Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> LUẬN VỀ MẠCH

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
LUẬN VỀ MẠCH - posted by trongkhanh (Hội Viên)
on January , 07 2017
LUẬN VỀ MẠCH
MỤC 1: MẠCH LƯ
Mạch là làn sóng gợn của bể huyết hải, nằm ở túi mật giáp gan. Làn sóng mạch nầy do sự tác động của tim và phổi tạo nên. Người nhiều máu th́ sóng mạch to, người ít máu th́ sóng mạch nhỏ, mật là tinh hoa của máu. Khi ta thức hay ban ngày, dương động nhiều cho nên máu dẫn ra khắp hết châu thân, khi ta ngủ say hay ban đêm yên lặng, th́ máu tụ hội cả về mật.
Sóng mạch do ba khí Tâm, Can, Thận làm rung động theo một nhịp độ và quy luật nên đi rất đều đặn trong một phạm vi khuôn khổ nhất định. Nơi tụ hội của mạch là Thốn Khẩu, tạo nên sóng mạch là bể huyết hải, nên Đông Y lấy Thốn Khẩu để chẩn mạch.
Mạch của người ví như phong vũ của Trời Đất, gió to th́ nước phải chảy mạnh, cơn mây dày đặc ắt phải mưa to.
Con người bẩm sinh có tiên thiên âm dương, nói tiên thiên là chỉ đến chỗ khí huyết., nói hậu thiên âm dương là nói đến chỗ cốc khí.
Khi ta ăn uống thức ăn vào th́ thức ăn biến hóa ra máu để nuôi cơ thể, nếu như ta ăn ít quá, máu không đủ nuôi cơ thể, tất nhiên mạch phải suy thoái. Bởi thế, nên hậu thiên là nguồn gốc của lẽ sống mà sinh mạch vậy.
Mạch Khí
Khí của mạch do nơi cốc khí sinh hóa ra, nhưng nếu lại ăn uống thất thường, quá sự điều độ, th́ chẳng những không sinh hóa ra kịp máu mà c̣n ứ đọng lại nơi bao tử dễ sinh ra bệnh khác nữa.
Mạch khí chu lưu khắp nhân thân, lấy Thốn Khẩu làm nơi tuyệt đỉnh, là chỗ mạch Cực, mà Xích Khẩu là chỗ khởi điểm, gọi là nơi mạch sinh, c̣n Quan bộ là nơi cửa ngơ ra vào (qua lại) của âm dương mạch khí. Bởi thế nên các bậc thánh y xưa mới nhân thể mà đặt tên cho ba bộ mạch vị. Khi đă có bộ vị của mạch rồi, phải có cách thức lưu hành, bởi thế nên sáu chữ Thượng, Hạ, Lai, Khứ, Chí, Chỉ được sách Nội cơ gọi là thần cơ huyền diệu của đường mạch đi. Chữ Thượng nghĩa là trên khí mạch, từ Xích bộ đi tràn lên đến Thốn bộ, thế là dương sinh ra bởi âm. Chữ Hạ có nghĩa là dưới, khí mạch đang ở nơi Thốn bộ hoàn về Xích bộ nguyên thủy, đấy là âm sinh ra bởi dương, ta gọi là khí mạch thăng giáng. Chữ Lai có nghĩa là lại, mạch khí đi từ trong xương thịt đến ngoài lông da, gọi là khí thăng. Chữ Khứ có nghĩa là đi, khí mạch đang ở ngoài lông da mà hoàn lại xương thịt (tóp vô), cũng gọi là mạch khí giáng. Chữ Chí có nghĩa là đến, khi ta sờ tay vào bộ vị mạch, thấy mạch động, ấy là mạch đă đến với ta. Chữ Chỉ c̣n có nghĩa là nắm vào cũng không thấy mạch động, tức là mạch đă ngừng.
Mạch khí nầy theo quy luật mà chu lưu, Thượng bộ th́ đi Phù, Hạ bộ th́ đi Trầm, Quan bộ th́ giao tiếp cả Phù lẫn Trầm, làm trọng tài cho nơi âm dương qua lại. Nếu trái đi, Thượng bộ mà Trầm, Hạ bộ mà Phù, Quan bộ mất quân b́nh, thế là mạch khí bị xáo trộn, tất nhiên sinh ra bệnh tật.
Khi ta thở ra hít vào th́ thấy mạch động, nếu mạch động năm lần th́ gọi là ngũ chí, thế là đường mạch đi đủ năm tạng, ấy là mạch vô bệnh. C̣n như mạch đi bốn lần là theo về bốn mùa và ḥa hoăn theo về tứ quư. Nay xem thấy có ba chí, thế là mạch Tŕ, có nghĩa là mạch thuộc Hàn, sáu chí là mạch đi Sác, Sác thuộc nhiệt. Nếu mạch đi có một chí, gọi là quái mạch, hai chí là mạch bại, bảy chí là mạch cực nhiệt, tám chí là bệnh sắp sửa đứt mạch máu, chin chí là đang hấp hối, mười chí là tay thầy thuốc vừa nhấc ra khỏi tay bệnh nhân là im luôn.
Đường mạch đi có thăng có giáng, có từ dưới lên trên, có từ trong ra ngoài, có tráo trở qua lại một cách theo đúng quy luật nhất định; và cũng từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều, mà chỉ căn cứ vào có một hơi thở mà ra, huyền diệu lắm thay, biến hóa vô cũng vô tận.
1. Phương thức đặt tay khi chẩn mạch
Khi chẩn mạch cho bệnh nhân, thầy thuốc bảo bệnh nhân để ngửa tay lên chiếc gối nhỏ, rồi theo phép nam tả nữ hữu mà chẩn. Khi chẩn, thầy thuốc nhớ dùng phép thất chẩn như sau; thứ nhất trong ḷng không nghĩ ngợi việc ǵ khác, thứ hai thầy thuốc dùng hơi thở của ḿnh để so sánh với hơi thở của bệnh nhân, thứ ba đặt nhẹ tay lên để ḍ bệnh nơi bán biểu bán lư gọi là Trung án, đoạn tay thầy thuốc từ từ nặng dần dần xuống để chẩn phần lư, gọi là Trọng án, tức là tam bộ cửu hậu, song hợp tứ chẩn mà định bệnh danh là bệnh ǵ, và cuối cùng là đối chứng lập phương điều trị.
Lối chẩn mạch nầy tất cả các thầy thuốc từ xưa đến nay đều lấy làm nồng cốt để đoán bệnh.
2. Phương thức ngoại chẩn
Ngoài cách chẩn mạch ở hai cổ tay, c̣n phải ngoại chẩn nữa để được chính xác hơn, thí dụ như chẩn ngay giữa ḷng bàn tay bệnh nhân xem nóng lạnh ra sao, mu bàn tay nóng lạnh, chân có lạnh không, đầu có nóng nhiều không, bụng ấn có thấy đau không, sờ nơi chiên trung xem nhịp tim đập mạnh yếu thế nào, ấn các mộ huyệt, du huyệt để t́m điểm đau, dùng hai tay nhấc một bên tay của bệnh nhân lên xem có thấy phản ứng mạch hay không, ấn các huyệt Thái xung, Thái khê, Thần môn để cân nhắc vị khí, ấn các huyệt Ngũ du để t́m hiểu sự nóng lạnh ở trong cơ thể qua phần ngoại chẩn ra sao, hiệp với các phương thức trên mà đoán bệnh cho chắc.
3. Tiêu chuẩn định bệnh
Khi chẩn mạch, thầy thuốc tham chẩn, đơn chẩn, hội chẩn xong, sau đó định bệnh danh và phương pháp điều trị, rồi mới đầu thang.
Nay làm một phương thức thí dụ. Có một bệnh nhân đến xin chẩn bệnh, thầy thuốc hỏi họ tên là ǵ, ghi lấy cho rơ, địa chỉ ở đâu, năm nay bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp hiện hành, gia cảnh ra sao, bệnh đă lâu mau, đoạn dùng tứ chẩn điều thiết là phần cuối cùng mà cũng là phần nhẹ nhất trong nhiều phần đă tŕnh bày. Khi chẩn mạch th́ dùng tay phải của ḿnh, ba ngón tay đứng thẳng lên đặt vào ba bộ tay trái của bệnh nhân theo lối nam tả trước nữ hữu sau. Lúc mới đặt vào xem đường mạch đi Phù hay là Trầm để so sánh với vóc dáng của bệnh nhân. Xem mạch đi Phù hay Trầm c̣n để biết người nầy Hàn hay Nhiệt, Thực hay Hư. Sau đó xem mạch Nhân Nghinh để t́m lục dâm xem có ngoại cảm ở chỗ nào. Khi đă biết bệnh nhân nầy có bệnh ngoại cảm rồi tiếp tục xem phần biểu bệnh để xét ba phủ Tiểu trường, Đảm và Bàng quang xem bệnh nằm ở tại chỗ nào, phần biểu so với biện chứng có đúng hay không, rồi xem đến phần hậu cho chắc chắn. Đoạn xem đến tay phải th́ dùng tay trái của ḿnh đặt vào ba bộ vị của tay phải bệnh nhân mà chẩn theo y như tay trái. Trước tiên xem Phù, Trầm rồi xem mạch Khí Khẩu để ḍ bệnh nội thương thất t́nh ai lạc, khi đă biết có nội thương hay không th́ lại trở về xem phủ rồi xem tạng y như tay trái, bởi v́ vạn bệnh khởi ư thương hàn và trăm bệnh đều do nơi thất t́nh và lục dâm mà ra cả, nên hai mạch Nhân Nghinh, Khí Khẩu là chỗ cốt yếu để chẩn bệnh, rồi sau đó ḍ xem bệnh ở tạng nào, phủ nào đới chứng xem có hợp với mạch hay không, bởi v́ bệnh có thiên h́nh vạn trạng mà mạch th́ thường và sái thường, thuận và nghịch như đă nói trên, nên thầy thuốc phải dày công học hỏi, nghiên cứu và nhiều kinh nghiệm mới khả dĩ đạt được tới chân lư của mạch và định bệnh được.
Phần trên đă nói rơ sự chu lưu của kinh mạch, giờ đem áp dụng làm tiêu chuẩn, hay có bệnh nhân đến xem mạch vào lúc 5 giờ hay 7 giờ th́ biết ngay lúc nầy mạch khí đang tụ hội ở Kinh ruột già nhiều mà kinh Túc Thái Âm th́ ít hơn. Nếu xem ở Kinh ruột già mà mạch th́ ít kém hơn, mà mạch Thận kinh lúc nầy lại trội hơn thế là mạch khí không đầy đủ nguyên tắc, chỗ vơi th́ lại đầy mà chỗ đầy th́ lại vơi. Từ chỗ vơi đầy nầy, ta sẽ t́m hiểu ngay là chính khí của ngày hôm nay bệnh nhân nầy bị suy thoái, và sự suy thoái nầy có ảnh hưởng đến nhân khí trong mùa hay không, bởi v́ nhân khí đi theo mùa, mỗi mùa hai tháng như mùa xuân ở Gan, mùa hạ th́ ở Tỳ; tháng năm tháng sáu thuộc Trưởng hạ th́ nhân khí lại ở trên đầu; rồi tháng bảy tháng tám lại theo hành Kim mà về Phổi, tháng chin tháng mười th́ theo Hỏa mà về Tâm bào; qua tháng mười một, chạp th́ thuộc hành Thủy mà qua Thận, chờ đến lập xuân mà qua tạng, căn cứ như thế mà chu lưu không giây phút nào ngưng cả. Xem mạch nên lưu ư những phần nầy cho cẩn thận mới dễ xét bệnh mà khỏi sai lầm về giờ giấc của mạch khí chu lưu.
4. Sự vận hành của mạch
Mạch khí sinh ra bởi cốc khí và sự sinh hóa của âm dương. Mạch khí vận hành do sự tác động của Phế và Thận, qua sự trung gian của Tim. Thận hít vào, phổi thở ra làm cho tác động các cơ năng tạng phủ, làm cho kinh mạch chu lưu khắp nhân thân.
Mạch khí vận hành từ lúc bẩm sinh cho đến lúc ĺa đời. Tiên thiên nhờ Hậu thiên nuôi dưỡng, Hậu thiên nhờ Tiên thiên để sống c̣n. Khi ta ăn thức ăn vào đến bao tử, th́ nơi nầy có bổn phận làm nát nhừ ra rồi lọc lấy chất tinh hoa để nuôi dưỡng cơ thể, khác nào chiếc xe chạy phải nhờ đến xăng nhớt làm căn bản mới chạy được. Mạch khí người ta cũng giống như vậy mới vận hành được.
Bệnh tật sinh ra bởi khí huyết, khí huyết lại căn cứ vào cốc khí, nếu ăn uống kém th́ khí huyết hư, suy. Khí huyết hư suy th́ âm dương mất quân b́nh mà sinh ra bệnh tật. Nếu khí huyết quân b́nh, một khi cảm nhẹ xâm nhập cơ thể, có thể bị lấn áp ra ngoài mà không sinh ra bệnh được, thế cho nên cổ nhân xưa có câu ví rằng: “Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn ít ngủ tốn tiền lại lo”, quả thật là đúng lắm.
5. Thời chẩn
Chẩn mạch nên chọn lúc đầu chu kỳ kinh mạch trong một ngày, giờ ấy là giờ Dần, tức là từ 5 tới 7 giờ sáng . Lúc ấy mạch đang tụ hội ở kinh Thủ Thái Âm, lúc ấy th́ khí dương chưa mạnh, khí âm chưa tan hết, con người chưa có cử động mạnh, chưa có suy tư nhiều, sự thúc đẩy va chạm của cơ thể chưa có mấy, nên xem mạch dễ định bệnh hơn, cho nên các bậc y thánh ngày xưa đă chọn giờ Dần là khởi điểm cho việc chẩn đoán mạch học cổ truyền.
Muốn mời các vị thầy thuốc về nhà bệnh nhân chẩn mạch, th́ cứ chiều hôm trước đă phải hẹn thầy rồi, sáng sớm hôm sau đem xe đến đón rước thầy về tại nhà chẩn mạch, xét như vậy cũng có vẻ phiền phức lắm. Ngày nay bệnh nhân muốn khám th́ sáng sớm đến pḥng mạch để thầy khám là tiện nhất, chỉ xin đề nghị cả thầy thuốc la74n bệnh nhân đều giữ sự yên tĩnh trong cơ thể để chẩn đoán cho chính xác hơn. Nếu bệnh nhân nào ở xa th́ nên nhường cho những người ở gần khám trước. để ḿnh c̣n có th́ giờ nghỉ ngơi cho đỡ mệt mà lấy lại tinh thần trong khi đi đường xa đến, ấy là tốt nhất rồi.
6. Các mạch không ở Thốn khẩu mà ở rải rác khắp cơ thể
Trong cơ thể ta không những chỉ có sáu bộ mạch mà Phục Hy gọi là lục hào để chẩn, mà c̣n nhiều mạch nằm rải rác khắp nhân thân, mạch nào cũng cần cho sự chẩn đoán bệnh cả. Mỗi mạch có một bộ vị riêng, tính chất riêng, th́ lẽ dĩ nhiên là bệnh cũng riêng nữa. Khi cần thầy thuốc có thể đơn chẩn hay tham chẩn các mạch nầy để hội ư cho rộng mà xét đoán cho hợp lư, như các mạch sau đây:
a. Mạch Phản quan:
Mạch nầy không nằm ở Thốn khẩu mà ở phía cổ tay dưới ngón cái, nơi đường kinh mạch của ruột già, mạch nầy có đơn quan và song quan. Xem mạch nầy cũng giống như xem mạch ở bộ Thốn đằng trước, nhưng lúc xem th́ úp sấp tay xuống mới chẩn được. Mạch nầy do sự bẩm sinh, chứ không phải là mạch bệnh.
b. Mạch Thần môn:
Mạch nầy nằm dưới bàn tay thẳng chỗ ngón út, xuống chỗ có lơm vào, ta sờ tay vào thấy động. Trong phép chữa thương hàn, người ta thường đề cập đến mạch nầy, nếu như bệnh nặng mà xem c̣n thấy động th́ có thể cứu được, nếu như mạch xem có vẻ yêu đuối hoặc im ĺm, như vậy dù bệnh nhẹ cũng khó chữa.
c. Mạch Thái khê, Xung dương, Dũng tuyền, Thái xung:
Bốn mạch nầy đều nằm ở trên dưới bàn chân ta và trước sau mắt cá. Những trường hợp bất khả kháng mà không thể chẩn mạch ở cổ tay được, th́ thầy thuốc phải dùng các mạch nầy mà chẩn. Nếu mạch Thái xung và Thái khê không thấy động nữa, th́ bệnh nhân chỉ c̣n chốc lát là trút hơi thở cuối cùng. Mạch Xung dương thuộc về bao tử, nếu yếu là Tỳ vị hư nhược, theo kinh nghiệm th́ mạch nầy ở bên chân phải thường đi mạnh hơn bên chân trái.
d. Mạch Toản trúc:
Mạch nầy nằm ở đầu lông mi, thuộc về kinh Túc Thái dương, Bàng quang kinh. Khi trong người cảm thấy như đi tiểu đỏ hoặc là bí tiểu, ta có thể xử dụng ngón tay ấn day vào huyệt nầy để làm cho lợi tiểu.
e. Mạch Thái dương:
Mạch nầy nằm giữa hai thái dương, chính chỗ màng tang. Khi có bệnh nhức đầu ta thường hay dán cao ở hai mạch nầy, ấn tay vào thấy mạch nầy động mạnh nhiều là bệnh nhiệt thuộc phần dương chứng; nếu như động thưa và ít, chắc mẻm là bệnh thuộc phần hư lư chứng.
f. Mạch Thính cung:
Mạch nầy thuộc kinh Tiểu trường, nằm ngay ở chỗ dưới tóc mai, khi có bệnh, mạch nầy động mạnh, ấy là mạch của Tiểu trường nhiệt, động hơi nhẹ thôi là mạch của Tiểu trường hư.
g. Mạch Hiệp cốc:
Mạch nầy nằm ở chỗ ngón tay cái và ngón tay trỏ của ta, thuộc kinh Thủ Dương minh, khi bệnh nhân có bệnh táo bón hay là ỉa chảy, th́ huyệt nầy chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
h. Mạch Cơ môn:
Mạch nầy nằm ở giữa đùi ta, thuộc kinh Túc Thái âm Tỳ kinh. Khi Tỳ bị bệnh th́u huyệt nầy là chủ yếu, cứ xem mạnh yếu mà định mức chứng bệnh.
i. Mạch Cự liêu:
Mạch nầy nằm ở cuối mắt xuống, mạch thuộc Túc Dương minh Vị kinh. Một khi bao tử có bệnh, th́ mạch nầy cũng hiện ra mạnh hay yếu tùy theo bệnh chứng mà suy luận.
k. Mạch Xích phu:
Mạch nầy nằm ở khoảng khủy tay đến cổ tay, một dường mạch chạy dài, khi chẩn thấy mạch mạnh hay yếu, mau hay thưa để xét đoán bệnh nặng hay nhẹ, hư hay thực hiện ra.
7. Mạch vô h́nh
Ngoài những mạch có bộ vị, có h́nh dáng ra, lại có tám mạch kinh thuộc loại vô h́nh, cũng được xếp vào loại chẩn đoán nữa.
Các sách chẩn mạch xuất bản gần đây, chưa thấy tác giả nào nói đến cách xem mạch Kư kinh Bát mạch nầy. Sách Vạn Kim Thống Thuật nói mạch Dương duy thuộc bệnh khổ hàn, mạch Âm duy thuộc bệnh đau tim, mạch Dương kiêu th́ có bệnh âm hoăn mà dương cấp, mạch Âm kiêu th́ ngược lại, mạch Xung th́ khí nghịch lư cấp, Đốc mạch th́ có bệnh quyết lănh hay xương sống đau, Nhâm mạch trai th́ uất kết, gái th́ có bệnh ḥn khối.
Nay theo sự kinh nghiệm chẩn đoán của tác giả th́ mạch Đốc được chẩn đoán bằng cách sau:
Đặt tay nhẹ vào sáu bộ mạch mà đều thấy đi Huyền Trường là mạch Đốc thụ tà, chủ phong tà cảm ở nơi lưng bởi Đốc mạch chủ dương, nên có bệnh xương sống đau, người khó cúi ngửa.
a. Nhâm mạch:
Nếu xem thấy sáu bộ mạch ở hai tay đều đi Khẩn Tế mà Trường, ḍ kỹ lại thấy đi như dáng Hoạt chạy liên tiếp, là Nhâm mạch đă thụ tà, chủ về cảm Hàn khí ở phía trước ḿnh, bởi Nhâm mạch tổng quản mọi âm, nên bụng dưới thấy đau.
Mạch Dương kiêu:
Xem mạch ở hai Thốn bộ mà cứ thấy đi ra dáng vẻ co ra duỗi vào mà như Khẩn, Tế, thế là mạch Dương kiêu đă thụ tà, chủ tà thương nơi hai bên sống lưng, gây nên co lưng và thắt lưng đau.
Mạch Âm kiêu:
Xem mạch lưỡng Xích mà thấy đi lúc co vào lúc giăn ra và dáng đi Trầm, Tế là Âm kiêu mạch đă thụ tà, chủ tà thương ở hai bên âm phận nên bụng trên và bụng dưới đều đau cả.
Mạch Dương duy:
Khi chẩn mạch thầy thuốc thấy bên tay phải mạch từ Xích bộ đi hơi chếch lên Thốn bộ và thêm Phù là mạch Dương duy đă thụ tà, chủ tà thương khắp nhân thân, nhưng c̣n ở phần biểu nên gây ra nóng lạnh luôn luôn.
Mạch Âm duy:
Mạch bộ Xích tay trái mà xem thấy đi chếch lên bộ Thốn và Trầm, như vậy là mạch Âm duy đă thụ tà, chủ về tà khí thương khắp người và đă nhập lư rồi, nên gây ra đau tim và mất trí.
b. Đối mạch:
Khi chẩn mạch, nếu xem mạch của hai bộ Quan khi co ra lúc duỗi vào mà lại dáng như Hoạt, Khẩn, ấy là Đối mạch đă thụ tà, chủ tà thương chung quanh thắt lưng và bụng.
c. Mạch Xung:
Mạch nầy đi song song ở đằng trước với mạch Nhâm, từ tiền âm đến cằm và chạy quanh môi trên. Khi có tà khí cảm vào th́ sáu bộ mạch ở hai tay dáng đi Huyền Hoạt, ấy là mạch Xung đă gây nên bệnh khí nghịch lư cấp.
8. Xem mạch nam tả nữ hữu khác nhau như thế nào
Tục ngữ thường nói: “Trait ay trái, gái tay mặt”. Thiên khí, Địa khí xếp đặt hẳn hoi, trái ngôi trái thứ đi rồi gọi là bất túc. Câu nói nầy đem áp dụng vào phép chẩn đoán mạch cổ truyền cũng thấy có phần hợp lư, bởi cứ con trái bẩm sinh dương khí (Thiên khí) nhiều hơn, con gái th́ bẩm sinh âm khí (Địa khí) nhiều hơn. Dương khí ở bên tả lại giáng xuống ở bên hữu, Âm khí ở bên hữu lại thăng lên ở bên tả, gọi là âm dương khí giao.
Khi chẩn bệnh mà dùng câu Nam Tả Tiền, Nữ Hữu Tiên, là cốt ư t́m xem Thiên khí, Địa khí ở trong cơ thể bệnh nhân có thuận hợp với quy luật nhất định của Tạo hóa đă an bài hay không. Nếu như đàn bà khí âm bên phải đi mạnh là tốt đẹp thuận hành, mà xem thấy mạch đi yếu ớt hơn th́ gọi là bất túc hay là sái thường (nghịch lư). Ngược lại nếu bệnh nhân là đàn ông th́ mạch bên Thiên khí phải đi mạnh hơn bên phải th́ mới thuận ḥa, nay Thiên khí ở bên trái kém mà Địa khí ở bên phải mạnh hơn, thế là nam bất túc. Bởi các lư do nêu trên nên thầy thuốc khi xem mạch bệnh nhân nên để ư đến Xích bộ mà xem Mệnh môn, bởi con trai tang tinh ở bên tả, con gái tang huyết ở hữu Xích để chẩn đoán sự mạnh yếu, mất c̣n quan trọng ở hai nơi nầy… nên nhớ khi chẩn mạch Mệnh môn, tay bên hữu hỏa thịnh là tốt cho giới nam và hữu Xích Trầm Hoạt là tốt cho phái nữ.
9. So sánh năm bộ mạch của năm đại gia mạch lư
Mạch lư từ xưa đến nay, đa số đều theo phương pháp của Vương Thúc Ḥa đời Tấn.
Mạch nầy đặt bộ vị Tam tiêu ở Tả Thốn, Phế Đại ở Hữu Thốn, lưỡng Quan Can Đởm và Tỳ Vị, lưỡng Xích Thận mạng và áp dụng theo lối tương sinh của ngũ hành, khởi đầu từ Tả Xích là Thủy sinh Mộc là con, Mộc sinh Hỏa là cháu, Hỏa sinh Thổ là chắt, Thổ sinh Kim là chút, gọi là ngũ đại chi mạch, lấy khắc hành để chế hỏa gọi là cực biến, như Hỏa ở trái khắc Kim ở phải, Mộc bên hữu khắc Thổ bên trái và Thủy bên trái khắc Hỏa bên phải. Đương thời bây giờ có nhiều người cho rằng nhị trường ở địa vị hạ tiêu mà bộ vị chẩn đoán lại ở bộ Thốn quá cao như vậy th́ khác ǵ đứng gốc cây nh́n trái chin ở ngọn cây cao chắc chưa mấy chính xác. Nhưng thiết nghĩ từ bấy đến nay chưa có nhà mạch gia đại tài nào t́m ra phương pháp hay hơn nên vẫn phải tạm dùng để chẩn đoán.
Mạch lư của Vương Thúc Ḥa:
Tả Thốn: Tâm, Tiểu Trường; Tả Quan: Can, Đởm; Tả Xích: Thận âm, Bàng quang.
Hữu Thốn: Phế, Đại trường; Hữu Quan: Tỳ, Vị; Hữu Xích: Thận dương, Mạng môn.
Mạch Nội Kinh th́ ghép Tả Thốn: Tâm với Chiên trung, Tả Xích: Thận với Phúc trung; Hữu Thốn: Phế Đại trường và Phúc trung, c̣n hai bộ Quan th́ giống như mạch Vương Thúc Ḥa. Chỗ khác là xem Tả Thốn th́ xem tim và lồng ngực, toàn bộ trung tiêu, Tả Xích xem Thận lại xem cả toàn bộ hạ tiêu, c̣n phần biểu th́ xem Đại trường mà không xem Bàng quang.
Mạch Nội Kinh:
Tả Thốn: Tâm, Đản trung; Tả Quan: Can. Đởm; Tả Xích: Thận, Phúc trung.
Hữu Thốn: Phế, Phúc trung; Hữu Quan: Tỳ, Vị; Hữu Xích: Thận, Phúc trung.
C̣n về bộ Quan ở hai tay cũng giống như mạch của Vương Thúc Ḥa.
Mạch của Lư Trần Hồ (Tần Hồ mạch) th́ xếp tay trái bộ Thốn: Tâm với Chiên trung; Tả Xích th́ xếp Tận, Bàng quang và Tiểu trường. Tay phải th́ Hữu Thốn xếp Phế với Hung trung; Hữu Xích th́ Thận với Đại trường. Nhận thấy cách xếp mạch của Lư Trần Hồ th́ tay phải trên là Kim mà dưới cũng là Kim; tay trái th́ Tâm trên là Hỏa th́ Tiểu trườngdưới cũng là Hỏa, ư nghĩa nầy là con đường thẳng của hai ngă âm dương. Các thầy thuốc rất ít người chẩn mạch theo lối nầy. C̣n hai bộ Quan cũng giống như mạch của Vương Thúc Ḥa.
Mạch lư của Trương Cảnh Nhạc xếp theo lối tương sinh, nghĩa là tay phải bộ Thốn gồm có Phổi và Hung trung, bộ Tả Xích th́ có Thận và Tiểu trường. Nhận thấy cách sắp xếp nầy của Trương Cảnh Nhạc hỏa ṭng hỏa, bởi v́ Tiểu trường là hỏa mà Mạng môn cũng là hỏa. Vậy th́ hai tay hai ư nghĩa khác nhau, ta phải t́m hiểu thêm. C̣n hai bộ Quan th́ cũng giống như mạch lư của Vương Thúc Ḥa xếp trước.
Mạch lư của Lư Sơn:
Tay trái: Thượng tiêu chú Khí: âm vận hành (chủ thủy).
Tay phải: Hạ tiêu chủ Huyết: dương vận hành (chủ hỏa).
Mạch Lư Sơn:
Tả Thốn: Tâm, Thần; Tả Quan: Phế, Khí; Tả Xích: Thận, Tâm bào, Thủy (Tinh)
Hữu Thốn: Mạng môn, Bào cung; Hữu Quan: Can, Huyết; Hữu Xích: Tam tiêu, Hỏa.
Mạch lư của Lư Sơn th́ xếp theo lối âm dương hóa thành. Tả Thốn th́ Tâm chủ Thần, Tả Quan th́ Phế chủ Khí, Tả Xích th́ Thận và Tâm bào chủ Thủy; Hữu Thốn th́ Bào cung chủ Mạng môn, Hữu Quan th́ Can chủ Huyết, Hữu Xích th́ Tam Tiêu chủ Hỏa. Nhận thấy mạch lư của Lư Sơn, dương vận hành th́ chủ về Khí ở tay trái; âm vận hành th́ chủ về Huyết ở tay phải; lấy hai bộ Xích làm căn bản cho sự vận hành, mà chỉ chú trọng đến Khí, Huyết ở hai bộ Quan. Mạch nầy cũng có rất ít thầy thuốc chẩn đoán.
Nhận thấy năm bộ mạch của năm nhà mạch lư đại tài nầy đều có một lư nghĩa vững chắc, ta phải học hỏi và t́m hiểu rơ rang những nguyên lư ấy. Tuy vậy mà khi chẩn mạch cũng không câu nệ vào một mạch gia nào. Mà phải tham khảo tất cả, các mục nào hay th́ nên theo, cái nào rườm rà th́ nên châm chước. Lúc luận trị cũng không nên câu nệ vào mạch, mà c̣n phải phối hợp nhiều mặt về lâm sang cũng như mạch lư.
Nhận xét kỹ th́ mạch của các đại gia tài ba lỗi lạc nầy, mỗi vị sắp xếp theo một kiểu, song không ngoài ư định của thiên nhiên, bởi v́ Tâm không thể nào rời khỏi Thốn bộ, Thận không thể ra ngoài Xích bộ. Có chăng chỉ là phủ vị thay đổi lưu chuyển trong nhân thân mà thôi, ta cũng nên nhận thức.
(c̣n tiếp)


 
Replied by DừaCạn (Hội Viên)
on 2018-04-06 09:43:10.0
-Sao không tiếp bạn? bạn nói rơ bạn đọc ở đâu luôn nhé
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org