Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-06-10 22:01:02.0
Chào thầy Phutudu, và các em,
Tôi rất đồng ý với cách chữa tốc chiến của thầy vì tôi đã gặp trường hợp này rất thường xuyên nên thầy tâm sự ra thì tôi hiểu ngay nỗi lòng của thầy. Các bệnh nhân lớn tuổi và các bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc Đông y thì chữa trị rất dễ chịu vì giải thích vắn tắt họ cũng hiểu. Khó nhất là những bệnh nhân mới chuyển qua từ bên Tây y. Những bệnh nhân này thường đã bệnh rất nặng và đã nhiều năm, nhiều bệnh nhân đã được bác sỹ cho biết là không có hy vọng chữa khỏi nữa vậy mà mới uống được có 5 thang là họ đã tỏ ra thất vọng, giải thích thế nào cũng không tin. Nếu để họ quay lại tiếp tục cách chữa trị cũ thì mình không đành lòng vì biết nếu kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa thì không chữa kịp nữa. Khi gặp những trường hợp như vậy thì tôi đành phải chữa vào triệu chứng trước, chỉ cho 3 thang và bảo trước là sau 3 thang này thì anh sẽ thấy như vậy và quả nhiên đúng chính xác như vậy thì sau đó muốn chữa theo trình tự nào là tốt nhất cũng tùy theo ý mình. Một nỗi khổ tâm khác nữa là nhiều bệnh nhân đến với Đông y và chỉ dùng có 5 thang là đã bắt đầu tỏ ra thất vọng trong khi bác sỹ Tây y cho toa và bảo phải uống suốt đời thì họ lại vui vẻ chấp nhận. Khi tôi giúp cho bệnh nhân trên diễn đàn này, tôi cảm thấy rất hạnh phúc và tôi tin rằng các quý thầy cũng có cùng cảm giác như vậy vì những bệnh nhân đến với diễn đàn đều hoàn toàn tin tưởng vào y thuật của quý thầy vì các bệnh án đã được chữa khỏi đã có quá nhiều.

Trở lại trường hợp của em doankhachiep. Thầy thấy ngay được tôi dùng toa này chỉ là bước đầu của việc chữa trị nên tôi rất bái phục kinh nghiệm lâm sàng của thầy. Bệnh của doankhachiep nếu dùng ngay thang thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết thì sẽ hạ rất nhanh nhưng vì tôi thấy doankhachiep có triệu chứng của can mộc thừa tỳ. Hư hỏa của can quá vượng khắc tỳ thổ khiến doankhachiep bị triệu chứng ăn không ngon miệng và đại tiện lỏng nên tôi sợ dùng ngay thang thanh nhiệt hoạt huyết tỳ sẽ không tiếp nhận nổi. Tôi cũng tính dùng kết hợp thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết với kiện tỳ trong cùng một thang nhưng tôi đã thử một vài lần đều không đạt được như ý muốn vì tỳ chủ thăng, thích ôn trong khi các vị thanh nhiệt lại hàn lãnh và chủ giáng nên dùng chung vào nhau bị phản tác dụng. Chỉ riêng trường hợp can tỳ bất hòa như vầy tôi chưa nghĩ ra được cách kết hợp gốc và ngọn nên đành phải sơ can kiện tỳ trước rồi mới thanh can giải độc sau. Không biết thầy có thang kinh nghiệm nào có thể giúp cho doankhachiep ngay từ đầu mà không cần sơ can kiện tỳ riêng không?

Chào doankhachiep,
Bệnh của em dùng thuốc Tây không chữa được đâu mà càng dùng lâu sẽ làm cho công năng của can và tỳ càng rối loạn. Em cứ yên tâm ngưng dùng các loại thuốc dị ứng, tôi và các quý thầy sẽ giúp em trị dứt căn bệnh này.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-06-10 22:52:38.0
Cảm ơn Thầy Phó đã nêu ra những nỗi khổ tâm của người Thầy Thuốc Đông Y. Hi vọng những bệnh nhân chưa có kinh nghiệm với Đông Y, vì đọc được những lời tự sự này cuả Thầy, sẽ kiên nhẫn và tâm trí được an lòng hơn (và hiểu biết hơn) khi quyết định điều trị theo Đông Y.
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-06-11 00:43:35.0
chào thầy phó thầy phdutu và các bạn trên diễn đàn

thầy phutudu quả là kinh nghiệm lâm sàn từng tải quá cao,và tiết kiệm được thơi gian điều trị và chi phí cho bệnh nhân thì đây quả là một thành tích vược trội.
không nói gì chứ em mà nghe nói cả tram thang thì em củng xin chịu,với chi phí tiền thuốc không bệnh nhân củng khổ lắm rồi.bị bệnh đả khổ nay uống thuốc không có hiệu quả càng khổ hơn,
cảm ơn thầy đả chia sẻ.căn bệnh này chắc thầy không thể bỏ qua rồi.

thân chào cả nhà
chúc cả nhà một ngày làm việc đầu tuần vui vẻ.và hạnh phúc
thân ái chào

 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-06-11 01:30:42.0
Thân chào Hiep và thầy Phó cùng mọi người!
Thực ra trường hợp này là Hiep làm khó các thầy rồi, ở bên đó mà ko mua được thuốc thì các thầy có kê toa cho hiep cũng ko biết có giúp ích gì cho hiep được ko vì hiẹp dau co mua dược thuóc ngoài, còn chuyện mà lấy bài thuốc ra trao đổi với thầy thuốc bên đó lại càng khó hơn vì quan điểm và kinh nghiệm của mỗi thầy thường khác nhau, nên khám ở đâu thì phải điều trị theo thầy đó, nếu bạn lôi bài thuốc này ra tôi sợ thầy thuốc điều trị cho bạn lại tự ái thì khổ. Nhưng nói gì thì nói, ko nói thì thôi, đã chót nói rồi thì tôi cũng cố nói cho hết để mọi người tham khảo.
Trường hợp của Hiep thheo nhìn nhận và quan điểm của riêng tôi thì nếu để chẩn đoán và điều trị tôi sẽ " lấy cái gốc làm ngọn, và lấy cái ngọn làm gốc " để điều trị trong thời kỳ đầu, bởi triệu chứng của hiệp trong cái thực có cái hư, trong hư cũng có thực, nhưng tôi thấy thực nhiều hơn hư. nếu dùng dơn phương tiêu giao thang thì tôi nghĩ các triệu chứng như đi cầu phan lỏng , khó ngủ...sẽ đỡ ngay nhưng cái bệnh chính (viêm da - nang lông) sẽ ko đỡ. nhưng nếu tôi dùng pháp " Lấy ngọn làm gốc, lấy gốc làm ngọn" thì nó sẽ hạ và phát đúng như thầy Phó nói, (đi lỏng nhiều hơn, phát ngứa nhiều hơn trong mấy ngày đầu), nhưng chính cái hạ và cái phát này sẽ dẫn theo cái hỏa ở can đi theo luôn, từ đó mà cái khắc giữa can với tỳ cũng được hòa giải, sau 3 đến 5 thang tùy theo diễn biến bệnh mà tta có thể gia giảm tăng gốc hay tăng ngọn hoặc là giữ nguyên thang cũ (theo suy đoán của tôi thì khi uống thang đầu hoặc thang thứ 2 thì hiẹp sẽ đi cầu lỏng nhiều ( nhưng ko đau bụng mà có thể chỉ quặn bụng trước khi đi cầu, đi xong thì hết), phát ngứa và mảng ngứa nổi nhiều hơn, sau 3-5 thang thì các triệu chứng sẽ dần giảm, hoặc như ngứa vẫn chưa giảm, đại tiện vẫn lỏng , hoặc đại tiện đõ lỏng nhưng ngứa vẫn phát thì chứng tỏ độc tố vẫn chưa thải hết, lúc đó vẫn giữ nguyên toa đầu thêm 1- 3 thang nữa, còn nếu như ngứa thì đỡ mà đại tiện lại ko hết lỏng (hoặc có thể tăng lên) thì chúng tỏ tỳ vị đã hư nhiều, khi đó thì ta sẽ tăng liều gốc can -tỳ và giảm liều ngọn giải độc hoạt. huyết, các thầy và các bạn cứ yên tâm là khi hiep uống thuốc này sẽ ko bị mệt nhiều (mà có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn sau khi độc tố được thải ra dần và hết).
sau đó thì tùy theo tình hình mà ta biến hóa toa thuốc cho phù hợp với sự biến đổi của cơ thể.
Hì hì ...cái suy luận có vẻ hơi ngớ ngẩn và ngược sách của tôi nếu ko hợp với mọi người thì mong mọi người cứ coi như tôi...chưa nói gì nhe!
bài thuốc trong thời kỳ đầu của tôi:
Bạch linh 12g
Bạch truật 15g
Bạch thược sao 15g
Sài hồ 18g
đương quy 15
chích thảo 6g
kim ngân hoa 15g
liên kiều 12g
hoàng bá 12g
thổ phục linh 20g
ké đầu ngựa 15g
bồ công anh 15g
Hương phụ 15g
hồng hoa 8g
xuyên khung 10g
xích thược 15g
ngưa nhiều thì thêm bạch cương tàm 12g
toa trên hốt 3 thang một uống để theo dõi và gia giảm. nếu uống vào đi lỏng nhiều thì uống thêm nước dừa hàng ngày (1-2 chái)
Thân ái!
Phutudu
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-06-11 02:22:49.0
chào thầy phutudu:
bài thuốc thầy quả thiệt là hay.đọc xong em thấy thầy thiệt là suy luận thiệt hay
thang thuốc này vừa sinh dược huyết,vừa trừ huyết ứ ,và thanh nhiệt bải độc.tao thuốc này hay.đọc bài thầy hàng ngày em suy ra được một diều ràng.
thầy quangthông chú trọng về thận và khí huyết,âm dương
thầy phó,chú trọng về huyết,âm dương
thầy phutudu chú trọng vào huyết và tả hỏa,
suy đi xét lại thì em học cả 3 thầy hề không biết em nói có đúng không.khi nào em giỏi em có thể giúp được diễn đàn đỡ dược phần nào áp lược cho thầy nhỉ.
em cảm ơn thầy đả viết bài chia sẻ.
thân chào thầy
thiện nhân
 
Reply with a quote
Replied by doankhachiep (Hội Viên)
on 2012-06-11 05:52:28.0
Cháu xin chân thành cảm ơn các thầy đã có những lời khuyên và bài thuốc cho cháu. Tạm thời cháu sẽ cố gắng uống thuốc bên này và theo dõi tình hình tiến triển,cháu cũng mong là bệnh sẽ giảm và khỏi hẳn. Trường hợp cuối cùng nếu cần thay đổi phương thức có lẽ cháu sẽ nhờ người mua thuốc từ VN gửi sang theo các bài thuốc của các thầy. Trong thời gian điều trị để cho bệnh được tiến triển tốt hơn cháu rất mong nhận được những lời khuyên từ các thầy về chế độ ăn uống, sinh hoạt có lợi cho việc điều trị bệnh của cháu.
Cháu xin chân thành cảm ơn các thầy và kính chúc các thầy luôn mạnh khỏe để ngày càng giúp được nhiều người bệnh hơn nữa!
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-06-11 23:31:07.0
chào doankhachiep
bạn tốt nhất dùng thuốc thầy phutudu đi nhé thang đó rất tốt

về thầy quang thống có viết bài khí kiến thức dùng thuốc như.

ĂN UỐNG KIÊNG CỮ KHI DÙNG ĐÔNG DƯỢC
Kiêng cữ ăng uống trong khi uống thuốc, là một đặc điểm của Đông y. Mục đích của kiêng cữ là để phát huy và tránh mất tác dụng thuốc. Vì đông dược được dùng dưới dạng thực phẩm, nên nó rất dễ bị các loại thực phẩm hàng ngày phá hỏng đi công năng và công thức của nó, vì vậy xưa nay các thầy thuốc trên lâm sàng luôn đặc biệt xem trọng điều này. Ngoài việc kiêng cữ các đồ ăn cay, ngọt nước, béo, tanh, nồng, cùng với các loại chất kích thích ra, người bệnh còn cần phải để ý những điều sau:
1)Tránh ăn các loại đậu, thịt, đồ sống lạnh, cùng với các đồ ăn khó tiêu hóa, để tránh mệt mỏi tràng vị của người bệnh ảnh hưởng đến sự khôi phục của bệnh tật. Người bệnh tỳ vị hư, càng tránh ăn những thực phẩm trên. Người bệnh nhiệt, thì cần tránh dùng rượu, đồ ăn cay, cá, thịt. Vì rượu và đồ cay nồng có tính nhiệt; cá và thịt là đồ ăn nê trệ, dễ sinh nhiệt, sinh đàm, sau khi ăn vào dễ giúp cho bệnh tà phát triển, khiến cho bệnh tật thêm phần trầm trọng. Uống thuốc giải biểu, thấu chẩn (trị ngứa do cảm tà), thì nên kiêng ăn đồ sống lạnh, chua. Vì đồ ăn sống lạnh, chua, đều có tác dụng thâu liễm, sẽ làm mất đi công năng thấu tà giải biểu của thuốc. Uống thuốc ấm, bổ, thì không nên uống trà, vì trà tính mát, có thể giáng đi công năng ôn bổ tỳ vị. Khi uống thuốc trấn kinh an thần, trị mất ngủ, thì trước và sau khi uống thuốc, không nên uống trà, lại càng không nên uống trà với thuốc.
2)Dùng thuốc thanh nhiệt lương huyết, và các thuốc tư âm, thì không nên ăn đồ cay. Biện chứng Đông y cho rằng, người bệnh nhiệt (có các biểu hiện như tiện táo, bí đại tiện, tiểu ít, miệng khô, môi khô, hầu họng đỏ đau, lưỡi khô đỏ, rêu sáng xanh), nếu ăn cay vào thì sẽ khiến cho nhiệt thêm mạnh, từ đó tự nó sẽ kháng lại tác dụng của các loại thuốc thanh nhiệt lương huyết (như Thạch cao, Kim ngân hoa, Liên kiều, Sơn chi tử, Sinh địa, Đơn bì), và các loại thuốc tư âm (như Thạch hộc, Sa sâm, Mạch môn, Tri mẫu, Huyền sâm).
3) Uống các loại thuốc như Cam thảo, Thương nhĩ tử, Ô mai, Cát cánh, Hoàng liên, Ngô thù du, thì kiêng ăn thịt lợn; Uống các loại như Địa hoàng, Hà thủ ô, thì nên kiêng ăn hành, tỏi, la bạc tử; Uống các loại như Đan sâm, Phục linh, thì không nên ăn Giấm; uống các loại như Thường truật, Bạch truật, thì kỵ các loại như Đào, mận; uống các loại nhưn Thổ phục linh, Sử quân tử, thì kỵ uống trà; uống các loại như Kinh giớ thì kỵ ăn nghêu, sò, ba ba, cùng đồ ăn hải sản; uống Hậu phác, thì kỵ các loại đậu; uống Nhân sâm, Đảng sâm, thì không ăn củ cải, vì củ cải có tác dụng tiêu thực, hóa đàm, thông khí, mà Nhân sâm, Đảng sâm là loại tư bổ, như vậy một tiêu một bổ, thì tác dụng sẽ mất ngay.
4)Nếu miệng đắng họng khô, phiền táo không yên, đại tiện bí kết, huyết áp tăng cao, tinh thần suy nhược không yên, nhịp tim nhanh, hay chứng rối loạn chức năng tuyến giáp trạng, thì đa số nên kiêng cử dùng Gừng tươi, tỏi, hẹ, hành, thịt dê, hồ tiêu, cùng các loại nhiều chất béo, đồ thơm ráo, cay; Nếu Tỳ Vị hư hàn(bụng yếu)(bụng lạnh), chân tay mát lạnh, đại tiện lỏng nhão, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, thì nên kiêng ăn dưa hấu, Bí đao, Củ cải, Đậu xanh, quả Lê, Mía; Miệng lưỡi lở loét, thì, nổi mụn, thì nên tránh ăn măng, mầm đậu, mướp, hẹ, cà chua, nghêu sò, ba ba, ốc, thịt trai.

thân ái chào bạn
thiện nhân
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-06-12 01:31:01.0
Hehe, phải ngược sách như vậy thì mới là bác Phutudu nhà ta chứ. Bệnh nhân nào mà đưa toa thuốc của bác cho tôi hốt là tôi sẽ biết ngay là của ông Phutudu chứ không ai hehe. Thực ra tôi cũng thỉnh thoảng trộn thuốc bổ tả lại theo cách này nhưng chỉ có trường hợp tỳ vị hư hàn là tôi dùng riêng vì cho thuốc hàn vào chừng 10 phút sau là tiêu chảy ra hết thuốc ngay, cơ thể không hấp thụ được bao nhiêu. Tôi nghĩ nếu chia ra làm 2 thang bổ tả rồi cho dùng liên hoàn thì tác dụng của mỗi thang sẽ phát huy được triệt để hơn là để những vị khắc chế nhau vào cùng chung 1 thang. Thuốc tả thì đánh vào tà khí, thuốc bổ thì dưỡng chính khí, chính khí mạnh thì tà khí cũng bị đẩy lui.

Thiện Nhân khen thầy Phutudu nhưng tôi không chắc em hiểu được y thuật của thầy đâu. Tôi thấy có lúc thì thầy Phutudu dùng thuốc rất cẩn thận có lúc thì ra toa rất táo bạo đó là kinh nghiệm lâm sàng đấy. Trong ca bệnh này, bạn doankhachiep chỉ mới có 24 tuổi, chính khí rất dồi dào nên thầy Phutudu không ngại mà dùng thuốc tả thẳng tay, nếu cùng 1 bệnh mà bệnh nhân 60 tuổi thì chắc chắn thầy sẽ dùng phương pháp khác. Thiện Nhân học thuốc phải ngộ được những ý này. Em cần phải nhớ bài học đầu tiên mà thầy Phutudu đã dạy: 'nhưng tôi lại phải nói với bạn rằng kinh nghiệm đó có thể đúng với tôi nhưng chưa hẳn đã đúng với bạn, đó chính là sự phong phú và đa dạng mà ta vẫn gọi là "lâm sàng" đó bạn'. Kinh nghiệm lâm sàng của thầy Phutudu rất cao mới có thể dùng thuốc phá cách mà vẫn an toàn và trị bệnh được hiệu quả.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by phutudu (Hội Viên)
on 2012-06-12 13:01:19.0
hê hê!....Tôi đúng là phục thầy Phó sát đất rồi, thầy hiểu và nhìn nhận vấn đề thực sự rất rộng và sâu sắc, trong bài viết có nhiều cái tôi "làm" nhưng ko giải thích cụ thể " hành động" đó (vì tôi vẫn lười viết lắm), vậy mà thầy Phó (và cả thầy Thống) đều hiểu và bắt bài được hết, các thầy đúng thực sự là cao nhân...bái phục...bái phục, trong bệnh án của Hiep có nhiều yếu tố quan trọng để tôi quyết định đưa ra pháp trị có phần hơi phá cách, trong đó có yếu tố mà thầy Phó đã nêu ra về nguyên khí và tuổi tác, quả thật nếu là bệnh nhân nhiều tuổi thì dù có phá kiểu gì tôi cũng ko giám ra pháp trị " lấy gốc làm ngọn" này. Trên thực tế có nhiều lúc tôi ra toa có phần phá cách nhưng chưa bao giờ tùy tiện mà vẫn luôn dựa trên cơ sở lý luận (như thầy Thống vẫn thường nói), lý luận đó có thể là trong sách, cũng có thể là trên thục tế lâm sàng. Chính vì vậy mà trên diễn đàn tôi vẫn luôn đắn đo suy nghĩ trước khi có bài viết liên quan đến sự phá cách trong lý luận cũng như trong ra toa điều trị, vì tôi vốn cũng lười giải thích cụ thể vấn đề nên tôi chỉ sợ các bạn mới vào nghề lại học theo kiểu phá cách của tôi ( mà chưa hiểu rõ, hiểu hết và hiểu cặn kẽ đến nơi đến chốn của vấn đề) đưa ra áp dụng cho bệnh nhân thì sẽ làm hại bệnh nhân, lúc đó thì tôi sẽ thành kẻ tội đồ mang tội lớn với bệnh nhân chứ ko phải là các bạn, vì vậy một lần nữa tôi vẫn khuyến cáo với các bạn (mới bước vào nghề) đừng có cố học theo cái phá cách của tôi khi các bạn chua đủ vững chắc về căn bản của y lý cũng như y thuât, và điều mong muốn cuối cùng của tôi là các bạn đừng biến tôi thành kẻ tội đồ nhé...hề hề...!, có như vậy thì tôi mới đủ tự tin và yên tâm trải lòng chia sẻ kinh nghiệm lâm sàng với mọi người! (nếu trên diễn đàn chỉ có tôi, thầy Phó và thầy Thống thì tôi lại chẳng phải boăn khoăn gì, vì giữa chúng tôi có khi chỉ cần nói cái ý nhỏ thôi thì chúng tôi cũng đã có thể hiểu rõ ra vấn lớn đề cần nói rồi!).
Thân ái!
Phutudu
 
Reply with a quote
Replied by doankhachiep (Hội Viên)
on 2012-06-16 21:55:02.0
Cháu xin chân thành cảm ơn các thầy!
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org