Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >> Xin các Thầy tư vấn giúp gia đ́nh em về tiểu tiện không tự chủ

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Xin các Thầy tư vấn giúp gia đ́nh em về tiểu tiện không tự chủ - posted by vinhtc86 (Hội Viên)
on March , 21 2019
Em chào các thầy,
Bố em bị tai biến năm 2008 đến nay đă 11 năm, trong thời gian điều trị tại viện 4 tháng bố em bất tỉnh nên bác sĩ có cắm đường thông tiểu, 1 tuần đầu th́ b́nh thường, từ tuần thứ 2 th́ bịch nước tiểu chuyển sang đỏ như máu, sau khi chuyển lên tuyến trên (Bạch mai), BS. Hương điều trị cho bố em có chia sẻ bố em sẽ không chết v́ bệnh tai biến mà sẽ chết v́ bệnh về tiền liệt tuyến, bố em nằm ở đây 2 tháng (ở đây cũng xông đường tiểu nhưng ko có hiện tượng bịch tiểu màu đỏ như trước) sau 2 tháng đă hồi sức xuất viện về điều trị tại nhà.

Hiện tại bố em, liệt bên trái, chống gậy đi được lanh quanh trong nhà, nhưng càng những năm gần đây bố em đi tiểu tiện nhiều, 4 tháng gần đây nhất th́ hay đái dầm trong t́nh trạng đầu vẫn biết buồn đái nhưng không kịp lấy bô, hoặc ko kịp vào toilet.

Hiện tượng này càng ngày càng diễn ra nhiều hơn,có ngày đái ra quần 2-3 lần, khiến cho tinh thần của ông ngày càng sa sút, mặc dù động viên nhưng con cháu bận đi làm ở nhà có 2 ông bà rất buồn nên lúc nào cũng thấy buồn và ngại với con cháu.

Xin các thầy cho gia đ́nh em lời khuyên về cách tập luyện cũng như bài thuốc để em sắc cho bố em uống, Bố em năm nay cũng đă 68 tuổi, sức khỏe cũng đă yếu, nhiều lần muốn cho đi khám mà ông sợ đái ra taxi hoặc ngại với mọi người không dám đi.

Em rất mong các thầy chỉ giúp bố em bài thuốc để t́nh trạng sức khỏe của ông được cải thiện, đây cũng là bài thuốc giúp tinh thần bố em được tốt hơn, em hiểu tâm lư người già, bệnh ngồi 1 chỗ hay suy nghĩ.

Rất mong các thầy chỉ giúp gia đ́nh em!

Gia đ́nh chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, chúc các Thầy sức khỏe!
 
Replied by truongn (Hội Viên)
on 2019-03-21 03:57:26
Bạn vào mục đông y thực dụng lấy mẫu bệnh án rồi khai theo mẫu. Chỉ trả lời câu hỏi , không lập lại câu hỏi.
 
Reply with a quote
Replied by VuXQuang (Hội Viên)
on 2019-03-21 04:41:59
E khai bệnh theo mẫu bệnh án nhé. E cho biết thêm hiện tại Bố đang dùng thuốc ǵ không, tuyến tiền liệt hiện giờ thế nào?
 
Reply with a quote
Replied by vinhtc86 (Hội Viên)
on 2019-03-22 21:20:39
Quote:
Originally posted by truongn
Bạn vào mục đông y thực dụng lấy mẫu bệnh án rồi khai theo mẫu. Chỉ trả lời câu hỏi , không lập lại câu hỏi.

Dạ em cảm ơn!
 
Reply with a quote
Replied by vinhtc86 (Hội Viên)
on 2019-03-22 21:21:21
Quote:
Originally posted by VuXQuang
E khai bệnh theo mẫu bệnh án nhé. E cho biết thêm hiện tại Bố đang dùng thuốc ǵ không, tuyến tiền liệt hiện giờ thế nào?

DẠ, Em chót tạo chủ đề mới rồi ạ, rất mong các thầy giúp em ạ
 
Reply with a quote
Replied by vinhtc86 (Hội Viên)
on 2019-03-22 21:21:33
HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. LƯ LỊCH:
- Giới tính: Nam Tuổi: 68
- Nghề nghiệp:
- Số con (2 trai, 3gái)
- Thành phố: Nam Định, Việt Nam

2. MÔ TẢ BỆNH LƯ
- Tiền sử huyết áp cao nhưng không sử dụng thuốc điều ḥa huyết áp. 1 tuần ăn 3 quả trứng cùng mỳ úp (v́ vậy độ chin của trứng chưa được cao).
Mắc bệnh tai biến mạch máu năo 11 năm nay (từ năm 2008). Và bị 1 lần. Hiện tại liệt nửa người bên trái, t́nh trạng vẫn chống gậy đi lại trong nhà.
- Triệu chứng về tai biến hiện nay vẫn b́nh thường.
- Các triệu chứng bệnh lư khác như:
1. Nặng tai, nghe tivi rất to, hay cáu gắt
2. Đi đái nhiều, đi tiểu hiện nay không tự chủ được, vẫn ư thức là mắc tiểu nhưng thường xuyên tiểu ra quần dẫn đến tinh thần phiền muộn lo âu.
3. Thời tiết thay đổi thường mệt, ho khi thời tiết lạnh, nhiều đàm dăi
4. Bệnh về răng, thường xuyên nhức buốc răng,
- Sau khi điều trị tại bệnh viện bạch mai th́ chuyển sang điều trị tại nhà, Trước có điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ bệnh viện bạch mai thấy ổn định đến nay chỉ dùng huyết áp Amlo với tuần hoàn năo, Vài năm trước có dùng Duxil, mgB6. Các bệnh về răng th́ khi nào đau nhức ra quầy thuốc tây kê liều uống là đỡ.
- T́nh trạng bệnh tai biến và huyết áp hiện tại ổn định
- Vị giác và Thính giác rất kém, nghe tivi to, ăn không cảm nhận được mùi vị
- T́nh trạng tiểu nhiều về đêm trước hay mất ngủ, hiện tại em đă đóng bỉm và ngủ ngon hơn
- Tiểu nhiều và không ư thức được, nghĩa là khi mắc tiểu vẫn biết nhưng vẫn đái ra quần thường xuyên ngày 2-3 lần.
- Chưa uống thuốc về tiền liệt tuyến

3. CÁC YẾU TỐ, HỘI CHỨNG LIÊN QUAN
- Cân nặng: 61kg, Chiều cao 1m68, Mắc bệnh sỏi thận và huyết áp cao từ xưa
- Huyết áp chỉ số đo gần đây nhất: 99/63 Nhịp tim: 76 lần/1 phút (sờ động mạch cổ tay đếm nhịp đập trong 1 phút)?
- Thường xuyên đau đầu 2 bên thái dương, Thời gian đau thường về chiều muộn. Đau đầu thường kèm theo mệt mỏi, sắc thái kém, mặt xanh nhợt.
- Thường xuyên nhức mỏi cơ thể, tê chân bị liệt, khó co duỗi, lưng đau 2 thắt lưng và đốt sống cuối
- Ăn nhiều, v́ vị giác kém nên ăn lấy no (ngon hay không do tâm trạng vui hay buồn). Tiêu hóa tốt. Thích ăn vừa không nóng quá và nguội quá.
- Rau, Bún, Cơm, thịt lợn, thích ăn đồ nếp.
- Khó ngủ, mỗi ngày ngủ tầm 7-8 tiếng
- Có triệu chứng ho, đàm màu đục
- Miệng khô, hay khát nước hay uống nước mát
- Hơi thở b́nh thường, trừ lúc cáu gắt th́ thở dốc người nóng
- Người (chân, tay, vai, gáy, ...) không lạnh
- Hay đổ mồ hôi, mồ hôi nhớt dầu
- Sợ lạnh, sức chịu lạnh kém.
- Đại tiện: b́nh thường
- Tiểu tiện: nước tiểu đục vàng nhạt, thi thoảng vàng đục
- Sinh lư: Từ hồi bố em bị bệnh em nghĩ rằng không có quan hệ sinh lư
- Sinh hoạt: Do ngồi 1 chỗ lâu năm nên thường xuyên cáu gắt bực bội
- Sắc mặt so với những người xung quanh: Hồng hào trừ lúc mệt người xanh nhợt

4. LƯỠI
- H́nh dáng lưỡi: lưỡi bệu, Không vết hằn răng hai bên lưỡi
- Màu sắc lưỡi: đỏ nhợt
- Đầu lưỡi: b́nh thường, Có điểm đen giữa lưỡi bên phải như h́nh nốt ruồi
- Rêu lưỡi: dầy chỗ dầy ở giữa, Rêu lưỡi không tróc, Màu rêu trắng
- Chất lưỡi: ướt
- Mặt lưỡi không có rănh nứt

5. KINH NGUYỆT (nữ):

6. MỘT SỐ LUU Ư KHÁC (đối với những bệnh lư đặc biệt)
- Bệnh về tiền liệt tuyến, hiện tại tiểu không tự chủ thường xuyên đái ra quần.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org