|
Diễn đàn >> Dược Học >> Một số câu hỏi về bào chế thuốc
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Một số câu hỏi về bào chế thuốc - posted by phong.ta (Hội Viên) on April , 21 2013 | Ông anh của ḿnh có ra 1 toa thuốc: ḿnh ra tiệm thuốc họ bán cho ḿnh nhiều vị có sao chế:
Một số vị như: Bạch truật sao cám, thương truật sao vo gạo, trần b́ sao vàng(thơm) th́ ḿnh biết c̣n:
- Hương phụ tử: hạt nhỏ nhỏ đen đen
- Hậu phác: cây miếng nhỏ nhỏ cũng đen đen.
Các thầy có thể giải thích dùm ḿnh về cách thức sao /chế của những vị này nhé.
Trân thành cảm ơn! | | |
Replied by timkiemxanhluc (Hội Viên) on 2013-04-26 11:02:37 | đây là bài viết từ website Duoclieu.org, tôi thấy khá đầy đủ, bạn có thể tham khảo:
CÁC THỦ THUẬT BÀO CHẾ THUỐC PHIẾN
Công việc bào chế thuốc phiến rất nhiều, nhưng có 4 loại chính:
- Làm bằng tay
- Dùng nước
- Dùng lửa
- Dùng lửa và nước
1. Làm bằng tay
1.1. Làm sạch dược liệu
- Rửa: các dược liệu trước khi đưa ra bào chế đều phải rửa sạch; thường là các loại củ, rễ, hột¿ (huyền sâm, bạch vi, vừng đen¿).
Các rễ, củ phức tạp th́ phải tách nhỏ ra rồi mới rửa.
Có những vị khi rửa không nên ngâm lâu, v́ mất chất (cam thảo, sinh địa¿) hoặc không rửa được (bối mẫu, quy v.v¿).
Dược liệu có muối cũng phải rửa cho sạch bớt muối (côn bố, hải tảo, diêm phụ¿).
Các hoa, cành nhỏ (cúc hoa, hồng hoa) không nên rửa, chỉ chọn lọc hoặc sàng sẩy bỏ tạp chất.
- Sàng, sẩy: dùng giần sàng để bỏ rác, tạp chất lẫn trong dược liệu (tử tô, mạn kinh tử, liên kiều, cúc hoa).
- Chải, lau: dùng bàn chải lông, tre mềm để chải các dược liệu như: hoài sơn, các loại sâm¿ Khi chải, lau có thể dùng nước, dùng rượu, xong rồi đem sấy lại cho khô. Cách này c̣n dùng để làm sạch những lông gây ngứa ở thân, lá (bồng bồng).
1.2. Chọn lọc
Bộ phận dùng của dược liệu phải chọn lựa để dùng cho thích hợp, đáp ứng với yêu cầu tác dụng của vị thuốc.
Bỏ gốc, mắt: ma hoàng dùng phát hăn th́ dùng thân bỏ rễ, bỏ đốt (nhưng thường dùng cả đốt).
Bỏ rễ con, lông: v́ ít tác dụng, lại gây tác hại, làm nặng thang thuốc (hoàng liên, hương phụ, xương bồ, tri mẫu).
Bỏ hạt: hạt là hột cứng trong dược liệu, không có tác dụng th́ bỏ đi; ví dụ hạt ô mai (nhưng ít khi bỏ), sơn tra, sơn thù¿
Bỏ chân, đầu: thuyền thoái, toàn yết có móng chân, răng nhọn dùng trong thuốc tán th́ bỏ đi; đầu cóc có mủ độc phải bỏ đi (đầu từ dưới hai u mắt).
Bỏ vỏ, màng: đào nhân, hạnh nhân, sử quân tử có màng không cần đến th́ giội nước sôi, để một lúc màng bong ra tước bỏ đi; có thứ phải rang cho vàng rồi xát cho tước vỏ (bạch biển đậu); có thứ đập nhẹ cho tróc và lấy nhân (qua lâu nhân).
Bỏ lơi ruột: bách bộ, mạch môn đông th́ ủ hay đồ mềm rồi rút bỏ lơi v́ gây "phiền"; kim anh tử th́ nạo bỏ lông.
2. Dùng nước (Thủy chế)
Dùng nước để làm cho dược liệu được sạch, mềm, tiện cho việc thái mỏng, hoặc để giảm độc tính hoặc thay đổi tính năng của nó.
- Rửa: đă nói ở trên.
- Ngâm: dùng nước thường hay nước vo gạo đặc đổ ngập để dược liệu mềm dễ thái, bào hoặc làm giảm độc tính của dược liệu về mặt nào đó (hoàng nàn, hà thủ ô, mă tiền¿)
Tùy từng dược liệu mà thời gian ngâm từ 1 giờ đến 24 giờ hay hơn. Ngâm lâu th́ hàng ngày phải thay nước ngâm một lần.
Ủ: dùng nước lă, số lượng ít, làm cho dược liệu đủ thấm ướt để dễ bào thái (ba kích, hoài sơn, bạch truật), nếu ngâm lâu th́ làm mất tính chất của thuốc, cách này gọi là ủ. Thường muốn ủ th́ làm ướt dược liệu rồi lấy bao bố tời, vải ướt đậy kín vài giờ hay vài ngày th́ dược liệu mềm, lấy ra bào thái (xuyên khung¿).
Tẩm: dùng rượu, giấm, muối, gừng nhào vào dược liệu cho đủ ướt để cải biến thay đổi tính chất của dược liệu, cách này rất thường dùng.
Trước khi tẩm, dược liệu thường được thái miếng mỏng phơi hoặc sấy qua cho khô.
Thời gian tẩm: tùy từng dược liệu mà thời gian ngâm từ vài giờ cho đến 8 - 10 giờ.
Sau khi tẩm rồi đem sao lại cho khô, sao cho vàng là được.
Ư nghĩa của tẩm sao:
- Tẩm rượu sao:
Rượu thường dùng là rượu trắng (350 - 400). Tẩm xong để nửa giờ đến 1 giờ rồi đem sao. Lửa nên để nhỏ, sao lâu để rượu đủ sức ngấm vào thuốc, hơi rượu chớm bốc có mùi thơm bay ra là được. Số lượng rượu dùng tùy theo dược liệu từ 50 đến 200 ml cho 1 kg thuốc.
Sách nói: tẩm rượu sao để thăng đề (dùng rượu để dẫn thuốc lên các bộ phận phía trên của cơ thể). Tẩm rượu sao để giảm tính lạnh, thêm sức ấm cho dược liệu (hoàng bá, hoàng cầm, hoàng liên, bạch thược, sơn thù, tục đoạn, thường sơn, nhục dung, pḥng kỷ¿).
Tẩm rượu để một số chất của vị thuốc dễ tan vào rượu, rồi sau tan vào thuốc sắc.
- Tẩm gừng sao:
Gừng tươi rửa sạch, giă dập, thêm ít nước, vắt lấy nước để tẩm, để ngấm chừng một giờ rồi đem sao lửa nhỏ, sao lâu cho đến khi có màu vàng thấy mùi thuốc thơm là được, số lượng nước tẩm từ 5% đến 10% hoặc 15% tùy theo dược liệu.
Thường 1 kg dược liệu phải dùng từ 50 - 100g gừng. Các loại sâm cũng thường tẩm nước gừng sao thơm để tăng sức bồi dưỡng. Lửa nhỏ, nhiệt độ 500 - 600, thuốc hơi vàng là được, không để già quá.
Có những vị nhỏ, hay bị cháy sém như hồng tu sâm, nhị hồng sâm, tẩm gừng xong nên sao trên giấy. Trải giấy lên mặt chảo rồi đổ thuốc lên sao (nhiệt độ 300 - 400 gọi là sao cách giấy).
Tẩm gừng sao để mượn chất ấm của gừng làm giảm tính lạnh của dược liệu. Gừng làm ấm tỳ vị và giúp thêm tiêu hóa.
- Tẩm muối sao:
Muối ăn một phần cho 5 phần nước đun sôi, lọc. Lấy nước tẩm đều với thuốc để 1 - 2 giờ rồi đem sao. Lửa nhỏ, sao chậm, đến khi mặt dược liệu vàng già là được (đỗ trọng, trạch tả, hoàng bá, phá cố chỉ, ích trí nhân). Số lượng nước tẩm thường là 5% dược liệu.
Tẩm muối sao để vị mặn dẫn thuốc vào thận.
- Tẩm giấm sao:
Giấm có nhiều loại, thứ tốt nhất là loại giấm thanh nuôi bằng chuối, bún; mùi chua, thơm và hơi ngọt.
Dùng giấm ăn thường cũng được nhưng đừng chua quá (có thể pha thêm nước ấm cho loăng ra), nhạt quá th́ giấm kém tác dụng. Nói chung giấm có độ acid acêtic 5% là vừa.
Nếu số lượng nhiều hơn, bỏ dược liệu vào một cái chậu dội giấm lên đảo đều. Lấy bao tải sạch đậy lại để qua một đêm, hôm sau lấy ra từng ít, sao vàng cạnh là được.
Số lượng giấm dùng là 5% dược liệu.
Các dược liệu thường tẩm giấm: hương phụ, miết giáp.
Sách nói: vị chua hay dẫn vào gan.
Sao giấm để làm tăng tác dụng chỉ thống của vị thuốc (huyền hồ), giảm tính kích thích của một số vị thuốc.
Giấm là loại acid, tẩm với dược liệu để gây một phản ứng nào đó giúp thuốc thêm tác dụng trị bệnh.
- Tẩm đồng tiện sao:
Dùng nước tiểu trẻ em trai dưới 5 tuổi khỏe mạnh không bệnh tật, mới đái bỏ phần đầu và phần cuối, lấy phần giữa. Sau khi tẩm dược liệu th́ đem sao vàng. Số lượng đồng tiện dùng thường là 5% dược liệu.
Tẩm đồng tiện để dẫn thuốc vào huyết và giáng hỏa (hương phụ).
- Tẩm nước gạo sao:
Gạo mới vo, nước gạo nên đặc, không quá loăng.
Tẩm xong để một đêm cho thấm, sấy khô rồi sao vàng cạnh là được.
Tẩm nước gạo vo để làm bớt tính ráo của dược liệu (thường là dược liệu có tinh dầu như thương truật¿)
Khi thấy đơn ghi tẩm mễ tráp, mễ cam tráp sao th́ phải làm đúng kỹ thuật như trên, chứ không phải nhúng qua nước gạo rồi sao ngay.
- Tẩm sữa:
Tẩm sữa để làm vị thuốc bớt tính ráo và dưỡng huyết.
Xưa hay dùng sữa người, nay dùng sữa ḅ (nửa sữa ḅ, nửa nước sôi). Bạch linh thường hay được tẩm sữa để 1 - 2 giờ rồi sao vàng. Hoài sơn cũng có dùng sữa tẩm một lúc rồi sao thơm. Khi sao dùng lửa nhỏ (ít dùng).
- Tẩm mật sao:
Mật thường dùng là mật mía, muốn tốt hơn th́ dùng mật ong. Mật không nên đặc quá, đặc quá mật chỉ bám ở ngoài khi gặp nóng, mật sẽ quánh lại ở phía ngoài mà không thấm vào dược liệu, do đó nên pha 1 nửa mật và 1 nửa nước sôi vào mật đặc, đun nhỏ lửa khuấy đều. Tẩm xong để 2 - 3 giờ cho thấm rồi đem sao; sao vàng cạnh sờ không dính tay là được (sao chậm).
Dược liệu thường tẩm mật: hoàng kỳ, cam thảo, tang bạch b́, tỳ bà diệp, bạch tiền, cù túc xác. Số lượng mật dùng tẩm tùy theo dược liệu, từ 10% -20%.
Mật là chất ngọt giúp thêm nhiệt lượng cho cơ thể, có tính cách bồi dưỡng. Chất ngọt làm giảm chất đắng, chất chát của một số vị thuốc; thêm sức ấm bổ cho hoàng kỳ, đảng sâm; thêm sức nhuận phế, chữa ho cho tử uyển, bách bộ v.v¿
- Tẩm hoàng thổ sao:
Dùng đất vách lâu ngày (trần bích thổ), đất ḷng bếp (phục long can) hoặc hoàng thổ (đất sét), cứ 100g bột đất cho vào 1 lít nước đun sôi khuấy đều, chắt bỏ nước trên, gạn lấy nước giữa, bỏ cặn. Cứ 1000g dược liệu tẩm với 400ml nước bột đất trên để qua 2 - 3 giờ, phơi hoặc sao cho vàng là được.
Có người dùng bột vàng sao với dược liệu, dược liệu tự bám lấy một số bột đất trong khi sao do chất dầu tiết ra, sao vàng cạnh là được. Có người lấy bột đất sét ḥa với nước cho vừa sền sệt tẩm vào miếng bạch truật cho lên chảo sao khô đến vàng cạnh.
Tỳ thuộc thổ, vàng là màu của thổ, đất là chất của thổ, sao hoàng thổ để dẫn thuốc vào tỳ vị.
Dược liệu có tinh dầu sinh ra tính ráo, đất sao với bạch truật hút một số dầu của bạch truật do đó làm giảm tính ráo đi.
- Tẩm nước đậu đen, nước cam thảo:
Cứ 100g đậu đen cho vào 1 lít nước đun kỹ (đối với cam thảo th́ tán bột ngâm 1 ngày 1 đêm) lấy nước sắc mà tẩm hà thủ ô, trâu cổ, viễn chí. Số lượng nước tẩm thường từ 10 đến 20% dược liệu.
Tẩm nước đậu đen, nước cam thảo để giải độc, làm tính thuốc êm dịu, đỡ chát.
- Thủy phi: thủy phi là phương pháp tán nghiền dược liệu trong nước với mục đích sau đây:
+ Lấy bột mịn tinh khiết.
+ Làm cho bột mịn không bay lên được khi tán nhỏ.
+ Để tránh sức nóng làm biến hóa thành phần thuốc.
Trước hết đem tán dược liệu cho thật nhỏ (ngũ linh chi, thạch quyết minh), đổ nước vào cho ngập quá đốt ngón tay. Khuấy đều, hớt bỏ màng, bụi rác nổi trên mặt nước, đồng thời vừa khuấy nhẹ, vừa gạn nước sang bên khác. Cặn ở dưới th́ bỏ đi. Nước gạn được để lắng một thời gian, đến khi nước thành trong th́ chắt nước này bỏ đi. Chất lắng xuống đem phơi và tán lại thành bột. Làm được 2, 3 lần càng tốt.
Dược liệu kỵ nóng, không tán khô được (chu sa) th́ cho vào ít nước rồi tán.
3. Dùng lửa (Hỏa chế)
Đem dược liệu trực tiếp hoặc gián tiếp với lửa làm cho thuốc khô ráo, xám vàng hoặc thành than với mục đích để bảo quản hoặc để thay đổi tính chất và tăng hiệu lực của thuốc.
3.1. Sao
Sao là công việc thường xuyên của người bào chế, cũng là phương pháp quan trọng của việc bào chế thuốc phiến.
Đồ dùng để sao thường là chảo gang, cái đảo hoặc cái bàn xản hay đôi đũa cả và một chổi để quét dược liệu ra khỏi chảo gang. Trước khi sao, dược liệu cần phải được phán loại to, nhỏ để khi sao được vàng già và đều, không sao chung thứ to thứ nhỏ với nhau, v́ thứ nhỏ bị cháy trước mà thứ to lại chưa được.
Khi sao cần chú ư đến những yêu cầu sau đây:
Về già non (màu sắc của thuốc trong chảo sao)
Về thời gian (nên nhanh hay chậm)
Về lửa (nên to, nhỏ, hay vừa)
Về khói thuốc (nhiều hay ít; đen hay vàng, trắng)
Tất cả các điểm trên đây cùng chú ư trong một lúc để dược liệu sao đạt được yêu cầu.
Có hai cách sao:
Sao không thêm chất khác.
Sao có thêm chất khác.
a. Sao không thêm chất khác:
- Sao vàng: sao cho ngoài có màu vàng, trong ruột vẫn như màu cũ, cốt có mùi thơm hoặc để vị thuốc bớt tính lạnh. Lửa để nhỏ thời gian sao lâu, cốt để nhiệt độ thấu nóng vào đến ruột (ngưu bàng, hoài sơn, ḥe hoa¿). Có thú trước khi sao cần vẩy qua nước cho ẩm để sức nóng vào trong mà không cháy cạnh: ư dĩ, đậu đen¿
- Sao vàng hạ thổ:
Quét sạch đất (có người đào hố sâu dưới đất 10 - 30cm), sau khi sao úp thuốc xuống đất, đậy vung lại để 10 - 15 phút cho nguội (nên trải miếng vải hoặc giấy mỏng rồi úp thuốc lên cho được sạch sẽ).
Cách sao này có ư nghĩa như sau:
+ Cho vị thuốc khô dễ bảo quản
+ Cho vị thuốc lên mùi thơm để nhập tỳ, không buồn nôn.
+ Để giảm bớt tính lạnh của thuốc (phần âm) bằng cách dùng lửa. Khi dùng lửa như vậy th́ phần dương của thuốc tàng lên gây hỏa độc (nóng, sốt, đinh mụn) cho nên phải hạ thổ để đất hút bớt phần dương của thuốc (hỏa độc) đồng thời trả lại ít phần âm cho thuốc (cân bằng âm dương).
Ví dụ: rễ cỏ xước, gối hạc, muồng trâu¿
- Sao già sém cạnh:
Áp dụng cho các vị thuốc chua chát hoặc tanh lợm quá (binh lang, huyết giác, thần khúc, chỉ thực, thăng ma) để thay đổi mùi vị, nhưng vẫn bảo đảm chất thuốc.
Dùng lửa to, khi chảo đă thật nóng mới bỏ thuốc vào, đảo không cần nhanh, khi thấy mặt ngoài sém cạnh nhưng màu ruột thuốc vẫn giữ nguyên là được.
- Sao tồn tính (hắc sao):
Để thêm tác dụng tiêu thực, tả lỵ huyết, khái huyết hoặc làm thay đổi tính chất của thuốc (hương phụ, địa du, hắc kinh giới¿).
Để lửa già, chảo thật nóng, đảo đều đến khi bên ngoài cháy đen, bẻ ra trong c̣n màu vàng cũ là được.
- Sao cháy (thán sao):
Để thuốc có tác dụng chỉ huyết. Lửa để già, chảo thật nóng để dược liệu cháy đen, đảo đều, úp vung lại ngay để nguội (thán khương).
Sao cháy không có nghĩa là sao thành tro mà bao giờ cũng cho cháy đến 7/10. So với sao tồn tính, mức độ có cháy hơn.
Mấy điều chú ư khi sao cháy:
+ Không nên sao nhiều một lúc v́ sẽ không đều và dễ gây hỏa hoạn.
+ Sao cái lớn trước, cái nhỏ sau.
+ Không nóng ruột, không châm lửa cho cháy, không phun nước vào, nhưng cũng có khi phải châm lửa đốt (ô mai).
+ Chuẩn bị cái vung để úp chụp đậy kín v́ dược liệu sao cháy có lửa âm ỉ ở dưới (nếu không đậy vung mà bỏ đấy th́ có thể tự nhiên bốc cháy gây hỏa hoạn).
b. Sao có thêm chất khác:
Sao thuốc bằng cát, bằng bột văn cáp (vỏ hàu hến) hoặc hoạt thạch là mượn các thứ này làm trung gian truyền nhiệt (cát giữ nhiệt ở 300 oC, văn cáp 250oC, hoạt thạch 200 - 220oC). Khi sao, các thứ đó bao quanh miếng thuốc làm cho miếng thuốc không chạm đáy chảo mà thấm nhiệt đều và sâu vào miếng thuốc.
- Sao cát:
Chọn thứ cát mịn nhỏ, đăi thật sạch, cho cát vào chảo rang trước cho nóng già (lửa lúc đầu nhỏ sau to dần). Sau khi cho thuốc vào đảo thật đều tay, đến khi được đổ vào sàng mà sàng lấy thuốc (xuyên sơn giáp, mă tiền¿).
- Sao hoạt thạch, văn cáp:
Áp dụng cho những chất dẻo, chất có dầu hoặc nhựa để khỏi dính vào nhau hoặc bốc mùi tanh khét và sau dễ tán (a giao, lông nhím¿).
3.2. Chích
Tức là nướng dược liệu đă được tẩm mật (cam thảo, hoàng kỳ¿) đến khi thấy thơm, khó là được.
3.3. Đốt rượu
Áp dụng cho những dược liệu không chịu được sức nóng cao (nhung hươu và nai). Dùng cồn 90% để đốt hoặc hơ miếng nhung lên lửa cho cháy lông.
Làm như vậy không bị cháy sém, hơi rượu thấm nhung làm nhung thơm hơn, không gây tanh, bảo quản tốt.
3.4. Nung (hà):
Có nhiều cách nung:
- Những loại khoáng vật nung trong những ṿ đất hay chảo gang đậy kín hoặc không đậy kín, xung quanh bên ngoài đốt lửa đến khi được lấy ra để nguội hoặc nhúng vào một chất loăng khác (giấm, nước hoàng liên) cho nguội. Cách này c̣n gọi là tôi.
Muốn trít được kín, dùng cám và lá khoai hai thứ bằng nhau cho thêm chút nước, nghiền cho nhuyễn rồi trít (2 chất này trộn với nhau thành 1 chất chịu được nóng không bị nứt nẻ), lấy giấy bản đặt lên chỗ trít rồi thấm nước cho ướt.
Bằng sa, phèn chua thường để ḥ không phải đậy kín; thạch tín phải đậy kín (thăng hoa).
- Đưa dược liệu trực tiếp vào lửa nóng (thạch cao, mẫu lệ, thạch quyết minh¿) để cho đỏ hồng.
+ Số lượng ít th́ bỏ thẳng vào ḷ than, trên lưỡi dao hoặc mảnh ngói.
+ Số lượng nhiều hơn th́ đặt dược liệu trên miếng sát, úp một cái chảo lên.
+ Số lượng nhiều hơn nữa th́ cứ lượt trấu, lượt than, rồi lượt dược liệu và cứ thế cho đến hết, trên cùng phủ lớp trấu và than. Có thể đốt từ trên xuống hoặc từ dưới lên để cho cháy âm ỉ. Khi cháy gần hết rồi lấy dược liệu ra để nguội (thấy dễ bẻ là được). Nung xong rồi, dược liệu được đem tán bột dùng hoặc thủy phi rồi dùng.
3.5. Lùi (ổi)
Đưa thuốc vào tro nóng, không bén tới lửa, khi nóng chín th́ lấy ra (ổi khương, cam thảo¿). Có khi dược liệu được bọc vào giấy thấm ướt hoặc bọc cám rồi mới dúi vào tro nóng đến khi giấy hay cám khô là được (cam thảo, mộc hương¿).
Phương pháp này có tác dụng là thu hút bớt một phần dầu trong dược liệu để giảm bớt tính kích thích.
3.6. Sấy (bồi)
Dùng lửa nhỏ hoặc tủ sấy để sấy dược liệu cho khô ráo, hơi vàng gịn là được (thủy điệt, manh trùng¿).
4. Dùng cả lửa và nước (Thủy hỏa hợp chế)
Phối hợp lửa và nước để thay đổi tính chất của dược liệu.
4.1. Chưng
Chế biến dược liệu bằng cách đun cách thủy với những mục đích như sau:
- Làm chín vị thuốc để tiện việc bào mỏng, chế thuốc tễ.
- Thuốc chưng với rượu thường đổi chất thấy ngọt và thơm hơn, thêm sức ôn bổ, những vị đắng chát giảm đi, mùi tanh lợm mất đi, khí lạnh cũng bớt đi (thục địa, đại hoàng).
- Thuốc được chưng với rượu khi vào tỳ vị dễ đồng hóa, dễ hấp thu nên có tác dụng bồi bổ.
- Một số vị thuốc chưng với rượu, chất thuốc khó bị hư hỏng.
Xếp dược liệu vào trong cái cóng, đổ nước (hoặc tưới rượu) vào cho vừa đủ, đậy kín. Đặt cóng vào thùng hay chảo có nước ngập nửa cóng, dưới đáy cóng có lót miếng gỗ để cóng không sát vào thùng. Đun nhỏ lửa, thời gian chưng tùy từng vị thuốc và số lượng chưng (50 kg thục địa phải 35 giờ, đại hoàng 18 giờ) cho vừa hết nước trong cái cóng.
Khi chưng xong rồi, đem phơi tái. Nếu c̣n nước dư trong cóng th́ lấy mà tẩm cho hết. Làm như vậy 9 lần tức là "cửu chưng, cửu sái" (9 lần chưng, 9 lần phơi). Khi phơi lấy vải che để tránh ruồi, bụi.
4.2. Đồ (hông)
Dược liệu có thể ngâm cho mềm để dễ bào chế, dễ thái, nhưng ngâm lâu có thể mất chất cho nên phải đồ, tức là dùng hơi nước làm mềm dược liệu, thời gian đồ tùy theo số lượng và tính chất của thuốc (loại mềm xốp, cỏ hương vị th́ thời gian đồ ít hơn). Đồ xong thường đem bào nóng th́ dễ bào hơn.
Dụng cụ dùng là cái chơ, xếp dược liệu to xuống dưới, nhỏ lên trên; thời gian đồ không nên kéo dài nếu không dược liệu sẽ nát (phục linh, xuyên khung, bạch truật).
4.3. Nấu
Dùng một chất loăng (nước, dầu¿) nâu dược liệu để làm mềm cho dễ bào chế, làm giảm tính kích thích của vị thuốc hoặc để làm tăng một số hiệu năng khác như nấu với dầu (mă tiền), nước đậu đen (hà thủ ô), nước thường (hoàng tinh). Nước nấu thường ngập quá dược liệu 5 - 10 cm (nấu cao) hoặc gấp 10 lần dược liệu (mă tiền).
Nấu khác với sắc, sắc là nấu đến một mức độ nào đó th́ thôi.
5. Các cách chế khác
5.1. Chế
Một dược liệu qua nhiều chặng chế biến gọi là chế. Mỗi dược liệu có một cách chế riêng, phương pháp làm khá phức tạp như hương phụ tứ chế và thất chế, hoàng nàn chế¿
5.2. Chế khúc:
Dùng dược liệu tán nhỏ trộn với nước đóng thành bánh rồi sấy khô gọi là thuốc khúc (bán hạ khúc, thần khúc¿).
5.3. Chế sương:
Sương có nghĩa là những bụi mưa lún phún bay lưng chừng. Thuốc chế sương là những vị thuốc được chế biến tinh khiết thành bột mịn (phê sương): cho dược liệu vào cái bát rộng miệng (thạch tín), úp cái bát khác nhỏ hơn, trét kín, đốt ở ngoài để dược liệu thăng lên và kết tinh vào ḷng bát trên, cạo lấy phấn.
Yêu cầu của việc bào chế thuốc phiến:
- Dược liệu bào chế thuốc phiến phải chọn thứ tốt, to mập để miếng thái hoặc bào được to đẹp.
- Sau khi qua các giai đoạn chọn lọc, rửa sạch (củ, rễ, thân, lá), ngâm ủ, đồ cho mềm th́ đem ra thái, bào. Độ dày của thuốc phiến chỉ nên 1 - 2 ly. Những thứ nhỏ vụn th́ dùng làm thuốc hoàn tán.
- Khi tẩm sao thuốc phiến phải nhẹ nhàng, tránh vô nát, hao thuốc.
- Khi bào thái, tránh rơi văi xuống đất rồi nhặt lên; khi phơi để vào mẹt sạch, chỗ cao, xa nơi đi lại.
- Thuốc phiến không nên để lâu, các thứ tẩm sao th́ nên dùng đến đâu bào chế đến đó, để lâu trong ṿng từ 10 đến 15 ngày là cùng, cũng có thứ dùng đến đâu, tẩm sao đến đấy.
- Để trong thùng, lọ kín, nơi khô ráo, thỉnh thoảng đem phơi lại, để tránh ẩm mốc. | | |
Replied by thuytl1 (Hội Viên) on 2017-10-26 09:52:03 | Em có hướng dẫn học sinh nghiên cứu về phương pháp bào chế dược liệu xạ can. Nhưng mọi người đánh giá nó ko cao chưa có ư nghĩa thực tiễn. Em rất mong sự góp ư và chỉ đường của những người thuộc lĩnh vực đông y để học sinh có lối đi đúng đắn hơn.I.MỞ ĐẦU
I1. Lư do chọn đề tài
Cây Rẻ quạt, một trong vô vàn những cây cỏ được xem là dược liệu quư được quan tâm. Bởi Rẻ quạt tồn tại và sinh trưởng rất nhiều trong thiên nhiên , gần gũi với con người và bản thân nó lại chứa khá nhiều công dụng tốt cho việc chữa bệnh. Cụ thể như ở một số nước châu Á, Rẻ quạt được coi là một bài thuốc quư có thể chữa mọi bệnh về cổ họng. Sử dụng để chữa ho đờm do nắng nóng (hỏa độc), chữa viêm họng cấp tính, tắc cổ họng, chữa viêm khí quản măn tính, ho hen, suyễn thở, chữa các triệu chứng: báng, bụng to nước óc ách, da đen sạm,… Lá Rẻ quạt có tác dụng chữa ho, viêm họng, sưng amidan . Bên cạnh đó cây con được xem là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng tắc vú sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu.
Là một loài cây mang đặc tính dược lư cao nên thành phần hóa học của Rẻ quạt luôn được các nhà khoa học quan tâm. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy trong thân cây Rẻ quạt có các lớp chất iridal-tritecpenoid, flavonoid và isoflavonoid có trong thân rễ, các phenol, benzoquinon và benzofural có trong hạt. Đặc biệt, Tectorigenin và Tectoridin là hai isoflavonoids chiếm hàm lượng lớn trong thân rễ cây Rẻ quạt. Khi được đưa vào cơ thể theo đường uống, Tectoridin dễ bị thủy phân thành Tectorigenin là hợp chất có hoạt tính kháng viêm mạnh.
Có rất nhiều bài thuốc dân gian về cách sử dụng rẻ quạt cả tươi và phơi khô, nghiền bột nhưng khi sử dụng không qua bào chế đúng quy tŕnh thường để lại hiện tượng phổng, rộp miệng và làm mất vị giác khi ăn uống. V́ vậy trên cơ sở các nghiên cứu trên thế giới, trong nước và cũng có nhiều sản phẩm từ cây rẻ quạt. Với mục tiêu bào chề dược liệu quư này để có thể ứng dụng trong điều trị bệnh chúng tôi đă lựa chọn đề tài “Xây dựng quy tŕnh bào chế dược liệu xạ can” từ rễ cây rẻ quạt. Giúp hỗ trợ trị các bệnh về cổ họng.
I.2. Mục tiêu và nhiệm vụ
a. Mục tiêu: Xây dựng quy tŕnh bào chế dược liệu xạ can.
b. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu lư luận:
Nghiên cứu tổng quan về cây rẻ quạt, tính an toàn của dược liệu
Nghiên cứu về bệnh viêm họng, đau cổ họng.
Nghiên cứu về phương pháp bào chế đông dược.
Nghiên cứu thực tiễn:
Nghiên cứu các sản phẩm được bào chế từ rẻ quạt.
Chứng minh được tính hiệu quả trong chữa bệnh về cổ họng của sản phẩm mới bào chế.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
- Xây dựng quy tŕnh bào chế xạ can.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cây rẻ quạt.
-Nghiên cứu phương pháp bào chế đông dược.
I.5. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lư luận:
- Nghiên cứu các tài liệu về cây rẻ quạt.
- Nghiên cứu về bệnh viêm họng.
-Nghiên cứu về các ứng dụng của cây rẻ quạt.
-Nghiên cứu về phương pháp bào chế đông dược.
b. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phân tích và tổng hợp một số tài liệu về: Tổng quan cây rễ quạt, thành phần hóa học, phương pháp thu hái, phương pháp bào chế...
c. Phương pháp điều tra-phỏng vấn: Sử dụng và đánh giá sản phẩm.
d. Phương pháp thực nghiệm khoa học
- Xây dựng quy tŕnh bào chế dược liệu xạ can và tạo thành phẩm, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
e. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Dùng phương pháp thống kê toán học xử lư các thông tin trong phiếu điều tra.
II.NỘI DUNG
II.1.Cây rễ quạt.
II.1.1. Giới thiệu chung
Cây thuộc loại thân thảo, có thân rễ dài, mọc ḅ sát đất, thân cao khoảng 0,5m mang lá mọc thẳng đứng dài 1m. Lá cây h́nh ngọn giáo dài mọc thẳng xếp hai dăy trên một mặt phẳng, gân lá song song. Cụm hoa có cuống dài 20–40 cm, bao hoa có 6 mảnh màu vàng, cam có đốm đỏ. Quả nang h́nh trứng có sọc ngang, chứa nhiều hạt nhỏ màu xanh đen, h́nh cầu, sáng bóng.
H́nh thái: Thân, tán, lá: Cây thân cỏ, sống lâu năm nhờ thân rễ dài, mọc ḅ sát đất. Thân Cây Lan Rẻ Quạt cao khoảng 0,5m. Lá cây mọc thẳng xếp hai hàng trên một mặt phẳng giống như “cái quạt”, h́nh kiếm có bẹ.
Hoa, quả, hạt: Cụm hoa thưa, phân nhánh nhiều, trên cuống chung dài. Hoa xếp trên một mặt phẳng, có màu vàng hoặc cam có đốm đỏ.
Tên khoa học là Belamcanda sinensis
II.1.2. Đặc điểm nguyên liệu.
Vị thuốc Xạ can được làm từ rễ cây rẻ quạt có tên goi Ô bồ, Ô phiến (Bản Kinh), Hoàng viễn (Ngô Phổ Bản Thảo), Ô siếp (Nhĩ Nhă), Dạ can (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Ô xuy, Thảo khương (Biệt Lục), Quỷ phiến (Trửu Hậu phương), Phượng dực (Bản Thảo Bổ di), Biển trúc căn (Vĩnh Loại Kiềm phương), Khai hầu tiễn, Hoàng tri mẫu (Phân Loại Thảo Dược Tính), Lănh thủy đơn (Nam Kinh Dân Gian Dược Thảo), Ô phiến căn, Tử hoa hương, Tiên nhân chưởng, Tử hoa ngưu, Dă huyên thảo, Điểu bồ, Cao viễn, Bạch hoa xạ can, Địa biển trúc, Thu hồ điệp, Quỉ tiền, Ngọc yến, Tử kim ngưu, Tử hồ điệp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rẽ quạt, Biển Trúc (Dược Liệu Việt Nam).
Đặc điểm thân rễ: rễ cong queo có đốt, ngắn, to, khô, sạch rễ con, sắc vàng nhạt hoặc vàng nâu; ruột trắng, thơm, rắn. Loại thân rễ vụn nát, mốc, thâm đen, xốp, mọt là xấu và không xử dụng được.
Đặc điểm bột xạ can: Vị đắng, tính hàn, cay có tính độc ít.
+ Vị đắng, tính b́nh (Bản Kinh).
+ Vị đắng, cay, tính hơi hàn, có độc ít (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Vị đắng, tính b́nh (Đông Dược Học Thiết Yếu).
II.1.3. Phân bố, thu hái và chế biến.
a, Phân bố: Cây mọc hoang dại vùng đồi núi trung du, băi cỏ sườn núi, ven suối, băi bồi ven sông. Cây trồng bằng hạt hay tách bụi. Trên thế giới chủ yếu mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Philipin. Ở Việt Nam có nhiều tại Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ḥa B́nh, Ninh B́nh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Thành phố Hồ Chí Minh,Cần Thơ.
b,Thu hái: vào đầu mùa xuân, khi cây mới nảy mầm hoặc cuối thu, khi lá khô héo, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, phơi khô.
C, Chế biến: Dược liệu khô đă loại bỏ tạp chất rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô. Bảo quản Để nơi khô, mát, trong bao b́ kín, tránh mốc, mọt.
II.1.4. Thành phần hóa học.
Thành phần hóa học chính của cây Belamcanda chinensis gồm các hợp chất flavonoid như: iridin, tectoridin và các hợp chất isoflavonoid như: dimetyltectorigenin, irisflorentin, muningin, iristectorigenin.
Các hợp chất flavonoid là nhóm hợp chất có ư nghĩa thực tiễn lớn trong số các polyphenol thiên nhiên v́ chúng được phân bố rộng răi trong giới thực vật, ít độc và có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị. Chúng đa dạng về cấu trúc hóa học và tác dụng sinh học, có mặt ở khắp mọi nơi trong tự nhiên và được phân loại theo cấu trúc hóa học. Trong Xạ can chủ yếu có các Glucozit: Belacandin (C24H24O12), tectoridin (C22H22O11), Iridin (C24H28O4 )
Irigenin (Hồ Hiểu Lan, Trung Dược Thông Báo 1982, 7 (1): 29).
+ Tectorigenin, Tectoridin (Ngô Ác Tây, Dược Học Học Báo 1992, 27 (1): 64).
+ Belamcanidin, Methylirisolidone, Iristectoriginin A (Yamaki M và cộng sự, Planta Med 1990, 56 (3): 335).
+ Irisflorentin (Từ Ác Cương, Dược Học Học Báo 1983, 18 (12): 969).
+ Iridin (Kukani N và cộng sự, C A 1951, 45: 820b).
+ Noririsflorentin (Woo W S và cộng sự, Phytochemistry 1993, 33 (4): 939).
II.1.5. Tác dụng dược lư-công dụng-kiêng kỵ.
Tác dụng dược lư- công dụng:
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cây xạ can có nhiều hoạt tính sinh học vô cùng phong phú như: hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hoá, kháng u, điều trị biến chứng của bệnh tiểu đường… Trong đó, hoạt tính kháng viêm là hoạt tính nổi trội nhất và đáng được quan tâm. Nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy một số tác dụng của xạ can như: thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đàm.
+Tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, thanh hỏa, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tiêu đờm, phá trưng kết, khai Vị, hạ thực, tiêu thủng độc, trấn Can, minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thủng, sát trùng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
Xạ can có tác dụng khai thông mạnh hơn là tả giáng, là vị thuốc thường dùng trị họng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Xạ can vị vốn đắng mà chất nhẹ. Đắng th́ giáng tiết hỏa ở Phế, nhẹ th́ có thể tuyên thông Phế khí. Vừa giáng lại vừa tuyên thông, cho nên nó là vị thuốc chủ yếu trị bệnh ở Phế. Dù Phế nhiệt hoặc hàn, biết phối hợp sử dụng hỗ trợ với liều lượng phù hợp th́ hiệu quả thu được rất cao (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Theo các nghiên cứu hiện đại có một số tác dụng:
+ Tác dụng chống nấm và virus: Chích liều cao dung dịch Xạ can, in vitro thấy có tác dụng ức chế nhiều loại nấm da. Thuốc cũng có tác dụng chống virus hô hấp (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với nội tiết: Dịch chiết và cồn chiết xuất Xạ Can cho uống hoặc chích đều có kết quả làm tăng tiết nước miếng. Thuốc chích có tác dụng nhanh và dài hơn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giải nhiệt: Cho chuột đang sốt cao uống nước sắc Xạ can, thấy có tác dụng giải nhiệt (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lư Dữ Lâm Sàng 1990, 6 (6): 28).
+ Tác dụng kháng viêm (Fukuyama Y và cộng sự, Chem Pharm Bull 1991, 39 (7): 1877).
+ Tác dụng khứ đờm: cho chuột nhắt uống nước sắc Xạ can, thấy hô hấp tăng, tống đờm ra mạnh hơn (Ngô Trạch Phương, Trung Dược Dược Lư Dữ Lâm Sàng 1985, (1): 153).
+ Tác dụng kháng vi sinh: Nước sắc Xạ can có tác dụng ức chế Bồ đào cầu khuẩn,, Liên cầu khuẩn, khuẩn bạch hầu, khuẩn thương hàn quách Vơ Phi, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1952, 38 (4): 315
Kiêng kỵ:
+ Uống lâu ngày cơ thể bị hư yếu (Biệt Lục).
+ Uống lâu ngày sinh tiêu chảy (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trỳ Vị hơi yếu, tạng hàn, khí huyết hư, bệnh không có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế không có thực tà: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bệnh không có thực nhiệt, Tỳ hư, tiêu lỏng, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
II.6 Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị ho mà khí nghịch lên, trong họng có nước kḥ khè như gà kêu: Xạ can 13 củ, Ma hoàng 120g, Sinh khương 120g, Tế tân, Tử uyển, Khoản đông hoa đều 90g, Ngũ vị tử ½ thăng, Đại táo 7 trái, Bán hạ(chế). Sắc Ma hoàng với 1 đấu 2 thăng nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho các vị kia vào nấu c̣n 3 thăng, chia làm 3 lần, uống ấm (Xạ Can Ma Hoàng Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thủy cổ, bụng to như cái trống, trong bụng kêu óc ách, da xám đen: Quỉ phiến căn (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt, uống 1 chén th́ sẽ tiêu tiểu xuống thông ngay (Trửu Hậu phương).
+ Trị âm sán sưng đau, đau như kim đâm vào hông sườn: Xạ can sống, gĩa nát, vắt lấy nước cho uống, hễ đi tiểu được là khỏi. Hoặc dùng Xạ can tán bột làm viên cũng tốt (Trửu Hậu phương).
+ Trị ghẻ lở do trúng phải xạ độc: Xạ can, Thăng ma, đều 80g,sắc với 3 chén nước, uống nóng, bă đắp vết thương (Tập Nghiệm phương).
+ Trị hầu tư (họng sưng đau): Xạ can, thái ra, mỗi lần dùng 20g, sắc với 1,5 chén nước c̣n 8 phân, bỏ bă, cho ít mật vào, uống (Xạ Can Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
+ Trị sốt rét lâu ngày, có báng: Xạ can, Miết giáp (chế), sắc uống hoặc làm thành viên uống (Tụ Trân phương).
+ Trị họng sưng đau, ăn uống khó: Xạ can (tươi) 160g, Mỡ heo 160g. nấu cho gần khô, bỏ bă. Mỗi lần ngậm 1 viên bằng trái táo, dần dần là khỏi (Tụ Trân phương).
+ Xạ can cho vào với giấm nghiền nát, vắt lấy nước cốt ngậm. Hễ nước miếng ra nhiều th́ nhổ đi (Y Phương Đại Thành phương).
+ Trị họng sưng đau, ăn uống không thông: Tử hồ điệp căn (tức Xạ can) 4g, Hoàng cầm, Cam thảo (sống), Cát cánh đều 2g. tán bột, ḥa với nước mát uống hết là khỏi (Đoạt Mệnh Tán – Giản Tiện phương).
+ Trị vú sưng mới phát: Xạ can, lựa loại gốc giống h́nh con Tằm nằm chết cứng, cùng với rễ cỏ Huyên. Tán bột, trộn với mật, đắp vào (Vĩnh Loại Kiềm phương).
+ Trị táo bón, tiểu bí: rễ Tử hoa biển trúc (Xạ can), gĩa vắt lấy nước cốt 1 chén, uống th́ thông ngay (Phổ Tế phương).
+ Trị bạch hầu: Xạ can 3g, Sơn đậu căn 3g, Kim ngân hoa 15g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Đảo Trung Thảo Dược Thủ Sách).
+ Trị quai bị: Rễ Xạ can tươi 10-15g, sắc uống, ngày hai lần (Phúc Kiến Dân Gian Thảo Dược).
+ Trị quai bị: Xạ can, Tiểu huyết đằng [lá], nghiền nát, đắp chỗ sưng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
+ Trị khớp gối viêm, té ngă tổn thương: Xạ can 90g, ngâm với 500ml rượu một tuần, Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần (An Huy Trung Thảo Dược).
II.2. Đau cổ họng
Họng là nơi tiếp xúc đầu tiên với các yếu tố môi trường như không khí, khói bụi, các loại thực phẩm, các yếu tố dị nguyên… nên rất dễ tổn thương.
Tại họng tập trung nhiều các tổ chức lympho tạo thành từng đám gọi là amiđan. Các amiđan hình thành nên ṿng bạch huyết Waldeyer bao gồm: amiđan ṿm (V.A), amiđan ṿi, amiđan khẩu cái (thường gọi là amiđan), amiđan lưỡi và hạch Gillet. Các amiđan sản xuất ra những tế bào lympho T và B tham gia vào miễn dịch tế bào bảo vệ cơ thể, trong đó quan trọng nhất là amiđan ṿm (V.A) và amiđan khẩu cái (amiđan).
Đám rối thần kinh họng (vận động, cảm giác, thực vật) là cơ chế gây ra các phản xạ thần kinh, nội tiết để gây ra các biến chứng toàn thân từ viêm họng.
Nguyên nhân gây bệnh:Viêm mũi họng là t́nh trạng niêm mạc mũi họng bị viêm nhiễm do tác nhân vi khuẩn, virus, nấm hoặc dị ứng.
Triệu chứng đau rát cổ họng
– Vất vả khi nuốt thức ăn hoặc dịch xuống dạ dày trong lần nuốt trước hết.
– Người bệnh có thể gặp những chứng nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt.
– Đồ ăn bị trào ngược lên họng, miệng hoặc mũi sau đó nuốt vào.
– Bệnh nhân cảm giác thức ăn mắc nghẹn lại ở cổ hoặc như mắc nghẹn rất khó chịu.
– Bị đau khi nuốt, bị đau hay cảm thấy nặng ngực hoặc hội chứng ợ nóng.
– Khó khăn khi nuốt đồ ăn đặc hay lỏng hoặc cả hai. Ở người khỏe mạnh, các cơ ở hầu họng, thực quản co thắt để tống thức ăn từ miệng xuống thực quản theo phản xạ nuốt. Mắc bệnh khó nuốt thường do rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản, hoặc là bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản. Hiện có không ít loại thuốc cũng như phương pháp chữa trị bệnh đau rát cổ họng. Tuy nhiên cần chuẩn đoán chính xác t́nh trạng bệnh để có biện pháp và hướng điều trị đưa lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe bệnh nhân.
II.3. Bào chế đông dược
II.3.1.Kháiniệm
Bào có nghĩa là dùng sức nóng để thay đổi lư tính và dược tính của thuốc, tiện cho việc chế biến và điều trị. Chế có nghĩa là dùng công phu thay đổi h́nh dạng, tính chất của dược liệu. Nói chung bào chế và công việc biến đổi tính thiên nhiên( thiên tính) của dược liệu thành những vị thuốc để pḥng và trị bệnh. Trong tiếng việt thường dùng danh từ thuốc chín đối nghĩa với thanh từ thuốc sống. Chữ chín có đủ nghĩa của hai chữ bào chế. Tài liệu xưa để lại lâu đời nhất là quyển bào chế luận của Lôi Hiệu ( Trung Quốc) vào khoảng 420-479 và sau đổi thành “ Lôi Công Bào Chế
II.3.2.Mục đích
Bỏ các tạp chất lẫn lộn trong dược liệu: mốc, sâu mọt. Để dễ thái miếng, dễ bảo quản, dễ tán ra bột hoặc dễ nấu cao, tán hoàn...Bỏ bớt vài bộ phận không cần thiết của dược liệu làm cho vị đó tinh khiết thêm. Giảm bớt tính độc của dược liệu hoặc thay đổi tính năng của vị thuốc.
III.3.3. Yêu cầu kỹ thuật
Trần Gia Mô (1562) đời Minh có nói: “ Bào chế cốt ở chỗ vừa chừng, nón quá th́ khó kiến hiệu, già quá th́ mất vị”. Câu này là một cách ngôn mấu chốt cho tất cả mọi người làm công tác bào chế Đông dược. Nhưng thế nào gọi là vừa chừng. Đạt được danh từ này thật là khó: Cắt, thái nên dày hay mỏng, sao nên già hay non...Kỹ thuật bào chế đông dược trông qua thật là đơn sơ, nhưng nó đ̣i hỏi người bào chế nhiều kinh nghiệm đă làm lâu năm trong nghề. Có hai yêu cầu chính sau đây: Bảo đảm chất thuốc và đúng kỹ thuật. Người bào chế giỏi ngoài sự hiểu biết về dược tính c̣n phải tùy trạng thái, phẩm chất của vị thuốc, tùy từng yêu cấu của bài thuốc mà định việc bào chế cho vừa chừng.
II.3 4. một số dạng thuốc đông y.
a. Thuốc phiến
Công việc bào chế thuốc phiến rất nhiều, nhưng có 4 loại chính
Làm bằng tay.
Dùng nước.
Dùng lửa.
Dùng lửa và nước.
Dược liệu bào chế thuốc phiến phải chọn thứ tốt, to mập để miếng thái hoặc bào được to đẹp. Sau khi qua các giai đoạn chọn lọc, rửa sạch (củ, rễ, thân, lá), ngâm ủ, đồ cho mềm th́ đem ra thái, bào. Độ dày của thuốc phiến chỉ nên 1 ‐ 2 ly. Những thứ nhỏ vụn th́ dùng làm thuốc hoàn tán. Khi tẩm sao thuốc phiến phải nhẹ nhàng, tránh vỡ nát và hao thu. Khi bào thái, tránh rơi văi xuống đất rồi nhặt lên; khi phơi để vào mẹt sạch, chỗ cao, xa nơi đi lại. Thuốc phiến không nên để lâu, các thứ tẩm sao th́ nên dùng đến đâu bào chế đến đó, để lâu trong ṿng từ 10 đến 15 ngày là cùng, cũng có thứ dùng đến đâu, tẩm sao đến đấy.Để trong thùng, lọ kín, nơi khô ráo, thỉnh thoảng đem phơi lại, để tránh ẩm mố
b.Thuốc tán
C̣n gọi là thuốc bột, dùng uống trong hay đắp ngoài. Thuốc tán có ưu điểm dễ bào chế, dễ uống, hấp thu nhanh, công hiệu lại chóng, tiết kiệm được nguyên liệu hơn thuốc thang. Thường dùng trị bệnh mới cảm hoặc bệnh tương đối cấp tính. Dùng ngoài hoặc rắc trực tiếp vào chỗ đau.
c.Thuốc tễ
Thuốc tễ là dạng thuốc dẻo, h́nh cầu, đường kính từ 1 - 2 cm, gồm có Mật ong và thuốc. Tỷ lệ mật ong và thuốc là: 1 : 1 hoặc 1 : 1,2 - 1,5.
Cách chế biến:
+ Thuốc tán thành bột.
+ Chế biến Mật: Dùng 1 lít Mật, thêm 50ml nước, nấu sôi, vớt bỏ bọt nổi ở trên, tiếp tục nấu nhỏ lửa cho đến khi mật nổi bọt, phồng to, vớt bỏ bọt đi. Tiếp tục nấu cho đến khi lấy 1 giọt nhỏ vào chén nước lạnh mà thấy mật ch́m xuống đáy chén, không ḥa tan vào trong nước ngay là được. Mật luyện ở 117°C gọi là mật luyện (thành châu ).
+ Làm thành tễ: Cho thuốc bột vào cối, rưới mật đang nóng vào bột cho vừa đủ, trộn đều, giă mạnh liên tục cho đến khi thuốc thành một khối dẻo, nhấc chầy lên thuốc bám thành cả tảng, không c̣n thuốc dính vào cối nữa là được.
+ Làm thành hoàn: Luyện thuốc xong, tùy nhu cầu mà chia thuốc thành những viên to nhỏ đều nhau.
Dạng dùng cho người lớn: thường làm hoàn nặng 10 – 12g/ viên.
Dạng dùng cho trẻ nhỏ: có thể làm hoàn nặng 3 – 6g/ viên.
+ Sấy thuốc: Chia viên xong, xếp vào khay hoặc nẹp, dùng khăn mỏng phủ lên để tránh ruồi, bụi … Phơi trong chỗ nắng nhẹ cho đến khi bên ngoài khô nhưng bên trong vẫn dẻo.
Cách bảo quản: Cho từng viên thuốc vào trong giấy bóng kính gói lại. Hoặc cho vào trong quả nhựa, quả sáp. Hoặc cho vào trong bao mỗi bao 10 viên. Đóng kín. Để chỗ thoáng mát, khô ráo.
III.Quy tŕnh bào chế đông dược xạ can.
III.1. Chuẩn bị nguyên liệu:
a Thu hái: thu hái vào mùa xuân hoặc mùa thu
b. Sơ chế:
Đào lấy thân rễ, rửa sạch, cạo bỏ rễ phụ bên.
.
III.3.Bào chế thuốc
III.3.1. Thuốc phiến.
Cách chế biến: Nguyên liệu sau khi sơ chế đem ngâm nước gạo 1 đến 2 ngày vớt ra rửa sạch, nấu với lá Tre độ 3 giờ. (trang 181-182 Theo sách bào chế y dược nhà xuất bản y) của trường đại học y học cổ truyền Hà nội.
Nước gạo mới vo nên đặc không quá loăng, tẫm nước gạo vo nhằm loại bớt tính ráo của dược liệu. Để làm cho dược liệu được sạch, mềm, tiện cho việc thái mỏng giảm độc tính của dược liệu.
Sau khi đun với lá tre 3 tiếng vớt ra để ráo nước thái mỏng và phơi khô.
Bảo quản: Thuốc phiền cho vào túi nilon hoặc trong lọ để trong mát khi cần đem ra dùng.
III.3.1. Thuốc tán.
Cách chế biến: Được chế biến từ thuốc phiến, tán nhuyễn, rây lọc lấy thuốc thật nhuyễn.
Bảo quản: Nên phân chia thành liều lượng cần dùng, cho vào túi nhựa hàn kín miệng lại, khi sử dụng sẽ tiện và nhanh hơn. Nếu không phân thành gói nhỏ th́ phải cho vào lọ đậy kín.
Cách dùng: Sử dụng thổi bột vào cuống họng hoặc uống với nước để chữa các triệu chứng viêm họng, đau rát cổ hỏng.
III.3.2. Thuốc tễ
Bào chế thuốc tễ xạ can:
Nguyên liệu:
Bột xạ can: 50 gam
Mật ong: 65 gam
Nước: 5ml nước
B1: Chế biến Mật: Dùng 65 Mật, thêm 5ml nước, nấu sôi, vớt bỏ bọt nổi ở trên, tiếp tục nấu nhỏ lửa cho đến khi mật nổi bọt, phồng to, vớt bỏ bọt đi. Tiếp tục nấu cho đến khi lấy 1 giọt nhỏ vào chén nước lạnh mà thấy mật ch́m xuống đáy chén, không ḥa tan vào trong nước ngay là được.
B2: Làm thành tễ: Cho 100gam bột xạ can vào cối đá. Rưới mật đang nóng vào bột cho vừa đủ, trộn đều, giă mạnh liên tục cho đến khi thuốc thành một khối dẻo, nhấc chầy lên thuốc bám thành cả tảng, không c̣n thuốc dính vào cối nữa là được.
B3: Chia thành hoàn nặng 10 gam
.
B4: Cho vào đĩa phơi khô 3-4 tiếng trong bóng râm để bề mặt bên ngoài khô giáo bên trong c̣n dẻo.
B5: Bảo quản: Cho vào trong lọ đóng nắp kín.
IV. Một số thuốc được bán trên thị trường có sử dụng dược liệu xạ can.
III.4 Kết luận:
Xung quanh chúng ta có rất nhiều dược liệu quư, nếu con người biết cách sử dụng đúng và hiệu quả sẽ góp phần giúp chúng ta chữa một số bệnh cơ bản mà không cần phải uống thuốc tây. Khai thác và sử dụng phải có căn cứ khoa học, phải qua quá tŕnh nghiên cứu. Qua kinh nghiệm của người có chuyên môn. Với mong muốn đưa thuốc đông dược tới gần mọi người chúng em đă giải quyết được những vấn đề sau: Xây dựng được quy tŕnh bào chế đông dược xạ can. Sản phẩm dược liệu không c̣n gây phổng, rộp miệng khi nhai, ngậm hoặc nuốt như các bài thuốc kinh nghiệm. Xây dựng dược liệu ở 3 dạng bảo quản: Thuốc phiến, thuốc tán và thuốc tễ.
Do tŕnh độ c̣n hạn chế, do thời gian nghiên cứu có hạn và chưa có các thiết bị cần thiết nên việc nghiên cứu chuyên sâu hơn để sử dụng dược liệu xạ can sao cho hiệu quả c̣n chưa rơ ràng. Chúng em cần sự giúp đỡ, tư vấn của người có chuyên môn bên lĩnh vực đông dược. Đồng thời cũng cần có nguồn xạ can tươi chưa qua xử lư để tiếp tục nghiên cứu. Với những vấn đề c̣n khó khăn chưa giải quyết được chúng em có hướng phát triển đề tài theo hai hướng sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu về phương pháp sử dụng dược liệu xạ can an toàn và hiệu quả. Phối kết hợp với các dược liệu khác điều trị bệnh về cổ họng.
Thứ hai: Nghiên cứu xây dựng quy tŕnh bào chế một số đông dược quư quanh chúng ta.
Rất mong sự đóng góp của các vị giám khảo để đề tài chúng em được hoàn thiện hơn.
| | |
Replied by thuytl1 (Hội Viên) on 2017-10-26 09:55:35 | Có các h́nh ảnh thực hành đi kèm và sản phẩm tạo thành nữa ạ! nhưng chắc là chẳng có ư nghĩa ǵ cả! | | |
<< Trả Lời >>
|