Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> PHƯƠNG PHÁP TRỊ CẢM MẠO

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
PHƯƠNG PHÁP TRỊ CẢM MẠO - posted by quangthong02 (Hội Viên)
on April , 21 2012
NGOẠI CẢM BỆNH CHỨNG ĐƯỢC PHÂN THÀNH: CẢM MẠO, NGOẠI CẢM PHÁT NHIỆT, THẤP TRỞ,LỴ TẬT, NGƯỢC TẬT.
V̀ THỜI GIAN GẤP RÚT NÊN TÔI VIẾT TRƯỚC PHẦN CẢM MẠO. TRONG PHẦN PHƯƠNG THANG, NẾU BÀI NÀO KHÔNG CÓ TRONG MỤC T̀M KIẾM PHƯƠNG TỄ TH̀ TÔI PHỤ CHÚ THÊM Ở BÊN DƯỚI.

NGOẠI CẢM BỆNH CHỨNG

1 ¿ Các triệu chứng và đặc trưng chủ yếu:
Các triệu chứng và đặc trưng chủ yếu của bệnh ngoại cảm, đều có các biểu hiện tà ở Phế (viêm nhiễm phổi), Thấp tà khốn tỳ (nhiễm độc đường ruột, tiêu chảy), thấp nhiệt ở đường ruột (kiết lỵ, tiết tả), ngoại tà đi vào kinh thiếu dương, cùng với các chứng Phế nhiệt, Đởm nhiệt, Vị nhiệt, Phủ thực chứng, Bàng quang nhiệt. Các đặc trưng hội chứng của những chứng này, thường có sự tác động của thời tiết, mùa màng. Phát bệnh nhanh, thời gian phát bệnh ngắn, đều là do ngoại tà phạm vào phần biểu (da lông), ngoại tà đi vào lư (tạng phủ), và ngoại tà ẩn trong cơ thể không giải, dẫn đến các chứng trạng rối loạn công năng tạng phủ. Nhưng cũng tùy vào tính chất khác nhau của nguyên nhân gây bệnh, mà sự tổn thương tạng phủ cũng có khác nhau, mà dẫn đến các đặc trưng chứng trạng khác nhau.
2 ¿ Cơ chế sinh bệnh:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ngoại cảm, là do bệnh tà lục dâm (lục dâm gồm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa), hoặc thời lệnh dịch độc (dịch theo mùa). Theo quan điểm của Đông y th́ ¿Chính khí tồn nội, tà bất khả can¿ (chính khí bên trong mạnh mẽ, th́ tà khí không thể tổn hải được), hoặc ¿chính khí thịnh, tà khí tự lui¿. V́ vậy, ngoại tà có xâm nhập được vào cơ thể hay không, th́ sự quyết định vẫn là ở chính khí. Trong quan niệm của Đông y, bệnh cảm phát ra, không những là do vi khuẩn, virus, mà quan trọng hơn, là do lục dâm. Chính lục dâm là yếu tố làm mất thăng bằng cơ thể, khiến cho vi khuẩn có điều kiện tồn tại. Nếu tiêu diệt virus mà không khu đuổi ngoại tà ra ngoài, không thăng bằng công năng tạng phủ, th́ chẳng khác nào ru ngủ cơ thể, để cho virus tiếp tục có điều kiện để phát triển ṇi giống ngay trong nội tại cơ thể. Trên lâm sàng, nếu ngoại tà xâm tập vào phần biểu, th́ sẽ khiến cho phế vệ bất ḥa (Phế chủ b́ mao, chủ việc đóng mở da lông; Tỳ là mẹ của Phế, tỳ chủ sinh vệ khí (kháng thể), thông qua phế, mà đưa vệ khí đến tấu lư, giúp cơ thể kháng lại ngoại tà. Bất ḥa, ở đây không phải là xích mích với nhau, nhưng bất ḥa có nghĩa là mất thăng bằng, không hài ḥa) mà sinh cảm mạo; thấp khốn trung tiêu (thấp đi vào cản trở ở trung tiêu), khiến cho tỳ vị bất ḥa mà sinh bệnh thấp trở; thấp nhiệt trệ ủng ở tràng phủ (đường ruột), th́ khiến cho phủ khí (khí âm dương của phủ) bất ḥa, mà sinh lỵ tật (tiêu chảy); tà phạm vào thiếu dương (thiếu dương là kinh của Đởm. Đây là kinh được ví như cánh cổng đi vào trong cơ thể (lư), là nơi luôn được khóa cẩn thận), cánh cổng bị phá đi mà sinh ra sốt nóng lạnh run rẩy (sốt rét); chính tà tương tranh (ngoại tà và chính khí đấu tranh với nhau), th́ thường thấy biểu hiện sốt nóng lạnh.
3 ¿ Điểm chính trong phép trị:
Bệnh ngoại cảm là do ngoại tà tổn thương, cho nên phép chính yếu để trị chứng này, đầu tiên phải là trừ ngoại tà gấp, và phải đạt được hiệu quả. V́ tính chất và đặc trưng của ngoại tà có khác nhau, nên phép trị cũng phân ra nhiều cách khác nhau, như: Sơ phong, Tán hàn, Thanh nhiệt, Hóa thấp, Khư thử, Thông phủ, Tiệt ngược. Chú ư đến khư tà là quan trọng nhất. Tiếp đến là điều lư lại rối loạn công năng của tạng phủ. Điều lư sự rối loạn công năng của tạng phủ, không chỉ là thúc đẩy sự mau chóng khôi phục công năng của tạng phủ, mà c̣n phải hỗ trợ cho việc khu tà. Như tà thúc bó ở phế, phép trị phải là tuyên phát phế khí. Phép tuyên phát, không những có thể giúp cho điều thuận được phế khí, mà c̣n có thể trợ giúp cho phế giải biểu khu tà; nếu thấp tà tổn thương Tỳ khí, th́ nên kiện vận Tỳ khí, không chỉ giúp cho khôi phục được công năng của Tỳ, mà c̣n khiến cho Tỳ tự động hóa thấp khu tà.
¿Vị bệnh pḥng bệnh, dĩ bệnh pḥng biến¿ (chưa có bệnh th́ pḥng, đă có bệnh th́ pḥng biến chứng) là đặc điểm quan trọng trong việc điều trị ngoại cảm của Đông y. V́ vậy, cần chú ư đề pḥng lạnh giữ ấm, ăn uống vệ sinh, tiệt trùng cẩn thận. Đối với các chứng cảm mạo do dịch, đi lỵ, sốt rét lại càng phải chú ư pḥng ngừa. Sau khi phát bệnh, cần liên tục theo dơi thân nhiệt, và các biến chứng, đưa ra các biện pháp xử lư kịp thời, để tránh biến ra các bệnh khác.

A ¿ NGOẠI CẢM
Cảm mạo là tên gọi chung cho các bệnh sinh ra do tiếp xúc với phong tà (trong dân gian c̣n gói là ¿gió độc¿. Nhưng tôi nghĩ, không có gió nào độc cả, chỉ cần chính khí bất túc, th́ một luồng gió rất nhẹ cũng thành gió độc), hoặc bệnh dịch, khiến cho công năng của Phế vệ thất điều (mất đi sự điều ḥa), xuất hiện các biểu hiện mũi tắc, chảy nước mũi, nhảy mũi, đầu đau, sợ lạnh, phát sốt, toàn thân mệt mỏi khó chịu, đa số thường gặp vào mùa Đông Xuân (v́ vậy các thầy thuốc thường trữ thuốc cảm trong mùa này. Mùa này, bệnh dịch nhiều, thuốc khan hiếm nên lên giá. Nếu biết nghĩ cho bệnh nhân, th́ nên trữ thuốc, để tránh tốn kém cho bệnh nhân). Phạm vi của chứng cảm mạo c̣n có Thương phong, mạo phong (cảm gió), mạo hàn (cảm lạnh).
Chứng cảm mạo là chứng thường gặp nhất, phạm vi phát thường rất rộng (riêng ở Mỹ mỗi năm có đến 36000 người chết v́ chứng này; khoảng 4,25 triệu người trên toàn thế giới chết v́ các biến chứng của nó), có tính tái phát cao. Một năm bốn mùa đều có thể phát cảm, nhiều nhất là vào Đông Xuân. Chứng cảm nhẹ có thể không cần dùng thuốc mà vẫn tự khỏi, cảm nặng th́ sẽ ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, dễ ảnh hưởng đến tính mạng đối với trẻ em và người già yếu. Bên cạnh đó, cảm mạo cũng là nhân tố làm phát sinh và nặng thêm cho các chứng khái thấu (ho), tâm quư (rối loạn nhịp tim), thủy thũng, tư bệnh (các chứng đau nhức tê bại).
a) Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh:
1 ¿ bệnh tà lục dâm gồm: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa, đều là nguyên nhân sinh ra bệnh. V́ Phong đứng đầu trong lục khí, là ¿bách bệnh chi trưởng¿ (đứng đầu trong trăm thứ bệnh), nên Phong được xem là nguyên nhân chủ yếu của cảm mạo. Lục dâm xâm tập vào cơ thể, thường theo mùa hoặc không theo mùa. Do khí hậu đột ngột, nhiệt độ thay đổi, cảm phải chủ khí lúc đó, như mùa xuân th́ cảm phong, mùa hạ cảm nhiệt, mùa thu cảm táo, mùa đông cảm hàn; hoặc như mùa Xuân ôn ấm mà lại cảm hàn, mùa hạ nhiệt mà lại cảm lương, mùa thu lương (mát) mà lại cảm nhiệt, mùa lạnh mà lại cảm ôn.
Trong lục dâm, có thể một dâm đơn độc gây bệnh, nhưng thường thường, trên thực tế lâm sàng, vẫn có sự kết hợp với phong, như mùa đông th́ (phong) hợp với hàn; mùa xuân th́ hợp với nhiệt; mùa hạ th́ hợp với thử thấp; mùa thu th́ hợp với táo; mùa mưa gió th́ hợp với thấp tà.

2 ¿ Thời hành trong thời hành bệnh độc (dịch bệnh theo thời), là ư nói đến tà khí lưu hành, có liên quan đến mỗi 2 ¿ 3 năm là một dịch nhỏ; trên dưới 10 năm là một dịch lớn. Bệnh độc là ư nói đến một loại khí (vi khuẩn) có tính nguy hại mạnh mẽ, hay c̣n gọi là khí ¿dịch lệ¿, có tính truyền nhiễm mạnh.

b ¿ Biểu hiện lâm sàng:
Bệnh cảm mạo phát nhanh, đột ngột, không có thời gian ủ bệnh (hoặc thời gian ủ bệnh ngắn). Thời gian phát bệnh ngắn, ít nhất từ 3 ¿ 5 ngày, nhiều nhất từ 7 ¿ 8 ngày. Chủ chứng thường là chứng trạng của phế vệ, như tắc mũi, chảy nước mũi, nhảy mũi, ho, sợ lạnh, phát nhiệt, toàn thân khó chịu. Chứng trạng bộc lộc thường đa dạng, thường là vùng mũi họng ngứa ngáy, khô ráo, khó chịu là thời kỳ sơ phát; thời kỳ tiếp theo là nhảy mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, hoặc mệt mỏi, toàn thân khó chịu. Nếu bệnh nhẹ th́ chỉ viêm đường hô hấp trên, chứng trạng không dữ dội, dễ thuyên giảm; nếu nặng th́ phát sốt, ho, đau ngực, biểu hiện các chứng trạng phế vệ.
Bệnh cảm dịch theo mùa thường phát bệnh nhanh, các chứng trạng toàn thân nặng, phát sốt cao, thân nhiệt từ 390C ¿ 400C, toàn thân mỏi đau, sau khi hết sốt th́ mũi tắc, chảy nước mũi, họng đau, ho khan, và bắt đầu xuất hiện các chứng trạng về phế rơ rệt. Nếu nặng th́ sốt cao không hạ, kḥ khè thở gấp, môi và móng tay xanh tím, thậm chí ho ra máu, có một số trường hợp bệnh nhân mê man nói sảng, ở trẻ con th́ phát sinh co giật.

Phân biệt chẩn đoán:
1 ¿ Phân biệt phong hàn cảm mạo với phong nhiệt cảm mạo: Cảm mạo khi phát thường có phong hợp hàn, hợp nhiệt. V́ vậy, trên lâm sàng, đầu tiên cần phải phân biệt rơ hàn chứng, và nhiệt chứng. Cả hai chứng đều có sợ lạnh, phát sốt, tắc mũi, chảy nước mũi, đau đầu và ḿnh. Nhưng chứng thuộc phong hàn th́ sợ lạnh nhiều, phát sốt nhẹ, không có mồ hôi, nước mũi xanh, miệng không khát, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch phù hoặc phù khẩn; chứng thuộc phong nhiệt th́ phát sốt cao, sợ lạnh ít, có mồ hôi, nước mũi đục, miệng khát, rêu lưỡi mỏng, vàng, mạch phù sác.
2 ¿ Phân biệt chứng cảm mạo thường, với dịch cảm theo mùa: Cảm mạo thông thường có tính rải rác, chứng trạng phế vệ rơ rệt, nhưng bệnh tịnh nhẹ, chứng trạng toàn thân không nặng, truyền biến nhẹ; thời hành cảm mạo (dịch cảm mạo) có tính chất lây lan rầm rộ, tính truyền nhiễm mạnh, chứng trạng phế hệ (mũi họng) nhẹ, mà chứng trạng toàn thân rơ ràng, chứng trạng nặng, lại có thể có truyền biến, đi vào lư sinh nhiệt, kết hợp với các bệnh khác.
Phân chứng trị liệu:
1 ¿ PHONG HÀN CẢM MẠO:
Chứng trạng: Sợ lạnh nặng, phát nhiệt nhẹ, không có mồ hôi, đầu đau, khớp xương mỏi đau, mũi tắc tiếng nói nặng, thường chảy nước mũi xanh, ngứa họng, ho, ho ra đàm dính dây mỏng sắc trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc phù khẩn.
Phép trị: Tân ôn giải biểu, tuyên phế tán hàn.
Xử phương: Kinh Pḥng Bại Độc Tán.
Kinh giới 12g
Độc hoạt 12g
Khương hoạt 12g
Sài hồ 12g
Xuyên khung 8g
Tiền hồ 12g
Kiết cánh 12g
Chỉ xác 8g
Phục linh 12g
Bạc hà 4g
Gừng 3 lát
Cam thảo 4g
Gia giảm:
Nếu phong hàn nặng, sợ lạnh nặng, th́ gia Ma hoàng 12g, Quế chi 12g; Đầu đau th́ gia Bạch chỉ 12g; Gáy cứng đau th́ gia Cát căn 16g.
Nếu Phong hàn hợp thấp, thân ḿnh nóng, nặng nề, rêu lưỡi nhớt, mạch nhu, th́ dùng Khương Hoạt Thắng Thấp Thang gia giảm mà trị.
Nếu phong hàn kiêm khí trệ, ngực đầy, buồn nôn, th́ dùng Hương Tô Tán gia giảm mà trị.
Nếu biểu hàn kiêm lư nhiệt (c̣n gọi là ¿hàn bao hỏa¿), phát nhiệt sợ lạnh, mũi tắc tiếng nặng, khắp ḿnh mỏi đau, không có mồ hôi, miệng khát, họng đau, ho, thở gấp, đàm vàng dính sợi, hoặc tiểu đỏ, đại tiện bí, rêu lưỡi vàng lẫn trắng, mạch phù sác, lúc đó cần giải biểu thanh lư, dùng phương Song Giải Biểu Thang Gia Giảm.
Chứng phong hàn cảm mạo, có thể dùng những loại cao đơn hoàn tán đă được bào chế sẵn như: Ngọ Thời Trà, Thông Tuyên Lư Phế Hoàn. Nếu cảm nhẹ, th́ có thể dùng 10g Gừng tươi với một lượng đường đỏ thích hợp, hăm với nước sôi mà uống.

2 - PHONG NHIỆT CẢM MẠO
Chứng trạng: Phát sốt, hơi sợ gió lạnh, hoặc có mồ hôi, mũi tắc nhảy mũi, chảy nước mũi sợi, đầu đau, hầu họng đau nhức, ho ra đàm dính, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác.
Phép trị: Tân lương giải biểu, tuyên phế thanh nhiệt.
Xử phương: Ngân Kiều Tán.
Liên kiều 12g
Cát cánh 12g
Trúc diệp 8g
Kinh giới tuệ 6g
Đạm đậu xị 12g
Ngưu bàng tử 12g
Kim ngân hoa 12g
Bạc hà 12g
Cam thảo 4g
Gia giảm:
Sốt cao th́ gia Hoàng cầm 8g, Thạch cao 20g, Đại thanh diệp 12g; đau đầu nặng th́ gia Tang diệp 12g, Cúc hoa 8g, Màn kinh tử 10g; hầu họng sưng đau th́ gia Bản lam căn 12g, Huyền sâm 10g; ho đàm vàng th́ gia Hoàng cầm 8g, Tri mẫu 8g, Triết bối mẫu 10g, Hạnh nhân 8g, Qua lâu xác 8g; khát nặng th́ gia Lô căn 8g, Thiên hoa phất 10g, Tri mẫu 8g.
Dịch cảm theo mùa, có tính lây lan bùng phát mạnh, phát sốt cao, toàn thân đau mỏi, chân tay ră rời vô lực, hoặc có sốt do truyền biến, th́ cần chú ư đến thanh nhiệt giải độc. Nên gia mạnh các vị như Thanh diệp, Bản lam căn, Quán chúng, Thạch cao.

3 ¿ THỬ THẤP CẢM MẠO
Chứng trạng: Phát sinh vào mùa hạ, mặt sần cáu, người phát nhiệt ra mồ hôi, nhưng mồ hôi ra không thoải mái, người nặng nề mỏi mệt, đầu choáng nặng đau, hoặc có mũi tắc chảy nước mũi, ho đàm vàng, tiểu tiện ngắn đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác.
Phép trị: Thanh thử, khư thấp, giải biểu.
Xử phương: Tân Gia Hương Nhu Ẩm
Thành phần:
Hương nhu 8g
Kim ngân hoa 12g
Bạch biển đậu tươi 12g
Hậu phác 8g
Liên kiều 8g
Gia giảm:
Nếu thử nhiệt mạnh, th́ gia Hoàng liên 8g, Thanh hao 12g, Lá sen tươi 20g, Lô căn tươi 16g; nếu thấp khốn vệ biểu, thân ḿnh nặng nề, ít mồ hôi, sợ gió, gia Thanh đậu quyển (đậu nành (đỗ tương) lên mầm), Hoắc hương, Bội lan; tiểu tiện ngắn đỏ th́ hợp với Lục Nhất Tán, Xích phục linh.

4 ¿ CẢM MẠO THỂ HƯ NHƯỢC
Người già hoặc thể chất hư nhược, hoặc sau khi mắc bệnh, sau khi sinh cơ thể suy nhược, khí hư âm khuy, vệ ngoại không kín đáo, sẽ dễ dàng tái phát cảm mạo, hoặc cảm mạo kéo dài không thuyên giảm, cách trị so với người khỏe có khác nhau.
Người bẩm tố thể trạng hư suy rất dễ thường tái phát cảm mạo, khi cảm mạo th́ sợ lạnh nhiều hơn, hoặc phát sốt th́ sẽ sốt cao, mũi tắc chảy nước mũi, đầu đau, ra mồ hôi, mệt mỏi vô lực, khí đoản, ho khạc đàm yếu, rêu lưỡi mỏng trắng, sắc lưỡi nhạt, mạch phù vô lực. Phép trị nên ích khí giải biểu. Xử phương nên dùng Sâm Tô Ẩm mà trị. Nếu biểu hư tự hăn th́ gia Chích hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Pḥng phong 10g, để ích khí cố biểu;
Nếu khí hư nặng mà biểu chứng nhẹ, th́ có thể dùng Bổ Trung Ích Khí Thang.
Nếu khí hư dễ bị cảm mạo, có thể thường uống Ngọc B́nh Phong Tán, để tăng cường công năng cổ biểu vệ ngoại.
Nếu âm hư th́ tân dịch sẽ thiếu, cảm phải ngoại tà, tân dịch không thể hóa thành mồ hôi được, biểu hiện hơi sợ gió lạnh, ít mồ hôi, ḿnh nóng, ḷng bàn tay chân phát nhiệt, chóng mặt bứt rứt trong tâm, miệng khô, ho khan ít đàm, mũi tắc chảy nước mũi, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác. Phép trị chủ yếu là tư âm giải biểu. Dùng phương Gia Giảm Uy Nhuy Thang.
Nếu âm bị tổn thương rơ rệt, miệng khát tâm phiền, th́ gia Sa sâm, Mạch môn, Hoàng liên, Thiên hoa phấn, để thanh nhuận sinh tân trừ phiền.

PHỤ:
CÁC PHƯƠNG THANG CÓ TRONG BÀI
SONG GIẢI THANG
Thành phần:
Bạc hà 6g
Kinh giới 4g
Tang bạch b́ 10g
Kim ngân hoa 18g
Hoàng cầm (sao rượu) 12g
Thạch cao 12g
Đại hoàng (sao rượu) 6g
Xích thược 10g
Mẫu đơn b́ 8g

GIA GIẢM UY NHUY THANG

Thành phần:
Sinh uy nhi (Ngọc Trúc) 8 - 12g
Sinh thông bạch 3 nhánh
Cát cánh 8 ¿ 12g
Bạch vi 6 ¿ 10g
Đạm đậu xị 10 ¿ 16g
Bạc hà 4 ¿ 8g
Chích thảo 3 ¿ 4g
Hồng táo 2 quả

Hội An
21/04/1012
Trần Quang Thống
 
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-04-22 01:51:15.0
chào bạn quangthong02: bài thuốc của bạn viết rất chi tiết,viết rất hay..cảm on bạn nhiêu

chúc bạn an khang
Nguyễn thiện nhân:
 
Reply with a quote
Replied by Haihana (Hội Viên)
on 2013-04-21 10:51:28.0
Em thấy nhiều sách trường hợp âm hư ngoại cảm gia giảm Lí âm tiễn là chính. Có thể tùy ư âm hư hay dương hư mà gia giảm. Không biết ư kiến các thầy thế nào ạ.
 
Reply with a quote
Replied by hunghuy (Hội Viên)
on 2013-04-22 10:37:28.0
chào tất cả,
hunghuy có vài ư kiến về chữa cảm mạo, nhất là âm hư sau khi bệnh dài ngày dễ bị cảm do tà khí bên ngoài. âm hư là hệ lụy của bệnh nhân khi bệnh lâu, có thể khiến cơ thể suy nhược, gầy yếu. v́ âm hư làm cho dương khí ko nơi nương tựa mà tứ tản khắp nơi, ko làm được nhiệm vụ là vệ khí do đó khiến cơ thể dễ mắc bệnh cảm mạo do tà khí xâm nhập vào cơ thể. tuy nhiên, tùy vào tà khí c̣n ở biểu hay đă vào lư để chữa trị cho đúng. nếu c̣n ở biểu, có thể bổ âm ích khí cho bệnh nhân để âm dương cân bằng mà tự hết bệnh, trường hợp này có thể khiến bệnh cảm kéo dài. nếu dùng các bài thuốc giải biểu, khu hàn ... làm cho cơ thể mất thêm tân dịch mà dẫn đến hiện tượng thoát dương, đau đầu, choáng váng... nếu bệnh đă vào lư th́ có thể kết hợp bổ âm ích khí và tiêu trừ tà khí. tuy nhiên cần lưu ư các vị thuốc tiêu trừ tà khí có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của các vị thuốc bổ âm. ngoài ra, c̣n có nhiều trường hợp khác mà ta không thể dùng đơn độc một bài thuốc, cần có sự kết hợp, cũng như bệnh t́nh với triệu chứng của nhiều loại bệnh, ta cần suy xét để chữa trị từng bệnh, t́m đúng nguyên nhân của từng triệu chứng mà chữa cho dứt.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org