Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TẠNG PHỦ (by Quangthong02)

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TẠNG PHỦ (by Quangthong02) - posted by justme (Hội Viên)
on May , 30 2016
PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TẠNG PHỦ
July 22, 2013 at 6:32pm
PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG TẠNG PHỦ

Phương pháp cơ bản biện chứng tạng phủ, đầu tiên cần xác định rơ bộ vị phát bệnh tạng phủ. Bệnh chứng của tạng phủ là dấu hiệu khách quan phản ánh ra bên ngoài của sự rối loạn công năng tạng phủ. Do công năng sinh lư của mỗi tạng phủ đều khác nhau, cho nên sự biểu hiện về chứng trạng và đặc thù cũng khác nhau. Căn cứ vào công năng sinh lư khác nhau, cùng với sự biến hóa bệnh lư khác nhau của tạng phủ, để phân biệt biện chứng, đó chính là căn cứ lư luận. Cho nên, nắm chắc được công năng sinh lư, cùng với đặc điểm bệnh biến của tạng phủ, đó chính là mấu chốt của biện chứng tạng phủ. Tiếp theo, cần phải phân biệt rơ tính chất bệnh tật. Sự hoàn chỉnh của biện chứng tạng phủ không những là biện rơ về những bệnh biến sẵn có của vị trí bệnh tạng phủ, mà c̣n cần phải chia ra phân biệt tính chất cụ thể trên vị trí bệnh tật tạng phủ. Biện chứng tính chất bệnh tật, là cơ sở biện chứng tạng phủ, như trong thực chứng tạng phủ, có có sự khác biệt giữa hàn, nhiệt, đàm, khí trệ, huyết ứ, thủy, thấp; Trong hư chứng tạng phủ, có sự khác biệt giữa âm, dương, khí, huyết, tinh, tân. Chỉ có phân biệt rơ bệnh cơ, tính chất bệnh, mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, để làm cơ sở cho lập pháp và trị liệu.

Tạng phủ cấu thành một chỉnh thể quan hệ mật thiết của cơ thể con người. Giữa ngũ tạng có mối quan hệ sinh, khắc, thừa vũ; giữa tạng phủ có mối quan hệ biểu lư với nhau, v́ vậy, trong lúc tiến hành biện chứng tạng phủ, nhất định cần phải bắt đầu từ quan niệm chỉnh thể. Không chỉ xem xét đến sự biến hóa bệnh lư của từng tạng từng phủ, mà c̣n cần phải chú ư đến sự ảnh hưởng và mối quan hệ giữa tạng phủ với nhau, có như vậy, mới có thể nắm bắt được bệnh chứng của mỗi tạng mỗi phủ, và nắm chắt được toàn cục biến hóa bệnh tật.

Ngũ tạng lục phủ thông qua các kinh lạc lệ thuộc nơi ḿnh, mà đem tứ chi bách hài, ngũ quan cửu khiếu, b́ nhục cân mạch, kết thành một chỉnh thể hữu cơ thống nhất. Cho nên biện chứng tạng phủ có một mối tương quan mật thiết với mười hai kinh mạch. V́ vậy, trong biện chứng tạng phủ, cần dựa trên bộ vị tuần hành của mười hai kinh mạch mà tổng hợp phân tích.

Khí huyết tân dịch nhờ bởi tạng phủ hóa sinh, phân bố vận chuyển, mà tạng phủ lại phải dựa vào đó để tiến hành hoạt động sinh lư chính thường. Tạng phủ phát sinh bệnh biến, th́ sẽ có thể ảnh hưởng đến công năng hóa sinh, phân bố vận chuyển, mà bệnh biến của khí huyết tân dịch cũng có thể ảnh hưởng đến công năng hoạt động của tạng phủ. Cho nên bệnh biến khí huyết tân dịch không thể tách rời bệnh biến tạng phủ để độc lập tồn tại.

Bệnh chứng tạng phủ, không chỉ can thiệp đến khí huyết tân dịch, mà c̣n quan hệ mật thiết với kinh lạc, tuy phức tạp, nhưng quy nạp tính chất chứng trạng của nó lại, th́ vẫn không ngoài phạm trù biện chứng bát cương. V́ vậy, biện chứng tạng phủ c̣n cần phải lấy biện chứng bát cương là cơ sở, tiến hành nghiên cứu phân tích, mới có thể nhận thức toàn diện bản chất biện chứng. V́ vậy, lúc lâm chứng trên lâm sàng, việc tiến hành biện chứng luận trị có thể chia thành các bước sau:

1 – T́m hiểu nguyên nhân bệnh: Hỏi tiền sử bệnh, thông qua đó mà t́m hiểu nguyên nhân bệnh.

2 – xác định chính xác bộ vị: Xác định biểu lư, trên dưới, kinh lạc tạng phủ, quan khiếu h́nh thể của bệnh biến.
3 – Phân chia tính chất bệnh để biện chứng: Phân chia tính chất bệnh của Hàn, Nhiệt, Hư, Thực, và phân biệt cụ thể Đàm, Thấp, Ứ trệ, Trọc, Thực (ăn uống), Khí, Huyết, Tân, Dịch, Âm, Dương, Tinh.

4 – Phán đoán t́nh h́nh bệnh: Phân chia t́nh trạng nặng nhẹ, gốc ngọn, chủ thứ, trước sau, hoăn cấp, cùng với Trở (tắc nghẽn), tích (tích tụ), t́nh chí lo lắng, bế, hư, suy, vong, thoát.

5 – Thẩm định thế bệnh: Nắm chắc xu thế phát triển và diễn biến của bệnh, trắc nghiệm, suy đoán biến chứng và diễn biến tiếp theo của bệnh.

6 – Giải thích rơ về cơ chế bệnh (bệnh cơ): Căn cứ lư luận tạng phủ, đem nguyên nhân bệnh (bệnh nhân), tính chất bệnh (bệnh tính), vị trí bệnh (bệnh vị), t́nh h́nh bệnh (bệnh t́nh), xu thế bệnh (bệnh thế), tổng hợp lại để tiến hành phân tích, tạo thành một toàn diện, mà lại mang tính thống nhất về sự giải thích cơ lư.

7 – Xác định bệnh danh (tên bệnh): Thông qua việc khái quát tối đa đối với nguyên nhân bệnh (bệnh danh), bệnh tính, bệnh vị, bệnh cơ, mà đưa ra được một sự chẩn đoán bệnh danh một cánh quy phạm và hoàn chỉnh.

8 – Chọn pháp trị, tuyển phương thang: Căn cứ và bệnh danh mà chọn phương pháp trị liệu, sau đó căn cứ vào pháp trị mà tuyển chọn phương dược, gia giảm, điều chỉnh liều lượng.

Hội An 22 - 7 - 2013
Trần Quang Thống
 
Replied by DừaCạn (Hội Viên)
on 2020-10-13 04:54:06.0
Đúng là cao thủ sau 7 năm đọc lại nhưng quá khó hiểu cho người mới bắt đầu học
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org