Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by ducanh28 (Hội Viên)
on 2020-06-22 05:10:42.0
Chào thầy Phó,
Em có chút thắc mắc về vấn đề này do nó có liên quan đến 1 trường hợp em chưa dám quyết định.

"Khi dương hư th́ sức chống lạnh giảm sút, hàn tà thừa cơ xâm nhập vào khiến cho âm hàn quá thịnh gây bệnh, trường hợp này là dương hư thực hàn".

Về phép chữa thực th́ phải tả, với những TH do dương hư mà hàn tà đă xâm nhập vào qua phế, tỳ (đại tiện lỏng, sợ lạnh, ngẹt mũi...), phép chữa lúc này nên:
- Tả hàn tà trước, bổ thận dương sau
- Chỉ bổ thận dương để đuổi hàn tà
Mặc dù phải căn cứ vào t́nh trạng người bệnh để xem xét nên dùng cách nào để trị nhưng em muốn biết trong 2 cách trên cách nào triệt để hơn ( 1 phần do em hiểu nếu chỉ dùng cách 2 th́ người có khỏe lên nhưng nó không trục được hết hàn tà- tương tự như ḍng sông bị nhiễm độc th́ nên bỏ hết nước cũ thay nước mới chứ không nên đẩy nước mới vào để giảm nồng độ chất độc).
Em cảm ơn thầy.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2020-07-05 09:16:33.0
Chào Ducanh28,
- Bát Vị Quế Phụ vừa có công năng trừ hàn tà vừa có công năng bổ thận dương nên có thể dùng trong trường hợp "Tả hàn tà trước, bổ thận dương sau". Khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể th́ sẽ theo về thận v́ thận là tạng chí âm và sẽ có các triệu chứng của thực hàn. Đó là trường hợp dương hư mà có thực hàn, cần phải dẫn hỏa quy nguyên mới trừ hàn tà được.

- Kim Quỹ Thận Khí Hoàn có công năng bồi bổ thận dương, phục hồi thận khí. Khi dương khí của thận được khỏe lại th́ sẽ tự ôn ấm cơ thể chống lại hàn tà v́ vậy toa này có thể dùng trong trường hợp "Chỉ bổ thận dương để đuổi hàn tà". Khi dương hư th́ sức chống lạnh sẽ giảm xuống v́ vậy mà bệnh nhân thường cảm thấy sợ lạnh nhưng vẫn chưa có các triệu chứng của thực hàn v́ vậy chỉ cần bổ thận khí là trị được.
 
Reply with a quote
Replied by ducanh28 (Hội Viên)
on 2020-07-29 21:50:19.0
Quote:
Originally posted by PhoHVB
Chào Ducanh28,
- Bát Vị Quế Phụ vừa có công năng trừ hàn tà vừa có công năng bổ thận dương nên có thể dùng trong trường hợp "Tả hàn tà trước, bổ thận dương sau". Khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể th́ sẽ theo về thận v́ thận là tạng chí âm và sẽ có các triệu chứng của thực hàn. Đó là trường hợp dương hư mà có thực hàn, cần phải dẫn hỏa quy nguyên mới trừ hàn tà được.

- Kim Quỹ Thận Khí Hoàn có công năng bồi bổ thận dương, phục hồi thận khí. Khi dương khí của thận được khỏe lại th́ sẽ tự ôn ấm cơ thể chống lại hàn tà v́ vậy toa này có thể dùng trong trường hợp "Chỉ bổ thận dương để đuổi hàn tà". Khi dương hư th́ sức chống lạnh sẽ giảm xuống v́ vậy mà bệnh nhân thường cảm thấy sợ lạnh nhưng vẫn chưa có các triệu chứng của thực hàn v́ vậy chỉ cần bổ thận khí là trị được.


Em chào thầy Phó,
Em cảm ơn thầy v́ những chia sẽ rất đáng quư cho thế hệ đi sau chúng em.
Em mới bước chân vào ngành ko lâu nên có thể có những ư kiến, những câu hỏi nông cạn, nhưng thầy vẫn giải đáp rất đầy đủ giúp em.
Thầy có thể chia sẻ tư vấn giúp em 1 vài thắc mắc sau:
1. Đối với người đă chạy thận nhân tạo, do đặt cầu không thể bắt mạch được (anh trai em đặt tay trái, hiện tại bắt mạch tay phải th́ hữu xích rất có lực, tuy nhiên trước em cho dùng bài bát vị quế phụ với phụ tử 1g, quế nhục 1g, thục địa 8g và sau này em dùng kim quỹ thận khí th́ cả 2 trường hợp gần như tác dụng là như nhau, đều ăn ngon đi tiểu dễ ngủ ngon). Với trường hợp này th́ bắt mạch như thế nào? Tại sao hữu xích có lực mà dùng bổ thận dương vẫn tác dụng tốt? Cả 2 bài đêu cho tác dụng không phân biệt đc bài nào hợp hơn ( 1 phần em cho uống bát vị quế phụ hơn 1 tháng sau em mới chuyển sang kim quỹ thận khí).
2. Đối với phụ tử chế:
- Hiện tại đa số mọi người đều bảo sắc hăm trên 2 giờ, thực tế em tự chế phụ tử nên với các thang chứa phụ tử em đều chỉ đun sôi 15 phút (gận lấy nước, 2 lần), nước thứ 3 đu 20-30 phút, sau đó gộp dịch lại uống. Bản thân em tự uống, mọi ng em cắt thuốc em đều hướng dẫn như vậy và chưa khi nào em thấy triệu chứng ngộ độc.
- Qua việc dùng viên hoàn mọi ng hay uống (có chứa phụ tử) cũng ko cần hăm.
- 1 lần bát vị em hết thục địa, em tự thay đỗ đen vào gấp đôi, sắc kỹ để uống mà vẫn ngứa mồm, tim đập nhanh, em lấy ngay cam thảo nhai 1 lúc th́ hết. 1 lần khác em đun riêng phụ tử chế để chiết lấy dịch pha vào siro cho em trai em uống, thử nếm tư dịch phụ tử mà tê hết lưỡi.
V́ vậy em nghĩ việc dùng phụ tử không quan trọng lắm thời gian sắc trên 2 giờ mà quan trọng là dùng chung với vị thuốc nào và chế như thế nào trước khi cho vào thang. (ngoài bài rượu phụ tử của thay phutudu em chưa được dùng, nhưng bản thân em ghét rượu nên em ko dám thử).
Thầy thấy ư kiến trên của em có hợp lư không?
Em cảm ơn thầy.
 
Reply with a quote
Replied by Bất Bại (Hội Viên)
on 2020-08-17 04:13:08.0
Thục địa làm mát thận khác với Ba vị kia làm thận sinh nhiệt đó là sự khác nhau của 2 bài chả biết nghĩ vậy có đúng không?
 
Reply with a quote
Replied by Bất Bại (Hội Viên)
on 2020-09-10 04:44:14.0
Hai bài khác nhau hoàn toàn, chỉ giống nhau 5 vị:
Sơn dược 16g
Sơn thù (sao rượu) 16g
Phục linh 12g
Trạch tả 12g
Đan b́ 12g
Một bài tạo ra lửa, một bài tạo ra băng gọi là âm dương. Nếu không đúng th́ em chịu rồi
 
Reply with a quote
Replied by Bất Bại (Hội Viên)
on 2020-12-11 08:31:55.0
Quote:
Originally posted by Bất Bại
Hai bài khác nhau hoàn toàn, chỉ giống nhau 5 vị:
Sơn dược 16g
Sơn thù (sao rượu) 16g
Phục linh 12g
Trạch tả 12g
Đan b́ 12g
Một bài tạo ra lửa, một bài tạo ra băng gọi là âm dương. Nếu không đúng th́ em chịu rồi


Một bài tạo ra lửa một bài tạo ra băng giá gọi là bổ thận âm và thận dương có đúng không ?Có ai trả lời thắc mắc giúp em với
 
Reply with a quote
Replied by MangCut (Hội Viên)
on 2020-12-11 10:51:40.0
Bạn đọc kỹ lại bài viết của thầy Quang Thống. Hoàn toàn không nói ǵ tới tạo ra lửa hay băng giá. Thầy Quang Thống đă dẫn giải rất chính xác, không cần phải chế thêm ra đâu bạn.
 
Reply with a quote
Replied by Bất Bại (Hội Viên)
on 2021-01-22 06:03:13.0
Quote:
Originally posted by quangthong02
Chào Diệu My!
Các sách của Giovanni hiện tại chưa được dịch ra tiếng Việt, một số tài liệu thỉnh thoảng có tham chiếu vài đoạn các bài tham luận của ông.
Theo quan sát của tôi, th́ bạn nên bắt đầu từ những sách sau:
Lư luận: bạn chắc chắn phải có một quyển Kinh Dịch của Ngô Tất Tố. một cuốn Nội Kinh. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều bản dịch như của các cụ Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Trung Ḥa, Nguyễn Đồng Di, Mă Kiếm Minh, Huỳnh Minh Đức, Đại Học y Hà Nội. Nhưng tôi thấy tất cả những sách mới th́ toàn bộ là sào nấu sao chép, chỉ có các sách của các cụ như tôi đă nói trên là do tác giả dịch thuật (100% các tài liệu mới đều là sao chép và vô giá trị). Trong tất cả các sách trên, độc đáo nhất, giá trị nhất là phải nói đến tác phẩm "Đọc Và Hiểu Biết Nội Kinh Đông Y" của cụ Nguyễn Trung Ḥa (h́nh như in năm 1982 th́ phải), cuốn này bạn cần phải có.
Các sách về Thương Hàn Luận, Ôn Bệnh Học th́ bạn nên đọc sách của cụ Nguyễn Tử Siêu.
Sách giáo tŕnh th́ bạn nên đọc cuốn: Cẩm Nang Chẩn Trị Đông Y của cụ Lê Văn Sửu, và bộ "Lư Pháp Phương Dược" của Lương Y Trần Khiết (ngoài ra, L/Y Trần Khiết cũng c̣n một tác phẩm không kém phần giá trị, đó là "Bài Giảng Tâm Đắc - Đắc Luận Đắc Trị".
Một bộ sách không thể thiếu trong nhà là bộ 4 quyển của Cụ Trần Văn Quảng dịch, gồm: Y Học Tam Tự Kinh, Tần Hồ Mạch Học, Dược Tính Ca Quát Tứ Bách Vị Diễn Ca, Thang Đầu Ca Quyết. Cụ Quảng là một thầy thuốc tính t́nh đôn hậu, trí tuệ hơn người, kiến thức vững chắc. Bản tính của cụ là không nói thừa, không nói thiếu, không nói vô nghĩa, tấm ḷng quảng đại. Cụ là người văn hay chữ tốt, sáng tác văn thơ mạch lạc trong sáng. V́ vậy sách của cụ rất có giá trị cho những người theo học Đông y.
Sách về châm cứu th́ bạn nên t́m sách của Lương y Lê Quư Ngưu (Các sách củ Lê Quư Ngưu dịch đều có giá trị thực tế, viết để người đọc học, chứ không phải viết để lấy thành tích. Đọc sách của ông mới thấy ông là một Thầy giáo, một thầy thuốc lao động trí óc chân chính. Cuốn sách về Nạn Kinh của ông dịch cũng có giá trị rất cao cho các thầy thuốc chuyên môn).
Sách phương thang th́ bạn chỉ cần một cuốn đơn giản, đó là cuốn "250 Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền" của Giáo Sư Trần Văn Kỳ.
Hiện tại cũng chỉ có những sách đó mang tính sư phạm và có giá trị. C̣n những sách nào mà có các tiêu đề đại loại như: Gia Truyền, Thần Phương, Bí Truyền... th́ bạn đừng quan tâm, cũng đừng đọc dù chỉ một chữ, nó sẽ làm bạn mất định hướng và dễ mất căn bản.
Như tôi đă từng tâm sự. Lúc bé tôi đă bị ép học các sách Thang Đầu Ca Quyết, y Học Tam Tự Kinh. Về sau, khi có ư thức, th́ tôi bắt đầu từ Kinh Dịch, Nội Kinh, Nạn Kinh, Thương Hàn Luận, Ôn Bệnh Điều Biện, và đặc biệt học kỹ ở sách Y Tông Kim Giám. Các sách lâm sàng mà gia đ́nh thường dùng là Phùng Thị Cẩm Nang, Vạn Bệnh Hồi Xuân, Cảnh Nhạc Toàn Thư, Y Học Nhập Môn, Thọ Thế bảo Nguyên. (về sau c̣n rất nhiều sách theo thời gian tôi kết tập thêm. Phương thang th́ dùng: Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương, Bị Cấp Thiên Kim Dược Phương. Y Phương Khảo, Y Phương Luận, Y Phương Tập Giải, Thái B́nh Huệ Dân Ḥa Tễ Cục Phương. Châm cứu th́ dùng chủ yếu vẫn là Châm Cứu Đại Thành, Châm Cứu Giáp Ất Kinh. Và c̣n rất nhiều sách nữa đă được ứng dụng. Tôi nói phần tên sách dài ḍng như vậy, là để cho các bạn hiểu rằng không có cái gọi là gia truyền nếu không có các sách kinh điển. Gia truyền không có ǵ là ghê gớm, không có ǵ là bí mật, chẳng qua là đi đúng thứ tự học thuật, có kinh nghiệm áp dụng cổ phương và gia giảm. Người bước vào học Đông y nghe đến gia truyền là chột dạ, v́ sợ ḿnh không có các bí kíp gia truyền th́ sẽ không đi được con đường Đông y. Bạn cứ yên tâm đi đúng thứ tự, vận dụng đúng kinh nghiệm người xưa, chỉ sáng tạo khi ḿnh đă đủ cơ sở kiến thức chuyên ngành.
Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường bạn đă chọn!
Trần Quang Thống.
Sách thầy Thống nói t́m măi không thấy ai có bản pdf không? Gửi cho em bản
 
Reply with a quote
Replied by nguyenhung (Hội Viên)
on 2023-01-16 02:51:03.0
Quote:
Originally posted by Bất Bại
Quote:
Originally posted by PhoHVB
Chào Bất Bại,
Sốt cao hay sốt rét đều không thể dùng Bát Vị hay Lục Vị. Em có đam mê học hỏi như vậy rất tốt nhưng chuẩn bệnh và dùng thuốc bắt buộc phải có kiến thức cơ bản. Em không nên tự dùng thuốc và không nên chia xẻ kinh nghiệm của em sẽ làm hại cho những người khác. Như tôi đă nhắc nhở, thầy thuốc thiếu kinh nghiệm c̣n hại nhiều người huống hồ kiến thức Đông y cơ bản em vẫn c̣n đang học. Sở dĩ tôi nhắc nhở như vậy là v́ tôi đă từng trải qua giai đoạn hoang mang về dùng thuốc và chuẩn bệnh, phải mất cả chục năm mới hiểu được cách dùng 2 toa Bát Vị và Lục Vị cho đúng. Bài viết này của thầy Thống chính là để giúp cho các thầy thuốc đă từng lầm lẫn về các toa thuốc này, v́ em chưa học được phần kiến thức cơ bản nên không biết được chủ ư của thầy Thống.

Em chưa thực sự đọc cuấn sách nào về y học nên không chia sẻ, hay dùng thuốc bừa băi đâu ạ Em sẽ t́m cách khác vậy


cái lạng của thời xưa khác cái lạng của bây giờ, không biết đúng ư của bạn hỏi không

 
Reply with a quote
Replied by daotam (Hội Viên)
on 2023-11-28 22:15:27.0
Quote:
Originally posted by ducanh28
Chào thầy Thống, thầy Phó,
Thực sự đọc bài này em mới nhận ra rất nhiều điều.
Em có 1 vài thắc mắc nho nhỏ nhờ thầy chỉ giúp:
1. Công thức gốc của bài Bát vị quế phụ:
Thục địa 8 g
Quế nhục 1 g
Phụ tử chế 1 g.....
Hay là:
Thục địa 12g
Quế nhục 8g
Phụ tử chế 8g
2. Quế chi có tác dụng dẫn đạt dương khí tới b́ mao để chống lạnh=> như vậy là quế chi có về tới thận rồi dẫn cái khí ấm áp từ thận đi tới b́ mao hay không?
Quế nhục dẫn hỏa quy nguyên về thận để hợp sức cùng phụ tử bổ thận dương => như vậy quế nhục có dẫn hỏa từ b́ mao (đặc biệt từ vùng thượng tiêu ) quay lại về thận?

Em cảm ơn các thầy đă dành thời gian để giúp em cũng như rất nhiều bạn khác củng cố kiến thức.


Sau khi đọc bài của bác Quang Thống cũng có thắc mắc như bạn này? Mong bác củng cố kiến thức cho mọi người ạ.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org