|
Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> PHƯƠNG PHÁP CHUNG SẮC THUỐC VÀ UỐNG THUỐC (BẰNG SIÊU SẮC THUỐC TỰ ĐỘNG)
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
PHƯƠNG PHÁP CHUNG SẮC THUỐC VÀ UỐNG THUỐC (BẰNG SIÊU SẮC THUỐC TỰ ĐỘNG) - posted by phutudu (Hội Viên) on September, 03 2012 | Chào mọi người!
Tôi xin hướng dẫn cho mọi người cách sắc thuốc và uống thuốc bằng siêu sắc thuốc tự động để mọi người tham khảo và làm theo, bởi tôi thấy đôi khi có một câu hỏi về vấn đề sắc thuốc và uống thuốc nhưng, các thầy lại phải trả lời đi trả lời lại cho nhiều bạn, rất mất thời gian của các thầy và của chính các bạn nữa, vì vậy các bạn nên tham khảo và đọc kỹ phần hướng dẫn này trước khi sắc thuốc và uống thuốc nhé!
1. CÁCH SẮC THUỐC:
- cho thuốc và siêu, rủa qua bằng nước lã, lưu ý khi rửa thuốc nếu có một số vị thuốc rễ trôi ra theo nước như Hồng hoa, Xa tiền, tô tử, xà sàng tử, thỏ ty tử, ngũ vị tử, sung úy tửhoạt thạch, long cốt, mẫu lệ (bột) ...nói chung là các loại thuốc có dạng hạt nhỏ hoặc dạng bột tán nhỏ thì để riêng, khi nào rửa thuốc xong mới cho vào.
- Sau khi rửa thuốc thì dùng tay ém chặt thuốc xuống, đổ nước lã vào siêu sao cho nước ngâp thuốc khoãng 1 lóng ngón tay là vừa (càng về sau thì đổ càng ít nước hơn), có thể cắm điện sắc luôn nhưng nếu ngâm thuốc thêm khoãng 30' rồi mới sắc thì càng tốt (chỉ nước đầu thôi),(nước đầu nên đổ nước lã vào sắc, các nước sau sắc nên đổ nước sôi vào sắc để đảm bảo an toàn cho siêu (siêu đang nóng nếu đổ nước lạnh vào đột ngột siêu sẽ rễ bị nứt vỡ), đồng thời sẽ tiết kiệm điện và thời gian cho các bạn. Khi thuốc sắc được, bếp tự động ngát điện thì các bạn rót ra, chờ 10-15' sau cho siêu nguội dần rồi mới cho nước (sôi) tiếp theo vào sắc (làm như vậy để siêu được bền hơn, ko nên sắc mấy lần liên tục trong một thời gian dài sẽ làm siêu nhanh bị hỏng).
- Số lần sắc cho 1 thang thuốc có thể là 2 lần-3 lần hoặc 4 lần sắc tùy theo liều lượng và số vị thuốc trong toa thuốc, nếu các bạn có điều kiện sắc luôn mấy lần rồi hòa chung lại với nhau, để nguội rồi cho vào chai thủy tinh (nếu ko có chai thủy tinh thì có thể cho vào chai nước suối cũng được nhưng phải để thuốc nguội rồi mới rót vào chai), cho vào tủ lạnh, khi uống thì rót 1phần để uống ra cho vào chén ăn cơm và chưng cách thủy cho thuốc nóng lên là uống được, nếu trường hợp các bạn phải mang thuốc theo uống khi đi làm thì cho vào chai thủy tinh hoặc nước suối , trước khi uống thì đặt trai nước thuốc vào 1 ly nước sôi 5'-10' để thuốc được hâm nóng là có thể uống được. Các bạn tuyệt đối ko nên giữ ấm thuốc mằng phích nước (bình thủy) nếu để qua ngày vì ở nhiệt độ này các vi khuẩn thường phát triển mạnh nên dễ gây hỏng thuốc ,thiêu thuốc và giảm hoạt chất của thuốc. Nếu như các bạn ko có điều kiện sắc sẵn và hòa chung các lần sắc thì cũng có thể sắc đến đâu uống đến đó ( ko tốt bằng), Nếu nước đầu sắc mà siêu cô đặc quá khó uống thì có thể pha thêm ít nước sôi vào cho dễ uống hơn.
2. CÁCH UỐNG THUỐC VÀ NHỮNG KIÊNG CỬ CHUNG KHI UỐNG THUỐC.
- Nguyên tắc chung khi uống thuốc đông y kể cả thuốc bệnh hay thuốc bổ là phải uống từ từ ít một trong mấy ngày đầu đểv cơ thể làm quen với thuốc, sau khi quen thuốc thì mới tăng dần liều lên đến ngưỡng thích hợp với từng cơ thể, (tuyệt đối ko nên nóng vội muốn nhanh khỏi bệnh mà uống nhiều thuốc và liều cao trong mấy ngày đầu sẽ làm cơ thể bị "NGỘP" thuốc gây nên những tác dụng phụ ko đấng có hoặc phản ứng quá liều của cơ thể với thuốc sẽ ko tốt cho tâm lý và tình trạng bệnh của bệnh nhân). Có 2 cách uống liều thấp trong mấy ngày đầu đó là giảm số lần uống và giảm liều lượng uống (cũng có thể chia nhỏ liều và uống thành nhiều lần trong ngày).
- kiêng cử chung khi uống thuốc bắc: Đậu xanh và các sản phẩm làm từ đậu xanh, rau muống (làm mất tác dụng của thuốc), ngoài ra tùy từng bệnh và tùy từng toa thuốc mà chất ăn uống kiêng cử có cụ thể khác nhau.
Thuốc trị bệnh và thuốc bổ nói chung là ko nên uống nguội (trừ một số trường hợp đặc biệt cụ thể nếu có các thầy sẽ dặn riêng các bạn) mà nên uống lúc còn ấm (Thuốc bổ-bệnh), hoặc nóng (thuốc cảm hàn), bởi dù bệnh hàn hay nhiệt nếu uống thuốc nguội lạnh vào thì tỳ vị hấp thu thuốc sẽ rất kém nên sẽ làm hạn chế sự hấp thu và tác dụng của thuốc. vì vậy nếu bệnh thuộc nhiêt (đặc biệt là hư nhiệt) thì nên uống thuốc hơi âm ấm môt chút, còn bệnh thuộc hàn chứng thì nên uống thuốc ấm nóng, bệnh cảm ở giai đoạn cần phát hãn thì phải uống thật nóng (cách sắc thuốc cảm thì sẽ sắc theo cách riÊng chứ ko sắc giống cách này) .
- Khi uống thuốc kể cả thuốc bệnh hay thuốc bổ cũng ko nên uống lúc đói quá mà cũng ko nên uống lúc no quá, ( Trừ trường hợp đặc biệt cụ thể nếu có thì các thầy sẽ hướng dẫn riêng cho từng bạn),bởi ở hai trạng thái này sự hấp thu thuốc của cơ thể sẽ bị hạn chế và sẽ dễ gây tác dụng phụ cho cơ thể, vì vậy uống thuốc tốt nhất là nên uống lúc bụng lưng lửng ko đói cũng ko no (sau bữa ăn 40-60'), lúc này cơ thể sẽ hấp thu thuốc tốt hơn mà cũng ít gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Mong các bạn hãy ghiên cứu kỹ hướng dẫn trên trước khi sắc thuốc và uống thuốc nhé!
Thân ái!
Phutudu
| | |
<< Trả Lời >>
|