản thảo cương mục¿.
Biên soạn vào thế kỷ 16, đầu đời nhà Minh.
Trải qua 3 lần viết lại, Bản thảo cương mục được ông hoàn thành vào năm Vạn Lịch thứ 6 đời nhà Minh, tức năm 1578.

Kết cấu sách Bản thảo cương mục:
Bản thảo cương mục có tổng cộng 52 quyển, tập hợp 1.892 chủng loại cây, con, vật thuốc khác nhau, phân thành 601 loại, trong đó có 374 loại do đích thân Lư Thời Trân bổ sung, hơn 1.100 bức đồ h́nh.
Bộ sách liệt kê 11.096 đơn thuốc trong đó có 8.000 do Lư Thời Trân sưu tập mới hoặc tự sáng chế. Ước tính toàn bộ sách có tới 190 vạn chữ được chia thành 16 bộ, 60 loại, từng chủng loại cây, con, vật thuốc đều được chú rơ tên, tập tính, lịch sử khai thác, phương pháp chế biến, đặc tính, công dụng.

Nội dung chi tiết sách Bản thảo cương mục:
Quyển 1: Liệt kê các sách Bản thảo trước đó (chủ yếu là Thần Nông bản thảo và Danh y Biệt lục).
Bàn về 7 phương 10 tễ trong các sách thuốc (khí vị, âm dương, ngũ vị cấm kỵ, ngũ vị thiên thắng, tiêu bản âm dương, thăng giáng phù trầm, dùng thuốc trong 4 mùa, dùng thuốc trong ngũ vận, lục dâm, dùng khí vị bổ tả của thuốc đối với tạng phủ, 5 vị và bổ tạng đối với ngũ tạng, dùng thuốc theo hư thực bổ tả).
Quyển 2: Nêu lên các vị thuốc cùng tên nhưng khác nhau, thuốc tương phản nhau, cách uống thuốc, thức ăn cấm kỵ, thuốc kỵ thai, thức ăn uống cấm kỵ, cách dùng thuốc theo chứng của Lư Đông Viên, dùng thuốc đối với các chứng hư của Trần Tàng Khí; 3 phương pháp hăn, thổ, hạ của Trương Tử Ḥa. Bệnh có 8 chứng chủ yếu, 6 chứng mất, 6 chứng không trị được.
Liệt kê các loại thuốc: Thuốc loại trung 120 loại; Thuốc loại thấp 125 loại.
Quyển 3: Cách dùng thuốc chữa trị bệnh (55 bệnh).
Quyển 4: (36 bệnh, trong đó bệnh về ngũ quan, trật đả, phụ khoa, nhi khoa).
Quyển 5 - 52: Nói về các loại dược vật, được xếp theo từng bộ.
Các dược vật được chia làm 16 bộ, cụ thể như sau:
Bộ thảo 草部 (268 vị), Bộ mộc 木部 (91), Bộ thổ 土部 (21), Bộ hỏa 火部 (5), Bộ cốc 谷部 (43), Bộ quả 果部 (61), Bộ vảy 鳞部 (29), Bộ thú 兽部 (30), Bộ gia cầm 禽部 (16), Bộ trùng 虫部 (42), Bộ giới 介部 (15), Bộ thái 菜部 (60), Bộ thủy 水部 (16), Bộ nhân 人部 (6), Bộ kim thạch 金石部 (61). Phần sau giảng giải về dược vật: Tính khí, ngũ vị, chủ trị¿ các vị thuốc do Lư Thời Trân bổ sung, những bài thuốc kinh nghiệm trong dân gian mà Lư Thời Trân sưu tầm được...

Xuất bản sách:

V́ trong sách Lư Thời Trân phê phán Thủy ngân là một thứ thuốc độc, không phải là thứ để chế thành các món thuốc trường sinh bất lăo, trong khi thời đó Hoàng đế và các đại thần lại tôn sùng đạo sĩ, tín nhiệm họ dùng thủy ngân luyện đan, nên không nhà nào dám làm sách. Cho đến khi Lư Thời Trân chết, năm 1596 sách BTCM mới được xuất bản, ngay lập tức được ủng hộ nhiệt liệt, được dùng làm sách gối đầu cho các thày thuốc.

Đến thế kỷ 17, Bản thảo cương mục được dịch ra các thứ tiếng Nhật, Đức, Anh, Pháp Nga. Năm 1953, được xuất bản lại dưới tên "Dược điển của Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa". Cho đến nay BTCM vẫn được coi là tác phẩm tham khảo rất có giá trị về Đông y.
Năm 30 thời Càn Long nhà Thanh (1765), Triệu Học Mẫn (nhà dược vật học) đă soạn sách Bản thảo cương mục thập di (本草綱目拾遺) với mục đích bổ chính cho Bản thảo cương mục, tác phẩm này đă bổ sung thêm 716 loại cây thuốc, 161 loại đơn thuốc và chỉnh sửa 34 lỗi trong bộ sách ban đầu của Lư Thời Trân.

Đánh giá:

Đây được coi là bộ sách dược vật hoàn chỉnh nhất của Đông y, tiếp nối tài liệu Chứng loại bản thảo (证类本草) của Đường Thận Vi đời nhà Tống.

Bản Thảo Cương Mục được coi là một từ điển bách khoa về dược vật học của Trung Quốc.
Bản thảo cương mục là kết tinh tâm huyết hơn 27 năm của Lư Thời Trân để sưu tầm trên 800 tài liệu khác nhau và đích thân đến các địa phương để khảo sát các loại cây cỏ, loài vật và những thứ có thể dùng làm thuốc trong Đông y.

Nh́n chung, Lư Thời Trân đă tổng kết toàn bộ Dược vật học của Trung Quốc thời bấy giờ. Quyển sách này được coi là một bộ dược điển, được phân loại với phương pháp khoa học, cách hành văn rất cuốn hút, hơn hẳn các bộ sách thuốc trước.

Bản thảo cương mục là tác phẩm có tầm quan trọng bậc nhất trong việc phân loại thuốc của nền y học cổ truyền. Tác phẩm này cũng góp phần chính xác hóa cách sử dụng và tên gọi các loại cây, con thuốc ở Trung Quốc cũng như điều chỉnh các đơn thuốc để tránh những nhầm lẫn xảy ra trong quá tŕnh điều trị.

Nội dung đồ sộ của Bản thảo cương mục c̣n có giá trị vượt quá phạm vi dược vật học v́ nó cung cấp rất nhiều thông tin đa dạng khác về sinh vật học, địa lư học, khoáng vật học và cả lịch sử xoay quanh các loại cây, con thuốc.
Theo "Nhân Dân nhật báo": Thứ trưởng Y tế Trung Quốc Vương Quốc Cường mới đây cho biết, hai bộ sách Trung y cổ có tên 'Hoàng Đế Nội Kinh' và 'Bản Thảo Cương Mục' đă được công nhận là 'Di sản tư liệu thế giới'.

Tiểu sử Lư Thời Trân (1518 - 1593)
Lư Thời Trân (李時珍), tự Đông Bích, về già tự hiệu là Tần Hồ sơn nhân, người đời Minh, Kỳ Châu (nay là Hồ Bắc, Kỳ Xuân, Kỳ Châu). Ông là con nhà thế y (3 đời làm thuốc). Nguyện vọng của ông là trở nên một thầy thuốc cứu người đời giống như cha ông. Nhưng lúc đó, trong dân gian, địa vị người thầy thuốc rất thấp, họ thường bị quan lại khinh khi, v́ vậy, cha ông quyết định cho ông học thi cử làm quan cho có địa vị với người ta. Ông không dám căi ư cha. Năm 14 tuổi, ông đỗ tú tài. Sau đó, ba lần thi cử nhân đều không đậu. Ông khẩn cầu cha xin cho ông được chuyên học y. Cha ông không biết làm thế nào, chịu cho ông làm theo nguyện vọng.

Từ đó, Lư Thời Trân vừa theo cha học kinh nghiệm lâm sàng, vừa chăm chỉ học tập các đầu sách y học kinh điển do thế hệ trước để lại như "Nội Kinh", "Thương hàn luận", "Bản thảo kinh" v.v. Trải qua mấy năm học tập chăm chỉ, cộng thêm sự chỉ bảo của cha, Lư Thời Trân tiến bộ rất nhanh trên con đường y học. Năm 22 tuổi, Lư Thời Trân chính thức treo biển hành nghề thầy thuốc.

Năm 1537, quê Lư Thời Trân xẩy ra nạn lũ lụt, sau khi lũ rút, các loại dịch bệnh, bệnh tật hoành hành khắp nơi, thầy thuốc trở thành nhân tài khan hiếm. Một số thầy thuốc làm bộ làm tịch, thừa cơ thu phí cao. Nhưng cha con Lư Thời Trân chỉ quan tâm tới trị bệnh, không quan tâm tới tiền chữa bệnh nhiều hay ít, mang hết khả năng chữa trị cho nhiều người bệnh. Do vậy, hàng ngày từ sáng đến tối, người bệnh nườm nượp không ngớt. Lư Thời Trân cùng cha đă chữa khỏi rất nhiều người bệnh, bản thân ông cũng được rèn luyện rất nhiều, ông bắt đầu cảm nhận trách nhiệm quan trọng của thầy thuốc, và ngày càng yêu thích công việc của ḿnh.

Kỹ thuật chữa bệnh của Lư Thời Trân ngày càng cao siêu, ông cũng ngày càng nổi tiếng, không chỉ trong dân gian. Năm 1551, ông trị khỏi bệnh đứa con của Phú Thuận vương Chu Hậu Khôn và nổi tiếng. Lư Thời Trân chữa khỏi nhiều bệnh nan y, vua bổ nhiệm Lư Thời Trân chức quan y "Phụng Từ Chính". Tuy Lư Thời Trân làm thầy thuốc ở vương phủ, nhưng ông cũng thường xuyên ra bên ngoài chữa bệnh cho người dân b́nh thường.

Năm 1556, ông lại được tiến cử đến công tác ở Thái y viện với chức vụ Thái y viện phán. Trong thời gian này, ông có cơ hội xem khắp các điển tịch phong phú, các sách quí của vương phủ và hoàng gia, trích lục không ít tư liệu, đồng thời đă xem được rất nhiều mẫu dược vật mà ngày thường khó thấy được, mở rộng tầm mắt, phong phú hóa lĩnh vực tri thức của ḿnh. Nhưng v́ ông vốn không thích công danh nên làm việc ở Thái y viện không đầy năm lại từ chức về nhà chuyên tâm viết sách.

Trong quá tŕnh mấy mươi năm hành nghề và duyệt đọc sách y cổ điển, ông phát hiện trong những đầu sách y học kinh điển thường xuất hiện những điều sai sót. Trước đây đa số các thày thuốc khai triển từ tác phẩm Đào Hoằng Cảnh (Danh y biệt lục) theo các phương diện khác biệt, những trường phái lư luận Trung y cạnh tranh nhau đă nở rộ một ngàn năm sau đó, tức là suốt các đời Tống, Kim, và Nguyên. Mỗi y sư của các trường phái này tập trung vào việc đơn giản hoá các mô tả căn nguyên của bệnh, chẳng hạn quy vào hàn và nhiệt; hoặc xác định nguyên nhân nội tại hay ngoại tại, và sau cùng là thành lập một nền dược học dựa trên lư thuyết Trung y cổ truyền. Lư Thời Trân dần dần cho rằng cần phải kết hợp kinh nghiệm của ḿnh sửa đổi những điều sai sót này v́ vậy ông quyết tâm biên soạn lại một bộ sách 'bản thảo'.

Năm 35 tuổi, ông sắp xếp chương tŕnh công tác, sưu tập cùng khắp, rộng răi, đọc một số lượng lớn sách tham khảo, bắt đầu biên soạn sách 'Bản thảo cương mục'. Để biết rơ h́nh trạng, tính chất, mùi vị, công hiệu, v.v... của một số dược vật, ông mang giỏ thuốc, dắt con và đồ đệ Bàng Khoang đi nghiên cứu thực tiễn dược vật trong dân gian.

Phương pháp nghiên cứu của Lư Thời Trân là 'thông khảo cư' và 'tuần dă nhân'. 'Thông khảo cư' có nghĩa là ông duyệt qua sách của hơn 800 gia phái y học khác nhau. 'Tuần dă nhân' là chỉ ông không ngừng học hỏi từ những người nông dân, tiều phu và thợ săn. Lư Thời Trân đă trèo đèo lội suối, đi hàng vạn dặm, khảo sát thực địa, học hỏi không ngừng để t́m hiểu về nghề thuốc.

Trong từng tập bản thảo, Lư Thời Trân mô tả cách trị liệu cổ truyền của các dược thảo, động vật, khoáng vật. Ông mô tả ngoại h́nh của chúng, cách nuôi trồng, cách bào chế, các dược tính của chúng cũng như sự tương cận của chúng với các dược liệu khác, âm tính hay dương tính của chúng, và mức độ hiệu quả khi sử dụng chúng.

Trải qua 27 năm nỗ lực lao động gian nan khó nhọc, sửa đổi bản thảo ba lần, sau cùng mới hoàn thành bộ sách lớn dược vật học này vào năm 1578. Lúc này, ông đă 61 tuổi. Lư Thời Trân viết trong cuốn ¿Kỳ kinh bát mạch khảo¿ như sau: ¿Đường hầm bên trong cơ thể người chỉ có thể được quan sát bởi người có khả năng nội quan¿. Tức là chỉ những người có ¿thiên mục¿ khai mở mới có thể nh́n vào bên trong cơ thể người để khảo sát các đường mạch và kinh lạc.

Năm 1596, cũng là năm thứ ba sau khi ông qua đời, bộ sách 'Bản thảo cương mục' chính thức ra đời tại Kim Lăng (nay là Nam Kinh).

Suốt cuộc đời Lư Thời Trân kết hợp kinh nghiệm thực tiễn của ḿnh viết 11 quyển sách khác bao gồm Tần Hồ mạch học (濒湖脉学) và Kỳ kinh bát mạch khảo (奇经八脉考), "Ngũ tạng đồ luận" v.v... rất tiếc là một số đă bị thất lạc. Ngoài y dược học ra, Lư Thời Trân cũng giành được thành tựu nổi bật trong các lĩnh vực hóa học, địa chất học, thiên văn học, khí tượng học v.v¿ là một trong những nhà khoa học tự nhiên vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông mất năm 1593, hưởng thọ 75 tuổi.

Tham khảo:
Trong phần này chúng tôi trích dẫn một số vị thuốc được viết trong sách Bản thảo cương mục để người đọc phần nào thấy được sự nỗ lực làm việc của Lư Thời Trân cách đây hơn 500 năm.

CAM THẢO
Cam thảo sống và chích cam thảo.
Tên khác: C̣n gọi là mật cam, mật thảo, mỹ thảo, thảo, linh thông, quốc lăo.
Mùi vị: gốc có vị cam (ngọt), b́nh, vô độc.
Chủ trị:
1. Thương hàn, cổ họng đau (các chứng thiếu âm): Dùng cam thảo 2 lượng nấu với 2 thăng nước, mật ong, nước nấu c̣n 1 thăng rưỡi. Mỗi lần uống 5 hợp, mỗi ngày uống 2 lần. Phương thuốc này gọi là 'Cam thảo thang'.
2. Phế nhiệt cổ họng đau (có nhiệt): Dùng 2 lượng cam thảo sao, kết ngạnh (nước vo gạo ngâm 1 đêm) 1 lượng, thêm a giao nửa cân. Mỗi lần uống 5 tiền (5 chỉ - 5 đồng cân), uống với nước ấm.
3. Phế nuy (đầu tối mắt hoa, chảy nước dăi, tiểu tiện luôn, chỉ không ho ra đờm): Dùng 4 lượng chích cam thảo, 2 lượng gừng nướng, 3 thăng nước, nấu c̣n 1/2, phân ra uống. Phương thuốc này gọi là 'Cam thảo can khương thang'.
4. Phế nuy cửu thấu (sợ lạnh phát sốt, xương cốt không thích ứng, ho ra đờm không dừng): dùng 3 lượng cam thảo nướng, nghiền nhỏ. Mỗi ngày lấy 1 tiền (muỗng), đồng tiện (nước tiểu đồng tử dưới 12 tuổi) 3 hợp.
5. Trẻ con nóng ho có đờm: dùng cam thảo 2 lượng, ngâm trong mật heo 5 ngày, lấy ra nướng, sau đó nghiền nhỏ, trộn với mật làm thành hoàn khoảng bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 10 hoàn. Uống sau khi ăn cơm rồi uống nước sắc bạc hà. Phương này gọi là 'Lương cách hoàn'.
6. Trẻ con sơ sinh bí đái: dùng cam thảo, chỉ xác (thanh yên) mỗi loại 1 tiền (một muỗng) sắc với nửa chén nước rồi uống.
7. Trẻ con toát khẩu phong (dạng miệng bị rút): dùng cam thảo nhị tiền bán (2 muỗng rưỡi) sắc uống cho khạc ra đờm, rồi lấy sữa chấm vào trong miệng.
8. Trẻ con can phong măn tính ( mắt rít, sợ sáng, sưng thủng, thậm chí chảy máu): dùng cam thảo dài khoảng 1 ngón tay nấu với nước mật heo, nghiền nhỏ rồi lấy nước gạo quậy đều 1 chút đổ vào.
9. Trẻ con đái văi: dùng đại cam thảo sắc như thang đầu, uống mỗi ngày trước khi ngủ.
10. Trẻ con đái ra máu: dùng cam thảo nhất lượng nhị tiền (1 lượng 2 muỗng) thêm nước lục hợp sắc thành nhị hợp. Trẻ 1 tuổi uống trong 1 ngày.
11. Trẻ con gầy ốm: dùng cam thảo 3 lượng chích tiêu ( nưỡng cháy xém) rồi nghiền nhỏ ḥa với mật thành hoàn khoảng hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 5 hoàn với nước ấm, một ngày uống 2 lần.
12. Xích bạch lị: dùng cam thảo dài khoảng 1 xích lấy cho vào nước 1 thăng rưỡi sắc c̣n bát hợp rồi uống.
13. Lưỡi sưng làm tắc miệng: dùng cam thảo sắc thang đậm đặc, ho nhiệt có đờm uống khi khạc ra đờm.
14. Khẩu sang (mụn trong miệng): dùng cam thảo 2 thốn, 1 khối bạch phàn khoảng hạt lúa, cho vào miệng cùng lúc rồi nhai nhỏ, nuốt nước.
15. Bối thư (nhọt ở lưng): dùng cam thảo 3 lượng đâm nhỏ thêm bột đại mạch 9 lượng rồi cùng nghiền nhỏ, nhỏ vào 1 ít giấm và 1 ít nước làm thành bánh. Nhiệt ở trên nhọt lạnh rồi nóng chưa thành mủ có thể tự tiêu c̣n thành mủ th́ sớm bể. Người thể hư có thể uống thêm cháo hoàng kỳ. C̣n có phương dùng cam thảo 1 lượng nấu 1 chút rồi đâm nhỏ ngâm vào trong 1 thăng nước qua 1 đêm, quậy cho lên bọt, hớt bọt đi chỉ uống nước cam thảo.
16. Các chứng ung thư (nhọt sưng): dùng cam 3 lượng nướng 1 chút rồi cắt nhỏ ngâm vào trong nửa b́nh rượu lấy 1 ít hắc diên (thạch mặc) nấu thành nước cho vào trong rượu không bao lâu lấy ra làm lại như vậy 9 lần . Cho bệnh nhân uống rượu này đến say th́ u nhọt dần hết. Có phương dùng cam thảo 2 cân, đạp nát ngâm nước 1 đêm dùng nước đậm đặc nấu với lửa nhỏ ngào thành cao, bỏ vào trong lọ. mỗi lần uống 1 đến 2 th́a. Phương này gọi là ¿quốc lăo cao¿ tiêu thủng khử độc, cộng hiệu rỏ rệt.
17. Nhọt ở vú mới nổi: dùng 2 tiền (muỗng) cam thảo nướng, dùng nước giếng sắc uống c̣n bên ngoài th́ thoa vào nhũ đầu sẽ trị hết ung nhọt.
18. Đậu sang (bệnh nhọt): dùng cam thảo, rễ cây quát lâu cắt đều, sắc nước uống.
19. Âm bộ bị nhọt (mọc ở trước sau giang môn (hậu môn), lúc mới phát lớn khoảng hạt cây tùng (tùng tử), dần như hạt sen rồi dần sưng đỏ như hạt đào thành mủ, bị bể th́ khó trị): dùng cam thảo 1 lượng, 1 chén nước suối, dùng lửa nhỏ dần dần thấm nước rồi đốt. Làm như vậy từ sáng sớm đến trưa đến khi nước hết là được. Mở ra kiểm tra bên trong cam thảo c̣n thấm nước là được. Lấy ra mài nhỏ cho vào trong 2 chén rượu sắc c̣n 1 chén. Dùng uống nóng 2 tễ th́ sưng đau đều hết.
20. Âm bộ ôn dương: dùng cam thảo tiên (tươi) thang, 1 ngày rửa 3 lần làm 5 ngày như vậy.
21. Đống sang phát liệt (nhọt bể do rét): trước dùng cam thảo thang rửa qua sau đó dùng hoàng liên, hoàng cầm, tất cả nghiền thành bột nhuyễn rồi thêm phấn thủy ngân, dầu mè trộn rồi đắp.
22. Thang hỏa thương (bị bỏng lửa hay nước sôi): dùng cam thảo sắc cùng mật ong bôi lên.

Dưới đây là trích toàn bộ nội dung sách Bản thảo cương mục qua phần 'Mục lục' của sách BTCM bằng tiếng Hán.
目录
  《本草纲目》原序
  进《本草纲目》疏
  《本草纲目》凡例
  序例上
  历代诸家本草
  引据古今医家书目
  引据古今经史百家书目
  采集诸家本草药品总数
  《神农本经》名例
  陶隐居《名医别录》合药分剂法则
  采药分六气岁物
  十剂
  气味阴阳
  五味宜忌
  五味偏胜
  标本阴阳
  升降浮沉
  四时用药例
  五运六淫用药式
  六腑六脏用药气味补泻
  五脏五味补泻
  脏腑虚实标本用药式
  引经报使(洁古《珍珠囊》)
  序例目录第二卷
  序例下
  序例第二卷\序例
  药名同异
  相反诸药(凡三十六种)
  服药食忌
  妊娠禁忌
  饮食禁忌
  李东垣随证用药凡例
  陈藏器诸虚用药凡例
  张子和汗吐下三法
  病有八要六失六不治
  《药对》岁物药品
  《神农本草经》目录
  中品药一百二十种
  下品药一百二十五种
  宋本草旧目录
  主治第三卷\百病主治药
  诸风
  痉风
  项强
  癫痫
  卒厥
  伤寒热病
  瘟疫
  暑
  湿
  火热
  诸气
  痰饮
  脾胃
  主治第三卷\百病主治药
  噎膈
  反胃
  哕
  呃逆
  霍乱
  痢
  疟
  胀满
  诸肿
  黄疸
  脚气
  转筋
  喘逆
  咳嗽
  肺痿肺痈
  虚损
  吐血衄血
  齿衄
  血汗
  咳嗽血
  诸汗
  怔忡
  健忘
  惊悸
  狂惑
  烦躁
  多眠
  消渴
  遗精梦泄
  溲数遗尿
  小便血
  强中
  大便燥结
  脱肛
  痔漏
  瘀血
  积聚症瘕
  诸虫
  肠鸣
  心腹痛
  胁痛
  腰痛
  主治第四卷\百病主治药
  痛风
  头痛
  眩晕
  眼目
  面
  鼻
  唇
  口舌
  咽喉
  音声
  须发
  狐臭
  丹毒
  风瘙疹痱
  疡癜风
  九漏
  痈, 疽
  外伤诸疮
  金, 镞, 竹, 木伤
  跌仆折伤
  五绝
  诸虫伤
  诸兽伤
  诸毒
  蛊毒
  妇人经水
  带下
  崩中漏下
  产难
  产后
  阴病
  小儿初生诸病
  惊痫
  诸疳
  痘疮
  小儿惊痫
  水部第五卷
  水部第五卷
  水之一
  水部第五卷\水之一
  雨水
  潦水
  露水
  甘露
  甘露蜜
  明水
  冬霜
  腊雪
  雹
  夏冰
  神水
  半天河
  屋漏水
  水部第五卷
  水之二
  水部第五卷\水之二
  流水
  井泉水
  井华水
  节气水

MỘT SỐ BẢN THẢO THƯỜNG GẶP:

BẢN KINH 本經
Tức là 'Thần nông bản thảo kinh'.

BẢN KINH PHÙNG NGUYÊN 本經逢原
Gồm 4 quyển do Trương Lô đời Thanh soạn. In năm 1695. Chia ra 32 bộ gồm Thủy, Hỏa. Thổ, Kim, Thạch, Nạo thạch, Sơn thảo, Phương thảo, Thấp thảo, Độc thảo, Mạn thảo, Thủy thảo, Đài thảo, Thạch thảo, Cốc thái, Quả, Thủy quả, Vị, Hương mộc, Kiều mộc, Quán mộc, Ngụ mộc, Bao mộc, Tạng khí, Trùng, Long xà, Ngư, Giới, Cầm, Thú và Nhân, sưu tập dược vật được khoảng hơn 700 loại. Mỗi loại ghi tính vị, sản địa, bào chế, đồng thời ghi nguyên văn của bản kinh (ngoại trừ dược vật không nằm trong Bản kinh), đồng thời cũng nêu lên những phát minh, tạp dẫn phụ phương và học thuyết của các y gia.

Sách này tuy mệnh danh là 'Bản thảo', nhưng thực tế không hoàn toàn trích lục dược vật trong sách ¿Bản kinh¿ mà sưu tập ghi nhận thuốc thường dùng của đời sau nhiều hơn. Phân loại của sách chủ yếu là lấy ở sách 'Bản thảo cương mục' làm chính, trong phần nhận xét th́ tŕnh bầy kinh nghiệm tâm đắc cá nhân khá nhiều.

Sau khi Trung Quốc thành lập mới có xếp bản in.

BẢN KINH SƠ CHỨNG 本經疏証
Sách về dược vật. Gồm: 12 quyển, phụ lục 6 quyển 'Bản kinh tục sơ', 8 quyển ¿Bản kinh tục sơ yếu do Trâu Chú đời Thanh soạn, in năm 1832.

Sách này nêu lên các phân tích, lư luận, phối ngũ của thuốc trong các phương thuốc của các sách Thương hàn luận, Kim quỹ yếu lược¿ để chú giải ¿Thần nông bản thảo kinh¿. Trong đó ¿Sơ chứng' ghi 173 loại dược vật, ¿Tục sơ¿ ghi 142 loại, tất cả 315 loại.

Sách ¿Bản kinh sơ yếu¿ đem văn tự của phần ¿Tự lệ¿ trong sách ¿Thần nông bản thảo kinh¿ tham chiếu ứng dụng cụ thể của cổ y phương, rồi biên soạn theo phương thức chú giải, thuyết minh.

Sau khi Trung Quốc giải phóng mới có xếp bản in.

BẢN KINH TIỆN ĐỘC 本經便讀
Sách về dược vật. Gồm 4 quyển. do Hoàng Ngọc, đời Thanh soạn, in năm 1869.

Tác giả dựa vào nguyên văn của sách ¿Bản kinh¿ biên tập trong sách 'Bản thảo kinh độc' của Trần Tu Viên, chỉ giản lược, chỉnh sửa lại các từ khó đọc, khó nhớ, rồi dựa vào đó mà viết thành liên cú đối ngẫu theo vần, bỏ đi nguyên chú, nhằm cung cấp cho người mới học.

BẢN KINH TỤC SƠ 本經續疏
Xem Bản kinh sơ chứng.

BẢN KINH TỰ SƠ CHỨNG 本經序疏証
Xem 'Bản kinh sơ chứng'.

BẢN THẢO ẨM THỰC PHỔ 本草飲食譜
Gồm 1 quyển, do Văn Thịnh đời Thanh soạn. Phí Bá Hùng giám định. In năm 1850.

Sách này đem các loại thực vật có thể chữa bệnh chia ra làm 10 bộ là cốc, đậu, thái, qua, quả, vị, cầm thú, ngư và trùng. Tất cả khoảng 200 loại, mỗi loại tŕnh bày sơ lược về tính vị, thu hái cất dùng, chủ trị cho đến cấm kỵ.

BẢN THẢO BỊ YẾU 本草備要
Sách về dược vật. Gồm 8 quyển do Uông Côn đời Thanh soạn. In vào năm 1694.

Sách này chủ yếu dựa vào 2 sách ¿Bản thảo cương mục¿, và ¿Thần Nông bản thảo kinh sơ', để biên soạn. Phần đầu ghi dược tính tổng hợp sau đó đem dược vật chia ra thảo, mộc, quả, cốc thái, kim thạch, thủy thổ, cầm thú, lân giới, ngư trùng cho đến nhân. Gồm 8 bộ, tất cả hơn 470 loại dược vật, phụ lục hơn 400 h́nh vẽ, được lưu truyền tương đối rộng răi trong các sách bản thảo học cận đại.

Rất nhiều bản in, sau khi Trung Quốc mới thành lập, có xếp bản in và bản sao.

BẢN THẢO CẦU CHÂN 本草求真
Sách về dược vật. Gồm 10 quyển, do Hoàng Cung Tú đời Thanh soạn. In vào năm 1769.

Chia ra thượng thiên và hạ thiên. Thượng thiên từ quyển thứ 1 - 7, chia dược vật ra 7 loại là bổ tễ, thu sáp tễ, tán tễ, tả tễ, huyết tễ, tạp tễ và thực vật. Mỗi loại lại tùy tính dược khác nhau chia ra nhiều tiết. Hạ thiên quyển thứ 8 ¿ 9, nêu lên cách phân biệt về dùng thuốc bệnh tạng phủ và dùng thuốc bệnh lục dâm. Quyển thứ 10 là tổng luận về tính dược cho đến mục lục cách phân loại tự nhiên của dược vật. Toàn sách tất cả sưu tập ghi nhận 436 loại dược vật. Quyển đầu có phụ lục h́nh của dược vật, trong sách đă nghiên cứu thảo luận tương đối sâu sắc hơn ứng dụng trong phương diện điều trị kết hợp với khí vị h́nh chất của mỗi loại dược vật, đồng thời đă đưa ra ư kiến, hiểu biết của cá nhân.

Tác giả phản đối ư tưởng ' Nê cổ dĩ bạc kim¿ (Xem nặng cổ xưa, xem nhẹ hiện tại), cũng không đồng ư ¿Hậu kim dĩ phế cổ¿ (Xem trọng hiện tại, bỏ qua những cái cổ xưa).

Sau khi Trung Quốc thành lập có xếp bản in.

BẢN THẢO CÂU NGUYÊN 本草鉤元
Gồm 32 quyển. Dương Thời Thái đời Thanh biên tập lại. In vào năm 1842.

Sách này là bản cải biên trích yếu của sách ¿Bản thảo thuật¿. V́ về mặt số chữ cũng như thể văn trong ¿Bản thảo thuật¿ c̣n tương đối dài ḍng, do đó trên cơ sở không thay đổi số lượng vị thuốc, thứ tự và phân loại, Dương Thời Thái đă lược bỏ bốn phần mười nội dung thứ yếu, phân tích chỉnh lư biên soạn lại thành sách này. Là một trước tác chuyên về thuốc có đề cương chọn lọc tinh yếu.

Sau khi Trung Quốc thành lập có xếp bản in.

BẢN THẢO CẦU NGUYÊN 本草求原

C̣n gọi là 'Tăng bổ tứ gia bản thảo nguyên nghĩa'. Gồm 27 quyển, do Triệu Kỳ Quang đời Thanh biên tập vào khoảng giữa thế kỷ 19.

Sách này dựa vào phần ¿Tứ gia bản thảo¿ của sách ¿Bản thảo thuật¿, ¿Thần Nông bản thảo kinh bách chủng lục¿, ¿Bản thảo kinh yếu giải¿ và ¿Bản thảo kinh độc¿, rồi thêm chủng loại, bổ sung chú thích. Tất cả sưu tập hơn 900 loại thuốc. Trong đó có dược vật của ¿Bản kinh¿, dược vật thường dùng và các thực vật.

Dược vật chia loại như sách ¿Bản thảo cương mục' , phía sau các vị thuốc có sưu tập các thuyết, thêm phụ lục phần ư kiến của tác giả, hơn 100 ngàn phụ trương và phương luận trị nghiệm của các danh y.

Hiện nay c̣n tồn khắc bản năm Đạo Quang.

BẢN THẢO CHÍNH 本草正
Gồm 2 quyển. Trương Giới Tân đời Minh soạn vào năm 1624.

Là quyển thứ 48 - 49 của ¿ Cảnh Nhạc toàn thư¿. Trong sách chọn thuốc thường dùng 300 vị, biên soạn phỏng theo ¿Bản thảo cương mục¿, chia ra 14 bộ là: Sơn thảo, Thấp thảo, Phương thảo, Mạn thảo, Độc thân, Thủy thạch thảo, rrúc mộc, Cốc, Quả, Thái, Kim thạch, Cầm thú, Trùng ngư và Nhân. Lần lượt giới thiệu tên gọi khác, tính vị hậu bạc, âm dương, công năng.

chủ trị cho đến cơ chế, phạm vi vận dụng lâm sàng và điều cần chú ư.

Tác giả luận về thuốc rất rơ ràng, thứ tự, không chủ quan. So sánh công hiệu dược vật tương tự và phối ngũ của thuốc phân tích rất rơ. Đặc biệt giỏi dùng Thục địa, luận về công năng chữa trị phối ngũ và bào chế của nó, cho thấy sự hiểu biết của tác giả rất lớn. Cho nên trong sách đem Nhân sâm, Thục địa, Phụ tử và Đại hoàng làm thuốc ¿tứ duy¿ (bốn giềng mối) để pḥ dương cứu âm.

BẢN THẢO CHÍNH NCHĨA 本草正義
Gồm 2 quyển. Trương Đức Dũ đời Thanh soạn. In vào năm 1828.

Sách này phân loại theo tính dược, gồm cam ôn, cam hương, phát tán, khí ẩm, huyết phẩm, khổ lương, khổ ôn, khổ hàn, tân nhiệt, độc công, cố sáp và các phần khác tất cả 12 loại.

361 vị thuốc.

Cách luận thuật của tác giả giản yếu, có giá trị tham khảo nhất định.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC 本草剛目
Gồm 52 quyển, do Lư Thời Trân, đời Minh soạn. In vào năm 1596.

Trong sách này, tác giả thừa kế và tổng kết trên cơ sở thành tựu về bản thảo học của trước đời Minh, kết hợp rộng răi bởi tích lũy khối lượng lớn tri thức dược vật học của dược nông, thầy thuốc dân gian, thợ săn, thợ chài và học tập, sưu tầm của nhân dân lao động, đồng thời tham khảo hơn 800 loại của các sách, trải qua nghiên cứu và thực tiễn khắc khổ lâu dài, sau thời gian mấy mươi năm mới biên tập thành một bộ sách lớn về dược vật học.

Quyển thứ 1 - 2 sưu tập phụ lục ví dụ bản thảo học tư của các y gia. Quyển thứ 3 - 4 lấy chứng hậu làm chủ phân biệt luận thuật dược vật sử dụng. Từ sau quyển thứ 5 đem dược vật chia ra 62 loại như thiên thủy loại, địa thủy loại, hỏa thủy loại, thổ loại v.v..., sưu tập được 1892 loại dược vật (trong đó thêm mới 374 loại), sưu tập hơn 10 ngàn bài thuốc, hơn 1000 bức h́nh vẽ, mỗi loại dược vật phân biệt tŕnh bày tên, tập giải, chính ngộ, tu trị, khí vị, chủ trị, phát minh và phụ trương. Trong sách không những đă khảo chính một số sai lầm trong bản thảo học của ngày xưa, tổng hợp khối lượng lớn các tư liệu khoa học, cũng đă đề xuất phương pháp phân loại dược vật tương đối khoa học, đồng thời đă phản ánh thực tiễn lâm sàng khá phong phú. Trong lúc luận thuật dược vật, ông đă thể hiện tư tưởng chủ nghĩa duy vật, nhân định thắng thiên (người ắt thắng trời) ở nhiều phương diện. Sách này là một trước tác Trung dược học, nội dung đề cập của sách rất rộng răi, ví như sinh vật, hóa học, thiên văn, địa lư, địa chất, mỏ quặng, và cả phương diện lịch sử cũng đều có thành tựu nhất định. Cho nên cũng có thể nói rằng sách này là một trước tác bác vật học mang tính ảnh hưởng thế giới, có giá trị tham khảo quan trọng đối với nghiên cứu, lâm sàng, dạy học. Bộ sách này đă được giới khoa học trong và ngoài nước coi trọng. Sách này chiếm vị trí cao nhất cả trên khoa học sử, toàn bộ sách hoặc một phần sách đă dược dịch sang nhiều thứ tiếng nước ngoài.

Sau Trung Quốc mới thành lập, có bản sao chụp và xếp bản in.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC BÁC NGHĨA 本草剛目博義
Xem 'Bản thảo thừa nhă bán kệ'.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC DỊ TRI LỤC 本草剛目易治錄
Gồm 8 quyển, do Đới Bảo Nguyên, đời Thanh soạn, in vào năm 1887.

Sách này dựa vào nội dung của 2 sách ¿Bản thảo cương mục¿, và sách ¿Bản thảo bị yếu¿, thêm bớt mà ra. Tất cả ghi nhận 1208 loại. Cách viết dựa theo 16 bộ của Bản thảo cương mục.

Các vị thuốc với chữ to nói về tính vị công năng chủ trị, chữ nhỏ về ví dụ phụ phương, có thể nói đây là sách tóm lược của sách ¿Bản thảo cương mục', tuy nhiên phía sau một số dược vật, có kèm chú thích của tác giả. Cuối sách có phụ lục ¿Vạn phương chân truyền dị tri lục¿.

Hiện nay c̣n khắc bản đời Thanh.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC TẤT ĐỘC 本草剛目必讀
Gồm 24 tập, không chia quyển, do Lâm Khởi Long, đời Thanh soạn. In vào năm 1667.

Sách này lấy tài liệu từ ¿Bản thảo cương mục¿ chọn ra hơn 600 loại dược vật ¿nhật dụng thiết yếu, cầu nhi khả đắc¿ (Thường ngày cần dùng, cầu mà được nhờ), bỏ đi phần tên thuốc, chỉ giữ lại phần về khí vị, chủ trị, phát minh và phụ trương, lược đi nội dung trùng điệp, văn tự tương đối giản yếu. Sau phần về dược vật, giữ lại nguyên toàn bộ phần phụ trương để cung cấp tham khảo lâm sàng.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC THẬP DI 本草剛目拾遺
Gồm 10 quyển do Triệu Học Mẫn đời Thanh soạn. In vào năm 1765.

Sách này sưu tập những điều chưa ghi nhận trong ¿Bản thảo cương mục¿ hoặc đă ghi nhận mà cần bổ sung chia ra 18 loại gồm thủy, hỏa, thổ, kim, thạch thảo, mộc, đằng, hoa, quả cốc, sơ, khí dụng, cầm, thú, lân, giới và trùng, tất cả 716 loại mà trong Bản thảo cương mục chưa ghi nhận; 161 loại là bổ đính nội dung trong ¿Bản thảo cương mục, đă ghi nhận.

Tác giả đă tham khảo rộng răi các tư liệu văn hiến, kết hợp kinh nghiệm lâm sàng và hiểu biết về thu hái trồng trọt thảo dược của cá nhân, đă lần lượt giới thiệu đồng thời đă đính chính một số sai lầm trong ¿Bản thảo cương mục¿. Ngoài ra c̣n sưu tập nghiệm phương dân gian, phép

trị và tư liệu Tây y truyền nhập lúc bấy giờ.

Sau khi Trung Quốc thành lập mới có xếp bản in.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC TRÍCH YẾU 本草剛目摘要
Xem Mạc thị cẩm nang thập nhị chủng.

BẢN THẢO CƯƠNG MỤC VẠN PHƯƠNG LOẠI BIÊN 本草剛目萬方類編
C̣n gọi là 'Vạn phương loại biên'. Gồm 32 quyển. Tào Thằng Ngạn đời Thanh soạn. In vào năm 1800.

Tác giả trên cơ sở phân loại và thứ tự của phụ trương trong ¿Bản thảo vạn phương châm tuyến¿ đối với ¿Bản thảo cương mục¿, sao chép nguyên văn từng mục mà thành. Tất cả chia ra 107 môn, 11.713 phương thuốc. Sách này đem đơn phương, nghiệm phương phụ lục trong ¿Bản thảo cương lục¿, theo các bệnh tật khác nhau rồi thêm phân loại, tiện cho đọc giả t́m kiếm.

Sau đó lại có tên ¿Cổ kim danh y vạn phương loại biên¿ và ¿Vạn phương loại toản¿ tất cả đều là cải biên hay đổi tên của sách này.

BẢN THẢO DIỄN NGHĨA 本草衍義
Gồm 20 quyển. Khấu Tông Thích đời Tống soạn. In vào năm 1116.

Tác giả dựa trên kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm về phương diện giám biệt dược tài và ứng dụng dược vật, đem 470 loại dược vật, chưa giải thích tường tận trong ¿Gia Hựu bổ chú thần nông bản thảo¿ thêm luận thuật cho rơ hơn. Trong sách chẳng những đă đề xuất rất nhiều phương pháp giám biệt sự thiệt giả tốt xấu của dược vật mà c̣n thông qua một số ví dụ bệnh, thực tế đă suy rộng phạm trù trọng dụng của dược vật. Đặc biệt là tác giả phản đối uống dùng thuốc Đan trong mê tín, đề xướng tư tưởng sử dụng chính xác dược phẩm hóa học nhân công, trong sách này đă có phản ánh tương đối rơ rệt hơn.

Sau khi Trung Quốc mới thành lập, từ đó có xếp bản in.

BẢN THẢO DỤNG PHÁP NGHIÊN CỨU 用法研究
Do Chu Chí Lâm soạn.

Sách này dựa theo công dụng của dược vật chia ra 22 loại, sưu tập gồm hơn 800 vị. Mỗi vị dược vật lần lượt tŕnh bày dạng thuốc, thành phẩm, tính vị, quy kinh, công hiệu, phối hợp và nghiên cứu, trích lục học thuyết người xưa, đồng thời c̣n phụ lục hiểu biết của tác giả.

Trung Hoa thư cục xuất bản năm 1941.

BẢN THẢO ĐỒ KINH 本草圖經
Gọi tắt là 'Đồ kinh'.

l. Do nhóm của Tô Tụng đời Tống biên soạn. Một tên là 'Đồ kinh Bản thảo' gồm 20 quyển, mục lục 1 quyển. Sách hoàn thành năm 1061. Sách này sưu tập h́nh thảo dược của các quận huyện toàn quốc, tham khảo các học thuyết của các y gia mà soạn thành. Sách 'Bản thảo cương mục' đă b́nh phẩm sách này rằng: ¿Khảo chứng tường tận rơ ràng, khá có tính phát huy, nhưng h́nh và thuyết khác nhau, cả hai không tương ứng, hoặc có h́nh mà không có thuyết, hoặc có thuyết mà không có h́nh, hoặc thuyết mà h́nh đều khác nhau....

Sách gốc đă thất lạc, văn và h́nh thất lạc được gặp trong ¿Chứng loại Bản thảo¿, nay có xếp bản in dựa theo thu thập phần thất lạc.

2. Phần 'Đồ kinh' của 'Tân tu Bản thảo' (Xem Tân tu Bản thảo).

BẢN THẢO GIẢN MINH ĐỒ THUYẾT 本草簡明圖説
Gồm 4 quyển. Cao Nghiên Ngũ đời Thanh soạn, in vào năm 1887.

Tổ tông của Nghiên Ngũ là Cao Cẩm Long, từng nhiều lần khắc lại h́nh vẽ ¿Bản thảo cương mục¿ không thành công, rồi soạn cuốn ¿Bản thảo đồ kinh¿, khảo chứng từng vị thuốc. Sau khi thành sách, bị hủy trong chiến lửa, chỉ c̣n lại hơn 100 vị thuốc của bộ thảo. Tác giả lấy đó làm cơ sở, rồi thêm soạn vẽ mà ra sách. Trong sách thu thập hơn 100 loại thuốc, tất cả đều phụ lục h́nh cây thuốc. Những h́nh vẽ này hoặc do tự vẽ từ cây thật, hoặc thu thập h́nh vẽ thực vật Tây phương, thậm chí cũng có dựa theo truyền văn tưởng tượng mà vẽ ra. Đường nét rất tinh tế linh động, trên h́nh vẽ hoặc chú thích tính dược. Hiện c̣n tồn thạch Bản của Quang Tự đời Thanh.

BẢN THẢO HẠI LỢI 本草害利
Lăng Hoán đời Thanh soạn.

Tác giả được thừa kế hưởng sách ¿ Bản thảo phân đội¿ của thầy Ngô Cổ Niên, lấy đó làm cơ sở thu thập dược luận bản thảo của các gia y, bổ sung thêm nội dung thuốc có hại cho tật bệnh, đổi tên là ¿Bản thảo hại lợi¿. Phân loại của sách này là theo sách ¿Bản thảo phân đội¿, theo tạng phủ chia ra 11 đội, mỗi đội lại chia ôn lương bổ tả, lấy tên gọi là mănh tướng, thứ tướng, chú thích rơ tính mạnh yếu của các vị thuốc.

Trong sách khi thuật về thuốc chia ra 3 mục ¿hại¿, ¿lợi¿ và ¿tu trị¿ nhưng lấy ¿hại¿ (tác dụng phụ của thuốc) đứng đầu, đó là chỗ độc đáo của sách này. Lại trong mục ¿lợi¿, nói về phối ngũ và công dụng của thuốc. Trong mục ¿Tu trị¿ giới thiệu phương pháp bào chế và giám biệt về

thuốc. Nội dung phong phú, thiết thực ứng dụng lâm sàng.

Sau khi Trung Quốc thành lập, nhà xuất bản Trung y cổ tịch có xếp bản in.

BẢN THẢO HỐI 本草匯
Gồm 18 quyển. Quách Bội Lan đời Thanh soạn. In vào năm 1655.

Nội dung của sách chủ yếu là tham khảo từ 'Bản thảo cương mục' và 'Bản thảo kinh sơ' mà thành sách. Quyển thứ 1 là h́nh kinh mạch của 14 kinh, h́nh tạng phủ và thuốc dẫn kinh, h́nh vọng chẩn vùng mặt; Quyển thứ 2 về Tạp luận tam bộ cửu hậu, mạch pháp, kinh lạc, vận khí; Quyển thứ 3 giới thiệu cách dùng thuốc. thuốc dẫn kinh và cấm kỵ của thuốc; Quyển thứ 4 luận về thuốc nghi kỵ của các bệnh; Quyển thứ 5 - 6 là cơ chế bệnh tạp chứng, thương hàn, phụ, ngoại, ấu khoa; Quyển thứ 7 - 8 tŕnh bày thuốc chủ trị của các bệnh; Quyển thứ 9 ¿ 18 ghi nhận hơn 470 loại thuốc thuộc thảo mộc, cốc thái, viết theo văn vần, dễ cho việc ghi nhớ, đồng thời thêm phương kinh nghiệm có liên quan.

BẢN THẢO HỐI BIÊN 本草匯編
Gồm 20 quyển. Uông Cơ đời Minh biên soạn vào đầu thế kỷ 16.

Sách này chịu ảnh hưởng về học thuật trong ¿Bản thảo tập yếu¿ của Vương Luân. Phân loại dược vật không phỏng như tam phẩm ¿Bản kinh¿ mà là dựa theo ¿ Dĩ loại tương ṭng¿ trong tính dược, có bổ sung thêm một số nội dung, tăng đến 2 quyển, nhằm bổ túc sự thiếu sót ngôn từ đơn giản không đầy đủ nơi ¿ Bản thảo tập yếu¿. Trong sách ¿Bản thảo mông thuyên¿ của Trần Gia Mô đă khen ngợi sách này ¿rơ ràng tỉ mỉ, công phu tinh vi¿ nhưng lại phê b́nh ¿thu thập các y gia quá nhiều, mà kết luận chọn lấy không rơ ràng¿. Lư Thời Trân th́ cho rằng: ¿Sách này toát yếu giản lược, tợ hồ giản tiện, nhưng lại giống nhau cả mà lại khó t́m đọc, cái hay là ở chỗ chi tiết, đọc là bỏ ngay; bỏ đi phần của các y gia, th́ càng thấy linh tinh. Suy luận phỏng theo, không có chủ kiến, chỉ có vài điều của riêng (tác giả) là chọn dùng được.

Sách gốc đă thất lạc.

BẢN THẢO HỐI NGÔN 本草匯言
Gồm 20 quyền, Nghê Châu Mô đời Minh soạn. In vào năm 1624.

Thu thập ghi nhận hơn 670 vị thuốc. Hội tập dẫn lục 'Thần nông Bản thảo kinh' và văn hiến Bản thảo của các y gia lúc bấy giờ rồi thêm quy nạp, bổ sung đính chính, đồng thời loại bỏ cái phiền phức trùng điệp, phụ lục thêm nghiệm phương. Quyển đầu tŕnh bày h́nh vẽ Bản thảo, h́nh vẽ tương đối sắc nét hơn.

BẢN THẢO HỐI SOÁN 本草匯匯簒
Gồm 3 quyển. Đồ Đạo Ḥa đời Thanh soạn vào năm l863.

Sách này sưu tập ghi nhận hơn 500 vị thuốc. Căn cứ vào tính dược đă chia ra 31 loại là b́nh bổ, ôn bổ, bổ hỏa, tư thủy, ôn thận, ôn sáp v.v... lại tăng thêm 2 loại. Phần phụ lục là rau cải ăn ngày thường và thuốc chủ trị của tạng phủ. Sách này tham khảo nhiều loại văn hiến bản thảo, cộng thêm ḥa hợp trích yếu chỉnh lư mà thành, nội dung tương đối chặt chẽ ngắn gọn.

BẢN THẢO HỐI THIỂN 本草匯淺
Gồm 10 quyển. C̣n gọi là 'Tăng bổ đồ tường bản thảo bị yếu hội thiển'. Cố Nguyên Giao đời Thanh soạn vào năm 1660.

Tác giả suy nghĩ cái bao la của ¿Bản thảo cương mục¿, cái gán ghép của ¿Bản thảo kinh sơ¿, rồi chọn lấy sở trường của các sách, lược bỏ cái phiền phức. Trước hết tŕnh bày h́nh vẽ của thuốc, vận khí và tổng luận về dược học, sau đó là quy loại, theo các bộ thảo, mộc, quả, cốc, thái, nhân¿ gần 400 vị thuốc. Lần lượt tŕnh bày tính dược, công dụng, chủ trị, đồng thời phụ lục nghiệm phương, khá sát lâm chứng.

BẢN THẢO KINH 本草經
Xem Thần Nông Bản Thảo Kinh.

BẢN THẢO KINH ĐỘC 本草經讀
Xem Thần nông bản thảo kinh độc.

BẢN THẢO KINH GIẢI 本草經解
Xem Bản thảo kinh giải yếu.

BẢN THẢO KINH GIẢI YẾU 本草經解要
Một tên nữa là 'Bản thảo kinh giải'. Gồm 4 quyển. Nguyên đề Diệp Quế đời Thanh soạn. Theo Trần Niệm Tổ trong quyển hạ sách ¿ Y học độc thư chí¿của Tào Ḥa rằng sách này là soạn rất hoàn hảo, sau đó lấy sách đổi tên Diệp Quế. In năm 1724 (năm thứ 2 Ung Chính).

Trước hết sách này chọn lọc 117 vị thuốc trong sách ¿Thần Nông bản thảo kinh¿ và 57 vị thuốc trong các cổ thư khác, tất cả 174 vị thuốc thường dùng. Đă chú giai cần thiết đối với nguyên văn của cổ thư. Sau mỗi vị thuốc là có chế phương đă giới thiệu một số xử phương thường dùng.

Sau khi Trung Quốc giải phóng có xếp bản in.

BẢN THẢO KINH SƠ 本草經疏
C̣n gọi là 'Thần Nông Bản Thảo Kinh Sơ'. Gồm 30 quyển. Mâu Hy Ung đời Minh soạn. In năm 1625.

Sách này chọn ra 490 vị thuốc từ ¿Chứng loại bản thảo¿, trong dó chủ yếu là lấy thuốc từ ¿Thần Nông bản thảo kinh¿, lần lượt với h́nh thức chú sơ (chú giải), cộng thêm phát huy, đồng thời phụ lục chủ trị tham hộ và giải ngộ, khảo chứng dược liệu cho đến xử phương nghi kỵ Sách này dẫn chứng văn hiến tương đối rộng răi hơn.

Quyển thứ 1 - 2 là tiếp tục lời tự ví dụ thượng hạ; Quyển thứ 3 về sau là thượng phẩm bộ ngọc thạch, các quyển sau đó thứ tự sắp xếp như ¿ Loại chứng bản thảo ¿; Quyển thứ 30 là bổ di 27 vị thuốc. Sách này tuy mệnh danh là ¿ Bản thảo sơ kinh¿ nhưng trong đó rất nhiều là dẫn lục

văn tự tự thuật chứ không phải nguyên văn của ¿ Bản thảo kinh¿ như đă thấy trong ¿ Danh y biệt lục¿, ¿ Đường bản thảo, ¿ Khai bảo bản thảo¿, ¿ Gia hựu bản thảo, cho đến 'Bản thảo thập di' của Trần Tàng Khí.

BẢN THẢO KINH SƠ TẬP YẾU 本草經疏集要
Gồm 8 quyển. Ngô Thế Khải đời Thanh soạn. In vào năm 1809.

Bản sách này hiện đang tồn có phụ lục 1 quyển ¿Đậu chẩn¿ của Châu Tử Hằng. Ngô Thế Khải tự soạn 1 quyển ¿Tập hiệu phương¿, tất cả 10 quyển. Nội dung dựa theo nội dung của sách ¿Bản thảo kinh sơ¿ của Mâu Hy Ung, trích lấy phần tinh yếu, đồng thời đă bổ sung điều chỉnh đúng mức. Quyền thứ 1 là tự lệ, tổng luận bệnh lư và phép nghi kỵ trong dùng thuốc rất rơ ràng. Quyển thứ 2 là bộ thạch, kim, thủy, thổ. Quyển thứ 3 - 4 bộ thảo, quyển thứ 5 bộ mộc; quyển thứ 6 bộ nhân, thú; quyển thứ 7 bộ cầm, trùng, giới, ngư, lân; quyển thứ 8 bộ quả.

Nói chung toàn sách trích chọn khá tinh yếu.

BẢN THẢO KINH TẬP CHÚ 本草經疏集注
Gồm 7 quyển. Đào Hằng Cảnh đời Lương soạn vào cuối thế kỷ thứ 5. Sách này là một dạng chú bản tương đối sớm của sách ¿Thần nông bản thảo kinh¿.

Trong sách đă bổ sung phần ¿tự lệ¿ của sách gốc, đồng thời đă lập ra cách sử dụng thể lệ ¿chư bệnh thông dụng dược¿ để tiện cho cách tra dược vật. Về mặt thuốc đă sưu tập tra cứu sách gốc và ¿Danh y biệt lục¿, (là dược vật thêm mới của các danh y sau sách ¿Bản thảo¿), mỗi thứ 365 vị, tất cả 730 vị. Trên cơ sở phân loại của Tam phẩm, tiến một bước chia ra thành 7 loại là ngọc, thạch, thảo, mộc, trùn,g thú, quả, mễ, thực và loại có tên chưa sử dụng. Trong sách, về sản địa, thu hái, bào chế cho đến ứng dụng cụ thể lâm sàng đều có bổ sung và thuyết minh mới tương đối nhiều, song trong đó cũng đă tuyên dương một số nội dung uống dùng thuốc Đan của Đạo gia.

Sách gốc đă thất lạc, nội dung chủ yếu của nó vẫn c̣n bảo tồn trong các sách ¿Loại chứng bản thảo¿. Ngoài ra lại có 1 loại bản chép tay đă hư nát trước đời Đường đào lên ở Đôn Hoàng, nhưng chỉ c̣n phần tự lệ. Năm 1955 nhà xuất bản Quần Liên đă dựa vào đấy mà xuất bản theo dạng sao chép.

BẢN THẢO LOẠI PHƯƠNG 本草類方
Gồm 10 quyển. Niên Hy Nghiên đời Thanh soạn vào năm 1735.

Sách này gốc từ phân loại phụ phương trong sách ¿Bản thảo cương mục¿ mà biên tập ra. Chia ra tất cả 113 loại như chư phong, kỉnh phong, cường hạng, điên giản, tốt quyết v.v..., mỗi loại đều tŕnh bày bệnh chứng, phương dược sử dụng của nó.

BẢN THẢO LOẠI YẾU 本草類要
Xem Y học trích túy.

BẢN THẢO MÔNG THUYÊN 本草蒙筌
Gồm 12 quyển. Trần Gia Mô đời Minh soạn. In vào năm 1525. Quyển đầu có h́nh danh y các triều đại, tên họ và tổng luận tính dược. Quyển thứ 1 - 12 chia ra 10 bộ là: thảo (thượng, trung. hạ), mộc, cốc, thái, quả, thạch, thú, cầm, trùng, ngư và nhân, tất cả 742 vị thuốc. Mỗi vị thuốc đều phân luận về khí vị thăng giáng, có độc không độc, nơi sản xuất, tốt xấu, thu hái, quy kinh, sở chủ trong thất t́nh (hỉ, nộ...), chế độ, tàng lưu, chỉ định trong điều trị. Các phương kinh nghiệm và h́nh vị thuốc, cuối cùng có thêm phần lời chú (án ngữ) của tác giả. Về mặt đặc trưng và công dụng của các vị thuốc được phân tích tương đối rơ ràng hơn, luận thuật về bào chế của thuốc có cái độc đáo riêng.

BẢN THẢO NGUYÊN THỦY 本草原始
Gồm 12 quyển. Lư Trung Lập đời Minh soạn. In vào năm 1612. Sách này chia thuốc ra thành 10 bộ là thảo, mộc, cốc, thái, quả, thạch, cầm, thú, trùng, nhân, thu thập được gần 500 vị thuốc, trước tiên mỗi vị thuốc với chữ nhỏ ghi nơi sản xuất, h́nh dạng, khí vị. Tiếp đến với chữ lớn ghi chủ trị, ghi nguyên văn của ¿Thần nông bản thảo kinh¿, sau đó là ¿Danh y biệt lục¿ sau cùng là tổng thuật về thuyết của các y gia. Các h́nh vẽ về thuốc, đa số là tác giả dựa theo vật thật để vẽ lại, tương đối sống động hơn nhiều, đồng thời kèm có thuyết minh.

BẢN THẢO PHÁT HUY 本草發揮
Gồm 4 quyển. Từ Ngạn Thuần đời Minh soạn. Sách được hoàn thành vào đầu đời Minh.

Quyển thứ 1 - 3 chia các vị thuốc thành 10 loại là kim, thạch, thảo, mộc, nhân, thú, trùng. ngư, quả, mễ, cốc và thái, sưu tập được 270 vị thuốc; Quyển thứ 4 là tổng luận về thuốc, nội dung đa số là trích lục kinh nghiệm và giải thích về thuốc trong luận thuật của các y gia đời Kim, Nguyên, mà tác giả chưa thêm phần chú thích, có thể dùng tham khảo nghiên cứu bản thảo của thời Kim Nguyên.

Nay có bản 'Tiết thị y án nhị thập tứ chủng'.

BẢN THẢO PHÁT MINH 本草發明
Gồm 6 quyển. Hoàng Phô Tung đời Minh soạn. In vào năm 1578.

Quyển thứ 1 - 2 tổng luận tính dược và ư nghĩa chế phương. Quyển thứ 2 - 6 chia theo các bộ thảo, mộc, quả, thái v.v... phân luận các vị thuốc, mỗi vị thuốc là tham khảo thuyết của các y gia đời Kim Nguyên cùng với tổng kết và tâm đắc của tác giả mà thành sách này.

BẢN THẢO PHÁT MINH THIẾT YẾU 本草發明切要
Xem Bản thảo tuyển.

BẢN THẢO PHÂN KINH 本草分經
Gồm 4 quyển. Diêu Lan (c̣n gọi là Duy Ma ḥa thượng) đời Thanh soạn. In vào năm 1840.

Sách này biên soạn theo lư luận dược vật quy kinh. Chia ra thuốc thông kinh lạc (tức là thuốc của 12 kinh và tuần hành kỳ kinh cho đến tạp phẩm không theo kinh lạc. Ngoài ra, trong sách phụ lục h́nh tạng phủ nội cảnh, Thập tứ kinh huyệt ca và h́nh huyệt kinh lạc; tổng loại tiện giám (bảng tổng loại (Theo cách tra tính dược sắp xếp phân loại theo Bản thảo loại mộc loại); phụ lục cùng tên gọi (tức là tên gọi khác của thuốc), đồng thời nội dung với h́nh thức văn chú giải đơn giản, giải thích tính dược và chủ trị.

BẢN THẢO PHẨM HỐI TINH YẾU 本草品匯精要
Gồm 42 quyển. Tập thể nhóm Lưu Văn Thái của Thái y viện đời Minh soạn vào năm 1505.

Đây là một bộ trước tác Bản thảo của quan đời Minh soạn. Lúc bấy giờ không có in ấn. Năm 1700 nhóm Vương Đạo Thuần của Thái y viện đời Thanh lại soạn tiếp 10 quyển. Sách này chủ yếu là soạn từ cải biên tu bổ trên cơ sở của sách ¿ Loại phương bản thảo¿, sưu tập tất cả 1815 vị thuốc. Những quyển soạn tiếp sau lại tăng bổ thêm 990 vị thuốc từ trong sách ¿Bản thảo cương mục¿. Mỗi vị thuốc được tŕnh bày theo danh, miêu, địa, thời, thu, dụng chất, sắc, vị, tính, khí, chủ, hành, trợ, phản chế, trị, hợp, cấm, đại, kỵ, giải, ưng. Dù phân loại tương đối tỉ mỉ, h́nh màu của thuốc rất xác thật sống động, nhưng phần văn tự, đa số sao chép sách xưa, thiếu kinh nghiệm thực tế của người biên soạn và phần bổ sung mới.

Sau khi Trung Quốc thành lập có xếp bản in.

BẢN THẢO QUYỀN ĐỘ 本草權度
Gồm 3 quyển. Hoàng Tế Chi đời Minh soạn. In vào năm 1535. Tên sách là bản thảo, trên thực tế chủ yếu là giới thiệu bệnh mạch, nhân, chứng, trị thường gặp của các khoa lâm sàng, trước có nội dung ngũ tạng hư thực, mạch pháp, h́nh vẽ thể thăng giáng, h́nh vẽ kinh lạc và 14 kinh huyệt. Thứ tự biên soạn có khác với một số tác phẩm y học mang tính tổng hợp lâm sàng nói chung, biện chứng khá nhiều tâm đắc, phép trị cũng tương đối giản yếu hơn.

BẢN THẢO SÙNG NGUYÊN 本草崇原
Gồm 3 quyển. Trương Chí Thông đời Thanh soạn 1674, Cao Thế Thức biên tập. In vào năm 1767. Sách này chủ yếu dựa theo học thuyết ngũ vận lục khí chú giải ¿ Thần nông bản thảo kinh¿. Toàn sách sưu tập trích lục 247 vị thuốc trong Bản kinh, 52 vị thuốc khác, tất cả 299 vị. Đem thuốc chia ra thượng, trung và hạ trong tam phẩm, mỗi vị thuốc trước tiên ghi nguyên văn ¿Bản kinh, (hoặc các cổ y tịch khác), cộng thêm chú thích. Xen kẽ có phụ lục văn chú thích của ông Cao Thế Thức.

Hiện nay có bản 'Y lâm chỉ nguyệt'.

BẢN THẢO SÙNG NGUYÊN TẬP YẾU 本草崇原集要
Gồm 3 quyển. Trọng Học Lộ đời Thanh soạn. In năm 1910. Sách này dựa gốc từ trên cơ sở ¿Bản thảo sùng nguyên¿ tăng bổ hiệu đính mà ra. Phần nội dung chủ yếu tăng bổ là chọn từ các sách ¿ Bản thảo kinh độc¿, ¿Bản thảo kinh giải¿, ¿ Thần nông bản thảo kinh¿ cho đến ¿Y học chân truyền¿, ¿Lữ sơn đường loại biện¿, tất cả đều chú rơ xuất xứ, có phụ phần chú thích, nhưng chưa tăng thêm vị thuốc mới, ngoài ra c̣n lọc lại một số văn tự trong sách 'Bản thảo sùng nguyên'.

BẢN THẢO TAM CHÚ 本草三注
Xem Bản thảo tam gia hợp chú.

BẢN THẢO TAM GIA HỢP CHÚ 本草三家合注
C̣n gọi là 'Thần nông bản thảo kinh tam gia chú', 'Bản thảo tam chú'. Gồm 6 quyển. Quách Như Thông đời Thanh tập chú. In vào năm 1803.

Sách này là hợp biên chú thích của 3 sách ¿ Bản thảo sùng nguyên¿ của Trương Chí Thông ¿Nhất tác diêu cầu¿, ¿ Bản thảo kinh tập yếu¿ của Diệp Quế và ¿Bản thảo kinh độc¿ của Trần Niệm Tổ, nội dung không có bổ sung ǵ cả.

BẢN THẢO TẬP YẾU 本草集要
Gồm 8 quyển. Vương Lân đời Minh soạn. In vào khoảng nậm 1500. Sách này là gốc từ tập hợp phần toát yếu thêm chỉnh lư các bản thảo xưa. Tất cả chia thành 3 cuốn. Cuốn thứ 1 (quyển l) tổng luận tính dược, đa số dẫn dụng thuyết ¿ Thần nông bản thảo kinh, ¿ Nội kinh¿. Cuốn thứ 2 (quyển thứ 2 - 6) chia dược vật ra thành 10 loại là thảo, mộc, thái, quả, cốc, thạch, thú, cầm, trùng, ngư và nhân, tất cả 545 vị thuốc. Mỗi vị lần lượt tŕnh bay các nội dung về thất t́nh (hỉ, nộ...), tính vị, thăng giáng. có độc vô độc, quy kinh, chủ trị, công dụng và phụ phương. Cuốn thứ 3 (quyển thứ 7 - 8) phân loạt tính dược: chia ra 12 môn là khí, huyết, hàn, nhiệt, đờm, thấp, phong, táo, sang, độc, phụ nhân và tiểu nhi. Mỗi môn lại chia ra 4 loại thuốc ôn, lương, bổ khí giáng khí và thuốc phá khí nếu tích khí, đặc điểm của sách này là phối ngũ và cách dùng cụ thể của mỗi vị thuốc tŕnh bày trong mỗi loại.

BẢN THẢO TẤT BỊ 本草必備
Xem Cố Thị Y Kính.

BẢN THẢO THẬP DI 本草拾遺
Xem 'Đường thư- nghệ văn chí' Gồm 10 quyển. Trần Tàng Khí đời Đường soạn. Theo dẫn thư 'Gia hựu bản thảo' rằng: ¿Bản thảo thập di¿ của Trần Tạng Khí đời Đường soạn. Với ¿Thần nông bản kinh¿ tuy có thuyết bổ tập của Đào (Hoằng Cảnh). Tô (Cung). nhưng thiếu sót c̣n nhiều: nên đă làm riêng một quyển tự lệ, 6 quyển thập di, 3 quyển giải thích, tên sách được gọi là ¿Bản thảo thập di¿. Bản thảo cương mục đă đánh giá sách này: ¿Nội dung rộng răi nhất trong các sách, xác định phân loại rất hay, định mức chuẩn về nhầm lẫn, sưu tập rất sâu ẩn...¿.

Tuy sách gốc đă thất lạc nhưng có thể đọc thấy văn trích lục trong sách ¿Chứng loại bản thảo¿.

BẢN THẢO THI THIỂN 本草詩箋
Gồm 10 quyển. Châu Ngoại đời Thanh soạn. In vào năm 1739. Các vị thuốc trong sách được chia ra chư thủy, chư hỏa, chư thổ, chư kim, chư thạch, nạo thạch, sơn thảo, phương thảo, thấp thảo, độc thảo, mạn thảo, thủy thảo, thạch thảo, đài thảo, chư mễ, chư thái, chư quả, thủy quả, chư vị, hương mộc, kiều mộc, quán mộc, ngụ mộc, bao mộc, tạng khí, chư trùng, long xà, chư giới, chư cầm, chư thú và nhân, tất cả 872 vị thuốc. Mỗi vị thuốc soạn thêm thơ thất ngôn nhằm dễ dàng cho người học thuộc ḷng.

BẢN THẢO THUẬT 本草述
Gồm 32 quyển. Lưu Kim đời Thanh soạn. In vào năm 1700. Tác giả phân loại thứ tự theo ¿Bản thảo cương mục¿. Sưu tập được 691 vị thuốc, chia ra 30 bộ là thủy, hỏa, thổ, kim v.v... mỗi vị thuốc tinh chọn học thuyết của các y gia lược bỏ những từ không hợp thực tế và phần mê tín, biên soạn lại sách này. Trong sách dựa theo tŕnh bày giải thích của tiền nhân với lư luận thăng giáng của âm dương và quan hệ của kinh lạc tạng phủ để giải thích tính dược, có giá trị tham khảo nhất định về phương diện lâm sàng và lư luận bản thảo.

BẢN THẢO THÔNG HUYỀN 本草通玄
Gồm 2 quyển. Lư Trung Tử đời Minh soạn. In vào khoảng thời gian cuối đời nhà Minh. Năm 1667 lại được Vưu Thừa bổ sung hiệu đính tăng thêm trong sách ¿Sĩ Tài tam thư¿. Lư Trung Tử đem thuốc chia ra thành 14 bộ là thảo, cốc, mộc, thái, quả, ngụ mộc, bao mộc, trùng, lân, giới, cầm, thú, nhân và kim thạch, tất cả sưu tập được 341 vị thuốc. Trọng tâm đă tŕnh bày ứng dụng lâm sàng của mỗi vị thuốc. Phần cuối có phụ lục cơ chế thuốc và quy kinh, đồ h́nh huyệt châm cứu.

BẢN THẢO THỪA NHĂ 本草乘雅
Xem Bản thảo thừa nhă bán kệ.

BẢN THẢO THỪA NHĂ BÁN KỆ 本草乘雅半偈
Gồm 10 quyển. Lư Chi Di đời Minh soạn. Trên cơ sở sách Bản thảo cương mục bác nghị¿ của ông bố là Lư Phục, tác giả đă bổ sung thêm rồi soạn thành sách ¿Bản thảo thừa nhă¿. ¿Bản thảo thừa nhă¿ đă bị thất lạc bản thảo, sau khi nhớ hồi ức và viết lại, trên một nửa đă không thể bổ túc lại như trước, cho nên lấy tên ¿Bán kệ¿.

Sách này chọn lấy 222 vị thuốc trong ¿Thần nông Bản thảo kinh¿, 143 vị thuốc ghi nhận của đời sau, tất cả 365 vị thuốc. Mỗi vị thuốc sau khi dẫn lục cổ thuyết, đều ghi chú thêm phần thẩm định và thêm lời tiền nhân, đă thảo luận rộng răi về lư luận của tính dược, cách bào chế và cách dùng.

BẢN THẢO THỰC LỤC 本草實錄
Một quyển. Vương Hiếu Cổ đời Nguyên soạn, năm soạn không rơ. Trọng điểm sách này luận thuật về lư luận tính dược trong đó gồm vị thuốc bổ tả của ngũ tạng ghét thích, thuốc tả hỏa của tạng phủ. dụng dược tâm pháp, phép chế phương, phân lượng dùng thuốc, bào chế, cách sắc thuốc thang, cách uống và bản thảo thang dịch.

BẢN THẢO TIỆN ĐỘC 本草便讀
Gồm 4 quyển. Trương Bỉnh Thành đời Thanh soạn. In vào năm 1887. Sách này chọn dùng 580 vị thuốc thường dùng tham chiếu theo ¿Bản thảo cương mục¿ mà phân loại. Đem thuốc chia ra 24 loại như sơn thảo, thấp thảo v.v... Mỗi vị thuốc được soạn thành 1 - 2 hoặc 3 - 4 liên ngữ, đồng thời giải thích với văn chú phụ lục. Nội dung toàn sách giản yếu, dễ dàng đọc hoặc học thuộc ḷng.

Sau khi Trung Quốc thành lập có xếp bản in.

BẢN THẢO TIẾT YẾU 本草節要
Trương Ṭng đời Tống soạn, thành sách vào khoảng năm 1208 - 1224. Sách này thất lạc đă lâu. chỉ c̣n tồn được hơn 60 điều văn. Theo ghi nhận của sách ¿Bảo khánh bản thảo triết trung¿ viết về nội dung sách này rằng: ¿Sách này chọn lấy bản thảo thuốc thường dùng, ghi chép chi tiết toát yếu tính vị và chủ trị, văn kinh chú rất thể thống. Tuy lập ngôn giản yếu mà cũng có bổ sung, như chữa phong của Tự nhiên đồng, trị trúng nắng của Hương nhu. tất cả đều được Trương Ṭng bổ sung phần chú thích; ngoài ra tăng thêm các điều như Lô cam thạch, Thảo quả v.v... trong sách chưa ghi nhận xuất xứ và thời gian thu hái của thuốc. Cũng chưa sắp xếp theo thứ tự nào cả, soạn riêng phần ¿Tục tập¿ (lập tiếp theo), là văn chú giải về thuốc trong Bản kinh. Đặc biệt có bổ sung mới. Từ đấy có thể lấy được một phần nào nội dung học thuật của sách.

BẢN THẢO TÙNG TÂN 本草從新
Gồm 18 quyển. Ngô Nghi Lạc đời Thanh soạn. In vào năm 1757. Tác giả v́ thấy cuốn 'Bản thảo bị yếu' của Uông Ngang đă ¿Không lâm chứng mà chuyên tin tiền nhân, các thuyết phức tạp, không triết trung, không tránh khỏi cái lầm trong thừa kế, nên đă một lần nữa tu đính lại sách này. Một nửa nội dung được lưu giữ lại, c̣n một nửa phải thêm và sửa lại, đồng thời đă bổ sung một số vị thuốc chưa được ghi nhận trong 'Bản thảo cương mục' nên được gọi là 'Bản thảo tùng tân'. Sách đă phân loại theo "Bản thảo cương mục', tất cả sưu tập được 720 vị thuốc. Tương đối đơn giản, dễ hiểu và thực dụng.

Sau khi Trung Quốc thành lập có xếp bản in.

BẢN THẢO TUYỂN 本草選
C̣n gọi ¿Bản thảo phát minh thiết yếu¿, do Trương Tam Tích đời Minh soạn 1609. Vương Khẳng Đường hiệu đính. Sách này dựa vào những vị thuốc được ghi nhận trong ¿ Bản thảo cương mục¿ trong đó chọn ra hơn 600 vị thuốc, đồng thời cũng phân loại theo ¿ Bản thảo cương mục¿ chia ra sơn thảo, thủy thảo, độc thảo v.v... 27 loại. Mỗi vị đều ghi nơi xuất xứ: tu trị. khí vị, chủ trị và phát minh, là loại bản sao lục của ¿Bản thảo cương mục¿.

Hiện nay có bản in ¿Y học lục yếu¿ đời Minh.

BẢN THẢO TUYỂN 本草選
Xem tụ trân Bản thảo tuyển.

BẢN THẢO TƯ BIỆN LỤC 本草思辨錄
Gồm 4 quyển. Chu Nham đời Thanh soạn. In vào năm 1904. Sách này chủ yếu dựa theo ư nghĩa lập phương của 2 sách ¿Thương hàn luận¿, ¿ Kim quỹ yếu lược¿, đă thảo luận tính dược của 128 vị thuốc, cho rằng ¿ Thần nông bản thảo kinh¿ là kinh điển, không thể sửa đổi một cách tùy tiện, đồng thời đă đưa ra một số kiến giải khác nhau nào đó về lư luận tính dược mà các nhà y dược học Lư Thời Trân, Lưu Nhược Kim, Trâu Nhuận An, Từ Đại Xuân và Trần Niệm Tổ đă tŕnh bày.

Hiện nay có bản ¿Trân bản y thư tập thành¿.

BẢN THẢO VẠN PHƯƠNG CHÂM TUYẾN 本草万方針線
Gồm 8 quyển. Thái Liệt Tiên đời nhà Thanh soạn vào năm 1712. Sách này được soạn từ đơn phương (gồm toàn bộ phụ phương cho đến xử phương cá biệt tổng mục phát minh ) ghi nhận trong ¿ Bản thảo cương mục¿ theo phân loại bệnh chứng soạn ra cách tra. Mỗi một bệnh chứng đều ghi rơ số trang, quyển của sách này. Nội dung chia ra 105 môn, tất cả 7 bộ là thông trị bộ, ngoại khoa, nữ khoa, nhi khoa, thượng bộ, trung bộ và hạ bộ. Mỗi môn lần lượt tŕnh bày các dạng bệnh chứng. Tất cả sưu tập được khoảng 15.000 - 16.000 đơn nghiệm phương. Là một dạng sách công cụ tra cứu về phương thang điều trị chứng bệnh trong ¿ Bản thảo cương mục¿.

BẢN THẢO VẤN ĐÁP 本草問答
Gồm 2 quyển. Đường Tông Hải đời nhà Thanh soạn. In vào năm 1893. Sách này do Đường Tông Hải cùng với học tṛ của ông là Trương Sĩ Nhượng nhân một số câu hỏi về lư luận trong bản thảo học soạn thành dạng hỏi đáp để ra sách này. Trong sách đă nghiên cứu thảo lận về quan điểm khác nhau của Đông Tây dược, mối quan hệ hỗ tương của tính dược trong Đông dược đối với chữa trị trong cơ thể con người.

BẢN THẢO VẬN NGỮ 本草韻語
1) Hà Mộng Diêu đời Thanh soạn. Gồm 2 quyển. In vào năm 1872. Tác giả phân loại thuốc ra thảo, mộc, quả, cốc, thái, kim thạch và trùng, giới, đồng thời với h́nh thức văn vần đă giới thiệu 316 vị thuốc thường dùng nội dung tương đối giản yếu hơn.

2) Trần Minh Hi đời Thanh soạn. Gồm 2 quyển, in vào khoảng năm 1895. Trong sách tổng cộng ghi nhận được 273 vị thuốc, lần lượt soạn thành thất ngôn ca quyết; đồng thời có thêm phần chú thích và nhận xét là tư liệu cho người mới học sử dụng.

BẢN THẢO Y PHƯƠNG HỢP BIÊN 本草醫方合編
Vương Ngang đời Thanh soạn. In vào năm 1694. Là bản tổng hợp in của sách 'Bản thảo bị yếu', và sách 'Y phương tập giải'.

Xem Bản thảo bị yếu và Y phương tập giải.

ẨM THIỆN CHÍNH YẾU 飲膳正要
Gồm 3 quyển. Hốt Tư Tuệ đời nhà Nguyên soạn. In vào năm 1330. Sách này ghi nhận ẩm thực phổ của quư tộc hoàng gia đời Nguyên, nhưng trong quyển thứ 3 của sách có phần cũng đă ghi nội dung của Bản thảo thực vật, chia ra 7 loại: Mễ cốc (gạo thóc), thú (muông), cầm (loài có cánh), cá, trái quả, rau cải và liệu vật, khoảng 200 loại, giới thiệu tính vị và chủ trị, đồng thời phụ lục h́nh vẽ. Sách này đă phản ánh tương đối nhiều nội dung thực liệu (thức ăn chữa bệnh), cách chế tác ăn uống và kiêng cử khi ăn uống.

Hiện nay có bản thảo chụp 'Tứ bộ ṭng hăn'.

BIỆT LỤC 別錄
Xem Danh y biệt lục.

CỨU HOANG BẢN THẢO 救荒本草
Do Châu Tiêu (Châu Đinh Vương) đời Minh soạn (1360 ¿ 1425). Gồm 4 quyển cũng có Bản 2 quyển, Bản 14 quyển).

Sách này luận thuật trong thời kỳ đói thiếu, lợi dụng thực vật của tự nhiên giới để thay thế thực phẩm, nhằm giải quyết vấn đề đói thiếu. Tác giả thông qua điều tra thăm ḍ đem các loại Bản thảo cứu hoang (gồm rễ, mầm, hoa. trái) có thể cung cấp làm thức ăn, trồng cây, vẽ nguyên h́nh thực vật lại, ghi rơ hoàn cảnh xuất xứ đặc trưng bên ngoài, tính vị, phương pháp ăn dùng.

Sách ghi lại 414 loại cũng có bản 112 loại và bản 434 loại. Mặc dù trong các cột của các loại thực vật chưa đề cập chủ trị trong chữa bệnh nhưng đă thu thập ghi nhận một số cây thuốc mọc hoang chưa từng thấy trong một số trước tác về bản thảo.

THANG DỊCH BẢN THẢO 湯液本草
Gồm 3 quyển. do Vương Hiếu Cổ đời Nguyên soạn. In vào năm 1289. Quyển thượng là phần tổng luận dược tính. Tuyển tập một phần nội dung trong sách ¿Dược loại pháp tượng¿, và ¿Dụng dược tâm pháp¿ của Lư Cảo, đồng thời có phần bổ sung. Quyển trung, hạ, phân biệt luận về dược liệu: thảo, mộc, quả, thái, mễ cốc, ngọc thạch, cầm thú và trùng, tất cả thu thập được 238 loại dược vật. Dược tính luận trong sách dều căn cứ đặc điểm Tam âm kinh, Tam dương kinh sở nhập của các thuốc, kết hợp các tính năng về khí vị âm dương thăng giáng phù trầm của vị thuốc, cộng với sự phát huy, đồng thời phụ lục luận thuật của các y gia có liên quan.

Hiện nay có bản 'Đông viên thập thư'.

THẦN NÔNG BẢN THẢO KINH 神農本草經
Gọi tắt là 'Bản thảo kinh' hay 'Bản kinh'. Thành sách vào thời kỳ Tây Hán (có thuyết cho rằng vào thời Chiến Quốc). Sách tổng kết thành tựu dược vật học của Trung Quốc, là thực tế trị liệu trường kỳ của nhân dân lao động cổ đại Trung Quốc. Nguyên sách trước đây đă thất truyền, văn tự của nó được dẫn lục và bảo tồn trong cuốn ¿Chứng loại bản thảo¿. Sau đời Minh sách được in nhan đề 'Thần nông bản thảo kinh'.

Trong sách, ngoài mục Tự lệ tổng luận dược vật ra, có ghi 365 loại, chia làm 3 loại là: Thượng phẩm, Trung phẩm và Hạ phẩm. Trong đó Thượng phẩm, Trung phẩm mỗi thứ 120 loại, Hạ phẩm 125 loại. Trên phương diện lư luận dược vật, trong sách đề xuất thuốc có quân, thần, tá, sứ, âm dương phối hợp, thất t́nh ḥa hợp, ngũ vị tứ khí; đồng thời giới thiệu biệt danh, tính vị, hoàn cảnh sinh trưởng và chủ trị công dụng của dược vật. Sách có ư nghĩa khoa học và giá trị lịch sử tương đối cao, tuy nhiên nội dung của nó cũng lai tạp một vài kư thuật của Đạo gia như ¿Khinh thân diên niên (Nhẹ người sống lâu), Bất lăo thần tiên (Sống măi như thần tiên).

Hiện c̣n những bản sách thu thập sớm nhất là bản đời Minh của Lô Phúc và 3 bản sau của Tôn Tinh Diễn (đời Thanh), Cố Quan Quang (đời Thanh) và Sâm Lập Chi (Nhật Bản đều có in lại sau ngày Kiến Quốc... và c̣n rất nhiều bản thảo khác.

THIÊN KIM THỰC TRỊ 千金食治
Chỉ chung cho hai sách 'Bị cấp thiên kim yếu phương' và sách 'Thiên kim dực phương'

THIÊN KIM DỰC PHƯƠNG 千金翼方
Gồm 30 quyển. Tôn Tư Mạo đời Đường soạn vào năm 682. Tác giả lấy mạng người quư hơn ngàn vàng nên đặt tên là Thiên kim.

Gồm: Quyển thứ nhất, tổng luận về y học. Bản thảo chế dược. Quyển 2 - 4 bệnh phụ khoa. Quyển 5 bệnh nhi khoa, bệnh thất khiếu. Quyển 7 - 10, các loại phong, cước khí, thương hàn. Quyển 11-20, tạp bệnh nội khoa xếp theo tạng phủ. Quyển 21 tiêu khát, lâm bế. Quyển 22, đinh nhọt, ung thư. Quyển 23, trĩ, ḍ. Quyển 24 - 28 giải độc và tạp trị. Quyển 29 - 30, châm cứu trị liệu. Tổng biên 233 môn, hợp phương luận 5.300 du mục. Trong sách ghi y luận, y phương, tương đối có hệ thống và phản ảnh sau Nội Kinh những thành tựu y học trước sơ kỳ đời Đường. Đó là một bộ trước tác y học có giá trị cao.

THỰC LIỆU BẢN THẢO 食療本草
Thấy thư mục trong sách 'Cựu dường thư - Nghệ văn chí' gồm 3 quyển. Do Mạnh Sằn đời Đường soạn.

Sách này là chuyên ghi nhận bản thảo có thể cung cấp cho việc ăn uống dùng để chữa bệnh. Theo sách ¿ Gia hộ bản thảo¿ ghi nhận rằng: ¿Trương Đỉnh (người giữa năm Khai Nguyên đời Đường) lại bổ sung thêm 89 loại, tất cả là 227 điều, đều nói hiệu quả chữa bệnh bằng thuốc uống¿. Sách gốc dă thất lạc, văn thất lạc này gặp trong các sách ¿Chứng loại bản thảo¿, ¿ Y tâm phương¿ . Năm 1907 một loại bản tàn quyển do người Đường viết được phát hiện ở Đôn Hoàng điện. Phần đầu, phần cuối quyển gốc đều đă thất lạc, nội dung chia 26 loại tàn tồn từ Thạch lựu đến Dự, tất cả đều là dược phẩm bằng thức ăn.

Năm 1925, Đông y học hội từng sao chép nội dung của nó rồi xuất bản.
 
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2013-11-07 03:23:59
Tiếc là bộ Bản Thảo Cương Mục (Lư Thời Trân) không được dịch ra tiếng Việt, có nó th́ chắc rằng quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) và bộ Từ điển cây thuốc Việt Nam (Vơ Văn Chi) sẽ ít được quan tâm. Em xin trích ra một đoạn nói về bộ sách này.

Lư Thời Trân bỏ ra 27 năm mới viết xong Bản Thảo Cương Mục, bộ sách này là thành quả của ông kết hợp lý luận y học của người thế hệ trước, lý luận hóa thực tiễn chữa bệnh phong phú của ông. Bộ sách Bản Thảo Cương Mục có 52 cuốn, giới thiệu 1892 loại thuốc, trong đó có 1195 loại thực vật, 340 loại động vật, 357 loại khoáng sản. Ngoài ra, trong sách còn có 11096 bài thuốc, 1160 bức tranh minh họa về các loại khoáng sản và thực vật. Bộ sách này đã giới thiệu nơi sản xuất, hình dạng, phương pháp trồng trọt và hái các loại cây thuốc, cũng như tính chất và công dụng của các loại thuốc theo chủng loại. Bộ sách Bản Thảo Cương Mục có một đặc điểm rõ ràng là, dùng biện pháp khoa học kiểm tra lại thực tế để sửa chữa nhiều điều ghi chép sai sót hoặc không rõ ràng về thuốc do thế hệ trước để lại, do vậy khiến sự giải thích đối với thuốc theo chủng loại được chuẩn xác hơn. Năm 1593, Lý Thời Trân 75 tuổi qua đời. Sau khi ông qua đời không lâu, bộ sách bất hủ Bản Thảo Cương Mục được chính thức in ấn và xuất bản, không lâu sau bộ sách này được truyền sang Nhật, do giới y học Nhật dịch thành tiếng Nhật xuất bản tại Nhật. Sau đó, bộ sách này cũng được dịch sang nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng La-tinh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga v.v.. được lưu truyền khắp toàn thế giới, được gọi là Bộ sách kinh điển y học phương Đông.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2013-11-10 15:12:31
Khó nhất trong việc học Đông y chính là dược học, có thể nói dược học chính là đỉnh cao của Đông y. Học y lư nếu có năng khiếu th́ chừng 2 tới 3 năm là đă khá vững. Nhưng học dược lư th́ mất cả năm mười năm mới gọi là biết được 1 chút. Cái gọi là kinh nghiệm lâm sàng thực ra chính là dược học. Liều lượng từng vị thuốc trong 1 toa thuốc, cách phối hợp các vị sao cho có hiệu quả, già trẻ lớn bé nam nữ đều dùng thuốc khác nhau tất cả đều là dược học. Bên Tây y th́ dược học là một nghành riêng nhưng bên Đông y th́ 1 người thầy thuốc phải học toàn khoa và kiêm luôn cả dược nên nói học Đông y th́ dễ (v́ y lư rất ngắn gọn) nhưng muốn giỏi th́ khó vô cùng. Nghiên cứu các bộ sách dược quư giá như Thần Nông Bản Thảo Kinh, Bản Thảo Cương Mục, Bản Thảo Cương Mục Thập Di là điều không thể thiếu trong việc học Đông Y. Ngoài ra Đông y c̣n các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, khí công nhưng dụng dược vẫn là thông dụng nhất.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by Hương Phụ (Hội Viên)
on 2013-11-11 23:33:06
Chào Nông Giang:

Em có thể xin các thầy thông thạo tiếng hán dịch ra cho nhiều người được biết. Tôi cũng muốn đọc lắm đáng tiếc đáng tiếc.

 
Reply with a quote
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2013-11-12 08:05:11
Em chào thầy Hương Phụ.
Việc này đối với em chẳng khác nào hái sao trên trời, khó lắm thầy ơi. Phải cần một đội ngũ Lương y vừa giỏi Đông y vừa giỏi ngoại ngữ dịch mới được, chẳng hạn Lương y Trần Văn Quảng dịch sách Tần Hồ mạch học (Lư Thời Trân) vậy.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org