Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> HỌC THUYẾT KINH LẠC (by Quangthong02)

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
HỌC THUYẾT KINH LẠC (by Quangthong02) - posted by justme (Hội Viên)
on May , 30 2016
HỌC THUYẾT KINH LẠC ( phần 1)
April 12, 2014 at 12:37am

Trong loạt bài về Học Thuyết Kinh Lạc, trước tiên ḿnh nhờ Thanh Tuyền chia sẻ cho Hiệp ( do ḿnh không nhớ rơ nick FB của Hiệp) với các em Hương, lâm, Kiều, và các bạn khác. Về phần Thế Hiển, có thể trong năm nay thầy tṛ ḿnh sẽ không gặp nhau, để em trong trạng thái cô lập th́ lửa đam mê học thuật mới bừng cháy trong em. Em cứ ở Hà Nội, gặp Thanh Tuyền để hỗ trợ nhau học tập. Bên cạnh đó, em lập nhóm để phát triển tâm pháp ḿnh đă trao cho em, chỉ cần chừng đó thôi cũng đủ em mở tất cả các cánh cửa, hóa giải mọi khó khăn, nâng cao học thuật. Lúc ở Hội An, ḿnh đă hẹn sẽ cho em gặp một học tṛ xuất sắc, nhưng do không có thời gian nên đành phải khất lại lần sau. Sau này người đó sẽ gặp em trên Fb rồi cùng lập nhóm để nghiên cứu. Sau này, với những ǵ em lĩnh hội được, chúng ta sẽ ươm mầm thêm, và h́nh thành một tân khái niệm về đông y học, giúp cho các bạn sinh viên khác tiếp cận và học Đông y một cách rơ ràng mà không mơ hồ.

Các em cần lưu ư, hệ thống học thuật Đông y bao giờ đặt trên nền tảng có trật tự. V́ vậy, muốn tiếp cận và học tập Đông y th́ cũng phải có thứ tự học tập. Mới bước vào Đông y th́ các em phải học và hiểu về Dịch Học, tiếp là thông đạt học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành; sau đó là học thuyết Kinh Lạc, Ngũ Vận Lục Khí. Bên cạnh đó, phải luôn nghiền ngẫm Tứ Đại Y Thư gồm: Nội ( Nội Kinh ), Nạn ( Nạn Kinh ), Thương ( Thương Hàn Luận ), Kim ( Kim Quỹ Yếu Lược ). Sau khi đă thông suốt mới học đến hệ thống lư luận của Đông y hiện đại như là Nguyên nhân gây bệnh ( bệnh nhân ), cơ chế sinh bệnh, lư ( lư luận ) - pháp ( pháp trị ) - phương ( phương thang ) - dược ( đối chứng tuyển dược - dược học ), bệnh học lâm sàng... Hiện tại các giáo tŕnh của Việt Nam ta, kể cả giáo tŕnh của Đại học chỉ mang tính tham khảo, chưa có chuyên môn. Cả một hệ thống học thuật và lư luận, mà giáo tŕnh đại học chỉ cho "học thuyết âm dương ngũ hành" được 6 trang, "học thuyết kinh lạc" 6 trang, "nguyên nhân gây bệnh" 3 trang. Phần c̣n lại là Dược học, bệnh học lâm sàng, dịch học th́ có một giáo tŕnh riêng, nhưng học qua loa chiếu lệ. Chính v́ vậy mà các bác sĩ Đông y ra trường gần như năng lực chỉ đủ phục vụ tại các bệnh viện nhà nước để đáp ứng chủ trương chính sách "y học cổ truyền hóa các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước". Ngoài ra, sách Nội Kinh là khuôn vàng thước ngọc của Đông y th́ xưa nay từ năm 1954 cho đến năm 1982 chúng ta có tất cả trên dưới 6 tác phẩm ( các tác phẩm c̣n lại là xào nấu ) của các cụ Nguyễn Tử Siêu, Huỳnh Minh Đức, Nguyễn Đồng Di, Mă Kiếm Minh, Nguyễn Trung Ḥa, nhưng thực sự chưa có tác phẩm nào được dịch và biên soạn cụ thể để có thể ứng dụng trong học tập và lâm sàng. Trong số sách Nội Kinh được biên dịch, th́ chỉ có cuốn "Đọc Và Hiểu Biết Nội Kinh Trong Đông Y" của cụ Nguyễn Trung Ḥa là hay hơn cả. Ngoài ra, dịch giả viết hay nhất hiện tại về sách kinh điển cũng chỉ có L.Y Lê Quư Ngưu ( Thừa Thiên Huế ). Chính v́ tính tự phát, tính nặng về gia truyền, tính máy móc ( giáo tŕnh đại học của ta đang dùng cũng chỉ là giáo tŕnh năm 1943 của Trung Quốc dịch sang ) nên Đông y Việt Nam bao nhiêu năm nay vẫn dẫm chân tại chỗ.

Ḿnh soạn loạt bài viết về học thuyết kinh lạc này dựa trên các tài liệu đáng tin cậy nhất của các trường đại học Trung Y, và các tác phẩm nổi tiếng. Làm một người thầy thuốc mà không biết kinh lạc, huyệt đạo; không thông hiểu về bệnh học kinh lạc th́ không thể gọi là thầy thuốc. Đó là lư do mà ngày xưa các cụ thường nói: " người thầy thuốc giỏi là người chữa được các chứng cảm mạo, thương phong, ôn bệnh, thời bệnh". Do chưa có thời gian để biên tập lại, nên các em chỉ cần đọc, hiểu, và ứng dụng là được, không cần phải theo chương theo tiết. Các phần về đường đi kinh lạc, triệu chứng bệnh kinh lạc, huyệt vị v.v... th́ đă có sẵn trong các sách chuyên về châm cứu, trong bài này ḿnh không đưa vào. Bài viết này là loạt bài đầu tiên để đáp ứng những thắc mắc về kinh lạc cho em Thế Hiển. Trong các loạt bài sau, sẽ có các bài viết về Dịch Học, Ngũ Vận Lục Khí, Dược Tính Học. C̣n các sách ḿnh viết do không tiện đưa lên mạng, và do dung lượng quá lớn th́ ḿnh gửi ra Hà Nội cho Thế Hiển, em photo ra và chia sẻ cho các bạn.

----

HỌC THUYẾT KINH LẠC

Kinh lạc là cách gọi chung của kinh mạch và lạc mạch, là hệ thống duy nhất vận hành khí huyết toàn thân, liên lạc các tạng phủ với nhau, kết nối trên – dưới – trong – ngoài, điều tiết các bộ phận trong cơ thể. Học thuyết kinh lạc nghiên cứu sự phân bố kinh lạc, công năng sinh lư, biến hóa bệnh lư của kinh lạc toàn cơ thể, cùng với mối quan hệ giữa cơ thể với h́nh thể quan khiếu tạng phủ. Lư luận kinh lạc xuyên suốt các phương diện bệnh lư – sinh lư Đông y học, chẩn đoán trị liệu và pḥng bệnh dưỡng sinh, không chỉ là châm cứu, xoa bóp, khoa học khí công, mà c̣n có một ư nghĩa chỉ đạo cực kỳ quan trọng đối với các khoa trên lâm sàng. Có thể thấy, việc nắm bắt và thuần thục hệ thống kinh lạc, đối với người thầy thuốc trên lâm sàng là tối quan trọng. Vậy nên trong sách: “Y Học Nhập Môn”, ở mục “Kinh Lạc” có chép: “ người làm y mà không biết kinh lạc, th́ như người đi đêm mà không có đèn. Người làm nghề y th́ không thể không biết điều đó ( kinh lạc )” ( 醫不知絡, 犹人夜行無燭.業者不可不熟 - Y bất tri kinh lạc, do nhân dạ hành vô chúc, nghiệp giả bất khả bất thục ).

1 - CÔNG NĂNG SINH LƯ VÀ KHÁI NIỆM VỀ KINH LẠC.

Học thuyết kinh lạc là một hệ thống được h́nh thành nhờ sự tích lũy kinh nghiệm lâu năm trên thực tiễn lâm sàng của người xưa, đồng thời thời kết hợp với tri thức về kiến thức giải phẫu của người lúc bấy giờ, trải qua chỉnh lư và tổng kết, từng bước h́nh thành hệ thống lư luận, đến nay vẫn c̣n giá trị và hiệu quả chỉ đạo lâm sàng đối với lâm sàng trị liệu trong Đông y. Học thuyết kinh lạc là một học thuyết nghiên cứu về khái niệm cơ bản kinh lạc, sự tuần hành – phân bố, công năng sinh lư, biến hóa bệnh lư, và mối quan hệ giữa nó ( Kinh lạc ) với các tạng phủ. Sự sáng lập Học thuyết kinh lạc chính là thành tựu to lớn trong khoa học y học Đông y.

Kinh lạc là hệ thống duy nhất vận hành khí huyết toàn thân, liên lạc các tạng phủ với nhau, kết nối trên – dưới – trong – ngoài, điều tiết các bộ phận trong cơ thể. Kinh lạc là cách gọi chung của kinh mạch và lạc mạch. Sách “ Y Học Nhập Môn” chép: “ “Kinh” ( 經 – đường dọc ) tức là “Kính” ( 徑 – đường thẳng ). Chi mạch đi ra từ “ Kinh ” th́ gọi là “ lạc ” ”. Có thể thấy kinh mạch chính là trụ cột của hệ thống kinh lạc, đồng thời có đường tuần hành cố định, lại liên kết với bên trong sâu cơ thể c̣n người; lạc mạch là phân chi của kinh mạch, ngang dọc giao nhau, tạo thành một mạng lưới toàn thân. Kinh lạc đem các tổ chức tạng phủ, h́nh thể quan khiếu của cơ thể con người liên kiết thành một chỉnh thể hữu cơ thống nhất.

Hệ thống kinh lạc đối với hoạt động sự sống của cơ thể con người có một tác dụng vô cùng quan trọng. Quy nạp lại, chủ yếu gồm các phương diện sau:

a) Liên thông biểu lư – trên dưới, liên lạc các khí quan tạng phủ: Cơ thể con người được tạo thành từ các tổ chức ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hài, ngũ quan cửu khiếu, da thịt gân cốt. Những tổ chức này tuy mỗi cái đều có công năng sinh lư riêng, nhưng cùng nhau tạo thành một chỉnh thể hữu cơ thống nhất và điều ḥa với nhau. Mối liên hệ hữu cơ này, chủ yếu là dựa vào tác dụng câu thông liên lạc của kinh lạc mà thực hiện được. Như 12 kinh mạch liên lạc các tạng phủ với nhau, vào lư ra biểu, thông lên trên đạt xuống dưới; như Kỳ kinh bát mạch quán thông hết 12 kinh mạch; như 12 kinh cân, 12 b́ bộ th́ có công năng liên lạc cân ( gân ), mạc ( niêm mạc, thể màng ), da thịt với nhau, từ đó giúp cho các tổ chức khí quan tạng phủ cấu thành một hệ thống điều ḥa kết hợp với nhau. Như xác lập mỗi quan hệ biểu lư của tạng phủ, nhận thức về khai khiếu của mỗi tạng trong ngũ tạng, không ǵ là không có mối liên hệ đến sự câu thông của kinh lạc.

b) Thông hành khí huyết toàn thân, nhu dưỡng cho các tổ chức tạng phủ: các tổ chức khí quan trong cơ thể con người, đều nhờ khí huyết nhu dưỡng cho, mới có thể duy tŕ được công năng sinh lư chính thường. Các công năng khiến cho tác dụng của khí huyết được thông đạt toàn thân, doanh dưỡng cho các tổ chức khí quan tạng phủ, kháng ngự lại ngoại tà, bảo vệ cơ thể, đều hoàn toàn phải dựa vào sự vận chuyển của kinh lạc. Ở thiên “ Bản Tạng” sách Linh Khu có chép: “Kinh mạch hành khí huyết mà nuôi dưỡng âm dương, nhu cho cân cốt, thông lợi cho quan tiết” ( Kinh mạch giả, sở dĩ hành huyết khí nhi doanh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết giả dă - 经脉者,所以行血气而营阴阳,濡筋骨,利关节者也 ).

c) Tác dụng cảm ứng truyền dẫn: Cảm ứng truyền dẫn là ư nói đến hiệu ứng dẫn truyền cảm ứng theo đường kinh của hệ thống kinh lạc đối với các cảm giác qua phương pháp châm cứu, kích thích kinh lạc. Trong lúc châm cứu, người bệnh xuất hiện các cảm giác tức, trướng, tê, nặng, thường gọi là “đắc khí”. Cảm giác châm cứu đi theo bộ vị hướng tuần hành của kinh lạc mà truyền dẫn, phản ứng, đó gọi là “hành khí”. Hiện tượng đắc khí và hành khí là biểu hiện cụ thể của tác dụng cảm ứng – truyền dẫn của kinh lạc. Đương nhiên, trong trạng thái bệnh lư, kinh lạc cũng là con đường cho bệnh tà xâm nhập vào và là nơi phản ánh t́nh trạng bệnh tật.

d) Điều tiết sự thăng bằng cho công năng: Lúc cơ thể con người phát bệnh, sẽ xuất hiện trạng thái bệnh lư khí huyết bất ḥa, và âm dương thiên thịnh thiên suy. Dùng các phương pháp trị liệu như châm cứu, xoa bóp, khí công, tác động một lực kích thích nhất định trên bộ vị huyệt đạo liên quan sẽ kích thích và tăng cường công năng khống chế và tự động điều tiết của kinh lạc, điều chỉnh lại trạng thái thất điều của âm dương. Trong lịch sử thực tiễn trị liệu lâm sàng từ mấy ngàn năm trước cho đến nay của Đông y, đối với nghiên cứu thực nghiệm kinh lạc và huyệt đạo đă có những tồn tại khách quan chứng thực hiện tượng công năng điều tiết của kinh lạc như nếu châm vào một số huyệt vị liên quan, sẽ điều chỉnh được công năng của một tạng phủ tương ứng, ức chế được t́nh trạng hưng phấn, tăng cường t́nh trạng suy nhược công năng, từ đó đạt được những hiệu quả tương ứng.

2 - PHÂN LOẠI CỤ THỂ CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC

Kinh lạc là cách gọi chung của kinh mạch và lạc mạch. Kinh mạch là trụ cột, trong đó 12 kinh mạch mỗi đường đều có phân ra một nhánh kinh biệt, một đường biệt lạc, một số tôn lạc, và phù lạc, đồng thời mỗi đường tự hướng nội để lạc với một tạng – một phủ; hướng ngoại để liên hệ với một nhóm kinh cân, một vùng b́ bộ, mà tạo thành một hệ thống. Lạc mạch là phân chi, đều là từ kinh mạch phân ra.

Kinh mạch được phân thành ba loại là: Chính kinh, Kỳ kinh, và Kinh biệt.

Chính kinh tức là nói đến thủ túc tam âm, tam dương kinh, gọi chung là “mười hai kinh mạch”, c̣n gọi là “mười hai kinh chính”, là đường thông đạo chủ yếu vận hành khí huyết, là phân bộ trụ cột của hệ thống kinh lạc.

Kỳ kinh ( “kỳ” nghĩa là khác biệt) là do sự phân bố con đường tuần hành, cùng với mối liên hệ của nó với các tạng phủ, và các phương diện khác của nó đều khác với kinh chính, nên mới gọi là “Kỳ kinh”. Cụ thể nói về kỳ kinh là nói đến: Đốc mạch, Nhâm mạch, Xung mạch, Đới mạch, Âm kiều mạch, Dương kiều mạch, Âm duy mạch, Dương duy mạch, gọi chung lại là “Kỳ Kinh Bát Mạch”. Người xưa xem Kỳ Kinh Bát Mạch như ao lạch, có tác dụng điều ḥa và bảo vệ cho khí huyết, đồng thời tăng cường mối liên hệ giữa 12 kinh mạch.

Kinh biệt là kinh nhánh lớn nhất đi ra từ mỗi kinh trong 12 kinh mạch, nên được gọi chung là “mười hai kinh biệt” ( “biệt” nghĩa là khác ). Tác dụng của nó là tăng cường mỗi liên hệ của mối quan biểu lư giữa hai kinh âm dương trong 12 kinh mạch.

Lạc mạch được chia thành ba loại gồm: Biệt lạc, Phù lạc, và Tôn lạc.

Biệt lạc là một nhánh lớn lạch mạch sinh ra từ kinh mạch. Trong thiên “Kinh Mạch” sách Linh Khu cho rằng 12 kinh mạch và đốc mạch, nhâm mạch, mỗi đường đều có biệt lạc, Tỳ kinh c̣n có một đại lạc nữa, tổng cộng là 15 biệt lạc.Ở nạn 26 sách Nạn Kinh, đối với nhận thức về 15 biệt lạc có một chút khác biệt so với sách Linh Khu, cho rằng 15 biệt lạc là biệt lạc của 12 kinh mạch, thêm vào lạc mạch của Dương kiều và Âm kiều, cùng với đại lạc của Tỳ mà hợp thành. Biệt lạc có tác dụng tăng cường mối liên hệ biểu lư của hai kinh ở thể biểu, đồng thời lại là chủ thể của các lạc mạch khác.

Phù lạc và Tôn lạc đều là một phân nhánh tiếp của lạc mạch, trong đó, Phù lạc tuần hành ở thể biểu, mà nổi ra bên ngoài, Tôn lạc là lạc mạch nhỏ nhất, h́nh thành một mạng lưới phân bố h́nh lưới của hệ thống kinh lạc.

Ngoài ra, bộ phận thuộc về 12 kinh mạch c̣n có “Mười hai kinh cân”, và “Mười hai b́ bộ”. Nội dung bên trên đă nói đến mười hai kinh mạch cùng với các bộ phận lệ thuộc là cân, mạc, cơ; tiếp theo là nói đến các bộ phận lệ thuộc với mười hai kinh mạch và b́ bộ. Mỗi một cân mạc liên lạc với bộ vị mà kinh mạch tuần hành qua, hoặc b́ phu, được phân biệt thành “kinh cân” hoặc “b́ bộ”. Thiên “B́ Bộ Luận” sách Tố Vấn chép: “muốn biết b́ bộ, th́ lấy kinh mạch là cơ sở” chính là ư này. Cũng theo lư này, th́ muốn biết kinh cân, cũng phải dựa trên cơ sở là kinh mạch.

3) NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN CỦA MƯỜI HAI KINH MẠCH

Mười hai kinh mạch được đặt tên dựa trên quy tắt âm dương, đồng thời kết hợp bộ vị tuần hành của kinh mạch (chân, tay – thủ, túc) cùng với lạc thuộc của kinh mạch với tạng phủ mà xác định. Mười hai kinh mạch phân biệt lệ thuộc vào mười hai tạng phủ ( Ngũ tạng lục phủ và tâm bào ), Trong cách đặt tên các kinh, đều dùng thủ - túc, âm – dương, cùng tên gọi các các tạng phủ thuốc vào nó ( thủ - túc, âm – dương ), trong đó, cách đặt tên cụ thể đều láy thiên “Kimh Mạch”, sách Linh Khu để làm cơ sở. Tên gọi kinh mạch lúc ban đầu chỉ là “Mạch”, như trong thiên “Kinh Mạch”, sách Linh Khu có chép: “Phế thủ thái âm chi mạch” (mạch thủ thái âm Phế), “Đại trường thủ dương minh chi mạch” (mạch thủ dương minh Đại trường), theo đó các kinh khác cũng gọi như vậy. Đến đời nhà Tấn, Y gia Vương Thúc Ḥa ( 王叔和 ) trước tác sách “Mạch Kinh”, trong đó bắt đầu có chữ “Kinh”, như: “Phế thủ thái âm kinh” ( Kinh thủ thái âm Phế ), “Đại trạng thủ dương minh kinh” ( Kinh thủ dương minh đại tràng )… Đến đời Đường, y gia Tôn Tư Mạo ( 孙思邈 – có một số sách chép âm là Mạc, nhưng không đúng. Trong cách gọi tên Tôn Tư Mạo, tiếng Trung hoàn toàn đọc là: Mao, âm 4, không đọc là Miao, âm 3. V́ vậy, khi đọc các y văn, khi nghe đến Tôn Tư Mạc th́ cần hiểu thành Tôn Tư Mạo ) có trước tác sách “Thiên Kim Yếu Phương” đă quy phạm hóa chữ “Kinh” và thống nhất dùng cho đến giờ. Cách gọi tên cụ thể của mỗi kinh trong mười hai kinh mạch đều bao gồm ba bộ phận là thủ (tay) hoặc túc (chân), âm hoặc dương, tạng hoặc phủ. Đi ở thượng chi th́ gọi là “thủ kinh”; đi ở chi dưới th́ gọi là “túc kinh”, đi ở mặt trong của tứ chi mà thuộc về tạng th́ gọi là “âm kinh”, đồng thời mang tên của tạng đó; nếu đi ở mặt ngoài của tứ chi th́ thuộc phủ, và được gọi là “dương kinh”, đồng thời mang tên của phủ đó.

Cổ nhân c̣n căn cứ vào cái lư của sự chuyển hóa âm dương, mà phân thành tam âm – tam dương. Ư nghĩa chủ yếu là nhằm biểu thị sự nhiều ít, hay thịnh suy của khí âm dương. Như trong thiên “Chí Chân Yếu Đại Luận” sách Tố Vấn có chép: “Âm dương có ba nghĩa là sao”? Kỳ Bá đáp: “đó là nói đến sự khác nhau của cái dụng, và sự nhiều ít của khí vậy”. Hay như trong thiên “Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận” sách Tố Vấn c̣n nói rơ hơn: “Khí âm dương, mỗi cái đều có sự ít nhiều khác nhau, nên gọi là tam âm – tam dương”. Âm nhiều th́ gọi là “Thái âm”, tiếp theo là “Thiếu âm”, tiếp theo nữa gọi là “Quyết âm” ( Quyết âm là chỗ cuối cùng, nơi giao nhau của hai khí âm là Thái âm và Thiếu âm ). Dương khí mạnh nhất th́ gọi là “Thái dương”, tiếp theo th́ gọi là “Dương minh”, tiếp theo nữa th́ gọi là “Thiếu dương”. Căn cứ vào thiên “Âm Dương Biệt Luận”, và “Kinh Mạch Biệt Luận” sách Tố Vấn, th́: Thiếu dương là nhất dương, Dương minh là nhị dương, Thái dương là tam dương; Quyết âm là nhất âm, thiếu âm là nhị âm, Thái âm là tam âm. Từ nhất đến tam là biểu thị khí âm dương từ nhỏ biến hóa dần đến lớn.

Cụ thể cách gọi tên của mười hai kinh mạch như sau:

Thủ thái âm Phế kinh, Thủ quyết âm Tâm bào kinh, Thủ thiếu âm tâm kinh: được gọi chung là “Thủ tâm âm kinh”.

Thủ dương minh Đại tràng kinh, Thủ thiếu dương Tam tiêu kinh, Thủ thái dương Tiểu tràng kinh: được gọi chung là “Thủ tam dương kinh”.

Túc thái âm Tỳ kinh, Túc quyết âm Can kinh, Túc thiếu âm Thận kinh: được gọi chung là “Túc tam âm kinh”.

Túc dương minh Vị kinh, Túc thiếu dương Đởm kinh, Túc thái dương Bàng quang kinh: được gọi chung là “Túc tam dương kinh”.

4) QUY LUẬT TUẦN HÀNH CỦA MƯỜI HAI KINH MẠCH

Sự phân bố đường tuần hành của mười hai kinh mạch ở thể biểu có một quy luật nhất định. Quy luật phân bố kinh mạch của kinh mạch ra tứ chi, đầu mặt, thân ḿnh, cùng với các bộ vị khác nhau trong cơ thể như sau:

Sự phân bố bộ vị mười hai kinh mạch của tứ chi có ba đặc điểm sau:

Một là kinh thủ ( tay ) phân bố ở chi trên, kinh túc ( chân ) phân bố ở chi dưới; Hai là âm kinh phân bố ở mặt trong ( ở chi trên th́ phân bố các vùng co vào ), kinh dương phân bố ở mặt ngoài ( ở chi trên th́ phân bố ở mặt duỗi ra ); Ba là thứ tự sắp xếp theo hàng trước sau ở hai mặt trong ngoài tứ chi của tam âm tam dương là: Thái âm, Dương minh ở phía trước, Quyết âm, Thiếu dương ở giữa, Thiếu âm, Thái dương ở sau. Duy chỉ có ba kinh túc tam âm ở nửa mặt trong – dưới đùi nối liền chân với lưng là ngoại lệ, sự tuần hành của ba kinh này là kinh Quyết âm ở phía trước, kinh Thái âm ở giữa, kinh Thiếu âm ở phía sau, đến điểm trên mắt cá trong 8 thốn, sau khi kinh túc Quyết âm và kinh túc Thái âm giao nhau, th́ thứ tự tuần hành phân bố lại thành Thái âm phía trước, Quyết âm ở giữa, Thiếu âm ở phía sau.

Căn cứ vào quy luật phân bố đă nêu bên trên, dựa vào tên gọi cụ thể của mỗi kinh mạch, th́ ta có thể nắm bắt được sự phân bố toàn diện của kinh mạch ở tứ chi. Như kinh thủ Thái âm Phế, v́ là thủ kinh ( kinh ở tay ), th́ biết là kinh đó tuần hành ở chi trên; v́ là kinh âm, nên biết là nó tuần hành ở mặt trong; v́ là kinh Thái âm, nên biết nó tuần hành ở ven trước, ngoài. Cả ba hợp với nhau, th́ sẽ là kinh thủ Thái âm Phế tuần hành ở mặt ngoài – trước, các kinh c̣n lại đều suy tiếp mà ra.

Đặc điểm phân bố của mười hai kinh mạch ở bộ vị đầu mặt là: Kinh Dương minh tuần hành ở vùng mặt và trán; kinh Thái dương tuần hành ở vùng má và cổ gáy; kinh Thiếu dương tuần hành ở hai bên đầu; kinh Quyết âm tuần hành ở vùng đỉnh đầu. Trên lâm sàng, trong biện chứng kinh lạc của chứng “đầu thống” ( đau đầu ), đều dựa vào đây để làm cơ sở. Đau ở phía trước trán là chứng Dương minh đầu thống ( đau đầu thể kinh dương minh ); đau đầu ở hai bên là chứng Thiếu dương đầu thống; đau đầu ở sau ót th́ là chứng Thái dương đầu thống; đau đầu ở trên đỉnh th́ là chứng Quyết âm đầu thống. Biện chứng kinh lạc trong chứng đầu thống, là cơ sở lư luận cho việc lựa chọn huyệt châm cứu trị liệu ( xác định vị tri huyệt vị châm cứu ), và xử phương dụng dược ( chọn thuốc dẫn vào kinh lạc ).

Đặc điểm phân bố của mười hai kinh lạc trong thân thể như sau: Kinh thủ tam dương tuần hành từ góc vai; kinh túc Dương minh tuần hành từ lồng ngực, kinh túc Thái dương tuần hành từ vùng lưng ( bối ), kinh túc Thiếu dương tuần hành ở hai bên thân ḿnh; ba kinh túc tam âm đều tuần hành từ vùng bụng. Thứ tự kinh mạch tuần hành từ bụng, từ chính giữa bụng, hướng trong ra ngoài bao gồm kinh túc Thiếu âm Thận, kinh túc Dương minh vị, kinh túc Thái âm Tỳ, kinh Túc Quyết âm Can.

5) HƯỚNG LƯU CHÚ CỦA 12 KINH MẠCH

Hướng đi cụ thể của mười hai kinh mạch trong thiên “Nghịch Thuận Ph́ Sấu” sách Linh Khu đă có ghi chép rơ ràng: “Tam âm ở tay, từ tạng đi ra tay; tam dương ở tay, từ tay đi lên đầu; tam dương ở chân, từ đầu đi xuống chân, tam âm ở chân, từ chân đi lên bụng” (手之三陰從臟走手;手之三陽,從手走頭;足之三陽,從頭走足;足之三陰,從足走腹 – Thủ chi tam âm tùng tạng tẩu thủ; thủ chi tam dương, tùng thủ tẩu đầu; túc chi tam dương, tùng đầu tẩu túc; túc chi tam âm, tùng túc tẩu phúc ). Như vậy, ba kinh âm từ lồng ngực chạy hướng đến đầu ngón tay, tiếp nối với ba kinh dương; ba kinh dương ở tay, từ đầu ngón tay chạy hướng lên vùng đầu mặt, tiếp nối với ba kinh dương của chân; ba kinh dương của chân từ đầu mặt chạy hướng xuống đầu ngón chân, tiếp nối với ba kinh âm của chân; ba kinh âm của chân từ đầu ngón chân chạy hướng lên vùng bụng, lồng ngực, tiếp nối với ba kinh âm của tay. Từ đó cấu thành một ṿng tuần hoàn “Âm Dương tương quán, như hoàn vô đoan” (阴阳相贯,如环无端 - Âm dương xuyên suốt với nhau, như ṿng tṛn không đầu mối ).

Thứ tự lưu chú khí huyết của mười hai kinh mạch là thông qua sự liên tiếp không ngừng của các kinh biểu lư âm dương thủ túc mà truyền qua từng kinh một. Bắt đầu truyền từ kinh Phế, lần lượt truyền đến kinh Can, rồi lại truyền đến kinh Phế, đầu đuôi xuyên suốt với nhau, như một chiếc ṿng không đầu nối. Để ghi nhớ thứ tự hướng lưu chú của mười hai kinh mạch, thường có một bài thơ ngắn để ghi nhớ: “Phế Đại Vị Tỳ Tâm Tiểu trường, Bàng Thận Bào Tiêu Đởm Can tục” ( “tục” ở đây nghĩa là tiếp tục. Ư nói khí huyết lưu chú, chu chuyển rồi lại từ đầu, như ṿng tṛn không đầu nối, bắt đầu từ Phế, kết thúc ở Can, rồi lại bắt đầu từ Phế ).

Từ thứ tự khí huyết nối tiếp lưu chú với nhau của mười hai kinh mạch bên trên, có thể quy nạp thành ba quy luật sau:

Một là hai kinh âm dương có mối quan hệ biểu lư với nhau chia ra ở mỗi điểm tiếp giáp với nhau tại đầu tứ chi ( Kinh thủ th́ ở đầu ngón tay, kinh túc th́ ở đầu ngón chân ). Như kinh Phế với kinh Đại tràng tiếp giáp với nhau ở đầu ngón trỏ; kinh Vị và kinh Tỳ tiếp giáp với nhau ở đầu ngón chân cái. Các kinh c̣n lại cùng theo thứ tự đó.

Hai là các kinh dương cùng tên ở thủ túc chia nhau giao tiếp ở vùng đầu mặt, nên mới có câu “đầu là nơi các kinh dương tụ hội”. Như kinh thủ Dương minh với kinh túc Dương minh giao tiếp với nhau ở cạnh cánh mũi ( huyệt Nghênh hương ); kinh thủ Thái dương với kinh túc Thái dương giao tiếp với nhau ở hốc mắt trong ( huyệt T́nh minh ); kinh thủ Thiếu dương với kinh túc Thiếu dương giao tiếp với nhau ở khóe mắt ngoài ( huyệt Đồng tử liêu ).

Ba là ba kinh âm của thủ túc chia ra giao tiếp với nhau ở vùng lồng ngực. Như kinh túc Thái âm với kinh thủ Thiếu âm giao tiếp với nhau ở trong Tâm; kinh túc Thiếu âm với kinh thủ Quyết âm giao tiếp với nhau ở trong lồng ngực; kinh túc Quyết âm với kinh thủ Thái dương giao tiếp với nhau ở trong Phế.

Hội An ngày 11 - 4 - 2014

Trần Quang Thống
 
Replied by justme (Hội Viên)
on 2016-05-30 06:21:37.0
HỌC THUYẾT KINH LẠC ( PHẦN 2 )
April 12, 2014 at 12:39am

6) MỐI QUAN HỆ BIỂU LƯ CỦA MƯỜI HAI KINH MẠCH

Âm kinh và Dương kinh trong mười hai kinh mạch không có sự tách rời, mà thông qua mối quan hệ hỗ tương của trực tiếp hàm tiếp và kinh biệt, câu thông của biệt lạc, mà tạo thành sáu cặp quan hệ “Biểu lư tương hợp”. Tổ hợp cụ thể như sau:

Thủ:
Kinh Thái âm Phế ________ Kinh Dương minh đại tràng

Kinh Quyết âm tâm bào ____ Kinh Thiếu Dương Tam Tiêu

Kinh Thiếu âm tâm _______ Kinh Thái dương tiểu trường

Túc:
Kinh Thái âm Tỳ __________ Kinh Dương minh vị

Kinh Quyết âm Can ________ Kinh Thiếu dương đởm

Kinh Thiếu âm thận ________ Kinh Thái dương bàng quang.

Hai kinh quan hệ biểu lư với nhau có đặc điểm sau:

Một là đều giao tiếp quán thông với nhau ở đầu của tứ chi. Như kinh thủ tương hợp biểu lư giao tiếp với nhau ở đầu ngón tay; kinh túc tương hợp biểu lư giao tiếp với nhau ở đầu ngón chân.

Hai là đều tách ra phân bố tuần hành ở vị trí đối xứng với nhau ở hai mặt trong – ngoài của tứ chi. Như kinh thủ Thái âm Phế với kinh thủ Dương minh đại trường tách ra tuần hành ở ven trước, đối xứng hai mặt trong ngoài của chi trên,

Ba là tách ra lạc thuộc vào các tạng phủ có mối quan hệ biểu lư lẫn nhau. Như kinh túc Thái âm thuộc Tỳ lạc Vị, kinh túc Dương minh thuộc Vị, lạc Tỳ; kinh túc Quyết âm thuộc Can, lạc Đởm, kinh túc Thiếu dương thuộc Đởm, lạc Can

Quan hệ biểu lư của mười hai kinh mạch, không chỉ là nhờ bởi sự câu thông trực tiếp hàm tiếp và kinh biệt của hai kinh biểu lư với nhau mà tăng cường cho mối quan hệ, mà c̣n là nhờ bởi sự lạc thuộc lẫn nhau cùng một tạng – phủ, v́ vậy mà khiến cho mỗi tạng mỗi phủ biểu lư với nhau có thể phối hợp lẫn nhau trên công năng sinh lư, trong biến hóa bệnh lư, cũng có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ: Tỳ với Vị là biểu lư với nhau, Tỳ chủ vận hóa mà Vị chủ thọ nạp ( đón nhận ), thủy cốc nạp vận ( thọ nạp và vận hóa ) hài ḥa với nhau; Tỳ chủ thăng thanh, mà Vị chủ giáng trọc, khí cơ thăng giáng tương ứng với nhau. Phế với Đại trường là biểu lư với nhau, sự túc giáng của Phế giúp cho công năng truyền tống của Đại trường. Trong bệnh lư, hỏa của Tâm đi xuống Tiểu tràng, Can mất sơ tiết khiến cho Đởm khí không thư sướng, Phế khí ủng trệ khiến cho sinh các chứng đại tiện bí kết thường thấy trên lâm sàng. Ngoài ra, Lư luận kinh mạch biểu lư tương hợp trong trị liệu lâm sàng có một ư nghĩa rất lớn. Các huyệt vị của hai kinh có quan hệt biểu lư có thể thay nhau sử dụng, như huyệt vị của kinh Phế có thể trị liệu các bệnh của đại tràng, hoặc kinh đại tràng. Trong việc chọn thuốc lập phương, các pháp sơ Can để lợi Đởm; lợi niệu để thanh Tâm; khai Phế khí để thông đại tiện, là những pháp thường dùng trên lâm sàng.

7) TÁC DỤNG SINH LƯ CỦA KỲ KINH BÁT MẠCH

Kỳ kinh bát mạch là cách gọi chung các kinh mạch ngoài mười hai kinh mạch chính, là Đốc mạch, Nhâm mạch, Sung mạch, Đới mạch, Âm kiều mạch, Dương kiều mạch, Âm duy mạch, Dương duy mạch.

Sự phân bố tuần hành của Kỳ kinh bát mạch không giống như quy tắc của các kinh chính, không có quan hệ trực tiếp với tạng phủ, cũng không có tương phối biểu lư. V́ không giống với mười hai kinh chính nên được gọi là “Kỳ kinh”.

Tác dụng sinh lư của Kỳ kinh bát mạch chủ yếu có ba phương diện sau:

Một là kết hợp ngang dọc phân bố tuần hành giữa các kinh chính, tăng cường mối quan hệ giữa mười hai kinh mạch với nhau. Như Đốc mạch là tổng đốc ( đốc: chỉ huy, đốc thúc ) cho các kinh dương trong cơ thể, là “bể của dương mạch”; Nhâm mạch gánh vác ( tổng nhậm. Nhâm là nhậm, nghĩa là gánh vác ) các kinh âm trong toàn cơ thể; Dương duy mạch giữ ǵn cho dương, ràng buộc cho các kinh dương; Âm duy mạch giữ ǵn cho âm, ràng buộc cho các kinh âm; Đới mạch “h́nh trạng như sợi dây đai bó chặt, nên ràng buộc tất cả các kinh với nhau” ( thiên “Bát Mạch Tổng Luận” sách “Kỳ Kinh Bát Mạch Khảo” ).

Hai là đối với khí huyết mười hai kinh mạch, nó tác dụng chứa đựng và tưới nhuận, nên có thể điều tiết khí huyết của mười hai kinh mạch. Lúc khí huyết mười hai kinh mạch đă đầy đủ, th́ sẽ đổ vào kỳ kinh bát mạch, lúc công năng hoạt động của cơ thể con người cần thiết, th́ Kỳ kinh bát mạch lại tưới nhuận cung ứng, bổ sung cho, từ đó mà duy tŕ được trạng thái khí huyết hằng định của cơ thể. Sách “Thập Tứ Kinh Phát Huy” chép: “ khí huyết con người thường đi trong mười hai kinh mạch, khi các kinh này đă tràn đầy, th́ ( khí huyết ) sẽ đổ vào Kỳ kinh”.

Ba là mối quan hệ giữa Kỳ kinh bát mạch với các tạng Can, Thận, cùng Nữ tử bào, Năo, Tủy, các phủ Kỳ hằng rất mật thiết, sự tương hỗ lẫn nhau trong bệnh lư, sinh lư, đều có một mối liên hệ nhất định. Ví dụ: Như trong sách “ Lâm Chứng Chỉ Nam” có nêu: “Bát mạch lệ thuộc vào Can Thận”; Đốc mạch đi về năo; mạch Đốc, Nhâm, Xung đều bắt đầu đi ra từ “Bào trung” ( Nữ tử bào ).

8) ĐƯỜNG TUẦN HÀNH CỦA KỲ KINH BÁT MẠCH

a) Đường tuần hành của Đốc mạch: Khởi từ Bào trung ( trong bụng dưới ), đi xuống và ra ở Hội âm, men theo mặt sau, chính giữa cột sống mà đi lên. Đến gáy, men theo chính giữa, qua đỉnh đầu, trán, mũi, dường lại ở cơ níu trong môi trên.

Công năng cơ bản của Đốc mạch:

một là tổng đốc cho kinh dương của toàn thân ( ba kinh dương của thủ và túc đều giao hội với Đốc mạch ở huyệt Đại chùy ), nên được gọi là “ bể của mạch dương”.

Hai là có mối liên hệ mật thiết với năo ( lên gáy vào sọ, lạc với năo ), Thận ( có một phân nhánh từ mặt sau cột sống tách ra phía trước, đi vào thận ).

Đường tuần hành của Nhâm mạch: Khởi từ Bào trung, đi xuống Hội âm, đi qua xương mu, men theo vùng chính giữa bụng mà đi lên, đi qua họng, đến vùng hàm dưới, đi quanh môi miệng, men theo má, tách ra đi đến vùng dưới hai hốc mắt.

Công năng cơ bản của Nhâm mạch:

Một là tổng nhậm ( gánh vác chính, thịu trách nhiệm chính ) kinh âm của toàn thân ( ba kinh âm ở chân giao hội với Nhâm mạch ở bụng dưới, giúp cho kinh âm hai bên liên kết với nhau ), vậy nên gọi Nhâm mạch là “bể của âm mạch”.

Hai là “gánh vác chính cho bào thai”, có liên quan đến việc giữ ǵn cho bào thai của người nữ.

Đường tuần hành của Xung mạch: Khởi từ Bào trung ( ba mạch Đốc, Nhâm, Xung, đều khởi từ bào trung, nên mới có thuyết “nhất nguyên tam kỳ” (一源三岐 ), nghĩa là một nguồn mà ba nhánh ), sau khi xuống đến Hội âm, từ vùng Khí nhai ( nơi tiếp xúc giữa bụng và đùi ) đi song song với kinh Túc thiếu âm, nép vào rốn đi lên, tán vào trong lồng ngực, lại đi lên họng, ṿng qua môi, đi đến khoang dưới mắt. Xung mạch có hai nhánh tách ra lớn, một nhánh từ Khí nhai tách ra đi xuống, men theo mặt trong đùi trên, đi vào khoeo chân, lại men theo mặt trong xương cẳng chân, đi xuống ḷng bàn chân; một nhánh khác từ bào trung đi ra, ra sau đi lên phía trước cột sống.

Công năng cơ bản của Xung mạch:

Một là “bể của mười hai kinh mạch”, có thể điều tiết khí huyết của mười hai kinh mạch.

Hai là Xung mạch được gọi là “Huyết hải”, có quan hệ mật thiết đối với kinh nguyệt phụ nữ.

Đường tuần hành của Đới mạch: Khởi từ sườn non, đi xéo xuống hướng dưới đến huyệt Đới mạch ( trên, trước xương chậu, ngay gai xương chậu ), đi một ṿng quanh người. Mạch đới ở phía mặt bụng trệ xuống vùng bụng dưới.

Công năng cơ bản của Đới mạch: Có công năng bó buộc các kinh đi theo chiều dọc.

Đường đi của Âm kiều mạch và Dương kiều mạch: Kiều mạch ( nguyên đọc là: Nghiêu mạch (跷脉 ), do các cụ ngày xưa đọc sai, dịch sai mà thành cách đọc theo thói quen đến bây giờ ) ở bên trái và bên phải hợp thành một cặp. Mạch Âm – Dương kiều đều khởi từ gót chân.

Âm – Dương kiều mạch khởi từ mặt dưới – trong gót chân. Men theo mặt trong gót, chạy dọc thẳng phía sau lên trên chi dưới, đi qua tiền âm ( bộ phận sinh dục ), men lên bụng, lồng ngực, qua Khuyết bồn ( trên hơm xương đ̣n gánh ), đi ra phía trước huyệt Nhân nghênh, đi ngang qua cạnh mũi, đến khóe mặt trong, gặp và hợp với kinh thủ túc thái âm, và mạch Dương kiều.

Mạch Dương kiều khởi từ dưới mắt cá ngoài, men theo mặt sau mắt cá ngoài đi lên, đi qua vùng bụng, men theo mặt sau - ngoài lồng ngực, đi qua mặt ngoài vai – gáy, lê cạnh khóe miệng, đến khóe mắt trong, gặp và hợp với kinh thủ - túc Thái dương, Âm kiều mạch, lại chạy lên đi vào chân tóc, đi xuống đến sau tai, hội với kinh túc Thiếu dương đởm ở sau gáy.

Công năng cơ bản của Âm – Dương kiều mạch:

một là điều khiển vận động của các khớp tứ chi. Kiều ( Nghiêu - 跷 ) nghĩa là dáng đi nhẹ nhàng, mạnh mẽ. Kiều mạch từ hai mặt trong - ngoài chi dưới, chia nhau đi lên vùng đầu mặt, đều có công năng vận động điều tiết cơ nhục, và giao thông khí âm dương toàn thân, chủ yếu là giúp cho vận động của chi dưới được linh hoạt mạnh mẽ.

Hai là chủ quản sự đóng mở của mí mắt. Do mạch Âm – Dương kiều giao hội với nhau ở khóe mắt trong, nên có tác dụng nhu dưỡng mắt và chủ việc đóng mở mí mắt.

Đường tuần hành của mạch Âm duy – Dương duy: Mạch Âm duy khởi từ mặt trong bắp chân dưới, nơi giao hội của ba kinh âm, men theo mặt trong chi dưới đi lên, đến vùng bụng, cùng đi với kinh túc Thái âm Tỳ, đến vùng sườn, hợp với kinh túc Quyết âm Can, sau đó đi lên đến hầu họng, hội với mạch Nhâm.

Mạch Dương duy khơi từ mặt ngoài dưới mắt cá chân, cùng đi với kinh túc Thiếu dương Đởm, men theo mặt ngoài chi dưới hướng lên trên, đi qua mặt ngoài thân ḿnh, từ sau nách lên vai, đi qua vùng gáy, sau tai, đi ra trước trán và sau gáy, gặp và hợp với mạch Đốc.

Công năng cơ bản của mạch Âm – Dương duy: nạn 28 sách Nạn Kinh chép: “mạch Dương duy và Âm duy, ràng buộc cho toàn thân, tràn đầy mà không chảy trở về ( hoàn lưu ), tưới tắm cho các kinh”. Có thể thấy mạch Âm duy, Dương duy đều có tác dụng ràng buộc cho toàn thân, liên lạc nối liền các mạch Âm – Dương toàn thân. Trong trạng thái chính thường, mạch Âm – Dương duy ràng buôc liên hệ lẫn nhau, đối với sự thịnh suy của khí huyết có tác dụng điều tiết và làm cho đầy đủ, mà không trực tiếp tham gia vào việc giúp cho khí huyết hoàn lưu trở lại.

9) HƯỚNG ĐI CỦA KINH BIỆT, BIỆT LẠC

Mười hai kinh biệt là bộ phận vận hành rời, vào, xuất, nhập khác của mười hai kinh chính, là nhánh mạch vận hành khác của kinh chính đi sâu vào trong khoang cơ thể. Đường tuần hành và lộ tuyến của nó có đặc điểm phân bố ( Kinh biệt – biệt lạc ) sâu mà dài, gồm có: ly, nhập, xuất, hợp ( rời, vào, ra, hợp ). Đường đi của nó bắt đầu từ nhánh kinh đi ra của chính kinh từ cùi tay trở lên, đi qua thân ḿnh, đi sâu vào trong khoang ngực bụng. Kinh biệt của kinh dương sau khi vào trong khoang ngực – bụng, đều liên hệ với tạng phủ có lạc thuộc kinh mạch này, sau đó đều từ vùng đầu gáy đi ra thể biểu. Kinh biệt của kinh dương hợp với kinh mạch của chính kinh này; kinh biệt của kinh âm hợp với dương kinh có mỗi quan hệ biểu lư nó.

Tác dụng sinh lư của mười hai kinh biệt chủ yếu có các đặc điểm sau:

Một là tăng cường mối liên hệ biểu lư lẫn nhau của hai kinh âm dương. Mười hai kinh mạch sau khi đi vào trong khoang cơ thể, hai kinh biểu lư cùng đi song song, tăng cường mỗi liên hệ biểu lư tương hợp giữa tạng phủ. Đồng thời, kinh biệt của âm kinh hợp với kinh dương cỏa mối quan hệ biểu lư, v́ vậy, sự xác định mối liên hệ biểu lư của mười hai kinh mạch cũng có quan hệ câu thông với kinh biệt.

Hai là do nó ( kinh biệt ) có thể thông đạt một bộ vị h́nh thể và quan khiếu nào đó mà kinh chính không thể tuần hành đến được, từ đó có thể bù đắp cho sự bất túc của kinh chính, có thể giúp thúc đẩy cho mối liên hệ của kinh mạch đối với các bộ phận trong cơ thể càng khắn khít hơn. Từ đó có thể mở rộng được phạm vi chủ trị của kinh huyệt. Ví dụ như kinh Thái dương Bàng quang không thể đi đến hậu âm ( hậu môn ), nhưng huyệt Thừa sơn của kinh này và các huyệt khác lại có thể trị được chứng trĩ sang.

Mười lăm biệt lạc là lạc mạch chủ yếu nhất và lớn nhất. Trong đó biệt lạc của mười hai kinh mạch, lạc huyệt ở vùng khớp khuỷu, gối của tứ chi sau khi tách ra, đều đi hướng đến kinh mạch có quan hệ biểu lư. V́ biệt lạc phân bố cạn ở biểu, nên mười hai biệt lạc có thể tăng cường cho mối quan hệt ở thể biểu của hai kinh âm dương.

Biệt lạc của Đốc mạch từ huyệt Trường cường, sau khi tách ra th́ tán vào vùng đầu, chia trái phải đi vào kinh túc Thái dương. Tác dụng chủ yếu của nó là câu thông kinh khí vùng bụng.

Biệt lạc của Nhâm mạch từ huyệt Cưu vỹ, sau khi tách ra th́ tán vùng vùng ngực sườn. tác dụng chủ yếu của nó là câu thông kinh khí ở vùng bụng.

Đại lạc của Tỳ từ huyệt Đại bao tách ra, tán vào trong ngực sườn. Tác dụng chủ yếu của nó là câu thông kinh khí cho vùng bên thân ḿnh.

Sự khác nhau của kinh biệt và lạc biệt là:

Một là khác nhau về độ nông sâu: Vị trí của kinh biệt sâu; vị trí biệt lạc cạn.

Hai là bộ vị xuất ra khác nhau: Kinh biệt từ kinh chính khuỷu tay và gối trở lên xuất ra; biệt lạc đi ra từ khuỷu tay và gối trở xuống.

Ba là lộ tuyến tuần hành khác nhau: Kinh biệt là bộ phận đường đi riêng biệt của mười hai kinh mạch, có một quy luật tuần hành nhất định, một phần từ tứ chi đi vào tạng, rồi đi ra lại vùng đầu mặt; mà biệt lạc chỉ là tuyến liên lạc giữa kinh mạch và kinh mạch với nhau, đồng thời quy luật tuần hành không giống với kinh biệt.

Bốn là khác nhau về tác dụng sinh lư: Kinh biệt tăng cường mối liên hệ biểu lư của hai kinh âm dương trong cơ thể, bổ sung cho chỗ bất túc trong sự phân bố tuần hành của kinh chính; mà biệt lạc chủ yếu là câu thông cho mối quan hệ biểu lư của hai kinh, và tăng cường mối liên hệ của nó ( hai kinh ) ở thể biểu.

10) MƯỜI HAI KINH CÂN VỚI MƯỜI HAI B̀ BỘ

Mười hai kinh cân: là khí kết – tụ - tán, lạc với hệ thống màng gân, gân duỗi, cơ thịt, theo sự phân bố của ba kinh âm và ba kinh dương thủ túc, được gọi là mười hai kinh cân. Mười hai kinh cân có tác dụng bó buộc khớp xương, chủ tŕ vận động, bảo vệ cho nội tạng. Thiên “Kinh Cân” sách Linh Khu có giải thích tường tận về bộ vị phân bố và chứng trạng bệnh tật của mười hai kinh cân. Sách “Tố Vấn” cũng có nhiều thiên bàn đến như “Thượng Cổ Thiên Chân Luận”, “Khí Quyết Luận”, “Nuy Luận”, và “Tư Luận”, đều miêu tả về bệnh biến của cân, chủ yếu là các bệnh biến như thân thể cường cứng, khớp xương co rút, co duỗi khó khăn… Sách “Châm Cứu Giáp Ất Kinh” đối với bệnh chứng của mười kinh cân cũng có bổ sung thêm một số nội dung.

Mười hai b́ bộ: là nói đến b́ bộ của thể biểu theo phân khu bộ vị phân bố của mười hai kinh chính. Không chỉ với kinh mạch, mà c̣n có một mối quan hệ mật thiết với biệt lạc, phù lạc, nhưng mỗi cái có một sự quan trọng riêng: Kinh mạch phân bố theo h́nh thức đường tuyến ( đường thẳng ); lạc mạch phân bố theo h́nh thức mạng lưới; mà b́ bộ th́ lại thiên về bề mặt. Cho nên phạm vi phân bố của b́ bộ rộng hơn so với kinh mạch. Nhưng tất cả đều “lấy kinh mạch là lề phép” ( “B́ Bộ Luận” sách Tố Vấn ). Nội dung phân bố của mười hai b́ bộ, ư nghĩa, chẩn đoán, đă có tường thuật ghi chép rơ trong thiên “B́ Bộ Luận” sách Tố Vấn. Về phương diện trị liệu, ở thiên “Quan Châm” sách Linh Khu có ghi chép về phương pháp châm thích ở vùng b́ bộ, như: “bệnh ở ngoài da mà không có vị trí nhất định, đó là do phong nhiệt khí thịnh, phong tà di chuyển không có nơi nhất định, có thể dùng Sàm châm để châm trị, để tả bớt tà dương nhiệt. Nếu sắc da trắng mà không hồng, đó là tà hỏa nhiệt đă hết, không nên dùng Sàm châm để tả”, “Mao thích là pháp châm ở b́ mao để trị chứng phù tư”, “Bán thích là pháp châm cạn, rút kim nhanh, không phạm đến cơ thịt, giống như nhổ lông tơ, dùng để trị liệu tà khí ở phần nông của biểu”.

11) DÙNG LƯ LUẬN KINH LẠC ĐỂ GIẢI THÍCH BỆNH CƠ.

Dùng lư luận kinh lạc để giải thích bệnh cơ biến hóa của tật bệnh, là nói đến tác động của các nhân tố trực tiếp hoặc gián tiếp lên hệ thống kinh lạc, dẫn đến công năng sinh lư của kinh lạc thất thường, khiến cho cơ chế của một bệnh nào đó phát sinh, phát triển, và biến hóa. Đồng thời, lư luận bệnh biến kinh lạc c̣n là một trong những lư luận quan trọng để diễn tả rơ về bệnh biến tạng phủ và cơ thể. Do công năng chủ yếu của kinh lạc là vận hành khí huyết toàn thân, liên lạc xương khớp tạng phủ với nhau, câu thông trên dưới – trong ngoài, dẫn truyền cảm ứng – phản ứng của cơ thể, nên sự thiên thịnh thiên suy của kinh lạc, sự thất điều của vận hành hành khí huyết, chính là trọng điểm bệnh cơ kinh lạc. Ngoài ra, kinh lạc c̣n là con đường truyền dẫn bệnh tật ( vào cơ thể ), và là nơi phản ánh biến hóa bệnh tật, nên có thể dùng để giải thích hiện tượngbệnh tà biểu lư xuất nhập, và biến hóa bệnh cơ của ảnh hưởng truyền biến.

Lư luận kinh lạc giải thích biến hóa bệnh lư, lại có thể chia thành bệnh lư đơn nhất trên đường đi một đường kinh, và bệnh lư phức hợp trên đường đi một đường kinh:

Bệnh lư đơn nhất trên đường kinh, là nói đến một chứng trạng, thể trưng ( các biểu hiện chính thường hoặc bất thường trên cơ thể, được gọi là “thể trưng” ) xuất hiện tương ứng trên một đường đi của kinh lạc, mà không có biểu hiện rơ rệt bệnh biến rối loạn công năng tạng phủ. Đối với quá tŕnh bệnh tật, các phương pháp kiểm tra thẩm sát chứng trạng trên đường kinh và thể trưng có một sự trợ giúp kịp thời đối với sự nắm bắt các biến hóa của kinh lạc tương quan. Trong bệnh tật, khi thấy xuất hiện đau răng, sưng đau gáy, đau khớp vai và đau vai, ngón trỏ trở ngải khó co duỗi, nếu nắm bắt và học thuộc đường đi của các kinh, th́ sẽ có thể phán đoán được ngay đấy chính là bệnh biến của kinh Dương minh Đại tràng; có khi có người bệnh c̣n xuất hiện sưng nóng đỏ, hoặc cảm giác lạnh trên vị trí các bộ vị kể trên, th́ điều đó cho thấy khí huyết của kinh Dương minh Đại tràng hữu dư ( thực chứng ), hoặc khí huyết bất túc ( hư chứng ). Có một số chứng bệnh sẽ men theo đường tuần hành của kinh lạc mà xuất hiện các thay đổi biến dạng đối với b́ phu, hoặc gân mạch, như chứng Ban Khưu Chẩn (斑丘疹 – Y học hiện đại gọi là “viêm da thần kinh” ) phát men theo kinh Thiếu dương Tam tiêu, th́ sẽ có liên quan đến sự mất thăng bằng kinh khí của đường kinh Quyết âm, Thiếu âm; trong chứn đau vai do viêm quanh khớp vai, ấn có điểm đau cục bộ, hoặc đau lan tỏa chạy xuống theo đường kinh Thái dương Tiểu trường, hoặc kinh thủ Dương minh Đại trường, có lúc trên bộ vị đường đi của kinh lạc xuất hiện nhiều điểm đau cự án, và cảm giác trở ngại, th́ đều là biểu hiện biểu hiện cụ thể có liên quan đến biến hóa bệnh lư kinh mạch trên lâm sàng.

Bệnh lư phức hợp trên đường đi kinh lạc, là nói đến bộ vị cơ thể của đường đi kinh lạc không chỉ xuất hiện một số chứng trạng hoặc thể trưng, mà c̣n biểu hiện kinh lạc và tạng phủ, giữa tạng và phủ thông qua cơ chế ảnh hưởng lẫn nhau. Thiên “B́ Bộ Luận” sách Tố Vấn chép: “ Tà ở nơi b́ phu th́ tấu lư mở, tấu lư mở th́ tà vào ở nơi lạc mạch. Lạc mạch đầy th́ rót vào kinh lạc. Kinh mạch đầy th́ đi vào tạng phủ”. Nói rơ ngoại tà có thể thông qua kinh lạc đi vào b́ mao cơ lư, từng bước đi vào sâu, bên trong th́ truyền vào ngũ tạng lục phủ, trở thành con đường truyền dẫn ngoại tà từ biểu vào đến lư. Không chỉ như vậy, bệnh biến của nội tạng cũng có thể thông qua kinh lạc, phản ánh lên một bộ vị cụ thể nào đó ở thể biểu, cùng các khiếu - khổng ( khiếu khổng ư nói đến ngũ quan, nhị âm, lỗ chân lông ) tương ứng với nó ( kinh lạc ) mà xuất hiện các loại phản ứng bệnh lư. Biểu hiện lâm sàng của nó đa phần là phản ánh bệnh lư phức hợp đường đi kinh lạc. Như kinh túc Quyết âm Can đến bụng dưới, phân bố ở sườn non, nối với mắt ( mục hệ: những ǵ liên quan đến mắt ), thuộc về Can, cho nên khi Can khí uất kết th́ xuất hiện hai sườn, bụng dưới đau trướng, tinh thần uất ức, buồn bực, thường thở dài; Can hỏa thượng viêm th́ xuất hiện các chứng mắt đỏ, đầu căng, đầu đau, người bứt rứt dễ giận dữ. Như trong thiên “Cửu Châm Thập Nhị Nguyên” sách Linh Khu có chép: “Ngũ tạng có bệnh th́ sẽ biểu hiện ra mười hai Nguyên huyệt”. Do mười hai kinh mạch cùng tạng phủ có mối quan hệ lạc thuộc cụ thể với nhau, nhiều mối quan hệ giữa tạng phủ với nhau, lại do kinh lạc câu thông với nhau để thực hiện, nên trên lâm sàng thường thấy bệnh lư tương quan: kinh mạch – tạng phủ. Như ngoại cảm thấp tà, có thể do từ cơ biểu truyền vào trong, đến Phế Vị, vừa có biểu hiện gáy lưng mỏi đau, thân thể nặng nề do kinh lạc thọ tà, lại vừa có thể thấy các chứng trạng nghẹt mũi, khái thấu, bụng đầy không tiêu của chứng Phế mất tuyên phát, Vị mất ḥa giáng. Lại như kinh túc Thái âm Tỳ đi vào bụng, thuộc vào Tỳ, lạc với Vị, nên khi kinh Tỳ có bệnh, không chỉ biểu hiện mỏi đau, sưng trướng trên các bộ vị tuần hành của đường kinh Tỳ ở chi dưới, mà thêm một bước có thể dẫn đến Tỳ Vị thăng giáng thất thường, công năng thọ nạp ( đón nhận thủy cốc ), ngấu nhừ bị kém đi, rồi xuất hiện đau vị quản ( dạ dày ), lợm giọng buồn nôn, ăn uống sút kém, bụng căng cầu lỏng, hoặc phát các chứng hoàng đản, thủy thủng; Lại như chứng Tâm huyết ứ trở, không chỉ khiến cho ngực bồn chồn, hồi hộp, vùng trước ngực đau châm chích, có thể thông qua đường tuần hành của kinh Thiếu âm Tâm bên trái, đau lan tỏa đến mặt trong vai, quanh vai, mà Tâm hỏa c̣n có thể đi xuống Tiểu trường, xuất hiện tiều vàng đỏ, thậm chí nếu nặng th́ có thể tiểu ra máu.

Có văn hiến y văn cho rằng biến hóa bệnh cơ của mười hai kinh lạc, chủ yếu biểu hiện ở bốn phương diện là: kinh khí hư hàn, kinh khí uất trệ, kinh khí nghịch loạn, và kinh khí suy kiệt. Những phương diện này trên thực tế lâm sàng rất chính xác mang tính ứng dụng cao.

12) DÙNG LƯ LUẬN KINH LẠC CHỈ ĐẠO CHẨN PHÁP

Lâm sàng đông y thông qua các phương pháp chẩn đoán quan sát như: vọng, văn, vấn, thiết, có thể thu được các thông tin về thể trưng và chứng trạng một cách đầy đủ, đây chính là một bước biện chứng để tạo một cơ sơ tốt trong chẩn đoán. Trên lâm sàng, thông qua tứ chẩn, và nhất là vọng chẩn, thiết chẩn, đă thu được rất nhiều thông tin quan trọng về kinh lạc, từ đó mà đưa ra được cơ sở cho việc biện chứng kinh lạc. Thông qua việc quan sát sắc diện, có thể nắm bắt được thuộc tính hàn nhiệt của bệnh cơ và các bệnh chứng thường thấy, thông qua “vọng” bộ vị, xác định rơ được tạng phủ - kinh lạc sở thuộc của bệnh cơ. Trong chẩn đoán học Đông y, vọng chẩn cục bộ một bộ phận tương đương là thuộc về vọng chẩn kinh lạc. Như thông qua vọng chẩn, quan sát huyệt vị trên kinh lạc có các h́nh trạng phản ứng nối khúc, hoặc đường xoắn hay không; vọng các vùng giao hội trên mặt của các kinh lạc, mà phân chia ra các bộ vị khác nhau; vọng ngũ luân của mắt; vọng các bộ phận trên mũi, các phân khu chẩn đoán trên tai; vọng các bộ vị trên lưỡi, đều có thể chẩn đoán được bệnh tật của tạng phủ và cơ thể. Vọng chỉ văn trong Nhi Khoa cũng là phạm vi vọng chẩn. Phương pháp chẩn đoán kinh lạc này, là nội dung quan trọng của chẩn đoán học Đông y, được nắm bắt và tích lũy từ những kinh nghiệm chẩn đoán lâm sàng.

Thiết chẩn là một phương pháp khác của Đông y được nắm bắt từ triệu chứng bệnh tật cơ thể. Như thông qua việc ấn lên vùng đi của kinh lạc, có thể phát hiện được phản ứng của kinh lạc và phản ứng của các huyệt vị. Bất luận là kinh mạch, hoặc huyệt vị lúc ấn vào xuất hiện các cảm giác bất thường như mỏi, tê, căng, đau, lạnh hoặc nóng, hoặc lúc ấn vào, các tổ chức vùng ấn có cảm giác mềm nhũn, hơm xuống, trồi lên hoặc cứng , đều có thể là một trong những căn cứ quan trọng cho việc chẩn đoán. Những phản ứng này, chỉ có thể xuất phát lúc người bệnh có bệnh, lúc khỏe mạnh thường ít khi xuất hiện. Một cuộc khảo sát kiểm tra tại huyệt Thần đường trên 100 người bệnh về mạch vành tim, và 100 người khỏe mạnh cho thấy người mắc bệnh mạch vành tim có 95% là đau ở huyệt này, mà người khỏe mạnh th́ chỉ có 4% là dương tính. Một báo cáo khác cho thấy, ở người bệnh viêm phổi th́ tại huyệt Thái uyên, hoặc Phế du có kết tụ h́nh thoi, hoặc h́nh bầu dục, ấn vào đau, cạnh Đại chùy trồi lên và ấn đau; các điểm phản ứng ở thể biểu đă nói ở trên c̣n tùy thuộc vào t́nh trạng tăng giảm của bệnh tật mà biến hóa thay đổi. Bệnh nhẹ th́ số lượng huyệt vị phản ứng dương tính sẽ ít, các h́nh trạng xuất hiện trên huyệt vị cũng ít, vật phản ứng mềm hơn, liệu tŕnh trị liệu ngắn; nếu bệnh nặng th́ ngược lại.

Mạch chẩn trong thiết chẩn cũng có mối tương quan mật thiết không kém. Pháp chẩn Tam bộ cửu hậu được ghi chép ở thiên “Tam Bộ Cửu Hậu Luận” sách Tố Vấn, cho đến phép chẩn tham hợp Nhân nghênh, Thốn khẩu được ghi chép trong thiên “Chung Thỉ” sách Linh Khu, cho đến khi h́nh thành lư luận “độc thủ thốn khẩu” ( xem một ḿnh mạch thốn khẩu ), đều có tương quan mật thiết đến lư luận kinh lạc. Mạch tượng thốn khẩu làm sao có thể phản ánh được bệnh biến của tinh lạc tạng phủ? Thiên “Ngũ Tạng Biệt Luận” sách Tố Vấn chép: Vị là bể của thủy cốc, là cái nguồn lớn của Lục phủ. Ngũ vị đi vào miệng, được cất giữ ở Vị để nuôi dưỡng bồi đắp cho khí của Ngũ tạng, Khí khẩu cũng là Thái âm. Khí vị của ngũ tạng lục phủ đều đi ra từ vị, biến ra mà thấy ở Khí khẩu”. Nạn thứ nhất sách “Nạn Kinh” chép: “mười hai kinh mạch đều có động mạch ( nơi mạch máy động th́ gọi là động mạch, không phải là động mạch trong giải phẫu học ) duy chỉ có cho Thốn khẩu là nơi để xác định lành dữ, sống chết của ngũ tạng lục phủ. Tại sao lại như vậy? Thưa: Thốn khẩu là nơi tụ hội lớn của kinh mạch trong cơ thể, là nơi mạch của Thủ thái âm phế máy động”. Chỉ chọn một ḿnh thốn khẩu để xem mạch là v́: một là do vị trí thốn khẩu nằm ở bộ vị Nguyên huyệt của kinh thủ Thái âm Phế, là nơi các mạch hội về. Kinh thủ Thái âm Phế bắt đầu đi lên từ Trung tiêu, nơi Vị, nên có thể qua sát được vị khí mạnh yếu tại Thốn khẩu; hai là khí huyết tạng phủ đều thông qua trăm mạch mà đi về, gặp nhau ở Phế, lại thông qua Phế mà đi hướng ra trăm mạch, cho nên biến hóa sinh lư bệnh lư của tạng phủ có thể phản ánh ra mạch tượng ở Thốn khẩu ”.

13) DÙNG LƯ LUẬN KINH LẠC ĐỂ BIỆN CHỨNG XÁC ĐỊNH

Lư luận kinh lạc ứng dụng trong biện chứng có hai nghĩa rộng, và hẹp. Nghĩa rộng của lư luận kinh lạc bao gồm biện chứng kinh lạc và biện chứng lạc mạch; nghĩa hẹp của biện chứng kinh lạc đặc biệt nói đến mười hai kinh mạnh, và biện chứng kỳ kinh bát mạch. Cả hai đều lấy sinh lư bệnh lư của kinh mạch, và tạng phủ liên quan đến nó làm cơ sở.

Loại h́nh biện chứng kinh lạc đa phần là biện chứng riêng từng kinh, và biện chứng quy kinh.

Biện chứng riêng từng kinh: Căn cứ vào bộ vị chứng trạng bệnh xuất hiện, kết hợp với bộ vị của đường đi kinh lạc cùng với tạng phủ nó thuộc vào, để phân tích bệnh chứng thuộc về kinh mạch và tạng phủ, c̣n gọi là “biện vị quy kinh” ( 辨位歸經 ), đa phần là dùng để phân tích bệnh lư một bệnh đơn nhất trên đường kinh. Như trong thiên “Quan Năng” sách Linh Khu chép: “Quan sát nơi đau, vị trí trên dưới – trái phải, biết được nóng hay lạnh, biết được ở đường kinh nào”. Nếu muốn ứng dụng phương pháp biện chứng này một cách linh hoạt và chuẩn xác, th́ cần phải thuộc nằm ḷng lộ tuyến hướng đi của kinh lạc ở thể biểu hay ở thệ nội, tạng phủ nó thuộc vào, và phân nhánh của nó. Như đầu đau ở phía trước, là có liên quan đến bệnh biến ở kinh Đại trường, hoặc kinh Dương minh Vị; đau ở hai bên đầu th́ có liên quan đến kinh Thiếu dương Đởm, hoặc kinh Thiếu dương Tam tiêu; đau phía sau đầu, th́ có liên quan đến kinh Thái dương Tiểu trường, hoặc kinh Thái dương Bàng quang; đau ở đỉnh đầum th́ có liên quan đến kinh Quyết âm Can.

Biện chứng theo kinh: Là h́nh thức quy kinh lấy biểu hiện chứng trạng lâm sàng làm căn cứ, chủ yếu là dựa vào ghi chép về chứng trạng mười hai kinh mạch của các sách, như trong thiên “Mạch Kinh” sách Linh Khu: “Thị động bệnh” ( biểu hiện triệu chứng khi đường kinh có biến động ( thị động )), “sở sinh bệnh” ( bệnh đặc thù của mỗi đường kinh ); ghi chép về “bát mạch bệnh hậu” ( triệu chứng bệnh của bát mạch ) trong “Nạn 29” sách “Nạn Kinh”; ghi chép trong thiên “Kinh Mạch” sách Linh Khu; ghi chép trong thiên “Quyết Luận” sách Tố Vấn về triệu chứng bệnh của kinh khí mười hai kinh quyết nghịch, và triệu chứng bệnh kinh khí chung tuyệt ( kinh khí chung tận bại tuyệt )… để làm căn cứ chứng trạng chủ yếu, đa phần là dùng để phân tích bệnh lư phức hợp trên đường kinh. Như khi diễn tả về chứng trạng bệnh của kinh thủ Thái âm Phế, thiên “Kinh Mạch” sách Linh Khu chép: “Nếu ( kinh này ) thị động ( biến động do ngoại tà xâm tập ), th́ Phế đầy tức, trướng căng ho suyễn, vùng hơm trên xương đồi ( Khuyết bồn ) đau nhức, nếu nặng th́ hai tay ôm ngực, mắt tối xầm, đó gọi là Tư quyết. Bệnh biến của tạng Phế ở đường kinh này là: ho nghịch khí lên, thở kḥ khè có tiếng, tim bồn chồn ngực đầy, mặt trong, trước, ven cánh tay trên đau tức, ḷng bàn tay nóng. Nếu khí ở đường kinh này hữu dư ( thực ), vùng vai lưng trên sẽ đau nhức khi cảm phải phong hàn, sau khi ra mồ hôi, gặp phải phong tà bên ngoài đi vào sẽ khiến tiểu nhiều lần mà lượng ít; nếu khí đường kinh này hư, th́ sẽ khiến cho vùng vai và lưng trên lạnh đau, đồng thời khí đoản bất túc, hô hấp khó khăn, màu sắc nước tiểu thay đổi”. Phương pháp mang triệu chứng khác nhau phân loại theo hệ thống của mười hai kinh lạc này, chính là sự thể hiện sớm nhất ( trong đông y ) về biện chứng quy kinh ở sách Nội Kinh. Ngoài ra, các thiên bàn về bộ vị bệnh tật trong sách Nội Kinh như “Nhiệt Luận”, “Khái Luận”, “Phong Luận”, “Tư Luận”, “Ngược Luận”, “Quyết Luận”, “Cử Thống Luận”, đều có liên quan đến bệnh chứng kinh mạch, lại là sự đặt định cơ sở cho sự sáng lập nên học thuyết biện chứng lục kinh “Thương Hàn Luận” của Trương Trọng Cảnh sau này. Mà phân chứng lục kinh của Trương Trọng Cảnh lại thêm một bước bổ sung, phát triển, và hoàn thiện tư tưởng học thuật của Nội Kinh.



14) DÙNG LƯ LUẬN KINH LẠC CHỈ ĐẠO VIỆC TRỊ LIỆU

Thông qua kinh lạc, có thể thông hành khí huyết, liên hệ ngũ tạng lục phủ, tứ chi bách hài, dẫn truyền tín hiệu, điều ḥa âm dương, đồng thời cũng là con đường chuyển biến của bệnh tà. Dùng châm cứu, dược vật, đạo dẫn, luyện tập, và các phương pháp khác, để tác động vào huyệt vị, kinh lạc, tạng phủ, khí huyết âm dương, để đạt được mục đích trị liệu khu tà phù chính.

Huyệt vị là nơi vận chuyển và giao hội của khí huyết trong cơ thể con người, lại là cánh cửa để bệnh tà xâm nhập vào tạng phủ kinh lạc. Kích thích vào huyệt vị, có thể trị liệu được tật bệnh ở kinh lạc tạng phủ. Kinh lạc là con đường để phát huy tính năng dược vật, và sự tác động từ bên ngoài vào. Lư luận kinh lạc là cơ sở lư luận cho trị liệu châm cứu. Do trong cơ thể con người, kết cấu kinh lạc phân bố liên hệ mật thiết như h́nh mạng lưới, v́ vậy mà trong trị liệu học, châm cứu cũng có đặc điểm chỉnh thể, như khi châm cứu một huyệt vị nào đó với một mức độ nhất định, cùng một lúc sẽ có thể ảnh hưởng mà sinh ra công năng bất thường, hoặc chính thường ở nhiều tạng phủ, cơ quan khác nhau. Ví dụ như châm tê trong quá tŕnh phẫu thuật, có thể đồng thời sản sinh ra hiệu ứng giảm đau, lại có thể điều tiết công năng nhiều phương diện của các hệ thống liên quan, nhờ vậy mà trong lúc phẫu thuật, các rối loạn được giảm thiểu, ổn định được huyết áp và tim mạch, đồng thời sau khi phẫu thuật cơn đau ở vết mổ được giảm nhẹ, cảm nhiễm và di chứng giảm thiểu, khôi phục hậu phẫu nhanh hơn.

Trong lư luận kinh lạc, có liên quan đến lư luận kinh lạc và huyệt vị. Đối với châm cứu và xoa bóp trị liệu, có một ư nghĩa chỉ đạo trực tiếp. Biểu hiện cụ thể ở việc chọn huyệt trên đường kinh. Như đối với bệnh biến của một đường kinh hoặc một tạng phủ nào đó, trước khi thực hiện xoa bóp và châm cứu thường chọn huyệt ở bộ vị gần hoặc xa trên đường đi của kinh lạc, thông qua việc xoa bóp và châm cứu để điều chỉnh công năng hoạt động của khí huyết kinh lạc mà đạt được mục đích trị liệu. Trong nguyên tắc trị liệu kinh lạc, bất luận là “tùng dương dẫn âm, tùng âm dẫn dương; dĩ hữu trị tả, dĩ tả trị hữu”, hay là “lấy trên điều ḥa cho bên dưới, lấy bên dưới điều ḥa cho bên trên”, đều cần dựa vào bộ vị mà “thủ chi kỳ kinh” ( chọn ở đường kinh đó ). Trong phương pháp phối huyệt, bất luận là “Nguyên lạc phối huyệt” ( phối huyệt nguyên và huyệt lạc với nhau ), “du mộ phối huyệt” ( phối huyệt du và huyệt mộ với nhau”, “cục bộ thủ huyệt” ( chọn huyệt ở tại chỗ ), hay là “viễn đạo thủ huyệt” ( chọn huyệt ở vùng xa ), th́ phép tắc cơ bản đều là “tuần kinh thủ huyệt” ( chọn huyệt theo đường kinh ).

Trong phép trị liệu bằng thuốc cũng không rời khỏi sự chỉ đạo của lư luận kinh lạc. Lư luận “Quy kinh” của dược vật là vận dụng lư luận kinh lạc đối với tính năng dược vật, mà tiến hành phân tích và quy loại; căn cứ vào đặc tính tác dụng dược vật, “hà kinh chi bệnh, nghi dụng hà kinh chi dược” ( Bệnh của kinh nào th́ dùng thuốc kinh đó mà điều trị - “Bản Thảo Phân Kinh” ). Trong lư luận Đông dược học, dược vật có thể đi vào một kinh hay một tạng, v́ dược vật đối với mỗi kinh, mỗi tạng đều có tính gần gũi đặc thù, và tính chọn lựa ( tự hấp thụ dược vật có tác dụng đối với đường kinh đó ), v́ vậy, ngay từ rất sớm, trong “Thương Hàn Luận” của Trương Trọng Cảnh đă có biện chứng dụng dược cho lục kinh. Lư luận dược vật quy kinh ( thuốc đi vào đường kinh ) đến thời tống đă được bắt đầu nói rơ hơn trong tác phẩm “Bản Thảo Diễn Nghĩa” (本草衍義) của tác giả Khấu Tông Thích (寇宗奭), ở đoạn giải thích về tính năng vị Trạch tả có tác dụng thông lợi tiểu tiện, có nói đến dụng ư của Trương Trọng Cảnh trong việc dùng bài Bát Vị Thận Khí Hoàn là “dẫn tiếp Quế, Phụ đi vào kinh Thận”. Đến đời Kim – Nguyên, thuyết dược vật quy kinh dần dần phát triển thành hệ thống lư luận đông dược học. Y gia Trương Khiết Cổ ( 張洁古 ) trước tác sách “Trân Châu Nang” ( 珍珠囊 ), là sách sớm nhất được đánh giá cao, chuyên bàn về Dược Vật Quy Kinh. Lư Đông Viên ( 李東垣 ) trước tác sách “Dược Loại Pháp Tượng” ( 藥類法象 ) đă sáng lập nên lư luận “Dẫn Kinh Báo Sứ” (引经报使 – 引经 ( dẫn kinh ): Nghĩa là một số loại dược vật nào đó, có thể dẫn dắt một số loại dược vật khác có năng lực điều trị, đi đến một bộ vị phát bệnh, hoặc một đường kinh nào đó; 报使 ( báo sử ): Các vị thuốc dẫn kinh tương đương, v́ phương tễ khác nhau, mà chọn dùng các loại khác nhau ), quy nạp dẫn kinh dược, báo sứ dược, hướng đạo dược cho mười hai kinh mạch, giúp cho lư luận này càng ngày càng thêm hoàn thiện. Thời kỳ Minh – Thanh, rất nhiều trước tác bàn về lư luận dược vật quy kinh xuất hiện, đă đánh dấu một bước thành thục trong lư luận dược vật quy kinh, mà trong đó, sách “Châm Cứu Đại Thành” là một đại biểu.

Trong lâm sàng, chỉ dùng lư luận dược vật tứ khí ngũ vị, thăng giáng phù trầm th́ c̣n chưa thể đưa ra hướng dụng dược rơ ràng. Chỉ khi mang nó kết hợp với lư luận quy kinh, th́ mới có thể khiến cho đặc thù công năng của dược vật được phản ánh rơ ràng, từ đó càng có hướng chỉ đạo chính xác trong việc tiến hành trị liệu đối với các bệnh tật phức tạp đa biến trên lâm sàng. Cùng là thuốc tả hỏa, có thể chia nhỏ ra, như Hoàng liên th́ tả Tâm hỏa; Hoàng cầm tả Phế hỏa, Đại tràng hỏa; Sài hồ tả Can Đởm hỏa, Tam tiêu hỏa; Bạch thược tả tỳ hỏa; Tri mẫu tả Thận hỏa; Mộc thông tả Tiểu tràng hỏa; Thạch cao tả Vị hỏa. Sự sản sinh lư luận quy kinh thúc đẩy cho ứng dụng thực tế của dẫn kinh báo sử dược. Các vị thuốc dẫn thường dùng như dùng rượu dẫn để hoạt huyết dẫn kinh; dùng Gừng tươi dẫn để giải biểu trừ hàn; dùng Đại táo dẫn để bổ huyết kiện Tỳ; dùng Long nhăn dẫn để ninh tâm an thần; dùng Đăng tâm dẫn để ninh thần, ngủ ngon; dùng Thông bạch dẫn để phát tán tà khí; dùng Liên nhục dẫn để thanh Tâm, dưỡng Vị, ḥa Tỳ. Lư luận quy kinh khiến cho việc ứng dụng dược vật càng thêm linh hoạt biến hóa. Tổng kết các quy luật đặc thù của dụng dược trên lâm sàng.

Cho đến ngày nay, phân kinh biện chứng, biện chứng quy kinh, tuần kinh thủ huyệt, phân kinh dụng dược, chính là khuôn phép chuẩn mực cho lâm sàng biện chứng châm cứu, và dược vật trị liệu bệnh tật.

Hội An ngày 11 - 4 - 2014

Trần Quang Thống

 
Reply with a quote
Replied by Ḿ Tôm (Hội Viên)
on 2019-08-29 22:26:35.0
Cảm ơn sư phụ nhiều!!!
 
Reply with a quote
Replied by xayruou (Hội Viên)
on 2023-12-15 03:40:00.0
Bài viết hay quá! Cảm ơn Thầy Trần Quang Thống nhiều!
Em đang t́m hiểu về Đông y - Y học cổ truyền. Các bác nào có các tài liệu của Thầy Thống viết như thầy có nói ở đầu bài viết có thể chia sẻ với em không ạ? Em cảm ơn nhiều ạ!
"Trong các loạt bài sau, sẽ có các bài viết về Dịch Học, Ngũ Vận Lục Khí, Dược Tính Học. C̣n các sách ḿnh viết do không tiện đưa lên mạng, và do dung lượng quá lớn th́ ḿnh gửi ra Hà Nội cho Thế Hiển, em photo ra và chia sẻ cho các bạn."
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org