Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> TẠI SAO KHI UÔNG THUỐC BẮC LẠI HAY CÓ HIỆN TƯỢNG ĐI CẦU LỎNG

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
TẠI SAO KHI UÔNG THUỐC BẮC LẠI HAY CÓ HIỆN TƯỢNG ĐI CẦU LỎNG - posted by phutudu (Hội Viên)
on September, 06 2012
Thân chào mọi người!
Ngày trước lúc tôi mới học nghề và làm nghề, khi hốt thuốc cho bệnh nhân uống mà thấy bệnh nhân phản ánh lại là uống thuốc vào bị đi cầu lỏng th́ tôi rất hoang mang (v́ trong sách học cũng như thầy giáo ko bao giờ nói đến vấn đề này trừ trường hợp uống thuốc thanh nhiệt giải độc hoặc công hạ (thuốc xổ), và thường th́ cuống lên bảo bệnh nhân cho thêm gừng nướng vào, hoặc là gia giảm thêm mấy vị như sa nhân, mộc hương..., bởi tôi nghe nhiều thầy thuốc nói lại là vị thục địa. sinh địa uống vào rễ đi cầu (nên họ hay cho vị mộc hương đi kèm nếu như bài thuốc có vị này). Sau này có lần có 1 bệnh nhân đến bị trúng độc thức ăn 4-5 ngày rồi (trúng độc hải sản) mà vẫn chưa đi cầu được, bụng th́ ĺnh śnh đầy chướng ko tiêu, ko ăn uống được ǵ, bí cả đái luôn, suốt ngày chỉ chỉ ôm bụng xoa và đi đi lại lại cho dễ chịu ,bệnh nhân đă uống 4 ngày thuốc tây và men tiêu hóa nhưng bệnh ko đỡ mà càng ngay bệnh càng nặng, sau khi xem bệnh xong tôi hốt cho anh này 3 thang thuốc, trong đó toàn những vị hành khí và ấm nóng như Phụ tử, can khương, mộc hương, sa nhân, hương phụ, hậu phác..., do chưa có nhiều kinh nghiệm nên tôi chỉ dặn là uống thuốc vào có thể thấy sôi bụng và trung tiện nhiều hoặc có vấn đề ǵ khác th́ ra gặp tôi,(v́ chưa có kinh nghiệm nên cũng ko nghĩ là khi uống thuốc có mấy vị này lại có thể đi ỉa chảy được), bệnh nhân này từ nhỏ đến giờ cũng chưa bao giờ uống thuốc bắc lần nào, sau mấy ngày ko thấy bệnh nhân quay trở lại nên tôi ko biết cụ thể t́nh hinh thế nào, sau đó 2 tuần tôi gặp lại bệnh nhân khi đang đi trên đường, tôi gọi lại hỏi thăm xem t́nh h́nh thế nào th́ bệnh nhân cho biết, sau khi uống thuốc của tôi chưa hêt 1 thang uống buổi chiều th́ buổi tối và đêm đó đi cầu đến cả chục lần, lúc đầu th́ c̣n có phân và thức ăn, sau th́ chỉ toàn nước, và cũng đi đái nhiều lần, sáng ra mệt quá (tôi nghĩ mệt là do đi cầu nhiều bệnh nhân mất ngủ cả đêm nên sáng sẽ mệt), tôi sợ quá nên ko dám uống thuốc nữa phải chạy ra mua thuốc tây và truyền mấy chai nước th́ mới khỏe và hết bệnh. Tôi nghe vậy th́ hơi ngạc nhiên và tự hỏi tại sao thuốc có những vị ấm nóng đại nhiệt và hành khí đó lại có thể gây đi cầu mạnh đến như vậy, nhưng tôi cũng nhanh hiểu ra vấn đề trong giây lát và giải thích cho bệnh nhân hiểu, thực ra anh khỏi bệnh là nhờ những lần đi lỏng (chứ ko phải nhờ thuốc tây và mấy chai nước truyền)do cơ thể đào thải độc tố mà anh trúng phải, nếu như anh ko sợ mà tiếp tục uống tiếp th́ sau khi uống hêt 1thang cơ thể đào thải hết độc tố rồi anh sẽ trở lại b́nh thường, anh này nói tại tôi từ nhỏ đến giờ chưa bao giờ uống thuốc bắc nên khi uống vào thấy đi ỉa chảy tôi sợ quá, mà lại ko thấy anh dặn ǵ (vợ anh này th́ lại là người hay uống thuốc bắc nên hiểu và bảo uống vào mà đi lỏng là xổ độc như thế mới hết bệnh nhưng anh này vẫn ko tin nên vẫn ko dám uống tiếp nữa).
Sau ca bệnh này tôi bắt đầu gặp nghiều hơn những bệnh nhân mặc dù uống thuốc ấm nóng nhưng vẫn đi cầu trong mấy ngày đầu hoặc ở 1 giai đoạn nhất định nào đó, từ đó tôi mới suy nghĩ và t́m câu trả lời, cuối cùng th́ tôi cũng có thể t́m được câu trả lời thỏa đáng về vấn đề này.
Khi bệnh nhân uống thuốc mà thấy đi cầu lỏng có thể do 3 nguyên nhân chính.
- thứ nhất là do chất lượng thuốc kém như vị thục địa, sinh địa, ở trường hợp này ngoài biểu hiện đi cầu th́ bệnh nhân thường lâm dâm đau bụng nhiều và suốt ngày, người mệt mỏi uể oải và khó chịu, khi đi cầu xong th́ cơ thể vẫn ko thấy thoải mái. Ở trường hợp này th́ đúng là phải gia thêm gừng nướng, hoặc can khương, hoặc mộc hương, sa nhân ....th́ bệnh nhân mới hết đau bụng và đi cầu.
- Trường hợp thú 2 là do bị dị ứng thuốc hoặc tác dụng phụ của thuốc,trường hợp này thường ít gặp và rất khó có cách nhận biết cụ thể (tôi cũng có gặp một vài trường hợp nhưng có trường hợp phát hiện ra , cũng có trường hợp ko t́m ra được nguyên nhân (vị thuốc gây dị ứng).
- trường hợp thứ 3 (thường gặp nhiều nhất trên lâm sàng) đó là do cơ thể đào thải độc tố, triệu chứng biểu hiện đi cầu phân lỏng hoặc ra nước rất tanh hôi và mùi khó chịu, ít đau bụng mà thường chỉ đau quặn bụng trước khi đi cầu, đi xong th́ thấy hết đau và thoải mái, nếu uống thuốc liều mạnh th́ cũng có thể làm cơ thể mệt mỏi nhưng hiện tượng này thường chỉ trong mấy ngày đầu uống thuốc. Cá biệt cũng có vài trường hợp tôi đă gặp là có hiện tượng lâm dâm đau bụng và đi cầu nhiều lần trong ngày, trường hợp này thường là do uống thuốc quá liều, cơ thể quá mẩn cảm với thuốc, khi đó chỉ cần giảm nhỏ liều cho bệnh nhân th́ các triệu chứng sẽ giảm, khi nào thấy đỡ th́ mới tăng liều dần. Tại sao lại có hiện tượng này:
Tôi dám đảm bảo rằng bệnh nhân ngày xưa sẽ ít gặp hiện tượng ở nguyên nhân này (chính v́ vậy các sách cổ ít thấy đề cập đến vấn đề này cho những thầy thuốc hậu sinh nhận biết), bởi con người ngày xưa ăn uống đạm bạc ko thuốc sâu, ko chất bảo quản, ko foocmon, ko hóa chất, ko khí và nguồn nước th́ trong lành ko bị ô nhiễm, chưa có thuốc tây nhiều, lao động th́ lao động chân tay là chủ yếu nên máu huyết thường lưu thông điều ḥa, ko bị ứ trệ... v́ vậy làm ǵ có độc trong cơ thể đâu mà xổ. C̣n con người bây giờ th́ ăn uống đủ các loại hóa chất , thực phẩn độc hại vào người, thuốc tây - trụ sinh -thuốc giả th́ uống vô tội vạ, không khí - nguồn nước th́ ô nhiễm nặng, công việc th́ toàn ngồi một chỗ ít phải vận động, di chuyển th́ chủ yếu ra khỏi nhà là leo lên xe máy hoặc ô tô chứ ko có ai đạp xe đạp hay đi bộ như con người ngày xưa nữa v́ vậy mà khí huyết thường bị ứ trệ, các độc tố đó cứ từ từ nhiễm và tích tụ hàng ngày dần vào cơ thể. Chính v́ vậy mà khi uông thuốc bắc vào cơ thể nếu chất lượng thuốc tốt, thuốc uống đúng bệnh th́ dù thuốc nóng hay lạnh đắng hay ngọt, thuốc bổ hay là thuốc giải độc ...th́ cơ thể cũng có thể tự đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng con đường đại tiện (ỉa chảy, phân thường có mùi khó chịu)hoặc con đường tiểu tiện (đi tiểu nhiều dù ko có vị thuốc lợi tiểu), và đường kinh nguyệt (ở phụ nữ, kinh thuwocngf xấu và hôi) mức độ đi cầu lỏng hay đi tiểu nhiều ít c̣n phụ thuộc vào lượng độc tố trong cơ thể mỗi ngừoi.Thực ra khi bệnh nhân uống thuốc mà có hiện tượng đào thải này th́ là dấu hiệu rất đáng mừng báo hiệu thuốc đă đúng bệnh và bệnh có thể sẽ nhanh khỏi.
Tôi mong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rơ và yên tâm hơn khi uống thuốc Đông y!

Thân ái!
Phutudu

 
Replied by 6c33c (Hội Viên)
on 2012-09-06 10:49:43
Thầy Phutudu có thể mô tả đầy đủ chứng trạng và mạch của bệnh nhân bị đầy trướng do ngộ độc hải sản đó không ạ ? Và thầy cho họ dùng toa ǵ , liều lượng như thế nào ? Sao lại có Thục Địa ở trong đó ? hy vọng y án của thầy có thể giúp ích cho những L/Y mới vào nghề như chúng cháu . Vị Thục địa xưa được bào chế hết sức cẩn trọng ( Cửu chưng , cửu sái ) nếu ta mua phải TĐ làm ẩu không tuân thủ bào chế đúng cách trên th́ NSD dễ bị đi ngoài là tất yếu .
 
Reply with a quote
Replied by love4u_hp (Hội Viên)
on 2012-09-06 11:36:26
chào thầy phutudu

có thể nói trong sách xưa chỉ có đề cập tới câu nói: " tắc nhân tắc dụng" và " thông nhân thông dung". Nay được thầy nói rơ thêm ư

love4u_hp
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-09-06 15:07:29
Thầy Phutudu đă viết một bài viết rất hữu ích, giải đáp được rất nhiều khúc mắc cho nhiều bệnh nhân. V́ thuốc Tây trừ khi uống thuốc xổ ra không có loại nào gây xổ như thuốc của Đông y nên hầu hết bệnh nhân không chuẩn bị tâm lư. Cơ thể bị bệnh là do tích tụ nhiều chất độc. Mụn, nhọt, ngứa, phù, phong, hàn, nhiệt, v.v. đều là do chất độc cả. Thuốc Đông y cân bằng lại nội tạng, giúp cho cơ thể được khỏe lại nên mới đào thải được độc tố ra. Như trường hợp thầy Phutudu đă giải thích rất rơ là ngoại trừ nguyên nhân do chất lượng thuốc không tốt, hiện tượng xổ không phải là do thuốc mà là do nội tạng đă khỏe lại nên tự đào thải độc tố ra. Khi đào thải ra càng nhiều th́ bệnh càng chóng khỏi. Uống thuốc mà có hiện tượng thải độc là rất đáng mừng. Cơ thể thải độc có thể qua nhiều đường. Nếu thải ra đường đại tiện th́ gây xổ, ra đường tiểu tiện th́ nước tiểu đục và nồng, thải ra bằng đường mồ hôi th́ gây lở loét, ngứa da và mùi mồ hôi rất nồng. Nếu uống thuốc vào có những hiện tượng này ngay là nội tạng vẫn c̣n khỏe, c̣n nếu không thấy là nội tạng đă yếu quá. Có nhiều bệnh nhân uống thuốc cả vài chục thang mới bắt đầu có hiện tượng xổ độc. Khi có hiện tượng thải độc là bệnh đă sắp khỏi.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by luongyhanhatkhanh (Hội Viên)
on 2012-11-24 00:55:45
Quá hay và rất hữu ich .
 
Reply with a quote
Replied by Michael_Thai (Hội Viên)
on 2012-11-24 21:25:12
Con uống thuốc bắc nhiều mà chưa bao giờ gặp trường hợp xổ độc này. Chỉ đôi lúc thấy đau lâm râm và đi cầu không lỏng không đặc, dẻo.
Chắc là phản ứng này gặp khi ta bị nhiễm phong, hàn, độc...
Hổng biết có đúng không nữa (:-);
 
Reply with a quote
Replied by hoacomuaxuan (Hội Viên)
on 2012-12-17 09:55:08
Thầy Phutudu ơi, hôm nay em gặp một ca bệnh, bệnh nhân b́nh thường cũng đă đại tiện phân sệt sệt rồi. Nay uống thuốc đông y để chữa viêm quanh khớp vai thể nghẽn tắc (Bn đă 60 tuổi) th́ đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, bsy đă điều chỉnh thuốc nhiều lần bỏ đi những vị có tính hàn, nhưng không đỡ. Lúc này có phải là Bn thải độc tố k hay c̣n vẫn đề ǵ khác ạ? Có nên khuyên bệnh nhân tiếp tục điều trị k ạ? (Bn mất ḷng tin và nhất quyết xin về)Thuốc ở bệnh viện tương đối an toàn, nhiều bn sử dụng nhưng k có hiện tượng này ạ
 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-12-20 09:51:08
chào hoacomuaxuan!
có 2 vấn đề đối với bệnh nhân này đó là Ḷng tin và toa thuốc!
- thứ nhất bệnh nhân đă mất ḷng tin nhất khoát xin ra viện rồi th́ nếu có giải thích họ vẫn vậy thôi em ạ, họ sẽ ko tin em đâu bởi họ chỉ tin khi ngay từ đầu nếu em nói với họ điều này trước.
- thứ hai là em chỉ nói chung chung vậy mà ko có toa thuốc và bệnh án cụ thể th́ cho dù thầy thuốc có giỏi và nhiều kinh nghiệm đên mấy th́ cũng chịu bởi ko làm sao biết được do thuốc hay do thải độc của cơ thể gây nên em ạ!
thân ái!
Phutudu
 
Reply with a quote
Replied by nguyenvankhoa (Hội Viên)
on 2013-01-02 12:51:37
bài viết này rất hay, em xin góp ư thêm một tư:
nếu là do thục địa chế không kĩ th́ dùng thục địa đó sao phồng lên, bên trong vẫn c̣n ẩm là được.làm như thế sẽ không có hiện tượng đi cầu lỏng nữa.nếu xảy ra hiện tượng đi cầu lỏng th́ bệnh nhân có thể nấu cháo ăn nóng,tự nhiên hết, nếu uống thuốc vào bị táo bón th́ nấu cháo ăn nguội, tự nhiên hết.uống thuốc bắc nguội có thể dẫn đến hiện tượng đi cầu lỏng(cái này em không hiểu tại sao nhưng nhiều người hay bị thế).

 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2013-01-06 22:59:17
Chào Khoa,
Các thang thanh nhiệt uống nguội không sao cả. Các loại nước mát như mía lau, mă đề thậm chí có thể bỏ đá vào uống lạnh. Các thang bổ tỳ và bỏ thận thường phải uống nóng v́ hai tạng này thích hỏa. Các thang có Thục địa cũng phải uống nóng v́ Thục địa tính rất tŕ trệ, nếu uống nguội th́ tỳ vị khí hóa không nổi sẽ gây tiêu chảy.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by hoanmy (Hội Viên)
on 2013-03-21 00:11:43
Các thầy cho em hỏi là các vị thuốc để giữ được lâu th́ nhà thuốc họ phải tẩm ướp lưu huỳnh, hóa chất cho khỏi bị mốc hư... th́ liệu rằng cách rửa thuốc như các thầy hướng dẫn có hoàn toàn loại bỏ được các hóa chất độc hại này không ạ? V́ có người quen khẳng định là lưu huỳnh được bỏ vào lúc sấy thuốc th́ chẳng có cách ǵ mà rửa hết được, hoặc thuốc bị nhiễm thuốc trừ sâu th́ rửa thuốc chỉ giảm bớt thôi chứ làm sao hết được, khi thuốc bị các trường hợp trên th́ bệnh nhân uống vào th́ cũng sẽ bị tiêu chảy, có thể sẽ làm bệnh nhân hiểu nhầm là "đang xổ độc", ḿnh có cách nào phân biệt được 2 vấn đề này không các thầy? Và có thật sự là rửa thuốc sẽ khong thể rửa hết được chất lưu huỳnh và hóa chất độc hại không ạ?
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org