Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> Các Từ Ngữ Thường Dùng Trong Đông Y

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Các Từ Ngữ Thường Dùng Trong Đông Y - posted by AnhTai (Hội Viên)
on July , 15 2009
AnhTai xin chào các quư vị trên diễn đàn,

Tiểu đệ vẫn thường hay thích đọc các tài liệu về y học cổ truyền nhưng nhiều khi có các từ chuyên môn về Đông y mà đệ không hiểu mà không tra t́m được trong tự điển nào cả. Không biết các huynh có biết sách vở hay trang web nào có từ điển về Đông y không mách cho đệ với. Hoặc có thể được, xin các huynh tạo một trang web mới về các từ ngữ hay dùng trong Đông y th́ đệ nghĩ sẽ giúp ích được cho nhiều người. Ví dụ như các toa thuốc thường hay dùng các từ như: khu phong, chỉ thống, phát hăn, trung tiện, v.v. Những từ ngữ này có lẽ không lạ với các bậc tiền bối nhưng với đám hậu bối như đệ đây th́ thật là khó khăn để mà t́m hiểu về Đông y học.

AnhTai
 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2009-07-15 23:25:35.0
Chào AnhTai,
Đề nghị của AnhTai đưa ra rất hay. Tôi xin liệt kê một vài từ hay dùng dưới đây, hy vọng các quư vị đóng góp thêm vào danh sách các từ hay dùng trong Đông y để chúng ta có thể tạo thành một trang web mới về Tự Điển Đông Y.

Ẩm = là hơi nước, sự ẩm thấp
Bất túc = không đủ, yếu
Bi = đau buồn, đau thương
Biểu = phần ngoài, da (biểu b́)
B́nh = trung ḥa, không nóng, không lạnh
Bối = lưng
Cam = ngọt
Cách = phân chia, chia cách
Cảnh = cổ
Chỉ = cầm, làm giảm
Chích = tẩm mật rồi nướng hoặc sao vàng
Cố = giữ lại, làm giảm sự thất thoát, cố thủ
Cước = chân, cẳng chân; lạnh, âm u lạnh lẽo
Dịch = chất lỏng (ví dụ: tân dịch); bệnh truyền nhiễm (ví dụ: ôn dịch)
Đại tiện = đi cầu
Đàm = chất nhầy, chất đàm
Đạm = nhạt
Điền = bổ sung, thêm vào, làm cho đầy đủ (ví dụ: điền tinh)
Điền trướng = đầy tức
Động = sự chuyển động, làm di chuyển
Hàm = mặn
Hăm = ngâm trong nước nóng
Hàn = lạnh
Hăn = mồ hôi
Hạng = gáy
Hành = làm cho lưu thông
Hiếp = sườn
Hỏa = nhiệt, phần năng lượng làm ấm cơ thể
Hoạt = làm cho di chuyển dễ dàng
Hư = thiếu, yếu, suy
Hung = lồng ngực
Hữu = bên phải
Huyền = căng cứng
Huyễn vựng = chóng mặt hoa mắt
Huyết = phần chất lỏng có màu đỏ vận hành trong mạch để vận chuyển các chất tinh hoa nuôi dưỡng cơ thể
Hỷ = vui vẻ, sung sướng
Ích = làm lợi ích, làm tăng thêm
Khái = ho
Khí = năng lượng, lực, năng lượng vô h́nh vận hành trong cơ thể
Khổ = đắng
Khu = trừ, loại trừ
Khủng = sợ hăi
Kiên = vai
Kiện = làm cho khoẻ lên (ví dụ: kiện tỳ)
Kiện vong = hay quên
Kinh = kinh hăi, sửng sốt quá mức
Lao = hao, gầy
Liễm = khống chế, kềm chế
Loan = co rút
Lợi = là làm cho dễ dàng (trái ngược với nê trệ)
Lục khí = phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa
Lục phủ = đảm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu
Lư = thông (ví dụ lư khí); ở trong, phần trong
Măn = đầy, óc ách
Mao = lông, chỉ sự nhẹ nhàng
Mệnh môn hỏa = chân dương, nguồn của hỏa, tên của 1 huyệt nằm giữa hai quả thận
Nê trệ = tŕ trệ, nặng nề, khó vận chuyển
Ngũ hành = mộc, hỏa, thổ, kim, thủy
Ngũ khiếu = mắt, lưỡi, mồm, mũi, tai
Ngũ sắc = xanh, đỏ, vàng, trắng, đen
Ngũ tạng = can, tâm, tỳ, phế, thận
Ngũ vị = chua, đắng, ngọt, cay, mặn
Nguyên = nguyên thủy, cái nguồn, cái gốc
Nhiệt = nóng
Nhớt = chất nhờn, chất lỏng bị đặc lại
Nhuận = làm điều ḥa, dễ dàng
Nhục = thịt, cơ
Nộ = tức giận
Ố = sợ (ố hàn: sợ lạnh)
Ôn = ấm
Phát = làm cho ra (ví dụ: phát hăn)
Phế = tạng phế (gồm có lá phổi và hệ kinh mạch liên quan đến phổi)
Phong = gió
Quan = bế tắc, đóng giữ
Sao = rang
Sáp = làm săn, se lại
Sôn tiết = ăn vào tả ra
Tà = độc tố, chất độc hại, khí độc
Tả = lấy bớt ra, làm giảm bớt; bên trái
Tân = cay
Tân dịch = chất nước trong cơ thể (không phải huyết)
Tán = làm tan ra (ví dụ: tán kết), nghiền nhỏ
Tàng = chứa
Táo = khô
Thạch = đá, chỉ sự trầm nặng
Thanh = màu xanh (tính từ); làm giảm, thanh trừ (động từ)
Thấp = ẩm
Thất t́nh = 7 thứ t́nh cảm (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh)
Thống = nhức; điều khiển
Thử = nắng
Thực = dư, thừa, quá; vun đắp lên
Thủy = chất lỏng, chất nước
Thũng = là ứ đọng, ph́nh ra do ứ đọng
Tinh = tinh hoa, tinh túy, phần tinh hoa của vật chất là nền tảng của khí
Tích = đường cột sống
Tiết = làm thoát ra, rỉ ra
Tiểu tiện = đi tiểu
Toan = chua
Trệ = tŕ trệ, không thông
Trọc = chất cặn bă, chất nặng, phần c̣n lại sau khi đă lấy đi phần tinh túy
Trung tiện = đánh rắm, x́ hơi ra đường hậu môn
Trường = dài; ruột (tiểu trường: ruột non, đại trường: ruột già)
Tư = bồi dưỡng, bồi bổ, bổ
Tư = tư lự, lo nghĩ
Tức = hơi thở
Ứ = đóng cục, tắc ngẽn
Uất = tắc nghẽn, không thông
Ưu = u sầu, buồn bă
Yêu cổ = phần ngang thắt lưng và vế
 
Reply with a quote
Replied by nguoihn (Hội Viên)
on 2011-12-22 02:22:29.0
Chào các bác
Các bác cho hỏi thuật ngữ Hạ khí trong đông y là Dẫn khí đi xuống hay làm cho khí trong cơ thể yếu đi thế ?
Cảm ơn các bác nhiều.
 
Reply with a quote
Replied by NoiDat (Hội Viên)
on 2011-12-27 13:19:35.0
Chào nguoihn,
Hạ là làm giảm, bớt, làm yếu đi ví dụ như hạ hỏa. Khí thường được dùng với thăng (đưa lên), giáng (đưa xuống) hoặc điều (dẫn đi). Ví dụ như thăng khí, giáng khí, điều khí. Thuật ngữ hạ khí mà bạn gặp có lẽ là giáng khí v́ khí là khí lực của cơ thể, rất cần thiết, không ai muốn làm giảm khí (hạ khí) cả.
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-05-21 00:05:34.0
Chào các quư Thầy, Thiện Nhân và bác Nồi Đất,

Just thấy ĐÔNG Y có rất nhiều thuật ngữ không dễ hiểu chút nào, khiến người không có kiến thức về Đông Y thấy khó ḷng hiểu được hết nghĩa.

Ví dụ như:

1. Đại trường
2. Tiểu trường
3. Tâm và Tâm bào
4. Tam tiêu (thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu là ǵ?)
5. Thận âm và Thận dương
6. Khí và Huyết (tưởng là biết mà chưa biết!)
7. Tỳ và Vị (1 số đề cập Tỳ là dạ dày, số khác lại nói là tụy, lá lách?!)

Rất mong các quư Thầy và Thiện Nhân cũng như bác Nồi Đất giải thích giùm một số thuật ngữ (từ khóa) để mọi người có dịp hiểu rơ hơn về Đông Y ah.

 
Reply with a quote
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên)
on 2012-05-21 10:11:56.0

chào cả nhà,chúc cả nhà luôn luôn vui vẻ và hạnh phúc.và vững bước trên con đương đang chờ và tỏa sáng trong tương lai,

chao justme :

1 câu hỏi rất thú vị.
bạn có thể download cẩm nang chuẩn trị đông y của lê văn sửu về xem nhé,
ḿnh chỉ học được từ quyển sách này nếu mà copy bỏ lên đây khác nào bẻ khóa bản quyền nên đưa link này lên đây cho mọi người tham khảo và đọc nhé,
quyển sách này nói rất hay,và cũng thật tiết lư,hi vọng là bạn thích nó,
chúc bạn thành công,
http://www.filecrop.com/sach-dong-y.pdf.html

ḿnh củng chỉ là một người đang học hỏi đông y từ gia đ́nh thôi.
với lại ḿnh không qua trường lớp đào tạo nào,căn bản củng hạn hẹp.bạn hiểu chứ,cái nào biết th́ nên nói,không biết không nên nói,nói sai th́ sẻ ân hận.v́ thế
,nếu viết sai th́ sợ làm tổn thương người khác và xảy ra nhiều hiểu nhầm.khi nào thành thạo như thầy quangthong02-thầy pho,thầy phudutu th́ mới giám viết bài,ḿnh chỉ lặng lẻ âm thầm học hỏi các thầy,nếu bạn muốn trao đổi th́ thỉnh thoảng chat qua yahoo nhé.
chư không giám múa ŕu qua mắt thợ đâu,
hề hề,sợ các thầy cười chết



bạn tham khảo nhé,

thiện nhân
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-05-21 19:26:06.0
Chào Justme và Thiện Nhân,
Nói nôm na để người ngoài nghành dễ hiểu th́:
Ngũ tạng:
- Tâm = tim
- Can = gan
- Tỳ = lá lách, tụy
- Phế = phổi
- Thận = thận (quả cật)
Lục phủ:
- Vị = dạ dày
- Đảm = mật
- Tam tiêu = thượng tiêu từ miệng trên của bao tử trở lên gồm có tạng tâm và phế; trung tiêu là vùng khoảng giữa bao tử gồm có tạng tỳ; hạ tiêu là phần bụng dưới gồm có tạng can và thận
- Bàng quang = bàng quang
- Tiểu trường = ruột non
- Đại trường = ruột già

Học thuyết tạng tượng của Đông y chỉ là lư thuyết (thiên về chức năng), không phải là những bộ phận cơ thể cụ thể như bên khoa cơ thể học (anatomy) của y học hiện đại. Ví dụ như tạng thận không phải là quả thận (như đă nói nôm na ở trên) mà gồm có thận âm, thận dương, thận khí và cả một hệ thống kinh mạch liên quan đến thận. Học thuyết âm dương cũng vậy. Hàn và Nhiệt là để chỉ tính chất của bệnh tật. Hàn không có nghĩa là nhiệt độ thấp có thể đo được bằng nhiệt kế mà là để chỉ những triệu chứng thuộc về chứng hàn ví dụ như sắc mặt tái, thích uống nóng, sợ lạnh. Cũng tương tự như vậy, nhiệt không có nghĩa là nóng sốt có thể đo được bằng nhiệt kế mà là để diễn tả các triệu chứng của nhiệt như mặt đỏ, mắt đỏ, thích uống lạnh, tinh thần bứt rứt, bực bội, hay nóng giận. Như trường hợp bị cảm phong hàn ở kinh Thái Dương, khi đo bằng nhiệt kế th́ thân nhiệt rất cao (nóng sốt) nhưng về bệnh chứng th́ vẫn thuộc về bệnh hàn do bệnh nhân có các triệu chứng sợ lạnh, rét run, thích uống nóng. Tôi đă gặp nhiều bệnh nhân bị thận suy khá nặng (tiểu đêm, tiêu chảy, đau lưng, di tinh, hoạt tinh, đau nhức khớp xương, nhức đầu, ù tai, v.v.) nhưng khi đi chụp quang tuyến th́ đều có kết quả là thận tốt không có vấn đề ǵ. Nếu Justme có thể chờ được th́ các quư thầy sẽ có một bài về học thuyết âm dương và tạng phủ của Đông y. Nếu chờ lâu quá th́ thấy thầy nào viết bài hay và nhiều trên diễn đàn th́ níu thầy đó mà năn nỉ nhé (hehe).
Phó
 
Reply with a quote
Replied by quangthong02 (Hội Viên)
on 2012-05-22 02:52:54.0
Chào Justme!
Thầy Phó đă giải thích chính xác rồi. Đông y nói về tạng phủ là nói về công năng, không nói về cụ thể cục bộ tạng phủ. Có rất nhiều bệnh nhân, bệnh nặng đến độ nguy hiểm, nhưng tây y chụp chiếu đều kết luận là b́nh thường. Công năng là cái vô h́nh, không thể chụp chiếu và đong đếm được. Từ công đến dụng là hai trạng thái khác nhau, và phải trải qua một quá tŕnh chuyển hóa tích cực, theo lộ tŕnh của một quy luật bất biến.Khi nói đến hai chữ "công dụng" là người ta đang nói đến âm dương mà không biết ḿnh đang nói đến âm dương. Công là nói đến công năng vô h́nh; dụng là nói đến tác dụng, bắt nguồn từ công năng. biết được công nhờ nh́n qua dụng, biết được dụng là nhờ có công. Em hăy tưởng tượng như thế này, cơ thể con người có muốn cũng không nằm ngoài năm phần của ngũ hành, ngũ tạng. Đúng vậy, chỉ có năm phần đó thôi, không có ǵ khác nữa. Trong mỗi phần đó ẩn chứa âm dương. V́ vậy, khi nói đến tạng phủ là đang nói đến công năng, tác dụng, những mỗi liên hệ từ lư (bên trong) ra đến bên ngoài (biểu). ví dụ: tỳ là cơ nhục, là sắc vàng, là môi miệng, là sự lo lắng (t́nh chí), đại diện của nó là tạng được gọi là Tỳ.
Hiện tại ḿnh đang viết bài về Âm Dương Khí Huyết, sau đó sẽ đến phần tạng phủ. Sau khi tham khảo xong, Justme sẽ hiểu sâu hơn.
Thầy Phó quên không nói với em về khí huyết. Khí huyết cũng vậy, Khí không phải là không khí, Khí trong Đông y chính là động, là thúc đẩy, là năng lượng dương, là sự phấn chấn. Khí không chỉ đơn giản gói gọn trong một công thức hóa học; Huyết là sự nhu nhuận, là tóc, là sự mềm mại, là nữ tính...
p/S: Thầy Phó nhờ em bỏ cây lên vai ḿnh rồi. Em yên tâm, thầy Phó bảo bỏ lên th́ em cứ bỏ lên đi, ḿnh sẽ cố vác. hahaha!
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2012-05-22 05:12:50.0
hihi, cảm ơn Thầy Phó, Thầy Quang Thống và Thiện Nhân đă bớt chút th́ giờ để giải đáp thắc mắc về Đông Y. Nhờ các Thầy giải thích nên Just và mọi người mới hiểu rơ hơn về quan điểm của Đông Y. Nghe Thầy Phó và Thầy Thống giải thích về công năng trong Đông Y, lại liên hệ đến tích truyện thầy bói xem voi mỗi khi đi khám bệnh ở Tây Y. Quả là Tây Y chỉ khẳng định khi các lục phủ ngũ tạng đă hỏng (nghĩa đen) hẳn và có chứng cứ rơ ràng th́ mới đi đến kết luận (mà cũng chỉ kết luận về 1 "sản phẩm" mà thôi) ví dụ như thận teo đi, hay phải dùng đến máy để lọc máu, họ chỉ quan tâm đến các chỉ số trên tờ giấy mà "bỏ qua" những triệu chứng mà bệnh nhân kể, mà có kể họ cũng không màng đến và khuyên "không việc ǵ đâu" :(

hehe Thầy Phó thấy Thầy Quang Thống phải mang vác nặng quá chắc cũng không nỡ ḷng nào đứng khoanh tay nh́n Thầy Thống "vác đồ" đâu ah. Just nghĩ là Thầy Phó sẽ trợ giúp Thầy Thống không phần gốc th́ cũng là phần thân hoặc ngọn ah hihi. Hai Thầy cố lên nhé!

Thật cảm ơn công sức của 2 Thầy rất nhiều.

Just


 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2012-05-22 08:31:37.0
Quote:
Originally posted by quangthong02

p/S: Thầy Phó nhờ em bỏ cây lên vai ḿnh rồi. Em yên tâm, thầy Phó bảo bỏ lên th́ em cứ bỏ lên đi, ḿnh sẽ cố vác. hahaha!
Ơ không biết đây có phải là một ví dụ của công năng vô h́nh không nhỉ. Tôi đâu có nói ǵ đến bỏ cây lên vai để cho bác vác đâu hehe.

Đùa chút cho không khí vui nhộn. Ở diễn đàn này (kể cả tôi) ai cũng mê các bài viết của bác. Mọi người đều ngưỡng mộ kiến thức và y thuật của bác tuy nhiên chưa thấy ai khen đến tài văn chương của bác. Các bài viết rất mạch lạc, rơ ràng, súc tích, có đầu đuôi, có dẫn chứng rất đầy đủ. Tôi không phải đi đâu t́m sách nữa rồi.

Cả bài viết và y thuật của bác Phutudu tôi cũng rất mê. Mấy ngày nay không thấy bác Phutudu đâu nhỉ. Bác chịu khó viết bài để mọi người hiểu biết thêm về Đông y nhé.
Phó
 
Reply with a quote
Replied by dieumy (Hội Viên)
on 2012-06-16 03:43:08.0
Em chào các Thầy ạ.

Xin Thầy Phó cho em hỏi.

Đàm ẩm dịch sang tiếng anh có phải là phlegm không? Và thấp có phải là Damp hay Moisture không ạ? Em học theo sách của giovanni, nên muốn hiểu rơ tiếng việt là ǵ ạ.

Mà Thầy Phó ơi, em thấy Thầy mà dịch được sách của giovanni sang tiếng việt th́ hay lắm đó ạ. :))

Em cảm ơn Thầy và chúc Thầy mạnh khỏe.


 
Reply with a quote

<< Trang trước 1 2 3 4 5 6 Trang kế >>

<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org