Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Xin hướng dẫn thắc mắc

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Xin hướng dẫn thắc mắc - posted by tiendung (Hội Viên)
on November , 29 2017
Mong các Thầy, các bạn Hữu xin giải đáp thắc mắc, giải thích giúp em không hiểu điều này tại sao thái âm thì đi với phế, tỳ ( mà không đi 1 cặp khác) và cũng như thái dương thì đi với tiểu trường, bàng quang; thiếu dương thì đi với tam tiêu, đởm.....em không hiểu, người xưa làm cách nào mà xác định như vậy. Kính mong CÁC Thầy, các bạn Hữu chỉ giúp , thành thật cảm ơn rất rất nhiều
 
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2017-11-30 23:45:27.0
@tiendung,
Ngày xưa vua Thần Nông nếm thuốc được là vì ông có cơ thể nhẹ nhàng như ông tiên, kinh mạch khai thông, cho nên khi ông nếm thuốc biết khí lực của thuốc chạy vào kinh nào. Ngày nay cũng có người có trình độ đó nhưng rất hiếm. Họ biết khí lực xuất phát từ ngũ tạng chạy đi đâu theo các kinh mạch nào, cho nên mới đặt tên cho kinh mạch đó được như kinh phế, kinh tỳ, tiểu trường, đởm,... chạy theo những đường nào. Khi nào em tập khí công hoặc ngồi thiền khai thông kinh mạch trong cơ thể thì em sẽ biết. Nhờ biết chính xác được như vậy nên người xưa họ mới phát minh ra môn châm cứu để khai thông kinh mạch, hoặc sáng tạo ra toa thuốc để trị bệnh. Nếu kiến thức đó không chính xác thì làm sao trị được bệnh tật?
Vì ngũ tạng thuộc âm cho nên các kinh mạch của tạng đều thuộc âm, vì các phủ thuộc dương cho nên các kinh mạch của phủ đều là dương.
Gọi tên thái dương, dương minh, thiếu dương là tùy theo mức độ nhiều ít của dương khí chạy trong kinh mà đặt tên. Gọi tên thái âm, khuyết âm, thiếu âm cũng như vậy, tùy theo âm khí lưu chuyển nhiều ít trong kinh mạch.
 
Reply with a quote
Replied by tiendung (Hội Viên)
on 2017-12-06 04:06:17.0
Dạ cảm ơn anh Luanle nhiều nếu anh có hướng dẫn kỳ hơn xin mong giúp đở thành thật cảm ơn Anh và các anh em góp ý thêm
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2017-12-06 16:37:13.0
Quote:
Originally posted by tiendung
Dạ cảm ơn anh Luanle nhiều nếu anh có hướng dẫn kỳ hơn xin mong giúp đở thành thật cảm ơn Anh và các anh em góp ý thêm

Biển học mênh mông em phải hỏi thì mới có câu trả lời chính xác, cho nên người Việt mới gọi là học hỏi, tức là muốn học cần phải hỏi.
 
Reply with a quote
Replied by tiendung (Hội Viên)
on 2017-12-08 03:30:47.0
Cảm ơn Anh, mong Anh chỉ giúp có nghĩa là: Tại sao Thái âm thì chứa cập phế và tỳ, mà không chứa cập khác cũng như Thái dương thì đi với (tiểu trường, bàng quang); Thiếu dương thì đi với (tam tiêu, đởm)
 
Reply with a quote
Replied by SaiHo (Hội Viên)
on 2017-12-08 20:09:43.0
Cái này em cần đọc kỹ Thương Hàn Luận của cụ Trọng Cảnh. Cụ nói lục kinh chư không như ngày nay nói 12 kinh xong lại bảo cụ không biết gì. Lục kinh gồm Thái Dương, Thiếu Dương, Dương minh, Thái âm, thiếu âm, quyết âm. 1 kinh chạy từ chân lên tay và ngược lại chạy từ tay xuống chân chứ không chia cắt ra thành 2 đoạn từ chân lên ngực bụng rồi lại từ ngực bụng ra tay như bây giờ. Ví dụ Kinh Thái Dương gồm Tiểu trường và Bàng quang thì xuất phát từ đầu ngón tay út chạy lên vai gáy kết thúc ở Quyền liêu và tiếp với kinh Bàng quang ở Tình minh chạy lên đầu xuống sau lưng và xuống chân, Vậy kinh thái dương này là 2 nhưng thực chất chỉ là 1 vì nó lối liền nhau, và sau lưng là phần dương, dương khí bao bọc nên gọi là thái dương. Nên huyệt hậu khê trên kinh tiểu trường ở tay lại chủ cột sống, chỉ cần huyệt hậu khê ấm, khí phát ra ở kinh tiểu trường thông thì cột sống sẽ thông, đó là chìa khóa của cột sống.
Các kinh khác cũng tương tự đó
 
Reply with a quote
Replied by luanle (Hội Viên)
on 2017-12-08 21:21:49.0
Cám ơn thầy SaiHo đã giúp làm sáng tỏ thêm vấn đề.
Khi em hỏi tại sao Thái Âm chứa phế tỳ mà không chứa cặp khác thì đó là theo sự phân loại của cổ nhân, chia cấu trúc của khí lực trong cơ thể con người làm thành 6 kinh sắp xếp từ ngoài vào trong:
Thái dương
Dương minh
Thiếu dương
Thái âm
Thiếu âm
Quyết âm.
Sáu kinh mạch hay 6 lớp từ trường đó bao bọc cơ thể thành từng lớp giống như một củ hành tây có 6 lớp, lớp vỏ bên ngoài là dương (biểu), bên trong là âm (lý).
Sáu lớp vỏ khí lực đó có 6 loại tần số khác nhau, mà khí lực của phế tỳ có tần số giống nhau thuộc loại Thái âm cho nên kinh mạch Phế Tỳ được xếp vào loại Thái âm.
Tiểu trường và Bàng quang có tần số giống nhau tương ứng với lớp khí lực của Thái dương.
Tương tự như vậy với khí lực của các cơ tạng khác Tam tiêu & Đởm xếp vào loại Thiếu dương, Đại tràng & Vị xếp vào loại Dương minh, Tâm & Thận xếp vào loại Thiếu âm, Can & Tâm bào xếp vào loại Quyết âm, tức là ở bên trong cùng.

 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org