Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> THÁI DƯƠNG BỆNH (by Quangthong02)

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
THÁI DƯƠNG BỆNH (by Quangthong02) - posted by justme (Hội Viên)
on May , 30 2016
1 - THÁI DƯƠNG BỆNH
QUANG THỐNG•FRIDAY, MAY 13, 2016

Các bài viết này mang tính giáo tŕnh, không phải là bài viết tham khảo. V́ vậy, các bạn nào không thiết tha với nghề th́ không nên đọc, v́ sẽ rất mệt mỏi khi động năo. Bạn nào đă xác định tâm lư “cưới” kiến thức về cho ḿnh th́ cần nghiêm túc học cho nhuyễn nhừ, v́ sau bài về Thái Dương Bệnh tôi sẽ đặt ra các câu hỏi thu hoạch.

Cách học như sau: Chia ra từng phần học cho thấm và hiểu. Đoạn nào, câu nào, chữ nào c̣n thắt mắc th́ hỏi ngay cho thông. Nếu chỗ nào chưa thông th́ đọc lại. Khi trả lời câu hỏi thu hoạch th́ tự ḿnh cho điểm mỗi câu để đánh giá mức độ nắm bắt của ḿnh. Nếu có một hoặc vài câu chưa trả lời được th́ học lại cả bài, sau đó trả lời lại các câu hỏi mà ḿnh c̣n nợ. Không nên trả lời đối phó từng câu hỏi.

Như đă nói ở phần khái luận, Thương Hàn Luận là luận về tạp bệnh mà bệnh thương hàn ngoại cảm là một mô h́nh điền h́nh. Mỗi bài học trong Thương Hàn Luận đều cho các bạn một sự quy nạp và lư luận rất rộng qua phạm vi tạp bệnh. V́ vậy cần học cho chắc từng phần.

Cuối cùng, luôn nhớ một điều: Không sợ người khác giỏi hơn ḿnh, chỉ sợ không có người giỏi. Hăy chia sẻ bài học cho các bạn của ḿnh để cùng nhau tiến bộ.

C̣n rất nhiều người tôi không thể tag vào được v́ không có thời gian nên xin mọi người thông cảm!
----

THÁI DƯƠNG BỆNH

I) KHÁI QUÁT VỀ THÁI DƯƠNG BỆNH:
Thái dương chủ cơ biểu toàn thân, khi ngoại tà xâm phạm th́ đa phần từ biểu mà vào. Chính khí phát mạnh để kháng tà, v́ vậy biểu hiện đầu tiên là Thái dương bệnh, c̣n gọi là “biểu chứng”. Trong ư nghĩa của chữ thái th́ “Thái” ( 太 ) có nghĩa là bắt đầu, sơ khai. Bệnh lúc mới phát, chính khí c̣n thịnh, sức đề kháng c̣n mạnh, biểu hiện chứng trạng đa phận thuộc dương tính, v́ vậy Thái dương bệnh cũng có ư nói đến giai đoạn mới bắt đầu của bệnh ngoại cảm phát nhiệt. Qua đó có thể hiểu hàm nghĩa của Thái dương bệnh nguyên nhân là do ngoại tà xâm tập, t́nh trạng bệnh đang ở giai đoạn sơ phát, vị trí bệnh là ở cơ biểu toàn thân.

II) MẠCH – CHỨNG CHỦ YẾU CỦA THÁI DƯƠNG BỆNH:
Mạch phù, đầu gáy cứng đau mà ghét lạnh là mạch chứng chủ yếu của Thái dương bệnh. Chưa cần phải xét đến cảm phải loại bệnh tà nào, thời gian phát bệnh lâu mau. Chỉ cần thấy mạch và chứng này th́ xác định rơ đây là Thái dương bệnh. Nói cách khác, khi đă gọi là Thái dương bệnh th́ tất nhiên phải có đầy đủ mạch chứng này, nếu không th́ không thể gọi là Thái dương bệnh. Sau đây là các mạch chứng chủ yếu của Thái dương bệnh:
Mạch phù: Để nhẹ tay là có thể thấy mạch, ấn xuống th́ giảm dần nhưng vẫn c̣n mạch, nhấc tay lên th́ mạch nổi lên mà có lực. Sách Nạn Kinh diễn tả mạch phù là “Mạch đi trên phần thịt”. V́ ngoại tà xâm tập vào phần biểu, chính khí đấu tranh với tà khí, đẩy tà khí đi ra ngoài, v́ vậy mạch tương với đó mà phù.

Đầu gáy cứng đau: Kinh Túc Thái Dương từ đầu đi xuống chân, đi ở phân lưng của cơ thể. Kinh Thái dương gặp phải tà khí th́ bị tắc nghẽn không thể mềm mại như b́nh thường. V́ vậy đầu gáy cứng đau.

Ghét lạnh ( ố hàn ): V́ ngoại tà xâm tập, vệ dương bị tổn thương nên ghét lạnh, ghét gió. Chủ chứng của bệnh Thái dương ngoài những triệu chứng kể trên ra, c̣n có phát sốt. Trên lâm sàng, hiện tượng phát sốt ghét lạnh đa số đều cùng xuất hiện một lúc. Nhưng lúc thương hàn vừa phát, chỉ thấy ghét lạnh mà chưa thấy phát sốt, cho nên mạch chứng chủ yếu của bệnh Thái dương được diễn tả: “Mạch phù, đầu gáy cứng đau, ghét lạnh” mà không nói phát sốt là v́ nguyên nhân đó. Nhưng vệ dương đă bị ngoại tà uất trở, thương hàn lúc mới phát tuy chưa phát sốt, nhưng đó chỉ là thời gian ngắn tạm thời, nhất định sẽ phát sốt rất nhanh. Thiên “Điều Kinh Luận” sách Tố Vấn chép: “Vệ khí không phát tiết ra ngoài biểu được nên sinh ngoại nhiệt” (卫气不得泄越,故外热 – Vệ khí bất đắc tiết việt, cố ngoại nhiệt ). Căn cứ trên cơ chế này có thể hiểu được ố hàn phát nhiệt là loại h́nh nhiệt chứng chủ yếu của bệnh Thái dương. Trong Thương Hàn Luận ố hàn mà chưa phát sốt là ư nói đến tạm thời chưa phát sốt chứ không phải là hoàn toàn không phát sốt, so với chứng không sốt mà ghét lạnh của chứng Thiếu âm có một nguyên tắc khác biệt, tuyệt đối không thể nhầm lẫn với nhau. Nếu lấy ố hàn để so sánh th́ ố hàn trong bệnh Thái dương mạch sẽ phù mà đầu đau; ố hàn trong bệnh Thiếu âm mạch sẽ trầm mà không có đau đầu. Bệnh ở tam dương đều có đầu đau phát sốt. Điểm phân biệt chủ yếu của nó là: Đau đầu Thái dương th́ đau chủ yếu là đau từ vùng xương chẩm, đi xuống gáy, cứng đau khó xoay chuyển, phát sốt ố hàn; đau đầu Dương minh th́ đau chủ yếu là trước trán, chỉ có phát sốt mà không ghét lạnh; đau đầu Thiếu dương th́ đau chủ yếu là ở góc trán, có hàn nhiệt văn lai. Như vậy có thể thấy sự phân biệt giữa ố hàn của bệnh Thái dương với Thiếu âm là phải dựa trên sự khác nhau giữa phát sốt và không phát sốt; sự phân biệt cơn đau đầu của Tam dương th́ phải dựa trên sự khác nhau của vị trí cơn đau; sự phân biệt phát nhiệt ( phát sốt ) giữa Thái dương – Dương minh – Thiếu dương th́ dựa trên sự khác nhau của biểu hiện phát nhiệt và ố hàn có phát cùng một lúc hay không ( tham khảo thêm ở điều 1 và điều 7 ).

III) CÁC LOẠI H̀NH CHỨNG TRẠNG THÁI DƯƠNG BỆNH.
Bệnh Thái dương, ngoài mạch chứng chủ yếu tất nhiên phải có như mạch phù, ố hàn, phát nhiệt, đầu gáy cứng đau ra, do sực cảm nhiễm tà khí và thể chất của người bệnh có sự khác biệt với nhau, cho nên các biểu hiện trên lâm sàng cũng khác nhau, v́ vậy mà phân thành ba loại h́nh chứng trạng gồm: Trúng phong – Thương hàn – Ôn bệnh.

1) Trúng Phong: Thái dương trúng phong là một trong loại h́nh chứng trạng của bệnh Thái dương, đây không phải là chứng trúng phong đột ngột bất tỉnh hoặc bán thân bất toại. Chủ chứng của chứng này là đau đầu, phát sốt, ghét gió lạnh, mồ hôi tự xuất, mạch phù – hoăn. Có lúc có thể có kiêm chứng như nhảy mũi, nôn khan. Đối với thứ tự bệnh lư – bệnh cơ của mạch chứng này, có thể nói gọn lại là do “Vệ cường doanh nhược” (卫強营弱 – Vệ khí thịnh mà doanh khí hư ). “Vệ” là dương, có công năng bảo vệ bên ngoài; “Doanh” là âm, có tác dụng doanh dưỡng cho cơ thể. Nội Kinh chép: “Dương bên ngoài có âm sai khiến ( Dương khí hoạt động được nhờ gốc rễ ở Âm bên trong ), Âm bên trong có dương trấn thủ bên ngoài” ( 阳在外 阴之使也, 阴在内,阳之守也 – Dương tại ngoại âm chi sứ dă, Âm tại nội dương chi thủ dă ). Nay tà khí từ ngoài xâm tập vào, vệ phát bệnh nên vệ dương phù mạnh lên bên ngoài mà phát sốt, đấy là “Dương phù vượt lên th́ nhiệt tự phát” ( điều 12: 阳浮者热自发 – Dương phù giả nhiệt tự phát ). V́ vệ dương phù vượt lên cho nên gọi là “vệ cường” ( Vệ khí phát mạnh ). Về phương diện bệnh tật mà nói th́ “vệ cường” nếu ở trạng thái sinh lư chính thường th́ thực tế chính là “vệ nhược” ( vệ khí hư suy ). Nếu ở trạng thái sinh lư b́nh thường vệ khí mạnh mẽ thật sự th́ sẽ bảo vệ cho bên ngoài khiến cho tà khí không thể xâm nhập được vào bên trong. Nhưng xét về hiện tượng bệnh lư phát nhiệt mà nói, th́ chính xác là do “vệ cường” gây ra. Chính bởi v́ “vệ cường” mà vệ dương phù vượt ra bên ngoài, cho nên thời kỳ sơ phát của trúng phong sẽ có phát sốt, không giống với t́nh huống thương hàn sơ phát chưa có t́nh trạng phát sốt. Khi vệ đă phát bệnh, mất đi tác dụng đóng mở, cố thủ cho bên ngoài, v́ vậy mà doanh âm bên trong không được giữ lại nên mồ hôi tự xuất, mồ hôi xuất ra th́ doanh âm yếu dần, đó chính là: “Âm nhược th́ mồ hôi tự xuất” (阴弱者汗自出 – Âm nhược giả hăn tự xuất ). Do hăn xuất, cơ nhục tấu lư lỏng lẻo, thưa hở, doanh âm bất túc, cho nên mạch tuy phù, nhưng khi trung án và trọng án th́ hoăn, ḥa, nhược. Vậy nên mạch phù, hoăn thường có tự hăn kèm theo là v́ lư do đó. V́ hăn xuất cơ nhục thưa hở, cho nên thấy gió là ghét, hoặc ghét lạnh. Tà từ ngoài xâm tập vào, Phế - Vị bị ảnh hưởng, khí cơ Phế - Vị không thông sướng mà xuất hiện các chứng trạng nhảy mũi, nôn khan. Đặc điểm của chứng Thái dương trúng phong là cơ nhục tấu lư lỏng lẽo thưa hở, cho nên c̣n gọi là chứng biểu hư, đương nhiên đây là đang so sánh với chứng Thái dương thương hàn biểu thực, không so với chứng biểu hư ( tham khảo các điều: 2; 12; 13; 42; 53; 54; 95 ).
2) Thương Hàn: Thương hàn ở đây được gọi theo nghĩa hẹp trong chứng Thái dương thương hàn, không phải nghĩa rộng trong cách gọi chung của ngoại cảm thương hàn ( Hàm nghĩa thương hàn có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng bao gồm thương hàn theo nghĩa hẹp, cùng với các bệnh như: trúng phong ( Thái dương trúng phong ), ôn bệnh, nhiệt bệnh, thấp ôn. Tức là lấy tên gọi thương hàn kiêm thêm các chứng như phong, thấp, nhiệt. Cũng cần phải phân biệt chứng thương hàn trong tây y là chứng do vi khuẩn Salmonella enterica serovar Typhi gây ra ). Mạch chứng chủ yếu của nó gồm: Hoặc đă phát sốt, hoặc chưa phát sốt, ghét lạnh, thân ḿnh đau nhức, không mồ hôi mà ho suyễn, mạch phù - khẩn. Hàn tà vít lấp bên ngoài, vệ bên ngoài bế tắc, doanh bên trong uất trở là đặc điểm bệnh cơ chung của chứng này. Vệ dương bị át trở nên sinh sợ lạnh, vệ đấu tranh với tà khí nên phát sốt, v́ vậy, Thái dương thương hàn trên lâm sàng thường thấy sợ lạnh phát sốt cùng phát một lúc. C̣n như chứng thương hàn mới phát có sốt hoặc chưa phát sốt, là hàn tà mới tâm tập, vệ dương bị át trở c̣n chưa đấu tranh với tà khí được, nhưng đây chỉ là hiện tượng tạm thời trong thời gian ngắn lúc mới phát bệnh, không lâu sau sẽ xuất hiện phát sốt. Có một số ư kiến quy nạp cho rằng tổn thương bởi hàn tà th́ ố hàn; tổn thương bởi phong tà th́ ố phong, từ đó cho rằng ố phong và ố hàn là điểm phân biệt chủ yếu của trúng phong và thương hàn, đây là sự quy nạp sai lầm rời xa thực tế. Đa số mà nói th́ “ố phong” là nói đến thấy gió là ghét, nếu ở trong pḥng kín th́ sẽ không có cảm giác này; “ố hàn” th́ tuy không gặp gió lạnh, nhưng dù ở nơi kín đáo, đắp chăn sưởi ấm nhưng vẫn lạnh rét. Trên thực tế, ố phong và ố hàn xét về tính chất th́ không khác biệt, chỉ là mức độ nặng nhẹ mà thôi. Đă ố hàn th́ tất nhiên sẽ ố phong; đă ố phong th́ cũng sẽ ố hàn. Cho nên bất luận là trúng phong hay thương hàn, đều là đă ố phong th́ sẽ ố hàn. Vệ dương bị vít lấp th́ doanh âm bị uất trệ, cân cốt mất đi sự ôn ấm nhu nhuận, cho nên xương khớp trong người đau nhức; Tấu lư bế tắc, cho nên không có mồ hôi; Hàn tà thúc bó ở biểu, chính khí đi ra ngoài kháng tà, cho nên thấy mạch phù - khẩn. Mạch phù – khẩn thường thấy không có mồ hôi là do nguyên nhân trên. Phế chủ hô hấp, bên ngoài hợp với b́ mao, tà khí thúc bó bên ngoài, tấu lư mất đi sự tuyên thông th́ ảnh hưởng đến Phế khí, do phế khí không thông lợi th́ khiến cho ho suyễn. V́ chứng này cơ nhục tấu lư bế tắc không mồ hôi, cho nên gọi là “biểu thực chứng” ( tham khảo thêm ở các điều: 3; 35; 51; 52 ).

3) Ôn Bệnh: Ở đây chỉ nói đến ôn bệnh thời kỳ mới phát, là chứng ôn nhiệt trong Thái dương bệnh, không bao gồm t́nh trạng diễn biến của toàn bộ ôn bệnh. Chứng trạng của ôn bệnh trong thời kỳ này gồm phát sốt khát nước, hơi sợ lạnh. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do cảm phải ôn tà, tân dịch tổn thương, phát sinh nội nhiệt. V́ cảm phải ôn tà bên ngoài, cho nên tuy cũng bắt đầu từ Thái dương biểu chứng, nhưng v́ nhiệt tà của ôn bệnh biến chuyển rất nhanh, không giống với tính chất của phong hàn tà, cho nên thời gian xuất hiện ố hàn ngắn, mức độ nhẹ và mất đi rất nhanh. Ôn tà hun đốt tân dịch, cho nên khi mới phát có t́nh trạng miệng khát, khác với chứng trúng phong thương hàn chờ đến khi tà vào lư hóa nhiệt tổn thương tân dịch rồi mới thấy miệng khát. Chính bởi v́ cảm phải ôn tà bên ngoài, cho nên cùng lúc với phát nhiệt mạch sẽ phù – sác hoặc hoạt – sác, tuyệt đối không giống với mạch phù – hoăn của chứng trúng phong hay mạch phù – khẩn của thương hàn ( xem điều: 6 ).

Phân biệt trúng phong – thương hàn – ôn bệnh: Thái dương bệnh trúng phong, thương hàn, ôn bệnh đều thuộc phạm trù biểu chứng, cho nên đều có các chứng trạng mạch phù, ố hàn, phát sốt, đầu đau. Điểm phân biệt chủ yếu là: Chứng trúng phong th́ mạch phù – hoăn mà mồ hôi từ xuất. Chứng thương hàn th́ mạch phù – khẩn, không có mồ hôi. Chứng ôn bệnh phát sốt, miệng khát, hơi ố hàn. Ngoài ra c̣n phải tham khảo thêm rêu lưỡi: Chứng trúng phong, thương hàn đều có tính chất hàn, rêu lưỡi đa phần trắng, mỏng; chất lưỡi không thay đổi. Tính chất của ôn bệnh thuộc nhiệt, rêu lưỡi tuy cũng trắng, mỏng, hoặc trắng mà hơi vàng, nhưng sắc ở vùng ŕa đầu lưỡi đỏ. Đấy là phát triển từ kinh nghiệm của các y gia đời sau, có thể bổ xung vào phần chưa đủ của Thương Hàn Luận.

 
Replied by khinhatnguyenluan (Hội Viên)
on 2016-11-19 04:16:20.0
Cảm ơn justme, cảm ơn thầy Quangthong02!
Em xin hỏi bài này thầy đăng đă hết chưa ạ? V́ em thấy thầy có nói sau khi học th́ trả lời câu hỏi thu hoạch nhưng em không thấy câu hỏi đâu.

Em xin hỏi thêm là v́ sao triệu chứng bệnh thái dương sợ lạnh, thiếu dương lại là hàn nhiệt văng lai, dương minh lại không sơ lạnh. Mong các thầy giải thích giúp em ạ.

Những bài viết của thầy thật sự giúp em hiểu rơ dần và yêu Đông Y không như trước c̣n nửa tin nửa ngờ nữa. Cảm ơn các thầy và mọi người đă rất tâm huyết tạo ra diễn đàn yhct rất ư nghĩa này.
 
Reply with a quote
Replied by . (Hội Viên)
on 2016-11-19 23:56:44.0
Chào bạn khinhatnguyenluan ,

Thầy Quang Thống cũng hơn 3 năm rồi không lên sinh hoạt trên diễn đàn.Bài này tôi nghĩ bạn Justme chắc lấy từ facebook thầy Thống hay nguồn online rồi về post lại.Đó là lư do tại sao bạn không thấy câu hỏi thu hoạch .

Thật ra tôi thấy hầu hết những bài thầy Quang Thống viết th́ trong nhiều sách Đông Y đều nhắc tới cả.Bạn co thể download sách Đông Y về đọc.Diễn đàn ḿnh có 1 nguồn sách khá phong phú nhờ bạn timkiemxanhluc tốt bụng .Đây là link
http://www.yhoccotruyen.org/ViewTopic.jsp?tid=5850&fid=2&Page=1&trp=34&ttp=728




 
Reply with a quote
Replied by khinhatnguyenluan (Hội Viên)
on 2016-11-20 03:16:13.0

Cảm ơn bạn thanhxuan đă chia sẻ cho ḿnh. Đúng là lâu không thấy thầy Quang Thống Đăng bài trên diễn đàn. Ḿnh mới tham gia nhưng thấy những bài viết của thầy chi tiết hệ thống dễ hiểu dễ học hơn. Thật sự rất mong được thầy chia sẻ nhiều hơn nữa để thế hệ sau có thể dễ tiếp cận với yhct hơn.

Cảm ơn justme vẫn thường xuyên đăng những bài viết rất bổ ích của thầy Quang Thống. Bạn c̣n tài liệu của thầy th́ chia sẻ thêm lên diễn đàn nhé. Ḿnh nghĩ không chỉ ḿnh mà c̣n nhiều người trong diễn đàn mong được học từ nhừng tài liệu của thầy lắm.

Cảm ơn thanhxuan nhé. Ḿnh sẽ đọc những sách khác khi chờ bài của thầy Quang Thống vậy.

Em cảm ơn thầy Quangthong02 rất nhiều ạ! Chúc thầy luôn mạnh khỏe!


 
Reply with a quote
Replied by . (Hội Viên)
on 2016-11-20 06:57:39.0
Chào khinhatnguyenluan,

Nếu bạn muốn đọc thêm bài của thầy Quang Thống viết th́ bạn có thể đọc tại facebook của thầy.Thầy có viết mấy cái notes và để public :

https://www.facebook.com/profile.php?id=100005744169873&sk=notes

Theo ư kiến cá nhân tôi thấy th́ sách viết hay và đầy đủ hơn nhiều^^

C̣n về việc nhờ bạn justme post thêm bài của thầy Thống lên diễn đàn th́ tôi nghĩ ḿnh không nên.V́ trước khi dùng bài của người khác th́ nên xin phép người ta (vấn đề bản quyền mà ^^).Vả lại giai đoạn sau này thấy Quang Thống chỉ toàn post bài trên facebook riêng của thầy mà không lên lại và post trên diễn đàn này nữa th́ chắc có lư do riêng.Tôi nghĩ ḿnh không nên tự tiện copy bài thầy Thống viết trên facebook lên đây là tốt nhất..Đây là ư kiến cá nhân tôi thôi ^^.Mỗi người 1 quan điểm:)

 
Reply with a quote
Replied by khinhatnguyenluan (Hội Viên)
on 2016-11-20 22:21:15.0
Chào thanhxuan.

Ḿnh hiểu ư bạn rồi, cảm ơn những chia sẻ chân thành của bạn.

 
Reply with a quote
Replied by DừaCạn (Hội Viên)
on 2018-11-09 03:58:35.0
Chào cả nhà
Cứ t́m mua cuốn " Thương Hàn Luận " của GS Trần Thúy cũng ok
Thanks
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org