Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Vị thuốc Thiên hùng là gì ạ? Tấu lí là gì ạ.

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Vị thuốc Thiên hùng là gì ạ? Tấu lí là gì ạ. - posted by vanphong (Hội Viên)
on June , 11 2013
các thầy cho em hỏi vị thuốc thiên hùng là gì ạ? Tấu lí là gì ạ .
 
Replied by HongTim (Hội Viên)
on 2013-06-12 03:44:18.0
Chào Vanphong,

Ḿnh xin giải thích sơ qua về câu hỏi của bạn như sau, chi tiết các thầy sẽ giải đáp thêm cho bạn.

Tấu lư là những đường xuyên từ da, cơ vào đến tạng phủ. Hiểu theo Tây Y th́ là lỗ chân lông. Lấy ví dụ điển h́nh ở một ca trên diễn đàn th́ có 1 bạn cơ thể vốn cũng đang yếu, sau khi đi đá bóng về, mồ hôi nhễ nhại, cởi trần phóng xe máy về, rồi đi tắm ngay. Như vậy lúc này tấu lư đang sơ hở, lại để gió và nước lạnh vào người dẫn đến bị nhiễm hàn tà vào trúng tạng phủ ( như T́ Vị) dẫn đến bị đau đầu, đại tiện lỏng, nôn nao, mệt mỏi, lạnh...

Hongtim


 
Reply with a quote
Replied by vanphong (Hội Viên)
on 2013-06-12 06:10:18.0
minh xin cam on Hongtim !
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-06-14 07:25:48.0
Tôi cũng chưa bao giờ nghe qua tên vị này, nhưng t́m trên internet thấy có ghi rằng:
Trồng lâu năm dưới đất mà Ô đầu không mọc củ con th́ gọi là Thiên hùng, chủ trị giống như Phụ tử nhưng sức mạnh hơn.
http://kienthuc.com.vn/news/index.php/sc-khe/ong-y/49146-ph-t
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2013-06-14 18:16:59.0
Chào thầy LuanLe, Vanphong và HongTim,
Có lần tôi gặp 1 toa thuốc cổ có ghi vị Thiên hùng (Tian Xiong - 天雄). Tôi không biết là vị ǵ nên hỏi người bác th́ ông nói đó là vị Phụ tử. Nhân câu hỏi của Vanphong tôi t́m trên mạng th́ t́m được một đoạn Hán văn trích từ Thần Nông Bản Thảo kinh như sau:

Hán văn:
神农本草经 列为下品, 陶弘景谓: "乌头与附子同根, 附子八月采, 乌头四月采,春时茎初生有脑头, 如乌鸟之头, 故谓之鸟头." 韩保升谓: "正者为乌头, 两歧者为乌喙, 细长三、四寸者为天雄, 根旁如芋散生者为附子, 旁连生者为侧子,五物同出而异名,苗高二尺许,叶似石龙芮及艾"

Hán Việt:
Thần Nông Bản Thảo Kinh liệt vi hạ phẩm, Đào Hoằng Cảnh vị: "Ô đầu dữ Phụ tử đồng căn, Phụ tử bát nguyệt thải, Ô đầu tứ nguyệt thải, xuân th́ hành sơ sanh hữu năo đầu, như ô điểu chi đầu, cố vị chi điểu đầu." Hàn Bảo Thăng vị: "chánh giả vi Ô đầu,lưỡng ḱ giả vi Ô uế, tế trường tam, tứ thốn giả vi Thiên hùng, căn bàng như dụ tán sanh giả vi Phụ tử, bàng liên sanh giả vi Trắc tử, ngũ vật đồng xuất nhi dị danh, miêu cao nhị xích hứa, diệp tự thạch long nhuế cập ngải."

Tạm dịch:
Thần Nông Bản Thảo Kinh có đoạn, Đào Hoàng Cảnh nói: "Ô đầu và Phụ tử là từ cùng một rễ, Phụ tử được khai thác vào tháng Tám, Ô đầu được khai thác vào tháng Tư, vào mùa xuân nhánh con mọc ra giống như đầu chim quạ." Hàn Bảo Thăng nói: "Củ cái gọi là Ô đầu, nếu có 2 nhánh con th́ gọi là Ô uế, nếu có 3 nhánh con dài độ 4 lóng tay gọi là Thiên hùng, củ con chia ra làm nhiều nhánh như củ khoai gọi là Phụ tử, củ con tiếp nối ra thêm nhiều đoạn gọi là Trắc tử, cả 5 loại tuy cùng 1 rễ nhưng có tên khác nhau, cây cao độ 2 xích, lá tựa như lá cây ngải cứu."

Như vậy ông Đào Hoàng Cảnh chỉ chia ra 2 loại là củ cái Ô đầu và củ con là Phụ tử, ông Hàn Bảo Thăng th́ chia củ con ra thêm thành 4 loại (Ô uế, Thiên hùng, Phụ tử, Trắc tử) do dược tính của chúng khác nhau. Nếu củ cái Ô đầu chỉ sinh ra có ba củ con th́ củ con đó gọi là Thiên hùng, nếu củ cái sinh ra nhiều hơn 3 nhánh th́ những củ con đó gọi là Phụ tử. Có lẽ do củ Thiên hùng có ít nhánh hơn nên được củ cái nuôi dưỡng nhiều hơn nên có dược chất mạnh hơn Phụ tử như thầy LuanLe đă nói ở trên. Các nhà nuôi trồng Ô đầu và Phụ tử ngày nay khi thu hoạch không c̣n phân biệt ra làm nhiều loại nữa, cứ ngắt hết củ con ra và gọi chung là Phụ tử nên nếu Vanphong gặp toa nào có ghi Ô uế, Thiên hùng, Phụ tử, Trắc tử th́ cứ dùng hết là Phụ tử.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-06-15 04:21:25.0
Cám ơn thầy Phó đă giải thích rất rỏ ràng. Tài liệu bằng tiếng Trung thật phong phú.
 
Reply with a quote
Replied by vanphong (Hội Viên)
on 2013-06-18 06:42:58.0
con xin cảm ơn thầy Phó!
Thầy Phó cho con hỏi thêm một câu nữa ạ : con đọc trong sách thấy có câu " xuân hè dưỡng dương thu đông dưỡng âm " khó hiểu quá, con không biết hỏi ai cả. Tại vì con thấy người ta bảo vào mùa hè thời tiết nóng nực nên ăn những đồ mát, mùa đông ăn chất cay nóng. Mà giờ đây lại thấy sách nói mùa hè dưỡng dương? Con mong thầy giải thích cho con tại sao mùa hè dưỡng dương , và nếu mà dưỡng dương thì ăn những đồ gì và những vị thuốc gì. Mùa đông dùng vị thuốc gì để dưỡng âm và ăn những đồ ăn gì nữa ạ?

Con xin chân thành cảm ơn thầy Phó!
 
Reply with a quote
Replied by timkiemxanhluc (Hội Viên)
on 2013-06-19 09:06:03.0
Chào Vanphong.
Câu "Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm", muốn t́m hiểu cho kỹ càng bạn có thể đọc cuốn "Hoàng đế nội kinh", trong đó có nói rất rơ ràng. Đây là mặt sách:

http://i805.photobucket.com/albums/yy335/nguoikhoacaoxanh/hanhchinhvn/857513164440_zps3ee3ec73.jpg
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-06-20 06:06:17.0
@Vanphong: Đông y khuyên người ta sống ḥa với thiên nhiên th́ mới hợp với đạo dưỡng sinh.
Bởi v́ mùa xuân mùa hạ dương khí dồi dào nên con người cũng cần phải dưỡng dương, và mùa thu đông thuộc âm nên cần phải dưỡng âm. Chỉ tại em chưa hiểu rỏ âm dương nên thấy lạ, chứ dương đâu phải chỉ là thứ nóng và âm đâu phải chỉ là thứ lạnh? Âm dương là khí và huyết. Bổ dương là bổ khí, bổ âm là bổ huyết. Tuy nói như vậy nhưng phải hiểu rằng khi bổ dương cũng cần phải có âm để dương không bị tán, và bổ âm cũng cần phải có dương để cơ thể hấp thu tốt.
Nói về xuân hạ thu đông là nói về một năm, nhưng luật âm dương bao trùm vạn vật cho nên tôi xin lấy hai ví dụ nữa cho em dễ hiểu.
1. Nói về đời người, từ trẻ đến trung niên là giai đoạn phát triển thuộc dương, là mùa xuân và hạ của đời người. Lúc phát triển th́ ḿnh cần phải bổ dương khí để cho dễ phát triển, hoạt động mạnh mẽ. V́ những sinh hoạt đó cần dương khí. Từ sau tuổi trung niên đến già th́ ví như mùa thu và mùa đông, con người bớt sinh hoạt cho nên không cần dương khí nhiều, nhưng cơ thể đă bị hao ṃn nhiều do tuổi già cho nên cần bổ âm để sửa chữa những hao ṃn do thời gian và để hổ trợ cuộc sống tĩnh lặng.
2. Nói về một ngày, ban ngày là thuộc về dương con người phải sinh hoạt, làm việc cho nên cần dương khí, v́ vậy cần bổ dương. Ban đêm thuộc về âm con người cần ngủ nghỉ, v́ vậy cần bổ âm.
Nếu ḿnh làm ngược lại th́ sao?
Ban ngày mà bổ âm th́ ḿnh chỉ muốn ngủ, thiếu sức mạnh do đó làm việc sẽ kém hiệu quả, c̣n ban đêm mà bổ dương th́ sẽ thấy khó ngủ, cứ thấy tỉnh táo hoài, hậu quả là sức khoẻ sẽ suy yếu. Cho nên người ta nói không nên dùng gừng vào buổi tối là vậy, khiến cho khó ngủ. C̣n dùng gừng buổi sáng th́ tốt, giúp tiêu hoá và bảo vệ cơ thể chống cảm mạo.
 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2013-06-20 12:47:36.0
tôi hiện đang có một hũ rượu "PHÁO THIÊN HÙNG" ngâm 5 năm rồi mà tôi chưa khui , cÁc thầy và các bạn có ai muốn nếm thử th́ đăng kư để tôi để dành chờ ngày hội ngộ ta cụng ly xem mùi vị nó thế nào nhé...hehe...!!

Phutudu

 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2013-06-20 21:28:06.0
Ha ha thầy Phutudu bây giờ lên tới Thiên Hùng tửu rồi. Nhất định sẽ có dịp cụng ly với thầy, uống cho tới "nổ" tùm lum mới về.
Phó
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org