Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> XUẤT XỨ CỦA BÀI BÁT VỊ VÀ LỤC VỊ

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
XUẤT XỨ CỦA BÀI BÁT VỊ VÀ LỤC VỊ - posted by quangthong02 (Hội Viên)
on April , 30 2012
Để rộng đường cho sự tranh luận về xuất xứ và cách xử dụng bài Bát Vị, Lục Vị. Tôi xin bàn về lịch sử h́nh thành, và công năng chủ trị của hai bên trên. Xin mọi người cùng tham khảo.


XUẤT XỨ CỦA BÁT VỊ VÀ LỤC VỊ

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN
Vào thời Đông Hán (东汉 - năm 25 - 220 sau Công Nguyên, c̣n gọi là thời Hậu Hán - 后汉), Thánh y Trương Trọng Cảnh (张仲景 - các thầy thuốc về sau đều gọi là Tôn Sư, tôn ông là Thầy, v́ công lao trước tác của ông để lại cho hậu thế quá lớn. Trong Đông y tôn ông là Y Thánh) đă lập ra phương Bát Vị Thận Khí Hoàn (c̣n gọi là Kim Quỹ Thận Khí Hoàn Quế Phụ Địa Hoàng Hoàn, để phân biệt với Tế Sinh Thận Khí Hoàn).
Thành phần gồm:
Can địa hoàng (Sinh địa) 32g
Sơn dược 16g
Sơn thù (sao rượu) 16g
Phục linh 12g
Trạch tả 12g
Đan b́ 12g
Quế chi 8g
Phụ tử (chế) 8g
Công năng chủ trị: Trị các chứng thận dương bất túc (lưng là phủ của Thận, Thận là gốc của Tiên thiên, trong đó ẩn chứa Mệnh môn hỏa. Nơi động khí của Thận chính là Mệnh môn. Nạn thứ 8 sách Nạn Kinh có chép: "Đây là rễ của mười hai kinh mạch, là cửa của hô hấp, là nguồn của tam tiêu" (tôi nghĩ, các thầy thuốc cần phải nắm chắc câu này)). Đàm ẩm, thủy thũng, cước khí, chuyển bào (phụ nữ có thai bí tiểu (dùng cẩn thận)). Lưng đau chân mỏi, từ nửa thân trở xuống thường lạnh giá, bụng dưới đau co thắt, tiểu tiện không thông, hoặc tiện nhiều lần, về đêm càng tiểu nhiều, dương nuy (liệt dương), tảo tiết (xuất tinh sớm). Lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược. Bộ xích trầm tế.
Phân tích cơ chế sinh bệnh:
- Thận dương bất túc, không thể ôn dưỡng cho hạ tiêu, nên sinh eo lưng đau, chân mỏi, nửa lưng trở xuống lạn
- Thận dương hư nhược, không thể hóa khí lợi thủy, thủy đ́nh lại bên trong, khiến cho tiểu tiên không thông lợi, bụng dưới co thắt không thoải mái.
- Thận hư không thể khống chế được thủy dịch, khiến tiểu liên tục, hoặc uống nhiều miệng khát, thủy thũng, đàm ẩm, cước khí, hoặc chuyển bào.
Các y gia b́nh luận:
Kha Vận Bá nói: Mệnh môn có hỏa th́ Thận sẽ có sinh khí. V́ vậy phương này không gọi là "Ôn Thận", mà gọi là "Thận Khí", đó là muốn nói đến "Thận lấy khí làm chủ". Thận có được khí, mà thổ tự sinh vậy, nếu h́nh thể bất túc, th́ lấy lấy khí mà ôn.
Xin lưu ư:
Tôi đọc trong sách "Thang Đầu Ca Quyết" (汤头歌诀) của Uông Ngang (汪昂) viết (ông viết xong sách này vào mùa hạ, năm Giáp tuất, đời vua Khang Hi), th́ viết Sinh địa thành Thục địa, Quế chi thành Nhục quế. Xin lưu ư rằng đầy là sự nhầm lẫn. Trên lâm sàng cần phân biệt rơ.
Phân tích phương thang:
Quân:
Sinh địa, dùng để tư âm bổ thận.

Thần:
- Sơn thù, Sơn dược: bổ Can Tỳ, ích tinh huyết.
- Phụ tử, Quế chi: tính cay nóng, trợ cho Mệnh môn để ôn dương hóa khí.
Quân và Thần kết hợp với nhau để bổ Thận điền tinh, ôn thận trợ dương.

Tá:
Trạch tả, Phục linh: lợi thủy thấm thấp tiết trọc.
Đan b́: Thanh tiết can hỏa.
Các vị hợp dùng, ôn ấm mà không táo, tư bổ mà không nê trệ, trợ cho cái nhược của dương để hóa thủy; bổ cho cái hư của âm để sinh khí. Khiến cho Thận dương phấn chấn, khí hóa trở lại b́nh thường, th́ các chứng tự nhiên tiêu trừ.
Đặc điểm phối ngũ:
Phối ngũ trong phương này có hai đặc điểm: một là phối ngũ để bổ âm với dương, mà trong đó bổ Dương là chủ; hai là trong tư âm có phối thêm một lượng rất ít Quế, Phụ để ôn dương, mục đích là t́m dương trong âm, thiếu hỏa sinh khí. V́ vậy phương này mới có tên là ¿Thận Khí¿.
Vận dụng lâm sàng:
1. Phương này là phương chính dùng để bổ thận trợ dương. Trị các chứng có biểu hiện lưng đau chân mỏi, tiểu tiện không thông hoặc liên tục, lưỡi nhạt mà nhớt, mạch hư nhược mà Xích bộ trầm, tế.
2. Nếu dùng trong chứng Dương nuy (liệt dương, công năng tính dục suy yếu) th́ cần gia thêm Dâm dương hoắc (cần sao với mỡ dê), Bổ cốt chi, Ba kích thiên, để giúp tráng dương.
3. Chữa theo bệnh danh Tây y: Chứng viêm cầu thận mạn tính, tiểu đường, chứng cường Adosteron (xin đọc thêm ḍng lưu ư bên dưới), suy giảm tuyến giáp trạng, suy nhược thần kinh, Suy giảm công năng tuyến thượng thận, chứng suyễn do viêm khí quản mạn, hội chứng suy thận người cao tuổi.
Lưu ư: Trên lâm sàng, ở chứng cường Adosterone, theo bệnh cơ tây y th́ là do tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều aldosterone, khiến mất kali và natri giữ lại. Natri dư thừa lần lượt nắm giữ nước, tăng lượng máu và huyết áp (aldosterone là hormone tham gia điều khiển các chất khoáng trong cơ thể. Nó góp phần bảo vệ lượng sodium trong cơ thể và kích thích suy giảm potassium, những hoạt động giúp duy tŕ lượng chất lỏng và huyết áp). Mỗi khi gặp chứng này, theo quan sát của tôi, th́ bn thường bị tăng huyết áp đột ngột, hoặc huyết áp ở ngưỡng cao có kèm theo biểu hiện bệnh, mà không hạ xuống được. Trong chứng này, bn thường choáng váng (có trường hợp thường hay đái mế). Mạch hoạt, khẩn, hữu lực (đa số ở các bệnh nhân này đều có sỏi thận). Xét nghiệm tây y không có Cholesterol (mạch hoạt). Chính các bác sĩ tây y, khi đến tôi khám bệnh cũng không hiểu tại sao có chứng này. Nhưng khi tôi nói ra vấn đề th́ họ biết ngay. Trong trường hợp này, tôi thường dùng trước tiên là Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang để trị, đến khi hết choáng, th́ tôi cho dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn để trị. Kết quả rất mỹ măn. Ở Trung Quốc, tôi thấy họ dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn trị chứng này nhưng không hiệu quả, tôi suy nghĩ rất nhiều, và thấy rằng, cho thấy là biến chứng của thận khí hư, vậy th́ trị biến chứng chính là trị ngọn. Tôi dùng pháp trị trên, và đă có kết quả chính xác trên 100% bệnh nhân.
Chú ư: người họng khô miệng ráo, lưỡi đỏ ít rêu, thuộc âm bất túc, thận hỏa thượng viêm th́ không được dùng.
Theo các sách hiện đại hướng dẫn, cần xử dụng Thục địa thay cho Sinh địa; Nhục quế thay cho Quế chi, và họ cho rằng như vậy hiệu quả hơn. Theo tôi, như vậy là sai lầm trầm trọng, tôi đă dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn nhiều năm, kể cả chứng u xơ tuyến tiền liệt cũng trị rất hiệu quả. Chỉ cần linh động dùng th́ bài này như một thứ vũ khí lợi hại. Không nên thay đổi, v́ hai vị này ẩn chứa ư nghĩa sâu xa, nếu có dịp chúng ta sẽ bàn về đề tài này.

XUẤT XỨ BÀI "LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN".
Đến đời Tống (năm 1119 - năm Tống Thần Tông tại vị), ông Tiền Ất (钱乙) trước tác sách "Tiểu Nhi Dược Chứng Chân Quyết" (小儿药证真诀), c̣n gọi là "Tiền Thị Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết" (钱氏小儿药证直诀), gồm có 3 quyển. Trong quyển hạ (quyển 3), ông có đề xuất ra phương Lục Vị Địa Hoàng Hoàn. Theo ông, v́ Bát vị là dùng cho người lớn; tiểu nhi dương khí c̣n non kém, cho nên bỏ đi Nhục quế, Phụ tử, để tránh bạo nhiệt, mà sinh ra nục huyết. Và từ đó trở đi, bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn trở thành một phương thang cơ bản cho các biến phương bổ âm, bổ thận về sau.
Phân tích cơ chế bệnh:
Can thận hư:
Âm hư: Thắt lưng mỏi yếu, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc. Trẻ con không khép thóp, mạch tế.
Hỏa vượng: Cốt chưng triều nhiệt, ḷng bàn chân tay nóng, di tinh đạo hăn hoặc tiêu khát, hoặc răng chân răng lung lay, tiểu tiện dầm dề, miệng khô họng ráo. Sắc lưỡi đỏ, rêu ít, mạch sác.
Công dụng: Tư âm bổ thận.
Giải thích phương thang:
Quân: Thục địa hoàng: tư âm bổ thận, điền tinh ích tủy.

Thần:
Sơn thù: bổ dưỡng can thận, có thể sáp tinh.
Sơn dược: Bổ ích tỳ âm, lại có thể cố tinh.
Ba vị Thục địa, Sơn thù, Sơn dược phối hợp lại để tư dưỡng tỳ thận, được gọi là ¿tam bổ¿ (ba vị bổ).

Tá:
Trạch tả: lợi thấp tiết trọc, đề pḥng công năng tư âm của Thục địa, sẽ khiến nê trệ, làm cho tà khí không tán đi được.
Mẫu đơn b́: thanh tiết tướng hỏa, lại chế tính ôn sáp của Sơn thù
Phục linh: Sấm trừ tỳ thấp, lại trợ cho sơn dược được kiện vận.
Ba vị trên hợp là để thấm thấp trọc, thanh hư nhiệt, c̣n được gọi là ¿Tam Tả¿ (ba vị tả).

Vận dụng lâm sàng:
1. Đây là bài cơ bản để trị các chứng thận âm hư. Biểu hiện lâm sàng là lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, miệng ráo họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch trầm tế sác.
2. Nếu âm hư mà hỏa vượng mạnh, th́ gia Tri mẫu, Huyền sâm, Hoàng bá, để tăng thêm sức thanh nhiệt, giáng hỏa; kiêm có tỳ hư khí trệ, th́ gia Bạch truật, Sa nhân, Trần b́, để pḥng ngừa khí trệ ở tỳ.
3. Thận hư mạn tính, cao huyết áp, tiểu đường thể âm hư, u phổi, u thận, suy giảm công năng tuyến giáp trạng, viêm vơng mạch. Hội chứng các chứng trạng thận âm suy nhược người cao tuổi.
Y gia b́nh luận:
Sách "Thành Phương Tiện Độc" chép: "phương này đại bổ ba tạng Can Tỳ Thận, chân âm bất túc, tinh huyết khuy tổn. Đă dùng bổ th́ phải tả tà, tà lui th́ bổ mới có lực. V́ vậy dùng Thục địa để đại bổ tinh huyết cho tạng thận làm Quân; dùng Trạch tả để dẫn tà trọc ở thận và bàng quang là tá; dùng Sơn dược để bổ can cố tinh, Mẫu đơn b́ để thanh tiết tướng hỏa ở huyết phận của Quyết âm, Thiếu dương. Sơn dược dưỡng tỳ âm, Phục linh sấm thấp ở tỳ, tương ḥa tương tế, không táo không hàn, đây đúng là phương thang Vương đạo vậy".

TẾ SINH THẬN KHÍ HOÀN
Vào đời Tống (Tống Bảo Hữu Nguyên Niên ¿ 1253), danh y Nghiêm Dụng Ḥa (严用和), đă trước tác sách ¿Tế Sinh Phương¿( 济生方), c̣n gọi là "Nghiêm Thị Tế Sinh Phương" (严氏济生方), gồm 10 quyển. Trong đó luận trị th́ có 70 thiên, phương thang th́ có 400 bài. Trong này xuất hiện bài Tế Sinh Thận Khí Hoàn ở quyển 8. Tác giả đă gia thêm cho bài Kim Quỹ Thận Khí Hoàn 2 vị là Xa tiền, Ngưu tất.
Công dụng: Ôn thận hóa khí, lợi thủy tiêu thũng. Trị thận hư thủy thũng, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện không thông, đàm ẩm suyễn khái.

QUẾ PHỤ ĐỊA HOÀNG THANG
Đến năm 1742, vào đời nhà Thanh, danh y Ngô Khiêm trước tác sách Y Tông Kim Giám, trong sách này thấy xuất hiện bài Quế Phụ Địa Hoàng Thang (桂附地黄汤 ) ở quyển 40, mục "Hư Lao Trị Pháp". Trong phương này, Sinh địa được thay bằng Thục địa, Quế chi được thay bằng Nhục quế. Để lưỡng bổ âm dương, nhưng chủ về bổ dương.
Ngày nay, các sách viết về các bài trên hết sức mơ hồ và rối loạn, không rơ ràng, tiền hậu bất nhất. Điểm quan trọng trong bài thuốc này là thay đổi vị Sinh địa thành Thục địa, Quế chi thành Nhục quế là sẽ thay đổi công năng của bài thuốc theo lư luận và mục đích xử dụng. V́ vậy, trước khi xử dụng các phương thang trên, cần phải hiểu rất rơ về lịch sử h́nh thành, công năng chủ trị, phương pháp gia giảm, kinh nghiệm của các y gia về gia giảm.
Trần Quang Thống.
 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-05-03 06:35:53.0
Đông chuẩn bệnh chú trọng đến âm dương trước. Lục Vị Địa Hoàng và Bát Vị Thận Khí một thang bổ âm, một thang bổ dương là 2 thang quan trọng nhất của Đông y. Rất nhiều các thang bổ thận được biến hóa ra từ 2 thang này. Bài viết hay thật.
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-03 07:21:15.0
thầy quang thống thiệt là cao tay......nếu mà chế nó thêm 1 chút nữa th́ hay biết mấy....chế thành hai thang ngâm rượu có lể kích thích sức mạnh của nó cao hơn

theo gia giảm như củ cho thêm long nhăn 15g + đại táo15g Dưỡng tâm, an thần nữa, ngâm rượu là tốt biết mấy

hai bác nghỉ sao.....??



thiện nhân:

 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-05-03 07:27:17.0
Thang thuần âm th́ không ngâm rượu được v́ rượu có tính dẫn dương. Thang Bát Vị Thận Khí cũng không ngâm rượu được v́ Phụ tử có tính đại nhiệt, nó vào những kinh có hỏa như thận, tâm, tỳ. Nay cho vào rượu th́ nó chạy khắp kinh mạch, khiến cho đầu bốc khói trắng, tẩu hỏa nhập ma luôn.
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-03 08:20:49.0
he he cảm ơn bác phố đă chỉ dẫn,bởi thế v́ nhũng người bạn trẻ khi bước chân vào lỉnh vục đông y mà ko hiểu hết tính năng độc của được dễ bị ngộ nhận khi gia giảm và cháu đả biết trước cái này,thế mới xin bác viết bài tính năng dược khi gia giảm thuốc.
như bài cháu đă đăng bên cạnh

như hoàng liên th́ kỵ vị nào...?
mộc thông lỵ vị nào....?
vvvvv.....



kính mong thầy viết bài.........
cảm ơn thây..


thân ai chao
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-03 12:26:40.0
Chào Thiện Nhân!
May mà Thiện Nhân không biết, Bác Phó giải thích, nên nhiều người không biết sẽ được biết.
Đúng vậy đó, thang Bát Vị mà ngâm rượu uống, nếu không ngộ độc th́ cũng tê tái, chân tay không cử động được.
Kể ra trong nghề cứ nghĩ ai cũng như ḿnh, nói mà không giải thích kỹ cũng nguy hiểm thật.
 
Reply with a quote
Replied by Nguyen_Dung (Hội Viên)
on 2012-05-14 06:13:54.0
Bài viết của thầy rất hay và hữu ích nhưng ḿnh có chút thắc mắc muốn thầy quanthong02 giải đáp giùm:

Sự khác nhau giữa dùng bài Bát vị dùng Sinh địa, quế chi so với bài Bát vị dùng Thục địa, Nhục quế như thế nào?

Theo như ḿnh t́m hiểu ở sách Y Tông Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lăn Ông th́ đều coi bài Bát vị dùng Thục địa, Nhục quế là thần dược để bổ chân âm chân dương.

Chính trong phần công dụng các dược vị cũng so sánh thấy sự khác nhau rất lớn giữa Thục địa - Sinh địa và Nhục quế - Quế chi.

Xin trích nguyên văn trong sách Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh:

"Thục địa: tư bổ thận thủy, đầy xương tủy, bổ huyết suy, thêm chân âm, chuyên chủ bổ nguyên khí của thận."

"Sinh địa: chủ trị lao thương, thông đại tiểu tiện, nuôi phần âm, lui phần dương, mát tâm hỏa huyết nhiệt, chữa chứng lao nhiệt nóng trong xương, ngũ tâm phiền nhiệt..."

"Nhục quế: cứu khí nguyên dương, giúp ấm tỳ vị hư hàn, cứng gân xương, mạnh sinh dục, nuôi tinh tủy, ấm lưng gối, khí của nó rất nồng hậu có thể bổ sự bất túc của mệnh môn chân hỏa trong thận"

"Quế chi: vị nhạt, thể nhẹ, đi lên đầu mặt, chữa chứng đau trong bụng, giải chứng lạnh ngoài b́ phu, điều ḥa vinh vệ của cơ thể, giải tán phong hàn..."

Mà ḿnh thấy thầy Quang Thống khi ra toa cho các trường hợp Thận hư suy th́ thường thay Thục địa = Sinh địa, Nhục quế = quế chi, làm như vậy là đi trái với cái đạo của Hải Thượng Lăn Ông và cũng thấy trái với công dụng ôn bổ thận của 2 loại dược vị.

Vài lời mong được thầy Quang Thống giúp cho hiểu rơ! Cám ơn thầy.
 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-14 08:16:31.0

Dear Nguyễn Dung:
nếu và bạn có sách gốc của hải thượng lăng ông th́ nên nói,chứ nói thiệt với bạn đùng buồn chứ sách Y Tông Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lăn Ông,ḿnh chua bao giờ nh́n tới,
trường đại học y ha nội bộ môn y học cổ truyền dân tộc in ngày quư III 02/01/2008:
quyển sách sai lỗi chính tả nhiều hơn vị thuốc.đề cao tinh năng dược quá thấp.thuyết tŕnh quá kém.

Y Tông Tâm Lĩnh của Hải Thượng Lăn Ông có nói 1 câu ràng bài thuốc và bệnh có sẵn dựa vào đó ma bốc thuốc không nên gia giảm.
nhưng không gia giảm làm sao thôi.
không phải minh nói thiên vị cho thầy quangthong02 ma đó là sự thật.


xem nguồn tin báo nông nghiệp việt nam đăng nè

Hai bài thuốc nổi tiếng của Trương Trọng Cảnh
Lương y Trần Thân -Thứ Ba, 13/04/2010, 11:7 (GMT+7)

Danh y Trương Trọng Cảnh
Trong giới y học cổ truyền Việt Nam chắc không ai là không biết, không thuộc hai bài thuốc cổ phương Bát vị và Lục vị, một bài đại diện cho chứng âm hư, một bài đại diện cho chứng dương hư. Nhưng xuất xứ 2 bài thuốc th́ chưa chắc ai cũng biết. Vậy 2 bài thuốc cổ phương này ra đời trong hoàn cảnh nào?

Năm 2006 trước Công nguyên thời Tây Hán, Hán Vũ Đế tên thật là Lưu Triệt, sách sử ghi rằng Lưu Triệt muốn cho ḿnh khỏe mạnh, cải lăo hoàn đồng nên đă uống nhiều ¿đan sa¿, biến chứng phát sốt dữ dội, khát nước nhiều, đi tiểu liên tục mà không thuốc nào chữa khỏi. Trương Trọng Cảnh bấy giờ là đại phu chữa bệnh cho Lưu Triệt đă nghĩ ra hai phương thuốc: bát vị và lục vị. Nhờ thế mà nhà vua đă khỏi bệnh. Nguyên văn hai bài thuốc như sau:

Bài thuốc Bát vị quế phụ:

Thục địa 8 chỉ, hoài sơn 4 chỉ, sơn thù 4 chỉ, đan b́ 3 chỉ, trạch tả 3 chỉ, bạch linh 3 chỉ, quan quế 1 chỉ, phụ tử 1 chỉ.

Tất cả 8 vị thuốc tốt nên gọi là bát vị.

Cách sao tẩm như sau: Thục địa thứ tốt tẩm gừng tươi sao khô. Hoài sơn tẩm nước cơm sao khô. Sơn thù bỏ hạt, tẩm rượu sao khô. Trạch tả tẩm nước muối loăng sao khô. Bạch linh tẩm sữa con so sao khô. Phụ tử đă chế mới đem dùng.

Chủ trị: Chân thận hỏa hư, chân thủy vượng làm cho mỏi mệt. Hạ bộ hàn lănh, đau lưng, mỏi gối, lưng lạnh, đái đêm nhiều. Đại tiện phân lỏng, bần thần nặng đầu, hay quên, lừ đừ, ngái ngủ.

Bài thuốc tồn tại cho tới ngày nay đă hơn 2000 năm. Hải Thượng Lăn Ông Lê Hữu Trác khi xưa đánh giá rất cao bài bát vị và đă dùng bài thuốc này chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Ông dùng bài ¿bát vị¿ làm xương sống, căn cứ vào chứng mà gia giảm. Sau đây là phép gia giảm của Hải Thượng Lăn Ông:

Tạng thận yếu mà đi lị lâu tăng vị thang ma, phá cố chỉ đều 2 chỉ (2 chỉ = 3,75g).

Mạch xích 2 bên hồng mà sác là chân âm kém, bội quế, phụ tử lên 2 chỉ.

Mạch bổ bên trái vô lực là khí, tạng can suy nhược, bội sơn thù lên 3 chỉ.

Mạch bổ quan bên phải vô lực là tỳ vị hư yếu, bội phục linh, trạch tả lên 2 chỉ.

Hỏa dạ dày quá mạnh mà thành hoàng đản, sốt về chiều, miệng lở, chóng đói, bội mẫu đơn.

Khí dạ dày yếu mà lạnh (hư hàn), đầy trướng, sôi bụng bội phục linh, trạch tả lên 2 chỉ, lại bội quế, phụ tử thêm 1 chỉ. Dương suy, tinh kém thêm lộc nhung, tử hà sa. Tạng thận yếu không đem được nguyên khí về chỗ, đi tiểu nhiều, thở suyễn, nôn ọe bội ngũ vị tử, ngưu tất.

Bài lục vị:

Trương Trọng Cảnh dùng bài ¿bát vị¿ nhưng bỏ đi 2 vị quế và phụ tử. C̣n lại 6 vị gọi là bài ¿lục vị¿.

Bài thuốc: Hoài sơn 4 chỉ, thục địa 8 chỉ, sơn thù 4 chỉ, đan b́ 3 chỉ, trạch tả 3 chỉ, bạch linh 3 chỉ.

Chủ trị: Thận thủy suy kém, tinh khô, huyết kiệt đau lưng, mỏi gối, di tinh, khát nhiều, đái rắt, can thận suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, phát sốt, nóng âm, da, tóc khô xỉn, mắt mũi nám đen, lưỡi khô ráo khát. Đối với phụ nữ nhan sắc ngày càng tàn tạ, nóng nảy, các chứng trẻ em chậm biết đi, tóc mọc chậm, chậm biết nói...

Phép gia giảm của Hải Thượng Lăn Ông:

Người gầy đen, khô táo thêm thục địa, bớt trạch tả.

Tính nóng nảy, hay cáu giận bớt sơn thù thêm đan b́, bạch thược, sài hồ mỗi vị 2 chỉ.

Lưng mỏi thêm đậu trọng tẩm muối sao.

T́ vị hư yếu, ăn ít mà ngoài da lại khô xỉn tăng hoài sơn.

Chứng đại đầu thống (nhức đầu quá mạnh), nếu người bệnh yếu lắm không nên dùng nhiều thuốc lạnh, mát mà chỉ nên dùng lục vị nhưng bội thêm thục địa, mẫu đơn b́, trạch tả, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 3 chỉ. Nếu hỏa quá mạnh thêm tri mẫu, hoàng bá mỗi vị 2 chỉ.

Phụ nữ huyết khô, kinh bế, thiếu máu, xây xẩm ăn kém thêm xuyên quy, bạch chỉ mỗi vị 2 chỉ, quế tốt 1 chỉ.

Chứng bạc đầu, rụng tóc thêm hà thủ ô 2 chỉ nhưng phải uống cho nhiều (vài chục thang) có thể hồi xuân.

Mờ mắt thêm kỷ tử, cúc hoa, sài hồ, mỗi vị 2 chỉ.

Hải Thượng Lăn Ông nói: Tôi kinh nghiệm hằng 30 năm, chữa khỏi được nhiều bệnh trầm trọng, cũng chỉ căn cứ vào 2 khiếu âm và dương, cũng chỉ trông vào 2 bài ¿bổ thủy và bổ hỏa¿ (bát vị và lục vị) khác biệt với các thầy khác mà thôi! Vậy thủy hỏa là căn bản để sinh ra con người, nhưng thủy là chân của hỏa cho nên phải tương giao mà không ĺa được nhau. Lại phải quân b́nh mà không bên nào được hơn lên. Tính của hỏa bốc lên th́ phải đem trở xuống. Tính của thủy nhuận xuống th́ phải đem trở lên. Hỏa ở trên, thủy ở dưới gọi là tương giao tức thủy hỏa kư tế (nước và lửa đă làm xong việc). Hỏa ấy gọi là dương khí, thủy ấy gọi là âm khí, 2 bên cần phải có nhau, dựa vào nhau th́ gọi là âm dương ḥa b́nh.

Người nào chân âm của tạng thận không đầy đủ tức bổ mạch xích bên trái hư yếu, đi tế, sác thời dùng bài ¿lục vị¿.

C̣n người nào chân dương không đầy đủ, tức hỏa mệnh môn không được đầy, bổ mạch xích bên phải đi tế, sác th́ dùng bài ¿bát vị¿.

Hải Thượng Lăn Ông nói thêm: Xem như thế mới biết bách bệnh đều bởi hư yếu mà ra. Mà hư yếu phần nhiều bởi tạng thận. Nội kinh nói: ¿Gặp chứng hư yếu phải bội tạng thận để giữ lấy mệnh môn". Nội kinh nói thêm: ¿Việc làm thuốc mà biết được yếu lĩnh th́ mọi cái là xong. Không biết được yếu lĩnh th́ man mác vô cùng!¿.

Hải Thượng Lăn Ông kết luận: ¿Đem phương pháp để chữa một bệnh suy rộng ra có thể chữa được bách bệnh. Mà phương pháp chữa được bách bệnh về căn bản cũng như chữa được một bệnh vậy!¿.

http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/5/5/47067/Hai-bai-thuoc-noi-tieng-cua-Truong-Trong-Canh.aspx

thiện nhân


 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-14 16:01:40.0
Chào Mọi người!
Hôm qua ḿnh nhận được Password nên hôm nay mới vào được diễn đàn để tiếp tục cùng mọi người thảo luận.
Trước tiên xin chào thành viên mới là Nguyen_Dung. Rất vui khi diễn đàn chúng ta lại có thêm một thành viên mới mà tôi tin là có năng lực nghề nghiệp vững chắc. Trong thảo luận, việc chất vấn, phản biện, tranh luận là việc hết sức cần thiết, vậy nên Thiện Nhân đừng hiểu lầm ư của NguyenDung. Mong rằng mọi người sẽ có được nhiều ư kiến để tranh luận sôi nổi hơn.
Đầu tiên, tôi xin được phép giải thích tại sao cách nh́n nhận của tôi không theo tư tưởng của Hải Thượng Lăn Ông trong trường hợp này. Trước hết là v́ bài Bát Vị không phải của Hải Thượng Lăn Ông, mà nó có xuất xứ rất rơ như tôi đă nêu ở trên. Thậm chí, thời điểm mà vị Sinh địa được thay Thục địa, Quế chi được thay bằng nhục quế là thời điểm mà Hải Thượng Lăn Ông c̣n chưa làm nghề y. Đồng thời,khi tôi dụng dược th́ tôi có cơ sở của tôi, HTLÔ có cơ sở và tư tưởng của ông, đó không phải là cái đạo, và lại càng không phải là cơ sở buộc tôi phải tuân theo. Điều tiếp theo, chúng ta đều phải nh́n nhận rằng, HTLO là một Nho gia có học thuật xuất chúng, ông có ảnh hưởng không nhỏ đến YHCT của Việt Nam, nhưng ông cũng không thể tránh khỏi nhiều điều sai lầm, mà hậu thế chỉ v́ cái bóng quá lớn của ông, không dám nh́n nhận cái sai, không dám chỉ ra cái sai, khiến cho cái sai cứ tồn tại. Tôi xin nói sơ qua những cái sai, mà sau này có dịp, chúng ta sẽ bàn sâu hơn. Đầu tiên tôi nhận thấy những mâu thuẫn trong lời tự sự của ông trong Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, trong phần ¿Y Nghiệp Thần Chương¿ đoạn trên th́ ông nói: ¿¿từ năm 50 đến 60; 70 tuổi, ông không nhầm (trong nghề y) nữa¿¿, nhưng sau đó vài ḍng ông lại nói: ¿¿tuy theo nghề y nhưng không dám chữa bệnh, chữa nhiều th́ nhầm nhiều, nhầm nhiều th́ âm báo càng nhiều¿¿. Như vậy, tôi nhận thấy, v́ sợ âm báo mà không dám chữa bệnh, th́ đó là nghĩ cho ḿnh hay nghĩ cho người? bên trên th́ nói không nhầm, nhưng bên dưới sợ nhầm, tiền hậu bất nhất như vậy, có đáng tin không? Không chữa bệnh nhiều th́ không có lâm sàng nhiều, không có lâm sàng nhiều mà viết sách, hậu thế đọc vào mà ứng dụng th́ cái đó có âm báo không? Viết một bộ sách đồ sộ mà không trải qua lâm sàng nhiều, không có nhiều bệnh nhân, th́ lấy cơ sở nào để viết? mà nếu có đông bệnh nhân th́ thời gian nào để bỏ cả 10 năm trời ṛng ră để viết ra một bộ sách đồ sộ như vậy? Bản thân tôi, tôi hy sinh tài sản bản thân, hy sinh tuổi trẻ và hạnh phúc gia đ́nh để học y, cũng chỉ v́ chứng kiến nỗi đau đớn do bệnh tật gây ra, đặc biệt là những người nghèo không có tiền chữa bệnh, vậy sự hy sinh đó có bị âm báo không? Nghĩ cho người có bị âm báo không?
Ở phần Đạo Lưu Dư Vận, do quá ấn tượng về tạng Thận, ông vịn vào câu nói của thầy thuốc họ Triệu trong sách Y Quán (sách do Triệu Hiến Khả (赵献可) viết vào năm 1687), mà phủ nhận thuyết Tâm là quân chủ. Ông cho rằng, sách Nội Kinh đă nh́n nhận sai (vấn đề này tôi sẽ bàn kỹ trong các chủ đề sau này). Rồi cũng chính ông là người đầu tiên khiến cho hậu thế nh́n nhận sai lầm và khắc khe về Vương đạo, và Bá đạo là hai pháp trị cụ thể và quan trọng trên lâm sàng của Đông y.
Cũng chính v́ câu nói: ¿Lĩnh Nam ta không có thương hàn¿ (sau này cụ Hoàng Nguyên Cát (1702 ¿ 1779) cũng đồng ư với quan điểm này) đă khiến cho chứng cúm không được nh́n nhận đúng. Khi tôi ở Huế, nhân một lần bị cảm thương phong, tôi t́m vị Ma hoàng để lập phương Ma Hoàng Thang uống, th́ đa số các vị lương y không có vị này, lại c̣n cười chế diễu rằng: ¿làm thầy thuốc th́ phải biết câu nói của HTLO rằng: Lĩnh Nam ta không có thương hàn¿. Trên lâm sàng chính nhờ hai bài Quế Chi Thang, và Ma Hoàng Thang, mà tôi đă giúp điều trị nhanh gọn chứng thương phong cho cả hàng bao nhiêu bệnh nhân (chỉ cần 1-3 ngày), đồng thời, trên lâm sàng, thương hàn nhập lư là chứng mà tôi thường chứng kiến, thấy rơ các triệu chứng đúng như trong sách Thương Hàn Luận đă bàn đến. Chỉ v́ quy nạp vào đồ h́nh bát quát một cách máy móc, rồi vội kết luận, khiến thế hệ sau cũng theo đó mà sai, đấy là bất cẩn trong trước tác và phát ngôn vậy.
Những điều trên chỉ là số ít khi tôi đọc Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Nhưng không phải v́ những điều này, mà tôi nh́n khác đi tính kiệt xuất, uyên thâm trong học thuật của cụ, chỉ v́ tôi quan niệm, không thẳng thắn, không nghiêm túc, th́ sẽ không bao giờ có được thành quả cao nhất và đúng đắn nhất trong học thuật.
Bây giờ, tôi xin lư giải tại sao tôi lại thường hay dùng Kim Quỹ Thận Khí Hoàn nguyên gốc. Đó là v́, trên thực tế lâm sàng, qua quan sát các thầy thuốc (tôi đă chứng kiến nhiều thầy thuốc lăo làng ở cả Hà Nội, và Sài G̣n, và cả chính bản thân tôi) dùng bài Bát Vị Quế Phụ, th́ bệnh nhân thường bị ngộ độc nhẹ Phụ tử, dần dần tôi để ư thấy những điều sau: chỉ chứng nào có triệu chứng ngũ canh tả th́ không ngộ độc; có thực hàn dương hư th́ không bị; thể trạng gầy g̣ xanh xao, có triệu chứng dương hư, không ham muốn tính dục, dương nuy th́ không bị. C̣n những người có thể chất tráng kiện, chân tay tuy lạnh, sợ lạnh, nhưng dùng vào là bị ngộ độc phụ tử ngay. Hoặc những người đi tiểu b́nh thường, nhưng thường tiết tả, cẩu lỏng nhiều trong ngày, ham muốn tính dục, nhưng lại mau xuất tinh, dương vật không cương cứng..dùng Quế Phụ Bát Vị th́ ngộ độc, nhưng dùng Kim Quỹ Thận Khí th́ phục hồi rất nhanh. Tôi quan sát và suy nghĩ th́ nhận thấy, người thời nay, nhà cửa kín đáo, ăn uống đầy đủ, không c̣n dầm mưa dăi nắng như ngày xưa, nên t́nh trạng thận dương hư khiến phải dùng đến Quế Phụ Bát Vị rất ít. Bạn cứ thử cho 10 đối tượng thận dương hư dùng Quế Phụ Bát Vị th́ có đến 6;7 người có biểu hiện tê dại, nhưng cho dùng Kim Quỹ Thận Khí th́ hầu như không có ai bị như vậy cả. Trên lâm sàng, tôi thường ứng dụng chữa trong các chứng xuất tinh sớm, liệt dương, huyết áp cao thể mỡ máu tăng, rối loạn tiểu tiện, các chứng đau bụng tiết tả, u xơ tiền liệt tuyến, kháng thể kém khiến thường hay cảm mạo, đàm nhiều¿ chỉ cần linh động gia giảm th́ sẽ thâu được kết quả cực kỳ mỹ măn. Không phải vô cớ mà tôi thường sử dụng bài này. Trên lâm sàng, tôi thường sử Kim Quỹ Thận Khí Hoàn, Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (bài Lục Vị ứng dụng thậm kỳ diệu, có thể nói ứng dụng của nó đa dạng gần như không có bài nào vượt qua được).
So sánh các vị thuốc trên chúng ta có thể thấy:
Sinh địa: vị ngọt, lạnh; vào kinh Tâm, Can Thận. Có công năng thanh nhiệt lương huyết, dưỡng âm, sinh tân. Trị nhiệt bệnh, phiền khát, âm hư nội nhiệt, cốt chưng lao nhiệt, nội nhiệt tiêu khát, thổ huyết nục huyết, phát ban phát chẩn.
Thục địa: vị ngọt, hơi ấm. Vào kinh Can, Thận. Có công năng tư âm bổ huyết, ích tinh điền tủy. Trị Can Thận âm hư, lưng gối mỏi mềm, cốt chưng triều nhiệt, đạo hăn di tinh, nội nhiệt tiêu khát, huyết hư da vàng vọt, tâm quư chinh xung, kinh nguyệt không đều, băng lậu hạ huyết, huyễn vậng, nhĩ minh, râu tóc bạc sớm.
Quế chi: vị cay, ngọt, ấm. Vào kinh Tâm, Phế, Bàng quang. Có công năng phát hăn giải cơ, ôn thông kinh mạch, trợ dương hóa khí, b́nh sung giáng khí. Trị phong hàn cảm mạo, vùng bụng trên đau lạnh, huyết hàn bế kinh, các khớp đau nhức, đàm ẩm, thủy thũng, tâm quư, bôn đồn.
Nhục quế: Vị cay, ngọt, đại nhiệt. Vào kinh Thận, Tỳ, Tâm. Có công năng bổ hỏa trợ dương, dẫn hỏa quy nguyên, tán hàn chỉ thống, hoạt huyết thông kinh. Chủ trị dương nuy, lạnh tử cung, lưng gối lạnh đau, thận hư sinh suyễn, dương hư huyễn vựng, mắt đỏ họng đau, tâm phúc lạnh đau, hư hàn thổ tả, hàn sán, bôn đồn, bế kinh, thống kinh.
Qua sự so sánh các vị trên, chúng ta có thể nhận thấy, cũng là dương hư, nhưng Quế Phụ Bát Vị th́ dùng trong chứng thực hàn, dương hư nặng mà có thực hàn; Kim Quỹ Thận Khí Hoàn th́ dùng trong chứng thận dương hư. nhưng không có thực hàn (hư hàn).
Hôm nay bận quá nên không tập trung tư tưởng tốt lắm, hẹn mọi người lần sau, tôi sẽ bàn về đề tài thận âm, thận dương, mà trong sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh đă bàn chưa đúng. Nếu Nguyen_Dung có điều ǵ muốn tôi tŕnh bày rơ hơn th́ xin có ư kiến nhé.
Thân mến!
Trần Quang Thống.

 
Reply with a quote
Replied by dieumy (Hội Viên)
on 2012-05-15 10:32:11.0
Kính chào thầy Phó, thầy Thống và các anh chị trên diễn đàn.

Em rất thích đông y và muốn đi theo nghề này. Những bài viết của các thầy trên diễn đàn này đă giúp em rất nhiều. Xin thầy Thống và thầy Thiện Nhân có thể giới thiệu cho em một vài quyển sách tiếng việt nào hay không? Muống học hành mà có gốc như thầy Thống th́ phải bắt đầu từ đâu ạ?

Thưa thầy Phó, Thầy có biết sách đông y của tác giả giovanni maciocia không? Việt nam ta có quyển nào viết tương tự không thầy?

Em mong được các thầy chỉ huấn.
Em cảm ơn và chúc các thầy luôn mạnh khỏe.

Diệu My
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-15 12:10:59.0
Chào Diệu My!
Các sách của Giovanni hiện tại chưa được dịch ra tiếng Việt, một số tài liệu thỉnh thoảng có tham chiếu vài đoạn các bài tham luận của ông.
Theo quan sát của tôi, th́ bạn nên bắt đầu từ những sách sau:
Lư luận: bạn chắc chắn phải có một quyển Kinh Dịch của Ngô Tất Tố. một cuốn Nội Kinh. Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều bản dịch như của các cụ Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Trung Ḥa, Nguyễn Đồng Di, Mă Kiếm Minh, Huỳnh Minh Đức, Đại Học y Hà Nội. Nhưng tôi thấy tất cả những sách mới th́ toàn bộ là sào nấu sao chép, chỉ có các sách của các cụ như tôi đă nói trên là do tác giả dịch thuật (100% các tài liệu mới đều là sao chép và vô giá trị). Trong tất cả các sách trên, độc đáo nhất, giá trị nhất là phải nói đến tác phẩm "Đọc Và Hiểu Biết Nội Kinh Đông Y" của cụ Nguyễn Trung Ḥa (h́nh như in năm 1982 th́ phải), cuốn này bạn cần phải có.
Các sách về Thương Hàn Luận, Ôn Bệnh Học th́ bạn nên đọc sách của cụ Nguyễn Tử Siêu.
Sách giáo tŕnh th́ bạn nên đọc cuốn: Cẩm Nang Chẩn Trị Đông Y của cụ Lê Văn Sửu, và bộ "Lư Pháp Phương Dược" của Lương Y Trần Khiết (ngoài ra, L/Y Trần Khiết cũng c̣n một tác phẩm không kém phần giá trị, đó là "Bài Giảng Tâm Đắc - Đắc Luận Đắc Trị".
Một bộ sách không thể thiếu trong nhà là bộ 4 quyển của Cụ Trần Văn Quảng dịch, gồm: Y Học Tam Tự Kinh, Tần Hồ Mạch Học, Dược Tính Ca Quát Tứ Bách Vị Diễn Ca, Thang Đầu Ca Quyết. Cụ Quảng là một thầy thuốc tính t́nh đôn hậu, trí tuệ hơn người, kiến thức vững chắc. Bản tính của cụ là không nói thừa, không nói thiếu, không nói vô nghĩa, tấm ḷng quảng đại. Cụ là người văn hay chữ tốt, sáng tác văn thơ mạch lạc trong sáng. V́ vậy sách của cụ rất có giá trị cho những người theo học Đông y.
Sách về châm cứu th́ bạn nên t́m sách của Lương y Lê Quư Ngưu (Các sách củ Lê Quư Ngưu dịch đều có giá trị thực tế, viết để người đọc học, chứ không phải viết để lấy thành tích. Đọc sách của ông mới thấy ông là một Thầy giáo, một thầy thuốc lao động trí óc chân chính. Cuốn sách về Nạn Kinh của ông dịch cũng có giá trị rất cao cho các thầy thuốc chuyên môn).
Sách phương thang th́ bạn chỉ cần một cuốn đơn giản, đó là cuốn "250 Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền" của Giáo Sư Trần Văn Kỳ.
Hiện tại cũng chỉ có những sách đó mang tính sư phạm và có giá trị. C̣n những sách nào mà có các tiêu đề đại loại như: Gia Truyền, Thần Phương, Bí Truyền... th́ bạn đừng quan tâm, cũng đừng đọc dù chỉ một chữ, nó sẽ làm bạn mất định hướng và dễ mất căn bản.
Như tôi đă từng tâm sự. Lúc bé tôi đă bị ép học các sách Thang Đầu Ca Quyết, y Học Tam Tự Kinh. Về sau, khi có ư thức, th́ tôi bắt đầu từ Kinh Dịch, Nội Kinh, Nạn Kinh, Thương Hàn Luận, Ôn Bệnh Điều Biện, và đặc biệt học kỹ ở sách Y Tông Kim Giám. Các sách lâm sàng mà gia đ́nh thường dùng là Phùng Thị Cẩm Nang, Vạn Bệnh Hồi Xuân, Cảnh Nhạc Toàn Thư, Y Học Nhập Môn, Thọ Thế bảo Nguyên. (về sau c̣n rất nhiều sách theo thời gian tôi kết tập thêm. Phương thang th́ dùng: Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương, Bị Cấp Thiên Kim Dược Phương. Y Phương Khảo, Y Phương Luận, Y Phương Tập Giải, Thái B́nh Huệ Dân Ḥa Tễ Cục Phương. Châm cứu th́ dùng chủ yếu vẫn là Châm Cứu Đại Thành, Châm Cứu Giáp Ất Kinh. Và c̣n rất nhiều sách nữa đă được ứng dụng. Tôi nói phần tên sách dài ḍng như vậy, là để cho các bạn hiểu rằng không có cái gọi là gia truyền nếu không có các sách kinh điển. Gia truyền không có ǵ là ghê gớm, không có ǵ là bí mật, chẳng qua là đi đúng thứ tự học thuật, có kinh nghiệm áp dụng cổ phương và gia giảm. Người bước vào học Đông y nghe đến gia truyền là chột dạ, v́ sợ ḿnh không có các bí kíp gia truyền th́ sẽ không đi được con đường Đông y. Bạn cứ yên tâm đi đúng thứ tự, vận dụng đúng kinh nghiệm người xưa, chỉ sáng tạo khi ḿnh đă đủ cơ sở kiến thức chuyên ngành.
Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường bạn đă chọn!
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org