|
Diễn đàn >> Dược Học >> KIẾN THỨC VỀ ĐÔNG DƯỢC - Phần bổ sung
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
KIẾN THỨC VỀ ĐÔNG DƯỢC - Phần bổ sung - posted by quangthong02 (Hội Viên) on May , 25 2012 | Đây là phần bổ sung cho những người đang đi vào chuyên ngành. Sau này có dịp viết bài về Đông dược, tôi sẽ sử dụng lại và bổ sung thêm.
I) Thanh sao (sao không): đây là cách sao thuốc không kết hợp với các phụ liệu khác, khi sao th́ đảo liên tục, khiến cho tất cả dược vật đều được nhận nhiệt, và đạt đến một mức độ nhất định cần thiết. Căn cứ vào thời gian và độ ấm, Thanh sao lại chia thành: Vi sao (sao nhẹ), Sao vàng, Sao mạnh, Sao xém, Sao cháy.
1) Vi sao: dùng lửa nhỏ sao dược vật cho đến khi khô, nhưng không khiến dược vật thay đổi về h́nh thức. Mục đích là để khiến cho dược vật có được mùi thơm và vị dễ chịu, đồng thời, không để lửa lớn là để tránh phá hủy các thành phần chất của dược vật. Ví dụ như vi sao Mạch nha, Cốc nha, Đ́nh lịch tử, Dạ minh châu¿
2) Sao vàng, sao mạnh: dùng lửa nhỏ sao, sao cho đến khi bên ngoài của thuốc có màu hơi vàng, hoặc xậm hơn so với lú chưa sao, đồng thời dậy mùi thơm, hoặc sao cho đến khi nghe tiếng nổ lép bép, bên ngoài có đường nứt. Mục đích là sau khi sao, khiến cho thuốc có mùi thơm, vị dễ chịu, tăng cường công năng kiện tỳ ḥa vị, khi sắc dễ ra thuốc. Ví dụ như Ngưu tử, Táo nhân, Thương nhĩ tử, Màn kinh tử, Lai bặc tử, Tử tô tử, Bạch giới tử, Thảo quyết minh¿
3) Sao xém: cách sao này khiến mức độ màu sắc vàng đậm hơn, sao cho đến khi bên ngoài th́ vàng thẫm, hoặc vàng xém, bên trong th́ vàng nhạt, và có mùi thơm. Cách này dùng đa số dùng để bào chế các vị kiện Tỳ, trợ tiêu hóa, và các vị có tính kích thích. Ví dụ như Hạnh nhân, Sơn tra, Chi tử, Thương truật, Nhũ hương, Một dược, Lộ lộ thông, Thích vị b́¿
4) Sao cháy: Cách này sao dược vật cho đến khi bên ngoài cháy đen, bên trong vàng thẫm, vùng tiếp xúc sau khi sao phải cháy thành than, nhưng vẫn phải c̣n khí vị nguyên bản của nó, nhiệt độ so với sao xém mạnh hơn, thời gian lâu hơn. Lúc sao, nhân lúc lửa to, dược vật xuất hiện các chấm lửa li ti, th́ dùng nước pha với rượu mà phun lên dập lửa, lấy thuốc ra đổ vào mâm thiết, hoặc nồi đất, chờ đến khi nguội th́ cất bảo quản. Có một số loại thuốc, khi sao cháy sẽ xuất hiện khói nồng, nên khi sao, cần phải đảo liên tục (như Hắc khương). Có nhưng loại dược vật, chất liệu nhẹ mềm dễ cháy, nên khi sao cần dùng lượng nhiệt vừa đủ. Mục đích của sao cháy đen đa số là dùng để thâu liễm, chỉ huyết. Các vị thuốc sao cháy nhưng không phải là hoàn toàn cháy, cần phải tồn tính. Ví dụ như Địa du, Can khương, Trắc bá diệp, Ḥe hoa, Bồ hoàng, Can tất, Thiến thảo, Ngải diệp, Ngẫu tiết, Liên pḥng¿
II) Sao bảo tồn:
Căn cứ vào nhu cầu điều trị và đặc tính riêng của mỗi loại thuốc, dùng một số phụ liệu thích hợp cho từng loại sao chung, nhằm bảo tồn tính nguyên thể của dược vật. Các phụ liệu để sao kèm gồm: sao cám, sao cát, sao gạo, sao hoạt thạch, sao cáp phấn, sao đất sét.
1) Sao cám: là dùng cám đă chích mật, đảo đều, sao với dược vật, thuật ngữ gọi là ¿phu sao¿ (麸炒). Sao cám đa phần là dùng để sao chế các vị kiện tỳ, ḥa vị. Mục đích của sao cám là dùng cám khử đi thành phần dầu của dược vật, giảm bớt đặc tính riêng thái quá của thuốc, hoặc dùng mùi thơm của cám khử đi các khí vị không tốt của dược vật, tăng cường công năng kiện tỳ, ḥa vị.
Thao tác: trước tiên dùng chảo làm nóng, sau đó cho cám vào, đảo đều cho đến khi cám xuất hiện khói vàng trắng th́ bỏ thuốc vào, dùng cào tre đảo liên tục, cho đến khi thuốc chuyển màu vàng là lấy ra, sàng bỏ cám, chờ đến khi thuốc nguội th́ cất bảo quản. Sao cám th́ tốt nhất là nên dùng chảo, cào tre th́ có thể tự chế, nếu không chế được th́ dùng đũa tre dài. Lúc sao, lực của lửa cần mạnh, động tác nhanh, độ nóng của chảo khi bỏ cám vào mà bốc khói lên là đúng. Cách này dùng sao các vị như: Chỉ xác, Chỉ thực, Bạch truật, Cương tàm, Quảng mộc hương.
2) Sao cát: dùng cát để làm trung gian truyền nhiệt cho dược vật, được gọi là sao cát. Dùng cát vàng, lọc rửa sạch phơi khô (hoặc sao khô), sàng tiếp cho đến khi sạch bụi, thêm vào một ít dầu ăn sao cùng. Chờ đến khi cát và dầu đều nhau th́ cho thuốc vào (mỗi lần sao cao cát, cần thêm vào một ít dầu ăn). Đa số, sức lửa không nên quá mạnh, để tránh cháy thuốc, nên sao cho đến khi ngoài mặt thuốc đổi màu, thuốc phồng lớn, hoặc duỗi ra là được. Mục đích của sao cát chủ yếu là giúp cho các vị thuốc đều cùng lúc nhận được nhiệt độ, khiến cho dược vật xốp, gịn, dễ vỡ hơn, thuốc dễ ra hơn khi sắc, giảm bớt độc tính của thuốc, ḥa hoăn dược tính và loại trừ lông, vỏ. Cát sao xong, cất bảo quản để lần sau c̣n dùng. Các vị sao cát thường dùng như Cẩu tích, Thảo quả, Bạch quả, Nhị sửu (Hắc sửu, Bạch sửu), Ư dĩ, Hổ cốt, Hầu cốt, Quy bản, Miết giáp, Quy bản, Can thiềm (cóc khô), Xuyên sơn giáp, Kê nội kim, Tượng b́, Cải cẩu thận, Thủy điệt, Mă tiền, Biển đậu¿
3) Sao gạo: là cách dùng gạo sao với dược vật. Trước tiên là làm nóng chảo, dùng gạo đă tẩm ướt rải lên mặt chảo cho đều, chờ đến khi gạo bốc khói th́ bỏ thuốc vào, đảo nhẹ, cho đến khi gạo vàng xẫm th́ lấy thuốc ra, sàng bỏ gạo. Mục đích sao gạo là dùng khí của gạo để tăng cường công năng nhuận táo, và tư dưỡng, kiện vị, giảm đi độc tính của dược vật. Các vị thường sao như Ban miêu, Manh trùng, Hồng nương, Lâu cô, Bắc sa sâm.
4) Sao hoạt thạch phấn: dùng bột hoạt thạch để sao với dược vật. trước tiên bỏ Hoạt thạch vào chảo, tăng nhiệt cho đến khi hoạt thạch nóng lên, dễ đảo, th́ cho dược vật vào, lượng Hoạt thạch ngập thuốc là được. Hoạt thạch là loại bột mịn, thu nhiệt và truyền nhiệt kém hơn cát và đất, có ư dùng để ủ nhiệt, khiến cho thuốc thu nhiệt từ từ, thường thích hợp dùng cho các loại thuốc thuộc chủng loại động vật. Lúc sao, không nên để lửa quá lớn, sẽ khiến thuốc bị cháy xém, sao cho đến khi dược vật phồng lên, hoặc duỗi ra là được. Cách chế này khiến cho dược vật ḍn, dễ nát để làm thuốc hoàn. Ví dụ như Đại mội (con đồi mồi).
5) Sao cáp phấn: là cách dùng Cáp phấn làm trung gian dẫn nhiệt để sao thuốc. Trước là lấy chảo sao cáp phấn cho đến khi đảo nhẹ tay th́ cho dược vật vào, lượng cáp phấn ngập dược vật là vừa. Cáp phấn thu nhiệt và truyền nhiệt tương đương với Hoạt thạch, thường dùng để sao các loại thuốc cao. Khi sao, không nên để lửa quá mạnh, để tránh cháy xém thuốc. Sao cho đến khi phồng thuốc th́ đem ra sàng lấy thuốc, Cáp phấn để lại lần sau dùng, cho đến khi Cáp phấn đổi màu xám th́ bỏ đi. Thường dùng sao các vị như A giao.
6) Sao đất (thổ sao): đây là cách dùng đất ḷng bếp (Phục long can) làm trung gian dẫn nhiệt để sao thuốc. Thổ sao thường ít ứng dụng (người xưa thường dùng đất tường ở hương đông, là hướng tiếp xúc với mặt trời, sau này mới dùng đất Phục long can). Sao Phục long can là để dược vật ḥa hoăn, tăng cường công năng kiện tỳ ḥa vị. Phục long can thu nhiệt và truyền nhiệt tương đương với Hoạt thạch, và Cáp phấn. Cách sao này thường dùng để sao các loại dược vật kiện tỳ. Thao tác: dùng Phục long can đă nghiền nát, cho dược vật vào, đất ngập dược vật là được, dùng xẻng sao thuốc đảo cho đến khi vị thuốc chuyển sắc vàng, phát mùi thơm th́ lấy ra, sàng lấy thuốc, đất cất bảo quản cho lần dùng sau. Lúc sao không nên để lửa quá to. Bạch truật thường sao bằng cách này.
III) Sao với dịch thể:
Là cách dùng dung dịch tẩm sao với thuốc. Dược vật, sau khi sao xong bằng cách này th́ tính chất được thay đổi, có thể giải độc, tạo mùi thơm, tăng cường công năng, ḥa hoăn dược tính. Phương pháp sao với dịch thể, so với sao bảo tồn th́ giống nhau, nhưng cách sao dịch thể có thể khiến dịch chất thấm vào bên trong thuốc mà phát huy tác dụng. Cách thức sắc th́ có chia ra nhiều loại khác nhau, như chích mật, sao nước muối, sao dấm, sao rượu, sao nước gừng.
1) Chích mật: là cách dùng mật chích với dược vật. Mật ong tính vị ngọt, b́nh, có thể bổ Tỳ nhuận Phế, giải độc, đa phần dùng để chế các vị thuốc bổ Tỳ nhuận Phế, chỉ khái. Sau khi chích mật, có thể ḥa hoăn đặc tính quá mạnh của dược vật, đồng thời có thể kết hợp với dược vật để tăng cường tác dụng, để đạt được mục đích điều trị. Thao tác như sau: mỗi cân dược liệu dùng trên dưới 4 lạng mật ong. Trước tiên dùng nồi rửa sạch, làm nóng, đổ mật ong vào, sau khi đun sôi th́ cho dược vật vào, cho lửa nhỏ đảo cho đến khi dược vật dính vào nhau, hoặc dính vào chảo, dùng một ít nước sạch, phun vào, sao cho đến khi dược vật chuyển sắc vàng, khi cầm mà thấy thuốc không dính vào tay là được, đổ ra ngoài chờ đến khi nguội th́ cất bảo quản. Các vị thường sao mật gồm: Cam thảo, Đảng sâm, Hoàng hoa, Đông hoa, Tử uyển, Tang b́, Hoàng kỳ¿
2) Sao nước muối: là cách dùng nước muối để sao với dược vật. Muối tính mặn, lạnh, có tác dụng đi xuống, vào thận. Đa số dùng để chế các loại dược vật có công năng bổ thận, cố tinh, trị sán thống, lợi niệu, tả thận hỏa. Sau khi sao muối, dược vật thường tăng cương được tác dụng vốn có, và hiệu quả điều trị. Thao tác như sau: mỗi cân thuốc th́ dùng tà 6 ¿ 15g muối ăn, thêm vào 2 lạng nước, ḥa tan, phun vào trên mặt thuốc, đảo đều, sau khi để cho thấm vào thuốc th́ bỏ vào chảo, cho lửa trung b́nh, sao khô rồi đổ ra, chờ nguội th́ cất bảo quản. Các vị thường sao là: Hoàng bá, Tri mẫu, Đỗ trọng, Cố chỉ, Xa tiền tử, Tiểu hồi hương, Ích trí nhân¿
3) Sao rượu: là cách dùng rượu sao với dược vật. Rượu tính ngọt, cay, đại nhiệt, có lực thẩm thấu mạnh, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, dẫn thuốc đi lên, và hạ thấp tính hàn của thuốc. Các loại dược vật sau khi đă sao với rượu, các thành phần trong thuốc sẽ dễ ra hơn, có tác dụng tốt trong việc tăng cướng tính năng của thuốc, lại có tác dụng hạ thấp tính hàn. Thao tác như sau: mỗi cân dược liệu, dùng 2 lạng rượu trắng, phun lên bề mặt thuốc, đảo đều, chờ đến khi rượu thấm vào trong th́ bỏ vào chảo, dùng lửa nhỏ sao khô là vừa, lấy ra để nguội cất bảo quản. Vị Thường sơn thường dùng cách này.
4) Sao dấm: là cách dùng dấm sao với dược vật. Dấm tính chua đắng, ấm, có công năng tán huyết ứ, tiêu ung thũng, giải độc. Đa số dùng với các vị hành huyết và có độc tính, có tác dụng hạ thấp độc tính của thuốc, tăng cường tác dụng tán ứ chỉ thống. Thao tác: mỗi cân dược liệu dùng 3 ¿ 8g lạng dấm, phun lên mặt thuốc, đảo đều, chờ đến khi dấm đă thấm vào thuốc th́ bỏ thuốc vào chảo, cho lửa nhỏ sao đến khi khô th́ lấy ra. Các vị thường sao như Ngũ linh chi, Nguyên hoa.
5) Sao nước gừng: là cách dùng nước gừng để sao với dược vật. Sinh khương tính ôn, có thể tán hàn, cầm nôn mửa. Các vị thuốc sau khi sao nước gừng xong, có tác dụng tán hàn trừ trướng măn, giáng nghịch, cầm nôn mửa. Thao tác: mỗi cân dược vị, dùng trên dưới 2 lạng Sinh khương, rửa sạch, giă nát, thêm nước vào vắt lấy nước cốt, phun lên trên mặt thuốc, đảo đều, chờ đến khi thuốc thấm nước gừng th́ bỏ vào chảo, cho nhỏ lửa mà sao. Các vị thường sao như Hậu phác, Trúc nhự.
Trần Quang Thống. | | |
Replied by Thiện Nhân (Hội Viên) on 2012-05-26 00:33:56 | thân chào thầy quangthong:
em đọc bài rồi thây a,em chân thành cảm ơn thầy nhiêu lắm.chúc thầy một này làm việc thật vui vẻ và hạnh phúc.
một lần nữa cảm ơn thầy
thiện nhân | | |
Replied by dieumy (Hội Viên) on 2012-05-26 01:26:13 | Em chào Thầy Thống,
chúng em cảm ơn Thầy thật nhiều, Thầy vất vả với tụi em quá, em biết hôm qua Thầy viết bài tới rất muộn. Thầy giữ ǵn sức khỏe v́ bệnh nhân và học viên rất cần Thầy đấy ạ.
Em chúc Thầy một cuối tuần thư thái.
DM | | |
Replied by Nguyen_Dung (Hội Viên) on 2012-05-27 00:37:37 | Chào thầy Quang Thống! Cám ơn thầy đă dành thời gian và tâm huyết viết những bài viết rất bổ ích cho những người đang học hỏi thêm về YHCT. Là 1 người bệnh và rất yêu thích về Đông Y, tôi xin thầy xem qua và cho tôi được biết tên những vị thuốc ở các link dưới được không ạ? Tôi trước có đi sắc thuốc uống th́ thầy thuốc có cho trong thang vài vị này mà tới giờ tôi vẫn chưa rơ là vị thuốc ǵ, nay chụp h́nh lên mong thầy Thống, thầy Phó và các thầy chỉ giúp giùm th́ tôi cám ơn lắm. Chúc các thầy luôn được an mạnh!!!
1. http://nm8.upanh.com/b1.s1.d4/2edc1e8818709e3041804fb07428d295_45294358.8c4e7157ce5320f319d915dd400ea9c9.jpg
2. http://nm2.upanh.com/b5.s27.d2/3e6ab38d9eece9bc433209381c2b32e7_45294172.hinhanh0059.700x0.jpg
3. http://nm4.upanh.com/b4.s27.d2/3c09f4e2e0d9af3f2bc15715eedb86a2_45294364.e6ded04289d3786f8a1a0f4c60a08ad4.jpg
4. http://nm5.upanh.com/b1.s27.d2/c6b8b834d46e532942e7e043313f4e92_45294365.6e323ef3980d8e4bbf1a1ff5ee8284b0.jpg
5. http://nm1.upanh.com/b4.s1.d4/a4cf472fcd04c52e61bd7b45e9028494_45297751.hinhanh0064.jpg
| | |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-05-27 08:28:49 | Thân chào Nguyên-Dung và cả nhà!
Tuần rồi tôi bận công chuyện riêng nên không có điều kiện lên diễn đàn, hôm nay mới có điều kiện tôi tranh thủ lên thủ ghé thăm gia đ́nh.
Mấy vị thuốc mà Nguyên_ Dung hỏi như sau:
1. Thạch Hộc
2. Ngưu tất (nam)
3. Xà sàng tử.
4. Hà thủ ô chế
5. Không biết do lỗi ǵ nhưng tôi ko truy cập vào trang này được.
tác dụng của các vị trên bạn có thể xem ở phần dược vị.
diễn đàn có thầy Thống, thầy Phó tham gia thật sự là một điều quư báu cho bệnh nhân và các bạn trẻ yêu thích và theo nghiệp Đông Y như Thiện Nhân và các bạn khác đang và sẽ tham gia trên diễn đàn.
Ở phần bào chế tôi xin bổ sung thêm cho các bạn một loại bào chế mà trên lâm sàng cũng rất hay gặp và sử dụng( cái này chắc tại thầy Thống viết nhiều quá nên bỏ xót), đó là tẩm nước Đồng tiện:
Tẩm nước Đồng tiện(nước tiểu)
Tối tôi sẽ viết tiếp, giờ tôi lại có khách rồi.
| | |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-05-27 11:24:07 | Nước đồng tiện có vị mặn tính hàn, là chất trọc đục nên tẩm thuốc có tác dụng đưa dẫn thuốc xuống dưới, giáng hỏa(đưa hỏa về nguồn)(đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu). Ngoài ra nước đồng tiện có khả năng hành khí tán huyết ứ rât tốt nên nó c̣n thường tẩm cho một sỗ vị thuốc hoạt huyết trong một số bài thuốc trật đả (ngưu tất, huyền hồ sách...) sẽ làm tăng công dụng của bài thuốc lên rất nhiều.
Trên lâm sàng có bệnh nhân bị âm hư hỏa vượng bốc lên bừng bừng, tôi cho uống ngay một chén nước tiểu, chỉ 5' sau là bệnh nhân hạ hỏa ngay ( có trường hợp trong lúc cấp bách ko có đồng tiện trẻ con tôi cho uống nước tiểu của người lớn nhưng tác dụng nhanh vẫn như thần vậy). Hay khi bệnh nhân bị bỏng hoặc vết thương trật đả bầm tím, khi mới vừa bị cho bệnh nhân uống ngay 1 chén nước tiểu sau đó mới kết hợp điều trị bằng các phương thuốc khác th́ t́nh trạng bệnh sẽ cải thiện rất nhanh (với bệnh nhân bị trật đả th́ nước đồng tiện sẽ giúp tan huyết ứ và và làm cho máu bầm ko chạy về tim).
Thân ái!
Phutudu | | |
Replied by Nguyen_Dung (Hội Viên) on 2012-05-27 12:08:17 | Ôi tôi xin cám ơn thầy phutudu nhiều lắm!!! Các vị thuốc thầy chỉ giúp tôi đều đúng hết cả (tôi t́m lại tên thuốc đó trên internet).
Vị thứ 5 là đây ạ, mong thầy chỉ giúp cho trót với ạ:
http://nm5.upanh.com/b4.s29.d2/516bc505d1b568abe13da54d9b39db82_45325165.anh.jpg
Nhân tiện đây tôi muốn hỏi các thầy xem có nên uống thuốc bắc để qua đêm không? Chẳng hạn buổi tối sắc xong để sáng hôm sau uống th́ có làm giảm tác dụng của thuốc không? | | |
Replied by phutudu (Hội Viên) on 2012-05-28 00:22:44 | Thân chào Nguyen dung!
vị thuốc c̣n lại là vị Ngũ gia b́ (mẫu vị thuốc này thường được dùng ở khu vực miền Bắc và miền Trung, ở khu vực miền Nam th́ vị ngũ gia b́ nh́n hơi khác, mỏng hơn, mùi hăng nồng hơn, và thường co xoắn lại thành h́nh ống hoặc nửa h́nh ống.
nước thuốc bắc nếu để qua đêm nên để vào tủ lạnh th́ không vấn đề ǵ, nếu ko có tủ lạnh th́ trước khi đi ngủ nên đun sôi lại để nguội cho vào chai và bỏ vào thùng nước mát sáng mai hâm lại thuốc uống b́nh thường,
nếu như thuốc mới sắc buổi chiều tối để đến sáng mai (ko bảo quản) vẫn uống tốt không sao cả, nhưng nếu sắc từ sáng sớm hôm nay mà để đến sáng mai( không bảo quản) th́ không nên uống v́ thuốc có thể đă bị thiu hoặc bị biến chất!
Thân ái!
Phutudu | | |
Replied by CATUONGTU (Hội Viên) on 2014-09-13 21:57:44 | chào Phutudu !!Lúc phutudu cho bệnh nhân uống nước đồng tiện th́ biểu họ như thế nào vậy !!Nghe th́ c̣n ổn chứ biểu người ta uống được là một vấn đề lớn đó !!!bởi khi nghe xong th́ họ thà thuốc đỡ chậm hơn chứ không thích nhanh hiệu quả như vậy... | | |
Replied by songtrongtinhthuc (Hội Viên) on 2015-01-05 01:36:27 | Xin chào các thầy, anh chị cùng các bạn, em là thành viên mới, rất cảm ơn ban quản trị đă cho em được tham gia ạ. em rất mong sẽ học hỏi nhiều ạ. em học yhct nên hơi cổ hủ, kém công nghệ thông tin lắm ạ, có ǵ mong các thầy cô cùng anh chị thông cảm ạ.
| | |
<< Trả Lời >>
|