Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Làm sao phân biệt bệnh theo học thuyết âm dương, ngũ hành?

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Làm sao phân biệt bệnh theo học thuyết âm dương, ngũ hành? - posted by lam04dt (Hội Viên)
on July , 26 2013
Chào quý Thầy Cô.
Em đang học và đọc tài liệu về đông y mà không thể nào hiểu được cách phân loại các hiện tượng để chẩn đoán bệnh thuộc hàn hay nhiệt, nội hay ngoại?
Và tại sao sách nói những bệnh liên quan đến Phế - Tỳ - Thận (+): thường là do nguyên nhân dương hư. Còn bệnh liên quan đến Tâm - Can - Thận (-) là do âm hư.
Nếu theo đúng lý mà nói thì 2 nhóm bệnh thuộc âm chứng hoặc dương chứng phải được chia ra cho 6 tạng (vì 6 tạng là -), và 6 phủ (vì 6 phủ là +) chứ nhỉ.?

Rất mong được giải tỏa thắc mắc.
Chân thành cảm ơn.
 
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-07-30 06:34:43.0
@lam04dt:
Em đang học và đọc tài liệu về đông y mà không thể nào hiểu được cách phân loại các hiện tượng để chẩn đoán bệnh thuộc hàn hay nhiệt, nội hay ngoại?
Theo tôi, nếu em muốn dễ hiểu hơn thì phải chú trọng vào thực hành, nên theo dõi các bệnh án trên diễn đàn, nếu có thắc mắc thì hỏi các thầy giải thích thêm, dần dần em sẽ hiểu. Theo ý tôi sách tiếng Việt thường giải thích rất cô đọng nên khó hiểu. Nếu em biết tiếng Anh thì nên đọc thêm sách xuất bản ở Anh Mỹ hoặc lên các trang web tiếng Anh.

Và tại sao sách nói những bệnh liên quan đến Phế - Tỳ - Thận (+): thường là do nguyên nhân dương hư. Còn bệnh liên quan đến Tâm - Can - Thận (-) là do âm hư.
Nếu theo đúng lý mà nói thì 2 nhóm bệnh thuộc âm chứng hoặc dương chứng phải được chia ra cho 6 tạng (vì 6 tạng là -), và 6 phủ (vì 6 phủ là +) chứ nhỉ.?

Bởi vì Phế Tỳ Thận(+) chủ về khí cho nên những bệnh do dương hư phải có gốc ở các tạng này. Ngược lại Tâm Can Thận(-) chủ về huyết cho nên những bệnh do âm hư thì phải có gốc ở các tạng này. Khi học bắt mạch em sẽ biết vị trí bộ vị của các tạng này trên hai tay, tay trái thuộc âm, tay phải thuộc dương.

Tuy nói rằng 6 tạng thuộc âm, 6 phủ thuộc dương, nhưng cái âm dương này là âm dương trong từng cơ tạng thuộc ngũ hành. Ví dụ nói Tỳ thuộc âm (thái âm), Vị thuộc dương (dương minh), nhưng đây là âm thổ và dương thổ, âm dương này lại là 1 trong 3 thành phần của bộ máy sản xuất & phân phối dương khí trong cơ thể cùng với Thận(+) và Phế. Cũng thế Can thuộc âm (khuyết âm) và Đởm thuộc dương (thiếu dương), âm dương (mộc) này lại là 1 trong 3 thành phần của bộ máy sản xuất & phân phối âm huyết trong cơ thể cùng với Tâm và Thận (-).
Khí tuy là dương nhưng trong dương vẫn có âm, và huyết tuy là âm nhưng trong âm vẫn có dương. Vì vậy cần phải hiểu rằng âm dương là tương đối (theo từng lãnh vực) chứ không có tuyệt đối. Âm dương luôn luôn phải có nhau, phải kết hợp, nếu phân cách thì trời đất sụp đỗ :-))
 
Reply with a quote
Replied by lam04dt (Hội Viên)
on 2013-07-30 22:12:51.0
Dạ, cháu xin cảm ơn bài trả lời của chú luanle.
Đúng là sách TV dịch ra đọc thật khó hiểu, phải đợi các Thầy giải thích tới giải thích lui thì mới hiểu...
Mà vẫn hiểu chưa hết.. hì hì.
 
Reply with a quote
Replied by lam04dt (Hội Viên)
on 2013-08-13 11:52:13.0
Theo học thuyết âm dương và điều trị bệnh tật, có câu này em chưa hiểu, kính mong các bác giải thích giúp em.
" Dương thịnh thì tả nhiệt, âm thịnh thì bổ hàn; dương hư thì phục dương, âm hư thì bổ âm, để đưa âm dương từ trạng thái mất cân bằng trở về với trạng thái cân bằng bình thường".

- Tại sao sách nói âm thịnh thì bổ hàn, theo em nghĩ là tả hàn (lấy bớt cái lạnh ra mới đúng chứ nhỉ)?. Cảm ơn !
 
Reply with a quote
Replied by MangCut (Hội Viên)
on 2013-08-13 13:14:05.0
Chào bạn lam04dt,
Bạn qua mục Kiến Thức YHCT đọc các bài trong Chương I và II của thầy Quang Thống, đọc đi đọc lại cho tới khi hiểu được Âm Dương là gì, có thể phải mất cả tháng mới hiểu nếu bạn có năng khiếu. Các loại sách mà bạn đang đọc và những câu hỏi mà bạn đang thắc mắc cho thấy là bạn đang đi lạc đường rồi. Học Y Học không thể học tắt được đâu, bạn phải học từ đầu và phải học nghiêm túc.
MangCut
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org