Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Dược Học >> ĐÔNG DƯỢC PHỐI NGŨ

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
ĐÔNG DƯỢC PHỐI NGŨ - posted by quangthong02 (Hội Viên)
on December , 04 2012
Đây là phương pháp phối ngũ lâm sàng buộc người học phải nắm chắc và học thuộc ḷng. Về sau tôi sẽ đưa ra các vị thuốc chủ dẫn vào tạng phủ. Khi đă nắm chắc lư luận, tôi sẽ hướng dẫn các bạn trẻ cách đối chứng lập phương.

ĐÔNG DƯỢC PHỐI NGŨ
I) THUỐC GIẢI BIỂU
1) Tân Ôn Giải Biểu:
a) Ma hoàng phối Quế chi: Sức phát hăn giải biểu mạnh. Chủ trị phong hàn biểu thực không có mồ hôi.
b) Ma hoàng phối Hạnh nhân: Vừa có công năng giáng khí, lại vừa b́nh suyễn chỉ khái. Chủ trị ho suyễn khí nghịch, thích hợp với chứng thuộc phong hàn thúc bó Phế.
c) Ma hoàng phối với Thạch cao: Có công năng thanh Phế b́nh suyễn thấu biểu nhiệt. Chủ trị Phế nhiệt ho suyễn.
d) Quế chi phối với Bạch thược: Có sức thâu tán mạnh, điều ḥa doanh vệ, tán phong liễm doanh, giải cơ phát biểu. Chủ trị phong hàn biểu hư có mồ hôi.
e) Tế tân phối với Can khương, Ngũ vị: Trong ôn táo có liễm nhuận; vừa có công năng ôn Phế hóa đàm, lại không hao khí thương âm. Chủ trị hàn ẩm ho suyễn lâu ngày.

2) THUỐC TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU
a) Thiền thoái phối với Đại hải: có công năng thanh tuyên Phế khí, khai yết lợi âm (thông hầu họng, trị khàn giọng mất tiếng) rất mạnh. Chuyên trị phong nhiệt, hoặc Phế nhiệt sinh đau họng, mất giọng.
b) Cúc hoa phối với Câu kỷ tử: Mạnh về bổ Can Thận, sáng mắt. Trị các chứng mắt mờ, hoa, nh́n vật lờ mờ, do Can Thận khuy hư.
c) Sinh cát căn phối với Hoàng cầm, Hoàng liên: vừa thanh nhiệt giải độc, lại thấu nhiệt thăng dương, chỉ tả. Chủ trị tả lỵ thể thấp nhiệt mới phát.
d) Sài hồ phối với Hoàng cầm: Thanh giải tà nhiệt ở bán biểu bán lư. Chủ trị hàn nhiệt văng lai ở Thiếu dương.

II) THUỐC THANH NHIỆT
1) Thuốc Thanh Nhiệt Tả Hỏa
a) Thạch cao phối Tri mẫu: Thanh nhiệt tả hỏa, tư âm sinh tân. Vừa trị nhiệt thịnh ở khí phận; lại vừa trị chứng hỏa nhiệt thương tân Phế Vị.
b) Tri mẫu phối với Hoàng bá: Kiện âm (mạnh phần âm), thanh nhiệt giáng hỏa. Trị âm hư hỏa vượng rất hiệu quả.
c) Tri mẫu phối với Xuyên bối mẫu: Vừa tư âm nhuận Phế, lại vừa thanh nhiệt hóa đàm. Chuyên trị âm hư lao khái, Phế táo khái thấu.
d) Chi tử phối với Đạm đậu xị: Mạnh về thanh tán uất nhiệt trừ phiền. Trị ôn bệnh lúc mới phát, trong ngực bức rứt phiền muộn, cùng chứng hư phiền không ngủ.
e) Chi tử phối nhân trần: Mạnh về lợi thấp thoái hoàng. Chuyên trị thấp nhiệt hoàng đản.

2) Thuốc Thanh Nhiệt Táo Thấp.
a) Hoàng liên phối với Mộc hương: Có công năng táo thấp giải độc, lại lư khí chỉ thống. Trị phúc thống thấp nhiệt tả lỵ. Thường dùng trị lư cấp hậu trọng.
b) Hoàng liên phối với Ngô thù du: Vừa thanh nhiệt tả hỏa táo thấp, lại vừa sơ Can ḥa vị, chế toan (khống chế vị chua trong dạ dày). Trị Can hỏa phạm vị, chứng ợ chua do thấp nhiệt tồn trở bên trong.
c) Hoàng liên phối với Bán hạ, Qua lâu: Vừa tả hỏa hóa đàm, lại có thể tiêu tán bĩ kết. Chuyên trị chứng kết hung do đàm hỏa kết hợp với nhau.
d) Hoàng bá phối với Thương truật: Vừa thanh nhiệt lại táo thấp, đi xuống hạ tiêu. Chuyên trị các chứng thấp nhiệt, nhất là các chứng hạ tiêu thấp nhiệt.

3) Thuốc Thanh Hư Nhiệt.
a) Thanh hao phối với Bạch vi: Vừa chuyên thoái hư nhiệt, lương huyết nhiệt, lại kiêm thấu tán. Vừa trị âm hư phát nhiệt, tiểu nhi cam tích (kiêm biểu tà), lại vừa trị doanh huyết phận có nhiệt, cùng các chứng âm phận phục nhiệt.
b) Thanh hao phối với Miết giáp: Vừa thanh thoái hư nhiệt, lại vừa có thể tư âm lương huyết, chuyên trị âm hư phát nhiệt.
c) Địa cốt b́ phối với Tang bạch b́: Vừa thanh Phế hỏa, lại lợi thủy, dẫn nhiệt tà đi ra theo đường nước tiểu, lại nhuận Phế tạng mà không có tính khổ tiết tổn thương đến âm. Vậy nên chuyên dùng để trị ho do Phế nhiệt.
d) Bạch liễm phối với Ngọc trúc: Vừa tư âm lại thấu biểu. Trị âm hư ngoại cảm.

III) THUỐC TẢ HẠ
1) Thuốc Công Hạ:
a) Đại hoàng phối với Mang tiêu: Vừa chuyên tả hạ công tích, làm mềm tích trệ trong trường vị, lại c̣n chuyên thanh nhiệt tả hỏa. Chuyên trị thực nhiệt tích trệ, đại tiện táo kết, kiên ngạnh khó hạ.
b) Đại hoàng phối với Ba đậu, Can khương: Ba đậu có được Đại hoàng, th́ sức tả hạ có tính hoăn hơn; Đại hoàng có được Ba đậu, th́ tính hàn bị giảm đi, lại thêm vị Can khương ôn trung tán hàn, trợ có lực tán hàn. Chuyên trị tiện bí do hàn tích.
VI) THUỐC KHU PHONG THẤP
a) Khương hoạt phối với Độc hoạt: đi vào lư, ra đến biểu, sức tán phong thấp rất mạnh. Chuyên trị phong thấp tư thống, bất kể trên dưới đều được.
b) Tang kư sinh phối với Độc hoạt: Vừa khư phong hàn thấp, lại mạnh lưng gối. Chuyên trị đau nhức do phong thấp tư trở, lưng gối mỏi mềm.
c) Hy thiêm thảo phối với Xú ngô đồng: Khư phong thấp, thông kinh lạc, trị đau nhức do phong thấp tư trở, cân mạch co quắp.

IV) THUỐC PHƯƠNG HƯƠNG HÓA THẤP
a) Thương truật phối Hậu phác, Trần b́: lực táo thấp mạnh, lại có thể hành khí. Chuyên dùng trong các trường hợp hàn thấp trở trệ bên trong, Tỳ Vị khí trệ.
b) Hậu phác phối chỉ thực: Lực táo thấp, tiêu tích, hành khí mạnh. Chủ trị thập trọc trở trệ bên trong, hoặc thực tích đ́nh trệ, bụng dạ trướng đau do Tỳ Vị khí trệ, cùng với các chứng ho suyễn do đàm trọc cản trở Phế, ngực đầy, bụng trướng.
c) Hoắc hương phối Bội lan: chuyên hóa thấp ḥa trung, giải thử phát biểu. Phàm thấp trọc át trở bên trong, bất luận là kiêm hàn hay kiêm nhiệt, có biểu chứng hay không cũng đều dùng được.
d) Sa nhân phối với Mộc hương: Lực hóa thấp lư khí, điều trung chỉ thống mạnh. Phàm chứng thấp trệ thực tích, hoặc hiệp hàn dẫn đến bụng dạ trướng đau đều có thể dùng, kiêm tỳ hư th́ nên phối dùng với các vị kiện tỳ.

VI) THUỐC LỢI THỦY THẤM THẤP
a) Phục linh phối Trư linh: lực lợi thủy sấm thấp mạnh. Trị thủy thấp nội thịnh, hoặc kiêm tỳ hư.
b) Hoạt thạch phối Sinh cam thảo: Vừa thanh lợi thử thấp, lại lợi thủy mà không tổn thương tân dịch. Chủ trị thử thấp, thân nhiệt phiền khát.

VII) THUỐC ÔN LƯ
a) Phụ tử phối với Can khương: Lực hồi dương cứu nghịch và ôn trung rất mạnh. Chuyên trị vong dương, cùng với chứng trung tiêu hàn lănh.
b) Phụ tử phối Tế tân, Ma hoàng: Chuyên bổ dương phát biểu, tán hàn. Trị âm hư ngoại cảm phong hàn.
c) Nhục quế phối với Phụ tử: Bổ hỏa trợ dương, tán hàn chỉ thống. Trị thận âm hư suy, Thận Tỳ hư suy cùng chứng lư hàn nặng đều có thể dùng.
d) Ngô thù phối với Bổ cốt chi, Ngũ vị tử, Nhục đậu khấu: Vừa ôn bổ tỳ thận vong dương, sáp trường chỉ tả, lại c̣n tán hàn táo thấp ḥa trung, trị chứng tả lỵ lâu ngày do Tỳ Thận dương hư.
e) Đinh hương phối với Thị đế: Vừa ôn trung tán hàn, lại giáng khí trị nấc. Trị chứng nôn mửa, nấc,do hư hàn.

VIII) THUỐC LƯ KHÍ
a) Trần b́ phối với Bán hạ: Lực táo thấp hóa đàm mạnh. Phạm các chứng đàm thấp đ́nh trệ bên trong Phế đều có thể dùng được.
b) Chỉ thực phối với Bạch truật: Vừa bổ khí kiện Tỳ, lại hành khí tiêu tích khư thấp. Chuyên trị Tỳ hư khí trệ, hiệp tích hiệp thấp.
c) Hương phụ phối với Cao lương khương: Vừa ôn trung tán hàn, lại sơ Can lư khí, chuyên chỉ thống. Trị hàn ngưng khí trệ, Vị quản trướng đau do Can khí phạm vị.
d) Xuyên luyện tử phối với Huyền hồ sách: Lực hành khí hoạt huyết chỉ thống mạnh. Chuyên trị các chứng đau nhức do huyết ứ khí trệ.
e) Giới bạch phối với Qua lâu: Vừa hóa đàm tán kết, lại khoan hung thông dương. Trị đàm trọc trở trệ, trị chứng hung tư (đau lồng ngực) do dương khí trong lồng ngực không mạnh mẽ.
f) Ô dược phối với Ích trí nhân, Sơn dược: ba vị phối hợp, chuyên bổ thận súc niệu, lại không quá táo nhiệt. Trị các chứng di niệu, sác niệu do Thận hư.

IX) THUỐC TIÊU THỰC
a) Thần khúc phối với Mạch nha, Sơn tra: Vừa tiêu được các loại thực tích, lại vừa kiện vị ḥa trung. Dùng trong cac trường hợp thực tích, ăn không tiêu. Ba vị thường sao xém (tiêu) mà dùng, nên thường quen gọi là Tiêu Tam Tiên.
b) Lai bặc tử phối với Tô tử, Bạch giới tử: Vừa ôn Phế hóa đàm, lại giáng khí chỉ khái b́nh suyễn, tiêu thực tích, trừ trướng thông tiện. Chuyên trị ho suyễn thể hàn đàm, kiêm trị thực tích tiện bí.

X) THUỐC KHU TRÙNG
Binh lang phối với Thường sơn: hai vị kết hợp, hàn nhiệt đều dùng được, tương phản tương thành. Vừa mạnh trong việc khư đàm trừ sốt rét, lại có thể giảm thiểu tác dụng phụ của Thường sơn là thổ mạnh. Chuyên trị sốt rét lâu ngày không dứt.

XI) THUỐC CHỈ HUYẾT
a) Đại kết phối với Tiểu kế: Hai vị này hợp dùng với nhau để tăng cường thêm công năng. Chuyên trị các chứng huyết nhiệt xuất huyết, cùng các chứng nhiệt độc sưng lở.
b) Bạch cập phối với Tam thất: Hai vị hợp dùng, một cầm một hành, lực cầm máu (chỉ huyết) mạnh mà lại không bị ức huyết. Có thể trị các chứng chứng xuất huyết, uống trong hay dùng ngoài đều được.
c) Bạch cập phối với Ô tắc cốt: hai vị phối hợp, không những lực chỉ huyết mạnh, mà có thúc đẩy vết lở loét mau lành. Chuyên trị chứng thổ huyết và tiện huyết do loét vị quản, hoành tá tràng.
d) Bồ hoàng phối với Ngũ linh chi: Bất luận dùng sống hay sao, đều có thể hoạt huyết chỉ thống, hóa ứ chỉ huyết. Chuyên trị huyết ứ, các chứng đau ngực, sườn, bụng, cùng các chứng huyết ứ, xuất huyết.
e) Ngải diệp phối với A giao: Vừa dưỡng huyết chỉ huyết, lại tán hàn - ấm bào cung, điều kinh. Trị các chứng băng lậu đới hạ thuộc huyết hư có hàn.

XII) THUỐC HOẠT HUYẾT KHƯ Ứ.
a) Xuyên khung phối với Sài hồ, Hương phụ: Vừa sơ Can giải uất, lại lư khí hoạt huyết. Trị chứng lồng ngực bứt rứt, sườn đau nhói do Can uất khí trệ; thống kinh, cùng kinh nguyệt không đều.
b) Uất kim phối Thạch sương bồ: Vừa hóa thấp khoát đàm, lại thanh tâm khai khiếu. Trị đàm hỏa hoặc thấp nhiệt nhiễu loạn tâm khiếu khiến hôn mê điên cuồng, điên giản.
c) Ngưu tất phối với Thương truật, Hoàng bá: Lực thanh nhiệt táo thấp mạnh, lại đi xuống hạ tiêu. Chuyên trị chứng chân gối sưng đau, yếu mềm vô lực do hạ tiêu thấp nhiệt, cùng các chứng thấp chẩn, thấp sang.

XIII) THUỐC HÓA ĐÀM CHỈ KHÁI B̀NH SUYỄN
Tuyền phúc hoa phối với Đại giả thạch: Hai vị hàn ôn cùng dùng, có lực giáng khí nghịch ở Phế Vị. Chuyên trị khí nghịch sinh nôn ọe, suyễn tức.
XIV) THUỐC AN THẦN
Tử thạch phối với Chu sa: Hai vị phối hợp, tăng mạnh lực trọng trấn an thần. Chuyên trị phiền táo bất an, tâm quư mất ngủ.

XVII) THUỐC BỔ HƯ
1) Thuốc Bổ Khí:
a) Nhân sâm phối với Phụ tử: Đại bổ đại ôn, ích khí hồi dương. Chuyên trị vong dương khí thoát.
b) Nhân sâm phối với Cáp giới: Có công năng bổ Phế ích Thận, định suyễn. Chuyên trị Phế Thận lưỡng hư, động làm việc là khí suyễn.
c) Nhân sâm phối với Mạch đông, Ngũ vị tử: Có công năng ích khí dưỡng âm, sinh tân chỉ khát. Trị chứng khô khát nhiều mồ hôi do khí âm lưỡng hư, cùng chứng tiêu khát.
d) Hoàng kỳ phối với Sài hồ, Thăng ma: Bổ trung ích khí, Thăng dương cử hăm . Là thuốc chuyên dùng để trị Trung khí hạ hăm, các chứng tạng khí sa thoát.
e) Cam thảo phối dùng với Bạch thược: Lực hoăn cấp, chỉ thống mạnh. Trị chứng vị quản và bụng, hoặc tứ chi co rút đau nhức.

Trần Quang Thống.
 
Replied by dieumy (Hội Viên)
on 2012-12-05 03:55:56.0
Cám ơn Thầy mỗi sáng mai thức dậy.
Em có một bài mới để học thêm.
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-12-05 06:48:40.0
Dieumy có tài làm thơ. Em tự tóm tắt mỗi phần thành thơ để học cho dễ nhớ nhé. Hoặc bài này ngày nào cũng đọc rồi tự gia vào một phương thang nó đó, hoặc là t́m một bài thuốc có các vị này hợp với nhau để tham khảo là nhớ.
Ví dụ:Ma hoàng với Quế chi trong bài "Ma Hoàng Thang"; Ma hoàng với Thạch cao trong bài "Ma Hạnh Thạch Cam Thang"; Trần b́ với Bán hạ trong bài "Nhị Trần Thang"....
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-12-06 00:12:37.0
Cảm ơn Thầy đă hướng dẫn cách học các bài thuốc, với cách học này sẽ giúp nhớ được rất lâu. Em đang thắc mắc nếu các vị phối sai (liều lượng hoặc thay vị tương đương) liệu có gây phản ứng phụ không ah? Thầy có thể cho bài về tác hại của thuốc khi dùng sai mục đích để bệnh nhân nhận thức được những tác hại và nguy cơ tiềm ẩn không ah?
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-12-06 00:25:19.0
Justme đă đưa ra một câu hỏi đúng lúc và rất quan trọng.
Việc điều chỉnh liều lượng thuốc chính là đỉnh cao trong nghệ thuật điều trị bệnh. Nó chẳng khác nào xử dụng gia vị trong thức ăn. Ví dụ: tế tân dùng quá 4g một ngày th́ chân khí sẽ hao tán mà không phục hồi, uống quá liều chẳng khác nào tự tử chậm (nhưng có rất nhiều sách cho liều tế tân lê cao); Xuyên khung phải dùng tùy trường hợp, liều lượng từ 4 đến 12g, nhưng phải thật khéo léo, nếu không sẽ hại đến chân huyết v.v...
Ḿnh sẽ làm thêm về đề tài này. Justme chờ nhé.
Thân ái!
Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-12-07 04:20:57.0
hihi em cảm ơn Thầy Quang Thống và mong chờ bài viết cho đề tài này để mọi người được "xóa mù" ah.
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-12-22 08:10:45.0
chào thầy quangthong và Jútme đọc bài viết của thầy hay quá em cảm ơn thầy nhé,NOEl chúc thầy và mọi người vui vẻ...hạnh phúc An Lành
cả nhà ơ Noel tới rồi....vui quá ạ
An lành hạnh phúc với Noel.


 
Reply with a quote
Replied by phạm gia (Hội Viên)
on 2015-08-13 04:23:09.0
Quote:
Originally posted by quangthong02
Dieumy có tài làm thơ. Em tự tóm tắt mỗi phần thành thơ để học cho dễ nhớ nhé. Hoặc bài này ngày nào cũng đọc rồi tự gia vào một phương thang nó đó, hoặc là t́m một bài thuốc có các vị này hợp với nhau để tham khảo là nhớ.
Ví dụ:Ma hoàng với Quế chi trong bài "Ma Hoàng Thang"; Ma hoàng với Thạch cao trong bài "Ma Hạnh Thạch Cam Thang"; Trần b́ với Bán hạ trong bài "Nhị Trần Thang"....

 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org