Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >> Bệnh Cao Máu

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Bệnh Cao Máu - posted by mtran (Hội Viên)
on September, 03 2010
Chào thầy Phó và quý vị trên diễn đàn. Tôi năm nay 56 tuổi, bị bệnh cao máu đã 6 năm, vẫn uống thuốc mỗi ngày. Gần đây bệnh lại nặng lên. Bác sỹ đã đổi thuốc loại mạnh hơn. Có lần tôi đi xa quên đem theo thuốc, áp huyết lên đã phải đi cấp cứu. Tôi ngủ rất ít và dễ tỉnh, mỗi đêm chừng 4 tiếng, mỗi lần áp huyết lên là tôi cảm thấy nặng tức vùng gáy, tai và mặt đỏ giấc lên. Tôi để ý lưỡi buổi sáng có màu hồng tươi, hai rìa không có rêu và đỏ hơn, vùng giữa lưỡi có rêu mỏng, cuối lưỡi có rêu dầy hơn và hơi vàng. Tôi uống thuốc Tây mỗi ngày và càng ngày càng phải uống nhiều lên làm tôi rất lo lắng. Mong các quý vị bên ban Đông y hướng dẫn điều trị.
Minh
 
Replied by CoMay (Hội Viên)
on 2010-09-03 13:41:16.0
Chào anh Minh,
Tôi cũng bị cao máu trước đây. Tôi có thử dùng phương pháp ăn gạo lức một thời gian, kết quả rất tốt. Thầy Phó có hướng dẫn cho tôi cách ăn uống và toa thuốc nhưng tôi cũng không phải uống thường xuyên. Tôi vẫn đem theo thuốc Tây để hờ thôi chứ gần 1 năm nay đã không cần phải uống thuốc Tây nữa. Anh thử nghiên cứu phương pháp gạo lức muối mè xem sao. Anh có thể xem bên diễn đàn Kiến Thức Phổ Thông.
CoMay
 
Reply with a quote
Replied by mtran (Hội Viên)
on 2010-09-06 13:43:21.0
Rất cám ơn chị CoMay đã giúp đỡ. Tôi có tham khảo bên bài Gạo Lức Muối Mè và thấy rất hay, tôi định sẽ đổi qua ăn gạo lức một thời gian xem sao. Bệnh của tôi mới đây nặng thêm và đã phải uống thuốc liều nặng hơn. Tôi thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi uống thuốc nên muốn đổi qua dùng thuốc Đông y và sử dụng thêm phương pháp ăn gạo lức giống như chị. Mong thầy Phó và các bác bên ban Đông y chuẩn bệnh và giúp cho toa thuốc để trị bệnh.
Minh
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2010-09-06 21:21:48.0
Chào anh Minh và chị CoMay,
Theo Đông y, cao máu thuộc về chứng can và thận dương xung. Đây là do can và thận âm suy yếu đã lâu ngày khiến hư hỏa dấy lên kèm với thực hỏa bốc mạnh lên trên gây ra những triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, mặt đỏ, đỏ tai, ù tai, có những cơn nóng phừng mặt, gáy cảm thấy căng nặng, tức ngực, khó thở, đêm thường ngủ ít, dễ tỉnh, v.v.

Trung bình khi tuổi từ 40 trở lên thì nội tạng bắt đầu suy yếu, nhất là can và thận. Sự suy yếu của nội tạng cộng với ăn uống không thăng bằng và tiếp xúc hoặc ăn uống các loại thức ăn có nhiều độc tố (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, các loại hóa chất dùng hàng ngày ngày như thuốc tẩy, thuốc lau bàn ghế, các loại hóa chất làm móng tay, khói xe, v.v.) là những nguyên nhân gây ra bệnh. Những người sống ở thôn quê, miền núi, ăn các thức ăn thiên nhiên rất ít tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như người ở những vùng thành thị đông đúc thường rất ít khi bị bệnh này. Ăn gạo lức và các loại thực phẩm organic là cách tốt nhất để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và tránh được nhiều bệnh tật.

Thuốc Tây để trị cao máu thường có tính ức chế nhịp đập của tim, làm chậm đi mức độ bơm máu của tim để hạ áp huyết xuống. Tính ức chế nhịp đập của tim và sự lưu thông của máu làm cho tâm và can khí bị bế tắc, hư hỏa bị đè nén lại, trong khi can và thận âm vẫn bị suy yếu. Khi tác dụng của thuốc giảm đi thì hư hỏa lại bùng lên vì vậy tác dụng hạ áp chỉ có tính tạm thời và người bệnh cần phải uống thuốc mỗi ngày. Sự đè nén hư hỏa tạo ra phản ứng chống lại thuốc giống như khi ta đè nén vào một quả bóng hơi, càng đè mạnh thì khí càng bị nén và lực chống lại càng lớn hơn vì vậy bệnh nhân của bệnh cao máu ngày càng phải uống thuốc tăng lên. Tâm chủ thần, can chủ trí vì vậy khi tâm và can khí bị ức chế thì thần trí bị ảnh hưởng theo. Bệnh nhân trước khi uống thuốc thì bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt nhưng sau khi uống thuốc thì trạng thái đổi qua mệt mỏi, uể oải, không thích những việc năng động, cần nhiều suy nghĩ và thường dễ có những cảm giác chán nản buồn bực.

Nếu dùng thuốc hạ áp huyết, kèm theo với ăn uống đúng cách thì có thể khống chế được bệnh hoặc ít nhất bênh sẽ không tăng nặng thêm. Anh Minh có thể uống kèm thêm thuốc thang thì có thể dần dần giảm được liều thuốc hạ áp dùng mỗi ngày (uống cách thuốc Tây khoảng 4 tiếng trở lên). Tuổi càng lớn, nội tạng càng suy yếu (lão hóa) nên các thang thuốc bổ can thận cần phải uống một thời gian dài. Theo như bệnh chứng của anh thì anh có thể dùng Bát Vật Thận Khí Hoàn. Đây là loại thuốc có làm sẵn dạng thuốc viên. Thời gian đầu anh có thể dùng thuốc thang, khi bệnh đã bắt đầu thuyên giảm thì có thể đổi qua thuốc hoàn. Thành phần của thang thuốc như sau, anh hốt 10 thang, uống ngày một thang sau khi ăn khoảng 1 giờ.

Đơn bì 10g
Phục linh 12g
Sơn dược 14g
Sơn thù 14g
Sinh địa 18g
Trạch tả 10g
Hoàng kỳ 10g
Ngũ vị tử 14g

Phó
 
Reply with a quote
Replied by mtran (Hội Viên)
on 2010-09-08 20:08:54.0
Cám ơn bác Phó đã bỏ nhiều thì giờ hướng dẫn và giải thích rất cặn kẽ. Tôi đã bắt đầu ăn gạo lức và uống thuốc hôm nay. Rất cám ơn bác và chị CoMay đã giúp đỡ. Chúc quý vị nhiều sức khỏe.
Minh
 
Reply with a quote
Replied by AnhTai (Hội Viên)
on 2010-11-07 19:07:44.0
Bác Phó cho em hỏi,
Mẹ em bị cao máu, có đi chuẩn mạch ở một thầy thuốc gần nhà thì cũng được định bệnh là thận âm suy như bác nói ở trên và được cho thuốc bổ âm huyết. Em có một thắc mắc là tại sao cao máu lại uống thuốc bổ âm huyết như vậy có làm cho lượng máu cao lên thêm gây ra áp huyết cao thêm không?
 
Reply with a quote
Replied by PhoHVB (Hội Viên)
on 2010-11-08 21:00:07.0
Chào AnhTai,
Đông y có âm, dương, khí, huyết. Âm thịnh thì hay bị lạnh, hay bị cảm, mệt mỏi, không thích hoạt động; dương thịnh thì hay bị nóng nực, thích uống nước, thích lạnh, người hoạt bát, năng nổ, khó ngủ, áp huyết cao, hay nhức đầu. Âm và dương điều hòa thì cơ thể ấm áp khỏe mạnh. Huyết là máu huyết, là phần cơ nhục và chất lỏng trong cơ thể. Khí là năng lực, sức lực tiềm tàng trong cơ thể. Khí giúp máu huyết lưu thông, đem thủy cốc đi khắp lục phủ ngũ tạng bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể hoạt động. Âm hư lâu ngày thì sẽ dẫn đến huyết hư, dương hư lâu ngày thì sẽ dẫn đến khí hư.

Nếu âm và huyết đều hư thì bổ âm là chính rồi bổ huyết tiếp theo. Âm là bộ máy để sinh huyết, nếu chỉ bổ huyết mà không bổ âm thì hiệu quả sẽ kém, bệnh kéo dài. Đông y cho rằng bệnh cao máu là do dương khí quá thịnh, bốc lên trên gây chóng mặt nhức đầu, khí quá thịnh đẩy máu đi nhanh gây áp lực trên thành mạch máu gây ra áp huyết cao. Vậy bổ âm là để cơ thể mát dịu xuống, làm nguội đi dương khí và vì vậy mà hạ áp huyết xuống. Bổ âm có một cái lợi là lấy lại cân bằng âm dương trong cơ thể, khiến cho âm dương điều hòa, bệnh không tái lại nữa.

Người bị bệnh cao máu khi gặp chuyện kích động là áp huyết tăng lên ngay (khí bị động). Điều này chứng tỏ không phải là bổ máu mới bị tăng áp huyết. Phương pháp bổ âm huyết của Đông y khác với các loại thuốc bổ máu của Tây y là làm tăng nhanh lượng máu trong cơ thể.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org