|
Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> Các Phương Pháp Cấp Cứu bằng Đông Y
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Các Phương Pháp Cấp Cứu bằng Đông Y - posted by PhoHVB (Hội Viên) on July , 13 2017 | Y học hiện đại đă có những bước tiến dài trong các phương pháp cấp cứu. Khi gặp bệnh nhân cần cấp cứu nên đưa bệnh nhân đi bệnh viện để các chuyên viên lo. Các phương pháp cấp cứu dưới đây được thu thập từ các phương pháp cổ truyền mà tôi biết hoặc từ nhiều sách Đông Y bằng Việt ngữ và Hán ngữ được sưu tầm trong nhiều năm. Dùng để tham khảo, hoặc dùng khi bệnh nhân ở 1 nơi không có bệnh viện hoặc bệnh viện quá xa mà không có phương tiện đưa đi ngay, hoặc áp dụng các phương pháp cấp cứu cổ truyền trong khi đợi xe cứu thương tới. Có những trường hợp như bệnh nhân bị tai biến, bất tỉnh hoặc co giật do áp huyết tăng quá cao, dùng các phương pháp cổ truyền để giảm áp huyết trước khi đưa đi bệnh viện th́ khả năng cứu được sẽ cao hơn. Nếu đưa đi ngay có thể bệnh nhân không qua nổi trên đường đi. Ai có những phương pháp cấp cứu cổ truyền nào muốn chia xẻ th́ cứ đăng tiếp vào chủ đề này.
Ong đốt:
- Dùng củ hành tím, bằm nhuyễn rồi đắp lên chỗ bi đốt.
- Dùng phân giun quết với nước giếng đắp lên chỗ bị đốt rất hay.
- Dùng lá khai môn bằm nhuyễn đắp lên.
- Dùng mật ong luyện với bột nghệ đắp lên, nếu không có nghệ dùng 1 ḿnh mật ong cũng tốt
- Dùng bột Hùng hoàng với Khổ phàn bôi lên
Ngộ độc do thức ăn, thức uống:
Khi bị ngộ độc do thức ăn/uống hoặc không biết là do thứ ǵ, dùng Đất hoàng thổ (黄土地 - Huang tu di) ḥa với nước giếng rồi gạn lấy nước ở trên (không có cát) cho bệnh nhân uống vài tô như vậy sẽ giải được độc. Khi bệnh nhân bị ngộ độc do ăn, uống, tối kỵ các thứ nóng hoặc có rượu. Sau khi giải được độc, trong 3 ngày không được ăn lươn hoặc cá.
Hoàng thổ là thứ đất vàng. T́m vùng có đất vàng, đào sâu xuống khoảng 2 gang tay trở lên hoặc cho tới khi nào thấy được lớp đất vàng ươm, không lẫn tạp chất có màu đen hoặc các màu khác là được. Lấy đất này phơi khô để trong lọ để dùng khi cần thiết. Vị Bạch truật nếu tẩm với nước Hoàng thổ rồi sao lên sẽ giúp tăng công năng bổ tỳ.
Ngộ độc và thổ huyết ra thất khiếu:
Khi bị ngộ độc mà mắt, mũi, tai, mồm đều rỉ máu, dùng Thích vị b́ (刺猬皮 – Ci wei pi) 3 tiền, tán bột, ḥa với rượu uống sẽ giải được.
Ngộ độc do dùng thuốc quá liều:
Người bệnh dùng thuốc quá liều, mặt mũi sung phù, môi nứt chảy nước, sắc Cam thảo 30g, lấy nước đặc, cho bệnh nhân uống mỗi lần 1 th́a ăn cơm. Uống nhiều lần cách nhau khoảng 1 tiếng sẽ giải được độc. Hoặc dùng đậu xanh có cả vỏ, sắc lấy nước đặc uống nhiều lần cũng giải được.
C̣n tiếp ... | | |
Replied by giatruyenchibao (Hội Viên) on 2017-07-14 04:55:13 | cấp cứu là vấn đề sống c̣n của con người do ngoại cảnh hay tự phát đưa đến . vậy đang đi trên đường hay trong rừng v.v.. th́ lấy thuốc đâu mà sắc hoặc có những bệnh phải cần giải quyết ngay
tất cả những ca dưới đây đă gặp và chữa thành công cho nạn nhân
1- chảy máu cam dùng loạn phát [tóc bất cứ của ai] đốt thành than lấy than đó thổi vào lỗ mũi lập tức ngừng chảy máu cam
2-bị rắn cắn lập tức bảo nạn nhân quơ tay về đằng sau bứt được bất cứ thứ cỏ ǵ cho lên miệng nhai rồi lấy bă thuốc đó đắp vào vết rắn cắn su đó garô để tránh nọc rắn chạy lưu ư phần này tránh gặp phải lá han hoặc lá ngón lá khoai ngứa nhưng xác xuất có những cây này là rất thấp
3-trúng phong có 2 loại riêng phần này người cấp cứu cho nạn nhân phải biết huyệt đạo -nếu không biết huyệt đạo nên có 1 điện thoại có google hoặc 3g v.v..để truy cập ngay
a-trúng phong dạng bế chứng thuôc thực
-triệu chứng; tự nhiên ngă vật mê man, miệng mím không mở, mặt đỏ, tay nắm chặt
-phép chữa; trước hết để nạn nhân nằm nguyên tại chỗ không được dịch chuyển-
- nên dùng cây kim khâu hay vật nhọn được khử trùng
bằng bật lửa ga châm vào đỉnh 10 đầu ngón tay nặn cho ra máu
nếu người nào biết 12 huyệt tỉnh dùng nhanh hơn
-sau đó bấm - hoặc châm huyệt bách hội và nhân trung + dũng tuyền
-lưu ư khi bấm huyệt bách hội có cảm giác lún sâu so với bề mặt da bên cạnh= 5 ly tức nửa phân thước tây là được sau đó giữ nguyên từ 5-7 phút riêng huyệt nhân trung cũng vậy
huyệt dũng tuyền nằm rưới gan bàn chân phải là người có sức th́ mới bấm được nếu yếu phải dùng đầu đũa ăn cơm nhưng cũng dừng ở mức dộ gần đến xương bàn chân
sau khi nạn nhân tỉnh hẩn rồi mới đưa đi bv hoặc về nhà và tiếp tục điều trị nếu có di chứng nhưng thường th́ tôi chữa song là họ đứng dậy ngơ ngác và hỏi tại sao lại ở đây và tự đi về được
tôi sẽ đăng cũng chứng trúng phong thuộc hư [ chứng thoát] vào dịp khác
| | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2017-07-28 00:16:20 | Bị phỏng nặng:
Khi bị phỏng nặng, dùng đồng tiện đổ lên chỗ bị phỏng sẽ giúp giải đi hoả độc, tránh hoả tà xâm nhập vào tâm. Nếu không có đồng tiện th́ dùng nước ấm hoà với 1 chút mật ong đổ lên chỗ bị phỏng. Nếu bị phỏng do hoả hoạn th́ đổ lên khắp người. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh đổ lên người bệnh nhân v́ sẽ làm cho hoả độc bị dồn vào trong gây ra những chứng co rút gân xương, nặng th́ sẽ tàn tật, nhẹ th́ sẽ làm cho hoả tà dồn vào tạng tâm, gây ra những biến chứng rất khó chữa sau này. Khi mới đi ngoài nắng nóng hoặc làm việc ngoài nắng về cũng vậy, không được dùng nước lạnh tắm hoặc uống nước đá lạnh, sẽ khiến cho hoả tà bị dồn vào tâm. Sau đó dùng dầu mè hoặc Tử Vân Cao bôi lên chỗ bị phỏng rồi dùng bột Đại hoàng rắc lên, vết phỏng sẽ hết đau rất nhanh, lành lại nhanh và ít bị sẹo. | | |
Replied by Lộc (Hội Viên) on 2018-07-27 19:38:15 | Dạ con chào các Thầy, mong các Thầy đăng tiếp tục về chủ đề này cho mn học hỏi ạ. Biết để giúp người xử lư kịp thời là rất hay ạ. | | |
Replied by An Vi (Hội Viên) on 2019-02-11 05:04:09 | Bị phỏng nặng:
Ḿnh chưa có cơ hội Chữa theo cách của bạn PhoHVB, có một lần ḿnh về Vĩnh Long thăm bạn bè, nhà ở vùng quê, khi di chuyển từ lộ lớn vào nhà bạn ở trong ruộng , ḿnh bị phỏng bô xe, một số người khuyên nên làm theo những cách của bạn PhoHVB, có người khuyên nên dùng nước mắm, kem đánh răng, nha đam cho vét phỏng.
ḿnh có cơ hội được học về cứu thương cấp cứu tại Úc, chỉ cần dùng nước lạnh ngâm chân cho đến khi chân bạn hết rát là được, chắc chắn sẽ không bao giờ bạn bị sẹo. | | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2019-02-12 20:53:53 | Bị nhện cắn:
Nọc nhện rất độc có thể gây tử vong hoặc làm thối rữa phần thịt chỗ bị cắn và dẫn đến nạn nhân phải cắt bỏ phần cơ thể chỗ bị cắn để nọc độc không bị lan ra. Khi bị nhện cắn, dùng vị Tang chi sắc lấy nước đặc sau đó cho thêm bột Bạch phàn (phèn chua) vào nước thuốc. Bóp phần cơ xung quanh chỗ bị cắn để đẩy nọc độc ra, khi thấy máu tươi chảy ra là tốt. Dùng nước thuốc này dắp và rửa chỗ bị cắn để giải nọc độc.
Bị trọng thương chảy máu nhiều:
- Dùng hạt nhăn (Long nhăn hạch) lột bỏ phần vỏ đen, lấy phần nhân bên trong mài thành bột mịn rắc lên chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu và giảm đau.
- Dùng Tam thất mài thành bột mịn rắc lên chỗ bị thương sẽ cầm được máu và tan máu bầm bên trong.
- Dùng hành lá giă nhuyễn với đường cát đắp lên chỗ bị thương sẽ giúp cầm máu. | | |
<< Trả Lời >>
|