Trang Chính

  Dược Vị

  Toa Thuốc

  Diễn Đàn

  Đăng Nhập

  Đăng Ký

Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Hỏi cách làm thuốc

<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Hỏi cách làm thuốc - posted by quoc cuong (Hội Viên)
on May , 07 2016
Xin làm ơn cho em hỏi các anh chị,các thầy trên diễn đàn chi tiết về cách làm vị thuốc Thục Địa từ củ Sinh Địa tươi như thế nào? Và cách làm thuốc Bát vị hoàn như thế nào? Em có đọc trong sách nhưng vì không có người giải thích cho cách làm nên thấy khó hiểu quá! Em xin chân thành cám ơn.
 
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-06-03 19:28:52.0

THỤC ĐỊA

Tên khoa học: Rehmannia glutinosa (Gaertn); Họ hoa mơm chó (Scrophulariaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ (củ). Chọn củ sinh địa khô, vỏ mỏng, xám đen, thịt đen ánh vàng, mềm, mịn, nhiều nhựa, củ càng to càng tốt để chế ra thục địa.
Thành phần hóa học: có manit, rehmanin, chất đường.
Tính vị - quy kinh: Vị ngọt, tính hơi ôn. Vào ba kinh tâm, can và thận.
Tác dụng: Tư âm dưỡng huyết, thông thận, tráng thủy.
Công dụng: Âm hư, huyết suy, hư lao, thất thương, dùng phối hợp với mạch môn th́ đại bổ tinh huyết.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 64g.
Kiêng kỵ: kỵ sắt.
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Chọn 10kg sinh địa tốt, to (4 - 6 củ nặng độ 600g) là tốt nhất; dùng rượu sa nhân (700g sa nhân ngâm trong 10 lít rượu đế), tẩm cho thấm một đêm, xếp vào nồi chơ đồ cho thật kỹ (độ một ngày đêm) rồi mang phơi nắng. Đang nóng lại tẩm đồ, phơi như trên. Làm như vậy 9 lần là được.
Rửa sạch, cạo ṿ, tẩm rượu 1 ngày đêm, đồ phơi, lại tẩm, làm như vậy 5-6 lần là được.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Lấy 10kg sinh địa rửa sạch đất, để ráo nước, lấy 5 lít nước cho 300g bột sa nhân vào nấu cho cạn c̣n 4,5 lít. Lấy nước sa nhân tẩm củ sính địa, rồi xếp vào khạp hay thùng men, nấu trực tiếp với nước sa nhân c̣n lại, cho thêm độ 100g gừng tươi giă nhỏ và nước sôi cho đủ ngập hết các củ; nấu trong 2 ngày đêm cho chín, nước cạn đến đâu thấm nước sôi vào cho đủ mực nước cũ, nấu cho kỹ; nếu nấu đối sau này có nấu lại củ cũng không mềm được. Khi nấu phải đảo luôn, lúc cuối cùng th́ để cho cạn, c̣n 1/2 mực nước cũ th́ vớt củ sinh địa ra, phơi cho ráo nước. Lấy nước nấu (cứ 1 lít th́ thêm 1/2 lít rượu) tẩm bóp rồi đồ 3 giờ đem phơi. Làm nhiều lần như vậy đến khi hết nước nấu th́ thôi. Làm được 9 lần tẩm và đồ phơi th́ càng tốt (cách này thông thường).
Nếu nửa chừng hết nước thục th́ lấy ít rượu tẩm rồi đồ, phơi cùng được.
- Lấy 10kg sinh địa, rửa sạch kỹ, ủ hai ngày đêm. Lấy 5 lít rượu có ngâm với 100g bột sa nhân (trong 5 - 7 ngày) tẩm bóp vào củ sinh địa cho thấu, cho rượu c̣n lại và củ sinh địa vào trong cái hủ hay thùng tráng men dậy kín rồi nấu cách thủy trong 3 ngày đêm. Rải phơi trong cái nia thưa, lấy vải phin đậy kín (tránh ruồi nhặng). Chiều tối, lấy nước thục đă thêm 1/2 phần rượu mà tẩm bóp. Hôm sau đồ lại trong 3 giờ rồi đem phơi. Công việc tâm, đồ phơi làm cho đến khi hết nước thục th́ thôi, nếu làm được 9 lần (cửu chưng, cửu sái) th́ càng tốt.
Phẩm chất:
Thục địa thịt chắc, màu đen huyền, mềm, không dính tay, thớ dai là tốt. Thục nhỏ đă nắm lại, khi xé ra tuy mịn nhưng không có thớ, không có tiết đen.
Bảo quản: Đựng trong thùng kín, tránh sâu bọ. Khi dùng thái lát mỏng, hoặc nấu thành cao đặc hay đập bẹp sấy khô với các thuốc khác để làm hoàn tán.

Theo: duoclieu.org
----------------------------------

Cách làm thuốc Bát vị hoàn

Muốn làm thành HOÀN MỀM thường hay gọi là TỄ. Dứt khoát phải có dược liệu tốt, sạch, chọn lọc.
- Sau khi cân Bài thuốc đúng, đủ trọng lượng từng vị dược liệu. Cho xay qua thuyền tán (nay cho qua máy xay thành bột kép).
- Cô mật ong thành châu.
- 1 kư lô bột kép th́ cân 1.000 gam - 1.200 gam mật đă thành châu c̣n nóng (bỏng tay) - Tỷ lệ 1/1 hoặc 1,2/1. Trong chậu lớn; rộng (khuấy đều). Đến khi bột kép và mật "khô" lại (tay người khó khuấy được).
- Cho hỗn hợp trên qua máy xay thịt có gắn mô tơ - chín (09) lần - mục đích: nén hỗn hợp thật chật (hạn chế không khí trong hoàn mềm) - Xưa: bỏ thuốc vào cối giă 1.000 chày. Mục đích chính là nén bột kép lại - loại bỏ khí trong hoàn thuốc, để thuốc lâu hỏng.
- Sau đó dùng tay (mang găng) hoàn thành viên (08 - 10 gam)
- Gói kỹ hoàn thuốc, bọc vào sáp (nay người ta dùng vỏ nhựa).

LƯU Ư: Loại bỏ không khí và cách ly thuốc với ẩm độ (có trong không khí) càng nhiều > Thuốc lâu bị nấm mốc, làm hư hỏng tính chất dược lư của thuốc.

------------------------------------------


CÁCH BÀO CHẾ: THUỐC TỄ (VIÊN HOÀN MỂM)

A. ĐỊNH NGHĨA
Thuốc tễ là dạng thuốc dẻo, h́nh cầu, đường kính l-2cm, gồm có Mật ong và thuốc. Tỷ lệ Mật ong và thuốc là: 1:1 hay 1: 1,2 - 1,5.
Thuốc tễ phần lớn là các thuốc dùng bồi dưỡng cơ thể, hoặc các thuôc cần dùng liên tục lâu dài để chữa các bệnh mạn tính.
B. THÀNH PHẦN
Thuốc tễ gồm có hai thành phần: Dược chất và tá dược.
1. Dược chất: Gồm các dược liệu là thảo mộc hay động vật, rất ít dùng dược liệu là khoáng vật.
Dược liệu dùng để chế thuốc tễ phải chế biến sao tẩm theo đúng yêu cầu của từng vị thuốc và phải tán thành bột mịn.
2. Tá dược: Trong thuốc tễ chỉ dùng hoàn toàn Mật ong cô đặc thành châu làm tá dược dính.
C. CÁCH BÀO CHẾ
1. Nguyên tắc.
Dược chất đă tán bột mịn, trộn đều theo phương pháp trộn bột kép, đổ vào cối. Tưới Mật ong đă cô thành châu c̣n nóng vào bột vừa đủ, giă luyện cho tới khi nhuyễn, dẻo, mịn, đem chia viên.
2. Cách bào chế.
a. Cô mật thành châu (luyện mật):
Dùng 1000ml Mật ong cho thêm 50ml nước, đun sôi vớt bỏ bọt nổi à trên cùng, tiếp tục đun nhỏ lửa, cho tới khi mật nổi bọt phồng to, vớt bọt bỏ đi. Tiếp tục đun cho tới khi nhỏ một giọt Mật vào bát nước lạnh thấy ch́m xuống đáy bát mà không tan vào nước ngay hoặc đo tỷ trọng phải đạt tỷ trọng 1,4.
Mật luyện ở 114oC gọi là mật non.
Mật luyện ở 117°C gọi là mật luyện thành châu .
Mật luyện ở 120-122oC gọi là mật già.
b. Cách sử dụng từng loại mật:
- Loại thuốc khô như: Khoáng vật, rễ nhiều xơ, dùng loại mật già.
- Loại thuốc thường không dính, không khô dùng mật luyện.
- Loại có độ dính lớn dùng mật non.
Thông thường người ta dùng mật luyện nhiều hơn cả v́ thuốc không phải là một vị mà là nhiều vị kết hợp với nhau có cả loại thuôc khô, loại thuôc dính...
c. Luyện thuốc:
Cho hỗn hợp bột kép dược chất vào cối, tưới mật đang nóng vào trộn đều, nghiền kỹ cho nhuyễn.
Khi trộn đủ mật, giă mạnh liên tục cho tới khi thành một khối thuôc dẻo quánh, nhấc chày lên, thuốc bám thành cả một tảng vào chày, không c̣n thuốc dính cối là được. Sách cổ có ghi: "Luyện tễ phải giă ngàn chày".
Chú ư: Các loại dược liệu dùng chế thuốc tễ là những loại chứa nhiều tinh dầu khi luyện thuốc không nên dùng mật nóng quá, tinh dầu bay hết thuốc sẽ giảm hoặc mất tác dụng.
d. Chia viên:
Khi luyện thụốc xong th́ đem chia viên. Tuỳ theo cỡ
viên mà làm giun to nhỏ và dùng bàn chia viên để chia cho thích hợp.
đ. Sấy viên:
Chia viên xong đem dàn ra các khay hay các sàng mẹt, phơi nắng nhẹ (có che đậy để tránh bụi và ruồi, nhặng) hoặc đem sấy ở nhiệt độ 40-45°C cho đến bên ngoài khô, nhưng viên thuôc c̣n dẻo.
Chú ư: Khi phơi sấy không được phơi sấy khô quá mà phải giữ cho viên luôn có dạng mềm dẻo.
e. Đóng gói hảo quản:
Viên tễ phơi sấy xong đóng gói từng viên một trong giấy bóng kính hoặc trong quả sáp ong hay quả nhựa. Để nơi kín khô mát.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thuốc tễ phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
- Mùi vị: Thơm dược liệu.
- Nh́n mặt viên tễ: Nhẵn bóng đồng đều.
- Độ cứng: Không được cứng rắn, phải mềm dẻo.
- Sai số khối lượng: ± 1% so với khôi lượng trung b́nh 1 viên.
 
Reply with a quote
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên)
on 2016-06-03 19:32:12.0
Vui ḷng tham khảo thêm:

http://www.yhoccotruyen.org/ViewTopic.jsp?tid=5584&fid=5&Page=1&trp=20&ttp=16


 
Reply with a quote


<< Trả Lời >>

Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org