Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Khôn chết dại chết biết th́ sống

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Khôn chết dại chết biết th́ sống - posted by thientinhtam (Hội Viên)
on July , 07 2018
Khôn chết dại chết biết th́ sống

[img]https://sv2.anh365.com/images/2018/07/08/dta2.2.jpg[/img]

Khi xưa c̣n bé, tôi nghe được một câu danh ngôn, không biết do danh nhân nào nói ra, nhưng đă để lại ấn tượng tới ngày nay, v́ cho tới bây giờ tôi vẫn .. chưa hiểu hết được ư nghĩa của câu nói đó. Câu nói rằng:

“Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết th́ sống..”

Trong đời sống trần gian, thông thường người Khôn hay nắm được thời cơ hành động nên dễ được thành công và có nhiều lợi thế trong mọi phương diện - người Dại trái lại ít khi nhận biết rơ vấn đề nên hay thất bại hoặc chịu thiệt tḥi. Thế nhưng Khôn và Dại đều chết như nhau, chỉ có Biết mới sống. Thế th́ Biết cái ǵ, và làm sao Biết?

Một cách diễn giải giản dị là: sự khôn ngoan sắc xảo quá sẽ tạo sự chú ư và dễ gây thù chuốc oán, c̣n ngu dại quá sẽ bị lợi dụng và phản bội trở thành vật hi sinh tế thần … Thế th́ phải Biết như thế nào để có thể sống được tốt đẹp an lành?

Thắc mắc này đă nằm ngủ quên trong tôi mấy chục năm nay, bây giờ tự nhiên trỗi dậy, v́ một cơ duyên nào đó… Làm sao định nghĩa được chữ Biết? T́m nơi sách vở thánh hiền , trong Luận Ngữ của Khổng Tử, có một câu nói về Biết như sau:

Khổng Tử dạy Trọng Do: “Anh Do, ta dạy cho anh thế nào là Biết này. Biết điều ǵ th́ nhận là biết, không biết th́ nhận là không biết, như vậy là biết.”

Câu này thoạt nghe có vẻ như … huề vốn, nhưng nghĩ lại thấy cũng rất sâu sắc. Chỉ nói điều ḿnh biết, và thẳng thắn thú nhận điều không biết , đó là đă tự biết ḿnh, biết những ǵ làm được và không làm được, và thoải mái, thành thực với chính ḿnh trong sự “biết ḿnh” ấy. Chợt nhớ đến câu nói trong dân gian thật thấm thía:
“Biết th́ thưa thốt, không biết th́ dựa cột mà nghe..”

T́m sự hiểu biết trong sách vở đă là điều khó, nhưng tuy sách vở nhiều vô biên mà biển học bao la lại c̣n vượt lên trên sách vở nữa, nhất là học về cuộc đời. Đời sống không đơn giản mà có rất nhiều liên hệ chằng chịt với nhau, cái biết chẳng phải chỉ có một mà có vô lượng, vô biên, nhưng nói chung, “biết người” để mà sống là điều cần thiết, như Khổng Tử nói: “Đừng lo người ta không biết ḿnh, chỉ lo ḿnh không biết người.”

Biết người rồi lại c̣n phải tự xét ḿnh, cẩn trọng trong lời nói và hành động để khỏi gây nên những hậu quả đáng tiếc. Khổng Tử nói:

Người quân tử có chín điều phải suy nghĩ:

1- Lúc nh́n, phải xem xét đă nh́n rơ chưa

2- Lúc nghe, phải xét xem đă nghe đúng chưa

3- Về sắc mặt, xét xem thần sắc có ôn ḥa không

4- Về dáng dấp, xét xem có khiêm cung không

5- Lúc nói năng, xét xem có thành thực không

6- Lúc giải quyết công việc, xét xem có nghiêm túc không

7- Có điều nghi ngờ, xét lại coi đă thỉnh giáo người khác chưa

8- Lúc phẫn nộ, có nghĩ tới hậu quả xấu liên lụy đến người thân chưa

9- Đạt được điều ǵ, phải xét xem có thích ứng không.

Theo lời dạy của Khổng Tử, trong nhân gian có hai hạng người, người cao quư và người thấp hèn. Quân tử là người cao quư, biết kỷ cương, sống theo luân thường đạo lư, c̣n tiểu nhân th́ có ḷng dạ hẹp ḥi, chỉ biết đến quyền lợi ḿnh mà bất kể người khác. Theo Luận Ngữ, người quân tử có một số hành động điển h́nh như sau:

Người làm trước những điều ḿnh nói, rồi mới nói sau.

Người quân tử trông mong ở ḿnh, kẻ tiểu nhân trông mong ở người.

Người quân tử thân với mọi người mà không kết đảng v́ tư lợi,
kẻ tiểu nhân kết đảng v́ tư lợi mà không thân với mọi người.

Không oán trời, không trách người, học những điều phổ thông trong xă hội mà thấu hiểu thiên mệnh.

Cuộc đời của người quân tử theo khuôn mẫu của Khổng Tử là như sau:

“Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học (đạo lư); ba mươi tuổi biết tự lập (biết khắc kỷ theo lễ nghĩa); bốn mươi tuổi không nghi hoặc (tức có trí đức, hiểu rơ nhân, nghĩa, lễ); năm mươi tuổi biết mệnh trời (biết được những ǵ làm được, những ǵ không làm được); sáu mươi tuổi đă biết theo mệnh trời; bảy mươi tuổi sống tự nhiên theo ư ḿnh mà không vượt ngoài khuôn khổ đạo lư.”

Nói chung, cái Biết của Khổng Tử là cái biết về đạo lư lễ nghĩa để tạo lập một xă hội có kỷ cương trật tự. Cái biết ấy chú trọng vào những mặt nổi trong tương quan giữa người và người hơn là đi sâu vào đời sống tinh thần bên trong mỗi con người. Cá nhân chỉ là một thành phần mờ nhạt trong một tập thể vững chắc với nhiều thứ bậc.

Cao xa hơn Khổng Tử, Lăo Tử phân tích đời sống tới tận nguồn gốc, đi vào một thế giới bao la và huyền nhiệm của vũ trụ. “Đạo khả đạo phi thường đạo..” Bản nguyên của vũ trụ, những ǵ tạo nên thế giới này là điều vượt ngoài ngôn ngữ luận bàn, không thể nói ra, không thể đặt tên được, chỉ tạm gọi đó là Đạo. Đạo sinh ra vạn vật, Đức bao bọc, nuôi dưỡng cho vạn vật sinh trưởng và phát triển. Ở đây, chữ Đức được dùng với ư nghĩa khác với chữ Đức của đạo Khổng. Đức của đạo Nho mang ư nghĩa thiện ác, c̣n Đức của đạo Lăo không có ư nghĩa thiện ác mà là lực tự nhiên của trời đất. Làm những ǵ hợp với lẽ tự nhiên của trời đất th́ gọi là hợp với Đạo Đức.

Lăo Tử chủ trương một đời sống phóng khoáng, không áp đặt kỷ cương lễ nghĩa, cho rằng mọi sự nếu để tự nhiên sẽ đi theo một trật tự nhất định. Đó là cách sống Vô Vi thuận theo những quy luật thiên nhiên của trời đất. Một trong những quy luật căn bản là Luật Phản Phục. Phản phục tức là quay về. Mọi sự sinh ra trên thế giới này đều đi theo một ṿng rồi trở về khởi điểm, sự sống cứ như vậy mà vận hành, luân chuyển và đổi mới măi măi, đó là quy luật thường hằng và vĩnh cửu (bất biến). Đạo Đức Kinh nói:

“Luật vận hành của Đạo là trở lại lúc đầu, diệu dụng của đạo là khiêm nhu.

Vạn vật trong thiên hạ từ “có” mà sinh ra; “có” lại từ “không” mà sinh ra.”

Biết được cái “thường” của quy luật này th́ sáng suốt, không vọng động mà gây họa:

“Vạn vật phồn thịnh đều trở về căn nguyên. Trở về căn nguyên th́ tĩnh (bản tính của mọi vật), gọi là “trở về mệnh”. Trở về mệnh là luật bất biến (thường) của vạn vật. Biết thường th́ sáng suốt, không biết th́ vọng động mà gây họa.”

“Biết luật bất biến th́ bao dung, bao dung th́ công b́nh, công b́nh th́ bao khắp, bao khắp th́ phù hợp với tự nhiên, phù hợp với tự nhiên th́ phù hợp với Đạo, hợp với Đạo th́ vĩnh cửu, suốt đời không nguy.”

Như thế, cái Biết của Lăo Tử là cái biết Đạo, tức quy luật của thiên nhiên trời đất mà sống thuận theo đó, tạo lập một thế giới an b́nh hài ḥa cho ḿnh và cho mọi người. Thế giới đó là một “cơi tiên” lư tưởng, một chốn “non bồng, nước nhược” mà ngay cả thời Lưu Nguyễn ngày xưa cũng đă khó thể t́m thấy, bởi v́ những người ở trong thế giới đó phải là những người thanh cao thoát tục, không nhuốm chút bụi trần. Thời xưa có những người đi vào chốn rừng sâu núi thẳm mà người đời cho là “tu tiên” để được trường sinh bất tử. Nhưng “cơi tiên” đó cũng có thể là một góc sâu kín nào đó trong tâm tư để ta trở về những khi mỏi mệt với những hệ lụy trần ai, muốn xa rời những lao xao của đời sống thế gian:

Ta dại, ta t́m nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao

“Dại” và “Khôn” ở đây, dĩ nhiên chỉ có ư nghĩa tương đối và hàm chứa ẩn ư khác.

Trong chốn lao xao có biết bao điều phiền năo khởi lên từ những đua tranh quyền lợi, từ những hơn thua, thắng bại. Mặc dù vậy, con người bao giờ cũng bị lôi cuốn trong những tṛ chơi ảo hóa thế gian, chạy theo hấp lực của thanh sắc, t́nh tiền và danh vọng. Mấy ai hiểu được những điều huyền vi mầu nhiệm của đạo Lăo, mà nếu có ai hiểu được chắc cũng chẳng muốn nói ra, v́ nói với người không hiểu th́ chỉ gây thêm ngộ nhận. Bời vậy Lăo Tử nói:

Người biết th́ không nói, người nói th́ không biết (Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri).

Nói chung, đạo Khổng thiên về đời sống thế gian thường nhật, đạo Lăo đi vào một thế giới lư tưởng xuất thế gian. Cả hai điều này đều được bao gồm trong đạo Phật, như lời Đức Phật nói: " Phật Pháp bất ly thế gian giác" - có nghĩa pháp Phật không ở ngoài cái biết về thế gian. Nhưng cái Biết trong đạo Phật không chỉ là kiến thức, mà vượt trên giới hạn của kiến thức để trở thành cái Biết vô biên của Trí Tuệ, của Tri Thức chuyển thành Giác Ngộ.

Giác ngộ là mục tiêu đầu tiên trong đạo Phật. Giác có nghĩa là biết, Ngộ là gặp hay nhận ra - có nghĩa giác ngộ là nhận ra chân lư của đời sống đă có sẵn ngay nơi chính ḿnh.

Danh từ "giác ngộ" đă được đạo Bà La Môn dùng trước khi đạo Phật được lập ra. Người giác ngộ được gọi là "Buddha", Việt Nam xưa đọc là "Bụt", sau theo tiếng Hán gọi là "Phật Đà". Tuy nhiên, sự diễn giải về giác ngộ vẫn c̣n rất nhiều mơ hồ, v́ đó là một trạng thái không thể đem chữ nghĩa ra luận bàn, mà chỉ có thể được cảm nhận qua sự thể nghiệm của từng cá nhân.

Trong Trung Bộ Kinh có kể câu chuyện như sau:

Vào thời Đức Phật tại thế, các đạo sĩ Bà La Môn thường hay bàn luận với nhau về câu hỏi thế nào gọi là một vị Phật, hay là người giác ngộ. Có một vị đạo sĩ già tên là Brahmayu, nghe tin Đức Phật Thích Ca là người đă giác ngộ đang du hành đến thị trấn của ông, nên quyết định đến thăm ngài để hỏi điều thắc mắc chính vẫn ấp ủ xưa nay: "Làm thế nào để được gọi là Phật, một người giác ngộ?"

Đức Phật trả lời qua bốn câu kệ như sau:

Những ǵ cần biết rơ, ta đă biết rơ
Những ǵ cần từ bỏ, ta đă từ bỏ
Những ǵ cần tu tập, ta đă tu tập
Do vậy, vị đạo sĩ kia, Ta là Phật.

Như vậy, sự giác ngộ của một vị Phật không chỉ là kinh nghiệm chứng đắc, mà là cả một quá tŕnh vô hạn định để thực hành ba điều trong đời sống: biết những ǵ cần biết, bỏ những ǵ cần bỏ, và tu những ǵ cần tu.

Từ cung vàng điện ngọc Thái tử Tất Đạt Đa đă từ bỏ tất cả, quyết chí đi t́m chân lư để giải quyết cho nỗi vấn nạn muôn thuở của con người: sinh lăo bệnh tử. V́ đâu con người sinh ra trên cơi đời này để phải chịu những khổ năo không tránh khỏi trong ṿng luân hồi vô tận? Có cách ǵ để xa ĺa sinh tử, giải thoát khổ đau hay không?

Và chân lư ngài giác ngộ được đă được tŕnh bầy trong bài pháp đầu tiên "Bốn chân lư cao thượng" (Tứ Diệu Đế), cũng được gọi là bài kinh Chuyển Pháp Luân:

1- Khổ: là một sự thực hiển nhiên của kiếp người- sinh lăo bệnh tử là khổ, muốn mà không được là khổ, yêu mà phải cách xa, ghét lại phải ở gần là khổ ... Nói về bản chất, con người do năm uẩn tạo thành (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) nên sự hiện hữu là vô thường, giả tạm, nếu chấp con người ḿnh là thực th́ khổ..

2- Nguyên nhân sự Khổ (Tập): đó là ḷng ham muốn, ái dục, t́m cầu những điều hoan lạc. Yêu và ghét đều kể là ái dục. Trong sự tham ái khởi lên ḷng chấp thủ, trong ḷng ham muốn khởi lên sự t́m cầu thỏa măn - tất cả đều đưa đến đau khổ. Giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) là trung gian cho ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nhưng vướng mắc trong những cảm giác của giác quan sẽ đưa đến cái khổ, v́ thế trong kinh nói: "Thọ (cảm thọ) thị khổ". Sâu xa hơn nữa, nguyên nhân đưa đến sự đau khổ trầm luân của con người là sự không biết rơ, hay biết sai lầm về bản chất sự hiện hữu của ḿnh (vô minh) , từ đó làm nhân cho luân hồi sinh tử.

3- Diệt khổ (Diệt): là sự đoạn trừ khổ đau bằng cách xả ly ḷng tham ái, sự ham muốn nắm giữ. Buông xả được dục vọng sẽ được tự tại tự do, giải thoát khỏi những phiền năo. Ư niệm buông bỏ chỉ khởi lên khi nhận thức được sự khổ và nguyên nhân gây khổ. Nhưng sự buông bỏ rốt ráo chỉ có khi có trí tuệ thấy biết được bản chất mọi tướng là Không (chiếu kiến ngũ uẩn giai không) và tất cả những ǵ duyên hợp đều chỉ là huyễn ảo, lúc đó mới có thể "vượt qua mọi khổ ách" (độ nhất thiết khổ ách).

4- Con đường chân lư (Đạo): cũng gọi là Bát Chánh Đạo, là phương pháp diệt khổ và được giải thoát, gồm có tám phần: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định.

Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo là cốt lũy của đạo Phật, bao hàm ba yếu tố chính để làm thành một vị Phật, một người giác ngộ, theo như lời Đức Phật nói: sự hiểu biết chân lư, từ bỏ và tu tập.

Đối với con người b́nh thường, quá tŕnh hiểu biết chân lư và tu tập này dường như quá cao xa, nhưng thật ra nó cũng có thể tóm gọn trong bài kệ thật đơn giản sau đây:

Buông mọi niệm ác
Năng giữ niệm lành
Giữ thân tâm thanh tịnh
Đó là lời chư Phật dạy

Trong đó có đầy đủ ba yếu tố: Biết, Từ Bỏ và Tu.

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là Biết. Biết thế nào là niệm lành, niệm ác để giữ lại và từ bỏ. Điều đó bao gồm sự quán chiếu thân ư trong mọi lúc. Cái biết trong từng sát na là ṿng đai bảo vệ con người khỏi bị lôi cuốn theo những cảm xúc khởi động. Cái biết đó là sự tỉnh giác, là cái nh́n khách quan về chính ḿnh và ngoại cảnh. Và trong sự quán chiếu thân tâm mọi lúc đó, sẽ khai triển một cái Biết sâu xa hơn về bản chất của chính ḿnh, để nhận thấy trong thân xác vô thường hoại diệt này vẫn thường hằng một cái ǵ bất sinh bất diệt - đó là cái Không cỗi rễ, nền tảng của mọi hiện hữu, không chứa chấp cái ǵ nhưng vẫn hàm chứa tất cả, v́ từ đó vạn sự khởi lên và cũng ở đó vạn sự trở về. Nền tảng Không ấy chỉ có thể được cảm nhận qua cái biết thuần túy và trực tiếp của Tánh Giác - và chỉ khi tiếp cận được cái Không ấy, ta mới cảm thấy b́nh an thực sự.

Con người sinh ra ai cũng có bản chất như nhau, nhưng có người ch́m đắm trong mê muội khổ đau, người được tự tại giải thoát, chỉ v́ khác nhau ở chỗ Biết (giác ngộ) hay Không Biết (vô minh). Dù khôn hay dại, thành công hay thất bại trong cuộc đời, ai rồi cũng đi theo một con đường chung nhất: sinh lăo bệnh tử. Nhưng người đă hiểu được lư Không của đạo Phật th́ thấy sinh tử chỉ là hai mặt khác nhau của sự sống, nên thường an nhiên tự tại ở ngay trong sinh tử. Phải chăng sự giác ngộ chân lư của đạo Phật đưa người ta đến chỗ "liễu sinh thoát tử", hiểu rơ sự sống mà xa ĺa sự chết, chính là cái Biết để sống trong sự sống vô tận, cái Biết vượt lên trên sự Khôn và Dại của thế gian?

Ngọc Bảo

------------

Nguồn: Sưu tầm

Ảnh: Internet.

------------
 


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org