Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by Ban An Ninh (Hội Viên)
on 2015-10-20 21:19:59.0
Chào Chan-thien-nhan,
Diễn đàn này không liên quan đến chính trị. Đề nghị Chan-thien-nhan không đưa đảng và Hồ Chí Minh vào diễn đàn Đông Y. Những bài viết có liên quan đến chính trị sẽ bị xoá.
Thân ái,
Ban An Ninh
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2015-10-21 18:00:08.0
Quote:
Originally posted by chan-thien-nhan
chào thầy thống và toàn thể quí vị, hẳn quí vị chưa quyên bài viết của thầy trần quang thống về bài thuốc kim quĩ thận khí, bát vị quế phụ.t́nh cờ đọc và vô cùng sửng sốt, có thể nói là sốc nặng. phân tích một số điểm như sau: thứ nhất, thầy thống đă không tiếc lời phê phán tổ sư Lê Hữu Trác, rằng tổ sư không có nhiều kinh nghiệm lâm sàng, thầy có chắc điều đó không? cũng như Đảng nhân dân ta có Hồ Chí Minh là sức mạnh tinh thần, những người làm thuốc như chúng ta, nếu không có Tổ sư làm người thầy tinh thần th́ sẽ ra sao? tại sao lại có thể dùng những ngôn từ thiếu suy nghĩ để hạ thấp Tổ sư? Thứ hai, theo thầy thống, cứ 10 người dùng bát vị quế phụ th́ có 6,7 người bị ngộ độc, thầy đừng nói dối nhé, tôi 10 năm hành nghề y, bát vị quế phụ đă bốc cho hàng vạn người, sao chẳng thấy ai ngộ độc. thứ 3, theo thầy, người đời nay ít khi phải dùng đến quế phụ bát vị, người thời nay sống trong môi trường ngày càng ô nhiễm, quan hệ xă hội ngày càng phức tạp rối rắm, con người ngày càng ít lao động chân tay, liệu có thể nào khỏe hơn ông bà xưa? Thứ 4, bài bát vị, khi nào dùng sinh, khi nào dùng thục, khi nào dùng quế nhục khi nào dùng quế chi, đều phải căn cứ vào mạch, thầy thống chỉ dựa vào mấy triệu chứng th́ làm sao được, thầy nói mạch xích tế sác là thận dương hư, đó chẳng qua là nói lại theo sách, trên lâm sàng không đúng như vậy đâu. Thứ 5, thầy nói sinh địa vị ngọt, khí lạnh, không biết thầy đă bao giờ uống nước sắc sinh địa để nếm cái vị mặn của nó chưa? sinh địa sắc vàng, vị mặn khí lạnh, nấu chín thành thục th́ sắc biến thành đen, vị chuyển thành ngọt, khí trở nên ḥa b́nh.thứ 6, trong quan hệ âm dương, chỉ có 3 mối quan hệ: dương hư âm thịnh, âm hư dương thịnh và âm dương lưỡng hư(làm ǵ có cái gọi là dương hư thực hàn và dương hư không có thực hàn), trong đó dương hư âm lấn chiếm đến 99,99%, điều này lư giải v́ sao Tổ sư tôn bài bát vị làm thuốc thánh, cũng như thầy phó coi đó là dương hư thực hàn, các biến thể khác tôi cũng đă lập ra, nhưng thật hiếm khi phải sử dụng đến. Tôi chỉ nói sơ qua một vài điều phản biện cùng thầy phó với tinh thần xây dựng thẳng thắn, nói cho đúng hơn, thầy thống viết chưa đứng từ nào trong bài viết nói trên, mong thầy thống và mọi người suy xét! kinh chào mọi người.
Chào chan-thien-nhan,

Thầy Thống từ ngày có con nhỏ rất bận rộn nên đă lâu không vào diễn đàn. Tôi xin mạn phép tham gia thảo luận những thắc mắc của chan-thien-nhan. Khi dương hư th́ sức chống lạnh giảm sút, hàn tà thừa cơ xâm nhập vào khiến cho âm hàn quá thịnh gây bệnh, trường hợp này là dương hư thực hàn. Khi người bệnh bị dương hư th́ thường có cảm giác sợ lạnh, ăn uống kém, tiểu tiện đại tiện bị rối loạn đó là triệu chứng do dương hư gây ra gọi là dương hư không có thực hàn. Chỗ khác nhau là có hàn tà (hàn thực) và không có hàn tà (dương hư). Khi hàn tà thịnh sẽ theo về thận. Bát Vị dùng Nhục quế có tính dẫn hoả quy nguyên, đưa Phụ tử về để chống với hàn tà nên dùng Bát Vị trong trường hợp này rất hợp lư. C̣n Kim Quỹ dùng Quế chi có tính dẫn vào kinh mạch nên có thể đem Phụ tử đi giúp ôn ấm cơ thể, đem dương khí đi khắp kinh mạch, ra b́ phu nên trị được các chứng do dương khí hư yếu. Chỗ khác nhau của 2 toa này rất tinh tế, tôi đă xử dụng và thấy không sai chút nào. C̣n vị Sinh địa có vị ngọt đắng tính hàn th́ ai cũng biết. Tôi có trồng cả cây Sinh địa trong vườn dược thảo sau nhà. Nước sắc vị Sinh địa mà chan-thien-nhan thấy có vị mặn là do nhà bào chế tẩm Sinh địa với nước muối (để tăng tính dẫn vào thận) trước khi xấy khô.

Việc người đời sau đính chính lại những cái sai trong sách của người đời trước tôi không thấy là có ǵ bất kính hay "hạ thấp tổ sư" cả. Người sau nh́n thấy những chỗ chưa hoàn chỉnh của người trước, nói ra để giúp điều chỉnh lại chính là sự tiến bộ trong y học. Thực ra có nhiều y gia như cụ Tử Siêu, thầy Huỳnh Hiếu Hữu cũng chỉ ra những cái sai trong sách của cụ Hải Thượng. Danh y Lư Thời Trân cũng chỉ ra những cái sai trong Thần Nông Bản Thảo Kinh. Danh y Đường Tôn Hải cũng chỉ ra những chỗ chưa hoàn chỉnh trong Tỳ Vị Luận của Lư Đông Viên và Đan Khê Tâm Pháp của Chu Đan Khê. Phản biện nghiêm túc với đầy đủ biện chứng và lâm sàng thực nghiệm chính là sự đóng góp cao quư. Những người đi trước viết sách để lại là để truyền tải kiến thức cho đời sau và tôi tin rằng cổ nhân rất vui ḷng khi thấy con cháu các thế hệ sau nhờ vào những kiến thức truyền lại của ḿnh mà tiếp tục đóng góp, chỉnh sửa và phát triển thêm.

Riêng về thầy Thống th́ tôi đă có dịp thảo luận trong nhiều lĩnh vực của YHCT. Thầy Thống đă có hơn 30 năm học và thực hành Đông y cũng như giảng dạy. Thầy Thống vẫn thường đi TQ hàng năm để nhập thuốc và t́m kiếm thêm tài liệu về y học. Tôi đọc các sách thuốc bằng Hán ngữ và Anh ngữ th́ thấy có 2 bài Tế Sinh Thận Khí hoàn, 1 bài nguyên thuỷ dùng Quế chi và Sinh địa (bài của Tế Sinh), 1 bài sau được bổ túc lại dùng Nhục quế và Thục địa. Khi thầy Thống nói về xuất xứ của bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn và Bát Vị Quế Phụ lúc đó tôi mới rơ và thật ngạc nhiên về kiến thức y học của thầy Thống. Thầy Thống viết bài này thật là có đóng góp lớn với nghành Đông Y.

Thân ái,
Phó
 
Reply with a quote
Replied by chan-thien-nhan (Hội Viên)
on 2015-10-27 06:24:36.0
Thầy Phó thân ái! xin dành chút thời gian tranh luận.

 
Reply with a quote
Replied by chan-thien-nhan (Hội Viên)
on 2015-10-27 07:13:31.0
- Trước hết ta bàn về trường hợp dương hư có thực hàn và không có thực hàn, bản chất của vấn đề là ǵ?
- Dương hư th́ thân thể giá lạnh, đó là điều hiển nhiên; v́ dương hư nên hay bị khí hàn làm tổn thương, khi khí hàn vào trong cơ thể th́ gọi tạm gọi là dương hư có thực hàn. Câu hỏi đặt ra là khi đă lọt qua lỗ chân lông, hay qua niêm mạc phế quản(nếu là gió hàn), hay qua niêm mạc ruột(nếu là thức ăn nước uống lạnh) th́ nó sẽ đi về đâu? và gây nên triệu chứng như thế nào?
- Các thầy bảo là nó sẽ qui về thận là không đúng đâu,nếu nó qui về thận th́ con người chẳng ai sống sót qua vài trận cảm mạo đâu. ta thường thấy những người có phục khí hàn tà thường đau mỏi mỗi khi trở trời, nơi nào có phục hàn tắc mạch th́ đau nơi đó, và ta thường thấy nó tồn tại chủ yếu trong khoàng cơ nhục, gọi là khí phần, gọi là bạch huyết. v́ sao vậy? v́ mạch máu chúng ta có một cơ chế đề kháng không cho hàn tà xâm lấn sâu. V́ khí phần lưu hành nên tà khí cũng lưu hành, nó có thể đến khắp mọi nơi không riêng ǵ thận .
- Chứng trạng mà hàn tà thường gây ra là chứng thượng nhiệt hạ hà, hư hỏa thượng viêm mà chân tay giá lạnh, tôi đă bàn về vấn đề này trong một bài khác. Như vậy cái mà chúng ta nói là dương hư không có thực hàn(không ôn ấm quan mạch chi thể) chính là dương hư có thực hàn.
- C̣n về việc ứng dụng 2 bài thuốc nói trên, chúng ta nói như thế là đă xa rời mục đích ban đầu rồi. Trước hết nói về mục đích bổ dương, phụ tử gặp nhục quế th́ bổ mệnh hỏa, gặp quế chi th́ đạt tới b́ mao. vậy ta dùng kèm với quế chi mà lại hi vọng bổ dương là sai. Sinh địa có công năng bổ âm, chỉ khi âm hư ta mới dùng, gọi là âm dương lưỡng hư. thục địa vốn bổ thủy, bổ thủy để chế hỏa, tức là kiềm chế cái khốc liệt của phụ tử, buộc nó phải qui phục mà chuyên chú chức trách của ḿnh. Chỉ v́ các Tiên sư nói hàn thủy, nên người đời sau thường cho rằng thủy là âm là hàn, đây vốn là sai lầm nghiêm trọng.
- Quan hệ âm dương b́nh thường là dương chế âm, gọi là tương chế, khi mất cân băng th́ phát sinh 3 quan hệ: Một là dương hư âm lấn, gọi là tương vũ, âm hư dương lấn gọi là tương hóa, âm dương lưỡng hư gọi là tương thừa.Các quan hệ khác trên trong ngũ hành đều như vậy cả. Việc xác định quan hệ này cần qua khám mạch là chính, rất khó qua chứng.
- khi ta chữa chứng dương hư thực hàn(là cái dương hư không ôn ấm quan mạch chi thể), ta cần dùng quế phụ bổ mệnh môn, v́ đây vốn là bệnh hư yếu mà sinh, khi dương hỏa thịnh th́ âm tà tự lui, nếu dùng quế chi để trị ngọn th́ nên uống riêng vào ban ngày. c̣n việc dùng sinh địa hay thục phải cân nhắc trên quan hệ âm dương, không thể tùy tiện được, v́ khí dương thừa th́ xuất tiết ra ngay, hết rồi th́ thôi, khí âm mà thừa th́ tạm thời chưa biểu hiện, như tiểu nhân mài giáo chờ thời cơ phản chủ, rất là nguy hại.
- Trên lâm sàng tôi thấy quan hệ dương hư âm lấn là chủ yếu, bài bát vị quế phụ của Lê Hữu trác đúng đến 99,99% trường hợp.
- C̣n về vấn đề qui kinh của thuốc, ta phải nhận thức khách quan là thuốc sau khi vào khí huyết th́ lưu hành trăm mạch, những chất bổ dưỡng th́ theo đặc tính mà qui về ngũ tạng, gọi là qui kinh, diễn ra từ từ chứ không phải uống thuốc vào thấy chạy theo từng đường kinh như Sài hồ nói. các loại kháng sinh th́ đến thận là bài tiết ra dần, điều này rất dể kiểm chứng, không biết v́ sao các nhà y xưa nay vị thuốc nào cũng bắt nó qui kinh cả. Nên nhớ kinh lạc là những trường vật chất siêu mịn, không phải quế hay phụ, sinh hay thục có thể lưu hành trong đó.
- Nói chung vấn đề này vô cùng tinh tế, chúng ta là những người làm y lâu năm cần có cái nh́n đúng đắn để hướng đạo cho thế hệ mai sau, v́ ư muốn đó mà tôi tha thiết luận đàm cùng các thầy, ngoài ra không có ư ǵ cả, có ǵ mong thầy Quang Thống và thầy phó thông cảm cho tôi. Thân ái!

 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2015-10-28 04:01:53.0
Chào Chan - Thien - Nhan!
Tôi không biết bạn bao nhiêu tuổi, nên xin phép cho tôi được gọi bằng bạn cho tiện việc xưng hô nhé!(V́ tuổi nghề của bạn cũng chỉ mới bằng tuổi nghề của học tṛ tôi thôi, nên tôi nghĩ có lẽ bạn c̣n trẻ )
Do cách đặt vấn đề của bạn không thể gọi là phản biện và nó quá lủng củng nên tôi không thể nói ǵ nhiều với bạn được. Mong bạn thông cảm và đừng xem đó là điều xúc phạm hoặc xem thường. V́ quy tắc vẫn là quy tắc. Nếu cách đặt vấn đề của bạn hợp lư, hoặc đủ năng lực, nội dung khiến tôi phải ( sẽ ) trả lời th́ tôi sẽ trả lời, nhưng v́ cách đặt vấn đề của bạn như trên tôi đă nói, không hội đủ yếu tố để tôi trả lời, nên tôi không thể trả lời bạn được.Bạn nên xem lại cách đặt vấn đề một cách có khoa học và logic; nên kiểm tra lại lỗi chính tả của ḿnh ( lỗi quá nặng. Nặng đến mức không thể chấp nhận được. Điều đó đồng nghĩa bạn phải xem lại quá tŕnh nghiên cứu chuyên ngành của ḿnh ). Tuy tôi không trả lời bạn, nhưng tôi cũng sẽ có vài câu hỏi để thay cho câu trả lời, rồi bạn cứ từ từ ngẫm nghĩ nhé.
Điều đầu tiên tôi muốn nói với bạn rằng tôi không phê phán ai, và cũng chẳng quan tâm đến tư cách đạo đức của ai cả, nhưng một khi ai đă nghiêm túc bước vào nhà y mà có điều ǵ chưa ổn, chưa đúng ( theo cả hai cách nh́n chủ quan và khách quan ) th́ tôi sẽ b́nh luận, phản biện ( chứ không phê phán ). Nếu tôi sai, sẽ có người khác phản biện lại. Như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai đă, đang và sẽ học Đông y. Điều tiếp theo, Đông y, hay bản thân tôi, chả liên quan ǵ đến Hồ Chí Minh, đảng, hoặc chính trị. V́ vậy tôi sẽ cảm thấy nặng nề và khó chịu khi bạn đưa những thứ không liên quan vào.
Bây giờ tôi hỏi bạn: Bạn hiểu như thế nào về Y tổ; Y tôn; Y thánh; Danh y; Đại danh y; Thần y; Dược vương; Châm vương? Tiêu chí nào để làm cơ sở cho việc xưng hô các phẩm vị kể trên? Có thật là danh y Lê Hữu Trác là điểm tựa tinh thần cho người làm Đông y chúng ta hay không? Có bao nhiêu người áp dụng thành công trong việc cứu chữa bệnh nhân bằng bộ sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh? Bạn hăy dẫn chứng? Có giáo tŕnh Đông y nào hiện tại sử dụng bộ sách này để làm căn bản đào tạo chưa? Ngôn từ nào của tôi là thiếu suy nghĩ để hạ thấp cụ Hải Thượng? Phải chăng thái độ nghiêm túc, cầu thị, dám nói ra cái sai của người đi trước với thái độ kính trọng và trung thực là hạ thấp người đó? ( bây giờ tôi mới hiểu tại sao xă hội Việt Nam ta người ta toàn hoặc là tâng bốc nhau lên đến trời xanh, hoặc là chà đạp hạ bệ nhau xuống tận đáy bùn. Đó là do không có thái độ phê b́nh, phê phán một cách nghiêm túc, kính trọng nhau, và chân t́nh. Ư thức hệ được sinh ra từ một nền giáo dục có vấn đề (?)) Bạn làm nghề y mới có 10 năm mà đă dùng thang Bát Vị cho đến vài chục ngàn người ( hàng vạn người ) th́ bạn đă có vấn đề rồi. Tôi đơn cử, cứ cho rằng bạn đă điều trị thang Bát Vị cho 30 ngàn người ( 30 ngàn người ) thôi ( không cần nhiều hơn), th́ trung b́nh trong 1 năm hành nghề, bạn đă điều trị riêng cho thang Bát Vị là 3000 người ( 3 ngàn người = 3000 thang ( tễ ) Bát Vị ), th́ mỗi tháng là hơn 250 thang Bát Vị. Vậy mỗi ngày chỉ có một loại bệnh nhân đến với bạn, và bạn chia đều ra cho họ ( Tôi không biết mỗi ngày bạn điều trị cho bao nhiêu bệnh nhân nên chưa thể tính tiếp được ). Như vậy chẳng lẽ bạn không dùng đến phương thang khác ngoài phương Bát Vị Quế Phụ sao? Chuyện bạn hay tôi có thấy ai ngộ độc hay chưa vẫn chưa kiểm chứng được nên tôi không bàn đến. Ngoài ra những điều bạn nói về mạch, về Sinh địa, th́ tôi để bạn suy nghĩ lại. Đă ra nghề rồi th́ phải cẩn thận trong kiến thức, trong học tập. Không được sai những điều căn bản và cơ bản như vậy được. Đúng là tôi nói ǵ cũng phải theo sách, v́ không có sách th́ làm sao tôi học được y. chính v́ vậy, khi tôi nói ǵ cũng có luận chứng, luận cứ. C̣n cái nào không theo sách mà theo quan điểm cá nhân th́ tôi sẽ nói rơ: “ Tôi nghĩ rằng” chứ không dám kết luận vơ đoán, bừa băi.
Điều cuối cùng tôi muốn hỏi bạn rằng: Bạn biết cụ Hải Thượng làm nghề bao nhiêu năm? Bao nhiêu năm viết sách? Bao nhiêu năm đi chu chu thiên hạ đó đây? Mất năm bao nhiêu tuổi không? Cứ tính ra th́ bạn sẽ thấy công việc chính của cụ là tập hợp cái hay trong các sách để soạn ra một cuốn cẩm nang trị bệnh, chứ cuộc đời cụ chưa hẳn là chuyên tâm trị bệnh ( bạn cứ tưởng tượng dân số lúc bấy giờ ở làng cụ, phương tiện đi lại kém, thầy thuốc lúc bấy giờ nhiều, th́ sẽ biết được một ngày cụ điều trị cho bao nhiêu bệnh nhân. Chưa kể là cụ phải đến nhà người ta để chuyên tâm điều trị cho một bệnh nhân cho đến khi hết bệnh ). Bạn có biết rằng đa phần nội dung trong bộ sách của cụ đều là nội dung của sách Phùng Thị Cẩm Nang ( tác giả: Phùng Triệu Trương ) không? ( ngay cả học thuyết Thủy – Hỏa mà chúng ta cùng gán cho cụ, cũng đều trong sách này mà ra ) Ngoài ra trong đó c̣n có tập hợp sách của các y gia nổi tiếng khác, có cả Bản Thảo Cương Mục ( Lư Thời Trân ); Nam Dược Thần Hiệu ( Đại danh y Tuệ Tĩnh )… Cụ chỉ góp vài vài lời b́nh luận mà thôi. Trong các lời b́nh luận của cụ, câu nói sai lầm lớn nhất chính là: “Lĩnh Nam ta không có thương hàn”. Chính v́ cụ đọc trong Phùng Thị Cẩm Nang thấy nói vậy nên cụ nói theo, mà không biết rằng Lĩnh Nam mà trong Phùng Thị Cẩm Nang nói chính là nói về miền nam Trung Quốc lúc bấy giờ ( mà cụ cứ tưởng là Việt Nam ), hiện tại gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Nam, tiếp giáp với tam giác sông Hồng Hà của Việt Nam. Địa danh này xuất hiện từ đời Đường và phân chia vào đời nhà Tống. Do chính câu nói này mà nhiều thầy thuốc thấy rất rơ bệnh nhân có triệu chứng của cảm thương hàn ( tương đương với bệnh danh sốt siêu vi của Tây y ) nhưng lại cho uống cảm thông thường khiến có nhiều ca nguy kịch thêm, hoặc sau có biến chứng; cũng có người thấy vậy không dám chữa mà để cho người bệnh nguy kịch. Ngoài ra c̣n nhiều cái sai mà tôi đă trích dẫn trong những b́nh luận trước nên không nhắc lại ở đây.
Bạn thông cảm! tôi rất thích tranh luận và phản biện một cách chân t́nh, trung thực với nhau để cùng nhau học tập, chia sẻ. Nhưng khi tranh luận và phản biện th́ phải hết sức nghiêm khắc, nghiêm túc với nhau th́ mới có kết quả. Nếu nói bừa băi lấy được mà không có cơ sở lập luận, luận chứng luận cứ rơ ràng th́ chỉ mất thời gian mà chẳng đi đến đâu cả.
Thân!

 
Reply with a quote
Replied by chan-thien-nhan (Hội Viên)
on 2015-10-29 05:48:16.0
thầy Thống Kính mến! trước hết cho tôi được có lời xin lỗi tới thầy, về tuổi tác của tôi với thầy đúng là cách xa nhau, kinh nghiệm của tôi vẫn c̣n non yếu v́ thế tôi mong thầy và các đồng nghiệp hết sức thông cảm và giúp đỡ, tôi cảm ơn trước.
Tôi chỉ mong sao một vấn đề khi ai đó đem lên diễn đàn luôn có sự phản biện đa chiều, cho dù có những ư kiến c̣n non yếu, nhưng qua sự tranh luận chúng ta có thể giúp nhau cùng tiến bộ. Mặt khác, cũng qua tranh luận để có thể phát hiện và chỉnh lư những sai sót, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm.
Tôi đă đọc quyển Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Mặc dù kiến thức trong đó vẫn c̣n nhiều điểm sai lầm, nhưng quan điểm về sự mất cân bằng âm dương, thủy hỏa là đầu mối phát sinh bệnh tật là đúng, dùng bát vị làm thuốc chính bổ thận dương là đúng, c̣n bài bát vị dùng sinh địa, quế chi tôi nghĩ rằng chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu.
Cuộc đời của một con người ngắn ngủi, không thể biết hết mọi thứ, nhưng hiểu biết của Tổ sư Lê Hữu Trác về công dụng của bài bát vị quí hơn ngàn vàng để lại cho chúng ta. Tôi nghĩ rằng kết luận của thầy rằng"cứ 10 người uống bát vị th́ có đến 6.7 người ngộ độc" là không thể(với liều quế phụ 4g), nếu đă hiện chứng dương hư, không kể có thực hàn hay không có thực hàn, bởi vị tôi mặc dù ít tuổi nghề nhưng cũng đă có 10 năm kinh nghiệm. Thầy có thể phê phán tôi non kinh nghiệm, nhưng thầy hăy suy nghĩ về những điều tôi nói. Kính chào thầy.
 
Reply with a quote
Replied by chan-thien-nhan (Hội Viên)
on 2015-10-29 07:11:40.0
Khi con người chưa biết đến sự tồn tại của vi khuẩn, vi rút thường không phân biệt rơ bệnh thương hàn, cảm hàn với bệnh cúm. Thực ra phân biệt chúng trên lâm sàng có ǵ khó đâu. Về phép chữa cảm hay cúm, ta không nên cứng nhắc, không quá lệ thuộc vào cổ phương. khi nào th́ khu tà phù chính, khi nào phù chính khu tà đều dựa trên thực tế lâm sàng.
Nếu nói rằng bệnh cảm thương hàn tương ứng với bệnh sốt siêu vi ngày nay, mong thầy thống giảng giải thêm.
 
Reply with a quote
Replied by Hương Phụ (Hội Viên)
on 2016-03-24 06:49:19.0
chào chan-thien-nhan :

lâu rồi tôi không tham gia diễn đàn nhưng thấy bài b́nh luận của anh thật sự làm tôi phải trả lời.tôi không giám chê anh nhưng thật sự anh nên xem lại lư luận căn bản của ḿnh.cái anh nh́n thấy được nó chỉ là trên suy nghĩ mà thôi,
Thân
Hương Phụ
 
Reply with a quote
Replied by Nguyen_Dung (Hội Viên)
on 2019-10-17 03:50:03.0
Quote:
Originally posted by quangthong02
Hihi!
Thiện Nhân đừng trách Nguyendung, Thiện Nhân nóng nảy nhưng t́nh cảm, tôi tin rằng Nguyendung ư tứ và khôn khéo như vậy chắc chắn sẽ không trách Thiện Nhân phải không ạ?!
NguyenDung nói không sai chút nào. Bai bài này khác nhau ở chỗ bổ tả. V́ mọi người chưa quen dung ḥa giữa hai chữ Vương đạo và Bá đạo, nên tôi không tiện dùng. Thật ra bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn có công năng của bá đạo; Quế Phụ Bát Vị có công năng của Vương Đạo. Trên lâm sàng linh động mà dùng thôi.
Ở tạng Thận không có biểu chứng, v́ vậy, thực hàn ở đây nghĩa là Lư thực hàn, do dương hư, hàn thịnh. V́ vậy cần dùng nhục quế có tính đại nhiệt để xua tan hàn khí, dẫn hỏa quy nguyên; dùng Thục địa để ôn bổ âm huyết âm tinh. Thực hàn trong trường hợp này là chân âm thịnh, mà đă là chân âm th́ đó là cái vốn tự có của cơ thể, không được làm tổn thương đến nó, do đó không thể tả được. C̣n ở chứng hư hàn th́ do thận dương hư là chính, dương khí không ôn ấm quan tiết chi thể, khiến người dễ nhiễm lạnh mà sinh cảm mạo, dương khí hư không ôn ấm cho huyết mạch khiến huyết mạch ngưng trệ, thận khí hư khiến bàng quang đóng mở rối loạn mà sinh tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu liên tục. v́ vậy, trong chứng này, cần dùng sinh địa để vừa có tính năng như thục địa, lại vừa đi vào kinh tâm để vừa dưỡng huyết, đồng thời hỗ trợ cho Quế chi thông tâm mạch (tâm chủ mạch, chủ quản huyết, huyết ngưng th́ tâm mạch ứ trở). Quế chi di chuyển theo chiều ngang và dọc, để thông dương hóa khí, giúp Phế túc giáng, bàng quang khí hóa(nhục quế không vào được bàng quang và Phế, v́ vậy không có tác dụng ôn dương khí hóa, mà chỉ có tác dụng theo chiều dọc là dẫn hỏa quy nguyên). Như vậy có thể thấy, một chứng th́ dương hư cực, rời khỏi âm mà đi về nơi của ḿnh (bên trên); một chứng th́ dương hư, không ôn ấm huyết mạch chi thể. Hai chứng này cũng là dương hư, nhưng một cái thực, một cái hư. Cái thực là thực nguyên âm, hư nguyên dương; cái hư là hư nguyên dương, nhưng nguyên âm vẫn c̣n. V́ vậy, khi chứng thận dương hư không có thực hàn,nếu dùng bài Quế Phục Bát Vị, nguyên âm tổn thương, sẽ khiến cho Phụ tử dư thừa lực mà gây ngộ độc; c̣n thận dương hư mà có thực hàn, th́ không thể dùng dùng Kim Quỹ Thận Khí, mà phải dùng đến bát vị. Như tôi đă nói ở trên, Về sau bài Quế Phụ Bát Vị xuất hiện trong sách Y Tông Kim Giám th́ hậu thế bắt đầu ứng dụng. C̣n trước kia, trong sách Thương Hàn Luận, chứng này thường dùng Tứ Nghịch Thang, hoặc tùy trường hợp mà dùng các phương khác, nhưng phương nào cũng có Phụ tử.
Thuốc quư ở chỗ dùng đúng lúc; phép trị hay ở chỗ trị đúng thời. Nhục quế, hay Quế chi; Thục địa, hay Sinh địa khi dùng đúng lúc th́ đều quư. Phép trị dù là Vương đạo, hay Bá đạo, nếu trị đúng thời th́ đều thiện y.
Cảm Ơn Nguyendung rất nhiều v́ đă đặt một câu hỏi rất hay. Nếu thấy c̣n chỗ nào chưa măn ư, bạn cứ truy cho đến cùng nhé. Tôi rất thích cách đặt vấn đề rất sâu sắc của NguyenDung.
Chào thân ái!
Trần Quang Thống.


Chào thầy Quang Thống,
Dạo này rảnh rỗi t́m đọc lại các bài viết của thầy, chợt đến topic này. Ấy vậy mà thoắt cái đă 7 năm rồi, nhanh quá !!!
Xin được gửi lời hỏi thăm và chúc sức khoẻ tới các thầy, các bạn.

Giờ ngồi đọc lại, ngẫm nghĩ về bài viết em đă trích ở trên mới thấy thấm thía từng chữ. Mới hiểu được cái uyên thâm và sâu sắc của thầy quangthong. Điều mà trước đây 7 năm có lẽ em chưa hiểu và lĩnh ngộ được. Xin trân trọng cám ơn thầy !!!


 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2019-11-05 11:49:58.0
Chào Nguyen_Dung,
Cám ơn Nguyen_Dung đă thăm hỏi. Y lư và y thuật của Nguyen_Dung đă tiến thêm 1 bước rất xa rồi. Nguyen_Dung thường xuyên vào thảo luận để giúp cho các bệnh nhân và các bạn yêu mến Đông Y nhé.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org