Thắc mắc của nhiều người về việc ai nên dùng sâm cau? Sâm cau tốt nhưng có phải ai cũng có thể dùng được. Độ tưởi nào thì mới nên dùng sâm cau?
Sâm cau hay còn có các tên gọi khác như Tiên mao, Cồ nốc lan, ngải cau, Thài Lèng, Soọng Cà (Tày), Nam Sáng ton (Dao), có tên khoa học: Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae).
Sâm cau là cây thảo, sống lâu năm, cao từ 20 – 30 cm hoặc hơn, thân rễ hình trụ dài mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, dạng củ to bằng ngón tay mang nhiều rễ phụ giống thân rễ. Lá hình mũi mác hẹp, xếp nếp, có gân như lá cau, mọc tụ họp thành núm từ thân rễ dài 20 – 30 cm, rộng 2,5 – 3cm, gốc thuôn, đầu nhọn, gân song song, hai mặt láng gần như cùng màu, cuống dài khoảng 10cm.
Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng. Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm; hạt 1 – 4, phình ở đầu. Mùa hoa quả: Tháng 5 – 7
Bộ phận dùng: Thân rễ của sâm cau, được thu hái quanh năm.
Công dụng của sâm cau:
Sâm cau có nhiều công dụng với sức khỏe con người, phải kể tới:
Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, tăng khả năng cương cứng; tăng số lượng, hiệu quả và chất lượng tinh trùng.
Người già dùng sâm cau chữa đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối đau mỏi, vận động khó khăn
Giúp tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích miễn dịch, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormone sinh dục nam.
Dùng làm thuốc bổ, điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính
Dùng chữa hen, dùng làm thuốc lợi tiểu, trị tiêu chảy
Hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều kinh.
Rễ giã nát để đắp chữa bệnh ngoài da, chữa lở loét.
Chữa trị loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, vàng da, sốt xuất huyết và nhức đầu…
Những ai không nên dùng sâm cau?
Sâm cau có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể dùng sâm cau được. Bản thân loại thảo dược này cũng có độc tính tuy rằng trước khi sử dụng đều đã qua công đoạn khử độc nhưng vẫn tồn tại một lượng rất ít. Do đó, nếu lạm dụng, sử dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể gây ngộ độc nhẹ
Nếu dùng sâm cau liều cao kéo dài có thể gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức do đó không nên lạm dụng dược liệu này.
Trong đông y khuyên những người hư yếu, bị âm hư hỏa vượng không nên dùng dược liệu này. Những người âm hư hỏa vượng thường có biểu hiện: Hông khô miếng háo, đầu choáng mắt hoa, gò má đỏ ửng hoặc sốt cơn về buổi chiều, lòng bàn tay chân nóng, phiền táo, mất ngủ, mồ hôi trộm, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác (nhỏ, nhanh) |