Chào Anh Tài,
Anh Tài đã đưa ra 1 đề tài rất hay. Tôi và nhiều người nghiên cứu về Đông Y chắc chắn đã có cùng những câu hỏi tương tự như vầy và có thể mất rất nhiều năm để tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Tôi cũng đồng ý với anh VuXQuang là trong 3 đồ hình trên thì đồ hình ở giữa thuyết phục nhất. Sở dĩ chúng ta thấy có nhiều đồ hình khác nhau là vì học thuyết âm dương rất trừu tượng, mỗi người học có thể hiểu theo những đường hướng khác nhau từ đó lý luận và lập ra những đồ hình khác nhau.
Theo tôi hiểu thì cả 3 đồ hình trên đều là bản đã được sửa đổi lại theo những lý luận riêng của nó. Đồ hình âm dương sát với bản gốc nhất là bản dưới đây.
Muốn tìm hiểu đồ hình nào là đúng thì chúng ta cần tìm hiểu xuất xứ của học thuyết âm dương. Đồ hình âm dương là do vua Phục Hy sáng tác ra. Thời đại của vua Phục Hy chưa có đồng hồ và lịch số. Người dân thường cắm 1 cọc đứng giữa sân đễ xem bóng đầu cọc để định giờ. Thời đó các bộ tộc thường sống ở những vùng ven sông Hoàng Hà vì dễ tìm lương thực, săn bắn và trồng trọt. Nhưng những vùng này cũng là những vùng thường xuyên bị lũ lụt, thiệt hại đến mùa màng cũng như nhân mạng.
Vua Phục Hy đã có nhiều trăn trở, nghiên cứu về cách phòng chống thiên tai và lũ lụt. Mỗi ngày ông quan sát, đánh dấu đầu cọc để theo dõi bóng nắng và nhận ra rằng từ sáng tới chiều, bóng nắng đi theo hình chữ S. Lý do dấu đầu cọc di chuyển theo hình chữ S là vì quả đất tự xoay xung quanh nó và đồng thời đi theo quỹ đạo vòng quanh mặt trời. 2 đường quỹ đạo tròn này nhập lại đã tạo ra đường đi của đầu cọc theo hình chữ S. Ông lại khám phá ra rằng mỗi ngày dấu đầu cọc không trùng với ngày hôm trước mà lại chệch về phía bên phải khoảng 1 độ. Và sau khoảng 360 ngày (1 năm) thì dấu đầu cọc lại trở về vị trí ban đầu và từ các dấu chấm đầu cọc này ông đã lập ra được 1 đồ hình dấu đầu cọc, đó chính là đồ hình Âm Dương đầu tiên. Đầu cọc đi từ tây sang đông, nửa trên của đồ hình thuộc phía nam là ban ngày, nửa dưới thuộc phía bắc là ban đêm. Chúng ta thấy rằng đồ hình này mới đúng với đồng hồ của vũ trụ. Thời điểm cực của 1 ngày không phải là giữa trưa (giờ Ngọ từ 11 giờ sáng tới 13 giờ trưa) và giữa đêm (giờ Tý 23 giờ đêm tới 1 giờ sáng) mà là khoảng giờ Thân (15 giờ chiều tới 17 giờ chiều) và giờ Dần (3 tới 5 giờ sáng). Nếu chúng ta theo dõi nhiệt độ trong ngày thì sẽ thấy thời điểm cực độ trong ngày là vào khoảng 3-5 giờ sáng và 3-5 giờ chiều.
đồ hình bóng cọc di chuyển trong ngày và trong năm.
Vua Phục Hy cũng theo dõi mặt trăng và nhận thấy chu kỳ của mặt trăng là từ 28 tới 30 ngày và trong 1 vòng chu kỳ của đồ hình "đầu cọc" thì có khoảng 12 chu kỳ của mặt trăng. Ngày, giờ, tháng, năm từ đó được định ra từ đồ hình này. Những ngày nào mưa, nắng, hạn hán, lụt lội, sấm sét, v.v. đều được ghi nhận và đánh dấu. Qua quan sát và ghi nhận nhiều năm, mùa màng và thời tiết đã được định ra. Các ghi nhận này giúp cho việc canh nông, phòng chống thiên tai. Thời đó đồ hình này đã được dùng như 1 đồng hồ và lịch số nhưng vẫn chỉ hạn chế cho những người nghiên cứu về nó còn những người lao động bình thường thì cảm thấy việc dùng đồ hình này làm đồng hồ và lịch số rất phức tạp. Vì vậy khi chữ viết, đồng hồ và lịch treo tường được phát minh ra thì đồ hình âm dương đã đi dần vào quên lãng.
Đồ hình âm dương của Phục Hy là đồ hình quỹ đạo vòng quay của trái đất, vòng quỹ đạo của trái đất vòng quanh mặt trời và chu kỳ của mặt trăng. Đồ hình này là 1 sáng tác vĩ đại của vua Phục Hy, làm nền tảng cho Đông y và cũng là cơ sở cho nền Dịch Học sau này. Có thể nói vua Phục Hy là 1 trong những nhà khoa học gia đầu tiên về thiên văn học, vũ trụ học, lịch số học trên thế giới.
Thời vua Phục Hy chưa có chữ viết và giấy mực nên các kiến thức được ghi chép bằng các ký hiệu khắc trên gỗ đá, và truyền miệng lại nên dễ bị tam sao thất bổn. Các thời đại sau đó, nhiều người đã huyền thoại hóa đồ hình âm dương (vốn là 1 sản phẩm của khoa học), dùng nó để trừ tà ma, làm bùa chú, và vẽ lại theo nhiều hiểu biết khác nhau vì vậy chúng ta mới có nhiều bản khác nhau. Việc học và tìm hiểu học thuyết âm dương do đó cũng trở nên rất trừu tượng và khó khăn.
Thực ra đồ hình đúng theo như của vua Phục Hy là 1 đồ hình động như dưới đây vì mỗi ngày ông đánh dấu đầu cọc đều di chuyển khác nhau theo chu kỳ vòng tròn. Học thuyết Âm Dương do đó là 1 học thuyết về Dịch (chuyển động) chứ không phải nửa âm nửa dương đứng yên 1 chỗ.
3 đồ hình mà Anh Tài đưa ra thì 2 hình bên phải là 1 khoảnh khắc của đồ hình động và cả 2 cùng đúng, mỗi hình là 1 khoảnh khắc khác nhau của đồ hình động. Còn đồ hình đầu tiên bên trái là đồ hình theo hậu thiên do người đời sau chế lại vì cho rằng dương phải giáng xuống, âm phải thăng lên thì trời đất mới giao nhau, vạn vật mới điều hòa. Ví như ánh nắng ấm phải tỏa xuống, hơi nước ở dưới đất phải bốc lên. Trong cơ thể cũng vậy, dương khí phải giáng xuống, âm khí phải thăng lên thì cơ thể mới điều hòa. Dựa theo lý luận này mới có đồ hình dương đi xuống, âm đi lên vậy. Không chỉ 3 đồ hình này, tôi còn thấy nhiều bản khác nữa, nằm ngang, dọc, phải trái đủ kiểu cả. Nhưng nếu chúng ta muốn nhiên cứu tận gốc thì tôi cho rằng nên theo bản gốc của vua Phục Hy. |
Hôm nay Sài Hồ mới có chút thời gian vào để bàn về đồ hình aam dương này.
Theo Sài Hồ thì chỉ có đồ hình ở giữa là đúng ( theo ý riêng nhé )
Học thuyết âm dương định nghĩa theo tài liệu giảng dạy trong nhà trường là chưa chuẩn " HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Chủ nhật - 26/12/2010 17:47
Sự vật luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là Học thuyết âm dương. Trong y học cổ truyền, Học thuyết âm dương quán triệt từ đầu đến cuối, từ đơn giản đến phức tạp trong suốt quá trình cấu tạo cơ thể, sinh lý, bệnh lý, chẩn đoán, và các phương pháp điều trị "
Đây có thể nói là tính chất của âm dương, nếu định nghĩa như vậy thì vận dụng trong y học rất khó.
Người xưa quan sat mặt trời thấy sáng mọc ở đằng đông, đến trưa mặt trời lên đến đỉnh, chiều tối về nặn về tây, đến đêm thì không có mặt trời, sáng hôm sau lại mọc ở đằng đông. Từ quan sát mặt trời như vậy, sau đó mở rộng ra thấy mọ sự vật hiện tượng vận chuyển đều theo mặt trời từ đó có học thuyết âm dương. Nếu không có mặt trời thì không có học thuyết âm dương, không có sự sống, không có sự vận hành ( âm dương ngũ hành chỉ có trong hệ mặt trời, cụ thể hơn là chỉ xét trong quan hệ giữa trái đất với mặt trời ). Vòng quay của mặt trời ( khi đứng ở trái đất quan sát ) thì nó quay theo chiều kim đồng hồ. Mặt trời lên ở đằng đông giữa trưa là dương cực. Vậy chỉ có đồ hình ở giữa mới nói đúng điều đó, tính theo chiều kim đồng hồ đến đỉnh thì dương cực và sinh âm và đến đêm thì âm cực sinh dương. Am dương là 1 quy luật không thể vận hành lộn xộn thế nào cũng được. đúng chiều là dương và ngược chiều là âm. ví như hình chữ Vạn ở Đạo Phật là dương nó quay theo chiếu kim đồng hồ, trong biểu tượng của Hít Le ngược chiều kim đồng hồ là âm, Một đằng là đỉnh cao của sự yêu thương, một đằng là đỉnh cao của tàn bạo.
Ngũ hành 4 phương đông - Tây - Nam - Bắc không phải là 4 phương của la bàn như ta thường hiểu. Mà Phương Nam thuộc về hỏa chính là lúc mặt trời ở đỉnh đầu, Phương Bắc là lúc 0h, mặt trời ở thẳng chân ta đứng ( như vậy mới có Nam thuộc hỏa và Bắc thuộc thủy chứ ). Hay tại sao tây kim lại giáng... chỉ theo định nghia quan sát mặt trời mới giải thích được chứ nói phế thuộc kim, kim loại mà giáng thì tâ hiểu thế nào... |