Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> Kinh Mạch Túc Quyết Âm Can (by Quangthong02)

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Kinh Mạch Túc Quyết Âm Can (by Quangthong02) - posted by justme (Hội Viên)
on May , 30 2016
Kinh Mạch Túc Quyết Âm Can
September 20, 2014 at 2:35am

Bài này viết để các em đọc trước. C̣n thiếu các phần thuốc bổ - tả đi vào kinh lạc; dược đối; huyệt vị và tác dụng; bệnh tạng phủ. Các em lưu ư đọc kỹ từng phần, phải hiểu - nhớ, rồi mới đọc tiếp. Có ǵ chưa hiểu th́ dừng lại và hỏi ngay. Các thuật ngữ nếu chưa hiểu th́ phải hỏi, không nên hiểu theo kiểu mơ hồ đại khái.

KINH MẠCH TÚC QUYẾT ÂM CAN

Kinh túc Quyết âm can khởi từ cḥm lông sau móng chân cái, đi lên men theo mé trên lưng bàn chân, đi qua cách trước mắt cá trong một thốn, đi lên trên cách mắt cá trong 8 thốn, đi chéo ra sau kinh túc Thái âm tỳ, lên tiếp đến mặt cạnh trong khoeo chân, đi vào mặt trong đùi, đi vào vùng lông mu, ṿng quanh tiền âm ( bộ phận sinh dục ), vào bụng dưới, đi ra ngoài, đi lên đến đầu xương sườn 11, vào hợp với Vị, rồi thuộc vào Can, liên lạc với Đởm phủ. Lại đi lên trên xuyên qua hoành cách mô, phân bố vào vùng gian sườn, đi lên men theo cạnh sau họng, đi lên trên vào mũi họng, nối liền với các mạch lạc sâu trong nhăn cầu, lên trên đi ra trước trán, hội ( gặp ) với mạch Đốc ở huyệt Bách hội. Nhánh mạch của kinh này từ trong các lạc mạch sâu của nhăn cầu, đi xuống má trong, đi quanh môi. C̣n một nhánh khác, từ tạng Can tách ra đi xuyên qua hoành cách mô, lên trên, rót vào trong Phế, tiếp nhau với kinh thủ Thái âm Phế.

Kinh túc Quyết âm Can, nếu bị ngoại tà ảnh hưởng, sẽ rối loạn mà xuất hiện t́nh trạng thắt lưng đau đớn, cúi ngửa khó khăn. Ở người nam th́ b́u dái sưng to; ở người nữ th́ bụng dưới đau căng. Nếu nặng th́ xuất hiện hầu họng khô khốc, mặt như có lớp bụi, người thiếu máu, xanh xao nhợt nhạt.

Bệnh biến ở đường kinh này chủ yếu là ngực sườn đầy tức, nôn ọe khí nghịch, đồ ăn không tiêu, cầu phân sống, hồ sán ( chứng sán khí ), di niệu, tiểu tiện không thông.

Đối với tật bệnh của tạng và kinh này, nếu là thực chứng th́ dùng tả; nếu là hư chứng th́ dùng bổ pháp. Nếu nhiệt chứng th́ châm rút kim nhanh; nếu là hàn chứng th́ châm lưu kim lâu. Nếu dương khí nội suy, mạch trầm không có lực, th́ nên dùng pháp cứu. Nếu không thực không hư, th́ có thể dùng dùng các huyệt phù hợp trên đường kinh để điều lư. Biểu hiện của thực chứng là mạch tượng ở thốn khẩu mạnh gấp bội ở Nhân nghênh; biểu hiện của hư chứng th́ ngược lại, mạch ở thốn khẩu sẽ yếu hơn mạch ở Nhân nghênh.

Giải thích bệnh chứng: Đau thắt lưng ( yêu thống ) là do Can và Thận tương thông, Ất Quư đồng nguyên. Chứng Sán là do mạch can đi quanh tiền âm. Đau trướng bụng dưới, là do mạch của Can đi vào bụng dưới. Nôn khan, là do nhánh mạch đi lên cạnh hầu họng. Mặt như có lớp bụi, sắc mặt thiếu máu xanh xao là bệnh của Can và Đởm. Ngực đầy tức, là do mạch của Can xuyên lên hoành cách mô. Nấc nghẹn, là do có nhánh mạch đi vào hợp với Vị. Sôn tiết, cầu phân sống, đó là do phong hỏa tính cấp, khiến cho không kịp tiêu hóa. Hồ sán, đó là do kinh mạch đi qua tiền âm.

Cách dùng thuốc cho chứng hư – thực; tiêu – bản:
Can tàng huyết, thuộc mộc, có hỏa của Đởm ở bên trong; chủ huyết, chủ mục, chủ cân, chủ giận dữ.

A) Bản bệnh (bệnh thuộc gốc - bệnh thuộc tạng):
Chư phong (Can thuộc phong mộc), huyễn vựng (biểu hiện của phong). Kinh giản, nằm ngồi co cứng (dấu hiệu của phong hỏa thượng xung tổn thương kinh mạch). Hai bên sườn trướng đau, ngực sườn đau tức (mạch Can xuyên lên hoành cách mô, tán bố vào trong sườn. Sưng đau, đầy tức giống như thuộc tiêu bệnh (ngọn bệnh), nhưng Can là Lôi hỏa, các chứng xung nghịch lên trên, đều thuộc hỏa, nên các chứng ngực sườn gây đau đều là do hỏa nghịch, mà kinh mạch nơi kinh mạch của Can tuần hành là ở bên trong, không ở bên ngoài. V́ vậy, đây chính là bệnh gốc ( bản bệnh). Sán thống (trong bệnh thuộc tiêu (ngọn), có sán thống, thiểu phúc đau, nhưng ở đây lại xếp vào bệnh thuộc bản (gốc), đó là do cơn đau ở trong bụng đều được gọi là “sán”, không nhất thiết phải có liên quan đến cao hoàn (tinh hoàn). Chứng “hà” (chứng hà là do huyết tích, khí tụ mà thành). Bệnh kinh nguyệt phụ nữ (huyết thất (nơi máu tập trung) thuộc về Can).

B) Tiêu bệnh (bệnh ngọn – bệnh thuộc kinh lạc):
Sốt nóng lạnh. Đầu đau nôn ra nhớt dăi (do kinh mạch đi lên trán, lên đỉnh). Mắt đỏ (kinh mạch nối liền với mắt). Sắc mặt xanh (có kinh mạch đi vào má trong). Thường hay giận dữ. Tai ù, nghe kém (mạch thiếu dương đi vào trong tai). Sưng má (có nhánh mạch đi vào má trong). Rút gân (Can chủ cân). Noăn súc (rút tinh hoàn), các chứng sán ở đàn ông (do mạch đi qua tiền âm). Phụ nữ đau đớn ở thiểu phúc, bệnh về tiền âm (do có nhánh mạch đi vào bụng dưới).

- Trị pháp:

I) Hữu dư (thực) th́ tả (hữu dư tả chi):
Can thực th́ hữu dư, nên phải dùng pháp tả. Dưới đây gồm 5 pháp:

1) Tả tử (tả con): Tâm là con của Can, tả Tâm hỏa chính là tả tử. Dùng Cam thảo (tả Bính hỏa).

2) Hành khí: Can chủ huyết, mà khí th́ hành huyết. Khí trệ th́ huyết ngưng, hành khí trong huyết chính là hành huyết. Dùng các vị: Hương phụ (là khí dược trong huyết, điều khí khai uất). Xuyên khung (hành khí tán ứ, là khí dược trong huyết). Cù mạch (phá huyết lợi khiếu). Khiên ngưu (tả thấp nhiệt ở khí phận, thông uất ở hạ tiêu). Thanh b́ (đi vào khí phận của Can – Đởm).

3) Hành huyết: Huyết ngưng trệ không hành sẽ sinh thực chứng. Huyết cũ không đi th́ huyết mới sẽ không lưu chuyển. Phá huyết chính là hành huyết. Dùng các vị: Hồng hoa (đi vào kinh Can, phá huyết hoạt huyết). Miết giáp (sắc xanh, đi vào Can, trị trưng hà, kinh lạc tắc nghẽn). Đào nhân (là thuốc huyết phận của Quyết âm, tiết huyết trệ, sinh huyết mới). Nga truật (đi vào kinh Can, phá huyết tiêu tích trệ). Tam lăng (đi vào huyết phận ở kinh Can, phá huyết tiêu tích trệ). Xuyên sơn giáp (Chuyên hành tán, đi vào kinh Quyết âm). Đại hoàng (Tả mạnh cho thực nhiệt ở huyết phận, hạ tích trệ, thông kinh lạc). Thủy điệt (trục ác huyết, ứ huyết. Phá huyết tích tụ). Manh trùng (phá các chứng huyết kiên–trưng–bĩ–hà). Tô mộc (đi vào huyết phận của ba kinh âm, phá huyết ứ). Đơn b́ (phá huyết tích, thông kinh mạch).

4) Trấn kinh: Tà vào kinh can, th́ hồn bất an (Can tàng hồn) mà tâm lư dễ kinh sợ. Trừ phong nhiệt, tiều đàm, đều chính là trấn kinh. Dùng các vị: Hùng hoàng (đây là loại thuốc thuốc thuần dương (chính dương chi khí -正阳之气) đi vào khí phận của kinh Can, có công năng tả Can phong). Kim bạc (kim khắc mộc, có thể trấn áp được sự kinh khiếp, trị bệnh nhiệt ở Can Đởm). Thiết lạc (có tác dụng b́nh can trừ khiếp, trị chứng dễ giận dữ, phát cuồng). Trân châu (tả nhiệt định kinh, trấn kinh an thần). Đại trữ thạch (trấn hư nghịch, trị huyết nhiệt). Dạ minh sa (Tả nhiệt tán kết). Hồ phấn (Long đàm, tiêu trướng). Ngân bạc (Trấn tâm, minh mục, trị điên giản phong nhiệt). Duyên đơn (Tiêu đàm, trị khiếp sợ ). Long cốt (Thâu liễm chính khí bị thăng phù lên trên. An thần, trần kinh). Thạch quyết minh (trừ phong nhiệt ở kinh Can ).

5) Trị phong: Can chủ phong mộc, nên phong đều thuộc về Can. Phép trị phong đều chủ yếu là ở kinh Can. Dùng các vị: Khương hoạt (Quét sạch phong ở Can kinh). Kinh giới (vào kinh Can, tán phong nhiệt), Bạc hà (Quét sạch phong ở kinh Can, tán phong nhiệt). Ḥe tử (đi vào khí phận của kinh Can, dẫn lưu phong nhiệt). Màn kinh tử (tán tà ở vùng trên). Bạch hoa xà thiệt thả (thấu cốt trị phong). Độc hoạt (sưu can khứ phong – làm sạch Can trừ phong). Tạo giáp (Trừ phong tiết nhiệt). Ô đầu (tính nóng, khu phong). Pḥng phong (Làm sạch Can, trừ phong). Bạch phụ tử trừ phong di chuyển ở vùng đầu mặt). Thiền thoái (trừ phong nhiệt, trị bệnh ở b́ phu).

II) Bất túc (thiếu) th́ bổ (bất túc bổ chi): Can hư th́ sẽ sinh bất túc, vậy nên chia ra 3 pháp để bổ.

1) Bổ mẫu: Thận là mẹ của Can, cho nên mới có câu “Can không có pháp bổ, bổ Thận chính là bổ cho Can”. Dùng Câu kỷ (thanh Can tư thận, ích khí sinh tinh). Đỗ trọng (cam ôn bổ Thận). Cẩu tích (b́nh bổ Can Thận). Thục địa hoàng (tư thận thủy, bổ chân âm). Khổ sâm (táo thấp thắng nhiệt, bổ âm ích tinh). Tỳ giải (làm chắc hạ tiêu, bổ Can hư). A giao (dưỡng Can tư Thận, ḥa huyết bổ âm). Thỏ ty tử (Cường âm ích tinh, b́nh bổ tam âm).

2) Bổ huyết: Huyết th́ lưu chuyển mà sợ úng trệ. Trong bổ huyết th́ phải kiêm hoạt huyết, mới đúng là biết bổ huyết. Dùng Đương quy (ḥa huyết bổ huyết, là khí dược trong huyết). Ngưu tất (ích Can Thận, dùng sống th́ phát ác khí). Tục đoạn (bổ Can Thận, tuyên thông huyết mạch). Bạch thược (bổ huyết tả Can). Huyết kiệt (tán ứ sinh tân, là thánh dược để ḥa huyết). Môt dược (thông huyết trệ, bổ Can Đởm). Xuyên khung (bổ huyết nhuận táo, tán ứ thông kinh).

3)Bổ khí: Tính của Mộc thích điều đạt, nếu ức chế th́ khí không thông, dùng vị cay để bổ mới có thể thông đạt khí. Cho dùng Thiên ma (vị cay ấm, vào khí phận của kinh Can, ích khí cường âm). Bá tử nhơn (tư can minh mục, là thuốc đi vào khí phận kinh Can). Thương truật (thăng khí tán ứ). Cúc hoa (trừ phong nhiệt, minh mục). Tế tân (cay tán phong nhiệt, bổ ích Can Đởm). Mật mông hoa (nhuận Can minh mục). Thảo quyết minh ( đi vào kinh Can, trừ phong nhiệt). Cốc tinh thảo (cay, ấm, trừ phong nhiệt, vào kinh quyết âm Can). Sinh khương (cay ấm, tán hàn, tuyên khí giải uất).

III) Bản nhiệt hàn chi (gốc nhiệt th́ dùng hàn):
Ở đây không nói đến gốc hàn ( bản hàn ), đó là v́ bất tức là hư hàn, dùng phép ôn bổ như đă bàn ở bên trên.

1) Tả mộc: trong Mộc có hỏa (Mộc trung hữu hỏa), tả mộc tức không nằm ngoài tả hỏa. Nhưng vị toan (chua) để tả Mộc, vị mặn (hàm) để tả hỏa, trong tả có bổ. Bên trên trong phép “bổ mẫu, bổ khí huyết”, có bàn đến hàn – ôn, th́ ở đây trong phép “tả hỏa, công lư” cũng phân ra hư thực. Dùng các vị Thược dược (vị chua, tả Can, đại bổ can huyết). Ô mai (vị chua, liễm Phế, bổ cho Kim để khắc Mộc). Trạch tả (vị mặn, tả Thận hỏa, khởi âm khí).

2) Tả hỏa: Vị khổ hàn (đắng, lạnh) tả hỏa, cũng là tả đi cái hữu dư, không dùng các vị công phạt, chỉ dùng các vị hàn lương, đó chính là phép ḥa giải vậy. Cho dùng các vị Hoàng liên (tả hỏa cho Can Đởm [trong trường hợp này th́ sao với mật lợn]). Long đởm thảo (ích Can Đởm mà tả hỏa, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu). Hoàng cầm (tả tướng hỏa ở Thiếu dương). Khổ trà (tả nhiệt hạ khí). Trư đởm (tả hỏa cho Can Đởm).

3) Công lư: Trong hành huyết cũng dùng vị Đại hoàng, đó là vừa hành huyết, vừa công lư. Nhưng trong công lư th́ không nên hành huyết, vậy nên mới đưa ra pháp công lư để tả thực hỏa. Cho dùng Đại hoàng (đi vào huyết phận của Can kinh, hạ táo kết mà trừ đi ứ nhiệt).

VI) Tiêu nhiệt phát chi (ngọn nhiệt th́ cho phát):

Can chủ cân. Tà từ trong cơ nhục đi vào kinh Can, hàn biến thành nhiệt, vậy nên gọi là tiêu bệnh (bệnh ngọn).

1) Ḥa giải: Ngọn của Can chính là Thiếu dương (Đởm), vậy nên mới dùng phép ḥa giải. Cho dùng Sài hồ (là thuốc của Thiếu dương). Bán hạ (cay tán, phát biểu, khai uất).

2) Giải cơ: Tà đi vào Cân th́ dùng pháp giải cơ. Giải cơ nhưng dùng thuốc phát biểu ở Thái dương kinh, dẫn tà theo cơ nhục đạt ra đến b́ mao. Cho dùng Quế chi (phát hăn giải cơ). Ma hoàng (phát hăn giải cơ).

Hội An ngày 20 - 9 - 2014
Trần Quang Thống.

 
Replied by Tam B́nh (Hội Viên)
on 2016-06-03 16:11:47.0
Thầy cho em hỏi: làm sao để phân biệt được bệnh là do kinh lạc hay do tạng Can v́ bệnh ở kinh lạc cũng biểu hiện theo đường kinh mà bệnh tại đường kinh cũng biểu hiện theo đường kinh? Phân biệt biểu lư trong trường hợp này ra sao thầy?
Em c̣n 1 thắc mắc nữa đó là: Can huyết hư gây chóng mặt vậy th́ chóng mặt này là do huyết hư hay là do kinh Can có đi qua vùng đỉnh đầu ạ?
Em cảm ơn
 
Reply with a quote
Replied by AnhTai (Hội Viên)
on 2016-06-03 20:34:00.0
Kinh Túc Quyết Âm Can

(H́nh link từ tuetinhlienhoa.com)

 
Reply with a quote
Replied by Cương luxury (Hội Viên)
on 2016-06-06 09:43:21.0
Chào bạn tam b́nh
Ḿnh sẽ dùng những kiến thức ít ỏi sau đây để giải thích giúp bạn. C̣n ǵ thiếu sót th́ sẽ có những thầy giỏi và có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ bổ sung thêm
1. Phân biệt biểu lư: ngoài xem các triệu chứng ở trên để phân biệt ngoài ra c̣n có thể xem mạch: trầm là lư, phù là biểu. Bệnh ở biểu sẽ có sốt c̣n ở lư thường không sốt và các triệu chứng sẽ dồn dập cấp hơn và nặng hơn
2. Can huyết hư là bệnh đă thuộc về lư. Chóng mặt này là do can huyết hư và thông qua kinh lạc nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài để bệnh nhân và thầy thuốc có thể biết được để mà điều trị

 
Reply with a quote
Replied by Tam B́nh (Hội Viên)
on 2016-06-13 08:23:56.0
Cảm ơn Cương luxury nhé
 
Reply with a quote
Replied by Mystogan (Hội Viên)
on 2016-10-02 05:24:37.0
Anh justme. anh có thể chia sẻ thêm các bài viết của thầy Quang Thống dc k ạ.?
 
Reply with a quote
Replied by bong9988 (Hội Viên)
on 2019-08-16 07:20:35.0
Cảm ơn tác giả, bài viết thật hữu ích.


đăng kư bong88
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org