Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by pvm2202 (Hội Viên)
on 2013-10-19 05:03:22.0
Em thích nhất câu này"
Quote:
Originally posted by quangthong02


..., chỉ v́ tôi quan niệm, không thẳng thắn, không nghiêm túc, th́ sẽ không bao giờ có được thành quả cao nhất và đúng đắn nhất trong học thuật.


 
Reply with a quote
Replied by sinh sinh (Hội Viên)
on 2014-04-15 14:13:42.0
XUẤT XỨ BÀI ¿LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN¿.
Đến đời Tống (năm 1119 ¿ năm Tống Thần Tông tại vị), ông Tiền Ất (钱乙) trước tác sách ¿Tiểu Nhi Dược Chứng Chân Quyết¿ (小儿药证真诀), c̣n gọi là ¿Tiền Thị Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết¿ (钱氏小儿药证直诀), gồm có 3 quyển. Trong quyển hạ (quyển 3), ông có đề xuất ra phương Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. Theo ông, v́ Bát vị là dùng cho người lớn; tiểu nhi dương khí c̣n non kém, cho nên bỏ đi Nhục quế, Phụ tử, để tránh bạo nhiệt, mà sinh ra nục huyết. Và từ đó trở đi, bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn trở thành một phương thang cơ bản cho các biến phương bổ âm, bổ thận về sau.
Phân tích cơ chế bệnh:
Can thận hư:
Âm hư: Thắt lưng mỏi yếu, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc. Trẻ con không khép thóp, mạch tế.
Hỏa vượng: Cốt chưng triều nhiệt, ḷng bàn chân tay nóng, di tinh đạo hăn hoặc tiêu khát, hoặc răng chân răng lung lay, tiểu tiện dầm dề, miệng khô họng ráo. Sắc lưỡi đỏ, rêu ít, mạch sác.
Công dụng: Tư âm bổ thận.
Giải thích phương thang:
Quân: Thục địa hoàng: tư âm bổ thận, điền tinh ích tủy.

Thần:
Sơn thù: bổ dưỡng can thận, có thể sáp tinh.
Sơn dược: Bổ ích tỳ âm, lại có thể cố tinh.
Ba vị Thục địa, Sơn thù, Sơn dược phối hợp lại để tư dưỡng tỳ thận, được gọi là ¿tam bổ¿ (ba vị bổ).

Tá:
Trạch tả: lợi thấp tiết trọc, đề pḥng công năng tư âm của Thục địa, sẽ khiến nê trệ, làm cho tà khí không tán đi được.
Mẫu đơn b́: thanh tiết tướng hỏa, lại chế tính ôn sáp của Sơn thù
Phục linh: Sấm trừ tỳ thấp, lại trợ cho sơn dược được kiện vận.
Ba vị trên hợp là để thấm thấp trọc, thanh hư nhiệt, c̣n được gọi là ¿Tam Tả¿ (ba vị tả).

Vận dụng lâm sàng:
1. Đây là bài cơ bản để trị các chứng thận âm hư. Biểu hiện lâm sàng là lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, miệng ráo họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch trầm tế sác.
2. Nếu âm hư mà hỏa vượng mạnh, th́ gia Tri mẫu, Huyền sâm, Hoàng bá, để tăng thêm sức thanh nhiệt, giáng hỏa; kiêm có tỳ hư khí trệ, th́ gia Bạch truật, Sa nhân, Trần b́, để pḥng ngừa khí trệ ở tỳ.
3. Thận hư mạn tính, cao huyết áp, tiểu đường thể âm hư, u phổi, u thận, suy giảm công năng tuyến giáp trạng, viêm vơng mạch. Hội chứng các chứng trạng thận âm suy nhược người cao tuổi.
Y gia b́nh luận:
Sách ¿Thành Phương Tiện Độc¿ chép: phương này đại bổ ba tạng Can Tỳ Thận, chân âm bất túc, tinh huyết khuy tổn. Đă dùng bổ th́ phải tả tà, tà lui th́ bổ mới có lực. V́ vậy dùng Thục địa để đại bổ tinh huyết cho tạng thận làm Quân; dùng Trạch tả để dẫn tà trọc ở thận và bàng quang là tá; dùng Sơn dược để bổ can cố tinh, Mẫu đơn b́ để thanh tiết tướng hỏa ở huyết phận của Quyết âm, Thiếu dương. Sơn dược dưỡng tỳ âm, Phục linh sấm thấp ở tỳ, tương ḥa tương tế, không táo không hàn, đây đúng là phương thang Vương đạo vậy¿.






QUẾ PHỤ ĐỊA HOÀNG THANG
Đến năm 1742, vào đời nhà Thanh, danh y Ngô Khiêm trước tác sách Y Tông Kim Giám, trong sách này thấy xuất hiện bài Quế Phụ Địa Hoàng Thang (桂附地黄汤 ) ở quyển 40, mục ¿Hư Lao Trị Pháp¿. Trong phương này, Sinh địa được thay bằng Thục địa, Quế chi được thay bằng Nhục quế. Để lưỡng bổ âm dương, nhưng chủ về bổ dương.
Ngày nay, các sách viết về các bài trên hết sức mơ hồ và rối loạn, không rơ ràng, tiền hậu bất nhất. Điểm quan trọng trong bài thuốc này là thay đổi vị Sinh địa thành Thục địa, Quế chi thành Nhục quế là sẽ thay đổi công năng của bài thuốc theo lư luận và mục đích xử dụng. V́ vậy, trước khi xử dụng các phương thang trên, cần phải hiểu rất rơ về lịch sử h́nh thành, công năng chủ trị, phương pháp gia giảm, kinh nghiệm của các y gia về gia giảm.


Em thấy 2 phần này có điều ǵ đó mâu thuẫn ạ.lúc đầu là bài bát vị thận khí Thành phần gồm:
Can địa hoàng (Sinh địa) 32g
Sơn dược 16g
Sơn thù (sao rượu) 16g
Phục linh 12g
Trạch tả 12g
Đan b́ 12g
Quế chi 8g
Phụ tử (chế) 8g .
Nhưng đến năm 1119 th́ nói bài bát vị dùng cho người lớn,bài lục vị dùng cho trẻ em nên bỏ nhục quế và phụ tử.
đến đoạn dưới phân tích lại thay sinh địa bằng thục địa...

Tiến đến phần 2 năm 1742 mới thấy xuất hiện bài Quế Phụ Địa Hoàng Thang (桂附地黄汤 ) ở quyển 40, mục ¿Hư Lao Trị Pháp¿. Trong phương này, Sinh địa được thay bằng Thục địa, Quế chi được thay bằng Nhục quế. Để lưỡng bổ âm dương, nhưng chủ về bổ dương.

Thày Thống có thể trích dẫn nguồn gốc xuất xứ các bài thuốc trên được k ạ.Càng đọc e càng thấy mơ hồ quá.
 
Reply with a quote
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2014-04-16 01:12:21.0
@sinh sinh: Thầy Quang Thống nêu ba toa thuốc khác nhau là Bát vị thận khí hoàn (Trương Trọng Cảnh), Bát vị địa hoàng hoàn (Ngô Khiêm), Lục vị địa hoàng hoàn (Tiền Ất).
Hải Thượng Lăn Ông có nói:
- Tôi kinh nghiệm hằng 30 năm, chữa khỏi được nhiều bệnh trầm trọng, cũng chỉ căn cứ vào hai khiếu âm và dương, cũng chỉ trông vào hai bài bổ thủy và bổ hỏa khác biệt với các thầy khác mà thôi!
V́ vậy bạn chịu khó đọc kỹ bài viết của thầy Thống, t́m hiểu thêm để thúc đẩy nhanh sự tiến bộ.
 
Reply with a quote
Replied by bshongduong87 (Hội Viên)
on 2014-07-31 06:38:00.0
Cháu cũng t́m hiểu đông y, tuy nhiên cháu thấy chỗ phân biệt giữa thận khí hoàn và bát vị quế phụ có chỗ chưa thực sự thuyết phục.
1. Kim quỹ thận khí hoàn chưax các chứng tươngs hỏa bốc ( hư hoả) do âm hư không giữ được hỏa.
2. Bát vị quế phụ chữa chứng mệnh môn hoả bốc ( cũng là hư hoả) do 2 nguyên nhân: thứ nhất do thận bị hàn lănh lau ngày, thứ 2 do bản thân mệnh hoả suy yếu.
Đó là cháu hiểu sau khi đọc sách ạ.
 
Reply with a quote
Replied by bshongduong87 (Hội Viên)
on 2014-07-31 07:00:08.0
Sẽ có người thắc mắc là âm hư hoả bốc sao ko dùng lục vị? Dùng lục vị khi thận am hư và tướng hoả chưa bốc. Nếu tướng hoả đă bốc dùng nguyên bài lục vị khó mà đưa tướng hoả về nguồn bằng 1 đội âm dược được. Bởi vậy dùng thêm quế chi và phụ tử. Quế chi dùng ở đây mục đích là để thông đường dẫn lối cho tướng hoả về nguồn. Phụ tử dẫn tướng hoả về, c̣n giữ nó ko bốc lên nưax là đi tác dụng của lục vị trong bài thuốc. Sinh địa dùng ở đây tốt hơn thục địa, bởi v́ sinh địa lương bổ tốt hơn mà vẫn quy kinh thận.
Khi mệnh hoả bốc phải dùng quế nhục và phụ tử, nhất thiết dùng thục địa ko dùng sinh địa. Dùng quế nhục và phụ tử v́ sau khi quế nhục và phụ tử đưa được mệnh hoả về rồi th́ nhục quế có tác dụng ôn ấm cái tổ của hỏa để nó ko lạnh mà bốc lên, mặt khác bản thân nó hiệp với phụ tử sẽ bổ hoả mệnh môn. Vẫn dùng lục vị trong bài bởi v́ " dương thường ko đủ, âm thường bất túc" v́ vậy bổ thận thủy ko thừa.
 
Reply with a quote
Replied by Sinh Sinh Tử (Hội Viên)
on 2014-07-31 20:45:40.0
@bshongduong87: Tôi nghĩ bạn phân tích đang c̣n nhầm lẫn giữa âm hư với dương hư. Bạn đọc cuốn Cẩm nang chẩn trị đông y của Lê Văn Sửu có trong Diễn đàn xem ư hiểu có khác đi không.
 
Reply with a quote
Replied by bshongduong87 (Hội Viên)
on 2014-07-31 21:06:47.0
Bạn yêu hoàng: bạn nên đọc kỹ phần phương pháp điều trị, âm hư và dương hư chính bạn đang nhầm về pháp điều trị đó. Cái này nhiều người nhầm ko phải ḿnh bạn.
 
Reply with a quote
Replied by bshongduong87 (Hội Viên)
on 2014-07-31 21:14:03.0
Bạn sẽ hỏi là tư âm giáng hoả sao ko dùng bát vị tri bá? Bát vị tri bá dùng để tả hư hoả vượng, ko dùng lâu được đó chỉ chứa chứng ko chữa bệnh. Cho nên để bền chặt phải dùng bát vị thận khí. Đó là phép ṭng dẫn điều trị âm hư quá độ.
 
Reply with a quote
Replied by bshongduong87 (Hội Viên)
on 2014-07-31 21:25:26.0
Thực ra ḿnh cũng ko muốn tranh luận nhiều, các sách trên diễn đàn giới thiệu trong mục này ḿnh cũng đă đọc, đều mơ hồ như nhau. Tuy nhiên đó là ư kiến cá nhân, sách xưa nói vậy, người ngày nay nói vậy, và ư kiến của ḿnh là vậy ( đax suy nghĩ kỹ).
 
Reply with a quote
Replied by chan-thien-nhan (Hội Viên)
on 2015-10-20 10:50:03.0
chào thầy thống và toàn thể quí vị, hẳn quí vị chưa quyên bài viết của thầy trần quang thống về bài thuốc kim quĩ thận khí, bát vị quế phụ.t́nh cờ đọc và vô cùng sửng sốt, có thể nói là sốc nặng. phân tích một số điểm như sau: thứ nhất, thầy thống đă không tiếc lời phê phán tổ sư Lê Hữu Trác, rằng tổ sư không có nhiều kinh nghiệm lâm sàng, thầy có chắc điều đó không? cũng như Đảng nhân dân ta có Hồ Chí Minh là sức mạnh tinh thần, những người làm thuốc như chúng ta, nếu không có Tổ sư làm người thầy tinh thần th́ sẽ ra sao? tại sao lại có thể dùng những ngôn từ thiếu suy nghĩ để hạ thấp Tổ sư? Thứ hai, theo thầy thống, cứ 10 người dùng bát vị quế phụ th́ có 6,7 người bị ngộ độc, thầy đừng nói dối nhé, tôi 10 năm hành nghề y, bát vị quế phụ đă bốc cho hàng vạn người, sao chẳng thấy ai ngộ độc. thứ 3, theo thầy, người đời nay ít khi phải dùng đến quế phụ bát vị, người thời nay sống trong môi trường ngày càng ô nhiễm, quan hệ xă hội ngày càng phức tạp rối rắm, con người ngày càng ít lao động chân tay, liệu có thể nào khỏe hơn ông bà xưa? Thứ 4, bài bát vị, khi nào dùng sinh, khi nào dùng thục, khi nào dùng quế nhục khi nào dùng quế chi, đều phải căn cứ vào mạch, thầy thống chỉ dựa vào mấy triệu chứng th́ làm sao được, thầy nói mạch xích tế sác là thận dương hư, đó chẳng qua là nói lại theo sách, trên lâm sàng không đúng như vậy đâu. Thứ 5, thầy nói sinh địa vị ngọt, khí lạnh, không biết thầy đă bao giờ uống nước sắc sinh địa để nếm cái vị mặn của nó chưa? sinh địa sắc vàng, vị mặn khí lạnh, nấu chín thành thục th́ sắc biến thành đen, vị chuyển thành ngọt, khí trở nên ḥa b́nh.thứ 6, trong quan hệ âm dương, chỉ có 3 mối quan hệ: dương hư âm thịnh, âm hư dương thịnh và âm dương lưỡng hư(làm ǵ có cái gọi là dương hư thực hàn và dương hư không có thực hàn), trong đó dương hư âm lấn chiếm đến 99,99%, điều này lư giải v́ sao Tổ sư tôn bài bát vị làm thuốc thánh, cũng như thầy phó coi đó là dương hư thực hàn, các biến thể khác tôi cũng đă lập ra, nhưng thật hiếm khi phải sử dụng đến. Tôi chỉ nói sơ qua một vài điều phản biện cùng thầy phó với tinh thần xây dựng thẳng thắn, nói cho đúng hơn, thầy thống viết chưa đứng từ nào trong bài viết nói trên, mong thầy thống và mọi người suy xét! kinh chào mọi người.

 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org