|
Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> VỌNG CHẨN
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
VỌNG CHẨN - posted by love4u_hp (Hội Viên) on May , 28 2012 | xem xét bệnh bằng cách lấy mắt nhìn. Nhìn tinh thần hình sắc để biết bệnh : ¿đã phát hay sẽ phát¿ mà trị liệu mà đề phòng.
Người thầy thuốc đứng trước người bệnh (bất kỳ nam hay nữ, già hay trẻ) phải trông diện mạo, trông hình dáng, ngắm điệu bộ toàn thân, nhìn khí sắc tinh thần và cách đứng ngồi nghiêng ngã để ngầm đoán bệnh của con người ấy trong tư tưởng của mình.
Cách nhìn người bệnh chỉ nên vừa nói chuỵên, vừa nhìn thoáng qua, chứ không nhìn chừng chừng vào mặt người ta như các thầy xem tướng, trừ khi bệnh nặng thì phải nhìn kỹ để xem.
1.Nhìn tổng quát:
Trước hãy nhìn tổng quát xem người ấy gầy hay béo:
Người gầy mà đen thì chân huyết hư hàn (máu lạnh, thiếu máu) mà lại có hỏa nhiệt (huyết hư hữu hỏa).
Người béo mà bạch thì chân khí hư hàn (khí lạnh, thiếu khí sức) mà lại lắm đàm thấp (khí hư đa đàm).
2.Nhìn hình dáng:
Tướng đi cứ khom người xuống hay ưỡn ngữa người ra thì hẵn là đau lưng.
Ôm đầu ngồi nhăn mặt cau mày thì hẵn là nhức đầu, váng đầu.
Tay không giơ lên được thì hẵn là đau vai.
Bước đi khó khăn là mỏi cẳng nhức chân.
Tay cứ bóp bụng nắn hông thì hẵn là đau bụng.
Ngủ nhiều không buồn dậy là Tỳ hàn mà âm thịnh dương suy.
Ngủ không được, thức chong chong là đàm hỏa thịnh.
Nằm co, quay mặt vào xó tối không dám nhìn ra ánh sáng là hàn lãnh.
Nằm ngữa phơi người ra là nhiệt.
Sau nhìn từng bộ vị ở trên mặt, khí sắc của ngũ tạng trong người đều ứng hiện ra cả các bộ vị nào thuộc tạng nào rồi tính (tương sinh, tương khắc) (như tính sinh khắc trong ngũ hành), để biết bệnh ở tạng nào mà quyết đoán bệnh ấy tử sinh (tương sinh thì sống, tương khắc thì chết).
Những khí sắc của ngũ tạng hiện ra, đúng màu sắc của nó thì vô bệnh, nếu biến đổi màu sắc là có bệnh.
3.Bộ vị màu sắc chính của Ngũ Tạng ở trên mặt.
3.1.Ngũ sắc:
Đỏ, Xanh, Trắng, Đen, Vàng màu sắc nào cũng phải có thần khí hiện ra trong màu sắc đó. Ví dụ:
-Đỏ thì đỏ tươi như màu đỏ mào gà.
-Xanh thì xanh bóng như cánh chim Trả.
-Trắng thì trắng bóng như miếng mỡ heo.
-Đen thì đen nhánh như lông cánh chim.
-Vàng thì vàng tươi như gạch cua.
Đó là những màu sắc có thần, có khí (nghĩa là nhìn nó tựa hồ như có khí sức sống động). Bệnh nhân có màu sắc ấy sẽ sống.
Ngược lại:
-Đỏ khô như cục gạch.
-Xanh xám như màu chàm.
-Trắng xác như xương khô.
-Đen ảm như bồ hóng (ám khói).
-Vàng lợt như màu đất thố (đất sét).
Đó là những màu sắc không có thần (vì hết khí thì không có thần). Bệnh nhân có màu sắc ấy sẽ nguy. Cho nên nói rằng :
¿Thần vượng thì sắc vượng, thần suy thì sắc suy¿.
3.2.Nhìn toàn bộ mặt:
-Mặt đỏ hồng là phong.
-Mặt tái xanh là đau bụng.
-Mặt trắng lợt là hàn.
-Mặt thẫm đen là lao.
-Mặt vàng là đại tiểu tiện khó khăn.
3.3.Nhìn mũi :
-Đầu mũi: bình thường đỏ và ngứa là phong nhiệt. Bất thần đỏ là bệnh nặng.
-Đầu mũi xanh là đau bụng.
-Đầu mũi trắng là bệnh mất máu.
-Đầu mũi đen, trong người có nhiều nước.
-Đầu mũi vàng là trong bụng lạnh.
3.4.Nhìn môi, miệng, lưỡi:
-Môi dưới tự nhiên thâm đen là Tỳ Thận hàn.
-Môi đỏ mà khô là tâm vị nhiệt.
-Lưỡi sưng đầy trong miệng nói không ra tiếng là ¿trùng thiệt¿ (tựa như 2 lưỡi) làm ăn uống không tiêu.
-Lưỡi sưng đầy trong miệng mà cứng là ¿mộc thiệt¿ (lưỡi cứng như khúc cây) là khó thở.
-Lưỡi đỏ, đầu lưỡi nhọn, và đỏ cả 2 môi là tâm nhiệt.
-Lưỡi vàng, lưỡi khô, lưỡi mọc gai đều là nhiệt.
-Lưỡi cứng, lưỡi co rụt lại là nguy chứng.
-Lưỡi thè dài ra là bệnh ¿âm dương dịch¿ rất nguy.
(Âm Dương Dịch: âm di dịch sang dương, dương di dịch sang âm. Nghĩa là đàn ông mắc bệnh Thương hàn vừa mới hết nhưng chưa phải đã hết hoàn toàn mà vội giao cấu với đàn bà thì cái dương là còn lại ấy nó di dịch sang là bệnh cho đàn bà gọi là dương dịch. Ngược lại gọi là âm dịch.)
-Giữa lưỡi trũng xuống, chung quanh lưỡi như răng cưa là bệnh bất trị.
-Phía trên lưỡi và phía dưới lưỡi phồng lên như bong bóng, như con tằm nằm là bệnh bất trị.
3.5.Nhìn lưỡi trong lúc có bệnh Thương Hàn:
-Lưỡi trơn ướt dính dính như thường là bệnh còn ở Biểu phận.
-Lưỡi ươn ướt mà lại đóng trắng ở trên là bệnh bán biểu bán lý.
-Lưỡi khô mà vàng vàng là bệnh đã nhập lý.
-Lưỡi đen là bệnh nhập lý đã nặng. Lưỡi đen chia 2 loại : Đen cháy nứt nẻ mọc gai là nhiệt cực, Đen mà có nước miếng trơn nhuần thì lại là hàn.
-Lại nhìn toàn bộ mặt không có mọc mụn mà chỉ vành môi trên có mọc vài mụn như mụn trứng cá là trùng đang cắn ở trong ruột già . Hay chung quanh môi và hàm dưới mọc vài mụn như mụn trứng cá là trùng đang cắn ở giang môn. Đó là loại trùng ¿hồ và hoặc¿ trong lúc thương hàn biến chứng. Trong lúc bình thường mà có mụn mọc ở môi trên môi dưới như vậy, hẵn là người ấy đang mắc bệnh trĩ.
-Miệng lưỡi lở mà mụn lỡ đỏ là tâm nhiệt.
-Miệng lưỡi lở mà mụn lở trắng là Phế nhiệt.
-Miệng lưỡi lở mà mụn lở đỏ trắng lẫn lộn là Tâm Phế đều nhiệt.
4.Nhìn mắt (khi đang bệnh) :
-Mặt vàng mà mắt xanh hay đỏ trắng đen là dấu khỏi bệnh. Nếu :
-Mặt xanh mà mắt đỏ là Tâm Can tuyệt (tuyệt là hết khí).
-Mặt xanh mắt vàng là Can mộc khắc Tỳ thổ.
-Mặt đỏ mắt trắng là hỏa khắc kim.
-Mặt xanh mắt đen là Can Thận tuyệt.
-Mặt đỏ mắt xanh là Tâm Can tuyệt.
-Mặt nhìn lơ láo là tà khí nhập Can.
-Mặt nhìn ngược mà không biết gì là Can mộc khắc Tỳ thổ.
-Lại nhìn mắt lúc bình thường :
-Mắt đỏ sưng là Can nhiệt, phong nhiệt.
-Mắt không đỏ, nước mắt sống chảy ra nhiều là Can huyết hư.
-Mi mắt dưới phía trong trắng lợt là Can huyết hư hàn.
5.Nhìn chung hình sắc trong lúc bệnh nặng :
-Khóe mắt vàng vàng là bệnh sắp hết.
-Hơi người xông ra hôi thối là thịt đã chết.
-Lưỡi rụt, dái săn là Can đã tuyệt.
-Miệng há hốc không ngậm lại là Tỳ đã tuyệt.
-Tóc dựng đứng, da thịt và xương khô là Thận đã tuyệt.
-Đái ra quần không biết là Thận đã tuyệt.
-Lông da khô là Phế đã tuyệt.
-Mặt đen xạm, mắt nhìn ngược là âm khí đã tuyệt.
-Vành mắt trũng xuống mà mồ hôi ra từng giọt tròn tròn như hạt châu ở trên mặt (nhất là ở trán) dính lại không rớt xuống là Dương khí đã tuyệt.
-Lòng bàn tay không còn vân vết gì là Tâm bào tuyệt.
-Móng tay, móng chân biến sắc xanh là Can Thận tuyệt.
-Những thể tạng xấu trong lúc bệnh nguy còn nhiều không thể kể hết.
6.Nhìn mụn ban (sởi) :
-Ban có nhiều loại nhưng cứ nhìn màu sắc mụn :
-Mụn ban lên như hạt kê rắc trên mặt trên mình mà màu đỏ là ban đỏ, phần nhiều thuộc nhiệt.
-Nhưng ban đỏ chưa trị hết mà để gió hay nước lạnh thấm vào thì biến ra sắc đen, có thể khó trị.
-Mụn ban mọc lên cũng như hạt kê rắc mà sắc trắng là ban trắng, loại này phần nhiều thuộc hàn.
7.Nhìn mụn đậu :
-Đậu có 2 loại : chính đậu (đậu mùa) và thủy đậu (đậu nước).
-Mụn đậu mùa thì các mụn đều tròn tròn mà hơi phồng lên, da mụn dầy, phần nhiều là đỏ mắt và nhắm mắt. Loại này dữ.
-Mụn đậu nước thì mụn tròn, mụn méo, nhỏ, to không đều, da mụn mỏng, mụn có nước, mụn có mủ, mụn nửa nước nữa mủ. Loại này hiền.
-Ở đậu nước, hai con mắt lúc nào cũng sáng trong như thường.
8.Nhìn mụn Ung thư (danh từ Ung thư này khác với danh từ Ung thư bên Tây y).
-Mụn mọc to hay nhỏ bất luận chỗ nào trong thân thể, phân ra 2 loại : Ung và Thư
-Mụn sưng đỏ (chưa có mủ hay đã có mủ) làm đau nhức nóng lạnh rất dữ là -Ung. Tuy dữ mà mau khỏi, mụn ung thuộc dương.
-Mụn sưng trắng mà da mụn như thường, không đỏ, không đau, không ngứa là Thư. Mụn thư này có khi 10 năm, 20, 30 năm mới đau nhức mà vỡ mủ ra. Khi đã vỡ mủ ra là có thể nguy.Mụn Thư thuộc âm.
9.Nhìn phân bệnh lỵ :
-Phân tiêu ra có chất trắng như đàm như mũi là Bạch lỵ, hàn.
-Phân tiêu ra lẫn máu đỏ là Xích lỵ, nhiệt.
-Phân đỏ, phân trắng (vừa đàm vừa máu) lẫn lộn là Xích, Bạch lỵ thuộc bán nhiệt bán hàn.
10.Nhìn khí sắc ở mặt và lưỡi sản phụ trong lúc lâm sản khó khăn:
-Khi thai muốn ra mà ra chưa được, nhìn mặt, má, môi và lưỡi người sản phụ nếu đã hiện ra sắc xanh và đen là có thể nguy cả mẹ và con. Vì sắc xanh là Can khí đã hư không còn tàng huyết nữa mà sắc đen là Thận thủy khắc hỏa.
-Nhưng chỉ lưỡi xanh mà mặt còn đỏ tức là Tâm huyết còn lưu thông thì chỉ có thể cứu được người mẹ.
11.Nhìn sắc mặt trẻ em khi có bệnh:
-Gân xanh vắt ngang qua sơn căn (từ khóe mắt bên này vắt ngang sóng mũi qua khóe mắt bên kia) là Can mộc khắc Tỳ thổ. Khi gân xanh nổi lên là Tỳ Vị yếu chỉ cho uống ôn bổ Tỳ là khỏi.
-Gân đỏ vắt ngang qua sơn căn là Tâm nhiệt.
-Gân xanh mọc tua tủa như búi rễ cây đầy cả bụng là Tỳ hàn và thực tích (loại gân xanh này cũng giống như loại gân xanh nói trên), cũng cho uống ôn bổ Tỳ nhưng thêm vài vị tiêu thực tích.
-Ỉa đái mà lỗ đít đỏ loét là Tâm nhiệt (bệnh này phải uống thanh tâm sát trùng mới khỏi. nếu uống Chỉ tả tiêu thực, bệnh sẽ tăng)
-Ỉa chảy mà nước phân trắng như sữa lại phát khát là Phế tà nhiệt (cho uống Thanh phế thì khỏi ngay. Nếu uống ôn dược sẽ chết).
-Lưỡi đỏ mà nhọn, lại môi cũng đỏ là bệnh Cam giun.
-Môi dưới không đỏ cả môi mả chỉ thấy có một đường chỉ đỏ nằm giữa mỗi phân ranh rõ ràng, thẳng suốt cả vành môi là bệnh Cam giun rất nặng.
-Môi dưới (có thể cả môi trên) phồng trắng nổi lên như con tằm loại lớn nó nằm trên môi là loại (biến chưng) vô bệnh không cần phải uống thuốc. (Biến chưng là nóng chưng chưng để thay đổi xương thịt cho lớn lên.). | | |
Replied by Hoàng bá (Hội Viên) on 2015-06-07 11:34:36 | Chào mọi người
M thấy trong vọng chẩn thì xem lưỡi là rất quan trọng.ở bài trên chưa nói rõ lắm.mong thầy và các bạn có thể cung cấp thêm kiến thức phần này k ạ.
Xin chân thanh cảm ơn | | |
Replied by Hoàng bá (Hội Viên) on 2015-06-07 11:37:32 | Quote: Originally posted by Hoàng báChào mọi người
M thấy trong vọng chẩn thì xem lưỡi là rất quan trọng.ở bài trên chưa nói rõ lắm.mong thầy và các bạn có thể cung cấp thêm kiến thức phần này k ạ.Bởi vị biết rõ dc thì khi xem lưỡi cho bản thân hay ai đó để cung cấp thông tin cho các thầy nếu minh biết và hiểu việc xem lưỡi đó như thế nào thì quả thật thuận tiện và độ chuẩn bệh cua các thầy sẽ cao hơn
Xin chân thanh cảm ơn | |
| | |
<< Trả Lời >>
|