Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> Kiến Thức ĐÔNG Y - ĐÔNG Y DƯỢC BÀO CHẾ ĐẠI CƯƠNG.

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Kiến Thức ĐÔNG Y - ĐÔNG Y DƯỢC BÀO CHẾ ĐẠI CƯƠNG. - posted by LUONGYVIET (Hội Viên)
on July , 08 2016
ĐÔNG Y DƯỢC BÀO CHẾ ĐẠI CƯƠNG.
Posted on 08/07/2016 by LUONGYVIET
Standard
.”>1463116014 Img3390
Để một vị thuốc dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận, phải chú ư rất nhiều từ khâu sơ chế đến bào chế. Tây y có những quy tŕnh rất rơ về việc bào chế từng vị thuốc. Đông y từ trước đến nay, đa số bào chế theo truyền khẩu, theo kinh nghiệm, ít có đơn vị, cơ quan chính thức làm hẳn công việc này. Ngoài ra việc bào chế thuốc Đông y c̣n yêu cầu chế biến theo diễn biến bệnh nên có nhiều vị thuốc không thể làm sẵn được.

Quy chế và phương pháp bào chế theo người xưa được mô tả rơ nhất trong quyển ‘Bào Chích Luận’ của Lôi Hiệu, viết khoảng năm 420 – 479. Sau này dựa vào tên tác giả đổi thành ‘Lôi Công Bào Chích’. Quyển sách này hiện nay vẫn c̣n được coi là quy phạm cho những người bào chế thuốc.

Một vị thuốc khi đến tay người tiêu dùng thường trải qua 3 giai đoạn:

1- Cách trồng.

2- Thu hái, Sơ chế.

3- Bào chế.

Mỗi khâu đều có kỹ thuật riêng, v́ vậy, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các giai đoạn này để việc chế biến thuốc đạt hiệu quả hơn.

1- CÁCH TRỒNG

Mỗi cây thuốc, vị thuốc có cách trồng hoặc nuôi dưỡng riêng.

– Thời điểm trồng có thể sẽ mang thêm hiệu quả. Thí dụ có những cây trồng vào đầu màu xuân, có cây lai trồng vào dịp hè thu… Nếu trồng sai thời vụ, kết quả thu hoạch sẽ kém hơn.

– Cách chăm sóc cho cây sinh trưởng cũng sẽ giúp thu hoạch đạt năng suất hơn. Thí dụ, cũng cùng một loại cây, nếu biết phân bón đúng thời điểm, lượng thu hoạch cho 4-5 tấn/hecta so với 1 tấn/ hecta nếu không chăm sóc, phân bót.

2- THU HÁI

. Xác định đúng thời kỳ thu hái.

+ Đối với cây lấy củ: thu hái lúc cây bắt đầu vàng úa, lá gốc đă già, lúc này hoạt chất tập trung nhiều ở củ.

+ Đối với cây lấy lá: thường thu hái lúc cây ra nụ.

+ Đối với cây lấy tinh dầu: thường thu hoạch vào thời kỳ hoa nở rộ, là lúc hàm lượng tinh dầu thường cao nhất.

. Kỹ thuật thu hái:

+ Nên chọn ngày nắng ráo để dễ dàng trong việc phơi, sấy chế biến.

+ Thu hoạch củ khi đào, tránh làm sây sát hoặc đứt rễ.

+ Thu hoạch lá: cắt lá theo đúng yêu cầu (loại lá già hoặc bánh tẻ…), trải mỏng, không nên xếp đống hoặc vất bừa bài v́ lá sẽ bị hấp nóng dễ bị thối ủng.

+ Thu hoạch cây để lấy tinh dầu: Cắt lá sau khi tan hết sương cho đến khoảng 15-16 giờ sẽ đỡ hao tinh dầu.

+ Thu hái vỏ cây th́ phải dùng dây thắt ngang cây hoặc cành làm chuẩn rồi dùng dao rạch thành từng miếng cho đều, dễ phơi sấy và uốn thành từng thanh. Nếu bóc tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và giảm giá trị của vị thuốc.

3- CHẾ BIẾN

Có 2 giai đoạn: Sơ Chế và Bào Chế.

A- SƠ CHẾ

Để bảo quản dược liệu sau khi thu hoạch, cần sơ chế ngay. Mỗi loại dược liệu có cách sơ chế riêng (xem chi tiết trong từng vị thuốc).

+ Các loại lá:

. Nên phơi trong râm cho héo dần, không nên phơi nắng to sẽ làm cho thuốc khô gịn, vụn nát.

. Trước khi phơi hoặc sấy, thường người ta dùng phép ‘diệt men phân hủy’ để giữ nguyên hoạt chất có trong lá. Thí dụ: vị thuốc Cam thảo dây, nếu thu hái xong mà phơi ngay th́ lá biến thành mầu nâu xám, vị thuốc không ngọt, hoạt chất giảm đi, nhưng nếu chế biến bằng cách sao lá tươi trên chảo nóng bỏng, sau đó giảm dần lửa cho đến khi khô hẳn th́ lá Cam thảo dây vẫn giữ nguyên mầu xanh lục và vị ngọt đậm v́ chất Glyxyrizin không bị phá hủy đi.

+ Các loại thân cây có nhựa khô như Thạch hộc, nên luộc sơ qua rồi phơi nắng to cho khô

+ Các loại củ, phải sấy từ từ, lúc đầu nhiệt độ khoảng 40 – 500C, sau tăng dần lên 70 – 800C, để tránh t́nh trạng bên ngoài vỏ đă khô mà trong ruột c̣n ướt.

Các giai đoạn chế biến dược liệu:

THÁI, BÀO

Dùng dao cắt dược liệu thành những miếng mỏng.

Đa số các nhà thuốc đều mua loại dao chế sẵn, tùy theo yêu cầu dược liệu, gọi là Dao Cầu, Dao Bào hoặc Dao Thái.

+ Dao Cầu: Bản dao to hơn, thường dùng thái các dược liệu to và cứng.

+ Dao Bào: có h́nh dáng giống chiếc bào gỗ của thợ mộc, thường dùng để cắt những dược liệu đă được ủ mềm cho đều và không bị nát vụn như Đương quy, Thương truật, Xuyên khung…

+ Dao Thái: Loại dao sắc để cắt dược liệu nhỏ, mềm như lá: Bạc hà, Kinh giới…

TÁN

Làm cho dược liệu trở thành dạng bột nhuyễn, mịn.

Có thể dùng hai cách sau:

+ Tán bằng Chầy và Cối:

– Cối có nhiều loại: bằng gỗ, bằng đá, bằng đồng, bằng sắt… Hiện nay có nhiều nơi chế bằng nhựa cứng. Nên lựa loại có ḷng sâu để chứa được nhiều thuốc và đỡ bắn thuốc ra ngoài.

– Chầy có thể bằng gỗ hoặc bằng nhựa. Nhiều nơi bọc đầu chầy bằng một miếng đồng để tăng sức giă nát thuốc. Ở thân của chầy, nên làm một miếng che bằng da để che thuốc khỏi bắn ra ngoài mỗi khi chầy nện xuống cối thuốc.

Cho dược liệu vừa đủ vào cối, nhiều quá th́ thuốc khó giă mà dễ bị bắn ra ngoài; Nếu thuốc ít quá, chầy có thể đập mạnh vào ḷng cối, dễ gây vỡ cối…

Nếu dược liệu thuộc loại mềm, nếu giă sẽ làm cho thuốc dính lại thành tảng. Trường hợp này nên dùng cách nghiền: Không nhấc cao chầy ra khỏi cối mà đưa đầu chầy xoay thành ṿng tṛn, ép mạnh dược liệu vào thành cối cho nát.

+ Tán bằng Thuyền Tán: Nếu dược liệu cứng, khó cắt, cần nghiền nát với số lượng lớn th́ nên dùng Thuyền tán. Thuyền tán đa số làm bằng gang, giống h́nh một chiếc thuyền. Khi cần tán, cho dược liệu vào ḷng thuyền (sau khi đă cắt nhỏ hoặc sao khô), dùng một bánh xe cũng bằng gang có cạnh sắc lăn qua, lăn lại cho đến khi dược liệu bị phân chia nhỏ ra.

Hiện nay, có thể dùng máy tán vừa nhanh vừa đỡ mất sức mà dược liệu đạt độ mịn hơn.

RÂY

Sau khi đă tán dược liệu thành bột, tùy yêu cầu chế biến mà dùng các loại rây khác nhau để tạo nên bột có độ mịn khác nhau.

+ Nếu làm thành bột uống th́ càng mịn càng tốt cho dễ uống.

+ Nếu dùng để chế thành viên hoặc hoàn tễ th́ không cần mịn lắm cũng được..

SAO

– Sao là phương pháp dùng hơi nóng của lửa làm cho thuốc khô, sém vàng hoặc cháy đen. Mục đích để thay đổi tính năng của thuốc theo ư muốn của người dùng.

– Dụng cụ để sao: thường là chảo bằng gang hoặc nồi bằng đất và một đôi đũa to để đảo thuốc.

– Có nhiều cách sao thường dùng:

+ Sao vàng: Sao cho đến khi vị thuốc bên ngoài có mầu vàng nhưng trong ruột vẫn c̣n mầu như cũ. Khi sao, để lửa nhỏ, thời gian sao lâu. Mục đích để cho thuốc bớt tính hàn.

+ Sao vàng hạ thổ: Quét sạch đất, sau khi sao thuốc xong, đổ trải thuốc ra nền đất sạch, đậy lại, để khoảng 15 phút cho thuốc nguội. Mục đích để khử hỏa độc do sao nóng của vị thuốc, làm cho thuốc tăng thêm phần âm của đất để điều ḥa âm dương (khí của đất là âm, khí của hỏa nhiệt khi sao thuốc là dương).

+ Sao vàng xém cạnh: Sao làm cách nào để mặt ngoài thuốc hơi vàng xém nhưng bên trong ruột không thay đổi mầu. Cách sao này thường dùng đối với vị thuốc quá chua, chát như Hạt cau, Trần b́, Chỉ thực…

+ Sao đen: Dùng lửa to, dợi khi chảo thật nóng th́ cho thuốc vào, đảo đều cho đến khi thấy bên ngoài cháy đen, bẻ ra thấy bên trong mầu vàng là được. Thường dùng để sao Toan táo nhân, Chi tử, Kinh giới… Nhằm mục đích tăng tác dụng cầm máu hoặc tiêu thực của vị thuốc.

+ Sao tồn tính: Sao cho gần cháy hết nhưng chưa thành than. Dùng lửa to, để cho chảo thật nóng, cho thuốc vào đảo đều cho đến khi thấy khói bốc lên nhiều, bắc chảo xuống, đậy nắp lại cho hơi nóng nung nấu thuốc rồi để nguội dùng. Thường dùng để tăng tác dụng cầm máu của thuốc như Trắc bá diệp, Cỏ mực…

+ Sao với cát: Chọn loại cát nhỏ, mịn, rang cho nóng rồi mới cho thuốc vào, trộn cho thật đều. Mục đích sao với cát là để lấy sức nóng lâu của cát làm cho thuốc càng, phồng đều nhưng không cháy. Thường dùng sao các vị Xuyên sơn giáp, Phá cố chỉ…

+ Sao với bột Hoạt thạch, Cáp phấn: để làm cho các vị thuốc có độ dẻo, có chất keo, chất nhựa, dầu… không dính vào nhau như A giao, Một dược, Nhũ hương…

+ Sao với cám: để rút bớt tinh dầu của vị thuốc ra như Chỉ thực, Thương truật, Trần b́…

TẨM

Mục đích là làm cho một chất lỏng khác thấm vào được thuốc.

Các chất lỏng dùng để tẩm thường là Rượu, Giấm, nước Muối, nước cốt Gừng, Đồng tiện (nước tiểu trẻ nhỏ)…. Thời gian ngâm từ 2 – 4 giờ hoặc có khi phải ngâm qua đêm, ngâm mấy ngày… tùy yêu cầu của từng vị thuốc. Sau đó lại sao cho khô.

Trung b́nh, cứ 1kg thuốc ngâm với 50 – 200ml.

+ Tẩm Rượu:

– Dùng rượu 30 – 400, trộn với thuốc, ngâm khoảng 2-3 giờ rồi sao vàng.

– Mục đích để giảm bớt tính hàn của thuốc, tăng thêm độ ấm.

– Rượu có tác dụng bốc và dẫn nhanh, v́ vậy giúp cho thuốc đi nhanh ra các bộ phận cần dẫn thuốc đến.

+ Tẩm Nước Muối:

– Dùng nước muối 20%, ngâm chung với thuốc 2 – 3 giờ rồi sao vàng. Thường dùng muối với tỉ lệ 5% so với thuốc, để làm cho thuốc thêm mặn.

– Vị mặn là vị của Thận, v́ thế muốn cho thuốc dẫn vào Thận, th́ tẩm với nước muối.

+ Tẩm Giấm:

– Dùng 5% lượng Giấm ăn so với thuốc, ngâm ngập thuốc, để khoảng 1 – 2 giờ, đem sao.

– Vị chua đi vào kinh Can, v́ vậy tẩm Giấm để dẫn thuốc đi vào Can.

+ Tẩm Đồng Tiện

– Dùng nước tiểu của trẻ nhỏ khỏe mạnh (lượng dùng là 5% so với thuốc), ngâm với thuốc từ 12 – 48 giờ rồi sao vàng.

– Tẩm nước tiểu để dẫn thuốc vào phần huyết và giáng hỏa.

+ Tẩm Nước Cốt Gừng

– Dùng Gừng tươi (Sinh khương) rửa sạch, giă nát, cho váo ít nước, vắt lấy nước cốt, ngâm với thuốc khoảng 1 giờ rồi sao vàng. Lượng nước cốt Gừng dùng theo tỉ lệ 5 – 15% so với thuốc, tức là 50g – 150g Gừng tươi cho 1kg thuốc.

– Gừng có tính ôn ấm, kích thích tiêu hóa, v́ vậy, tẩm vào thuốc sẽ giúp cho thuốc đó bớt hàn, tăng tác dụng kiện Tỳ, ḥa Vị, kích thích tiêu hóa.

+ Tẩm Mật

Theo các tài liệu cổ thường là tẩm Mật Ong, nhưng hiện nay, đa số là tẩm Mật Mía. Thường pha một phần mật với một phần nước cho loăng rồi ngâm với thuốc khoảng 4 – 6 giờ. Mục đích tẩm Mật để giảm bớt vị đắng, chát của thuốc.

Vị ngọt đi vào Tỳ, v́ vậy muốn tăng tác dụng kiện Tỳ của vị thuốc th́ tẩm với mật.

+ Tẩm Nước Đậu Đen

Dùng 100g Đậu đen cho một lít nước, đun sôi một giờ, gạn lấy nước, ngâm với thuốc. Thường theo tỉ lệ 10 – 20% so với thuốc. Tẩm nước Đậu đen thường tăng ác dụng bổ Can Thận

+ Tẩm Nước Cam Thảo

Dùng 100g Cam thảo cho một lít nước, nấu sôi một giờ, gạn lấy nước, ngâm với thuốc, theo tỉ lệ 10 – 20 % so với thuốc.

Mục đích để giảm bớt độc tính của thuốc, làm cho thuốc êm dịu, đỡ chát.

+ Tẩm Nước Gạo

Dùng nước gạo đặc mới vo, ngâm với thuốc theo tỉ lệ 5 – 10%, để qua đêm, rồi sấy khô.

Mục đích để làm cho thuốc bớt tính ráo, nóng hoặc giảm bớt độc.

+ Tẩm Hoàng Thổ

Dùng 100g đất sét vàng (Hoàng thổ) cho vào 1 lít nước, đun sôi, khuấy đều. Gạn bỏ nước phía trên, chỉ lấy nước ở giữa, bỏ căn, tẩm với thuốc theo tỉ lệ 40 – 50%, để 2 –3 giờ rồi đem sao vàng.

Dùng Hoàng thổ sao để hút bớt tinh dầu có trong một số vị thuốc như Bạch truật, làm cho thuốc bớt tính ráo, nóng.

Mầu vàng là mầu của Tỳ, v́ vậy, sao với Hoàng thổ để dẫn thuốc vào Tỳ, tăng tác dụng kiện Tỳ cho vị thuốc.

+ Tẩm Sữa

Ngày xưa thường dùng sữa người (Nhân nhũ) và phải là loại sữa của người mới sinh làn đầu (gọi là sữa con so), hiện nay có thể dùng sữa ḅ (nguyên chất chứ không phải loại sữa đặc có đường đă pha chế), dùng một nửa sữa, nửa nước để tẩm vào dược liệu, để khoảng 1-2 giờ rồi sao vàng. Mục đích tẩm Sữa để làm bớt tính khô ráo của vị thuốc. Ngày xưa dùng sữa người theo ư sữa là tinh huyết, tẩm vào thuốc để tăng tác dụng bổ huyết



Dùng lượng nước ít phun hoặc rắc cho thấm đều dược liệu rồi dùng vải ướt hoặc bao tải đậy kín vài giờ hoặc vài ngày cho dược liệu mềm ra cho dễ thái và chế biến, hoặc giúp cho dược liệu lên men… Phương pháp này dùng cho các loại không thể ngâm lâu v́ sợ mất hoạt chất như Ô dược, Tỳ giải, Thổ phục linh…

Có một số dược liệu trước khi phơi cần phải ủ cho dược liệu lên men, có mầu đẹp như Ngưu tất, Đương quy, Huyền sâm…

THỦY PHI

Là phương pháp tán, nghiền thuốc ở trong dạng nước với mục đích lọc lấy bột thật mịn, loại bỏ được một số tạp chất.

Cho bột thuốc vào vào cối lớn rồi cho nước vào ngập thuốc khoảng 3 – 5cm, khuấy đều, vớt bỏ những tạp chất nổi trên mặt nước đi, rồi vừa khuấy nhẹ vừa gạn thuốc sang b́nh đựng khác, c̣n cặn bỏ đi. Để cho nước lắng xuống, gạn bỏ nước, lấy chất lắng đem phơi hoặc sấy khô. Thường dùng để lọc các chất Long cốt, Ngũ linh chi, Chu sa, Thần sa…

THỦY BÀO

Nấu nước sôi kỹ, để cho thuốc hơi hạ nhiệt xuống, c̣n khoảng 60 – 700, cho thuốc vào quấy nhẹ liên tục cho đến khi nước nguội. Làm như vậy 2 – 3 lần.

Mục đích của thủy bào là làm giảm bớt tính mạnh của vị thuốc hoặc làm cho vị thuốc mềm, dễ cắt hoặc dễ bóc vỏ.

Thí dụ: Thủy bào Bán hạ cho bớt chất độc; Thủy bào Hạnh nhân, Đào nhân để dễ bóc vỏ…

CHÍCH

Dùng mật tẩm dược liệu xong đem nướng (chích) cho đến khi thấy khô, thơm là được. Mục đích lấy vị ngọt của mật làm tăng tác dụng kiện Tỳ của vị thuốc. Thí dụ: Chích Hoàng kỳ, Chích Cam thảo…

ĐỐT

Thường dùng cồn đốt rồi đem vị thuốc hơ lên lửa cho cháy lông, hơi rượu bốc lên thấm vào thuốc làm cho thuốc có mùi thơm hơn, bớt tanh và bảo quản được lâu. Nhung Hươu, Nai… thường dùng cách đốt này.

LÙI

Khi tro bếp đang nóng, đặt vị thuốc vào trong đó để láy sức nóng của tro làm cho thuốc chín. Khi áp dụng phương pháp này, thường dùng giấy bản ướt hoặc lấy Cám ướt bọc bên ngoài vị thuốc, đến khi giấy hoặc cám khô hẳn là được. Mục đích là tăng thêm tính ấm của vị thuốc đó. Thí dụ như Gừng, Cam thảo, Mộc hương…

NUNG

Dùng nhiệt độ cao để đốt trực tiếp vị thuốc đó cho chảy hoặc dễ tán thành bột. Thí dụ như Phèn chua (nung cho chảy ra, gọi là Phèn phi), Mẫu lệ, Thạch cao thường là nung cho đỏ để dễ tán thành bột.

SẮC

Cho thuốc vào nồi đất (siêu) hoặc dụng cụ để nấu… cho nước theo yêu cầu (thường là 4 chén nước), đun sôi nhẹ một thời gian cho thuốc thấm ra hết, chiết lấy nước để dùng như thang thuốc sắc vẫn thường dùng.

NGÂM

Dùng một chất khác (nước, nước muối, Đồng tiện, rượu…) ngâm với vị thuốc muốn dùng để làm cho thuốc mềm hơn, giảm trừ bớt độc tính của thuốc hoặc tăng tác dụng khác cho vị thuốc đó.

Thí dụ:

+ Bán hạ ngâm nước Gừng để giảm bớt độc tính của thuốc.

+ Đỗ trọng ngâm nước muối để tăng tác dụng bổ Thận.

+ Hậu phác ngâm nước Gừng để tăngtác dụng tiêu thực…

HĂM

Dùng nước đang sôi rót vào dược liệu rồi đậy kín lại cho thuốc thấm ra trong thời gian theo yêu cầu từng vị thuốc. Phương pháp này dùng cho các vị thuốc mềm như hoa, lá non, rễ nhỏ… Thường dùng dưới dạng chế biến thành chè để uống.

ĐỒ

Dùng hơi nóng của nước làm cho vị thuốc mềm ra, dễ thái. Thường dùng đối với các vị thuốc mà nếu ngâm sẽ làm mất hoạt chất của thuốc đi như Hoài sơn, Phục linh…

CHƯNG

Chế biến thuốc bằng cách nấu cách thủy, lấy hơi của dung dịch chế biến làm cho chất thuốc thay đổi. Thí dụ: Dùng rượu và Sa nhân chưng Sinh địa…

Cách thực hiện: Cho thuốc vào thùng, đặt vào một thùng khác to hơn (đă chứa ½ thùng nước), đậy nắp lại. Nấu sôi trong 24 giờ, khi nước cạn lại đổ thêm nước vào nấu. Ngày hôm sau, lấy vị thuốc ra, phơi hoặc sấy khô rồi lại tiếp tục chưng và phơi như trên đủ 9 lần, gọi là ‘Cửu chưng cửu sái’. Lúc đó, vị Sinh địa sẽ biến thành Thục địa.

XÔNG

Mục đích xông làm cho thuốc khô, chống mọt, để được lâu.

Có thể xông bằng Diêm sinh (Lưu huỳnh). Thí dụ: Bạch chỉ, Hoài sơn xông bằng Lưu huỳnh sẽ có mầu trắng tinh; Ngưu tất xông Lưu huỳnh và ủ kỹ sẽ có mầu hồng trong…

Những điểm cần lưu ư khi xông bằng Diêm sinh:

– Khi sấy bằng Diêm sinh cần tính toán lượng Diêm sinh cho phù hợp với lượng thuốc cần xông.

Có thể theo cách sau:

+ Những lần sấy đầu: cứ 100kg thuốc, dùng 0,800g – 1,2kg Diêm sinh, đốt làm hai lần.

+ Những lần xông định kỳ để Bảo quản: cứ 100kg thuốc dùng 0,100 – 0,150kg Diêm sinh.

– Khi sấy bằng Diêm sinh, nên xếp thuốc thành từng lớp ngang, dọc khác nhau để cho hơi của Diêm sinh tỏa thấm đều tất cả thuốc.

– Hơi Diêm sinh bốc lên có độc, v́ vậy chỗ sấy phải làm nơi thoáng. Ḷ sấy phải kín.

– Sau khi xông xong, phải mở cửa buồng sấy cho tỏa bớt hơi Diêm sinh đi rồi mới lấy dược liệu ra để tránh bị ngộ độc, nghẹt thở do hơi độc của Diêm sinh.

– Vị Cam thảo bắc không bao giờ được sấy bằng Diêm sinh.

Một vài lưu ư khi chế biến thuốc:

+ Để ư pḥng cháy nhất là những khâu sao thuốc. Nếu sơ ư sẽ dễ cháy thuốc lẫn vật dụng chung quanh.

+ Nếu xông thuốc, cần đeo khẩu trang tránh hơi độc của Diêm sinh hoặc Luu huỳnh bốc lên.

+ Một vài dược liệu có chất ăn da, khi rửa, nên để ở dưới ṿi nước chảy. Thí dụ:

– Bạch chỉ nếu rửa vào chậu nước trong nhiều giờ chất Acid Angelic sẽ làm phồng và loét da tay.

– Bán hạ, Thiên niên kiện nếu rửa lâu sẽ gây dị ứng lở ngứa da.

Theo: Kiến Thức Đông Y
 
Replied by LƯƠNG-Y-VIỆT (Hội Viên)
on 2016-07-13 11:20:00.0
Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền rất phong phú và đa dạng; song tựu chung lại có ba phương pháp cơ bản: Phương pháp dùng lửa (hoả chế), dùng nước (thuỷ chế) và phương pháp kết hợp nước - lửa (thuỷ hoả hợp chế - nhiệt ẩm).
Mục đích chính là bào chế các nguyên liệu thành dạng thuốc phiến (thuốc chín). Thuốc phiến được dùng trong các dạng thuốc thang, thuốc chè (ẩm), thuốc bột (tán), thuốc viên (đan, đơn, hoàn), thuốc cao, thuốc rượu dùng ít hơn ...
Có 4 loại chính trong bào chế thuốc
A - SƠ CHẾ DƯỢC LIỆU
Mục đích của phương pháp là chế biến các nguyên liệu ban đầu sau khi thu hoạch nhằm làm sạch sẽ, bỏ những bộ phận phụ, làm khô và tinh khiết, ổn định
hơn và phân loại dược liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
1/ LÀM SẠCH DƯỢC LIỆU
* Rửa: Các dược liệu là củ, rễ, hột (củ, rễ phức tạp phải tách nhỏ trước)...cần
rửa sạch trước khi đưa ra bào chế.
Chú ư: không nên ngâm lâu dược liệu v́ vị thuốc mất hoạt chất.
Các loại dược liệu như hoa, cành nhỏ hoặc một số dược liệu không rửa được như Bối mẫu th́ không nên rửa.
* Sàng, sẩy: Dùng giần sàng để bỏ rác, tạp chất lẫn trong dược liệu (Tử tô, Liên kiều, Màn kinh tử...).
Chải, lau: Dùng bàn chải lông, tre mềm để chải các dược liệu mốc (Hoài sơn, các loại Sâm...), những lông gây ngứa ở thân, lá (ví dụ lá cây Han). Khi chải, lau có thể dùng rượu, nước.
2/ CHỌN LỰA
Lựa chọn lấy bộ phận dùng (loại bỏ bộ phận phụ) của dược liệu có tác dụng của vị thuốc phù hợp với yêu cầu điều trị.
* Bỏ gốc, mắt: Ma hoàng dùng phát hăn th́ dùng thân bỏ rễ, đốt.
* Bỏ rễ con,lông: Do chúng ít tác dụng, lại gây hại, làm nặng và mất cảm quan của thang thuốc (Hoàng liên, Hương phụ, Xương bồ...)
* Bỏ hạch (hột): Nhằm nhẹ thang thuốc, loại bộ phận không có tác dụng như Sơn tra, Sơn thù du...
* Bỏ màng, vỏ: Nếu chúng không có tác dụng như Sử quân tử, Hạnh nhân, Đào nhân...
* Bỏ lơi ruột: Ví dụ: lơi Mạch môn, Thiên môn, Bách bộ gây chứng " phiền" cần phải bỏ.
* Bỏ chân, đầu: Nhằm loại phần không có tác dụng, hoặc gây độc hại. Ví dụ: Thiền thoái, Toàn yết cần bỏ chân, răng khi dùng làm thuốc tán, cóc cần bỏ đầu khi chế biến.
3/ LÀM KHÔ SẢN PHẨM
Sau khi sơ chế xong người ta thường phơi hoặc sấy sản phẩm.
Mục đích: Loại bỏ nước đến độ ẩm qui định, an toàn để bảo quản.
3.1. Phơi
Phơi là phương pháp làm khô sản phẩm trong điều kiện tự nhiên như ánh nắng, gió, độ ẩm..
3.1.1. Phơi nắng
Áp dụng cho các vị thuốc không bị tác động, phân huỷ của ánh sáng.
3.1.2. Phơi âm can (khô)
Làm khô sản phẩm ở trong bóng râm dựa vào sự lưu thông không khí, độ ẩm tương đối thấp. Phương pháp này khó khô tuyệt đối đến độ an toàn. Áp dụng cho các vị thuốc có chứa tinh dầu.
3.1.3. Phơi sương
Phơi vị thuốc qua đêm ở ngoài trời do kinh nghiệm gia truyền của một số lương y. Áp dụng cho các vị thuốc như Húng chanh, Bọ mắm...để chữa ho.
3.2. Sấy
Sấy làm khô sản phẩm là phưong pháp dùng nhiệt độ hoặc từ trường làm bẻ gẫy các liên kết giữa nước và sản phẩm như liên kết hoá học liên kết hoá lư hoặc liên kết cơ học.
Hiện nay có một số phương pháp sấy như sau:
+ Sấy nhiệt (sấy dùng nhiệt độ);
+ Sấy bằng ḍng điện cao tần từ 500 - 1000hz;
+ Sấy thăng hoa
+ Sấy bức xạ: Dùng bức xạ hồng ngoại làm khô sấy vị thuốc.

B - KỸ THUẬT BÀO CHẾ, CHẾ BIẾN VỊ THUỐC BẰNG HOẢ CHẾ ( PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN, BÀO CHẾ CHỈ DÙNG LỬA)
Định nghĩa: Là phương pháp dùng sự tác động của nhiệt độ khô, trực tiếp hay gián tiếp qua những phụ liệu trung gian nhằm thay đổi tác dụng, tính chất, độc tính của vị thuốc và bảo quản cho vị thuốc.
1 - Mục đích
- Làm tăng tính ấm, giảm tính hàn do đưa nhiệt, phần dương vào vị thuốc;
- Giảm độc tính, giảm tác dụng không mong muốn của vị thuốc;
- Giảm độ bền cơ học của vị thuốc do các chất hữu cơ bị phân huỷ và các liên kết hữu cơ bị phá vỡ; tăng thời gian bảo quản chất lượng thuốc và có thể thay đổi tính chất, làm tăng hiệu lực chữa bệnh của thuốc.
- Ổn định hoạt chất trong vị thuốc;
2- Các phương pháp chế biến.
2.1. Sao (rang).
Định nghĩa: Là phương pháp dùng sự tác động của nhiệt độ khô không quá 250˚C, trực tiếp hay gián tiếp qua những phụ liệu trung gian nhằm thay đổi tác dụng, tính chất, độc tính của vị thuốc và bảo quản cho vị thuốc.
2.1.1. Sao trực tiếp (sao không thêm chất khác):
Định Nghĩa: Là phương pháp sao mà thuốc được truyền nhiệt trực tiếp qua dụng cụ sao.
+ Sao qua (vi sao): Nhiệt độ sao không quá 80 °C.
Mục đích: Nhằm làm khô thuốc, thơm thuốc, tránh mối mọt và ổn định thành phần hoạt chất. Ví dụ: Hoa hoè sao qua; Độc hoạt, Cam thảo, Bách bộ, Hoàng đằng phiến, Hoàng liên phiến, Kim ngân hoa, Mạch môn, Phá cố chỉ, Trần b́ phiến, Tam thất phiến, Tử tô, Tỳ giải phiến, Xích thược phiến, Cóc mẳn, Côn bố..
+ Sao vàng (hoàng sao): Nhiệt độ sao khoảng 100 - 150 °C, thời gian sao lâu, nhỏ lửa. Để tăng sức nóng thấm sâu vào ruột mà không cháy cạnh cần làm ẩm thuốc trước khi đem sao ( Ư dĩ, Đậu đen...) . Thuốc mặt ngoài có màu vàng, trong ruột có màu nguyên liệu; khô gịn, mùi thơm.
Mục đích: Sao vàng nhằm vỏ ngoài thuốc có màu vàng, tăng tác dụng quy tỳ, tăng mùi thơm và tăng tính ấm, mà giảm tính hàn của thuốc .
Thực chất, sao vàng sẽ giúp phần nào một số hợp chất có phân tử lớn bị bẻ găy
thành những phân tử nhỏ hơn, dễ hấp thu hơn và có tác dụng hiệp đồng mạnh hơn. Hơn nữa những chất nhầy, pectin sẽ bị biến tính dễ hoà tan trong môi trường có nước. V́ vậy, đa số dược liệu có tác dụng mạnh hơn sau khi được sao vàng.
Ví dụ: Bá tử nhân, Hoài sơn, Ư dĩ, Bạch giới tử, Bạch truật phiến; Bạch biển đậu, Cốc nha, Cát cánh, Đảng sâm phiến, Đào nhân, Hạnh nhân, Hoè hoa, Khiếm thực, Mạch nha, Mẫu đơn b́ phiến, Ô dược phiến, Sa sâm phiến, Sơn tra phiến, Thương truật phiến, Tri mẫu phiến, Cóc mẳn, Cúc hoa, Trữ ma căn, Sài hồ, Cúc tần.
+ Sao vàng hạ thổ: Sao vàng rồi đổ thuốc xuống hố đất đă chuẩn bị trước lót vải hoặc giấy bản rồi đậy vung lại từ 10 - 30 phút. Đây thực chất là phương pháp hạ nhanh nhiệt độ, tránh ảnh hưởng tiếp theo của nhiệt độ.
Mục đích: Nhằm cân bằng âm - dương cho vị thuốc (hạ bớt tính dương, tăng thêm tính âm ); thuốc khô dễ bảo quản; vị thuốc có mùi thơm để nhập tỳ và không buồn nôn.
Theo y học hiện đại: Quá tŕnh sao vàng làm gia tăng sức căng bề mặt của dược liệu. Khi sức căng lớn, hạ thổ sẽ gặp hơi lạnh gây ran nứt bề mặt dược liệu. Nhờ đó, hoạt chất dễ thoát ra ngoài hơn trong quá tŕnh sắc thuốc.
Ví dụ: Lá Tường vi, lá Vọng cách, Đậu đen,ấài hồ....
+ Sao vàng sém (cháy) cạnh: Sao lửa to, chảo nóng mới bỏ thuốc vào, đảo không cần nhanh. Thuốc chỉ cần vỏ ngoài màu vàng, mép phiến sém cạnh đen cháy; mùi thơm cháy nhẹ. Áp dụng cho vị thuốc chua, chát, tanh và các vị thuốc Trữ ma căn, Cúc hoa..
Mục đích: Nhằm giảm mùi vị khó chịu, tăng mùi thơm mà vẫn đảm bảo chất lượng thuốc. Ví dụ: Thường sao Thần khúc, Chỉ thực, Chỉ xác, Thăng ma, ...
+ Sao đen (hắc sao, sao tồn tính): Nhiệt độ sao khoảng 190 - 220 °C. Lửa to già mới cho thuốc vào chảo, đảo đều. Sản phẩm bề mặt ngoài có màu đen, bên trong có màu vàng. Chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài khoảng 50 - 60 °C.
Mục đích: Tăng tác dụng tiêu thực, cầm tả, chỉ huyết, giảm tính mănh liệt của vị thuốc. (Hương phụ, Toan táo nhân, địa du, ba đậu, Bạch thược, Hoàng kỳ phiến, Hồng hoa, Thương nhĩ tử, Mẫu đơn b́ phiến, Bạch giới tử...). Sơn tra sao đen có tác dụng tiêu thực tích;
Ví dụ: Ba đậu sao đen mảnh hạt màu đen, khi bóp mạnh thấy c̣n dầu.
Bạch thược sao đen: Có màu đen lẫn vài phiến màu vàng đậm, mùi thơm cháy, khô gịn.
Hoàng cầm phiến sao đen: Phiến màu đen, bên trong màu nâu
- Binh lang sao tồn tính tăng cường tác dụng tiêu tích;
+ Sao cháy ( thán sao): Nhiệt độ sao khoảng 200 - 240 °C. Lửa to già mới cho thuốc vào chảo, đảo đều đến khi khói lên nhiều, mang ra và úp vung lại để nguội. Sản phẩm mặt ngoài có màu đen, bên trong màu nâu đen. Chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài khoảng 20 - 30 °C.
Ví dụ: Chi tử, Đan sâm phiến, Hoè hoa, Kinh giới tuệ, Sơn tra phiến...
Mục đích: Để vị thuốc có vị đắng, nhằm tăng tác dụng chỉ huyết (Trắc bách diệp, Sinh khương, Hoa hoè...) và dẫn thuốc vào tâm.
Sơn tra thán sao tăng cường thu liễm, chỉ huyết lỵ. Binh lang thán sao trị bệnh tả, lỵ huyết; Cốc nha sao cháy tiêu thực hóa tích; Chỉ thực sao cháy để chỉ huyết nhất là xuất huyết đường tiêu hóa; Đan sâm thán sao vừa chỉ huyết vừa hoạt huyết;
Chú ư khi sao cháy: Dược liệu phải to đều, phải thực hiện mục tiêu là sao thuốc chứ không phải đốt thuốc.
2.1.2. Sao gián tiếp (sao có thêm chất khác )
Định nghĩa: Là phương pháp sao mà vị thuốc được truyền nhiệt đều và sâu qua phụ liệu trung gian như Cám gạo, bột Hoạt thạch, bột Văn cáp, Cát... .
Các phụ liệu này đều có khả năng giữ nhiệt cao: Cát (300°C), bột Văn cáp (250°C), bột Hoạt thạch (200 - 220°C).
+ Sao cách cám: Với mục đích để tăng tác dụng kiện tỳ, hoà vị của vị thuốc; để sản phẩm có màu vàng và vị thơm của cám ( Bạch truật, Bạch biển đậu, Cốc nha, Đào nhân, Địa cốt b́, Hoài sơn phiến, Ô dược phiến, Mạch nha, Tri mẫu phiến, );
giảm độ bay của tinh dầu (Chỉ thực, Trần b́,...).
Phương pháp này hầu hết áp dụng cho những vị có tác dụng kịên tỳ vị như Bạch truật, Thương truật, Cốc nha, Hoài sơn, Cam thảo, Cát căn.... Chỉ xác chế cám có tác dụng ḥa vị, tiêu tích trướng.; Chỉ thực sao cám để tiêu tích bĩ báng; Cốc nha sao cám kiện tỳ, tiêu thực;
+ Sao cách cát: Sao dược liệu với cát mịn,sạch và nóng với ngọn lửa to dần, đảo đều tay đến khi được thuốc th́ đổ ra sàng để sàng lấy thuốc.
Mục đích làm cho dược liệu có bề mặt lồi lơm khô cứng sẽ có màu vàng, phồng đều, không cháy (Xuyên sơn giáp..), giảm độc tính (Mă tiền...)
+ Sao cách gạo: Tăng tác dụng kiện tỳ và giảm tính khô táo của thuốc.
+ Sao cách Hoạt thạch, Văn cáp (bột vỏ hến, ṣ): Nhiệt độ sao khoảng 200 - 250°C . Áp dụng cho các dược liệu dẻo dính như A giao, Nhũ hương, Một dược, một số loại cao ... khỏi dính vào nhau hoặc bớt mùi tanh khét (lông nhím).
Ngoài ra c̣n một số phụ liệu trung gian khác như: Câu kỷ tử sao, Thỏ ty tử; Bạch thược sao đất; Cát căn sao muối...
2.2. Nung:
Định nghĩa: Nung là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao (có thể trên 1000°C), nhiệt lượng lớn, thời gian dài nhằm phá vỡ cấu trúc của thuốc, vô cơ hoá thuốc tạo ra CaCO3; Ca3(PO4)2 hoặc loại bỏ nước (Thạch cao)
+ Dược liệu áp dụng: Khoáng vật, xương động vận rắn như: Đá kẽm, Phèn chua, Thạch tín, Gạc hươu nai, vỏ Hà, vỏ Hầu., Than hoạt..
+ Mục đích: Làm cho dược liệu bở, tơi, xốp dễ tán mịn, hoặc làm tinh khiết dược liệu.
+ Có 3 cách nung: - Trực tiếp (Mẫu lệ, Thạch quyết minh, Thạch cao)
- Gián tiếp (đá Kẽm, Phèn chua...)
- Thăng hoa (tinh khiết dược liệu: Thạch tín, Mai hoa băng phiến, Long năo...)
- Ngoài ra c̣n nung thán như Bạch mao căn nung thán chữa niệu huyết
2.3. Đốt rượu, cồn:
Áp dụng cho những dược liệu không chịu được sức nóng cao như Nhung hươu, Nhung nai...
Mục đích: làm sạch lông, không cháy xém, tạo mùi thơm, giảm mùi tanh và tăng thời gian bảo quản.
2.4. Lùi (ổi)
Định nghĩa: Là phưong pháp đưa thuốc trực tiếp hoặc gián tiếp (qua bọc giấy, cám...) vào tro nóng không bén lửa đến khi chín dược liệu hoặc khô vật liệu trung gian. (Ổi khương, Cam thảo...).
Mục đích: Rút bớt một phần dầu để giảm bớt tính kích ứng của vị thuốc
2.5. Sấy (Bồi)
- Dùng lửa nhỏ để sấy dược liệu cho khô ráo, hơi vàng gịn là được (Thuỷ điệt, Manh trùng...)
- Đặc biệt: Đan sâm trộn miết huyết, sấy; đan sâm trộn tiết lợn; phơi hoặc sấy
2.6. Hoả phi
Định nghĩa: Là phương pháp sao trực tiếp các dược liệu là khoáng chất ngậm nước nhằm thay đổi cấu trúc phân tử , thay đổi tính chất của thuốc (hút nước, săn se). Áp dụng các khoáng chất như Phèn chua chế thành Phèn phi.
2.7. Hơ
Dùng lửa nhỏ để hơ dược liệu cho khô ráo đến vàng ṛn là được. Đôi khi chỉ hơ nóng để chườm vào nơi bị chấn thương.
2.8: Nướng
Nếu nướng không tẩm phụ liệu chỉ nhằm mục đích chín thuốc và giảm tính mănh liệt của thuốc như cát căn,
2.9 Chế sương
Định nghĩa: Chế sương là phương pháp nung kín nhằm tinh khiết thuốc thành
bột mịn (Phê sương). Ngày nay phương pháo này ít dùng.
Cách làm: Cho dược liệu vào cái bát rộng miệng (Thạch tín, Thuỷ ngân, Hùng hoàng, Thư hoàng v.v..
C/ KỸ THUẬT BÀO CHẾ, CHẾ BIẾN VỊ THUỐC BẰNG THỦY CHẾ (PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ, CHẾ BIẾN CHỈ DÙNG NƯỚC)
Định nghĩa: Thuỷ chế là phương pháp chế biến mà sử dụng sự tác động của nước hoặc dung dịch phụ liệu ở những mức độ khác nhau (ẩm, ngâm...) trong điều kiện nhiệt độ tự nhiên tác động đến dược liệu tạo ra quá tŕnh hoà tan, thuỷ phân hoặc lên men nhằm đáp ứng những mục đích khác nhau.
Dịch phụ liệu: Nước Cam thảo, nước Đậu đen, nước Vo gạo, nước Phèn chua, nước Muối ăn...
1 - Mục đích
- Giảm độc tính, giảm tác dụng có hại của thuốc tới người bệnh;
- Tăng tác dụng chữa bệnh của vị thuốc (nước Gừng dẫn thuốc vào phế, tỳ, vị; nước cam thảo dẫn thuốc vào 12 đường kinh).
- Giảm tính bền cơ học của vị thuốc, tăng khả năng giải phóng hoạt chất do các tế bào dược liệu bị hút nước và trương nở.
- Làm mềm dược liệu, giúp cho việc phân chia ( thái, bào..) được dễ dàng .
- Định h́nh và bảo quản thuốc, tránh gây vụn nát thuốc (nước Phèn chua, nước Vôi...làm cứng vị thuốc lên giữ định h́nh ban đầu ).
- Hạn chế sự phát triển của nấm mốc (nước Muối, nước Phèn chua)
2 - Các phương pháp thuỷ chế
2.1. Tẩy, rửa
* Rửa: Đă tŕnh bày ở phần trên (A - Làm bằng tay)
* Tẩy: Dùng rượu để tẩm hoặc dầm vào vị thuốc từ 5 - 10 phút rồi đưa ra sắc
(Đương qui, Ngưu tất...)
2.2. Ngâm
Định nghĩa: Ngâm là phương pháp dùng nước hoặc dung môi thích hợp đổ ngập vào dược liệu trong một thời gian thích hợp (trên 1 giờ ) ở nhiệt độ thích hợp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, thu lấy thuốc, loại bỏ dịch ngâm nhằm đạt được mục đích chế biến và điều trị. Khi áp dụng cần cẩn thận tránh làm giảm hoạt chất.
Dung môi: Nước, nước có độ PH cao thấp khác nhau (nước vo gạo, rượu, dấm,...), nước hành..
Nhóm có pH trung tính: Nước Cam thảo, Đậu đen, Đậu xanh, Sinh khương
Nhóm có pH acid: Dấm, nước Phèn chua
Nhóm có pH kiềm: Dịch nước vôi, nước tro bếp
Nhóm có pH thay đổi: Dịch nước vo gạo, đồng tiện. pH thay đổi là do sau vài giờ lên men hoặc bị phân huỷ. Độ pH khác nhau sẽ làm thay đổi độ tan khác nhau của các thành phần khác nhau (alcaloid, coumarin...). V́ vậy, cần chọn dung dịch ngâm thích hợp...
Thường ngày thay dịch ngâm một lần; cần bổ xung chất tan để duy tŕ nồng độ.
Thời gian Phụ thuộc vào vị thuốc, kích thước h́nh dáng vị thuốc cho ngấm đều; tính chất của từng vị thuốc như Phụ tử ngâm đến khi hết vị tê, cay; Bán hạ ngâm đến khi hết nhân trắng đục.
Nhiệt độ: Mùa hè khác mùa đông.
Mục đích: Làm mềm dược liệu để dễ thái, bào ... (Hà thủ ô...), định h́nh dược liệu, tẩy chất nhựa gây bẩn vị thuốc (Bạch thược...) hoặc làm giảm độc tính và tác dụng không mong muốn của thuốc (Hoàng nàn, Phụ tử, Bán hạ...), tăng tác dụng chữa bệnh của thuốc và để chiết lấy các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh trong các dược liệu.
Phương pháp này c̣n được áp dụng trong việc chế cao thuốc, rượu thuốc, cồn thuốc...
2.3. Ủ
Định nghĩa: Dùng nước hay dung dịch phụ liệu tẩm vào vị thuốc trong thời gian thích hợp (từ vài giờ đến vài ngày) cho đến khi đạt yêu cầu.
Mục đích: - Tăng tác dụng trị bệnh nhờ tác dụng hiệp đồng giữa thuốc và phụ liệu
Ví dụ: Bán hạ chế với nước Cam thảo, nước gừng để tăng tác dụng chỉ ho, hoá đờm, chống nôn.
- Ủ để lên men: Áp dụng chế Địa hoàng thành Sinh địa, chế Thần khúc, chế Bán hạ khúc.
- Ủ để làm mềm vị thuốc để tiện bào, thái... như Tam thất, Bạch thược...
- Ủ để làm sạch vỏ củ dễ gây kích ứng như Bán hạ sống.
- Ủ cho thơm (gạc nai ủ Sinh khương) để tẩy mùi.
2.4. Thuỷ phi
Định nghĩa: Thuỷ phi là phương pháp tán thuốc ở trong nước hoặc dung môi thích hợp (rượu chẳng hạn) trong một điều kiện về nhiệt độ, áp suất thích hợp thành dạng bột min.
Mục đích: Thu được bột nhỏ mịn tinh khiết; tránh được bay bụi thuốc và ảnh hưởng tới người bào chế; Chống sự tăng nhiệt độ dễ phân huỷ thuốc thành chất độc trong khi tán do ma sát sinh ra (như Thần sa, Chu sa, Thanh đại, Hoạt thạch, ô long vĩ ...); tránh hao thuốc; hạn chế kích ứng của dược liệu độc mạnh.
Cách chế: Cho dược liệu vào cối sành, sứ, cho nước vào, nghiền kỹ. Khuấy đều, bớt bỏ tạp chất, gạn lấy dịch nước đục có chứa các hạt thuốc nhỏ mịn. Cho thêm nước, tiếp tục nghiền cắn lắng ở dưới, rồi lại gạn. Làm nhiều lần đến khi thu được toàn bộ thuốc. Bột thu được mang phơi chỗ thích hợp tới khô.
Riêng tẩm Chu sa rồi phơi âm can th́ không sao hoặc nướng để tránh độc (thuỷ chế). Ví dụ: Bá tử nhân; Viễn chí, Trúc nhự, Táo nhân, thông thảo, Thiên môn, Thạch xương bồ, Đan b́, Long cốt... để tăng tác dụng trân kinh, trấn tĩnh, an thần...
2.5. Thuỷ bào
Định nghĩa: là phương pháp dùng nước sôi để giảm nhiệt độ xuống 60 - 70°C rồi cho dược liệu vào khuấy đều nhẹ liên tục cho đến khi nguội. Làm liên tục từ 2 - 3 lần.
Mục đích: Giảm bớt tính mănh liệt của thuốc (Ngô thù du) hoặc tách vỏ (Hạnh nhân)
D/ KỸ THUẬT BÀO CHẾ, CHẾ BIẾN VỊ THUỐC BẰNG THUỶ HOẢ HỢP CHẾ ( DÙNG LỬA VÀ NƯỚC - NHIỆT ẨM).
Định nghĩa: Thuỷ hoả hợp chế là phương pháp sử dụng sự tác động của nước hoặc dung môi thích hợp với lửa (trực tiếp hay gián tiếp) ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tự nhiên (nhiệt ẩm) nhằm thay đổi tính chất của dược liệu.
Mục đích: Để bảo quản, giảm độc tính hoặc để thay đổi tính chất và tăng hiệu lực của thuốc.
1. Chích
Định nghĩa: Chích là phương pháp tẩm vào vị thuốc một hay nhiều loại dịch phụ liệu thích hợp, ủ đến khi thấm đều th́ sao hoặc nướng.
Thời gian tẩm có thể từ 1 - 10 giờ tuỳ theo từng loại dược liệu.
1.1. Mục đích
- Tăng tác dụng điều trị: Bán hạ chích nước Cam thảo tăng tác dụng long đờm, giảm ho; chích với nước gừng để tăng tác dụng chống nôn...
Nướng dược liệu đă tẩm mật hoặc một phụ liệu thích hợp (áp dụng cho chế Cam thảo, Hoàng kỳ...) đến khi thấy mùi thơm và khô.
- Thay đổi tính vị, khuynh hướng tác dụng như: tăng tính ấm, giảm tính hàn, giảm tính ứ trệ của thuốc (dùng Sa nhân, Sinh khương, Rượu).
- Giảm tính táo, tăng tính nhuận của thuốc (dùng dịch nước Vo gạo, nước Cam thảo, Đồng tiện, Mật ong, Sữa...)
- Tăng tác dụng thăng đề của thuốc th́ chế với rượu.
- Tăng tác dụng thu liễm th́ chế với dấm.
- Tăng tác dụng trầm giáng th́ chế với muối.v.v...
Phụ liệu để chích: Nước Gừng, Nước, Cồn, nước Cam thảo, nước Hoàng thổ, v.v.. và từ 50 - 200 ml cho 1 kg dược liệu, sau khi tẩm rồi phải sao lại cho vàng khô.
1.2. Tẩm sao
Đây là phương pháp bào chế thông dụng trong chế biến thuốc cổ truyền.
Mục đích: Thay đổi tính dược và tác dụng của vị thuốc: từ hàn ra ôn, từ nhiệt ra lương hoặc làm cho vị thuốc dẫn từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên và ngược lại hoặc từ độc hoá thuần, từ yếu hoá mạnh và dẫn vào các kinh, các tạng phủ cần đến. Đây là phép kỳ diệu của bào chế đông dược.
1.2.1. Tẩm rượu sao (tửu chế).
Dùng Rượu trắng (35 - 40°) tẩm, trộn với dược liệu để 2 - 3 giờ rồi sao vàng. Số lượng dùng từ 50 - 200 ml Rượu cho 1 kg dược liệu.
1.2.2. Tẩm gừng sao (khương chế).
Gừng tươi rửa sạch, giă dập, cho thêm ít vắt lấy nước để tẩm vào dược liệu khoảng 1 giờ. Sau đó đem dược liệu sao chậm và nhỏ lửa (50 - 60°C) đến khi thấy thuốc có màu hơi vàng. Sao Tu sâm phải sao cách giấy trên chảo (30 - 40°C). Dùng 50 - 100g gừng tươi vắt lấy 50 - 150 ml nước dịch gừng cho 1 kg dược liệu.
1.2.3. Tẩm muối sao (Diêm chế).
Cho 5% dung dịch muối nồng độ 20% vào 95% dược liệu, tẩm đều trong ṿng 1 - 3 giờ, rồi đem sao lửa nhỏ và chậm đến khi mặt dược liệu vàng già là được.
1.2.4 Tẩm dấm sao (thanh thố).
Dùng dấm ăn (dấm thanh mùi chua, thơm, vị hơi ngọt) hoặc Acid axetic 5%. Nếu số lượng dược liệu ít th́ tẩm lượng dấm xâm xấp (cỡ 5% lượng dược liệu) độ 1 - 2 giờ rồi sao ráo hơi nước và vàng cạnh. Nếu lượng dược liệu nhiều th́ cho tỉ lệ dấm như trên, đảo đều và ủ một đêm rồi đem sao vàng cạnh là được.
1.2.5. Tẩm đồng tiện sao (tiện chế).
Dùng đoạn giữa nước tiểu của trẻ em khoẻ mạnh dưới 5 tuổi tẩm vào dược liệu từ 12 đến 48 giờ. Lượng nước tiểu bằng khoảng 5% dược liệu. Sau đó sao vàng.
1.2.6. Tẩm nước vo gạo (mễ trấp, mễ cam trấp) sao.
Lấy khoảng 5 - 10% nước mới vo gạo đặc so với dược liệu đem tẩm vào dược liệu thái phiến, ủ qua đêm, đem sấy hoặc sao vàng cạnh là được.
1.2.7. Tẩm sữa(nhũ chế).
Pha sữa vừa phải , tẩm dược liệu từ 1 - 2 giờ, rồi đem sao nhỏ lửa cho khô và thơm thuốc. Ít dùng
1.2.8. Tẩm mật hoặc đường sao.
Dùng mật ong, mật mía hoặc nước đường pha loăng hợp lư (một phần kết hợp một phần nước) với nước sôi. Trộn tẩm với dược liệu theo tỉ lệ dược liệu chiếm 90 - 95% từ 2 - 6 giờ cho thấm đều, rồi đem sao vàng cạnh là được. Sao chậm.
1.2.9. Tẩm Hoàng thổ - Bích thổ( Hoàng thổ chế - Bích thổ chế) sao.
Dùng đất sét vàng, đất ḷng bếp, đất vách tường cũ, bột vàng quét nhà...cứ 100 gam bột hoặc đất hoà tan trong 1 lít nước đun sôi khuấy đều, lọc lấy phần trong ở giữa, đem tẩm dược liệu theo tỷ lệ 40 - 50% so với dược liệu, để 2 - 3 giờ, sau đem sao vàng.
1.2.10. Tẩm nước Đậu đen sao
Lấy 100 gam Đậu đen cho vào 1 lít nước, đun sôi một giờ, gạn chắt lấy nước, đem tẩm với dược liệu từ 1 - 3 giờ, rồi đem sao. Tỷ lệ nước tẩm là 10 - 20% so với dược liệu.
1.2.11. Tẩm nước Cam thảo sao.
Lấy 100 gam Cam thảo tán thành bột ngâm 1 ngày đêm với nước, gạn chắt lấy
nước, đem tẩm với dược liệu từ 1 - 3 giờ, rồi đem sao. Tỷ lệ nước tẩm là 10 - 20% so với dược liệu.
2. Chưng (đồ)
2.1. Định nghĩa: Chưng là phương pháp chế biến dược liệu bằng cách đung thuốc với nước hoặc dịch phụ liệu bằng cách đun cách thuỷ .
2.2. Mục đích
- Chuyển hoá thuốc trong điều kiện nước ở nhiệt độ cao khoảng 100°C.
- Làm chín vị thuốc để tiện việc bào mỏng, chế thuốc tễ.
- Thuốc sau khi chưng với Rượu thường thấy ngọt hơn và thơm hơn, thêm sức ôn bổ, giảm tính đắng chát, là mất mùi tanh lợm, giảm bớt tính khí lạnh (Thục địa, Đại hoàng...), giảm tác dụng không mong muốn của thuốc (ví dụ: Hoàng tinh hết ngứa sau khi chưng).
- Thuốc sau khi chưng với Rượu vào tỳ vị dễ bị đồng hoá và dễ được hấp thu hơn, nên chúng có tác dụng bồi dưỡng cơ thể.
- Một số vị thuốc chưng với Rượu bảo quản được lâu hơn.
2.3. Kỹ thuật bào chế
Thuốc cùng dung dịch phụ liệu (nước, rượu) vừa đủ cho vào nồi, đậy kín. Đặt nồi vào trong một thùng hay chảo to có ngập nước nửa nồi, dới đay nồi có lót một miếng gỗ để cóng không sát vào thùng. Lúc đầu đun to lửa để nước trong thùng hoặc chảo sôi, sau đó đun nhỏ lửa cho đến khi đạt tiêu chuẩn. Cần bổ xung dịch phụ liệu vào thuốc và nước ở thùng, chảo bên ngoài.
2.4. Thời gian chưng
- Cổ truyền: Chưng theo phương pháp "Cửu chưng, cửu sái" tức chín lần chưng vào ban đêm đan xen chín lần phơi ban ngày.
- Thông thường hiện nay: Chưng liên tục 3 ngày đêm, phơi (hoặc sấy). Tẩm đến khi hết dịch chưng th́ phơi sấy (có màn che chắn ruồi, bụi) đến khô.
Chú ư: Chưng không đủ thời gian th́ vị thuốc dễ bị mốc. Nếu chưng đủ thời gian, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật th́ vị thuốc thơm, bảo quản được lâu, ít bị mốc mọt. và ngọt hơn do lượng đường tăng lên.
3. Nấu (Đun, chử)
3.1. Định nghĩa:
Nấu là phương pháp đun dược liệu sôi trong một lượng lớn chất lỏng thích hợp (nước, dầu, dung dịch phụ liệu) với thời gian nhất định.
Thời gian nấu phụ thuộc vào số lượng của từng loại dược liệu cụ thể.
3.2. Mục đích
- Làm cho dược liệu mềm, dừ, dễ bào chế.
- Giảm tính kích thích (nấu với Nghệ đen) hoặc giảm độc (nấu với Mă tiền) của vị thuốc.
- Làm tăng hiệu quả điều trị (nấu Hà thủ ô, Hoàng tinh).
- Rút hoạt chất của dược liệu như nấu cao...
4. Tôi
4.1. Định nghĩa
Tôi là phương pháp nung vị thuốc ở nhiệt độ cao, rồi nhúng vào nước hay dịch phụ liệu.
4.2. Mục đích
- Giảm độ bền cơ học của vị thuốc;
- Giảm thành phần hoá học gây tác dụng bất lợi do trong quá tŕnh nung tạo ra. Ví dụ mẫu lệ nung thành CaO, khi hoà tan trong nước tạo thành Ca (OH)2; tôi trong dấm th́ sẽ giảm Ca (OH)2.
Ngoài các phương pháp đă tŕnh bày ở trên, trong phép thuỷ hoả hợp chế c̣n phương pháp sắc (thuốc thang, cao thuốc), hăm (hăm chè thuốc...), hầm, , ...
Các thủ thuật liên quan đến nước như hoà tan (thường là hoá chất) và làm trong dung dịch đă chế biến như hoà tan, ngâm, hầm, sắc....
E/ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ, CHẾ BIẾN KHÁC
1. Chế khúc (dạng bánh)
Phương pháp dùng dược liệu (thường kèm thêm phần bột mỳ làm kết dính ) đă tán nhỏ trộn với nước, đóng thành bánh rồi sấy khô gọi là thuốc khúc.
Sản phẩm thường có tên khúc đi kèm như Thần khúc, Bán hạ khúc...
Mục đích của phương pháp nhằm sử dụng sự tác động của men (enzym) trong tác dụng chữa bệnh và chuyển hoá
2. Rán dầu
Định nghĩa: Rán dầu là phương pháp đun thuốc trong dầu sôi (thường dùng là dầu thực vật).
Mục đích: Hoà tan hoặc phân các chất trong dược liệu có khả năng tan trong dầu nhằm giảm độc tính....
Kỹ thuật chế biến: Đun sôi dầu, cho thuốc vào, đun sôi tiếp tục cho đến khi đạt tiêu chuẩn. Lấy thuốc ra, để cho chảy hết dầu, lấy giấy bản lau khô.
Áp dụng: Mă tiền (hạt) đun trong dầu sôi đến khi có màu vàng cánh gián, vị đắng nhẹ.
F/ MỘT SỐ VỊ THUỐC ĐƯỢC BÀO CHẾ, CHẾ BIẾN BẰNG NHIỀU PHƯƠNG PHÁP KHÁC NHAU TẠO RA NHỮNG TÁC DỤNG KHÁC NHAU

- Ba kích chế muối tăng quy kinh thận, dùng bổ thận; chế Cam thảo để giảm độc tính (ngứa) của Ba kích
- Bạch thược chế rượu để khử tính hàn và tăng cường dưỡng huyết điều kinh; chế giấm để tăng qui kinh can có tác dụng chỉ thống trong gan xơ hóa hoặc công năng gan tŕ trệ. Chế hoàng thổ tăng tính kiện tỳ.
- Bạch truật chích mật, sao cám đều kiện tỳ, ích khí; trừ đầy bụng, nôn mửa; sao cháy chỉ huyết đường tiêu hóa.
- Cẩu tích chế với rượu để tán hàn dùng cho phong thấp; chế với muối để mạnh gân cốt.
- Huyền hồ sách dùng sống thiên về hoạt huyết tán máu ứ ở tạng phủ; chế rượu
tăng khả năng hành huyết; chế dấm vừa tăng lư khí lại tăng tác dụng giảm đau.
- Đảng sâm chế mật ong tăng tác dụng bổ trung; sao với gạo để ḥa vị kiện tỳ; sao với rượu với Sinh khương để tăng tính ấm cho vị thuốc.
- Đỗ trọng tẩm muối để bổ trị đau lưng, đái són; sao đen trị động thái chảy máu; tẩm rượu sao tác dụng bổ và trị phong thấp.
- Đương qui sống bổ huyết nhuận tràng; chế rượu làm tăng tác dụng hoạt huyết thông kinh; chế thán tăng tác dụng chỉ huyết.
- Hậu phác chế Sinh khương làm tăng tác dụng hành khí, b́nh suyễn và giảm tính kích cổ họng; đồng thời giúp cho công năng ḥa vị của Hậu phác.
- Hoàng bá chế muối gia tăng nhập thận, bổ thận. Chế rượu dùng cho thượng tiêu bị hỏa, đau nhọt, lở miệng; chế thán chỉ huyết.
- Hoàng liên tẩm rượu khí vị dẫn lên thượng tiêu với công năng trừ hỏa của đầu mắt; chế gừng thanh vị nhiệt chống nôn; chế muối thanh đại tràng bàng quang tích nhiệt; chế mật lợn để tả can đởm thực hỏa; chế dấm trị can đởm hư hỏa; chế thán dùng cầm máu.
- Hoàng kỳ trích mật để bổ trung, ích khí, sinh huyết; chế rượu để bổ hư; chế muối bổ thận trị các bệnh băng đới.
- Hồng hoa Sao tồn tính chứa sang chấn vừa xuất huyết vừa ứ huyết; trích giấm tăng hoạt huyết ở kinh can; trích rượu tăng khả năng phá huyết.
- Hương phụ chế giấm tăng lư khí nhập kinh can, chỉ thống; chế thán chỉ huyết; chế rượu thông kinh lạc; chế muối tăng nhập huyết làm nhuận; chế gừng hóa đờm.
- Xa tiền tử chế muối tăng lợi tiểu; chế rượu tăng tác dụng bổ, sinh tinh.
- Ngải cứu dùng sống ôn kinh thông lạc; sao chế làm dịu co bóp tử cung an thai; chế dấm thu liễm, chỉ thống; sao cháy tán hàn, chỉ huyết; chữa chảy máu nội tạng.
- Ngô thù chế Cam thảo để giải độc; trích nước Hoàng liên để chỉ nôn; chế muối để trị sán thống; chế Sinh khương để chỉ thống; chế dấm để thư can giảm đau; chế rượu để chữa tâm phúc khí trệ.
- Ngũ vị tử chế rượu bổ thận; chế dấm liễm phế; chế Mật ong nhuận phế.
- Ngưu tất chế muối tăng khả năng vào thận, mạnh gân cốt; chế rượu tăng thông kinh hoạt lạc.
- Sài hồ sao chế giảm bớt tính phát tán; chế giấm tăng tính thư can, hoạt huyết, giảm đau; chế Miết huyết để dưỡng âm, hạ sốt.
- Tam lăng sao cám để giảm tính mănh liệt của vị thuốc; chế rượu tăng khả năng hành khí; chế giấm tăng tác dụng tiêu ứ giảm đau.
- Thanh b́ chế dấm vào can để giảm đau; Trần b́ sao chế để hào vị ḥa hoăn.
- Thăng ma chế mật tăng cường nhuận phế chỉ ho; chế thán chỉ huyết lỵ; chế rượu có tác dụng thăng đề.
- Thiên môn chế Chu sa để ninh tâm, an thần; chế Mật ong tăng nhuận phế chỉ ho
- Thương truật chế hoàng thổ, cám để bớt tinh dầu, giảm bớt tính táo; sao cháy để ôn tỳ, trừ thấp, chỉ tả.
- Trúc nhự chế Sinh khương để tăng tác dụng hóa đờm, chế Chu sa để an thần dùng khi bị phong đờm.
- Viễn chí chế Chu sa để an thần; chế mật để nhuận phế chỉ ho; sao cháy để chỉ huyết ; chế cam thảo để điều ḥa, giải độc, kích ứng.
- Xích thược tẩm giấm trị kinh bế, tăng hoạt huyết giảm đau; chế rượu trị xuất huyết.
- Ư dĩ dùng sống lợi niệu trừ mủ; sao chế kiện tỳ, lợi thấp, chỉ tả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trung Hoà, Đông y toàn tập, Nhà xuất bản Thuận Hoá năm 2000

2. Nguyễn Xuân Sinh, Phùng Hoà B́nh, Dược học cổ truyền. Giáo tŕnh Đại học Dược Hà Nội, NXB Y học 1998 và 2006

3. Đỗ Tất Lợi,Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – NXB Y học năm 2000

4. Nguyễn Xuân Sinh, Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, NXB Y học, 2000

5. Lê Hữu Trác - Hải thượng y tông tâm lĩnh, NXB Y học năm 1991

6. Nguyễn Bá Tĩnh, Tuệ Tĩnh toàn tập , NXB Y học năm 2004

1. Nguyễn Trung Hoà, Đông y toàn tập, Nhà xuất bản Thuận Hoá năm 2000
2. Nguyễn Xuân Sinh, Phùng Hoà B́nh, Dược học cổ truyền. Giáo tŕnh Đại học Dược Hà Nội, NXB Y học 1998 và 2006
3. Đỗ Tất Lợi,Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – NXB Y học năm 2000
4. Nguyễn Xuân Sinh, Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, NXB Y học, 2000
5. Lê Hữu Trác - Hải thượng y tông tâm lĩnh, NXB Y học năm 1991
6. Nguyễn Bá Tĩnh, Tuệ Tĩnh toàn tập , NXB Y học năm 2004
 
Reply with a quote
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-07-15 06:40:45.0
Ngài Trạng phét đọc nhiều sách thế cơ à?!
Hay sưu tầm mà quên ghi?
Xin đừng lấy của người làm của ḿnh chứ ?!

Các phương pháp và kĩ thuật bào chế - chế biến vị thuốc | Cộng ...
medicare.health.vn/.../bai-3-cac-phuong-phap-va-ki-thuat-bao-che-che-bien-vi-thuoc
3 thg 6, 2013 - Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền rất phong phú và đa dạng; song tựu chung lại có ba phương pháp cơ bản: Phương pháp dùng lửa ...

http://medicare.health.vn/cong-dong/tai-lieu/bai-3-cac-phuong-phap-va-ki-thuat-bao-che-che-bien-vi-thuoc

LUONGYVIET
 
Reply with a quote
Replied by LƯƠNG-Y-VIỆT (Hội Viên)
on 2016-07-15 11:17:40.0
Xin bổ sung thêm, xin phép LUONGYVIET NHE
NGUỒN: DAIBIO.COM.VN
BẠCH BIỂN ĐẬU 白 扁 豆
1/ Theo Trung Dược Đại Tự Điển: Lấy hạt Biển đậu có vỏ cứng , để nguyên cả vỏ, sao chín, dùng. Có khi tẩm vào nước sôi cho tróc vỏ, bỏ hết vỏ, dùng.
2/ Theo cách bào chế của Việt Nam:
- Thường dùng thứ hạt nguyên, có sống, khi bốc thuốc thang th́ giă dập.
- Dùng chín : Rửa, để ráo nước rồi sao qua cát để khỏi cháy, khi bốc thuốc thang th́ giă dập.
BÁCH BỘ 百 部
1/ Đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô (Bản Thảo Cương Mục).
2/ Rửa sạch, ủ mềm rút lơi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng [dùng chín] ( Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
BẠCH CHỈ 白 芷
1/ Hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh ( số lượng bằng nhau), cho vào nồi, đồ 1 lúc, lấy Bạch chỉ ra, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửa sạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc th́ sao qua. có thể sao cháy hoặc tẩm giấm, sao (Trung Dược Đại Từ Điển).
2/ Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ, phơi trong râm cho khô. Không sao tẩm ǵ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược – Việt Nam).
3/ Rễ củ thu hái lúc trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt cho bằng đầu, tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Không thu hái ở cây đă kết hạt. Loại bỏ rễ con, rửa nhanh sau đó sấy Lưu huỳnh rồi phơi ở nhiệt độ 40-50o (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

BẠCH CƯƠNG TẰM 白 殭 蠶

1/ Ngâm nước vo gạo nếp 1 ngày đêm cho nhớt và dầu nổi lên mặt nước, vớt ra, sấy khô bằng lửa nhỏ, chùi sạch lông vàng và miệng đen, tán bột, dùng ( Lôi Công bào chích luận).
2/ Vào giữa tháng 4-5, chọn những con Tằm chết cứng do bị nhiễm vi khuẩn, đem phơi nơi có gió hoặc phơi nắng, cho vào b́nh hút ẩm có chứa vôi sống hoặc sấy cho khô hoặc ngâm nước vo gạo 1 đêm , quấy nhẹ tay cho tơ và nhớt ra hết, vớt ra, phơi hoặc sấy khô. Hoặc rắc cám vào nồi (cứ 10kg Cương tằm, dùng 1kg cám), đun nóng cho bắt đầu bốc khói, cho Cương tằm vào, sao cho đến khi vàng, sàng bỏ cám đi, để nguội (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
3/ Sao với cát nhỏ cho vàng lên hoặc sao vàng với rượu sấy khô ( Đông Dược Học Thiết Yếu).
4/ Hiện nay, thường sản xuất Bạch cương tằm bằng cách lựa tằm đủ tuổi (4-5cm) rồi phun khuẩn nấm Batrytis Bassiana Bals lên ḿnh tằm.

BẠCH MAO CĂN 白 茅 根

Rễ rửa sạch, loại bỏ vết lông và rễ con, cắt ngắn từng đoạn 2-3cm, đem phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Cắt lấy cả lông để dùng dần. Không dùng rễ nổi lên mặt nước.
BẠCH THƯỢC 白 芍

Ở Triết Giang thu hoạch sớm nhất khoảng mùng 10 tháng 6. Tứ Xuyên vào giữa tháng 7 lúc thời tiết nóng và thu hoặc có thể kéo dài cho tới cuối mùa hè th́ xong. An Huy vào cuối hè đầu thu. Hồ Nam vào tiết lập thu. Khi thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, trước hết cắt thân lá sau dùng cuốc bới quanh gốc để lấy rễ, chú ư để khỏi gẫy. Lấy rễ giũ sạch đất, cắt riêng từng rễ ra, dùng dao con cắt hết những rễ con, rễ phụ mọc từ rễ chính. Sau đó phân loại lớn nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch gặp mưa không phơi được vùi rễ vào đất cát ẩm nhưng không được để quá 2-3 ngày, phơi nắng cho khô thứ chắc rắn là tốt.
1/ Lấy dao tre cạo thật sạch vỏ ngoài, tẩm nước mật loăng trong 3 giờ rồi phơi khô (Lôi Công Bào Chế).
2/ Rửa sạch ngâm nước 1-2 giờ, ủ 1-2 ngày có thể đổ rồi bào hay xắt mỏng, sao qua, có khi tẩm giấm sao qua hay sao cháy cạnh, hoặc tẩm rượu sao qua (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
3/ Cách bào chế của Tứ xuyên: Dùng một nồi hoặc chảo to, đổ nước đă đun sôi vào, bỏ rễ Bạch thược vào cho ngập hết Rễ, không được cho rễ vào quá nhiều, nước không đủ ngập. Sau đó loại rễ to đun khoảng 10-15 phút, nếu đun quá lâu sau này cạo bỏ vỏ sẽ hao phí nhiều, nhưng nếu đun rễ chưa chín lượng dược liệu giảm. Thường người ta xác định độ chín khi luộc bằng cách khi chưa luộc có mùi tanh của đất, vị đắng nhưng khi chín có mùi thơm, bớt đắng. Có thể dùng móng tay bấm được là chín. Luộc xong vớt ra ngay cho vào nước nguội để khỏi chín quá, sau dễ bóc vỏ. Cạo vỏ bằng cách dùng thanh tre cật vót cạo hết lớp vỏ ngoài cho đến lớp vỏ trắng. Khi cạo vỏ phát hiện có những chỗ sâu bệnh cần gọt vỏ, và phải cạo nhẹ tay để lớp vỏ bỏ đi không bị hao hụt nhiều. Cạo vỏ xong, cắt bỏ đầu đuôi, cắt thành khúc dài 10-13cm rồi xếp thẳng đem phơi (Trung Dược Đại Từ Điển).
Phơi rễ chia làm 3 giai đoạn:
- Phơi nhiều, ủ nhiều: rải Bạch thược ra chiếu, hoặc phân đan phơi nắng cứ 20 phút trở một lần, đến giờ chiều đem vào xếp thành đống trên phủ chiếu, ngày mai lại đem phơi, tối lại ủ, phơi ủ như vậy 4-5 ngày là xong, và chuyển sang giai đoạn hai.
- Phơi ít, ủ nhiều: Hàng ngày đến 9 giờ mới đem phơi, 3 giờ chiều cất vào ủ. Khi ủ đối với loại rễ to và trung b́nh th́ phải ủ chiếu kín hoặc bao tải. Khi phơi cứ 30-40 phút trở một lần và ủ thấy rễ mềm ra lại đem phơi, cứ như vậy 8-10 ngày là xong và chuyển sang giai đoạn 3.
- Phơi ngắn ủ dài: Mỗi ngày chỉ phơi 2-4 giờ, cách 40 phút trở 1 lần, c̣n ủ như trên nhưng phải ủ 3-4 lớp bao tải, ủ cho đến khi lớp vỏ ngoài của rễ ướt lại, sau đó đem phơi cho đến khi lớp vỏ thật khô, bấm móng tay không được nữa mới thôi. Theo cách chế biến này th́ ngày mùa hè phơi ít ủ nhiều, ngàu mùa thu phơi nhiều ủ nhiều, ủ cho rễ mềm ra lại phơi, phơi xong rễ c̣n đang nóng ủ luôn, nếu chỉ phơi không ủ th́ bên ngoài rễ khô, bên trong c̣n ướt, để biến sang vị chua không dùng làm thuốc được, hoặc bên ngoài vỏ biến thành đỏ chất lượng kém.
4) Cách bào chế của Sơn Đông: Dùng dao tre cạo vỏ ngoài cho thật trắng nhưng không rửa nước để rễ không biến thành màu nâu hoặc đen. Cạo vỏ xong ngâm rễ ngập trong nước giếng nửa ngày rồi mới luộc, ngâm rễ ngày nào th́ luộc rễ ngày đó. Ở Tứ Xuyên có nơi ngâm nước giếng pha trộn 50% nược sông thêm loại rễ nhỏ Bạch thược đă giă nát, hoặc dùng bột ngô ḥa với nước để ngâm rễ Bạch thược, ngâm như vậy rễ giữ được màu (Danh Từ Dược Vị Đông Y).
Luộc: Đun nước sôi đổ rễ Bạch thược vào, đun khoảng 15-20 phút, khi thấy rễ mềm, vặn cong được hoặc lấy rễ thấy bốc hơi, khô nhanh th́ vớt ra. Mỗi chảo nước chỉ luộc 2-3 mẻ rồi phải thay nước mới. Sau đó cắt bỏ đầu đuôi, chia thành loại to, nhỏ, cắt ra thành khúc đem phơi.
Phơi: Luộc xong rải ra chiếu phơi ngay, cách 5-10 phút đảo 1 lần sau 1-2 giờ lấy chiếu cuộn lại phủ chiếu lên trên, khi thấy rễ nguội lại tiếp tục rải ra phơi, phơi trong 3 ngày buổi trưa nắng gắt phủ chiếu lại cho mát. Phơi cho đến khi gơ rễ nghe tiếng kêu thanh thanh, chất thành đống đem ủ 2-3 ngày lại phơi tiếp 1-2 ngày cho tới khi thật khô, phơi vậy vỏ không bị co lại và không chuyển qua màu hồng (Danh Từ Dược Vị Đông Y).


BẠCH TRUẬT 白 朮

Theo Trung Dược Đại Tự Điển :
1) Thái rửa sạch, ngâm nước 4 giờ, ủ kín 12 giờ (hay có thể đồ khoảng 4 giờ) cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô (để dùng sống) hay tẩm bột Hoàng thổ rồi mới phơi khô sao vàng, hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Có khi chỉ cần thái mỏng, sao cháy.
2) Theo kỹ thuật chế biến của Trung Quốc hiện nay có hai phương pháp: Sấy khô và Phơi khô. Thành phẩm của phương pháp sấy khô gọi là Bạch truật sấy, của phương pháp sau gọi là Bạch truật phơi. Ư truật là một loại củ phơi khô.
a) Phơi khô: Đem củ tươi rủ sạch đất cát, cắt bỏ cây lá, đem phơi 15-20 ngày, đến lúc khô kiệt th́ thôi nếu gặp phải trời mưa th́ nên rải ra chỗ râm mát, thoáng gió, không nên dồn đống hoặc đóng vào sọt... nếu không củ dễ thối mốc.
b) Sấy khô: Đem củ đă đào về chọn lọc kỹ, đưa lên giàn sấy khô. Ḷ sấy thông thường mỗi lần có thể sấy được 250 củ tươi. Lúc bắt đầu sấy cần to lửa và đều, về sau khi vỏ củ đă nóng th́ lửa nên nhỏ dần, sấy khô 5-6 giờ đảo trên xuống dưới, dưới lên trên, để củ có thể khô đều, sau đó lại sấy 6 giờ, đến lúc củ khô được 50% đem cắt, rửa củ cho dẹp, cắt bỏ rễ phụ, phân chia loại to nhỏ, củ to bỏ xuống dưới, nhỏ bỏ trên, để được khô đều. Sấy vậy 8-12 giờ lúc củ khô độ 70-80% đem vào sọt ủ 10-15 ngày, chờ cho nước trong giữa củ ngấm thấm ra ngoài, vỏ ngoài mềm ra, lúc này có thể sấy lại lần cuối cũng thời gian độ 24 giờ. Các nơi ở tỉnh Hồ nam, Hồ bắc sau khi sấy khô, lại đổ củ vào rổ sát cho vỏ bong sạch. Nói chung cứ 3, 5 kg củ tươi, sau khi sấy khô có thể thu được 1 kg củ khô.
. Chải, rửa sạch, ủ kín cho đến mềm, thái hoặc bào mỏng 1-2 ly, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
. Sau khi bào, phơi tái, tẩm nước Hoàng thổ ( thường dùng ) hoặc tẩm mật sao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
. Sau khi thái mỏng, sao cháy (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).


BA KÍCH THIÊN 巴 戟 天

1/ Dùng nước Câu Kỷ Tử ngâm Ba Kích 1 đêm cho mềm, lấy ra ngâm rượu 1 đêm, vớt ra, sao với Cúc Hoa cho vàng thuốc, dùng vải lau sạch, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
2/ Ngâm với rượu 1 đêm cho mềm, xắt nhỏ, sấy khô, để dành dùng ( Bản Thảo Cương Mục).
3/ Dùng Cam Thảo, giă dập, sắc, bỏ bă. Cho Ba Kích vào nấu cho đến khi xốp mềm, rút lơi, phơi khô. Liều lượng : 6kg Cam Thảo cho 100kg Ba Kích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Ḥa Quốc Dược Điển)
4/ Diêm Ba Kích : Trộn Ba Kích với nước Muối (20g Muối cho 1kg Ba Kích), cho vào chơ, đồ, rút lơi, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
5/ Rửa sạch , ủ mềm, bỏ lơi, thái nhỏ rồi tẩm rượu 2 giờ, sao qua hoặc nấu thành cao lỏng [1ml = 5g] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược Việt Nam).


CAM THẢO 甘 草
1/ Sinh thảo: Rửa sạch nhanh đồ mềm, xắt thành lát mỏng 2mm, khi c̣n nóng nếu không kịp xắt th́ nhúng ngay vào nước lạnh, ủ mềm cho dễ xắt, rồi sấy hoặc phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
2/ Chích thảo: Sau khi sấy khô rồi tẩm mật ong (cứ 1kg Cam thảo phiến th́ dùng 200g mật pha thêm 200ml nước đun sôi), tẩm rồi sao vàng cho thơm. Hoặc nếu dùng ít, có thể cắt khúc 5-10cm cuộn vài lần giấy bản nhúng qua nước sôi cho đủ ướt, vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi sém th́ bỏ giấy, xắt lát mỏng (Trung Dược Đại Từ Điển).
3/ Bột Cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài xắt miếng tṛn sấy khô tán thành bột mịn.
+ Khi dùng Cam thảo nếu dùng rượu tẩm chưng từ giờ tỵ (9-11g) đến giờ ngọ (11 – 13g) rồi lấy ra phơi nắng, giă nát để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận) hoặc xắt lát lấy sữa tẩm rồi sao gịn, đỏ, vàng mà dùng ((Bản Thảo Cương Mục).
+ Chích Cam thảo đều dùng nước chảy ḍng sông sao tẩm đến khi nóng vàng, khử đỏ đi là được hoặc dùng nước tương sao nóng, không có sữa tô để sao th́ chưng với rượu (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Theo kinh nghiệm Bào chế của Trung Quốc ngày xưa có 3 cách thức:
a) Phấn cam thảo: Cạo sạch vỏ, ngâm rượu độ 1 giờ, ủ độ 12 giờ, xắt mỏng chừng 2 ly. Phơi khô.
b) Lăo cam thảo: ngâm nước độ 4 giờ (mùa đông 8 giờ) ủ kín cho mềm xắt mỏng phơi khô.
c) Chích cam thảo: Rửa qua ủ mềm, xắt mỏng, lấy mật ong cho thêm một phần nước sôi tẩm vào Cam thảo vớt ra một lúc sao vàng không dính tay là đạt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Cách dùng: Dùng sống có tác dụng thanh hỏa trong những chứng đau họng, đinh nhọt. Dùng chích (sao mật) có tác dụng bổ trung, chữa những chứng Tỳ hư, tiêu lỏng, Vị hư khát nước, Phế hư gây ho. Tẩm mật sao có Tác dụng nhuận bổ.

CÁT CĂN 葛 根

(1) Khúc củ: Ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc) người ta đem củ về rửa sạch, lấy dao cạo sạch lớp vỏ thô xốp ở ngoài, xong cắt thành những đoạn ngắn 13cm, xếp vào trong vại, dùng nước muối đặc (Cứ 100 đoạn Sắn dây th́ dùng 5kg muối pha với 10 kg nước), ngâm nửa ngày. Sau lại pha thêm một ít nước (ngâm nước lúc ngập củ là được) ngâm đủ 1 tuần th́ vớt ra, dùng sọt đem ra sông ngâm 3-4 giờ vớt ra rửa sạch, phơi 2-3 ngày (Khô đi độ 6-7 phần) lại bỏ vào ḥm, xông Lưu hoàng trong hai ngày đêm, làm cho củ mềm và trong, tất cả thành màu trắng bột không có lơi vàng nữa, th́ có thể lấy đem phơi thật khô để dùng hay bán. Có lúc phải dùng xông đi xông lại 3 lần, mỗi lần mất 1 ngày, phơi hai ngày. Qua ba lần xông ba lần phơi như vậy rất phức tạp, lại khó xông cho củ trở thành trắng trong, theo kinh nghiệm th́ nếu loại củ nào xông một lần mà trong ruột củ trắng trong là tốt nhất.
(2) Khoanh củ: Ở tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy 1,7-3cm, đuôi củ nhỏ chỉ cắt khúc, sau khi dùng Lưu hoàng xông th́ đem sấy khô ngay là được.
(3) Miếng vuông: Cũng là một cách chế biến của tỉnh Tứ Xuyên, tức là sau khi gọt bóc vỏ ngoài ra, cắt thành miếng vuông dầy (cạnh) 1,7-3cm, sau khi xông Lưu hoàng xong đem sấy khô ngay là được.
(4) Ngoài ra có nơi đào về bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt thành khúc dài 8-15cm nếu đường kính quá lớn th́ bổ dọc thành 2 nửa, có khi cắt lát thành từng miếng dầy 0,5-1cm xông Lưu hoàng 3 lần, sau đó ngày phơi nắng, tối sấy Lưu hoàng cho tới khô. Nếu muốn lấy bột th́ say nhỏ gạn lấy tinh bột lọc đi lọc lại nhiều lần rồi sấy hoặc phơi khô.
(5) Cách chế bột sắn dây: Cạo vỏ xay giă cả củ nát bấy, lọc lấy nước ở trong đổ nước lạnh vào rồi lấy khăn mà lọc cho sạch xác, bụi bặm, đất, cát căn rồi để lắng xuống mới gạn lọc nước trên cứ như thế mỗi ngày thay nước một lần, mỗi khi đổ nước vào một lần phải lọc những nước đục đi, gạn lọc như thế 1 tháng đến khi nào thấy nước trong khuấy không đục nữa th́ thôi. Lọc càng kỹ bột nước mới khỏi chua, chát, bột trắng, nhưng phải thay nước hàng ngày, bột không chua. Khi đă xong đổ bột ra miếng vải băng để trên sạp khô phơi thành bột cất dùng.
CÁT CÁNH 桔 梗
Dùng Cát cánh nên bỏ đầu cuống, giă chung với Bách hợp sống, giă nát như tương, ngâm nước 1 đêm xong sao khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
Dùng Cát cánh cạo vỏ ngoài, tẩm nước gạo 1 đêm, xắt lát sao qua (Bản Thảo Cương Mục).
Hiện nay dùng củ đào về cắt bỏ thân mềm rửa sạch ủ một đêm, hôm sau sắc lát mỏng phơi khô dùng sống, có khi tẩm mật sao qua (Tùy theo đơn). Khi dùng làm hoàn tán th́ nên xắt lát, sao qua rồi tán bột mịn (Trung Dược Đại Từ Điển).


CÂU ĐẰNG 鉤 藤
Khi dùng cắt bỏ cành của nó đi, chỉ dùng toàn những móc câu thôi, dùng được móc non càng tốt, không cần lấy thứ già, loại non sức mạnh hơn loại già.
Cách dùng: Dùng vào thuốc thang th́ nên để riêng, sau khi sắc thuốc gần được mới cho Câu đằng vào. Hoặc tán bột dùng trong cao đơn hoàn tán. Nhức đầu chóng mặt dùng gai mấu, đau thần kinh tọa dùng rễ cây.


CÂU KỶ TỬ 枸 杞 子

1/ Lựa thứ quả đỏ tươi, tẩm rượu vừa đều để một hôm, giă dập rồi đem dùng.
2/ Thường dùng sống, có khi tẩm rượu sấy khô, hoặc tẩm mật rồi sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ cho khô, đem tán bột mịn.

CẨU TÍCH 狗 脊
Lấy về rửa sạch cắt bỏ rễ con, cuống lá và lông vàng phủ xung quanh thân rễ,
xắt mỏng phơi khô. Có khi đồ hơi nước rồi mới phơi, làm vậy nhiều lần. Có khi lại c̣n đồ với đậu đen, đồ 9 lần, phơi 9 lần rồi cuối cùng xắt mỏng phơi khô.
. Rang cát nóng cho Cẩu tích đă xắt lát, rang cho sém hết lông c̣n sót lại, lấy ra để nguội rửa sạch ngâm nước 1 đêm rồi đồ kỹ cho mềm, tẩm rượu 1 đêm rồi sao vàng (Lôi công). Xắt lát sao hết lông rồi dùng (Lư Thời Trân).


CHỈ THỰC 枳 實
Giấp nước vào cho mềm, moi bỏ các múi và hạt ở trong rồi xắt nhỏ phơi khô sao với gạo nếp hoặc cám (rồi bỏ cám đi), có khi sao cháy tồn tính rồi tán bột.
Cách dùng: Sao ḍn có tác dụng tiêu tích, hạ khí, trừ đờm giúp tiêu hóa, sao tồn tính có tác dụng cầm máu. Chỉ thực để lâu năm càng tốt.


CHỈ XÁC 枳 殼

Đem thấm nước cho mềm, bỏ xác múi và hạt ở trong đi rồi xắt mỏng phơi khô trộn sao với nếp hoặc cám cho tới khi gạo vàng hoặc cám gần cháy đen rồi bỏ đi, lấy Chỉ xác, Chỉ xác để lâu càng tốt.


CHI TỬ 枝 子
1/ Hái trái về bỏ tai và vỏ, chỉ lấy hạt, ngâm với nước sắc Cam thảo một đêm, vớt ra phơi khô tán bột dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
2/ Trị bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu th́ dùng cả vỏ xác, trị hạ tiêu th́ bỏ vỏ xác rửa sạch nước màu vàng rồi sao mà dùng, trị bệnh thuộc huyết th́ sao đen
dùng (Đan Khê Tâm Pháp).
3/ Sau khi hái về phơi hoặc sấy khô ngay, nếu sấy th́ lúc đầu lửa to về sau nhỏ dần, đảo trộn nhẹ để làm vỏ quả không bị trầy sát, cũng đề pḥng t́nh trạng ngoài khô trong ướt, dễ thối mốc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
4/ Quả chín kẹp lẫn với ít phèn chua, cho vào nước sôi cùng nấu độ 20 phút, vớt ra phơi khô vỏ, lại sấy khô cho gịn. Khi dùng muốn dùng sống, sao hoặc đốt cháy tùy từng trường hợp (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).


CỐT TOÁI BỔ 骨 碎 補

Rửa sạch bỏ lá phơi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên rễ hoặc đồ chín, phơi khô cất dùng.
Khi dùng lấy dao bằng đồng cạo lông vàng đỏ, xắt lát nhỏ, tẩm mật chưng một đêm rồi phơi khô dùng, nếu dùng gấp th́ sậy khô không chưng cũng được (Lôi Công).


DÂM DƯƠNG HOẮC 淫 羊 藿
1/ Dâm Dương Hoắc: Lấy kéo cắt hết gai chung quanh biên lá, cắt nhỏ như sợi tơ to, rây sạch mảnh vụn là dùng được.
2/ Chích Dâm dương hoắc: Dùng rễ và lá, cắt hết gai chung quanh rồi dùng mỡ dê, đun cho chảy ra, gạn sạch cặn, cho Dâm dương hoắc vào, sao qua cho mỡ hút hết vào lá, lấy ra ngay, để nguội là được [Cứ 50kg lá dùng 12,5kg mỡ Dê] (Lôi Công Bào chế).
3/ Rửa sạch, xắt nhỏ, phơi khô, sao qua. Có thể tẩm qua rượu rồi sao qua càng tốt.
4/ Lúc hoa mới chớm nở, hái về, phơi nắng nhẹ hoặc phơi trong râm, dùng tươi tốt hơn.
5/ Muốn để được lâu th́ xông hơi Lưu hoàng 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được, rồi đem nén độ một đêm, thấy nước đen chảy ra, phơi khô cất dùng.


ĐẠI HOÀNG 大 黃
Đem nguyên củ ngâm vào nước lạnh, vớt ra rồi ủ vải bố ướt, sau 2-3 ngày xem thấy ở giữa lơi mềm tới rồi th́ lấy xắt hoặc bào lát mỏng phơi khô. Khi dùng có thể dùng sống sao với rượu, sao cháy đen, hoặc chưng...tùy theo lương y.
Phép chế Đại hoàng có nhiều cách:
1/ Đem Đại hoàng chưng với rượu cho nát, phơi nắng, rồi tán bột, dùng mật trộn vào chế thành từng viên nhỏ, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển).
2/ Dùng Đại hoàng phiến thêm rượu chưng mấy lần là được (Dược Tài Học).
3/ Ngâm thuốc sống vào nước cho mềm, lấy ra, thái thành phiến, phơi khô. Dùng sống hoặc sao với rượu, hoặc sao thành than hoặc hấp chế (Đông Dược Học Thiết Yếu).


ĐÀO NHÂN 桃 仁

Một loại c̣n nguyên vỏ và đầu nhọn, khi dùng giă dập.
Một loại đă bóc vỏ và bỏ đầu nhọn di, khi dùng giă dập.

ĐỊA CỐT B̀ 地 骨 皮
1- Sau khi cắt thành từng đoạn ngắn bằng nhau, sắc nước Cam thảo ngâm một đêm rồi vớt ra sấy khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
2- Chọn vỏ không c̣n lỏi, rửa sạch, xắt nhỏ phơi khô dùng sống, có khi tẩm rượu sấy qua (Trung Dược Học).
ĐỖ TRỌNG 杜 仲

1- Gọt bỏ vỏ dày bên ngoài, mỗi cân dùng chừng 120g mật ong và 40g sữa tô, ḥa đều, tẩm kỹ
rồi sao cho thật khô là được (Lôi Công Bào Chích Luận).
2 - Gọt bỏ vỏ dày ngoài rồi xắt miếng nhỏ, tẩm nước muối sao cho đứt tơ là được (Bản Thảo Cương Mục).
3 - Tẩm với rượu 40o trong 2 giờ sao vàng cho tới khi đứt tơ là được (Trung Dược Học).
4 - Rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, cắt từng lát nhỏ 3-5kg, đeo nhau, tơ không thể cắt được, như da rắn, phơi khô sẽ xấu, để vậy dùng sống hoặc ngâm rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).


ĐƠN B̀ 丹 皮

1/ Rửa sạch, dùng dao con rạch một đường theo chiều dọc của rễ, bóc lấy vỏ bỏ lơi, cắt thành đoạn dài 13 - 17cm ngâm vào nước sạch từ 10 - 15 phút, vớt ra sấy khô. Có thể không cạo bỏ vỏ ngoài, chỉ bỏ lơi, khi dùng tẩm nước ủ mềm, xắt lát, phơi khô dùng, có khi tẩm rượu sao qua,hoặc sao cháy tùy đơn thuốc (Trung Dược Đại Từ Điển).
2/ Mua về rửa sạch bụi bặm, ủ mềm một đêm, nếu c̣n lơi th́ bỏ đi. Bào lát mỏng phơi trong râm mát. Có thể tẩm rượu, sao cháy tùy theo đơn.

ĐỘC HOẠT 獨 活
1/ Thái nhỏ, lấy Dâm dương hoắc trộn lẫn vào, ủ kín trong 2 ngày, phơi khô rồi bỏ Dâm dương hoắc đi, để dùng cho khỏi xót ruột (Lôi Công Bào Chích Luận).
2/ Khi dùng cạo bỏ lớp vỏ hoặc sấy khô để dùng (Bản Thảo Cương Mục).
3/ Hiện nay th́ sau khi thu hái, phơi khô, khi dùng rửa sạch để ráo nước bào mỏng phơi khô trong râm mát. Không cần sao tẩm ǵ cả (Đông Dược Học Thiết Yếu).


HẠNH NHÂN 杏 仁
1/ Tẩm nước nóng, chà sạch vỏ, ngắt bỏ đầu nhọn, sao vàng, hoặc sao qua vơi cám (Biệt Lục).
2/ Có thể để nguyên cả vỏ và đầu đầu nhọn, mục đích để phát tán (Bản Thảo Cương Mục).
3/ Ngâm nước sôi 5 - 10 phút, xát bỏ vỏ, phơi khô. Khi bốc thuốc, đâm dập rồi bỏ vào sắc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Trị hư lao, ho lâu năm th́ giă dập rồøi bọc trong giấy bản ép bỏ dầu.
- Dùng rơm khô một nắm, đem hạt Hạnh nhân gói vào trong đó, cuộn lại rồi dùng chầy giă nhưng không được mạnh quá dễ làm vỡ nhân hạt, xong lắy Hạnh nhân ra phơi khô, ngâm nước sôi rồi lột bỏ vỏ và đầu nhọn. Khi dùng giă nát (Trung Dược Đại Từ Điển).


HẬU PHÁC 厚 撲
1/ Rửa sạch nhanh, cạo bỏ vỏ thô, xắt lát mỏng 2 - 3 ly, tẩm nước sữa tô (cứ 1 cân Hậu phác th́ sao với 120g sữa tô), sao chín để dùng trong hoàn tán. Nếu dùng trong thuốc thang để uống th́ dùng nước cốt gừng (cứ 1 cân Hậu phác th́ sao với 8 lượng nước gừng) cho khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
2/ Cạo bỏ vỏ thô, rửa qua, lấy 2 vị Gừng sống, Tô diệp trộn vào, nấu chín rồi bỏ Gừng và Tô diệp đi, cắt phiến, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
HOÀNG BÁ 黃 柏
1/ Hoàng bá tính hàn mà ch́m, dùng sống th́ tả thực hỏa, dùng chín khỏi hại tới dạ dày, chế với rượu trị bệnh ở thượng tiêu, chế với nước trị bệnh ở hạ tiêu, chế với mật trị bệnh ở giữa (Bản Thảo Cương Mục).
2/ Rửa sạch, vớt ra, ủ mềm, xắt thành sợi, phơi khô (Dược Tài Học).
3/ Cạo gọt bỏ lớp vỏ thô, thái phiến, dùng sống hoặc chế với rượu, hoặc chế Gừng, hoặc sao đen thành than, hoặc tán nhỏ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
4/ Diêm Hoàng Bá: Xắt thành sợi xong, tẩm nước muối cho ướt đều[50kg Hoàng bá, dùng 1,4kg Muối, pha nước vừa đủ], dùng lửa nhỏ sao già, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
5/ Tửu Hoàng bá: Hoàng bá xắt thành sợi xong tẩm với rượu (100kg Hoàng bá, 10kg Rượu), trộn đều, dùng lửa nhỏ sao qua, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
6/ Hoàng Bá Thán: Hoàng bá xắt thành sợi xong, cho vào sao to lửa thành mầu đen xám nhưng c̣n tồn tính, phun nước cho ướt rồi bẻ ra, phơi khô (Dược Tài Học).
Cách dùng:
Rưả sạch ủ mềm, thái mỏng phơi khô (dùng sống), tẩm rượu sao vàng, hoặc sao cháy hay sao với nước muối, hoặc tán bột đắp bên ngoài.
a) Dùng sống: Trị nhiệt lỵ, đi tả, lâm lậu, hoàng đản, xích bạch đới.
b) Tẩm rượu sao: Trị mắt đau, miệng lở loét.
c) Sao cháy: Lương huyết, chỉ huyết.
d) Sao nước muối: Vào kinh Thận.


HOÀNG CẦM 黃 芩
1- Hoàng cầm dùng rượu sao th́ khí nó đi lên, sao với nước tiểu th́ khí nó đi xuống, sao với nước mật Lợn th́ tả hỏa ở can đởm. Chữa những chứng nóng thường th́ dùng sống (Bản Thảo Cương Mục).
2- Thứ Khô cầm (có tác dụng tả phế hỏa), làm tiêu khí nóng ở da thịt) th́ bỏ đầu, bỏ ruột đen rửa sạch, ủ kín một đêm cho mềm, bào mỏng, 1-2 ly. Phơi khô dùng sống. Sau khi phơi khô tẩm rượu 2 giờ sao qua (cách này thường dùng) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
3- Hấp chín bào mỏng phơi khô, dùng sống, sao với rượu, sao với Muối, sao với nước Gừng, sao với mật Heo tùy theo phái của Thầy thuốc.
4- Trị bệnh ở phần trên th́ sao với rượu. Tả hỏa ở Can, Đởm th́ sao với nước mật heo (Đông Dược Học Thiết Yếu).


HOÀNG KỲ 黃 耆
1- Cắt bỏ đầu, đồ lên nửa ngày, tước ra sợi nhỏ để lên mặt đá đập dập mà dùng (Lôi Công bào chích luận).
2- Đập dập nát, tẩm mật Ong sao 3 lần, có khi tẩm muối đồ chín (Bản Thảo Cương Mục).
3- Rửa sạch, ủ hơi mềm, xắt hoặc bào mỏng 1-2 ly. Sấy nhẹ hoặc phơi cho khô (dùng sống). Hoặc sau khi làm khô đập nát tước nhỏ, tẩm mật rồi sao vàng (cách này hay dùng gọi là Chích hoàng-kỳ). Hoặc ngâm mật Ong loăng 2-3 ngày cho thấm rồi quấn giấy bản lùi vào tro, nếu làm ít, hoặc sao vàng.( Trung Dược Đại Từ Điển).
HOÀNG LIÊN 黃 連
1/ Cho Hoàng liên vào trong túi vải, xát cho sạch lông giă mát dùng, hoặc ngâm trong nước tương 2 giờ vớt ra, sấy khô bằng gỗ liễu để dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
2/ Chải sạch rửa tạp chất (không nên ngâm lâu sẽ mất chất), ủ đến vừa mềm, thái mỏng phơi trong râm cho khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua [dùng chín] (Trung Dược Đại Từ Điển).

H̉E HOA 槐 花

1- Dùng Ḥe hoa phải dùng vào lúc hoa chưa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc th́ sao vàng để dùng.
2- Hái hoa lúc c̣n nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nước uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
3- Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dược Học Thiết Yếu).
4- Ḥe Hoa Sao: Lấy Hoa ḥe sạch, cho vào nồi, sao bằng lửa nhẹ cho đến khi mầu hơi vàng, lấy ra để nguội là được (Dược Tài Học).
5- Ḥe Hoa Thán: Lấy Hoa ḥe, cho vào nồi, dùng lửa mạnh đun nóng, sao cho đến khi gần thành mầu đen (tồn tính), phun ướt bằng nước sạch, lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).

ÍCH MẪU THẢO 益 母 草
1- Thu hoạch lúc cây bánh tẻ ( chớm ra hoa), cắt lấy cây, để chừa 1 đoạn gốc cách mặt đất khoảng 5-10cm để cây tiếp tục đâm chồi thu hoạch lần thứ 2, thứ 3. Lúc trời khô ráo, cắt cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho khô.
2- Rửa sạch, bằm nát, tẩm rượu hoặc giấm, sao vàng (dùng trong thuốc thang), hoặc nấu thành cao đặc. Tránh dùng dụng cụ bằng sắt (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

KÊ HUYẾT ĐẰNG 雞 血 藤
Rửa sạch, thái phiến, dùng sống ( Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chọn thứ dây lớn và bé để riêng, ngâm thứ lớn độ 3 ngày, thứ bé ngâm 1~2 giờ cho mềm, thái lát dày 2 ly, phơi khô
KHƯƠNG HOẠT 姜 活
Theo Trung Y: Cắt bỏ đầu, cạo vỏ, rửa sạch, sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Thấm nước cho mềm đều, thái phiến mỏng, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, để thật ráo, thái mỏng, phơi râm. Không có tẩm sao.

KINH GIỚI 荊 芥
1/ Bỏ tạp chất, rửa sạch, thái từng đoạn, phơi khô để dùng. Hoặc cho Kinh giới vào nồi, chảo, sao đen, phơi khô, để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
2/ Chặt ngắn, phơi hoặc sấy nhẹ đến thật khô, hoặc sao cháy (Dược Liệu Việt Nam).


LỘC NHUNG 鹿 茸

1/ Dùng dây trói hươu, treo cao khỏi mặt đất. Dùng cưa, cưa thật nhanh vào gần sát đế sừng. Nhặt bỏ các chất bẩn bao quanh nhung đi, sau đó, lấy dây buộc chặt phần đầu cưa lại. Cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3-4 lần , mỗi lần 15-20 phút, đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung có mùi ḷng đỏ trứng gà luộc chín th́ thôi. Thường khoảng 2-3 giờ. Sau đó phơi hoặc sấy khô. Ngày hôm sau lại làm như vậy. Sấy ở nhiệt độ 70-80oC trong ṿng 2-3 giờ rồi lấy ra. Làm như vậy 2-3 lần cho thật khô là được (Trung Dược Đại Từ Điển).
2/ Sách ‘Đông Dược Học Thiết Yếu' giới thiệu cách chế biến đơn giản như sau:
Đốt cháy lông tơ, lấy mảnh thủy tinh cạo sạch rồ tẩm rượu nóng cho mềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng.
3/ Cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm. Nhung cắt được cần chế biến ngay v́ với máu và chất thịt để lâu có thể bị thối rữa và có ḍi bọ. Đem cặp nhung ngâm vào rượu 1 đêm. Khi ngâm chú ư để chỗ cắt lên trên cho chất tốt trong nhung không ra hết vào rượu. Hôm sau, rang cát cho vừa, đổ vào 1 cái ống , ở giữa để cặp nhung ( để chỗ cắt lên phía trên ). Khi cát nguội lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Làm như vậy cho đến khi sừng khô. Cất đi để dùng. Hoặc chỉ tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô. Khô rồi lại tẩm rượu và lại sấy khô cho đến khi nhung khô kiệt là được. Việc chế biến đ̣i hỏi khoảng 2-3 ngày. Một cặp nhung nặng 800g khi khô chỉ c̣n chừng 250g. Tuy nhiên khi chế biến nếu không cẩn thận nhung có thể bị nứt, máu chảy ra hết, giá trị làm thuốc sẽ giảm (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

NHĂN NHỤC 龍 眼 肉

Chọn loại Nhăn lồng đă chín, cùi dày, ráo nước , đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 40-500C đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, mang ra, bóc vỏ lấy cùi rồi sấy ở nhiệt độ 50-600C tới độ ẩm dưới 18%, cầm không dính tay là được. Long nhăn đă chế biến rồi nhưng sợ để lâu có nhiễm trùng, nên đem chưng cách thủy độ 3 giờ, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn th́ giă nát với bột thuốc khác hoặc nấu nhừ lấy nước đặc, bỏ bă, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.


MẠCH MÔN 麥 門
1/ Tẩm nước nóng cho mềm, rút bỏ lơi. Muốn tán bột th́ sau khi rút bỏ lơi, sao nóng, để nguội, làm như vậy 3-4 lần th́ khô ḍn, tán bột được (Lôi Công Bào Chích Luận).
2/ Chu mạch môn: Lấy Mạch môn cho vào chậu, phun vào ít nước cho hơi
mềm. Lấy bột mịn Chu sa rắc đều vào và trộn đều cho mặt ngại dính đều bột Chu sa th́ thôi. Lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).
3/ Rửa sạch cho nhanh (không ngâm nước lâu), để ráo nước cho se vỏ, dùng nhíp cùn rút bỏ lơi. Củ to th́ bổ đôi, phơi khô hoặc sao qua, dùng (Dược Liệu Việt Nam).

MẠCH NHA 麥 芽
Theo Trung Y: Dùng thứ lúa mạch hột to, ngâm vào nước cho mềm thấu, vớt ra để ráo nước, ủ độ 5 - 6 ngày cho hấp hơi nóng, mọc mầm rồi phơi khô, khi dùng làm thuốc th́ sao cho gịn, xát bỏ vỏ.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Ta không có và cũng không nhập mạch nha, nên chỉ dùng đại mạch, sao qua cho vàng để dùng.


MA HOÀNG 麻 黃
1/ Cắt bỏ rễ, nấu sôi 10 dạ, vớt bỏ bọt, dùng (Lôi Công Bào Chế).
2/ Nấu giấm sôi, phơi khô (Lôi Công Bào Chế).
3/ Tẩm mật, sao. Trước hết cho 1 ít nước vào mật, quấy đều, đun sôi, trộn đều Ma hoàng sạch, thái đoạn với nước mật, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay là được (Đông Dược Học Thiết Yếu).
4/ Thân cắt khúc 1-2 cm (dùng sống). Tẩm mật loăng hoặc tẩm giấm sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).


MỘC HƯƠNG 木 香
1/ Dùng để điều khí th́ dùng sống. Nếu muốn cho ruột sáp lại th́ bọc bột, nướng chín dùng (Bản Thảo Cương Mục).
2/ Lấy rễ ngâm nước, vớt ra, trên ủ vải ướt. Khi nước ngấm vào mềm đều, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc trộn với bột ḿ bọc lại, đem nướng lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
3/ Rửa sạch, phơi trong râm cho khô. Thái mỏng, tán bột. Khi dùng, cho vào nước thuốc đă sắc xong rồi, quấy đều, uống. Hoặc mài với nước thuốc thang đă sắc rồi, uống (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

MỘC QUA 木瓜
1/ Lấy Mộc qua đă khô, tẩm nước ủ một ngày đồ mềm, vừa đồ vừa thái (để nguội th́ cứng lại), phơi khô dùng sống hoặc tẩm rượu sao (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
2/ Dùng dao bằng đồng bóc bỏ vỏ và hạt, trộn với sữa bf 3 giờ rồi phơi khô để dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
3/ Quả chín hái về, cho vào nước sôi đun khoảng 5~10 phút, lấy ra, phơi hoặc sấy cho vỏ nhăn, cắt dọc thành 2~4 miếng, phơi cho vỏ chuyển thành mầu đỏ là được (Trung Dược Học).
4/ Ngâm nước một ngày, cho vào chơ hấp mềm, vừa hấp vừa thái phiến (nếu để nguội sẽ cứng, khó thái, thái ra bị vỡ vụn) (Đông Dược Học Thiết Yếu).
5/ Bổ đôi, rửa sạch ủ một đêm, thái mỏng phơi khô. Dùng ít, đập dập (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

NGẢI DIỆP 艾 葉
1/ Phơi khô giă nát, bỏ gân xanh, cho vào ít bột lưu hoàng (lưu hoàng ngải), dùng để cứu; cho ít bột gạo th́ dễ giă nhỏ, dùng để uống (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
2/ Ngày Đoan ngọ (5-5 âm lịch), giờ Mùi (13-15g) ra vườn, lặng yên không nói ǵ cả, cắt Ngải diệp đem về, phơi trong râm cho khô. Càng để lâu càng tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
3/ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái ngắn phơi khô. Khi dùng ngải để cứu (ngải nhung) th́ phải sao qua, tán bột bỏ xơ.
Dùng tươi th́ rửa sạch giă vắt lấy nước uống.


NGA TRUẬT 莪 朮
1/ Lấy chậu sành có đáy nhám đổ giấm vào mài Nga truật cho hết xong hơ trên than lửa cho khô rồn lấy bột ấy dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
2/ Lùi vào tro nóng cho chín mềm, giă nát nhỏ, tẩm dấm sao (Bản Thảo Cương Mục).
3/ Đồ chín rồi phơi khô, xắc mỏng rồi phơi, hoặc trước khi xắc mỏng ngâm dấm (cứ 600g Nga truật ngâm với 160g dấm và 160ml nước), đun đến cạn, mang ra bào mỏng phơi khô. Nếu tứ chế được như Hương phụ th́ càng tốt (Dược Tài Học).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Củ tươi: rửa sạch, thái lát phơi khô. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước đồng tiện một đêm, sao qua.
Củ khô: rửa sạch, đồ nhanh cho mềm rồi thái lát, tẩm sao như trên.
Tán bột (sau khi đă tẩm sao) để làm hoàn tán.
Bào chế như Hương phụ tứ chế th́ rất tốt.


NGŨ GIA B̀ 五 加 皮
Theo Trung Y: Lấy vỏ rễ ngũ gia b́ khô rửa sạch, ủ mềm, thái lát, tẩm rượu hoặc tẩm nước gừng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Vỏ lột về rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, phơi râm, ủ lá chuối 7 ngày (thỉnh thoảng đảo cho đều) để dậy mùi thơm, rồi lấy ra phơi nhẹ cho khô. Khi dùng th́ lại rửa qua nếu bẩn, thái ngắn. Sấy nhẹ cho khô, không phải tẩm sao (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bóc vỏ, rửa sạch, phơi khô trong râm. Dùng sống hoặc rửa rượu rồi sao (Đông Dược Học Thiết Yếu).
NHÂN TRẦN CAO 茵 陳 膏
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
1/ Dùng ít, thu hái về rửa sạch,.phơi râm nơi thoáng gió cho khô, để lên giàn bếp để Bảo quản.
2/ Lấy về khi có hoa, rửa sạch, phơi râm nơi thoáng gió cho khô, bó lại để chỗ khô ráo, thoáng gió, sạch sẽ, khi dùng cắt ngắn.
3/ Có thể nấu cao với ích mẫu, hai thứ đều nhau (1ml - 10g dược liệu).


NGŨ VỊ TỬ 五 味 子
1/ Theo Trung Y:
a/ Lấy dao đồng bổ đôi, tẩm mật đồ 3 giờ, ngâm nước tương một đêm, sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
b/ Làm thuốc bổ th́ dùng chín (Bản Thảo Cương Mục).
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tẩm mật, sao phồng đều, khi dùng giă dập. Dùng trong hoàn tán th́ sắc lấy nước đặc áo viên thuốc để tránh cố tinh.
Muốn thu liễm th́ dùng sống. Muốn cho 5 vị đều xuất hiện th́ nghiền nhỏ mà dùng. Muốn bôt nhiều th́ đập nát, chứng với mật và rượu, để tăng vị ngọt mà giải bớt tính vị chua, liễm mạnh, nhanh của nó (Dược Phẩm Vậng Yếu).


NGƯU TẤT 牛 膝
1/ Cắt bỏ thân, rễ tơ, bó từng nắm, phơi đến khi nhăn khô, xông bằng Lưu hoàng vài lần, cắt bằng đầu, phơi khô là được (Dược Tài Học).
2/ Rửa sạch, phơi khô trong râm. Dùng sống hoặc tẩm với rượu hấp qua rồi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

NHÂN SÂM 人 參
1/ Tẩm rượu, ủ mềm, thái lát, lót giấy lên chảo sao nhỏ lửa cho khô (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
2/ Nếu cứng th́ hấp cách thủy cho vừa mềm, thái lát mỏng 1mm, tẩm nước Gừng, sao gạo nếp cho vàng rồi cho Nhân sâm vào, đảo qua, bắc chảo ra ngoài, đảo thêm 1 lúc nữa là được. Sau khi bào chế có thể tán thành bột (Dược Liệu Việt Nam).
3/ Hồng Sâm: chọn củ to, nặng trên 37g, rửa sạch, để nguyên cả rễ nhỏ, cho vào nồi hấp trong khoảng 1g30 phút ở nhiệt độ 80-90oC. Sau đó sấy khô ở 40-70oC trong 6-7 giờ, phơi nắng từ 7-15 ngày là được.
4/ Bạch Sâm: Củ Sâm không đủ tiêu chuẩn để chế thành Hồng Sâm th́ chế thành Bạch Sâm. Trước hết cắt bỏ rễ con, dùng dao tre cạo sạch vỏ, sau đó phơi nắng cho kho hẳn (khoảng 7-15 ngày).


NHỤC THUNG DUNG 肉 蓯 蓉

1/ Để nguyên củ, đồ chín, phơi hoặc sấy khô hoặc có thể tẩm muối rồi phơi, sấy khô. Khi dùng, rửa sạch, thái lát khoảng 1-2mm, phơi khô. Có thể đồ mềm cho dễ thái (Dược Liệu Việt Nam).
2/ Thái phiến, trộn ngâm với rượu, bổ bỏ lơi trắng nếu có, đồ hoặc hấp để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
3/ Nhục thung dung: Lấy Điềm Đại Vân, bỏ tạp chất, ngâm nước hoặc lấy Diêm Đại Vân cho vào nước rửa sạch phần muối, vớt ra, sau khi thấm mềm đều, cắt dọc thành lát, phơi khô (Dược Tài Học).
4/ Tửu Thung dung: Lấy Nhục thung dung sạch, cho rượu vào trộn đều (cứ 50kg Thung dung dùng 15kg rượu), cho vào trong b́nh thích hợp, đậy kín, chưng cách thủy cho ngấm hết rượu, lấy ra, để khô (Dược Tài Học).
Ô DƯỢC 乌 药
1/ Hái thứ rễ bàng chung quanh có từng đốt nối liền nhau, bỏ vỏ, lấy lơi, sao qua họăc mài (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
2/ Lấy rễ khô ngâm nước 1 ngày, vớt ra, ủ cho mềm, thái lát, phơi khô hoặc mài (Trung Dược Học).
3/ Rửa sạch, ủ mềm, để ráo, thái lát, phơi khô hoặc tán thành bột mịn (Dược Liệu Việt Nam).



PHÁ CỐ CHỈ 破 故 紙
1/ Theo Trung Y:
a/ Sao qua với ít nước muối rồi phơi nắng cất dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
b/ Đem Bổ cốt chỉ ngâm rượu một đêm, vớt ra ngâm nước một đêm, vớt ra, phơi khô tẩm muối (100kg Bổ cốt chỉ dùng 2,5kg muối) đun nhỏ lửa sao qua dùng (Dược Tài Học).
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
a/ Dùng sống cho vào thuốc thang.
b/ Có khi tẩm muối (2,5%) sao qua thấy phồng thơm là được, hoặc có khi tẩm rượu sao qua tuỳ theo đơn (Phương pháp Bào Chế Đông Dược).
Ghi chú: Bổ cốt chỉ là một vị thuốc bằng hạt, v́ tính nó ráo cho nên không bao giờ dùng sống, có hại, dùng muối tẩm 1 đêm, đem sao khô dùng.
Tính của nó táo, độc v́ vậy phải ngâm rượu 1 đêm, vớt ra dùng với nước chảy phía đông 3 đêm ngày, chưng từ giờ Tỵ đến Thân rồi đem phơi nắng.


PH̉NG PHONG 房 風
1/ Chọn củ nào chắc mà lại nhuận là tốt. Cắt bỏ đầu đuôi đi, thái nhỏ, để dành dùng dần (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
2/ Bỏ sạch lông bờm trên đầu cuống, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
3/ Rửa sạch, để ráo, thái mỏng, phơi khô (Dược Liệu Việt Nam).

QUẾ CHI 桂 枝
1/ Theo Trung Y: Gọt sạch b́ thô. Với thuốc thang th́ mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán th́ tán bột.
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
a/ Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống.
b/ Làm nước hăm (quế thường): cạo bỏ b́ thô, gọt thành miếng mỏng. Tẩm nước đồng tiện 1 - 2 ngày đêm (để giáng hoả v́ nóng quá xông lên hại mắt).
c/ Cho miếng quế đă tẩm vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi róc ngay ra bỏ đi, cho vào nước sôi khác, lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống. Uống lần sau pha với nước khác mà dùng. Một lượt vỏ quế như thế có thể pha 2 - 3 lần.

QUY BẢN 龜 板
Chọn lấy thứ Quy bản lâu năm, rửa sạch vỏ và đất cát, giă nát, tẩm rượu nướng hay sao vàng. Ngâm vào nước 3 ngày đêm. Dùng củi gỗ dâu mà nấu thành cao (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).
Trước hết đem ngâm yếm rùa vào nước để gân thịt c̣n sót lại rữa ra rồi cạo cho tróc hết. Có khi đun chín để loại thịt cho dễ. Sau đó dùng nước rửa sạch cho đến hết mùi. Phơi khô, đập nhỏ, đun với nước, ba ngày ba đêm. Lọc loại bỏ bă, nước lọc được đem cô đặc đổ vào khuôn, để nguội cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ư (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
+ Cho ngâm vào nước, mỗi ngày thay nước một lần, chừng một tháng, đến khi gân thịt sót lại rữa nát, rửa sạch phơi khô. Dùng sống, hoặc sao kỹ với cát, tẩm dấm nướng vàng ḍn để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nấu thành cao có bốn bước:
Bước 1: Làm sạch: lấy yếm ngâm vào nước phèn (15%) trong một đêm, vớt ra đổ ngập nước đun sôi 1 - 2 phút.
Bước 2: Làm khô và đập dập: đem phơi hoặc sấy khô đập dập ra từng khớp, rồi mỗi khớp đập ra thành 3 - 4 mảnh nhỏ.
Bước 3: Tẩm sao: lấy nước gừng (giă gừng nhỏ, thêm đồng trọng lượng nước, vắt lấy nước) tẩm 1 đêm. Sao qua cho khô (thường dùng).
Có người đem hơ nóng yếm rùa, rồi nhúng vào giấm ( làm 3 lần) rồi mới đập dập sao qua.
Bước 4: Nấu cao: cách nấu cao quy bản giống như cách nấu cao ban long.
Thường khi cô lại th́ cô trên cát dày 5 – l0 cm ở 80o, lúc gần được phải quấy liền tay.
Cao quy bản thường chỉ cô đến độ sệt c̣n róc ra được đóng vào chai, lọ sạch 40g hay 12g để tiện dùng. Loại cao này có thể để 3 năm không hỏng. Cao này có mùi tanh và thơm.
Sở dĩ chỉ lấy cao Quy bản ở độ sệt v́ nếu làm cao đặc như cao Ban long th́ bị mềm ra, nhất là mùa hạ th́ lại càng chảy ra, hơn nữa các cụ cho rằng nấu đặc như cao Ban long th́ mất chất.
Kinh nghiệm ở Viện Đông y th́ thấy rằng có thể nấu thành cao đặc như cao Ban long được, cắt thành từng miếng 100g gói kỹ trong giấy bóng kính, mùa đông miếng cao vẫn tốt, sang mùa hè có mềm hơn, nhưng không chảy nhũn ra được Miếng cao này nếu đem để trong b́nh kín, dưới có lót vôi sống th́ miếng cao rất khô, cứng nhưng có cụ vẫn cho là nấu đến độ đặc như thế th́ kém chất.
Để có thể cắt cao Quy bản thành miếng được, có nơi nấu chung yếm rùa với gạc (l/2 Quy bản và 1/2 gạc, hoặc 3 Quy 1 gạc) gọi là Cao Quy Lộc Nhị Tiên.
Thường cứ 10 Kg yếm rùa chưa chế biến th́ nấu được 1,80kg cao Quy bản ở thể đặc (cắt thành miếng được, kinh nghiệm ở Viện Đông y).
- Thuốc phiến: lấy nước sôi rửa sạch yếm rùa bằng bàn chải. Phơi hoặc sấy khô, sau đem nướng tồn tính (bẻ ra trong c̣n thấy vàng là được) lúcđang c̣n nóng dúng vào giấm. Lại hơ qua cho nóng nhúng vào giấm lần nữa. Tán dập vụn.


SA NHÂN 砂 仁

1/ Theo Trung Y: Sao qua, xát bỏ vỏ mỏng, giă dập dùng hoặc để cả vỏ sao đen dùng.
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Để cả vỏ sao vàng (ăn không tiêu, trướng đầy). Bỏ vỏ lấy hạt sao hơi sém cạnh (trị thuỷ thũng).


SÀI HỒ 柴 胡
1/ Sài Hồ: Chọn bỏ tạp chất, bỏ thân c̣n sót, rửa sạch cát, ủ mềm, cắt thành miếng mỏng, phơi khô (Dược Tài Học).
2/ Thố Sài Hồ: Lấy 50kg Sài hồ đă cắt thành phiến, ḥa đều với 6kg giấm (thố), cho vào nồi, dùng lửa nhỏ nấu cho đến khi Sài hồ hút hết giấm và hơi khô th́ lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).
3/ Miết Huyết Sài Hồ: Lấy Sài hồ đă cắt thành phiến, cho vào chậu lớn, lấy máu Ba ba (miết huyết) trộn với ít nước ấm đổ cho thấm đều vào Sài hồ, xong cho vào nồi, dùng lửa nhỏ sao qua, lấy ra, đợi nguội là được (Dược Tài Học).


SƠN TRA 山 查
1/ Sơn tra: Rây cho hết hạt đă rụng là được.
2/ Sao Sơn tra: Cho Sơn tra vào nồi, sao nhỏ lửa cho đến khi mặt ngoài thành mầu vàng nhạt, để nguội dùng.
3/ Tiêu Sơn tra: Cho Sơn tra vào nồi, sao to lửa cho đến khi mặt ngoài thành mầu nâu, mặt trong mầu nâu vàng, phun nước, lấy ra là được.
4/ Sơn tra thán: Cho Sơn tra vào nồi, sao to lửa cho đến khi mặt ngoài thành mầu đen nhưng c̣n tồn tính, phun nước, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học).


SƠN THÙ DU 山 茱 萸
1/ Ngâm với rượu, bỏ hột đi, lấy vỏ và thịt quả sấy nhỏ lửa cho khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
2/ Tửu Sơn thù: Trộn đều rượu với Sơn thù nhục (cứ 1kg Sơn thù, dùng 60ml rượu), cho vào b́nh đựng, đậy kín, cho vào nồi nước, chưng cách thủy cho đến khí
hút hết rượu th́ lấy ra, phơi khô (Dược Tài Học).


SA SÂM 砂 參
1/ Theo Trung Y: Nhặt bỏ tạp chất, bỏ đầu cuống, rửa sạch, ủ mềm, cắt ra từng đoạn ngắn, phơi khô dùng.
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Không được rửa, bẻ đoạn ngắn, dùng sống. Có khi tẩm gừng sao qua (Phế hàn).

SƠN DƯỢC 山 藥
Củ Sơn dược, sau khi đem về, rửa sạch đất, ngâm vào nước sôi, dùng mảnh tre mỏng cạo vỏ ngoài, cạo xong cho vào sấy Lưu huỳnh (Cứ 100kg Hoài sơn, dùng 0,5kg Lưu huỳnh), sấy khoảng 8-10giờ. Khi nước bốc hơi đi, củ sẽ mềm, đem phơi hoặc sấy khô. Nếu thấy vỏ ngoài củ đă khô cứng th́ ngưng phơi hoặc sấy mà cho ngay vào khay sấy Lưu huỳnh, đậy nắp lại để sấy. Sấy Lưu huỳnh 24 giờ, nước bốc đi, Hoài sơn lại mềm. Khi đó lại đem phơi hoặc sấy khô, khi thấy vỏ ngoài đă khô mới thôi. Làm đi làm lại 3-4 lần cho đến khi khô hẳn là được. Khi sấy khô, lửa không nên nóng quá, dễ cháy hoặc biến thành rỗng ruột. Trong quá tŕnh chế biến củ phải phơi, sấy nhiều lần để củ khô đều cả trong lẫn ngoài th́ phẩm chất mới tốt. Nếu sốt ruột muốn cho củ khô ngay th́ sẽ bị hiện tượng trong ướt ngoài khô, nước chưa bốc đi hết, trong giữa củ sẽ bị nát. Chế biến theo cách trên thành phẩm gọi là ‘Mao Sơn Dược’ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Ở tỉnh Tứ Xuyên có cách chế biến đơn giản hơn như sau : Đem củ về, cho vào bể ngâm ( cứ 100kg Sơn dược tươi th́ cho 1kg Lưu huỳnh với lượng nước ngập củ là được. Ngâm 1 ngày 1 đêm vớt lên, rửa sạch, để khô, dùng Lưu huỳnh sấy cho tới khi giữa củ mềm là được. Sấy xong lại đưa vào bể ngâm 1 ngày, phơi rồi sấy bằng than là được (Trung Dược Đại Từ Điển).
Cách bào chế đơn giản là : Rửa sạch, thái phiến, dùng sống hoặc sao với cám ( Đông Dược Học Thiết Yếu).
Theo kinh nghiệm xuất khẩu của Việt Nam :
Muốn có Hoài sơn h́nh dáng đẹp, cần chế biến kỹ theo tŕnh tự sau:
1- Sấy Lưu huỳnh lần thứ I : Sau khi gọt vỏ, đem xếp Củ mài vào ḷ sấy thưa và đan nhau để cho hơi Lưu huỳnh tỏa đều trên dược liệu ( cứ 100kg Củ mài, dùng 2kg Lưu huỳnh). Sấy 2 ngày 2 đêm, cần ủ lại 1 đêm rồi phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Đem ngâm nước lă 2 ngày 2 đêm rồi rửa sạch và phơi nắng đến khô.
2- Sấy Lưu huỳnh lần 2 : Xếp Hoài sơn vào ḷ sấy như lần trước rồi đốt Lưu huỳnh 1 ngày 1 đêm ( 100kg củ dùng 1kg Lưu huỳnh), đến khi dược liệu mềm như chuối, đem ủ trong vại, đậy bằng bao tải có nhúng nước. Đợi 1 ngày 1 đêm. Đem củ ra sửa cho đều rồi đặt lên ván mà lăn cho đến khi 2 đầu dược liệu lơm vào, đem phơi hoặc sấy nhẹ cho gần khô, sửa và lăn lại lần nữa cho có h́nh dáng đẹp, mặt ngoài nhẵn bóng rồi phơi thật khô. Nhúng nhanh vào nước, dùng giấy
nhám đánh cho bóng.
3- Sấy Lưu huỳnh lần thứ 3 : trước khi đóng vào thùng, lại sấy Hoài sơn 1 lần với Lưu huỳnh nữa ( 100kg Củ mài dùng 200g Lưu huỳnh, sấy trong 1 ngày 1 đêm) rồi phân loại :
. Loại nhất : 4 khúc. . Loại bốn : 10 khúc.
. Loại nh́ : 6 khúc. . Loại năm : 12 khúc.
. Loại ba : 8 khúc. . Loại sáu : 14 khúc.
( cho 500g trọng lượng ).
Hoài sơn tốt phải có mầu trắng bóng, không vàng, chất củ rắn chắc, không xốp, không có vết lỗ chỗ, không bị sâu mọt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).



TAM THẤT 三 七
1/ Theo Trung Y: Mùa nắng hoặc mùa đông, đào lấy củ đem về rửa sạch, phơi khô khi dùng thái lát, tán bột.
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Có thể dùng tươi, rửa sạch, giă đắp lên vết thương. Rửa sạch, phơi khô, khi dùng tán bột hoặc mài với nước mà uống, không dùng sắc và không sao tẩm ǵ. Rửa kỹ bằng bàn chải, để ráo, ủ rượu cho mềm, bào phiến mỏng, sấy nhẹ cho khô đựng trong lọ kín, khi dùng hăm riêng rồi hoà vào chén thuốc đă sắctới cho uống. Có người rửa kỹ để ráo, ủ rượu 3 giờ cho mềm, thái mỏng sao qua (vi sao), tán bột để dùng.


TANG BẠCH B̀ 桑 白 皮
1/ Theo Trung Y:
a/ Dùng dao đồng cạo hết vỏ vàng xanh, thái nhỏ, sấy khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
b/ Tẩm mật ong sao.
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam:
a/ Rửa qua, cạo sạch hết vỏ xanh và vàng ngoài, thái mỏng 2 - 3 ly, phơi khô (dùng sống).
b/ Sau khi phơi khô, tẩm mật ong sao vàng (1kg vỏ rễ tẩm độ 150g mật đă pha loăng 1/2 với nước).
c/ Cạo bỏ vỏ mỏng bên ngoài, lấy phần trắng, đồ cho mềm đều, thái hoặc tước ra hoặc tẩm mật sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).


TANG DIỆP 桑 葉
Theo Trung Y: Hái lá dâu vào cuối mùa xuân lúc đương xanh tốt hoặc hái vào cuối thu lúc lá đă rụng 2/3, gọi là ‘lá thần tiên’. Phơi râm hợp lẫn với nhau.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Hái về rửa sạch, vẩy ráo nước, phơi râm cho khô gịn, chà xát bỏ gân, cọng lá (dùng sống), hoặc có thể tẩm mật (ít dùng), sao qua cho thơm, tuỳ theo thầy thuốc.
Dễ tán thành bột mịn làm hoàn tán.


TẦN GIAO 秦 艽
Theo Trung Y: Dùng Tần giao lấy vải chùi sạch lông vàng trắng, ngâm nước một đêm rửa sạch phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô (thường dùng) sau đó có thể tẩm rượu dùng.


THẠCH XƯƠNG BỒ 石 菖 蒲
Theo Trung Y: Không dùng thứ ‘nê xương’, ‘hạ xương’ rễ như rễ tre, màu đen, vị tanh.
Chỉ dùng thứ mọc ở trên đá, rễ non vàng nhạt, một tấc có chín đốt là đúng và tốt (Cửu tiết xương bồ). Cạo bỏ vỏ lấy cành Dâu trộn lẫn đồ chín, thái lát phơi khô (Lôi Công Bào Chích Luận).
Rửa sạch, ủ mềm thái lát dùng hoặc sao qua.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Nếu c̣n đất, rửa sạch, ủ một đêm, bào, phơi khô.

THANH B̀ 青 皮
Ngâm với nước cho mềm, cắt ra từng miếng, phơi khô ngay là dùng được.


THỔ PHỤC LINH 土 茯 苓
Theo kinh nghiệm Việt Nam: - Rửa sạch, ủ hai ba ngày cho mềm, thái hoặc bào mỏng độ 2 ly. Phơi khô (thường dùng).
- Nấu thành cao lỏng (1ml = 5g dược liệu).
- Làm bột: rửa sạch, ủ mềm, giă nhỏ, hoà với nước rồi chắt lấy nước, để lắng, gạn lấy bột, làm nhiều lần như vậy. Bột đem sấy khô.


THƯƠNG TRUẬT 蒼 朮
Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chích Thương truật: Lấy Thương truật phiến, rẩy nước vo gạo vào cho ướt đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa cho hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi hấp (đồ) cho chín, lấy ra phơi khô là được (Dược Tài Học).

THƯƠNG NHĨ TỬ 蒼 耳 子
1/ Theo Trung Y: Hái lấy quả, phơi khô, khi dùng sao chín giă bỏ hết gai hoặc tẩm rượu đồ chín.
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch phơi khô, sao cháy, hết gai, xát (bằng găng tay), sẩy bỏ gai, giă dập khi bốc thuốc thang.
Tán bột làm hoàn tán hoặc nấu cao lỏng (1ml = 4g dược liệu)

TRẠCH TẢ 澤 潟
Trạch tả: Ngâm nước thấm 8 phân, vớt ra, phơi khô.
Diêm Trạch tả: Phun đều nước muối vào miếng Trạch tả cho ẩm (cứ 50kg Trạch tả dùng 720g muối), rồi cho vào nồi, sao qua nhỏ lửa cho đến khi mặt ngoài thành mầu vàng, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học).


TRI MẪU 知 母
Theo Trung Y: Trước hết tước nhỏ, đốt cho cháy lông và khô, rồi bỏ vào cối giă, không dùng đồ sắt (Lôi Công Bào Chích Luận).
Chọn thứ béo mềm, trong ruột trắng, cạo bỏ lông, thái lát, cho đi lên th́ tẩm bột sao khô (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Sao cho cháy lông, chà bằng vải cho sạch. Cạo lại, rửa sạch ủ đến mềm, thái miếng mỏng, sấy nhẹ cho đến khô. Tẩm rượu (thường dùng) hoặc tẩmmuối hay gừng tuỳ theo đơn.


TRẦN B̀ 陳 皮
1- Rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, dùng sống hoặc sao, càng để lâu càng tốt (Đông Dược Học Thiết Yếu).
2- Rửa sạch (không rửa lâu), lau, cạo sạch phía trong, thái nhỏ, phơi nắng vừa cho khô. Sao nhẹ lửa để dùng (trị nôn, dạ dầy đau). Có khi tẩm mật ong hoặc muới, sao qua để dùng [trị ho] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

TỤC ĐOẠN 續 斷
1/ Theo Trung Y: Ngâm nước một lúc, ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng.
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch thái mỏng, phơi khô (thường dùng).
Có khi tẩm rượu sao qua (trị đau xương).
Ngâm rượu uống với các thuốc khác.


UY LINH TIÊN 威 靈 仙
1/ Theo Trung Y: Rửa sạch, bỏ tạp chất, ngâm nước cho mềm, vớt ra cắt từng khúc 2cm, phơi khô dùng; hoặc tẩm rượu, ủ thấu, sao nhỏ lửa cho khô, để nguội dùng.
2/ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ kín độ 12 giờ (không được ngâm nước) cắt ra từng khúc 3cm phơi khô.
Tuỳ từng trường hợp tẩm rượu, giấm, mật, gừng rồi sao qua.


VIỄN CHÍ 遠 志
1/ Bỏ lơi, sao lên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
2/ Chích Viễn chí: Lấy Cam thảo cho vào nồi, đổ thêm nước, nấu bỏ bă, cho Viễn chí vào (Cứ 5kg Viễn chí dùng 100g Cam thảo), nấu vừa lửa cho hút hết nước cốt Cam thảo, lấy ra để khô là được (Dược Tài Học).

XÍCH THƯỢC 赤 芍
Theo Trung Y: Ủ mềm thái mỏng (dùng sống). Có thể tẩm rượu hoặc tẩm dấm sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ủ cho đến mềm thấu, thái lát, hoặc bào mỏng. Sấy hoặc phơi khô (dùng sống).
- Sau khi bào thái mỏng sấy khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao, hoặc tẩm dấm sao.


XUYÊN KHUNG 川 芎
1/ Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển).
2/ Ngâm nước rồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặc ngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
3/ Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại ( không nên đồ v́ dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặc bào mỏng 1-2 mm, phơi hoặc sấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặc phơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, vi sao (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).


XẠ CAN 射 干
1/ Lấy nước ngâm mềm, thái nhỏ, phơi khô (Đông Dược Học Thiết Yếu).
2/ Dùng tươi: rửa sạch, giă với ít muối, ngậm. Dùng khô: mài thành bột trong bát nhám, uống với nước (Dược liệu Việt Nam).

XUYÊN SƠN GIÁP 川 山 甲
Theo Trung Y: Dùng Xuyên sơn giáp th́ có thể nướng phồng, đốt cháy, tẩm mỡ, giấm, nước tiểu trẻ em hoặc dầu mè, rồi nướng hoặc sao với đất, với bột hến
(cáp phấn) tuỳ từng trường hợp không bao giờ dùng sống (Bản Thảo Cương Mục).
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy nước vôi lỏng (độ 5 lít nước với 20g vôi tôi rồi) ngâm 1 ngày. Lấy ra xóc rửa cho kỹ nhiều lần. Để khô, lấy cát rang nóng cho vảy Tê tê vào, sao cho phồng lên và vàng đều, đựng kín. Khi dùng tẩm giấm hoặc nước tiểu trẻ em tuỳ theo đơn, giă dập dùng trong thuốc thang hoặc tán bột với các thuốc khác làm hoàn.
Tại Viện Đông y: rửa sạch, để khô, tẩm dấm, sao cho phồng và vàng đều (cách này thường dùng).


Ư DĨ NHÂN 意 苡 仁
Dùng sống hoặc sao với cám (cứ 50kg Ư dĩ dùng 5kg cám), sao cho hơi vàng , bỏ cám đi, để nguội dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).



DS. Nguyễn Thị Hải
TS. Nguyễn Văn Quân



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Sinh, Phùng Hoà B́nh, Dược học cổ truyền. Giáo tŕnh Đại học Dược Hà Nội, NXB Y học 1998 và 2006

2. Đỗ Tất Lợi,Các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học năm 2000

3. Nguyễn Xuân Sinh, Phương pháp chế biến thuốc cổ truyền, NXB Y học, 2000

4. Lê Hữu Trác - Hải thượng y tông tâm lĩnh, NXB Y học năm 1991

5. Học viện Trung y Bắc Kinh, Tập hợp những kinh nghiệm bào chế trung thảo dược. NXB Y học năm 1971

6. Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam III và IV . NXB Y học năm 2002 và năm 2009

7. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Phương pháp bào chế và sử dụng dông dược. NXB Y học Hà Nội năm 1993.
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org