Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> HỆ THỐNG TIÊU HOÁ

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
HỆ THỐNG TIÊU HOÁ - posted by Trường Xuân (Hội Viên)
on January , 31 2024
Để tôn trọng ư kiến của tác giả, người dịch sẽ đăng lại lời nói đầu của tác giả trên mỗi chương mục đăng trên trang web này, người dịch mong được người đọc thông cảm cho sự bất tiện này.
Lời nói đầu
Thông thường, mọi người đều sợ hăi bệnh tật.
Theo ư kiến của người viết, thật ra bệnh tật chỉ là một hiện tượng khách quan khi sức khỏe của con người đi chệch hướng b́nh thường, trong đa số trường hợp, việc sớm nhận biết bệnh và điều chỉnh sai lệch kịp thời sẽ khiến sức khỏe con người có rất nhiều cơ hội b́nh phục trở lại. Hoảng loạn và lo lắng chính là những yếu tố không hỗ trợ việc điều trị bệnh, mà c̣n có thể làm cho t́nh trạng sức khỏe tồi tệ hơn, khiến năng lực đề kháng bị suy giảm. Phân tích những căn bệnh phổ biến và loại bỏ sự khó chịu của cơ thể, sự chậm trễ trong việc dùng thuốc hay phẫu thuật không đúng cách, lừa đảo, kéo dài điều trị với mục đích kiếm tiền v.v. Do sự thiếu hiểu biết gây ra, tất cả những điều vừa nêu đă trở thành mục tiêu của người viết khi thực hiện và lưu trữ trang này. Tôi có thể không giúp được bạn, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp bạn.
Các bệnh được đề cập ở đây đặc biệt chỉ đề cập đến các bệnh về thể chất. Và được chia thành các hệ thống và khu vực bệnh, như bệnh ở phần đầu, cổ, lưng gáy và tay chân hoặc theo từng hệ thống như: Hệ thống tuần hoàn, Hệ thống tiêu hóa, Hệ thống vận động,….hô hấp… Và với tiêu chí là một trang y học cổ truyền nên phần lớn các trang đều có phần biện chứng luận trị theo YHCT, một số ít trang không có phần biện chứng luận trị và một số bệnh không hoặc chưa có phần biện chứng luận trị (Theo YHCT) cũng không có ở trang này, nhưng với những trang có nội dung về ẩm thực, sinh hoạt thiết thực cho việc điều trị và hồi phục sức khỏe th́ theo thiển ư cũng không hại ǵ khi chúng ta có thêm tài liệu để tham khảo.
Trang này thiên về y học cổ truyền, và nhiều bài viết có thể không áp dụng cho bệnh nhân nói chung mà chỉ hỗ trợ tài liệu để tham khảo. Bạn có thể không nhận được những ǵ bạn muốn từ trang này, nhưng theo ư của người viết những kiến thức ở đây phần nào sẽ giúp chúng ta b́nh tĩnh hơn khi chúng ta có thêm một số hiểu biết về bệnh của chính ḿnh. Phải nói rơ rằng trang này không cung cấp đơn thuốc hoặc chẩn đoán định tính cho các bạn. Điều này cần có trách nhiệm với bệnh nhân. Phương thang điều trị được đề xuất trên trang chỉ là gợi ư, v́ vậy bệnh nhân có thể lấy các kế hoạch điều trị này và yêu cầu thày thuốc xác định cách sử dụng và liều lượng tùy theo t́nh trạng bệnh và điều trị theo triệu chứng cụ thể. Ngoài ra, việc giới thiệu các bệnh khác nhau trong chuyên mục này cũng dựa trên việc thu thập các tài liệu y tế khác nhau. Cảm ơn bạn một lần nữa v́ đă tham khảo trang này.
Trên một phương diện khác, với những điều kiện khách quan, nên người dịch chú trọng nhiều hơn về phần YHCT (Y học cổ truyền) của trang web và những phương pháp điều trị bệnh theo YHCT trên trang này, hầu hết đă được người dịch sử dụng trong thời gian dài và đă thu được những hiệu quả trị liệu nhất định. Các loại bệnh được tŕnh bày dựa theo lâm sàng thực dụng hiện nay, phần lớn đều sử dụng tên bệnh theo y học hiện đại. Ở phần mở đầu, tên bệnh theo đông và tây y đều được sơ bộ liên hệ đối chiếu, đồng thời tŕnh bày ngắn gọn nguyên nhân và bệnh lư theo quan điểm đông y. Chẩn tra các điểm chính yếu trên tinh thần kết hợp biện chứng và biện bệnh, giới thiệu được một số tri thức chẩn đoán của y học hiện đại, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng của các bạn muốn t́m hiểu về y học cổ truyền. Các phương pháp trị liệu, trọng điểm chủ yếu là biện chứng luận trị, đồng thời với các loại trị liệu tổng hợp, việc sắp xếp thứ tự và nội dung hạng mục cụ thể (Châm cứu, bấm huyệt…)có sự khác biệt tuỳ theo mỗi khoa hay mỗi bệnh. Đến như vấn đề dự pḥng bệnh, tất cả đều xuất phát từ những t́nh huống thực tế.
Do tŕnh độ hạn chế nên chắc chắn những bản dịch c̣n nhiều thiếu sót, mong nhận được những góp ư của bạn đọc.
Trường Xuân
Mười hai phương pháp điều trị đau dạ dày của Gs Lưu Độ Châu
Lưu Độ Châu là giáo sư và người là tiến sĩ quá cố của Đại học Y học Trung Hoa Bắc Kinh. Ông ủng hộ lư thuyết của Trọng Cảnh, noi theo lời dạy của Kỳ (Bá) và Hoàng (đế), đồng thời tuân theo lư thuyết của các trường phái khác. Ông học hỏi từ điểm mạnh của người khác và thu được kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm, h́nh thành tư duy học thuật và phong cách y học đặc biệt. Bài viết này tóm tắt một cách có hệ thống mười hai phương pháp điều trị đau dạ dày của Lưu Độ Châu, nhằm hướng dẫn điều trị lâm sàng tốt hơn.

Phương pháp ôn vị tán hàn hành khí chỉ thống
(PP ấm dạ dày hành khí giảm đau)
Nếu thượng vị và bụng bị cảm lạnh, hoặc ăn quá nhiều thực phẩm sống, lạnh, khiến cảm lạnh tích tụ ở thượng vị, lạnh là âm tà, tính chất ngưng trệ, khiến khí huyết tŕ sáp, tính chất thu dẫn. gây ra mạch tế cấp, nên gây đau dạ dày.

Triệu chứng: Đau bụng dữ dội, thường do cảm lạnh hoặc ăn thực phẩm lạnh, thích ăn thực phẩm nóng, sợ lạnh thích ấm áp, được chườm nóng th́ giảm đau. Rêu lưỡi trắng, mạch huyền khẩn hoặc huyền tŕ.

Trị pháp: Ôn vị tán hàn, hành khí giảm đau.
Xử phương: Lương khương chỉ thống ẩm. Thành phần: Cao lương khương 9g, Sa nhân 6g, Sài hồ 9g, Tử tô 9g, Ngô thù du 9g, chích Cam thảo 6g. Nếu bị đau bụng lạnh, chuột rút cơ bụng hoặc thậm chí đau bụng lạnh, mạch trầm vi, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng th́ dùng thang Đại Kiến Trung (Thục tiêu, Can khương, Nhân sâm, Di đường ) để điều trị.

Phương pháp tiêu hóa ứ trệ, thanh lợi thấp nhiệt.

Thực phẩm tích tụ lâu ngày sẽ sinh ra thấp nhiệt, thấp nhiệt kết hợp với thực phẩm tích tụ ở ruột, dạ dày, sẽ cản trở khí cơ vận chuyển, khiến thượng vị căng trướng và đau.

Triệu chứng: Đầy trướng và đau vùng thượng vị, không muốn ấn nắn, hoặc nôn và ăn khó tiêu, ợ mùi ôi thiu, sau khi nôn đau giảm, chán ăn, tiêu chảy hoặc đại tiện bí kết, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch trầm có lực, v.v. .

Trị pháp: Tiêu thực trừ trệ, thanh lợi thấp nhiệt. Lưu Đô Châu thường dùng thang Chỉ Thực Đạo Trệ để thanh lư (làm sạch) vị tràng (đường tiêu hóa), khứ thấp và trừ trệ là phép điều trị bệnh của loại h́nh này.Đối với những trẻ ứ đọng thực phẩm, chướng bụng đau vùng thượng vị th́ sử dụng phổ biến hơn.
Lưu Độ Châu chỉ ra: Bệnh tật của trẻ em ngày nay là phổ biến nhất, nguyên nhân là do nội tạng của trẻ em rất non nớt dễ bị tổn thương, hơn nữa khả năng tự chủ của trẻ kém, được người lớn yêu chiều, có nhiều loại thực phẩm phong phú, ăn nhiều th́ tỳ vị sẽ suy yếu, lực vận hoá kém, thực phẩm ứ đọng trong dạ dày, trướng bụng và đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn, hôi mùi thức ăn ôi thiu, đau vùng thượng vị, táo bón hoặc tiêu chảy, rêu lưỡi bẩn và nhờn. mạch hoạt... nổi bật nhất là t́nh trạng biếng ăn hoặc kém ăn, lúc này người lớn sợ thiếu dinh dưỡng nên t́m đủ mọi cách để ăn uống bổ sung khiến t́nh trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Lưu Đô Châu dùng thuốc Bảo Ḥa (Thần khúc 10g, Sơn tra 10g, Trần b́ 6g, Liên kiều 10g, La bặc tử 10g, Phục linh 15g, Bán hạ 10g) điều trị hiệu quả bệnh này.

Các phương pháp trừ ẩm dưỡng tỳ, ích khí, điều ḥa dạ dày

Tỳ thuộc thổ, thấp là khí của thổ, v́ thấp là âm tà, bản chất là dính (niêm trệ), nếu thấp trệ tỳ vị, vận chuyển và chuyển hóa sẽ không thuận lợi, cản trở vận động của khí, và khí cơ tŕ trệ không hoạt động.
Triệu chứng: Căng trướng đau vùng thượng vị, đầy bụng, không muốn ăn, miệng nhạt không mùi vị, buồn nôn và nôn, ợ hơi và nuốt chua, kèm theo chi thể nặng nề, lười biếng và buồn ngủ, thường tiết tả, rêu lưỡi trắng nhờn và dày, mạch hoăn.
Trị pháp: Táo thấp kiện tỳ, hành khí hoà vị, Lưu Độc Châu thường dùng B́nh vị tán để chữa trị. Lưu Đô Châu tin rằng khi sử dụng bài thuốc này nên tập trung vào hai chứng thấp và thực. Dạ dày thuộc về dương minh, khí của dương minh là táo (khô), táo mà không khô lại ẩm ướt th́ vị khí bất hoà, có các triệu chứng như bĩ (bế tắc) và đầy bụng, căng tức vùng thượng vị, ợ hơi và nấc, không thể tiêu hóa thức ăn, và rêu lưỡi có màu trắng và nhờn. B́nh vị (tán) có nghĩa là trừ bỏ thức ăn ứ đọng trong dạ dày và loại bỏ thấp tà trong dạ dày. Khi thấp tà bị tiêu trừ, tỳ vị vận hoá tốt th́ khẩu phần ăn ứ trệ sẽ tự động bị loại bỏ, cho nên bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ hoà vị, khứ thấp và tiêu thực trệ.
Được sử dụng lâm sàng trong trường hợp thấp tà gây hại cho dạ dày, thức ăn không thể tiêu hóa được và chúng bổ sung cho nhau. Lưu Đô Châu sử dụng bài thuốc này trên lâm sàng, với rêu lưỡi dày và nhờn làm chỉ định, thường kết hợp các bài thuốc khác nhau để chữa các bệnh khác nhau. Dùng bài thuốc này nếu dạ dày của bạn bị tổn thương do thức ăn ứ đọng, thấp trọc ở trung tiêu không được giải quyết, thấp tà hóa nhiệt, dạ dày trướng đầy sau khi ăn, cồn cào ợ chua, đau thượng vị, lở loét miệng lưỡi, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoạt.Th́ dùng phương này với thang Đại hoàng Hoàng liên tả tâm để điều trị chứng ứ trệ thực phẩm do nhiệt ẩm, lấy cảm hứng từ thang Thanh vị lư giải trong {Y Tôn Kim Giám}.

Phương pháp hành thuỷ tiêu bĩ

Tỳ vị chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự vận chuyển và chuyển hóa, nếu vận hóa không thuận lợi, dễ xảy ra hiện tượng nước đ́nh trệ trong dạ dày và sản sinh đàm trọc, gây trở ngại khí cơ (Khí cơ là thăng giáng phù trầm), xuất hiện chứng trạng thượng vị trướng đau.
Chủ chứng: Dạ dày bĩ đầy và đau, lợm giọng, ợ hơi, ăn uống vô vị, hồi hộp, chóng mặt, khó tiểu tiện; Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền.
Trị pháp: Hành thuỷ tiêu bĩ, dẫn thuỷ hạ hành
Xử phương: Thang Tiểu Bán hạ gia Phục linh. Gồm Sinh khương, Bán hạ ôn hoá hàn ngưng trệ, hành thuỷ tán ẩm, giáng nghịch trị ẩu thổ; Phục linh kiện tỳ ích khí, thấm lợi thuỷ thấp, dẫn thuỷ hạ hành, có công dụng giáng trọc thăng thanh. Trong phương này Lưu tiên sinh dùng lượng Sinh khương Bán hạ trên 15g, Phục linh 30g, nếu dùng lượng nhỏ sẽ khó thu được hiệu quả, nhấn mạnh lượng sinh khương nên dùng đủ, mỗi phiến khoảng 20g, lớn nhỏ nên đủ tuỳ theo dày mỏng, mỗi miếng gừng kích thước bằng đồng 5 xu.

Sơ tiết gan hoà vị

Kinh Quyết Âm của Can và vị, vị là Dương Minh táo thổ, kinh mạch của nó kết hợp với khí của tất cả các kinh, tuy can và vị là một một tạng và một phủ, nhưng trong quá tŕnh bệnh ở tạng can, can khí phạm vị là t́nh trạng thường gặp, có thể nói “Can vị chi khí, bản hựu tương thông, nhất tạng bất hoà, tắc lưỡng tạng giai bệnh” (肝胃之气,本又相通,一脏不和,则两脏皆病). Khí của can và vị, cơ bản là thông với nhau, một tạng không điều hoà là hai tạng đều bị bệnh.

Chủ chứng bao gồm: Trướng đau vùng bụng và thượng vị, nôn ra nước chua, cồn cào không thoải mái, mạch huyền hoạt, cạnh lưỡi và đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn, v.v..

Nguyên tắc điều trị: Dùng phương pháp sơ tiết can hoà vị, Lưu Đô Châu thường dùng thang Ngô Liên nhị trần. Thành phần: Ngô thù du 9g, Hoàng liên 9g, Xuyên luyện tử 6g, Trần b́ 9g, Bán hạ 9g, Phục linh 10g, Sinh khương 9g, Hương phụ 9g. Trong đơn thuốc Ngô thù du kết hợp với Hoàng liên thành Tả Kim hoàn. Viên uống có tác dụng chữa gan mật hỏa ứ và nôn mửa chua đắng, Xuyên luyện tử và Hương phụ có tác dụng sơ tiết can điều hoà khí; Bán hạ, Trần b́, Sinh khương, Phục linh có công dụng hoà vị hoá đàm, hợp dụng các vị thuốc có công dụng cộng tấu.

Phương pháp sơ tiết can và thanh nhiệt
Nếu can vị bất hoà th́ khí cơ uất trệ, lâu dần sẽ chuyển thành nhiệt, khí dư thừa sẽ sinh hỏa, nếu tà nhiệt của can hỏa xâm nhập vào vị sẽ gây đau đớn.

Triệu chứng: Đau vùng thượng vị, đau cấp bách, cồn cào miệng dàn nước chua, miệng khô đắng, thích uống nước lạnh, tính t́nh vội vă dễ cáu giận; Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt.

Trị pháp:: Sơ can hoà vị, thanh nhiệt giải uất.
Lưu Độ Châu thường dùng Đan chi tiêu dao cộng với Tả kim hoàn để điều trị. Nếu miệng nhiều nước chua rơ rệt, th́ dùng Gia vị Ô Bối tán : Hải phiêu tiêu 30g, chiết Bối mẫu 6g, Kê nội kim 9g, Hoàng liên 6g, Diên gia phiến 10 phiến, tán chung thành bột, mỗi lần uống 4,5g, ngày 3 lần. Nếu nhiệt tà ở kinh Thiếu dương không giải, mà lại đồng thời ở kinh Dương minh, nhiệt kết quá nhiều trong dạ dày, v́ thế “Tâm hạ cấp”
(心下急) dạ dày cấp bách, “Án chi thống” (按之痛) ấn nắn đau.

Triệu chứng: Đau kịch liệt ở vùng thượng vị và bụng, đầy tức và đau ở hai bên sườn, cơ bắp căng cứng khiến người ta nóng nảy, táo bón, nước tiểu màu vàng và đỏ, chất lưỡi đỏ rêu dày màu vàng, mạch huyền hoạt có lực, v.v.

Trị pháp: Thang Đại sài hồ sơ tiết can lợi mật, thông đường tiêu hóa. Trong đơn có Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, Sinh khương hoà giải bệnh tà ở kinh Thiếu dương, gia thêm Đại hoàng, Chỉ thực để trừ nhiệt kết trong Dương minh vị gia; Lại với vị Bạch thược b́nh can đảm để trừ hoành nghịch của mộc khí. Chứng này do bệnh ở kinh Thiếu dương hiệp với chứng lư thực, nên không dùng Sâm Thảo v́ ngại đ́nh trệ, chỉ dùng vị Đại táo để bảo vệ dạ dày và trữ tồn tân dịch.
Lưu Độ Châu chỉ ra: Bài thuốc này không chỉ có tác dụng điều trị khí nghịch ở gan, túi mật mà c̣n có thể thanh nhiệt dư thừa trong ruột và dạ dày, vừa có tác dụng trị khí, vừa điều ḥa máu, do đó, nước sắc Đại sài hồ có thể dùng để chữa các bệnh ngoại cảm và Nội thương, chỉ cần xuất hiện hội chứng can vị bất hoà, khí huyết bất hoà lả có thể sử dụng. Những năm gần đây thường dùng phương này gia giảm điều trị các chứng như thủng loét dạ dày cấp tính, bệnh ở hệ thống gan mật, viêm tuỵ, tâm thần phân liệt.

Phương pháp hoạt huyết hành khí giảm đau

Nếu đau dạ dày lâu ngày, máu lưu thông trong các lạc mạch không thông suốt, khí chuyển động sẽ bị cản trở, cuối cùng máu sẽ ứ trệ ở bên trong, các lạc mạch của dạ dày sẽ bị tắc nghẽn, gây đau đớn (bất thông tắc thống).
Các triệu chứng bao gồm: Đau vùng thượng vị kịch liệt, khó chịu khi ấn, đau như bị châm kim hoặc bị dao cắt, đau cố định, đau kéo dài hoặc màu phân đen, chất lưỡi tím tối hoặc có vết bầm do ứ, mạch sáp v.v.
Trị pháp: Hoạt huyết hoá ứ, lư khí giảm đau, Lưu Độ Châu thường dùng thang Ô cập để chữa trị. Thành phần: Hải phiêu tiêu 30g, Bạch cập 9g, Đương quy 9g, Xích thược 9g, Bồ hoàng sống 9g, Ngũ linh chi 9g, Bạch truật sao 9g, Hương phụ 9g. Đối với người mất máu lâu ngày, mệt mỏi ít khí lực, môi trắng lưỡi nhợt nhạt, mạch tế th́ thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Pháo khương và loại bỏ Ngũ linh chi; Hư và có nhiệt, lưỡi đỏ nhạt, mạch tế sác, bổ sung Sinh địa hoàng, Huyền sâm, Mẫu đan b́ và khứ Ngũ Linh Chi. Lưu Độ Châu thỉnh thoảng dùng bột Tam thất để chữa bệnh: mỗi lần 30g, ngày 2 lần, có kết quả tốt. Ngoài ra, nếu do cảm xúc gây tổn thương, khí trệ và huyết kết, đau ở dạ dày (tâm hạ thống), trướng đầy và nghẹt thở, mạch trầm và lưỡi sẫm màu, Lưu Độ Châu sẽ điều trị bằng cách sử dụng thức uống Phân tâm khí ẩm để hành khí hoạt huyết giảm đau. Thành phần: Hoắc hương 9g, Tử tô 6g, Phục linh 6g, Bán hạ 6g, Bạch truật sao 6g, Cát cánh 6g, Mộc thông 6g, Mộc hương 9g, Hương phụ 9g, Mạch môn 6g, Quế 6g, Thanh b́ 6g, Tang b́ 6g, Binh lang 6g, Nga truật 6g .

Phương pháp sơ tiết gan và điều ḥa tỳ và khí huyết

Can thuộc mộc, tỳ thuộc thổ, mộc có thể điều tiết thổ, nếu giận dữ phiền muộn làm hại gan, lo lắng tư lự làm tổn hại tạng tỳ, nếu gan không sơ tiết, tạng tỳ sẽ không thể vận hoá, gan và tỳ sẽ không ḥa hợp, khí huyết mất điều hoà, lúc đó sẽ xuất hiện đau thượng vị, Lưu Đô Châu thường dùng thuốc sắc thang Sài hồ quế chi để điều trị. Trong Thương Hàn Luận, bài viết về hội chứng của bài thuốc này có đề cập đến “Tâm hạ chi kết” (心下支结), nguyên nhân là do khí ứ đọng ở kinh Thái Dương và Thiếu Dương. Bài thuốc này được tạo thành từ sự kết hợp của thang Tiểu sài hồ và thang Quế chi. Thang Quế chi dùng để điều ḥa doanh vệ, tân tán (cay có tác dụng tán tà) giải cơ. Thang Tiểu sài hồ dùng để song giải hai kinh Thái dương và Thiếu dương khiến xu cơ (là bản lề là mấu chốt quan trọng) thông sướng, bên trong điều hoà can tỳ, bên ngoài là thang tễ song giải ngoại cảm biểu lư của hai kinh Thái dương và Thiếu dương, là thang thuốc tốt trị tạp bệnh bên trong chính là tác dụng điều hoà can đảm tỳ vị và khí huyết doanh vệ, v́ thế phương thang này cũng chính là phương thang hàng đầu được dùng để điều trị bệnh ở tỳ vị, khi gặp bệnh chứng cần gia thêm Bạch cập, Tam thất là những vị thuốc cầm máu giảm đau để tăng cường công hiệu của thang dược

Phương pháp đồng điều hàn nhiệt điều ḥa dạ dày và tiêu bĩ tắc

Nếu khí của tỳ vị bất ḥa, cơ chế thăng giáng thất thường, tà khí hàn nhiệt hỗn tạp bị tắc nghẽn ở tâm hạ gây đau dạ dày. Triệu chứng đau tức đầy bụng vùng thượng vị tuy khác với hàn nhiệt hư thực, thường đa phần phân thành thuộc khí hoặc thuộc huyết, hàn nhiệt hỗn tạp và hư thực cùng tồn tại. Đặc điểm của loại h́nh này là dạ dày không đau hoặc đau không đáng kể, chứng trạng chủ yếu là bế tắc. Đối với những trường hợp bệnh như vậy, Lưu tiên sinh thường dùng 3 thang tả tâm để điều trị (Bán hạ, Cam thảo, Sinh khương). Trong đó thang Bán hạ tả tâm là thang Tiểu sài hồ khứ Sài hồ, Sinh khương gia Hoàng liên, Can khương mà thành, thuộc thang tễ hoà giải hàng đầu. Trong phương dùng đồng thời các vị thuốc ấm và lạnh, tân khai khổ giáng cam điều cùng điều trị bệnh (vị cay khai mở, vị đắng giáng xuống, vị ngọt điều hoà), là phương thang được lập ra để hoà giải hàn nhiệt của tỳ vị. Lưu Độ Châu đă chỉ ra rằng thang Bán hạ tả tâm thực sự đă mở ra được một đường nhánh mới trong điều trị tỳ vị bệnh, trên lâm sàng, đối với đơn thuần bệnh tỳ vị thuộc nhiệt chứng hoặc thuộc hàn chứng th́ thường dễ điều trị, c̣n đối với trường hợp tỳ vị vận hoá thất thường mà sản sinh hội chứng hàn nhiệt hỗn tạp, thăng giáng bất thường, nếu không biết phép hoà giải âm dương tỳ vị, th́ luôn khiến người thày thúc thủ vô phương.
Lưu Độ Châu cho rằng phương thang này “Khổ giáng tân khai cam bổ, tán ẩm tiêu bĩ, thiện trị trung châu bất hoà” (苦降辛开甘补,散饮消痞,擅治中州不和) Vị đắng giáng xuống vị cay khai mở, vị ngọt bồi bổ, tán ẩm tiêu bế tắc, sở trường điều trị chứng trung châu bất hoà, v́ thế mỗi khi ứng dụng trên lâm sàng đều thu được hiệu quả rất nhanh chóng. Thang Cam thảo tả tâm là thang Bán hạ tả tâm giảm Nhân sâm, tăng lượng Cam thảo mà thành. Phương này có tên là Cam thảo tả tâm thang, có ư nghĩa hoà hoăn khách khí thượng nghịch, bổ ích hư tổn của trung châu với vị ngọt của Đại táo để tăng lực phù hư, Bán hạ hoà vị tiêu bĩ; Hoàng cầm, Hoàng liên thanh trừ khách nhiệt, vị Can khương tiêu trừ lư hàn (trị lạnh bên trong), các tác dụng trên khiến trung khí kiện vận, hàn nhiệt tiêu tán, vị khí không c̣n bế tắc (bĩ), khách khí không thượng nghịch (trào ngược) mà khỏi bệnh.

Tư dưỡng vị âm

Dạ dày gọi là dương minh, sự kết hợp của hai dương (Lưỡng dương hợp minh) biểu thị sự thịnh vượng của dương khí nên vị khí có tác dụng làm chín thuỷ cốc. Khí của Dương Minh khô nên cũng giống như biểu lư của Thái Âm, vị dương tuy mạnh nhưng không hoạt động quá mức mà nhờ vào Âm của dịch cơ thể để phối hợp cương nhu, nên vị khí hạ hành (đi xuống) là thuận. Nếu vị dịch không đủ, không khống chế được dương, khiến táo khí hoành hành, vị mất hoà giáng mà thành bệnh, triệu chứng lâm sàng bao gồm: Đau vùng thượng vị, ăn không được nhiều, sau khi ăn càng đau bụng, hoặc ợ chua, khô miệng khô họng, phân khô, lưỡi đỏ ít rêu lưỡi hoặc không có rêu, mạch tế sác.
Lúc này việc điều trị nên tập trung vào tư dưỡng vị âm, Lưu Đô Châu thường xuyên sử dụng thang Ích vị. Phương dược gồm: Ngọc trúc 10g, Sinh địa hoàng 10g, Mạch đông 30g, Sa sâm 10g, Đường phèn 10g, v.v.

Lưu Độ Châu thường chữa đau dạ dày do âm hư bằng cách thêm một lượng nhỏ hoa Mai khôi và hoa Bạch mai vào phương dược bổ âm, tác dụng chủ yếu của hai vị thuốc này là giúp thuốc bổ âm không bị khó tiêu hoá (nê trệ) ở dạ dày. Sự kết hợp của hai loại thuốc này có tác dụng chữa đau bụng đầy hơi, và với hương thơm nồng nàn của hoa mai khôi, thanh thoát không nặng nề, hoà hoăn và không mănh liệt, tốt cho gan và sảng khoái dạ dày, lưu thông khí huyết, kích hoạt tuần hoàn máu, thông nghẽn tắc, và tuyệt nhiên không cay ấm cương táo, đối với chứng viêm dạ dày loại h́nh âm hư, th́ đây chính là điều tuyệt diệu được gọi là nhất cử lưỡng đắc (一举两得).

Ích vị hoà can

Đối với bệnh đau dạ dày loại h́nh can vị bất hoà với chủ yếu là can âm hư, chứng trạng lâm sàng chủ yếu là vị quản bĩ trướng hoặc đau, tức ngực sườn, ợ hơi hoặc nấc, kèm theo chán ăn, đại tiện không thoải mái hoặc phân lỏng nát, miệng họng khô, nhất là vào buổi sáng thức giấc, hoặc kèm theo sốt nhẹ, chất lưỡi hồng ráng, ít rêu lưỡi hoặc không rêu, mạch huyền tế hoặc sác. Lưu Độ Châu thường dùng thang Nhu can tư vị để điều trị bệnh.
Thành phần gồm: Sa sâm, Mạch đông, Ngọc trúc, Sinh địa hoàng, Bạch thược, Xuyên luyện tử, Phật thủ, Quất diệp, Mẫu đan b́. Toàn phương có công dụng nhu can, bổ vị, điều khí, lại có tác dụng bồi bổ tân dịch của can vị, khai thông can khí nhưng không khô khan để ảnh hưởng đến vị âm. Nếu như dạ dày nóng rát th́ gia Đại thạch hộc, Hoàng tinh, Sơn dược để điều hoà khí dương nhiệt; Đau ở vị quản gia Diên hồ sách, Uất kim, Lục việt mai, Phật thủ, điều chỉnh khí huyết để trị đau; Đại tiện phân lỏng gia Mẫu lệ, trường hợp nặng gia Ô mai; Tâm phiền ngủ ít gia Dạ giao đằng, Hợp hoan b́.


Ôn trung kiện tỳ

Nếu bệnh dạ dày kéo dài, trung dương suy yếu, lạnh sinh ra từ bên trong, nên đau dạ dày liên tục, khi lạnh gặp ấm th́ tản ra, khi gặp lạnh th́ ngưng tụ, v́ thế thích ấn nắn, thích ấm áp, đau nhiều hơn khi gặp lạnh. Trên lâm sàng thường gặp đau dạ dày liên miên, gặp lạnh đau nhiều hơn, thích ấm áp, thích ấn nắn, mệt mỏi yếu sức, miệng nhạt nhiều bọt răi, thích ăn uống ấm nóng, ăn ít, phân lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế huyền.
Trị pháp: Ôn trung kiện tỳ, ích khí chỉ thống
Lưu gia thường dùng thang Hoàng kỳ kiến trung: Di đường 30g, Quế chi 9g, Bạch thược 18g, Sinh khương 9g, Đại táo 6 quả, Hoàng kỳ 5g, chích Cam thảo 6g. Nếu dạ dày hư hàn, có các chứng trạng như đau ở vị quản, lúc đau lúc không, đau kéo dài, ăn uống giảm hoặc không có mùi vị, hoặc tiêu hoá không tốt hoặc buồn nôn, thân thể gầy yếu, mặt trắng bệch, lưỡi mềm, mạch nhược, Lưu tiên sinh thường dùng thang Hương sa lục quân tử để điều trị. Mà đối với chứng loét dạ dày hư hàn có các chứng trạng như đau dạ dày, đau đầu, nấc, ứa nước chua, có lúc buồn bực không yên, th́ dùng thang Ngô thù du có tác dụng ôn trung tán hàn, giáng nghịch hoà vị, lại trọng dụng Sinh khương một cách khéo léo để thu được hiệu quả tốt.
Trường Xuân dịch
 
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-01-31 02:06:56.0
VIÊM TEO DẠ DÀY MẠN TÍNH

Viêm teo dạ dày mạn tính là bệnh dạ dày phổ biến. Do xơ cứng động mạch, lưu lượng máu đến dạ dày không đủ, nghiện thuốc lá, rượu chè… dễ làm tổn thương chức năng rào cản của niêm mạc dạ dày, gây viêm teo dạ dày mạn tính. Trong viêm teo dạ dày, niêm mạc dạ dày co lại và được thay thế bằng các tế bào biểu mô ruột, tức là chuyển sản ruột, khi t́nh trạng viêm tiếp tục tiến triển, sự phát triển của tế bào là không điển h́nh, tức là dị sản; thậm chí là tăng sinh tế bào dẫn đến ung thư. Biểu hiện lâm sàng chỉ là các triệu chứng khó tiêu như đầy tức thượng vị, ợ hơi, ăn không ngon, đôi khi do các yếu tố ở dạ dày bị phá hoại nên kém hấp thu vitamin B12 từ đó có thể dẫn đến thiếu máu.. Nội soi và sinh thiết là phương tiện chẩn đoán duy nhất của bệnh này.
Viêm teo dạ dày có thể điều trị bằng thuốc, đồng thời nên kiểm tra định kỳ để ngăn ngừa ung thư.
Điều trị viêm teo dạ dày mạn tính y học cổ truyền tiến hành biện chứng luận trị như thế nào?
Bệnh viêm teo dạ dày mạn tính có rất nhiều hội chứng và phương pháp điều trị, nhưng có thể tóm tắt theo 5 loại h́nh hội chứng để tiến hành biện chứng luận trị như: Can vị bất ḥa, Tỳ vị thấp nhiệt, Tỳ Vị hư nhược, Vị Âm hư và Vị lạc ứ huyết. Hiện tại được mô tả như sau:
(1) Loại h́nh can vị bất ḥa
Triệu chứng chủ yếu: Thượng vị trướng đau, ảnh hưởng ngực và sườn, ợ hơi và trào ngược axit, miệng khô, đắng, ăn không ngon, đại tiện không dễ dàng, bệnh khởi phát thường có liên quan đến trạng thái tinh thần, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch huyền hoặc huyền sác.
Trị pháp: Sơ (điều tiết) can hoà vị, hành khí tiêu trướng.
Xử phương: Tứ nghịch tán hợp Sài hồ sơ can tán gia giảm: Sài hồ, Chỉ xác, Hương phụ, Đương quy, Bạch thược, Mộc hương, Huyền hồ, Phật thủ.
Gia giảm: ①Nếu can vị khí uất trệ chuyển thành hỏa hoặc can nhiệt xâm phạm dạ dày, biểu hiện thượng vị đau rát, ợ chua, miệng đắng, nôn nao, bứt rứt, có thể dùng Tả kim hoàn hợp kim linh tử tán hoặc Đan chi Tiêu Dao tán gia giảm điều trị. ② Nếu cảm giác thèm ăn rơ ràng là kém, gia thêm Lục thần khúc, Cốc, mạch nha sao, Sơn tra, v.v. ③Nếu lợm giọng buồn nôn, gia Trúc nhự, Bán hạ, Trần b́.
(2) Loại h́nh tỳ vị thấp nhiệt
Triệu chứng chủ yếu: Thượng vị bĩ tức, khó chịu hoặc đau rát, ợ hơi nôn nao, miệng đắng dính, khát nước mà không muốn uống, hoặc bụng trướng và đại tiện lỏng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, nhớt, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Nguyên tắc điều trị: Thanh nhiệt hoá thấp, kiện tỳ hoà vị.
Xử phương: Tam nhân thang gia giảm: Bạch khấu nhân, Hạnh nhân, Ư rĩ nhân, Hậu phác, Bán hạ, Thông thảo, Hoạt thạch, Trúc nhự, Hoàng liên, Nhân trần, Đan sâm.
Gia giảm: ① Đối với những người bị chứng biểu thấp, thêm Hương nhu và Hoắc hương để giải biểu hoá thấp. ② Lợm giọng và nôn, gia Trúc nhự, Sinh khương điều ḥa vị giáng nghịch. ③ Đối với những người chán ăn rơ rệt, gia Kê nội kim, Thần khúc, Mạch nha để tiêu thực trừ tích đ́nh trệ.
(3) Loại h́nh Tỳ vị hư nhược.
Triệu chứng chủ yếu: Đau âm ỉ vùng thượng vị, thích ấn nắn và ấm áp, bụng đầy trướng, chứng trạng tệ hơn sau khi ăn, bệnh nhân chán ăn, ăn ít, sôi bụng, phân lỏng, hoặc kèm theo mệt mỏi, thiếu sức, lười nói, chân tay đau nhức, chất lưỡi hồng nhạt, rêu mỏng trắng hoặc trắng hoặc có vết răng, mạch trầm tế.
Trị pháp: Bổ khí ḥa trung, kiện tỳ dưỡng vị.
Công thức: Thuốc sắc Hương sa lục quân tử thang gia giảm: Đảng sâm, Bạch truật sao, Rĩ nhân, Phục linh, Mộc hương, Sa nhân, Trần b́, Bán hạ, Mạch nha.
Gia giảm: ① Đau bụng đi ngoài phân lỏng, tứ chi không ấm, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn, nặng về hư hàn, điều trị nên ôn bổ tỳ vị, dùng phương Hoàng kỳ kiến trung hợp Lương phụ hoàn gia giảm. ② Nếu sau khi ăn mà bị trướng bụng nghiêm trọng, có thể thêm Kê nội kim, Lai bặc tử, Phật thủ, v.v. ③Nếu thấy nôn ra nhiều nước trong, có thể tái sử dụng Trần b́, Bán hạ, Phục linh; Miệng nhiều nước chua rơ rệt, có thể phối với Tả kim hoàn. ④ Bệnh nhân tỳ hư, đại tiện phân lỏng có thể thêm Sơn dược, Liên tử nhục, Biển đậu là những bị thuốc kiện tỳ hoá thấp. ⑤ Kèm theo phân đen th́ gia Pháo khương thán, Phục long can, Bạch cập, Địa du thán.
(4) Hội chứng vị âm bất túc (không đủ)
Chủ chứng: Thượng vị đau âm ỉ hoặc đau rát, cồn cào như đói, miệng lưỡi khô, đại tiện khô, chất lưỡi hồng ít tân dịch, có vết nứt, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu hoặc rêu lưỡi bị bóc ra, mạch tế sác.
Trị pháp: Thanh nhiệt sinh tân, dưỡng âm ích vị.
Công thức: Sa sâm mạch đông thang gia giảm: Sa sâm, Mạch đông, Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Ô mai, Bạch thược, Sơn tra, Cam thảo.
Gia giảm: ① Nếu kèm theo khát nước nhiều, nôn khan, chảy máu chân răng, là những chứng thuộc vị âm hư tổn, hư hoả thiêu đốt, có thể dùng phương Ngọc nữ tiễn gia giảm. ②Nếu bạn cũng cảm thấy đau ở ngực, sườn và bụng, miệng khô đắng, mạch huyền sác, là những hội chứng của can vị âm hư, huyết táo khí uất, tuyển dụng Nhất quán tiễn gia giảm. ③ Nếu khí bị ứ trệ bĩ tắc trong khoang dạ dày, nên sử dụng các loại thuốc hành khí như Phật thủ Lục ngạc mai, Hậu phác hoa, Chỉ xác. ④ Nếu phân quá khô và cứng, có thể dùng chung với Tăng dịch thang. ⑤ Người âm hư nhiệt thịnh, có thể thêm Thạch cao sống, ngưu tất để tăng cường công dụng thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể. ⑥Đối với những người kèm theo thấp, có thể sử dụng Rĩ nhân, Bạch khấu nhân, Nhân trần để giải nhiệt hoá thấp. ⑦ Kèm theo ứ trệ th́ thêm Đan sâm, Đương quy, Đào nhân để hoạt huyết hoá ứ.
(5) Loại h́nh ứ huyết ở lạc mạch của dạ dày
Triệu chứng chủ yếu: Đau vùng thượng vị kéo dài không dứt, hoặc đau cố định, không thích ấn nắn, đau như bị vật nhọn đâm, hay kèm theo nôn ra máu, đại tiện phân đen, lưỡi tím sẫm hoặc đỏ sẫm hoặc bầm máu, mạch trầm.
Nguyên tắc điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, thông lạc giảm đau
Công thức: Thang Tứ vật Đào hồng kết hợp với Thất tiếu tán gia giảm: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xích thược, Ngũ linh chi, Bồ hoàng sống, Huyền hồ, Đan sâm, Trạch lan, Giáng hương, Cửu hương trùng.
Gia giảm: ①Nếu khí hư, có thể gia Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng tinh để bổ khí; Nếu khí bị ngưng trệ rơ rệt, có thể châm chước gia Chỉ xác, Thanh b́, Mộc hương, Sa nhân để hành khí (trừ khí trệ). ② Kèm theo thổ huyết, đại tiện phân đen, nếu xuất huyết đỏ tươi, lưỡi hồng rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, có thể dùng thang Tả Tâm (Đại hoàng, Hoàng cầm, Hoàng liên) để thanh nhiệt, mát huyết cầm máu; Nếu xuất huyết có màu hồng tối, sắc mặt bệnh nhân vàng úa, tay chân không ấm áp, chất lưỡi nhạt, mạch yếu nhược, là những biểu hiện của tạng tỳ không thống nhiếp (cai quản) huyết dịch, có thể dùng thang Hoàng thổ (A giao, Bạch truật, Cam thảo, Can khương, Hoàng cầm, Phục long can) để ôn tỳ ích khí nhiếp huyết.
Nguyên nhân và cơ chế bệnh của viêm teo dạ dày mạn tính trong y học cổ truyền là ǵ?
Căn nguyên và cơ chế của bệnh viêm teo dạ dày mạn tính không ngoài việc ăn uống không điều độ, tổn hại trung châu, hoặc ngoại tà xâm nhập vào bên trong, tổn thương tỳ vị, thường xuyên lo âu, uất ức tức giận dẫn đến gan không khai thông điều tiết, xâm phạm dạ dày, hoặc do bẩm sinh không tốt nên tỳ vị hư nhược. Vị trí phát bệnh là ở “dạ dày” nhưng lại có quan hệ mật thiết với “tỳ”, “can” và “thận”, cơ chế bệnh có đặc điểm là hư và thực.
(1) Chế độ ăn uống không điều độ, làm tổn thương tỳ vị: {Tố vấn ·Tỳ Luận}nói: “Ẩm thực tự bội, tràng vị năi thương” (饮食自倍,肠胃乃伤。) khi ăn quá nhiều, bạn sẽ làm tổn thương dạ dày ruột. Nếu bạn ăn uống quá nhiều, no đói bất thường hoặc ăn quá nhiều thực phẩm sống lạnh, lạnh tích tụ ở dạ dày làm tổn thương khí của tỳ vị, khí cơ thăng giáng thất thường; Hoặc ăn nhiều thực phẩm cay, béo, ngọt hoặc uống nhiều rượu mạnh, nhiệt sẽ sinh đờm, tổn thương tỳ vị, dẫn đến đau dạ dày, bĩ tắc đầy trướng.
(2) Ức uất hại gan, ảnh hưởng tỳ vị: Can là chủ tướng, thích thoải mái ghét g̣ bó. Nếu cảnh ngộ không như ư, lo lắng tức giận, tâm t́nh phiền muộn, can khí uất trệ, không khai thông điều tiết, xâm phạm tỳ vị, tỳ vị thất ḥa có thể gây ra các triệu chứng như đầy tức và nôn nao ở thượng vị. Như trong {Lâm chứng chỉ nam y án} đă nói: “Can chi khởi bệnh chi nguyên, vị vi truyền bệnh chi sở.” (肝为起病之源,胃为传病之所.)Gan là nguồn khởi phát bệnh, dạ dày là nơi truyền phát bệnh . {Thẩm Thị Tôn Sinh thư · Vị thống} viết: “Vị thống, tà can vị quản bệnh dă, duy can khí tương thừa vi vưu thậm, dĩ mộc tính bạo thả chính khắc dă.” (胃痛,邪干胃脘病也,唯肝气相乘为尤甚,以木性暴且正克也.) Đau dạ dày, bệnh tà xâm phạm dạ dày gây bệnh, đặc biệt nhất là can khí tương thừa (tương khắc thái quá) tính của mộc bạo liệt và lại trực tiếp khắc thổ (vị).
(3) Tỳ vị hư nhược do bẩm sinh: Tỳ vị hư yếu, hoặc nội thương do làm việc mệt mỏi, tỳ vị thụ thương; Hoặc bệnh lâu ngày không khỏi, ảnh hưởng tỳ vị, tỳ vị hư yếu, dương khí không đủ, chán ăn, tạng tỳ không vận hoá dẫn đến dạ dày đau bĩ tắc đầy trướng. Như trong { Lan thất bí tàng · Trung măn phúc trướng luận} : “Tỳ vị cửu hư chi nhân, vị trung hàn tắc sinh trướng măn, hoặc tạng hàn sinh măn bệnh.” (脾胃久虚之人,胃中寒则生胀满,或脏寒生满病.) Người tỳ vị hư yếu lâu ngày, trong dạ dày lạnh nên phát sinh đầy trướng, hoặc do tạng hàn sinh ra bệnh đầy (bụng)
(4) Ngoại cảm nội thương, tỳ vị thấp nhiệt: Cảm thụ thử thấp, hàn thấp từ bên ngoài, xâm phạm tỳ vị, thủy ẩm ngưng trệ bên trong; Hoặc do uống rượu quá độ, ủ thấp sinh nhiệt, tổn hại dạ dày; Hoặc can uất tỳ hư, tạng tỳ không vận hoá nên sản sinh và tích chứa thấp nhiệt, dẫn đến các chứng như bĩ đầy, cồn cào, ợ chua, dạ dày đau rát.
(5) Khí trệ, huyết ứ nghẽn tắc lạc mạch: Bệnh dạ dày lâu ngày, khí huyết làm tắc nghẽn dạ dày; Hoặc sau phẫu thuật mạch lạc bị tổn hại sinh ra ứ huyết, mạch lạc không được nuôi dưỡng; Hoặc tinh thần không thư sướng, can khí uất kết, khí trệ, huyết ứ có thể gây ra các cơn đau bụng, ợ hơi, đầy trướng. Đúng như {Lâm chứng chỉ nam y án Vị quản thống} nói: “Vị thống cửu nhi lũ phát, tất hữu ngưng đàm tụ ứ” (胃痛久而屡发,必有凝痰聚瘀.) Đau vùng thượng vị tái đi tái lại lâu ngày, ắt có đờm ngưng, huyết ứ”.
(6) Hư hỏa nội sinh, vị âm bất túc: Ăn nhiều dầu mỡ, cay ngọt, uống quá nhiều rượu, tích ẩm sinh nhiệt, lâu ngày không khỏi, ảnh hưởng tỳ vị; Hoặc gan khí uất trệ lâu ngày hóa thành hỏa, các nguyên nhân trên đều có thể ảnh hưởng dạ dày và ruột, làm tổn háo âm của dạ dày, khiến thượng vị đau rát, miệng họng khô khan, đại tiện khô.
Y học Cổ truyền nhận biết về viêm teo dạ dày mạn tính như thế nào?
Theo các biểu hiện lâm sàng của viêm teo dạ dày, bệnh này có thể được quy cho các loại phạm trù như “Bĩ măn” (痞满) bế tắc và đầy , “Tào tạp” (嘈杂) cồn cào và “Vị quản thống” (胃脘痛) đau khoang dạ dày trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, để tiêu chuẩn hóa căn bệnh này, hội nghị khoa học toàn quốc về bệnh lá lách và dạ dày lần thứ năm vào năm 1989 đă đưa bệnh viêm teo dạ dày vào phạm vi bệnh “Vị bĩ” (胃痞) Dạ dày bĩ tắc. Do đó, cách hiểu của y học Trung Quốc về “Vị bĩ” có thể phản ánh cách hiểu của y học cổ truyền về bệnh viêm teo dạ dày, và cả hai hỗ vi đối ứng với nhau.
Dạ dày bế tắc hay c̣n gọi là bĩ đầy, chỉ các triệu chứng đầy, trướng, nặng hơn sau khi ăn, hoặc đau đồng thời và các triệu chứng khác ở vùng bụng trên gần hố tâm, rất giống với biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm teo dạ dày mạn tính. Chứng bĩ đầy, lần đầu tiên thấy trong {Nội kinh}, được gọi là bĩ, đầy, bế tắc, bĩ cách. Như trong {Tố vấn·Dị pháp phương nghi luận} nói: “Tạng hàn sinh măn bệnh” (脏寒生满病); cuốn {Ngũ thường chánh đại luận} cũng viết: “Những năm thuộc thổ vận b́nh khí, … thường bị bệnh bĩ đầy?”, “Những năm thổ vận bất cập,… …bệnh bĩ măn bế tắc”; {Chân chí yếu đại luận}nói: “Khi mặt trời trở lại, quyết khí thăng thiên…tâm vị sinh hàn, ngực và cơ hoành bất lợi, tâm thống bĩ măn, {Thương hàn luận} của Trương Trọng Cảnh th́ minh xác khái niệm “Măn nhi bất thống giả, thử vi bĩ” (满而不痛者,此为痞) đầy mà không đau, là chứng bĩ”, và theo các t́nh huống khác nhau, thang Tả tâm được bào chế để điều trị chứng này, và đơn thuốc chính xác đă được các thế hệ y gia sau này coi là tiêu chuẩn mẫu mực. {Chư bệnh nguyên hậu luận}đề xuất “Bát bĩ” (八痞) 8 loại bĩ tắc và “Chư bĩ” (诸痞), và giải thích rằng nguyên nhân của chứng bĩ tắc không chỉ có một nguyên nhân, khái quát về cơ chế bệnh, th́ không ngoài nguyên nhân doanh vệ bất hoà, âm dương ngăn cách, khí huyết tắc nghẽn, không lưu thông. Trong hai thời kỳ Đường và Tống, tuy không có những bước đột phá mới liên quan đến phương diện lư luận của chứng bĩ đầy, nhưng lâm sàng điều trị cũng đă tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú, như Binh lang tán trong {Thiên kim phương ·Tỳ tạng phương}, Chỉ xác tán trong {Bản sự phương}, Hoà vị hoàn trong {Cục phương},……,đều là phương dược điều trị chứng bĩ đầy hiệu quả. Thời đại Kim Nguyên, Lư Đông Viên luận về nhân tố gây bệnh ở tỳ vị, như ăn uống không tiết độ, làm việc quá sức, vui, giận, ưu tư, sợ hăi quá độ đều có liên quan đến bệnh này. {Lan thất bí tàng· Trung măn phúc trướng luận} viết: “Tỳ thấp hữu dư, phúc măn thực bất hoá” (脾湿有余,腹满食不化) Tạng tỳ nhiều thấp, không tiêu hoá được thực phẩm mà gây đầy bụng; “Phong hàn hữu dư chi tà, tự biểu truyền lư, hàn biến vi nhiệt, nhi tác vị gia phúc măn” (风寒有余之邪,自表传里,寒变为热,而作胃家腹满) Phong hàn quá nhiều, từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, hàn biến thành nhiệt mà làm cho người có bệnh ở vị gia (dạ dày, đại tràng, tiểu tràng) bị đầy bụng; “Diệc hữu cao lương chi nhân, vị thấp nhiệt tà vu nội nhi sinh trướng măn giả” (亦有膏粱之人,胃湿热邪于内而生胀满者)Người ăn nhiều cao lương mỹ vị, có thấp nhiệt trong dạ dày mà sinh đầy trướng ; “Hoặc đa thực hàn lương, cập tỳ vị cửu hư chi nhân, vị trung hàn tắc sinh trướng măn giả, hoặc tạng hàn sinh măn bệnh” (或多食寒凉,及脾胃久虚之人,胃中寒则生胀满者,或脏寒生满病) Hoặc ăn nhiều thực phẩm mát lạnh và người tỳ vị hư yếu đă lâu, dạ dày lạnh nên sinh đầy trướng, hoặc tạng bị lạnh mà sinh bệnh đầy trướng. Tuy trên đây là thảo luận về chứng đầy bụng, nhưng cũng tương đồng với nguyên nhân của chứng bĩ đầy. Thời nhà Minh Vương Khải Đường viết {Chứng trị chuẩn thằng ·Bĩ} tiến hành phân biệt chứng bĩ và chứng trướng, cho rằng chứng trướng là ở trong bụng, là bệnh hữu h́nh; Bĩ ở dưới tim (tâm hạ), là bệnh vô h́nh. Mà Trương Giới Tân trong {Cảnh Nhạc toàn thư Bĩ măn}viết: “Bĩ giả, bĩ tắc bất khai chi vị ……。 Sở dĩ bĩ măn nhất chứng, đại hữu nghi biện, tắc tại hư thực nhị tự, phàm hữu tà hữu trệ nhi bĩ giả, thực bĩ dă; Vô tà vô trệ nhi bĩ giả, hư bĩ dă. ……Thực bĩ, thực măn giả khả tán khả tiêu, hư bĩ, hư măn giả, phi đại gia ôn bổ bất khả.” (痞者,痞塞不开之谓……。所以痞满一证,大有疑辨,则在虚实二字,凡有邪有滞而痞者,实痞也;无邪无滞而痞者,虚痞也。……实痞、实满者可散可消,虚痞、虚满者,非大加温补不可.) Bĩ gọi là bĩ tắc không thể tách rời….V́ thế chứng bĩ đầy, nếu có nghi ngờ là ở hai chữ hư và thực, phàm bĩ mà có bệnh tà có ngưng trệ chính là thực bĩ, không bệnh tà không ngưng trệ th́ thuộc hư bĩ…….Chứng thực bĩ, thực măn có thể dùng phép tán, phép tiêu, chứng hư bĩ hư măn nếu không dùng ôn bổ mạnh th́ không thể giải trừ. Biện chứng của bệnh chứng đầy trướng được tŕnh bày khá rơ ràng. Các thầy thuốc thời nhà Thanh đă thu thập các bài giảng và kinh nghiệm của các tiên hiền trước đây và kết hợp với thực hành của chính họ để thực hiện một bản tóm tắt có hệ thống về biện chứng luận trị. Như Lư Dụng Tuư viết trong {Chứng trị hối phu ·Bĩ măn} : “Bản bệnh đích trị liệu, sơ nghi thư uất hoá đàm giáng hoả, cửu chi cố khí tá dĩ tha dược; Hữu đàm trị đàm, hữu hoả thanh hoả, uất tắc kiêm hoá.” (本病的治疗,初宜舒郁化痰降火,久之固气佐以他药;有痰治痰,有火清火,郁则兼化.) Nguyên tắc điều trị bệnh này là lúc bệnh mới phát th́ nên giải uất hoá đàm giáng hoả, bệnh đă lâu th́ bổ khí kèm theo các thuốc khác; có đàm th́ điều trị đàm, có hoả th́ thanh hoả, uất th́ kiêm hoá uất.
Từ những điều trên, chúng ta có thể thấy rằng bệnh viêm teo dạ dày mạn tính hay c̣n gọi là nuy súc vị viêm đă được đề cập rất chi tiết trong y văn qua các thời kỳ, có nhiều ghi chép phong phú về nhiều mặt như nguyên nhân và cơ chế của bệnh, biểu hiện triệu chứng, phân biệt và các phương pháp điều trị. Đến nay vẫn có hiệu quả chỉ đạo trên lâm sàng.
Y học cổ truyền làm thế nào để nhận thức và điều trị viêm teo dạ dày mạn tính với chuyển sản và loạn sản ruột?
Viêm teo dạ dày mạn tính có liên quan chặt chẽ với chuyển sản đường ruột, loạn sản và ung thư dạ dày, v́ vậy nó c̣n được gọi là tổn thương tiền ung thư của dạ dày, điều này cũng cung cấp manh mối và cơ sở cho sự hiểu biết, điều trị và pḥng ngừa căn bệnh này trong y học cổ truyền. Căn cứ căn bệnh này với đặc điểm lâu ngày không lành, cũng như nhân tố gây bệnh cùng biểu hiện lâm sàng, đặc biệt là dạ dày niêm mạc đường ruột chuyển sản và dị sản biến đổi h́nh thái vi thể, y học cổ truyền cho rằng căn bệnh này phần lớn là trên cơ sở chính khí hư nhược và tỳ vị khí âm hư, bệnh do ứ độc, hoặc độc thối rữa thành lở loét, hoặc ứ kết thành tích tụ, hoặc khí trệ ẩm thấp sinh đờm, nếu bỏ sót hoặc trị sai phương pháp, bệnh sẽ kéo dài hoặc trầm trọng hơn, cuối cùng có thể h́nh thành khối u ác tính.
Y học cổ truyền điều trị viêm teo dạ dày mạn tính với chuyển sản ruột, loạn sản tế bào, mục đích là chủ động pḥng ngừa ung thư hoặc đảo ngược quá tŕnh ung thư, điều trị phải dựa trên cơ sở biện chứng luận trị, kết hợp với h́nh ảnh niêm mạc dạ dày, sử dụng thích hợp các vị thuốc cổ truyền có tác dụng thoạt huyết hoá ứ, giải độc tán kết , và tăng axit để chống ung thư. Có rất nhiều nghiên cứu và báo cáo lâm sàng về biện chứng luận trị liên quan đến bệnh này. Tóm lại, với bệnh này có thể căn cứ vào một số hội chứng để tiến hành điều trị như tỳ vị hư nhược, vị âm bất túc, can vị bất ḥa, thấp nhiệt trung trở, nhiệt độc kết tụ, ứ huyết trở vị, đàm ngưng huyết ứ… Mà trên cơ sở biện chứng, kết hợp với h́nh ảnh niêm mạc dạ dày, không chỉ có thể hiểu sâu hơn về bản chất của bệnh mà c̣n có thể bù đắp những thiếu sót của biện chứng truyền thống, có lợi cho việc nâng cao hiệu quả chữa bệnh, nếu niêm mạc dạ dày phù nề có thể gia thêm các vị thuốc thanh nhiệt giải độc như Bồ công anh, Bại tương thảo, Hồng đằng, Bạch hoa xà thiệt thảo, Địa đinh thảo; Đối với đường ruột chuyển sản do thấp độc có thể thêm các loại thanh nhiệt hoá thấp giải độc như Ư rĩ, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thổ phục linh, Bán chi liên, Bát nguyệt trát, Giảo cổ lam và các vị thuốc khác có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, đối với những vị thuốc loạn sản tế bào chủ yếu là biểu hiện tắc nghẽn đờm huyết ứ có thể dùng Cửu hương trùng, Địa miết trùng, Đan sâm, Thược dược, Nhũ hương, Tam lăng Nga truật, … là những dược phẩm có tác dụng thông huyết, khử huyết ứ, nhuyễn kiên tán kết, giải ứ trệ. Đối với cái gọi là y học cổ truyền chống ung thư, trước hết cần phải làm quen với dược tính, công hiệu, tứ khí và ngũ vị, cố gắng cơ bản phù hợp với tư duy biện chứng và tích hợp nó vào đơn thuốc theo biện chứng, mục đích là để pḥng và chống ung thư mà không làm tổn thương cơ thể và vị khí. Các loại thuốc có tác dụng chữa bệnh và chống ung thư bao gồm Thạch kiến xuyên, Bán chi liên, Độc dương tuyền, Bạch hoa xà thiệt thảo, Long quỳ, Hoàng dược tử, Hải tảo, Côn bố, Uy linh tiên, Bán biên liên, Thạch đả xuyên, Tam lăng, Nga truật, Toàn qua lâu, Rĩ nhân, Tử thảo, Bát nguyệt trát, Hổ trượng, Hoàng kỳ, Phục linh, Ô mai, Thiên đông, Sơn du nhục, Thiên hoa phấn, Nữ trinh tử…
Viêm teo dạ dày mạn tính kèm theo chuyển sản ruột và loạn sản tế bào (tổn thương tiền ung thư dạ dày) được điều trị bằng các loại thuốc nêu trên, và từ góc biện hội chứng nếu cần bổ khí, kiện tỳ, nên tuyển dụng Hoàng kỳ, Ư rĩ, Phục linh… Nếu cần giải độc có thể chọn Tảo hưu, Bán chi liên, Long quỳ, Tử thảo; Cần hoạt huyết hoá ứ dùng Thạch đả xuyên, Thạch kiến xuyên; Cần dùng các vị thuốc chua ngọt để thu liễm tân dịch có thể phối với Ô mai, Sơn du nhục, Thiên đông, Thiên hoa phấn, Nữ trinh tử…Sẽ đóng vai tṛ điều trị tích cực trong việc ức chế các tổn thương tiền ung thư dạ dày và ngăn ngừa viêm teo dạ dày mạn tính kèm theo chuyển sản ruột và loạn sản tế bào
Làm thế nào để cùng tiến hành biện chứng vi thể viêm teo dạ dày mạn tính theo niêm mạc dạ dày?
Trong những năm gần đây, với việc áp dụng rộng răi công nghệ nội soi dạ dày trong thực hành lâm sàng và sự hiểu biết sâu sắc không ngừng về niêm mạc dạ dày, niêm mạc dạ dày đang dần được đưa vào hội chứng phân biệt và điều trị các bệnh đường tiêu hóa trong y học cổ truyền Trung Quốc. Với niêm mạc dạ dày đề cập đến các dấu hiệu khách quan của tổn thương niêm mạc dạ dày thu được bằng nội soi dạ dày và sinh thiết dưới sự hướng dẫn của lư luận y học hiện đại, so với thông tin thu được từ bốn phương pháp chẩn đoán của y học cổ truyền Trung Quốc, nó có đặc điểm vi mô và định lượng. Do đó, việc kết hợp sự hiểu biết vi mô về những thay đổi bệnh lư niêm mạc dạ dày với các biểu hiện đại thể trên lâm sàng không chỉ có lợi cho việc nhận thức bản chất của các loại hội chứng viêm teo dạ dày mạn tính mà c̣n có thể bù đắp sự thiếu hụt về biện chứng vĩ mô, từ đó cải thiện hiệu quả trị liệu của viêm teo dạ dày mạn tính.Viêm teo dạ dày mạn tính có thể được chia thành năm loại sau đây theo những thay đổi bệnh lư của niêm mạc dưới nội soi dạ dày:
(1) Loại h́nh can vị bất ḥa: Niêm mạc dạ dày teo rơ rệt, đỏ và trắng liền nhau, đỏ tuyến tính hoặc hoặc cải biến , thường sung huyết từng mảng, xung huyết tuyến tính thường có thể thấy ở các nếp gấp và chỗ nâng lên, dịch mật trào ngược, nhu động dạ dày nhanh.
(2) Lọai h́nh vị âm bất túc: Niêm mạc dạ dày phần lớn có màu xám đen, sâu nông không giống nhau, phạm vi teo có thể lan tỏa hoặc khu trú, các nếp gấp nhỏ dần hoặc biến mất, lượng nội tiết dạ dày ít hơn, xuất hiện vết nứt dạng cải biến. Bề mặt niêm mạc không bằng phẳng, có thể nh́n xuyên qua mạng lưới mạch máu nhỏ niêm mạc.
(3) Loại h́nh tỳ vị hư hàn: Niêm mạc dạ dày đỏ trắng cách nhau, chủ yếu là màu trắng, có thể nh́n thấy mạch máu dạng sợi, nhưng cũng có một bộ phận tương đương (bằng nhau) niêm mạc dạ dày có màu trắng đỏ, chủ yếu là đỏ, hoặc biến đổi lốm đốm , đó là những đốm đỏ nhỏ đồng đều rải rác và phù nề niêm mạc, biểu hiện rơ ở bờ cong nhỏ của dạ dày.
(4) Loại h́nh tỳ vị thấp nhiệt: Niêm mạc dạ dày có hiện tượng tấy đỏ, sưng tấy, viêm tróc vảy, có điểm nhầy, xuất hiện cục bộ hoặc diện rộng, phía trên có thể có sẩn nhỏ, rốn lơm.
(5) Loại h́nh vị lạc ứ trệ (Lạc mạch trong dạ dày bị ứ trệ): Niêm mạc dạ dày có màu trắng đỏ, nh́n xuyên qua có thể nh́n thấy các mạch máu giống như sợi nhánh, màu đỏ sẫm, niêm mạc tăng sản dạng hạt hoặc dạng nốt sần. Sinh thiết bệnh lư thường cho thấy chuyển sản và loạn sản ruột.
Các phương pháp điều trị bên ngoài cho viêm teo dạ dày mạn tính là ǵ?
(1) Liệu pháp châm cứu
Phương pháp điều trị: Kiện tỳ hoà vị, sơ can lư khí.
Chủ yếu dùng huyệt ở mạch nhâm và hai kinh thủ và túc dương minh. Dùng phép châm b́nh bổ b́nh tả, có thể gia thêm phép cứu.
Tuyển huyệt: Trung quản, Túc tam lư, Hợp cốc. Lương khâu.
Phối huyệt: Lợm giọng gia Nội quan, Chiên trung; Dạ dày nóng rát gia Thái khê; Đau cạnh sườn gia Dương lăng tuyền, Thích cốt; Đại tiện bí kết gia Đại tràng du.
(2) Nhĩ châm
Tuyển huyệt: Tỳ, vị, Giáo cảm, Thần môn, B́ chất hạ.
Phương pháp: Mỗi lần chọn 2 đến 3 huyệt, kích thích trung b́nh, lưu kim 20 phút.
(3) Tiêm huyệt (huyệt vị chú xạ)
Các điểm được chọn: Tỳ du, Vị du, Tương ứng Giáp bối, Trung quản, Nội quan, Túc tam lư.
Phương pháp : Dùng dịch tiêm Hồng hoa, dịch tiêm Đương quy. Atropin 0,5mg, hoặc procain 1% vào các huyệt trên, mỗi lần 1~3 huyệt, mỗi huyệt 1~2ml.
(4) Các liệu pháp khác
1/ Ngũ linh chi 31g, Bồ hoàng 31g, Xạ hương một ít. Cách dùng: Nghiền nhỏ hai vị thuốc trên thành bột mịn và bảo quản trong chai để dùng dần. Trước khi dùng, đem Xạ hương nghiền thành bột mịn, nhét vào lỗ rốn, sau đó lấy bột thuốc đắp vào lỗ rốn, dùng băng dính băng lại. Thay băng 2 ngày một lần. Chủ trị: viêm teo dạ dày ứ huyết đ́nh trệ.
2/ Ngưu tất 15g, Hồi hương căn 15g, Ngải diệp 18g, gừng 15g, muối vừa đủ. Cách dùng: Tán thành bột mịn, cho vào nồi đun nóng, bọc trong vải và chườm lên vùng thượng vị, dùng băng cố định. Thay đổi một lần một ngày. Chủ trị: Viêm teo dạ dày ứ huyết đ́nh trệ.
3/ Can khương (Gừng khô) 15g, Tất bát 15g, Cam tùng 10g, Sơn tất 10g, Tế tân 10g, Nhục quế 10g, Ngô thù du 10g, Bạch chỉ 10g, Đại hồi hương 9g, Ngải diệp 31g. Cách dùng: Tổng cộng tán thành bột mịn. Làm túi vải h́nh vuông cạnh 20 cm, lót một lớp bông bên trong, rắc đều thuốc, bên ngoài thêm một miếng màng ni lông rồi dùng chỉ khâu lại để tránh bột thuốc đọng hoặc lọt ra ngoài, để túi thuốc ở trên khoang dạ dày cả ngày và đêm. Thay băng mỗi tháng một lần. Chủ trị: viêm teo dạ dày do tỳ vị hư hàn.
4/ Mộc hương, Ô dược, Hương phụ, Cao lương khương lượng thích hợp. Cách dùng: Các vị thuốc trên tán thành bột mịn, trộn với nước thành sền sệt, lần lượt bôi lên vùng thượng vị và rốn, dùng gạc băng lại, dùng băng dính cố định. Thay băng mỗi ngày một lần. Chủ trị: Viêm teo dạ dày do gan khí xâm phạm vào dạ dày (can khí phạm vị).
5/ Huyền minh phấn 6g, Uất kim 12g, sơn chi 9g, Hương phụ 10g, Đại hoàng 6g, Hoàng cầm 9g. Cách dùng: Các vị cùng nhau nghiền thành bột mịn, trộn với nước thành hỗn hợp sền sệt, đắp ngoài vị quản, dùng gạc băng lại, dùng băng dính cố định. Ngày thay băng 1 lần, một liệu tŕnh 10 lần. Chủ trị: Viêm teo dạ dày do nhiệt tích tụ trong dạ dày.
6/ Tế tân 9g, nhân sâm 9g. Cách dùng: Tổng cộng tán thành bột mịn. Lấy một lượng bột thích hợp, trộn với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, đắp lên rốn rồi băng lại để cố định. Mỗi tháng thay băng 1 lần, 10 lần là một liệu tŕnh. Chủ trị: viêm teo dạ dày do tỳ vị hư hàn.
Biện chứng luận trị viêm teo dạ dày mạn tính thể hiện chủ yếu trên phương diện nào?
Biện chứng luận trị viêm teo dạ dày mạn tính thể hiện chủ yếu ở bốn điểm sau:
(1) Về điều trị dạ dày thiếu axit: Axit dạ dày không thay đổi đáng kể trong viêm dạ dày bề mặt, khi tổn thương phát triển, teo niêm mạc, chuyển sản tuyến ruột hoặc tổn thương viêm có thể làm giảm chức năng tiết axit, thiếu hụt axit dạ dày hoặc biến mất , hoặc thậm chí xảy ra ung thư. Loại h́nh của thể hư hàn thấp hơn thể hàn thấp, c̣n thể vị âm hư thấp hơn đáng kể so với thể hư hàn, do đó điều tiết và cải thiện công năng tiết acid, thúc đẩy b́nh thường hóa mức axit dạ dày là những nguyên tắc cơ bản hàng đầu để điều trị viêm teo dạ dày mạn tính.
Điều trị thiếu hụt axit trong y học cổ truyền, có thể sử dụng các phương pháp ôn bổ và thanh bổ . Phương pháp ôn bổ chủ yếu áp dụng phương pháp bổ tỳ ích khí, c̣n phương pháp thanh bổ khí có thể dùng vị thuốc toan cam (chua ngọt) để chuyển hóa âm (cam toan hoá âm), và phương pháp cam hàn (ngọt lạnh) để sinh tân dịch. Cam toan hoá âm chủ yếu dùng thang Thược dược Cam thảo, có tác dụng phục hồi niêm mạch dạ dày; Cam hàn sinh tân dịch chủ yếu dùng thang Ích vị, Sa sâm, Mạch đông, Cẩu kỷ tử, Ngọc trúc, Thạch hộc, Sinh địa, Sơn tra, Hoàng liên, Phật thủ, Cam thảo khiến vị toan tăng lên (tăng axit dạ dày). Một số người cho rằng thuốc giải độc, trừ lở loét và giảm đau có thể cải thiện bài tiết axit dạ dày, tăng cường chức năng che chở niêm mạc dạ dày và có tác dụng khôi phục cấu trúc mô b́nh thường của nó.
(2) Về điều trị trào ngược dịch mật: Rối loạn chức năng cơ thắt môn vị, trào ngược dịch mật, sinh ra H+ Phản nghịch tán, phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, là nhân tố gây bệnh quan trọng của bệnh viêm dạ dày mạn tính, nội soi cũng đă xác định viêm teo dạ dày mạn tính tồn tại trào ngược dịch mật trong quá tŕnh bệnh biến. Do đó, không nên bỏ qua trào ngược dịch mật trong điều trị viêm teo dạ dày mạn tính. Đối với trào ngược mật, y học cổ truyền cho rằng là do gan mất điều đạt (thoải mái), vị không hoà giáng, mật theo khí nghịch gây ra, điều trị nên sơ lợi thông giáng, trên lâm sàng thường dùng các phương thang như Bán hạ tả tâm, thang Toàn phú đại giả, Gia vị Tứ nghịch tán, cũng trên cơ sở biện chứng và căn cứ theo tính chất bệnh mà các thang thuốc có thể dùng thêm các vị thuốc điều chỉnh khí cơ, hoà vị giáng nghịch như Mộc hương, Chỉ xác, Trần b́, Toàn phú hoa, Đại giả thạch…
(3) Liên quan đến điều trị nhiễm HP (Helicobacter pylori): Nhiều bằng chứng đă khẳng định nhiễm HP là yếu tố gây bệnh chủ yếu của viêm dạ dày mạn tính và có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của viêm dạ dày. Trong đó tỷ lệ phát hiện HP trong viêm dạ dày teo mạn tính là 67%, v́ vậy việc kiểm soát nhiễm HP có ư nghĩa rất lớn để cải thiện t́nh trạng viêm dạ dày teo mạn tính và thúc đẩy quá tŕnh hồi phục.
Các thí nghiệm trong ống nghiệm đă chứng minh rằng các vị thuốc như Hoàng liên, Đại hoàng, Ô mai, Đan sâm, Tam thất có tác dụng ức chế HP khá mạnh, có thể được lựa chọn và áp dụng trên lâm sàng. Ngoài ra, người ta nhận thấy tỷ lệ nhiễm HP dương tính có tương quan rơ rệt với mức độ và loại h́nh hội chứng trên lâm sàng. Tỷ lệ phát hiện HP, tỳ vị thấp nhiệt > can vị bất ḥa > tỳ vị hư hàn > vị âm bất túc, kính hiển vi điện tử bệnh lư cho thấy HP xâm lấn niêm mạc dạ dày càng nhiều, th́ tính lưu biến của huyết dịch và cải biến tuần hoàn của các nếp gấp càng nặng hơn. Viêm teo dạ dày mạn tính đều có thấp nhiệt và huyết ứ, v́ vậy các phương pháp như thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết hoá ứ có thể phát huy tác dụng diệt khuẩn để khôi phục chức năng b́nh thường của các mô bị tổn thương. Ngoài ra, phương pháp bồi bổ cơ thể và loại bỏ các yếu tố gây bệnh (phù chính khứ tà) cũng có thể phát huy tác dụng ức chế và tiêu diệt HP thông qua việc điều chỉnh trạng thái chức năng của toàn cơ thể.
(4) Liên quan với việc điều trị biến đổi bệnh lư của niêm mạc dạ dày: Niêm mạc dạ dày có thể phản ánh tính chất tổn thương cục bộ trong bệnh viêm teo dạ dày mạn tính, do đó hướng dẫn dùng thuốc theo biến đổi bệnh lư của niêm mạc dạ dày dưới nội soi thường có thể nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Giai đoạn niêm mạc b́nh thường có màu đỏ của quả quất, ẩm ướt và sáng bóng, nhu động của thành dạ dày b́nh thường, các nếp gấp sắp xếp đều đặn, bề mặt nhẵn. Nếu niêm mạc dạ dày có các thương tổn viêm nhiễm đang hoạt động như sung huyết, phù nề, thâm nhiễm, chảy máu, ăn ṃn các loại, chủ yếu là chứng nhiệt, thường có thể gia thêm các vị thuốc thanh nhiệt giải độc, mát máu cầm máu như Kim ngân hoa, Liên kiều, Bạch hoa xà thiệt thảo, Dă cúc hoa, Hổ trượng, Bán chi liên, Đan b́, Xích thược, Nhũ hương, Một dược; Nếu niêm mạc dạ dày tái nhợt , chủ yếu là do hư hàn , thêm các vị thuốc bổ khí như Hoàng kỳ , Đảng sâm, Đan sâm.
Đối với những người có niêm mạc màu sắc ảm đạm và các mạch máu dưới niêm mạc lộ ra, bạn có thể thêm các vị thuốc hoạt huyết hoá ứ như Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa; Đối với những người có niêm mạc sung huyết hoặc xuất huyết, có thể gia thêm các vị thuốc mát máu, cầm máu như Bạch cập, bột Tam thất hoặc Vân nam bạch dược; Nếu niêm mạc dạ dày tiết ít chất nhầy hơn, có sự thay đổi giống như vết nứt, phần lớn là do âm dịch bị hư tổn, có thể gia thêm các dược phẩm dưỡng âm sinh tân dịch như Sa sâm, Mạch đông, Ngọc trúc, Thiên hoa phấn, Ô mai, Bạch thược; Dưới nội soi dạ dày, bề mặt niêm mạc có hiện tượng phồng lên dạng hạt hoặc nốt sần, tức là “Quá h́nh thành” (过形成), sinh thiết bệnh lư cho thấy phần lớn chúng đều có biểu hiện chuyển sản ruột hoặc tăng sản không điển h́nh. Theo y học cổ truyền phần lớn là do ứ nhiệt tương giao gây trở ngại hoặc đờm nhiệt hỗ kết gây nên. Trong số đó, đối với những người bị dị sản đường ruột (tràng thượng b́ hoá sinh), thường dựa trên cơ sở biện chứng gia thêm các dược phẩm thanh nhiệt, hoá thấp, giải độc như Giảo cổ lam, Bát nguyệt trát, Ư rĩ sống; Đối với chứng tăng sản không điển h́nh, nên gia thêm các dược phẩm hoạt huyết hoá ứ, nhuyễn kiên tán kết như Đan sâm, Tam thất, Tam lăng, Nga truật
Y học cổ truyền trong điều trị viêm teo dạ dày mạn tính hiện nay đă có những tiến bộ ǵ?
Cho đến nay, y học cổ truyền về cơ bản có bốn loại phương pháp điều trị căn bệnh này: Điều trị cơ bản dựa trên biện chứng luận trị, điều trị bằng chuyên phương đặc biệt cho biện chứng phân loại h́nh, điều trị bằng đơn thuốc cố định và điều trị bằng kết hợp đông y và tây y.
(1) Phân loại và điều trị hội chứng: Theo lư luận của y học cổ truyền, bệnh được chia thành nhiều loại hội chứng lâm sàng trong bốn bệnh lâm sàng, và mỗi loại h́nh được điều trị gia giảm tuỳ theo các hội chứng mà tiến hành trị liệu.
Cao B́nh chữa 54 ca viêm teo dạ dày bằng biện chứng đông y và phân loại, chia làm 5 thể: Trung hư khí trệ, Can vị bất ḥa, Vị âm bất túc, can vi uất nhiệt và Khí trệ huyết ứ, phân biệt dùng thang Hoàng kỳ kiến trung gia giảm để kiến trung lư khí; Sài hồ sơ can tán gia giảm để sơ can hoà vị; Thang Sa sâm mạch đông gia giảm để dưỡng âm hoà vị; Hoá can tiễn hợp Tả kim hoàn để thanh trung trừ nhiệt; Thang Đào hồng tứ vật hợp Thất tiếu tán để lư khí hoá ứ. Kết quả trị liệu hiệu quả rơ rệt là 23 trường hợp (42.6%), tổng hữu hiệu suất là 79.6%
Trong số những bệnh nhân có hiệu quả rơ rệt, một số thay đổi bệnh lư của viêm teo dạ dày đă chuyển thành viêm dạ dày bề mặt, và trong một số trường hợp, niêm mạc dạ dày trở lại b́nh thường và chuyển sản ruột cũng có thể biến mất. Trần Trạch Dân trị 60 ca viêm teo dạ dày, tỳ vị hư yếu dùng thang Hương sa lục quân tử phối hợp với thang Hoàng Kỳ Kiến Trung để vận tỳ hoà vị; Can vị âm hư dùng thang Sa sâm mạch đông để ích vị dưỡng âm; Can vị bất hoà th́ phỏng theo Diệp Thiên Sĩ điều trị “Can quyết vị thống” phương sơ can hoà vị; Tỳ vị thấp nhiệt dùng Hoắc phác Hạ linh thang hợp thang Bán hạ tả tâm gia giảm để tiết nhiệt hoá thấp, hoà vị tiêu bĩ; Đàm nhiệt trở ngại trung tiêu dùng thang Đạo đàm hợp thang Tam tử dưỡng thân ôn hoá đàm trọc. Ssau khi điều trị có 48 ca hiệu quả rơ rệt, có hiệu quả 11 ca, tổng hữu hiệu suất là 98.3%
Hứa Tự Thành điều trị 88 ca viêm teo dạ dày, dùng thang Hoàng kỳ kiến trung hợp Lương phụ hoàn gia giảm thang điều trị tỳ vị hư hàn; Sài hồ sơ can tán trị can vị bất hoà; Thang Sa sâm mạch đông gia giảm trị vị âm bất túc; Thang Tam nhân hợ thang Hoắc phác hạ linh gia giảm trị tỳ vị thấp nhiệt. Tổng hữu hiệu lâm sàng 97.7%, tổn hữu hiệu nội soi là 47.1%, tổng hữu hiệu bệnh lư là 61.1%. Ngoài ra, Triệu Vinh Lai cho rằng viêm teo dạ dày mạn tính có thể được chia thành hai loại đơn giản: Tỳ vị khí (dương) hư và tỳ vị âm hư để biện chứng luận trị. Lư Càn Cấu đă tóm tắt bệnh viêm teo dạ dày mạn tính như sau: ①Tỳ vị (khí) hư nhược, hội chứng khí trệ huyết ứ; ② Can vị bất ḥa, hội chứng uất hoả táo nhiệt; ③ Vị âm bất túc, hội chứng khí hư huyết trệ; ④Trung hư thấp trở, hội chứng hàn nhiệt đan xen.
Dương Thanh Ba đă chia viêm dạ dày teo mạn tính thành thực chứng và hư chứng, thực chứng bao gồm khí trệ, huyết ứ, thấp trở và uất nhiệt. Hư chứng bao gồm khí hư, âm hư, tỳ hư, thận hư. Sau khi biện chứng điều trị, tỷ lệ khỏi lâm sàng là 60,22%, hữu hiệu suất là 97,85%. …Có nhiều báo cáo về điều trị viêm dạ dày teo mạn tính tương tự như biện chứng phân loại h́nh nêu trên.Thu thập tất cả các tài liệu và tổng kết một cách toàn diện, hội chứng biệt hóa và viêm teo dạ dày mạn tính thường gặp có thể được chia thành các loại sau :
Loại h́nh Tỳ vị hư nhược (khí hư, hư hàn): Trị pháp Kiện tỳ ích khí, ôn trung tán hàn. Thường dùng thang Hoàng kỳ kiến trung, thang Hương sa lục quân, Lương phụ hoàn.
Loại h́nh can vị bất hoà: Trị pháp Sơ can lư khí, hoà vị chỉ thống, thường dùng Sài hồ sơ can tán, Tứ nghịch tán.
Loại h́nh vị âm bất túc: Trị pháp:Dưỡng âm hoà vị, Thường dùng thang Sa sâm mạch đông, thang Ích vị
Lọai h́nh tỳ vị thấp nhiệt:
Trị pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ hoà vị.
Thường dùng thang Hoắc phác hạ linh, thang Tam nhân.
Các loại chứng h́nh đều gia thêm các dược phẩm hoạt huyết hoá ứ, thường dùng như Đan sâm, Hồng hoa, Huyền hồ.
(2) Biện chứng phân loại h́nh dùng chuyên phương điều trị: Tiến hành biện chứng đối với bệnh nhân, đối với mỗi loại h́nh hội chứng, sử dụng một phương thang cố định để tiến hành điều trị. Viện y học Từ châu phụ thuộc y viện dùng Vị an hoàn điều trị 110 ca viêm teo dạ dày, với hội chứng can vị khí trệ dùng Vị an hiệu số I (Kim linh tử, Huyền hồ, Sơn tra, Phật thủ, Sa nhân, Hoàng liên) để điều trị; Với hội chứng vị âm bất túc th́ dùng Vị an hiệu số II (Bạch thược, Cam thảo, Thạch hộc, Bắc sa sâm, Hoàng tinh, Sơn tra, Chỉ xác, Hoàng liên) để điều trị. Phan Tú Trân dùng Vị viêm hợp tễ điều trị 188 ca viêm teo dạ dày, đối với những bệnh nhân khí hư thấp trở nhiệt uất, dùng Vị viêm hiệu số I (Đảng sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Cốc nha, Đương quy, Bạch truật, Sa nhân, chích Cam thảo, Thần khúc, Phật thủ, Chỉ xác, Bổ cốt chỉ, Hoàng liên, Đại táo); Với âm hư nhiệt uất, khí trệ huyết ứ, dùng Vị viêm hiệu số II (Đảng sâm, Tang thầm, Sơn dược, Ngọc trúc, Hoàng kỳ, Mạch đông, Sơn tra, Kê nội kim, Phật thủ, Tử thảo, Hoàng liên, Ngũ vị tử, chích Cam thảo, Hoàng tinh). Kết quả hi ệu quả rơ rệt 84 ca, tiến bộ 95 ca, vô hiệu 9 ca, tổng hữu hiệu suất 95.2%. Các phương thang nêu trên đối với tuyến thể bị teo đều có hiệu quả nghịch chuyển nhất định.
(3) Điều trị bằng phương dược cố định
Tức là dùng một phương dược cố định để điều trị bệnh này, mà không tiến hành biện chứng phân loại h́nh. Thí dụ như dùng trà Kiện vị của Cao Thọ Tuấn (Từ trường khanh, Mạch đông, Cam thảo sống, Quất hồng, Mai khôi hoa, Bạch thược, loại h́nh hư hàn gia Hồng trà mạt, loại h́nh hư nhiệt gia Lục trà mạt), Vị lạc ích hợp tễ của Trần trạch Dân (Kim cương đằng, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bích hổ, Cương tàm), Vị viêm xung tễ của Trần Trạch Lâm (Bạch hoa xà thiệt thảo, Bồ công anh, Tô cánh, Bạch thược, Cam thảo, Hương phụ), cao Vị viêm lưu tẩm của Diêu Kỳ Uư (Sa sâm, Tang kư sinh, Ngọc trúc, Bạch thược, Huyền sâm, Sơn dược, Sơn tra, Thanh đại, Đan sâm, Hoàng kỳ, Trần b́), Vị bảo của Cao Thọ Chinh (Trân châu phấn, Trạch tả, Thanh đại, Bạch cập, Cam thảo sống, Ô mai, Tam thất diện, Đại hoàng phấn, Hổ phách), Dướng vị xung tế của Lư Thế Tuấn (Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch thược, Cam thảo sống, Sơn dược, Trần b́, Hương phụ sống, Ô mai, Đường) Các phương nêu trên cơ bản là phương pháp Ích khí dưỡng âm, lư khí hoà vị, nhưng thường phối với thanh nhiệt giải độc dược, tần suất hữu hiệu phân biệt đạt đến 84%~97%. Ngoài ra c̣n có Uỷ vị phiến, Vị phục khang, Phục vị thang, Địa đinh tán và đơn vị Cẩu kỷ tử điều trị viêm teo dạ dày mạn tính, đều thu được hiệu quả trị liệu khá tốt.
(4) Điều trị kết hợp đông tây y: Trần Thái Định và cộng sự báo cáo Đông tây y kết hợp điều trị 140 ca viêm teo dạ dày, đông y phân thành 4 loại h́nh theo biện chứng luận trị gồm Tỳ vị hư hàn, Tỳ vị hư nhược, Vị âm bất túc và Can vị bất hoà, đồng thời tiêm bắp Vị viêm hiệu số I (Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Ngư tinh thảo, Bại tương thảo chế thành thuốc tiêm), Tây dược dùng sinh tố B1, B2, C, dịch mật phản lưu gia Vị phục an. Hiệu quả trị liệu với chứng trạng lâm sàng, nội soi bệnh lư phán định, tổng tần suất hữu hiệu là 87.4%. Từ B́nh và cộng sự dùng Sa nhân, Phật thủ và sinh tố C chế thành Vị an hiệu số I, điều trị 114 ca viêm teo dạ dày, tổng hữu hiệu suất là 72.2%, qua nội soi, kiểm tra bệnh lư tần suất hiệu quả rơ rệt là 29.8%. Quách Quế Cầm dùng thang Ích khí dưỡng vị phối hợp uống với sinh tố C, Pepsin (Men vị đản bạch), điều trị 42 ca viêm teo dạ dày mạn tính, tổng hiệu quả 80,95%, v.v. Những điều trên cho thấy việc điều trị viêm teo dạ dày mạn tính bằng đông y và tây y kết hợp có tác dụng chữa bệnh tốt.
Viêm teo dạ dày mạn tính là ǵ?
Viêm teo dạ dày mạn tính chủ yếu phát triển từ viêm dạ dày bề mặt, Năm 1973, Stricklandt và cộng sự đă chia viêm teo dạ dày thành loại A (viêm dạ dày thể vị) và loại B (viêm dạ dày hang vị).
Viêm teo dạ dày loại A là một bệnh tự thân miễn dịch. Kháng nguyên là thành phần tế bào thành của tuyến đáy dạ dày, trong máu bệnh nhân có thể phát hiện kháng thể kháng tế bào thành, tự kháng thể không ngừng phá hủy tế bào thành, khiến niêm mạc dạ dày viêm tấy, teo dần, tổn thương chủ yếu ở niêm mạc dạ dày. thân vị có nhiều tế bào thành. Do tế bào thành bị hủy hoại, giảm sản xuất yếu tố nội tại nên bệnh nhân thường kèm theo thiếu máu ác tính, thể viêm dạ dày này ít gặp ở nước ta.
Viêm teo dạ dày loại B là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu dài bởi các chất kích thích khác nhau, một số loại thuốc (như axit salicylic), hút thuốc quá nhiều, nghiện rượu, ăn uống quá nóng, v.v., đặc biệt là dịch tá tràng chứa mật và dịch tụy trở lại dạ dày. là nguyên nhân chính gây viêm teo dạ dày tưp B nên tổn thương của viêm teo dạ dày loại h́nh B chủ yếu ở hang vị và hầu hết viêm dạ dày teo mạn tính ở nước ta đều thuộc loại h́nh này.
Điều đáng chú ư là trong những năm gần đây, Helicobacter pylori đă thu hút sự chú ư như là nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính và được cho là có liên quan đến sự tiến triển của viêm teo dạ dày.
Các biểu hiện chính của viêm teo dạ dày mạn tính dưới nội soi dạ dày là:
(1) Màu đỏ cam của niêm mạc b́nh thường bị mất đi, thay vào đó là màu nhợt nhạt, không đồng đều;
(2) Niêm mạc có màu trắng đỏ rơ ràng, có diện tích lớn nhợt nhạt;
(3) Các nếp gấp niêm mạc nhỏ, thậm chí phẳng, tăng phản xạ ánh sáng và lộ ra các mạch máu dưới niêm mạc;
(4) Đôi khi có thể nh́n thấy các hạt hoặc nốt sần không đều rải rác, đó là những thay đổi tăng sinh;
(5) Khác với xói ṃn bề mặt hoặc xuất huyết.
Các biểu hiện trên thường phân bố khu trú, niêm mạc xung quanh thường có những biến đổi của viêm dạ dày nông.
Viêm teo dạ dày mạn tính có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, khoảng 8% trường hợp viêm teo dạ dày mạn tính có thể phát triển thành ung thư dạ dày trong hơn 10 năm, cao gấp 20 lần so với người không bị viêm dạ dày. V́ vậy, bệnh nhân cao tuổi bị viêm teo dạ dày mạn tính trong thời gian dài nên được tái khám thường xuyên và mật thiết chú ư đến sự phát triển của nó.
V́ sao viêm teo dạ dày mạn tính lại xuất hiện tiêu chảy?
Lớp niêm mạc của viêm dạ dày teo mạn tính bị viêm và xơ hóa, các tuyến bị phá hủy rộng răi, hơn một nửa số tuyến bị mất, xảy ra chuyển sản biểu mô ruột hoặc chuyển sản tuyến giả môn vị, khiến lớp niêm mạc trở nên mỏng hơn, lớp cơ niêm mạc dày lên và phát triển thêm khi niêm mạc dạ dày bị teo, sự thâm nhiễm viêm trong niêm mạc hầu như biến mất, các tuyến cố hữu (sẵn có) của dạ dày co lại rơ ràng, thậm chí biến mất, thay vào đó là mô xơ đă được sửa chữa và các thành phần kẽ c̣n lại khác. Do sự tồn tại dai dẳng của viêm dạ dày mạn tính và tuyến thể bị tổn thương, dẫn đến việc thiếu axit dạ dày và pepsin (men vị đản bạch) sẽ ảnh hưởng đến quá tŕnh tiêu hóa và hấp thụ nhũ trấp ở một mức độ nhất định, làm tăng sản xuất tế bào IgG và IgM và đại thực bào, đồng thời ức chế tế bào T gây độc tế bào. Sự ức chế tế bào T gây độc tế bào cao hơn tế bào T trợ giúp, tế bào G bị giảm và các rối loạn chức năng miễn dịch hệ thống khác và rối loạn chức năng đường ruột. Do đó, các triệu chứng tiêu chảy ngắt quăng có thể xuất hiện trên lâm sàng.
Biểu hiện của bệnh viêm teo dạ dày mạn tính là ǵ?
Viêm teo dạ dày là một loại viêm dạ dày mạn tính, biểu hiện lâm sàng của viêm dạ dày mạn tính không có triệu chứng cụ thể, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường không phù hợp với mức độ tổn thương niêm mạc, phần lớn bệnh nhân thường không có triệu chứng. Nếu xảy ra th́ phần lớn là các triệu chứng khó tiêu như đầy bụng ợ hơi sau bữa ăn, một số ít có thể kèm theo chán ăn và buồn nôn. Ngoài các triệu chứng chung trên, viêm teo dạ dày đôi khi có biểu hiện thiếu máu, sụt cân, viêm lưỡi, tiêu chảy, nếu phức tạp do tổn thương niêm mạc dạ dày cấp tính có thể xảy ra nôn ra máu hoặc phân đen.
Pḥng và điều trị viêm teo dạ dày măn tính như thế nào?
Để pḥng ngừa căn bệnh này, cần loại bỏ nhiều yếu tố gây bệnh có thể xảy ra, chẳng hạn như: Tránh ăn thực phẩm và thuốc gây kích ứng dạ dày, bỏ thuốc lá và rượu, v.v.
Hiện tại không có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh này và không cần thiết cho những người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-01 00:33:52.0
Viêm dạ dày bề mặt mạn tính
Tư liệu tham khảo:
Viêm dạ dày bề mặt mạn tính là ǵ?
Viêm dạ dày bề mặt mạn tính là t́nh trạng viêm bề mặt mạn tính của niêm mạc dạ dày, đây là loại viêm dạ dày mạn tính phổ biến nhất, chiếm khoảng 50% đến 85% tổng số ca viêm dạ dày mạn tính khi khám nội soi dạ dày. Độ tuổi khởi phát bệnh cao nhất là từ 31 đến 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ.
Tổn thương cơ bản của viêm dạ dày bề mặt mạn tính là thoái hóa tế bào biểu mô, tăng sản biểu mô hố và thâm nhiễm tế bào viêm ở lớp đệm, đôi khi có thể thấy chuyển sản ruột của biểu mô bề mặt và biểu mô hố mà không mất các tuyến nội tại. Tổn thương thường rơ ở hang vị, phần lớn lan tỏa, nội soi dạ dày thấy niêm mạc dạ dày sung huyết, phù nề, lốm đốm và trợt hoặc kèm theo dịch nhầy màu trắng vàng. Hiện nay, theo độ sâu của sự xâm nhập của tế bào viêm trong lớp niêm mạc, bệnh được chia thành ba mức độ: nhẹ, trung b́nh và nặng. Những người xâm nhập 1/3 bề mặt của niêm mạc được coi là nhẹ; những người xâm nhập 1/3 giữa được coi là trung b́nh; những người xâm nhập hơn 2/3 niêm mạc được coi là nghiêm trọng.
Hầu hết bệnh nhân bị viêm dạ dày bề ngoài đều không có triệu chứng lâm sàng, một số bệnh nhân thường có các triệu chứng như căng tức vùng thượng vị, ợ hơi, trào ngược axit, chán ăn hoặc đau vùng thượng vị không đều, nặng hơn sau khi ăn. Viêm dạ dày bề mặt mạn tính sau khi điều trị có thể khỏi, nếu không điều trị có thể phát triển thêm, các tuyến bên trong bị suy giảm do tổn thương viêm, có thể chuyển thành viêm teo dạ dày.
Nguyên nhân gây viêm dạ dày bề mặt mạn tính là ǵ?
Các yếu tố gây bệnh của viêm dạ dày bề mặt mạn tính cho đến nay vẫn chưa được hiểu đầy đủ, người ta thấy rằng hầu như bất kỳ yếu tố nào có thể tác động đến cơ thể đều có thể gây ra viêm dạ dày bề mặt mạn tính. Trong số các nguyên nhân rơ ràng hơn là:
1/ Vi khuẩn, vi rút và độc tố: Phổ biến hơn sau khi viêm dạ dày cấp tính, tổn thương niêm mạc dạ dày kéo dài hoặc tái phát, dần dần tiến triển thành viêm dạ dày bề mặt mạn tính.
2/ Nhiễm trùng mạn tính khoang mũi, khoang miệng và hầu họng: Các tổn thương nhiễm trùng mạn tính ở khoang mũi, khoang miệng và hầu họng, chẳng hạn như tràn dịch phế nang, viêm amiđan, viêm xoang và các vi khuẩn khác hoặc độc tố của chúng, có thể gây kích ứng nhiều lần. niêm mạc dạ dày Và gây viêm dạ dày bề mặt mạn tính. Người ta đă phát hiện ra rằng 90% bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính đều có những thay đổi viêm mạn tính ở dạ dày.
3/ Hút thuốc lá: Thành phần gây hại chủ yếu trong thuốc lá là nicotin, hút nhiều trong thời gian dài có thể làm giăn cơ ṿng môn vị, trào ngược dịch vị tá tràng, co thắt mạch dạ dày, tăng tiết axit dịch vị, từ đó phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, dẫn đến tổn thương viêm mạn tính. . Theo Eward, viêm niêm mạc dạ dày có thể xảy ra ở 40% những người hút trên 20 điếu thuốc mỗi ngày.
4/ Thuốc: Một số loại thuốc như chế phẩm acid salicylic, corticoid, digitalis, indomethacin, phenylbutazone… có thể gây tổn thương mạn tính niêm mạc dạ dày.
5/ Thức ăn gây kích ứng: uống rượu mạnh, trà đặc, cà phê, thức ăn cay và thô trong thời gian dài, ăn uống không điều độ như đói hoặc no có thể làm hỏng hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày.
6/ Rối loạn chức năng tuần hoàn và trao đổi chất: Tính toàn vẹn về cấu trúc và chức năng của niêm mạc dạ dày và khả năng bảo vệ nó chống lại các yếu tố tổn thương khác nhau có liên quan chặt chẽ đến lưu lượng máu đầy đủ của niêm mạc. Suy tim sung huyết hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa sẽ khiến dạ dày luôn trong t́nh trạng ứ đọng máu và thiếu oxy trong thời gian dài, dẫn đến chức năng hàng rào niêm mạc dạ dày bị suy yếu, giảm tiết axit dịch vị, vi khuẩn dễ sinh sôi, dễ gây tổn thương viêm niêm mạc dạ dày. . Trong suy thận mạn tính, urê được bài tiết nhiều hơn qua đường tiêu hóa, c̣n amoni cacbonat và amoniac được tạo ra thông qua hoạt động của vi khuẩn hoặc men thủy phân đường ruột, gây tổn thương kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến xung huyết, phù nề và thậm chí xói ṃn niêm mạc dạ dày. niêm mạc dạ dày.
7/ Trào ngược mật hoặc dịch tá tràng: Trào ngược mật là nguyên nhân quan trọng gây viêm dạ dày mạn tính nếu được phát hiện hoặc xác nhận bằng nội soi dạ dày bằng sợi quang. Do rối loạn chức năng cơ thắt môn vị hoặc dịch tá tràng hoặc mật có thể trào ngược vào dạ dày sau khi phẫu thuật dạ dày và làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, thúc đẩy H+ và pepsin khuếch tán ngược vào niêm mạc, gây ra hàng loạt phản ứng bệnh lư, dẫn đến viêm dạ dày mạn tính. .
8/ Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Năm 1983, hai học giả người Úc Marshall và Warren lần đầu tiên phân lập được vi khuẩn HP từ lớp chất nhầy hang vị dạ dày và tế bào biểu mô của bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính. Kể từ đó, nhiều học giả đă tiến hành một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm trên bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, HP được nuôi cấy trong niêm mạc dạ dày của 60% đến 90% bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, sau đó phát hiện ra rằng mức độ nhiễm HP có mối tương quan thuận với nhau. với mức độ viêm của niêm mạc dạ dày. V́ vậy, năm 1986, tại cuộc họp lần thứ tám của Hội tiêu hóa thế giới, người ta đă đề xuất nhiễm HP là một trong những nguyên nhân quan trọng gây viêm dạ dày mạn tính. Cơ chế gây bệnh của HP có thể chủ yếu là phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày, làm H+ khuếch tán ngược lại và cuối cùng gây viêm niêm mạc dạ dày.
9/ Yếu tố tâm lư: Do vệ sinh tinh thần không lành mạnh, tinh thần căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm kéo dài có thể gây mất cân bằng chức năng của các dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm trên toàn cơ thể. Đặc biệt khi thần kinh giao cảm ở trạng thái hưng phấn lâu ngày cũng sẽ dẫn đến chức năng vận mạch niêm mạc dạ dày bị rối loạn, dẫn đến lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày giảm, phá hủy chức năng hàng rào niêm mạc dạ dày, h́nh thành phản ứng viêm mạn tính. của niêm mạc dạ dày theo thời gian.
Mối quan hệ giữa hút thuốc và viêm dạ dày bề mặt mạn tính là ǵ?
Thành phần gây hại chính của thuốc lá là nicotin, tác hại của nó đối với hệ hô hấp th́ ai cũng biết, nhưng tác hại của việc hút thuốc đối với đường tiêu hóa và dạ dày th́ c̣n lâu mới được quan tâm. Vậy hút thuốc lá và viêm dạ dày bề mặt mạn tính có mối quan hệ như thế nào?Đă có báo cáo cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày có mối tương quan thuận với số lượng thuốc hút và số năm hút thuốc, tức là càng hút nhiều thuốc và số năm hút thuốc càng lâu th́ số năm càng dài. tỷ lệ viêm dạ dày cao hơn. Và Eward phát hiện ra rằng 40% những người hút hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày có thể bị viêm niêm mạc dạ dày. Cơ chế gây viêm dạ dày bề mặt mạn tính do hút thuốc lá là:
1/ Nicotine có thể co thắt và co thắt mạch máu dưới niêm mạc dạ dày, gây thiếu máu cục bộ và thiếu oxy cho niêm mạc, giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày là một trong những yếu tố quan trọng phá hủy tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày.
2/ Nicotin làm giăn cơ ṿng môn vị gây rối loạn chức năng vận động và trào ngược dịch mật. Dịch mật trào ngược vào dạ dày có thể làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, gây xói ṃn và viêm niêm mạc.
3/ Hút thuốc cũng có thể làm tăng nhu động dạ dày và tiết axit dạ dày, trên cơ sở tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc dạ dày nặng hơn.
4/ Một nghiên cứu gần đây cho thấy hút thuốc có thể ức chế quá tŕnh tổng hợp prostaglandin ở niêm mạc dạ dày. Prostaglandin có thể cải thiện vi tuần hoàn của niêm mạc dạ dày, tăng lưu lượng máu của mô biểu mô niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ sự toàn vẹn của tế bào, thúc đẩy quá tŕnh loại bỏ độc tố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa chữa niêm mạc bị tổn thương và ức chế tiết axit dạ dày. Khi quá tŕnh tổng hợp prostaglandin giảm, các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày bị suy yếu, dễ làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày và gây viêm dạ dày.
Qua những điều trên có thể thấy, hút thuốc lá có thể dẫn đến xuất hiện bệnh viêm dạ dày nông mạn tính, v́ vậy bệnh nhân viêm dạ dày nông mạn tính nên tích cực bỏ thuốc lá để bệnh viêm dạ dày mạn tính mau lành và bảo vệ sức khỏe của ḿnh.
Uống rượu có thể gây viêm dạ dày bề mặt mạn tính?
Rượu có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, do đó người nghiện rượu lâu ngày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày nông mạn tính. Beaumont lần đầu tiên quan sát thấy rằng rượu có thể gây đỏ bừng niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân viêm dạ dày. Và Wood cũng quan sát thấy 51 trường hợp nghiện rượu bị viêm dạ dày bề mặt mạn tính bằng sinh thiết mù. Cơ chế gây tổn thương niêm mạc dạ dày của rượu như sau:
1/ Rượu trực tiếp làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
2/ Rượu kích thích thành tế bào và thúc đẩy tiết axit dạ dày.
3/ Kích thích giải phóng gastrin làm tăng tiết axit dịch vị.
4/ Tác động trực tiếp lên cơ thắt môn vị, làm cho chức năng đóng mở của môn vị kém dẫn đến trào ngược dịch mật.
Trong những năm gần đây, với sự cải thiện mức sống, sự gia tăng tương đối của việc uống rượu cũng làm tăng viêm dạ dày do rượu kích thích. V́ vậy, để pḥng ngừa bệnh viêm dạ dày nông mạn tính phát sinh, uống rượu phải vừa phải, không được uống khi bụng đói, bệnh nhân đă mắc bệnh viêm dạ dày nông mạn tính nên cố gắng kiêng rượu.
Mối quan hệ giữa Helicobacter pylori (HP) và viêm dạ dày bề mặt mạn tính là ǵ?
Helicobacter pylori (HP) là một vi khuẩn Helicobacter gram âm, ưa khí, catalase dương tính, có hoạt tính urease, sống chủ yếu trên niêm mạc hang vị và thân dạ dày, hiếm khi t́m thấy trên niêm mạc tâm vị. Năm 1983, các học giả người Úc Narren và Mars-hall lần đầu tiên phân lập được Helicobacter pylori trong mô sinh thiết niêm mạc dạ dày của con người và tin rằng vi khuẩn này có thể là vi khuẩn gây bệnh viêm dạ dày mạn tính và loét dạ dày tá tràng. Từ đó, người ta bắt đầu có hàng loạt nghiên cứu về mối liên quan giữa HP và bệnh viêm dạ dày mạn tính, và hiện nay có rất nhiều bằng chứng ủng hộ HP là mầm bệnh của bệnh viêm dạ dày mạn tính:
1/ Tỷ lệ phát hiện HP ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính rất cao (50%-80%), trong khi ở niêm mạc dạ dày b́nh thường rất ít phát hiện (0-6%), và tỷ lệ này cao hơn ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính hoạt động. (lên đến 90%).
2/ Kháng thể kháng HP trong huyết thanh của bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, đặc biệt là những người bị viêm dạ dày mạn tính hoạt động, tăng đáng kể và có thể phát hiện thấy globulin miễn dịch kháng HP trong dịch vị của họ.
3/ Số lượng HP trên niêm mạc dạ dày tỷ lệ thuận với sự xâm nhập của bạch cầu đa nhân, và lượng nhiễm HP có tương quan thuận đáng kể với mức độ nghiêm trọng và hoạt động của viêm dạ dày, tổn thương biểu mô dạ dày và mức độ của nó, và vị trí xảy ra. HP bám dính nhiều hơn, Thoái hóa tế bào biểu mô, cạn kiệt các hạt mucin nội bào, giảm tế bào chất và tăng tỷ lệ nhân tế bào chất.
4/ Sau khi điều trị kháng HP, t́nh trạng viêm mô niêm mạc dạ dày được cải thiện đáng kể sau khi loại bỏ HP và t́nh trạng viêm tái phát ở những người bị nhiễm tái phát.
5/ Các triệu chứng và biến đổi bệnh lư của bệnh viêm dạ dày do uống hỗn dịch HP cho người t́nh nguyện.
6/ Đă chuẩn bị thành công mô h́nh động vật gây viêm dạ dày HP, gây nhiễm nhân tạo HP (lợn sữa Gnotobiotic, khỉ Rhesus) thành công, HP có thể định cư trong dạ dày và có thể gây viêm dạ dày mạn tính.
7/ Trong viêm dạ dày tự miễn, viêm dạ dày lympho bào, viêm dạ dày trào ngược dịch mật sau mổ tỷ lệ phát hiện HP rất thấp, điều này cho thấy HP không phải là nhiễm trùng thứ phát của viêm dạ dày.
Tóm lại, HP có thể là mầm bệnh viêm dạ dày, ít nhất là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính. Cơ chế gây bệnh của HP vẫn chưa được làm rơ hoàn toàn và nó có thể liên quan đến các yếu tố sau: ① HP trực tiếp xâm nhập tế bào kư chủ niêm mạc dạ dày và gây tổn thương mô tại chỗ; ② HP có thể sản xuất nhiều loại enzyme và chất chuyển hóa khác nhau, chẳng hạn như urease và các sản phẩm của nó Enzyme phân giải amoniac và superoxide, enzyme phân giải protein, phospholipase A2 và C, v.v., có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra các tổn thương viêm nhiễm; ③HP thúc đẩy tiết gastrin, dẫn đến t́nh trạng axit dạ dày cao, gây tổn thương niêm mạc dạ dày; ④ Nhiễm trùng HP có thể cũng được gây ra bởi miễn dịch Phản ứng gây ra tổn thương mô.
Các biểu hiện lâm sàng của viêm dạ dày nông mạn tính là ǵ?
Các biểu hiện lâm sàng của viêm dạ dày bề mặt mạn tính thiếu tính đặc hiệu. Các bệnh nhân khác nhau có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng, đặc điểm, đa số bệnh nhân có thể đau thượng vị, ăn no, chán ăn, ợ hơi. Các biểu hiện lâm sàng có thể có của bệnh này được tóm tắt ở đây.
1/ Triệu chứng thường gặp nhất là đau vùng thượng vị chiếm khoảng 85%. Hầu hết các cơn đau bụng trên ở bệnh nhân viêm dạ dày bề mặt mạn tính là không thường xuyên và không liên quan ǵ đến chế độ ăn uống (một số bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi bụng đói và cảm thấy khó chịu sau bữa ăn). Các triệu chứng thường trầm trọng hơn khi ăn thức ăn lạnh, thức ăn cứng, cay hoặc thức ăn gây kích thích khác, và một số ít có liên quan đến biến đổi khí hậu. Cơn đau vùng thượng vị này không dễ thuyên giảm bằng thuốc chống co thắt và thuốc kháng axit.
2/ Bụng trướng chiếm 70%. Thường do ứ đọng dạ dày, chậm tiêu, khó tiêu.
3/ Ợ hơi, có khoảng 50% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng này, khí trong dạ dày tăng lên thông qua thực quản thải ra ngoài, có tác dụng tạm thời làm giảm đầy bụng trên.
4/ Chảy máu nhiều lần cũng là một biểu hiện phổ biến của viêm dạ dày bề mặt mạn tính. Nguyên nhân của chảy máu là một sự thay đổi viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày phức tạp do viêm dạ dày bề mặt mạn tính.
5/ Các chứng trạng khác như: Chán ăn, trào ngược axit, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, táo bón hoặc tiêu chảy, v.v.
6/ Viêm dạ dày bề mặt mạn tính không có dấu hiệu tích cực điển h́nh. Có thể có cảm giác đau vùng thượng vị khi khám thực thể, và một số ít bệnh nhân có thể bị sụt cân và thiếu máu.
Tại sao viêm dạ dày nông mạn tính gây buồn nôn và nôn?
Bệnh nhân viêm dạ dày nông mạn tính thường có cảm giác buồn nôn và nôn, nguyên nhân chủ yếu là do khi viêm nhiễm lan đến vùng lân cận của ống môn vị dạ dày, có thể gây rối loạn chức năng của ống môn vị, khi các sóng nhu động của dạ dày đẩy thức ăn xuống môn vị, ống môn vị sẽ bị đẩy ra ngoài. không mở để thức ăn đi qua, đến tá tràng nhưng vẫn bịt kín làm tăng áp lực trong hang vị, kích thích theo phản xạ trung tâm nôn, làm cho người bệnh có cảm giác buồn nôn, trường hợp nặng th́ nôn. Ngoài ra, thường có một số bệnh nhân bị viêm dạ dày nông mạn tính kết hợp với viêm họng mạn tính, viêm thực quản mạn tính, các dây thần kinh ngoại biên ở các bộ phận này rất dồi dào, dễ bị kích thích gây cảm giác buồn nôn. Buồn nôn và nôn do viêm dạ dày bề mặt mạn tính có thể được điều trị bằng metoclopramide đường uống, modinline, cisapride và các loại thuốc khác.

Đau thượng vị có phải do viêm dạ dày bề mặt không?
Viêm dạ dày bề mặt mạn tính thường có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng trên nhưng thiếu tính đặc hiệu, v́ vậy chẩn đoán viêm dạ dày bề mặt mạn tính không nên chỉ dựa vào các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng mà phải được xác định bằng nội soi dạ dày và sinh thiết mô. Trên thực tế, nhiều bệnh lâm sàng có thể gây đau bụng trên và viêm dạ dày nông mạn tính nên được phân biệt với các bệnh sau:
1/ Loét dạ dày, tá tràng: Đau vùng thượng vị có tính thời vụ, nhịp điệu, chu kỳ nhất định, cơn đau thường liên quan đến ăn uống. Đau do loét dạ dày chủ yếu xảy ra nửa giờ sau bữa ăn và giảm dần sau 1 đến 2 giờ. Đau khi đói và giảm sau khi ăn phần lớn là viêm loét tá tràng, thường kèm theo trào ngược axit, ợ hơi và các triệu chứng khó tiêu khác.
2/ Ung thư dạ dày: Đau bụng không đều và dai dẳng theo tiến triển của bệnh, khó thuyên giảm. Đồng thời, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như chán ăn, sụt cân, thiếu máu, nôn mửa, đi ngoài phân đen, khối u ở bụng, thậm chí là loạn sản. Tuổi khởi phát là hơn 40 tuổi.
3/ Bệnh tuyến tụy: Viêm tuyến tụy mạn tính có thể có đau âm ỉ hoặc âm ỉ ở vùng bụng trên, có khi lan xuống eo lưng , hoặc đau dữ dội khởi phát cấp tính, theo tiến triển của bệnh, cơn đau bụng có thể tăng dần, ngoài ra viêm tuỵ mạn tính c̣n có thể có các biểu hiện như rối loạn chức năng tiêu hóa, phân có dầu mỡ, tiểu đường là biểu hiện khác của chức năng nội tiết trong ngoài bị suy giảm. Đau bụng trong ung thư tuyến tụy là cơn đau quặn từng cơn hoặc dai dẳng, tăng dần hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng trên, quanh rốn hoặc bụng trên bên phải, chủ yếu lan xuống eo lưng, khi nằm hoặc cúi người về phía trước th́ cơn đau giảm đi. Vàng da phổ biến hơn trong ung thư đầu tụy, và cũng có thể có hốc hác, cổ trướng và viêm tĩnh mạch huyết khối. Siêu âm B, chụp mật tụy ngược ḍng và chụp CT có thể xác nhận chẩn đoán.
4/ Bệnh gan: Đau bụng do viêm gan có thể là đau âm ỉ, đau như dao đâm, đau tức ở hạ sườn phải hoặc hạ sườn phải, phần lớn là đau từng cơn. Cơn đau không có quan hệ rơ ràng với ăn uống, dễ dàng xuất hiện sau khi mệt mỏi, sờ thấy bụng có gan to, đau. Cơn đau do ung thư gan thường tăng dần, lúc đầu ngắt quăng, sau đó kéo dài dai dẳng. Áp xe gan thường có biểu hiện đau căng chướng dai dẳng, có thể giới hạn ở một bộ phận nào đó, có điểm đau rơ, có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, tăng bạch cầu. Kiểm tra siêu âm B và sinh thiết gan có thể xác nhận chẩn đoán.
5/ Rối loạn đường mật: Bệnh nhân viêm túi mật và sỏi mật thường có biểu hiện đau bụng trên bên phải mạn tính hoặc đau chướng, ợ hơi… sau khi ăn nhiều dầu mỡ gây ra hoặc nặng thêm, một số bệnh nhân có cảm giác đau khu trú hoặc sờ thấy vùng túi mật. .Túi mật to, hay vàng da. Siêu âm B và chụp đường mật có thể giúp ích cho chẩn đoán.
6/ Các bệnh khác: Trong giai đoạn đầu của viêm ruột thừa cấp tính, có thể đau bụng trên, vài giờ sau chuyển thành đau bụng dưới bên phải. Cơn đau thắt ngực không điển h́nh và nhồi máu cơ tim đôi khi có thể gây đau vùng thượng vị ở người cao tuổi dễ chẩn đoán nhầm.
Từ những điều trên có thể thấy rằng đau vùng thượng vị có thể xuất hiện trong nhiều quá tŕnh bệnh, v́ vậy viêm dạ dày bề ngoài không được chẩn đoán mù quáng dựa trên cơn đau vùng thượng vị.
Chẩn đoán xác định chỉ có thể được thực hiện sau khi phân tích toàn diện các triệu chứng và kiểm tra phụ trợ liên quan để không tŕ hoăn việc điều trị.
H́nh ảnh nội soi dạ dày của viêm dạ dày bề mặt mạn tính là ǵ?
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán quan trọng và đáng tin cậy nhất đối với viêm dạ dày bề mặt mạn tính. Bề ngoài dạ dày của nó có những điểm sau:
1/ Ban đỏ sung huyết: Là biểu hiện chủ yếu của viêm dạ dày bề mặt mạn tính, do xung huyết các mao mạch trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Các màng nhầy bị tắc nghẽn và không bị tắc nghẽn đan xen và xuất hiện lốm đốm hoặc sọc, và sung huyết sọc thường được t́m thấy ở các nếp gấp và chỗ nâng lên. Ŕa của ban đỏ không rơ ràng nhưng có thể dễ dàng phân biệt với màu đỏ cam của niêm mạc dạ dày b́nh thường xung quanh. Hồng ban sung huyết phần lớn phân bố hạn chế, nhưng cũng có những ban phân bố lan tỏa.
2/ Phù nề: Niêm mạc dạ dày sưng và ẩm, tăng phản xạ ánh sáng, nếp gấp niêm mạc dày và mềm, hố nhỏ dạ dày rơ ràng.
3/ Màu đỏ và trắng xen kẽ: Khi ban đỏ sung huyết và phù nề niêm mạc giao nhau, có thể xuất hiện màu đỏ và trắng, nhưng màng nhầy ở phần trắng hơi nhô lên và màu đỏ sung huyết là màu chủ đạo.
4/ Tăng chất nhầy: các đốm nhầy màu trắng ngà hoặc vàng nhạt dính bám trên bề mặt niêm mạc dạ dày, chủ yếu bao gồm các mô niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết viêm và chất nhầy, không dễ bị nước rửa trôi, chỉ có các đốm nhầy. xuất hiện khi t́nh trạng viêm rơ ràng .
5/ Xuất huyết dưới niêm mạc: Xuất huyết ở niêm mạc dạ dày có thể xuất hiện lốm đốm, loang lổ hoặc h́nh sợi dây, có thể là vết chảy máu tươi màu đỏ tươi hoặc vết chảy máu cũ màu nâu.
6/ Xói ṃn: lớp niêm mạc dạ dày bị viêm tróc ra, tạo thành những vùng xói ṃn cục bộ hoặc diện rộng, bề mặt xói ṃn thường được bao phủ bởi những đốm nhầy dính.
Dưới nội soi, viêm dạ dày bề mặt mạn tính có thể được chia thành ba loại: ① Loại đơn thuần; ② Loại xuất huyết; ③ Loại ăn ṃn. Những người có bốn mục đầu tiên ở trên là loại đơn giản; những người có mục thứ năm ở trên, được bao phủ bởi các mảng chảy máu nhỏ hoặc lan tỏa là loại xuất huyết; những người có mục thứ sáu ở trên là loại ăn ṃn.
Sự hiểu biết về viêm dạ dày bề mặt mạn tính trong y học Trung Quốc là ǵ?
Trung y không có tên bệnh viêm dạ dày bề mặt mạn tính, nhưng các mô tả tương tự như viêm dạ dày bề mặt mạn tính nằm rải rác trong các tài liệu của các triều đại khác nhau như “Vị quản thống” (胃脘痛) đau vùng thượng vị, “Phúc trướng” (腹胀) trướng bụng, “Tào tạp” (嘈杂)nôn nao , “Bĩ măn” (痞满) bĩ đầy, “Ẩu thổ” (呕吐) nôn mửa. và nhiều thứ khác Trong các chương, chẳng hạn như {Linh khu · Tà khí tạng phủ bệnh h́nh} nói: “Vị bệnh giả, phúc trướng, vị quản đương tâm nhi thống” (胃病者,腹胀,胃脘当心而痛), Người bị bệnh dạ dày, đầy bụng, đau vùng thượng vị. {Tố vấn Kinh mạch thiên} viết “Thực tắc ẩu, vị quản thống, phúc trướng, thiện ư” (食则呕,胃脘痛,腹胀,善噫) Ăn vào th́ nôn mửa, đau dạ dày, bụng trướng, hay ợ hơi, “Vị trướng giả phúc măn, vị quản thống, tỵ văn tiêu xú, phương vu thực, đại tiện nan” (胃胀者腹满,胃脘痛,鼻闻焦臭,妨于食,大便难) Dạ dày trướng đầy bụng, đau dạ dày, mũi ngửi mùi hôi khét, khó ăn, đạị tiện khó khăn. Trương Cảnh Nhạc viết: “Cố phàm bệnh thôn toan giả, đa kiến ẩm thực bất khoái, tự thực hữu bất khoái, tất tiệm chí trung măn, bĩ cách, tiết tả đẳng chứng” (故凡病吞酸者,多见饮食不快,自食有不快,必渐至中满、痞膈、泄泻等症) Phàm bị bệnh nuốt chua, thường thấy ăn uống không ngon, tự ăn uống không vui, tất sẽ xuất hiện các chứng như đầy bụng, bế tắc, tiết tả... Tra cứu y văn, xem xét nguồn gốc, không khó để thấy rằng các y gia của các thời đại trước đây đều cho rằng đối với bệnh viêm dạ dày bề mặt mạn tính có liên quan với các phương diện như ăn uống không tiết độ, tinh thần căng thẳng, cảm thụ lục dâm và tỳ vị hư nhược. Như {Tố vấn · Tí luận} viết: “Ẩm thực tự bội, vị tràng năi thương” (饮食自倍,肠胃乃伤) ăn uống nhiều quá, tổn thương vị tràng. {Tạp bệnh quảng yếu Hung tí tâm thống} “Ẩm thực quá đa, bất năng khắc hoá, thương hồ vị quản, bệnh căn thường tại, lược thương ẩm thực tức muộn muộn tác thống” (饮食过多,不能克化,伤乎胃脘,病根常在,略伤饮食即闷闷作痛。) Ăn uống quá nhiều, không thể tiêu hoá nên tổn thương dạ dày, gốc bệnh thường xuyên ở đó, ăn một chút là là phiền muộn gây đau. {Thọ Thế Bảo Nguyên · Tâm Vị Thống} “Vị quản thống giả, đa thị túng tứ khẩu phúc, hỉ hảo tân lạt, tứ ẩm nhiệt tửu tiễn, phục thực hàn lương sinh lănh, triêu thương mộ tổn, nhật tích nguyệt thâm, tự uất thành tích; Tự tích thành đàm, đàm hoả tiễn ngao, huyết diệc vọng hành, đàm huyết tương tạp, phương ngại thăng giáng, cố vị quản đông thống.” (胃脘痛者,多是纵恣口腹,喜好辛辣,恣饮热酒煎,复食寒凉生冷,朝伤暮损,日积月深,自郁成积;自积成痰,痰火煎熬,血亦妄行,痰血相杂,妨碍升降,故胃脘疼痛。)Bệnh đau dạ dày thường do miệng bụng phóng túng, thích thực phẩm cay, uống rượu nóng, lại ăn thực phẩm sống lạnh, sáng chiều tổn thương, tích luỹ theo ngày tháng, tự uất thành tích, tực tích lại thành đàm, đàm hoả nung nấu, huyết cũng bị ảnh hưởng, đàm huyết lẫn vào nhau, trở ngại thăng giáng nên dạ dày bị đau. {Tố vấn · Lục Nguyên Chính Kư Đại Luận}viết: “Mộc uất chi phát, dân bệnh vị quản đương tâm nhi thống, thượng chi lưỡng hiếp, cách yết bất thông, ẩm thực bất hạ.” (木郁之发,民病胃脘当心而痛,上支两胁,膈咽不通,食饮不下。) Chứng mộc uất phát tác, người bệnh đau ở dạ dày, cơ hoành và cổ họng không thông, ăn uống không được.
Trung y nhận thức như thế nào về nguyên nhân và cơ chế bệnh của chứng viêm dạ dày bề mặt (thiển biểu) mạn tính?
Viêm dạ dày bề mặt mạn tính có nhiều nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh rất phức tạp, trong đó nguyên nhân và cơ chế bệnh có các điểm sau:
1/ Ăn uống không điều độ: Tỳ vị đều là căn bản của hậu thiên, có nhiệm vụ tiếp nhận, phân giải nước và ngũ cốc, vận chuyển chất tinh vi của thuỷ cốc. V́ vậy, ăn uống không đúng cách, mất điều độ dễ làm tổn thương tỳ vị. Ăn quá nhiều th́ đói no không đều, nghẽn tắc đ́nh trệ tỳ vị; Hoặc ăn quá nhiều thực phẩm sống lạnh, hàn lănh tích tụ trong dạ dày, tổn thương dương của trung tiêu, khí huyết bị ngưng trệ; Hoặc ăn quá nhiều thực phẩm béo ngọt, rượu mạnh, sữa đặc, tạo thành thấp nhiệt gây trở ngại đều có thể khiến tỳ vị thụ nạp chuyển hoá thăng giáng thất thường, từ đó phát tác các chứng như đau dạ dày, trướng bụng, ẩu thổ. Như {Tố vấn Tí luận}: “Ẩm thực tự bội, tràng vị năi thương” (饮食自倍,肠胃乃伤。) Ăn quá nhiều th́ tổn hại vị tràng, hoặc ăn nhiều thực phẩm sống lạnh, hoặc thực phẩm cay nóng, rượu mạnh, hoặc người hư yếu ăn quá nhiều nên không thể tiêu hoá; Sau khi ăn uống không điều hoà cộng thêm lao lực, đều là những nguyên nhân gây tổn hại dạ dày.
2/ Thất t́nh không điều hoà: Cảm xúc quá độ, kéo dài quá lâu, đều có thể dẫn đến âm dương mất thăng bằng, khí huyết bất hoà, công năng tạng phủ rối loạn. Ưu tư buồn giận, t́nh chí không thông sướng, can uất khí trệ, hoành nghịch xâm phạm vị (dạ dày), khí huyết nghẽn tắc không lưu thông, xuất hiện chứng can vị bất hoà. Can khí uất trệ lâu ngày, hoá thành hoả, hoả ảnh hưởng đến âm của vị, có thể xuất hiện vị quản đau rát âm ỉ, miệng họng khô, phân khô là những chứng trạng của vị âm không đầy đủ; V́ khí huyết luôn nương tựa nhau, khí trệ lâu ngày sẽ sản sinh huyết ứ, nghẹt tắc lạc mạch, có thể xuất hiện chứng đau dạ dày do ứ huyết, đồng thời có thể thổ ra máu, đại tiện ra máu. Như trong {Lâm chứng chỉ nam y án ·Vị quản thống}: “Túc bệnh trung khí vị thống, kim băo thực động nộ thống phát, ẩu huyết, thị can mộc xâm phạm vị thổ, trọc khí thượng cứ, trướng thống bất hưu, nghịch loạn bất dĩ------phu thống tắc bất thông.” (宿病中气胃痛,今饱食动怒痛发、呕血,是肝木侵犯胃土,浊气上踞,胀痛不休,逆乱不已……夫痛则不通。) Đau dạ dày là bệnh đă lâu (cũ), nay ăn no lại tức giận mà phát đau, nôn ra máu, là can mộc xâm phạm vị thổ, trọc khí chiếm cứ, đau trướng không ngừng, nghịch loạn không thôi-----mà đau v́ không thông.
3/ Lục nhân (sáu nguyên nhân gây bệnh): Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả đều có thể xâm phạm tỳ vị, tổn thương đến công năng mà phát bệnh này, nhất là 3 nguyên nhân gồm: Hàn, thấp và táo (Lạnh, ẩm thấp và khô táo). Khi cảm thụ hàn tà (bị lạnh) hoặc ăn thực phẩm sống lạnh, có thể hàn tà xâm phạm dạ dày, dương của trung tiêu không phấn chấn mà xuất hiện các chứng trạng như đau dạ dày, thích ấm áp, lợm giọng nôn mửa, như trong {Tố vấn Cử thống luận}: “Hàn khí khách vu vị tràng, quyết nghịch thượng xuất, cố thống nhi ẩu dă.” (寒气客于胃肠,厥逆上出,故痛而呕也) Khí lạnh xâm phạm dạ dày và ruột, nghịch lên trên mà xuất ra ngoài, v́ thế nên đau và ẩu thổ; Tính của thấp tà dính và nhầy, làm cho tỳ vị bị đ́nh trệ, nghẽn tắc khí nên có thể xuất hiện trướng bụng, bĩ đầy; Táo tà xâm nhập, thiêu đốt âm chua dạ dày, có thể xuất hiện dạ dày đau âm ỉ, miệng khô, táo bón là những chứng trạng của dạ dày nóng và âm hư tổn.
4/ Tỳ vị hư nhược: Tố chất tỳ vị hư nhược, hoặc nội thương do mệt nhọc, hoặc người già thân thể bạc nhược, trung khí hư tổn đă lâu; Hoặc no đói thất thường, hoặc ăn thực phẩm sống lạnh và cứng, hoặc ăn nhiều thực phẩm béo ngọt không tiết độ, hoặc khi bị bệnh dùng thuốc hàn lương để khắc phạt bệnh, tổn háo nặng nề khí của tỳ vị; Hoặc sau khi bệnh vị khí chưa hồi phục, đều có thể dẫn đến các chứng trạng như chán ăn, tỳ vị suy yếu, đau dạ dày, khó thở bĩ đầy, ăn ít, yếu sức.

Các loại thành dược dùng điều trị chứng viêm bề mặt dạ dày mạn tính gồm có những loại nào?
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh này là vị quản đầy trướng phiền muộn, đau hoặc lợm giọng, ẩu thổ, ợ hơi, nôn nao, miệng ứa nước chua, phàm các loại thành dược (thuốc chế sẵn) mà có các công năng như kiện tỳ, hoà vị, hành khí, tiêu bĩ (bế tắc), giải uất, trừ đầy bụng , th́ đều có thể sử dụng điều trị bệnh viêm dạ dày bề mặt mạn tính; Hiện nay trên lâm sàng điều trị bệnh này thường dùng các loại sau:
1/ Bảo hoà hoàn
Thành phần: Thần khúc, Sơn tra, pháp Bán hạ, Trần b́, Liên kiều, Lai bặc tử.
Công năng: Tiêu thực tích, trừ thực trệ, hoà vị kiện tỳ.
Chủ trị: Thực phẩm đ́nh trệ trong dạ dày khiến không ăn được, bụng trướng, ợ chua, ợ hơi.
2/ Việt cúc hoàn
Thành phần: Hương phụ, Xuyên khung, Chi tử, Thương truật, Thần khúc.
Công năng: Lư khí khoan trung, giải uất tiêu trướng.
Chủ trị: Ngực dạ dày bế tắc phiền muộn, phúc trung trướng măn, ợ hơi nuốt chua.
3/Hương sa lục quân hoàn
Thành phần: Mộc hương, Sa nhân, Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Bán hạ, Trần b́.
Công năng: Kiện tỳ hoà vị, Lư khí chỉ thống..
Chủ trị: Hung quản trướng muộn, ẩu thổ tiết tả.
4/ Hương sa dưỡng vị hoàn
Thành phần: Sa nhân, Mộc hương, Bạch truật, Phục linh, Chỉ thực, Đạu khấu nhân, Hậu phác, Hương phụ, Trần b́, Bán hạ, Cam thảo, Thổ Hoắc hương.
Công năng: Kiện tỳ hoà vị, lư khí tiêu trệ.
Chủ trị: Ăn kém, yếu sức, đau dạ dày, trướng bụng, ợ hơi, ợ chua.
5/ Thư can hoàn
Thành phần: Sài hồ, Hậu phác, Xuyên khung, Hương phụ, Chỉ xác, Trầm hương, Sa nhân, Mộc hương.
Công năng: Sơ can giải uất, hoà vị chỉ thống.
Chủ trị: Hai bên sườn đau trướng, bụng trướng, ợ hơi, lợm giọng.
6/ Khí trệ vị thống xung tễ
Thành phần: Sài hồ, Chỉ xác, Cam thảo, Hương phụ.
Công năng: Sơ can hành khí, hoà vị chỉ thống.
Chủ trị: Ngực bĩ trương do can uất khí trệ, đau dạ dày.
7/ Lương phụ hoàn
Thành phần: Cao lương khương, Hương phụ.
Công năng: Ôn trung khứ hàn, hành khí chỉ thống.
Chủ trị: Dạ dày và bụng đau lạnh do trung tiêu hư hàn, ,thích ấm nóng.
8/ Ôn vị thư giao nang
Thành phần: Đảng sâm, Bạch truật, Sơn tra, Hoàng kỳ, Nhục thung dung.
Công năng: Phù chính cố bản, ôn vị dưỡng vị, hành khí giảm đau, trợ dương noăn (ấm) thổ.
Chủ trị: Trị dạ dày viêm teo mạn tính, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến đau lạnh ở dạ dày, trướng hơi, ợ hơi, ăn kém, ghét lạnh.
9/ Âm hư vị thống xung tễ
Thành phần: Bắc Sa sâm, Mạch đông, Xuyên luyện tử, Cam thảo
Công năng: Dưỡng âm ích vị, hoăn trung chỉ thống.
Chủ trị: Dùng cho vị âm không đầy đủ làm cho dạ đày đau rát âm ỉ, miệng lưỡi khô, chán ăn nôn khan.
10/ Dưỡng vị thư xung tễ
Thành phần: Đảng sâm, Hoàng tinh, Vân sâm, Ô mai, Bạch truật, Thố ti tử.
Công năng: Phù chính cố bản, tư âm dưỡng vị, điều lư trung tiêu, hành khí tiêu đạo.
Chủ trị: Viêm teo dạ dày mạn tính, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến dạ dày nóng rát, ḷng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô đắng, ăn kém.
11/ Vị năi an giao nang
Thành phần: Hoàng kỳ, Tam thất hợp thành Ngưu hoàng, trân châu tầng phấn..
Công năng: Bổ khí kiện tỳ, ninh tâm an thần, hành khí hoạt huyết, tiêu viêm sinh cơ.
Chủ trị: Loét dạ dày, hành tá tràng, viêm dạ dày mạn tính.
12/ Vị khang linh giao nang
Thành phần: Gồm 8 vị thuốc như Bạch thược, Cam thảo, Huyền hồ, Tam thất, Bạch cập, Phục linh, Hải phiêu tiêu, Điên gia tẩm cao.
Công năng: Nhu can hoà vị, tán ứ cầm máu, hoăn cấp chỉ thống, trừ hủ nát sinh ra cái mới.
Chủ trị: Viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và loét hành tá tràng.
13/ Tam cửu vị thái
Thành phần: Tam nha khổ, Cửu lư hương, Bạch thược. Sinh địa, Mộc hương.
Công năng: Tiêu viêm giảm đau, lư khí kiện tỳ.
Chủ trị: Các loại viêm dạ dày mạn tính như Viêm bề mặt dạ dày, dạ dày viên lở loét, dạ dày viêm teo.
14/ Hầu cô khuẩn phiến
Thành phần: Hầu đầu khuẩn.
Công năng: Tiêu viêm giảm đau.
Chủ trị: Viêm dạ dày mạn, loét dạ dày, hành tá tràng, ung thư dạ dày, ưng thư thực đạo.
Ngoài ra, c̣n có các loại như Vị tô xung tễ, Thư can hoà vị hoàn, Mộc hương thuận khí hoàn, Bổ trung ích khí hoàn là những thành dược được sử dụng điều trị bệnh này, lâm sàng nên tuỳ chứng để tuyển chọn sử dụng.
Biện chứng luận trị viêm dạ dày bề mặt mạn tính được tiến hành như thế nào?
Viêm dạ dày nề mặt mạn tính có thể điều trị dựa trên biện chứng luận trị theo 7 thể: Thực phẩm ứ trệ trong dạ dày, can vị khí trệ, tỳ vị thấp nhiệt, tỳ vị hư nhược, tỳ vị hư hàn, vị nhiệt âm khuy, vị lạc ứ trở.
1/ Loại h́nh thực phẩm đ́nh trệ trong dạ dày
Chủ chứng: Đau dạ dày, đầy bụng, ợ hơi hôi nuốt chua hoặc nôn ra thức ăn không tiêu, nôn xong hoặc thất khí (trung tiện) th́ giảm đau, ăn ít, chán ăn, phân nặng mùi, đii tiện không sảng khoái, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc dày nhờn, mạch huyền sác có lực.
Trị pháp: Tiêu thực trừ tích trệ, hoà vị giáng nghịch.
Phương dược: Bảo hoà hoàn gia vị: Thần khúc, Sơn tra, Liên kiều, Tần b́, Phục linh, Bán hạ, Lai bặc tử, Hậu phác, Mạch nha.
2/ Loại h́nh can vị khí trệ
Chủ chứng: Dạ dày đầy trướng, vừa tấn vừa đỡ, nối liền với hai bên sườn, tức ngực và ợ hơi, hay thở dài, mỗi khi bực bội cáu giận th́ cơn đau phát tác, ăn uống kém, nôn nao thổ chua, lợm giọng nôn mửa, chất lưỡi ảm đạm. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.
Trị pháp: Sơ can giải uất, lư khí hoà vị.
Phương dược: Sài hồ sơ can tán gia giảm: Sài hồ, Chỉ xác, Bạch thược, chế Hương phụ, Bồ công anh, Trần b́, Xuyên khung, Huyền hồ, Phật thủ, Cam Thảo.
3/ Loại h́nh tỳ vị thấp nhiệt
Chủ chứng: Dạ dầy đầy tức, ợ hơi buồn nôn, nôn nao ợ chua, miệng đắng dính, đầu nặng thân thể mỏi mệt, kém ăn kém ngủ, nước tiểu vàng đục, đại tiện không sảng khoái, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày hoặc vàng nhầy, mạch nhu sác hoặc hoạt sác.
Trị pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ hoà vị.
Phương dược: Thang Hoắc Phác hạ linh hợp thang Tam nhân gia giảm: Hoắc hương Bội lan Hậu phác Bán hạ Phục linh Rĩ nhân Khấu nhân Hoàng liên Tô cánh Hoạt thạch.
4/ Loại h́nh Tỳ vị hư nhược
Chủ chứng: Thượng vị đau âm ỉ, đầy trướng khó chịu, nhất là sau khi ăn, ăn ít, đói mà không thèm ăn, thường xuyên ợ hơi, sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, phân lúc khô lúc lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc nhớt, mạch tế nhược vô lực.
Trị pháp: Kiện tỳ ích khí, điều ḥa dạ dày, tiêu thực.
Phương dược: Thang Hương sa lục quân gia giảm: Đảng sâm Bạch truật Phục linh Trần b́ Sa nhân Mộc hương Sơn tra Thần khúc Mạch nha Bán hạ Chích Cam thảo.
(5) Loại h́nh Tỳ vị hư hàn
Chủ chứng: Thượng vị đau âm ỉ, liên miên không ngừng, thích ấm áp và ấn nắn, ăn vào giảm đau, nôn ra nước trong, chán ăn, mệt mỏi, tay chân không nóng, phân lỏng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
Trị pháp: Ôn trung kiện tỳ, ấm dạ dày trừ lạnh.
Phương dược: Thang Hoàng Kỳ Kiến Trung gia giảm: Hoàng kỳ, Quế chi, Thược dược, chích Cam thảo, Di đường, Can khương, Đại táo.
6/ Loại h́nh vị nhiệt âm khuy (hư yếu)
Chủ chứng: Dạ dày đau rát âm ỉ, khát nước nhiều uống nhiều, miệng họng khô, ḷng bàn tay bàn chân nóng, sút cân, ăn ít, phân khô, lưỡi đỏ ít rêu, ít tân dịch, hoặc rêu lưỡi bị bong tróc, mạch tế sác hoặc tế huyền hoặc hư sác vô lực .
Trị pháp: Tư âm dưỡng vị, thanh nhiệt sinh tân (dich).
Phương dược: Thang Sa sâm mạch đông gia giảm: Sa sâm, Mạch đông, Thạch hộc, Hoa phấn, Sơn tra, Sinh địa, Bạch thược, Ô mai, Mạch nha, chích Cam thảo.
(7) Loại h́nh vị lạc (lạc mạch của dạ dày) bị nghẽn ứ.
Chủ chứng: Đau thượng vị, đau như kim châm, đau nhiều về ban đêm, điểm đau cố định và không thích ấn nắn, hoặc thổ huyết, phân đen, chất lưỡi tím sậm, có điểm ứ, ban ứ, mạch sáp (rít).
Trị pháp: Lư khí hoạt huyết, hoá ứ giảm đau.
Phương dược Đan sâm ẩm hợp Thất tiếu tán gia giảm: Đan sâm, Đàn hương, Sa nhân, Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Huyền hồ, Bạch thược, chích Cam thảo.
Chú thích
*Tào tạp là một tên bệnh của y học Trung quốc, là chỉ về tŕnh trạng dạ dày trống rỗng, tựa như đói mà không đói, tựa như cay mà không cay, tựa như đau mà không phải là đau, không thể gọi tên, là một loại bệnh chứng lúc có lúc không. Vị trí bệnh ở dạ dày, tương quan với can và tỳ. Bệnh cơ có thể khái quát là dạ dày nóng, dạ dày hư yếu và huyết hư.
Ly Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-05 14:54:21.0
Viêm dạ dày mạn tính

Tư liệu tham khảo:
Bệnh chứng:
Viêm dạ dày mạn tính là t́nh trạng viêm mạn tính của niêm mạc dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Phổ biến nhất là viêm dạ dày bề mặt mạn tính và viêm teo dạ dày mạn tính. Các biểu hiện lâm sàng chính là chán ăn, khó chịu vùng thượng vị và đau âm ỉ, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn. Diễn biến của bệnh chậm, dễ tái phát và khó lành.
Hướng dẫn thiết yếu:
1/ Tích cực điều trị các ổ nhiễm khuẩn vùng hầu họng, không nuốt đờm dăi, nước mũi và các chất tiết mang vi khuẩn khác vào dạ dày gây viêm dạ dày mạn tính.
2/ Giữ tinh thần vui vẻ: Tinh thần suy nhược hoặc căng thẳng, mệt mỏi quá mức dễ gây rối loạn chức năng cơ thắt môn vị, trào ngược dịch mật và viêm dạ dày mạn tính.
3/ Thận trọng khi sử dụng hoặc tránh sử dụng các loại thuốc có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày như aspirin, salicylat, phenylbutazone, indomethacin, hormone, erythromycin, tetracycline, sulfonamid và reserpine. Lạm dụng các loại thuốc này trong thời gian dài có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét dạ dày mạn tính.
4. Các thành phần có hại trong thuốc lá có thể làm tăng tiết axit dịch vị, gây kích thích có hại cho niêm mạc dạ dày, hút nhiều có thể gây trào ngược dịch mật. Uống quá nhiều rượu hoặc uống rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây sung huyết niêm mạc dạ dày, phù nề thậm chí xói ṃn, tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính tăng lên rơ rệt. Nên bỏ thuốc lá và rượu.
5. Tránh các thực phẩm gây kích thích như vị quá chua, cay cũng như thực phẩm sống, lạnh không dễ tiêu hóa, khi ăn nên nhai nuốt từ từ để thức ăn ḥa lẫn hoàn toàn với nước bọt, có lợi cho tiêu hóa, giảm béo, kích ứng dạ dày. Khẩu phần ăn phải đủ định lượng, đủ dinh dưỡng, giàu vitamin A, B, C. Tránh đồ uống gây kích ứng như trà đặc và cà phê đặc.
6/ Có thể luyện nội công dưỡng sinh.

Viêm dạ dày mạn tính thường được chia thành hai loại: Tổn thương viêm tương đối bề ngoài và giới hạn ở lớp bề mặt (không quá một phần ba) niêm mạc dạ dày, được gọi là viêm dạ dày bề mặt mạn tính; Kèm theo teo tuyến dạ dày, đó là mạn tính viêm teo dạ dày. Viêm dạ dày mạn tính là bệnh phổ biến và xảy ra thường xuyên. Các cuộc điều tra nội soi dạ dày đă xác nhận rằng tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính trong dân số Trung Quốc cao tới 60% và viêm teo dạ dày chiếm khoảng 20% trong số đó.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính, phổ biến là do uống nhiều rượu và hút thuốc trong một thời gian dài, ăn uống không điều độ, ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, quá thô cứng, trà đặc, cà phê, đồ cay… dụ phát hoặc làm trầm trọng thêm bệnh. Viêm dạ dày mạn tính do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (U môn loa trực khuẩn) ở niêm mạc dạ dày do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh gây ra không dễ chữa lành. Viêm dạ dày cấp tính nếu không được điều trị triệt để sẽ chuyển thành viêm dạ dày mạn tính, một số loại thuốc như aspirin, phenylbutazone, glucocorticoid có thể làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, gây ra hoặc làm nặng thêm t́nh trạng viêm dạ dày.
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này là đau bụng và đầy bụng, đặc biệt là sau bữa ăn, và dễ chịu hơn khi bụng đói. Lượng thức ăn mỗi lần ăn tuy không nhiều nhưng lại có cảm giác đầy bụng, khó chịu, thường kèm theo ợ hơi, trào ngược axit, ợ chua, buồn nôn và nôn, chán ăn, khó tiêu. Suy dinh dưỡng, hốc hác, thiếu máu và suy nhược có thể do ăn uống kém và khó tiêu. Một số bệnh nhân c̣n kèm theo các triệu chứng về hệ thần kinh như hồi hộp, bứt rứt, mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên… Những hiện tượng này ngược lại có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng dạ dày của bệnh viêm dạ dày mạn tính, tạo thành một ṿng luẩn quẩn khiến t́nh trạng bệnh trở nên phức tạp và khó chữa khỏi.
Phân tích dịch dạ dày cho thấy axit dạ dày ở bệnh nhân viêm dạ dày bề mặt mạn tính thường ở mức b́nh thường hoặc hơi thấp, trong khi axit dạ dày ở bệnh viêm dạ dày teo mạn tính giảm đáng kể và có thể kèm theo thiếu máu (hemoglobin thấp hơn b́nh thường). Nội soi dạ dày cộng với kiểm tra bệnh lư sinh thiết dạ dày có thể xác định xem đó là viêm dạ dày nông hay teo; Sinh thiết dạ dày cũng có thể được lấy dịch vị để kiểm tra trong quá tŕnh nội soi dạ dày để xem có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay không.
Nói chung, tiên lượng của viêm dạ dày bề mặt mạn tính và viêm dạ dày teo mạn tính nhẹ đơn giản là tốt. Viêm teo dạ dày mạn tính từng được coi là khúc dạo đầu của ung thư dạ dày (tổn thương tiền ung thư), hiện nay nh́n nhận như vậy là sai lệch. Tuy nhiên, viêm teo dạ dày thực sự có mối quan hệ nhất định với ung thư dạ dày, cơ sở là: 1. Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng viêm teo dạ dày đi kèm với hai loại tổn thương niêm mạc dạ dày là “Kết tràng h́nh tràng thượng b́ hoá sinh” và “Bất điển h́nh tăng sinh”. Hai loại bệnh biến này của niêm mạc dạ dày, có thể phát triển thành ung thư dạ dày, đây là một thực tế đă được công nhận. 2. Điều tra dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh viêm teo dạ dày cao ở những người ở vùng có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao. 3. Kiểm tra giải phẫu bệnh thấy tổn thương teo phổ biến hơn ở niêm mạc xung quanh ung thư dạ dày, thường gặp ở bệnh biến viêm teo. Viêm teo dạ dày từ trung b́nh đến nặng, đặc biệt là viêm teo dạ dày kèm theo chuyển sản kết tràng hoặc tăng sản không điển h́nh khi xét nghiệm giải phẫu bệnh là tổn thương tiền ung thư, nếu không được điều trị tích cực và phục hồi đúng cách sẽ dễ dẫn đến ung thư dạ dày. Do đó, viêm teo dạ dày mạn tính cần được xem xét nội soi thường xuyên: Viêm teo dạ dày mạn tính nói chung nên được xem xét 3 năm một lần, những người bị chuyển sản kết tràng không hoàn toàn và loạn sản nhẹ nên được xem xét mỗi năm một lần, và những bệnh nhân tăng sản vừa phải không điển h́nh nên kiểm tra 3 tháng 1 lần, và những người có tăng sản không điển h́nh nghiêm trọng (tỷ lệ ung thư trên 10%) nên được coi là ung thư và có thể được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ. Chỉ có điều trị tích cực, duy tŕ sự sống và tái khám định kỳ mới có thể làm cho tổn thương thuyên giảm hoặc ngừng phát triển và có thể ngăn chặn sự xuất hiện của ung thư dạ dày. Ngay cả khi bệnh phát triển, nếu bạn có thể kiên tŕ nội soi dạ dày thường xuyên, bạn có thể phát hiện kịp thời, cắt bỏ các tổn thương dạ dày dự pḥng hoặc cắt bỏ ung thư dạ dày sớm vẫn là cách chữa bệnh triệt để và hiệu quả vẫn rất tốt. V́ vậy, chỉ cần tích cực điều trị, sinh hoạt điều dưỡng, thường xuyên phúc tra, như vậy quyền chủ động nằm trong tay của chính ḿnh, từ điểm này mà nói, viêm teo dạ dày mạn tính có ǵ đáng sợ? !
Bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính cần hết sức lưu ư đến chế độ ăn uống: Ăn uống điều độ, chia nhiều bữa nhỏ, chủ yếu là thức ăn mềm; nhai chậm, tránh ăn quá no; tránh thức ăn kích thích, tránh hút thuốc và rượu bia, hạn chế uống trà đặc, cà phê và đồ ăn cay, quá nóng. và thức ăn thô; những người có độ axit dạ dày thấp và trào ngược mật nên ăn nhiều thịt nạc, thịt gia cầm, cá, sữa và các chế độ ăn giàu protein và ít chất béo khác; tránh dùng các loại thuốc gây kích ứng dạ dày (như natri salicylat, indomethacin , phenylbutazone và aspirin…); giải tỏa căng thẳng tinh thần và duy tŕ tinh thần lạc quan, từ đó nâng cao chức năng miễn dịch và tăng cường khả năng kháng bệnh; chú ư cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, vận động hợp lư.
Điều trị viêm dạ dày mạn tính bằng y học cổ truyền
Bệnh này thuộc phạm vi “Vị quản thống”. “Ẩu thổ” của Y học cổ truyền. Phần nhiều là do ăn uống không tiết độ, thích uống rượu ăn thực phẩm cay sống lạnh, tinh thần căng thẳng gây ra bệnh này; Hoặc kế phát sau khi viêm dạ dày cấp tính, bệnh loét hệ tiêu hoá, do can khí phạm vị hoặc tỳ vị hư yếu (vị khí hư hàn hoặc vị âm bất túc), vị khí không thể hoà giáng mà gây bệnh.
Chẩn tra yếu điểm
1/ Bụng trên trướng đau, không có tính quy luật rơ ràng, sau khi ăn đau hơn, ăn uống kém, thường có chứng trạng ợ hơi, ẩu thổ.
2/ Khi ấn vào bụng trên có thể bị đau, phạm vi đau khá rộng và không cố định.
3/ Viêm dạ dày ph́ đại (do niêm mạch dạ dày tăng sinh) vị toan tăng nhiều, nôn axit, ợ chua, cũng có thể phát sinh dạ dày xuất huyết.
4/ Viêm teo dạ dày, vị toan (axit dạ dày) giảm, đầy bụng, ợ hơi, đắng miệng hoặc tiết tả, thời gian sau có thể thấy suy dinh dưỡng, sụt cân, thiếu máu, lưỡi teo lại, đồng thời có thể ác hoá biến thành vị nham (ung thư).
5/ Nếu có điều kiện có thể phân tích vị dịch để hỗ trợ chẩn đoán.
Phương pháp trị liệu
I/ Biện chứng
Biện chứng phân thành hư và thực chứng, thực chứng là can khí phạm vị th́ trị pháp là Lư khí hoà vị; Hư chứng tỳ vị hư nhược thùng dùng trị pháp là bổ tỳ ôn trung hoặc tư âm dưỡng vị.
Đông y điều trị viêm dạ dày mạn tính có hiệu quả rất tốt. Viêm dạ dày mạn tính chủ yếu thuộc chứng đau thượng vị và đầy bụng trong y học cổ truyền. Có 7 loại phổ biến sau:
1/ Tỳ vị hư nhược: Tố chất cơ thể thuộc tạng tỳ hư yếu, hoặc do ăn uống không điều độ, lúc đói lúc no thất thường, khiến tỳ vị tổn thương và suy nhược, biểu hiện là thượng vị bĩ đầy, đau tức, biếng ăn, ăn xong đầy bụng, mệt mỏi, điều trị dùng thang Hương sa lục quân để kiện tỳ hoà vị.
Trị pháp: Bổ tỳ ôn trung.
Phương dược: Hương sa lục quân thang gia giảm. Đảng sâm, Bạch truật sao, Phục linh đều 12g, Trần b́ 8g, quảng Mộc hương 6g, Sa nhân 4g (hậu hạ.)
Gia giảm: Kèm theo thấp, ẩu thổ bụng trướng, phân lỏng, rêu lưỡi trắng nhầy, khứ Đảng sâm, Bạch truật; Gia Thương truật (sao) 12g, Xuyên hậu phác 6g, khương Bán hạ 12g.
Dạ dày lạnh, sợ lạnh thích ấm áp, nôn ra nước trong, gia chế Phụ tử phiến 6g, Can khương 4g.
2/ Tỳ vị hư hàn: Tỳ hư khá nặng, dương của tạng tỳ không đầy đủ, hoặc ăn nhiều thực phẩm sống lạnh gây tổn hại cho tỳ dương, âm hàn bên trong quá nhiều, biểu hiện dạ dày đau âm ỉ, thích ấm áp, thích ấn nắn, sau khi ăn cảm giác đau giảm, đau nhiều lúc bụng trống, tứ chi lạnh, điều trị dùng thang Hoàng kỳ kiến trung, có tác dụng ôn tỳ ấm vị, giảm co thắt giảm đau.
Trị pháp: Ôn vị kiến trung.
Phương dược: Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm. Hoàng kỳ, Bạch thược đều 15g, Cam thảo chích, Quế chi cứu đều 6g, Can khương 4g, Đại táo 4 quả.
Gia giảm:
Lạnh nhiều, đau lạnh buốt, rêu lưỡi trắng nhờn, miệng nhiều nước trong, gia Cao lương khương 4g.
Khí trệ, bụng trướng bế tắc, gia Chỉ xác sao, Mộc hương đều 6g.
Khí không thống nhiếp huyết dịch, phân đen, khứ Can khương, Quế chi; Gia Pháo khương thán 6g, Xích thạch chi 15g (bao). Dùng riêng Ô cập tán.
Trong dạ dày có nước, ẩu thổ ra đàm răi, nước bọt, trong dạ dày có tiếng sôi bụng (thuỷ thanh), khứ Hoàng kỳ, Đại táo; Gia khương Bán hạ , Phục linh đều 12g.
3/ Can khí xâm nhập dạ dày: Tâm t́nh không thư sướng uất ức tức giận làm tổn thương can, can khí xâm phạm dạ dày, khí cơ ngưng trệ, thăng giáng thất thường, biểu hiện là đau trướng ở dạ dày và cạnh sườn, thường xuyên ợ hơi, ợ hơi hoặc xả khí xong th́ giảm đau, hoặc kèm theo các triệu chứng khó chịu như phiền muộn dễ cáu giận, tức ngực, hay thở dài, khó chịu như có dị vật trong cổ họng. Để điều trị, dùng Khí trệ vị thống xung tễ (Sài hồ, Huyền hồ (sao), Chỉ xác, Hương phụ (sao)Bạch thược, Cam thảo sao) để sơ tiết can, lư khí hoà vị giảm đau, hoặc dùng thêm Tiêu dao hoàn, Nguyên hồ chỉ thống phiến;
4/ Loại h́nh Can hoả phạm vị: Can khí uất trệ, lâu ngày hoá hoả, hoả của can xâm phạm vị (dạ dày) làm cho dạ dày đau rát, đắng miệng, bực bội, phân khô, điều trị nên thanh tả (giảm bớt) hoả của can và vị, dùng Tả kim hoàn (Hoàng liên, Ngô thù 6:1);
5/ Loại h́nh âm của vị hư suy: Do can hoả ảnh hưởng vị âm hoặc do ăn nhiều thực phẩm cay nóng, gây tổn hại tân dịch của dạ dày, dẫn đến thượng vị đau âm ỉ, đói mà không thể ăn, miệng họng khô, phân khô. Điều trị dùng Nhất quán tiễn hợp thang Thược dược để tư âm dưỡng vị.
Trị pháp: Tư âm dưỡng vị.
Phương dược: Nhất quán tiễn gia giảm
Bắc sa sâm 15g, Mạch đông 15g, Thạch hộc 12g, Ngọc trúc, Bạch thược đều 12g, Cam thảo chích 6g, Xuyên luyện tử 12g.
Gia giảm:
Lợm giọng ẩu thổ, gia Trần b́ 8g, Trúc nhự 12g.
Bực bội miệng đắng, gia hắc Sơn chi 12g.
Vị toan ít, thích ăn đồ chua, gia Ô mai nhục 6g.
6/ Loại h́nh huyết ứ trong vị lạc (lạc mạch dạ dày): Can uất khí trệ hoặc tỳ khí hư nhược, lâu ngày khiến huyết tuần hành không thông suốt, ứ trệ ở dạ dày, khiến dạ dày đau nhói hoặc đau như dao cắt, đau có nơi chỗ, chỗ đau không thích ấn nắn, chất lưỡi ảm đạm, hoặc ban điểm ứ màu sẫm. Có thể dùng Thất tiếu tán hoạt huyết hoá ứ giảm đau, phối hợp với ôn dưỡng vị khí (Bồ hoàng, Ngũ linh chi hợp với Đảng sâm, Bạch truật, Sơn dược, Sa nhân...);
7/ Loại h́nh hàn nhiệt hỗn tạp: Đă có những chứng trạng vị nhiệt như đắng miệng, miệng khô, miệng hôi, trong dạ dày nóng rát, muốn ăn uống thực phẩm lạnh, phân khô; Lại có những chứng trạng của vị hàn (dạ dày lạnh) như vùng dạ dày sợ lạnh, sau khi ăn thực phẩm lạnh hoặc vùng dạ dày bị lạnh sẽ khiến dạ dày không thoải mái, đau trướng. Người viết dùng thang Bán hạ tả tâm gia giảm điều trị chứng này thu được hiệu quả cực tốt (Bán hạ, Đảng sâm, Hoàng cầm, Hoàng liên, Can khương, Cam thảo chích, Đại táo).
Viêm dạ dày mạn tính có gây táo bón không?
Viêm dạ dày mạn tính là chỉ về các tổn thương viêm mạn tính niêm mạc dạ dày do các nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể xảy ra ở cả nam và nữ, một số lượng đáng kể bệnh nhân không có triệu chứng, và hầu hết bệnh nhân có thể có các triệu chứng tiêu hóa ở các mức độ khác nhau như chán ăn, buồn nôn, khó chịu ở bụng, v.v. Cũng có một số bệnh nhân bị táo bón, nhưng tỷ lệ bị táo bón thấp. Táo bón thường xuất hiện ở những bệnh nhân có nhiệt tà hoặc âm hư, đặc biệt là những người nóng ở hạ tiêu, và phần lớn bệnh nhân đều kèm theo dương hư ở trung tiêu và thượng tiêu. Do thể chất của người bệnh không giống nhau mà có thể biểu hiện các chứng bệnh khác nhau như trên lạnh, dưới nóng, âm hư, gan và dạ dày ứ trệ.
Biểu hiện và cách điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính táo bón hỗn hợp hàn nhiệt là ǵ?
Viêm dạ dày mạn tính có hỗn hợp hàn nhiệt, phần lớn là lạnh ở thượng tiêu và nóng ở hạ tiêu, biểu hiện là đại tiện khô và khó, nước tiểu vàng đỏ, thượng vị đầy và đau, thích ấm áp, ấn nắn, buồn nôn, ợ hơi lănh toan (lạnh chua), khát nước, lưỡi mập mềm và có dấu răng , rêu lưỡi vàng hoặc vàng trắng, điều trị nên dùng thuốc tân khai khổ giáng (vị cay th́ khai mở, vị đắng th́ giáng xuống) thông tiện hoà vị, nhuận tràng kiện tỳ, dùng Bán hạ tả tâm gia giảm, sử dụng các vị thuốc như Bán hạ, Cam thảo, Đảng sâm, Hoàng cầm, Can khương, Hoàng liên, Qua lâu, Chỉ thực, Bạch truật...Thang Bán hạ tả tâm có xuất xứ từ {Thương Hàn Luận}, trên lâm sàng dùng điều trị bệnh viêm dạ dày mạn tính loại h́nh hỗn hợp hàn nhiệt thu được hiệu quả khá tốt, lại có Qua lâu, Chỉ thực hành khí trừ trệ nhuận tràng, có khả năng trị chứng táo bón.

Bệnh viêm dạ dày mạn tính loại h́nh can vị uất nhiệt xuất hiện chứng táo bón điều trị như thế nào?
Viêm dạ dày mạn tính loại h́nh can vị uất nhiệt thường xuất hiện chứng trạng táo bón, biểu hiện là phân khô cứng, trung tiện nhiều và hôi, thượng vị đau rát, đau cấp bách, bụng nôn nao miệng dàn nước chua, tính t́nh vội vă dễ cáu giận, miệng khô đắng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, điều trị nên sơ (điều tiết) can hoà vị, tiết nhiệt lư khí, dùng: Thanh b́, Trần b́, Xích Bạch thược, Đan b́, Sơn chi sao, Trạch tả, Bối mẫu, Qua lâu, Lô hội, Chỉ thực. Sắc uống, cũng có thể dùng Long đảm tả can hoàn uống từ 6~9g. Loại h́nh táo bón này thường gặp ở người thân thể khoẻ mạnh.
Điều trị chứng táo bón trong bệnh viêm dạ dày mạn tính loại h́nh vị âm hư như thế nào?
Vị âm hư suy thường có các biểu hiện như đại tiện khô, nước tiểu vàng đỏ, dạ dày bĩ trướng, đau âm ỉ, chán ăn, có cảm giác tựa như đói nhưng không đói, miệng lưỡi khô, lưỡi đỏ ít dịch, rêu lưỡi ít.. Loại táo bón này là do âm dịch không đủ, như nước ít thuyền mắc cạn, v́ thế phương pháp chủ yếu là dưỡng âm tăng tân dịch, có thể dùng Huyền sâm, Sinh địa, Mạch đông, Sa sâm, Ngọc trúc, Chỉ thực, Mộc hương, Đương quy, sắc uống. Nếu hiện tượng nhiệt rơ ràng, rêu lưỡi vàng dày, có thể gia Đại hoàng, Mang tiêu, tả nhiệt trừ trệ.
V́ loại h́nh này thuộc hư chứng, v́ thế nên cẩn thận khi sử dụng vị Đại hoàng, có thể dùng phối hợp với các sản phẩm dưỡng âm.
Ly Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-15 15:05:22.0
VIÊM LOÉT KẾT TRÀNG MẠN TÍNH

Tài liệu tham khảo:
Viêm loét đại tràng mạn tính không đặc hiệu, gọi tắt là bệnh viêm loét kết tràng, là bệnh viêm nhiễm trực tràng, kết tràng không rơ nguyên nhân. Mặc dù cơ chế bệnh của bệnh này chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng nó thường được cho là có liên quan đến các yếu tố như miễn dịch, thần kinh tâm thần, dị ứng, di truyền và nhiễm trùng không đặc hiệu. Bệnh có thể được chia thành ba loại: nhẹ, nặng và loại h́nh bạo phát.
Những điểm chính của tự chẩn đoán
Ngoại trừ một số bệnh nhân khởi phát đột ngột, c̣n lại nh́n chung khởi phát chậm, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy, trong phân có lẫn máu, mủ và chất nhầy thải ra ngoài, thường kèm theo đau co thắt đại tràng kịch phát, mót rặn, đại tiện xong các chứng trạng có thể thuyên giảm.
Bệnh nhân nhẹ có các triệu chứng tương đối nhẹ, tiêu chảy dưới 5 lần một ngày.
Tiêu chảy nặng hàng ngày trên 5 lần, phân toàn nước hoặc có máu, đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng sốt, nhiệt độ có thể vượt quá 38,5°C và nhịp tim lớn hơn 90 nhịp/phút.
Bạo phát là rất hiếm. Bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến nhanh, tiêu chảy số lượng nhiều, trong phân thường có máu. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên tới 40°C và các triệu chứng ngộ độc toàn thân có thể xuất hiện trong những trường hợp nghiêm trọng. Nếu để lâu bệnh không khỏi có thể bị sút cân, thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng, suy nhược. Một số bệnh nhân có các biểu hiện ngoài ruột, chẳng hạn như ban đỏ kết tiết (cục u), viêm mống mắt, viêm gan mạn tính hoạt động và viêm quanh các ống mật nhỏ.

Kiến nghị điều trị
Đối với những bệnh nhân ở t́nh trạng bạo phát và nghiêm trọng, không nên điều trị tại nhà mà nên đưa họ đến bệnh viện gần đó để điều trị càng sớm càng tốt. Các bác sĩ thường áp dụng các biện pháp điều trị chống nhiễm trùng bằng thuốc, đối với những trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả sẽ được cân nhắc điều trị ngoại khoa.
Đối với bệnh nhân nhẹ, nên dùng phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền Trung Quốc và điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm dựa trên sự khác biệt của hội chứng. Các loại thành dược hiện có của Trung Quốc là:
I/ Nếu thuộc loại thấp nhiệt th́ nên loại bỏ thấp nhiệt. Bạn có thể uống thuốc Hương liên hoàn, Hương liên hoá trệ hoàn, Cát căn cầm liên phiến, v.v.
II/ Đối với loại h́nh can vượng tỳ hư, nên ức chế gan, hỗ trợ tỳ. Bạn có thể uống Mậu kỷ hoàn, Tiêu dao hoàn, v.v.
III/ Đối với những người tỳ vị hư nhược, nên bồi bổ tỳ vị. Bạn có thể uống Sâm linh bạch truật hoàn, Nhân sâm kiện tỳ hoàn, Khải tỳ hoàn, Bổ tỳ ích tràng hoàn, v.v.
IV/ Đối với tỳ thận dương hư, nên ôn bổ tỳ thận. Bạn có thể uống thuốc Tứ thần hoàn, Tỳ thận song bổ hoàn, Phụ tử lư trung hoàn, v.v.
Các biện pháp pḥng ngừa
1. Chú ư làm việc và nghỉ ngơi kết hợp, không làm việc quá sức, bệnh nhân thể nặng, thể cấp, thể mạn tính nặng nên nằm trên giường nghỉ ngơi.
2. Chú ư trang phục, giữ cơ thể ấm lạnh thích hợp; vận động thể dục thể thao phù hợp để nâng cao thể lực.
3. Nói chung, bạn nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, bổ dưỡng và đủ calo. Nên ăn nhiều bữa nhỏ và bổ sung vitamin tổng hợp. Không ăn thức ăn sống, lạnh, nhiều dầu mỡ và nhiều xenlulô;
4. Chú ư vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm trùng đường ruột gây hoặc làm nặng thêm bệnh. Tránh uống rượu và thuốc lá, thức ăn cay, sữa và các sản phẩm từ sữa.
5. Thông thường để duy tŕ tâm trạng thoải mái, tránh kích thích tinh thần, giải tỏa các loại căng thẳng tinh thần.
Viêm loét kết tràng tên đầy đủ là viêm loét kết tràng mạn tính không đặc hiệu, tổn thương chủ yếu giới hạn ở niêm mạc kết tràng và trực tràng nên c̣n được gọi là “Đặc phát tính trực tràng kết tràng viêm” (特发性直肠结肠炎) viêm trực, kết tràng đặc phát. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến yếu tố tự miễn dịch và yếu tố di truyền, yếu tố gây bệnh là nhiễm trùng đường ruột và yếu tố tinh thần.
Các triệu chứng chính là tiêu chảy, có mủ và máu trong phân, đau bụng và mót rặn (lư cấp hậu trọng). Tiêu chảy lúc đầu khởi phát không rơ ràng, có chất nhầy dính trên bề mặt phân, sau đó số lượng phân tăng lên rơ rệt, có thể từ 3 đến 10 lần trong ngày. Trường hợp nặng có thể đi ngoài 10-30 lần/ngày, phân lẫn máu, nhầy và mủ. Đồng thời có thể kèm theo các triệu chứng như ăn không tiêu, chán ăn, đầy tức thượng vị, ợ hơi, buồn nôn và nôn. Trường hợp nặng có thể thấy sốt, trống ngực, suy nhược, hốc hác, thiếu máu, mất nhiều nước và rối loạn chất điện giải.
Y học cổ truyền chia bệnh này thành bốn loại:
a) Loại thấp nhiệt ở ruột già: Cảm thụ ẩm thấp chuyển thành nhiệt hoặc ăn quá cay, uống nhiều rượu sẽ dẫn đến thấp nhiệt nội sinh, tích tụ ở ruột già, ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền, làm tổn thương mạng lưới huyết quản đường ruột, gây ra chứng táo bón. đau bụng, tiêu chảy, có máu trong phân, mót rặn, bỏng rát hậu môn và các bệnh khác, dùng thang Bạch đầu ông để thanh nhiệt táo thấp, mát huyết giải độc.
b. Tỳ thận dương hư: Thể trạng tỳ thận dương hư, hoặc người già bệnh lâu ngày, dương khí không đủ, tỳ mất ấm áp, vận hóa kém nên sản sinh tiêu chảy, chứng tiêu chảy thường xảy ra trước lúc b́nh minh, kèm theo sợ lạnh, Các triệu chứng như đau nhức và yếu ở thắt lưng và đầu gối được điều trị bằng Thuốc Tứ thần hoàn để làm ấm thận và tăng cường sinh lực cho tỳ, tăng cường cố sáp và giảm tiêu chảy.
c) Loại can tỳ mất điều hoà: T́nh cảm không thông sướng, uất ức tức giận làm tổn thương gan, gan không điều tiết được, khí của gan lấn át tỳ (Mộc khắc thổ), can tỳ mất điều hoà, dẫn đến thăng giáng mất cân bằng, làm cho ngực và sườn trướng muộn, ăn ít, ợ hơi, khi ức uất tức giận th́ đau bụng tiết tả, phép điều trị là bổ gan ích tỳ với bài thuốc chủ trị chứng đau bụng tiêu chảy. Dùng thang Thống tiết yếu phương, có tác dụng ức chế can phù trợ tạng tỳ.
d.Tỳ vị hư nhược: Do tỳ vị hư nhược hoặc v́ làm việc quá sức, ăn uống không điều độ nên tỳ vị hư nhược, vận hóa không b́nh thường dẫn đến tiêu chảy, mệt mỏi, đầy bụng, ăn không ngon. Điều trị dùng Sâm linh bạch truật tán để kiện tỳ ích vị giảm tiêu chảy.
Đông y nhận thức như thế nào đối với chứng viêm loét kết tràng?
Trong y học cổ truyền không có tên gọi viêm loét kết tràng, theo biểu hiện lâm sàng của nó mà nói, nó thuộc về phạm trù các bệnh nội khoa của đông y như “Tiết tả”, “Lỵ tật”, “Tiện huyết”, “Tràng phong” hoặc “Tạng độc”.
Bệnh biến chủ yếu của bệnh là ở tỳ vị và đại tiểu tràng và có liên quan mật thiết với gan và thận. Mà tỳ hư, thấp thịnh (Tỳ hư sinh thấp thịnh, thấp thịnh đạo chí tỳ hư) là những nhân tố trọng yếu để phát sinh bệnh này. Nguyên nhân bên ngoài với thấp tà có quan hệ rất lớn, nguyên nhân bên trong th́ có quan hệ cực kỳ trọng yếu với chứng tạng tỳ hư nhược
1/ Cảm thụ ngoại tà (bệnh tà từ bên ngoài): Cảm thụ bệnh tà gây tiết tả, chủ yếu là lục nhân (sáu nguyên nhân), với các loại ngoại tà thường gặp như ; Thử, thấp, hàn, nhiệt, trong đó bệnh tà hay gặp nhất là thấp. V́ tạng tỳ thích khô ráo (hỉ táo) ghét ẩm thấp (ố thấp), khi cảm thụ thấp, rất dễ gây trở ngại, tỳ không thể chuyển vận, thanh khí không thể thăng, trọc khí không thể hạ giáng, khí cơ nghịch loạn, dẫn truyền không thông, thuỷ cốc không phân, hỗn tạp đi xuống thành chứng tiết tả. V́ thế có thuyết “Thấp đa thành ngũ tiết” (湿多成五泄) Thấp nhiều thành chứng ngũ tiết, và “Vô thấp bất thành tả” (无湿不成泻) Không có thấp th́ không thành chứng tiết tả. Ngoài ra nhiệt và hàn tà, đều có thể xâm phạm phế vệ (công năng bảo vệ của tạng phế), từ ngoài vào trong, tổn thương tỳ vị, thăng giáng không điều hoà, trong đục không phân, dẫn đến tiết tả, thường kết hợp với thấp tà cùng nhau phát bệnh. Triều Thanh, Thẩm Kim Ngao viết trong {Tạp bệnh nguyên lưu tê chúc · Tả tiết nguyên lưu}: “Thấp thịnh nhi tiết, năi độc do vu thấp nhĩ, bất tri phong, hàn, nhiệt, hư tuy giai năng chí bệnh, câu tỳ cường vô thấp, tứ giả bất đắc nhi can chi, hà tự thành tiết?, thị tiết tuy hữu phong, hàn, nhiệt, hư chi bất đồng, yếu vị hữu bất nguyên vu thấp giả dă.” (湿盛而泄,乃独由于湿耳,不知风、寒、热、虚虽皆能致病,苟脾强无湿,四者均不得而干之,何自成泄?是泄虽有风、寒、热、虚之不同,要未有不原于湿者也。) Nhiều thấp mà tiết tả, là chỉ do thấp là chính, tuy biết phong, hàn, nhiệt, hư tuy đều có thể gây bệnh, câu tỳ cường vô thấp (tạng tỳ mạnh mẽ th́ không có thấp), bốn yếu tố ( phong, hàn, nhiệt, hư ) đều không thể liên quan (v́ không có thấp) th́ làm sao gây bệnh tiết tả? Chính là tuy chứng tiết tả có phong, hàn, nhiệt, hư khác biệt, nhưng cần phải có yếu tố thấp mới có thể gây thành bệnh tiết tả.
2/ Ăn uống không tiết độ: Ăn uống quá độ, ăn quá nhiều, đ́nh trệ không tiêu hoá, hoặc thích ăn cao lương mỹ vị, cay béo, sinh ra thấp nhiệt, uẩn kết trong dạ dày ruột; Hoặc ăn nhầm thực phẩm sống lạnh không sạch sẽ, đều khiến tỳ vị bị tổn thương, vận hoá kém, tinh vi của thuỷ cốc không thể vận chuyển hấp thu, ngược lại hoá thành thấp đ́nh trệ gây ra tiết tả. Thời nhà Minh · Trương Giới Tân viết trong {Cảnh Nhạc toàn thư · Tiết tả} : “Ẩm thực bất tiết, khởi cư bất thời, dĩ chí tỳ vị thụ thương, tắc thuỷ phản vi thấp, cốc phản vi trệ, tinh hoa chi khí bất năng thâu hoá, năi chí hợp ô hạ giáng nhi tả lợi tác hĩ. ” (饮食不节,起居不时,以致脾胃受伤,则水反为湿,谷反为滞,精华之气不能输化,乃致合污下降而泻利作矣。) Ăn uống không điều độ, sinh hoạt không đúng giờ, khiến cho tỳ vị thụ thương, khiến nước biến thành thấp, ngũ cốc biến thành trệ, khí tinh hoa không thể chuyển hoá, lại hợp với ô nhiễm hạ giáng thành chứng tiết tả.
3/ Can uất tỳ hư: Tạng can không sơ tiết (không điều tiết cảm xúc và công năng các tạng phủ khác) Tỳ khí hư nhược, hoặc căn bản có thực phẩm bị đ́nh trệ, hoặc có thấp gây trở ngại, hoặc do t́nh chí không thư thái, ưu tư sầu năo tức giận khiến khí uất hoá hoả, khiến can không điều đạt (giới hạn, g̣ bó), mất sơ tiết, hoành nghịch lấn át tỳ xâm phạm vị, tỳ vị không điều hoà, vận hoá thất thường mà thành tiết tả, nếu bệnh nhân t́nh chí uất trệ không hoăn giải, không tồn tại nhân tố thực trệ và thấp, cũng có thể mỗi khi tức giận quá độ tổn thương khí, hoặc tinh thần kích thích mà phát sinh tiết tả. Như trong {Cảnh Nhạc toàn thư Tiết tả} viết: “Phàm ngộ nộ khí tiện tác tiết tả giả, tất tiên nộ thời hiệp thực, tổn thương tỳ vị, cố đăn hữu sở phạm, tức tuỳ xúc nhi phát, thử can tỳ nhị tạng bệnh dă, cái dĩ can mộc khắc thổ, can cường tỳ nhược, tỳ khí thụ thương nhi nhiên.” (凡遇怒气便作泄泻者,必先怒时挟食,损伤脾胃,故但有所犯,即随触而发,此肝脾二脏病也,盖以肝木克土,肝强脾弱,脾气受伤而然。)Phàm khí tức giận mà tiết tả, đầu tiên là tức giận kèm với thực phẩm khiến tỳ vị tổn thương, tổn hại này bắt nguồn từ cảm xúc, là bệnh từ hai tạng can và tỳ, là can mộc khắc thổ, can mạnh tỳ yếu, tỳ khí thụ thương.
4/ Tỳ vị hư nhược: Ăn uống không tiết độ lâu ngày, hoặc nội thương mỏi mệt, hoặc bệnh lâu ngày không khỏi, đều có thể dẫn đến tỳ vị hư nhược. Khí của tạng tỳ không đầy đủ, vận hoá kém, ăn uống không ngon, trong đục không điều hoà, dẫn đến nước biến thành thấp, ngũ cốc thành thực trệ, thấp trệ không được trừ khứ, trong đục không phân, hỗn tạp đi xuống, dần dần thành chứng tiết tả.
Tỳ vị hư nhược, quá ẩm ướt chính là nhân tố quan trọng khiến cho bệnh nguyên phát. Nguyên nhân bên ngoài có mối quan hệ lớn nhất với mầm bệnh ẩm thấp, trong khi nguyên nhân bên trong có mối quan hệ đặc biệt quan trọng với tỳ hư.
5/ Mệnh môn hoả suy; Dương khí của tạng tỳ tương quan mật thiết với dương của tạng thận, hoả của mệnh môn có thể hỗ trợ tỳ vị làm chín thuỷ cốc, hỗ trợ tỳ vị tiêu hoá hấp thu. Nếu tuổi già sức yếu hoặc sau khi bị bệnh lâu ngày, tổn thương thận dương, thận dương hư suy, hoả mệnh môn không đầy đủ, nên không có khả năng hỗ trợ tỳ thổ khiến công năng vận hoá suy yếu dẫn đến tiết tả. Ngoài ra, “Thận vi vị quan” (肾为胃关) thận là cửa ngơ của dạ dày, nếu thận dương không đầy đủ, cửa ngơ đóng không kín khiến đại tiện tiết tả. Như {Cảnh Nhạc toàn thư Tiết tả}viết: “Thận vi vị chi quan, khai khiếu vu nhị âm, sở dĩ nhị tiện chi khai bế, giai thận tạng sở chủ, kim thận trung âm khí bất túc, tắc mệnh môn hoả suy …… Âm khí thịnh cực chi thời, tức linh nhân đỗng tiết bất chỉ dă.” (肾为胃之关,开窍于二阴,所以二便之开闭,皆肾脏所主,今肾中阳气不足,则命门火衰……阴气盛极之时,即令人洞泄不止也。) Thận là cửa của dạ dày, khai khiếu ra nhị âm (đại, tiểu tiện), cho nên nhị tiện đóng mở, đều do thậm làm chủ, hiện nay dương khí của thận không đủ, nên hoả mệnh môn suy yếu ……là lúc âm khí cực thịnh, khiến người bệnh tiết tả không ngừng. Ngoại trừ các nhân tố vừa nêu, uống quá nhiều nước, vị tràng không thể hấp thu, nước ở trong đại tràng, cũng có thể dẫn đến tiết tả. Hàn nhiệt thấp trệ uẩn kết ở dạ dày và ruột, bệnh lâu ngày xâm nhập lạc mạch, đều có thể gây chứng tiết tả ra niêm dịch (chất nhầy), máu mủ.
Y học cổ truyền nhận thức cơ chế bệnh của viêm loét kết tràng như thế nào?
Bệnh này đa số là do bẩm sinh không đầy đủ, hoặc mắc phải suy dinh dưỡng, hoặc tỳ vị hư yếu, hoặc ăn uống không đúng cách, hoặc lo lắng tức giận, dẫn đến tỳ vị tổn thương, thanh trọc lẫn lộn, nội sinh thấp nhiệt, tích chứa trong phủ tràng, khí cơ nghịch loạn, tạng phủ không điều hoà dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần, liên miên không dứt. Vị trí bệnh ở tỳ vị và đại tràng, nhưng có quan hệ mật thiết với can thận. Bệnh thời kỳ đầu thường thuộc thấp nhiệt tích ứ bên trong phủ tràng; Bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận nên xuất hiện các hội chứng như tỳ thận dương hư, hàn nhiệt đan xen, hư chứng và thực chứng cùng tồn tại. Chính hư là bản, tà thực là tiêu. Chính hư có thể là khí huyết, âm dương đều hư; Tà thực có thể là khí trệ, thực tích, đàm trọc, huyết ứ, thấp nhiệt, tà độc…Bệnh này không chỉ là bệnh biến ở cục bộ kết tràng, mà chính là một loại bệnh có tính toàn thân, có quan hệ mật thiết với trở ngại công năng của tạng phủ và t́nh trạng mất điều hoà âm dương. Có học giả cho rằng khí huyết ứ trệ có một ư nghĩa trọng yếu trong bệnh này. Các loại nguyên nhân ảnh hưởng đến công năng vận hoá thuỷ cốc tinh vi và thuỷ thấp của tạng tỳ, công năng chuyển hoá thuỷ thấp và đại tạ (trao đổi chất) ẩm thực, dẫn đến tiết hạ niêm dịch và máu mủ.

Biểu hiện lâm sàng của viêm loét kết tràng là ǵ?
1/Triệu chứng tiêu hóa: ①Tiêu chảy: Triệu chứng chủ yếu cũng là triệu chứng phổ biến, thường xuyên tái phát hoặc kéo dài, nhẹ th́ 2 đến 5 lần/ngày, nặng th́ 20 đến 30 lần, tính chất phân khác nhau rất nhiều từ người này sang người khác. Phân mềm, nhăo, phân lỏng, nhầy và phân dính và đông cứng khác nhau, nhưng chất nhầy, mủ và máu phổ biến hơn trong phân, và một số có mủ và máu giống như kiết lỵ. Tiêu chảy buổi sáng và tiêu chảy sau ăn là phổ biến. Các bệnh nhân riêng lẻ có biểu hiện tiêu chảy và táo bón xen kẽ trong giai đoạn đầu. ②Đau bụng: Tiêu chảy nặng thường kèm theo đau bụng, đau là đi tả, sau khi tiết tả th́ đau giảm. Đau chủ yếu là đau trướng, thường cố định, thường giớ hạn ở bụng dưới bên trái hoặc eo bụng bên trái, đau âm ỉ liên tục cũng thường gặp, loại h́nh nhẹ thường không đau bụng ③ Xuất huyết: Là một trong những triệu chứng chính của bệnh này, trường hợp nhẹ th́ máu lẫn trong phân và dính trên bề mặt, trường hợp nặng th́ máu chảy xuống, thậm chí có thể bị choáng. ④ Lư cấp hậu trọng (mót rặn): là triệu chứng chính của viêm trực tràng, bệnh này phổ biến. ⑤ Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng không đặc hiệu, chủ yếu là chán ăn, đầy tức thượng vị, buồn nôn và nôn, ợ hơi và trào ngược axit.
2/ Các triệu chứng ngoài ruột phổ biến hơn ở những bệnh nhân trong giai đoạn cấp tính. ① Triệu chứng khớp: đau khớp kèm theo tiêu chảy, không xâm lấn, không để lại tổn thương thoái hóa hay rối loạn chức năng. ② Triệu chứng ngoài da: thường gặp ở trẻ em với ban đỏ nốt, viêm da mủ, sẩn hoại tử, v.v. ③ Triệu chứng ở mắt: Có thể có biểu hiện viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, viêm màng bồ đào tương ứng. ④ Triệu chứng về gan: Đây cũng là biểu hiện phổ biến của bệnh này, gan khó chịu hoặc đau âm ỉ do gan to, tổn thương gan cho thấy mức độ và phạm vi tổn thương thay đổi có mối quan hệ song song.
3/ Triệu chứng toàn thân: ① Sốt: Sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao, ớn lạnh, co giật, hôn mê, v.v. ②Sức yếu: Thường là triệu chứng của bệnh nhân từ trung b́nh đến nặng, liên quan đến tiêu chảy lâu ngày, phân có máu, ăn quá ít, sốt và tiêu chảy. ③Phù: Một số bệnh nhân phát tác liên tục có thể có biểu hiện phù dưới mắt cá chân, liên quan đến t́nh trạng giảm albumin máu.
4/ Về dấu hiệu thực thể: ①Đau bụng: Thường gặp đau cố định ở vùng bụng dưới bên trái, sau đó là thắt lưng bên trái và bụng dưới, trường hợp nặng sẽ có nhiều điểm đau dọc theo toàn bộ kết tràng, thường kèm theo âm thanh sôi ruột. ②Khối u ở bụng: Có thể sờ thấy khối u dạng sợi xúc xích hoặc h́nh ống cứng ở vùng bụng dưới bên trái, nguyên nhân là do co thắt kết tràng hoặc dày thành ruột gây ra. ③Đầy bụng: gặp ở bệnh nhân giăn kết tràng cấp tính, nguyên nhân chủ yếu là do căng tức vùng bụng trên. ④Căng cơ bụng: thường gặp ở bệnh nhân viêm kết tràng cấp tính đang hoạt động. ⑤Khám trực tràng bằng tay: Thường có cảm giác đau ở hậu môn và trực tràng. Căng thẳng cơ ṿng hậu môn tăng lên, gây ra bởi sự co thắt. ⑥Khác: Người bệnh nặng thường có thân nhiệt trên 38°C, nhịp tim nhanh (100 nhịp/phút), sắc mặt thiếu máu, v.v.
Viêm loét kết tràng được phân loại như thế nào và làm thế nào để phân biệt giữa nhẹ, trung b́nh và nặng?
Biện chứng luận trị chứng viêm loét kết tràng loại h́nh hạ tiêu thấp nhiệt như thế nào?
Hội chứng biểu hiện: T́nh trạng bệnh khá nặng, đau bụng tiết tả, tiết tả như rót nước, đi đại tiện ra máu, nặng mùi, hoặc đi tả dạng nước và máu mủ, bụng trướng, sôi bụng, giang môn đau rát. Hoặc kèm theo rét run, tâm phiền muộn bồn chồn, miệng không không muốn uống, chán ăn, nước tiểu đỏ và ít, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt sác.
Phân tích hội chứng: Bệnh nhân tỳ vị hư yếu, tỳ không kiện vận, thuỷ thấp đ́nh trệ hoặc thấp gây trở ngại cho tạng tỳ, uất lại hoá thành nhiệt, thấp nhiệt kết tụ ở đại tràng mà thành chứng này. Thấp nhiệt di chuyển xuống đại tràng, khiến công năng dẫn truyền thất thường, thấp và nhiệt hỗ tương kết tụ, tắc nghẽn vị tràng, khí cơ không thuận lợi, nên đau bụng tiết tả; Nhiệt nặng thấp nhiều, ảnh hưởng đường ruột, mạch lạc bị tổn hại, màng mở hao ṃn bong tróc theo phân ra ngoài, xuất hiện niêm dịch và phân có máu, tả hạ niêm dịch trắng đỏ hoặc lư cấp hậu trọng; Bệnh tà thấp nhiệt gây tổn hại chính khí. Tổn thương ở huyết phận gây chứng tiện huyết (đại tiện ra máu), tổn thương ở khí phận sẽ đại tiện ra mủ, tổn thương cả khí và huyết sẽ đại tiện ra cả máu và mủ. Thấp thuộc âm, tính dính và nhờn, có thể kèm theo theo các chứng như thân thể nặng nề, chán ăn. Nhiệt mạnh tân dịch bị tổn hại khiến miệng khô, thấp tà chưa trừ khứ th́ miệng khô nhưng không muốn uống. Tiết tả tân dịch bị tổn hại, hoá nguyên bất túc nên tiểu tiện ít và đỏ. Rêu lưỡi vàng nhờn, mạch hoạt sác là đặc trưng của thấp nhiệt nhiều ở bên trong.
Trị pháp: Thanh nhiệt lợi thấp.
Phương dược: Cát căn cầm liên thang gia giảm. Phương này chú trọng thanh hoá thấp nhiệt trong ruột, thăng thanh giáng trọc trị chứng tiết tả. Trong phương có vị Cát căn nướng để giải cơ thoái nhiệt, lại có thể thăng thanh chỉ tả; Hoàng cầm, Hoàng liên thanh nhiệt giải độc táo thấp giáng trọc, Cam thảo hoà trung giảm đau.
Phát nhiệt nhiều, gia Ngân hoa, Công anh, Sài hồ; Nếu thử nhiệt xâm phạm, gia nhập Lục nhất tán thanh nhiệt giải thử, lợi thấp chỉ tả; Nếu thấp tà mạnh hơn th́ ngực sườn bĩ đầy, khát mà không muốn uống, rêu lưỡi trắng nhầy, nên châm chước gia Hoắc hương, Bội lan, Thương truật, Bạch khấu nhân; Nếu thấp và nhiệt đều mạnh th́ phát sốt, miệng khát thích uống nước lạnh, rêu lưỡi vàng dầy th́ gia Kim ngân hoa, Bạch đầu ông, Tần b́, Mă sỉ hiện, Đại hoàng sống…; Kèm theo lợm giọng ẩu thổ th́ gia Bán hạ, Trần b́, Trúc nhự tẩm gừng; Đại tiện ra máu có thể dùng Đương quy, Xích thược, Xích tiểu đậu, Tần b́ để dưỡng huyết khứ thấp, thanh nhiệt giải độc, cũng có thể dùng Hoè hoa, Địa du để mát máu cầm máu, Pḥng phong, Kinh giới sao để trừ phong trong huyết, hoặc gia bột Tam thất, Vân nam bạch dược, để hoá ứ sinh tân, tán huyết chỉ huyết, gia bột Bạch cập để hỗ trợ sinh cơ cầm máu

Biện chứng luận trị chứng viêm loét kết tràng loại h́nh nhiệt độc mănh liệt như thế nào?
Biểu hiện hội chứng:Bệnh khởi phát rất nhanh, sốt cao không hạ, khát nước bồn chồn, ngực phiền muộn, lợm giọng ẩu thổ, đau bụng kịch liệt, *lư cấp hậu trọng, đại tiện ra máu mủ;đỏ sẫm, lượng nhiều, hoặc ở dạng máu và nước, đại tiện nhiều lần, chất lưỡi hồng ráng, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác, thậm chí hôn mê co giật.
Phân tích hội chứng: Hội chứng nguy hiểm, thường gặp ở loại h́nh viêm loét kết tràng bạo phát. Thế bệnh độc và mănh liệt nên bệnh phát rất nhanh. Nhiệt kết ở kinh dương minh, tân dịch tổn háo th́ tráng nhiệt khát nước; Nhiệt ảnh hưởng tâm thần th́ tâm phiền không yên; Nhiệt độc ảnh hưởng tỳ vị th́ vị quản không thoải mái, lợm giọng ẩu thổ; Nhiệt độc mănh liệt th́ khí huyết ứ trệ, tràng phủ (ruột) vị nghẽn tắc, trọc khí không giáng, xuất hiện đau bụng quẫn bách, lư cấp hậu trọng; Nhiệt độc kết lại với nhau, tổn háo khí huyết, hoá thành máu mủ đỏ sẫm, hoặc nhiệt làm tổn thương lạc mạch, bức bách xuống dưới, có dạng như huyết thuỷ; Chất lưỡi hồng ráng, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác đều là hội chứng của nhiệt độc mănh liệt. Nếu nhiệt độc hăm ở trong tâm doanh, che lấp thần minh, có thể xuất hiện tinh thần hôn ám nói mê sảng; Nếu nhiệt cực sinh phong, can phong nội động, th́ xuất hiện co giật và ngất (kinh quyết).
Trị pháp:Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết. (Hạ nhiệt giải độc, mát máu cầm máu)
Phương dược: Bạch đầu ông thang hợp Hoàng liên giải độc thang gia giảm. Hai phương cộng lại có công dụng hạ nhiệt mát máu, giải độc an thần. Trong phương có Bạch đầu ông hạ nhiệt lợi thấp, giải độc trong huyết phận, hợp với Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Tri mẫu giải độc mát máu, hoạt huyết; Đại hoàng dẫn nhiệt đi xuống, tiết độc khứ tà, khứ trừ nhiệt độc trong đại tràng; Thạch cao sống thanh tả nhiệt tà ở khí phận.
Nếu nhiệt độc cùng thiêu đốt, ảnh hưởng đến doanh huyết, sốt cao, tinh thần hôn ám nói mê sảng, có thể dùng Tử tuyết đan hoặc An cung ngưu hoàng hoàn 2~3g, để hạ nhiệt tiết độc, khai mở khiếu, đề tỉnh tinh thần; Nếu sốt cao, co giật lạnh tay chân gia Tử tuyết tán, Toàn yết 10g, Câu đằng 15g, để thanh can tức phong trấn tĩnh; Nếu ẩu thổ quá nhiều, vị âm bị tổn háo, lưỡi đỏ và khô, nên châm chước gia Tây dương sâm 12g, Mạch đông 30g, Thạch hộc 15g để dưỡng âm của dạ dày, ẩu thổ không ngừng, có thể uống thêm Ngọc Khu đan để hoà trung trị ẩu thổ; Tiết tả vô độ, không thể ăn uống hoặc chân tay không ấm áp, sắc mặt trắng xanh, xuất mồ hôi lạnh, phát suyễn, là độc nhiệt bế tắc ở bên trong, dương khí thoát ở ngoài, nhanh chóng cho bệnh uống Độc sâm thang hoặc thang Tứ nghịch sắc cô đặc uống hết 1 lần, để ích khí trị thoát.

Trung y biện chứng luận trị chứng viêm loét kết tràng loại h́nh ứ trở lạc mạch ở ruột như thế nào?
Hội chứng: Tiết tả lâu ngày không khỏi, đại tiện phân ít mà không hết, phân lúc lỏng lúc khô, phân như niêm dịch (chất nhầy) hoặc máu sẫm, hoặc màu máu đen như sơn, bụng đau nhói cố định, rơ rệt nhất là ở bụng dưới bên trái, ấn vào đau không chịu nổi, thường sờ thấy dạng ḥn khối hoặc dạng dây, sắc mặt ảm đạm không tươi, cạnh lưỡi có ban ứ hoặc điểm ứ, chất lưỡi hồng tối, mạch trầm sáp.
Phân tích: Bệnh tiết tả lâu ngày xâm nhập lạc mạch, huyết ứ nghẽn tắc lạc mạch trong ruột mà thành bệnh. Ứ huyết lâu ngày đ́nh trệ trong phủ tràng (ruột) gây tổn thương khí huyết, không thông nên đau, khí trệ huyết ứ v́ thế tả hạ niêm dịch lỏng và huyết màu sậm; Ứ huyết gây trở ngại bên trong, huyết không về theo kinh mạch, bại huyết ở ngoài nên sắc đen như sơn; Huyết ứ trong lạc mạch của ruột, lạc mạch bị trở ngại nên bụng bị đau nhói cố định, ấn vào đau hơn, sắc mặt ảm đạm không tươi, cạnh lưỡi có ban ứ, điểm ứ, chất lưỡi hồng sẫm, mạch trầm sáp, tất cả những chứng trạng vừa nêu đều là h́nh tượng đặc trưng của ứ huyết đ́nh trệ bên trong, tràng lạc (lạc mạch trong ruột) bị tắc nghẽn.
Trị pháp: Thông lạc hoá ứ, hoạt huyết giảm đau.
Phương dược: Thiểu phúc trục ứ thang gia giảm. Phương này chú trọng hoạt huyết hoá ứ, thông lạc giảm đau, hoà doanh cầm máu. Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Đương quy, Xuyên khung là thành phần quân dược (chủ chốt) của phương, có tác dụng hoạt huyết, hành huyết, hoạt huyết hoá ứ, khứ ứ sinh tân, dưỡng huyết sinh tân; Phối với Hương phụ, Ô dược, Chỉ xác, Huyền hồ, Nhũ hương, Một dược có tác dụng hành huyết hoạt huyết định thống (tăng cường tuần hoàn giảm đau); Hợp với Nhục quế, Can khương, Tiểu hồi ấm kinh lạc tán hàn hành ứ, tràng lạc ứ huyết được trừ khứ th́ tiết tả và đau nhói tự hết.
Nếu khí huyết ứ trệ hoá thành máu mủ, phân sẽ ở dạng niêm dịch màu đỏ trắng, nên cùng sử dụng với thang Bạch đầu ông, để hạ nhiệt lợi thấp mát máu; Nếu kèm theo khí trệ đ́nh lưu bên trong, gia Binh lang, Sơn tra đều 10g, để tiêu thực đạo trệ; Kèm theo ứ trở, thường thấy tiết tả chủ yếu là niêm dịch (chất nhầy), dùng phương này hợp với thang Linh quế truật cam, để ôn hoá đàm thấp; Nếu máu nóng, đại tiện màu hồng tối, dùng phương trên gia thêm 3g bột Tam thất, Đại hoàng sao thành than 10g, để mát máu cầm máu; Nếu khí hư, tinh thần uể oải yếu sức, gia Đảng sâm 15g, Bạch truật 12g, để kiện tỳ ích huyết, dưỡng huyết hành huyết.

Đông y biện chứng luận trị chứng viêm loét kết tràng loại h́nh can uất tỳ hư như thế nào?
Hội chứng: Tiết tả và táo bón xảy ra luân phiên và không liên tục, thường do tức giận mà phát tác hoặc tăng nặng. Thường đau bụng kèm theo muốn đi tiêu, sau khi đi tiêu th́ đau giảm, đi tả nhiều lần, phân lỏng nhầy, có khi lẫn máu lẫn mủ, ngày đi 3-4 lần, bụng dưới bên trái trướng hoặc mót rặn, kèm theo chán ăn, đầy bụng và ợ hơi, bồn chồn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền.
Phân tích: Can mạnh tỳ yếu, can mộc lấn át tỳ thổ, tạng tỳ vận hoá kém là đặc điểm của bệnh . Tạng can chủ khí, dễ bạo phát, can không điều tiết lại hoành nghịch lấn át tỳ, tỳ vận hoá kém, trung khí hăm xuống, nên phân lỏng lúc phát tác lúc hoăn giải, hoặc do tâm trạng bất ổn mà bệnh phát tác hay tăng nặng, khí cơ không thông sướng, uất trệ, nên táo bón tiết tả luân phiên xuất hiện; Can khí uất trệ, *khí cơ thất lợi, nên đau bụng muốn đại tiện, sau khi đại tiện đau giảm; Khí trệ không thông sướng, nên trung tiện liên tục; Can tỳ bất hoà, tỳ bị thấp vây hăm nên vận hoá thất thường v́ vậy phân lỏng nát, khá nhiều chất nhầy; Khí trệ hoá hoả, can uất nên nóng nhiệt, tổn thương huyết lạc, tâm phiền bồn chồn, phân có lẫn máu mủ; Khí trệ nghẽn tắc đại tràng, nên bụng dưới nặng đ́ và trướng, *lư cấp hậu trọng; Can khí thừa tỳ phạm vị, khí cơ thăng giáng thất thường nên dạ dày bế tác không thoải mái, ợ hơi không thư sướng, chán ăn, chất lưỡi hồng; Chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng mỏng và nhờn, mạch huyền đều là biểu hiện của tạng tỳ hư yếu và tạng can mạnh mẽ.
Trị pháp: Ức can kiện tỳ, lư khí hoá thấp.
Phương dược: Tiêu dao tán hợp Thống tả yếu phương gia giảm, cộng chung có công dụng sơ (điều tiết) can kiện tỳ. Sài hồ, Bạch thược, Thanh b́ sơ can lư (điều chỉnh) khí, hoăn cấp (hoăn giải t́nh tạng co rút, cấp bách) giảm đau; Bạch truật, Phục linh, Trần b́, Sơn dược lư (điều chỉnh) khí kiện tỳ khứ thấp; Pḥng phong, Bạc hà sơ can dưỡng can, tỉnh tỳ táo thấp,; Cam thảo hoăn cấp chỉ thống, điều hoà các vị thuốc.
Nếu cạnh sườn trướng đau, mạch huyền, dùng phương thang trên gia Huyền hồ sao giấm 10g, Uất kim 12g, để sơ tiết can giảm đau; Nếu táo bón và tiết tả luân phiên, gia Binh lang 12g, Trầm hương 6g, để điều tiết khí trệ; Nếu bụng trướng đau quặn bụng, gia Chỉ thực 10g, Xuyên phác 6g, để hành khí tiêu trướng; Ợ hơi lợm giọng là can khí phạm vị, vị khí thượng nghịch (trào ngược), can vị bất hoà, dùng phương trên hợp với Toàn phú hoa 10g, Đại giả thạch 30g để trị trào ngược ẩu thổ; Nếu tỳ hư tổn, số lần tiết tả tăng nhiều, dùng phương trên gia Đảng sâm 15g, Thăng ma 10g, để thăng bổ khí cho tạng tỳ; T́nh chí ưu uất, chán ăn, gia Hợp hoan b́ 10g, Mai khôi hoa 10g để điều tiết gan tỉnh tỳ.

Đông y biện chứng luận trị viêm loét kết tràng mạn tính loại h́nh tỳ vị hư hàn như thế nào?
Hội chứng: Tiết tả lâu ngày, phân lỏng nát, có lẫn niêm dịch hoặc đại tiện không sảng khoái, gặp lạnh hoặc ăn thực phẩm sống lạnh th́ bệnh phát tác, đau bụng âm ỉ, thích ấm áp, ấn nắn, sôi bụng, trướng bụng, tay chân không ấm áp, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tŕ vô lực.
Phân tích: Bệnh lâu ngày không khỏi, tỳ vị dương hư, vận hoá kém nên nội sinh hư hàn, tiết tả phân lỏng nát lạnh lẽo, lẫn thực phẩm chưa tiêu hoá, màu trắng đục; Hàn thuộc âm, nếu thụ hàn lại ăn thực phẩm sống lạnh dễ gây tổn hại tỳ dương, v́ vậy mà bệnh phát tác; Hư hàn đ́nh trệ trong ruột, cản trở khí cơ, nên bụng đau âm ỉ, thích ấm áp, ấn nắn, đại tiện không sảng khoái, sôi bụng trướng bụng; Tạng tỳ chủ tứ chi, tỳ dương không phấn chấn, không ra đến kinh mạch tứ chi, nên tứ chi không ấm áp; Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tŕ, đều là biểu hiện của tỳ vị hư hàn.
Trị pháp: Kiện tỳ ôn trung, tán hàn chỉ thống.
Phương dược: Phụ tử lư trung thang gia vị. Trong phương có Đảng sâm, Bạch truật ngọt ấm ích khí kiện tỳ; Phụ tử, Can khương ôn trung tán hàn, chấn hưng trung dương (dương ở trung tiêu); Cam thảo điều hoà tính dược.
Nhưu ẩu thổ nuốt chua, hàn nhiệt cùng tồn tại, gia Xuyên liên 6g, để thanh nhiệt hoà vị giáng nghịch; Bụng dưới co quắp đau lạnh, gia Hoa tiêu 6g, Tiểu hồi hương 6g, để ấm hạ nguyên (thận), lư (điều chỉnh) khí giảm đau.
Biện chứng luận trị viêm loét kết tràng loại h́nh khí âm lưỡng hư như thế nào?
Hội chứng: Viêm loét kết tràng, điều trị lâu ngày không khỏi, tái phát nhiều lần, vựng đầu yếu sức, tâm phiền nóng, bụng trướng, phân khô, khi đi vệ sinh phải cố gắng nỗ lực, chất lưỡi hồng, ít rêu lưỡi, mạch tế sác.
Phân tích: Tỳ vị không đầy đủ, khí huyết hư tổn, nên tinh thần uể oải, yếu sức, vựng đầu; Vận hoá kém, lực dẫn truyền của đại tràng suy yếu, tuy muốn đại tiện nhưng không có lực đẩy xuống; Khí của tỳ vị hư nhược, thanh dương không thăng, trọc âm không giáng, tiết tả thất thường, táo bón; V́ bệnh ảnh hưởng đến âm, âm huyết không đầy đủ, không thể thấp nhuận (ẩm ướt đại tràng) đại tràng, đại tràng bị khô, nên phân khô; Âm khuy huyết ít nên ngũ tâm phiền nóng, chất lưỡi hồng, ít rêu, mạch tế sác, đều là đặc trưng của khí âm lưỡng hư.
Trị pháp: Ích khí dưỡng âm, kiện tỳ ích thận.
Phương dược: Sâm kỳ địa hoàng thang gia giảm. Trong phương có Đảng sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo bổ trung ích khí, thăng dương phù trợ tạng tỳ; Địa hoàng, Đương quy, Bạch thược, Ô mai, Nguyên sâm, Hà thủ ô dưỡng huyết sinh huyết, sinh tân phù mạch; Tá dược gồm Chỉ xác, Trần b́ hành khí trừ đầy, Ma nhân, Đào nhân, mật ong nhuận tràng thông tiện.
Nếu trong hư có thực, kèm thep thấp nhiệt trong đại tràng, gia Toàn qua lâu, sao Hạnh nhân, Hoàng cầm thanh nhiệt trừ thấp; Phân có máu, gia Địa du (sao đen), Hoè mễ, nếu táo bón đi tả luân phiên, gia thang thuốc với số lượng lớn gồm Bạch truật sao 30g, Sơn dược sao 15g, Hà thủ ô 15g, Đương quy 15g, kiện tỳ ích thận, dưỡng huyết nhuận tràng.

Trung y biện chứng luận trị chứng kết tràng viêm loét loại h́nh tỳ thận dương hư như thế nào?
Biểu hiện hội chứng: Lê minh tiết tả (tiết tả lúc b́nh minh) sôi bụng, đau bụng, sau khi tiết tả đau bụng giảm, phân lỏng, lẫn thực phẩm chưa tiêu hoá, thân thể tứ chi lạnh, (tứ chi không ấm), eo gối lạnh lẽo ê ẩm, mệt mỏi yếu sức, nước tiểu trong và nhiều, tiểu đêm nhiều lần. Chất lưỡi nhạt, thân lưỡi to, thường có dấu răng, mạch trầm tế vô lực.
Phân tích: Bệnh lâu ngày dần dần hư yếu, bệnh tạng tỳ làm tổn hại thận, nên xuất hiện tỳ thận dương hư. Thận dương hư yếu, hoả mệnh môn suy, không thể chưng hoá mà thành bệnh. Trước khi trời sáng âm khí mạnh, dương khí chưa hồi phục, mà tỳ thận dương hư, cửa của vị (thận) không kiên cố, nên đau bụng, sôi bụng đi tả, lại gọi là “Ngũ canh tiết” (五更泄) Tiết tả vào canh 5 (3h~5h), “Kê minh tiết” (鸡鸣泄) tiết tả lúc gà gáy; Sau khi tiết tả, phủ khí thông sướng nên bằng an không đau; Thận hư nên eo gối ê ẩm lạnh lẽo, bụng sợ lạnh, thân thể tứ chi lạnh không ấm áp, thận dương hư suy, mệnh môn hoả suy, không thể làm cho thân thể ấm áp, các chứng trạng như nước tiểu trong và nhiều, tiểu đêm nhiều lần; Chất lưỡi nhạt, thân lưỡi to mập có dấu răng, mạch trầm tế vô lực, đều là chứng trạng đặc trưng của tỳ thận dương hư.
Trị pháp: Kiện tỳ ôn thận chỉ tả
Phương dược: Tứ thần hoàn hợp Phụ tử lư trung thang gia giảm. Hoặc thang Chân nhân dưỡng tạng. Hoàn Tứ thần ôn thận tán hàn; Thang Phụ tử lư trung ôn thận kiện tỳ, trong phương có Phụ tử, Bổ cốt chỉ ôn bổ thận dương; Thang Lư trung hợp Ngô thù du, Nhục đậu khấu ấm áp tạng tỳ và trung tiêu, Ngũ vị tử sáp (rít) tràng, hợp với các vị thuốc ấm áp tỳ thận sáp tràng để trị tiết tả. Thang Chân nhân dưỡng tạng, ôn bổ tỳ thận, thu sáp củng cố đường ruột. Trong phương gồm NHân sâm, Bạch truật, chích Cam thảo ôn tỳ ích khí; Nhục quế, Nhục Đậu khấu ấm áp tỳ thận, tán hàn giảm đau trị tiết tả; Mộc hương điều hoà khí cơ; Bạch thược hoăn cấp (hoà hoăn) giảm đau; Đương quy hoà huyết, Kha tử, Mễ xác thu sáp cố tràng (củng cố đường ruột); Toàn phương có tác dụng ấm áp tỳ thận, sáp tràng, điều hoà khí huyết, thường dùng điều trị chứng tiết tả lâu ngày, tích trệ trong bụng đă hết, thuộc chứng hư tả, khí huyết không đầy đủ là rất thích hợp.
Nếu chủ yếu là tỳ dương hư: Nên trọng dụng Nhân sâm, Bạch truật, Pháo khương, Thạch liên tử; Nếu chủ yếu là thận dương hư, nên trọng dụng Phụ tử, Nhục quế, Bổ cốt chỉ; Tiết tả không cầm, rêu lưỡi không nhầy, gia Mễ xác 10g, Kha tử 10g, Xích thạch chi 15g… Nếu đau bụng dưới gia Hương phụ 15g, Ngô du 15g, Ô dược 15g; Đau bụng gia Nguyên hồ 10g, Sa nhân 10g; Nếu tiết tả lâu ngày thoát giang, gia Hoàng kỳ 30g, Thăng ma 10g, để thăng dương ích khí trị thoát giang; Nếu tiết tả lâu ngày không khỏi, xuất hiện tỳ thận âm hư, gia Thiên môn đông 15g, Hoàng tinh 15g, Mạch đông (cũng là mạch môn đông) 15g, là thang tễ bổ âm.

Phương pháp điều trị cục bộ chứng viêm loét kết tràng gồm có những ǵ?
Do bệnh chủ yếu xâm lấn niêm mạc ruột hoặc lớp dưới niêm mạc nên đây là bệnh không đặc hiệu kèm theo xói ṃn và loét trên bề mặt. Tổn thương chủ yếu ở cấu trúc đoạn xa, dùng trực tràng có thể làm cho thuốc trực tiếp đến nơi bệnh, tránh ảnh hưởng của pH và enzym đường tiêu hóa trên đối với thuốc, duy tŕ tính năng của thuốc, giúp thuốc hấp thu hoàn hảo hơn, kéo dài thời gian tác dụng của thuốc, để sửa chữa niêm mạc, chữa lành vết loét và đạt được mục đích chữa bệnh. Do đó, điều trị bằng thuốc trực tràng là một phương pháp phổ biến để điều trị loét kết tràng. Trong đó bao gồm thuốc xúc ruột và giữ lại trong ruột, phương pháp nhỏ giọt vào trực tràng, phun thuốc vào trực tràng và nhét thuốc vào hậu môn. Trong số đó, thuốc truyền vào ruột được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất.
I/ Phương thuốc xúc ruột thường dùng: ①Phong hưu 10g, Công đinh hương, sắc 100~150ml, gia Băng bằng tán, Tích loại tán 0.3g. ② Bại tương thảo 30g, Ngũ bội tử sao 5g, Khô phàn 3g, Ngoă lăng (nung)15g, Long cốt (nung) 30g, Mẫu lệ sống 30g.
II/ Phương pháp nhỏ giọt trực tràng: phương pháp truyền mở được sử dụng để nhỏ dung dịch thuốc vào trực tràng, phương pháp này chính xác, nhanh chóng và lâu dài, phương pháp này linh hoạt và thuận tiện, nó có đặc điểm của truyền trực tràng và không phương pháp điều trị xâm lấn. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc dựa trên phân biệt hội chứng, pha chế dung dịch thuốc, vị trí, nhiệt độ thuốc và liệu tŕnh điều trị tương đương với thụt tháo.
Tiên lượng như thế nào về chứng viêm loét kết tràng, làm thế nào để pḥng ngừa bệnh?
I/ Tiên lượng: Tiên lượng của bệnh này phụ thuộc vào thể bệnh, có biến chứng hay không và điều kiện điều trị. Tiên lượng của bệnh nhân nhẹ là tốt, tỷ lệ thuyên giảm là 80% đến 90% và tỷ lệ thuyên giảm của bệnh nhân nặng là khoảng 50%. Tỷ lệ tử vong của viêm toàn bộ ruột cao tới khoảng 25%. Tỷ lệ tử vong tối cấp cấp tính cao tới 35%. Tóm lại, t́nh trạng bệnh thường kéo dài và lặp đi lặp lại, một số ít bệnh nhân cũng có thể thuyên giảm trong một thời gian dài.
II/ Chăm sóc sức khỏe dự pḥng: Do nguyên nhân gây bệnh chưa rơ ràng nên chưa có biện pháp pḥng ngừa cụ thể, đối với những bệnh nhân bị tái phát lâu ngày hoặc tâm trạng không ổn định nên giữ tâm trạng thoải mái, yên tĩnh, chú ư đến chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tránh mệt mỏi , đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột, có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc phát triển thêm. Ngoài ra, cần chú ư điều chỉnh tâm lư người bệnh và kiểm soát chế độ ăn, đối với người bị đau bụng, tiêu chảy nên ăn chế độ ít bă, dễ tiêu, ít dầu mỡ, giàu đạm; Không dung nạp thực phẩm đáng ngờ, chẳng hạn như cá, tôm, bọ cạp, rùa, sữa, đậu phộng.v.v.. , nên tránh ớt, thực phẩm đông lạnh, thực phẩn sống lạnh, và nên tránh thói quen hút thuốc và uống rượu.

*“Lư cấp hậu trọng” là thuật ngữ y học, h́nh dung một loại chứng trạng táo bón. Bệnh nhân có cảm giác cần đại tiện mà không thể bài xuất thuận lợi; Có thể khái quát trong 16 chữ: { Phúc thống quẫn bách, thời thời dục tiện. Giang môn trọng truỵ, tiện xuất bất sảng}(腹痛窘迫,时时欲便。 肛门重坠,便出不爽) (Đau bụng quẫn bách, lúc nào cũng muốn đai tiện. Giang môn nặng truỵ, phân ra không sảng khoái). Tên bệnh này ghi trong Nan kinh của thời cổ đại.
**Khí cơ là chỉ về cơ chế vận hành b́nh thường của nội khí cơ thể, bao quát công năng hoạt động của kinh lạc tạng phủ, h́nh thức hoạt động cơ bản của khí cơ là thăng giáng xuất nhập, nếu thăng giáng xuất nhập của khí cơ thất thường, th́ có thể xuất hiện khí nghịch, khí uất, khí trệ, khí hăm, khí bế, thậm chí bệnh biến khí cơ tiết thoát.
Trường Xuân dịch
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-15 15:11:43.0
VIÊM DẠ DÀY CẤP TÍNH


Những tài liệu tham khảo:
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chủ yếu của cơ thể con người. Viêm dạ dày cấp tính là một bệnh phổ biến, biểu hiện chủ yếu là đau vùng thượng vị, khó chịu, chán ăn, buồn nôn và nôn, đôi khi kèm theo tiêu chảy, viêm dạ dày cấp tính nặng c̣n có thể có các chứng trạng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu… Viêm dạ dày cấp tính bao gồm bốn loại, và những ǵ thường gặp trong cuộc sống hàng ngày là viêm dạ dày cấp tính đơn thuần. Trong phần này người viết chủ yếu giới thiệu chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày cấp tính đơn thuần.
I/ Căn nguyên của viêm dạ dày cấp tính đơn thuần gồm:
1/ Yếu tố vật lư : Ăn thực phẩm quá lạnh, quá nóng, thô ráp có thể làm trầy xước, tổn thương niêm mạc dạ dày.
2/ Yếu tố hóa học: Các loại thuốc (bao gồm aspirin, hormone, phenylbutazone, một số loại kháng sinh, reserpine), rượu mạnh, trà đặc, cà phê, gia vị, v.v. kích thích niêm mạc dạ dày mà bị tổn thương, bào ṃn và xuất huyết từng điểm.
3/ Nhiễm vi sinh vật và nhiễm độc tố vi khuẩn vào thực phẩm, cũng như nhiễm vi rút cúm và vi rút đường ruột. Viêm dạ dày cấp tính do các yếu tố này gây ra tương tự như ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn.
4/ Yếu tố tinh thần và thần kinh : Rối loạn chức năng tinh thần và thần kinh, trạng thái nguy cấp của các bệnh cấp tính và bệnh nặng khác nhau, phản ứng dị ứng (dị ứng) của cơ thể đều có thể gây ra tổn thương viêm cấp tính niêm mạc dạ dày.
II/ Biểu hiện lâm sàng của viêm dạ dày cấp:
Trong sinh hoạt gia đ́nh, khởi phát bệnh thường xảy ra vài giờ đến 24 giờ sau khi ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc uống thuốc gây kích ứng dạ dày. Chủ yếu gồm:
1/ Đau bụng trên Bên trái vùng trung tâm hoặc đau quanh rốn, đau từng cơn kịch phát hoặc đau âm ỉ kéo dài, kèm theo đầy bụng và khó chịu. Đau dữ dội xảy ra ở một số ít bệnh nhân.
2/ Buồn nôn và nôn Chất nôn là thức ăn không tiêu, sau khi nôn có cảm giác dễ chịu, một số bệnh nhân nôn ra mật vàng hoặc dịch vị.
3/ Tiêu chảy Bệnh tiêu chảy xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm ruột, hết tiêu chảy khi các triệu chứng ở dạ dày được cải thiện, có thể là phân lỏng và phân có nước.
4/ Mất nước Do nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần, do mất nước quá nhiều nên có các triệu chứng như da kém đàn hồi, nhăn cầu trũng, khát nước, ít tiểu tiện, trường hợp nghiêm trọng có thể tụt huyết áp, chân tay lạnh.
5/ Nôn ra máu và phân có máu Một số ít bệnh nhân nôn ra có lẫn máu hoặc màu nâu như màu cà phê, phân đen hoặc xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính. Chứng tỏ có chảy máu ở niêm mạc dạ dày.

Đông y tiến hành biện chứng luận trị đối với viêm dạ dày cấp tính như thế nào?
Viêm dạ dày cấp tính chủ yếu thuộc phạm trù của chứng đau thượng vị, đầy bụng, nôn mửa trong y học cổ truyền. Căn cứ vào căn nguyên, triệu chứng lâm sàng và biểu hiện lưỡi, mạch của bệnh, trên lâm sàng, y học cổ truyền điều trị viêm dạ dày cấp tính theo các loại h́nh như: Loại h́nh thực tích đ́nh trệ ở thượng vị, loại h́nh thử thấp xâm phạm dạ dày, loại h́nh hàn tà xâm phạm dạ dày, loại h́nh dạ dày quá nóng và loại h́nh can uất khí trệ để tiến hành biện chứng luận trị đối với bệnh viêm dạ dày cấp tính.
I/ Loại h́nh thực phẩm đ́nh trệ ở dạ dày
Chủ chứng: Thượng vị đầy tức, ấn đau, hay nôn ra thức ăn chua hôi chưa tiêu hoá, nôn xong giảm đau, ăn xong chứng trạng tăng nặng, ợ hơi, ợ chua, đại tiện táo kết, lưỡi hồng nhợt, rêu lưỡi dày nhầy, mạch hoạt thực.
Nguyên tắc điều trị: Tiêu thực trệ, hoà vị giáng nghịch
Đơn thuốc: Bảo hoà hoàn gia giảm: Thần khúc Sơn tra Lai bặc tử Trần b́ Phục linh Liên kiều Bán hạ.
II/ Loại h́nh thử thấp xâm phạm dạ dày
Chủ chứng: Đầy tức thượng vị, trướng phiền khó chịu, ấn vào thấy bụng mềm và đau, chán ăn, miệng khô mà nhờn, đầu thân nặng nề, chân tay mềm yếu, nước tiểu vàng nóng, đại tiện ứ trệ không sảng khoái, hoặc kèm theo phát sốt và sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng vàng nhầy, mạch nhu sác.
Nguyên tắc điều trị: Giải thử hoà vị, hoá thấp chỉ thống.
Công thức: Hoắc hương chính khí tán gia giảm: Hoắc hương Bán hạ Đại phúc b́ Tử tô Bạch chỉ Trần b́ Phục linh Bạch truật Hậu phác Sinh khương Đại táo.
III/ Loại h́nh hàn tà phạm vị (lạnh xâm phạm dạ dày)
Chủ chứng: Đột nhiên đau bụng, đau không ngừng, giảm đau khi chườm nóng, đau tăng lên khi bị lạnh, thường có tiền sử bị lạnh hoặc ăn thực phẩm sống lạnh, hoặc kèm theo nôn ra nước trong, ghét lạnh và sợ lạnh, tay chân lạnh, thích uống nóng, miệng nhạt không khát, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhờn, mạch trầm tŕ.
Trị pháp: Ôn trung tán hàn, ḥa vị giảm đau.
Phương dược: Lương phụ hoàn hợp Quế chi thang gia giảm: Cao lương khương Hương phụ Quế chi Bạch thược sao Cam thảo nướng khương Bán hạ Tất bát Sinh khương.
(4) Loại h́nh vị nhiệt bốc hỏa (nóng dạ dày bốc hoả)
Triệu chứng chủ yếu: Thượng vị đau, đầy, nóng rát khi đau, miệng khô đắng, buồn nôn và nôn, nôn ra chất trong dạ dày, vị chua hôi hoặc đắng, ưa thực phẩm lạnh ghét nóng, phân khô, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày hoặc nhờn vàng, mạch huyền hoạt.
Trị pháp: Thanh nhiệt giảm đau, giáng nghịch thông tiện.
Phương dược: Đại hoàng Hoàng liên tả tâm thang: Đại hoàng Hoàng liên Hoàng cầm.
5/Loại h́nh can uất khí trệ
Chủ chứng: Thượng vị đầy tức, đau trướng và di động, đau lan sang hai bên sườn, khi tâm trạng bế tắc th́ đau nặng hơn, hay nôn và trào ngược axit, thường xuyên ợ hơi, ăn uống giảm sút, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng, mạch tế sác.
Trị pháp: Sơ can lư khí, hoà vị giảm đau.
Phương dược: Tứ nghịch tán hợp Tiểu Bán hạ thang gia giảm.: Sài hồ sao giấm Bạch thược sao Chỉ xác sao Cam thảo khương Bán hạ Gừng tươi Huyền hồ Xuyên luyện tử (sao).
Ly Trường Xuân
 
Reply with a quote
Replied by Trường Xuân (Hội Viên)
on 2024-02-28 19:37:31.0
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Tư liệu tham khảo: Loét dạ dày chủ yếu đề cập đến loét dạ dày và loét tá tràng, và loét tá tràng là loại loét phổ biến nhất.
Có hai lư do cho sự xuất hiện của loét dạ dày tá tràng. Một mặt là do khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày, tá tràng bị phá hủy. Chẳng hạn như thường xuyên ăn đồ thô ráp, gây kích thích và uống aspirin, prednisone, rượu, v.v., cũng như trào ngược dịch tá tràng, có thể làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày và làm giảm khả năng tự bảo vệ của dạ dày và tá tràng. Lúc này axit dịch vị và pepsin có chức năng tiêu hóa protein dễ dàng xuyên qua hàng rào niêm mạc dạ dày, tiêu hóa ăn ṃn niêm mạc dạ dày, tá tràng của chính ḿnh, h́nh thành vết loét.
Mặt khác, do nhiều nguyên nhân mà lượng axit dịch vị và pepsin tiết ra tăng lên, trong trường hợp này cho dù khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày, tá tràng có b́nh thường cũng không thể đối phó được với sự ăn ṃn của lượng axit dịch vị và pepsin quá nhiều, nên rất dễ h́nh thành vết loét. Chẳng hạn như yếu tố di truyền hoặc gastrinoma, hoặc tinh thần căng thẳng quá độ và cảm xúc không tốt có thể trực tiếp gây hưng phấn dây thần kinh mê tẩu (phế vị), tăng tiết dịch vị, tăng tiết axit dịch vị và pepsin (men vị đản bạch).
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là một yếu tố quan trọng khác dẫn đến sự xuất hiện và tái phát của loét dạ dày tá tràng. Helicobacter pylori thường kư sinh ở niêm mạc dạ dày và gây viêm loét dạ dày tá tràng do làm suy giảm hàng rào tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và kích thích tăng tiết acid dịch vị.
Loét dạ dày tá tràng thường có diễn biến bệnh kéo dài và được đặc trưng bởi các cơn đau theo chu kỳ và nhịp nhàng. Bệnh dễ bùng phát vào cuối mùa thu, đầu đông và khi thời tiết, điều kiện khí hậu thay đổi. Triệu chứng chủ yếu là đau ở dạ dày (khoang tim, bụng trên), đau do loét dạ dày chủ yếu ở bên trái, đau do loét tá tràng chủ yếu ở bên phải. Loét dạ dày có tiết luật đau là thoải mái nửa đến một giờ sau khi ăn, sau đó bắt đầu đau, và cảm thấy thoải mái trở lại sau khi dạ dày được làm trống hoàn toàn (khoảng 4 giờ sau khi ăn), tức là ăn → thoải mái → đau → thoải mái. Loét tá tràng nhịp điệu đau là không đau 1,5 giờ đến 4 giờ sau khi ăn, bắt đầu đau khi đói (khi dạ dày trống rỗng), đến bữa ăn tiếp theo mới giảm bớt, tức là ăn → thoải mái → đau, gọi là " Không phúc thống.” (空腹痛) đau khi bụng trống. Các triệu chứng khác của bệnh loét bao gồm ợ hơi, trào ngược axit, tiết nước bọt, buồn nôn và nôn.
Chụp X-quang bột barium và nội soi dạ dày có thể xác nhận chẩn đoán bệnh này. Loét là một chỗ lơm h́nh thành trên dạ dày hoặc thành ruột, chụp X-quang gọi là "Kham ảnh" (龛影); Soi dạ dày có thể thấy đáy chỗ lơm có một lớp rêu hoại tử màu vàng hoặc trắng và xung quanh sung huyết và phù nề, thậm chí rỉ máu. Nếu đường kính vết loét lớn hơn 2 cm hoặc h́nh dạng vết loét không đẹp, đáy cứng, niêm mạc dễ vỡ th́ đó có thể là ổ loét ác tính (ung thư) hoặc dễ biến chứng thành ổ loét loại ung thư, đ̣i hỏi sự chú ư đặc biệt và xem xét thường xuyên. Ngoài ra, phân tích dịch dạ dày có thể cho thấy axit dạ dày cao, vết loét đang hoạt động thường có máu ẩn trong phân.
Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên sinh hoạt điều độ, tránh mệt mỏi và căng thẳng tinh thần, giữ ấm. Bạn nên chú ư nghỉ ngơi trong thời kỳ phát tác của bệnh loét, và nằm nghỉ trên giường khi cơn đau dữ dội đồng thời xuất huyết. Do sự khởi phát của bệnh này liên quan nhiều đến yếu tố tinh thần, trầm cảm lâu ngày có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày nên cần có tâm trạng lạc quan, loại bỏ lo âu. Chế độ ăn uống nên có quy củ và định lượng, chia thành nhiều bữa nhỏ “Thiểu thực đa san” (少食多餐), mỗi ngày ăn từ 4 đến 6 lần, chuẩn bị một ít bánh quy, bánh bao nướng và các loại đồ ăn khác, để khi đau có thể ăn. Chủ yếu ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đủ vitamin và đạm. Tránh thức ăn thô ráp và gây kích thích: Rượu, cà phê, chua cay, chiên rán, thức ăn từ đậu nành, nước trái cây cô đặc. Giữ ấm vùng bụng và tránh dùng các thuốc làm nặng vết loét: Như prednisone, aspirin, reserpine, cafein, kích tố vỏ thượng thận. Khi tâm trạng dao động, có thể dùng một số thuốc an thần, chẳng hạn như diazepam, một cách thích hợp. Tăng cường rèn luyện thân thể, nâng cao trạng thái chức năng và khả năng miễn dịch của cơ thể.
Các loại thuốc tân dược thường được sử dụng để điều trị căn bệnh này bao gồm: thuốc kháng axit có tác dụng trung ḥa axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày như natri bicacbonat, canxi cacbonat, magie oxit, nhôm hiđroxit, sucralfat…; Giảm đau chống co thắt, thường dùng viên Dianru, propensine, v.v. Tác dụng phụ của những loại thuốc này là tăng nhịp tim, đánh trống ngực, mặt đỏ bừng, trướng bụng, khô miệng, v.v. nên không thích hợp dùng nhiều lần và dùng thường xuyên. Bệnh thanh quang nhỡn và bệnh tuyến tiền liệt không được dùng.
Các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như Livzon Dele, Maxine, v.v.
Hiện nay, các thuốc ức chế tiết axit trong điều trị loét dạ dày bao gồm: thuốc kháng thụ thể histamin H2 như ranitidine, famotidine… và thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprazole… là một loại mới. thuốc chống loét, chức năng chính của nó là giảm tiết axit dạ dày, thúc đẩy quá tŕnh lành vết loét, hiệu quả rất tốt. Quá tŕnh điều trị thường là bốn tuần, sau đó tiến hành nội soi dạ dày để xác nhận vết loét đă lành, sau đó tiếp tục dùng một nửa liều thuốc trên trong 6-18 tháng để củng cố tác dụng chữa bệnh và ngăn ngừa vết loét tái phát.
Loét dạ dày tá tràng, chủ yếu do nhiễm Helicobacter pylori (80-95%). Vi khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, nếu không được tiêu diệt tận gốc th́ vết loét sẽ khó lành và rất dễ tái phát sau khi lành. Do đó, loét dạ dày tá tràng có liên quan đến Helicobacter pylori phải được điều trị đồng thời bằng thuốc kháng Helicobacter pylori để diệt trừ nhân tố gây bệnh chính này. Hiện nay, các loại thuốc chống H. pylori thường được sử dụng và hiệu quả là Livzon Stomach Triple, và các loại thuốc chống H. pylori gấp đôi, gấp ba hoặc thậm chí gấp bốn lần cũng có thể được sử dụng. Uống thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylori phải tuyệt đối theo đúng lời khuyên của bác sĩ, một liệu tŕnh không đủ liều, không những không diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori mà c̣n dễ gây bệnh cho bản thân. helicobacter pylori phát triển kháng thuốc, do đó làm tăng khó khăn cho việc điều trị.
Bản thân bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nguy hiểm, chỉ gây đau đớn ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt, điều nguy hiểm là các biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng: Ổ loét bị kích thích và viêm nhiễm nhiều lần dẫn đến ung thư ổ loét (đặc biệt là ung thư dạ dày) V́ vậy nên phải nội soi dạ dày thường xuyên); khi tổn thương ổ loét phát triển ra xung quanh hoặc ăn sâu có thể ăn ṃn mạch máu; Xuyên qua thành dạ dày, tá tràng; Ổ loét gần môn vị thường bị chít hẹp do tạo sẹo; những tổn thương này có thể gây xuất huyết tiêu hóa trên, thủng dạ dày, tá tràng và tắc môn vị, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Trong trường hợp này, bệnh nhân phải nhập viện ngay lập tức để không tŕ hoăn thời gian điều trị.
Sự kết hợp giữa đông y và tây y có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tốt hơn nhiều so với chỉ dùng riêng thuốc tây y hoặc thuốc đông y. Viêm loét dạ dày tá tràng thuộc chứng đau thượng vị trong y học cổ truyền Trung Quốc. Căn nguyên, cơ chế bệnh sinh và cách điều trị phân biệt hội chứng của nó về cơ bản giống như bệnh viêm dạ dày măn tính đă nói ở trên. Có 7 loại phổ biến:
a/Loại h́nh tỳ vị hư nhược: Tố chất cơ thể tỳ hư hoặc ăn uống không tiết độ, no đói thất thường, khiến tỳ vị thụ thương mà hư yếu, biểu hiện là khoang dạ dày bĩ đầy trướng đau, ăn uống kém, sau khi ăn trướng bụng, mệt mỏi yếu sức, điều trị dùng thang Hương sa lục quân để kiện tỳ hoà vị. (Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Trần b́, Bán hạ, Mộc hương, Sa nhân) ;
b/ Loại h́nh Tỳ vị hư hàn: Tỳ hư khá nặng, tỳ dương không đầy đủ, hoặc bệnh nhân ham thích thực phẩm sống lạnh, khiến tổn thương tỳ dương, làm cho âm hàn bên trong quá nhiều, biểu hiện khoang dạ dày đau âm ỉ, thích ấn nắn, ấm áp, sau khi ăn cơn đau giảm nhẹ, đau nhiều lúc bụng trống, tay chân lạnh. Điều trị dùng thang Hoàng kỳ kiến trung (Thành phần: Hoàng kỳ, Bạch thược, Quế chi, Sinh khương, chích Cam thảo, Đại táo, Di dường) có tác dụng làm ấm tỳ vị, trị co thắt, giảm đau;
c/ Loại h́nh can khí phạm vị: Tâm t́nh không thoải mái, uất ức tức giận làm tổn thương can, can khí xâm phạm vị, khí cơ vận động ngưng trệ, lên xuống thất thường, biểu hiện là đau dạ dày, thường xuyên ợ hơi, ợ hơi xong th́ đỡ đau, hoặc kèm theo các triệu chứng khó chịu như bực bội, tức giận, căng tức ngực hay thở dài, họng không thoải mái và cảm giác như có dị vật trong cổ họng. Để điều trị, dùng Khí trệ vị thống xung tễ (Thành phần: Sài hồ, Diên hồ sách (nướng), Chỉ xác, Hương phụ (nướng), Bạch thược, Cam thảo (nướng) để điều tiết can, điều hoà vị khí và giảm đau hoặc dùng Tiêu dao hoàn hoặc Nguyên hồ chỉ thống phiến (thành dược);
d/ Loại h́nh can hoả phạm vị: Can khí uất trệ, lâu ngày hoá hoả, can hoả phạm vị (hoả của can xâm phạm vị), khiến dạ dày đau rát, miệng đắng, tâm phiền, phân khô, điều trị dùng phép thanh tả hoả của can vị, dùng Tả kim hoàn (Thành dược có thành phần:Hoàng liên, Ngô thù du);
e/ Loại h́nh vị âm khuy hư: Can hoả gây tổn thương vị âm hoặc do ăn nhiều thực phẩm cay nóng, gây tổn háo tân dịch của vị, khiến vị quản đau âm ỉ, có cảm giác đói mà không thể ăn, miệng họng khô, phân khô. Điều trị dùng Nhất quán tiễn gia giảm để tư âm dưỡng vị (Bắc sa sâm, Mạch môn đông, xuyên Thạch hộc, Ngọc trúc, Bạch thược, chích Cam thảo, Xuyên luyện tử. Gia giảm:
Lợm giọng và nôn, gia Trần b́ , Trúc nhự.
Miệng đắng, bực bội, gia Hắc sơn chi
Ít vị toan, thích ăn chua gia Ô mai.
f/ Loại h́nh vị ứ huyết: Can uất khí trệ hoặc tỳ hư, lâu ngày khí huyết không thông suốt, huyết ứ trệ ở trong dạ dày gây đau nhói hoặc đau như dao cắt, có điểm đau cố định, đau không thích ấn nắn, chất lưỡi sẫm màu hoặc có ban điểm sậm. Có thể dùng Thất tiếu tán (Ngũ linh chi, Bồ hoàng lượng bằng nhau) để loại bỏ ứ huyết và giảm đau, phối hợp với ôn dưỡng vị khí.
g) Hàn nhiệt hỗn hợp: Không chỉ có các triệu chứng của dạ dày bị nóng như đắng miệng, khô miệng, hơi thở có mùi hôi, nóng rát trong bụng, thèm ăn đồ lạnh, phân khô… mà c̣n có thêm các chứng trạng của dạ dày bị lạnh như dạ dày sợ lạnh, hoặc sau khi ăn thực phẩm lạnh hay dạ dày bị lạnh th́ dạ dày khó chịu và đau trướng. Với trường hợp hàn nhiệt hỗn hợp nêu trên. Dùng thang Bán hạ tả tâm gia giảm (Bán hạ, Nhân sâm (Đảng sâm) Hoàng cầm, Hoàng liên, Can khương, Cam thảo, Đại táo) thu được hiệu quả trị liệu rất tốt.
Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh măn tính thường gặp của hệ tiêu hóa, các đặc điểm gồm dễ chẩn đoán và điều trị nhưng dễ tái phát. Y văn cho biết tỷ lệ tái phát của loét tá tràng là 35-40% trong 3 tháng, 50-90% trong 1 năm, tỷ lệ tái phát của loét dạ dày trong 1 năm là 45-85%. Tỷ lệ tái phát cao như vậy! Có thể thấy, việc ngăn chặn sự tái phát của nó có ư nghĩa rất lớn.
Vậy bạn phải làm ǵ để vết loét bớt hoặc không tái phát?
Trước hết, theo nguyên tắc dùng thuốc có hệ thống, toàn bộ quá tŕnh và kết hợp với nguyên tắc sử dụng thuốc, chúng ta nên điều trị một cách cẩn thận.
Nếu được điều trị đúng cách, vết loét dạ dày thường có thể lành trong ṿng 2-8 tuần. Chúng tôi chủ trương rằng quá tŕnh điều trị không nên ít hơn 4 tuần, tốt nhất là 6-8 tuần. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân trẻ tuổi, thường tự ư ngừng dùng thuốc, bất chấp lời khuyên của bác sĩ, v́ các triệu chứng biến mất hoàn toàn sau khi dùng thuốc vài ngày. Tuy lúc này chưa có triệu chứng nhưng vết loét vẫn chưa lành, rất dễ tái phát sau khi ngưng thuốc.
Thuốc kết hợp có nghĩa là dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc, có thể đẩy nhanh quá tŕnh lành vết loét và cải thiện chất lượng chữa bệnh. Bên cạnh việc sử dụng phối hợp các loại thuốc như kháng acid, ức chế acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, phục hồi nhu động dạ dày th́ không thể thiếu các loại thuốc diệt trừ Helicobacter pylori. Ngoài ra, y học cổ truyền cũng rất hiệu quả trong việc đẩy nhanh quá tŕnh lành vết loét, nâng cao chất lượng lành vết thương, tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, có thể giảm đáng kể tỷ lệ tái phát vết loét, điều này đă được tôi và cộng sự kiểm chứng qua thực tế. (Mời tham khảo ưu điểm của Đông Tây y tổng hợp trong điều trị bệnh đường tiêu hóa)
Thứ hai, sau một đợt điều trị phải nội soi lại dạ dày và chỉ sau khi vết loét lành hẳn mới tiến hành điều trị duy tŕ tiếp theo.
Thứ ba, sau khi kết thúc đợt điều trị, nội soi dạ dày xác định vết loét đă lành, sau khi diệt trừ Helicobacter pylori th́ phải điều trị duy tŕ. Điều trị duy tŕ, tức là sau khi vết loét lành lại, mỗi ngày uống nửa liều thuốc, thông thường từ nửa năm đến một năm. Liều dùng hàng ngày: Chọn một trong các loại thuốc sau: cimetidine 0,4g; ranitidine 0,15g; famotidine 20mg; nếu dùng omeprazole, 10mg mỗi tối hoặc mỗi ngày vào ba ngày cuối tuần, cuối tuần 20mg. Điều trị duy tŕ lâu dài có thể ngăn ngừa loét tái phát ở 60% -90% bệnh nhân.
Cuối cùng, chúng ta phải chấm dứt mọi nguyên nhân có thể gây loét tái phát. Bỏ hút thuốc và uống rượu; Duy tŕ t́nh cảm ổn định và vui vẻ; tránh uống các loại thuốc kích thích niêm mạc dạ dày; Sinh hoạt và ăn uống điều độ, tránh thực phẩm gây kích thích, thức ăn sống và lạnh không sạch sẽ và thức ăn khó tiêu hóa, v.v.
Nếu bạn làm được những điểm trên th́ bệnh loét hệ tiêu hoá của bạn sẽ không dễ dàng tái phát.
Ly Trường Xuân
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org