Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> Bệnh do Tánh sanh, một môn Khí Công giúp Sửa Tánh trị bệnh.

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Bệnh do Tánh sanh, một môn Khí Công giúp Sửa Tánh trị bệnh. - posted by luanle (Hội Viên)
on April , 07 2013
Lời mở đầu: Bài này trước tiên là những góp ư của tôi cho hội viên motbenhnhan. Anh Phó thấy những chi tiết đó có thể gom lại thành một bài về "Dùng khí công trị bệnh", nên anh đề nghị tôi mang qua phần Kiến Thức Phổ Thông để sau này dễ tham khảo. Cho nên tôi đă sửa lại một vài chi tiết trong bài đó và đăng lại nơi đây để tiện việc tham khảo và bàn luận về pháp khí công. Thân mến, Luận

Phần 1 - Khái niệm về Bệnh do Tánh sanh.
Theo tây y, nguyên nhân quan trọng nhất gây bệnh là vi trùng, vi khuẩn, do đó sử dụng tây y để trị bệnh nhiễm trùng rất hiệu quả.
Theo đông y, nguyên nhân thường gây bệnh nhất là tà khí, do đó đông y dược có nhiều loại thuốc trục tà khí, và cả bồi bổ chánh khí để chống lại tà khí, trị bệnh rất hiệu quả.

Vi trùng và tà khí là những yếu tố bên ngoài xâm lăng, tấn công cơ thể. Nhưng cơ thể giống như một quốc gia không phải lúc nào cũng dễ bị xâm lăng, trừ khi hệ thống pḥng thủ hơ hỏng, suy yếu. Chúng ta hăy để ư xem? Ở môi trường nào cũng có virus & tà khí, vậy tại sao có người bị bệnh có người không? Tại sao lại có sự khác biệt đó? Như vậy chắc rằng phải có yếu tố 'nội nhân' bên trong cơ thể đă gây ra bệnh.
Sự pḥng thủ của quốc gia là nhiệm vụ của các tướng lănh. Trong cơ thể cũng có các tướng chịu trách nhiệm về pḥng thủ cho cơ thể, gọi là các tướng hỏa của cơ tạng. V́ vậy nếu cơ thể bị bệnh th́ phải trách cứ các tướng hỏa.

Nội Kinh Đông Y, chương tám, Linh Lan Bí Điển Luận viết:
Cho nên, nếu chủ 'minh' th́ dưới yên. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh th́ sống lâu, trọn đời không bị đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, th́ thái b́nh.
Chủ không minh th́ 12 cơ quan sẽ nguy, sứ đạo (tứ tâm) vít lấp, thân h́nh bị thương. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh th́ sinh đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, th́ rối loạn.


Nội kinh xác định ở đây, cơ thể bị bệnh hay không là do sự hợp tác của Quân hỏa (chủ) và Tướng hỏa (cơ quan, dưới).
Mà quân hỏa thường thể hiện ra thành cái ư, và tướng hỏa thường thể hiện ra thành thất t́nh, như vậy cả hai có thể gọi chung theo danh từ không chuyên môn là cái tánh. Thật vậy chính những vị lương y cũng thường khẳng định rằng 'bệnh do tánh sanh'.
Chương LLBĐ này nói rỏ nội dung của sửa tánh là ǵ. Đó là gồm có chủ nhân (quân hỏa) phải sửa tánh cho minh th́ bên dưới (tướng hỏa) mới yên, cơ thể không bị đau ốm. Và chủ nhân phải biết vai tṛ của ḿnh, nắm giữ chủ quyền hành xử theo hướng 'minh trị' để ảnh hưởng bên dưới, không được buông lơi.
Khi đọc lời nội kinh dẫn giải như thế này th́ ai cũng biết ḿnh cần phải sửa tánh nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Làm thế nào sửa tánh để cho bên dưới nó yên?
Những chi tiết này sẽ được triển khai thêm khi nói về phần thực hành.

Cái tánh là ǵ? Xin đi vào chi tiết hơn về cái tánh.
Sách vở về đông y cho biết một nguyên nhân khác của bệnh tật ngoài tà khí là t́nh chí, tức là thất t́nh. Thất t́nh thái quá sẽ làm cho ngũ tạng bị rối loạn, gây ra nội thương. Ví dụ: Sợ hại thận, giận hại can, buồn hại phế, lo hại tỳ, mừng hại tâm.
Thất t́nh đến từ đâu?
Từ ngũ tạng, ví dụ buồn từ phế, giận từ can, sợ từ thận,... vậy thất t́nh chính là các cảm xúc phóng tiết ra từ khí của ngũ tạng, c̣n gọi là tướng hỏa. Thất t́nh là do các tướng hỏa của ngũ tạng thể hiện.
Nhưng khí của ngũ hành th́ thiên biến vạn hoá, cho nên trong thế giới của cảm xúc, những thể hiện của ngũ tạng không chỉ gói gọn trong thất t́nh, mà c̣n có thể là ngũ thường (nhân nghĩa lễ trí tín), tam độc (tham sân si), tứ đỗ tường,.... Mặc dù có nhiều h́nh tướng như vậy, nhưng trong cuộc sống để dễ chọn cách hành xử, cách phân loại cái tánh ra hai nhóm lớn là chánh (thanh) hay tà (trọc) là quan trọng nhất, v́ nó có ảnh hưởng đến việc trị bệnh và dưỡng sinh.
Khái niệm chánh (thanh) và tà (trọc) rất quan trọng trong đông y và trong tu đạo nên xin giải thích thêm.
Khi khí lực điều hoà th́ ngũ tạng sẽ phát ra các đức tánh như ngũ thường ngũ đức (nhân lễ nghĩa trí tín), nhân phát từ can, nghĩa phát từ phế, lễ từ tâm, trí từ thận, tín từ tỳ, ngoài ra c̣n có thể kể thêm tha thứ, thương yêu, dũng khí. Các thể hiện đó là chánh, hoặc c̣n gọi là tánh thanh tịnh.
Nhưng khi ngũ tạng rối loạn, ô nhiễm th́ khí lực sẽ trở nên thái quá hay bất cập, nó lại phóng ra các thứ tà khí như tham sân si, thất t́nh,... Nói như vậy không phải thất t́nh là một thể hiện xấu, mà đó là những cảm xúc tự nhiên của con người. Chỉ khi nào thất t́nh đi đến quá độ th́ mới gây ra tệ hại. Ví dụ cảm xúc nhớ người, nhớ quê hương đôi khi sinh ra thoáng buồn là chuyện b́nh thường, nhưng buồn đến sinh bệnh là chuyện thái quá, nên tránh. Có thể thêm, trường hợp của những người tu hành sai lạc làm cho ngũ tạng rối loạn khiến tướng hỏa phát ra ma chướng gọi là 'Tẩu hỏa nhập ma'. Ngày xưa có thể đời sống giản dị nên người ta gom các cảm xúc phức tạp thành 7 loại, nhưng ngày nay thất t́nh có thể biến hóa thành phức tạp, nào là chán đời (depressed), căng thẳng (stress), các loại nghiện, các loại dục tánh, mê hướng ngoại, mê ăn nhậu,.. cũng là do tướng hỏa, nói tóm lại là cái tánh trọc.

Cái tánh khiến sanh ra bệnh như thế nào?
Diễn tiến gây bệnh có thể như thế này: Khi tướng hỏa động nó sẽ không c̣n tạo ra tinh khí thần nữa, mà sẽ tạo ra tà khí (phong hàn thấp nhiệt) ở bên trong, Can sinh phong, Tỳ sanh thấp, Tâm & Thận sinh nhiệt sinh hàn, rồi những tà khí này làm nội ứng mà rước tà khí (phong hàn nhiệt) từ bên ngoài vào theo luật 'đồng khí tương cầu'. Chứ nếu bên trong toàn chánh khí th́ nó chỉ rước chánh khí, thanh khí tạo ra sức khoẻ mà thôi.

Tóm lại, cái tánh ở đây nói về quân hỏa và tướng hỏa ngũ tạng cho nên bao hàm những lănh vực rất rộng lớn từ sinh lư học như 'Tỳ ố thấp', 'Can tàng huyết', đến tâm lư học như tham sân si, ngũ đức; từ thanh đến trọc, từ chánh đến tà, đều là những biểu hiện của ngũ tạng chi khí. V́ vậy nếu người nào sửa được cái tánh của tướng hỏa ngũ tạng để hóa giải tà khí th́ sẽ chữa trị được những bệnh trong các lănh vực đó.

Biết như vậy rồi th́ làm sao sửa được tánh?
Nếu các bạn nghĩ theo hướng thông thường, thuốc là cao đơn hoàn tán, thuốc sắc th́ khó mà t́m ra một loại thuốc để sửa tánh. Những loại thuốc mà chúng ta thường nghĩ tới khi bị bệnh là sản phẩm của đất, lấy từ đất lên. Nhưng có một loại thuốc lấy từ trời, có khả năng trị bệnh tật rất hiệu quả mà ít ai nghĩ đến, v́ thuốc này ai cũng đang sử dụng, không mất tiền (free), không sợ thuốc giả. Đó là không khí. Thuốc này thực ra không có mới, cổ nhân đă biết từ xưa và sử dụng rất có hiệu quả. Đó là môn khí công. Dĩ nhiên mỗi loại thuốc có một công năng riêng. Khí công cũng chẳng phải là trị bá bệnh trong mọi trường hợp, nhưng theo tôi có thể dùng nó sửa tánh để trị bệnh như đă phân tách ở trên.

Ở trên tôi đă nói ai cũng đang dùng loại thuốc này, tức là chúng ta đang sử dụng nó, thở hít khí trời hàng ngày nhưng tại sao vẫn không trị được bệnh? Bệnh tật vẫn tràn lan làm khổ bao người? Xin các bạn nhớ cho, đă gọi là thuốc th́ phải biết y lư mới áp dụng được hiệu quả. Cho nên nếu chúng ta muốn sử dụng khí trời cho hiệu quả để trị bệnh th́ cũng phải biết y lư một chút xíu, thuốc của trời hay thuốc của đất đều phải như vậy. Không cần biết nhiều, chỉ cần biết một phần liên hệ về Quân Hỏa và Tướng Hỏa như thầy Quang Thống đă có giảng trong phần Kiến Thức YHCT.

 
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-04-07 02:01:54.0

Phần 2 - Y lư.
Tôi sẽ cố gắng dùng danh từ không chuyên môn để nói về phần y lư này.
Vậy trước hết Quân Hỏa là ǵ?
Đông y nói là Tâm Hỏa, dụng của tâm hỏa ở đâu? Ở trên đầu, cho nên có thể nói cái ư, cái suy tư, cái nh́n, cái nghe, cái nói mà chúng ta sử dụng hàng ngày là quân hỏa.
Đông y nói quân hỏa làm chủ. Tại sao gọi là quân hỏa? V́ thánh nhân có lư do của họ, họ muốn nói rằng cơ thể chúng ta không nhỏ hẹp mà rất rộng lớn, phức tạp như một quốc gia, một tiểu vũ trụ, có tổ chức, có hiến pháp, luật lệ rỏ ràng, có chủ, như vua, hay như tổng thống, thủ tướng hiện nay. Ở đây có một vấn đề cần đặt ra: có phải ông vua nào trong cái xứ gọi là cơ thể này cũng biết làm chủ, biết làm vua, là một minh quân? Đây chính là cái gốc, cái mấu chốt gây rắc rối, phức tạp của mọi vấn đề. Xin tạm dừng ở đây để nói qua về Tướng Hỏa.

C̣n Tướng Hỏa là ǵ?
Cơ thể có ngũ tạng tương ứng với ngũ hành, mỗi tạng đều có tướng hỏa với nhiệm vụ làm việc thanh lọc thức ăn, tinh khí thần. Việc thanh lọc sinh khí tiến hành như sau: Tướng hỏa của Tỳ thổ thanh lọc thực phẩm thành khí huyết đem qua phế, phần trọc đem xuống ruột thanh lọc tiếp. Tướng hỏa của Phế kim thanh lọc phần khí và dịch từ Tỳ đưa qua đem xuống thận, và thải thán khí ra ngoài. Tướng hỏa của Thận thủy tiếp tục thanh lọc sinh khí đó thành chất tinh để chứa trong xương tủy, phần c̣n dư đem qua Can, phần trọc là nước tiểu cũng thải ra ngoài. Tướng hỏa của Can mộc thanh lọc tinh huyết biến thành khí ban sức mạnh cho toàn thân. Tâm Hỏa ngoài chức năng vi quân c̣n có nhiệm vụ của tướng hỏa là thanh lọc chuyển máu đen thành máu đỏ nuôi dưỡng thân thể.
Cho nên chúng ta thấy công việc của tướng hỏa ngũ tạng rất nặng nề bận rộn, nhưng rất may mắn là chúng đều biết việc chuyên môn của ḿnh làm và tự động làm tốt, chủ nhân không phải lo lắng trong việc này.
Để dễ hiểu hơn chúng ta có thể dùng các h́nh ảnh quen thuộc như cách chưng cất rượu, hoặc chưng cất dầu hỏa để sánh với công việc thanh lọc sinh khí của ngũ tạng.
Từ đó mới thấy rằng tinh khí thần của cơ thể là do các tướng hỏa tạo ra. Tinh khí thần dồi dào là do tướng hỏa mẫn cán làm việc thanh lọc, tinh khí thần hao tán cũng do tướng hỏa vọng động không chịu làm việc thanh lọc để cho ḷ bếp nguội lạnh. Giống như chúng ta dùng ḷ lửa chưng cất rượu mà không che kín gió, để cho gió thổi tạt lửa tạt qua nơi khác, hoặc thiếu lửa th́ rượu làm sao thành? Hoặc nếu để lửa cháy mạnh quá th́ rượu không thể kết tụ lại kịp mà chỉ có hơi nước xịt ra ngoài!
Quân Hỏa thể hiện ra là cái ư, c̣n Tướng Hỏa thể hiện ra là cái ǵ? Là cái tánh của mỗi người. Nếu tướng hỏa yên vị th́ sẽ thể hiện ra thành tánh tốt nhân nghĩa lễ trí tín, tinh khí thần theo đó mà an định. C̣n nếu tướng hỏa vọng động th́ sẽ thể hiện ra thành tánh xấu tham sân si, nhẹ th́ là thất t́nh, nặng th́ sa vào tứ đỗ tường, tinh khí thần cũng theo đó mà phân tán.

Tiếp theo xin tŕnh bày về sự liên hệ giữa quân hỏa và tướng hỏa, tức là làm thế nào để trở thành một chủ nhân tốt, một minh quân?
Về việc này cổ nhân có khuyên :'Thượng bất chánh, hạ tắc loạn'. Thượng là nói về Quân, hay vua; hạ là nói về tướng.
Nhưng thế nào là chánh? Nội Kinh nói: ¿Chủ sáng suốt, th́ bên dưới mới an trị¿. Cho nên chánh có nghĩa là sáng suốt.
Thế nào là chủ sáng suốt? Thật khó, nhưng nếu chúng ta suy nghĩ kỹ th́ thấy bản chất của ông chủ là Hỏa, tức là ánh sáng. Mà muốn cho ánh sáng sáng hơn th́ theo khoa học ánh sáng phải hội tụ nó mới sáng hơn. Muốn ánh sáng hội tụ th́ đừng để cho nó tán.
Quân Hỏa tán như thế nào? Quân hỏa tán thông qua các cửa, các khiếu trên đầu như mắt tai mũi miệng. Muốn cho quân hỏa đừng tán th́ phải đóng các cửa mắt tai mũi miệng lại. Đó cũng là chủ đề của các môn thiền định hoặc khí công.
Các bạn có thể hỏi nếu đóng hết các cửa lại th́ làm sao ḿnh sinh hoạt ở đời? Bạn hỏi rất chí lư. Nhưng để cho quân hỏa sáng hơn th́ con người không cần phải đóng các cửa mắt tai mũi miệng suốt ngày. Theo kinh nghiệm cá nhân, tùy theo điều kiện và tŕnh độ, hành giả chỉ cần đóng cửa từ nửa giờ/ngày đến 1 giờ/ngày trở lên th́ sẽ thấy quân hỏa càng ngày càng sáng hơn. Mà khi quân hỏa sáng hơn th́ kết quả như thế nào? Nội kinh nói '...bên dưới sẽ an', nghĩa là tinh khí thần dồi dào, ít bệnh tật.
Tôi đă nói nhiều về lư thuyết, coi như đă tạm đủ cho chủ đề này, phần c̣n lại sẽ xin bàn tiếp về thực hành.

 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-04-07 02:08:54.0
Phần 3 - Thực hành.
Thực hành th́ có nhiều môn khí công, và tùy theo cái duyên của mỗi người mà họ lựa chọn một môn thích hợp cho ḿnh. Nhưng cho dù chọn môn nào, nếu họ biết những y lư như trên th́ việc thực hành sẽ mau chóng đem lại ấn chứng, kết quả hơn. Nếu không th́ thực hành tŕ trệ, tánh nào tật ấy vẫn không chừa, không sửa.
Sau đây tôi xin chọn một pháp thực hành mà tôi đă quen thuộc để minh chứng việc áp dụng y lư nói trên vào mục đích sửa tánh. Nếu hiểu rỏ một pháp th́ các pháp khác cũng không khó hiểu. Xin xem link sau để rỏ chi tiết thực hành.

http://www.youtube.com/watch?v=5CF_FQpWdGM


V́ trong phim không nói về y lư cho nên tôi xin giải thích ư nghĩa các chi tiết thực hành theo y lư như sau:

1.Tại sao phải nhắm mắt, ư nh́n thẳng trung tâm chân mày (TTCM)?
Đây là phần nói về quân hỏa (cái ư). Nhắm mắt để quân hỏa không phân tán, tai nghe đếm số theo trật tự để quân hỏa dễ tập trung, lưỡi cong lên cũng để tập trung hỏa khí, v́ lưỡi là cửa ngỏ của tâm hỏa. Tại sao không nh́n vào đầu mũi mà nh́n TTCM? Bởi v́ TTCM là vị trí làm việc của chân hỏa (cung Ly), ư ngự nơi đó th́ cũng như ông vua đang ngồi trên ngai vàng. Ông vua (cái ư hay quân hỏa) trụ nơi đó th́ ông mới có uy quyền, c̣n vua bước ra khỏi ngai th́ mất quyền lực, trở nên không khác người dân thường. Tất cả những điều này để nói rằng làm vua như vậy mới là chánh, sáng suốt và có uy quyền. Hàng ngày cái ư chúng ta đi chơi ta bà chỗ này chỗ nọ chứ không có trụ ở một nơi. Cho nên khi thực hành như vậy chúng ta mới thấy rỏ ḿnh đúng là một ông vua ham chơi, quên lăng nhiệm vụ của ḿnh! Cho nên hậu quả là chúng ta mất quyền uy. Ḿnh vốn là một con mănh sư mà tưởng ḿnh là con trừu, ḿnh vốn là ông vua mà tưởng là một người hoang đàng. Hy vọng đến đây các bạn có một khái niệm về thế nào là minh quân, là ¿thượng bất chánh¿.

2.Tại sao ư phải hướng xuống rốn?
Là đem ánh sáng tập trung của quân hỏa mà soi sáng cho các tướng hỏa bên dưới, như tướng hỏa của tỳ, của thận, của can. Nhờ sự soi sáng của quân hỏa mà các tướng hỏa trở nên thanh nhẹ hơn, ít đ̣i hỏi chuyện trần trược. Đồng thời, với sự hợp tác của quân hỏa mà các tướng hỏa làm việc thanh lọc tốt hơn, nghĩa là tinh khí thần sẽ dồi dào hơn. Chuyện này cũng dễ hiểu, ở đời khi ḿnh đi làm việc ở cơ quan mà có xếp lớn theo đi sâu đi sát th́ ḿnh có dám làm việc chây lười hay không?

3. Tại sao phải dùng hơi thở hít vào sâu xuống rốn?
Bởi v́ cái hơi thuộc về gió, mà gió có thể hướng dẫn cho lửa (quân hỏa) đến tận nơi muốn đến, là các tướng hỏa, để soi sáng tướng hỏa.
Đến đây tôi cũng xin nhắc lại một nguyên lư quan trọng trong đông y, trong dưỡng sinh, đó là nguyên lư lập lại quân b́nh. Đông y cho rằng ¿Thủy phải thăng và Hỏa phải giáng¿ th́ khí lực trong cơ thể mới gọi là quân b́nh, phát triển nội lực, đem lại sức khỏe. Do đó, khi hành giả hít hơi sâu xuống rốn tức là hành giả đang đem hỏa ở cung Ly giáng xuống cung Khảm để nung nấu cho thủy khí hội tụ nơi đó. Khi Thủy bị nung nóng th́ nó sẽ bốc hơi thăng hoa lên trên. Làm như vậy cũng là hành theo ư nghĩa của quẻ Thủy Hỏa Kư Tế trong kinh Dịch, âm dương quân b́nh, kinh mạch khai thông.

Kinh nghiệm bản thân.
Sau đây tôi xin sơ lược một kinh nghiệm bản thân về pháp này.

Chuyện sắc dục không những chỉ là cái khổ của các thanh niên ở tuổi dậy th́ khi mắc tật thủ dâm, mà cả những người tu đạo lắm khi cũng khó vượt qua. Nhưng nếu biết rằng những đ̣i hỏi của cơ thể về việc này xuất phát từ thủy khí tích tụ ở thận, hoặc từ thận hỏa quen vọng động th́ sẽ có cách trị.

Không biết các bạn nữ th́ sao, chứ theo tôi th́ mỗi buổi sáng khi thức dậy các anh, các ông nếu có sức khỏe b́nh thường đều cảm thấy có dương cương (erection). Bởi v́ sau một đêm ngủ ngon th́ thủy khí cô đọng phía bên dưới nó khiến như vậy. Tuổi trẻ cũng vậy, nếu ít vận động th́ thủy khí dễ cô đọng bất cứ lúc nào trong ngày ở bên dưới hạ bộ, v́ vậy khiến họ hay nghĩ ngợi về chuyện t́nh dục. Người nào nếu không đủ sức làm chủ, biết cách giải tán nó (t́nh trạng thủy khí gom tụ) th́ dễ sa ngă, bị lôi cuốn vào sắc dục riết thành thói quen, thành tật xấu hại sức khỏe.

Khi ư thức như vậy tôi áp dụng pháp nằm thở sâu như đă nói. Lúc đầu c̣n làm trật vuột, hay ngủ quên, nhưng dần dần thực hành trở nên chuyên môn thuần thục th́ rất dễ lập lại quân b́nh, cảm thấy hạ bộ không c̣n căng thẳng nữa. Sờ mó bên dưới cũng không cảm thấy bị kích thích như lúc mới thức dậy, lúc đang bị căng thẳng. Giải quyết tận gốc chuyện sắc dục, đó là giải tỏa thủy khí đang dồn nhiều nơi hạ bộ. C̣n vấn đề thận hỏa quen vọng động khiến hay suy nghĩ hoài về chuyện này th́ cũng giải toả được nhưng cần phải kiên tŕ hơn.

Xin nói thêm rằng đây có vẻ như pháp diệt dục, nhưng không phải vậy, nói cho đúng hơn là pháp làm chủ (control) t́nh dục. Tôi thấy dục không thể diệt, nó chỉ có chuyển hóa. Bởi v́ khi con người c̣n ăn uống là c̣n tạo ra thủy khí, nếu thủy khí cô đọng không được giải tỏa th́ c̣n đ̣i hỏi t́nh dục, kể cả người tu hành.
Theo tôi hiểu th́ thực hành như vậy cũng là mặc nhiên thực hiện được lời khuyên của cụ Tuệ Tĩnh:¿Bế tinh dưỡng khí tồn thần, thanh tâm quả dục thủ chân luyện h́nh¿.

Phương pháp khí công là phương pháp pḥng bệnh & dưỡng sinh, do đó nó không chuyên trị một bệnh đặc biệt nào như thuốc men. Khi chúng ta hành khí công đúng đắn lập lại quân b́nh, th́ những bệnh khác tự nhiên biến mất lúc nào không hay, bởi v́ cơ thể mà lập lại quân b́nh âm dương th́ sẽ vô bệnh. Kể cả những bệnh về tâm lư như sợ hăi, mặc cảm, chán đời, buồn bực (depressed), stress (căng thẳng).

Ghi Chú: cách chửa bệnh này thuộc lănh vực khí công, nhưng tôi nghĩ rằng vẫn có thể đứng ở góc nh́n dược liệu phương thang học của đông y mà tŕnh bày thành toa thuốc để những người quen sử dụng thuốc có cảm giác quen thuộc hơn:

Tên toa thuốc: Pháp luân chiếu minh.
Toa thuốc này có thể phân tách như cấu trúc một toa thuốc b́nh thường với những vị thuốc gồm quân thần tá sứ như sau:
Quân: Không khí, tánh b́nh ḥa, công năng khai thông kinh mạch.
Thần: Cái ư chú ư nơi trung tâm hai chân mày hướng về phía rốn.
: Trường hợp người có hơi yếu không thể thở sâu, có thể gia giảm bằng cách uống Tứ Quân thang, hoặc Ngũ Vị Dị Công tán để tăng cường cái hơi.
Sứ: Hơi thở sâu đầy rốn để dẫn quân hỏa xuống nung nấu thủy khí. Hơi càng mạnh và sâu th́ hiệu quả khai thông càng mạnh và nhanh.
Cách nấu: nấu thuốc khoảng từ ½ giờ đến 1 giờ tùy theo hơi ngắn hay dài, càng lâu càng tốt.
Công dụng: Toa này giúp quân b́nh thuỷ hỏa, chuyên trị những bệnh thủy hỏa bất tương giao, tướng hỏa vọng hành v́ âm hư nội nhiệt, ví dụ như trầm cảm (depressed), căng thẳng (stress), khó ngủ, tẩu hỏa, luỵ về sắc dục như thủ dâm,... Mà thủy hỏa ở đây thuộc về tiên thiên (Khảm Ly), pháp này dùng tiên thiên bồi bổ hậu thiên.
Sự quan trọng của toa thuốc: Hăi Thượng Lăn Ông bảo rằng người làm thuốc mà không biết về thủy hỏa th́ thiếu đi hết phân nửa nghề y. Học toa thuốc này để giúp làm chủ thủy hỏa, nên người nào dùng pháp này để lập lại quân b́nh thủy hỏa tức là họ đă biết hết phân nửa nghề làm thuốc!
Nếu chúng ta thường đọc báo chí thấy thống kê trên thế giới mỗi năm rất nhiều người tự tử v́ bệnh trầm cảm, hoặc khổ sở v́ stress, hay khó ngủ mà không có thuốc chữa, th́ ắt họ ư thức được toa thuốc này quan trọng như thế nào cho sức khỏe. Một số đông bệnh nhân có vấn đề là những người nổi tiếng, giàu có, có sắc đẹp, có mọi thứ mà thế gian cho là hạnh phúc, nhưng đă bó tay chịu khổ v́ bệnh thủy hỏa bất giao.

 
Reply with a quote
Replied by haison (Hội Viên)
on 2013-04-07 09:47:56.0
Kính chào thầy LuanLe,
Em rất cám ơn bài viết rất hữu ích và tâm huyết này của thầy. Qua bài viết em hiểu rơ hơn về dục tánh của ḿnh và làm thế nào để giữ tâm được yên tịnh vậy là đă trị được quá nửa bệnh tật của ḿnh rồi. Trước đây em có tập thiền, cũng tập trung vào phần giữa trán và dồn hơi xuống đan điền. Về cách thở th́ tương tự nhưng em ngồi thay v́ nằm. Thầy cho em hỏi là nằm hay ngồi th́ kết quả có khác nhau không?
Kính,
HaiSon
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2013-04-07 12:07:59.0
Kính chào Thầy LuânLê,

Cảm ơn Thầy đă cống hiến 1 bài viết hay về đề tài này.

Khí công là 1 bộ môn rất hiệu quả trong việc pḥng và chữa bệnh nhưng sách hướng dẫn hay không nhiều.

Nếu ai có hứng thú với khí công th́ nên t́m đọc cuốn kHÍ ĐẠO-86 PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHOẺ do Tác giả VLADY STEVANOVITCH viết (nxb TDTT) sẽ t́m được sự hướng dẫn tỉ mỉ để bảo vệ được cột sống khỏi bị cong vẹo do thực hành sai tư thế.

Justme
 
Reply with a quote
Replied by hoanmy (Hội Viên)
on 2013-04-10 00:40:11.0
Kính chào thầy Luanle,

Cám ơn thầy đă chia sẻ bài tập hay, hiện tai em đi làm suốt ngay không có điều kiện nằm để tập giống như clip thực hành này th́ ḿnh có cách nào ngồi tập được không thầy? Và phương pháp tập ngồi như thế nào hả thầy?


 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-04-10 06:10:43.0
@haison: Thở nằm và thở ngồi đều có tác dụng thanh lọc ngũ tạng, thanh lọc cơ thể. Nhưng thở nằm Pháp Luân Chiếu Minh(PLCM) th́ có mục đích khai thông nhâm mạch ở phía bụng. C̣n thở ngồi c̣n được gọi là Pháp Luân Thường Chuyển(PLTC) th́ có mục tiêu khai thông đốc mạch ở phía sau lưng. PLCM dễ khai thông hơn nên người ta thường tập trước, rồi sau đó chừng 6 tháng mới tập PLTC. Tập PLTC mà cái hơi không đều, không sâu th́ không có kết quả, trong khi đó PLCM th́ dễ có kết quả hơn.

@chetemroi1970: Nếu em không có điều kiện để thở nằm th́ làm sao em có điều kiện thở ngồi? Theo kinh nghiệm của tôi th́ thở nằm dễ thấy kết quả cho nên người ta siêng tập hơn, c̣n thở ngồi khó có kết quả hơn (trừ những người đă khai thông) cho nên nếu tập không đúng, không có kết quả th́ người ta dễ chán nản. Nếu em muốn thử tập pháp ngồi thở th́ xem link sau đây:
http://www.youtube.com/watch?v=Le2BNOH_sUc

 
Reply with a quote
Replied by hoanmy (Hội Viên)
on 2013-04-12 05:45:22.0
Quote:
Originally posted by luanle
@haison: Thở nằm và thở ngồi đều có tác dụng thanh lọc ngũ tạng, thanh lọc cơ thể. Nhưng thở nằm Pháp Luân Chiếu Minh(PLCM) th́ có mục đích khai thông nhâm mạch ở phía bụng. C̣n thở ngồi c̣n được gọi là Pháp Luân Thường Chuyển(PLTC) th́ có mục tiêu khai thông đốc mạch ở phía sau lưng. PLCM dễ khai thông hơn nên người ta thường tập trước, rồi sau đó chừng 6 tháng mới tập PLTC. Tập PLTC mà cái hơi không đều, không sâu th́ không có kết quả, trong khi đó PLCM th́ dễ có kết quả hơn.

@chetemroi1970: Nếu em không có điều kiện để thở nằm th́ làm sao em có điều kiện thở ngồi? Theo kinh nghiệm của tôi th́ thở nằm dễ thấy kết quả cho nên người ta siêng tập hơn, c̣n thở ngồi khó có kết quả hơn (trừ những người đă khai thông) cho nên nếu tập không đúng, không có kết quả th́ người ta dễ chán nản. Nếu em muốn thử tập pháp ngồi thở th́ xem link sau đây:
http://www.youtube.com/watch?v=Le2BNOH_sUc



Xin chào thầy,


Chuyện là ở nhà em không có điều kiện để tập mà phải ra vườn hoa của nhà thờ để tập mà ra nhà thờ mà nằm xuống th́ sợ mọi người nói ḿnh không lịch sự nơi tôn nghiêm đó mà.


 
Reply with a quote
Replied by yenphi (Hội Viên)
on 2013-04-12 06:11:21.0
Bạn chetemroi1970 nằm trên giường hay tràng kỷ tập cũng đâu có sao
Đâu cần phải ra vườn hoa.
Yenphi
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-04-12 07:02:13.0
@chetemroi1970: Đúng như yenphi nói, nếu môi trường chung quanh không thân thiện, th́ tôi thấy ḿnh nằm trên giường của ḿnh, đắp lên trên tấm chăn mỏng mà thở giống như đang ngủ th́ đâu có ai nói ǵ. Có ai ṭ ṃ tọc mạch th́ cứ nói là tôi đang nhức đầu muốn nằm nghỉ một chút.
Sau đây xin chia sẻ với em vài kinh nghiệm về PLCM:
- Nằm trên giường mềm khó thở sâu hơn nằm trên giường cứng.
- Nằm theo chiều chân hướng về phương Nam đầu hướng về phương Bắc th́ cảm thấy thở thông hơn, dễ chịu hơn. Không biết người khác th́ sao?
- Sau bữa ăn 2 giờ th́ thở dễ hơn là thở liền sau khi ăn.
- Trước khi thở, nếu cảm thấy mắc tiểu mà nín được, để thở xong mới đi tiểu th́ càng tốt. C̣n nếu mắc tiểu quá không nín được buộc phải đi, th́ sau đó thở không sâu bằng lúc có chút nước tiểu trong bàng quang. Điều này khiến cho tôi nghĩ rằng nước tiểu của ḿnh cũng có energy, khi tiểu ra hết th́ một số energy bị mất nên hơi thở không c̣n mạnh?
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2013-04-13 02:05:11.0
Phần 4: Kiểm chứng kết quả.
Ở trên kết quả hành pháp đă được đề cập với một kinh nghiệm nhỏ về hóa giải t́nh dục. Sau đây tôi xin chia sẻ thêm về một số kinh nghiệm hành pháp mà ai cũng gặp để giúp một số bạn biết mà kiểm chứng kết quả xem ḿnh thực hành đúng hay không. Mục tiêu của pháp này như đă nói là để khai thông. Khai thông tinh khí thần tiên thiên. Ở đây tôi chỉ xin góp ư về một vài triệu chứng của khai thông ngươn tinh và ngươn khí, chứ chưa nói đến khai thông ngươn thần. Những trạng thái này khá tinh tế, nếu không biết đến th́ dễ bị bỏ qua, hành giả tưởng lầm ḿnh hành không kết quả, đôi khi sinh ra chán nản.

1. Khai thông Ngươn tinh. Khi hành pháp một thời gian thường khoảng 6 tháng th́ tùy tŕnh độ, căn cơ, hành giả sẽ cảm thấy có một cảm giác trên đỉnh đầu, nơi huyệt bách hội, thỉnh thoảng trong ngày như có ai nắm tóc ḿnh giựt nhẹ lên. Hoặc giữa trung tâm hai chân mày có cảm giác tŕ nặng. Đó là dấu hiệu của khai thông ngươn tinh. Phần trược tinh ở thận thủy được thanh lọc và thăng hoa lên trên, tụ lại ở nơi đó thể hiện ra như vậy. Trạng thái này thật quí báu, tuy cảm giác nhẹ như vậy nhưng sức mạnh th́ phi thường. Bởi v́ người nào thường nhớ nơi đó và có cảm giác đó th́ tâm trạng, tâm lư trở nên nhẹ nhàng, mọi sự lôi cuốn về sắc dục trở nên thuộc về quá khứ. Hành giả đă nắm được sợi dây cột mũi con trâu (tượng trưng cho t́nh dục, theo thiền học), chứ không c̣n bị nó dắt nữa. Danh từ chuyên môn về tu học gọi trạng thái này là hườn tinh bổ năo.
Ngoài ra trong lúc thở, đôi khi hành giả cảm thấy trên đầu rất ngứa ngáy như có con ǵ đang ḅ trên mặt, trên mũi của ḿnh. Đó là do máu huyết được thanh lọc nên cái dâm khí, trược khí nó bị đuổi ra ngoài, nên ráng chịu đựng từ từ nó sẽ hết, đừng có lấy tay găi cho đă ngứa, th́ trược khí nó trở vào trong.
Hoặc nằm thở mà mồ hôi ra nhiều, đó là trạng thái thanh lọc khí huyết rất tốt.

2. Khai thông Ngươn khí. Người hành pháp nào chuyên cần th́ ở cuối mỗi hơi thở ra hay hít vào, họ thường cố gắng ráng hít thêm một tí cho hơi thở thêm sâu. Đến một lúc nào đó, nhất là khi trên đầu có cảm giác xóay mạnh nơi các trung tâm, th́ hơi thở dễ khai thông. Hơi thở thông nghĩa là ḿnh hít vào cảm thấy hơi vô đầy bụng rồi mà vẫn không thấy ngộp muốn thở ra như lúc trước, mà có cảm giác c̣n tiếp tục hít thêm được. Tóm lại nghĩa là hít vào được hoài mà không thấy ngộp muốn thở ra, kéo dài có thể từ 1-2 phút hoặc hơn. Trạng thái đó là hành giả đă tiếp xúc được với ngươn khí. Nên cẩn trọng xem chừng việc ăn uống của ḿnh cho quân b́nh th́ trạng thái đó sẽ trường tồn. C̣n ăn uống phức tạp th́ nó mất đi. Lúc thở thông như vậy rồi hành giả có thể thực hành thêm pháp thở ngồi th́ sẽ dễ khai thông nhiều hơn.
Nếu ngươn khí khai thông th́ mọi kinh mạch trong cơ thể sẽ khai thông, tham sân si và bệnh tật sẽ xa lánh, hành giả đă được giải thoát một phần. Trong kinh sách ngày xưa các vị tiền bối gọi đây là pháp Tu Tánh Luyện Mạng. Nghĩa là sửa tánh th́ thay đổi được số mạng, bên môn Tử Vi gọi là Đức Năng Thắng Số.


 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org