Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Em xin hỏi các thầy : Tại sao khi đau đẻ ko dc dùng nhân sâm ?

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Em xin hỏi các thầy : Tại sao khi đau đẻ ko dc dùng nhân sâm ? - posted by dieungoclongvn (Hội Viên)
on January , 24 2018
Đây là lần thứ 2 e nghe thông tin như thế này.

Lần thứ nhất là người nhà e , cũng ngậm sâm khi lên bàn đẻ , làm kéo dài thời gian đẻ, bác sĩ chửi quá trời luôn. Chỉ nghĩ đơn giản ngậm sâm cho khỏe để có sức rặn đẻ.

Trường hợp thứ 2 th́ ở dưới đây.

Suưt mất cả vợ và con v́... nhân sâm
28/04/2014 09:07 GMT+7
Các bậc danh y tiền bối chỉ có Hải Thượng Lăn Ông (là tên hiệu của cụ Lê Hữu Trác) là người có ghi chép lại các trường hợp bệnh chữa khỏi gọi là Dương án và các trường hợp bệnh không chữa khỏi, tử vong gọi là Âm án để đời sau lấy đó làm gương, may ra t́m được phương thuốc khác mà cứu được người.

Tôi là một dược sĩ, nên chỉ ghi chép lại các trường hợp bản thân được chứng kiến về tác dụng của thuốc để rút kinh nghiệm hoặc cảnh báo cho người thân và cộng đồng. Tôi xin góp một câu chuyện đă ghi chép được cách nay 40 năm.

Trong Đông y nhân sâm được xếp vào hàng quư hiếm: sâm, nhung, quế, phụ. Thời kỳ bao cấp nước ta nhập nhân sâm của Triều Tiên về phân phối cho các cán bộ thuộc diện Ban bảo vệ sức khỏe của tỉnh quản lư, mỗi suất 10g sâm củ loại một (15 củ = 600g). Tôi là Trưởng trạm Nghiên cứu dược liệu và kiểm nghiệm dược phẩm tỉnh Bắc Thái (trong các tỉnh thành trên cả nước khi ấy chỉ có Bắc Thái có liên trạm NCDL & KNDP) thuộc diện “có tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe” nên được phân phối một suất. Vợ tôi cũng là dược sĩ đại học (chuyên khoa dược liệu khóa đầu tiên của Trường đại học Dược Hà Nội) công tác ở Pḥng Quản lư dược Ty Y tế Bắc Thái nên cũng biết tác dụng của nhân sâm. Cuối tháng 10/1973 sắp chuyển dạ đẻ nên vào Khoa Sản - Bệnh viện A để chờ đẻ. Nhà tập thể của chúng tôi cũng ở liền Bệnh viện A nên cứ hết giờ làm việc là tôi sang xem vợ có chuyển biến thế nào. Vợ tôi đau kéo dài tới 12 giờ, rất mệt (v́ là đẻ con đầu nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm ǵ chỉ trông vào các thầy thuốc Khoa Sản). Thấy vợ mệt quá, tôi phải đến bác sĩ bệnh viện trưởng xin tem phân phối mua một hộp sữa đặc hiệu “Ông Thọ” cho vợ bồi dưỡng. Khi đem sữa về cho vợ uống, vợ tôi tức giận bảo: “Người ta đau mệt chết đi được, có tí nhân sâm lại đem cất đi, đợi bao giờ không thở được mới cho uống à”, tôi bảo: “Nhân sâm là thuốc bổ thuộc loại đại bổ nguyên khí. Nếu dùng cứu nguy cho người thoát dương th́ phải phối hợp với phụ tử chế. Em mệt do đau đẻ, không biết dùng nhân sâm độc vị có được không”. Vợ tôi bảo: “Em c̣n nhớ lời thầy giảng về nhân sâm khi c̣n là sinh viên: Các nhà khoa học Liên Xô đă thí nghiệm cho hai lô chuột nhắt, lô thứ nhất uống nhân sâm, lô thứ hai làm đối chứng cho uống nước cất, rồi bắt tất cả lội nước. Kết quả cuối cùng là sau hai giờ lội nước, lô uống nhân sâm có tới 80% số chuột vẫn c̣n đủ sức lội nước so với đối chứng là 0%”. Tôi bảo: “Đó là thí nghiệm trên động vật khỏe mạnh, c̣n em là người chờ đẻ, để anh phải tra sách cho kỹ đă, không thể thấy nhân sâm là thuốc bổ th́ dùng được”.

Tôi về pḥng làm việc tra cứu trên các tài liệu hiện có như: Dược điển Việt Nam I (1970). 6 tập sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của dược sĩ Đỗ Tất Lợi (năm 1980 dược sĩ Đỗ Tất Lợi mới được Nhà nước phong hàm Giáo sư Đại học) và một số sách của Trung Quốc, Dược điển Liên Xô IX (1961). Trong mục nói về nhân sâm, tất cả đều không có một chữ nào khuyên không nên dùng nhân sâm cho người đau đẻ. Chỉ có lời khuyên: “Những người bệnh có thực tà không dùng được” và truyền thuyết về “Phúc thống phục nhân sâm... tắc tử” lưu giữ trong đầu tôi. Truyền thuyết kể rằng có một thầy lang khám cho cháu 3 tuổi bị đau bụng, đi phân lỏng, thấy cháu quá mệt, thầy định cho dùng nhân sâm, trước khi quyết định thầy giở sách tra cứu về nhân sâm, ở đoạn cuối trang ghi: phúc thống phục nhân sâm... Thầy vội gấp sách lại rồi cho cháu uống thang thuốc có nhân sâm, sau khoảng nửa canh giờ th́ cháu tử vong. Thầy tra lại sách, mở tiếp trang sau có chữ... tắc tử. Như vậy, sách đă ghi: Đau bụng dùng nhân sâm... ắt chết (tiếc rằng chữ “ắt chết” lại ở trang sau mà lần đầu thầy chưa giở ra). Truyền thuyết này đă nhắc nhở tôi phải đọc kỹ tài liệu để tránh sai sót như người xưa.

Thế là tôi phải thuận theo ư vợ, chia suất nhân sâm 10g thành 5 miếng, đưa cho vợ ngậm 1 miếng, sau 1 giờ th́ vợ tôi nhai hết miếng sâm, đỡ mệt nên ngủ được. Đến 21 giờ tôi vào thăm, vẫn chưa thấy lên bàn đẻ, sốt ruột quá tôi đến gặp bác sĩ trực (BS. Lư Thị H.) bác sĩ khám cho vợ tôi bảo: “côn” (cổ tử cung) đă mở được 6 phân rồi. Tôi yên trí là vợ sắp đẻ rồi ngồi chờ đến 24 giờ vẫn chưa thấy bác sĩ hành xử ǵ, tôi lại vào pḥng bác sĩ đề nghị kiểm tra cho vợ tôi. Sau khi kiểm tra, bác sĩ bảo: “côn” không mở được thêm nữa. Tôi đề nghị can thiệp y khoa cho vợ tôi đẻ. Bác sĩ bảo: đây là chuyên môn của tôi, anh là dược sĩ không nên can thiệp vào. Vợ tôi lại yêu cầu cho ngậm tiếp một miếng sâm nữa để có sức “rặn đẻ”. Tôi nghĩ: đến miếng sâm này tổng số mới là 4g vẫn chưa quá liều 6g/ngày, nên đưa sâm cho vợ ngậm. Sau đó, tôi ngồi chờ rồi cũng gục xuống bàn ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy th́ đă 5 giờ sáng, thấy vợ vẫn chưa đẻ được, bác sĩ vẫn “b́nh chân như vại”, tôi phải chạy xuống nhà tập thể Bệnh viện A gơ cửa pḥng bác sĩ M. - Trưởng khoa Sản gọi: M. ơi, dậy ngay cứu vợ tao với! “Côn” mở 6 phân từ 9 giờ đêm qua mà đến giờ chưa đẻ được.

Thế là bác sĩ M. và tôi chạy vội lên pḥng đỡ đẻ. Bác sĩ M. khám ngay cho vợ tôi, thấy cổ tử cung đă mở hết nhưng không có cơn co tử cung, có biểu hiện suy tim thai. Anh lấy máy hút thai trong tủ trực ra, bảo tôi tiệt khuẩn để cấp cứu. Tôi đem rửa th́ thấy tổ ṭ ṿ trong giác hút, rửa sạch giác hút rồi tôi đổ cồn 90 độ vào đốt để tiệt khuẩn, sau lại đổ cồn 90 độ vào làm lạnh để kịp dùng ngay. Bác sĩ M. bảo tôi bơm máy hút, hai bác sĩ và hai y tá kéo giác hút và giữ vợ tôi trên bàn đẻ, đến lúc kéo được con tôi ra th́ nó đă ngạt, trắng như túi bóng đựng nước, bác sĩ M. phải một tay xách ngược hai chân bé lên, một tay phát thật mạnh vào mông bốn, năm cái bé mới khóc lên được, khi cất được tiếng khóc đầu tiên, bé mới hồng trở lại. Tôi nín thở từ lúc kéo được con ra khỏi bụng mẹ đến khi con cất được tiếng khóc chào đời mới thở ra được nhẹ nhàng và xem đồng hồ, lúc ấy là 7 giờ, mặt trời đỏ như bát tiết vừa ló ra khỏi đám mây.

Thế là nhờ bác sĩ M. cấp cứu sau gần 2 tiếng đồng hồ vợ con tôi đă thoát chết, do bác sĩ Lư Thị H. vô tâm và 2 miếng nhân sâm hảo hạng dùng cho người đau đẻ đă làm cho vợ tôi đờ tử cung suưt chết cả mẹ lẫn con, chuyện này tôi nhớ suốt đời. Nay chép lại làm bài học kinh nghiệm Âm án.

Ngày nay, nhân sâm Hàn Quốc và nhân sâm Trung Quốc (sâm Cát Lâm) nhập vào nước ta rất nhiều, cứ có tiền là mua bao nhiêu cũng được. Các nghiên cứu khoa học cũng thông báo có hàng chục trường hợp không nên dùng nhân sâm độc vị. Thiết nghĩ, câu chuyện này cũng là bài học cảnh giác cho những bà mẹ mang thai và là đề tài cần nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm về tác dụng lợi, hại của nhân sâm với người chuyển dạ đẻ.

DS. Trần Xuân Thuyết


Trích nguồn: http://m.vietnamnet.vn/vn/doi-song/suyt-mat-ca-vo-va-con-vi-nhan-sam-172800.html

Các thầy giải thích nguyên nhân hộ e cái. Tại sao tử cung lại đơ luôn ko co bóp để đẩy thai ra dc nữa ?
E xin cảm ơn các thầy.
 
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2018-01-26 22:55:01
Chào dieungoclongvn ,
Thuốc Đông y dùng phải đúng bệnh, đúng liều lượng mới có tác dụng. Nếu không có hiểu biết về Đông y, Đông dược mà dùng thuốc kiểu cầu may th́ hậu quả khó lường.

Nhân sâm nếu để nó trong lọ, không đụng tới th́ nó chẳng giúp ai mà cũng chẳng hại ai. Nếu lấy nó ra dùng mà dùng không đúng khiến cho bị biến chứng th́ đó là lỗi của người sử dụng không phải lỗi của Nhân sâm. Nói dùng Sâm là hại cho người bệnh đó chẳng qua là đổ thừa cho Nhân sâm để che cái dốt của ḿnh. Cũng như người mới tập lái xe tông vô cột đèn rồi đổ thừa là lỗi của xe hay lỗi của cột đèn vậy.

Phụ nữ khi mang thai thường bị khí huyết lưỡng hư do cơ thể dồn sức vào nuôi bào thai. Nếu người mẹ thể chất yếu đuối sẵn hoặc khi mang thai mà không điều dưỡng đầy đủ th́ có thể dẫn tới t́nh trạng đẻ khó. Sức khoẻ của cơ thể cũng như sức rặn đẻ là do khí huyết tạo thành. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm, nếu thiếu 1 th́ cơ thể sẽ không có sức rặn, huống hồ là người mang thai thường bị cả khí lẫn huyết lưỡng hư. Quan niệm bổ khí để có sức rặn là do thiếu hiểu biết về quy luật âm dương. Khí không có huyết th́ cũng không có sức. Lấy 1 ví dụ sau để dễ hiểu. Nếu dùng 1 thau nước rồi lấy 1 ống nước nhúng vào th́ sẽ không có chuyện ǵ xảy ra cả v́ nước tự nó không làm ǵ được. Nếu cho nước vào 1 b́nh kín có ṿi rồi nén khí vào. Lúc này gắn ống nước vào rồi mở ṿi th́ nước sẽ theo đường ống mà chạy suốt ra ngoài, khí càng mạnh th́ sức nước sẽ càng mạnh. Nếu b́nh kín này không có nước th́ khí cũng chạy theo đường ống mà phun hơi ra nhưng sức chẳng có bao nhiêu. Nếu dựng 5 viên gạch đỏ rồi chỉa ống vào cách các viên gạch khoảng 5 tấc th́ hơi nén cả 100psi cũng không đủ để làm đổ 5 viên gạch. Nhưng nếu trong b́nh có nước th́ nước cộng với hơi nén 100psi có thể bắn vỡ cả 5 viên gạch, c̣n nếu trong b́nh có đầy nước mà không có hơi nén th́ nước chẳng làm ǵ được. Như vậy cho thấy khí phải có nước mới có chỗ dựa mà phát huy. Nếu không có nước th́ khí cũng có chút sức nhưng chẳng thấm vào đâu. Một ví dụ khác là mặt biển nếu không có gió th́ sẽ lặng gần như mặt hồ, nếu có gió th́ sẽ có sóng, gió càng to th́ sóng sẽ càng lớn. Nước đi với gió th́ công lực phát huy rất mạnh.

Trở lại cả đẻ khó trên, ví dụ như sản phụ rặn đẻ cần 10 phần sức th́ 5 phần sẽ từ huyết, 5 phần sẽ từ khí. Nếu huyết có 4 phần mà khí chỉ có 2 (huyết hư ít, khí hư nhiều) th́ sẽ không có sức rặn (như chậu nước không có khí nén), dùng sâm trong trường hợp này chắc chắn sẽ có tác dụng tốt. Nếu huyết có 3 phần khí có 3 phần th́ dùng 1 ít sâm cũng giúp sức để rặn đẻ, nhưng nếu không biết mà dùng nhiều sâm quá th́ khí sẽ lấn át huyết khiến cho huyết càng hư thêm v́ vậy càng khó rặn đẻ. Nếu huyết hư nhiều, khí hư ít mà dùng sâm th́ lại càng nguy. Ca bệnh trên sản phụ cơ thể rất mệt mỏi yếu đuối như vậy là khí huyết lưỡng hư. Nhờ dùng Sâm mà xương chậu mở ra được 6 phân nhưng không mở hết, người mẹ vẫn không có sức rặn cho thấy khí mà thiếu huyết th́ có chút sức nhưng cũng chẳng được bao nhiêu. Khi huyết hư th́ tử cung không sinh đủ chất nhờn để bào thai có thể ra dễ dàng v́ vậy bào thai lại càng khó ra. Ca bệnh trên dùng Sâm là bị sai, cái sai này là do người dùng không phải do Sâm. Nếu bổ cả khí huyết th́ chắc chắn đă được mẹ tṛn con vuông, sanh nở dễ dàng, chẳng phải hút hay mổ xẻ ǵ cả, mà cũng chẳng bị "bác sĩ chửi quá trời".

Nói tóm lại, vị thuốc dù độc nhưng dùng đúng bệnh cũng thành bổ, vị thuốc bổ nếu dùng sai bệnh cũng thành độc. Nếu không biết về thuốc th́ không nên dùng, nếu dùng mà không đúng bệnh khiến cho bệnh nhân bị biến chứng th́ trách người cho thuốc chứ đừng trách thuốc. Cảnh báo người khác đừng dùng thuốc là lấy cái sai, cái thiếu hiểu biết của ḿnh làm hại cho những người khác.

Phó
 
Reply with a quote
Replied by dieungoclongvn (Hội Viên)
on 2018-01-27 12:44:03
E xin cảm ơn thầy phó. Bài viết đă giải thích rất rơ ràng thắc mắc của em.
 
Reply with a quote
Replied by lang quê (Hội Viên)
on 2018-01-29 12:34:31
cảm ơn thầy Phó đă giải thích vô cùng dễ hiểu =)
 
Reply with a quote
Replied by SaiHo (Hội Viên)
on 2018-01-30 10:32:24
Vị Nhân sâm tính lạnh mà lại thăng khí. sản phụ lúc này khí huyết hư và hàn nên dùng thêm hàn là không hợp lư. Hai nữa nó giúp thăng khí mà lúc này cần nhuận hạ mới ra được chứ. Người xưa khí đẻ dùng sa tiền tử hay chỉ xác giúp hoạt thai là nhờ t́nh nhuận hạ giáng khí của nó.
Chứ lại dùng nhân sâm hay bài bổ trung ích khí cho thăng đề th́ làm sao mà ra được
 
Reply with a quote
Replied by dieungoclongvn (Hội Viên)
on 2018-02-04 07:43:00
Quote:
Originally posted by SaiHo
Vị Nhân sâm tính lạnh mà lại thăng khí. sản phụ lúc này khí huyết hư và hàn nên dùng thêm hàn là không hợp lư. Hai nữa nó giúp thăng khí mà lúc này cần nhuận hạ mới ra được chứ. Người xưa khí đẻ dùng sa tiền tử hay chỉ xác giúp hoạt thai là nhờ t́nh nhuận hạ giáng khí của nó.
Chứ lại dùng nhân sâm hay bài bổ trung ích khí cho thăng đề th́ làm sao mà ra được


Em cảm ơn thầy.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2024 yhoccotruyen.org