Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức YHCT >> Chương II - CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y (by Quangthong02)

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Chương II - CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y (by Quangthong02) - posted by justme (Hội Viên)
on May , 30 2016
CƠ SỞ TRIẾTHỌC ĐÔNG Y HỌC

Biên dịch: Trần Quang Thống

Triết học là quan điểm căn bản và hệ thống của con người, đối với toàn thểthế giới (tự nhiên, xă hội và tư duy), đây là môn học nghiên cứu về thế giớiquan, tổng kết, và khái quát tri thức xă hội và tri thức tự nhiên. Khoa học làhệ thống tri thức tự nhiên, xă hội và tư duy. Khoa học không thể tách rời khỏitư duy lư luận, không thể tách rời khỏi sự chỉ đạo của thế giới quan. Cho nên,giữa triết học và khoa học tồn tại một sự nương tựa lẫn nhau, một mối liên hệ mậtthiết ảnh hưởng lẫn nhau. Y học một hệ thống khoa học nghiên cứu về quá tŕnh sựsống của con người và đưa ra phương pháp đấu tranh với bệnh tật. Y học thuộcphạm trù khoa học tự nhiên. Mối liên hệ giữa khoa học tự nhiên với triết học làmối liên hệ biện chứng đặc thù và phổ thông. Y học nghiên cứu đặc thù quy luậtvận động sự sống, mà triết học th́ nghiên cứu về quy luật phổ thông của sự pháttriển tự nhiên, xă hội và tư duy. Muốn nghiên cứu t́m hiểu về bí mật của sự sốngvà sức khoẻ, cùng với quy luật vận động của tật bệnh, y học cần phải có một tưduy triết học tiên tiến để kiến lập một phương pháp luận và thế giới quan hệ thốnglư luận của riêng ḿnh. Đông y học thuộc phạm trù khoa học tự nhiên cổ đại Áđông, lấy duy vật luận thô sơ cổ đại và tư tưởng phép biện chứng tự phát là KhíNhất Nguyên Luận, và học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành để làm cơ bản cho triết học,nhằm tạo nên một hệ thống lư luận, đồng thời khiến cho nó trở thành một bộ phậncấu thành quan trọng của hệ thống lư luận Đông y học.

Khí là một hệ thống thuộc phạm trù trong triết học cổ Á đông, là một phạmtrù cơ bản nhất, quan trọng nhất, là phạm trù phổ biến đặc thù của người Áđông. Khí nhất nguyên luận, c̣n gọi là “Nguyên Khí Luận, đối với văn hóa truyềnthống Á đông, có một sự ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc, trở thành một nhăn quan tựnhiên về nhận thức thế giới của người Á đông cổ đại.

Học thuyết Âm Dương là một học thuyết được xây dựng trên cơ sở Khí NhấtNguyên Luận, là nhận thức của người Á đông cổ đại đối với quy luật đối lập vàthống nhất. Khí là thể thống nhất của sự đối lập Âm Dương. Thế giới vật chất dướitác dụng hỗ tương của hai khí Âm Dương, không ngừng vận động, biến hóa.

Học thuyết Ngũ Hành là một hệ thống luận thô sơ phổ thông của người Áđông cổ đại, cùng giống với học thuyết Âm Dương, chú ư vào tác dụng mâu thuẫn củasự vật, chú ư vào sự biến hóa và vận động của sự vật, từ mối quan hệ kết cấu củasự vật cùng với phương thức hành vi của nó, t́m hiểu nghiên cứu về động thái vậnđộng thăng bằng của vật vật chất trong tự nhiên giới. Triết học cổ Á đông cho rằng:Khí là nền tảng của sự thống nhất vạn vật Thiên Địa, là nguồn gốc của thế giới.(Nó) lấy khí làm phạm trù cao nhất của triết học, dựa trên hệ thống logic củaKhí, Âm Dương, Ngũ Hành, nêu lên bản chất bao quát sự sống của vạn vật thế giới,làm sáng tỏ được sự biến hóa vận động của thế giới.

Đông y học kế thừa và phát triển tư tưởng Khí Nhất Nguyên Luận, học thuyếtÂm Dương, học thuyết Ngũ Hành của triết học cổ đại Á đông, dùng để làm sáng tỏmối quan hệ của hoạt động sự sống con người với hoàn cảnh ngoại giới, sự phátsinh, phát triển tật bệnh, cùng với quy tắc pḥng trị bệnh, cùng với các biệnpháp tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và nâng cao sức lao động, tạo nên mộthọc thuyết Khí Nhất Nguyên Luận, học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ Hành củaĐông y học.

Đông y học là một chuyên ngành của người Á đông cổ đại, có tính hệ thốngkhoa học. Trong lúc nghiên cứu quy luật vận động sự sống con người, mang lư luậntriết học tiên tiến hiện đại và lư luận y học dung ḥa với nhau, trở thành mộtchỉnh thể không thể tách rời, thuộc h́nh thái triết học tự nhiên. Đông y học, tạithời điểm cổ đại, so với các nền lư luận y học cổ như Hy Lạp, Rô-Ma th́ hoànthiện hơn, đă có một nền triết học tự nhiên của một nền y học cao, nó lấy tư tưởngKhí Nhất Nguyên Luận, học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ Hành làm nền tảngtriết học cho riêng ḿnh, vận dụng tổng hợp tư duy phương thức để phân tích vàgiải quyết lư luận y học và thực tiễn trị liệu, thể hiện đặc điểm văn hóa truyềnthống Á đông. Từ đó đến nay, không thể dùng các phương pháp phân tích để khiếncho nó rời khỏi triết học tự nhiên mà thành một thực chứng y học tồn tại độc lập.V́ vậy, muốn học tập và nghiên cứu Đông y học, th́ cần phải hiểu biết sự baohàm của nội dung triết học trong Đông y học. Làm được như vậy, mới có thể hiểubiết sâu sắc bản chất và đặc điểm của lư luận Đông y học.

TIẾT 1

KHÍ NHẤTNGUYÊN LUẬN

Vật chất quan của triết học cổ đại Á đông, từ đa nguyên luận của NgũHành, đến nhị nguyên luận của hai khí âm dương, sau cùng thống nhất với nhau ởnhất nguyên luận của khí. Như trong sách “Hà Lạc Nguyên Lư” có chép: “một khíthái cực sinh ra Âm Dương, Âm Dương hóa hợp sinh Ngũ Hành, Ngũ Hành đă manhnha, dần dần chứa đựng vạn vật.

Toàn bộ học thuyết Âm Dương Ngũ Hành được đặt trong phạm trù khí cao nhấtvà căn bản nhất của triết học cổ đại Á đông, dù trong thời điểm cực thịnh của họcthuyết Ngũ Hành, Âm dương, cũng không trở thành chủ thể của vũ trụ quan, mà làbộ phận cấu thành của vũ trụ quan Khí Nhất Nguyên Luận. Cho nên, Ngô Trừng (thờiTống), trong sách “Đáp Nhân Vấn Tính Lư” có nói: “Gốc của Thiên Địa vạn vật lànhất khí, chia ra mà nói th́ đấy là Âm Dương, lại trong Âm Dương chia nhỏ rath́ là Ngũ Hành. Ngũ khí tức là nhị khí, nhị khí tức là nhất khí”. Gốc củaThiên Địa vạn vật là ở Khí, con người cũng được sinh từ khí. Khí là vật chất cộinguồn của tập hợp cấu thành Thiên Địa vạn vật cùng sự sống con người. Sự sốngchết của con người, thịnh suy của vật, đều là kết quả biến hóa, tụ tán của Khí.Trang Tử có nói trong thiên Tri Bắc Du: “sinh ra con người là nhờ khí tụ. Tụth́ là sinh; tán là tử. … nên vạn vật là một”. Con người và Thiên Địa thôngthành nhất khí. Ngô Trừng, trong sách “Đáp Điền Phó Sứ Đệ Nhị Thư” có nói: “Conngười sinh ra nhờ khí Âm Dương, Thiên Địa mà có h́nh. Trong h́nh c̣n có lư củaÂm Dương, Ngũ Hành, từ đó tạo nên trật tự của Ngũ Thường”. Các sự vật trên thếgiới, đều là h́nh thái khác nhau của vật chất (khí); các hiện tượng trên thế giớiđều có nguồn gốc bởi vật chất (khí), đây là lư luận cơ bản của tư tưởng triết họcduy vật Á đông cổ đại.

Nói chung, Khí Nhất Nguyên Luận là tư tưởng triết học quan trọng nhất, cănbản nhất, là một loại động thái, là vũ trụ quan hữu cơ. Tập trung phản ánh đặcthù truyền thống của văn hóa Á đông.

I) KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA KHÍ
Khí nhất nguyên luận của triết học cổ Á đông, ứng dụng trong lănh vựcĐông y học, trở thành thế giới quan và phương pháp luận của nhận thức thế giớivà vận động sự sống trong Đông y học, kết hợp với khoa học y học, mà h́nh thànhKhí Nhất Nguyên Luận trong Đông y học.

1) Hàm nghĩa triết học của khí
Khí, là phạm trù cơ bản của biểu thị tồn tại vật chất trong triết học cổđại Á đông, là vận động, là thực thể vật chất tinh vi nhất, là nguyên tố cơ bảnnhất của cấu thành vạn vật vũ trụ, và là cội nguồn thế giới, biểu hiện rơ tồn tạikhách quan của năng lực vận động và sự chiếm hữu không gian. Khí là nhận thứccăn bản của Á đông cổ đại đối với nguồn gốc thế giới, từ vận khí, thủy khí đếnlượng tử, không ǵ là không được hàm chứa.

Nhưng trong triết học cổ đại Á đông, khí lại là một phạm trù triết học,hàm chứa tinh thần với vật chất, tự nhiên với xă hội. Trong sự hàm chứa đó, vừalà thực thể tồn tại khách quan, lại vừa là tinh thần đạo đức chủ quan, chứa đựngtất cả, đan xen phức tạp.

Khái niệm về vật chất của triết học là phạm trù triết học của tiêu chí thựctại khách quan, là khái quát cao nhất của đặc tính căn bản tất cả các hiện tượngtrên thế giới (xă hội và tựnhiên), là nói về một cảm giác thực tại khách quan,tồn tại mà không dựa vào con người. Vận động là thuộc tính căn bản của vật chất.các hiện tượng của xă hội và thế giới tự nhiên, đều là biểu hiện h́nh thái khácnhau của vật chất bởi sự vận động. Ư thức là sản vật cao nhất bởi sự phát triểncao độ của vật chất. Khái niệm vật chất trong triết học là một khái niệm trừutượng, không thể xếp nó với học thuyết của h́nh thái và kết cấu, thuộc tính đặcthù của vật chất trong khoa học tự nhiên. Khái niệm vật chất của triết học làthường hằng, vừa kông cũ, lại không thay đổi, chỉ có thể theo sự phát triển của thực tiễn vàkhoa học mà không ngừng phong phú. Nhưng, đối với nhận thức về khái niệm, thuộctính, kết cấu và h́nh thái vật chất của khoa học cụ thể, th́ theo sự phát triểncủa khoa học và thực tiễn mà không ngừng thay đổi và biến hóa sâu sắc.
Khí trong phạm trù triết học, là khái quát cao độ của con người đối với bảnchất vật chất thế giới và hiện tượng của nó, là nền tảng của sự thống nhất vạnvật trong Thiên Địa, là nguồn gốc của sự sinh thành vạn vật, là căn cứ của sự tồntại vạn vật trong Trời đất. Nó không phải một h́nh thái vật chất cụ thể nào đó,mà là một sự trừu tượng, là phạm trù của đa số. Hạn chế trong mức độ phát triểnkhoa học của Á đông cổ đại, triết học cổ đại của người Á đông không tránh khỏinhận thức đặc tính trực quan thô sơ, lấy thể khí của h́nh thái vật chất cụ thểlàm mô h́nh, h́nh dung h́nh thức vận động tụ tán, un đúc, thăng giáng, chấn độngcủa khí, lại mang khí quy định thành thực thể khách quan của công năng độngthái, Khí lại trở thành một h́nh thái đặc chất cụ thể. Từ đó, hợp dùng cả kháiniệm vật chất cụ thể của khoa học tự nhiên với khái niệm vật chất của triết học.V́ vậy, phạm trù khí gồm có hai ư nghĩa quan trọng là trừu tượng với cụ thể, đasố với cá biệt. Đó là một trong những đặc điểm quan trọng của phạm trù khítrong triết học cổ đại Á đông. Ngoài ra, phạm trù khí là một loại khái niệm vềtính nguồn gốc của chỉnh thể mà không là khái niệm vật chất của kết cấu tính,đây lại là một đặc điểm khác của nó.

Học thuyết Khí Nhất Nguyên Luận của triết học cổ đại Á đông, theo sự pháttriển của xă hội mà không ngừng hoàn thiện, phong phú và phát triển. Sau thời cậnđại và chiến tranh nha phiến, theo sự du nhập của tây học, sự phát triển phạmtrù khí trong triết học Á đông (đại diện là Trung Hoa), có biểu hiện khác với đặcthù của khái niệm cổ đại, phạm trù khí bị trao cho sự giải thích và quy định củakhoa học cận đại, khí được xem là ánh sáng, điện, chất điểm, nguyên tử, lượng tử,sóng rung v.v… Lư luận Vật lư hiện đại lại giải thích theo xu hướng sóng rung.V́ vậy, khí, từ khái niệm vật chất trừu tượng, càng ngày càng có xu hướng trởthành một tồn tại cụ thể của một loại đặt định. Giá trị tính trừu tượng, tínhphổ biến của nó, ngày càng thấp dần. Mâu thuẫn nội tại của tính trừu tượng vớitính cụ thể, tính phổ biến với tính cá biệt mà nó bao hàm càng thêm rơ ràng. Sựbiến hóa này, phản ánh công năng triết học của phạm trù khí trong Đông y họcngày càng mờ nhạt dần, đồng thời, có khuynh hướng được thay thế bởi học thuyếtâm ương ngũ hành.

2) Hàm nghĩa y học của khí
Đông y học lấy Khí Nhất Nguyên Luận là vũ trụ quan và phương pháp luận,v́ vậy, hệ thống lư luận Đông y học cũng tất nhiên thể hiện đặc điểm của phạmtrù khí trong triết học cổ đại Á đông. Đông y học, trong lúc thuyết ḿnh về quyluật vận động sự sống của Đông y học, khái niệm triết học trừu tượng và khái niệmkhoa học cụ thể thường thường được dùng với nhau, chú trọng nghiên cứu của côngnăng sinh lư chỉnh thể mà không xem trọng việc nghiên cứu đến kết cấu nội bộcon người, gồm có tính thực tế cụ thể và tính mơ hồ.

Khí trong Đông y học, gồm có hai ư nghĩa quan trọng là phạm trù triết họctrừu tượng và khái niệm khoa học cụ thể. Khí Nhất Nguyên Luận trong Đông y học,Khí được mang hàm nghĩa phạm trù triết học như đă nói trên, là khái niệm vật chấtkhoa học cụ thể trong khoa học y học. Trong hệ thống lư luận Đông y học, nếunói đến hệ thống vật chất Khí, Huyết, Tinh, Tân, Dịch th́ khí là vật chất cấuthành và duy tŕ hoạt động sự sống con người, sức sống mạnh mẽ, vận động khôngngừng, cực kỳ tinh vi, là sự thống nhất của vật chất sự sống với cơ năng sinhlư. Trong khái niệm vật chất về các h́nh thức cụ thể của hệ thống vật chất sự sốngth́ Khí là khái niệm lớn nhất.

II) NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KHÍ NHẤTNGUYÊN LUẬN
Khí Nhất Nguyên Luận là hệ thống tự nhiên quan của văn hóa truyền thống Áđông, nội dung hàm chứa của nó cực kỳ phong phú. Ở đây, có thể tóm lược mỗiliên hệ mật thiết của nó với Đông y học như sau:

1) Khí là cội nguồn cấu thành vạn vật:
Trong triết học truyền thống Á đông, vũ trụ c̣n gọi là Thiên Địa, Thiên hạ,Thái Hư, Hoàn Vũ, Càn Khôn, Vũ Không v.v… Khí thông thường là nói về vật chất cựckỳ tinh vi, là nguồn gốc của cấu thành vạn vật thế giới. Thời Đông Hán, VươngSung nói: “khí Thiên Địa hợp với nhau, vạn vật tự sinh”(Luận Hành - Tự Nhiên).Thời Bắc Tống, Trương Đới cho rằng: “Thái Hư không thể không có Khí, Khí khôngthể không tụ mà thành vạn vật” (Chánh Mông – Thái Hoà). Khí là một loại vật chấtvô cùng nhỏ bé, vô cùng tinh vi mà mắt thường không nh́n thấy được. Khí và vậtthống nhất với nhau, nên thiên Khí Giao Biến Luận Đại Luận sách Tố Vấn chép:“muốn nói đến khí, th́ phải rơ về vật”. Khí là cội nguồn của thế giới, là vậtchất nguyên sơ cấu thành vũ trụ, là nguyên tố cơ bản nhất của cấu thành Thiên Địavạn vật. Thiên “Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận” sách “Tố Vấn” dẫn sách “Thái ThỉThiên Nguyên Sách” chép: “vũ trụ hư không, bắt đầu sinh hóa, vạn vật nhờ đó màsinh, ngũ vận đă đủ ở Thiên, khí phân bố khắp con người và vạn vật, bao bọc vũtrụ, cửu tinh soi sáng bên trên, ngũ tinh và nhật nguyệt chiếu soi, có Âm cóDương, có nhu có cương, tối sáng định vị, lạnh nóng níu kéo nhau, sinh sinh hóahóa, vật được tạo thành” (Thái hư liêu khuếch, triệu cơ hóa nguyên, vạn vật tưthỉ, ngũ vận chung Thiên, bố khí chân linh, tổng thống khôn nguyên, cửu tinhhuyền lăng, thất diệu chu tuyền, viết Âm viết Dương, viết nhu viết cương, u hiểnkư vị, hàn thử thỉ trương, sinh sinh hóa hóa, phẩm vật hàm chương - 太虚寥廓,肇基化元,万物资始,五运终天,布气真灵,总统坤元,九星悬朗,七曜周旋,曰阴曰阳,日柔曰刚,幽显既位,寒暑弛张,生生化化,品物咸章 ). Sách Nội Kinh gọi vũ trụ là TháiHư. Trong khoảng không vũ trụ vô tận, tràn đầy nguyên khí của năng lực sinh hóavô cùng vô tận. Nguyên khí ( bao gồm cả ư nghĩa khí bản nguyên ) bao bọc Vũ Trụ,thống nhiếp mặt đất, quy luật vũ trụ ( Thiên đạo) được h́nh thành Quy luật mặtđất (Địa đạo) được sinh ra. Tất cả các thể hữu h́nh, đều phải dựa vào nguyênkhí mà sinh thành. Nguyên khí là sự sinh ra đầu tiên của vũ trụ, là khởi nguyênvà kết thúc của thế giới vạn vật. Khí là vật chất đầu tiên cấu thành vũ trụ.Khí vốn là một, phân làm Âm Dương, Khí là thể thống nhất và mâu thuẫn của haikhí Âm Dương. Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách “Tố Vấn” chép: “Thanhdương là Thiên, trọc Âm là Địa; Khí Địa lên trên mà thành mây, khí Thiên đi xuốngmà thành mưa; Mưa từ Địa khí mà có, Mây từ Thiên khí mà có”. “Thiên khí” là khíthanh dương của tự nhiên giới; “Địa khí” là khí trọc Âm của tự nhiên giới. Âmkhí đục nặng, giáng mà ngưng tụ thành vật thể hữu h́nh, cấu thành muôn màu khắpmặt đất; Dương khí trong nhẹ, thăng mà phát tán, là khí vô h́nh, h́nh thành vũtrụ vô tận. Khí Âm Dương Thiên Địa, trên thăng, dưới giáng, hai bên cùng giao cảmvới nhau mà h́nh thành vạn sự vạn vật ở giứa Thiên Địa. Thiên “Chí Chân Yếu ĐạiLuận” sách “Tố Vấn” chép: “Gốc sinh ra ở Trời là Thiên khí. Gốc sinh ra ở Đấtth́ là Địa khí. Khí Thiên Địa kết hợp, lục lúc khí phân chia, mà khiến cho vạnvật được sinh”. Nói chung, Khí là thực thể của vật chất tính, là nguyên tố cơ bảncủa sự cấu thành vạn vật tự nhiên.

Con người là một nhóm bộ phận đặc thù của toàn thể thế giới, là sản vật củatự nhiên. Con người và tự nhiên có mối liên hệ mật thiết. Trong lịch sử triết họcTrung Hoa, thời Chu, Tần thường gọi tự nhiên là “Thiên” hoặc “Thiên Địa”. Trong“Hoài Nam Tử” trong quan niệm về vũ trụ có nói “cổ kim xưa nay gọi là trụ (宙), bốn phương trên dưới gọi là vũ (宇) (Hoài Nam Tử - Tề Tục Huấn). Vũ trụvừa là thế giới vật chất, vừa là tự nhiên giới. Vậy nên Vũ Trụ quan tức là ThếGiới quan. Vấn đề quan hệ Thiên Nhân là triết học đặc biệt của Trung Hoa cổ đại,là một trong những vấn đề lớn của sự tranh luận trong lănh vực triết học vào thời“Nội Kinh”. Đông y học, xuất phát từ tính thống nhất Thiên Nhân của tiểu vũ trụtrong thân thể, đại vũ trụ trong Thiên Địa, dùng phạm trù khí để giải thích vềquy luật biến hóa vận động của sự sống và tự nhiên Thiên Địa.
Đông y học bắt đầu xuất phát từ quan điểm “Khí” là nguồn gốc của vũ trụ,là yếu tố cấu thành Thiên Địa vạn vật, cho rằng Khí cũng là nguồn gốc của sự sống,là vật chất cơ bản cấu thành sự sống. Vậy nên thiên Bảo Mệnh Toàn H́nh Luậnsách Tố Vấn chép: con người sinh ra ở Địa, mệnh là ở Thiên, khí được hợp thànhbởi Thiên Địa, được gọi là Người”(Nhân sinh ư Địa, huyền mệnh ư Thiên, Thiên Địahợp khí, mệnh chi viết Nhân - 人生于地,悬命于天,天地合气,命之曰人 ); hoặc như nạn thứ 8 trong sách Nạn Kinh có chép:“Khí là gốc rễ của con người” ( Khí giả, Nhân chi căn bản dă - 气者,人之根本也 ). Cơ thể con người là một cơ thểkhông ngừng thăng giáng xuất nhập nhờ tác dụng của khí hóa. Quá tŕnh sinh, trưởng,tráng, lăo, dĩ, cùng với sức khỏe và bệnh tật của con người, đều bắt nguồn từkhí. Vậy nên sách “Y Quyền Sơ Thiên”[1]chép: “Sự sống chết của con người, đều dựa vào Khí. Khí tụ th́ sống, khí trángth́ khỏe, khí suy th́ nhược, khí tán th́ chết” ( Nhân chi sinh tử, toàn lại ưKhí. Khí tụ tắc sinh, Khí tráng tắc khang, Khí suy tắc nhược, Khí tán tắc tử - 人之生死,全赖乎气.气聚则生,气壮则康,气衰则弱,气散则死 ).

Khí hun đúc cho sự vận động, là vật chất tinh vi nhất (chí tinh chí vi),là vật chất cơ bản nhất cấu thành và duy tŕ hoạt động sự sống của con người. Vềmặt này của khí, so với khí của Thiên Địa mà nói, th́ khí của cơ thể được gọilà “Nhân Khí”. Con người chỉ cần nhận biết về quy luật biến hóa vận động củakhí, th́ có thể nhận biết được quy luật vận động của sự sống. Vậy nên thiên KhíGiao Biến Đại Luận sách Tố Vấn chép: “sự biến hóa theo khí của con người th́ gọilà Nhân sự”. Huyết, Tinh, Tân dịch v.v… cũng là vật chất cơ bản của sự sống,nhưng chúng đều do sự hóa sinh của khí, vậy nên gọi khí là vật chất cơ bản nhấtcấu thành và duy tŕ hoạt động sự sống con người.
Ngô Đ́nh Hàn (吴廷翰)trong “Cổ Trai Mạn Lục”(古斋漫录) có nói: “Sự sinh của con người, chỉ là nhất khí màthôi… khí thành tính, mà bên trong th́ có tâm, bên ngoài th́ có thể. Thể th́ dokhí sung, mà tâm là phần linh của khí”. H́nh thể và tinh thần tư tưởng của conngười đều là sản vật của khí. Đông y học, trên cơ sở Khí luận triết học cổ đại,từ góc độ khoa học sự sống, cho rằng “sự sống chết của con người là do Khí”, “duy chỉ có Khí thành h́nh, khí tụ th́ h́nh c̣n, khí tán th́ h́nh mất” (Y MônPháp Luật), như vậy cho thấy, h́nh thể con người là do khí cấu thành, mà hoạt độngtư duy ư thức, tinh thần của con người cũng là do hoạt động của một loại vật chấtcơ thể là Khí sản sinh ra, nên thiên “Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập” sách “Tố Vấn”chép: “H́nh là nhà của sự sống, Khí là nguồn của sự sống, Thần là cai quản sự sống.H́nh lấy Khí để sung dưỡng, Khí hao th́ h́nh bệnh, Thần dựa vào Khí, Khí đi vàoth́ Thần c̣n”. Hay như thiên “Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Conngười có ngũ tạng hóa ngũ khí, mà sinh hỷ, nộ, bi, ưư, khủng”. Sách “Tỳ Vị Luận”lại chép: “Khí, ấy là là gốc rễ của tinh thần”.

Nói chung, Khí là một loại vật chất tồn tại có tính liên tục, tràn đầy khắptoàn thể Vũ Trụ, là nguồn gốc cấu thành thế giới, là vật chất cơ sở của tính thốngnhất thế giới. Khí là yếu tố vật chất cơ bản nhất cấu thành vạn vật, vạn vật làh́nh thức hữu h́nh tồn tại có thể nhận biết được của khí. Khí quy định bản chấtvạn vật. Nội hàm của khí nêu lên tính phổ biến và tính vật chất, tính vô hạn vàtính vĩnh hằng của khí.

2) Vận động là thuộc tính của Khí:
Khí Thiên Địa động mà không ngưng nghỉ, vận động làthuộc tính căn bản của khí. Khí bao gồmthực thể khách quan của công năng động thái, sự khởi đầu và kết thúc của Khí làở trong sự biến hóa của vận động, hoặc động tĩnh, tụ tán, hoặc tràn đầy, thanhtrọc, hoặc thăng giáng, co duỗi, lấy biến hóa vận động để làm điều kiện hoặch́nh thức tồn tại của chính ḿnh. Khí vận động trong trời đất, tụ lại mà sinhra vạn vật. Nội Kinh gọi sự vận động của khí là “biến”, “hóa”. Thiên “ThiênNguyên Kỷ Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Vật sinh ra gọi là hóa, vật đến cực điểmgọi là biến” ( Vật sinh vị chi hóa, vật cực vị chi biến - 物生谓之化,物极谓之变 ), hay như thiên “Lục Vi Chỉ Đại Luận”sách “Tố Vấn” chép: “sự sinh của vật là do hóa; cực điểm của vật là do biến. Biếnhóa đấu tranh với nhau, thành bại từ đó mà có”. Sự biến hóa của tất cả sự vật,bất kể là sự phát triển sinh sôi của động thực vật, hay là sự sinh, hóa, tụ táncủa các vật thể vô tri vô giác, sự sinh thành, phát triển và biến hóa, điêu tàncủa Thiên Địa vạn vật, không có ǵ là không bắt nguồn từ sự vận động của khí.Thiên “Lục Vi Chỉ Đại Luận” sách Tố Vấn chép tiếp: “Khí có thắng phục[2],tác dụng của thắng phục, có đức[3] cóhóa, có dụng[4] có biến”. Khí có tác dụngthắng phục, tức là bản thân của khí đă có khả năng khắc chế và khắc chế ngược(phản khắc chế). Tác dụng thắng với phục, khắc chế với phản khắc chế của khí, lànguồn gốc của vận động tự thân của khí. Khía chia Âm Dương, Âm Dương ḥa quyện(thương thác) lẫn nhau mà biến có từ đó. Âm Dương ḥa quyện, c̣n gọi là ÂmDương giao thác, Âm Dương giao cảm, tức là tác dụng tương hỗ của Âm Dương. ÂmDương tương thác là nguyên nhân căn bản của sự biến hóa vận động Khí. Nói cáchkhác, sự thống nhất, đối lập của Âm Dương là tổng quy luật vũ trụ và căn nguyêncủa biến hóa vận động khí. Vậy nên thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách TốVấn chép: “Âm Dương là đạo của Thiên Địa, là cương kỷ của vạn vật, là cha mẹ củabiến hóa, là nguồn gốc của sự sinh sát”. Sự vận động thống nhất, đối lập của ÂmDương trong khí, biểu hiện qua sự giao cảm lẫn nhau của trên dưới, thăng giáng,xuất nhập, động tĩnh, tụ tán, thanh trọc trong Thiên Địa, đây là h́nh thức biểuhiện cụ thể của vận động khí. Nội Kinh lấy bốn chữ “thăng giáng xuất nhập” đểkhái quát về khí, vậy nên thiên Lục Vi Chỉ Đại Luận sách Tố Vấn chép: “sự thănggiáng của khí, là cái dụng của Thiên Địa. … thăng để mà giáng, giáng gọi làThiên, giáng để mà thăng, thăng gọi là Địa, Thiên khí hạ giáng, khí tuôn trànnơi Địa, Địa khí thượng thăng, khí chuyển ở Thiên. Cao thấp giao với nhau,thăng giáng kết hợp mà sinh biến”, “xuất nhập mất đi th́ thần cơ bị diệt; thănggiáng ngưng nghỉ, th́ khí bị cô tuyệt. V́ vậy không có xuất nhập, th́ không cósinh, trưởng, tráng, lăo, dĩ; không có thăng giáng th́ không có sinh, trưởng,hóa, thâu, tàng”.
Khí là cơ sở vật chất cấu thành vũ trụ, khí tụ màthành h́nh, tán mà thành khí. H́nh và khí là h́nh thức cơ bản của sự tồn tại vậtchất, mà chuyển hóa lẫn nhau của h́nh và khí là h́nh thức cơ bản của sự vận độngvật chất. Sự sinh ra của vật là bởi hóa, hóa là hóa của khí, tức là khí hóa. Sựchuyển hóa lẫn nhau giữa h́nh và khí là biểu hiện cụ thể của tác dụng khí hóa.Khí sinh h́nh, h́nh theo khí, khí tụ th́ h́nh sinh, khí tán th́ h́nh mất. Sự tồnvong của h́nh là ở sự tụ tán của khí. Khí tràn đầy ở khoảng giữa thái hư (vũ trụ),sự biến hóa và sinh thành cho đến tiêu vong của các vật hữu h́nh, không ǵ làkhông bởi tác dụng khí hóa của Khí. Cho nên thiên “Ngũ Thường Chính Đại Luận”sách Tố Vấn chép: “Khí bắt đầu mà có sự sinh hóa, … khí kết thúc mà có dấu hiệubiến”. Nội Kinh không chỉ trên cơ sở lư luận khí hóa đề xuất tư tưởng chuyểnhóa lẫn nhau giữa h́nh và khí, mà c̣n dùng học thuyết Âm Dương để nêu rơ lêncăn nguyên của chuyển hóa h́nh khí. Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách TốVấn chép: “Dương hóa khí, Âm thành h́nh”. Dương động th́ tán mà hóa khí, Âmtĩnh th́ ngưng mà thành h́nh. Tác dụng hỗ tương của động tĩnh Âm Dương là h́nhtán và thành h́nh của khí, là nguyên nhân căn bản của quá tŕnh vận động hai loạiphương hướng tương phản. Khí chí đại vô ngoại, chí tế vô nội. Đại là giữa vật hữuh́nh với khí của thái hư (vũ trụ); tiểu là mỗi mặt bên trong của vật hữu h́nh,đều tồn tại h́nh hóa là khí và khí hóa, là tác dụng khí hóa của h́nh. Lư luậnchuyển hóa h́nh khí của Đông y học, đối với lịch sử triết học cổ đại Á đông, cómột sự ảnh hưởng rất sâu sắc.
Nói chung, khí là thể mâu thuẫn thống nhất của ÂmDương. Âm Dương là hai loại yếu tố đối lập cố hữu, mà không phải là hai bộ phậntạo thành khác nhau, tức như Trương Tử Chính nói: “Âm Dương có định tính màkhông có định chất”. Sự mâu thuẫn và đối lập của Âm Dương h́nh thành sự vận độngbiến hóa có quy luật vĩnh hằng của Khí. Động tĩnh thống nhất là tính chất vận động.Vận động khí hóa là sự thống nhất của động với tĩnh, tụ tán, thống nhất là h́nhthức tồn tại của khí. Tán mà trở về với thái hư, là bản thể vô h́nh của Khí; tụmà sinh ra mọi vật, là tác dụng hữu h́nh của khí. Tụ chỉ là tạm thời, mà tán làlâu dài, tụ tán trên b́nh diện chất và lượng đều thống nhất với khí. Tụ tán, thốngnhất nêu lên tính thống nhất của khí vạn vật vũ trụ. Âm Dương thống nhất nêulên tính chất nội tại của khí, động tĩnh, thống nhất diễn tả t́nh trạng tồn tạicủa khí, mà thống nhất, tụ tán là quy định h́nh thức tồn tại của khí.

3) Khí là trung giới giữa vạn vật
Khí xuyên suốt trong vạn vật Thiên Địa, bao gồm khảnhân tính, thẩm thấu tính, và cảm ứng tính. Khí chưa tụ th́ vi tế mà vô h́nh,có thể chuyển hóa lẫn nhau, và tác dụng lẫn nhau với khí của mọi vật chất hữuh́nh và vô h́nh, có thể sinh sản và tiếp nạp vật hữu h́nh, thành trung giới giữavạn vật trong Thiên Địa, liên kết vạn vật trong Thiên Địa thành một chỉnh thểthống nhất hữu cơ.

Cảm ứng, tức là cách nói về hiện tượng giao cảm tương ứng.Có cảm th́ sẽ ứng, ảnh hưởng lẫn nhau, tác dụng lẫn nhau. Khí có hai là Âm vàDương, hai trạng thái đó tồn tại trong một. Khí là thể đối lập thống nhất củaÂm Dương, hai mặt đối lập của âm dương dùng nhau tạo thành thể thống nhất củakhí, chúng là căn nguyên của tất cả biến hóa vận động. Hai đầu mối của khí ÂmDương cảm ứng lẫn nhau mà sản sinh ra mối liên hệ phổ biến giữa vạn vật. Có sựsai biệt, th́ có sự thống nhất, có sự khác nhau th́ có cảm ứng. Sách “Trương TảiTập” “Chính Mông Càn Xưng – thiên 17” chép: “Lấy vạn vật làm một, nên một cáicó thể hợp được những cái khác nhau; lấy cái có thể hợp mọi cái, gọi đó là cảm.… Âm Dương, v́ cả hai có cảm, gốc là một nên có thể hợp nhau.Thiên Địa sinh vạnvật, cái nó tạo ra tuy khác nhau, nhưng không có ǵ là không cảm, dù chỉ chốclát”. Cảm ứng lẫn nhau và liên hệ phổ biến là quy luật phổ biến của vạn vật vũtrụ. Sự cảm ứng lẫn nhau giữa hai khí Âm Dương, sản sinh ra mối liên hệ phổ biếngiữa vạn vật Thiên Địa, khiến cho vạn vật thế giới không ngừng vận động biếnhóa. Tư tưởng hai khí Âm Dương cảm ứng lẫn nhau bao gồm có nhân tố phép biện chứngthô sơ, lấy con người với tự nhiên, xă hội, xem là một chỉnh thể hữu cơ của mốiliên hệ phổ biến. Đông y học đặt trên nền tảng tư tưởng cảm ứng lẫn nhau củaKhí, cho rằng, tự nhiên giới và con người, các hiện tượng và sự vật của tựnhiên giới, công năng sinh lư với ngũ tạng lục phủ con người, cùng với giữa vậtchất sự sống với hoạt động tinh thần, dù có ngàn vạn sự khác biệt, nhưng khônghề có một mối liên hệ nào bị cô lập cả, mà lại có sự ảnh hưởng lẫn nhau, tác dụnglẫn nhau, liên hệ mật thiết, trong cái khác biệt lại có tính thống nhất, đềutuân theo quy luật cộng đồng, là chỉnh thể hữu cơ thống nhất. Vậy nên thiên“Chí Chân Yếu Đại Luận” sách “Tố Vấn” chép: “cái kỷ (giềng mối) của Thiên Địa,thông ứng với cái Thần của con người”; thiên “Kinh Thủy” sách Linh Khu chép: “Conngười với Thiên Địa cùng tương hợp với nhau”.

III) ỨNG DỤNG CỦA KHÍNHẤT NGUYÊN LUẬN TRONG ĐÔNG Y HỌC
Đông y học dùng lư luận Khí Nhất Nguyên Luận vàophương diện y học, cho rằng con người là sản vật của tự nhiên Thiên Địa, cơ thểcon người cũng là bởi sự cấu thành của Khí. Cơ thể con người là một thể hữu cơvận động, không ngừng phát sinh tác dụng khí hóa, xuất nhập, thăng giáng củachuyển hóa h́nh khí, đồng thời cũng nhờ đó mà nói rơ được quy luật của vận độngkhí hóa trong nội bộ cơ thể con người, luận thuật một cách sâu sắc quy luật cơbản của hoạt động sự sống, trả lời được vấn đề cơ bản về khoa học sự sống. Nếunhư nói, lư luận Đông y học được xây dựng trên Khí Nhất Nguyên Luận th́ cũngkhông phải là quá.

1) Nói rơ được công năng sinh lư của tạng phủ
Thay cũ đổi mới là đặc trưng cơ bản của sự sống. Sự sốngchết của con người là nhờ ở khí, khí là cơ sở vật chất của sự duy tŕ hoạt độngsự sống. Trong vật chất cơ bản của sự sống, khí là loại vật chất thường khôngngừng tự làm mới, phục hồi, thay cũ đổi mới. Kiểu vận động biến hóa này của Khícùng với quá tŕnh chuyển hóa năng lượng song song với nó được gọi là “KhíHóa”. Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Vị theo h́nh, h́nhtheo khí, khí theo tinh, tinh theo hóa, tinh được nuôi dưỡng bằng khí, h́nh đượcnuôi dưỡng bằng vị, hóa sinh tinh, khí sinh h́nh … tinh hóa khí”, đó là sự kháiquát đối với quá tŕnh khí hóa. Khí hóa thành h́nh, h́nh hóa là quá tŕnh chuyểnhóa h́nh khí của Khí, bao quát quá tŕnh sinh thành, chuyển hóa, lợi dụng vàbài tiết của Khí, Tinh, Huyết, Tân, Dịch cùng các loại vật chất. Thiên “Lục TiếtTạng Tượng Luận” sách Tố Vấn chép: “Thiên nuôi con người bằng ngũ khí, Địa nuôicon người bằng ngũ vị”, đấy là nói đến cơ thể con người cần phải thâu nhận nhữngvật chất cần thiết cho hoạt động của sự sống từ môi trường chung quanh, nếukhông, sẽ không thể duy tŕ được sự sống. Vậy nên thiên “B́nh Nhân Tuyệt Cốc”sách “Linh Khu” chép: “Con người không ăn uống trong 7 ngày sẽ chết, thủy cốc,tinh khí, tân dịch đều cạn tuyệt”. Tạng phủ kinh lạc, tổ chức châu thân, củacon người, đều ở góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau, tham gia sự vận động khíhóa này, đồng thời, từ đó đón nhận được năng lượng và vật chất dinh dưỡng cầnthiết, mà bài xuất ra ngoài các sản vật có hại hoặc không cần thiết. Sự vận độngkhí hóa của cơ thể con người diễn ra không ngừng, tồn tại trong sự khởi đầu vàkết thúc của quá tŕnh sự sống, không có khí hóa th́ không có sự sống. Từ đó cóthể thấy, sự vận động khí hóa là đặc trưng cơ bản của sự sống, bản chất của nólà vận động mâu thuẫn của chuyển hóa, tiêu trưởng, âm dương trong nội bộ cơ thể.

Thăng giáng, xuất nhập là h́nh thức cơ bản của vận độngkhí hóa trong cơ thể con người. Sự vận động của Khí trong cơ thể con người đượcgọi là “Khí cơ”. Mà, sự thăng giáng, xuất nhập của vận động khí hóa, cần phảithông qua công năng hoạt động của tạng phủ để thực hiện, vậy nên lại có thuyếtthăng giáng khí cơ tạng phủ. Cơ thể con người, thông qua sự vận động xuất nhậpthăng giáng của khí cơ tạng phủ, đem không khí và thủy cốc đi vào cơ thể, biếnthành Khí, Huyết, Tân, Dịch, Tinh v.v… hoàn thành quá tŕnh trao đổi năng lượngvà vật chất của “vị theo h́nh, h́nh theo khí; khí theo tinh, tinh theo hóa;tinh nhờ khí nuôi dưỡng, h́nh nhờ vị nuôi dưỡng; hóa sinh tinh, khí sinh h́nh”.Các loại Khí (Nguyên khí), Tinh (chất tinh vi thủy cốc), Vị (vật chất dinh dưỡng),H́nh ( kết cấu h́nh thể) quan hệ tác dụng lẫn nhau, nói rơ lên hoạt động sinhlư chính thường của con người, được xây dựng trên cơ sở của vận động chuyểnhoán vật chất. Công năng thăng giáng khíhóa tạng phủ chính thường, xuất nhập có thứ tự, mới có thể duy tŕ hoạt độngsinh lư chính thường: “thanh dương đi ra thượng khiếu, trọc âm đi xuống hạ khiếu;thanh dương phát ra tấu lư, trọc âm đi vào ngũ tạng; thanh dương làm mạnh mẽ tứchi, trọc âm đi vào lục phủ”, khiến cho cơ thể và hoàn cảnh ngoại giới không ngừngthay cũ đổi mới, bảo đảm cho cơ sở vật chất của hoạt động sự sống.

Khí đối với con người, nếu hợp th́ là chính khí, khônghợp th́ là tà khí. Vậy nên, sinh lư của Khí, quư nhất là ở “ḥa”. Thiên “Lục TiếtTạng Tượng Luận” sách Tố Vấn chép: “khí ḥa mà sinh, tân dịch tương thành, thầnmới tự sinh”. Nguyên khí sung thịnh, th́ mới có thể tuyên phát khắp châu thân,thúc đẩy vận hành khí huyết, chủ tể các hoạt động công năng tạng phủ con người,khiến tinh, khí, huyết, tân, dịch sinh hóa không ngừng. Khí cơ kinh lạc tạng phủvượng thịnh, từ đó mà duy tŕ sự b́nh hoành tương đối sự hoạt động giữa các hệthống, khí quan nội bộ trong cơ thể, cùng với b́nh hoành động thái của cơ thể vớihoàn cảnh chung quanh. Từ đó có thể thấy, gốc rễ công năng sinh lư của con ngườilà ở Khí. Vậy nên thiên “Nhiếp Sinh Loại” sách Loại Kinh chép: “sự sống con người,hoàn toàn nương tựa vào Khí”.

2) Nói rơ biến hóa bệnh lư của con người:
Ngũ tạng lục phủ đều dựa vào cái dụng của khí. Cái quưcủa khí là ở “ḥa”, lại thích tuyên thông. Vậy nên thiên “Sinh Khí Thông ThiênLuận” sách Tố Vấn chép: “Khí huyết phải lưu thông, tấu lư phải kín đáo”; thiên“Mạch Độ” sách Linh Khu chép: “Khí không thể không lưu hành, như ḍng nước phảichảy, như chu kỳ của mặt Trời mặt Trăng không ngưng nghỉ”; chương Lục Uất trongquyển Nhất, sách Kim Quỹ Cấu Huyền chép: “Khí huyết sung măn, hài ḥa th́ vạn bệnhkhông sinh, một khi có uất, th́ các bệnh từ đó sinh ra”. Phàm, sự thuận nghịchhoăn cấp, hư thực biểu lư của tật bệnh, không ǵ là không ngoài nguyên nhân doKhí đưa đến. Cho nên thiên “Cử Thống Luận” sách Tố Vấn chép: “Trăm bệnh sinh rabởi khí”. Mục “Chư Khí” sách Cảnh Nhạc Toàn Thư chép: “Phàm bệnh th́ có hư cóthực, có hàn có nhiệt. Đến khi biến bệnh th́ th́ có nhiều danh trạng, muốn t́mra tận gốc, th́ chỉ cần t́m đến khí là có thể đủ để biết tường tận. Khí nếu cóchỗ không điều ḥa, th́ gốc bệnh cũng sẽ ở tại không điều ḥa ấy”. V́ vậy, tấtcả sự phát triển và phát sinh của bệnh với sự sinh thành và vận hành thất thườngcủa Khí đều có quan hệ mật thiết với nhau.

3) Chỉ đạo chẩn đoán và trị liệu:
a) Phương diện chẩnđoán:
Trong chẩn đoán học Đông y, nói về tứ chẩn, th́ khôngcó ǵ là không có tương quan mật thiết với với Khí. Sách “Đan Khê Tâm Pháp”chép: “ có bên trong th́ mới hiện ra bên ngoài”. Thẩm sát bệnh h́nh của ngũ tạng,có thể biết hư thực của chân khí. V́ vậy, sự thịnh suy của chính khí có thể biểuhiện ra từ các phương diện như: sắc mặt, h́nh thái, âm thanh, thần chí, mạch tượng.Trong đó, thường quan trọng nhất là thần chí và mạch tượng. Sự tồn vong của thầnkhí là tiêu chí của hoạt động sự sống. Thần lấy tinh khí làm cơ sở vật chất, làsự biểu hiện ra bên ngoài của sự thịnh suy khí huyết, tạng phủ. Vậy nên sách “TứChẩn Mạch Quyết” mới chép: “Thần, ấy chính là chính khí”; thiên “Hư Thực” ở phần“Truyền Trung Lục” sách Cảnh Nhạc Toàn Thư có chép: “Thần khí chính là nguyênkhí. Nguyên khí vững chắc, th́ tinh thần mạnh mẽ. Nếu nguyên khí sui y nhẹ, th́thần khí sẽ suy ít; nguyên khí đại hư, th́ thần khí hoàn toàn mất, thần mất th́sự vận hành của cơ thể sẽ ngưng ngay”. V́ vậy, nh́n khí sắc, th́ sẽ biết được sựthịnh suy của tạng phủ, hư thực của khí huyết, sâu cạn của tà khí.

Nạn thứ nhất sách Nạn Kinh có chép: “Thốn khẩu là nơigặp nhau lớn nhất của mạch”. Thiên “Kinh Mạch Biệt Luận” sách Tố Vấn chép: “khícủa mạch lưu chuyển trong kinh lạc, kinh khí đi về phế, phế là nơi trăm mạch đổvề… Khí về th́ b́nh, b́nh th́ thăng bằng, khí tụ ở thốn khẩu, lấy đó mà biết đượcsự sinh tử”. Vậy nên sự thịnh suy của khí, được phản ánh ra trên mạch thốn khẩu.Nguyên khí của con người là gốc rễ của mạch, nên nạn thứ 14 sách Nạn Kinh cóchép: “Mạch có gốc rễ, con người có nguyên khí, nhờ đó mà biết là c̣n sống”. Trongchẩn đoán học Đông y, thường thẩm tra xem Vị khí ra sao, để quyết định sự thuậnnghịch của khí, sự quyết định sinh tử. Có vị khí th́ sống, mất vị khí th́ chết.

b) Phương diện trị liệu: Đông y học cho rằng, sự phát sinh củabệnh tật được quyết định bởi sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa hai mặt Chính khí vàTà khí. Chính khí, trong quá tŕnh phát bệnh, có vai tṛ chủ đạo. Vậy nên Nộikinh mới chép: “chính khí mạnh bên trong, tà khí không thể xâm phạm”, “nơi nàocó tà khí, nới đó đó khí đă hư”. V́ vậy, quy tắc cơ bản trong điều trị bệnh,không ngoài phù chính khu tà. Khu tà tức là phù chính, phù chính tức là khu tà.Sách Nạn Kinh chép: “Khí là gốc rễ của con người”.Mục đích trong điều trị là ởlưu thông khí huyết, khiến cho b́nh ḥa. Khí có được cái ḥa th́ là chính khí,mất đi cái ḥa th́ là tà khí. Trị khí quư là ở chỗ “điều”, “điều” ở đây có ư làđiều ḥa, không chỉ là dùng thuốc lư khí để điều ḥa khí cơ, mà thông qua nhiềuphương pháp, để điều chỉnh sự mất thăng bằng âm dương tạng phủ, phục hồi lại độngthái thăng bằng công năng thăng giáng xuất nhập của âm dương, đó là cái ư “quansát hiểu rơ nội tại âm dương để điều ḥa, thăng bằng”. Từ đó có thể thấy, KhíNhất Nguyên Luận có một ư nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc điều trị bệnh tậtcủa Đôngy.

4) PHÁN ĐOÁN DỰ PH̉NGTRONG BỆNH TẬT
Ứng dụng khí nhất nguyên luận, từ quan hệ h́nh khí đểphán đoán thuận nghịch, nặng nhẹ và dự pḥng của bệnh tật, là nội dung quan trọngtrong chẩn đoán học Đông y. H́nh để ngụ khí, khí để sung dưỡng cho h́nh; nhưthiên “Ngọc Cơ Chân Tạng Luận” sách Tố Vấn chép: “h́nh khí có được nhau, có thểtrị được”, “h́nh khí mất nhau, khó mà trị được”. Thiên “Tam Bộ Cửu Hậu” sách TốVấn chép: “h́nh mập mạp mà mạch tế, khí ngắn không đủ để thở th́ đó là nguy chứng.H́nh gầy mạch đại, trong hung bộ (lồng ngực) nhiều khí, sẽ chết”… da thịt đềunhăo (thoát), cửu bộ tuy điều ḥa, cũng sẽ chết”. Cho nên, Nguyên khí là gốc rễcủa thuận nghịch bệnh tật.

Đông y học căn cứ trên quan điểm “h́nh thần hợp nhất”,nhấn mạnh đến nh́n thần sắc để quyết định sống chết. Thiên “Bát Chính Thần MinhLuận” sách Tố Vấn chép: “huyết khí là thần của con người”; thiên “Di Tinh BiếnKhí Luận” sách Tố Vấn chép: “phàm, sự biến hóa của sắc, là ứng với mạch bốnmùa… để hợp với thần minh”, “sự quan trọng nhất trong điều trị, là phải nắm đượcsắc mạch”; thiên “Tà Khí Tạng Phủ Bệnh H́nh” sách Linh Khu chép: “sắc và mạchkhông tương ứng nhau, nếu có sự tương thắng th́ sẽ chết; nếu có sự tương sinhth́ sẽ sống” (theo lời chú của Trương Chí Thông th́ ư nói sắc và mạch phảitương ứng với nhau như dùi với trống, nếu ngược lại th́ sẽ chết). Có thần th́ sống,mất thần th́ chết.

Khí của mạch chủ yếu là Vị khí, là căn cứ chủ yếu đểphán đoán và dự pḥng. Thiên “Phương Thịnh Suy Luận” sách Tố Vấn chép: “quansát sự thông biến trên dưới, hiểu biết mạch tượng. Nếu h́nh thể suy nhược màkhí hư th́ chết; nếu h́nh thể hữu dư mà mạch khí bất túc th́ chết; nếu mạch khíhữu dư mà h́nh thể bất túc th́ sống”. Đó là nói rơ về vị khí trong mạch.

[1] Tác giả là Vương Tam Tôn,soạn năm 1721. Đây là một thiên trong sách Y Luận.
[2] Thắng phục là nói đến sự tươngthắng tương chế của Ngũ Vận Lục Khí trong một năm, có quan hệ trước thắng, sauphục. Thắng khí là chủ động, có ư nói đến khí mạnh; phục khí là bị động, ư nói đếnsự phục hồi (báo phục). Khí thắng phục, tức trong một năm, nửa năm về trước nếuthắng khí thái quá, nửa năm sau sẽ tương phản với phục khí. Nếu nửa năm trướcnhiệt khí thiên thịnh, th́ nửa năm sau sẽ có hàn khí để phục hồi. Lại như Mộc vậnbất cập, kim khí thắng mộc, mộc uất sẽ sinh hỏa, hỏa có thể khắc kim, đó gọi làphục.
[3] Đức ở đây có nghĩa là khílành.
[4] Dụng là động của thể mà có.
 
Replied by justme (Hội Viên)
on 2016-05-30 05:21:26.0
Chương II - CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y HỌC - Tiết II
April 28, 2013 at 3:24am
TIẾT 2

HỌC THUYẾTÂM DƯƠNG

Học thuyết Âm Dương là lư luận trừu tượng về sự đối lậpthống nhất của người Á đông cổ đại, được xây dựng trên cơ sở Khí Nhất Nguyên Luận,thuộc phạm trù phép biện chứng và duy vật luận của triết học Á đông cổ đại. Triếtlư này thâm sâu, phản ánh h́nh thức th́nh thành của vũ trụ. Ảnh hưởng của nó vừasâu vừa lớn, trở thành một chuẩn tắc cho luận cứ của mọi phương diện xă hội.Như “Tôn Tử Binh Pháp” là một tổng kết kinh nghiệm thực chiến và lư luận củacác binh gia, được người Trung Hoa cổ đại tán thưởng, trong đó dùng ư nghĩa vàlư luận Âm Dương để vận dụng trong quân sự, đă đạt đến cảnh giới nhân hóa xuấtthần.

Học thuyết Âm Dương cho rằng: Thế giới là một chỉnh thểvật chất, tất cả các sự vật trong vũ trụ, không chỉ tồn tại sự đối lập thống nhấtbên trong, nhưng sự phát sinh phát triển và biến hóa của nó đều là kết quả bởitính thống nhất của hai khí Âm Dương.

Đông y học mang ứng dụng học thuyết Âm Dương trong y học,h́nh thành nên học thuyết Âm Dương trong Đông y học, thúc đẩy sự phát triển vàh́nh thành của hệ thống lư luận Đông y học. Học thuyết Âm Dương của Đông y họclà một bộ phận h́nh thái quan trọng và là một trong những cơ sở của hệ thống lưluận Đông y học, là ch́a khóa để lư giải và nắm bắt hệ thống lư luận của Đông yhọc. Thiên “Bệnh Truyền” sách Linh Khu chép: “nắm bắt được Âm Dương, như cái lưgiải của sự ngờ vực, như cái tỉnh của cơn say”. Mục “Truyền Trung Lục – ÂmDương” sách Cảnh Nhạc Toàn Thư chép: “có thể quán triệt được Âm Dương, th́ y lưtuy có huyền diệu thâm sâu, cũng có thể hiểu được đến một nửa.

Đông y học dùng học thuyết Âm Dương để lư giải về khởinguyên và bản chất của sự sống, năng lực sinh lư con người, sự biến hóa bệnhlư, quy tắc căn bản để chẩn đoán và pḥng trị, xuyên suốt rộng khắp lư, pháp,phương dược của Đông y. Từ đó trở thành chỉ đạo thực tiễn lâm sàng hết sức hiệuquả.

I) KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ÂM DƯƠNG:

A) HÀM NGHĨA CỦA ÂMDƯƠNG:
1a) Hàm nghĩa của triếthọc Âm Dương:
Âm Dương là phạm trù triết học cơ bản của người Áđông. Hai thể của Khí phân ra Âm Dương. Âm Dương là thuộc tính đối lập, thốngnhất vốn có của Khí, bao gồm cả ý nghĩa thống nhất và đối lập. Vậy nên,thiên “Âm Dương Loại” sách “Loại Kinh” chép: “Âm Dương tuy một mà chiathành hai”. Giữa Âm và Dương có một biện chứng quan hệ vừa đối lậplại vừa thống nhất. Sự đối lập và thống nhất của Âm Dương là quyluật chung của Vũ trụ: Âm Dương không chỉ xuyên suốt triết học cổ đạiÁ Đông, mà còn mang các môn khoa học cụ thể như Thiên văn, Lịch toán,Y học, Nông học kết hợp lại với nhau, đồng thời trở thành cơ sở lýluận của các môn khoa học cụ thể, thúc đẩy sự phát triển của cácmôn học cụ thể. Sự đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, chuyển hóa của ÂmDương tạo thành một vận động mâu thuẫn của Âm Dương, trở thành nộidùng cơ bản của học thuyết Âm Dương.

Sự khác biệt của Âm Dương với mâu thuẫn: trong Âm Dương dùhàm chứa ý nghĩa đối lập thống nhất, nhưng đối với phạm trù mâuthuẫn của phép biện chứng Duy vật có sự khác biệt về căn bản.Những sự khác biệt này được biểu hiện như sau:

a) Căn tính của phạmtrù Âm Dương: Phépbiện chứng Duy vật cho rằng, sự đối lập hàm chứa bên trong của tấtcả các sự vật đều là mâu thuẫn. Phạm trù mâu thuẫn, đối với tínhchất của các mặt đối lập, ngoại trừ chỉ ra tính đối lập thốngnhất của nó ra, không thêm vào một hạn định nào khác nữa. Đối lậpvà thống nhất là hiện tượng phổ biến nhất trong Vũ trụ. Vì vậy,phạm trù mâu thuẫn thích hợp với mọi lĩnh vực, là khái quát trừutượng nhất, bao quát nhất của mọi sự vật và hiện tượng. Mà phạmtrù Âm Dương không chỉ bao gồm thuộc tính đối lập thống nhất, mà lạicòn có một số quy định đặc thù khác nữa, thuộc loại mâu thuẫn cụthể. Âm Dương là dấu hiệu phạm trù quan hệ của đặc trưng tính tháivà xu hướng nhất định của sự vật. Cho nên, Âm Dương luôn luôn bao bọclấy vạn tượng, bao gồm tính phổ biến, nhưng trong Vũ trụ vô hạn, ÂmDương chung quy lại, là một một loại hình thức mâu thuẫn cụ thể hữuhạn, tính nội hàm và ngoại diên của nó so với phạm vi mâu thuẫn rấtlà nhỏ. Phạm vi thích hợp gồm có: mức của hạn độ. Chỉ có thểkhái quát và thuyết minh được một mức độ nhất định đối với hiệntượng và sự vật của Vũ trụ, không thể dùng để thuyết minh cho hiệntượng xã hội. Ngoài ra, đối với phép biện chứng Duy vật mà nói,gồm có mâu thuẫn cụ thể song phương, như có chủ thì có lệ thuộc(hữu chủ hữu tùng - 有主有从), cái nào là chủ, cái nào lệ thuộc, thìphải nhìn theo tình hình cụ thể mà định mức. Nhưng học thuyết ÂmDương cho rằng, trong sự tương hỗ nương tựa của mâu thuẫn Âm Dương, cómột số tình huống mà Dương là chủ đạo, mà Âm là lệ thuộc, tức làDương là chủ, Âm là tùng. Âm Dương trong cơ thể con người, thường đượcnhấn mạnh Dương là gốc, dương kín đáo thì Âm nương theo đó. Thiên “SinhKhí Thông Thiên Luận” sách Nội Kinh có chép: “Phàm, cái quan trọngnhất của Âm Dương là Dương cần phải kín đáo mới bền chặt … Dươngcường thì không thể kín đáo, Âm khi sẽ tuyệt”, “Dương khí như trời vớimặt trời, mất đi (Dương khí) thì sẽ tổn thọ mà không mạnh mẽ. Vậynên sự vận hành của trời, cần phải có sự soi sáng của mặt trời”.Dương khí là chủ đạo của sinh mệnh, nếu thất thường không bền chặt,con người sẽ giảm thọ mà chết sớm. Vì vậy, trong lúc trị liệu bệnhtật, Đông y chủ trương “Huyết Khí đều quan trọng, mà trước khi bổhuyết phải bổ khí; Âm Dương đều cần, mà muốn tư âm thì trước phảidưỡng dương” (血气俱要,而补气在补血之先;阴阳并需,而养阳在滋阴乏上 - mục Thủy Hỏa Âm Dương Luận – sách Y Tông TấtĐộc). Nói tóm lại, học thuyết Âm Dương đối với tính thái của songphương mâu thuẫn, đưa ra một hạn định cụ thể, một bên thuộc Âm, mộtbên thuộc Dương; Dương là chủ, Âm là theo. Nói chung, mối quan hệ “chủ,tùng” này là cố định, đây cũng biểu hiện lên tính cục hạn và tínhđặc thù của học thuyết Âm Dương.
b) Tính trực quancủa phạm trù Âm Dương: Phạm trù mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật được xây dựngtrên cơ sở khoa học trừu tượng cao độ, là quy luật căn bản của vũtrụ. Mà phạm trù Âm Dương, được phát triển trong hoàn cảnh trình độphát triển khoa học còn hạn chế, khiến cho phạm trù Âm Dương khôngthể vượt qua được chiều rộng và chiều sâu của quan sát trực quan,không thể đầy đủ được các hình thức biểu hiện khoa học nghiêm túc,thường thường có một phần nhất định của sự suy đoán.

1b) Hàm nghĩa y họccủa Âm Dương:
Phạm trù Âm Dương đi vào trong Y học, trở thànhnền tảng cho hệ thống lý luận Đông Y Học, trở nên một khái niệm yhọc cơ bản. Trong Đông y học, Âm Dương là quy luật căn bản của tự nhiêngiới, là biểu hiện của phạm trù tính thái đặc trưng và thuộc tínhbản chất của nội tại sự vật. Vừa biểu hiện thuộc tính cụ thể củahai trạng thái đối lập (sáng tối, biểu lý, hàn nhiệt v.v…), lại vừabiểu hiện cụ thể trạng thái hoặc xu hướng vận động của hai trạng tháiđối lập (động tĩnh, trên dưới, trong ngoài, chậm nhanh v.v…).

Nói chung, thuộc tính Âm Dương hỗ tương, đối lập,của hiện tượng và sự vật, chính là cách nói so sánh. Sự quyếtđịnh này, dựa trên tính chất, vị trí, xu thế cùng nhiều phương diệnkhác. Âm Dương là khái niệm về thuộc tính trừu tượng, mà không phảilà khái niệm thực thể của sự vật cụ thể, đồng thời cũng là mộtcặp có phạm trù quan hệ đối lập. Nó biểu hiện quan hệ đối lậpthống nhất của đặc tính các loại vật chất. Cho nên, thiên “Âm DươngHệ Nhật Nguyệt” sách “Linh Khu” chép: “Âm Dương, có tên mà không cóhình” (Âm Dương giả, hữu danh nhi vô hình - 阴阳者,有名而无形).

B) TÍNH PHỔ BIẾN,TÍNH TƯƠNG ĐỐI VÀ LIÊN QUAN CỦA ÂM DƯƠNG.
1) Tính phổ biếncủa Âm Dương:
Tính đối lập và thống nhất của Âm Dương, là tổngquy luật của sự vận động biến hóa của Thiên Địa. Thiên “Âm Dương ỨngTượng Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Âm Dương là đường lối của TrờiĐất, là khuôn phép của vạn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là cộinguồn của sinh và diệt” (Âm Dương giả, Thiên Địa chi đạo dã, vạn vậtchi cương kỷ, biến hóa chi phụ mẫu, sinh sát chi bản thỉ - 阴阳者,天地之道也,万物之纲纪,变化之父母,生杀之本始). Bất luận là không gian haythời gian, sự giao hòa của trời đất, cho đến sự sinh ra và mất đicủa vạn vật trong vũ trụ, đều là kết quả của tác dụng Âm Dương.Phàm đã là sự vật hoặc hiện tượng có thuốc tính tương hỗ với nhau,hay bên trong của cùng một sự vật, đều có thể dùng Âm Dương để kháiquát, phân tích thuộc tính của chúng. Như trời với đất, động vớitĩnh, thủy với hỏa, xuất với nhập.

2) Tính tương đốicủa Âm Dương:Thuộc tính Âm Dương của sự vật cụ thể không bao giờ tuyệt đối, màlà tương đối. Nói cách khác, theo sự tích lũy của thời gian, hoặcsự vận dụng không giống nhau, tính chất hoặc phương diện đối lập củasự vật có sự biến đổi. Như vậy thuộc tính âm dương của nó cũng theođó mà thay đổi.

Tính tương đối của Âm Dương gồm biểu hiện:
a) Tính tương hỗchuyển hóa: trongmột điều kiện nhất định, giữa Âm và Dương có thể phát sinh sựchuyển hóa lẫn nhau, Âm có thểchuyển hóa thành Dương và ngược lại. Như sự chuyển hóa của hànchứng và nhiệt chứng. Khi tính chất hàn nhiệt trong bệnh biến thayđổi, thì thuộc tính âm dương cũng theo đó mà thay đổi. Trong quátrình vận động khí hóa nơi cơ thể con người, giữa vật sự sống vàcông năng sinh lý thì vật chất thuộc âm, công năng thuộc dương. Cả hai,dưới điều kiện sinh lý thì có thể chuyển hóa lẫn nhau, vật chất cóthể chuyển hóa thành âm dương, công năng cũng có thể chuyển hóa thànhvật chất. Nếu không có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa công năng và vậtchất như vậy, thì hoạt động sự sống không thể diễn ra bình thườngđược.

b) Tính phân chia vôcùng: Tính phânchia vô cùng của âm dương tức là trong âm có dương, trong dương có âm.Trong âm dương lại có âm dương, không ngừng phân chia một thành hai, chođến vô cùng. Ví dụ như ban ngày là dương, ban đêm là âm, mà buổi sánglà dương trong dương, buồi chiều là âm trong dương; trước nửa đêm là âmtrong âm, sau nửa đêm là âm trong trong dương. Tùy theo sự thay đổi củaphương diện đối lập, trong âm dương lại còn có thể phân ra âm dương.

Trong tự nhiên giới, bất kỳ một sự liên quanlẫn nhau nào của một sự vật, đều có thể khái quát hai mặt của âmvà dương; bên trong của bất kỳ một sự vật nào, lại đều có thể phânra hai phương diện âm và dương, mà bất kỳ một phương diện nào đó củaâm hoặc dương trong mỗi sự vật, lại còn có thể lại phân ra âm dương.Trong sự đối lập lẫn nhau của sự vật, lại còn có hiện hiện tượngliên hệ lẫn nhau. Sự phân chia này trong tự nhiên giới là vô cùng vôtận. Vậy nên thiên Âm Dương Ly Hợp Luận sách Tố Vấn chép: “âm dương sốcó thể là mười, suy ra có thể là trăm; số có thể là ngàn, suy racó thể là vạn; từ vạn suy ra cho đến vô cùng số, nhưng cũng chỉ làmột vậy” (âm dương giả, số chi khả thập, thôi chi khả bách, số chikhả thiên, thôi chi khả vạn. Vạn chi đại bất khả thắng số, nhiền kỳyếu nhất dã - 阴阳者,数之可十,推之可百,数之可千,推之可万,万之大不可胜数,然其要一也). Tính tương đối của thuộc tínhâm dương này, không những nói rõ lên tính quy luật, tính phức tạp củathuộc tính hiện tượng âm dương hoặc sự vật, mà cũng còn nói rõtính khái quát rộng khắp của âm dương trên sự vật hoặc hiện tượng,tức là mỗi một sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng âm dương, đềulà một mà phân thành hai vậy.

c) Tính liên quan củaâm dương: Nói đếntính liên quan của âm dương, là nói đến sự phân tích của âm dương trongsự vật hoặc hiện tượng, như là cùng một phạm trù, cùng một điềukiện, tức là có sự liên quan trên một cơ sở nào đó. Chỉ có một cặpsự vật có mỗi liên quan lẫn nhau, hoặc hai phương diện của một sựvật, mới có thể cấu thành một cặp mâu thuẫn, mới có thể dùng âmdương để giải thích. Như Trời và Đất, ngày và đêm, lạnh và nóng v.v…nếu một sự vật không có tính liên quan với nhau như vậy, đồng thờicũng không có sự đối lập với nhau của một thể thống nhất, thì khôngthể cấu thành một cặp mâu thuẫn, càng không thể dùng âm dương đểgiải thích.

C) TIÊU CHUẨN CỦA SỰPHÂN CHIA THUỘC TÍNH ÂM DƯƠNG CỦA SỰ VẬT HOẶC HIỆN TƯỢNG.

Thiên “Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận” sách Tố Vấnchép: “Thủy Hỏa, ấy là tượng trưng của Âm Dương” ( 水火者,阴阳之征兆也- thủy hỏa giả, âm dương chi trưngtriệu dã). Đông y học lấy thủy hỏa để tượng trưng cho âm dương, thủylà âm, hỏa là dương, phản ánh lên đặc tính cơ bản của âm dương. Vídụ như thủy tính hàn mà đi xuống; hỏa tính nhiệt mà đi lên. Trạngthái vận động này, thủy đối lập với thủy về tính tĩnh, hỏa so vớithủy đối lập về tính động. Hàn nhiệt, trên dưới, động tĩnh, cứ vậymà suy diễn ra, có thể dùng để giải thích thuộc tính âm dương củasự vật. Phân tích tiêu chuẩn của thuộc tính hiện tượng âm dương hoặcsự vật là: phàm thuộc vận đông, hướng ngoại, bên trên, ôn nhiệt, trongsáng, công năng… đều thuộc phạm trù dương; ngưng tĩnh, bên trong, đixuống, hàn lương, tối ám, vật chất… đều thuộc phạm trù âm. Từ đócó thể thấy, đặc tính cơ bản của âm dương, là cơ sở cho sự phân tíchsự vật và thuộc tính hiện tượng âm dương.

D) KHÍ VỚI ÂM DƯƠNG
Triết học Khí Nhất Nguyên Luận Đông y học cổđại cho rằng, Khí là vật chất cội nguồn của thế giới. Khí là mộtnhưng có hai thể, phân thành âm khí và dương khí. Âm dương là thuộctính vốn có của Khí. Sự vận động của Khí chính là vận động củasự đối lập, thống nhất của âm dương. Đông y học cho rằng, khí là vậtchất cơ sở để cấu thành và duy trì hoạt động sự sống con người.Khí trong cơ thể con người, theo đặc tính âm dương có thể chia thànhhai loại, gọi khí có tác dụng sưởi ấm và thúc đẩy hoạt động trongcơ thể con người gọi là dương khí; gọi khí có tác dụng dinh dưỡng tưnhuận cho cơ thể con người là khí âm. Sự vận động thống nhất, đốilập của âm dương cũng là quy luật căn bản của vận động sự sống.

II) NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

1) Âm dương đối lập:
Đối lập là nói đến sự đào thải lẫn nhau, đấutranh lẫn nhau của hai mặt mâu thuẫn trong một thể thống nhất. Âm dươngđối lập, tức là sự đào thải, đấu tranh lẫn nhau của hai mặt âmdương. Học thuyết âm dương cho rằng: sự đối lập của hai mặt âm dươnglà tuyệt đối, như Trời với đất, trên với dưới, trong với ngoài, độngvới tĩnh, thăng với giáng, xuất với nhập, ngày với đêm, sáng vớitối, hàn với nhiệt, hư với thực, tán với tụ v.v… Vạn vật vạn sựđều là thể thống nhất của mang tính đối lập âm dương. Sự thống nhấtđối lập của âm dương là thực chất của “Âm Dương giả, nhất phân vi nhịdã” (âm dương một mà phân thành hai - 阴阳者,一分为二也 ).

Đối lập là một mặt của tính tương phản giữaâm và dương. Thống nhất là một mặt của tính tương thành giữa âm vàdương. Không có đối lập thì không có thống nhất; không có tương phảnthì cũng không có tương thành. Hai phương diện đối lập lẫn nhau của âmdương, chủ yếu biểu hiện ở tính chế ước và đấu tranh lẫn nhau giữachúng. Thống nhất là kết quả có được từ sự chế ước và đấu tranhlẫn nhau giữa âm với dương, tức là có được một động thái thăng bằng.Chỉ có duy trì được mối quan hệ này, sự vật mới có thể pháttriển, biến hóa chính thường, con người mới có thể duy trì đượctrạng thái sinh lý chính thường; nếu không, sự phát triển và biếnhóa của sự vật sẽ gặp phải hư hoại, con người sẽ phát sinh bệnhtật.

Ví dụ: trong tự nhiên giới, bốn mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông có sự biến hóa của khí hậu ấm, nóng, mát, lạnh. Mùa hạvốn dương nhiệt thịnh, nhưng sau khi Hạ chí, âm khí lại từ từ sinh ra,chế ước cái dương khí của hỏa nhiệt; mùa đông vốn âm hàn thịnh,nhưng sau khi Đông chí, dương khí lại theo đó mà phát sinh trở lại,chế ước cái âm khí của hàn. Đến mùa xuân hạ, có được cái khí ônnhiệt, trở thành dương khí của xuân hạ, thượng thăng mà ức chế cáikhí hàn lương của thu đông; đến mùa thu đông, có được cái khí hànlương, trở thành âm khí của thu đông, thượng thăng mà ức chế khí ônnhiệt của xuân hạ. Đấy là kết quả chế ước, đấu tranh lẫn nhau củaâm dương trong tự nhiên giới.
Trong cơ thể còn người, mâu thuẫn chủ yếu củahiện tượng sự sống là động lực của phát triển sự sống, xuyên suốttừ đầu đến cuối quá trình sự sống. Nếu dùng âm dương để diễn tảsự mâu thuẫn này, nói về công năng và kết cấu của vật chất sựsống, thì vật chất sự sống là âm (tinh); cơ năng sự sống là dương(khí). Trong quá trình vận động chuyển hóa của âm dương thì: dương hóa khí, âmthành hình. Sự sống là vận động khí hóa của hình thể sự sống.Bản chất của vận động khí hóa chính là âm tinh và dương khí, vậnđộng mâu thuẫn của hóa khí và thành hình, tức là sự thống nhất vàđối lập của âm dương. Âm dương trong sự đấu tranh, đối lập, mới cóđược thống nhất, duy trì trạng thái động thái thăng bằng, đó gọi là“âm bình dương bí” (âm thăng bằng, dương kín đáo), cơ thể mới có thểtiếp diễn hoạt động sự sống một cách chính thường. Có đấu tranhthì sẽ có thắng thua. Nếu sự đối lập đấu tranh của âm dương đến độmãnh liệt, động thái thăng bằng sẽ bị phá vỡ, lúc đó sẽ xuất hiệnthắng thua, dẫn đến âm dương thất điều mà phát sinh bệnh tật.

Nói chung, âm dương đối lập là dùng âm dương đểnói rõ về hai phương diện đối lập lẫn nhau của hiện tượng, hoặc sựvật, cùng với mỗi quan hệ chế ước lẫn nhau của nó.

2) Âm dương hỗ căn:
Hỗ căn là nói đến sự nương tựa lẫn nhau, giúpđỡ lẫn nhau trong sự đối lập lẫn nhau của sự vật. Bất kỳ một mặtnào cũng đều không thể tách rời khỏi mặt kia của mình để đơn độctồn tại. Âm dương hỗ căn, là sự nương tựa lẫn nhau giữa âm và dương,nương tựa nhau về điều kiện và cơ sở. Hai mặt của âm dương đều lấysự tồn tại của đối phương để tạo cho mình tiền đề và điều kiệntồn tại. Những tính chất hoặc trạng thái biểu trưng của âm dương nhưTrời với đất, trên với dưới, trong với ngoài, động với tĩnh, thăngvới giáng, xuất với nhập, ngày với đêm, sáng với tối, hàn vớinhiệt, hư với thực, tán với tụ v.v… không những đào thải lẫn nhau,mà còn là điều kiện của sự tồn tại lẫn nhau. Dương gốc rễ là ởâm, âm gốc rễ là ở dương, không có dương thì âm không thể sinh, khôngcó âm thì dương không thể hóa. Dương được hàm chứa trong âm; âm đượchàm chứa trong dương. Âm dương một mà phân thành hai, lại hợp hai thànhmột, đối lập mà thống nhất. Vậy nên Trương Cảnh Nhạc nói: “Âm gốcrễ ở Dương; Dương gốc rễ ở Âm” (Âm Dương Thiên – Truyền Trung Lục). Âmdương hỗ căn nói rõ một cách sâu sắc về tính bất khả phân ly của haimặt âm dương. Đông y học dùng quan điểm âm dương hỗ căn, nói rõ lên mỗiquan hệ của tạng với phủ, khí với huyết, công năng với vật chất trênphương diện sinh lý và bệnh lý.

a) Âm dương hỗ cănxác định cơ sở thuộc tính sự vật:
Phân tích thuộc tính âm dương của sự vật, khôngchỉ cần phải chú ý tính khác biệt của nó, mà còn phải chú ý đếntính thống nhất, tức là tính liên quan lẫn nhau, từ trong sự khácbiệt mà tìm ra sự đồng nhất. Hai mặt cùng ở trong một thể thốngnhất, mới có thể vận dụng âm dương để phân tích và giải thích. Nhưtrên thuộc dương, dưới thuộc âm. Nếu không có trên thuộc dương, thìcũng không thể nói rằng dưới thuộc âm; không có dưới thuộc âm, thìcũng không thể nói rằng trên thuộc dương. Tương tự như vậy mà suy vớingày và đêm, hàn vời nhiệt… cho nên mới nói: dương nương tựa vào âm,âm nương tựa vào dương. Mỗi một mặt, đều phải có một mặt khác củatrạng thái đối lập, mới có được điều kiện tồn tại. Nếu một sựvật không có tính quan hệ bảo tồn lẫn nhau, đồng thời không phải làhai mặt đối lập của một thể thống nhất, thì không thể có cách nàođể phân tích thuộc tính âm dương của nó, cũng không thể dùng âm dươngđể nói rõ được.

b) Âm dương hỗ căn làđiều kiện của sự phát triển biến hóa của sự vật:

Vì dương gốc rễ ở âm, âm gốc rễ ở dương, âmdương nương tựa vào nhau, thiếu một trong hai thì không có mặt nào tồntại được. Cho nên sự phát triển biến hóa của sự vật, không thểthiếu một trong hai mặt của âm dương. Như nói về hoạt động sinh lýcủa cá thể, giữa vật chất với công năng, giữa vật chất với vậtchất, giữa công năng với công năng, đều tồn tại mối quan hệ hỗ căn âmdương. Vật chất thuộc âm, công năng thuộc dương; vật chất là cơ sở vậtchất của sự sống, công năng là tiêu chí chủ yếu cua sự sống. Vậtchất là cơ sở của công năng, công năng là phản ánh của vật chất.Hoạt động công năng của tạng phủ kiện toàn, thì sẽ không ngừng thúcđẩy sự hóa sinh của vật chất dinh dưỡng, mà vật chất dinh dưỡng đầyđủ, mới có thể giữ gìn được thăng bằng (bình hoành) của công nănghoạt động tạng phủ. Bình hoành (thăng bằng) là một trong những hìnhthái chỉnh thể tư duy của Đông y cổ đại. Bình hoành, còn gọi là“trung hòa”, “trung đạo”. Đặc trưng cơ bản của tư duy bình hoành, làchú đến tính bình hoành của sự vật. Trong Đông y học, bình hoành làmột hình thái khoa học, dùng để giải thích về quy luật vận động sựsống. Không thái quá, không bất cập thì gọi là “bình hoành”; thái quáhoặc bất cập thì gọi là “thất hoành”. Âm dương tiêu trưởng trong mộtphạm vi nhất định, mới có thể giữ gìn được trạng thái bình hoànhchính thường giữa cơ thể con người với hoàn cảnh. Nếu âm dương tiêutrưởng vượt quá một hạn độ nhất định, thì sự bình hoành bị phávỡ, trong tự nhiên giới sẽ dẫn đến tai họa, trong cơ thể con người sẽdẫn đến bệnh tật.

Trong tự nhiên giới, sự biến hóa của khí hậubốn mùa, xuân đi hạ đến, thu qua hạ lại, sự thay thế hàn nhiệt củabốn mùa chính là quá trình tiêu trưởng của âm dương. Từ đông đến xuânvà hạ, hàn khí giảm dần, ôn nhiệt ngày càng tăng, khí hậu từ hàndần dần đổi thành ôn, nhiệt. Đó là quá trình âm tiêu dương trưởng;từ hạ đến thu và đông, nhiệt khí mất dần, hàn khí ngày càng tăng,khí hậu sẽ từ nhiệt, dần dần đổi thành mát thành hàn. Đó là quátrình dương tiêu, âm trưởng. Sự tiêu trưởng âm dương chính thường này,phản ánh một số quy luật của sự biến đổi khí hậu bốn mùa.

Đối với hoạt động sinh lý cơ thể con người mànói, sự sản sinh các loại công năng hoạt động (dương), tất nhiên cầnphải tiêu hao đi một số vật chất dinh dưỡng (âm) nhất định. Đây làquá trình dương trưởng âm tiêu. Mà sự hóa sinh của các loại vật chấtdinh dưỡng, tất nhiên lại phải tiêu hao đi một số năng lượng (dương)nhất định.

Vận động biến hóa là xuất phát điểm căn bảnvề nhận thức của Đông y học đối với hoạt động sự sống của conngười và tự nhiên, đây là hằng động quan[1]của Đông y học đối với vũ trụ. Sự vận động biến hóa này, bao hàmquá trình lượng biến và chất biến. Âm dương tiêu trưởng là một quátrình lượng biến. Học thuyết âm dương mang hoạt động sinh lý chínhthường của cơ thể để khái quát thành “âm bình dương bí” (âm thăngbằng, dương kín đáo), “âm dương quân bình”, tức là mâu thuẫn, thốngnhất, của sự đối lập âm dương trong cơ thể con người, hai mặt này, vềcơ bản đều ở trong một trạng thái bình hoành tương đối. Đó cũng làhai mặt âm dương, trong sự biến hóa về lượng, không vượt qua hạn độnhất định, không phá vỡ giới hạn hiệp điều của âm dương. Nhờ vậy màcông năng hoạt động tạng phủ trong cơ thể con người mới chính thường.Chỉ có sự hiệp điều của vật chất và công năng được bình hoành, mớicó thể bảo đảm được hoạt động sinh lý chính thường trong cơ thể conngười. Hai mặt đối lập lẫn nhau của âm dương đều phải nương tựa vàonhau như vậy, mặt này không thể tách khỏi mặt kia để đơn độc tồn tạiđược. Nếu hai mặt mất đi điều kiện tồn tại lẫn nhau, có dương khôngâm thì gọi là “cô dương”, có âm không dương, thì gọi là “cô âm”. Cô âmbất sinh, độc dương bất trưởng (một mình âm thì không sinh, một mìnhdương thì không phát triển), vạn vật đều không thể tồn tại, không thểsinh hóa và phát triển được. Trong quá trình vận động sự sống, nếumỗi quan hệ hỗ căn chính thường của âm dương gặp phải sự phá hoại,sẽ dẫn đến phát sinh bệnh tật, mà nguy hiểm đến sự sống. Trong tìnhhình bệnh lý, dương khí và âm dịch trong cơ thể con người, sự thiếuhụt của mặt này có thể dẫn đến khuy tổn cho mặt kia. Dương tổn cóthể hao âm; âm tổn có thể hao dương. Như vậy, lúc dương hư đến một mứcđộ nhất định, do “vô dương tắc âm vô dĩ hóa”(không có dương thì âmkhông thể hóa), mà có thể tiến thêm một bước tổn thương âm dịch trongcơ thể, dẫn đến âm hư, gọi là “dương tổn cập âm” (阳损及阴). Nếu một người bệnh lâu ngày không muốn ănuống, thì đa phân biểu hiện Tỳ khí (dương) hư nhược. Tỳ Vị là gốccủa hậu thiên, là nguồn sinh hóa của khí huyết, Tỳ khí (dương) hưnhược, nguồn sinh hóa không đầy đủ, sẽ dẫn đến âm (huyết) khuy tổn,gọi là “dương tổn cập âm” trong chứng khí huyết lưỡng hư. Ngược lại,âm hư đến một mức độ nhất định, do “vô âm tắc dương vô dĩ sinh” (khôngcó âm thì dương không thể sinh), mà dẫn đến tổn thương dương khí trongcơ thể, rồi xuất hiện dương hư, đấy gọi là “âm tổn cập dương”. Nếubệnh nhân mất máu, do một lượng lớn của huyết (âm) bị tổn thất, khítheo huyết thoát, thường thường sẽ xuất hiện triệu chứng dương hư làngười lạnh, chân tay lạnh, đấy gọi là “âm tổn cập dương” trong chứngkhí huyết lưỡng hư. Nếu dương khí và âm dịch, vật chất và công năngcùng với các mối quan hệ âm dương hỗ căn trong cơ thể con người gặpphải sự tổn hại nghiêm trọng, dẫn đến tổn thất một mặt, mà khiếncho mặt còn lại mất đi một tiền đề để tồn tại, sẽ xuất hiện trạngthái cô dương hoặc cô âm. Sự tách biệt như vậy của âm dương, chính làmất đi tính chất mâu thuẫn của âm dương, sẽ khiến cho sự sống theo đómà mất đi vậy.

c) Âm dương hỗ căn căncứ nội tại của âm dương chuyển hóa lẫn nhau: Vì âm dương đại diện cho hai mặtliên quan lẫn nhau của sự vật, hoặc hai phương diện đối lập bên trongcủa một sự vật, cho nên âm và dương, trong một điều kiện nhất định,mỗi trạng thái có thể tự chuyển hóa chính phương diện của mình. Âmdương khi chuyển hóa lẫn nhau trong một điều kiện nhất định, cũngphải lấy mối quan hệ tồn tại lẫn nhau, hỗ căn lẫn nhau của chúng đểlàm cơ sở. Bởi vì hai mặt đối lập của âm dương, không có quan hệ tồntại lẫn nhau, liên kết lẫn nhau, cũng không tự hướng về mình, vàchuyển hóa phương diện tương phản của mình.

3) Âm dương tiêutrưởng:
Tiêu trưởng, tăng giảm, thịnh suy đều là một ý.Âm dương tiêu trưởng, là vận động biến hóa của tăng giảm, thịnh suy,tiến lùi trong hai mặt đối lập trong âm dương. Hai mặt đối lập của âmdương không phải ở trong trạng thái tĩnh lặng bất biến, mà luôn luônở trong trạng thái vận động biến hóa cái này thịnh thì cái kia suy,cái này tăng thì cái kia giảm, cái này tiến thì cái kia lùi. Quyluật tiêu trưởng này thường là dương tiêu âm trưởng, âm tiêu dươngtrưởng. Trong quá trình động thái tiêu trưởng ở mặt này hoặc mặt kiacủa âm dương, luôn có sự gìn giữ bình hoành, nhờ vậy cơ thể conngười mới có thể gìn giữ quy luật vận động chính thường. Bìnhhoành là một cách thức duy trì sự sống, đạt đến một ngưỡng nhấtđịnh, mới là đặc trưng của mạnh khỏe. Sự tiêu trưởng hai mặt âm dươngtrong một phạm vi nhất định nào đó, thể hiện quá trình hoạt độngsinh lý của động thái bình hoành. Nếu quan hệ tiêu trưởng này vượtqua giới hạn sinh lý, thì sẽ xuất hiện sự thiên thắng hoặc thiên suycủa một âm hoặc dương. Chính vì sự bình hoành này của động tháisinh lý trong cơ thể con người thất điều, mà bệnh tật phát sinh từđó. Trong quá trình bệnh tật, tương tự, cũng có quá trình âm dươngtiêu trưởng. Âm dương thiên thịnh, là là sự “trưởng” thái quá của mộtmặt nào đó của quy luật âm dương tiêu trưởng trong bệnh biến. Âm dươngthiên suy, là là sự “tiêu” thái quá của một mặt nào đó của quy luậtâm dương tiêu trưởng trong bệnh biến. Âm dương thiên thịnh thiên suy làsự khái quát mức độ tiêu trưởng khác thường của quy luật bệnh biến.Nói chung, âm dương tiêu trưởng có thường, có biến. Âm dương tiêu trưởngchính thường thì gọi là kỳ thường; âm dương tiêu trưởng khác thườnggọi là kỳ biến. Tóm lại, sự phát triển biến hóa phức tạp của conngười và tự nhiên giới, đều bao hàm quá trình âm dương tiêu trưởng,là kết quả tất nhiên của hai mặt hỗ căn, tương tồn, đấu tranh, đốilập trong âm dương.

3) Âm dương chuyểnhóa:
Chuyển hóa nghĩa là chuyển đổi, biến đổi, ýnói cặp mâu thuẫn trải qua quá trình đấu tranh, trong một điều kiệnnhất định, sẽ đi về phía mặt đối diện của mình. Âm dương chuyểnhóa, là nói đến hai mặt đối lập của âm dương, trong một điều kiệnnhất định, có thể sẽ chuyển hóa lẫn nhau, âm có thể chuyển hóathành dương; dương có thể chuyển hóa thành âm. Sự đối lập và thốngnhất của âm dương bao gồm lượng biến và chất biến. Sự phát triểnbiến hóa của sự vật, biểu hiện là bởi lượng biến đến chất biến,lại bởi quá trình hỗ biến (biến hóa lẫn nhau) từ chất đến lượng.Nếu như nói “âm dương tiêu trưởng” là một quá trình lượng biến, thì“âm dương chuyển hóa” là quá trình chất biến.

Âm dương chuyển hóa là quy luật cơ bản của sựvận động biến hóa sự vật. Trong quá trình âm dương tiêu trưởng, sựvật từ “hóa” đến “cực”, tức là phát triển đến một mức độ nhấtđịnh, vượt qua ngưỡng giá trị tiêu trưởng chính thường của âm dương,sự vật tất nhiên sẽ chuyển hóa thành mặt đối diện với mình. Sựchuyển hóa của âm dương, cần thiết phải đầy đủ các điều kiện cầnthiết, các điều kiện này, đông y học gọi là “trùng” hoặc “cực”. Vậynên thiện Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận sách Tố Vấn chép: “Trùng âmtất dương, trùng dương tất âm” (âm thêm âm thì thành thành dương, dương thêmdương thì thành âm); “hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn” (hàncực thịnh thì sinh nhiệt, nhiệt cực thịnh thì sinh hàn). Cái lý củaâm dương, cực thì sẽ sinh biến.

Nhưng điểm cần phải nêu lên là, sự chuyển hóacủa âm dương phải có điều kiện, nếu không có đầy đủ điều kiện nhấtđịnh, cả hai sẽ không thể tự mình chuyển hóa về mặt đối diện. Sựtiêu trưởng (lượng biến) và chuyển hóa (chất biến) của âm dương là haigiai đoạn liên quan mật thiết không thể tách rời của toàn bộ quátrình phát triển biến hóa của sự vật. Âm dương tiêu trưởng là tiềnđề của âm dương chuyển hóa, mà âm dương chuyển hóa là kết quả tấtnhiên của âm dương tiêu trưởng.

Lấy sự biến hóa của khí hậu mùa màng thìthấy, trong bốn mùa của một năm, xuân đến đông đi, hạ qua đông lại.Xuân hạ thuộc dương, thu đông thuộc âm; xuân, hạ, thu, đông, bốn mùachuyển động không ngừng, cho thấy biểu hiện cụ thể sự chuyển hóalẫn nhau của âm dương. Lúc mùa đông lạnh giá kết thúc, khí hậu sẽchuyển sang mùa xuân ấm áp, đó là âm chuyển hóa thành dương; lúc mùahạ nóng bức kết thúc, khí hậu sẽ chuyển sang mùa thu mát mẻ, đólà từ dương chuyển hóa thành âm.

Trong quá trình hoạt động sự sống con người,trên phương diện sinh lý, quá trình thay cũ đổi mới giữa vật chấtvới công năng, như dinh dưỡng vật chất (âm) không ngừng chuyển hóathành công năng (dương); hoạt động công năng (dương) lại không ngừngchuyển hóa thành dinh dưỡng vật chất (âm), đó là biểu hiện của âmdương chuyển hóa. Trên thực tế, trong hoạt động sự sống, quá trìnhtrao đổi chất giữa vật chất với công năng, là sự thống nhất của âmdương dương tiêu trưởng và chuyển hóa, tức là sự thống nhất về lượngbiến và chất biến. Trong quá trình phát triển của tật bệnh, sựchuyển hóa âm dương thường thường biểu hiện dưới một điều kiện nhấtđịnh: sự chuyển hóa lẫn nhau của biểu chứng với lý chứng, hànchứng với nhiệt chứng, hư chứng với thực chứng, ấm chứng với dươngchứng… Như ở một người bệnh có chứng tà nhiệt ủng phế, sẽ biểuhiện sốt cao, mặt đỏ, phiền táo, mạch sác, hữu lực… Đây là biểuhiện phản ứng công năng cơ thể vượng thịnh, gọi đó là dương chứng,nhiệt chứng, thực chứng. Nhưng nếu bệnh phát triển đến một giai đoạnnghiêm trọng, do nhiệt độc cực thịnh, tổn hao nặng nề đến chính khícơ thể con người. Trong tình trạng sốt cao vẫn tiếp tục, mặt đỏ,phiền táo, mạch sác hữu lực, có thể đột nhiên xuất hiện sắc mặttrắng nhợt, tức chi lạnh giá, tinh thần lơ mơ, mạch vi muốn tuyệt,cùng dấu hiệu âm hàn nguy chứng. Đây là biểu hiện suy kiệt phản ứngnăng lực của cơ thể, gọi đó là âm chứng, hàn chứng, hư chứng. Sựbiến hóa của bệnh chứng này do dương chuyển qua âm. Lại như ngườibệnh mắc chứng khái thấu (ho), lúc xuất hiện khái thấu suyễn thở,đàm dịch trắng dính, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, mạch huyền,thì đó là chứng thuộc hàn (âm chứng). Nếu nguyên nhân do cảm phảingoại tà, hàn tà vít lấp bên ngoài, dương khí bế uất bên trong màhóa nhiệt, sẽ thấy xuất hiện ho suyễn thở khò khè, ho đàm vàngdính, miệng khát, rêu lưỡi vàng, mạch sác, chứng này thuộc nhiệt(dương chứng). Sự biến hóa của bệnh chứng này là do hàn chứngchuyển hóa thành nhiệt chứng, tức là do âm chuyển thành dương. Chứngtỏ những sự chuyển hóa này, không chỉ trợ giúp cho việc nhận biếtquy luật diễn biến bệnh chứng, mà đối với việc xác định nguyên tắctrị liệu tương ứng có ý nghĩa chỉ đạo rất lớn.

Tóm lại, âm dương là một trong những phạm trùtriết học cổ đại Á Đông, cũng là phạm trù triết học cao nhất tronghệ thống triết học của dịch học. Tất cả các khái niệm, phạm trù,và mệnh đề trọng yếu của triết học Á Đông đều lấy phạm trù âmdương là cơ sở, để triển khai thảo luận và giải thích, lấy âm dương đặtlàm tính chất của sự vật, cùng với phép tắc căn bản của sự biếnhóa âm dương, dùng nhiều sự vật cụ thể để làm cho hàm nghĩa của âmdương được đầy đủ. Mặt đối lập của sự vật là âm dương. Sự vật đốilập không phải là tĩnh lặng bất động, mà là vận động biến hóa. Âmdương trong quá trình tác dụng lẫn nhau mà có được sự biến hóa. Sựtác dụng lẫn nhau của âm dương được gọi là “âm dương giao cảm” (阴阳交感). Giao, nghĩa là tiếp xúc lẫn nhau; cảm làtương ứng với nhau. Cảm ứng lẫn nhau, tương ứng giao cảm, gọi là giaocảm. Âm dương giao cảm còn gọi là âm dương tương thôi (thúc đẩy nhau),âm dương tương cảm. Biểu hiện của âm dương giao cảm là âm dương đốilập, hỗ căn, tiêu trưởng, và chuyển hóa.

Âm dương đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, chuyểnhóa, là nội dung cơ bản của học thuyết âm dương. Trong nội dung này,âm dương không cô lập, mà liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, là nhânquả của nhau. Hiểu rõ về nội dung này, thì mới có thể đi vào nắmbắt, lý giải được sự vận dụng học thuyết âm dương đối với Đông ymột cách dễ dàng.

III) ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG ĐÔNG Y

Học thuyết âm dương xuyên suốt các phương diệnhệ thống lý luận Đông y, dùng để giải thích tổ chức kết cấu, côngnăng sinh lý, biến hóa bệnh lý trong cơ thể con người, đồng thời chỉđạo cho công tác trị liệu và chẩn đoán lâm sàng.

1) Giải thích tổchức kết cấu con người:
Giải thích của học thuyết âm dương về tổ chứckết cấu trong cơ thể con người, cho rằng con người là một chỉnh thểhữu cơ, là một thể âm dương thống nhất, đối lập cực kỳ phức tạp.Bên trong cơ thể con người đều là hiện tượng thống nhất đối lập củaâm dương. Các tổ chức kết cấu trong cơ thể con người, vừa có mối liênhệ hữu cơ, lại có thể phân chia thành hai bộ phận đối lập lẫn nhaucủa âm và dương. Cho nên thiên Bảo Mệnh Toàn Hình Luận sách Tố Vấnchép: “con người có hình, (hình ấy) không rời khỏi âm dương” (nhân sinhhữu hình, bất ly âm dương - 人生有形,不离·阴阳 ).

Học thuyết âm dương đối với với các thuộc tínhâm dương của bộ vị, tạng phủ, kinh lạc, hình khí trong cơ thể conngười, đều có một sự phân chia cụ thể. Như đối với bộ vị trong thânthể con người mà nói, thì nửa thân tren của con người là dương, nửathân dưới là âm; thể biểu thuộc dương, thể bên trong thuộc âm; vùnglưng thuộc dương, vùng bụng thuộc âm; mặt ngoài của tứ chi thuộcdương, mặt trong thuộc âm.

Theo đặc điểm công năng tạng phủ mà phân chia,ngũ tạng Tâm Phế Tỳ Can Thận là âm, lục phủ Đởm, Vị, Đại Tràng,Tiểu Tràng, Bàng Quang, Tam Tiêu là dương. Trong ngũ tạng, Tâm Phế làdương, Can Tỳ Thận là âm; trong Tâm Phế thì Tâm là dương, phế là âm; giữaCan, Tỳ, Thận thì Can là dương, Tỳ, Thận là Âm. Mà giữa mỗi tạnglại có một sự phân chia âm dương, như Tâm thì có Tâm âm, Tâm dương; Thậncó Thận âm, Thận dương; Vị có Vị âm, Vị dương.

Trong kinh lạc, cũng có phân âm dương. Kinh thuộcdương, lạc thuộc âm, mà trong kinh còn có kinh âm âm và kinh dương; tronglạc lại có lạc âm, lạc dương. Nếu nói về mười hai kinh mạch, thìphân ra ba kinh dương ở tay (thủ tam dương) và ba kinh âm ở tay (thủ tamâm); ba kinh dương ở chân (túc tam dương) và ba kinh âm ở chân (túc tamâm). Giữa khí và huyết, thì huyết là âm, khí là dương. Trong khí,thì doanh khí (còn gọi là dinh khí) ở bên trong là âm, vệ khí bênngoài là dương v. v…

Tóm lại, giữa các tổ chức kết cấu trên dưới,trong ngoại, biểu lý, trước sau trong cơ thể con người, cùng với cácmối liên hệ phức tạp giữa các bộ phận trong cơ thể, không có gì làkhông bao hàm sự thống nhất và đối lập của âm dương.

2) Giải thích côngnăng sinh lý của cơ thể con người:
Đông y học ứng dụng học thuyết âm dương để phântích sự mâu thuẫn của bệnh tật và sức khỏe trong cơ thể con người,đưa ra lý luận về sự duy trì sự bình hoành của âm dương cơ thể conngười. Âm dương bình hoành thì gọi là “bình nhân” (平人 - người bình thường). Âm dương trong cơ thể bình hoànhlà biểu hiện của một cơ thể mạnh khỏe. Mạnh khỏe là bao gồm sựthăng bằng âm dương giữa bên trong cơ thể con người với hoàn cảnh sống.Sự hoạt động chính thường của sự sống con người, là hai mặt âm dươngtrong sự đối lập, thống nhất giữ gìn được mối quan hệ hiệp điều,khiến cho âm dương luôn ở trong một trạng thái hoạt động thăng bằng.

Ứng dụng của học thuyết âm dương trong sinh lýhọc chủ yếu là:
A) Giải thích quanhệ giữa vật chất và công năng:

Quy luật hoạt động cơ bản của hoạt động sinhlý trong cơ thể con người có thể khái quát hình thức vận động mâuthuẫn gồm “âm tinh” (vật chất), với “dương khí” (công năng). Quan hểgiữa vật chất thuộc âm, và công năng thuộc dương, là biểu hiện củaquan hệ thống nhất đối lập. Vật chất dinh dưỡng (âm) sinh ra vật chấtcơ sở cho công năng hoạt động (dương), mà công năng hoạt động lại làbiểu hiện cơ năng được sinh ra từ vật chất dinh dưỡng; hoạt động sinhlý của cơ thể con người (dương) đều lấy vật chất (âm) làm cơ sở,không có âm tinh thì không thể hóa sinh dương khí, mà kết quả củahoạt động sinh lý lại không ngừng hóa sinh âm tinh. Không có vật chất(âm) thì không thể sinh ra công năng (dương); không có công năng, cũngkhông thể hóa sinh vật chất. Như vậy, vật chất với công năng, âm vớidương cùng ở trong một thể thống nhất của sự đối lập, nương tựa,tiêu trưởng, và chuyển hóa lẫn nhau, duy trì động thái bình hoànhtương đối của vật chất với công năng, âm với dương, đảm bảo được sựvận động chính thường của hoạt động sự sống.

B) Giải thích hìnhthức cơ bản của hoạt động sinh mạng: hoạt động khí hóa là hình thức nội tại củavận động sự sống, là đặc trưng cơ bản của tồn tại sự sống. Thănggiáng xuất nhập là hình thức cơ bản của hoạt động khí hóa. Dươngchủ thăng, âm chủ giáng. Trong âm dương lại có âm dương, cho nên dương tuychủ thăng, nhưng âm trong dương thì giáng; âm tuy chủ giáng, nhưng dươngtrong âm lại chủ thăng. Dương thăng âm giáng là tính chất cố hữu củaâm dương, dương giáng âm thăng là biến hóa vận động của âm dương giaohợp. Quá trình vận động mâu thuẫn của âm tinh và dương khí trong cơthể con người, là quá trình hoạt động khí hóa, cũng là quá trìnhthăng giáng xuất nhập của âm dương, mấu chốn của sinh tử, thăng giáng.Khí hóa chính thường, thì thăng giáng xuất nhập chính thường, thểhiện hoạt động sự sống chính thường. Nếu ngược lại, khí hóa thấtthường, thì thăng giáng xuất nhập thất thường, biểu hiện sự khácthường của hoạt động sự sống. Do hai mặt âm dương thống nhất đốilập, cho nên sự thăng và giáng, xuất và nhập giữa hai mặt tương phảntương thành. Đây là góc độ từ hình thức vận động của âm dương, dùnglý luận thăng giáng xuất nhập của âm dương để giải thích công năngsinh lý của cơ thể con người.

Bất luận là vận động mâu thuẫn của công năngvới vật chất, hay là hình thức cơ bản của hoạt động sự sống , đềugiải thích, trong một tình trạng sinh lý chính thường, âm với dươngvừa đối lập với nhau, lại vừa nương tựa lẫn nhau, cùng ở trong mộttrạng thái hiệp điều bình hoành tương đối có lợi cho hoạt động sựsống. Nếu âm dương không thể hỗ tương cái dụng cho nhau mà chia lìa,vận động mẫu thuẫn của âm tinh với dương khí bị mất đi, thăng giángxuất nhập dừng lại, thì sự sống của con người sẽ kết thúc.

C) Giải thích biếnhóa bệnh lý của con người:
Sự thống nhất của con người với hoàn cảnhngoại giới, và sự hiệp điều bình hoành của hoàn cảnh nội tại trongcơ thể con người, là cơ sở để cơ thể dựa vào đó mà tồn tại. Thăngbằng âm dương trong cơ thể là tiêu chí của sức khỏe. Thăng bằng bịmất đi, có nghĩa là cơ thể đã mang bệnh. Sự phát sinh bệnh tật, làkết quả tình trạng thăng bằng âm dương bị phá vỡ. Vì vậy, âm dươngthất điều là cơ sở của sự phát sinh bệnh tật.

Ứng dụng chủ yếu của học thuyết âm dương trongbệnh lý học là:
a – Phân tích thuộctính âm dương của tà khí và chính khí:
Sự phát sinh của bệnh tật đều nằm ở hai nhântố: một là tà khí. “Tà khí” là cách gọi chung cho các nhân tối dẫnđến bệnh. Hai là chính khí. “Chính khí” là ý nói đến hoạt động cơnăng của cơ thể con người, ngược lại với tà khí. Tà khí có phân chiara thành “âm tà” (như hàn tà, thấp tà) và “dương tà” (như phong tà,hỏa tà trong lục dâm). Chính khí còn phân ra “âm tinh” và “dương khí”.

b – Phân tích quyluật cơ bản của biến hóa bệnh lý: quá trình phát triển, phát sinh bệnh tật chính làquá trình đấu tranh giữa chính và tà. Tà chính đấu tranh mà dẫnđến âm dương rối loạn, mà xuất hiện các dấu hiệu biến hóa bệnhtật. Bất luận là bệnh ngoại cảm hay bệnh nội thương, quy luật cơ bảncủa biến hóa bệnh tật không ngoài sự thiên thịnh, thiên suy của âmdương.

b1) Âm dương thiênthịnh: tức là âmthịnh, dương thịnh, đều là bệnh biến của một mặt nào đó của âmdương vượt cao hơn mức độ chính thường.

- Dương thịnh tắc nhiệt: Dương thịnh là trong bệnh biến, dương tà mạnh lên màbiểu hiện bệnh biến nhiệt. Dương tà gây bệnh, như trong chứng tà thửnhiệt xâm tập vào cơ thể, có thể khiến cho dương khí trong cơ thểthiên thịnh, xuất hiện sốt cao, ra mồ hôi, miệng khát, mặt đỏ, mạchsác. Tính chất của nó thuộc nhiệt, nên mới nói “Dương thịnh tắcnhiệt”. Vì dương thịnh thường thường có thể dẫn đến tổn thương âmdịch, như cùng một lúc có các triệu chứng sốt cao, ra mồ hôi, mặtđỏ, mạch sác, thì sẽ xuất hiện hiện tượng âm dịch hao thương khiếnmiệng khát. Vậy nên mới nói “dương thịnh tắc âm bệnh”. “dương thịnhtắc nhiệt”, là ý nói tính chất tật bệnh do dương tà gây nên; “dươngthịnh tắc âm bệnh”, là ý nói dương thịnh sẽ tổn thương chính khí (âmdịch) của cơ thể con người.

- Âm thịnh tắc hàn: âm thịnh là âm tà mạnh lên trong biến hóa bệnh lý, biểu hiệnchủ yếu là bệnh biến hàn. Âm tà gây bệnh, nếu ăn uống đồ mát lạnh,có thể khiến cho âm khí trong cơ thể thiên thịnh, xuất hiện các biểuhiện đau bụng, tiết tả, người lạnh chân tay lạnh, rêu lưỡi trắngmỏng, mạch trầm. Vì tính chất của nó thuộc hàn, nên nói “âm thịnhtắc hàn”. Âm thịnh thường thường có thể dẫn đến tổn thương dươngkhí, nếu trong chứng phúc thống (đau bụng), tiết tả, rêu lưỡi trắng,mỏng, mạch trầm, thì sẽ có hiện tượng dương khí hao thương, ngườilạnh, chân tay lạnh. Vậy nên mới nói: “âm thịnh tắc dương bệnh”. “Âm thịnhtắc hàn”, là ý nói đến tính chất bệnh tật do âm tà gây nên. “Âmthịnh tắc dương suy”.

Dùng lý luậntiêu trưởng của âm dương để phân tích, thì “dương thịnh tắc nhiệt” làthuộc dương trưởng âm tiêu; “âm thịnh tắc hàn” là thuộc âm trưởng dươngtiêu. Trong đó, lấy “trưởng” làm chủ, “tiêu” là thứ.

b2) Âm dương thiên suy: âm dương thiên suy tức là âm hư,dương hư. Là bệnh biến của một mặt nào đó của âm dương thấp hơn mứcđộ bình thường.

Dương hư tắc hàn: dương hư tức là dương khí trongcơ thể con người hư tổn, căn cứ nguyên lý động thái bình hoành của âmdương, một mặt nào đó của âm hoặc dương bất túc (không đủ, thiếuhụt), thì sẽ dẫn đến mặt đối lập thiên thịnh. Dương hư không chế ướcđược âm, thì âm là mặt đối lập sẽ thiên thịnh mà xuất hiện hànchứng. Nếu dương khí trong cơ thể hư nhược, có thể xuất hiện cácbiểu hiện sắc mặt trắng xanh, sợ lạnh, chân tay lạnh, tinh thần mỏimệt muốn nằm, tự hãn, mạch vi. Tính chất của chứng này thuộc hàn,cho nên mới nói “dương hư tắc hàn”.

Âm hư tắc nhiệt: Âm hư là tình trạng âm dịchtrong cơ thể con người bất túc. Âm hư không chế được dương, khiến cho mặtđối nghịch là dương thiên kháng (trội lên) mà xuất hiện nhiệt chứng.Nếu bệnh lâu ngày khiến hao âm, hoặc âm dịch trong cơ thể vốn khuytổn, có thể xuất hiện biểu hiện triều nhiệt (nóng về chiều), đạohãn (mồ hôi trộm), ngũ tâm phiền nhiệt (nóng vùng lòng bàn tay, chân,ngực), miệng lưỡi khô ráo, mạch tế sác. Tính chất của chứng nàythuộc nhiệt, nên gọi là “âm hư tắc nhiệt).

Dùng lý luận âm dương tiêu trưởng để phân tích,thì “dương hư tắc hàn” thuộc dương tiêu mà âm trưởng; “âm hư tắc nhiệt”thuộc âm tiêu mà dương trưởng. Trong đó, lấy tiêu làm chủ, vì có tiêumới có trưởng, trưởng là hiện tượng tiếp theo.

b3) Âm dương hỗ tổn(tổn thương lẫn nhau): Căn cứ vào nguyên lý âm dương hỗ căn, một mặt nào đó của âmdương trong cơ thể hư tổn đến một mức độ nhất định, thì sẽ dẫn đếnmột mặt kia bất túc. Dương hư cập âm (dương hư liên lụy đến âm), âm tổncập dương. Dương hư đến một mức độ nhất định, vì dương hư không thểhóa sinh âm dịch, mà đồng thời xuất hiện hiện tượng âm hư, gọi là“âm tổn cập dương”. “Dương tổ
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2016-05-30 05:52:25.0
Chương II: CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y HỌC - Tiết III - phần I
April 28, 2013 at 3:35am
TIẾT 3

HỌCTHUYẾT NGŨ HÀNH

Học thuyết Ngũ hành là tư tưởng triết học duyvật sơ khai cổ đại của người Á châu, thuộc vũ trụ quan nguyên tốluận (元素论的宇宙观), là một loại hệ thống luậnphổ thông sơ khai. Học thuyết ngũ hành cho rằng: mọi sự vật trong vũtrụ, đều được tạo thành bởi năm loại nguyên tố vật chất là Mộc,Hỏa, Thổ, Kim, Thủy; sự phát triển biến hóa của hiện tượng và sựvật của các loại sự vật trong tự nhiên giới đều là kết quả củatác dụng tương hỗ và không ngừng vận động của năm loại vật chấtnày. Trật tự vận động của vạn vật trong trời đất đều phải chịu sựchi phối thống nhất bởi quy tắc sinh khắc chế hóa của ngũ hành. Họcthuyết ngũ hành dùng năm loại vật chất Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy đểgiải thích sự khởi nguyên của vạn vật trong vũ trụ, cùng với nhiềudạng tính thống nhất của nó. Tất cả các hiện tượng và sự vậttrong tự nhiên giới đều có thể dựa vào đặc điểm và tính chất củaMộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy để quy nạp thành năm hệ thống. Hiện tượngvà sự vật trong năm hệ thống này, cho đến mỗi hệ thống, đều tồn tạimột quan hệ nội tại nhất định, từ đó hình thành một trạng tháimạng lưới phức tạp, còn gọi là “ngũ hành đại hệ” (五行大系 - hệ thống lớn của ngũ hành). Ngũ đại hệ còn tìmra được và quy định quan hệ đối ứng của con người với tự nhiên, kếthợp thống nhất tự nhiên với sự vật, con người. Học thuyết ngũ hànhcho rằng can dự chính đến vũ trụ là một thế giới biến hóa củabiến động không ngừng. Vũ trụ là một vũ trụ của động thái (trạngthái vận động không ngừng).

Học thuyết ngũ hành là một quan niệm giảithích về một thế giới vận động không ngừng. Một mặt cho rằng vạnvật trong vũ trụ đều do năm loại vật chất cơ bản là Mộc, Hỏa, Thổ,Kim, Thủy cấu thành. Đưa ra câu trả lời chính xác cho nguồn gốc củavũ trụ; một mặt khác lại cho rằng tất cả các sự vật đều không côlập, không ngưng đọng, mà trong sự không ngừng vận động tương sinh,tương khắc duy trì tính bình hoành hiệp điều. Cho nên, học thuyết ngũhành không chỉ gồm có duy vật quan, mà còn hàm chứa phong phú tưtưởng phép biện chứng, là một học thuyết mà người Á Đông xưa đãdùng để nhận thức, giải thích nguyên tắc liên hệ lẫn nhau trong quátrình phát sinh phát triển của sự vật và vũ trụ.

Đông y học dùng học thuyết ngũ hành để ứngdụng trong lĩnh vực y học, dùng quan điểm kết cấu hệ thống để quansát cơ thể con người, diễn tả mối liên hệ hữu cơ giữa cục bộ conngười với cục bộ, cục bộ với chỉnh thể, cho đến sự thống nhấtgiữa cơ thể con người với hoàn cảnh ngoại giới, làm vững chắc thêmcho luận chứng về quan niệm chỉnh thể của Đông y học, khiến cho phươngpháp chỉnh thể hệ thống mà Đông y học đã sử dụng được hệ thốnghóa thêm một bước. Đối với Đông y học, đã hình thạnh một hê thốnglý luận đặc trưng, tạo ra một tác dụng thúc đẩy rất lớn, trở thànhmột trong những triết học cơ sở của hệt thống lý luận Đông y học,và cũng là một bộ phận hình thức quan trọng. Theo đà phát triểncủa Đông y học, học thuyết ngũ hành của Đông y học và học thuyếtngũ hành trên phương diện triết học ngày càng tách rời, xem trọng lýluận ngũ hành trong tương hỗ tạng phủ, nói rõ các các chiều kích,các quy luật của tự nhiên là thuộc tính và vật chất kết cấu phânchia vô cùng, cho đến quan hệ hỗ tương của tạng phủ, đặc biệt làtrong ngũ tạng cơ thể con người, mỗi tạng đều kiêm đến ngũ tạng, tứclà quy luật ngũ tạng tương hỗ, đưa ra một cơ chế điều tiết trong độngthái bình hoành của nội bộ cơ thể với hoàn cảnh ngoại giới, làmsáng tỏ quy luật mạnh khỏe và bệnh tật, phương pháp phòng trị vàchẩn đoán bệnh tật.

I – KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA NGŨ HÀNH

1) HÀM NGHĨA CỦANGŨ HÀNH:
a) Hàm nghĩa triếthọc của ngũ hành:
Ngũ hành là một phạm trù cơ bản trong triếthọc cổ Á Đông, là tư tưởng khoa học từ thời nguyên thủy thượng cổ.“Ngũ” gồm năm loại vật chất: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. “Hành” nghĩalà tứ thông bát đạt” (thông hết bốn phương tám hướng), lưu hành vàthông dụng. Trong cổ văn, có nghĩa là vận động, hành động, tức làvận động biến hóa, vận hành không ngưng nghỉ. Ngũ hành, là nói đếnsự biến hóa vận động của năm loại vật chất gồm Mộc, Hỏa, Thổ, Kim,Thủy. Dứt khoát không thể xem ngũ hành là trạng thái tĩnh, mà phảibiết rằng, đây là tác dụng tương hỗ của động thái năm loại vậtchất. Ngũ hành vừa là vật chất và vận động, mà lại có lúc khôngphải là vật chất và vận động; vừa là bất ly (không rời), lại vừalà phân ly. Là năm loại vật, năm loại tính, năm loại năng lực, nên gọilà là “ Ngũ Đức” (thuyết Ngũ Đức xuất phát từ thuyết Ngũ Hành(tác giả là Trâu Diễn thời Xuân Thu). Thuyết này cho rằng: đời nhàNgu Thuấn là Thổ đức, nhà Hạ là Mộc đức, nhà Thương là Kim đức,nhà Châu là Hỏa đức, nhà Tần là Thủy đức. Ngũ đức tương khắc màthay đổi các triều đại. Các triều đại Đế vương về sau, đều theo dùngthuyết ngũ đức. Trong sách Chu Dịch cổ đại, hợp khái niệm về âmdương và ngũ hành lại làm một, dùng để giải thích nguyên nhân thịnhsuy của các triều đại trong lịch sử, là cơ sở lý luận để thay đổicủng cố các vương triều. Theo sự thịnh hành của tư tưởng học thuyếtngũ hành, học thuyết này đã được các triết học gia duy tâm sử dụng,tăng thêm màu sắc thần bí, trở thành một trong nguồn gốc chủ yếu củahọc thuyết “lưỡng hán sấm vĩ” (sấm - 谶 -là ẩn ngữ nói đến sự cát hung docác Phương Sĩ và thầy bói giữa thời Tần, Hán đặt ra; vĩ - 纬 - là nội dung kinh văn được cắt nghĩa từ trong sáchcủa Nho Gia thời Hán, được người thời sau Hán Quang Võ Đế là Lưu Tú(汉光武帝刘秀)gọi là “Nội Học”, còn bản văn nguyên bản được gọi là “ngoại học”.Sấm Vĩ về sau trở thành ngụ ngôn (các bài học nhắc nhở) trong Chínhtrị). Thời cổ “Ngũ Đức” là ý nói đến Trung (忠),Nhân (仁), Thành (诚),Tiết (节), Dũng (勇).Thời hiện đại, “Ngũ Đức” là nói đến Trí (智),Tín (信), Nhân (仁),Dũng (勇), Nghiêm (严)).Học thuyết ngũ hành và học thuyết âm dương đều giống nhau, lúc mớibắt đầu đều chú tâm đến tác dụng mâu thuẫn của sự vật, biến hóavà vận động của sự vật. Sách “Thuyết Văn Giải Tự” chép: “Ngũ, tứcngũ hành, theo âm dương mà giao thoa trong khoảng trời đất” (“五”, 五行也,从二,阴阳在天地之间交舞也 – “ngũ”, ngũ hành dã, tùngnhị, âm dương tại thiên địa chi gian giao vũ dã). Chữ “hành” trong NgũHành, chữ “vận” trong Ngũ Vận đều có nghĩa là vận hành không ngưngnghỉ. Khái niệm của ngũ hành, không phải là biểu thị hình thái vậtchất đặc thù của năm chủng loại, mà là đại diện cho thuộc tính,công năng, là khái niệm trừu tượng của trạng thái năm chủng loạitrong quá trình vận động biến hóa âm dương bên trong sự vật khách quancủa tự nhiên giới, thuộc khái niệm trừu tượng, và cũng là phạm trùquan trọng của chủ nghĩa triết học duy vật sơ khai cổ đại.

b) Hàm nghĩa y họccủa ngũ hành:
Ngũ hành trong Đông y học là thành quả của sựkết hợp lẫn nhau giữa Đông y học với phạm trù triết học ngũ hànhcổ đại, là phương pháp luận và thế giới quan của nhận thức Đông yhọc về thế giới và vận động sự sống. Đông y học đối với khái niệmngũ hành rất phong phú về hàm nghĩa âm dương, cho rằng Mộc, Hỏa,Thổ, Kim, Thủy cho đến các sự vật trong tự nhiên giới đều là sự sảnsinh bởi hình thức vận động mâu thuẩn của âm dương. Vận động biếnhóa của âm dương có thể phản ánh thông qua lục khí của Thiên gồm phong,nhiệt, ôn, táo, thấp, hàn, và ngũ hành của Địa gồm Mộc, Hỏa, Thổ,Kim, Thủy. Ngũ hành của Đông y học không những chỉ là nói về nămloại vật chất, cùng với thuộc tính của nó, quan trọng nhất là nóbao hàm vận động mâu thuẫn âm dương của bên trong năm loại sự vật.

Khái niệm ngũ hành của Đông y học, một làbiểu thị thế giới vật chất, bất luận tự nhiên hay sự sống, đều làtính đa dạng thống nhất của trạng thái vật chất; hai là biểu thịmột loại hình thái tư duy của một hình thức liên hệ kết cấu đanguyên trong thỉnh thể tư tưởng Á đông. Hình thái tư duy này này, trongĐông y học có được sự biểu đạt điển hình và đầy đủ. Khái niệm ngũhành của Đông y học, mục đích là giải thích về các bộ phận trongkết cấu cơ thể con người, cùng với cơ thể con người với hoàn cảnhngoại giới là một chỉnh thể hữu cơ, thuộc khái niệm triết học củakhoa học y học, so với khái niệm khoa học thuần túy không giống nhau.

2) QUAN HỆ GIỮA NGŨHÀNH VỚI KHÍ, ÂM DƯƠNG
a) Ngũ hành vớiKhí:
Khí và Ngũ đều là phạm trù triết học củatriết học cổ đại Á đông đối với nhận thức về nguồn gốc của thếgiới. Phạm trù khí giải thích về tính thống nhất của thế giới vậtchất, mà phạm trù ngũ hành thì giải thích về tính đa dạng của củahình thái vật chất trong thế giới vật chất. Khí và Ngũ hành thểhiện lên tư tưởng biện chứng thống nhất triết học Á đông cổ đại“một” và “nhiều”. Vạn vật bản nguyên là nhất khí, nhất khí phânthành ngũ hành, ngũ hành lại quy về nhất khí.

b) Ngũ hành với âmdương:
Âm dương là tổng quy luật của vũ trụ, là yếutố mâu thuẫn của nội tại bản thân khí. Khí có âm dương, nhất khísinh ngũ hành, nên trong ngũ hành bao hàm cả âm dương, vì vậy vậnđộng của ngũ hành cũng tất nhiên cũng ảnh hưởng bởi sự chế ướccủa âm dương. Âm biến, dương hợp mà sinh ngũ hành. Trong ngũ hành thìmộc, hỏa thuộc dương; kim, thủy, thổ thuộc âm, mà trong ngũ hành, mỗihành lại có âm dương riêng của nó.

II) NỘI DUNG CƠ BẢNCỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

1) Phân loại ngũhành đối với thuộc tính sự vật:

A) Đặc tính ngũ hành:
Đặc tính của ngũ hành là dựa trên cơ sở nhậnthức sơ khai của cổ nhân trong cuộc sống về năm loại vật chất Mộc,Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, khái niệm lý luận từng bước được trừu tượnghóa mà dần dần hình thành.

a) “Mộc viết khúctrực”(木曰曲直 – mộc được gọi là cong, thẳng): Khúc (曲) nghĩa là khúc khuỷu; trực (直),nghĩa là thẳng thắn. Khúc trực nghĩa là vừa có thể khúc khuỷuquanh co, lại vừa có thể suông thẳng. Đặc tính của mộc bao gồm sinhtrưởng, có thể cong có thể thẳng, có thể thăng phát. Mộc đại diệncho tính năng của sức mạnh sinh phát, biểu hiện cho công năng sinh sảnvốn có của vạn vật trong vũ trụ. Phàm hiện tượng hoặc sự vật củaloại đặc tính vốn có này, đều có thể quy thuộc vào “Mộc”.

b) “Hỏa viết viêmthượng”(火曰炎上 - hỏa được gọi là thiêu đốt lêntrên): Viêm nghĩalà nóng, nhiệt; thượng là hướng lên trên. Hỏa vốn có đặc tính phátnhiệt, ấm áp, hướng lên trên. Hỏa đại diện cho sự thăng hoa sức mạnhsinh phát, tính năng của sự sáng rực mà nóng nảy. Phàm hiện tượnghoặc sự vật vốn có tính năng ôn nhiệt, dâng lên, sum xuê, đều có thểquy thuộc vào “Hỏa”.

c) “Thổ ái giá sắc”(土爱稼穑 - thổ chủ cầy cấy): mùa xuân trồng trọt, gọi là“giá” (稼), mùa thu thâu hoạch, gọi là“sắc” (穑), ý nói đến công việc gieotrồng và thâu hoạch của nông tác. Thổ vốn có đặc tính sinh hóa vàđón nhận vật, nên gọi là “thổ tải tứ hành, vi vạn vật chi mẫu” (土载四行,为万物之母 - thổ chứa đựng tứ hành (tứhành tức là tứ tượng. Khí sinh ra từ nước, thổ sinh ra từ hỏa. Khíthổ thủy hỏa là tứ hành), là mẹ của vạn vật). Thổ có ý nghĩasinh sản liên tục, là gốc rễ sự sinh tồn của vạn vật thế giới vàcon người, tứ tượng ngũ hành đều phải nương nhờ nơi thổ. Trong ngũhành thì thổ là quý nhất. Phàm hiện tượng hoặc sự vật vốn cótính năng thọ nạp, chuyên chở, sinh hóa, đều quy thuộc vào “Thổ”.

d) “Kim viết tùngcách” (金曰从革 - kim tính thuận theo): Tùng (从), nghĩa là thuận theo, phục tùng; cách, nghĩalà thay đổi, cải cách, biến cách. Đặc tính vốn có của Kim là cóthể nhu, có thể cương, có thể thay đổi, có khả năng thâu liễm. Kimđại diện cho tính năng thể rắn. Phàm vật sau khi sinh trưởng, sẽ đạtđến một trạng thái ngưng rắn, Kim được dùng để biểu thị cho tínhrắn chắc đó. Ý rộng của kim là tiềm năng, thâu liễm, thanh khiết,túc xác (肃杀 - làm cho vật tiêu hao dần). Phàmcác hiện tượng hoặc sự vật vốn có các tính năng này, đều có thểquy thuộc vào “kim”.

e) “Thủy viết nhuậnhạ”(水曰润下 - thủy là sự ẩm ướt): nhuận (润),nghĩa là ẩm ướt; hạ (下), nghĩa là bên dưới. Thủy đạidiện cho ý nghĩa ngưng kết, cất giữ. Đặc tính vốn có của thủy làtư nhuận (滋润), đi xuống, bế tàng (闭藏). Phàm hiện tượng và sự vật có tính năng hàn lương,tư nhuận, hướng hạ, bế tàng đều quy thuộc về “thủy”.
Từ đó có thể thấy, ngũ hành được nói đếntrong y họ, không phải chỉ nói về bản thân năm loại vật chất là Mộc,Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, mà là còn khái quát một cách trừu tượng vềthuộc tính khác nhau của năm loại vật chất này.

B) Phân loại ngũhành của thuộc tính sự vật:
Học thuyết ngũ hành căn cứ vào đặc tính củangũ hành với các hiện tượng hoặc sự vật cùng loại trong tự nhiêngiới, vận dụng phương pháp quy loại và suy diễn, rồi cuối cùng quynạp thành năm chủng loại. Phương pháp suy biện cụ thể như sau:

a) Phép suy diễntương đồng (类比法 - analogy):
Phép suy diễn tương đồng là phương pháp logic căncứ trên sự tương đồng hoặc tương tự nhau trong mối quan hệ hay thuộctính của hai vật hoặc hai loại sự vật mà suy diễn ra sự tương đồnghoặc tương tự nhau sẽ có thể xảy ra ở một phương diện khác củachúng. Phép suy diễn tương đồng cũng là một phép biện luận. TrongĐông y học gọi phép suy diễn tương đồng là “viên vật tỉ loại” (援物比类 - dựa vào vật để so sánh) hoặc “thủ tượng tỉloại” (取象比类 - dựa vào hiện tượng để so sánh).Học thuyết ngũ hành trong Đông y học vận dụng phương pháp suy diễntương đồng , mang hình tượng của sự vật (hình thái, tính chất, tácdụng của sự vật) với thuộc tính của ngũ hành mà suy diễn. Trongphương pháp này, hiện tượng vốn có của vật, có sự giống nhau vớiđặc tính của một hành nào đó, thì sẽ được quy nạp vào hành đó,như phương vị phối ngũ hành, ngũ tạng phối ngũ hành v.v… Phương vịphối ngũ hành, ánh sáng mặt trời thăng lên ở hướng đông, cùng loạivới đặc tính thăng phát của Mộc, nên phương đông được quy nạp vàomộc; phương nam nóng nảy, cùng giống với đặc tính viêm nhiệt chưngbốc của hỏa. Vì vậy, phương nam được quy nạp vào “hỏa”. Còn như ngũtạng phối ngũ hành, Tỳ chủ vận hóa (运化)mà lại có tính hóa vật như “thổ”, vậy nên Tỳ được quy nạp vào“thổ”; Phế chủ túc giáng (肃降), có tính cùng loại với “túcsát” (肃 - hạn chế sự phát triển tháiquá của vật), vậy nên phế được quy nạp vào “kim” v.v…

b) Phép suy diễn (推衍- infer and deduct): phép suy diễn là phương phápsuy luận dựa trên thuộc tính đã biết được của một sự vật nào đó,suy diễn ra các sự vật liên quan khác, để tìm ra thuộc tính củanhững sự vật đó. Phép này thuộc một hình thức loại suy (类推形式 - analogize) của triết học cổ đại, (nó)bao gồm hai loại hình là hình thức suy diễn bình hành (parallel - 平行式推衍) và hình thức suy diễn bao hàm(contain - 包含式推衍).

- Hình thứcsuy diễn bình hành (平行式推衍): hìnhthức này so với tư duy suy diễn tương đồng, trên thực tế là sự phátsinh biến hóa của lượng, đồng thời không có sự thay đổi tư duy đểtạo ra tính chất vận động dòng chảy. Thường là sự mở rộng của mộtphương thức hoặc khuôn mẫu. Giữa phương pháp, khuôn mẫu này với đốitượng suy diễn mới, đều không tồn tại một quan hệ bao hàm. Lấy sựsuy diễn hành Mộc làm thí dụ, biết rằng Can thuộc Mộc, mà Can hợpĐởm, chủ Cân, khai khiếu ra mắt, vậy nên Đởm, Cân, ổ mắt thuộc Mộc.Nó cùng với “nộ” trong ngũ chí, “hô” trong ngũ thanh, “ốc” (nắm chặt)trong ngũ biến, cho đến mùa xuân trong năm mùa (xuân, hạ, trưởng hạ,thu, đông), hướng đông trong năm hướng (đông, tây, nam, bắc, trung ương),phong trong ngũ khí, sinh trong ngũ hóa (sinh, trưởng, hóa, thâu, tàng),màu xanh trong ngũ sắc, vị chua trong ngũ vị, rạng đông trong ngũ thời(ngũ thời gồm: bình đán (平旦 - rạng đông), nhật trung (日中 - giữa trưa), nhật tây (日西 - hoàng hôn), nhật nhập (日入 - buổi tối), dạ bán (夜半 - nửa đêm)), âm giốc (角) trong ngũ âm v.v… đều quy vào một mối. Căn cứ vàođặc tính của hành Mộc, trong cơ thể con người, lấy Can làm trung tâm,suy diễn ra Đởm, mắt, cân, nộ, hô, ốc (nắm chặt); trong tự nhiên giớithì lấy mùa xuân làm trung tâm, suy diễn ra phương đông, phong, sự sinhsản, màu xanh, vị chua, sáng tinh mơ, giốc (角 - trongngũ âm). Giữa Can với Đởm, mắt, cân, nộ, hô, ốc, cho đến mùa xuân vớiphương đông, phong, sinh sản, màu xanh, vị chua, sáng tinh mơ, âm giốc,đều không tồn tại quan hệ bao hàm, chỉ là trên cơ sở Can trong ngũtạng, mùa xuân của năm mùa, mà phát sinh ra sự gia tăng lượng. Bốnhành còn lại đều suy diễn tương đồng như vậy.

- Hình thứcsuy diễn bao hàm (包含式推衍): Hìnhthức suy diễn bao hàm lại có thể phân thành hai hình thức là suydiễn mô hình trừu tượng và suy diễn loại mệnh đề. Học thuyết ngũhành dựa trên quy luật sinh khắc chế hóa giữa Mộc, Hỏa, Thổ, Kim,Thủy của ngũ hành, để giải thích tính thống nhất giữa ngũ tạng Can,Tâm, Tỳ, Phế, Thận trong cơ thể con người, là hệ thống ngũ tạng trungtâm, và con người cùng với các yếu tố không giống nhau trong tự nhiêngiới, đó là ứng dụng cụ thể của suy diễn mô hình kết cấu ngũhành. Suy diễn loại mệnh (类命题推衍) đề thuộc phương pháp tam đoạnluận trong triết học cổ đại. Trong suy diễn ngũ hành, phạm trù ứngdụng các phép suy diễn mô hình khác nhau khá rộng, vậy nên trong nộidung này chỉ lược qua và đưa ra những so sánh điển hình.

Nói chung, học thuyết ngũ hành lấy thiên nhântương ứng để làm tư tưởng chỉ đạo; lấy ngũ hành làm trung tâm; lấyngũ phương của kết cấu không gian, ngũ quý (năm mùa) của kết cấuthời gian, ngũ tạng của kết cấu cơ thể con người để làm hệ thống cơbản. Dựa vào thuộc tính của các loại sự vật và hiện tượng của tựnhiên giới, cho đến hiện tượng bệnh lý sinh lý của cơ thể con ngườimà tiến hành quy nạp, tức là phàm những gì vốn có đặc tính nhuhòa, sinh phát đều thuộc vào mộc; vốn có đặc tính dương nhiệt, chưngnóng đều thuộc vào hỏa; vốn có đặc tính trưởng dưỡng, hóa dục đềuthuộc vào thổ; vốn có đặc tính thanh tịnh, thâu sát đều thuộc vàokim; vốn có tính hàn lãnh, tư nhuận, thấm xuống, bế tàng, đều thuộcvào thủy. Từ đó, đem hiện tượng và sự vật của hoạt động sự sốngcon người với tự nhiên giới liên hệ lại với nhau, sẽ hình thành mộthệ thống liên hệ kết cấu ngũ hành của tình trạng bên trong và bênngoài của con người, dùng để giải thích về tính thống nhất của cơthể con người với tự nhiên giới.

Bảng Quy Loại Thuộc Tính NgũHành

Cơ thể con người
Ngũ tạng: Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận
Lục phủ: Đởm, Tâm, Tỳ, Phế, Thận
Ngũ quan: Mục (mắt), Thiệt (lưỡi), Khẩu (miệng), Tỵ (mũi), Nhĩ (tai)
Ngũ thể: Cân (gân), Mạch (máu), Nhục (cơ thịt), Bì mao (da lông), Cốt (xương)
Tình chí: Nộ (giận dữ), Hỷ (vui vẻ), Tư (lo lắng), Bi (buồn), Khủng (sợ)
Ngũ thanh: Hô, Tiếu (cười), Ca (hát), Khốc (khóc), Thân (rên)
Ngũ biến: Ác (nắm chặt), Ưu (buồn rầu), Uế (nôn ọe), Khái (ho), Lật (sợ hãi)
Ngũ dịch: Lệ (nước mắt), Hãn (mồ hôi), Tiên (nước dãi), Thế (nước mũi), Thóa (nước bọt)
Ngũ vinh: Trảo (móng chân tay), Diện (mặt), Thần (môi), Mao (lông), Phát (tóc)
Ngũ ố: Phong, Nhiệt, Thấp, Táo, Hàn
Ngũ hành: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy

Tự nhiên giới:
Ngũ âm: Giốc, Chủy, Cung, Thương Vũ
Ngũ sắc:Xanh (thanh), Đỏ (xích), Vàng (hoàng), Trắng (bạch), Đen (hắc)
Ngũ vị: Toan (chua), Khổ (đắng), Cam (ngọt), Tân (cay), Hàm (mặn)
Ngũ hóa: Sinh (sinh trưởng), Trưởng (phát triển), Hóa (vận hóa), Thâu (thâu liễm), Tàng (cất giữ)
Ngũ xú: Táo (臊 - hôi), Tiêu (焦 - khét), Hương (thơm), Tinh (tanh), Hủ (thối)
Ngũ phương: Đông, Nam, Trung ương, Tây, Bắc
Ngũ quý: Xuân, Hạ, Trường hạ, Thu, Đông
Thiên can: Giáp – Ất, Bính – Đinh, Mậu – Kỷ, Canh – Tân, Nhâm - Quý
Địa chi: Dần – Mão, Tị – Ngọ, Thìn – Mùi – Tuất - Sửu, Thân – Dậu, Hợi - Tí
Ngũ súc: Khuyển (chó), Dương (dê), Ngưu (bò), Kê (gà), Trư (lợn)
Ngũ quả: Lý (mận), Hạnh (quả hạnh nhân), Táo (đại táo), Đào
Lật (hạt dẻ)
Ngũ thái (rau): Cửu (rau hẹ), Giới (củ kiệu), Quỳ (rau quỳ), Thông (hành), Hoắc hương

Đặc điểm Phương pháp khoa học cổ đại của ngườiÁ châu là kiên trì quan sát, phân loại dễ hiểu, vận dụng khéo léo,thận trọng trong ứng dụng và biện chứng rõ ràng. Trên cơ sở “trênquan thiên văn, dưới sát địa lý”, “gần thì có quan sát bản thân, xathì có quan sát vật”, phân loại sự vật rõ ràng, mà tiến thêm mộtbước mở rộng nội dung, từ sự vật đã biết mà mở rộng hiểu biết vềcác sự vật chưa biết. Phương pháp tư duy của suy diễn và quy loạitrong học thuyết ngũ hành là: quan vật (观物 - quansát sự vật) – thủ tượng (取象 - nắm bắt sự vật) – tỉ loại (比类 - so sánh sự vật) – vận số (trong ngũ hành) – cầuđạo (trong quy luật cuộc sống), tức là dùng sự vật để diễn cho hếtý. Đây là phương pháp tư duy so sánh sự vật tổng hợp (loại tỷ tổnghợp), lấy quan sát trực tiếp làm cơ sở.

Tư duy so sánh sự vật là hình thái tư duy quantrọng của triết học cổ đại, đặc trưng cơ bản của nó là tính tư duyliên tưởng và tư duy ngang. Có thể nói, tư duy ngang là một mức độvận động của tư duy giữa sự vật và hiện tượng, trong tình trạng cábiệt hoặc cụ thể: từ cá biệt đến cá biệt, từ cụ thể đến cụ thể,từ sự vật với hiện tượng đến sự vật với hiện tượng. Trong tư duyngang, giữa hai đầu của mối quan hệ, trên bản chất đều không có thuộctính quan hệ, chỉ là một dạng biểu hiện giống nhau về loại. Có thểnói, tính liên tưởng có tính chất tùy ý tính, chỉ cần hai sự vậtcó tính giống nhau về một điểm nào đó, tư duy có thể vượt qua mộtkhông gian khoảng cách giới hạn lớn về chủng loại và tri thức, tạodựng một mối quan hệ giữa hai sự vật có sự giống nhau nhưng không cómối liên kết với nhau, mà không giống phương pháp nghiên cứu là cầnphải tuân theo một phạm vi hạn định mà tiến hành. Tư duy loại suy cóhình thức chủ quan so ra lớn hơn, tuy có ưu điểm phong phú về sứctưởng tượng và tính sáng tạo, nhưng nó thiếu hẳn tính nghiêm nghặtkhắt khe của chuẩn tắc khách quan, dễ bị chìm vào vũng lầy chủ quankhông có cơ sở. Nó tất nhiên cũng có đặc điểm suy luận loại tỷ, tứclà kết luận của nó chưa chắc đã xảy ra, tính chắc chắn ít, tínhsáng tạo lớn. Vì vậy, sự quy loại trong ngũ hành (còn gọi là “ngũhành đại hệ” (五行大系)), không chỉ nêu rõ lên mối quan hệ giữa các sự vậtvới nhau trong tự nhiên giới, mà còn cẩn thận tìm tòi và quy địnhmối liên hệ giữa tự nhiên với con người và sự việc; mang tất cả cáchiện tượng tự nhiên trong vũ trụ liên kết với nhau thành một mối.Nhưng điểm quan trọng nhất trong ngũ hành đại hệ là: Các sự vậttrong vũ trụ luôn ở cạnh nhau để hỗ trợ tác dụng cho nhau, tạo thànhmột hệ thống đồ thức năm kết cấu, trở thành một vòng thăng bằng, mộthình thái tồn tại đầy đủ trọn vẹn, nếu lên được cái đạo của vũtrị về Thiên Nhân hợp nhất.
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2016-05-30 05:59:35.0
Chương II: CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y HỌC - Tiết III (tiếp theo)
April 28, 2013 at 3:37am

2) Cơ chế điều tiết chính thường của ngũ hành:

A) Ngũ hành sinh khắc chế hóa: quy luật sinh khắc chế hóa của ngũ hành là hệ thống kết cấu ngũ hành trong cơ chế điều tiết tự động của hoàn cảnh chính thường.

a) Quy luật tương sinh: tương sinh tức là nuôi sống lẫn nhau, giúp nhau phát triển, thúc đẩy lẫn nhau. Hiện tượng nuôi sống lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển, được gọi là ngũ hành tương sinh.

Trật tự ngũ hành tương sinh là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Trong quan hệ tương sinh, bất kỳ một cặp nào cũng có hai phương diện quan hệ gồm “sinh ra ta” và “ta sinh ra”. Cho nên quan hệ tương sinh trong ngũ hành còn được gọi là “quan hệ mẫu tử”. Lấy Hỏa làm ví dụ, cái sinh ra “ta” là Mộc, Mộc sinh Hỏa, vậy Mộc là mẹ của Hỏa; “ta” sinh ra Thổ, Hỏa có thể sinh ra Thổ, vậy Thổ là còn của Hỏa. Các hành còn lại cũng suy vậy mà ra.

b) Quy luật tương khắc: Tương khắc tức là sự chế ước, chế khắc, ức chế lẫn nhau. Quan hệ chế ước lẫn nhau giữa ngũ hành được gọi là ngũ hành tương khắc.

Thứ tự của ngũ hành tương khắc gồm: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Mối quan hệ tương khắc này tái diễn liên tục không ngừng. Mộc có Kim hạn chế thì mộc không tán thái quá; Thủy khuất phục được hỏa thì sẽ không có sự chưng bốc thái quá; Thổ có mộc sơ thông thì sẽ không quá ẩm thấp; Kim có được hỏa ôn ấm cho thì sẽ không thâu về thái quá; Thủy được thổ thấm rút thì sẽ không quá nhầy nhuận. Đó đều là diệu dụng của khí hóa tự nhiên.

Đồ h́nh tương sinh tương khắc của Ngũ hành.
Tượng trưng cho tương sinh
Tượng trưng cho tương khắc.

Trong mối quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành, bất cứ một hành nào của đều có hai phương diện “khắc ta” và “ta khắc”. Hoàng Đế Nội Kinh gọi đó là quan hệ “sở thắng” và “sở bất thắng”. “khắc ta” tức là “sở bất thắng”; “ta khắc” là “sở thắng”. Vì vậy, quan hệ ngũ hành tương khắc, tương sinh còn được gọi là quan hệ “sở thắng” và “sở bất thắng”. Lấy Thổ làm ví dụ, “khắc ta” là Mộc, thì Mộc là “sở bất thắng” của Thổ (thổ không thắng lại). “Ta khắc” là thủy, thì thủy là “sở thắng” của Thổ (thổ thắng thủy). Các hành còn lại cũng suy từ đó mà ra.

Trong mối quan hệ sinh khắc đã nói trên, bất cứ một hành nào cũng đều có bốn phương diện quan hệ là: “sinh ta” và “ta sinh”; “khắc ta” và “ta khắc”. Lấy mộc là ví dụ: “sinh ta” là thủy, “ta sinh” là hỏa; “khắc ta” là kim, “ta khắc” là thổ.

c) Quy luật chế hóa: quan hệ chế hóa trong ngũ hành là sự kết hợp của mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Tương sinh với tương khắc là hai phương diện không thể tách rời. Không có sinh thì không có sự phát triển và trưởng thành của sự vật; không có khắc thì không thể duy trì được sự phát triển và biến hóa của mối quan hệ phối hợp chính thường. Vì vậy, trong sinh cần phải có khắc (hóa trung hữu khắc), trong khắc cần phải có sinh (chế trung hữu hóa), tương phản tương thành, mới có thể duy trì và xúc tiến sự phát triển biến hóa và kết hợp hài hòa lẫn nhau của sự vật. Mối quan hệ sinh khắc của trong sinh có khắc, trong khắc có sinh; tương hỗ sinh hóa, tương hỗ chế ước giữa ngũ hành, được gọi là “chế hóa”.

Quy luật này là: Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc; Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa; Thổ khắc Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc khắc Thổ; Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa khắc Kim; Thủy khắc Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ khắc Thủy.

Lấy tương sinh mà nói, mộc có thể sinh hỏa, đó là ý: “mẫu lai cố tử”(母来顾子- mẹ quan tâm đến con), nhưng bản thân mộc lại được thủy sinh ra. Đây là hình thức quan hệ bình hoành (thăng bằng) của “sinh ta” và “ta sinh”. Nếu chỉ có “ta sinh” mà không có “sinh ta”, thì đối với mộc mà nói, sẽ có sự hình thành thái quá, giống như việc thu nhập với chi thu không cân bằng nhau. Mặt khác, giữa thủy với hỏa lại là mối quan hệ tương khắc, cho nên trong tương sinh, lại có hàm ý quan hệ tương khắc, mà không phải là tương sinh tuyệt đối, như vậy để đảm bảo được động thái thăng bằng (bình hoành) giữa sinh và khắc.

Lấy tương khắc mà nói, Mộc có thể khắc thổ, Kim lại có thể khắc Mộc (ta khắc, khắc ta), mà giữa Thổ với Kim, lại là quan hệ tương sinh, cho nên mới hình thành Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim lại khắc Mộc (子复母仇tử phục mẫu cừu – con báo thù cho mẹ). Điều này nói lên: ngũ hành tương khắc không phải là tuyệt đối. Trong tương khắc, phải có chứa đựng tương sinh, mới có thể duy trì được bình hoành. Nói cách khác, bản thân cái bị khắc có tác dụng chế ước ngược lại.

Quy luật sinh khắc chế hóa, là hiện tượng chính thường của phát triển và biến hóa của tất cả sự vật; trong cơ thể con người, thì đó là trạng thái sinh lý chính thường. Trong mối quan hệ sinh khắc chế hóa của hình thức tương phản tương thành, còn có thể nhìn thấy sự hiệp điều bình hoành giữa ngũ hành là tương đối. Vì quá trình tương sinh tương khắc, cũng là quá trình tiêu trưởng, phát triển của sự vật. Trong quá trình này, nhất định sẽ xuất hiện tình trạng thái quá và bất cập. Sự xuất hiện tình trạng này, bản thân nó cũng sẽ một lần nữa điều tiết lại sự tương sinh và tương khắc. Như vậy, lại xuất hiện tiếp một lần nữa sự hiệp điều bình hoành. Hình thức trong bất hoành tìm được bình hoành; mà bình hoành lại lập tức được thay thế bởi một vận động tuần hoàn mới là bất bình hoành, luôn không ngừng thúc đẩy sự phát triển và biến hóa của sự vật. Học thuyết ngũ hành dùng lý luận này để lý giải về sự biến thiên chính thường của khí hậu tự nhiên giới và sinh thái bình hoành của tự nhiên giới, cùng với hoạt động sinh lý của cơ thể con người.

B) Cơ chế điều tiết khác thường của ngũ hành:
Tử mẫu tương cập và thừa, vũ, thắng, phục của ngũ hành: hệ thống kết cấu của ngũ hành, trong cơ chế tự động điều tiết của tình trạng chính thường là tử mẫu tương cập và thừa, vũ, thắng, phục.

a) Tử mẫu tương cập (子母相及): Cập (及), ở đây nghĩa là ảnh hưởng đến một sự vật khác. Tử mẫu tương cập là nói về hiện tượng tương sinh của trạng thái không bình thường được xuất hiện sau khi các hoạt động sinh khắc chế hóa của ngũ hành gặp phải sự phá hoại, bao gồm hai phương diện mẫu cập tử và tử cập mẫu. Mẫu cập tử với tương sinh có cùng một thứ tự; tử cập mẫu với tương sinh thì khác nhau về thứ tự. Ví dụ như hành Mộc ảnh hưởng đến hành hỏa thì được gọi là mẫu cập tử; ảnh hưởng đến hành Thủy thì gọi là tử cập mẫu.

b) Tương thừa tương vũ: Tương thừa tương vũ, trên thực tế là hiện tượng tương khắc của tình trạng bất bình thường.

Quy luật tương thừa: “Thừa”, nghĩa là thừa cái hư mà xâm tập vào. Tương thừa tức là sự tương khắc thái quá, vượt qua ngưỡng chế ước bình thường, khiến cho quan hệ hiệp điều chính thường giữa sự vật bị mất đi. Thứ tự tương thừa và tương khắc trong ngũ hành là một, nhưng cái bị khắc càng thêm hư nhược.

Hiện tượng tương thừa có thể phân thành hai phương diện: một là: bất cứ một hành nào trong ngũ hành cũng đều bất túc (không đầy đủ, suy nhược), khiến cho hành khắc nó thừa sự hư suy đó mà xâm tập (thừa) vào, như vậy lại càng khiến cho nó càng suy yếu. Lấy hành Mộc khắc hành Thổ làm ví dụ: trong tình trạng bình thường thì Mộc khắc Thổ, Mộc là cái khắc; Thổ là cái bị khắc, do giữa chúng có sự chế ước lẫn nhau mà duy trì được trạng thái thăng bằng lẫn nhau. Trong tình trạng khác thường, Mộc vẫn ở một ngưỡng chính thường, nhưng bản thân Thổ thì bất túc (suy nhược), vì vậy, nếu giữa hai hành mất đi trạng thái bình hoành vốn có, thì Mộc thừa cái hư của Thổ mà khắc nó. Sự tương khắc này vượt qua mức chính thường của mối quan hệ chế ước, khiến Thổ càng hư. Hai là: bản thân bất cứ một hành nào trong ngũ hành kháng thịnh thái quá, mà hành vốn bị nó khắc chế vẫn ở trong mức độ chính thường, trong trường hợp này, tuy “bị khắc” là một hiện tượng bình thường, nhưng do phương diện “khắc” này vượt quá ngưỡng chính thường, cho nên, cho nên cũng như trên, sẽ phá vỡ quan hệ chế ước chính thường giữa hai bên, mà xuất hiện hiện tượng tương khắc quá độ.

Vẫn lấy hành Mộc khắc Thổ làm ví dụ: trong tình trạng chính thường, Mộc có khả năng chế ước Thổ, duy trì sự bình hoành chính thường của nhau, nếu bản thân Thổ vẫn ở mức độ chính thường, nhưng do Mộc kháng thịnh thái quá, từ đó sẽ khiến cho trạng thái bình hoành vốn có giữa hai bên mất đi, xuất hiện hiện tượng Mộc kháng thừa Thổ.

“tương khắc” và “tương thừa” là hai hiện tượng khác biệt nhau, tương khắc là hiện tượng của mối quan hệ chính thường; tương thừa là hiện tượng của mối quan hệ chế ước chính thường gặp phải sự phá hoại của tương khắc dị thường. Trong cơ thể con người, tương khắc là hiện tượng sinh lý, tương thừa là biểu hiện của hiện tượng bệnh lý. Trên lâm sàng, cần tránh đánh đồng giữa hai khái niệm này.

Quy luật tương vũ: Vũ (侮), tức là lấn át, là cái mạnh lấn át cái yếu. Tương vũ là nói đến bản thân bất cứ hành nào trong ngũ hành thái quá, khiến cho một hành khác vốn khắc nó, không chỉ không chế ước được nó, mà ngược lại có bị nó khắc chế (phản khắc), còn gọi là “phản vũ”.

Hiện tượng tương vũ cũng biểu hiện ở hai phương diện. Lấy Mộc làm ví dụ: Một là: lúc Mộc kháng thịnh thái quá, Kim vốn khắc Mộc, nhưng do Mộc kháng thịnh quá độ, thì sẽ khiến cho Kim không những không khắc được Mộc, mà ngược lại còn bị Mộc khắc chế, khiến Kim bị tổn thất, đây gọi là Mộc phản kim. Hai là: lúc Mộc suy yếu quá độ, Kim vốn khắc Mộc, Mộc lại không khắc Thổ, nhưng do Mộc suy yếu thái quá, thì không những Kim sẽ thừa Mộc, mà Thổ cũng nhân lúc Mộc suy yếu mà vũ nó (Mộc). Trên lâm sàng, theo thói quen, gọi Thổ vũ Mộc là “Thổ ủng Mộc uất” (土壅木郁).

Tương vũ tương thừa đều là biểu hiện khác thường của sự phá hoại sự hiệp điều thống nhất lẫn nhau (trong ngũ hành). Thừa vũ, đều nhân hiện tượng thái quá mà xâm tập hoặc lấn át. “Thừa” là cái hữu dư của tương khắc, tình trạng hữu dư này gây nguy hại đến hành bị khắc, cũng là sự khắc chế quá độ của hành vốn sở thắng (khắc) với một hành khác. “vũ” là cái hữu dư của tạng bị khắc phản vũ lại tạng khắc nó, cũng là sự phản khắc của một tạng bị nó khắc (sở bất thắng). Trên thực tế, tương thừa và tương vũ là vừa tốt lại vừa xấu vậy, là hai phương diện của một vấn đề. Nếu Mộc hữu dư mà Kim không thể khắc chế được Mộc, Mộc sẽ nhân đó mà khắc chế hành mà nó sở thắng là Thổ, đây gọi là “thừa”; đồng thời, Mộc còn dựa vào thế mạnh của mình mà lấn lướt cả cái sở bất thắng của nó là Kim, đó gọi là “vũ” (侮). Ngược lại, Mộc bất túc, thì không chỉ kim đến thừa Mộc, mà mà cái nó sở thắng là Thổ lại thừa cái hư của nó mà vũ lại. Cho nên, thiên “Ngũ Vận Hành Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Khí hữu dư thì chế cái sở thắng (cái nó vốn khắc) của mình mà vũ cái sở bất thắng (cái khắc nó) của nó; nếu nó bất cập, thì sở bất thắng của nó (cái khắc nó) sẽ thừa đó mà vũ nó, cái nó sở thắng (cái nó khắc) sẽ vũ lại nó” (气有余,则制己所胜而侮所不胜,其不及,则己所不胜侮而乘之,己所胜轻而侮之 – Khí hữu dư, tắc chế kỷ sở thắng nhi vũ sở bất thắng; kỳ bất cập, tắc kỷ sở bất thắng vũ nhi thừa chi, kỷ sở thắng khinh nhi vũ chi).

c) Quy luật thắng phục: thắng phục là ý nói đến mối quan hệ của thắng khí và phục khí. Học thuyết ngũ hành lấy sự khắc chế quá độ của “kỷ sở thắng” dẫn đến sự thái quá hoặc bất cập gọi là “thắng khí”, mà loại thắng khí này, trong hệ thống ngũ hành, tất nhiên sẽ khiến cho xuất hiện một sức mạnh tương phản (khí báo phục, khí kháng cự), để áp chế lại nó; loại khí có thể báo phục “thắng khí” được gọi là “phục khí”, gọi chung là “khí thắng phục” (thắng phục chi khí - 胜复之气). Vậy nên thiên “Chí Chân Yếu Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “có thắng khí, thì tất sẽ xuất hiện phục khí” (有胜之气,其必来复也 - hữu thắng chi khí, kỳ tất lai phục dã). Đó là cơ chế tự điều tiết của hệ thống chỉnh thể, được tạo ra từ bản thân hệ thống kết cấu của ngũ hành, đối với sự thái quá hoặc bất cập; là trạng thái tự điều tiết để khôi phục cơ chế chế hóa chính thường của nó (ngũ hành). Như Mộc khí thái quá, sẽ thành thắng khí mà khắc Thổ thái quá, khiến cho Thổ khí thiên suy, Thổ khí không thể chế hỏa, thì Thủy khí thiên thắng mà thêm khắc Hỏa mạnh hơn; Hỏa khí bị chế quá mạnh mà giảm đi lực khắc Kim, vì vậy Kim khí mạnh lên mà làm giảm đi cái thái quá của Mộc khí, khiến cho trật tự chính thường được khôi phục. Ngược lại, nếu Mộc khí không đủ, thì sẽ gặp phải sự khắc thái quá của Kim, đồng thời lại nhân lúc Mộc suy không thể chế Thổ mà dẫn đến Thổ khí kháng thịnh; Thổ khí thiên kháng thì sẽ thêm lực chế ức Thủy, khiến cho Thủy càng thêm suy; Thủy suy không thể chế Hỏa khiến Hỏa kháng thịnh, Hỏa kháng thịnh thì sẽ dẫn đến Kim thiên suy không thể chế Mộc, từ đó khiến cho sự bất cập của Mộc khí được trở lại bình thường, để duy trì trạng thái điều tiết chính thường. Vậy nên thiên “Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “có lúc thắng lúc suy, đó là trật tự của ngũ hành, mỗi cái đều có thái quá bất cập vậy, vậy nên cái bắt đầu của nó, nếu đến là hữu dư, thì bất túc cũng theo đó mà đến; nếu đến là bất túc, thì hữu dư cũng theo đó mà đến” (形有胜衰,谓五行之治,各有太过不及也。故其始也,有余而往,不足随之,不足而往,有余从之 - hình hữu thắng suy, vị ngũ hành chi trị, các hữu thái quá bất cập dã. Cố kỳ thỉ dã, hữu dư nhi vãng, bất túc tùy chi, bất túc nhi vãng, hữu dư tùng chi).

Quy luật điều tiết của thắng phục là: trước là thắng, sau tất sẽ có phục để chống cự lại cái thắng. “Thắng khí” nặng, thì “phục khí” cũng nặng; “thắng khí” nhẹ, thì “phục khí” cũng nhẹ. Trong ngũ hành, giữa các hành đều có mối quan hệ tương khắc, có bao nhiêu sự thái quá thì cũng sẽ xuất hiện bấy nhiêu bất cập, và ngược lại. Vậy nên thiên “Chí Chân Yếu Đại Luận” sách Tố Vấn chép: Có thắng khí thì sẽ có phục khí; không có thắng khí thì sẽ không phát sinh phục khí” (有胜则复,无胜则否 - hữu thắng tắc phục, vô thắng tắc phủ); thiên “Ngũ Thường Chính Đại Luận” sách Tố Vấn chép: “Thắng khí yếu thì phục khí yếu; thắng khí mạnh thì phục khí mạnh” (微者复微,甚则复甚- vi giả phục vi, thậm tắc phục thậm). Đây là phép tắc vận động của ngũ hành. Thông qua cơ chế điều tiết thắng phục, khiến cho toàn bộ hệ thống kết cấu ngũ hành trong một cục bộ, xuất hiện tình trạng bình hoành lớn, thúc đẩy điều tiết bản thân, liên tục duy trì bình hoành lẫn nhau của toàn thể.

Nói chung, hệ thống kết cấu ngũ hành gồm có hai loại cơ chế điều tiết: một là cơ chế điều tiết sinh khắc chế hóa của tình trạng chính thường; một là cơ chế điều tiết thắng phục của tình trạng khác thường. Thông qua hai cơ chế điều tiết này, vừa hình thành, lại vừa đồng thời bảo vệ cho vận động tuần hoàn và động thái bình hoành của hệ thống kết cấu ngũ hành.

3) ỨNG DỤNG CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH TRONG ĐÔNG Y HỌC
Ứng dụng của học thuyết ngũ hành trong lĩnh vực y học, chủ yếu là vận dụng đặc tính của ngũ hành để phân tích và quy nạp công năng và kết cấu hình thể của cơ thể con người, cùng với thuộc tính ngũ hành của các yếu tố hoàn cảnh ngoại giới; vận dụng quy luật sinh khắc chế hóa của ngũ hành để diễn tả cục bộ với cục bộ, cục bộ với chỉnh thể giữa hệ thống ngũ tạng trong cơ thể con người, cùng với quan hệ tương hỗ của hoàn cảnh ngoại giới với con người; dùng quy luật thừa vũ thắng phục của ngũ hành, để mô tả quy luật của sự phát sinh phát triển bệnh tật, và quy luật biến hóa của ngũ vận lúc khí trong tự nhiên giới, đồ hình 2 không chỉ diễn tả đầy đủ về ý nghĩa lý luận quy luật thắng phục của ngũ hành, mà còn diễn tả ý nghĩa chỉ đạo chẩn đoán, trị liệu, và dưỡng sinh khang phục trên lâm sàng. Ứng dụng của học thuyết ngũ hành làm vững chắc thêm mối liên quan của Đông y học đối với cơ thể con người cùng với luận chứng con người với hoàn cảnh ngoại giới là một chỉnh thể, khiến cho toàn thể hệ thống phương pháp mà Đông y học đã đúc kết càng thêm một bước hệ thống hóa.

A) Giải thích cônh năng sinh lý và quan hệ hỗ tương của tạng phủ:

a) sự quy nạp của kết cấu tổ chức trong cơ thể con người:
trên cơ sở ngũ tạng phối ngũ hành trong Đông y học, lại dùng phương pháp loại tỉ, căn cứ vào tính năng, đặc điểm, của tổ chức tạng phủ, đem tổ chức kết cấu trong cơ thể con người quy nạp vào ngũ hành, lấy ngũ tạng (can, tâm, tỳ, phế, thận) làm trung tâm; lấy lục phủ (trên thực tế là năm phủ: vị, tiểu tràng, đại tràng, bàng quang, đởm) để phối hợp, chi phối ngũ thể (cân, mạch, nhục, bì mao, cốt); khai khiếu ra ngũ quan (mục, thiệt, khẩu, tỵ, nhỉ); bên ngoài vinh nhuận ra các tổ chức thể biểu (trảo, diện, thần, mao, phát) v.v… hình thành hệ thống kết cấu của tổ chức tạng phủ mà ngũ tạng là trung tâm, từ đó xây dựng cơ sở lý luận học thuyết tạng tượng.

b) Giải thích công năng sinh lý tạng phủ: Học thuyết ngũ hành đem nội tạng của cơ thể con người phân biệt quy thuộc vào ngũ hành, lấy đặc tính của ngũ hành để giải thích công năng sinh lý bộ phận của tạng phủ. Như: tính của Mộc có thể cong, có thể thẳng, điều thuận sướng đạt, có tính thăng phát, nên Can thích điều đạt mà ghét ức uất, có công năng sơ tiết; tính của Hỏa ôn nhiệt, tính viêm thượng, Tâm thuộc Hỏa, nên Tâm dương có công năng sưởi ấm; tính Thổ đôn hậu, có đặc tính sinh hóa vạn vật, Tỳ thuộc Thổ, Tỳ có công năng tiêu hóa thủy cốc, vận chuyển chất tinh vi, doanh dưỡng cho ngũ tạng lục phủ, tứ chi xương cốt, là nguồn sinh hóa khí huyết; tính Kim thanh túc (thanh tịnh nghiêm túc), thâu liễm, Phế thuộc Kim, nên Phế có tính thanh túc, Phế khí có công năng túc giáng; tính Thủy nhuận hạ (mềm mà đi xuống), có đặc tính hàn nhuận (lạnh, nhuận), hạ hành (đi xuống), bế tàng, Thận thuộc thủy, nên Thận chủ bế tàng (cất giữ), có công năng tàng tinh, chủ thủy.

c) Giải thích quan hệ tương hỗ giữa tạng phủ: Học thuyết ngũ hành trong Đông y đối với quy nạp của ngũ tạng ngũ hành, không chỉ làm sáng tỏ đặc tính và công năng của ngũ tạng, mà còn vận dụng lý luận sinh khắc chế hóa của ngũ hành, để giải thích mối quan hệ nội tại của công năng sinh lý tạng phủ. Giữa ngũ tạng, vừa có quan hệ tư dưỡng lẫn nhau, lại vừa có quan hệ chế ước lẫn nhau.

Dùng thuyết tương sinh ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa tạng phủ: nếu Mộc sinh Hỏa, tức là Can Mộc giúp cho Tâm Hỏa, Can tàng huyết, Tâm chủ huyết mạch, công năng tàng huyết của Can chính thường thì sẽ giúp phát huy công năng Tâm chủ huyết mạch. Hỏa sinh thổ, tức là Tâm Hỏa ôn cho Tỳ Thổ, Tâm chủ huyết mạch, chủ thần chí, Tỳ chủ vận Hóa, chủ sinh huyết, thống nhiếp huyết, Tâm chủ công năng chính thường của huyết mạch, huyết có thể doanh dưỡng cho Tỳ, Tỳ mới có thể phát huy công năng chủ vận hóa, sinh huyết, thống nhiếp huyết. Thổ sinh Kim, tức là Tỳ Thổ trợ giúp cho Phế Kim, Tỳ có thể ích khí, hóa sinh khí huyết, chuyển vận chất tinh vi để sung dưỡng cho phế, thúc đẩy công năng chủ khí của phế, khiến cho công năng tuyên túc của Phế được chính thường. Kim sinh Thủy, tức là Phế Kim sinh dưỡng cho Thận Thủy, Phế chủ thanh túc, Thận chủ tàng tinh, Phế khí túc giáng có thể giúp được cho công năng tàng tinh, nạp khí, chủ thủy của Thận. Thủy sinh Mộc, tức là Thận Thủy tư dưỡng cho Can Mộc, Thận tàng tinh, Can tàng huyết, Thận tinh có thể hóa Can huyết, để hỗ trợ phát huy công năng chính thường của Can. Quan hệ tư sinh lẫn nhau này của ngũ tạng, là dùng lý luận của ngũ hành tương sinh để làm sáng tỏ.
Dùng ngũ hành tương khắc để giải thích về mối quan hệ chế ước lẫn nhau giữa ngũ tạng: như Tâm thuộc Hỏa, Thận thuộc Thủy, Thủy khắc Hỏa, tức là Thận Thủy có thể chế ước Tâm Hỏa; như Thận Thủy có thể lên để giúp Tâm, có thể để phòng tính kháng liệt mạnh mẻ của Tâm Hỏa. Phế thuộc Kim, Tâm thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, tức Tâm Hỏa có thể chế ước Phế Kim; dương nhiệt của Tâm Hỏa có thể ức chế cái thanh túc thái quá của Phế khí. Can thuộc Mộc, Phế thuộc Kim, Kim khắc Mộc, tức là Phế Kim có thể chế ước Can Mộc; nếu Phế khí thanh túc thái quá, có thể ức chế sức kháng lên của Can dương. Tỳ thuộc Thổ, Can thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ, tức Can Mộc có thể chế ước Tỳ Thổ; nếu Can khí điều đạt, có thể sơ tiết cái ủng trệ của Tỳ khí. Thận thuộc Thủy, Tỳ thuộc Thổ, Thổ khắc Thủy, tức là Tỳ Thổ có thể chế ước Thận Thủy; công năng vận hóa của Tỳ Thổ có thể để phòng tình trạng tràn lan của Thận Thủy. Quan hệ chế ước lẫn nhau giữa ngũ tạng, là dùng lý luận tương khắc của ngũ hành để giải thích.

Trong ngũ tạng, mỗi tạng đều có mối quan hệ “sinh ta”, “ta sinh”, “khắc ta”, “ta khắc”. Sinh khắc chế hóa giữa ngũ tạng, nói rõ lên về phương diện công năng của mỗi tạng đều có tư trợ, để khiến cho không dẫn đến hư tổn; khí của một tạng này bị hư tổn, thì lại có khí của tạng khác bổ trợ cho. Như khí của Tỳ (Thổ) nếu hư, thì có Tâm (Hỏa) sinh dưỡng cho; nếu Tỳ khí kháng thịnh, thì sẽ có Can Mộc khắc lấy; Phế (Kim) khí bất túc, Thổ có thể sinh dưỡng cho; Thận (Thủy) khí quá kháng thịnh, Thổ có thể khắc lấy. Quan hệ sinh khắc chế hóa này, mang ngũ tạng liên hệ thành một chỉnh thể chặt chẽ, từ đó bảo đảm được tính thống nhất đối lập của nội tại trong cơ thể.

Nói về quan hệ tương hỗ của ngũ hành, trừ mối quan hệ sinh khắc chế hóa thắng phục giữa ngũ hành ra, còn có “ngũ hành hỗ tàng”(五行互藏). “Ngũ hành hỗ tàng” còn gọi là “ngũ hành thể tạp”(五行体杂). Trương Cảnh Nhạc (张景岳) nói rất rõ về ngũ hành hỗ tàng: “ngũ hành, đó là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ… người ta thường biết “ngũ” là “ngũ”, mà không biết trong “ngũ” (năm) gồm có năm nhân năm là hai lăm, có sự chứa đựng kỳ diệu vậy” ( Kinh Loại Đồ Dực – Ngũ Hành Thống Luận). Như vậy, bất cứ một hành nào trong ngũ hành, lại có ngũ hành. Như trong hành Mộc, lại có thành phần Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, các hành khác cũng như vậy. Đông y học căn cứ vào ngũ hành hỗ tàng mà hình thành lý luận ngũ tạng hỗ tàng, tức là cơ chế mạng lưới điều tiết của ngũ tạng.

d) Giải thích sự thống nhất của hoàn cảnh bên trong và bên ngoài với cơ thể con người: quy loại ngũ hành của thuộc tính sự vật, trừ việc mang tổ chức kết cấu tạng phủ của cơ thể con người để phân biệt quy thuộc vào ngũ hành ra, đồng thời cũng mang sự vật hữu quan của tự nhiên và hiện tượng để tiến hành quy thuộc. Ví dụ: ngũ tạng, lục phủ, ngũ thể, ngũ quan v.v.. với ngũ phương, ngũ quý, ngũ vị, ngũ sắc của tự nhiên giới tương ứng, đó là mang hiện tượng của tự nhiên với con người thống nhất lại với nhau. Phương pháp quy loại này, không chỉ nói rõ tính thống nhất chỉnh thể của tạng phủ trong cơ thể con người, mà còn phản ánh lên tính hiệp điều thống nhất của ngoại giới với cơ thể con người. Như mùa xuân ứng với phương đông, phong khí làm chủ, nên khí hậu ôn hòa, khí chủ sinh phát, vạn vật tư sinh. Can khí trong cơ thể con người tương ứng, nên Can khí vượn vào mùa xuân. Đấy là mang Can trong cơ thể và Mộc khí của mùa xuân thống nhất lại với nhau, từ đó phán ánh lên quan niệm chỉnh thể của tính thống nhất giữa hoàn cảnh ngoại giới với cơ thể con người.

B) Giải thích quy luật truyền biến của bệnh biến ngũ tạng:

a) Phát bệnh: Ngũ tạng, bên ngoài ứng với ngũ thời, cho nên quy luật phát bệnh của lục khí, đa số là tạng chủ thời khí sẽ gặp ngoại tà mà phát bệnh. Do trong ngũ tạng, mỗi tạng đều theo chủ thời khí của mình mà mắc bệnh, nên lúc thời khí đến, tạng đó sẽ mắc bệnh trước. Cho nên, vào mùa xuân, Can sẽ mắc bệnh trước; mùa Hạ thì Tâm mắc bệnh trước; trưởng hạ thì Tỳ sẽ mắc bệnh trước; mùa Thu thì phế sẽ mắc bệnh trước; mùa Đông thì Thận sẽ mắc bệnh trước.

Tạng chủ thời khí mắc bệnh tà, là quy luật đa số, nhưng cũng có lúc tạng sở thắng, và tạng bất thắng mắc bệnh. Khí hậu thất thường, thời lệnh chưa đến mà khí đã đến trước, là thuộc khí thái quá; thời lệnh đã đến mà khí chưa đến, thì đó là khí bất cập. Quy luật phát bệnh của khí thái quá, không chỉ có thể phản vũ lại tạng sở bất thắng của nó, mà còn “thừa” cả tạng mà nó sở thắng; quy luật phát bệnh của khí bất cập, không những tạng sở thắng vọng hành phản vũ lại, dù là tạng “ta thắng”, cũng có thể mắc bệnh. Đó là căn cứ vào quy luật sinh khắc thừa vũ của sở thắng với sở bất thắng trong ngũ hành mà suy diễn. Cách suy diễn quy luật phát bệnh này, dù cho không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn lâm sàng, nhưng nó giải thích rõ sự phát sinh bệnh tật ngũ tạng là có sự ảnh hưởng của biến hóa khí hậu của tự nhiên.

b) Truyền biến: do con người là một chỉnh thể hữu cơ, giữa nội tạng lại có sự tư sinh lẫn nhau, chế ước lẫn nhau. Vì vậy, trong bệnh lý, tất nhiên sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh của tạng này có thể truyền đến tạng khác, và ngược lại. Hiện tượng ảnh hưởng lẫn nhau trong bệnh lý này gọi là truyền biến. Từ học thuyết ngũ hành để giải thích về truyền biến của bệnh biến ngũ tạng, có thể phân thành quan hệ truyền biến tương sinh, và quan hệ truyền biến tương khắc.

b1) Quan hệ truyền biến tương sinh: Bao gồm hai phương diện là “mẫu bệnh cập tử” và “tử bệnh phạm mẫu”.

- Mẫu bệnh cập tử: còn gọi là “mẫu hư lụy tử”. Mẫu bệnh cập tử là bệnh tà từ tạng mẹ truyền sang con, tức là trước có bệnh biến ở tạng mẹ, sau là có bệnh biến ở tạng con. Như Thủy không hàm Mộc, tức là Thận âm hư không thể tư dưỡng Can Mộc, biểu hiện lâm sàng thường là ở Thận, là Thận âm bất túc, thường thấy tai ù, lưng gối mỏi mềm, di tinh v.v…; ở Can, thì sẽ là âm huyết của Can bất túc, thường thấy huyễn vựng, người giảm cân, sức kém, cơ thể tê bại, hoặc chân tay nhu động, nặng thì run, co rút chân tay. Âm hư sinh nội nhiệt, vậy nên thường thấy các chứng trạng thân nhiệt hơi tăng, gò má hồng, ngũ tâm phiền nhiệt. Thận thuộc Thủy, Can thuộc Mộc, Thủy có thể sinh Mộc, nếu Thủy không sinh Mộc, thì bệnh sẽ từ do Thận mà cập đến Can, do mẫu truyền qua tử. Do quan hệ tương sinh, bệnh tình tuy có phát triển, nhưng tác dụng tư sinh lẫn nhau không bị mất đi, vậy nên mức độ bệnh nhẹ.

- Tử bệnh phạm mẫu: còn gọi là “tử đạo mẫu khí”. Tử bệnh phạm mẫu là bệnh tà được truyền đến từ tạng con, xâm nhập vào tạng mẹ, tức là: trước có bệnh biến ở tạng con, sau có bệnh biến ở tạng mẹ. Như Tâm hỏa kháng thịnh mà dẫn đến Can hỏa bốc mạnh, có thăng mà không có giáng, sau cùng dẫn đến hỏa của Tâm, Can vượng. Tâm hỏa kháng thịnh, thì sẽ xuất hiện các chứng trạng tâm phiền hoặc cuồng táo nói nhảm, miệng lưỡi sinh lở, chót lưỡi đỏ tía đau nhức; Can hỏa thiên vượng, thì sẽ xuất hiện các chứng trạng phiền táo dễ cáu gắt, đầu đau choáng váng, mặt hồng mắt đỏ. Tâm thuộc Hỏa, Can thuộc Mộc, Mộc có thể sinh Hỏa. Can là tạng mẹ, Tâm là tạng con. Bệnh do Tâm cập đến Can, do con truyền đến mẹ, thì bệnh tình sẽ nặng.

Tật bệnh thường theo quy luật tương sinh mà truyền biến, có phân ra nhẹ nặng. “Mẫu bệnh cập tử” là thuận, bệnh sẽ nhẹ; “tử bệnh phạm mẫu” là nghịch, sẽ nặng.

b2) Truyền biến theo quan hệ tương khắc: bao gồm hai phương diện “tương thừa” và “phản vũ”.

- Tương thừa: là sự tương khắc thái quá mà sinh bệnh. Như Mộc vượng thừa Thổ, còn gọi là Mộc hoành khắc Thổ. Mộc vượng thừa Thổ, tức là Can mộc khắc phạt Tỳ Vị, trước là có bệnh biến của Can, sau là có bệnh biến của Tỳ Vị. Do Can khí hoành nghịch, sơ tiết thái quá, ảnh hưởng đến Tỳ Vị, dẫn đến cơ năng tiêu hóa rối loạn, chán ăn, đại tiện lỏng nhão, hoặc không đều cùng các chứng hậu Tỳ hư. Nếu cập đến vị thì xuất hiện các chứng trạng hấp khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nôn ọe cùng các chứng trạng vị thất hòa giáng. Do can truyền Tỳ thì gọi là Can khí phạm Tỳ; do Can truyền Vị thì gọi là Can khí phạm Vị. Mộc vượng thừa Thổ, trừ bệnh biến của Can khí hoành nghịch ra, thường thường đồng thời tồn tại bệnh biến của Tỳ khí hư nhược, và Vị thất hòa giáng. Can thuộc Mộc, Tỳ (vị) thuộc Thổ; Mộc có thể khắc Thổ, Mộc khí hữu dư, tương khắc thái quá, thì bệnh sẽ do Can mà truyền vào Tỳ (vị). Bệnh tà từ phương diện tương khắc mà truyền đến, xâm phạm và tạng bị khắc.

- Tương vũ: còn gọi là phản vũ, là cái hại do phản khắc gây ra. Như Mộc Hỏa hình Kim (木火刑金), do Can hỏa thiên vượng, ảnh hưởng đến công năng thanh túc của Phế khí, biểu hiện lâm sàng vừa có chứng trạng ngực sườn đau, miệng đắng, phiền táo dễ giận dữ, mạch huyền sác cùng các chứng trạng Can hỏa quá vượng, lại vừa có kháí thấu, khái đàm, nặng thì trong đàm lẫn huyết cùng các chứng trạng Phế mất thanh túc: đó là Can bệnh ở trước, Phế bệnh ở sau. Can thuộc Mộc, Phế thuộc Kim, Kim có thể khắc Mộc, nay Can mộc thái quá, phản vũ Phế kim, thì đó là bệnh do Can truyền đến Phế. Bệnh tà từ tạng bị khắc truyền đến, đấy là thuộc quy luật truyền biến tương vũ, trên sinh lý, “ta” đã bị chế ước, nên tà của bệnh ít, bệnh nhẹ. Vậy nên sách “Nạn Kinh” chép: “bệnh từ tạng sở thắng truyền đến, thì tà ít” (从所胜来者为微邪 - tùng sở thắng lai giả vi vi tà).

Nói chung, bệnh lý giữa ngũ tạng ảnh hưởng đến quy luật truyền biến của nó, có thể dùng quy luật sinh khắc thừa vũ của ngũ hành để giải thích. Như tạng Can có bệnh, có thể truyền đến Tâm, gói là: mẫu bệnh cập tử; truyền đến Thận thì gọi là: tử bệnh cập mẫu. Đây là theo quy luật truyền biến tương sinh, mức độ bệnh nông mà nhẹ, “Nạn Kinh” gọi là “thuận truyền”. Nếu bệnh Can truyền Tỳ, thì gọi là Mộc thừa Thổ; truyền Phế, thì gọi là Mộc vũ Kim. Đây là theo quy luật truyền biến thừa vũ, bệnh có tính chất sâu mà nặng, “Nạn Kinh” gọi là “nghịch truyền”.

C) Dùng để chỉ đạo chẩn đoán bệnh tật:

Cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, nhưng lúc nội tạng có bệnh, công năng hoạt động của nội tạng trong cơ thể con người, và những biến hóa khác thường trong quan hệ hỗ tương của nó, có thể phản ánh đến các cơ quan tổ chức của thể biểu tương ứng, mà xuất hiện các biến hóa khác thường của nhiều phương diện như sắc trạch, âm thanh, hình thái, mạch tượng. Do ngũ tạng với ngũ sắc, ngũ âm, ngũ vị, đều lấy sự quy thuộc phân loại của ngũ hành, hình thành một mối quan hệ nhất định, kết cấu thứ tự của hệ thống ngũ tạng này đã đặt định cơ sở lý luận cho chẩn đoán và trị liệu. Vì vậy, lúc chẩn đoán bệnh tật trên lâm sàng, có thể tổng hợp tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết để làm tư liệu sở đắc; căn cứ những liên quan đến ngũ hành, cùng với quy luật biến hóa của sinh khắc thừa vũ của nó, để chẩn đoán bệnh tật.

a) Từ sắc, vị, mạch của tạng, để chẩn đoán bệnh của tạng đó: Như thấy sắc mặt xanh, thích ăn vị chua, mạch huyền, có thể chẩn đoán đó là Can bệnh; sắc mặt đỏ tía, miệng vị đắng, mạch hồng, có thể chẩn đoán đó là tâm hỏa kháng thịnh.

b) Suy đoán bệnh biến tương kiêm của tạng phủ: từ màu sắc của các tạng mà suy diễn ra truyền biến bệnh tật của ngũ tạng. Người bệnh tỳ hư, sắc mặt xanh, đó là Mộc đến thừa Thổ; người có bệnh Tâm, sắc mặt đỏ đen, đó là Thủy đến khắc Hỏa v.v…

c) Suy đoán dự hậu của bệnh biến: từ quan hệ sinh khắc giữa mạch và sắc mà phán đoán dự hậu bệnh tật. Như bệnh Can sắc xanh, mạch huyền, đó là sắc và mạch phù hợp, nếu không có mạch huyền mà lại thấy mạch phù, thì đó là mạch tương thắng, tức là mạch khắc sắc (Kim khắc Mộc), là nghịch; nếu mạch trầm, thì là thuộc mạch tương sinh, tức mạch sinh sắc (Thủy sinh Mộc), là thuận.

D) Dùng chỉ đạo công tác phòng trị bệnh tật:
Học thuyết ngũ hành trong ứng dụng trị liệu, được thể hiện trong dụng dược, châm cứu, tinh thần, cùng các phương pháp khác, chủ yếu biểu hiện trong các phương diện sau:

a) Khống chế truyền biến bệnh tật: Vận dụng quy luật tử mẫu tương cập và thừa vũ trong ngũ hành, có thể phán đoán được xu thể phát triển bệnh tật ngũ tạng. Một tạng mắc bệnh, có thể lan rộng đến bốn tạng còn lại. Như tạng Can có bệnh, có thể ảnh hưởng đến các tạng Tâm, Phế, Tỳ, Thận; các tạng khác mắc bệnh, cũng có thể truyền đến tạng đó, như bệnh biến của tạng Tâm, Phế, Tỳ, Thận cũng có thể ảnh hưởng đến Can: vì vậy, trong lúc trị liệu, trừ việc điều trị xử lý đối với bệnh của tạng đó ra, còn cần phải để ý đến mối quan hệ truyền biến có liên quan đến các tạng phủ khác. Căn cứ vào quy luật sinh khắc thừa vũ của ngũ hành, để điều chỉnh cái thái quá và bất cập của nó, khống chế truyền biến, khiến cho nó (tạng) được khôi phục công năng hoạt động chính thường. Như Can khí thái quá, Mộc vượng thì sẽ khắc thổ, lúc đó, trước là nên kiện tỳ vị để phòng truyền biến. Tỳ vị không tổn thương, sẽ không bị truyền bệnh, dễ thuyên giảm hơn. Đó là dùng lý luận sinh khắc thừa vũ của ngũ hành, để giải thích về quy luật truyền biến bệnh tật và xác định biện pháp dự phòng trị liệu. Còn như có thể truyền biến hay không, thì còn tùy vào trạng thái cơ năng của tạng phủ, tức là ngũ tạng hư thì sẽ truyền biến; ngũ tạng thực (mạnh) thì không truyền.

Trong công tác trên lâm sàng, người thầy thuốc vừa phải cần phải nắm chắc quan hệ sinh khắc thừa vũ của bệnh tật trong quá trình phát triển bệnh tật, căn cứ vào quy luật này, kịp thời khống chế truyền biến và chỉ đạo trị liệu, phong bệnh lúc chưa phát, lại cần căn cứ vào bệnh tình cụ thể mà biện chứng thi trị.

b) Xác định trị tắc trị pháp: Học thuyết ngũ hành không chỉ dùng để nói rõ về hiện tượng và hoạt động sinh lý của cơ thể con người, tổng hợp tứ chẩn, suy đoán bệnh tình, mà còn có thể xác định nguyên tắc trị liệu và định ra phương pháp trị liệu.
b1) Căn quy luật tương sinh tương khắc xác định nguyên tắc trị liệu: trên lâm sàng, vận dụng quy luật tương sinh để trị liệu tật bệnh, đa phần thuộc mẫu bệnh cập tử, tiếp đến là tử đạo mẫu khí. Nguyên tắc trị liệu cơ bản trong trường hợp này là bổ mẫu và tả tử. Nạn 69, sách Nạn Kinh chép: “Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con” (虚者补其母,实者泻其子 - Hư giả bổ kỳ mẫu, thực giả tả kỳ tử).

Bổ mẹ: bổ mẫu tức là “hư tắc bổ kỳ mẫu”, dùng trong hư chứng của quan hệ mẫu tử. Như Thận âm bất túc, không thể tư dưỡng cho Can mộc, mà dẫn đến Can âm bất túc, đó gọi là Thủy bất sinh Mộc, hoặc Thủy bất hàm Mộc. Trong trường hợp đó, không thể trực tiếp trị Can, mà bổ cho cái hư của Thận, vì Thận là mẹ của Can, Thận thủy sinh Can mộc, cho nên bổ Thận thủy để sinh Can mộc. Còn như Phế khí hư nhược, phát triển dần đến một mức độ nhất định, có thể ảnh hưởng đến kiện vận của Tỳ mà dẫn đến Tỳ hư. Tỳ thổ là mẹ, Phế kim là con, Tỳ thổ sinh Phế kim, cho nên có thể dùng phương pháp trị liệu “bổ Tỳ khí để ích Phế khí”. Trong phép trị bằng châm cứu, thường thì hư chứng có thể bổ cho kinh mẹ thuộc nó, hoặc huyệt mẹ. Như Can hư thì thủ huyệt hợp ở kinh Thận (thủy huyệt) là Âm Cốc, hoặc huyệt hợp của kinh này (thủy huyệt) là huyệt Khúc Tuyền để trị liệu. Các chứng hư này, có thể dùng quan hệ mẫu tử để trị liệu, đó là “hư thì bổ mẹ”. Tương sinh bất cập, bổ mẹ thì sẽ khiến cho con khỏe.

Tả con: tả con tức là “thực tả kỳ tử”, dùng trong thực chứng của quan hệ mẫu tử. Như Can hỏa hun đốt, có thăng mà không có giáng, lúc xuất hiện chứng Can thực, Can mộc là mẹ, Tâm hỏa là con, cách trị liệu chứng Can thực hỏa, có thể chọn dùng phép tả tâm. Tả tâm hỏa cần phải trợ cho tả Can hỏa. Phép châm cứu trị liệu, nếu là thực chứng, có thể tả kinh hoặc huyệt thuộc về nó. Như chứng Can thực, có thể thủ huyệt Vinh ở kinh Tâm (hỏa huyệt), là huyệt thiếu phủ, hoặc huyệt vinh (huyệt hỏa) của bản kinh là huyệt Hành Gian. Đó là ý “thực thì tả con”.
Trên lâm sàng, vận dụng quy luật tương sinh để trị liệu, trừ mẫu bệnh cập tử, tử đạo mẫu khí (con cướp khí mẹ) ra, còn có đơn thuần tử bệnh, đều có thể dùng quan hệ mẫu tử để gia tăng sức tương sinh. Cho nên vận dụng của trị pháp tương sinh, chủ yếu là nắm bắt được quan hệ mẫu tử, nguyên tắc của nó là “hư thì bổ mẹ”, “thực thì tả con”. Thường thì mẹ hư sẽ liên lụy đến con, trước nên có chứng trạng của mẹ; con cướp khí mẹ, trước nên có chứng trạng của con; đơn thuần là bệnh ở con, thì có tiền sử tử hư lâu không phục hồi. Như vậy, ba cách điều trị đều giống nhau, cách điều trị cũng có chia ra thứ tự.

Căn cứ vào phương pháp trị liệu của việc xác định quan hệ tương sinh, thường có mấy loại sau:

Phép tư Thủy hàm Mộc: phép tư Thủy hàm Mộc là phương pháp tư dưỡng Thận âm để dưỡng Can âm, còn gọi là phép tư dưỡng Can Thận, phép tư bổ Can Thận, phép Ất Quý đồng nguyên, dùng thích hợp trong các chứng trạng Thận âm khuy hư mà Can âm bất túc, nặng thì có thêm Can dương thượng kháng. Biểu hiện lâm sàng thường là đầu choáng mắt hoa, mắt khô rít, tai ù gò má đỏ, miệng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối mỏi mềm, đàn ông di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều; lưỡi đỏ, rêu ít; mạch tế, huyền, sác.

Phép ích Hỏa bổ Thổ: Phép ích Hỏa bổ Thổ là phương pháp ôn Thận dương mà bổ Tỳ dương, còn gọi là phép ôn Thận kiện Tỳ; ôn bổ Tỳ Thận, dùng thích hợp cho chứng Thận dương biến cách mà khiến cho Tỳ dương bất chấn. Biểu hiện lâm sàng thường là sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn kém bụng trướng, tiết tả, phù thũng.
Như vậy, cần phải nói rõ, theo quan hệ sinh khắc ngũ hành mà nói, Tâm thuộc Hỏa, Tỳ thuộc Thổ. Hỏa không sinh Thổ thì đó chính là Tâm hỏa không sinh Tỳ thổ. Nhưng, cái “Hỏa bất sinh Thổ” mà chúng ta thường nói, đa số là chỉ đến Hỏa của Mệnh môn (thận dương), không thể ôn ấm cho Tỳ thổ trong chứng Tỳ Thận dương hư, là chứng muốn nói đến quan hệ của Tâm hỏa với Tỳ dương.

Phép bồi Thổ sinh Kim: phép bồi Thổ sinh Kim là phép dùng để bổ Tỳ ích Khí mà bổ ích Phế khí, còn gọi là phép bổ dưỡng Tỳ Phế, dùng thích hợp cho các chứng Tỳ Vị hư nhược không thể tư dưỡng cho tạng Phế, khiến Phế hư Tỳ nhược. Biểu hiện lâm sàng của chứng này thường là ho lâu không dứt, đàm nhiều, trong mà loãng, hoặc đàm ít mà dính; ăn kém, đại tiện lỏng nhão, tứ chi vô lực; lưỡi trắng nhạt; mạch nhược.

Phép Kim Thủy tương sinh: phép Kim Thủy tương sinh là một phương pháp trị liệu nhằm tư dưỡng Phế Thận trong chứng Phế Thận âm hư, còn gọi là phép bổ Phế tư Thận; tư dưỡng Phế Thận. Kim Thủy tương sinh là phép Phế Thận đồng trị, như quyển 4 sách Thời Bệnh Luận chép: “sự diệu kỳ (là ở chỗ) Kim có thể sinh Thủy, Thủy có thể nhuận Kim”(金能生水,水能润金之妙 - Kim năng sinh Thủy, Thủy năng nhuận Kim chi diệu). Dùng thích hợp trong chứng Phế hư không chuyên chở và phân bố tân dịch để tư Thận, hoặc Thận âm bất túc, tinh khí không thể lên trợ giúp cho Phế, dẫn đến Phế Thận âm hư, biểu hiện lâm sàng thường là khái thấu khí nghịch, ho khan hoặc ho ra máu, mất tiếng, cốt chưng triều nhiệt, miệng khô, đạo hãn, di tinh, lưng mỏi gối mềm, thân thể gầy gò; lưỡi đỏ ít rêu; mạch tế, sác.

b2) Căn cứ vào quy luật tương khắc để xác định nguyên tắc trị liệu: trên lâm sàng, do sự khác biệt của quy luật tương khắc, mà xuất hiện biến hóa bệnh lý, tuy có sự khác nhau giữa tương khắc thái quá, tương khắc bất cập, và phản khắc, nhưng nói chung, có thể phân thành hai phương diện là mạnh và yếu, tức là cái khắc thuộc về mạnh, biểu hiện công năng là mạnh mẽ, tiến lên; cái bị khắc thuộc yếu, biểu hiện công năng là suy yếu và lui dần. Vì vậy, trong lúc trị liệu, vừa sử dụng phương pháp sức chế cái mạnh, phù trợ cho cái yếu, đồng thời cần phải xem trọng việc khống chế cái mạnh, để cái yếu dễ phục hồi hơn. Mặc khác, khi cái mạnh còn chưa phát sinh hiện tượng tường khắc, lúc cần thiết, cũng cần phải lợi dụng quy luật này để gia tăng sức mạnh cho cái bị khắc, để đề phòng sự phát triển của bệnh tật.

Ức chế cái mạnh (chế cường): Dùng trong trường hợp tương khắc thái quá. Như trong chứng Can khí hoành nghịch, phạm Vị khắc Tỳ, xuất hiện chứng Can Tỳ thất điều, Can Vị bất hòa, còn gọi là Mộc vượng khắc Thổ, dùng phép sơ Can, bình Can là chính. Hoặc Mộc vốn khắc thổ, lại bị thổ khắc, đó gọi là phản khắc, còn gọi là phản vũ. Như Tỳ Vị ủng trệ, ảnh hưởng đến Can khí điều đạt, nên lấy phép vận Tỳ và Vị là chính. Ức chế cái mạnh, thì công năng của cái bị khắc sẽ dễ dàng được khôi phục.
Giúp đỡ cái yếu (phù Nhược): dùng trong tương khắc bất cập. Như trong Can hư uất trệ, ảnh hưởng đến kiện vận của Tỳ Vị, gọi là Mộc bất sơ thổ (木不疏土 - Mộc không sơ thông cho Thổ). Phép trị nên hòa Can là chính, kiêm quan tâm đến kiện Tỳ, để tăng cường thêm công năng cho cả hai.

Vận dụng quy luật sinh khắc ngũ hành để trị liệu, cầ phân rõ ràng trước sau, chủ thứ, hoặc nếu trị mẫu làm chính, thì kiêm quan tâm đến con; trị con là chính thì nên kiêm quan tâm đến mẹ. Hoặc ức chế cái mạnh là chính, thì phù trợ cho cái yếu để bổ; nếu phù trợ cho cái yếu là chính, thì cần phải ức chế cái mạnh. Nhưng còn cần phải tính toán đến phương diện mâu thuẫn của hai bên, không nên quan tâm đến cái này mà mất đi cái kia.
Căn cứ quy luật tương khắc để xác định phương pháp trị liệu, thường dùng các hình thức sau:

Phép ức Mộc phù Thổ: Phép ức Mộc phù Thổ là phương pháp dùng thuốc sơ Can kiện Tỳ để trị liệu chứng Can vượng Tỳ hư. Phạm trù thuộc phép sơ Can kiện Tỳ, bình Can hòa Vị, điều lý Can Tỳ, dùng thích hợp trong chứng Mộc vượng khắc Thổ. Biểu hiện lâm sàng thường là ngực đầy sườn tức, không muốn ăn uống, bụng trướng sôi réo, đại tiện hoặc bí hoặc lỏng nhão, hoặc bụng cứng, đau, ợ hơi, hôi miệng (矢气).

Phép bồi Thổ chế Thủy: phép bồi Thổ chế Thủy là phương pháp dùng các thuốc ôn vận kiện Tỳ dương hoặc ôn Thận kiện Tỳ để điều trị chứng thủy thấp đình tụ, còn gọi là phép đôn Thổ lợi Thủyl; ôn Thận kiện Tỳ. Dùng thích hợp trong chứng Tỳ hư không kiện vận, thủy thấp tràn lan khiến sinh chứng thủy thũng trướng mãn.

Nếu Thận dương hư suy, không thể ôn ấm cho Tỳ dương, thì đó là Thận không làm chủ thủy, Tỳ không chế được thủy, thủy thấp không hóa, thường thấy chứng thủy thũng, đó là Thủy phản khắc Thổ. Phép trị nên ôn Thận là chính, kiêm quan tâm đến Tỳ.
Vì vậy, phép bồi Thổ chế Thủy thích hợp dùng cho các chứng Tỳ Thận dương hư, Thủy thấp bất hóa mà sinh ra chứng thủy thũng. Nếu lấy tỳ làm chình, thì chủ yếu là ôn vận tỳ dương; nếu lấy Thận là chình, thì chủ yếu là ôn dương lợi thủy. Trên thực tế, thường dùng phép Thận Tỳ đồng trị.

Phép tá Kim bình Mộc (giúp Kim bình Mộc): phép tá Kim bình Mộc là một phương pháp điều trị thanh túc Phế khí để ức chế Can mộc, còn gọi là phép tả Can thanh Phế. Trên lâm sàng đa số dùng trong chứng Can hỏa thiên thịnh, ảnh hưởng đến sự thanh túc của Phế khí, còn gọi là “Mộc hỏa hình Kim” (Hỏa của Mộc tác hại đến Kim). Biểu hiện lâm sàng là sườn đau, miệng đắng, khái thấu, trong đàm lẫn huyết, bứt rứt phiền muộn; mạch huyền, sác.

Phép tả nam bổ bắc: phép tả nam bổ bắc là phép tả Tâm hỏa, tư Thận thủy, còn gọi là phép tả Hỏa bổ Thủy, tư âm giáng hỏa. Dùng thích hợp trong chứng Thận âm bất túc, Tâm hỏa thiên thịnh, thủy hỏa bất tế, Tâm Thận bất giao. Biểu hiện chứng này là lưng gối đau mỏi, Tâm phiền mất ngủ, di tinh. Vì Tâm chủ hỏa, Hỏa thuộc phương Nam; Thận chủ thủy, thủy thuộc phương bắc, vậy nên gọi phép này là tả Nam bổ Bắc, đây là pháp trị lúc Thủy không chế Hỏa.

Nhưng cần phải nhớ rằng, Thận là tạng Thủy Hỏa; Thận âm hư, cũng có thể khiến Thận dương thiên kháng, mà xuất hiện Mộng di tinh, tai ù, họng đau, cổ khô; còn gọi là Thủy bất chế Hỏa. Đây là do thủy hỏa của một tạng quá thịnh hoặc quá suy, không giống với hiện tượng Thủy không khắc Hỏa trong quan hệ tương khắc của Ngũ Hành.

b3) Chỉ đạo dùng thuốc cho tạng phủ: Đông dược lấy sắc và vị để làm cơ sở, lấy quy kinh và tính năng để làm căn cứ, theo học thuyết ngũ hành mà quy loại, như sắc xanh, vị chua thì vào Can; sắc đỏ, vị đắng, thì vào Tâm; sắc vàng, vị ngọt, thì vào Tỳ; sắc trắng, vị cay, thì vào Phế; sắc đen, vị mặn, thì vào Thận. Phương pháp quy loại này là căn cứ tham khảo cho việc chọn dùng thuốc cho tạng phủ.

b4) Chỉ đạo chọn huyệt châm cứu: Trong liệu pháp châm cứu, y học châm cứu lấy vị trí huyệt mười hai kinh mạch của đầu tứ chi, phân ra thành ngũ hành, tức là năm loại huyệt vị gồm Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp, thuộc Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Trên lâm sàng căn cứ sự khác nhau của bệnh tình, lấy quy luật sinh khắc thừa vũ của ngũ hành mà tiền hành chọn huyệt trị liệu.

b5) Chỉ đạo trị liệu bệnh tật thuộc tình chí: Liệu pháp tinh thần chủ yếu dùng để trị liệu bệnh tật về tình chí. Tình chí được sinh bởi ngũ tạng, giữa ngũ tạng có mối quan hệ sinh khắc, cho nên giữa tình chí cũng tồn tại mối quan hệ này. Do trên mặt sinh lý, sự biến hóa tình chí của con người có tác dựng ức chế lẫn nhau, về mặt bệnh lý và nội tạng có quan hệ mật thiết, nên trên lâm sàng, có thể dùng quan hệ ức chế lẫn nhau của tình chí để đạt được mục đích trị liệu. Như thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận sách Tố Vấn chép: “giận dữ tổn hại đến Can, buồn rầu thắng giận dữ… vui mừng tổn thương Tâm, sợ hãi thắng vui mừng… lo lắng tổn hại Tỳ, giận dữ thắng lo lắng… buồn tổn thường phế, vui mừng thắng buồn rầu… sợ hãi tổn hại thận, lo lắng thắng sợ”. Đó gọi là lấy tình chí thắng tình chí.

Từ đó có thể thấy, trên lâm sàng, căn cứ vào quy luật sinh khắc của ngũ hành để tiến hành trị liệu, như vậy, chắc chắn nó có một giá trị thực dụng nhất định. Nhưng, không phải bệnh tật nào cũng đều dùng
 
Reply with a quote
Replied by justme (Hội Viên)
on 2016-05-30 06:04:03.0
Chương II: CƠ SỞ TRIẾT HỌC ĐÔNG Y - Tiết IV
April 28, 2013 at 3:55am
TIẾT 4

MỐI QUANHỆ CỦA KHÍ NHẤT NGUYÊN LUẬN – HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG – HỌC THUYẾT NGŨHÀNH.

I) Quan hệ của Khí – Âm Dương – Ngũ Hành
Khí, Âm Dương, Ngũ hành đều là phạm trù quantrọng trong triết học Á đông. Khí trong mối liên kết với chiều ngangvà dọc của ngũ hành, âm dương, cấu thành một hệ thống kết cấu logicrộng của khí, âm dương, ngũ hành, hình thành đặc điểm của tự thântriết học truyền thống Á châu.

1) Khí với Âm Dương:
Khí là một thực thể vật chất, là nguyên tố cơbản nhất của sự cấu thành các thiên thể Vũ trụ, cùng vạn vật trongtrời đất, là nguồn gốc của Thế giới. Phạm trù Khí đã khẳng địnhtính thống nhất của thế giới. Âm Dương là hai thuộc tính cố hữu củaKhí. Theo Âm Dương mà phân, thì khí trên thế giới có thể phân thành hailoại là Âm khí và Dương khí. Âm Dương còn là yếu tố mâu thuẫn củanội tại bản thân Khí. Một khí mà phân thành Âm Dương, Âm Dương thốngnhất trong khí. Khí là một, nguồn gốc vạn vật là nhất khí, nhưngnhất khí lại chia thành Âm Dương, Khí có Âm Dương là hai, hai lại tồntại trong một, biểu hiện hai phương diện đối lập nhau, “một” ở đâynghĩa là sự thống nhất của hai cái đối lập. Khí tạo nên nguồn gốcVũ trụ, là khí thống nhất của Âm Dương đối lập.Thế giới vật chất,dưới tác dụng tương hỗ của nhị khí Âm Dương, không ngừng vận độngbiến hóa. Hư thực, động tĩnh, tụ tán, thanh trọc, là biểu hiện cụthể của hai phương diện đối lập, cũng là nội hàm cụ thể của ÂmDương trong nhất khí. Hai mặt của Âm Dương đối lập này, cùng nhau tạothành một thể khí thống nhất, chúng là căn nguyên của mọi vận độngbiến hóa, từ đó tạo nên một khái niệm vật chất của khí nhất nguyêncủa sự đối lập thống nhất.

2) Khí với Ngũ hành:
Khí là nguồn gốc của Thế giới. Sách Bách TửToàn Thư, quyển 1 – Thúc Tra Tử Nội Thiên (百子全书·叔苴子内篇·卷一) chép: “Giữa trời đất có một khí. Khí trong màmạnh là Hỏa, trong mà yếu là Thủy; đục mà trầm là Thổ, đục mànổi là Mộc, đục mà đầy chắc là Kim, đều là trong đục trong của mộtkhí lưu chảy mà thành năm loại. Một khí chia thành ngũ hành, mà Ngũhành lại còn có Ngũ hành”; “năm có thể trở lại thành một, một cóthể thâu tóm năm, nó ví như cây lớn… hình dạng không giống nhau, nhưngthật ra đều cùng chung một rễ”. Ngũ hành cùng một khí, một khí hợpcả ngũ hành. Sách “Vân Cấp Thất Tiên” (云笈七笺)hấp thu tư tưởng Âm Dương ngũ hành, căn cứ lý luận “nguyên khí gốcchỉ một, hóa sinh ra đến vạn”, giải thích rõ lên mối quan hệ củaKhí với Ngũ hành, nói: “một mà hàm chứa ngũ khí là Thủy, Hỏa,Mộc, Kim, Thổ”, “nguyên khí phân mà thành Ngũ hành, Ngũ hành quy vềmột Khí”. Quyển 2, sách Bạch Hổ Thông chép: “ngũ hành… đó là KimMộc Thủy Hỏa Thổ, gọi là hành, đó ý muốn nói khí của thi dichuyển (hành) vậy. Ý là năm loại nguyên tố vật chất của năm loạiKim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, là do sự biến hóa vận động của khí màthành. Như vậy, đem khái niệm kết cấu vật chất đa nguyên Ngũ hành,thống nhất trong khái niệm vật chất đơn nhất của khí nhất nguyênluận.

3) Âm Dương với Ngũ Hành:
Triết học cổ đại Á đông cho rằng: “Thiên giángdương khí xuống; Địa xuất âm khí lên. Âm Dương hợp mà sinh ra Ngũhành”. Tức là nguồn gốc ngũ hành là khí của Âm Dương, hai khí ÂmDương tác dụng lẫn nhau mà sản sinh Ngũ hành. Sách “Ngự Toản TínhLý Tinh Nghĩa”, quyển 1 (御纂性理精义·卷一) chép: “Âm biến Dương hợp mà sinh Thủy, Hỏa, Mộc,Kim, Thổ. Ngũ khí tuân theo đó, bốn mùa thay nhau”; “Ngũ hành là mộtÂm Dương, Âm Dương là một thái cực, thái cực vốn là vô cực. Ngũ hànhsinh ra, mỗi cái đều có tính riêng của nó”. Quyển 10 còn chép: “ÂmDương trong Ngũ hành, có phân ra, như Mộc hỏa dương mà Kim thủy âm vậy;có hợp lại, như Giáp của Mộc, Bình của Hỏa, Mậu của Thổ, Canh củaKim, Nhâm của Thủy đều là Dương; mà Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý, đều thuộcÂm. Từ đó mà suy diễn ra, có thể thấy được cái lý của ngũthường”. Như vậy nghĩa là thái cựcsinh Âm Dương, Âm Dương hóa Ngũ hành. Nói về Âm Dương trong Ngũ hànhthì Mộc hỏa thuộc Dương, Kim thủy thuộc Âm, mà trong ngũ hành mỗihành lại có Âm Dương, Giáp của Mộc, Bính của Hỏa, Mậu của Thổ, Canhcủa Kim, Nhâm của Thủy thuộc Dương; mà Ất của Mộc, Đinh của Hỏa, Kỷcủa Thổ, Tân của Kim, Quý của Thủy là Âm.

Nguồn gốc của Thế giới là nhất khí, Khí độngtĩnh mà sinh Âm Dương, Khí là thể của Âm Dương, Âm Dương là dụng củaKhí. Âm Dương hợp và hóa sinh Ngũ hành. Vậy nên sách Ngự Toản TínhLý Tinh Nghĩa, quyển 1 chép: “có Thái cực thì có một động, mộttĩnh mà chia ra lưỡng nghi; có Âm Dương thì có một biến, một hợp màcó Ngũ hành”. Nói chung, như sách Ngô Văn Chính Công Tập, mục Đáp NhânVấn Tính Lý chép: “vốn là một khí, chia ra mà thành Âm Dương; trongÂm Dương lại chia nhỏ ra mà có Ngũ hành. Ngũ khí tức là nhị khí,nhị khí tức là nhất khí”. Nhất khí sinh Âm Dương, Âm Dương sinh ngũ hành,Âm Dương Ngũ hành đều là hình thức biến hóa của Âm Dương.

II) QUAN HỆ CỦA KHÍ NHẤT NGUYÊN LUẬN – HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG – HỌCTHUYẾT NGŨ HÀNH.

Khí, Âm Dương, và Ngũ hành, đều là triết họcduy vật cổ đại Á đông đối với phạm trù triết học của sự cấu thànhvật chất Thế giới, thuộc khái niệm vật chất của nguồn gốc Thếgiới. Khí nhất nguyên luận, học thuyết Âm Dương, và học thuyết Ngũhành, là phép biện chứng và duy vật luận của Á đông cổ đại, làphương pháp và đặc điểm căn bản về văn hóa nhận thức thế giớitruyền thống của Á đông.

Học thuyết Khí nhất nguyên luận, Âm Dương Ngũhành, thẩm thấu vào lĩnh vực Y học, thúc đẩy sự phát triển vàhình thành của hệ thống lý luận Y học, đồng thời xuyên suốt cácphương diện của hệ thống lý luận Đông y học. Trong đó, Khí nhấtnguyên luận là một Tự nhiên quan, đặt định viên đá cho hệ thống lýluận Đông y. Sẽ không phải là thái quá, nếu nói rằng toàn bộ họcthuyết của hệ thống lý luận Đông y học, đều được xây dựng trên cơ sởKhí nhất nguyên luận. Mà học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ hànhlà phương pháp luận, thì tất nhiên sẽ trở thành giá đỡ cơ bản củahệ thống lý luận Y học. Khí nhất nguyên luận, học thuyết Âm Dương vàhọc thuyết Ngũ hành, mỗi cái vừa có đặc điểm và tính chất riêngcủa mình, lại vừa có liên quan tương hỗ với nhau.

1) Khí nhất nguyên luận:
Khí nhất nguyên luận cho rằng, Khí là một thựcthể vật chất của sự vận động không ngừng, là nguồn gốc (hoặc bảnthể) của vạn sự vạn vật trên Thế giới, là cơ sở vật chất của sựthống nhật vạn vật của trời đất và thiên thể vũ trụ. Vận động làđặc tính căn bản của Khí; Âm dương là thuộc tính cố hữu của Khí;Khí là thể mâu thuẫn thống nhất của Âm Dương; tác dụng thắng phụccủa Khí chính là vận động mâu thuẫn của Âm Dương, là căn nguyên củasự biến hóa vận động thế giới vật chất. Khí tụ mà thành hình,tán mà thành khí; hình (hữu hình) với khí (vô hình) cùng với sự chuyển hóa của chúng, là hình thức cơ bản của vận động và tồn tại của thế giới. Thế giới vật chất là một thế giới khí hóa vận động bởi thăng giáng xuất nhập mà không ngừng phát sinh ra Khí. Khí phânchia mà thành Âm Dương, Âm Dương hợp mà sinh Ngũ hành, mà trong Ngũhành lại có Âm Dương. Nếu nói về nguồn gốc của Thế giới, đặt ramột cách nhìn về Tự nhiên quan, thì học thuyết Khí nhất nguyên luậnlà cơ sở của học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ hành. “Con người lấy Khí của Thiên Địa để sinh ra, phép tắc của bốn mủa mà thành”,con người là sản vật của quy luật kết hợp khí trong tự nhiên Thiên Địa. Cơ thể con người là một cơ thể vận động khí hóa bởi thănggiáng xuất nhập mà không ngừng phát sinh. Khí của con người có thể phânthành hai loại Âm khí và Dương khí. Âm Dương quân bình, thì gọi là“bình nhân” (người không bệnh”. Quá trình sự sống là kết quả của sựvận động đối lập, thống nhất của nhị khí Âm Dương. Tạng phủ, hìnhthể, quan khiếu cùng các bộ phận khác trong cơ thể con người, lại cóthể theo Ngũ hành mà chia ra năm hệ thống là Tâm, Phế, Tỳ, Can, Thận.Trong Ngũ hành lại có Âm Dương và Ngũ hành. Như vậy có thể thấy, cơthể con người là một hệ thống lớn, phức tạp, có mối liên hệ mậtthiết với nhau.

2) Học thuyết Âm Dương:
Học thuyết Âm Dương được phát triển dựa trên cơsở khái niệm vật chất của Khí nhất nguyên luận, bao gồm khái niệmKhí bản thể luận có tính chất biện chứng sâu sắc, và có cả tínhchất phương pháp luận. Khí nhất nguyên luận chú trọng phân tích nguồngốc của sự sản sinh vạn vật Thế giới, cho rằng, Khí là cơ sở vậtchất của tính thống nhất, tính đa dạng vô hạn, của vạn vật trongThiên Địa; lấy cái tụ tán của Khí để giải thích về mối liên hệnội tại giữa hữu hình và vô hình; nhấn mạnh sự tiêu diệt và sảnsinh của sự vật chính là sự chuyển hóa hình thức tồn tại của Khí.Mà học thuyết Âm Dương thì chú trọng nghiên cứu về quy luật và cănnguyên về sự vận động của từ bản thân Khí, cho rằng Khí là “nhấtvật lưỡng thể” (một mà là hai), là thể thống nhất của mâu thuẫn ÂmDương. Tác dụng của hai khí Âm Dương là căn nguyên vận động nơi tự thânKhí, và là nguyên nhân căn bản của biến hóa vận động của mọi sựvật. Dùng quan điểm biện chứng “một phân thành hai” để giải thích vềmối tương quan giữa sự vật, hoặc hai phương diện hỗ căn đối lập lẫnnhau, tiêu trưởng chuyển hóa, và hiệp điều bình hoành, cùng tồn tạitrong nội bộ sự vật. Trên cơ sở Khí nhất nguyên luận, đã thể hiệnmột quan niệm thô sơ về hiện tượng đối lập thống nhất. Cho rằng toànthể Vũ trụ là một thể đối lập thống nhất của Âm Dương tương phản,tương thành. Sự đối lập thống nhất của Âm Dương là tổng quy luật củabiến hóa vận động vạn vật trong Thiên Địa. Bên trong cơ thể con người,và con người với tự nhiên cũng là một thể đối lập thống nhất củaÂm Dương. Lý luận Âm Dương đối lập dùng để phân tích sự mâu thuẫn củatình trạng bệnh tật và sức khỏe của con người, giải thích quy luậtcăn bản của vận động sự sống. Học thuyết Âm Dương, trong bản thểluận, tuy rễ là ở Khí nhất nguyên luận, nhưng trong phương pháp luận,lại có tư tưởng phép biện chứng, thêm một bước phát triển triết họctruyền thống Á đông. Quan niệm của khí và quan niệm của mâu thuẫn ÂmDương có sự kết hợp hữu cơ, từ đó xây dựng nên một khái niệm vậtchất Khí nhất nguyên luận của sự đối lập thống nhất.

3) Học thuyết Ngũ hành:
Nhận thức của học thuyết Ngũ hành đối vớinguồn gốc Thế giới, cũng thuộc vào Khí nhất nguyên luận, không chỉcó đặc trưng của Tự nhiên quan, mà còn có tính chất hệ thống luậnphổ biến thô sơ. Nhận thức của học thuyết Ngũ hành đối với nguồngốc Vũ trụ chủ yếu tập trung là cấu thành vật chất của Thế giới,cho rằng Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là nguyên tố vật chất của sự cấuthành vạn vật Thế giới, so với sự giải thích của Khí nhất nguyênluận về nguồn gốc vật chất của Thế giới không giống nhau. Họcthuyết Ngũ hành dùng quy luật sinh khắc chế hóa, thừa vũ thắng phục của Ngũ hành, để giải thích về tính bình hoành của động thái chỉnh thể vạn vật vạn sự trong tự nhiên giới; xem Ngũ hành là quyluật phổ biến của Vũ trụ; lấy Ngũ hành làm cơ sở để giải thíchvề mối quan hệ sinh khắc chế hóa, thừa vũ thắng phục lẫn nhau giữasự vật. Vạn vật Thiên Địa được sinh thành bởi Khí; bởi hệ thống kết cấu Ngũ hành là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, mà tạo thành mộtchỉnh thể; dựa vào cơ chế thắng phục thừa vũ, sinh hóa chế khắc giữa hệ thống kết cấu ngũ hành để duy trì động thái bình hoành chỉnh thể của tự nhiên giới. Cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ được tạo thành bởi hệt thống kết cấu Ngũ hành, lấy Ngũ tạng là trung tâm. Con người và hoàn cảnh bên ngoài cũng là một chỉnh thể hữu cơ. Đông y học ứng dụng học thuyết Ngũ hành, từ quan điểm kếtcấu hệ thống, phân tích mối liên hệ hữu cơ của cục bộ với cục bộ; cục bộ với chỉnh thể trong cơ thể con người, cùng với sự thống nhất của cơ thể con người với ngoại giới; luận chứng về một chỉnh thể quan niệm: con người là một chỉnh thể thống nhất. Cơ chế điều tiếtcủa Ngũ hành sinh hóa, thắng phục, là nguyên nhân của động thái duytrì bình hoành và ổn định lẫn nhau của hệ thống kết cấu kinh lạctạng phủ trong cơ thể con người. Vậy nên sách Loại Kinh Tập Dực, mục“Vận Khí” chép: huyền cơ của Tạo hóa, không thể không sinh, cũng không thể không chế. Không sinh thì không sự phát triển không có nguồn; không có chế thì vật sẽ mạnh lên mà gây hại” (造化之机,不可无生,亦不可无制。无生则发育无由,无制则亢而为害 - Tạo hóa chi cơ, bất khả vôsinh, diệc bất khả vô chế. Vô sinh tắc phát dục vô do, vô chế tắckháng nhi vi hại). Trong sinh cần phải có chế, trong chế tất phải cósinh, mới có thể vận hành không ngừng, tương phản tương thành. Thiên Ngũ Vận Hành Đại Luận, sách Tố Vấn chép: “Khí hữu dư thì sẽ ức chế cái mà nó thắng, và vũ lại lại cái nó không thắng. Nếu nóbất cập, thì cái không thắng nó sẽ nhân đó mà vũ lại; cái nó thắng, sẽ vũ nhẹ lại nó” (气有余,则制己所胜而侮所不胜。其不及,则己所不胜,侮而乘之;己所胜,轻而侮之 - Khí hữu dư, tắc chế kỷ sở thắng nhi vũ sở bất thắng. Kỳ bất cập, tắc kỷ sở bất thắng, vũnhi thừa chi; kỷ sở thắng, khinh nhi vũ chi); thiên Chí Chân Yếu ĐạiLuận sách Tố Vấn lại chép: “Nếu có thắng khí, thì sẽ có phụckhí”; thiên Ngũ Thường Chính Đại Luận sách Tố Vấn nói tiếp: “Thắngkhí yếu thì phục khí yếu, thắng khí mạnh thì phục khí mạnh. Đólà quy luật biến hóa của ngũ vận thắng phục” (微者复微,甚者复甚,气之常也 - vi giả phục vi, thậm giả phục thậm, khí chi thường dã). Khí có Âm Dương, Âm Dương kết hợp mà sinh Ngũ hành, Ngũ hành và Âm Dương kết hợp mà hóa sinh vạn vật. Vận động mâu thuẫn của hệ thống kết cấu Ngũ hành là quy luật phổ biến của Vũ trụ, cũng là quy luật phổ biến của vận động sự sống. Vận động mâu thuẫn của ÂmDương Ngũ hành là biểu hiện cụ thể của vận động khí trong cơ thểcon người, là quy luật vận động của kinh lạc tạng phủ trong cơ thể con người, là quy luật phổ biến của vận động sự sống.

Nói chung, so sánh giữa học thuyết Âm Dương Ngũ hành với Khí nhất nguyên luận, càng thấy có tính chất “bản thể luận”,giải thích tính thống nhất vật chất của vạn vật trong Thiên Địa, sự sống chết của con người hoàn toàn là nhờ vào khí.

So sánh giữa học thuyết Ngũ hành với học thuyết Âm Dương, thì học thuyết Âm Dương giải thích về các hiện tượng sự sống đều bao hàm hai phương diện mâu thuẫn của Âm Dương. Nếu nói về phương diện con người, như thiên Bảo Mệnh Tòa Hình Luận sách TốVấn chép: “con người sinh ra có hình hài, không thể rời khỏi Âm Dươngđược”, hoặc thiên Sinh Khí Thông Thiên Luận chép: “gốc của sự sống làtừ Âm Dương”; hay như mục Âm Dương Loại sách Loại Kinh chép: “Âm Dương,một mà chia thành hai”… Từ đó, nêu lên được hình thức và mối liên hệ động cơ nguyên nhân, nguồn mạch và sự phổ biến nhất, cái đa số nhấtcủa hoạt động sự sống. Mà học thuyết Ngũ hành thì giải thích mộtcách cụ thể về mối quan hệ kết cấu của kinh lạc tạng phủ trong cơthể con người, cùng với phương thức điều tiết của nó, tức là quyluật đặc thù của động thái chỉnh thể cơ thể con người. Cho nên, Đôngy học khi nói đến tạng phủ thì thường đi với Âm Dương, mà ngụ ý cảNgũ hành; luận về sinh khắc chế hóa của tạng phủ mà lại bao gồmcả Âm Dương. Bản chất của sức khỏe là ở nội bộ cơ thể, cùng vớiđộng thái bình hoành của hoàn cảnh ngoại giới với cơ thể, nếu bìnhhoành bị phá đi, thì sẽ dẫn đến tật bệnh. Điều tiết Âm Dương, lấysự tìm kiếm bình hoành chỉnh thể cơ thể, là nguyên tắc căn bản củacông tác trị liệu trong Đông y học, vậy nên mới có câu “trị bệnh tấtphải tìm đến gốc của nó (Âm Dương)”, hoặc “nói đến gốc, tức là Âm Dương vậy”. Mà các hình thức điều tiết của tương sinh tương thắng Ngũ hành, chính là hình thức cụ thể hóa bằng điều tiết Âm Dương.

Âm Dương nói về mâu thuẫn đối lập của Khí; Ngũ hành giải thích về sinh khắc của Khí, cả hai cùng thẩm thấu lẫn nhau, bao hàm lẫn nhau. Ngũ hành là chất của Âm Dương; Âm Dương là khícủa Ngũ hành. Khí không có chất thì không tồn tại; chất không cóKhí thì không lưu hành. Chương “Vận Khí” sách Loại Kinh Đồ Dực chép:“hành, đó là khí dẫn Âm Dương vậy”. Khí hóa lưu hành, sinh sinh không ngừng. Khí hóa là một quá trình tự nhiên, là nguyên nhân căn bản củavận động biến hóa Khí, nhờ bời vận động mâu thuẫn của Âm Dương Ngũ hành trong nội bộ tự thân nó (Khí). Âm Dương có động tĩnh, Ngũ hànhcó sinh khắc, vì vậy mà hình thành được vận động biến hóa củaKhí.

Nói chung, Đông y học theo kết cấu logic của Khí– Âm Dương – Ngũ hành, từ vận động mâu thuẫn của Khí – Âm Dương – Ngũ hành,mà giải thích quy luật cơ bản của hoạt động sự sống, xây dựng một hệ thống lý luận của Đông y học.

Khí nhất nguyên luận, học huyết Âm Dương, vàhọc thuyết Ngũ hành, là phương pháp luận và tự nhiên quan của Á đôngcổ đại. Đông y học hiện đại còn cần phải dùng khái niệm triết họcđể giải thích về các vấn đề Đông y học, đồng thời trên cơ sở lý luận y học, còn cần phải phong phú và phát triển hơn nữa tư tưởngtriết học. Triết học giúp đỡ Y học, y học phong phú triết học, cả hai cùng tương bổ, tương thành, tương đắc để làm sáng tỏ nhau.

Hội An 28 - 4 - 2013
Trần Quang Thống
 
Reply with a quote
Replied by hanni (Hội Viên)
on 2024-03-21 05:51:37.0
Em muốn xin facebook thầy có được không ạ
 
Reply with a quote
Replied by Ban An Ninh (Hội Viên)
on 2024-03-26 00:02:56.0
Quote:
Originally posted by hanni
Em muốn xin facebook thầy có được không ạ

Thầy Thống dạo này bận và không có thời gian tham gia diễn đàn nữa bạn ah. Nếu cần thông tin, xin mời bạn nhắn ib nhé
 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org