Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Dược Học >>

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-29 01:33:33.0
Thầy Phó nói đúng lắm! rượu ngon mà không có bạn hiền th́ nh́n buồn cười lắm, ngồi một ḿnh mà uống th́ giống như anh nghiện rượu vậy. Có thầy Phutudu lên em hào hứng lắm. Những kinh nghiệm xương máu của thầy phutudu đă giúp cho các bạn trẻ vào nghề tránh được nhiều sai lầm, học được nhiều điều thực tế, để về sau, các bạn đi nhanh hơn và đi cao hơn trong con đường y nghiệp. Cái thầy phutudu xem là b́nh thường th́ chính là cái mà sau này các bạn trẻ phải vấp nhiều lần mới có được. Bác có bận ǵ th́ cũng tranh thủ lên diễn đàn cùng chia sẻ với mọi người cho đỡ phí nhé.
Trần Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by Trần Hồng (Hội Viên)
on 2012-08-02 19:59:26.0
Tôi có đọc một số sách thấy nhiều vị thuốc mà đi mua không có, có lẽ tên thuốc nhiều mà tôi không biết. Ví dụ vị thuốc Mạnh Khúc th́ tôi có hỏi nhiều tiệm thuốc Bắc ở Sài G̣n nhiều người không biết. Mong Quư vị giúp đỡ cho biết Mạnh khúc c̣n có tên khác không và nếu được xin hỏi thăm nơi bán.
Chân thành cám ơn
 
Reply with a quote
Replied by NoiDat (Hội Viên)
on 2012-08-02 22:02:43.0
Chào anh Trần Hồng,
Vị thuốc này tôi cũng chưa nghe qua. Anh có tên của toa thuốc không hoặc anh ghi hết thành phần toa thuốc ra th́ mọi người có thể dựa theo đó mà suy ra nó là vị ǵ.
NoiDat
 
Reply with a quote
Replied by No (Hội Viên)
on 2012-09-25 06:58:46.0
Quote:
Originally posted by NoiDat
Chào anh Trần Hồng,
Vị thuốc này tôi cũng chưa nghe qua. Anh có tên của toa thuốc không hoặc anh ghi hết thành phần toa thuốc ra th́ mọi người có thể dựa theo đó mà suy ra nó là vị ǵ.
NoiDat

Dạ chào các thầy! Em không học đông y mà từ khi cái mặt nỗi đầy mụn trị đủ thứ không hết thế là em t́m đến đông y và v́ thế mà em t́m hiểu công dụng và cách nhận dạng cây thuốc để biết rơ hơn về đông y .
Những toa thuốc thầy phutudu cho em , e cũng đă t́m hiểu hết thế là kiến thức về đông y cũng biết chứ không mù như trước
Và em cũng lên mạng đọc tất cả nhưng bài thuốc có liên quan đến mụn kết hợp với mẫu khai bệnh của thầy ,dựa vào đó em cũng tự hiểu sơ sơ về căn bệnh của em bị ǵ .
Em th́ hay bị bệnh,mổi khi em đi khám BS cho toa thuốc em về t́m hiểu công dụng và tác dụng phụ của nó v́ em rất kỹ trong viêc dùng thuốc tây y
Em hay bị cảm và những bệnh lặt vặt như ngứa, viêm xoang rồi mề đay ,rồi nổi mụn rồi mất ngủ rồi dưới cẳng chân em có 2 vết nám lớn mà tây y không chữa đước .Ở quê em tự đi hái rất nhiều loại thuốc như lạc tiên rồi lá vông, rồi đọt nhản em về tự nấu uống.
Dạ em không biết viết những ḍng trên có đúng chủ đề không .Có ǵ không đúng mong các thầy bỏ qua. Chúc các thầy sức khỏe
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-10-10 01:34:42.0
Chào No!
Lâu lắm ḿnh không vào diễn đàn nên bỏ sót câu hỏi của bạn.
Vị bạn họi là do đọc nhầm tên mà ra. Vị này nguyên là Mạch khúc, tức là Thần khúc. Bạn cho toa lên, có vị nào sai ḿnh sẽ sửa lại nhé.
Thân ái!
Quang Thống.
 
Reply with a quote
Replied by Lap Ha (Hội Viên)
on 2015-05-06 08:12:50.0
Cũng nhân bàn về đậu đen. Em xin phép hỏi thầy quang thống đậu đen ḿnh dùng theo cách nguyên thủy là rang vàng và giă nhuyễn nhai uống vs nuớc có tác dụng không ạ. Hay có 1 pp nào mà đơn giản đễ dùng có hiệu quả mà vẫn phát huy tốt công dụng đậu đen trong cơ thễ và đậu đen là thuốc bổ chắc ḿnh phải dùng sau bữa ăn à thầy.
Và mè đen cũng vậy
Mong thầy chỉ giáo
Lap Ha
 
Reply with a quote
Replied by CỬU LUÂN HỒI (Hội Viên)
on 2015-08-26 08:27:47.0
em chào các thầy, chả là em rất thích ngành dông y, em rất muốn học nó nhưng v́ lí do gia đ́nh nên em không học được, em mới tốt nghiệp năm nay, em đă đăng kư ngành y học cổ truyền rồi nhưng trường mà em đăng kư lại không đào tạo ngành đó nữa v́ rất ít người đk học, vậy em xin hỏi các thầy có cách nào giúp em không ạ? xin tư vấn ạ. em xin cảm ơn.
 
Reply with a quote
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-06-03 02:25:50.0
THẦN KHÚC(Massa Fermentata)

Thần khúc c̣n gọi là Lục thần khúc, Tiêu thần khúc, Lục đ́nh khúc, Kiến thần khúc dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách " Dược tính bản thảo" là một hỗn hợp của bột ḿ (hoặc bột gạo) với nhiều vị thuốc cho lên men chế thành.

Nguồn gốc Thần khúc ở tỉnh Phúc kiến ( Trung quốc) nên có tên là Kiến Thần khúc. Lúc đầu chỉ có 4 - 6 vị nhưng đến nay có công thức có đến 30 - 50 vị. Có thể biết được các công thức sau:

Công thức đầu tiên (Tế dân yếu thuật): lúa mạch 100 lít ( 60 lít sao, 30 lít nấu chín, 10 lít để sống). Sau đem tán thành bột. Thuốc có: Lá dâu 5 phần, cây Ké đầu ngựa 1 phần, cây Ngải cứu 1 phần, Ngô thù du hoặc cây Nghễ 1 phần. Các vị nấu đặc vắt lấy nước, trộn với bột lúa mạch cho đều nắm thành bánh hoặc ép thành khuôn.
Thần khúc (Bản thảo cương mục): Bột ḿ 60kg, Thanh cao ép lấy nước 3 lít, bột Xích tiểu đậu, Hạnh nhân giă nát, đều 3 lít, Thương nhĩ tử, cây Nghễ đều 3 lít ép lấy nước. Các nước thuốc trộn đều, trộn với bột ḿ, ủ kín cho lên meo, khi có mốc vàng đem phơi mà dùng.
Thần khúc (Quốc doanh dược liệu Việt nam đang sản xuất và lưu hành): Thanh hao, Hương phụ, Hương nhu, Thương nhĩ thảo, Sơn tra, Ô dược đều 1000g, Thiên niên kiện, Quế, Hậu phác, Trần b́ đều 800g, Bán hạ chế 700g, Bạc hà, Sa nhân, Bạch đàn hương, Tô diệp, Kinh giới, Thảo đậu khấu đều 600g, Mạch nha, Địa liền mỗi vị 200g.
Thần khúc (theo sách thuốc của Lương y Nguyễn trung Ḥa): Bột ḿ 50kg, Cám 50kg, Thanh hao tươi, Ké đầu ngựa, Rau răm đều 5 kg, rửa sạch vắt lấy nước cốt trộn với bột quậy thành hồ, thêm vào bột Xích tiểu đậu, Hạnh nhân giă nát như bùn đều 3 kg, quậy thật đều đem đóng thành bánh, đặt vào giỏ tre lá cây đậy kín, 3 ngày sau lên meo lấy ra đặt vào giỏ thưa phơi khô gói kỹ, khi dùng sao qua.

Tính vị qui kinh:

Thần khúc vị ngọt cay, tính ôn, qui kinh Tỳ Vị.

Theo các sách cổ:

Sách Trân châu nang: vị cay.
Sách Thang dịch bản thảo: khí ấm vị ngọt. Nhập túc dương minh kinh.
Sách Bản thảo cương mục: ngọt cay ấm không độc.
Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh Tỳ vị.
Sách Bản thảo kinh giải: nhập túc quyết âm can kinh, túc dương minh vị kinh.

Thành phần chủ yếu:

Chất men (yeast), amylase, vitamin B, protid, lipid, tinh dầu, glucosid, men lipase.

Tác dụng dược lư:

A.Theo Y học cổ truyền:

Thần khúc có tác dụng tiêu thực ḥa vị. Chủ trị các chứng thực tích, bụng đầy ăn ít hoặc sôi bụng (tràng minh), tiết tả.

Trích đoạn Y văn cổ:

Sách Dược tính bản thảo: " Hóa ngũ cốc, túc thực, trưng kết tích trệ, kiện tỳ noăn vị".
Sách Thang dịch bản thảo: " liệu phủ tạng trung phong khí, điều trung tán kết hạ khí, khai vị tiêu túc thực. Chủ hoắc loạn, tâm cách khí, đàm nghịch trừ phiền, phá trưng kết, bổ hư, khử lănh lhí, trừ tắt ở trường vị. Có thể trị thai động, lưng đau, ra máu không cầm".
Sách Bản thảo kinh sơ: " Cổ nhân dùng Khúc, tức là Khúc dùng chế rượu, khí vị ôn, tính chuyên tiêu đạo, hành khí trệ tại Tỳ vị, tán phong lănh ở tạng phủ. Người đời sau chuyên chế Thần khúc làm thuốc, lực mạnh gấp bội tửu khúc".

Sách Bản kinh phùng nguyên: " Thần khúc, tác dụng chuyên về tiêu hóa cốc mạnh tửu tích, loại cũ tốt. Có tích thuốc tiêu hóa, không tích mà uống lâu, thuốc sẽ tiêu hao nguyên khí".

B.Kết quả nghiên cứu dược lư hiện đại:

Thuốc kích thích tiết dịch tiêu hóa, v́ thế mà có tác dụng trợ tiêu hóa.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị rối loạn tiêu hóa trẻ em: sao Thần khúc chế thành thuốc sắc 50%, lượng uống mỗi ngày:

Trẻ1 tuổi: 5 - 10ml.
Trẻ 2 -3 tuổi: 10 - 20ml.
Trẻ trên 3 tuổi: tăng liều lên chút ít, chia 2 lần uống trong ngày.

Theo dơi 129 ca, tỷ lệ có kết quả 91,5%, cao hơn dùng nhiều loqị thuốc tây trong lô chứng (Lạc tú Thành, Trung hoa Nhi khoa tạp chí 1960,3:231).

2.Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy ăn kém:

Thần khúc, Thương truật, Trần b́, Hậu phác, Mạch nha đều 14g, tán bột mịn đều 3 - 6g, chia 2 - 3 lần uống ( Diệp Quất Tuyền).
Thần khúc - 1 cục, hăm nước sôi uống.
Kiện tỳ tư thục phương: Thần khúc 10g, Mạch nha 12g, Can khương 3g, Ô mai nhục 6g sắc uống.
Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc đều 4g, sắc chia 3 lần uống trong ngày (kinh nghiệm nhân dân).

3.Trị tiêu chảy do tỳ hư ( tiêu chảy kéo dài):

Thần khúc 10g, Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Mạch nha 12g sắc uống.

Liều lượng thường dùng và chú ư:

Liều: 6 - 15g sắc uống. Trường hợp tán mịn cho vào thuốc hoàn tán nên sao đen dùng.
Chú ư: " Tỳ âm hư vị hỏa thịnh không nên dùng thuốc v́ có thể gây sẩy thai, phụ nữ có thai nên ít dùng ( theo sách Bản thảo kinh sơ) ".
Thuốc thường hay dùng cùng với Mạch nha, Sơn tra gọi là " Tiêu tam tiên".

Theo: baophuyen.com.vn
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org