Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2013-04-22 15:45:32.0
Chào Bach Nhan Thanh Kim,
Em học thuộc được mạch lý là bước khởi đầu rất tốt. Mạch học là bộ môn khó lĩnh hội nhất trong Đông y. Việc học mạch cũng tương tự như học âm nhạc vậy. Người không thích âm nhạc hoặc không biết nghe nhạc thì âm nhạc chỉ là những âm thanh ồn ào như những âm thanh khác. Khi chúng ta tập trung lắng nghe thì sẽ nhận ra là âm nhạc không chỉ là tiếng ồn mà nó có lúc trầm lúc bổng, lúc nhanh lúc chậm, lúc vội vã lúc êm đềm. Tiến thêm một bậc nữa là chúng ta bắt đầu cảm nhận được âm nhạc, những âm thanh trầm bổng, to nhỏ, nhanh chậm cho chúng ta một cảm giác yên tĩnh, thoải mái, hưng phấn, năng động, v.v. Lên đến bậc cao của thưởng thức âm nhạc thì chúng ta không còn nghe âm thanh nữa mà những âm thanh đó đã trở thành hình tượng mà chúng ta có thể "thấy" được. Một khúc nhạc độc tấu dương cầm có thể cho chúng ta cảm giác một cơn gió mùa thu thoảng qua, tiếng lá vàng rơi nhè nhẹ trên mặt đường, cảm giác thật tĩnh lặng êm đềm rồi bỗng có tiếng vó ngựa từ xa chạy đến, âm thanh lớn dần lên rồi một đôi song mã kéo một chiếc xe ngựa trên có một đôi tình nhân, chiếc xe lướt nhanh trên mặt đường, tiếng vó ngựa trở nên dồn dập vội vã, những chiếc lá bị xe ngựa lướt qua cuốn tung lên như một cơn lốc... chiếc xe xa dần rồi mất hẳn trả lại không khí yên lặng tĩnh mịch thì bỗng lại có 1 chú chim non hót líu lo trên cành, tiếng chim hót bật nổi lên trên nền tiếng gió nhẹ và tiếng lá rơi thầm lặng khiến cảnh vật như sống dậy ...

Trở lại chuyện học mạch. Tại sao tôi lấy âm nhạc ra để làm ví dụ? vì mạch học là một nghệ thuật mà chúng ta có thể nghe được. Khi em mới học thì mạch chỉ là những nhịp đập động đậy dưới ngón tay. Nếu em dùng ngón tay để lắng nghe thì sẽ thấy mạch có lúc trầm lúc bổng, lúc nhanh lúc chậm, lúc vội vã lúc khoan thai, lúc căng cứng như sợi dây đàn càng ấn vào càng căng bật lên, lúc nhẹ như cọng rơm trên mặt nước ấn nhẹ thì thấy ấn mạnh thì biến mất... Người xưa gọi là nghe mạch, dùng ngón tay để nghe nên đầu ngón tay gọi là chỉ nhĩ. Khi đã phân biệt được sự khác nhau của mạch thì em bắt đầu áp dụng mạch lý vào và tập phân biệt mạch tượng. Lên đến trình độ cao hơn thì em có thể từ những mạch tượng này mà biết được tình trạng thịnh suy của âm dương, ngũ hành của tạng phủ. Đến trình độ thật cao thì em không còn thấy mạch tượng nữa mà có thể nhìn thấy những hình tượng do mạch tạo thành. Em có thể "thấy" một buổi chiều ảm đạm, âm khí bao trùm, mây mù che lấp ánh dương quang, những cơn bão tố, sấm sét ùn ùn nổi dậy. Muốn phá đi không khí ảm đạm này thì cần phải dùng khí ôn ấm để xua đi âm khí lạnh lẽo, phải khơi mạch lợi thủy để tiết đi hỏa tà, mây mù được tan, thủy thấp thông lợi thì ánh dương quang sẽ lại chiếu sáng, cảnh vật sẽ an bình trở lại. Trăm bệnh như một, hễ thấy được bức tranh của mạch thì sẽ tìm được cách làm cho cảnh vật êm đềm thanh bình trở lại và sẽ trị được bệnh. Sờ vào mạch như thấy được cả một bức tranh của tiểu vũ trụ, mỗi người mỗi khác muôn màu muôn vẻ thật đúng là một nghệ thuật.

Đây là gợi ý để em có thể tìm ra hướng đi của mình trong phép học mạch. Cũng như âm nhạc, lúc học mạch em cần sự yên tĩnh, sự tập trung và thưởng thức thì sẽ nghe được mạch.
Chúc em thành công,
Phó
 
Reply with a quote
Replied by hunghuy (Hội Viên)
on 2013-04-23 00:38:18.0
pak Phó nói rất hay. đạt được trình độ như pak mới hiểu được giá trị và đỉnh cao của YHCT. hunghuy và các bạn phải thật cố gắng mới lĩnh hội được tinh hoa của YHCT. mạch lý là phần khó nhất trong YHCT, học lý thuyết kết hợp với thực nghiệm lâm sàng mới mong cảm nhận như pak Phó đc
 
Reply with a quote
Replied by bach nhan thanh kim (Hội Viên)
on 2013-04-23 11:36:50.0
em cám ơn PhoHVB và hung huy đã chỉ dạy. em sẽ cố gắng và cố gắng hơn nữa. em cầu mong một ngày nào đó em sẽ biết bắt mạch
 
Reply with a quote
Replied by PhuongD (Hội Viên)
on 2013-05-07 05:04:40.0
Bác Phó HVB ví mạch với âm thanh quả là hay. Nếu thay vì tập luyện bắt mạch, ta sử dung máy dò (dao động kế, áp suất kế) để bắt mạch thì có đảm bảo chính xác, khách quan và hỗ trợ chẩn đoán tốt như dùng tay?

Các thông số :
+ Tần số đập (nhịp tim)
+ Áp suất tâm thu / tâm trương
+ Mức chuyển pha áp suất tâm thu - tâm trương

vẽ thành đồ thị theo thời gian thực có đẹp như cảnh núi non hùng vĩ hay khe suối róc rách chăng? :D

 
Reply with a quote
Replied by hunghuy (Hội Viên)
on 2013-05-08 04:21:46.0
@ PhuongD:
pak đã ứng dụng thành công chưa hay chỉ nêu ra ý tưởng. công trình nghiên cứu của pak có được kết quả rồi hẳn nói. những tiến bộ pak nêu ra, e nghĩ rằng là một công trình khoa học chứ chẳng chơi. còn phép chẩn mạch với những mạch tượng như vậy là kết quả từ ngàn xưa đúc kết lại, nó được chứng minh tính đúng đắn cũng như mang ý nghĩa thực tiễn trong điều trị bệnh từ xưa đến nay, và nó vẫn đúng và sẽ mãi đúng trong lịch sử nhân loại. nếu công trình của pak thành công, nó sẽ được áp dụng song song với phương pháp chẩn mạch này
 
Reply with a quote
Replied by PhuongD (Hội Viên)
on 2013-05-08 08:27:10.0
@Hunghuy:
Tôi đọc bài của bác PhóHVB ví mạch học với âm nhạc nên nảy ra so sánh như vậy. Nếu bạn đã từng chơi đàn, ví dụ guitar, thì các thông số vật lý của âm nhạc có thể đo lường và biểu diễn thành đồ thị với hình thế núi non. Còn y học thì ứng dụng đo lường mạch học đã có người làm rồi nhưng có lý do nào đó nên hiện thời chưa thấy công bố rộng rãi. Tôi thì cho rằng một cái máy như vậy chưa đủ để hiện đại hóa Đông Y; Điều quan trọng là phải làm rõ lý luận cơ sở và bệnh học của y học cổ truyền trước đã.

P/s: cũng cần khẳng định với bạn một điều là các ứng dụng khoa học công nghệ đã vượt rất xa khỏi chuyện bắt mạch - nhưng dựa trên lý luận và bênh học Tây Y. Nếu học/làm nghề y hiện nay thì sẽ biết hiệu năng của các máy đo PET, MRI, siêu âm, chụp cắt lớp, sinh hóa ...vv khủng khiếp đến thế nào, bạn à!
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2013-05-08 18:27:44.0
Quote:
Originally posted by PhuongD
Bác Phó HVB ví mạch với âm thanh quả là hay. Nếu thay vì tập luyện bắt mạch, ta sử dung máy dò (dao động kế, áp suất kế) để bắt mạch thì có đảm bảo chính xác, khách quan và hỗ trợ chẩn đoán tốt như dùng tay?

Các thông số :
+ Tần số đập (nhịp tim)
+ Áp suất tâm thu / tâm trương
+ Mức chuyển pha áp suất tâm thu - tâm trương

vẽ thành đồ thị theo thời gian thực có đẹp như cảnh núi non hùng vĩ hay khe suối róc rách chăng? :D
Chào PhuongD,
Tôi nghĩ đã có các loại máy dò mạch đã được dùng rộng rãi bên Tây y, phần nhiều là các bác sỹ Tây y kiêm Đông y. Các loại máy này cung cấp thêm rất nhiều thông tin hữu ích trong quá trình định bệnh.

Trong bài viết trên tôi so sánh việc học mạch như học âm nhạc, việc nghe mạch như nghe âm nhạc (không phải âm thanh). Đúng là âm thanh có thể dùng máy để đo nhưng làm gì có máy để đo âm nhạc? Âm nhạc là một nghệ thuật, chỉ có sự cảm nhận của chính người nghe mới nhận thức ra được cái hay của âm nhạc, máy móc vô tri vô giác làm sao đo được? Chúng ta không thể dùng máy đo âm thanh, vẽ thành đồ thị sự dao động của âm thanh rồi dựa theo đồ thị đó để kết luận là bản nhạc này hay hay dở. Mạch học cũng vậy, sự dao động của mạch dưới ngón tay không chỉ là nhịp đập mà là hình tượng mà người xem mạch cảm nhận được, nó biến hóa vô vàn. Sự cảm nhận này không có máy móc nào thay thế được, nó cũng như sự cảm nhận về âm nhạc vậy.
Thân ái,
Phó
 
Reply with a quote
Replied by hunghuy (Hội Viên)
on 2013-05-08 22:51:33.0
pak Phó nói rất chính xác, mạch học ĐÔng y vô cùng biến hóa, vẫn chưa có công trình nào dùng máy móc thay thế cho khả năng chẩn đoán của thầy thuốc. những máy móc như MRI, CT, siêu âm... ko dùng để đo lường mạch. mà e cũng chưa thấy ai đo mạch cả, mà là chẩn mạch, cảm thụ biến thiên của mạch như là đang hưởng thụ âm nhạc. pak PhuongD vẫn chưa hiểu đc những gì pak Phó đã hình tượng.
 
Reply with a quote
Replied by DừaCạn (Hội Viên)
on 2013-10-26 04:17:53.0
Quote:
Originally posted by justme
Hi Thiện Nhân,

Biết Thiện Nhân rất mong muốn học hỏi về mạch học nên copy trang này vào đây để Thiện Nhân tìm hiểu, nếu có gì không hiểu thì nhờ các Thầy giải thích giùm nhé để mọi người cũng được mở mang tầm mắt

http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/

Just


Hi
Nhưng hình như trang này bị khóa không truy cập được!Mà trang này của Lương Y Hoàng Duy Tân???
 
Reply with a quote
Replied by DừaCạn (Hội Viên)
on 2013-10-27 22:31:28.0
Quote:
Originally posted by quangthong02
Chào Thiện Nhân!
Về cơ bản thì khi xem mạch ở hai bộ bộ thốn có mạch Động là có thai.Mạch ở bộ xích án mạnh xuống mà thấy liên tục đều đặn, không dứt là có thai. Cả ba bộ mạch phù án (để nhẹ tay vào), trầm án (ấn mạnh tay xuống) đều thấy mạch liên tục không thay đổi, không dứt là có thai. Lúc mới có thai, mạch bộ Thốn Vi, Tiểu, mạch đi đều đặn 5 chí trong một hơi. Thai 3 tháng thì mạch ở bộ Xích Sác, Hoạt, Tật, án xuống thì tán. Đến khi án xuống mà không tán, mạch Tật nà không hoạt, thì là 5 tháng. Ở tháng thứ tư, nếu mạch bên tả Tật thì là sinh con trai; mạch bên hữu Tật thì sinh con gái. Nếu cả hai bên để Tật thì sinh đôi.
Tất cả các mạch trên, tôi ứng dụng xưa nay tuyệt đối chưa sai bao giờ.
Thêm vào đó, theo kinh nghiêm của tôi, sau 2 ngày, nếu xem mạch, vừa chuyển từ Phù án qua trung án mà thấy một mạch Vi, rất nhỏ, đi Tật, như tơ nhện, phải để ý lắm mới thấy mạch, nó đi song song với mạch bình thường của người mẹ, thì đó là có thai. Đến khoảng 10 ngày sau thì nó nhập vào mạch của mẹ, lúc đó mạch mẹ thấy hiển thị giống như cac mạch trên. Thường trên lâm sàng, nếu không để ý kỹ, sẽ bị nhầm mạch của đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, đặt vòng, niêm mạc tử cung dày, thành mạch có thai (phải hết sức cẩn thận để tránh ngộ nhận, và để dùng thuốc cho chính xác).
Trần Quang Thống.

 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org