|
Diễn đàn >> Y Học Cổ Truyền >>
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
| |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-05-06 03:34:50 | Thân chào anh Phutudu đă đến với diễn đàn.
Thật là vui khi thấy ngày càng có nhiều các quư lương y tham gia vào diễn đàn, trao đổi kinh nghiệm cá nhân để học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau và nhất là giúp đỡ các bệnh nhân đang bị những cơn bệnh trọng dày ṿ, đau đớn. Tôi là một học sinh vẫn c̣n đang học hỏi, ngụp lặn trong bể y học mênh mông. Thấy 2 thầy Quang Thống và Phutudu đều chú ư tới ca bệnh này, nên tôi mạo muội đóng góp ư kiến của ḿnh với tinh thần muốn học hỏi thêm.
Theo tôi thấy đây là một ca bệnh phức tạp, đều có triệu chứng của âm dương hư. Hầu hết bệnh nhân sau những cuộc giải phẫu lớn đều có triệu chứng của âm hư, huyết ứ, khí trệ và chắc chắn là cộng thêm một thời gian dài sử dụng các loại trụ sinh và thuốc giảm đau. Theo bệnh sử như vầy th́ chắc chắn là dẫn đến tỳ vị hàn lănh (biểu hiện hay bị đầy bụng, phân lỏng), tiêu hóa tŕ trệ gây nên các chứng ợ hơi. Người bệnh uống nóng, ăn thức nóng th́ triệu chứng giảm cho thấy chứng tỳ vị hư hàn là chắc chắn. Tỳ hư lâu ngày th́ dẫn đến âm huyết bất túc, ảnh hưởng đến toàn bộ các tạng can huyết, tâm huyết, thận tinh đều bị hư theo dẫn đến một loạt các triệu chứng như khô mắt, đau đầu, chóng mặt, ù tai, mộng mị. Chứng mất ngủ, mơ nhiều, toát mồ hôi cho thấy tâm âm hư đă làm tổn hại đến tâm khí. Âm huyết là cơ sở để phát sinh dương khí, âm huyết hư suy lâu ngày tất dẫn đến khí hư. Theo như thang thuốc của thầy Quang Thống có gốc là thang Lục vị để dưỡng âm huyết, thêm Mạch môn để ích tinh, Ngũ vị để thu liễm, Huyết dư thán, Bạch cập, Trắc bá diệp để chỉ huyết (trị xuất huyết đường ruột). Ca bệnh này tôi thấy là phức tạp, cả âm dương lưỡng hư, rất khó có thể có một toa thuốc vẹn toàn được mà sẽ phải điều trị qua nhiều giai đoạn, toa thuốc cần phải gia giảm tùy theo bệnh chứng biến đổi của mỗi giai đoạn. Theo ư nghĩ của riêng tôi th́ thêm Nhục quế 2g vào thang của thầy Quang Thống để bớt đi cái tính nê trệ của Lục Vị và cũng giúp thêm cho việc sinh huyết. Những giai đoạn chữa trị kế tiếp tùy theo bệnh chứng thay đổi như thế nào, chắc chắn sẽ phải ôn bổ tỳ thận dương, sơ can lư khí giải uất và hoạt huyết như anh Phutudu đă dẫn giải. Đây là ư kiến riêng của tôi, mong 2 thầy góp ư thêm.
Phó | | |
Replied by quangthong02 (Hội Viên) on 2012-05-06 06:42:25 | Chào Phutudu!
Tôi cũng mới vào diễn đàn này, v́ thấy đây là diễn đàn rất hữu ích cho người bệnh. Hôm nay thấy anh vào, tôi (và chắc chắn tất cả mọi người) rất vui mừng. Xin hoan nghênh diễn đàn lại có thêm một người có khả năng bản lĩnh gia nhập.
Trước tiên, qua lư luận của anh, tôi biết anh là một thầy thuốc nghiêm túc, và có học thuật vững chắc. Xin anh đồng hành cùng mọi người trong việc tư vấn, giúp đỡ bệnh nhân; bên cạnh đó, cùng các đồng nghiệp, và kêu gọi thêm những đồng nghiệp khác vào diễn đàn để chia sẻ, tranh luận về chuyên môn.
Như anh đă biết. Trước khi b́nh luận về bệnh của bạn anh Minh, tôi đă nói trước, đây là bệnh rất nặng, trực tiếp lâm sàng c̣n chưa dám khẳng định chính xác nó là cái ǵ, huống ǵ qua dán tiếp. Nhưng tôi vẫn tư vấn, v́ có những triệu chứng rơ rệt để làm cơ sở tạm thời đưa ra biện chứng luận trị và xử phương.
Với các triệu chứng kể trên, trước khi đến với diễn đàn, tôi chắc chắn bạn anh Minh đă có một quá tŕnh xét nghiệm hết sức nghiêm túc bằng công nghệ y học hiện đại của một quốc gia văn minh. Nhưng, vẫn không xác định nó là cái ǵ. V́ vậy, tạm thời tôi cho các triệu chứng trên nằm ở t́nh huống xấu nhất là một dạng của hội chứng bạch cầu ḍng tủy. Những triệu chứng trên ít khi gặp trong y văn Đông y, v́ các hội chứng trên thuộc bất nội ngoại nhân, do hậu quả của phẫu thuật để lại, nên tôi tạm xếp như vậy. Nguyên nhân này, thậm chí c̣n có thể xếp vào thể di chứng sang chấn.
Trường hợp tiện huyết (đi cầu ra máu), là dấu hiệu bệnh bạch cầu ḍng tủy tính giai đoạn. Trong chứng huyết nham (ung thư máu) của Đông y, vẫn xác định có giai đoạn này, nên tôi vẫn tạm đưa nó vào t́nh huống xấu nhất. Trên thực tế, tôi vẫn có thể quy nó vào t́nh huống Can mất tính sơ tiết, nên liên lụy đến tỳ, tỳ mất chức năng thống nhiếp huyết mà sinh ra hạ huyết, tiện huyết. Cầu phân nát, phân bón (nhưng không có hội chứng trường vị), th́ chắc chắn đây là t́nh trạng của Can mất sơ tiết (đặc trưng của những người có bệnh lư viêm gan). Khi bị như vậy, anh này cũng đă có xét nghiệm, nhưng vẫn không có kết luận.
C̣n về phân biệt hàn nhiệt, gần các sách của Đông y từ xưa đến giờ đều dựa vào mạch và chứng, nếu không th́ sẽ chữa nhầm. Lưỡi th́ có thể thay đổi theo bệnh biến, nên không chắc chắn, chỉ chắn trong lúc hiện tại. C̣n chứng là biểu hiện của một bệnh, cho phép ta quy nạp để t́m bệnh. Một khi bệnh lâu ngày th́ thể trạng sẽ chuyển biến từ thực sang hư, từ biểu nhập lư. Mà hư, thực, biểu, lư, đều phải dựa vào mạch mới biết được. Lưỡi của anh này rêu trắng mỏng, là có hàn tà ở biểu, cạnh lưỡi có vết răng là do vị khí bất túc. Bệnh lâu ngày khiến thể trạng chuyển qua hư, tỳ vị khí hư, khiến vệ khí bất túc, vệ khí không đủ th́ hàn tà xâm tập lưu lại biểu; thể hư, chính khí bất túc không đuổi được tà nên mới có rêu lưỡi trắng.
Chứng bạn gọi là chân hàn giả nhiệt này là thuộc về thực tà. Qua các triệu chứng mà bạn tả th́ thuộc, tôi nghĩ rằng đến 90% thầy thuốc đều nhận biết đây là hàn chứng, không chữa nhầm được đâu, không có ai cho dùng thuốc tả hỏa trong trường hợp này cả. Lư do anh này sưng tấy các khớp, ngoài thân phát sốt, mặt đỏ phừng phừng, phong thấp nhiệt tà thác tạp, cùng lúc xâm tập, chính khí đương đầu vời tà khí mà sinh ra sốt, v́ vậy mạch Phù, Sác (mạch Hồng, Sác là nhiệt đang thịnh ở khí phận, rất giống với mạch Phù, Sác), chính khí đấu tranh với tà khí lâu dần th́ bị suy, hao âm dịch khiến miệng môi khô, lở loét, uống nước nhiều về đêm. Người bệnh thích ăn uống đồ nóng là bên trong có thực hàn bên trong. C̣n nếu chứng chân hàn giả nhiệt như anh nói th́ mạch của nó phải là Phù, đại, vô lực, hoặc Trầm, Huyền. Nếu rêu lưỡi đen, nhớt, th́ mạch sẽ là Hồng, đại. mạch chứng của Chân hàn giả nhiệt, nếu không có biểu chứng th́ không bao giờ có sác. V́ lư do của chứng này là do Âm hàn nội thịnh, đẩy dương ra ngoài, âm dương cách ly. Phương thang dùng cho nó theo kinh nghiệm của các y gia ngày xưa đến giờ, cũng chỉ cần dùng Tứ Nghịch Thang, tùy chứng gia giảm th́ hiệu quả rất nhanh. Trong chứng có đau khớp, nếu dùng Bát vị, có sơn thù tính chua, thâu liễm, th́ sẽ dẫn tà vào lư rất nhanh. Riêng phần kinh nghiệm này của anh, xin anh chỉ giáo thêm cho để tôi được hiểu rơ.
Bây giờ tôi phân tích đến phần luận bệnh của anh: nếu Tỳ Thận dương hư, th́ đồng nghĩa với thận âm thịnh, thận âm thịnh th́ chắc chắn Can âm thịnh, can huyết sung túc, không thể có ứ. Bệnh tŕnh bao giờ cũng chuyển từ thực mới qua hư, bệnh lâu ngày th́ khiến chính khí hư, tạng khí hư, v́ vậy sẽ sinh ra hư chứng. Tai ù như có ve kêu là triệu chứng của thận âm hư. Mất ngủ là do Thận âm hư, không lên để không chế tâm hỏa, tâm hỏa vọng động khiến sinh mất ngủ. Nhưng khi ngủ th́ mê mệt, hay mộng mị thấy đánh nhau chiến tranh, toát mồ hôi, đây là triệu chứng đặc trưng do Can âm hư, Can huyết bất túc. Trước kia thường thích uống nước lạnh, th́ đă quá rơ là âm hư, hỏa vượng. Can huyết hư, khiến Can không được nhu nhuận mà bị xơ cứng, Can chủ về mệt mỏi, mưu lự, nên khi mệt mỏi căng thẳng th́ Can bị to lên ngay. Xét như vậy, nếu là bất cứ ai, cũng không dám quy nó vào dương hư.
Cơn đau của huyết ứ là đau cự án khi ấn vào, vùng đau cố định rơ rệt, không di chuyển, không lan rộng. Cơn đau do tích cốt (cột sống) ứ tắc th́ chạm nhẹ vào người là đau (trong chứng cảm thương hàn thể thực chứng sẽ biểu hiện này rất rơ). Chính v́ vậy, tôi vẫn cho là ở tủy. Tôi cố cho dùng Lục Vị gia giảm là để phục hồi công năng của Thận âm để thay đổi t́nh h́nh, dùng các vị hoạt huyết, chỉ huyết để tán huyết ứ trong tủy. Trong t́nh h́nh hiện tại, bổ khí th́ hại huyết, bổ huyết th́ hại khí, lưỡng bổ khí huyết th́ không tập trung vào mục đích điều trị. Chính v́ vậy, tôi chỉ bổ vào tạng phủ, lấy công năng tạng phủ để trị an là chính.
Trước mắt, tôi nghĩ anh cần phản biện lại những lời tôi nói, mục đích là để cho vấn đề được phản ánh đúng sự thật. Và đồng thời, anh cần đưa ngay phương thang ra để mỏi người cùng t́m hiểu. Rồi sau đó, chúng tà sẽ theo dơi, mổ xẻ về chứng này để giúp đỡ người bệnh.
Tôi thật ḷng rất vui v́ có thêm được những người như anh tham gia. Mong anh hiểu cho, trong nghề, gặp nhau tranh luận là cái khoái nhất, sung sướng nhất. Nếu anh cũng cùng một tâm trạng như vậy, th́ chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để tranh luận và chia sẻ với nhau.
Chúc anh an khang, và đừng quên thường xuyên xuất hiện trên diễn đàn.
Trần Quang Thống. | | |
Replied by quangthong02 (Hội Viên) on 2012-05-06 06:49:39 | Đúng như bác Phó nói. Sẽ có lúc, đến một giai đoạn cần phải gia thêm vị, đặc biệt là cho thêm Nhục quế. Hiện tại, t́nh c̣n phức tạp quá, cần phải cho nó bộc lộ rơ ra đă. Anh Minh cho thêm một thông tin là bạn anh ăn chay trường, điều này cũng quan trọng, v́ đồ ăn chay mộc tính cao, ăn lâu tổn thương tỳ vị. H́nh thức ăn uống cũng là h́nh thức cân bằng tạng phủ. V́ vậy, trong ăn uống, vấn đề dung nạp giữa ngũ vị, ngũ sắc, ngũ xúc, ngũ cốc là rất cần thiết.Thường trên lâm sàng, những người ăn quá nhiều thịt cá, hoặc ăn chay trường thường bị những bệnh rất nặng, khó chữa. Nhưng những người ăn nhiều thịt th́ dễ hơn, v́ nói họ kiêng ăn th́ họ sẵn sàng, nhưng những người ăn chay th́ họ không dám bỏ, v́ đă phát tâm ăn chay, nên có những bệnh khó chữa mà họ vẫn không thể bỏ ăn chay được. | | |
Replied by thanhminh (Hội Viên) on 2012-05-07 04:06:11 | Kính chào các anh.
Tôi thực sự ngưỡng mộ các anh và diễn đàn này. Việc tư vấn của các anh là hoàn toàn tự nguyện, nhưng tôi cảm nhận được tấm ḷng và trách nhiệm của các anh đối với người bệnh. Sự bàn bạc tranh luận của các anh giống như một hội đồng y khoa. Tôi thực sự cảm kích.
Nếu như anh Phutudu không bổ xung thêm ǵ nữa th́ hôm nay tôi sẽ đặt thang thuốc của anh Quang Thống cho anh bạn tôi.
Xin anh Quang Thống cho tôi biết thêm:
1) anh bạn tôi phải uống mấy thang?
2) vị Bạch cập không có, phải làm sao?
3) vị trắc bá diệp sao cháy thành than hay cháy vàng?
4) vị Huyết dư thán cho vào sắc cùng hay cho vào sau khi thuốc đă xong?
Xin cho anh biết sớm để tôi đặt thuốc cho kịp ạ.
Chân thành cảm ơn các anh
Hoàng An | | |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-05-07 05:51:44 | Chào thầy Q.Thống, thầy Phó, các thầy và mọi người tham gia trên diễn đàn!( cho phép tôi xưng hô vậy cho đúng nghĩa và thấn mất nhé!)
Tôi mới gia nhập diễn đàn của ḿnh lần đầu nhưng tôi rất ¿Sướng¿, bởi diễn đàn này sẽ vô cùng bổ ích cho những người bệnh cũng như những người thầy thuốc như tôi và các thầy, tuy tôi ko có nhiều thời gian lên mạng, tôi chỉ tranh thủ lên lúc vắng bệnh nhân, buổi tối th́ 9h mới nghỉ, lúc đó lại phải dành thời gian cho gia đ́nh, nhưng tôi sẽ cố gắng lên nhiều hơn và dành thời gian nhiều hơn cho diến đàn này để có thể giúp được nhiều người bệnh hơn đồng thời cũng mở mang trao đổi và học hỏi được nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp hơn từ các thầy! Tôi Rất vui và cảm ơn mọi người đă hoan nghênh tôi gia nhập diễn đàn!
Thầy Q.Thống thân mến!
Qua những biện chứng luận trị của thầy th́ tôi biết thầy là một người có kiến thức y học rất sâu rộng, chắc thầy đă đọc và nghiền ngẫm sách y học rất nhiều, tôi hoàn toàn kính phục thầy về điều đó( về vấn đề này chác tôi phải học hỏi thầy nhiều!)
Hồi c̣n sinh viên, tôi cũng t́m ṭi nghiên cứu, đọc rất nhiều sách y, và cũng t́m hiểu nhiều trường phái lúc đó tôi hay theo trường phái Vương đạo mà bác bỏ Bá đạo, ra trường tôi vác theo ḿnh rất nhiều kiến thức mà tôi đă học trong trường cũng như trong sách vở để chữa bệnh cho mọi người, lúc đó Sách của Hải Thượng Lăn Ông là sách gối đầu giường của tôi, tôi dung Lục Vị và Bát vị rất nhiều (và một số bài thuốc khác thông dụng mà Hải Thượng hay dung), nhưng liều dùng thấp( theo sách), đặc biệt là quế -phụ, hiệu quả thu được cũng được nhưng ko cao và kéo dài, thậm chí có một số trường hợp có triệu chứng biểu hiện của thận âm hư (nóng sốt về chiếu, táo bón, ù tai, tai kêu vo ve, kèm theo đau đầu nặng đầu¿), tôi cho uống lục vị gia giảm nhưng càng uống bệnh càng nặng lên, tôi cũng ko hiểu v́ sao, lúc đó tôi vẫn suy nghĩ là ko phải tôi chẩn đoán sai mà chắc là do thuốc chưa đủ độ ngấm, bởi mở sách ra xem th́ đúng triệu chứng của can thận âm hư mà, sai làm sao được!?. ,một hôm tôi don giá sách vô t́nh nh́n thấy cuốn ¿ Y lâm cải thác¿ của Vương Thanh Nhậm mà tôi mua cách đây đă lâu nhưng ko hề đọc đến v́ cuốn sách này theo trường phái bá đạo (Công phạt và trục ứ huyết, liều dung th́ cũng khá cao), ( trước đây tôi nghĩ người ta đang hư yếu bổ c̣n ko xong chứ nói chi dến công phạt và trục ứ huyết , thế khác nào giết con nhà người ta a!, v́ vậy mà tôi xếp góc quyển sach đó ko hề đụng tới.), lúc này rănh tôi mới lấy ra đọc, đọc xong nhưng vẫn ko tin lắm, đọc đến đoạn nói chứng huyết ứ có thể gây nên hiện tượng nóng sốt về chiều và tai kêu vo ve, ¿.tôi mới suy nghĩ đến những ca bệnh mà ḿnh đă từng thất bại mà tôi đă chẩn đoán là thận âm hư, rồi phong thấp ¿có khi nào nó là do huyết ứ gây nên. tôi bắt đầu thử áp dụng một số phương thuốc trong sách nhưng có gia giảm theo t́nh trạng bệnh nhân, liều dung th́ khá mạnh tay, đặc biệt là vị Phụ tử( vị này do tôi gia giảm thêm)( nếu thầy nào dung ko quen mà thấy tôi dung phụ tử chắc bảo tôi là giết người quá) và kết quả thu được th́ hoàn toàn bất ngờ và ngoài sức tưởng tượng, có những ca bệnh rất nặng, điều trị nhiều nơi cả đông y và tây y đều ko khỏi( bệnh viêm-thấp khớp, gout, suy nhược, tim mạch, vô sinh hiếm muộn ở nữ giới, tê liệt¿cũng như nhiều bệnh khác ), thế nhưng họ chỉ uống vài thang là đă thấy công hiệu, nhiều bệnh nặng mà lại nhanh và hiệu quả ngoài súc tưởng tượng.của cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân.
Từ đó tôi mới suy ngẫm, tại sao ông Lư Đông Viên lại trọng dụng bổ tỳ vậy, tại sao H.T.Lăn
Ông lại trọng dụng thuyết thủy hỏa ¿bổ thận vậy, hay tai sao ông Vương Thanh Nhậm lại trọng dụng Trục phá huyết ứ , rồi tại sao Trương Trọng Cảnh lại viết nên cuốn Thương Hàn luận để đời như vầy¿.Tất cả những y sư- Tổ sư đó đều cứu được vô số người bệnh thoát khỏi cái chết, vậy th́ Vương đạo hay hơn hay là bá đạo hay hơn, theo tôi là chẳng trường phái nào gọi là Vương đạo hay Bá đạo nào cả, tất cả chỉ là Y đạo và Y thuật mà thôi( đây là suy nghĩ của tôi nhé!). Tất cả các thầy thuốc đều có một nghiệp riêng và có mọt cái duyên với nghề khác nhau, ko ai giống ai, kể cả các sở trường, lư luận và phương thuốc của họ cũng ko phải giống nhau, nhưng khi họ chữa bẹnh, bệnh nhân khỏi bệnh là họ đúng chứ ko sai, bởi tôi nghĩ mọi cuốn sách mà các y sư tổ sư để lại đều từ chính đôi bàn tay con người viết ra chứ ko phải là thánh thần nào viết cả, nên tất cả họ viết ko phải là cái ǵ cũng đúng và đủ cả( Họ viết ra sách cũng nhờ đúc kết từ kinh nghiệm thực tế cua họ mà ra cả), nó sẽ thay đổi theo thời gian, môi trường xă hội và thay đổi theo chính sự thay đổi của con nguời, nhiều bài thuốc cổ phương nếu áp dụng cho con người bây giờ th́ sẽ ko thu được hiệu quả hoặc hiệu quả ko cao, bởi con người ngày xưa ko giống con người bây giờ, ngày xưa con người lao động chân tay nhiều, khí huyết luu thông, ko phải suy nghĩ stress nhiều, ko ăn uông nhiều chất độc hại, khí hậu ko ô nhiễm như bây giờ,ko có thuốc tây, ko có kháng sinh, khong có nhiều loại thuốc giả tràn lan như bây giờ, ¿ chính vị vậy họ chỉ uống thang thuốc liều rất thấp là đă đỡ bệnh rồi.
C̣n con người bây giờ, chân tay th́ ngày 1 teo lại, bụng và đầu óc th́ ngày một to ra,( làm việc đầu óc nhiều hơn chân tay), ko vận động khí huyết ứ trệ, bị mấy chữ¿Cơm-áo-gạo-tiền¿ nó đè lên đầu nên suốt ngày Stress, can khí uất kết, ăn uống th́ that thường ko có giờ giấc, toàn ăn uống những thứ độc hại vô người nào là thuốc trù sâu, bột tăng trọng, phoc mon¿rồi hằm bà lằng các loại chất độc khác, không khí th́ chỉ toàn bụi công nghiệp, bụi hóa chất, bị bệnh th́ tự ư mua thuốc uống, kháng sinh th́ uống vô tội vạ, mấy người có điều kiện th́ mới hắt hơi xổ mũi đă uống đủ các loại thuốc ngoại liều cao và thuốc bổ dưỡng vào người¿. Thử hỏi như vậy mà cho họ uống mấy bài thuốc cổ phương chỉ có mấy vị và liều rất thấp th́ khác ǵ tiền vô nhà khó- gió vô nhà trống.
Chính từ những suy nghĩ đó trong phương thang điều trị cho bệnh nhân hầu như bao giờ tôi cũng cho những vị thuốc sơ can lư khí ¿ hoạt huyết( hoặc trục huyết ứ) và xem trọng công năng vận hóa của tỳ vị hậu thiên rồi tùy theo bệnh chứng của từng người mà ra thêm toa thuốc cổ phương hoặc đối pháp lập phương,( thông thường tôi dung liều khá mạnh tay),Tôi cũng ko câu nệ trong việc dùng thuốc là phải thế này phải thế kia theo đúng như sách nói ( nhưng khâu bào chế thuốc th́ thường tôi bào chế khá cẩn thận)và dung thuốc cũng hay phá cách( vd như tôi vẫn dung Cát cánh và Ngưu tất trong cùng một thang thuốc), có thể nhiều thầy cho tôi là ko học đến nơi đến chốn, hay ko biết dung thuốc, nhưng tôi nghĩ Vị thuốc mà mọi người được học và đang dùng chưa chác đă biết hết tác dụng của nó, những người mà nghiên cứu tác dụng của nó để viết ra sách liệu họ đă biết hết tác dụng của nó chưa? Tôi dám khẳng định là chưa. Tôi vd như sách nói vị Hà thủ ô kỵ sắt, vậy bây giờ tôi nhờ mọi người mua cho tôi 1 kg hà thủ ô thái bằng dao tre liệu có ko, nhưng tát cả các thầy thuốc bây giờ vẫn dùng hà thủ ô thái bằng dao sắt đấy thôi, vạy mà nó vẫn phát huy tác dụng, hay như vị ké đầu ngựa sách nói là uongs ké đầu ngựa phải kiêng thịt heo, nhưng tôi cho bệnh nhân uống vẫn cho bệnh nhân ăn b́nh thường, bệnh vẫn khỏi¿. Tôi nói vậy ko phải là tôi tự cho tôi giỏi hay là hay ho ǵ, nhưng tôi quan niệm răng là người thầy thuốc, đôi lúc ko nên câu nệ tiểu tiết, ko biết là anh lư luận như thế nào, anh nói hay ra sao, hay anh chẩn đoán ra làm sao nhưng vấn đề mấu chốt cuối cùng là bệnh nhân uống thuốc theo chẩn đoán và biện chứng của anh phải khỏi bệnh, khi họ khỏi bệnh ( mà phải nhiều trường hợp khỏi đấy nhé), lúc đó anh nói , anh lư luân hay anh biện chứng theo quan điểm của anh th́ tôi mới nghe. C̣n nếu anh lư luận hay hợp lư mà chữa lại ko hết bệnh th́ cái hợp lư đó lại ko hợp lư tư nào. Tôi nói vậy phải ko các thầy!( cái này tôi đă gặp khi c̣n là sinh viên, trường tôi có 2 thầy giáo, một thầy th́ chuyên về lư luận, kiến thức của thầy th́ cứ phải nói là trên thông thiên văn dưới tường địa lư, kinh dịch ¿y lư th́ khỏi phải nói, biện chứng luận trị th́ vô cùng lợi hai, ấy vậy mà thầy cắt thuốc cho bệnh nhân lại ko hiệu quả, nhiều trường hợp c̣n mang cả thuốc đến trả lại thầy v́ uống ko được. C̣n một thầy khác th́ lư luận ít( ko phải v́ thầy ko biết mà thầy có lư luận riêng của thầy, mà lư luận của thầy th́ nhiều khi bị thầy kia bác bỏ v́ ¿sai sách, thậm trí có lần thầy kia xem toa thuốc mà thầy này kê cho bệnh nhân thầy xanh mắt thốt lên 1 câu¿ Ông này định giết con nhà người ta à?!¿, ấy vậy mà chính toa thuốc đó đă cứu con nhà người ta đó các bác ạ, thầy chữa bệnh cực kỳ hiệu quả và mát tay. Tôi vẫn nhớ là chính thầy giỏi lư thuyết hỏi thi bệnh án tốt nghiệp chỉ cho tôi 7 điểm v́ gia toa thuốc ko căn bản theo SGK, và một mớ kiến thức khoa hoc¿chẳng liên quan ǵ đến ¿y học và bệnh án mà tôi ko trả lời được. Hay trường hợp mấy người bạn học của tôi, một người th́ luôn đạt học sinh khá giỏi nhưng lúc đi thực tế chữa bệnh th́ chữa ko hiệu quả dù toa thuốc kê rất căn bản và hợp lư, c̣n người ban khác th́ học rất b́nh thường, thấm chí có nhiều môn lư thuyết phải thi lại, nhưng khi đi thực tế chữa bệnh lại rất hiệu quả, toa thuốc của anh này th́ đúng là¿ko giống ai, thậm chí trong toa có những vị khắc nhau nữa, thú thực lúc đó tôi cũng ko lư giải nổi là v́ sao lại như vậy, hỏi anh này th́ anh này lư luận¿cũng chẳng giống ai¿tôi chỉ biết nói câu ¿ Bó tay¿)
C̣n về khâu khám bệnh và chẩn đoán của tôi th́ tôi vẫn lấy Vọng ¿văn-vấn-thiết theo đúng sách dạy, nhưng có lẽ tŕnh độ tinh thông về mạch lư tôi phải học hỏi thầy Q.Thống rất nhiều, tôi trọng nhất là Vọng và vấn( v́ tŕnh độ mạch lư của tôi có hạn mà)trong Vọng th́ tôi rất xem trọng vọng lưỡi( về vọng lưỡi tôi cũng có nghiên cứu trong sách và trên thục tế dần dần đúc kết cho riêng ḿnh thêm một số kinh nghiệm.), khi gặp khó khăn trong chẩn đoán v́ có triệu chứng thác tạp,ko rơ dàng trong phân biệt âm dương- hàn nhiệt hay khí huyêt- tạng phủ th́ vọng chẩn đă gips tôi đưa ra kết luân cuối cùng cho chẩn đoán và phương thuốc. Đây là kinh nghiệm của riêng tôi.đúc kết được trong quá tŕnh khám chữa bệnh.
Tôi xin quay lại vấn đề bệnh t́nh của anh người đức này( xin lỗi mọi người v́ náy giờ tôi có hơi dài ḍng và có nói luyen thuyên th́ mong mọi người bỏ qua, v́ đó chỉ là suy nghi và quan điểm của riêng tôi thôi, ko đụng chạm đén ai đâu nhé!), tôi có ư kiến thế này thầy Thống và thầy Phó cũng như anh Minh và mọi người nhé. Thầy Thống có quan điểm, lư luận và kinh nghiệm riêng của thầy Thống, thầy Phó cũng vậy, và tôi cũng vậy, c̣n quan điểm của tôi và thầy Thống trong ca bệnh này chắc sẽ khó gặp nhau được kể cả nếu có tranh luận nhiều ngày nữa( trừ trường hơp tôi và thầy Thống gặp nhau trực tiếp ngoài đời th́ vấn đè có thể sẽ dễ hơn), v́ vậy tôi sẽ ko tranh luận hay bác bỏ vấn đề ǵ nữa( rất xin lỗi thầy Thống nếu tôi làm thầy thất vọng, nếu có dịp gặp nhau ngoài đời tôi và thầy chắc sẽ có nhiều vấn đề để trao đổi với nhau( ko phai tranh luận đâu thầy nhé,), tôi chác c̣n phải học ở thầy nhiều, tôi nói thật ḷng đó), theo tôi nghĩ ca bệnh này cứ tin tưởng vào khả năng chẩn đoán và điều trị của thầy Thống và anh Minh có thể cắt cho anh bạn người Đức toa thuốc mà thầy Thống đă kê, tôi chỉ có một ư kiến nhỏ đó là chỉ cắt 3 thang một cho anh ấy uống để thầy có thể điều chỉnh thuốc theo sự biến đổi và diễn biến của bệnh cho hợp lư hơn( điều này tôi biết rất khó v́ anh bạn này ở nước ngoài rất bất tiện, nhưng biết làm thế nào được.), thứ hai nữa là theo ư kiến thầy Phó là gia thêm Nhục quế 2g th́ hơi ít, tôi nghĩ anh này có thể dùng 6-8g ( quế loại mỏng), hoặc 8-10g ( loại quế dày) vẫn ok, thứ 3 nưa là là phải chăng thêm cho anh này 2 vị Sài hồ và Hương phụ ( v́ anh này làm luật sư mà)mà giảm bớt hoạc bỏ vị Sơn thù đi ( v́ anh này tiểu ít và đau nên hạn chế hoặc bỏ vị này luôn). C̣n vị Thục địa th́ nên nướng qua( khoăng 30-40% )để chế bớt tính nê trệ của nó mà hại đến tỳ vị).Nếu như bệnh nhân đỡ và khỏi th́ chúng tôi thực sự vui và chúc mùng, c̣n nếu như trường hợp xấu mà anh này ko khỏi th́ lúc đấy ta sẽ chữa theo hướng của tôi chắc vẫn chưa muộn. tôi nói vạy ko phải là tôi thoái thác hay lấy anh ấy ra làm thí nghiêm mà trường hợp này khó khăn về mọi phương diện chẩn đoán cũng như điều trị nên đành phải chấp nhận chưa theo từng bước như vậy thôi, mặt khác toi muốn cái cuối cùng là đạt được hiệu quả chữa bệnh như thế nào chứ ko phải chỉ đơn thuần là lư luận hay phan tích xem ai đúng ai sai như thế nào thôi.
Cuối cùng tôi vẫn nói một câu là trường hợp anh này nếu ở VN đă khó đằng này lại ở nước ngoài th́ thật sự là quá khó khăn
Tôi xin trao đổi với mọi người như vậy, nếu có ǵ ko hợp lư mong mọi người hỉ xá cho.Tôi vẫn mong có một ngày sẽ gặp được các thầy ở ngoài đời đẻ có thể trao đổi kiến thức và kinh nghiệm hữu ích nhiều hơn!
Xin lỗi mọi người tôi hồi đáp hơi trễ,v́ thời gian và thao tác đánh máy của tôi hơi hạn chế mà!
Chào thân ái! | | |
Replied by HongTim (Hội Viên) on 2012-05-07 06:27:15 | Các thầy tranh luận hay quá, mong các thầy trao đổi học thuật để cứu giúp nhiều người bệnh. Trân trọng! | | |
Replied by quangthong02 (Hội Viên) on 2012-05-07 15:29:44 | Chào thầy Phutudu!
V́ không biết tên thầy là ǵ (thầy vẫn chưa cho biết tên) nên không biết phải xưng hô như thế nào.
Trước tiên tôi rất vui mừng v́ thầy đă nhiệt t́nh và chân t́nh đáp lại tấm ḷng của tôi, điều đó chứng tỏ thầy đă hiểu ư và hiểu ḷng tôi, như vậy mới đúng là người trong nghề. Nhưng có một điều tôi vẫn mong thầy hiểu cho, tranh luận và phản biện là một phương pháp làm việc mang tính khoa học, nghiêm túc, và trung thực, mà tôi, thầy, và mọi người cần phải thực hiện, thầy đừng thấy "dị ứng" với từ đó nhé (hehe!).
Đúng như thầy nói, trong Đông y không có Vương đạo, và Bá đạo, từ này được các Nho y (các y gia xuất thân từ nho gia, thường được gọi là "Thừa Nho Quá Y". Tiêu biểu cho các Nho y là Trương Cảnh Nhạc) nghĩ ra để nhấn mạnh về hai pháp của Đông y là Bổ, và Tả. Không biết từ khi nào, khi đến Việt Nam, người tà đă hiểu nhầm "Bá đạo" trong Đông y thành nghĩa của "hoành hành bá đạo", khiến cho các thế hệ sau cứ nghe đến bá đạo trong đông y th́ chê bai và xem đó là cách chữa của thầy thuốc học kém. Thực ra, trong Đông y, pháp trị đă có âm th́ phải có dương, có bổ th́ phải có tả. Các thầy thuốc xuất thân từ nhà nho nhận thấy cần phải hiện thực hóa, h́nh tượng hóa hai mặt đối lập của pháp trị này nên dùng hai cụm từ "Vương đạo", và "Bá đạo" (cũng như câu nói cửa miệng của người Việt: Có t́nh và có lư) trong sách "Thượng Thư - Hồng Phạm" (thời Xuân Thu). Sách này chép: thời cổ khi tạo chữ, người xưa đă dùng ba vạch ngang, được liên kết với nhau bằng vạch thẳng ở giữa, gọi là chữ "Vương". Ba nét biểu hiện cho Thiên, Địa, Nhân; vạch liên kết ở giữa thông ba vạch với nhau chính là "Đạo" vậy. Mạnh Tử nói: ¿lấy đức mà thực hành nhân nghĩa th́ gọi là Vương¿. Pháp trị trong Vương Đạo chủ yếu là lấy điều (điều ḥa), Bổ, Hoăn làm chính; Bá đạo th́ lấy Công, Tả, Tốc chiến tốc quyết (đánh nhanh thắng gọn). Mỗi cái đều có điểm yếu của nó, như pháp trị của Vương đạo th́ sức tấn công không mạnh, liệu tŕnh dài; pháp trị của Bá đạo th́ dễ tổn thương đến thể trạng, và chính khí. Trong pháp trị của Đông y, có lúc trị ngọn, có lúc trị bản (trị Bản là Vương đạo; trị ngọn chính là Bá đạo), cho nên hai pháp này tùy lúc, tùy hoàn cảnh mà linh động điều trị, mỗi cái đều có một giá trị nhất định. Có lúc cần phải kết hợp cả Bá đạo và Vương đạo để điều trị, như phép trị trong nham chứng (ung thư), hoặc hư thực lẫn lộn. Trong các lưu phái chủ yếu của Đông y (như: phái Thương Hàn (Trương Trọng Cảnh); phái "Tỳ Vị" (Lư Đông Viên); phái "Tư Âm" (Chu Đan Khê); phái "Hàn Lương" (Lưu Hà Gian); phái "Ôn Bổ" (Trương Cảnh Nhạc); phái "Ôn Bệnh Học" (Diệp Thiên Sĩ); phái "Hỏa Thần" (phái này thoát thai từ Thương Hàn Luận ra, nhưng chủ yếu bổ dương, nên c̣n gọi là "Phù Dương Phái". Người tiêu biểu của phái này là Trịnh Khâm An); "Học Viện Phái" (phái này ư nói về những người chủ trương nghiên cứu và học tập Đông y theo tài liệu được tổng hợp, và chuẩn hóa, không theo một lưu phái nào cả)), tôi xin lấy hai phái đặc trưng làm ví dụ: nếu người học vương đạo th́ học theo phái của Lư Đông Viên (Tỳ Vị Phái); người học bá đạo th́ học theo phái của Trương Trọng Cảnh (Thương Hàn Luận). trên lâm sàng th́ khi bổ thường dùng các pháp của Lư Đông Viên (vương đạo); khi điều trị bệnh (công tà) th́ thường dùng đến phương thang của Trọng Cảnh. Tôi thiết nghĩ, "Đạo" là con đường, là cái dụng của người và vật; người và vật không thể rời khỏi nó, đạo thường là cái thường hữu, là một hiện thực trong cuộc sống, v́ vậy, trong "Bá" và "Vương" đều có đạo. Tôi nghĩ cái trị của Vương đạo chính là thông qua Bá đạo để thực hiện, cũng như âm dương, trong Vương có Bá, trong Bá cũng có Vương, Vương Bá đều có cái dụng. Như có một lần, có một bệnh nhân, mùa hè nóng bức, khi đến tôi khám bệnh th́ mặc áo ấm, trùm kín đầu, chân mang tất. Sau khi khám xong, tôi xác định đây là chứng lư thực hàn, th́ tôi cho dùng đến 40g Phụ tử, theo bệnh và thời gian giảm dần lượng Phụ tử, chỉ một tuần mà bệnh của 3 năm đă gần như hết hoàn toàn, sau đó tôi mới bổ cho cái suy vi của người bệnh, đó cũng là cách công bổ kiêm thi, vương bá tịnh trị . Nói tóm lại, Vương Đạo và Bá Đạo là hai cách nói về hai pháp trong Đông y là Bổ và Tả, hai pháp này đều không thể thiếu trong Đông y, trong nghĩa này, Bá đạo không có nghĩa là tà đạo.
C̣n nói về các lưu phái (trường phái) như tôi đă nhắc qua ở trên, đời sau này, cũng bị hậu thế hiểu nhầm. Các y gia ngày xưa như Lư Đông, Viên, Trương Trọng Cảnh, Trương Cảnh Nhạc, Lưu Hà Gian, Chu Đan Khê, Diệp Thiên Sĩ¿ đều là những bậc cao minh trong xử dụng y thuật, không lư nào cứng nhắc xử dụng một pháp do ḿnh lập ra. Chẳng qua là ho bỏ công nghiên cứu ra một trường phái, để bổ khuyết cho sự thiếu hụt trong pháp trị trên lâm sàng, đồng thời cũng để đối ứng lại pháp trị của y gia khác, để người đời sau có được cơ sở lư luận mà linh hoạt xử dụng, ho không có ư bảo thủ ư kiến riêng của ḿnh để đẩy hậu thế vào t́nh trạng cố chấp. Ngày nay, người hành y không hiểu, mới học được một trường phái này th́ lại chê trường phái nọ. Giống như t́nh trạng của Vương Thanh Nhậm. Ông là một thiên tài y học, nếu ông sống trong thời hiện đại th́ ông chắc chắn sẽ làm bác sĩ phẫu thuật. Tính ông cương trực, thẳng thắn, nhưng không rơ sở học ông lúc đó như thế nào, mà ông phê b́nh tiền nhân rất ác liệt, phê b́nh không thương tiếc, chỉ tiếc một điều ông không hiểu, ông dùng những cái mà ông thấy để phản bác lại tiền nhân, trong khi Đông y th́ bàn về cái thấy được và cái không thấy được, và đặc thù của Đông y là ¿bàn về công năng¿ (công năng là cái vô h́nh, là âm dương. Bệnh đi từ rối loạn công năng vô h́nh, rồi mới đến thực thể). V́ vậy, các bài thuốc của ông chế ra, tuy ông nói rất hùng hồn, nhưng tác dụng không cao, cuối cùng chỉ lượm lặt ra được vài bài thuốc ngày ứng dụng được trên lâm sàng. Dù sao cũng không thể phủ nhận tính thiên tài và công lao của ông đóng góp cho nền đông y qua các bài thuốc như: Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang, Cách Hạ Trục Ứ Thang, Thiểu Phúc Trục Ứ Thang, Huyết Phủ Trục Ứ Thang. Rất tiếc những phát ngôn của ông lúc ông c̣n quá trẻ (mới 30 tuổi), và ông đă quá chú tâm và say mê vào việc mổ các xác chết để nghiên cứu, nên tŕnh độ lư luận của ông không phát triển được nữa.
C̣n một việc tôi muốn trao đổi với Phutudu. Tôi nói đến Thánh y, không phải là nói đến thế giới tâm linh. Khi học y, người học cần phải biết rơ một quy tắc đó là thứ tự của các bậc tiền bối. Người sáng lập ra ngành y được gọi là "Tổ", người có công trước tác những tác phẩm những phương thang có giá trị cứu muôn vạn người được gọi là "Thánh" (Thánh là đại từ tôn xưng, dùng để chỉ một tính chất cao thượng vượt trội vô song của một con người, khiến họ trở nên một tấm gương cho người đời sau noi theo. V́ vậy, Thánh là đi từ con người đi lên, chứ không phải là đi từ trên trời đi xuống), người nào giỏi về y thuật, có sự khám phá và đóng góp cho kho tàng học thuật của Đông y th́ gọi là "Tôn" (Tông), người nào đứng đầu trong một lĩnh vực nào đó th́ gọi là "Vương", người nào tập thư, trước tác để lại cho đời sau học tập noi theo th́ gọi là "Sư" . Ví dụ như: Y tổ, Y thánh, Y tôn, Dược vương, Mạch vương, Châm vương¿ Trong đông y, Trương Trọng Cảnh đước toàn thể y gia các thời đại gọi là Thánh Y, là "Sư".
Về việc trị bệnh và dùng thuốc, muốn đạt được đến tŕnh độ không câu nệ, th́ người thầy thuốc đă học gần như là nát sách, c̣n nếu không, th́ việc không câu nệ chính là cẩu thả trên lâm sàng. Có muốn đối chứng lập phương cũng phải học nát sách, nếu không th́ chỉ có đánh bao vây, đánh theo kiểu không đứa này chết th́ đứa kia chết. Vậy th́ việc điều trị bệnh, nếu không đúng theo sách th́ nó đúng theo cái ǵ? Thậm chí xem trọng công năng vận hóa của Tỳ vị là theo sách hay theo bản năng? C̣n như trường hợp dùng Cát cánh với Ngưu tất là dùng trong trường hợp bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang (của Vương Thanh Nhậm) đó là công trục, nếu dùng pháp bổ th́ Phutudu có dám dùng không? C̣n trong việc kiêng kỵ trong dùng thuốc, ở mục khác tôi sẽ bàn sâu, nhưng nếu Phutudu bảo rằng nó vẫn có tác dụng th́ theo phutudu nó tác dụng đến đâu? Nhưng lúc bé tôi đă thấy cha tôi dùng nước nấu sinh địa cửu chưng cửu sái cho một phụ nữ băng huyết sau khi sinh uống, chỉ trong 5 phút sau máu ngưng chảy ngay. Điều đó chứng minh, nếu làm sai, tác dụng vẫn có, nhưng không đạt được công năng tối đa. Khi cho bệnh nhân uống Ké Đầu Ngựa (thương nhĩ tử) mà Phutudu vẫn cho ăn thịt lợn, thật ra họ đâu có chết đâu, công năng vẫn có thể chữa hết bệnh cho họ đấy chứ, nhưng Phutudu có biết rằng, chỉ v́ không nhắc nhở, thậm chí cho phép họ ăn thịt lợn mà đă khiến cho thuốc đi vào kinh thái âm, để khí cho hậu thiên suy kiệt, máu họ mất dần không?
Trên lâm sàng, lư luận là điều cần thiết, nhưng lư luận thực tiễn cần phải có y văn, có cơ sở và dẫn chứng, đồng thời khi quy nạp và đảo nghịch, lư luận đó hoàn toàn phù hợp logic, như vậy mới gọi là lư luận. C̣n mỗi người đều có lư luận của ḿnh, cái lư luận ¿của ḿnh¿ th́ không thể áp dụng cho bệnh nhân được Phutudu à. Chuyện về hai người thầy ở trường của Phutudu, nếu người nào nghe họ biện chứng luận trị mà phân biệt được người này lợi hại người kia không th́ người đó đă trên cả lợi hại. Trong Đông y có nhiều loại thầy: Thầy có sở học vững chắc th́ tuyệt đối tuân thủ quy tắc và làm việc cẩn thận, suốt đời học tập, và xem trọng sách vở lư luận, v́ đối với họ, tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân phải đặt lên hàng đầu, không thể sơ suất xem thường; thầy học lưng chừng th́ thường ngụy biện và xảo biện, che đậy sai trái để cho ḿnh đúng mà hại bệnh nhân; thấy ít học th́ chê thầy học nhiều, chê cả sách vở, chê tất cả những giá trị đă được đúc kết nhiều đời để che đậy cho cái sở học nông cạn của ḿnh. Có ai dám nói Trương Trọng Cảnh, Chu Đan Khê, Trương Cảnh Nhạc, Lư Đông Viên, và gần chúng ta nhất là Hải Thượng Lăn Ông là không "trên thông thiên văn, dưới tường địa lư". Lúc bé, cha tôi suốt ngày bận rộn bệnh nhân, ông luôn nhắc nhở tôi: nếu con không học dịch, không học Nội kinh, không học các sách kinh điển, th́ con chỉ là thùng rỗng kêu to; nếu con chỉ biết vài bài thuốc kinh nghiệm của gia đ́nh truyền lại mà cứ như vậy làm, không chịu học, th́ con chỉ là thằng lái buôn sức khỏe. Con phải học, chỉ biết học và làm thôi. Cho đến bây giờ, dù suốt từ sáng đến tối bận khách, nhưng đóng cửa lại là tôi vẫn giữ lời cha tôi đă dạy: "phải học" . Trong các chuyên ngành nói chung, muốn làm một việc cỏn con, người ta vẫn phải học rộng ra. Ví dụ muốn chữa một hàm răng, ông nha sĩ phải mất gần một thập kỷ để học hành tường tận về nó, đơn giản là để khi ra trường chỉ làm mỗi việc là nhổ răng. Không thể nh́n vào việc người ta giỏi về lư luận, rồi làm không được việc mà vội so sánh với người không giỏi về lư thuyết mà làm được việc rồi kết luận cái anh học giỏi là dở, c̣n anh học dở là giỏi. Chẳng qua là cả hai anh học chưa đến nơi. Nếu học đến nơi th́ phải từ lư thuyết ra thực tiễn đều được chứng minh. C̣n nếu học dở mà ra chữa bệnh được (đồng thời, lại có thêm cái gọi là "lư luận riêng" của ḿnh) th́ cái này chính xác là "mát tay", là "Phước chủ may thầy".
Đó là những lời phản biện nghiêm túc mong thầy Phutudu hiểu cho, tôi thật ḷng muốn chúng ta đưa ra chủ đề tranh luận để giúp mọi người có thể hiểu sâu về đông y dưới nhiều h́nh thức tích cực lẫn tiêu cực. Thực ḷng gặp thầy tôi vui mừng lắm, và không hề có ư chỉ trích hay đả kích, nhưng những ǵ tôi thấy cần phản biện là tôi phản biện. Thầy hiểu cho tôi nhé. Dù là bạn thân ở cạnh tôi th́ tôi cũng như vậy với họ. Có như vậy, mới giúp nhau tiến bộ và dễ hiểu nhau hơn.
Trong bài thuốc của tôi, tôi vẫn dùng theo lư luận của cổ phương. Nếu ban đầu mà tôi bổ dương, v́ không trực tiếp gặp bệnh nhân, nếu họ dùng thuốc bổ dương lâu ngày, trong khi âm hư cực rồi, th́ chính các vị bổ dương sẽ hại đến chân âm. Âm hư, dương không có nơi trú ẩn, chưng bốc lên trên, gặp các vị bổ dương th́ như lửa thêm dầu, nguy hại sẽ khó lường (thuốc Đông y có thể cứu người, nhưng cũng có thể giết người). Tôi lấy bổ âm, bổ cho cái nhà của dương trước, sau đó xuất hiện biểu hiện ǵ th́ sẽ căn cứ theo đó mà gia giảm, như vậy sẽ an toàn hơn. Bác Phó góp ư thêm Nhục quế 2g là có ư thêm thiếu dương vào thái âm, để thiếu dương giúp cho thái âm không ngưng đọng, mà vẫn giữ được mục đích tư âm (không biết tôi nói có đúng ư bác Phó không?). Trong bài để thanh can tiết hỏa ở can, đă có Đơn b́, đồng thời đan b́ cùng giúp giảm bớt tính ôn sáp của sơn thù. Đồng thời không thể dùng Sài hồ, và Hương phụ trong này được, lư do là v́ bài Lục vị tượng trưng cho quẻ khảm, thuần âm, là thuốc của kinh Thái âm, trong khi đó Sài hồ th́ vào kinh Can, Đởm; Hương phụ th́ vào Tỳ, Phế, Tam tiêu, đồng thời, sài hồ là vị thuốc dẫn kinh của Tâm bào lạc. V́ vậy dùng hai v́ này vào th́ coi như công năng bài thuốc mất hẳn. Tôi không cho nướng Thục địa, cũng không sao gừng, là v́ đă có vị Trạch tả có tính lợi thấp tiết trọc, giúp cho Thục địa giảm bớt tính nê trệ. Khi tôi c̣n bé, mỗi lần nấu Thục địa xong, cha tôi thường cầm nguyên một miếng Địa to tướng cho tôi ăn, lúc đó tôi chưa bao giờ phải bị đi cầu v́ ăn địa. Vậy mà bây giờ, thục địa bán trên thị trường, chỉ cần dùng 30g, mà có cả các vị khống chế tính nê trệ kèm theo th́ lại bị đi lỏng. Thời buổi cơ chế thị trường là vậy.
Hy vọng thầy Phutudu sẽ quen dần với cách tranh luận của tôi. Mong thầy hiểu cho và thấy được thái độ nghiêm túc của tôi. Diễn đàn này, và bệnh nhân luôn mong có sự giúp đỡ của càng nhiều lương y càng tốt.
Kính chúc mọi người an khang!
Trần Quang Thống.
| | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2012-05-07 19:22:52 | Quote: Originally posted by quangthong02Tôi lấy bổ âm, bổ cho cái nhà của dương trước, sau đó xuất hiện biểu hiện ǵ th́ sẽ căn cứ theo đó mà gia giảm, như vậy sẽ an toàn hơn. Bác Phó góp ư thêm Nhục quế 2g là có ư thêm thiếu dương vào thái âm, để thiếu dương giúp cho thái âm không ngưng đọng, mà vẫn giữ được mục đích tư âm (không biết tôi nói có đúng ư bác Phó không?) | |
Thầy Quang Thống quả thật tinh ư. Đúng là ư này. Âm cực th́ dương sinh, bệnh nhân bị âm huyết suy kiệt, tỳ vị hàn lănh, nếu dùng thang thuần âm, tỳ vị có thể không tiếp nhận nổi, 2g Nhục quế để giúp khí hóa âm khí, chuyển âm tinh thành năng lượng để phát sinh dương khí, v́ vậy không cần dùng liều lượng cao mà vẫn khắc phục được tính tŕ trệ của thang bổ âm và không làm thay đổi tính dưỡng âm của toa thuốc. Thầy thấy được ư này th́ tôi đoán khi ra toa thầy cũng đă nghĩ tới dùng Nhục quế.
Chứng xuất huyết đường ruột khiến cho âm huyết hao tổn nên thầy dùng Lục vị gia Mạch môn để dưỡng tinh huyết thêm vào các vị chỉ huyết để trị cái nguy cấp trước. Chứng xuất huyết đường ruột tôi đă gặp qua vài lần. Cần phải dùng các vị mát mới cầm máu được v́ vị nóng dấy động tới dương khí, khí hợp với huyết sẽ khiến máu chảy không ngừng. Chữa bệnh qua diễn đàn có độ chính xác thấp v́ vậy mức độ an toàn cho bệnh nhân cần phải đặt lên trên. Sau khi dùng thuốc, tùy theo bệnh chứng lộ ra như thế nào mà gia giảm sau. Có lẽ v́ vậy mà thầy quyết định chưa dùng tới Nhục quế?
Phó | | |
Replied by justme (Hội Viên) on 2012-05-07 22:57:23 | hihi, Nghe các Thầy trao đổi ư kiến về Đông Y và thảo luận về bệnh t́nh của trường hợp này thấy mà ham, đúng là đọc mà mê mẩn cả người (như bác Nồi Đất đă chia sẻ, em xin phép đạo văn của bác Nồi Đất một chút nhé! :D). Đây là lần đầu tiên Just thấy 1 diễn đàn về Đông Y cởi mở như thế và đem đến nhiều lợi ích cho tất cả mọi người. Người bệnh nghe mà thấy ḿnh được nâng niu, trân trọng vậy, như được cả một Hội Đồng y khoa chuẩn bệnh (cái này th́ phổ biến ở Tây Y trước những ca bệnh nặng và phức tạp nhưng Đông Y th́ chưa có nhiều cơ hội như vậy).
Cảm ơn các Thầy đă ra sức giúp đỡ người bệnh trọng. Tấm ḷng của người Thầy thuốc thật là quư giá và có ư nghĩa nhân văn to lớn đối với bệnh nhân! | | |
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên) on 2012-05-08 02:38:39 | chào thầy quang thông:
thật là cao cả và cháu nghỉ là phải có duyên lắm mới đọc được những ḍng chữ mà thầy viết ra.
cháu đọc mà cảm giác mệt rồi huống chi là thầy bỏ tâm sức vào viết nữa.thầy giả thích thiệt thấu đáo.có t́nh có nghĩa.có thiên có văn.
cháu luông luôn học hỏi ở thầy rất nhiều.một này là thầy th́ cả đời là thầy,cháu đọc những ḍng chữ thầy viết lên đây thiệt là làm cho người khác thay đổi về mặt nh́n nhận về đông y:
"Lúc bé, cha tôi suốt ngày bận rộn bệnh nhân, ông luôn nhắc nhở tôi: nếu con không học dịch, không học Nội kinh, không học các sách kinh điển, th́ con chỉ là thùng rỗng kêu to; nếu con chỉ biết vài bài thuốc kinh nghiệm của gia đ́nh truyền lại mà cứ như vậy làm, không chịu học, th́ con chỉ là thằng lái buôn sức khỏe. Con phải học, chỉ biết học và làm thôi. Cho đến bây giờ, dù suốt từ sáng đến tối bận khách, nhưng đóng cửa lại là tôi vẫn giữ lời cha tôi đă dạy: "phải học" .
và cháu sẻ làm và học theo thầy và lời của cha thầy. cảm ơn thầy v́ tất cả
thiện nhân | | |
<< Trang trước 1 2 3 4 5 Trang kế >>
<< Trả Lời >>
|