Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >> Nhờ thầy Sài Hồ hoặc thầy Trọng Hậu giúp em đủ thứ bệnh đường tiêu hoá và mệt mỏi

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Nhờ thầy Sài Hồ hoặc thầy Trọng Hậu giúp em đủ thứ bệnh đường tiêu hoá và mệt mỏi - posted by leo_bui (Hội Viên)
on June , 21 2022
HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. LÝ LỊCH:
- Nam, 35 tuổi
- Nghề nghiệp: Văn Phòng

2. MÔ TẢ BỆNH LÝ
- Bệnh 1 năm hơn, các triệu chứng đau vùng tiêu hoá (đại tràng) :
+ Đau tức 2 bên hông bụng, ấn vào đau, có cảm giác nặng nề 2 vùng bụng 2 bên có lúc ấn vào có cảm giác đau lan lên tới ngực, lúc nào cũng có cảm giác giống có cái gì đó chặn 2 bên hông bụng.
+ Thời tiết mưa hay chuyển trời thì nặng hơn, có kèm đau đầu gối và gót chân phải, hậu môn có rỉ nước nhờn
+ Hôm nào vùng bụng đau thì thấy đau gót chân phải
+ Hôm nào bụng đầy đau thì tâm lý rất nặng nề, cảm giác ko tập trung được việc gì và ngược lại.
+ Ăn uống thấy tiêu hoá lâu
+ Buổi sáng phân nát, ăn xong hay đi thêm 1 lần, đa phần phân màu đen, hôm nào ăn hải sản thì hôm sau phân hôi và nặng mùi.
+ Trước đây đã từng mổ trực tràng vì bị áp xe, lâu lâu có cảm giác nóng nóng hậu môn.
+ Đã uống các thuốc trị tiêu hoa nhưng kết quả ko khả quan, các thuốc bổ tì vị uống vào thì thấy nặng bụng khó tiêu hơn.
+ Họng đờm rãi nhiều, giọng bì trầm vì đờm
- CV em thường xuyên tiếp khách nên trước đây cũng hay bia rượu, hiện tại đã cắt giảm bớt.
- Thời trẻ có thủ dâm khoảng thời gian 20-28t.
- Sinh lý yếu, XTS

3. CÁC YẾU TỐ, HỘI CHỨNG LIÊN QUAN
- Cân nặng 60kg. cơ bắp ko được chắc khoẻ , hơi nhão.
- Huyết áp bth, nhịp tim lâu lâu có hơn 100-110, từ sau khi bị COVID thì nhịp tim nhanh hơn trước.
- Thường xuyên sổ mũi, nghẹt mũi, hay bị hụt hơi.
- Tay chân lạnh, chịu lạnh kém.
- Chân, tay hay đau nhức,hay nhói nhói trong xương ngón tay không đau lưng.
- Ăn uống có bửa ngon bửa không ăn ít khì không nê và không khó tiêu, ăn nhiều hơn là nê bụng và khó tiêu. Thích ăn đồ nóng.
- Ăn bình thường không kén, mắm tôm, mắm nêm, hoặc sữa uống là bị đau bụng. Cá biển, tôm, mực ăn bình thường không bị đau bụng.
- Ngủ bình thường, hay thức khuya vì khó ngủ sớm.
- Buổi sáng dậy ko ho, đờm lúc nào cũng có trong họng? Đờm màu trắng có khi trắng vàng.
- Đại tiện: phân nát, thường ăn sáng xong đi thêm 1 lần, có mùi hôi nặng.
- Tiểu tiện: nước tiểu vàng nhạt, hôm nào mệt thì tiểu đục.
- Sinh lý: yếu, rất ít ham muốn, sáng dậy ko cương, có khi cương nhưng rất mềm, xuất tinh sớm. tần suất quan hệ 1 tháng tầm 2 lần.
- Sinh hoạt: thường ngày hay gặp chuyện căng thẳng, bực bội.


4. LƯỠI (xem vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy chưa đánh răng)
- Hình dáng lưỡi: lưỡi bình thường, ko nứt, hôm nào uống bia ăn đồ lạnh thì rêu trắng mỏng.

Các thuốc đã uống rất nhiều ko nhớ hết, tuy nhiên các thuốc bổ thận hay bổ tỳ uống vào được vài ngày là sẽ bị căng bụng, khó chịu. Nhờ thầy xem giúp em bệnh đã lâu e cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng cs nhiều lắm ạ.
 
 
Replied by TrongHau (Hội Viên)
on 2022-06-21 17:44:40.0
Chào em Leo Bui,

Tôi hay xem cơ thể con người chúng ta có 2 cái ống chạy song song. Ống thứ 1 là đường đi của thức ăn đi qua, từ thực quản, dạ dày, đến ruột non, đại tràng. Khi ống này có nhiều hơi ẩm thấp (Như hơi thở bám trên gương, nội sôi sẽ không thấy được).
- Nếu ấm thấp này nhiều ở dạ dày, khí còn đang thịnh sẽ nghịch lên thành đàm ở miệng
- Ẩm thấp này bám đầy ruột non ruột già (6 - 7m) sẽ làm con người cảm giác nặng vùng bụng, bụng óc ách, ăn uống lâu tiêu.
- Thấp này cản trở phân và thức ăn không bám tốt vào thành ruột mà dễ trôi xuống gây đại tiện lỏng loãng
- Thấp với thức ăn tích trệ làm ruột nhu động kém, khí huyết bị ứ trệ sẽ dẫn đến đau bụng, đau hai bên hong v.v.
- Ruột không nhu động điều hòa gây đạo tiện lúc đầu bón sau nát, do ruột bị trơ thức ăn sau đè lên thức ăn trước, đoạn đầu chịu lực nén lớn nhất nên bón sau lỏng dần, thậm chí xổ thẳng xuống toàn nước.
- Thấp lắng xuống làm rĩ nước qua hậu môn

Ống thứ 2 chính là hệ thống mạch máu. Khi thấp này được nhung mao ruột thấm hút sẽ đi vào máu, theo máu mà tuần hành theo hệ tuần hoàn đi qua tim, gan, thận. Vì thấp tính nặng, nếu dương khí không đủ thì thấp sẽ lắng xuống vùng trũng thấp là thận bàng quang và chi dưới. (Giống cặn bã lắng dưới đáy ly nước)
- Thấp lắng xuống bàng quang nên gây tiểu đục
- Thận chủ xương, thấp lặng vào thận đi xuống chi dưới nên gây đau gối, đau gót chân, yếu sinh lý.
- "Thanh dương xuất thượng khiếu, trọc âm xuất hạ khiếu". Cơ thể em thấp (trọc âm) không thải ra ngoài thông qua đại tiện, tiểu tiện (hạ khiếu), nên khí thanh cũng không thăng mà bị hãm ở dưới không đi lên não làm đầu óc nặng nề. Không phát ra chân tay làm người lạnh sợ lạnh.
- Nếu thấp này để lâu sẽ dễ dẫn đến các bệnh mỡ máu, mỡ gan, nghịch lên dễ đau ngực nhói tim, các bệnh huyết áp, mụn nước, thậm chí phù ngoài da v.v. làm tinh thần dễ mệt mỏi, cáu gắt, nóng giận.

Còn em nếu uống thuốc Đại tràng mà không hết là vì bệnh em hiện tại cần kết hợp phong dược để thăng phù lên mới hết, cơ thể em thấp khí nhiều, dương khí thì không thông hành. Các thuốc trên thị trường chủ yếu là thuốc giáng xuống là chính như Hương sa lục quân, Sâm linh bạch truật tán, Bình vị tán + Hương liên hoàn gia giảm, thuốc Tây thì toàn là giáng lại hàn lương hại khí nên sẽ làm người em thêm nặng nề. Bệnh em hiện tại cần uống Nhân sâm bại độc tán hoặc Bổ trung ích khí gia thêm phong dược. Nhưng em gửi thêm Link lưỡi để tôi xác định bệnh thuộc loại nào, ngoài thấp ra thì có thực tích, tỳ hư hay nhiệt uất không để xác định uống loại nào, và gia giảm như nào cho chính xác.
 
Reply with a quote
Replied by leo_bui (Hội Viên)
on 2022-06-21 23:07:58.0
em cảm ơn Thầy,
Em xin cập nhật thêm hình ảnh lưỡi của em ạ. (Thầy copy paste lên trình duyệt xem giúp em nhé)
https://postimg.cc/gallery/fdY2jxQ
Mấy hôm nay em bị cảm do thời tiết thay đổi nên sáng dậy hay có đờm nhiều.

em xin bổ sung thêm là :
- bàn chân em thường hay lạnh
- trước đây e có uống thuốc thông khí, hoạt huyết một số thầy kê thì thấy triệu chứng có giảm (đỡ đau bụng hơn) nhưng ko dứt hẳn, ngưng thuốc thì bị lại ạ.
- tinh thần có dễ mệt mỏi, cáu gắt, nóng giận, muốn nằm nhiều hơn là vận động.
- Mỗi lần trời đổ mưa ẩm thấp thì đau nhức bàn chân, bụng ngứa, đau như kim châm
 
Reply with a quote
Replied by TrongHau (Hội Viên)
on 2022-06-22 04:02:11.0
Chào em Leo bui,

Dạ dày đại tràng em nhiều thấp thực, khí cơ ứ trệ. Trong huyết mạch cũng có thấp thĩnh thoảng nghích lên tâm can. Em bốc 5 thang sau uống nhé.

Đẳng sâm 16g
Chích hoàng kỳ 12g
Thương truật 12g
Sài hồ bắc 8g
Thăng ma 8g
Trần bì 8g
Chích cam thảo 4g
Mộc hương 6g
Hoàng cầm 4g
Bán hạ 8g
Bạch linh 12g
Thạch xương bồ 8g
Đan sâm 12g
Uất kim 12g
Hương phụ 8g
Đại táo 3 quả
Gừng tươi 3 lát.

Cách uống: Em có thể sắc như bình thường. Hoặc bỏ bình giữ nhiệt hay bình thủy khoảng 1L. Hãm sau 2h lót ra uống sáng chiều lúc bụng không no không đói em nhé.

Sau 5 thang em báo lại tình hình. Nhớ giảm hải sản, thịt cá, các món ăn dầu mỡ, béo ngọt. Ăn thanh đạm là tốt nhất để dưỡng đường ruột.
 
Reply with a quote
Replied by leo_bui (Hội Viên)
on 2022-06-22 23:11:48.0
Em cảm ơn thầy,
Hiện tại em đang bị cảm ho và còn sốt, chờ khi hết cảm em sẽ uống và cập nhật cho thầy ạ.
 
Reply with a quote
Replied by leo_bui (Hội Viên)
on 2022-06-30 10:15:47.0
Thưa thầy Trọng Hậu, em xin báo cáo kết quả sau khi uống 5 thang :
- ngày 1, ngày 2 có hiện tượng đi lỏng nhiều , ngày thứ 2 buổi sáng có lần đi ra nước 2 lần.
- bụng đỡ đau và đầy tức hơn, tuy nhiên cảm giác vẫn còn đau 2 bên dọc khung đại tràng và , phần dưới của đại tràng bên trái.
- Hậu môn có cảm giác nhột nhột ngứa ngứa khi uống thuốc
- có lúc 2 ngón tay, đầu gối và gót chân đau hơn nhưng lại hết. Hiện tại vẫn còn đau nhẹ gối bên phải và gót chân phải.
- ăn uống thấy ngon miệng hơn. Lúc đói hay thèm ăn ngọt.
- da đầu có vẻ đỡ ngứa hơn.
- hiện tượng khi trời chuyển mưa vẫn còn ngứa ngứa như kim châm trong ruột.

Nhờ thầy xem giúp em ạ
 
Reply with a quote
Replied by TrongHau (Hội Viên)
on 2022-06-30 10:40:52.0
Sáng mai em chụp lại ảnh lưỡi thật rõ gửi lại thầy xem để chỉnh thuốc em nhé. Nhớ chụp rõ tý chứ ảnh cũ nhìn ko rõ, trị qua diễn đàn ko xem được mạch nên cần xem rõ lưỡi để dụng dược cho chính xác em ah. Còn không lưỡi không mạch chỉ chứng trạng thì trị sẽ có nhiều yếu tố kinh nghiệm.
 
Reply with a quote
Replied by leo_bui (Hội Viên)
on 2022-06-30 22:55:26.0
Thầy xem giúp em hình đã rõ chưa nhé ạ.

https://postimg.cc/gallery/pKmV33W

Em xin note thêm là em thường hay bị sổ mũi mỗi sáng thức dậy.
Nếu tối hôm trước nằm quạt là sáng hay bị viêm mũi họng nặng.
 
Reply with a quote
Replied by TrongHau (Hội Viên)
on 2022-07-01 01:19:06.0
Em chụp sâu vào trong cuốn họng em nhé. Như vậy mới xem rõ Đại tràng, Tiểu tràng, Thận và Bàng quang được.
 
Reply with a quote
Replied by leo_bui (Hội Viên)
on 2022-07-01 22:02:41.0
em xin gửi lại hình cho thầy ạ, chụp sâu cuống họng để thấy rõ hơi khó nên e chỉ có thể chụp đến thế này ạ.

https://postimg.cc/gallery/QtQByBf
 
Reply with a quote
Replied by TrongHau (Hội Viên)
on 2022-07-02 09:27:53.0
Lưỡi em không phải chứng khí hư hạ hãm, mà chủ yếu bệnh tại tỳ và trường vị. Đợt này em bốc 5 thang sau nhé.

Đẳng sâm 12g
Bạch truật 12g
Bạch linh 12g
Chích cam thảo 4g
Bán hạ 12g
Trần bì 8g
Hậu phác 8g
Đại phúc bì 8g
Khương hoạt 8g
Độc hoạt 8g
Phòng phong 8g
Hoàng cầm 6g
Đại táo 3 quả
Gừng tươi 3 lát.

Em huống như cũ nhé. Thang trước hậu môn bị nhột ngứa khi uống là do vị Thương Truật và Mộc hương sơ thông, phát động tỳ khí mãnh liệt quá. Thang này sẽ không bị nữa.
 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org