Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Nhi Khoa >> Cháu gái bị làm sao ạ?

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Cháu gái bị làm sao ạ? - posted by HDIỆU (Hội Viên)
on April , 07 2012
Chào Bác Phó,

Em có cháu gái có những triệu chứng đă theo dơi lâu ngày, nay xin hỏi bác Phó với những dấu hiệu, triệu chứng như dưới đây th́ cháu bị ǵ ạ, mang Bác Phó cùng những lương y và hội viên nhiều kinh nghiệm Đông Y trên diễn đàn vui ḷng giải thích và chỉ dẫn cho cháu b́ ǵ và thuốc thang ra sao?

Cháu gái gần 8 tuổi có những triệu chứng như sau:

¿ Thỉnh thoảng són đái và cũng thỉnh thoảng ngủ đêm bị đái dầm, thường thức giấc đi tiểu đêm. Nước tiểu của hơi vàng. Cháu cũng mau khát nước và cũng hay đi tiểu vặt khoảng 1 tiếng 1 lần, có khi mới vừa tiểu xong 20 ¿ 30 phút sau lại muốn đi nữa.
¿ Đại tiện hơi khó, có khi 2 ngày mới đi cầu 1 lần. Phân màu vàng không vón lắm. Thỉnh thoảng có trung tiện.
¿ Tay chân thường lạnh, da 2 bàn tay khô ráp, nh́n kỹ sợi tóc không thẳng mướt mà sần sùi. Thỉnh thoảng bị bốc hoả nóng mặt, cũng đôi lần chảy máu cam nhưng không nhiều. Cứ tới mùa xuân th́ cháu bị nóng miệng hai bên mép đỏ tấy nhẹ không xưng, hơi thở ra miệng có khi có mùi hôi (không phải mùi hôi của sâu răng).
¿ Chất lưỡi buổi sáng thức dậy hồng đỏ, không rêu, lại có lúc có những chấm đỏ tươi to bằng đầu que tăm chỉ (loại tăm nhỏ) lấm tấm trên mặt lưỡi phần trong (không phải ŕa lưỡi).
¿ Trước đây cháu ăn nhiều và ngon miệng, khoảng 2 năm trở lại th́ ăn ít hơn (không phải chán ăn), đặc biệt rất thích ăn trái cây (có khi ăn trái cây nhiều như người lớn).
¿ Mắt khô và bị ngứa mắt nên hay dụi (hành vi giống như mát-sa mắt cho thoải mái dễ chịu vậy), cháu đọc sách chậm, chung quanh hai hốc mắt có màu sáng xanh hơn màu da chung quanh hốc mắt, có thể vùng mắt của cháu không có nhiều máu lưu thông?
¿ Hổi nhỏ rất dễ ngủ nhưng sau này cháu hay bị bứt rứt khó ngủ, trước lúc ngủ xoa bóp cẳng chân và bàn chân mươi phút th́ ngủ ngon. Trong ngày cũng hay vươn vai duỗi chân tay cho thoải mái, đặc biệt khi ngồi học bài tay chân cháu cứ bứt rứt tinh thần không tập trung, có vẻ khó chịu khi phải ngồi một chỗ, cho chạy nhảy chơi đùa ngoài sân th́ không sao.
¿ Từ bé đă rất hay bị sốt vô cớ không do nhiễm trùng hay viêm họng, mà người nóng ran hâm hấp lên, cho uống vài liều Paracetamol dạng lỏng của trẻ con th́ hạ sốt ngay (trừ những lần sốt do viêm họng phải uống kháng sinh). Có phải do âm hư không kềm được dương nên dương động gây sốt?
¿ Đi bộ một chút th́ chảu bảo mỏi chân, có vài lần cháu bảo nghe thấy tiếng u u hay bíp bíp trong tai, một hai lần cháu nói rằng tự nhiên đau nhói ở sống lưng chỗ huyệt mệnh môn. Khi mùa đông đến cháu không thấy lạnh, ngồi trong xe mới bật sưởi 1 chút là cháu bảo nóng quá (có lẽ dương khí của cháu c̣n mạnh). 2 năm trở lại cháu cũng hay bị nghẹt mũi khi sang xuân.

Những triệu chứng của cháu trên đây có phải do âm hư nội nhiệt không (hư hoả) và cháu có thể uống thuốc Tư Âm Bổ thận với thành phần như sau:

Thục địa 0,25g
Sơn thù 0,12g
Củ mài 0,12g
Mẫu đơn 0,11g
Trạch tả 0,11g
Phục linh 0,11g
Mạch môn 0,11g
Thạch hộc 0,09g
Đỗ trọng 0,09g
Ngưu tất 0,09g
Lộc Nhung 0,02g
Tá dược.

Thuốc này ghi là Tư Âm Bổ Thận Hoàn. Tác dụng bổ thận, dùng điều hoà chức năng thận, phục hồi thần kinh suy nhược, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, mất ngủ. Và liều dùng là: ngày 3 lần, lần 3 đến 5 viên (để chưa bệnh), và liều bổ thận để pḥng bệnh là:ngày 2 lần, lần 3 viên. "Dùng thường xuyên th́ càng tốt cho cơ thể". Và đây là link của trang web của cơ sở sản suất thuốc này: http://www.daihongphuc.com.vn/?action=sitedoc&id=12.

Liều dùng trên là liều của người lớn, nếu trẻ con uống được th́ liều dùng có thể giảm bằng 1/3 hoạc 1/2 của người lớn không bác Phó.

Mong bác Phó chỉ cho.Cám ơn Bác nhiều và chúc bác luôn mạnh khoẻ.

HDIEU
 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-04-10 12:06:45.0
Chào HDiệu,
Đây đúng là âm hư nội nhiệt. Theo như những bệnh chứng như lưỡi đỏ, không rêu, có chấm đỏ, quầng mắt sáng xanh, môi đỏ, hơi thở có mùi hôi, bứt rứt khó ngủ th́ hỏa đă quá vượng. Cần phải tả hỏa cấp tốc trước rồi mới bổ âm sau. Khi can hỏa quá vượng th́ quanh mắt xuất hiện quầng xanh, dễ gây ra những triệu chứng ngiêm trọng như kinh phong, động kinh. Tư Âm Bổ Thận Hoàn không đúng thuốc trong trường hợp này. Uống trụ sinh cũng không giúp được ǵ mà càng làm cho âm hư nặng thêm. Chị cho cháu uống Long Đởm Tả Can hoàn hoặc thang. Thuốc thang có tác dụng nhanh hơn nhưng thang này rất đắng, khó uống cho trẻ em. Nếu tuổi của cháu từ 8 đến 12 tuổi th́ dùng nửa liều của người lớn. Trên 12 tuổi th́ dùng nguyên liều. Cháu thích ăn trái cây là rất tốt nhưng nên ăn các loại trái cây có màu xanh. Tránh các loại trái cây nóng nhiệt (các loại trái có gai, xoài, nhăn). Tránh các loại thức ăn cay nóng, chiên xào, rang. Ăn nhiều canh rau và các món hầm. Sau khi các triệu chứng nhiệt giảm bớt th́ mới chuyễn dần sang thuốc bổ âm.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by Dinh Dong (Hội Viên)
on 2012-04-10 13:26:57.0
Em chào bác Phó ạ,

Rất vui khi được bác hồi âm. Em muốn hỏi rằng cháu cần uống bao nhiêu thang th́ hết can hoả hoặc nếu không th́ có thể căn cứ vào những dấu hiệu cụ thể-rơ rệt nào để biết là can đă b́nh thường?

Chúc bác vui khoẻ ạ
HDIỆU
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-04-10 13:33:25.0
Chào DinhDong,
Khi lưỡi bớt đỏ và xuất hiện rêu lưỡi trở lại, quầng xanh ở mắt mất đi là tốt. Nếu uống thuốc thang th́ khoảng 5 thang sẽ thấy triệu chứng giảm. Thuốc hoàn th́ phải lâu hơn.
 
Reply with a quote
Replied by HDIỆU (Hội Viên)
on 2012-04-10 14:10:34.0
Em cám ơn bác Phó nhiều ạ.

HDIỆU


 
Reply with a quote
Replied by HDIỆU (Hội Viên)
on 2012-04-11 06:00:06.0
Em chào bác Phó. Sáng hôm nay em xem kỹ lại lưỡi của cháu ngay sau khi thức dậy th́ thấy lưỡi có rêu trắng nhạt và hơi hơi vàng, điểm khắp mặt lưỡi trên nền rêu trắng ngà là những chấm nhỏ màu đỏ tươi nhỏ như đầu que tăm mà em đă nói ở phần triệu chứng. C̣n quầng mắt th́ không phải như hôm trước em mô tả v́ lúc nh́n bị phản sáng nên em thấy như có quầng vậy, hôm nay xem kỹ lại th́ không có. Những triệu chứng khác th́ vẫn như em nói hôm trước. Như thế th́ có nghiêm trọng không bác phó ?

Chúc bác luôn mạnh khoẻ.
HDIỆU
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-04-14 00:28:27.0
Chào HDieu,
Rêu lưỡi vàng, có chấm đỏ là triệu chứng nhiệt và có ứ huyết. Nếu mắt không có quầng xanh th́ không tới nỗi nghiêm trọng.
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-04-14 02:30:25.0
Chào Hdieu!
Bé bị bệnh như vậy, gốc là do Thận âm hư rồi, nhưng hiện tại đang có biến chứng, nên xem ra cách trị cũng phải cẩn thận.
Lúc bé cháu thường hay bị sốt không có lư do như vậy là v́ giai đoạn ban đầu của chứng thận âm hư kèm thấp tà nhiệt độc ở đă đi vào kinh Thái âm, tương đương với chứng viêm cầu thận cấp theo bệnh danh tây y.
Thận âm (thận tinh) là cơ sở để hóa sinh thận khí, một khi thận âm hư th́ sẽ khiến cho thận khí không có nguồn sinh hóa mà hư theo, nên h́nh thành chứng thận khí bất túc, mà sinh tiểu nhiều. Đây là cơ sở cho chứng thận hư về sau của cháu.
Thận âm là nơi ẩn náu cho dương khí của thận, nay thận âm đă hư th́ dương hỏa vọng hành lên trên khiến hầu họng, miệng lưỡi khô khát mà sinh lở viêm, thích ăn trái cây, uống nước, ghét nóng. Dương hỏa không có âm thủy níu kéo, vọng hành lên trên nên không ôn ấm cho tứ chi, khiến tứ chi giá lạnh mà dẫn đến lưng đau gối, tai ù mắt hoa; âm tinh bất túc hỏa thường lên trên khiến tóc khô ráp.
Âm tinh hóa sinh thận khí, mà động lực để hóa sinh thận khí là mệnh môn hỏa, nay hỏa không có nơi ẩn náu mà đi càn, khiến nguồn sinh hóa cho thận khí yếu đi, dẫn đến tiểu liên tục, huyệt mệnh môn thường hay đau.
Thận là gốc của tiên thiên (tiên thiên tức là cái có đầu tiên, do Cha Mẹ cho, là yếu tố di truyên (tương tự như ADN)); Tỳ là gốc của hậu thiên (là cái có được do ăn uống nuôi dưỡng mà có). Tiên thiên tư dưỡng cho hậu thiên, hậu thiên bù đắp cho tiên thiên. Nay tiên thiên hư nhược, không tư dưỡng được cho hậu thiên th́ sinh ăn kém, không thích ăn ngũ cốc mà chỉ thích ăn trái cây cho đỡ khát.
Điều trị chứng này thường dùng phép"tư âm bổ thận, liễm âm dẫn hỏa" là chính. V́ hỏa trong người cháu là hư hỏa (do tạng khí hư nhược mà sinh hỏa), chứ không phải là thực hỏa (do ngoại tà bên ngoài đi vào trong cơ thể ẩn náu lại), nên tuyệt đối không phạt hỏa, mà chỉ dẫn hỏa về nguồn (hỏa của cơ thể là hỏa tiên thiên, do cha mẹ cho, tuyệt đối không thể phạt hỏa mà không có lư do).
Bạn dùng phương thang sau:
Thục địa (loại tốt nhất) 16g
Hoài sơn (sao thơm) 8g
Sơn thù (sao thơm) 8g
Trạch tả (sao muối) 6g
Đan b́ (sao rượu) 6g
Phục linh (sao với sữa ḅ tươi) 6g
Ngũ vị (sao mật) 5g
Mạch môn (rút bỏ tim, sao hơi xém) 5g
Nhục quế (tán bột, gói riêng)1g
Tốt nhất là bạn nên gói riêng mỗi vị, mang về nhà tự chế. Nhục quế khi sắc xong thuốc mới ḥa vào lúc thuốc vừa rót ra, không sắc chung với thuốc.
Bài thuốc trên là bài Bát Tiên Trường Thọ Hoàn (Lục Vị, gia Ngũ vị, Mạch môn), gia thêm Nhục quế. bài lục vị có tác dụng Tư âm bổ thận, có tác dụng chính thức để điều trị bệnh này. Thêm ngũ vị để liễm âm,liễm tâm âm, tư nhuận thận tạng, vừa giúp cho khí của Tâm, thận giao nhau (trong dịch học, đây chính là quẻ Thủy hỏa kư tế = kiến long tại điền = âm dương thăng bằng, hóa sinh thường chuyển), như vậy cháu sẽ dễ ngủ hơn (chắc chắn cháu thường ho khan, nửa đêm thường thức dậy vài cái rồi ngủ); mạch môn có tác dụng cường âm (mạnh cho âm), ích tinh (bồi bổ thêm cho tinh), tiêu cốc thực (tiêu hóa đồ ăn), điều trung (điều ḥa bên trong), an ngũ tạng (làm yên ngũ tạng), thanh tâm (mát tim), nhuận phế (điều ḥa tiết dịch ở phế), dưỡng vị sinh tân (mạnh cho dạ dày, sinh tân dịch). Hai vị Ngũ vị, và Mạch môn kết hợp với nhau để trợ giúp cho các biến chứng sinh ra từ chứng Thận âm hư. Nhục quế cho vào để có ư như dịch học nói "âm trung hữu dương". Trong âm phải có dương, dương khí kích động th́ âm mới phát huy công năng (cũng như trong nước mà không có nhiệt độ th́ sẽ khiến cho nước trở thành băng giá). V́ đâylà bài thuần bổ âm, nếu không có nhục quế vào th́ cả bài này không phát huy được công năng. Ngoài ra, nhục quế c̣n có tác dụng dẫn cho cái hỏa khí của thận vọng động lên trên trở về nơi của nó, khi hỏa trở về, có âm đón nhận (có nhà cửa cha mẹ) th́ nó không đi càn nữa, không gây bệnh nữa.
Sau khi cho cháu uống thuốc, bạn nhớ báo kết quả thường xuyên để mọi người theo dơi. Thuốc Đông y khi dùng phải có có học và có thuật, không tùy tiện gia giảm được, bạn nên cân nhắc kỹ.
chúc cháu bạn mau lành bệnh.
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-04-14 03:06:32.0
Tôi cho là hư hỏa đă vượt quá mức của nó (mắt khô, hiện quầng xanh), nhiệt tà đă xâm nhập khắp ngũ tạng. Cần phải tả hỏa trong vài thang để giữ hỏa không vượt lên đến mức can phong nội động rồi mới tư âm, tiềm dương tiếp đó. Long Đởm Tả Can dùng Long đởm, Hoàng cầm, Chi tử để tả hỏa nhanh và mạnh, dùng Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử lợi thủy để dẫn hỏa đi xuống, thải ra ngoài và dùng Đương quy, Sinh địa để dưỡng thủy. Giống như hỏa hoạn gặp cơn mưa rào vậy. Đây là phương pháp cứu hỏa cấp tốc. Tuy bệnh này là do hư mà ra nhưng hỏa đă vượt quá mức của nó, dùng tả trong thời gian ngắn th́ mới chặn được hỏa cấp thời. Tạng can thuộc môc, khi gặp hỏa th́ bùng phát, nên muốn tả hỏa nhanh th́ phải đi từ can. Nhưng tôi nhận thấy lư luận của QuangThong rất có lư, lư luận rơ ràng, y lư vững chắc, rất thán phục vừa phần HDieu xem lại mắt hiện quầng xanh chỉ là do phản sáng ở ngoài gây ra cảm giác như vậy.
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-04-14 05:44:31.0
Đúng như bác Phó nói. Do Hdieu nh́n nhầm nên đưa thông tin sai. Nếu là cháu, cháu cũng sẽ lư luận như bác. V́ chứng này không trước rồi sau, cũng sẽ dẫn đến triệu chứng như bác nói. Đúng là bất đắc dĩ lắm mới khám qua mạng, chứ nếu trực tiếp th́ rất chính xác.
 
Reply with a quote
Replied by NoiDat (Hội Viên)
on 2012-04-14 06:54:44.0
Chào quư vị,
Xin chào lương y QuangThong02 và HDieu đă đến với diễn đàn. Tôi luôn luôn rất thú vị với diễn đàn Đông y này. Bác Phó thấy triệu chứng bộc lộ mạnh mẽ, cấp tính nên quyết định đánh vào ngọn trước, bạn QuangThong cho là hư chứng cần phải bồi bổ trước (chữa vào gốc). Cùng 1 bệnh, cách nh́n khác nhau, toa thuốc hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn cùng là chữa vào 1 bệnh. Đông y thật là kỳ diệu. Tôi có một thắc mắc là bệnh nào cũng có hư (suy yếu) và thực (dư thừa), biện chứng luận trị theo chiều nào cũng có lư, như vậy dùng cách nào trong trường hợp nào th́ mới ổn?

NoiDat
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org