|
Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
| |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-08-13 05:43:20 | chào minhtran!
Thuốc xông đổ 3 chén nước xông khoãng 20-25', còn bao nhiêu thì uống hết bấy nhiêu trong ngày anh ạ!
phutudu | | |
Replied by minhtran (Hội Viên) on 2012-08-20 14:55:50 | Tôi chỉ còn 3 thang là hết đợt 2. Đã bớt ợ hơi nhiều và dưới bắp chân phải phía ngoài không còn căng đau (nhưng bấm vô thì còn đau). Có vẻ sau khi uống toa 1 thì buồn ngủ nhiều. Sáng dậy thì có ngày rêu trắng mỏng toàn lưỡi, có ngày chỉ trắng 1/2 lưỡi phần cuống. Đi tiểu thì hầu như vàng nhạt, có vài lần trắng. Phân thì bớt bón. Lưng cũng còn đau âm ẩm chỗ thận du bên phải, có khi đau tức lên, khi tập phất tay thì cảm thấy nhẹ, bớt đau nhưng sau đó thì đau lại. Huyệt Hoàn khiêu mông phải thỉnh thoảng cũng bị co rút.
Bàn chân phải: chỗ lõm giữa gan bàn chân kéo vô khoảng 1/2 thốn về phía trong, rồi kéo dọc lên trên theo mép gan bàn chân, về phía ngón chân cái (tới ngang huyệt Dũng tuyền) thỉnh thoảng đau (nếu lấy ngón tay miết nhiều lần thì sẽ hết đau, đường cơ này có liên quan tới huyệt Ủy trung, lúc trước khi miết huyệt Ủy trung thì đường cơ này căng cứng lên, kéo ngón chân cái), và cũng từ chỗ lõm giữa gan bàn chân kéo vô giữa lòng bàn chân cũng bị căng đau. Hoặc khi ngữa bàn chân phải lên, phía bên trái huyệt Dũng tuyền 1 thốn, dịch xuống 1 thốn, thỉnh thoảng cũng bị đau (khi đứng phất tay cũng có cảm giác đau chỗ này).
Xin hỏi thầy là đợt 3 thì uống thuốc ra sao?
Cám ơn thầy rất nhiều.
minhtran | | |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-08-22 11:19:00 | Chào Minhtran!
Những chứng bệnh do hư chứng lâu ngày gây nên (đặc biệt là bệnh ở tạng thận), khi uống thuốc trong thời gian đầu nếu có thuyên giảm nhiều thì đây chỉ là do tác dụng của thuốc chứ cơ thể chưa thực sự cân bằng và hồi phục công năng tạng phủ, vì vậy cần phải uống thuốc một thời gian để cơ thể ngấm thuốc dần, công năng tạng phủ -khí huyết từ đó mới được hồi phục dần và cân bằng trở lại. Các vị trí đau -căng tức mà anh mô tả ở gan bàn chân tương ứng với các vị trí phản xạ của Thận -gan và cột sống thắt lưng, điều đó chứng tỏ công năng tạng phủ của anh hồi phục chưa được nhiều, đợt này anh tiếp tục hốt 2 toa thuốc giống như đợt vừa rồi nhưng tăng liều Phụ tử 12g, đỗ trọng 18g, mộc qua 18g, thục địa 30g.
đồng thời anh kết hợp với trị liệu theo phản xạ bàn chân, anh dùng gừng tươi thái lát đã ngâm với dung dich thuốc cứu như tôi đã giới thiệu (làm theo phương pháp cứu thứ 3) anh dán. gừng (có lẫn cả thuốc) lên những vị trí đau trên gan bàn chân và dùng điếu ngải để cứu ( cho thật nóng, gan bàn chân ko bỏng đau mà anh lo nhé) trong vòng 20' sau dó anh dùng dụng cụ bằng gỗ có đầu tròn nhẵn(dụng cụ hỗ trợ bấm huyệt) để day ấn liên tục đến khi hết đau hoàn toàn (anh trị liệu như vậy cũng là phương pháp trị liệu phản xạ lòng bàn chân để hồi phục công năng các tạng phủ hư yếu liên quan mà ko cần dùng thuốc (anh kết hợp trị liệu trong quá trình uống thuốc thì bệnh hồi phục nhanh hơn rất nhiều).
Thân ái!
Phutudu | | |
Replied by minhtran (Hội Viên) on 2012-08-23 00:48:34 | Hôm nay thì lòng bàn chân gần hết đau rồi thầy, nhưng tôi sẽ trị liệu theo phản xạ bàn chân theo cách thầy chỉ. Lưng thì cũng bớt đau. Đúng như thầy nói là khi uống thuốc toa 1 vô thì bớt đau là do tác dụng của thuốc.
Tôi dùng gừng lát ngâm rượu (có sẵn, ngâm lâu ngày rồi) xay chung với dung dịch thuốc cứu rồi đắp lên huyệt, hơ điếu ngải thì hơ chừng 2-3 phút là thấy nóng, sau đó hơ khoảng 30g tới 1 phút rồi làm 2-3 lần như vậy thì cả vùng da đỏ lên luôn. Còn chỗ lưng thì lấy vải, đặt thuốc vô rồi buộc, sau đó lấy máy sưởi nóng 1-2 phút thì cảm giác cực nóng chịu không nổi luôn :), rồi chỉ làm 3 lần như vậy thì đủ không thầy?
Cám ơn thầy rất nhiều. | | |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-08-23 05:21:57 | anh dùng thuốc cứu như anh nói cũng rất tốt, anh trị liệu trong khoảng thời gian 20-30'/ lần là tốt nhất, ngày làm 1-2 lần, anh đừng để bị quá nóng có thể gây bỏng da sẽ ko tốt. riêng cứu huyệt ở bàn chân tthif anh nên cứu bằng điếu ngải theo từng vị trí đau chứ ko nên dùng đèn chiếu nóng cả bàn chân hiệu quả sẽ thấp hơn nhiều.
phutudu | | |
Replied by minhtran (Hội Viên) on 2012-09-05 01:46:42 | Xin báo cáo tình hình với thầy là tuần rồi tôi lại bị cảm lạnh nhẹ lần 2, người mệt mỏi vô lực, không sốt, cũng cạo gió rồi ngưng thuốc 2 ngày thì hết. Nhưng không biết là do thời tiết bên này giờ chuyển sang mùa thu, buổi sáng và chiều thì lạnh, gió nhiều, hay do thận âm đã tốt lên trong khi thận dương còn yếu gây ra bệnh cảm? Trong người thì cảm thấy lạnh hơn, sáng 3-4g là cảm thấy rất lạnh khó ngủ dù mặc thêm áo ấm & đắp mền, người mệt mỏi, thức dậy tập thể dục thì mới bớt lạnh và thoải mái hơn, rồi phải sưởi ấm thêm. Trong ngày thì khi mắc tiểu là phải đi liền nếu không sẽ bị són, nước tiểu hơi vàng, sau khi uống thuốc khoảng 1g thì đi tiểu trắng trong. Phân bình thường, không bón, không nát, nhưng chìm. Da thì trơn láng hơn. Nửa lưng dưới thì cũng còn ê ẩm bắp thịt do công việc phải ngồi nhiều, chỗ lõm bên phải thì cũng căng 1 chút nhưng không còn nhức như trước. Ngủ cũng hơi mơ linh tinh sau khi ngủ lại sau khi bị khó chịu thức giấc lúc 3-4g, bị mộng tinh 1 lần. Sáng dậy thì rêu lưỡi trắng nhạt, răng miệng thì dơ ke nhiều dù đã đánh răng trước khi ngủ (lúc trước khi uống thuốc thì không bị tình trạng này). Có điều tốt là tóc bớt bạc, có sợi nửa trắng nửa đen (hình như nó chuyển từ trắng sang đen). Hình như cũng hết ù tai phải (tại vì lúc này trời lạnh buổi sáng nên chỉ tập thể dục nhẹ trong nhà, lúc trước ra ngoài tập nhiều thở nhanh thì mới phát sinh ù tai 1 chút). Thuốc uống thì không có cảm giác rần rần như lúc mới uống đợt 1, hình như là do tác dụng của vị phụ tử mà lúc đầu tôi không biết phải sắc riêng trước 30', mà tiệm cũng không dặn. Sau đó mua đợt 2 thì tiệm lại để riêng, nói sắc riêng trước 30' nên tôi mới coi lại trên đây thì cũng đúng như vậy nên làm theo. Mua đợt 3 thì người bán lại khác nữa, dặn để riêng thì họ quên, rồi sau đó cũng lựa ra riêng nhưng nói tùy người, để chung hay riêng gì cũng được!
Xin hỏi thầy là đợt thuốc tới thì có cần thay đổi gì không? Cám ơn thầy rất nhiều.
minhtran | | |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-09-05 04:30:00 | Chào Minhtran!
anh suy nghĩ rất đúng, cơ thể anh cái chính đó là do dương khí hư (anh để ý đến hiện tượng phân chìm hay nổi là anh rất tinh ý và có suy luận tốt,cũng là đi cầu táo bón nhưng nếu phân nổi thì đó là táo do nhiệt(nhiệt khí nhiều), còn nếu phân táo mà chìm thì đó là táo do chân hàn (dương suy, khí hư - hàn khí nhiều làm giảm nhu động ruột gây nên chứng táo bón) Chứ ko phải cứ táo là do nhiệt mà lỏng là do hàn) khi dương khí chưa hồi phục được mà lại gặp thời tiết chuyển mùa thì rất dễ bị cảm hàn, lần sau nếu như anh bị cảm (mà dương khí ko chưa hồi phục) anh nhớ ko nên để tự khỏi mà hốt toa thuốc sau uống trong 2-3 ngày để đuổi ngoại tà ra khỏi cơ thể mới uống thuốc kia trở lại (nếu anh để tự khỏi trong giai đoạn này thì ngoại tà sẽ ko phát ra được, khi anh uống thuốc bổ trở lại sẽ làm bệnh nặng lên và diễn biến sẽ phức tạp hơn);
Phụ tử 12g (sắc trước 50')
Ma hoàng 6g (bỏ sau sắc thêm 20')
tế tân 4g (bỏ cùng lúc với ma hoàng)
khương hoạt 10g (bỏ sau sắc thêm 40')
Gừng tươi 5 lát (bỏ cùng mahoang-tế tân)
thang trên anh sắc uống ngày 3 lần, thì sẽ hết cảm và người sẽ đỡ mệt hơn.
Theo như anh mô tả thì bên đó đang chuyển mùa, thời tiết lạnh và gió nhiều hơn, nên đợt này anh hốt vẫn 2 toa cũ nhưng gia giảm như sau:
Toa số 1 bỏ vị mạch môn, tăng vị Phụ tử lên 15g (Nếu thuốc sắc đảm bảo trên 120'( 2 h) thì ko cần sắc trước vị phụ tử, nếu thuốc săc khoãng 90' thì anh sắc trước vị phụ tử 30'), (nếu anh sắc thuốc đảm bảo đủ thời gian mà uống thuốc thấy có cảm giác hơi rân người sau khi uống thuốc nhưng một lúc rồi hết mà ko ảnh hưởng gì tới sức khỏe thì anh vẫn uống bình thường, dùng thuốc có phụ tử nếu sắc đảm bảo mà có cảm giác này mới đạt đến cảnh giới va công năng cao nhất của vị phụ tử, bệnh sẽ nhanh khỏi hơn rất nhiều, còn nếu thấy rân rân mà cơ thể bứt dứt khó chịu kéo dài thì anh phải giảm bớt liều phụ tử đi một chút (12-14g) vì như vậy là phụ tử đã đạt quá ngưỡng của cơ thể), Nhục quế tăng lên 10g
Toa số 2 gia thêm Phụ tử 12g, hoài sơn sao vàng (sao với cám gạo được thì càng tốt)15g, hoàng kỳ tăng lên 25g.
Sau đợt thuốc này bệnh của anh sẽ giảm thêm nhiều phần, anh cứ yên tâm.
Ko biết hiện tượng căng tức lòng bàn chân của anh đã đỡ nhiều chưa, anh vẫn nên trị liệu bằng phương pháp phản xạ và ôn cứu thuốc nhé!
Thân ái!
Phutudu | | |
Replied by minhtran (Hội Viên) on 2012-09-05 12:01:20 | Vì tôi bị cảm giữa tuần nên không có thời gian đi mua thuốc cảm được, mà cũng quên bài trị cảm hôm trước thầy đã cho! Kỳ này khi mua thuốc bổ thì mua sẵn vài thang thuốc cảm mới được :)
Khi sắc thuốc đợt 1 nguyên thang thì 2g, còn đợt 2, 3 thì sắc riêng Phụ tử 30', sau đó bỏ thuốc còn lại vô sắc thêm 1g45 - 2g nữa. Như vậy để tôi sẽ sắc chung hết trong 2g.
Còn về chân thì có 3 ngày chỗ lõm lòng bàn chân phải bị đau tăng lên, rồi tôi cũng đắp thuốc, hơ và day ấn thì sau đó giảm bớt, giờ chỉ còn đau ít khi ấn vô. Còn khi hơ nóng vùng thắt lưng bằng máy sưởi khoảng 20 phút thì 2 bên nhượng chân toát mồ hôi ra. Dưới bắp chân phải phía ngoài thì cũng hết đau khi trồng chuối, chỉ còn căng căng 1 chút.
À, hình như trí nhớ được cải thiện, giờ học cái gì thì mau nhớ hơn.
Hoài sơn toa số 1 có cần sao vàng như toa số 2 không?
Tôi có tìm hiểu thêm về các vị thầy cho thêm sau này như Mạch môn, Ngưu Tất, ngũ vị tử thì làm giảm huyết áp và cẩu tích, tục đoạn thì làm ấm (tăng huyết áp?)
Mà tôi thì huyết áp thấp khoảng từ 90 - 100, xin hỏi thầy là thay Ngưu Tất bằng Ngũ Gia Bì để tăng huyết áp và bớt đau lưng được không?
Cám ơn thầy.
minhtran | | |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-09-05 22:31:46 | Chào Mtran!
Mỗi vị thuốc khi đứng rời riêng lẻ thì có công năng khác nhau, nhưng khi chúng hợp nhau lại thì thành một bài thuốc có công năng khác nhau, khi đó ko thể phân tích và tách rời công năng và tác dụng các vị thuốc ra bởi trong bài thuốc thường có Quân-thần -tá -sứ , ví dụ như ở bài thuốc này vị ngưu tất là quân thì công năng vị ngưu tất sẽ là công năng chính của bài thuốc, nhưng ở bài thuốc khác vị ngưu tất chỉ là sứ (sứ giả hoa tiêu dẫn đường) thì khi đó công năng vị ngưu tất chỉ là phụ chứ ko phải là công năng chính của bài thuốc. Ở trường hợp bài thuốc của anh cũng vậy, vị ngưu tất có mặt ở đây chỉ là sứ giả -hoa tiêu dẫn thuốc xuống thận và giúp máu lưu thông tốt hơn để giảm các triệu chứng đau và căng tức ở dưới lưng- chân của anh chứ ko làm hạ huyết áp được, Để hiểu, và phân tích được công năng của một bài thuốc thì đòi hỏi người đó cần phải có kiến thức sâu về y dược và kinh nghiệm lâm sàng nhiều trong điều trị anh ạ. Nguyên tắc trong ra toa điều trị là anh bổ dương nhưng cũng cần phải dưỡng âm để dương có âm mà nuôi dưỡng, anh bổ âm nhiều thì cũng cần phải trợ dương thì âm mới được khí hóa (nếu ko ẽ nê trệ), bởi y lý có câu "cô âm thì vô sinh và cô dương thì vô trưởng". Vì vậy anh cứ yên tâm dùng đúng toa thuốc tôi kê, ko được bỏ vị ngưu tất đi, nếu anh muốn có thể gia thêm vị ngũ gia bì cũng rất tốt cho bệnh của anh (ko bỏ vị ngưu tất)
Trường hợp của anh huyết áp thấp là do dương khí hư yếu gây nên, vì vậy khi nào dương khí của anh hồi phục đầy đủ thì huyết áp của anh sẽ được nâng lên, anh ko phải lo vấn đề này (toa số 2 có công năng bổ khí thăng đề có tác dụng nâng huyết áp rất tốt, toa số một có vị Phụ tử, nhục quế, phá cố chỉ,...có công năng ôn ấm thận dương hồi phục dương khí cũng có tác dụng nâng huyết áp...).
Vị hoài sơn ở toa 1 có mục đích dưỡng âm nên ko sao, ở toa hai có much đích bổ tỳ khí nên phải sao vàng .
Thân ái!
Phutudu | | |
Replied by minhtran (Hội Viên) on 2012-09-06 01:21:45 | Cám ơn thầy. Tôi sẽ y lời thầy mà mua thuốc. | | |
<< Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế >>
<< Trả Lời >>
|