|
Diễn đàn >> Đông Y Thực Dụng >> HỆ THỐNG VẬN ĐỘNG
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
HỆ THỐNG VẬN ĐỘNG - posted by Trường Xuân (Hội Viên) on January , 05 2024 | Lời nói đầu
Thông thường, mọi người đều sợ hăi bệnh tật.
Theo ư kiến của người viết, thật ra bệnh tật chỉ là một hiện tượng khách quan khi sức khỏe của con người đi chệch hướng b́nh thường, trong đa số trường hợp, việc sớm nhận biết bệnh và điều chỉnh sai lệch kịp thời sẽ khiến sức khỏe con người có rất nhiều cơ hội b́nh phục trở lại. Hoảng loạn và lo lắng chính là những yếu tố không hỗ trợ việc điều trị bệnh, mà c̣n có thể làm cho t́nh trạng sức khỏe tồi tệ hơn, khiến năng lực đề kháng bị suy giảm. Phân tích những căn bệnh phổ biến và loại bỏ sự khó chịu của cơ thể, sự chậm trễ trong việc dùng thuốc hay phẫu thuật không đúng cách, lừa đảo, kéo dài điều trị với mục đích kiếm tiền v.v., hoặc do sự thiếu hiểu biết gây ra, tất cả những điều vừa nêu đă trở thành mục tiêu của người viết khi thực hiện và lưu trữ trang này. Tôi có thể không giúp được bạn, nhưng tôi sẽ thử cố gắng hết sức để giúp bạn.
Các bệnh được đề cập ở đây đặc biệt chỉ đề cập đến các bệnh về thể chất. Và được chia thành các hệ thống và khu vực bệnh, như bệnh ở phần đầu, cổ, lưng gáy và tay chân hoặc theo từng hệ thống như: Hệ thống tuần hoàn, Hệ thống tiêu hóa, Hệ thống vận động,....hô hấp... Và với tiêu chí là một trang y học cổ truyền nên phần lớn các trang đều có phần biện chứng luận trị theo YHCT, một số ít trang không có phần biện chứng luận trị và một số bệnh không hoặc chưa có phần biện chứng luận trị (Theo YHCT) cũng không có ở trang này, nhưng với những trang có nội dung về ẩm thực, sinh hoạt thiết thực cho việc điều trị và hồi phục sức khỏe th́ theo thiển ư cũng không hại ǵ khi chúng ta có thêm tài liệu để tham khảo.
Trang này thiên về y học cổ truyền, và nhiều bài viết có thể không áp dụng cho bệnh nhân nói chung mà chỉ hỗ trợ tài liệu để tham khảo. Bạn có thể không nhận được những ǵ bạn muốn từ trang này, nhưng theo ư của người viết những kiến thức ở đây phần nào sẽ giúp chúng ta b́nh tĩnh hơn khi chúng ta có thêm một số hiểu biết về bệnh của chính ḿnh. Phải nói rơ rằng trang này không cung cấp đơn thuốc hoặc chẩn đoán định tính cho các bạn. Điều này cần có trách nhiệm với bệnh nhân. Phương thang điều trị được đề xuất trên trang chỉ là gợi ư, v́ vậy bệnh nhân có thể lấy các kế hoạch điều trị này và yêu cầu thày thuốc xác định cách sử dụng và liều lượng tùy theo t́nh trạng bệnh và điều trị theo triệu chứng cụ thể. Ngoài ra, việc giới thiệu các bệnh khác nhau trong chuyên mục này cũng dựa trên việc thu thập các tài liệu y tế khác nhau. Cảm ơn bạn một lần nữa v́ đă tham khảo trang này.
Trên một phương diện khác, với những điều kiện khách quan, nên người dịch chú trọng nhiều hơn về phần YHCT (Y học cổ truyền) của trang web và những phương pháp điều trị bệnh theo YHCT trên trang này, hầu hết đă được người dịch sử dụng trong thời gian khá dài và đă thu được những hiệu quả trị liệu đáng tin cậy. Các loại bệnh được tŕnh bày dựa theo lâm sàng thực dụng hiện nay, phần lớn đều sử dụng tên bệnh theo y học hiện đại. Ở phần mở đầu, tên bệnh theo đông và tây y đều được sơ bộ liên hệ đối chiếu, đồng thời tŕnh bày ngắn gọn nguyên nhân và bệnh lư theo quan điểm đông y. Chẩn tra các điểm chính yếu trên tinh thần kết hợp biện chứng và biện bệnh, giới thiệu được một số tri thức chẩn đoán của y học hiện đại, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng của các bạn muốn t́m hiểu về y học cổ truyền. Các phương pháp trị liệu, trọng điểm chủ yếu là biện chứng luận trị, đồng thời với các loại trị liệu tổng hợp, việc sắp xếp thứ tự và nội dung hạng mục cụ thể (Châm cứu, bấm huyệt...)có sự khác biệt tuỳ theo mỗi khoa hay mỗi bệnh. Đến như vấn đề dự pḥng bệnh, tất cả đều xuất phát từ những t́nh huống thực tế.
Do những hạn chế nhất định nên chắc chắn những bản dịch c̣n nhiều thiếu sót, mong nhận được những góp ư xây dựng của bạn đọc.
Lương y Trường Xuân
01 CHỨNG VIÊM KHỚP THOÁI HOÁ
Chứng viêm khớp thoái hoá
Chứng viêm khớp tăng sinh cũng gọi là chứng viêm khớp cốt tính, ph́ đại tính hoặc viêm khớp thoái hoá, chứng trạng chủ yếu trong lâm sàng là hưu tức thống* , sưng khớp, hoạt động của khớp bị hạn chế và khớp bị biến dạng, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người lao động nặng. Đặc trưng của bệnh là khớp xương mềm phát sinh thoái hoá nguyên phát hoặc kế phát, đồng thời h́nh thành môi ở ŕa xương. Bệnh lư biến hoá chủ yếu là nhuyễn cốt biến tính và bệnh biến của xương mềm dưới xương. Viêm khớp tăng sinh có thể chia thành hai loại: Nguyên phát và kế phát. Ở đây người viết giới thiệu trọng điểm là thoái hoá khớp nguyên phát. Chứng viêm khớp thoái hoá thường phát ở những khớp chịu sức nặng lớn và hoạt động nhiều như xương sống cổ, xương sống lưng, khớp gối và khớp hông. Viêm khớp tăng sinh có các đặc điểm lâm sàng tương tự như chứng tư của đông y, trên lâm sàng trị liệu đông y thường điều trị theo chứng tư.
Tư liệu tham khảo:
Nhận thức của đông y đối với chứng viêm khớp tăng sinh như thế nào?
Đông y cho rằng bệnh này thường do chính khí của cơ thể hư yếu, phong hàn thấp xâm nhập cơ thể, gây trở ngại khí huyết, lưu trệ trong kinh lạc, xương khớp, hoặc do tuổi cao thân thể hư nhược, gan thận suy yếu, lao tổn mạn tính, gân mạch xương khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ, hoặc bệnh tà đ́nh trệ trong kinh lạc, lâu ngày ảnh hưởng đến sự vận hành của khí huyết, khí trệ huyết ứ, lưu lại trong xương khớp mà gây bệnh.
I/ Phong hàn thấp xâm phạm: Tố chất cơ thể hư nhược, da thịt không vững vàng kín đáo, ngoại tà dễ xâm nhập, hoặc thể chất tốt nhưng ở nơi lạnh lẽo ẩm ướt lâu ngày, cảm thụ phong hàn thấp, gây bế tắc, trở ngại khí huyết, lưu lại trong kinh lạc, xương khớp, ảnh hưởng công năng sinh lư b́nh thường mà phát bệnh.
II/ Ứ huyết nghẽn tắc kinh lạc: Bị chứng tư lâu ngày, khí huyết vận hành kém, khí huyết đ́nh trệ tạo thành ứ, hoặc bệnh kéo dài, ngoại tà ủng trệ trong kinh lạc khí huyết lâu ngày nên phát sinh huyết ứ, huyết ứ đ́nh lưu trong khớp, trong xương, làm cho gân xương và khớp không được nuôi dưỡng nên thành bệnh.
III/ Gan thận suy yếu: Bệnh lâu ngày thân thể hao tổn, hoặc người tuổi cao thân thể hư nhược, hoặc bệnh mạn tính làm cho gan thận suy yếu, hoặc sử dụng vật phẩm ôn táo (nóng khô) kéo dài, làm tổn thương âm của gan thận. Can chủ gân, thận chủ xương, can thận đầy đủ th́ gân xương mạnh mẽ, khớp xương trơn chu và vận động linh hoạt. Nếu gan thận kém, gân xương không được nuôi dưỡng đầy đủ, h́nh thể suy yếu mà phát sinh bệnh. Lại do nguyên nhân lao tổn mạn tính, làm cho khí huyết không điều hoà, kinh mạch bị trở ngại khiến gân xương càng kém, tổn thương gân xương lại có thể ảnh hưởng gan thận mà phát sinh bệnh. Trong bệnh này, t́nh trạng can thận âm hư kéo dài. Âm hư tổn ảnh hưởng đến dương (âm hư cập dương), dẫn đến dương hư, âm dương cùng hư nên dương không thể hoá sinh, càng làm cho ngoại tà dễ xâm nhập cơ thể và làm cho bệnh tăng nặng.
Đông y biện chứng luận trị như thế nào đối với chứng viêm khớp thoái hoá?
Đông y phân chứng viêm khớp thoái hoá thành 3 loại h́nh sau:
1/ Phong thấp hàn tí
Chủ chứng: Khớp xương của cơ thể đau ê ẩm, điểm đau cố định và đau như dao cắt, hoặc có cảm giác nặng nề rơ rệt, hoặc vùng đau có cảm giác sưng trướng, khớp xương hoạt động không linh hoạt, sợ lạnh, chườm nóng có cảm giác thư thái dễ chịu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhầy, mạch huyền khẩn hoặc nhu sác.
Phân tích chủ chứng: Phong hàn thấp thường kết hợp gây bệnh, chứng trạng lâm sàng thường kiêm đủ các đặc tính, như đau ê ẩm, đau như dao cắt, khớp xương nặng nề, sưng trướng v.v…Hàn là âm tà, tính thu dẫn (co kéo) thấp là âm tà, tính niêm nị (dính nhầy), hàn thấp gây bệnh, dễ lấn át dương khí, khí huyết vận hành không thông suốt, kinh mạch không thuận lợi, nên xuất hiện đau nhức, đau ê ẩm và nặng nề; Hàn thấp lưu lại trong khớp, tụ lại thành đàm thấp, v́ thế khớp sưng trướng. Sau khi gặp ấm nóng th́ hàn thấp tản ra, khí huyết lưu thông nên cảm giác đau có thể giảm, bệnh tà hàn thấp thường xâm phạm eo lưng và chi dưới, nên thường đau ở các vị trí như eo lưng, hai gối và khớp hông.
Trị pháp: Tán hàn trục thấp, ôn kinh thông mạch.
Phương dược: Quyên tí thang gia giảm.
Khương hoạt 12g, Độc hoạt 12g, Quế chi 9g, Tần giao 9g, Đương quy 9g, Xuyên khung 9g, Mộc hương 9g, Nhũ hương 9g, Cam thảo 6g.
Phương giải: Trong phương có Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi, Tần giao khứ phong tà và tán hàn thấp, Đương quy, Xuyên khung, Mộc hương, Nhũ hương lư khí dưỡng huyết hoạt huyết và giảm đau; Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Toàn phương có tác dụng tán hàn trừ thấp, làm ấm và thông kinh mạch, làm ấm nhưng không táo (khô), thông nhưng không gây tổn hại. Bệnh nghiêng nhiều về hàn, gia Ma hoàng 9g, Xuyên ô 6g, Thảo ô 6g, Tế tân 3g; Bệnh thiên về thấp gia Pḥng kỷ 12g, Tỳ giải 9g, Thương truật 12g, Ư rĩ 30g, Trạch tả 12g, Tàm sa 6g; Đau ở hạ chi gia Ngưu tất 15g, Mộc qua 12g, Tục đoạn 18g.
*Chú ư: Hai vị Xuyên ô và Thảo ô khi sử dụng phải thật thận trọng, ngoài việc biện chứng chính xác nên nấu trước hai vị này trong nước sôi với thời gian từ 2~3 giờ, để tránh cho bệnh nhân bị sốc choáng nếu thời gian nấu quá ngắn bệnh nhân dễ bị trúng độc xuyên thảo ô gây tác dụng phụ rất nguy hiểm.
2/ Loại h́nh ứ huyết
Chủ chứng: Chi thể khớp xương đau nhói, điểm đau cố định, cục bộ có cảm giác cứng, cũng có thể xuất hiện điểm đau cố định ở vùng lưng, eo, hoặc ở hai gối, đi lại khó khăn, hai chi dưới hoặc có cảm giác tê b́, khi gặp lạnh th́ các chứng trạng vừa nêu tăng nặng, chất lưỡi bệnh nhân có màu tím tối, rêu lưỡi trắng hoặc khô, mạch tế sáp.
Phân tích; Bệnh lâu ngày thân thể hư nhược, cảm thụ ngoại tà lâu ngày, kinh mạch khí huyết trường kỳ không được thông suốt, sản sinh ứ trệ, gây trở ngại trong khớp, ảnh hưởng cân mạch, nên khớp đau nhói, điểm đau cố định; Ứ huyết là bệnh tà hữu h́nh, nên có thể cảm thấy cứng ở cục bộ; Khi gặp lạnh huyết ứ càng ngưng tụ hơn nên đau kịch liệt hơn; Huyết ứ trong kinh mạch nên huyết mới không sinh, kinh mạch không được nuôi dưỡng nên chi dưới tê dại; Chất lưỡi tím tối, mạch sáp đều là biểu hiện của ứ huyết.
Trị pháp: Hoạt huyết hoá ứ, thông lạc chỉ thống.
Phương dược: Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Đương quy 12g, Ngũ linh chi 9g, Địa long 15g, Xuyên khung 9g, Một dược 9g, Hương phụ 9g, Khương hoạt 9g, Tần giao 12g, Ngưu tất 18g, Cam thảo 6g.
Phương giải: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy hoạt huyết hoá ứ, Ngũ linh chi, Địa long khứ ứ thông lạc; Xuyên khung, Một dược, Hương phụ lư khí hoạt huyết giảm đau, Khương hoạt, Tần giao khứ phong trừ thấp, Ngưu tất mạnh gân xương, hoạt huyết thông lạc, Cam thảo điều hoà các vị thuốc, toàn phương có công dụng hoạt huyết hoá ứ, thông lạc giảm đau. Nếu thấy bệnh nhân đau khá kịch liệt, thời gian đau khá dài có thể gia Toàn yết 5g, Ngô công 3 con, Phong pḥng 6g, Cương tàm 9g để tăng cường tác dụng hoạt huyết hoá ứ, sưu phong thông lạc; Kèm theo eo gối đau và mềm yếu không có lực, có thể gia Đỗ trọng 18g, Tục đoạn 18g để bổ thận mạnh eo lưng.
3/ Loại h́nh can thận hư yếu Chủ chứng: Eo gối yếu mỏi và đau ê ẩm, khớp xương bị đau, thân thể hoạt động không thuận lợi, gân cơ teo nhỏ, chi thể tê dại, khi mỏi mệt chứng trạng tăng nặng, tái phát nhiều lần, có thể kèm theo sắc mặt không tươi, thân thể lạnh, chân tay lạnh, hoặc váng đầu ù tai, gân mạch co quắp, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm nhược hoặc trầm sác.
Phân tích chủ chứng: Eo là nơi chứa tạng thận, gối là nơi ở của gân, tạng Can chủ gân. Bệnh trong thời gian dài, khí huyết suy, Can và Thận suy yếu , khớp xương gân mạch không được nuôi dưỡng sẽ xuất hiện eo gối mềm yếu và đau ê ẩm; Tạng thận chủ về xương sinh ra tuỷ, thận âm không đầy đủ sẽ không thể nuôi dưỡng xương khớp, v́ thế có thể xuất hiện đau khớp; Gân mạch không được nuôi dưỡng th́ gân mạch có thể bị mềm yếu, chi thể tê dại; Tà khí lưu lại lâu ngày, gây trở ngại cho hoạt động của xương khớp nên thân thể co duỗi không thuận lợi; Thận âm không đủ, nơi chứa tuỷ (tuỷ hải) trống rỗng, nên váng đầu ù tai; Thận âm không đầy đủ lâu ngày, nên dương không thể hoá sinh, xuất hiện chứng trạng thận dương hư, có thể thấy bệnh nhân mặt trắng bệch không tươi, thân thể chân tay lạnh, mệt mỏi th́ háo khí tổn thương chân âm, nên khi mỏi mệt th́ chứng trạng tăng nặng, tái phát nhiều lần. Thiên về can thận bất túc có thể thấy chất lưỡi hồng và mạch trầm sác; Thiên về thận dương bất túc có thể thấy chất lưỡi nhạt, mạch trầm nhược.
Trị pháp: Tư dưỡng can thận, thư cân hoạt lạc.
Phương dược: Lục vị địa hoàng thang gia vị.
Thục địa 12g Phục linh 15g, Hoài sơn 15g, Sơn thù 12g, Đan b́ 9g, Trạch tả 9g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Tang kư sinh 12g, Đỗ trọng 12g, Bổ cốt chỉ 15g, Kê huyết đằng 15g. (Bệnh nhân tỳ vị hư yếu dễ bị tiêu chảy đầy bụng th́ gia thêm 2 lát gừng tươi và 5g Sa nhân)
Phương giải: Dùng thang Lục vị địa hoàng tư dưỡng âm của can thận, Đương quy, Bạch thược ích huyết dưỡng can, Kư sinh, Đỗ trọng bồi bổ gân xương, Bổ cốt chỉ ôn bổ thận dương, để cầu âm trong dương, Kê huyết đằng dưỡng huyết thông lạc.
Nếu thiên về thận dương hư, có thể dùng thang Kim quỹ thận khí, hoặc phương trên gia Dâm dương hoắc 18g, Kim mao Cẩu tích 15g, Ba kích 12g, Quế tâm 9g.. để ôn bổ thận dương, cường tráng gân cốt. Toàn phương có công dụng tư dưỡng can thận, ôn thận trợ dương, gân xương mạch lạc thư sướng.
Thuốc ngâm rượu trị thoái hoá khớp
1/ Đinh công đằng phong thấp dược tửu
Thành phần: Đing công đằng, Quế chi, Ma hoàng, Khương hoạt, Đương quy, Xuyên khung, Bạch chỉ, Bổ cốt chỉ, Nhũ hương, Một dược, Trư nha tạo, Trần b́, Thương truật, Hậu phác, Hương phụ, Mộc hương, Chỉ xác, Bạch truật, Sơn dược, Hoàng tinh, Thố ti, Tiểu hồi hương, Khổ hạnh nhân, Trạch tả, Ngũ linh chi, Văn tàm sa.
Công hiệu: Hoạt huyết khứ thấp, thông lạc chỉ thống.
Chủ trị : Viêm khớp xương.
Dụng pháp: Ngâm rượu, mỗi lần uống 10~ 20ml, ngày 2 lần.
2/ Rượu Mộc qua Ngưu tất.
Mộc qua 120g, Ngưu tất 60g, Tang kư sinh 60g.
Công hiệu: Bổ thận ích cân cốt.
Chủ trị: Thoái hoá xương sống lưng.
Dụng pháp: dùng 500ml rượu Đại khúc, ngâm 7 ngày, mỗi lần uống 15ml, ngày 2 lần
Sử dụng Thành dược
Có khá nhiều các loại thuốc bào chế dưới dạng thuốc hoàn có thể sử dụng như:
Tiểu hoạt lạc đan Dùng theo toa
Ô long tán
Hắc hoàn tử
Thân cân đan
Kháng cốt chất tăng sinh hoàn
Cốt thích hoàn
Cốt chất tăng sinh hoàn
Bổ ích can thận hoàn
Kim quỹ thận khí hoàn
Các loại trên uống theo toa hướng dẫn
I/ Liệu pháp châm
Liệu pháp ①
a/ Dùng huyệt: Chủ yếu dùng các huyệt hai bên xương sống như Giáp tích Đại chuy Thân trụ Mệnh môn Yêu dương quan, phối với Phong tŕ Bách lao Thận du Đại tràng du Hoàn khiêu Dật biên Khúc tŕ Liệt khuyết Uỷ trung Côn luân Dương lăng tuyền.
b/ Thủ pháp: Chứng trạng nhẹ: B́nh bổ b́nh tả, chứng trạng vừa chủ yếu là kích thích; Chứng trạng nặng, kích thích mạnh, chủ yếu là tả pháp. Lưu kim từ 15~30 phút, mỗi ngày châm 1 lần hoặc cách ngày, 10 lần là 1 liệu tŕnh, hai liệu tŕnh cách nhau từ 5~7 ngày.
Chủ trị: Viêm khớp cột sống.
Liệu pháp②
a/ Dùng các huyệt: Chủ huyệt dùng Yêu du Chí thất Thận du Dương quan. Phối huyệt dùng huyệt Kiên tỉnh, Hoàn khiêu Tam lư Phong thị Nhân trung.
b/ Thủ pháp: B́nh bổ b́nh tả.
Chủ trị: Thoái hoá xương sống.
Liệu pháp
a/ Dùng huyệt: Chủ huyệt dùng huyệt Đỗ tỵ Nội tất nhỡn. Phối huyệt dùng Hạc đính Huyết hải Túc tam lư Âm lăng tuyền Dương lăng tuyền gia huyệt A thị.
b/ Thủ pháp: B́nh bổ b́nh tả, bệnh nhẹ và vừa châm kích thích lưu kim từ 15~20 phút, mỗi lần chọ từ 2~3 huyệt phối, mỗi tuần 3 lần, 10 lần là 1 liệu tŕnh, hai liệu tŕnh cách nhau 10 ngày.
Chủ trị: Viêm khớp đầu gối thoái hoá.
II/ Liệu pháp cứu
1/ Cứu ôn hoà bằng điếu ngải
a/ Dùng các huyệt: Thận du, Đại tràng du, Yêu nhỡn, Mệnh môn, Thập chùy hạ, Yêu dương quan.
b/ Phương pháp: Cứu ôn hoà bằng điếu ngải 5~10 phút, hoặc mỗi huyệt dùng điếu ngải cứu từ 3~5 tráng, mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần, mỗi lần chọn từ 2~3 huyệt.
Chủ trị: Viêm xương sống ph́ đại.
2/ Ngải cứu cách khương
a/ Dùng huyệt: Chủ huyệt chọn dùng thân đốt xương sống bị bệnh và các điểm ấn đau phụ cận, Đại chuỳ, Đại trữ, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Khúc tŕ. Phối huyệt: Chọn các huyệt Phong tŕ, Mệnh môn. Thận du, Túc tam lư, Tam âm giao, Phong thị, Hợp cốc.
b/ Phương pháp: Mỗi lần dùng 2~4 huyệt, mỗi huyệt mỗi lần cứu từ 5~7 tráng. Điếu ngải như hạt táo hoặc hạt đậu nành, thường chọn huyệt vị ở cục bộ bệnh biến, mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần, 7~ 10 lần là 1 liệu tŕnh, mỗi liệu tŕnh cách nhau từ 3 ~ 5 ngày.
Chủ trị: Thoái hoá xương sống lưng.
3/ Cứu ôn hoà
a/ Dùng các huyệt: chủ huyệt dùng Thận du, Uỷ trung, Chí thất, Yêu dương quan. Phối huyệt; Thận dương hư gia Mệnh môn, Quan nguyên. Thận âm hư gia Thái khê, đau nhiều gia A thị huyệt.
b/ Phương pháp; ; Mỗi ngày dùng ngải cứu 1~2 lần, mỗi lần 5~10 tráng, cũng có thể huyền cứu (cứu lơ lửng) 3~10 phút.
Chủ trị: Yêu chuỳ tăng sinh (thoái hoá xương sống lưng).
Chú thích:
*Hưu tức thống là một loại biểu hiện lâm sàng thường gặp của chứng viêm khớp, thường thấy ở người cao tuổi, mà đặc điểm của đau là: Khi nghỉ ngời th́ có cảm giác không thoải mái, khi hoạt động th́ có cảm giác đau cục bộ, sau khi hoạt động th́ cảm giác đau giảm, nhưng khi làm việc mệt mỏi th́ lại đau
*Phục phương là sự kết hợp của hai vị thuốc hoặc nhiều hơn hai vị thuốc với nhau, hoặc là sự kết hợp giưa đông dược và Tây dược.
Cái gọi là “kết nối hữu cơ” dùng để chỉ sự kết hợp của các yếu tố khác nhau của sự vật hoặc giữa các sự vật theo một trật tự nhất định để tạo thành một hệ thống mới hoặc một tổng thể mới, tức là giữa các phần tử bên trong hệ thống hoặc hệ thống mới và giữa các sự vật. Mối quan hệ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau được gọi là mối liên hệ hữu cơ.
Trường Xuân | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-06 20:17:38 | Thoái hoá xương sống lưng
Viêm xương sống tăng sinh c̣n gọi là “Viêm xương sống ph́ đại”, “Viêm xương sống ở người cao tuổi” hoặc “Gai xương sống lưng”, chính là do tuổi tác và các nhân tố khác dẫn đến sụn khớp xương sống thoái biến, xương sống tăng sinh chủ yếu là viêm xương khớp. Thường gặp ở tuổi trung lăo niên, nam nhiều hơn nữ, người mập, những người thường dùng lưng hoạt động nặng và các vận động viên thường bị thoái hoá sớm hơn người b́nh thường. V́ là bệnh mạn tính viêm khớp, nên thời kỳ đầu thường không có chứng trạng lâm sàng, một số ít bệnh nhân có thể xuất hiện đau ê ẩm ở eo lưng, lưng có giảm giác cứng khi hoạt động ... Thời kỳ cuối tuỳ theo t́nh trạng phát triển của bệnh, h́nh thành gai xương, có thể sản sinh đau lưng kèm theo một loạt chứng trạng khác. Bệnh này thuộc phạm trù cốt tư, cốt vưu bệnh (bệnh xương thừa), yêu thống (đau eo), yêu bối thống(đau eo lưng) của Đông y.
Tư liệu tham khảo
Viêm xương sống tăng sinh
Chứng trạng:
Bệnh nhân không có tiền sử ngoại thương rơ rệt, chứng đau eo lưng tăng dần. Lúc đầu chỉ có cảm giác ê ẩm ở vùng eo, hoạt động không linh hoạt, sáng sớm thức dậy hoặc khi ngồi lâu đứng lên hoặc sau khi khom lưng làm việc, vùng eo cứng và đau, sau khi hoạt động chứng trạng giảm nhẹ hoặc biến mất. Khi mệt mỏi hoặc cảm mạo phong hàn, chứng trạng đau lưng tăng nặng, có khi đau lan xuống hông và đùi, hoạt động của xương sống bị hạn chế, có cảm giác đau khi gơ vào xương sống, ấn đau ở hai bên xương sống, căng cơ hai bên eo lưng, có thể thấy ấn đau dọc theo thần kinh hông và thần kinh toạ cốt, thậm chí xuất hiện đau thần kinh.
Quan niệm của Đông y với bệnh thoái hoá xương sống phát sinh như thế nào?
Bệnh này tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu đều cho rằng gan thận hư là căn bản, mà phong, hàn, ẩm thấp, huyết ứ là biểu hiện (tiêu). Thuộc chứng bản hư tiêu thực, hư và ứ đan xen nhau, lâu ngày khiến cho xương không được nuôi dưỡng.
Trong lâm sàng thường gặp các loại h́nh thoái hoá xương sống lưng sau đây:
1/ Can thận bất túc (không đầy đủ) : Đông y cho rằng “Gan chủ gân, thận chủ xương”, “Thận chứa tinh” “Tinh sinh cốt tuỷ”, gân có khả năng giữ xương, duy tŕ hoạt động của xương khớp, xương giúp gân mạnh mẽ và sinh tuỷ, là giá đỡ của chi thể. Gân mạnh mẽ linh hoạt, xương phát triển tốt là đều nhờ vào sự nuôi dưỡng và thúc đẩy của can huyết và thận tinh. V́ thế nếu can thận mạnh mẽ, gân cốt sẽ vững mạnh, khớp xương hoạt động trơn tru thuận lợi, vận động linh hoạt. Sau tuổi trung niên, thân thể suy yếu, tinh huyết kém, hoặc bệnh lâu ngày thân thể suy nhược, hoặc do pḥng sự quá độ đều có thể dẫn đến can thận bị suy yếu, tinh huyết không đủ, tuỷ hải hư tổn, gân xương không được nuôi dưỡng đầy đủ, các tổ chức bị biến tính nên phát sinh bệnh.
2/ Ngoại tà xâm nhập cơ thể: Người lớn tuổi, can thận suy yếu dần, cộng thêm sinh hoạt không cẩn trọng, ảnh hưởng thời tiết giá lạnh, ở nơi ẩm thấp lạnh lẽo, hoặc lội nước dầm mưa, hoặc khi y phục ẩm ướt v́ mồ hôi, đều có thể dẫn đến phong hàn thấp thừa cơ thân thể hư yếu mà xâm nhập kinh lạc, gây trở ngại cân mạch, khí huyết không thông, cân mạch không được nuôi dưỡng mà phát bệnh. Hoặc tiến thêm một bậc ảnh hưởng hai tạng can và thận khiến bệnh tăng nặng.
3/ Huyết ứ trở ngại lạc mạch: Cơ thể ở những tư thế không tốt kéo dài, hoặc làm việc quá độ, hoặc té ngă, ngoại thương gây tổn thương lưng eo, khí huyết ứ trệ, mạch lạc bị ảnh hưởng, không thông mà tắc nghẽn nên đau. Như Tố vấn. Sinh khí thông thiên luận viết: “Nhân nhi cường lực, thận khí năi thương, cao cốt năi hoại” (因而强力,肾气乃伤,高骨乃坏) Làm việc nặng, thận khí bị tổn thương, gây hại cho xương.
Biểu hiện của chứng viêm khớp xương sống tăng sinh (thoái hoá)
1/ T́nh huống thông thường
Thường ở tuổi trung niên chứng đau lưng dần dần phát sinh, không có tiền sử ngoại thương rơ rệt, thường đau không dữ dội, chỉ có cảm giác lưng đau ê ẩm, lưng không linh hoạt, thậm chí có khi chỉ cảm thấy không thoải mái, hoặc có cảm giác lưng bị g̣ bó. Cảm giác trên rơ rệt nhất vào buổi sáng thức giấc hoặc sau khi ngồi lâu đứng dậy, sau khi lưng hoạt động một thời gian ngắn các chứng trạng nêu trên có thể giảm nhẹ hoặc biến mất, nhưng nếu hoạt động mạnh th́ cảm giác đau lưng lại tăng nặng. Đây chính là điểm dị biệt với các chứng đau lưng khác. Cảm giác đau lưng tăng lên vào mùa lạnh, giảm nhẹ vào mùa ấm áp, đồng thời có liên quan với những biến hoá của khí hậu, ngày mưa, ngày có tuyết chứng trạng có thể tăng nặng. Khi cốt chất tăng sinh ở ŕa sau của xương sống, có thể gây chèn ép tuỷ sống và thần kinh căn, đau có thể lan xuống hông và đùi, xuất hiện chứng trạng thần kinh toạ cốt bị kích thích. Kích thước của gai xương không tỉ lệ thuận với chứng trạng, gai xương rất lớn, chứng trạng cũng có thể không nghiêm trọng, gai xương nhỏ cũng có thể xuất hiện chứng trạng rất rơ rệt.
Biện chứng luận trị của đông y đối với chứng viêm xương sống tăng sinh
Thường gặp các loại h́nh sau:
1/ Loại h́nh can thận không đầy đủ
Chủ chứng: Phát bệnh sau tuổi trung niên, bệnh phát triển chậm, eo lưng ê ẩm, liên miên không ngừng, chi thể tê dại, hoặc eo gối ê ẩm không có lực, không thể đi lâu, đứng lâu, hoạt động không thuận lợi, khi hoạt động nhiều chứng trạng tăng nặng, đêm nằm cảm giác đau giảm nhẹ, thích ấn nắn, xoa nắn. Trường hợp nặng kèm theo các chứng trạng như váng đầu hoa mắt, ù tai. Nếu thiên về dương hư, bn sợ lạnh thích ấm áp, tay chân không ấm, sắc mặt kém tươi, tinh thần mỏi mệt, hơi thở ngắn, nước tiểu trong, dễ đi tiểu, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế; Thiên về âm hư, bn tâm phiền muộn mất ngủ, miệng họng khô, ḷng bàn tay, bàn chân nóng, g̣ má đỏ hồng (triều hồng), chất lưỡi hồng, ít rêu lưỡi, mạch tế sác.
Phân tích chủ chứng: Tạng can chủ về trữ tàng huyết dịch, chủ cân (gân), tạng thận trữ tàng tinh khí, chủ cốt (xương), sau tuổi trung niên thận khí suy yếu dần, can thận không đầy đủ, tinh huyết suy hư, cộng thêm làm việc quá độ, dẫn đến can thận càng suy, cân mạch không được nuôi dưỡng đầy đủ, cốt tuỷ không sung măn, nên eo lưng đau, chi thể suy yếu, hoạt động không thuận lợi; Làm việc vất vả th́ háo khí, nên bệnh tăng nặng, khi nằm nghỉ cảm giác đau giảm nhẹ; Tinh huyết không nuôi được ở trên nên đầu vựng mắt hoa; Dương hư không có khả năng làm ấm cân mạch và tứ chi nên tay chân không ấm áp, sợ lạnh thích ấm nóng, diện sắc không tươi; Chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế đều là biểu hiện của dương hư. Âm hư nên tân dịch không đủ, hư hoả thượng viêm (bốc lên), nên phiền muộn mất ngủ, miệng họng khô, g̣ má ửng (triều )hồng; Chất lưỡi hồng, ít rêu lưỡi, mạch tế sác đều là những hiện tượng của âm hư.
Nguyên tắc điều trị: Bổ ích can thận, cường tráng cân cốt, dưỡng huyết hoạt huyết.
Phương dược: Bổ thận tráng cốt thang (phương kinh nghiệm).
Thành phần: Thục địa 15g, Sơn thù 10g, Kỷ tử 10g, Nữ trinh tử 10g, Bạch thược 15g, Nhục thung dung 15g, Hoài ngưu tất 15g, Cốt toái bổ 15g, Cẩu tích 15g, Đương quy 10g, Kê huyết đằng 30g, Mộc hương 6g.
Giải thích: Bệnh chủ yếu do khi lớn tuổi can thận không c̣n đầy đủ, tinh huyết đă bị hư tổn, cân mạch không được nuôi dưỡng mà thành bệnh. V́ thế trong phương dùng Thục địa, Sơn thù, Cẩu kỷ tử, Nữ trinh tử để bổ âm dưỡng huyết, bổ tinh tuỷ, làm cho huyết vượng, gân mạnh, tinh đủ th́ xương tốt; Dùng Cốt toái bổ, Cẩu tích, Nhục thung dung, Bạch thược để nuôi dưỡng tạng can, bổ tinh trợ dương, làm ấm cân mạch; Hoài ngưu tất, Kê huyết đằng, Đương quy dưỡng huyết hoạt huyết, bổ can thận mạnh eo gối; Đề pḥng các vị thuốc bổ ích nặng nề khó tiêu nên dùng Mộc hương để lư khí hoá trệ, kèm theo giảm đau, làm cho bổ mà không trệ không táo (khô khan). Toàn phương có tác dụng bổ ích can thận, mạnh gân xương, dưỡng huyết hoạt huyết.
Nếu thiên về thận dương hư, nên ôn bổ thận dương, dùng Kim quỹ thận khí hoàn (Can Địa hoàng 24g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Phục linh 9g, Đan b́ 9g, Trạch tả 9g, Quế chi 3g, Phụ tử 3g) gia Kỷ tử, Đỗ trọng, Tiên mao, Thủ ô, Ba kích, Tang kư sinh. Nếu thiên về thận âm hư, nên tư âm bổ thận, dùng Tri bá địa hoàng hoàn gia Thiên môn, Nữ trinh, Huyền sâm, Quy bản, Thủ ô.
2/Loại h́nh phong hàn thấp
Chủ chứng: Đau eo lưng thường do cảm thụ phong hàn thấp mà phát bệnh, eo lưng đau buốt nặng nề, lưng eo cứng co quắp, hoạt động hạn chế, thích nóng ghét lạnh; Đau có lúc nặng lúc nhẹ, đau nhiều về ban đêm hoặc khi trời mưa, sau khi hoạt động th́ cảm giác đau giảm, hoặc kèm theo chi thể bị tê, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc nhầy bẩn, mạch huyền hoạt hoặc phù khẩn.
Phân tích: Hàn có tính thu dẫn, tính của thấp là nặng nề; Người cao tuổi thân thể hư nhược, hai tạng can và thận không đầy đủ, tinh tuỷ bị hư tổn, gân cốt kém. Phong hàn thấp thừa cơ hội cơ thể hư tổn mà xâm nhập, gây trở ngại kinh lạc ở eo lưng, ngưng trệ ở khớp, làm cho khí huyết không thông sướng , nên eo lưng đau buốt nặng nề, lưng cứng và co lại, hoặc xoay người bị hạn chế. Thấp thuộc âm, tính niêm trệ, ban đêm thấp dễ đ́nh trệ, nên đau nhiều hơn về ban đêm. Khi trời mưa, trời đất lạnh và ẩm thấp nên cảm giác đau tăng lên. Chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch huyền hoạt đều là hiện tượng đ́nh tụ của hàn thấp.
Trị pháp: Khứ phong trừ thấp, tán hàn thông lạc, hoạt huyết giảm đau
Phương dược: Độc hoạt kư sinh thang gia giảm.
Thành phần: Độc hoạt 15g, Kư sinh 15g, Tần giao 15g, Pḥng phong 10g, Xuyên ngưu tất 10g, Đỗ trọng 10g, Đương quy 15g, Xuyên khung 10g, Phục linh 15g, Tế tân 3g, Quế chi 10g, Bạch thược 10g, Uy linh tiên 15g, Cam thảo 6g.
Giải thích phương dược: Sử dụng Độc hoạt là quân dược, để trừ khứ phong hàn thấp giữa gân và xương; Phối ngẫu Tế tân để phát tán phong hàn trong kinh âm, loại bỏ phong thấp trong gân xương để giảm đau; Pḥng phong khứ phong thắng thấp, Tần giao, Uy linh tiên khứ trừ phong thấp tạo thuận lợi cho gân; Kư sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất khứ phong thấp và bổ can thận; Đương quy , Xuyên khung, Bạch thược dưỡng huyết hoạt huyết; Phục linh kiện tỳ khứ thấp; Quế chi ôn thông huyết mạch; Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Toàn phương có tác dụng trừ bệnh, bồi bổ cơ thể, loại trừ phong thấp, bổ ích can thận, mạnh gân xương và giảm đau.
Gia giảm: Nếu eo lưng rất đau và lạnh buốt, gia chế Xuyên ô để ôn kinh tán hàn; Nếu đau lưng lan xuống đùi, cảm giác tê dại, gia chế Một dược, chế Nhũ hương, Thân cân thảo để thư cân thông lạc mạch giảm đau (chú ư phải nấu Xuyên ô trước ít nhất là 1h30’,)
3/ Loại h́nh huyết ứ
Chủ chứng: Đau ở eo thường do khiêng vác nặng quá độ hoặc do ngoại thương (bị đè , vặn, chèn ép), đau kịch liệt hoặc đau nhói như bị kim chích, có điểm đau cố định, ấn vào đau hơn, cúi xuống ngửa lên không thuận lợi, đau ban đêm nhiều hơn ban ngày, trường hợp nặng có thể đau lan xuống hông và chi dưới, kèm theo cảm giác tê, chất lưỡi tím tối hoặc có ứ ban, mạch sáp đều là biểu hiện đặc trưng của ứ huyết đ́nh trệ bên trong.
Nguyên tắc điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, thông lạc giảm đau, bổ thận mạnh gân.
Phương dược: Bổ thận hoạt huyết thang gia giảm.
Thành phần: Đương quy 10g, Hồng hoa 10g, Đào nhân 10g, Kê huyết đằng 15g, Xuyên ngưu tất 10g, Thục địa 10g, Kỷ tử 6g, Sơn thù 6g, Đỗ trọng 6g, Phá cố chỉ 10g, Thố ti tử 10g, Chế một dược 10g, Độc hoạt 6g.
Giải thích: Đương quy, Hồng hoa, Đào nhân, Kê huyết đằng, Ngưu tất có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, thông lạc giảm đau; Thục địa, Kỷ tử, Sơn thù, Đỗ trọng, Phá cố, Thố ti tư âm trợ dương, bổ thận mạnh gân xương; Một dược hoá ứ giảm đau; Độc hoạt trừ phong thấp để thông lạc; Toàn phương có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, thông lạc giảm đau, bổ thận mạnh gân xương.
• Lưu ư khi thang thuốc có những vị thuốc nê trệ như Thục địa, có tác dụng nhuận tràng như Thung dung, Thiên môn, Quy bản, Huyền sâm…Th́ nên gia thêm Sa nhân từ 4~8g và Sinh khương từ 3 ~5 lát để hạn chế tác dụng phụ gây tiêu chảy ở những bệnh nhân tỳ vị hư yếu.
Những phương pháp châm cứu nào được dùng để điều trị bệnh thoái hoá xương sống lưng?
I/ Liệu pháp châm
Liệu pháp①
a/ Chọn huyệt: Lấy huyệt Giáp tích tại thân đốt sống bị bệnh tương ứng. Huyệt Giáp Tích nằm ở hai bên cột sống, từ đốt sống cổ thứ nhất đến đốt sống thắt lưng thứ năm, cách mỏm gai của mỗi đốt sống từ 0,5 đến 1 thốn. Người bị tê nhức chi trên th́ dùng các huyệt Khúc tŕ, Dưỡng lăo, Hợp cốc; Chi dưới đau và tê th́ dùng các huyệt như Hoàn khiêu, Ủy trung, Côn lôn; chóng mặt nặng th́ dùng Phong tŕ.
b/ Thủ pháp: B́nh bổ b́nh tả, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần lưu kim 30 phút, 10 lần là 1 liệu tŕnh.
Liệu pháp②
a/ Chọn huyệt: Thận du (đôi), Uỷ trung (đôi), Hoàn khiêu, Côn lôn, Phi dương, A thị huyệt.
b/ Thủ pháp: B́nh bổ b́nh tả, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần lưu kim 20 phút, ở giữa hành kim 1 lần (vê kim), 10 lần là 1 liệu tŕnh. Cũng có thể phối với liệu pháp tiêm vào huyệt, các huyệt được lựa chọn chủ yếu là huyệt Giáp tích, kết hợp với huyệt A thị, có 1% novocain 10ml, chymotrypsin 5mg, ATP 20mg, cortisone acetat 25mg, hỗn hợp tiêm, cách ngày tiêm một lần.
Liệu pháp ③
a/ Chọn huyêt; Đại chuy, Hoàn khiêu, Uỷ trung, Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt, A thị huyệt.
b/ Thủ pháp: Đều dùng thủ pháp b́nh bổ b́nh tả, điểm đau dùng giác hơi sau khi châm, ngày 2 lần, 10 lần là 1 liệu tŕnh.
Liệu pháp 4
a/ Chọn huyệt: Du huyệt ở lưng, Hoàn khiêu, Dật biên, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Thừa sơn, Côn lôn, Thân mạch, Kim môn, Phong thị, Dương lăng tuyền, Huyền chung, Túc tam lư.
1/ Cốt tăng tửu
Thành phần: Uy linh tiên, Thấu cốt thảo, Đỗ trọng, Hoài ngưu tất, Xuyên sơn giáp, Đan sâm, Bạch giới tử, Dâm dương hoắc đều 30g, rượu trắng (trên 50 độ) 2000ml, các vị thuốc tán thành bột thô, cho vào lọ sứ hoặc thuỷ tinh, đổ rượu vào, đậy kín trong nửa tháng, (mùa đông 20 ngày) th́ có thể sử dụng.
Công hiệu: Bổ thận cường cốt, hoá ứ thông lạc, ôn kinh tán hàn.
Chủ trị: Cốt chất tăng sinh
Dụng pháp: Mỗi lần từ 15~20ml (gia giảm theo tửu lượng), mỗi ngày 3 lần, một b́nh rượu là một liệu tŕnh. Cách 3~5 ngày sau có thể tiến hành liệu tŕnh thứ hai.
2/ Ba kích Ngưu tất tửu
Thành phần: Ba kích thiên 200g, Hoài Ngưu tất 200g, rượu trắng 1500ml, Ngâm chung 10 ngày.
Công hiệu: Ôn thận tráng dương, mạnh gân cốt, khứ phong thấp.
Chủ trị: Viêm xương sống tăng sinh do thận hư, can thận không đầy đủ.
Dụng pháp: Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20g, sáng và tối.
3/ Ngũ gia b́ tửu
Thành phần: Ngũ gia b́, Đương quy, Ngưu tất đều 60g, gạo nếp 1000g, điềm tửu khúc ( men rượu)) vừa đủ.
Công hiệu: Khứ phong thấp, trừ tí thống, bổ can thận, ích khí huyết.
Chủ trị: Viêm xương sống tăng sinh thuộc phong thấp eo gối đau yếu, hoặc can thận bất túc, gân cốt mềm yếu.
Dụng pháp: Rửa sạch ba vị thuốc, nấu lấy nước đặc, lại lấy nước thuốc, gạo, men rượu, ủ thành rượu, uống theo tửu lượng.
Trường Xuân | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-07 00:33:07 | Đông y với bệnh thoát vị đĩa đệm
Nguyên tắc điều trị của liệu pháp xoa bóp (thôi nă) chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là ǵ?
Liệu pháp thôi nă đóng vai tṛ quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không phẫu thuật, đồng thời nó cũng được ứng dụng rộng răi trong thực hành lâm sàng.
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nguyên tắc điều trị của xoa bóp có 3 điểm sau:
1/ Làm giảm áp lực bên trong đĩa đệm, tăng áp lực bên ngoài đĩa đệm, thúc đẩy quá tŕnh trở lại của các lồi cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửa chữa các nhân xơ. 2/Thay đổi vị trí của lồi cầu, nới lỏng kết dính và giải trừ hoặc giảm nhẹ chèn ép lên rễ thần kinh. 3/Tăng cường tuần hoàn cục bộ của khí huyết, và thúc đẩy các rễ thần kinh bị tổn thương hồi phục chức năng b́nh thường.
Phương pháp xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thông dụng là ǵ?
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường được áp dụng là:
1/ Giảm co cứng cơ thắt lưng và cơ hông: Bệnh nhân nằm sấp. Bác sĩ dùng tay lăn nhẹ và ấn vào bên bị đau của thắt lưng, hông và chi dưới để đẩy nhanh quá tŕnh lưu thông khí huyết ở vùng bị ảnh hưởng, đẩy nhanh quá tŕnh hấp thụ nước trong các tuỷ hạch bị lồi ra, giảm áp lực lên các rễ thần kinh, đồng thời giảm sự căng thẳng và co thắt của các cơ.
2/ Mở rộng không gian đĩa đệm và giảm áp lực trong đĩa đệm: Bệnh nhân nằm ở tư thế ngửa. Các bác sĩ sử dụng lực kéo vùng chậu bằng tay hoặc cơ học để mở rộng không gian đĩa đệm, giảm áp lực trong đĩa đệm và thậm chí là áp lực âm, thúc đẩy sự trở lại của các lồi cầu, đồng thời mở rộng các đĩa đệm và ống tủy thần kinh để giảm áp lực của các vật lồi chèn lên rễ thần kinh.
3/ Tăng áp lực ngoài đĩa đệm: Bệnh nhân nằm sấp. Bác sĩ dùng hai tay ấn vào eo nhịp nhàng làm cho eo rung lên, sau đó cố định vùng bị tổn thương và co duỗi chi dưới để làm co thắt lưng, mục đích thúc đẩy các lồi cầu quay trở lại hoặc thay đổi vị trí của các lồi cầu và rễ thần kinh.
4/ Điều chỉnh khớp sau và nới lỏng kết dính: Thày thuốc sử dụng giảm độ nghiêng hoặc xoay eo để điều chỉnh các rối loạn khớp sau, đồng thời mở rộng tương đối ống tủy thần kinh và đĩa đệm. Do lực kéo xiên và giảm xoay, cột sống thắt lưng và các đĩa đệm của nó tạo ra xoắn quay, do đó làm thay đổi vị trí của lồi cầu và rễ thần kinh. Khi áp dụng nhiều lần, sự kết dính giữa phần lồi và rễ thần kinh có thể dần dần được nới lỏng. Ở tư thế nằm ngửa, chân thẳng bắt buộc được sử dụng để kéo dây thần kinh tọa và cơ gân kheo, có thể đóng một vai tṛ nhất định trong việc nới lỏng độ bám dính.
5/ Thúc đẩy quá tŕnh phục hồi các rễ thần kinh bị tổn thương: Bệnh nhân trong tư thế nằm sấp. Thày thuốc sử dụng các phương pháp như lăn tay (tài cổn), ấn, gơ, nắn, bóp và giữ dọc theo rễ thần kinh bị tổn thương và vùng phân bố của nó để đẩy nhanh quá tŕnh lưu thông khí huyết, để các cơ bị teo và dây thần kinh bị liệt dần trở lại với chức năng b́nh thường.
Phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là ǵ?
Châm cứu trị liệu là một phương pháp chữa bệnh độc đáo và hiệu quả trong y học phương đông, các phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến như sau:
1/ Liệu pháp châm kim: Dùng các huyệt như: Đại tràng du, A thị huyệt, Uỷ trung, Dương lăng tuyền, Quan nguyên du. Đau ở mông gia thêm huyệt Hoàn khiêu, đau phía sau đùi gia huyệt Ân môn, đau ở cạnh ngoài của đùi gia huyệt Phong thị, đau bắp chân gia huyệt Thừa sơn.
Thủ pháp tất cả đều dùng phép tả, Đại tràng du, Quan nguyên du châm thẳng 1,5 thốn để tạo cảm giác truyền xuống chi dưới; A thị huyệt, Uỷ trung, Dương lăng tuyền châm thẳng 1.0 đến 1.5 thốn, có thể phối hợp tam lăng châm phóng huyết huyệt Uỷ trung.
2/ Liệu pháp châm cứu tai: Các huyệt đạo là Yêu để chuỳ , đồn, toạ cốt thần kinh, Thần môn. Sau khi đâm kim dạng sợi với kích thích mạnh, giữ kim từ 10 đến 20 phút, hoặc sử dụng phương pháp Nhĩ huyệt áp hoàn.
3/ Liệu pháp tiêm tại chỗ: lấy điểm đau cục bộ, dùng 10% glucose 10 - 20ml cộng với vitamin B1100mg, tại điểm đau, ấn kim và phương pháp đâm xuyên đa hướng, và tiêm dung dịch thuốc theo nhiều hướng. Liệu tŕnh 3 đến 4 ngày một lần, một đợt điều trị là 10 lần.
4/ Liệu pháp cứu huyệt : Dùng huyệt Thận du, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyềnvà dùng điếu ngải để hơ nóng huyệt nhẹ nhàng trong 10 đến 20 phút, hoặc châm cứu ấm. Ngày 1 lần, 10 lần là một liệu tŕnh.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng xoa bóp cần chú ư điều ǵ?
Liệu pháp thôi nă có rất nhiều ứng dụng, có thể dùng cho nhiều loại bệnh, đối với một số bệnh có hiệu quả cao hơn so với các phương pháp điều trị khác, Tuy nhiên, liệu pháp thôi nă cũng có những hạn chế, trong một số t́nh trạng bệnh lư nhất định có thể làm bệnh nặng thêm và thậm chí gây ra sự cố y tế. V́ vậy, khi điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần chú ư những điểm sau: 1/ Ở giai đoạn cấp tính hoặc phát tác cấp tính của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các rễ thần kinh bị sung huyết và phù nề nghiêm trọng, việc xoa bóp có thể kích thích các rễ thần kinh làm trầm trọng thêm các triệu chứng. V́ vậy, tốt nhất không nên xoa bóp trong 3 ngày đầu của đợt cấp tính. 2/ Nếu điển h́nh là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trung ương th́ tuyệt đối không được xoa bóp để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
3/Đối với một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở vị trí cao, cần chẩn đoán vị trí rơ ràng và tham khảo phim CT, MRI và các dữ liệu khác. Thận trọng khi điều trị bằng xoa bóp khi kích thước và vị trí của lồi cầu rất rơ ràng. 4/ Đối với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kết hợp với chấn thương cột sống và các triệu chứng của tổn thương tủy sống, liệu pháp xoa bóp có thể làm trầm trọng thêm t́nh trạng tổn thương tủy sống, do đó cấm sử dụng liệu pháp xoa bóp. 5/ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm theo găy xương, lao xương khớp, viêm tủy xương, u bướu và người cao tuổi bị loăng xương nặng. Những trường hợp này liệu pháp xoa bóp có thể phá hủy xương và lây lan nhiễm trùng.
. ⑥ Không được sử dụng liệu pháp thôi nă khi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng kèm theo huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường và các bệnh toàn thân khác, hoặc nếu có các bệnh da liễu nghiêm trọng, bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mắc bệnh lao, khối u, v.v. ⑦Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có kèm theo khuynh hướng xuất huyết, hoặc những bệnh nhân bị bệnh về máu không nên điều trị bằng xoa bóp, nếu không có thể gây xuất huyết trong tổ chức cục bộ. ⑧ Cấm sử dụng liệu pháp thôi nă đối với bệnh nhân nữ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đang mang thai trên ba tháng để tránh sẩy thai. Liệu pháp thôi nă không thích hợp cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
Sử dụng phương pháp đâu lưng ngược để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Phương pháp đâu lưng quay ngược lại là sử dụng trọng lượng của chính bệnh nhân bên dưới thắt lưng trong một khoảng thời gian kéo liên tục để tăng không gian đĩa đệm, sau đó eo thụ động lắc qua lắc lại và lắc trái phải để nới lỏng kết dính rễ thần kinh và tạo ra cơ hội trở lại vị trí cho các mô lồi. Phương thức hoạt động như sau:
Bước 1: Bác sĩ và bệnh nhân đứng ngửa ra sau gập khuỷu tay, hai khuỷu tay nối chặt vào nhau, mông bác sĩ đối diện với mông bệnh nhân.
Bước 2: Trên cơ sở của bước trước, bác sĩ tăng dần phạm vi và tốc độ di chuyển của động tác gập eo, đồng thời thực hiện nhịp nhàng các động tác tới lui nhanh để đẩy eo qua lại 30 - 40 lần.
Bước 3: Trên cơ sở của Bước 2, thắt lưng của bệnh nhân đă được kéo đến một mức độ nhất định, sau đó bác sĩ lắc người từ bên này sang bên kia để bệnh nhân đồng thời lắc lư từ bên này sang bên kia ở phần dưới thắt lưng. 20 - 30 lần.
Trong toàn bộ quá tŕnh điều trị lưng, nếu người bệnh mệt có thể nghỉ ngơi một lúc rồi mới tiếp tục hoàn thành các thao tác. Để củng cố hiệu quả chữa bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi trên giường cứng trong 3 tuần sau liệu pháp đâu lưng. Tránh cử động gập thắt lưng, và dần dần bắt đầu tập các cơ lưng khi nghỉ ngơi trên giường.
Phương pháp thái khiêu là ǵ?
Thày thuốc dùng chính trọng lựợng của cơ thể ḿnh để dùng chân dẫm lên vị trí điều trị, phương pháp này được gọi là phương pháp thái khiêu. Các yếu tố cơ bản của hành động như sau:
Người bệnh nằm sấp và kê 3 - 4 gối ở mỗi bên ngực và đùi để trống thắt lưng. Bác sĩ dùng hai tay cầm thanh xà cài sẵn để kiểm soát trọng lượng của bản thân và lực khi bước lên, đồng thời dùng chân đạp vào eo bệnh nhân và thực hiện các động tác bật nảy phù hợp, không để các ngón chân ra khỏi thắt lưng. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân, có thể tăng dần cường độ bước nhảy và biên độ bật nảy, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân hít vào với độ lên xuống của nhịp đập, bệnh nhân hít vào khi nhảy, bệnh nhân thở ra khi chân nhấn xuống tránh nín thở để tránh bị thương do giẫm đạp. Tốc độ đạp phải đều và nhịp nhàng.
Phép Thái khiêu có thể điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không?
Phương pháp thái khiêu có thể làm giăn cơ và khí huyết, đả thông kinh mạch, giảm co thắt và giảm đau. Trên lâm sàng thường sử dụng phương pháp này để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tuy nhiên phương pháp này có tác dụng kích thích lớn và phải thận trọng, đối với thể trạng yếu, hoặc phối hợp với bệnh tim mạch, gan lách to, viêm cột sống dính khớp, găy cột sống (trật khớp, viêm , khối u) Và những bệnh nhân khác bị bệnh xương và loăng xương th́ cấm sử dụng phương pháp này.
Chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng Khí công như thế nào?
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể tự ḿnh thực hiện liệu pháp khí công để tăng hiệu quả chữa bệnh và phục hồi sớm hơn. Dưới đây là một phương pháp đơn giản để người bệnh có thể thực hành.
(1) Kiểu nằm ngửa: Nằm ngửa trên ván cứng, hai tay chồng lên nhau, úp ḷng bàn tay xuống và đặt lên bụng trên; cả hai chi dưới duỗi thẳng, hai gót chân dang rộng và toàn bộ cơ thể được thả lỏng. Hô hấp dùng mũi hít vào và thở ra bằng miệng. Dùng quá tŕnh co thắt của đốt sống thắt lưng thứ 5 để cố định huyệt đạo, khi hít vào nghĩ cột sống kéo lên trên, khi thở ra nghĩ đến hông và chi dưới trầm xuống. Lặp lại 49 lần.
(2) Tư thế nằm nghiêng: Sau tư thế nằm ngửa, lật người sang bên, tay bên đỡ đầu thay gối, chi dưới co nhẹ. Che huyệt Dật biên ở cùng bên bằng tay của bên bị ảnh hưởng, uốn cong các chi dưới, đặt ṿm bàn chân lên giữa bắp chân bên và đặt nhẹ đầu gối trên giường. Thả lỏng toàn bộ cơ thể, khép nhẹ môi và hít thở tự nhiên bằng mũi. Đầu tiên, ư tưởng nằm trong đường dẫn truyền thần kinh tọa ở bên cạnh (tức là mông, mặt sau đùi, mặt sau bắp chân và mặt ngoài bàn chân). Làm cho cảm giác thoải mái và không bị cản trở của dây thần kinh hông hai bên in sâu vào tâm trí, tổng cộng 19 nhịp thở. Sau đó nhập cảm giác thoải mái và không bị cản trở này vào ư tưởng về con đường thần kinh tọa ở bên bị ảnh hưởng, và một ḍng điện ấm cũng được tạo ra trên điểm Dật biên được bao phủ bởi ḷng bàn tay (nếu nó không thể tạo ra trong tâm trí, nó có thể được tạo ra bởi một chút cọ xát của ḷng bàn tay) đi qua đường thần kinh tọa, V́ vậy, tổng cộng có 49 tức (lần hít thở).
(3) Tư thế đá chân lên cao: Kết nối với tư thế phía trước, xoay người từ từ, đổi sang tư thế nằm ngửa, đặt hai tay chồng lên nhau, kê đầu dưới đầu, đồng thời uốn cong chi dưới, uốn cong hông và đầu gối lên trên, sau đó tạm ngừng chân và đá chân trên không 7 lần là đủ, sau đó có thể đá với số lần tăng dần, nhưng không thể nóng vội.
Cơ chế châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là ǵ?
Châm cứu là một bộ phận quan trọng của y học cổ truyền Trung Quốc, từ thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên, nó đă trở thành một môn học chuyên biệt với nội dung học thuật phong phú và giá trị thực tiễn cao hơn. Thực tế lâm sàng lâu dài đă chứng minh rằng liệu pháp châm cứu rất đơn giản và dễ thực hiện, được sử dụng rộng răi, hiệu quả rơ rệt, không gây độc và tác dụng phụ, được bác sĩ và bệnh nhân hoan nghênh.
Cơ sở chính cho ứng dụng lâm sàng của châm cứu là những lư thuyết cơ bản của y học Trung Quốc, đặc biệt là lư thuyết về kinh lạc và huyệt đạo. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng cơ thể con người có mười hai kinh tuyến, mười hai kinh biệt, kỳ kinh bát mạch và mười lăm lạc mạch, chúng xuyên suốt khắp cơ thể con người và có chức năng thông quán bên ngoài và bên trong, trên và dưới, thúc đẩy khí và huyết, và tạo năng lượng cho âm và dương. Châm cứu trực tiếp tác động vào huyệt đạo và điều chỉnh khí dinh dưỡng của cơ thể, khí huyết và các tạng phủ thông qua sự dẫn truyền và phản ứng của kinh mạch, để chữa khỏi bệnh.
Việc áp dụng phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng dựa trên hiểu biết về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo kinh mạch sử dụng huyệt đạo, biện chứng trị liệu, đặc biệt bằng cách điều chỉnh khí huyết âm dương của hai kinh mạch đi qua thắt lưng và lưng là Đốc mạch và Túc thái dương bàng quang kinh, hai kinh mạch này quán xuyến khí huyết âm dương kinh mạch ở eo lưng để đạt được mục đích trị bệnh.
Châm cứu chữa đau thắt lưng do khí trệ, huyết ứ như thế nào?
Nguyên tắc điều trị: Hoạt huyết khứ ứ, thư cân thông lạc
Xử phương: Thận du, Đại tràng du, A thị huyệt ở eo lưng, huyệt Uỷ trung.
Phương pháp thao tác: Sau khi châm đắc khí, phương pháp chèn xoắn và vê để bổ, tả. Sau khi châm A thị huyệt gia thêm giác hơi, hút ứ huyết.
Phương nghĩa: Thận du, Đại tràng du là du huyệt của kinh bàng quang, có thể kết hợp với A thị huyệt ở eo lưng, khai thông kinh khí ở eo, hoạt huyết khứ ứ. Uỷ trung là khích huyệt của huyết, châm bằng kim tam lăng, có thể thu được hiệu quả khứ ứ sinh tân.
Châm cách ngày 1 lần, 10 lần là một liệu tŕnh.
Châm cứu trị chứng hàn thấp đau lưng như thế nào?
Trị pháp: Ôn kinh thông lạc, hành khí trừ thấp.
Xử phương: Thận du, Yêu dương quan, Quan nguyên du, Đại tràng du, Uỷ trung.
Thao tác: Sau khi châm đắc khí, tiến hành cắm kim vê kim để chuyển bổ tả pháp, hoặc đồng thời châm và cứu.
Phương nghĩa: Thận du, đồng thời châm và cứu có thể khứ trừ hàn thấp, Yêu dương quan là huyệt cục bộ, để sơ tiết thông suốt kinh khí, hành khí trị đau; Quan nguyên du, Đại tràng du, có công hiệu khứ phong tán hàn, thông lạc trị đau; Huyệt Uỷ trung là huyệt sử dụng theo kinh mạch (tuần kinh thủ huyệt), dùng ư nghĩa “yêu bối Uỷ trung cầu” (腰背委中求) eo lưng cầu ở huyệt Uỷ trung, để khai thông kinh khí của kinh bàng quang.
Cách ngày châm 1 lần, 10 lần là một liệu tŕnh.
Thận hư yếu đau lưng châm cứu như thế nào?
Trị pháp: Bổ thận mạnh eo lưng.
Xử phương: Thận du, Đại tràng du, Mệnh môn, Yêu nhỡn, Chí thất, Thái khê.
Thao tác: Sau khi châm đắc khí, tiến hành cắm, vê kim để tiến hành bổ tả, cùng sử dụng châm và cứu.
Phương nghĩa: Eo là nơi ở của thận, dùng Thận du để bổ ích thận khí, Đại tràng du thông lạc trị đau; Mệnh môn, Yêu nhỡn châm và cứu để ôn thận ích tinh; Chí thất, Thái khê tư bổ thận âm.
Châm cứu cách ngày, 10 lần là một liệu tŕnh
Cơ chế trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống của nhĩ châm là ǵ?
“Nhĩ châm” là phương pháp y liệu nhờ vào chẩn đoán và điều trị bệnh tật bằng đôi tai của con người, và là một phần quan trọng trong di sản y học quư giá của loài người. Nó có lịch sử lâu đời ở nước ta, trước khi {Hoàng đế Nội kinh} được viết ra, các danh y cổ đại đă tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và nhận thức về mối liên hệ giữa tai và toàn thân. Theo {Linh Khu} mười hai kinh mạch chính thống của cơ thể con người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tai, cái gọi là “Nhĩ giả, tông mạch chi hội tụ dă” (耳者,宗脉之所聚也) tai là nơi các mạch hội tụ." Từ đó, các danh y các triều nối tiếp nhau đă tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và chữa bệnh qua tai.
Năm 1956, P·Nogier, một bác sĩ y khoa người Pháp, đă đề xuất một bản đồ tai nghe có h́nh ảnh phản chiếu của một phôi thai. Sau khi bản đồ du nhập vào nước ta đă có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy việc nghiên cứu nhĩ châm ở trong nước. Trên cơ sở không ngừng khai quật di sản cổ và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đă h́nh thành một hệ thống chẩn đoán và điều trị bệnh dựa trên bản đồ huyệt ở tai.
Mỗi bộ phận, cơ quan trong cơ thể con người đều có những huyệt tương ứng khác nhau ở tai, đó là huyệt nhĩ. Thông qua việc kích thích huyệt tai, có thể kích thích khí kinh mạch, điều chỉnh âm dương, đả thông kinh mạch, đạt được mục đích chữa bệnh. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có các mức độ phản ứng khác nhau đối với các huyệt nhĩ châm, thông qua việc kích thích các huyệt nhĩ tương ứng, có thể đạt được một mức độ điều trị nhất định.
Sử dụng nhĩ châm điều trị chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Có khá nhiều phương pháp nhĩ châm điều trị bệnh, ngoài nhĩ châm cổ truyền và phép phóng huyết (phóng xuất huyết dịch), c̣n có mai châm kim (chôn kim), điện châm, từ trường trị liệu, phép bấm viên. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, phương pháp thường được áp dụng là phương pháp chôn kim hoặc chườm thuốc.
Xử phương: Sử dụng: Thận, Thận thượng tuyến, Yêu chuỳ, Để chuỳ, Thần môn, B́ chất hạ, mỗi lần dùng 2~3 vị trí huyệt.
Phương pháp: Sát trùng da cục bộ của vành tai bằng cồn và đợi cho đến khi nó khô, bôi miếng dán dính có chứa hạt prasil lên điểm vành tai và ấn trong vài phút. Người bệnh có thể tự ấn, kích thích vào điểm dính 3 lần/ngày, mỗi lần từ 2 đến 3 phút và có thể thay điểm từ 3 đến 7 ngày một lần.
Những bệnh nhân nào không thích hợp để điều trị châm cứu tai?
Nhĩ châm cứu có nhiều ưu điểm như khả năng thích ứng rộng, hiệu quả chữa bệnh nhanh, dễ học, tiết kiệm và thiết thực, thao tác đơn giản, không gây tác dụng phụ, có thể phát huy tác dụng nhất định trong hỗ trợ điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà không ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị khác. Đặc biệt, cảm ứng lành tính thu được trong điều trị nhĩ châm duy tŕ trong một thời gian dài, có tính lặp lại và liên tục nên rất được bệnh nhân ưa chuộng. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân không thích hợp với phương pháp điều trị bằng nhĩ châm, chủ yếu bao gồm:
(1) Những người đang đói, no hoặc quá căng thẳng tạm thời không thích hợp để điều trị bằng nhĩ châm.
(2) Những bệnh nhân bệnh tim nặng không nên nhĩ châm, càng không nên kích thích mạnh.
(3) Những người bị viêm tai ngoài, chàm và các bệnh khác không nên điều trị bằng nhĩ châm.
(4) Chống chỉ định châm cứu tai đối với phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trong thời kỳ mang thai.
Châm cứu trên da đầu điều trị chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Liệu pháp châm cứu da đầu hay c̣n gọi là liệu pháp đầu châm hoặc liệu pháp châm cứu sọ năo là liệu pháp điều trị bệnh bằng cách châm kim vào những vùng và đường cụ thể trên da đầu. Theo học thuyết kinh mạch của y học cổ truyền Trung Quốc, đầu là nơi hội tụ của tất cả các kinh dương, kinh túc thái dương bàng quang, kinh túc Dương minh vị, kinh Thủ Thiếu dương đảm, kinh túc Quyết âm can, kinh thủ thiếu dương tam tiêu và Đốc mạch đều tuần hành đến da đầu, các kinh mạch khác của mười hai kinh cũng đến đầu và mặt. Bằng cách châm các huyệt du trên da đầu, có thể điều trị các bệnh ở các bộ phận liên quan trên cơ thể.
Theo “Chương tŕnh tiêu chuẩn hóa điểm điều trị châm cứu da đầu của Trung Quốc”, châm cứu da đầu là xác định các điểm theo khu vực, vẽ một đường tại điểm khớp và sử dụng đường này để quay trở lại kinh tuyến. Các đường khác nhau được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau . Trong số đó, những loại có tác dụng hỗ trợ điều trị nhất định đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu bao gồm:
(1) Đường giữa trên: Trên đường giữa của đỉnh đầu, từ huyệt Bách hội đến huyệt Thiên đỉnh, thuộc kinh Du, chủ yếu dùng cho các bệnh về thắt lưng, chân và bàn chân như tê nhức.
(2) Một đường bên cạnh đỉnh đầu: Trên đỉnh đầu và bên ngoài đường giữa của đỉnh, khoảng cách giữa hai đường là 1,5 thốn, tức là bắt đầu từ huyệt Thừa quang và lùi lại 1,5 thốn dọc theo kinh mạch, nó thuộc về kinh túc thái dương bàng quang. Chủ trị các bệnh về eo và chân, chẳng hạn như tê, liệt, v.v.
Phương pháp kỹ thuật châm cứu da đầu chủ yếu là dùng châm cứu thủ công châm vào dây điều trị, đồng thời áp dụng các phương pháp châm cứu khác nhau một cách toàn diện. Nó có tác dụng chữa bệnh đặc biệt đối với các bệnh bắt nguồn từ năo và chỉ có thể phát huy tác dụng nhất định trong liệu pháp bổ trợ cho bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Phương pháp kỹ thuật châm cứu da đầu chủ yếu là dùng châm cứu thủ công châm vào tuyến điều trị, đồng thời áp dụng các các loại phương pháp châm cứu khác một cách toàn diện. Nó có tác dụng chữa bệnh đặc biệt đối với các bệnh bắt nguồn từ năo và chỉ có thể phát huy tác dụng nhất định trong liệu pháp bổ trợ cho bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Điện châm trị liệu là sự kết hợp giữa máy điện châm và kim châm tác động lên các kinh, huyệt trên cơ thể con người để điều trị các loại bệnh. Cơ chế hoạt động chính của nó là tăng cường tác dụng kích thích của châm cứu đối với kinh mạch và huyệt đạo bằng cách điện khí hóa các kim filiform, để đạt được mục đích điều trị. Trên cơ sở các huyệt cổ truyền, điện châm trị liệu c̣n đề xuất phương pháp kích thích theo sự phân bố của các dây thần kinh, là bước phát triển của châm cứu trị liệu cổ truyền.
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau lan tỏa hoặc tê từ thắt lưng xuống một hoặc cả hai chi dưới là một trong những triệu chứng điển h́nh hàng đầu, nguyên nhân là do nhân đĩa đệm thoát vị gây chèn ép cơ học hoặc kích thích viêm lên rễ thần kinh cột sống. Điều trị bằng điện châm, bất kể là chọn huyệt theo kinh mạch hay kích thích điểm theo sự phân bố của dây thần kinh, đều có thể phát huy tác dụng điều trị nhất định đối với căn bệnh này. Có nhiều loại thiết bị điện châm, và thiết bị điện châm cứu cảm ứng xung nói chung có thể được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Trong quá tŕnh điều trị, đầu tiên dùng kim đâm vào huyệt để có cảm giác kim châm, sau đó nối dây của máy điện châm vào cán kim, chọn tần số phù hợp, thời gian mỗi lần điều trị từ 15 đến 20 phút. Các điểm được chọn chủ yếu là Khí hải du, Bát, Uỷ trung, Thừa sơn, Dương lăng tuyền, v.v., và các điểm kích thích được chọn kết hợp với sự phân bố của các dây thần kinh ở chi dưới.
Sau nhiều lần kích thích điện châm, cơ thể con người sẽ phát triển khả năng thích ứng, lúc này có thể tăng giảm lượng kích thích một cách thích hợp hoặc thay đổi tần số để duy tŕ hiệu quả kích thích lâu dài. Bệnh nhân cần được theo dơi chặt chẽ trong quá tŕnh điều trị, không nên sử dụng điện châm cho phụ nữ có thai, bệnh nhân có tâm lư bất ổn hoặc t́nh trạng chung không tốt.
Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Liệu pháp thủy châm hay c̣n gọi là tiêm thuốc vào huyệt là phương pháp đưa thuốc vào một bộ phận hay huyệt nào đó trên cơ thể con người để chữa bệnh. Dưới sự hướng dẫn theo lư thuyết cơ bản của y học cổ truyền Trung Quốc, nó đạt được mục đích điều trị bằng cách kết hợp kích thích các huyệt đạo và kinh mạch với tác dụng dược lư của thuốc.
Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, việc lựa chọn huyệt để điều trị thủy châm có thể dựa trên nguyên tắc biện chứng luận trị, chọn huyệt tương ứng trên cơ thể, kết hợp với huyệt A thị; Chọn thuốc có thể sử dụng dịch tiêm glucose 5% ~ 10% 10 ~ 20ml, thêm vitamin hỗn hợp B1 100mg. Trong quá tŕnh điều trị, sau khi kim được đâm vào để đắc khí, theo nguyên tắc xuyên kim đa hướng của một kim, tiêm theo nhiều hướng tương ứng, thông thường 5-10ml mỗi huyệt, 2-3 huyệt mỗi lần, 3~ 4 ngày tiêm 1 lần, 10 lần là một liệu tŕnh. Sau khi tiêm, các triệu chứng cục bộ như đau nhức, khó chịu, sốt hoặc các triệu chứng cục bộ tạm thời trầm trọng hơn có thể xảy ra, thường biến mất sau vài giờ. Người già, người ốm yếu và phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng thủy châm trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Ngải cứu pháp điều trị chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Phép cứu (hơ nóng huyệt vị) là một phần quan trọng của châm cứu và liệu pháp cứu. Được hướng dẫn bởi lư thuyết kinh mạch và tạng phủ. Sử dụng ngải cứu và các loại thuốc dễ cháy khác để đốt, hơ, xông, chườm các huyệt đạo hoặc các khu vực bị ảnh hưởng. Có thể đạt được mục đích điều trị thông qua tác dụng làm ấm kinh mạch. Đốt ngải cứu có thể làm ấm và thông kinh mạch, khứ tán hàn lănh, thúc đẩy khí huyết lưu thông, tiêu ứ huyết và giảm sưng tấy, nâng cao trung khí và dẫn khí đi xuống, có tác dụng điều trị khá tốt đối với các chứng đau eo lưng và chân do khí trệ huyết ứ và phong hàn thấp tí gây ra.
Có rất nhiều loại phép cứu, trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ngoài việc đốt cán kim châm kết hợp với châm, điếu ngải cũng có thể được sử dụng đơn lẻ, dùng các huyệt: Thận du, Đại tràng du, Dật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ân môn, Uỷ trung, Dương lăng tuyền, mỗi lần dùng từ 3~4 huyệt, mỗi huyệt cứu 15~20 phút, cách ngày 1 lần, 15~20 lần là một liệu tŕnh.
Giác hơi có tác dụng điều trị chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không?
“Bạt hoả quán” là cách gọi thông dụng của liệu pháp giác hơi trong dân gian, dùng nhiệt để loại bỏ không khí trong b́nh, dùng áp lực âm để hút khí trên da, là một loại phương pháp trị bệnh là tạo hiện tượng ứ huyết. V́ phương pháp giác hơi có thể thúc đẩy khí huyết lưu thông, khứ tán phong hàn, tiêu viêm giảm đau nên có tác dụng điều trị nhất định đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Trong điều trị các bệnh về eo đùi, nói chung có thể sử dụng phương pháp giữ lại giác hơi và di chuyển giác hơi, đối với những bệnh nhân thuộc loại khí huyết ứ trệ, có thể sử dụng phương pháp châm chích và giác hơi trên Thận du và Đại tràng du, có thể dùng thích lạc bạt quán pháp, tức là có thể dùng kim tam lăng châm vào huyệt cho xuất huyết trước khi giác hơi, để tăng cường tác dụng trị chứng huyết ứ.
Giác hơi dễ vận hành, có hiệu quả chữa bệnh đáng tin cậy, rất thiết thực trong lâm sàng, tuy nhiên không thích hợp với các trường hợp như bệnh nhân bị sốt, bệnh nhân có cơ thể quá gầy hoặc bị chàm và tổn thương da ở thắt lưng, phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm thoát vị đều không được sử dụng liệu pháp này.
Tại sao kỹ thuật xoa bóp có thể điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Kỹ thuật xoa bóp của Đông y là một trong những di sản quư báu của y học cổ truyền. Nó có một lịch sử lâu dài và được sử dụng rộng răi trong các khoa lâm sàng, dễ học và dễ sử dụng, dễ vận hành, an toàn và đáng tin cậy, và có tác dụng chữa bệnh độc đáo. Nhiều người biết rằng các kỹ thuật xoa bóp có thể điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và nghĩ rằng họ có thể cảm thấy thoải mái hơn sau khi “Nhu” (揉) xoa nắn. Trên thực tế, vai tṛ của liệu pháp thủ công không chỉ đơn giản như vậy.
Y học Trung Quốc cho rằng các chức năng chính của liệu pháp xoa bóp là đả thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông, điều chỉnh chức năng tạng phủ và làm trơn các khớp. Ngoài ra, nó cũng có thể nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể và đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe. C̣n bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu sinh bệnh là khí huyết ngưng trệ, hoặc phong hàn ẩm thấp sinh bệnh gây ngưng trệ kinh mạch, “Bất thông tắc thống” (不通则痛) : Không thông th́ đau. Theo các bệnh nhân khác nhau, áp dụng các kỹ thuật điều trị tương ứng có thể thư giăn gân cốt, thúc đẩy tuần hoàn máu và tiêu tan ứ huyết, nới lỏng kết dính, làm trơn khớp và đạt được hiệu quả điều trị của “Thông tắc bất thống” (通则不痛) Tthông th́ không đau.
Theo quan điểm y học hiện đại, cơ chế chính của thao tác xoa bóp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là: (1) Khiến cho vật lồi trở lại vị trí. (2) Điều chỉnh và thiết lập lại rối loạn khớp sau khi điều chỉnh, đồng thời mở rộng tương đối các lỗ liên đốt sống để giảm bớt sự chèn ép của rễ thần kinh. (3) Thúc đẩy lưu thông máu cục bộ, loại bỏ chứng viêm, nới lỏng chất kết dính và giảm kích ứng rễ thần kinh. (4) Thư giăn cơ thắt lưng và cơ chân, giảm đau.
Thủ pháp thôi nă (xoa nắn) điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp điều trị không phẫu thuật, được đông đảo người bệnh ưa chuộng và là một trong những phương pháp điều trị được sử dụng rộng răi, có thể kết hợp với các phương pháp điều trị không phẫu thuật khác trên lâm sàng để đạt hiệu quả chữa bệnh cao hơn.
Thủ pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng càng mạnh th́ càng tốt, có đúng không?
Nhiều người cho rằng xoa bóp trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng càng mạnh th́ càng tốt, đặc biệt có một số bệnh nhân cho rằng xoa bóp trị liệu càng mạnh th́ càng hiệu quả, thực chất đây là cách hiểu một chiều về trị liệu xoa bóp.
Kỹ thuật xoa bóp là một kỹ năng. Là phương pháp điều trị cơ bản nên chất lượng thao tác ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị. Yêu cầu cơ bản của kỹ thuật phải là sự kết hợp giữa bền bỉ, có lực, đều đặn và mềm mại (nhu hoà). Chỉ chú trọng sức mạnh và lạm dụng kỹ thuật nặng trong điều trị sẽ không những không đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi mà c̣n có thể làm trầm trọng thêm cơn đau của bệnh nhân. Trương Giới Tân trong triều đại nhà Minh đă từng viết trong {Loại kinh}: “Kim kiến án ma chi lưu bất tri lợi hại, chuyên dụng cương cường thủ pháp, cực lực khổn nhân, khai nhân quan tiết, tẩu nhân nguyên khí, mạc thử vi thậm,…..phi duy bất năng khứ bệnh, nhi thích dĩ tăng hại, dụng nhược bối giả, bất khả bất vi tri thận” (今见按摩之流不知利害,专用刚强手法,极力困 人,开人关节,走人元气,莫此为甚,……非惟不能去病,而适以增害,用若辈者,不可不为知慎。)
“Ngày nay, tôi thấy những người mát xa không biết lợi hại, họ chuyên dùng các kỹ thuật mạnh mẽ, cố gắng hết sức để gây tổn hại cho người bệnh, mở khớp người ta và lấy lấy đi sinh khí của con người. Huống chi,... chẳng những không trị được bệnh, ngược lại c̣n gây thêm tác hại, trị bệnh như những người này, nhất định phải đề pḥng.” Là phê phán của cổ nhân đối với việc sử dụng thủ pháp mạnh trong liệu pháp thôi nă (xoa bóp).Tất nhiên, một cách nói quá cũng không được khuyến khích. Kỹ thuật phải bền và mạnh, kết hợp giữa cương và nhu để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Chỉ sau khi thực hành và rèn luyện lâu dài, chúng ta mới có thể đạt được cảnh giới “Cơ xúc vu ngoại, xảo sinh vu nội, thủ tuỳ tâm chuyển, pháp ṭng thủ xuất” (机触于外,巧生于内,手随心转,法从手出) Từ tiếp xúc bên ngoài, nhận thức được bệnh ở bên trong, tay chuyển tuỳ theo tâm ư, phép trị liệu xuất từ tay (thôi nă)
Thủ pháp thường dùng để điều trị chứng thoát vị đĩa đệm là ǵ?
Các thủ pháp khác nhau được sử dụng trong liệu pháp xoa bóp có lịch sử lâu đời và nhiều trường phái, mỗi trường phái có những đặc điểm riêng. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, các kỹ thuật chung và kỹ thuật đặc biệt nên được lựa chọn linh hoạt theo các giai đoạn phát triển bệnh khác nhau của bệnh nhân.
(1) Giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở giai đoạn cấp tính đau dữ dội và hạn chế vận động, v́ vậy kỹ thuật xoa bóp không nên quá nặng. Các thao tác thường được sử dụng bao gồm cổn, nhu, thôi, án (lăn, xoa, đẩy, ấn) v.v. Mục đích chính là làm giảm co thắt cơ và giảm các triệu chứng đau. Sau khi điều trị, bn nên nghỉ ngơi tại giường để tránh làm nặng thêm t́nh trạng bệnh.
(2) Thời gian điều trị. 1 đến 2 tuần sau khi bệnh nhân khởi phát, là giai đoạn điều trị chính. Ngoài việc sử dụng các phương pháp chung như phương pháp lăn (cổn pháp), phương pháp lăn và phương pháp xoa chỉ để thư giăn các mô ở lưng dưới, thư giăn gân và giảm đau, thường được kết hợp với những phương pháp điều trị đặc biệt như lực kéo thủ công và các phương pháp kéo khác nhau, thúc đẩy quá tŕnh phục hồi các vật đột xuất (lồi), điều chỉnh các khớp rối loạn, giảm trạng thái chèn ép của rễ thần kinh.
(3) Giai đoạn thuyên giảm. Đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng đă bị thoát vị đĩa đệm lâu năm, t́nh trạng tương đối ổn định, không có triệu chứng thần kinh đuôi ngựa rơ rệt nếu thực hiện các động tác như lăn, xoa, day, ấn, thắt lưng phù hợp và vặn lưng có tác dụng điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cổn pháp (phép lăn) điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Phương pháp lăn được sử dụng rất phổ biến trong trị liệu xoa bóp, nhưng độ khó và kỹ năng của nó tương đối lớn. Các yếu tố cần thiết của hành động là: Thư giăn các chi trên, uốn cong nhẹ khớp khuỷu tay 120-140 độ, dùng phần mu bàn tay gần ngón tay út hoặc phần mặt lưng cạnh khớp của ngón thứ 3, 4 và 5 đến khu vực bị bệnh, và sử dụng chuyển động uốn, duỗi và xoay liên tục của khớp cổ tay, điều khiển mu bàn tay lăn qua lại và tạo một áp lực nhất định hướng xuống dưới.
Phương pháp lăn (cổn pháp) có bề mặt tiếp xúc rộng, lực ấn mạnh nhưng mềm mại điều hoà , đặc biệt phù hợp với các bộ phận cơ bắp đầy đặn như lưng và tứ chi. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nó thường được sử dụng để thư giăn các cơ căng thẳng của lưng và chi dưới. Trong quá tŕnh hoạt động, tập trung vào các phần nhô ra của khớp đốt ngón tay thứ 3, thứ 4 và thứ 5. Được thúc đẩy bởi sự uốn cong và mở rộng của các khớp cổ tay, lăn lên và xuống ở cả hai bên của cột sống và tạo áp lực thích hợp để tiếp tục lăn trên cơ căng và co thắt. Thao tác của cổn pháp thường kéo dài từ 5 đến 10 phút, lưu ư phải tránh va chạm vào mỏm gai của cột sống thắt lưng để không gây đau.
Xoa day (nhu pháp) chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được sử dụng như thế nào?
Phương pháp xoa bóp là một trong những kỹ thuật xoa bóp thường được sử dụng nhẹ nhàng hơn, chủ yếu được chia thành phương pháp xoa bóp bằng ḷng bàn tay, phương pháp xoa day bằng ngón tay hoặc phương pháp xoa day bằng ngư tế (phần sát cổ tay phía dưới ngón tay cái đại ngư tế) và ngón út(Tiểu ngư tế)). Hành động cơ bản là: Sử dụng đại ngư tế trên bàn tay, gót bàn tay hoặc bề mặt gân của ngón tay để tập trung vào khu vực bị bị bệnh hoặc một huyệt đạo nhất định, thả lỏng cổ tay, đẩy mô dưới da đến đó và thực hiện động tác xoay ṿng nhẹ nhàng. các hoạt động.
Phương pháp nhào nặn mềm mại dễ chịu, được sử dụng rộng răi, có thể phát huy tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thông kinh lạc, tán phong hàn, giảm sưng giảm đau. “Chính khí xoa bóp” nói: “Có thể điều ḥa khí huyết, đả thông kinh lạc”. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, phương pháp xoa bóp bằng bàn tay hoặc phương pháp xoa bằng g̣ Ngư tế với diện tích điều trị lớn được sử dụng chủ yếu, và hai bên cột sống và chi dưới được lưu thông nhiều lần để nới lỏng các mô mềm căng thẳng và thúc đẩy tuần hoàn máu. Nó cũng có thể được vận hành liên tục trong 2 đến 3 phút trên một số huyệt hoặc bộ phận mềm để đạt được mục đích thúc đẩy lưu thông máu và giảm đau.
Sử dụng nhu pháp (xoa day) cần một lực mềm mại hoà hoăn, nhưng lực phải tác động đến các tổ chức dưới da, không nên chỉ ma sát trên da, như vậy sẽ không đạt được hiệu quả điều trị mà c̣n gây đau và tổn thương da.
Án pháp (phép ấn) chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Phương pháp ấn là phương pháp được bác sĩ dùng ngón tay, ḷng bàn tay, nắm tay, khuỷu tay, v.v. để ấn vào một bộ phận nào đó của bệnh nhân, cũng chính là thủ pháp hàng đầu được ứng dụng sớm nhất để điều trị bằng phương pháp xoa bóp (thôi nă). Điều cốt yếu của động tác chủ yếu là ấn xuống theo phương thẳng đứng, với lực thay đổi từ nhẹ đến nặng rồi từ nặng sang nhẹ, đều đặn và liên tục để lực thấm sâu vào các mô cơ thể.
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, người ta thường dùng ngón tay ấn hoặc ấn cùi chỏ để kích thích các huyệt hoặc điểm mềm trên phần bị ảnh hưởng của thắt lưng và chân, trong đó ấn ngón tay c̣n gọi là ấn huyệt rất dễ kiểm soát, và nó được sử dụng cho các điểm lồi bên cạnh vị trí huyệt, và các điểm ấn đau hầu có thể đạt được mục đích thông lạc mạch và giảm đau. Áp lực khuỷu tay mạnh mẽ và kích thích, khi áp dụng cho bệnh nhân cơ bắp, nó có thể đảm bảo rằng lực tác động sâu vào mô và có tác dụng chống co thắt và giảm đau tốt hơn.
Khi sử dụng liệu pháp án pháp (phép ấn), tránh phát lực quá mạnh để tránh hậu quả xấu.
Phương pháp đẩy trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được áp dụng như thế nào?
Phương pháp đẩy là một kỹ thuật trong đó ngón tay hoặc ḷng bàn tay được đặt trên một số bộ phận hoặc huyệt nhất định của bệnh nhân và đẩy theo một hướng nhất định. Theo các h́nh dạng bàn tay khác nhau, nó có thể được chia thành phương pháp đẩy ngón tay, phương pháp đẩy ḷng bàn tay, v.v. Theo chế độ hành động, nó có thể được chia thành phương pháp đẩy ngang, phương pháp đẩy thẳng, phương pháp đẩy xoay, phương pháp đẩy tách, v.v.
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, đẩy ngang bằng ḷng bàn tay hoặc đẩy xoay chủ yếu dùng để mổ dọc 2 bên cột sống. Áp dụng ở lúc bắt đầu và phần kết thúc. Đối với những bệnh nhân có cơ bắp dày hoặc bệnh lâu năm và không nhạy cảm, có thể sử dụng phương pháp đẩy khuỷu tay với kích thích mạnh.
Khi vận hành phương pháp đẩy, lực phải ổn định và tốc độ chậm, nói chung nên bôi chất bôi trơn như sữa mát xa lên vị trí vận hành để tránh làm rách da
Phương pháp kéo xiên thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là ǵ?
Phương pháp kéo là kỹ thuật kéo hoặc xoay khớp bằng cách tác dụng lực cùng hướng hoặc ngược hướng. Phương pháp vặn thắt lưng có thể làm cho cột sống thắt lưng xoay đến mức tối đa, thiết lập lại các khớp bị trật, giải trừ co thắt và t́nh trạng lồng vào nhau,
Đó là kỹ thuật then chốt để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng cách “Động trung cầu tĩnh” (动中求静)t́m kiếm sự yên ổn trong vận động.
Phương pháp kéo xiên là một phương pháp thường được sử dụng trong phương pháp kéo cột sống thắt lưng, phương pháp thực hiện như sau: Bệnh nhân nằm nghiêng, thắt lưng thả lỏng, chi bị ảnh hưởng ở phía trên, đầu gối và hông co lại tạo thành một góc khoảng 90 độ, và chi khỏe mạnh được duỗi thẳng ở phía dưới. Dùng cả hai khuỷu tay ấn vào vai và hông của bệnh nhân, đồng thời từ từ kéo mạnh theo hướng ngược lại. Khi thắt lưng vặn vẹo và gặp lực cản, hai khuỷu tay đột ngột đan chéo vào nhau, và nghe thấy tiếng "click" chứng tỏ kỹ thuật đă thành công.
Khi sử dụng phương pháp kéo xiên để điều trị, cần đặc biệt chú ư đến sự ổn định và khéo léo của động tác, động tác phải chính xác và tự nhiên, không nên kéo mạnh chỉ v́ muốn tạo âm thanh.
Phương pháp xoay phục hồi vị trí chứng đột xuất đĩa đệm cột sống thắt lưng là ǵ?
Phương pháp xoay thắt lưng cũng là một loại phương pháp kéo thắt lưng. Hoạt động cụ thể của nó là:
(1) Người bệnh ngồi trên băng ghế gỗ, thả lỏng phần eo, người phụ đứng bên cạnh người bệnh, dùng hai tay và hai chân cố định chi dưới của người bệnh. Hoặc bệnh nhân ngồi trên một chiếc ghế đẩu đặc biệt với hai chân bị siết chặt bằng dây đai.
(2) Bác sĩ ngồi phía sau bệnh nhân và dùng ngón tay cái thăm ḍ để t́m mỏm gai bị vẹo.
(3) Lấy ví dụ nếu như gai lệch sang bên phải, ngón tay cái bên trái của bác sĩ tựa vào đỉnh gai, tay phải luồn qua nách phải của bệnh nhân và dùng ḷng bàn tay ấn vào cổ bệnh nhân.
(4) Hướng dẫn bệnh nhân cúi người từ từ xoay sang phải, khi đến một phạm vi nhất định sẽ xuất hiện lực cản rơ ràng.
(5) Lúc này, bác sĩ dùng chi trên bên phải xoay thân người bệnh về phía sau và vào trong, đồng thời dùng ngón tay cái bên trái đẩy mỏm gai lên trên, lúc này có thể nghe thấy tiếng “click”, và quá tŕnh xoay có thể cảm thấy cảm giác nảy bằng ngón tay cái bên trái. Thao tác đă kết thúc .
So với phương pháp kéo xiên th́ việc định vị giảm xoay thắt lưng tương đối chính xác hơn, ngoài tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng c̣n có tác dụng tốt đối với các chứng rối loạn khớp và bao hoạt dịch do bong gân thắt lưng gây ra. Tuy nhiên, bất kể sử dụng phương pháp kéo xiên hay phương pháp xoay, t́nh trạng của bệnh nhân nên được phân biệt và các cơ ở lưng dưới và lưng phải được thư giăn hoàn toàn bằng phương pháp xoa day, phương pháp lăn (cổn pháp) lăn lưng bàn tay trên điểm đau, v.v. giúp phương pháp thiết lập lại vị trí có thể được hoàn thành thuận lợi.
Phương pháp đâu lưng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Phương pháp đâu lưng là một trong những phương pháp cổ truyền điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bong gân cấp tính, trật khớp lưng sau. Phương pháp hoạt động của nó là:
(1) Thầy thuốc và bệnh nhân đứng đâu lưng vào nhau, khuỷu tay móc vào nhau, thầy thuốc khuỵu gối xuống, đồng thời nâng bệnh nhân nằm ngửa. Lúc này, bệnh nhân để chân khỏi mặt đất, ngửa đầu ra sau, lưng dưới duỗi ra.
(2) Bác sĩ ấn hông của ḿnh vào thắt lưng của bệnh nhân, đồng thời lắc nhẹ sang trái và phải để thư giăn hoàn toàn thắt lưng và lưng của bệnh nhân.
(3) Khi bệnh nhân ở trạng thái thư giăn, bác sĩ nhanh chóng duỗi thẳng đầu gối và duỗi thẳng hông, làm cho cột sống thắt lưng của bệnh nhân đột ngột duỗi ra sau, sau đó lắc nhẹ để bệnh nhân thư giăn trở lại.
Trong quá tŕnh điều trị đâu lưng, trọng lượng của chính bệnh nhân đóng vai tṛ là lực kéo lên cột sống thắt lưng, giúp thư giăn các cơ thắt lưng và mở rộng không gian đĩa đệm, có lợi cho việc phục hồi khớp sau và co lại các phần lồi ra khi đột ngột duỗi thẳng lưng. Nhưng đối với những bệnh nhân có thể trọng khá lớn, các bác sĩ nên ước tính đầy đủ liệu họ có đủ sức để thực hiện thành công phương pháp chống đâu lưng lại hay không và không nên miễn cưỡng thực hành thao tác này.
Đi cà kheo chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Đi trên lưng bệnh nhân là phương pháp xoa bóp dùng chân giẫm lên một bộ phận nào đó của người bệnh để trị bệnh. Do nhiều nguyên nhân, phương pháp này hiện nay thường chỉ được sử dụng cho các bệnh về thắt lưng, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Khi bước giẫm lên phần eo phần eo người bệnh nằm sấp, kê một vài chiếc gối ở ngực và đùi và để trống phần eo. Bác sĩ dùng hai tay chống lên tay vịn đặt sẵn để có thể điều chỉnh trọng lượng cơ thể và kiểm soát lực khi bước lên. Khi giẫm lên người bệnh, đạp bàn chân lên eo người bệnh nhưng các ngón chân không rời khỏi thắt lưng. Cường độ và phạm vi của bước nên được tăng dần, đồng thời, bệnh nhân nên được hướng dẫn theo bước lên xuống để hít vào và thở ra bằng miệng, không được thở sai nhịp bước chân. Nên giẫm và ấn nhiều lần mà bệnh nhân có thể chịu được, thường là từ 10 đến 20 lần.
Phương pháp này có thể làm giăn gân cốt, hoạt huyết thông kinh, giảm co thắt, giảm đau, nhưng v́ tính kích thích mạnh nên thường chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có thân h́nh cường tráng. Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà chẩn đoán không rơ ràng hoặc kèm theo loăng xương th́ không nên áp dụng phương pháp này. Ngoài ra, bệnh nhân không nên để quá no trước khi thực hiện, thông thường nên thực hiện sau khi ăn khoảng 2 giờ.
Áp dụng thao tác xoa bóp gây tê chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như thế nào?
Thao tác xoa bóp gây tê trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bắt đầu từ những năm 1960. Đây là liệu pháp mới kết hợp giữa thao tác xoa bóp truyền thống với gây tê y học hiện đại. Khi được gây tê, các cơ của bệnh nhân được thả lỏng hoàn toàn, có thể chịu được nhiều lực tác động hoặc các thao tác trên biện độ rộng, góp phần đạt được mục đích điều trị.
Các phương pháp gây tê được sử dụng phổ biến nhất để xoa bóp dưới gây tê là gây tê tĩnh mạch hoặc gây tê ngoài màng cứng. Sau khi gây tê thành công, ngoài việc sử dụng các kỹ thuật chung để thư giăn thắt lưng và chân, các kỹ thuật này có thể được tăng cường để chống lại lực kéo, dưới gây tê, có thể thực hiện các kỹ thuật như phương pháp kéo xiên và phương pháp rung eo, và “Trực thoái đài cao” (直腿抬高) nâng cao thẳng chân, chuyển động của các chi dưới có thể được tối đa hóa.
Khi gây tê, cảm giác đau của bệnh nhân biến mất, một mặt có lợi cho liệu pháp xoa bóp, mặt khác đ̣i hỏi bác sĩ phải nắm vững mức độ thao tác để tránh mạnh tay gây thương tích. Sau khi điều trị, bệnh nhân nên được điều dưỡng theo thường quy điều dưỡng chung sau khi gây mê, và phải tuyệt đối nằm trên giường trong một tuần sau khi thi hành thủ thuật, sau đó dần dần bắt đầu các hoạt động dưới sự bảo vệ của ṿng eo.
Xoa bóp chân có điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được không?
Massage chân hay c̣n gọi là xoa bóp vùng phản xạ của bàn chân, nhằm đạt mục đích chữa bệnh và pḥng bệnh bằng cách áp dụng các kỹ thuật xoa bóp vào một số bộ phận của bàn chân. Liệu pháp này đă có lịch sử lâu đời, ngay từ {Hoàng đế nội kinh} đă có ghi chép rằng “Án khiêu” (按跷) có thể chữa khỏi bệnh đau khớp. Trong thời hiện đại, nhiều bác sĩ trong và ngoài nước đă quan tâm đến massage chân và nghiên cứu nó để làm cho nó trở nên có hệ thống và hoàn thiện hơn.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng gót chân là “Tinh khí chi căn” (精气之根) là Căn bản của tinh khí. Các kinh mạch tam dương và tam âm của bàn chân nối liền tạng phủ và đi xuống ḷng bàn chân, bằng cách xoa bóp và kích thích các huyệt đạo trên bàn chân, có thể vận dụng công năng dẫn truyền của các kinh mạch để điều ḥa tạng phủ, khí huyết, cân bằng âm dương của cơ thể, và đạt được mục đích điều trị. Nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng bàn chân có các vùng phản xạ của các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể con người, và các vùng phản xạ có thể phản ánh các tổn thương của các cơ quan hoặc bộ phận liên quan, và xoa bóp có thể kích thích các vùng phản xạ này để điều chỉnh các cơ quan bị bệnh cho phù hợp, tăng cường chức năng miễn dịch và ứng phó với bệnh tật. Do đó, chỉ cần kích thích các huyệt hoặc vùng phản xạ tương ứng trên bàn chân, nó có thể phát huy tác dụng nhất định trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Do cách phân chia vùng phản xạ bàn chân được công nhận hiện nay về cơ bản phù hợp với lư thuyết kinh lạc và huyệt truyền thống nên khi điều trị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng, vùng thận, vùng niệu quản, vùng bàng quang và vùng thắt lưng có thể được xoa bóp từng vùng trong ba lần theo phương pháp bản đồ vùng phản xạ bàn chân.Lặp đi lặp lại, mỗi lần khoảng 10 phút, ngày 1 lần. Sau điều trị bệnh nhân cần đảm bảo lượng nước uống nhất định.
Xoa bóp chân an toàn, đơn giản, dễ học và dễ nắm bắt, người bệnh sẵn sàng tiếp nhận liệu pháp này, đồng thời cũng có thể tự học và tự sử dụng, tự thực hiện điều trị trong thời gian bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thuyên giảm. Nếu bệnh nhân có thể trạng không tốt hoặc có máu trong phân th́ không nên điều trị bằng phương pháp này.
Thủ pháp Massage điều trị chứng thoát vị cột sống thắt lưng có thể sử dụng giới chất nào?
Giới chất xoa bóp đề cập đến chất được áp dụng trên vị trí thao tác xoa bóp. Có hai mục đích chính của việc áp dụng giới chất: Một là sử dụng tác dụng bôi trơn của nó để bảo vệ da và thao tác được thực hiện thuận lợi; Hai là hỗ trợ thao tác để phát huy tác dụng chữa bệnh của giới chất nhằm đạt được mục đích kết hợp của thuốc và thủ pháp.
Có nhiều loại dạng bào chế và thành phần thuốc của giới chất xoa bóp trị liệu, chẳng hạn như nước trái cây, rượu, nước, bột, dầu, thuốc mỡ, v.v., mỗi loại có những đặc điểm riêng. Khi điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể chọn sữa xoa bóp hoặc dầu hoa rum chế thành thuốc, loại nào có tác dụng giăn gân cốt, hoạt huyết, tiêu sưng giảm đau, cũng có thể tùy theo thể trạng mà tự chế thuốc. Phương tiện thuốc tự điều chế thường sử dụng rượu hoặc thuốc mỡ để tăng cường tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và khai thông mạch lạc. Hai công thức được giới thiệu dưới đây để tham khảo:
1/ Cao Đương quy. Thành phần: Đương quy, Tế tân, Quế tâm, Thiên hùng, Bạch chỉ, Xuyên khung, Can khương, Ô đầu, Sinh địa, Đan sa, Tùng chi, Trư chi. Phép chế: : Cắt nhỏ các vị thuốc trên (ngoại trừ Tùng chi, Đan sa và Trư chi (mỡ lợn), dùng nước cốt của 500g Sinh địa ngâm các vị thuốc đă cắt nhỏ trong 1 đêm, ngày hôm sau cho vào 2500g mỡ lợn và 120g Tùng chi, dùng lửa nhỏ nấu thành cao đến khi có màu vàng, lọc bỏ bă thuốc, đựng vào đồ đựng bằng gốm sứ để dùng dần.
2/ Thông tí tửu. Thành phần: Hồng hoa, Đương quy, Một dược đều 9g, Khương, Độc hoạt 12g, Quất chi 18g, Xuyên tiêu, Kinh giới, Pḥng phong đều 9g, Thân cân thảo, Thấu cốt thảo, Hải đồng b́ đều 12g, chế Mă tiền tử 9g, Ngô công 6 con, Tùng tiết 15g. Phép chế dùng 1,5 lít rượu trắng ngâm thuốc hoặc nấu lấy nước thuốc để sử dụng.
Đông dược điều trị chứng Thoát vị đĩa đệm loại h́nh khí trệ huyết ứ như thế nào?
Chứng trạng chủ yếu của Thoát vị đĩa đệm loại h́nh đau lưng khí trệ huyết ứ chính là đau khó chịu ở vùng eo lưng đồng thời đau phóng xạ xuống chi dưới, đau có điểm cố định và khi ấn nắn th́ tăng nặng, Chất lưỡi tím tối, mạch sáp hoặc huyền sác.
Trị pháp: Hoạt huyết hoá ứ, hành khí chỉ thống.
Xử phương: Thang Thân thống trục ứ gia vị: Đương quy vĩ 15g, chế Nhũ hương 9g, chế Một dược 9g, Ngũ linh chi, Xuyên khung, Đào nhân, Hương phụ, Ngưu tất, Địa long, Kê huyết đằng, Khương hoạt đều 9g, Hồng hoa, Cam thảo đều 6g. Trong phương trọng dụng các vị thuốc hoạt huyết hoá ứ như Quy vĩ, Đào nhân, Hồng hoa, các vị thuốc phụ trợ hoạt huyết lư khí như Nhũ hương, Một dược Hương phụ và các thuốc thông mạch lạc giảm đau như Địa long, Khương hoạt. Nếu chứng trạng khí trệ rơi rệt, có thể gia Chỉ xác, Sa nhân.
Đông dược điều trị chứng Thoát vị đĩa đệm loại h́nh phong hàn thấp như thế nào?
Chủ chứng của thoát vị đĩa đệm loại h́nh phong hàn thấp là phần eo và chân đau nặng nề ê ẩm, khó khăn khi xoay người lại, bệnh t́nh ngày càng trầm trọng, gặp trời âm u trở nặng, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng nhầy, mạch trầm hoăn.
Trị pháp: Khứ phong tán hàn, hoá thấp trừ tê
Xử phương: Có thể dùng thang Tuyên tí: Pḥng phong 15g, Quế chi 15g, chế Xuyên ô 3g, chế Thảo ô 3g, Lạc thạch đằng 15g, Đương quy 15g, Thương truật 12g, Ư rĩ 12g, Độc hoạt 9g, Kư sinh 9g. Đây là phương thang kinh nghiệm của Phúc Châu Lâm Thị (Lâm Như Cao), trong phương trọng dụng một lượng lớn thuốc khứ phong trừ thấp, tán hàn giảm đau, với trường hợp phong thắng tái gia Tần giao, Khương hoạt, đối với trường hợp thấp thiên thắng nên gia Mộc qua, Pḥng kỷ, chứng hàn thắng gia Can khương, chế Phụ tử, nếu phong hàn thấp kèm theo huyết ứ th́ nên ra chế Nhũ hương, Một dược, Đào nhân, Hồng hoa… (những thang thuốc có Xuyên, Thảo ô khi sắc thuốc nên điều chỉnh sao cho nước sắc lần thứ nhất, các vị thuốc được nấu trong nước sôi khoảng thời gian là 1h30 phút, lâu hơn càng tốt, để tránh tác dụng phụ của Xuyên Thảo ô, phải làm đúng điều này để tránh nguy hiểm cho bệnh nhân)
Đông dược điều trị chứng Thoát vị đĩa đệm loại h́nh thận hư đau lưng như thế nào?
Chủ chứng của thoát vị đĩa đệm loại h́nh thận hư đau lưng là eo lưng chân đau mỏi ê ẩm, đau liên miên lâu ngày. V́ đau lưng do thận hư yếu phần lớn là bệnh đă lâu hoặc là bệnh ở người cao tuổi, ngoại trừ thận hư đau lưng ở người cao tuổi, ngoại trừ do thận hư, thường kèm theo chứng trạng khí huyết hoặc đàm thấp ứ trở, nên khi điều trị nên ôn dương ích khí. Bổ thận điền tinh kèm theo hoạt huyết khai thông lạc mạch, có thể tuyển dụng thang Dương hoà gia vị:
Thục địa 30g, Lộc giác sương 10g, Thổ miết trùng 10g, Pháo khương thán 6g, Nhục quế 6g, Ma hoàng 4g, Hoàng kỳ 20g. Bạch giới tử 8g, Ngô công 1 con, Cam thảo 6g. Trong phương có Thục địa, Lộc giác sương bổ thận điền tinh, Nhục quế, Hoàng kỳ ôn dương ích khí, Ma hoàng, Bạch giới tử khứ đàm trừ thấp, Ngô công khứ phong thông lạc, nếu đau kịch liệt có thể chế Nhũ hương, Một dược, Tục đoạn, thận hư rơ rệt có thể gia Đỗ trọng, Cẩu tích, Kư sinh.
Điều trị chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc đắp ngoài như thế nào?
Điều trị bên ngoài bằng thuốc đắp là một trong những phương pháp điều trị truyền thống của y học Trung Quốc. Ngay từ thời {Nội kinh}, các phương pháp điều trị bên ngoài khác nhau như đắp, chườm thuốc, xông hơi và tẩy rửa đă được ghi lại. Trong khoa xương chỉnh h́nh, liệu pháp bên ngoài được sử dụng rộng răi hơn.
Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ngoài việc dùng thuốc sắc và thuốc uống theo nguyên tắc biện chứng luận trị, các bài thuốc Đông y điều trị bên ngoài cũng có thể được sử dụng để điều trị tại chỗ. Người ta đă chứng minh lâm sàng rằng việc áp dụng y học cổ truyền Trung Quốc để thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ ứ huyết, thư giăn gân cốt và giảm đau ở thắt lưng là rất hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng. Để thuận tiện cho việc sử dụng, nhiều loại thuốc truyền thống của Trung Quốc dùng ngoài đă được chế biến thành cao dán, cồn, dầu …, chẳng hạn như thuốc Chính cốt thuỷ, thuốc mỡ cao Chính thống, Xạ hương tráng cốt cao, Tức thương lạc… Bệnh nhân có thể sử dụng chúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trung dược li tử của y học cổ truyền Trung Quốc kết hợp với vật lư trị liệu thực sự là một phần mở rộng của phương pháp điều trị bên ngoài của y học cổ truyền Trung Quốc.
Ly Trường Xuân | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-07 00:59:48 | Chú ư nấu trước các vị thuốc như chế Xuyên ô, chế Thảo ô trong nước sôi từ 1h30'~3h để giảm độc tố và tác dụng phụ . | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-07 14:10:09 | VIÊM CHU VI VAI
Tham khảo tư liệu
Viêm chu vi vai là ǵ?
Viêm chu vi vai là các tổ chức mềm ở vai như cơ bắp, cơ gân, hoạt nang (túi trơn), nang khớp cải biến thoái hoá, dẫn đến phản ứng viêm chứng rộng khắp. Bệnh này có đặc trưng chủ yếu là mạn tính đau khớp và hoạt động bị hạn chế, bệnh thường phát ở tuổi trung niên (khoảng 40 tuổi trở lên). Nữ giới nhiều hơn nam giới, vai trái nhiều hơn vai phải, ít khi phát bệnh cả hai bên vai. Biểu hiện của thời kỳ đầu chủ yếu là đau, hoặc đau nhẹ hoặc chỉ có cảm giác không thoải mái và có cảm giác vai bị bó lại; Tiếp theo cơn đau vai dần dần tăng nặng, đau nhiều về ban đêm, thường ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoạt động của vai cũng dần dần bị hạn chế; Cuối cùng h́nh thành “ Đỗng kết trạng thái” (冻结状态)Trạng thái đóng băng. Bệnh này thuộc “Chứng tí” của Trung y, c̣n gọi là Ngũ thập kiên, lậu kiên phong, kiên ngưng chứng, đỗng kết kiên.
Nhận thức của Trung y đối với viêm chu vi vai như thế nào?
Trung y cho rằng, con người khi qua tuổi trung niên, khí huyết hư nhược, doanh vệ không điều hoà, nên dương khí suy yếu, Chính khi đang suy dần, tạng can và thận không c̣n đầy đủ, cân mạch cơ bắp không được nuôi dưỡng đầy đủ, bị phong hàn thấp từ bên ngoài xâm nhập, dễ khiến khí huyết ngưng trệ, dương khí không phân bố, mạch lạc không thông mà h́nh thành bệnh này.
1/ Chính khí suy: “Thất thất thận khí suy” (七七肾气衰) bảy nhân bảy là 49 thận khí suy, con người khoảng 50 tuổi, tinh khí can thận bắt đầu suy thoái, hoặc làm việc hoặc an nhàn quá độ, hoặc thân thể hư nhược sau khi bị bệnh, khí huyết không đủ, cân mạch không được nuôi dưỡng, lâu ngày cân mạch co cứng, doanh vệ không điều hoà. 《Trung tàng kinh ᵒ Ngũ tí》 viết: Thận khí nội tiêu….. tinh khí nhật suy, tắc tà khí vọng nhập” (肾气内消……精气日衰,则邪气妄入) Thận khí khí bên trong tiêu dần…. Tinh khí suy giảm từng ngày nên tà khí xâm nhập. Thời Tống Vương Hoài Ẩn viết trong 《Thái b́nh thánh huệ phương》 : “Phu lao quyện chi nhân, biểu lư đa hư, huyết khi suy nhược, tấu lư sơ tiết, phong tà dị xâm…..Tuỳ kỳ sở cảm, nhi chúng tí sinh yên” (夫劳倦之人,表里多虚,血气衰弱,腠理疏泄, 风邪易侵……随其所惑,而众痹生焉) Người làm việc quá độ mỏi mệt, biểu lư hư tổn nhiều, huyết khí suy nhược, tấu lư (thớ thịt) lỏng lẻo, phong tà dễ xâm nhập, tuỳ theo loại cảm thụ mà sinh ra các chứng đau tê. Y gia hiện đại Lưu Độ Châu viết trong {Kim quỹ yếu lược thuyên giải, huyết tí hư lao bệnh mạch chứng tính trị}: “Phàm tôn vinh chi nhân, tắc dưỡng tôn xử ưu, hảo dật ố lao, đa thực ph́ cam, nhi cơ nhục phong thịnh, bất sự lao động tắc cân cốt thuư nhược, dĩ chí can thận hư nhược …..dương khí hư, huyết hành không thông sướng, gặp khi mỏi mệt xuất hăn (mồ hôi), thể khí càng mỏi mệt, lúc này cộng thêm gặp gió, gió và huyết tương bác (đấu tranh), dương khí bị trở ngại, huyết hành không thư sướng.” (凡尊荣之人,则养尊处优,好逸恶劳,多食肥甘,而 肌肉丰盛,不事劳动则筋骨脆弱,以致肝肾虚弱……阳气虚,血行不畅,重因疲劳则汗出,体气愈疲**此时加被微风,遂得而干之,则风与血相搏,阳气痹阻,血 行不畅。) Tất cả những người có địa tôn quư đều nuông chiều bản thân, thích nhàn hạ ghét lao động, ăn nhiều chất béo ngọt, cơ bắp dồi dào, không làm việc th́ cơ xương yếu, dẫn đến gan thận hư nhược… Dương khí hư suy, khí huyết lưu thông kém, cộng thêm khi mệt mỏi ra mồ hôi, khí của cơ thể càng kém Lúc này cơ thể mệt mỏi tiếp xúc với gió dẫn đến phong và huyết tranh nhau, dương khí bị tắc nghẽn, và máu lưu thông không tốt.
2/ Tà khí xâm phạm từ bên ngoài: Ở nơi ẩm thấp, thường xuyên ở nơi mưa gió, ngủ để hở vai, đều có thể dẫn đến ngoại tà xâm phạm, hàn thấp lưu trệ ở cân mạch, huyết gặp lạnh th́ ngưng trệ, gân mạch co thắt nên đau, hàn thấp ngấm vào gân cơ xương khớp, làm cho khớp xương co duỗi không thuận lợi, Như Trương Tử Hoà thời Kim viết trong {Nho môn sự thân}: “Thử tật chi tác, đa tại tứ thời âm vũ chi thời, cập tam nguyệt cửu nguyệt, cố thảo khô thuỷ hàn như thậm, hoặc tần thuỷ chi địa, lao lực chi nhân, tân khổ thất độ, xúc mạo phong vũ, tầm xử triều thấp, tí ṭng ngoại nhập”(此疾之作,多在四时阴雨之时,及三月九月,太阴寒水用事之月,故草枯水寒如甚,或濒水之地,劳力之 人,辛苦失度,触冒风雨,寝处潮湿、痹从外入.)Bệnh này thường phát tác khi trời âm u mưa gió trong cả 4 mùa, và tháng 3 tháng chín là những tháng thái âm hàn thuỷ cỏ khô nước lạnh, hoặc ở nơi có nhiều nước, người lao lực, vất vả quá độ, tiếp xúc mưa gió, ngủ nơi ẩm thấp, là những cơ hội để bệnh xâm nhập). Lại như Chu Túc viết trong {Phổ tế phương}: “Thử bệnh cái nhân cửu toạ thấp địa, cập tăng kinh lănh xử thuỵ ngoạ nhi đắc” (此病盖因久坐湿地,及曾经冷处睡卧而得.) (Nguyên nhân bị bệnh là ở lâu nơi ẩm thấp, và ngủ ở nơi lạnh lẽo)
Nguyên nhân bệnh lư viêm chu vi vai theo tây y là ǵ?
1/ Nguyên nhân bệnh
Nguyên nhân bệnh hiện nay chưa hoàn toàn rơ ràng, nhưng căn cứ theo quan sát lâm sàng và những nghiên cứu thực nghiệm. Bệnh này có khả năng liên quan đến các nhân tố sau.
① Thoái hoá ở người lớn tuổi: Bệnh này thường gặp ở nữ giới tuổi trung lăo niên 40~50 tuổi, hiển nhiên có liên quan đến chứng thoái hoá ở người già.
② Xâm nhập của phong hàn thấp: Tương đương với tiền sử phát bệnh của một bộ phận phát bệnh trước đó, như ở nơi ẩm thấp, thân thể bị gió mưa, ngủ để lộ vai…cho thấy phong hàn thấp là nguyên nhân hàng đầu từ bên ngoài xâm phạm gây ra bệnh viêm chu vi vai.
③ Giảm hoạt động của vai : Đặc điểm lâm sàng của bệnh, thường gặp hoạt động của vai giảm dần ở bệnh nhân nữ tuổi trung niên, mà tần suất phát bệnh ở vai trái nhiều hơn vai phải, tần suất phát bệnh ở người làm việc đầu óc nhiều hơn những người lao động chân tay, hoặc có các nguyên nhân khác (tay bị gẫy các tổ chức mềm bị tổn thương) sau khi khiến hoạt động của vai giảm, thường có thể kế phát viêm chu vi vai, những đặc điểm này đều gợi ư cho thấy việc giảm thiểu hoạt động của vai có liên quan đến bệnh này.
2/ Bệnh lư
① Các mô ở vai, chẳng hạn như sụn khớp, hoạt nang, bao gân và gân dài ở đầu bắp tay, có thể cho thấy các mức độ thay đổi thoái hóa khác nhau.
② Viêm vô trùng xảy ra ở bao khớp và các mô mềm xung quanh. Các chất trung gian gây viêm được giải phóng trong quá tŕnh viêm gây ra các thay đổi huyết động học và tiết dịch. Cuối cùng gây ra hiện tượng co cứng khớp, h́nh thành nên cái gọi là “ Kiên ngưng” (肩凝) vai ngưng trệ, hiện nay người ta coi viêm bao gân đầu dài bắp tay là một trong những diễn biến bệnh lư hàng đầu của bệnh.
Biểu hiện lâm sàng của viêm chu vi vai là ǵ?
1/ Đau vai: Sơ khởi vai đau từng trận, đa số là phát tác mạn tính, sau đó đau tăng dần hoặc đau đột ngột, đau như dao cắt, đau có tính liên tục, đau khi thời tiết thay đổi hoặc sau khi làm việc mệt mỏi, thường khiến đau đớn tăng nặng, đau có thể lan đến cổ gáy hoặc cánh tay đặc biệt là khuỷu tay, Khi vai vô t́nh bị va đập hoặc bị kéo, nó thường có thể gây đau dữ dội như bị rách cơ, một đặc điểm lớn khác của bệnh là ban đêm đau nhiều hơn ban ngày, đa số bệnh nhân đều kể rằng sau nửa đêm thường do đau mà tỉnh giấc và sau đó không ngủ lại được, nhất là không thể nằm nghiêng về phía vai bị đau, t́nh huống này càng rơ rệt hơn nếu bệnh do khí huyết hư gây ra; Nếu nguyên nhân bệnh do bị lạnh, th́ bệnh nhân đặc biệt mẫn cảm với biến hoá của khí hậu.
2/ Hoạt động của khớp vai bị hạn chế: Các hướng hoạt động của khớp vai đều bị hạn chế, giang tay, đưa tay lên cao, xoay ra ngoài hay vào trong càng rơ rệt tuỳ theo t́nh trạng tiến triển của bệnh, do không sử dụng lâu ngày gây dính bao khớp và mô mềm quanh vai, sức cơ suy giảm dần, cộng với sự cố định của dây chằng khớp vai ở vị trí xoay trong bị rút ngắn và các yếu tố khác, hạn chế vận động chủ động và thụ động của khớp vai theo mọi hướng. Hiện tượng “Giang kiên” (扛肩) là khi người bệnh co khuỷu tay lại th́ không thể chạm đến vai cùng bên, điển h́nh xảy ra trong quá tŕnh thoái hóa khớp, đặc biệt là các động tác như chải đầu, mặc quần áo, rửa mặt, chống nạnh rất khó thực hiện, trường hợp nặng c̣n có thể ảnh hưởng đến chức năng khớp khuỷu tay. Đặc biệt không thể hoàn thành động tác ngoái tay ra phía sau rồi gập khuỷu tay.
3/ Sợ lạnh : Bên vai bị viêm sợ lạnh, không ít bệnh nhân dùng bông để bao vai, tức là dù trong mùa hè, vùng vai cũng phải tránh gió.
4/Ấn đau: Hầu hết bệnh nhân có thể cảm thấy các điểm đau rơ ràng xung quanh khớp vai, hầu hết là ở rănh gân đầu dài của cơ nhị đầu cánh tay. Bao hoạt dịch dưới mỏm cùng, Coracoid, điểm bám trên gai, v.v., đặc biệt là rănh gân đầu dài của gân cơ nhị đầu, một số ít có điểm đau ở mô mềm quanh vai, số ít không có điểm đau.⑸Cơ bị co cứng và teo nhỏ: Cơ tam giác, cơ cương thượng là những cơ ở chung quanh vai thời kỳ đầu có thể xuất hiện co rút, thời kỳ cuối có thể phát sinh theo cơ phế dụng (tàn phế không sử dụng được) xuất hiện đỉnh vai gồ lên, giơ tay cao bất tiện, ṿng tay ra phía sau không thuận lợi là những chứng trạng điển h́nh, lúc này chứng trạng đau đớn lại giảm nhẹ.
⑹ Kiểm tra bằng X quang và hoá nghiệm: Chụp ảnh thông thường, phần lớn đều thấy b́nh thường, thời kỳ cuối một bộ phận bệnh nhân thường thấy loăng xương, nhưng không thấy xương bị phá hoại, có thể thấy ở đầu vai âm ảnh vôi hoá, kiểm tra trong pḥng thực nghiệm phần lớn thấy b́nh thường.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm chu vi vai có các điểm sau:
⑴ Trung lăo niên tuổi từ 40~50 tuổi trở lên, thường có tiền sử bệnh phong hàn thấp hoặc ngoại thương.
⑵ Đau vai và đau khi hoạt động, đau ban đêm nhiều hơn, có thể đau phóng xạ đến tay, nhưng không có cảm giác dị thường.
⑶ Hoạt động của khớp vai nhất là giơ tay cao, giang tay, xoay vào trong xoay ra ngoài đều bị hạn chế.
⑷ Chu vi vai ấn đau, đặc biệt ở răng cơ hai đầu dài.
⑸ Cơ vai bị co rút hoặc teo nhỏ.
⑹ Kiểm tra bằng X quang thường không phát hiện dị thường.
Chẩn đoán phân biệt viêm chu vi vai và các bệnh khác
1/ Lao khớp vai: ①Thường kèm theo bệnh lao phổi. ② Kèm theo các chứng trạng toàn thân như sốt nhẹ, sút cân. ③ Thường phát ở người trưởng thành, cũng có thể phát ở mọi lứa tuổi. ④ Độ lắng máu nhanh có thể đạt 50mm/h trở lên. ⑤ X quang cho thấy loăng xương rơ rệt, h́nh thành xương bị phá hoại và hoại tử, thậm chí xuất hiện khớp vai bị bán thoát vị (bong khớp).
⑵ Chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: ① Phát tác cấp tính. ② Đau kích liệt chủ yếu có tính chất đau thần kinh căn, tức là đau men theo khu phân bố thần kinh phóng xạ đến cánh tay và bàn tay, đồng thời kèm theo lực cơ cải biến. ③ Hoạt động của cổ bị hạn chế mà hoạt động của vai b́nh thường.
⑶ Bướu xương: ① Bướu xương nguyên phát thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, bệnh nhân tuổi già thường là ung thư di căn, nên chứng trạng toàn thân rơ rệt. ②Kiểm tra máu thường là dương tính. ③ X quang giám định phân biệt.
⑷ Tổn thương trục vai: Bệnh phát ở thanh tráng niên, có tiền sử ngoại thương rơ rệt, khớp vai hoạt động thụ động b́nh thường.
Trung y biện chứng luận trị viêm chu vi vai như thế nào?
Lâm sàng đông y chia viêm chu vi vai thành 4 loại h́nh sau:
1/ Phong hàn xâm nhập
Chủ chứng: Vai đau khá nhẹ, bệnh tŕnh ngắn, đau giới hạn cục bộ, đau âm ỉ, đau ngầm ngầm, hoặc có cảm giác tê, không ảnh hưởng hoạt động của chi trên, lạnh cục bộ, chườm nóng hoặc xoa nắn th́ cảm giác đau giảm, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoặc khẩn, thường thuộc viêm chu vi vai thời kỳ đầu.
Phân tích chủ chứng: Người thân thể hư yếu, vệ dương của cơ thể không kiên cố, cộng thêm khi xuất mồ hôi gặp gió, phong hàn nhân lúc cơ thể hư yếu xâm nhập da thịt kinh lạc, bệnh gây trở ngại vùng vai, khiến cho khí huyết của vai vận hành bất lợi, không thông nên đau, nên xuất hiện đau nhức, cục bộ vai bị lạnh, v́ bệnh tŕnh ngắn, phong hàn chỉ xâm phạm phần ngoài, nên đau tương đối nhẹ, Rêu lưỡi trắng mạch phù hoặc khẩn đều là đặc trưng của bệnh tại cơ biểu (bên ngoài).
Trị pháp: Khứ phong tán hàn, thông lạc chỉ thống.
Xử phương Quyên tí thang gia giảm.
Khương hoạt 10g, Độc hoạt 10g, Quế chi 10g, Tần giao 10g, Hải phong đằng 10g, Tang chi 10g, Đương quy 10g, Xuyên khung 10g, Mộc hương 10g, Nhũ hương 10g, Cam thảo 6g.
Phương giải: Trong phương có Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi, Tần giao, Hải phong đằng, Tang chi có tác dụng khứ phong tán hàn, hoá thấp thông lạc; Phối với Đương quy, Xuyên khung, Mộc hương, Nhũ hương hoạt huyết lư khí, hợp lại có thể giảm đau; Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Tất cả các vị thuốc cộng lại có công dụng khứ phong tán hàn, thông lạc giảm đau. Bệnh thiên về hàn chứng gia Chế Xuyên ô (sắc trước 1 giờ) Tế tân; Thiên về phong, trọng dụng Khương hoạt, tái gia Pḥng phong.
2/ Hàn thấp ngưng trệ
Chủ chứng: Vai và gân cơ chung quanh đau kịch liệt và đau phóng xạ ra xa, ngày nhẹ đêm nặng, bệnh tŕnh khá dài, v́ đau nên không thể nâng vai. Vai có cảm giác lạnh, tê, nặng nề, sợ lạnh, chườm nóng chứng trạng giảm chút ít. Lưỡi nhạt và to, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt.
Phân tích chủ chứng: Tuổi già can thận suy yếu, lực đề kháng kém, hoặc v́ gặp mưa lội nước, ngủ không đủ, bệnh tà hàn thấp bên ngoài xâm nhập, ngưng đọng cục bộ, lâu ngày kết lại ở trong, khiến cho kinh mạch bị bế tắc trở ngại, xuất hiện đau nhức tê dại cục bộ; Hàn ngưng trệ là bệnh tà thực chứng nên đau kịch liệt, sợ lạnh; Tính của thấp là nặng nề, nên có cảm giác trầm trọng, chườm nóng đau giảm. Chất lưỡi nhạt và to, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt đều là biểu hiện của hàn thấp.
Trị pháp: Tán hàn trừ thấp, hoá ứ thông lạc.
Xử phương Ô đầu thang gia giảm.
Ma hoàng 10g, chế Xuyên ô 12g (sắc trước 1h 30’), Bạch thược 15g, Hoàng kỳ 30g, Toàn trùng 12g, Khương hoạt 12g, Tế tân 6g, Cam thảo 6g.
Phương giải: Trong phương có Xuyên ô, Khương hoạt, Tế tân, Toàn trùng ôn kinh tán hàn, trừ thấp thông lạc giảm đau; Dùng Ma hoàng tán ngoại hàn biểu thấp; Thược dược, Cam thảo hoăn cấp thư cân (hoăn cấp: Hoà hoăn sự cấp bách); Hoàng kỳ ích khí cố biểu, đồng thời hoà hoăn tính mănh liệt của Ma hoàng, Ô đầu, đề pḥng chính khí bị tổn thương. Các vị thuốc phối ngẫu, khiến cho bệnh tà hàn thấp theo mồ hôi (vi hăn=ít mồ hôi) mà được giải trừ, trừ khứ mà không tổn thương chính khí, đạt được công dụng ôn kinh tán hàn, khứ thấp trị đau. Lưu ư vị Ô đầu phải nấu trước trong nước sôi ít nhất là 1h30’, sau đó sẽ sắc chung với các vị thuốc để tránh tác dụng phụ.
3/ Ứ huyết trở ngại lạc mạch
Chủ chứng: Sau khi bị ngoại thương hoặc bệnh lâu ngày đau vai, có điểm đau, đau kịch liệt cục bộ, đau dạng châm thích (đau nhói), không thích ấn nắn, hoạt động của vai bị hạn chế. Hoặc cục bộ sưng trướng, sắc da tím tối, chất lưỡi tím tối, mạch huyền sáp.
Phân tích chủ chứng: Nội thương tổn hại bên trong, cục bộ kinh lạc bị tổn thương, khí huyết nghịch loạn; Hoặc đau lâu ngày ảnh hưởng lạc mạch, huyết mạch ứ trệ trở ngại, nên cục bộ đau kịch liệt, đau dạng châm thích (nhói) mà cố định, không thích ấn nắn, hoặc sưng trướng. Sắc da và chất lưỡi tím tối, mạch huyền sáp đều là biểu hiện của ứ huyết.
Trị pháp: Hoạt huyết hoá ứ, thông lạc chỉ thống.
Xử phương: Hoạt lạc hiệu linh đan với Đào hồng tứ vật thang hợp tính gia giảm.
Đương quy 15g, Đan sâm 15g, Sinh Nhũ Một đều 15g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, Thục địa 10g, Xuyên khung 10g, Quế chi 10g, Bạch thược 10g, Kê huyết đằng 15g, Tang chi 20g.
Phương giải: Trong phương có Đương quy, Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung hoạt huyết khứ ứ giảm đau, Thục địa phối Đương quy để dưỡng huyết; Bạch thược dưỡng huyết giảm đau, Nhũ hương, Một dược hoạt huyết hành khí giảm đau; Dùng Quế chi, Tang chi, Kê huyết đằng khứ phong thông lạc. Tất cả các vị thuốc phối hợp có hiệu quả hoạt huyết khứ ứ, thông lạc mạch giảm đau.
4/ Khí huyết suy hư
Chủ chứng: Vai đau ê ẩm tê dại, chi thể mềm yếu không có lực, da thịt không tươi nhuận, tinh thần mỏi mệt yếu sức, hoặc cục bộ cơ nhục co quắp, đầu vai nhô lên, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.
Phân tích chủ chứng: Bệnh lâu ngày thân thể hư nhược, khí huyết suy hư, bệnh tà bên ngoài thừa cơ hội thân thể hư yếu mà xâm nhập, gây trở ngại kinh lạc, cục bộ cân lạc không được nuôi dưỡng, nên vai đau ê ẩm tê dại, chân tay mềm yếu không có lực, da thịt không tươi nhuận, cơ bắp co quắp, tinh thần mỏi mệt yếu sức. Chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực đều là biểu hiện của khí huyết hư nhược.
Trị pháp: Ích khí dưỡng huyết, khứ phong thông lạc
Xử phương: Tần Quế tứ vật thang, hoặc dùng phương này gia vị để điều trị.
Tần giao 12g, Quế chi 12g, Đương quy 12g, Xuyên khung 10g, Bạch thược 12g, Sinh địa 12g, Hoàng kỳ 15g. Hàn nặng gia Khương hoạt, Độc hoạt, Phụ tử; Thấp nặng gia Dĩ mễ, Hải đồng b́; Gân co thắt không thuận lợi gia Mộc qua, Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng; Đau nhiều gia Toàn trùng.
Phương giải: Trong phương có Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa, Bạch thược dưỡng huyết mềm gân, với Tần giao khứ phong tán hàn, với Quế chi, Hoàng kỳ ích khí ôn kinh, thông lạc tán hàn, Tất cả các vị thuốc có hiệu quả Ích khí dưỡng huyết, khai thông kinh mạch tán hàn.
Các loại thành dược trị chứng viêm chu vi vai:
1/ Côn Minh Sơn Hải Đường phiến
Có tác dụng thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm giảm đau
Chủ trị; Đau gân xương, phong thấp hàn tí, tê dại, viêm chu vai vai thời kỳ đầu
Sử dụng: Uống mỗi lần 2~3 phiến, mỗi ngày 3 lần.
2/ Phong thấp hàn thống phiến
Thành phần: Xem ở chương viêm khớp dạng thấp.
Công hiệu: Khứ phong tán hàn, lợi thấp thông lạc, phù chính cố bản.
Chủ trị: Các kỳ viêm chu vi vai.
Dụng pháp: Uống một lần 6 phiến, ngày 2,3 lần.
3/ Phong thống an giao nang
Thành phần:Phong kỷ, Mộc qua, Quế chi, Thạch cao sống, Khương hoàng, Hải đồng b́, Nhẫn đông đằng (Kim ngân đằng), Liên kiều, Thông thảo, Hoàng bá.
Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp, Hoạt huyết thông lạc.
Chủ trị: Viêm chu vi vai thời kỳ đầu và giữa có hiện tượng nhiệt.
Dụng pháp: Mỗi lần uống 4,5 viên, mỗi ngày 3 lần.
4/ Tí khổ năi đ́nh phiến
Thành phần: Chế xuyên ô, chế Thảo ô, chế Nhũ, Một, chế Mă tiền tử, hoài Sinh địa, Ư rĩ nhân.
Công hiệu: Khứ phong tán hàn, hoạt huyết hoá ứ, thư cân thông lạc.
Chủ trị: Các kỳ viêm chu vi vai.
Dụng pháp: Mỗi lần uống 5~7 phiến, mỗi ngày 4 lần, uống liên tiếp 3 tháng là một liệu tŕnh.
5/ Tí long thanh an phiến
Thành phần: Tỳ giải, hoài Sinh địa, chế Mă tiền, chế Nhũ hương, chế Một dược, Ư rĩ nhân.
Công hiệu: Trừ thấp tiêu phù thũng, hoạt huyết hoá ứ, thư cân hoạt lạc.
Chủ trị: Các thời kỳ viêm chu vi vai có hiện tượng nhiệt.
Dụng pháp: Mỗi lần uống 5~7 phiến, mỗi ngày 4 lần, uống liên tiếp 3 tháng là một liệu tŕnh.
Các phương kinh nghiệm điều trị bệnh viêm chu vi vai:
1/ Thang Xuyên Khương hoạt
Thành phần: Khương hoạt, Tần giao, Hải phong đằng, Mộc qua, Ngũ gia b́, Xuyên đoạn, Pḥng phong, Tế tân, Đan sâm, Tang chi.
Công hiệu: Khứ phong tán hàn, thư cân thông lạc.
Chủ trị: Viêm chu vi vai thời kỳ đầu.
Dụng pháp: Sắc uống, ngày 1 thang.
2/ Thang Tứ vật gia vị
Thành phần: Thục địa, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Quế chi, Sinh khương, Cam thảo.
Công hiệu: Dưỡng huyết hoạt huyết, ôn kin tán hàn.
Chủ trị: Viêm chu vi vai các thời kỳ,
Dụng pháp: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
3/ Phương Hoá đàm hành khí
Thành phần: Phục linh 5g, Khương Bán hạ 12g, Chỉ xác 10g, Phong hoá tiêu 6g, Bạch truật 12g, Bạch giới tử 12g, Khương hoàng 10g, Tang chi 12g, Sinh khương 8g
Công hiệu: Hoá đàm hành khí, thư cân chỉ thống.
Chủ trị: Viêm chu vi vai loại h́nh thấp gây trở ngại mạch lạc.
Dụng pháp: Sắc uống, ngày 1 thang.
4/ Thang Ngọc trúc
Thành phần: Ngọc trúc 30g, Kư sinh 30g, Lộc hàm thảo 15g, Bạch truật 15g, Phục linh 15g, Ngưu tất 15g, Bạch thược 15g, Cam thảo chích 9g.
Công hiệu: Kiện tỳ trừ thấp, Bổ thận thông lạc.
Chủ trị: Viêm chu vi vai, một cánh tay hoặc 2 cánh tay bị đau, không thể giơ cao hoặc vận động không linh hoạt, bất luận bệnh mới phát hoặc đă lâu.
Dụng pháp: Mỗi ngày sắc 1 thang, sắc 2 lần chia uống.
Những thuốc cao dán ngoài điều trị viêm chu vi vai
1/ Kiên niêm linh
Thành phần và phép chế: Hùng hoàng, Chương năo, Cấp tính tử, Công đinh hương, Bán hạ sống, Ô xà, Ngô công, Phàn sĩ lâm (Vaseline). Tán bột các vị thuốc, dùng Phàn sĩ lâm trộn với bột thuốc thành cao.
Công hiệu: Ôn kinh thông lạc, tán hàn giảm đau.
Chủ trị: Viêm chu vi vai do phong hàn kèm theo ứ trệ.
Dụng pháp: Lấy một lượng thuốc mỡ thích hợp, phết lên băng và dán vào vùng bị ảnh hưởng.
2/ Kiên ngưng cao
Thành phần và phép chế: Ngưu bàng tử 1599g, Bạch phượng tiên 120g, Xuyên khung 120g, Quế chi 60g, Đại hoàng 60g, Đương quy 60g, Bạch liễm 60g, Quế chi 60g, Thảo ô 60g, Địa long 60g, Cương tàm 60g, Xích thược 60g, Bạch cập 60g, Nhũ hương 60g, Một dược 60g, Tục đoạn 120g, Pḥng phong 120g, Kinh giới 120g, Mộc hương 120g, Tô hợp hương du 120g, Phong thố (sáp ong) 3000g, Hương du 5000g.
Các vị thuốc trên cho vào nồi chiên ngập dầu, lọc bỏ bă, thêm sáp ong khuấy đều thành hỗn hợp sền sệt, mùa hè lượng sáp ong tăng, mùa đông giảm, 1 tuần sau lấy ra dùng.
Công hiệu: Ôn kinh thông lạc, khứ phong tán hàn, hoá ứ giảm đau.
Chủ trị: Các loại h́nh viêm chu vi vai
Dụng pháp: Trải một lượng thuốc mỡ thích hợp lên tấm vải bông, trải đều, dán vào vùng bị ảnh hưởng và thay thế nó cứ sau 3 đến 5 ngày một lần.
3/ Cao tiêu tán
Thành phần và phép chế: Trạch tất thảo trước tiết thanh minh 2500g, Sinh thái du 7500g, Ma hoàng sống,Bán hạ sống, Nam tinh sống, Cam toại mỗi vị 180g, Bạch giới tử, Đại kích, Cương tàm mỗi vị 240g, Hoàng đằng 90g, Hoả tiêu 30g, Hoàng diên phấn sao 1500g. Đầu tiên cho Trạch tất thảo vào dầu đun sôi đến cạn bỏ bă, sau đó thêm Ma hoàng, Nam tinh, Cam toại, Bạch giới tử, Đại kích, Cương tàm vào, đun sôi bỏ bă,khi nào nhỏ thuốc vào nước thành dạng như hạt châu th́ cho Hoàng đằng, Hoả tiêu vào đun cạn lọc lấy dầu trong, cho Hoàng diên phấn vào để thành cao và phết thuốc mỡ lên giấy kraft.
Công hiệu: Ôn kinh tán hàn, trừ đàm trị đau.
Chủ trị: Viêm chu vi vai loại h́nh đàm trọc.
Dụng pháp: Rửa sạch vùng bị ảnh hưởng, ḥa tan thuốc mỡ, dán lên vùng bị ảnh hưởng và thay đổi 5 ngày một lần.
4/ Ngũ chi cao
Thành phần và phép chế: Tang thụ chi, Hoè thụ chi, Du thụ chi, Đào thụ chi, Liễu thụ chi mỗi thứ đều 36cm (Đường kính 12mm), nên hái vào cuối mùa thu, đầu mùa đông. Cắt thành từng đoạn mỗi đoạn 3cm, cho vào 500g dầu mè, chiên ngập dầu cho cháy (vàng), vớt ra, Nhũ hương và mộc dược mỗi thứ 15g xay nhỏ, cho vào dầu, vừa đảo vừa khuấy ( khuấy theo một hướng), trộn đều, sau đó thêm 250g Chương đan, tiếp tục khuấy cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt, để ấm rồi phết lên 25-30 miếng giấy kraft để sử dụng sau.
Công dụng: Thông kinh hoạt lạc, hoá ứ giảm đau.
Chủ trị: Viêm chung quanh khớp vai.
Dụng pháp: Rửa sạch chỗ bị đau, lấy thuốc mỡ bôi lên chỗ bị đau, cứ 5 ngày lại thay băng một lần. Đồng thời, bệnh nhân được hướng dẫn các bài tập tăng cường chức năng của khớp vai.
Các liệu pháp châm kim điều trị viêm chu vi vai là ǵ?
1/ Liệu pháp châm kim
Liệu pháp 1
a/ Dùng các huyệt: Loại h́nh hàn tính dùng Du, Kiên tam châm huyệt, A thị, Khúc tŕ, phối huyệt dùng Can du, Cách du. Chủ huyệt cho loại h́nh thấp thắng gồm A thị, tí, Khúc tŕ; Phối huyệt Tỳ du, Thận du, Tam âm giao, Túc tam lư, Khí hải. Loại h́nh phong nhiệt chủ huyệt dùng Tí, Khúc tŕ, Hợp cốc; Phối huyệt dùng Đại chuy, Thương dương, Can du, Cách du.
b/ THủ pháp: Loại h́nh hàn thắng và thấp thắng dùng b́nh bổ b́nh tả hoặc cứu sau khi châm hoặc giác hơi; Loại h́nh phong nhiệt dùng phép tả.
Liệu pháp 2
a/ Dùng huyệt: Kiên trinh (châm sâu), Kiên tỉnh huyệt.
b/ Thủ pháp: Yêu cầu bệnh nhân để thơng cánh tay và co khuỷu tay, đồng thời dùng kim số 28, dài 4 inch đâm vào vai khoảng 2 inch, sao cho đầu kim hơi nghiêng ra ngoài; để có cảm giác đau cục bộ, tê và sưng lan xuống cẳng tay và các ngón tay. Sau đó dùng kim cùng cỡ đâm từ vai xuyên xuống qua lớp cơ đến huyệt cánh tay, khớp vai có cảm giác đau nhức, tê b́ và sưng tấy khá mạnh. Châm vào huyệt Kiên tỉnh từ 5 đến 8 phút. Sau khi giữ lại kim, làm ấm bằng điếu ngải trong 10-15 phút, mỗi ngày một lần.
Liệu pháp
a/ Dùng huyệt; Châm Điều khẩu thấu Thừa sơn
b/ Thủ pháp: Người bệnh đứng, lấy bên trái dùng bên phải, bên phải dùngbên trái, dùng phương pháp đả thông, cảm giác kim châm truyền lên trên, sau khi đắc khí, dặn người bệnh nhấc chi bị đau lên. hướng lên trên một cách mạnh mẽ, di chuyển khớp vai, không lưu kim.
Liệu pháp 4
a/ Dùng huyệt: Chủ huyệt dùng Kiên lăng, phối huyệt dùng Trung chử, Đại chuy, Kiên trung.
b/ THủ pháp: Phương pháp chính là xoắn, bổ sung bằng cách nâng và chèn. Tùy theo t́nh trạng mà áp dụng phương pháp bổ hư tả thực hoặc b́nh bổ b́nh tả. Điểm chính là Mâu thích pháp. Ngày 1 lần, một liệu tŕnh 7 lần.
Liệu pháp 5
a/ Dùng huyệt: Huyệt Trung b́nh (Từ Túc tam lư xuống 1 thốn, từ Thượng cự hư lên 2 thốn, lệch về phía bắp chân).
b/ Thủ pháp: Sử dụng kim số 28 từ 2,5 đến 4 thốn để châm thẳng, nhấc, chèn và vê với lực lớn, chủ yếu sử dụng phương pháp tả.
Cảm giác kim là dẫn truyền đường dài kiểu sét. Ở giai đoạn đầu, cơn đau biến mất sau khi kim đâm và có thể không lưu kim. Đối với những bệnh nhân bị dính khớp vai nặng ở giai đoạn cuối, nên lưu kim trong 30 phút và châm cứ sau 5 đến 10 phút, cách ngày châm một lần, thực hiện 7 lần là một liệu tŕnh. bên bị bệnh nên châm huyệt Trung b́nh của bên bị bệnh, hai bên bị bệnh nên châm huyệt cả hai bên.
6/ Liệu pháp cứu
① Ôn cứu khí cứu (cứu bằng dụng cụ cứu chuyên dụng)
a/ Dùng huyệt: Kiên trinh, Kiên tỉnh.
b/ Phương pháp: Cho bột cứu ngải và bột y học cổ truyền Trung Quốc (tùy theo t́nh trạng bệnh) vào thiết bị châm cứu rồi đốt cùng nhau, cố định chúng vào các điểm mềm và huyệt trên vai để châm cứu, có thể lót vài lớp gạc để ngăn thiết bị châm cứu quá nóng làm bỏng da. Cứu mỗi lần 30 phút, cách ngày cứu một lần, mỗi lần cứu 3 đến 4 huyệt, một liệu tŕnh 10 lần.
② Ôn châm cứu
a/ Dùng huyệt: Chủ huyệt dùng Kiên tam châm (Trước vai, sau vai), Thiên tôn, Kiên trung du, Thân thiết; Phối huyệt dùng cánh tay, Kiên ngoại du, Kiên tỉnh, Khúc tŕ, A thị.
b/ Phương pháp: Lấy các huyệt ở bên bị bệnh, chủ yếu là huyệt chính, mỗi lần châm từ 4 đến 6 huyệt, châm đắc khí xong áp dụng phương pháp b́nh bổ b́nh tả, giữ yên kim, đặt đoạn ngải cứu lên cán kim, chiều dài châm. Đoạn ngải cứu 2 cm, đường kính 1 đến 2 cm, đầu dưới có đốt, mỗi đoạn cứu 1 tráng, mỗi huyệt cứu 2 đến 3 tráng. Mỗi ngày 1 lần hoặc cách ngày, một liệu tŕnh 10 lần.
7/ Liệu pháp châm mới
① Tiêm vào huyệt
a/ Dùng huyệt: T́m phản ứng dương tính ở điểm đau.
b/ Thuốc và phương pháp: Dùng dịch tiêm Đương quy, trước tiên sát trùng vai, dùng kim số 5 trích dịch thuốc và tiêm vào điểm đau cục bộ, mỗi lần tiêm 0,5-1,0ml mỗi điểm. 1 lần mỗi tuần.
② Điện châm
a/ Dùng huyệt: Huyệt Giáp tích ở hai bên đốt sống cổ thứ 5.
b/ Phương pháp: Sau khi khử trùng các huyệt theo quy định, Y sinh giữ các huyệt ở một bên bằng ngón cái và ngón trỏ tay trái để nâng nhẹ da lên. Giữ cây kim hiệu 28 dài 3 thốn trong tay phải và nhanh chóng đâm vào huyệt đạo. Sau khi đâm kim, thân kim song song với cột sống, áp sát vào da và mũi kim đâm dọc theo da xuống dưới. Sau khi đắc khí, tiếp tục di chuyển kim để cảm giác kim có thể lan tỏa đến vai hoặc lưng. Dùng cách tương tự đâm vào huyệt bên kia. Sau đó kết nối tay cầm kim ở cả hai bên với dây dẫn của máy điện trị liệu G6805 và điều chỉnh theo dải sóng liên tục, tần số là 1000-1500 lần / phút và mức hiện tại dựa trên khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Lưu kim 15-30 phút, ngày 1 lần.
Phép thôi nă (xoa bóp) điều trị bệnh viêm chu vi vai như thế nào?
Các phương pháp xoa bóp để điều trị bệnh đau vai gáy là ǵ?
Phép thôi nă 1 (Xoa bóp 1)
1/ Chọn huyệt: Liên tỉnh, Bỉnh phong, Thiên tông, Kiên trinh, Khúc tŕ, Hợp cốc.
2/Kỹ thuật thực hiện: a/Người bệnh ngồi thẳng, chi bị bệnh thả lỏng và chùng xuống. Y sinh đứng ở bên vai bị bệnh, một tay giữ cánh tay của bệnh nhân để hơi dạng ra, tay c̣n lại sử dụng phương pháp day hoặc phương pháp đẩy một ngón tay để tiến hành kỹ thuật, tập trung vào phía trước vai, cơ delta và mặt trong của cánh tay trên. Khi thực hiện động tác lăn phía trước vai và cơ delta, tay c̣n lại có thể phối hợp với chi bị ảnh hưởng để thực hiện động tác giạng thụ động và xoay ngoài. Nếu bệnh nhân sợ đau và cơ vai và cánh tay bị căng trong quá tŕnh thực hiện động tác, bệnh nhân có thể thực hiện ở tư thế nằm ngửa, chi bị bệnh hơi dang ra, khuỷu tay gập 90* Y sinh dùng một tay giữ cổ tay, tay kia áp dụng phương pháp lăn lên phía trước vai, mặt trong của bắp tay và cơ delta. Hai tay phối hợp và phối hợp làm cho khớp vai xoay trong và xoay ngoài. b. Ngồi xuống và di chuyển lên. Y sinh sử dụng một tay để lăn ở mặt ngoài của vai bị ảnh hưởng và mặt sau của nách, tay c̣n lại có thể phối hợp với việc duỗi và xoay thụ động của chi bị đau, đồng thời uốn cong khuỷu tay để nâng mu bàn tay lên dọc theo cột sống đi lên. Cần lưu ư, động tác nâng phải đều đặn, nhẹ nhàng, phạm vi tăng dần, không nên tránh những động tác thô bạo, kẻo gây đau dữ dội khiến người bệnh không chịu nổi. c) Y sinh đứng phía sau bên bị ảnh hưởng và lần lượt xoa các huyệt Kiên tĩnh, Bỉnh Phong, Thiên Tông, Kiên trinh và Kiên nội lăng. Đối với những người hay bị đau về đêm, có thể dùng huyệt Thiên tông như một phương pháp xoa bóp chính. d) Thầy thuốc đứng bên bệnh, một tay giữ vai bệnh, tay kia nắm cổ tay, đồng thời xoay lắc quanh khớp vai làm trục, từ nhỏ đến lớn. Sau đó thực hiện động tác đưa và kéo cánh tay bị đau: bác sĩ đứng phía sau bệnh nhân, ấn bụng vào lưng bệnh nhân để ổn định cơ thể, sau đó dùng một tay đỡ vai bị đau, tay kia giữ khuỷu tay bị đau và kéo hướng về phía khớp vai bên lành. Phương pháp này phù hợp với những người bị rối loạn vận động khớp vai rơ rệt. e. Phương pháp kéo về phía sau và kéo khớp vai: Thầy thuốc đứng phía trước và bên ngoài bên đau, một tay giữ cổ tay bên đau, tay kia đỡ lưng bên lành và kéo bên bị đau. cánh tay từ trước ra sau với bàn tay nắm lấy cổ tay, càng xa càng tốt, sau khi kéo dài, phạm vi có thể dần dần tăng lên. f/ Phương pháp kéo trong xoay khớp vai: Thầy thuốc đứng phía sau bên lành của bệnh nhân, một tay giữ vai bên lành không cho nửa thân trên của bệnh nhân chúi về phía trước, nắm lấy cổ tay của bệnh nhân, tay kia kéo chi bị ảnh hưởng về phía bệnh nhân từ phía sau. Sau khi thả lỏng và siết chặt, hăy tăng dần phạm vi chuyển động. Phương pháp này phù hợp với những người có rối loạn xoay trong khớp vai rơ ràng. g/Phương pháp lắc khớp vai: Thầy thuốc đứng trước mặt bệnh nhân, dùng hai tay nắm cổ tay bên bị đau. Nâng nó lên từ từ, đồng thời kéo và lắc. Khi nâng rung, chi bị ảnh hưởng phải được thả lỏng hoàn toàn, tần suất rung phải nhanh và tăng dần biên độ. h/ Dùng phương pháp xoa lên xuống nhiều lần từ vai xuống cẳng tay để làm giăn khớp vai. Day Kiên nội lăng, Khúc tŕ và Hợp cốc. Phương pháp này được sử dụng như thủ pháp kết thúc xoa bóp vai.
Thôi nă 2
1/ Tư thế bệnh nhân: Để bệnh nhân ngồi, người thi triển thủ thuật đứng bên cạnh, đầu tiên dùng bột hoạt thạch thoa lên vai bệnh nhân với lượng vừa đủ, để có thể thi triển thủ pháp
2/ Thao tác: Các kỹ thuật xoa bóp nên chủ yếu là lắc, véo, nhào, ấn, luân phiên sử dụng, thông thường thao tác kéo dài 20 phút, kỹ thuật cụ thể như sau.
a.Phương pháp véo: Thầy thuốc đặt ngón cái và các ngón trỏ, giữa, áp út vào khớp vai, sau đó thực hiện véo đối xứng xuống dưới, đồng thời dùng ngón tay cái day ấn huyệt Khúc tŕ. Lặp lại thao tác từ 3 đến 5 lần.
b) Phương pháp gơ: Thầy thuốc giữ tư thế nắm nửa bàn tay, dùng lực ở g̣ Tiểu ngư tế gơ dọc theo đoạn giữa vai và huyệt Khúc tŕ, gơ với tiết tấu nhanh để gây chấn động chi thể, lặp lại thao tác này từ 3 đến 5 lần.
c.Phương pháp nắm chặt: Thầy thuốc áp ḷng bàn tay phải vào da khớp vai, dùng đại, tiểu ngư tế để tác dụng lực, xoa bóp nhanh theo h́nh tṛn ở huyệt Đại truy và khớp vai, lặp lại thao tác trong 3 đến 5 lần.
d.Lắc: thầy thuốc dùng hai bàn tay nắm chặt bàn tay và năm ngón tay của bệnh nhân, kéo thẳng hết mức chi bị bệnh, sau đó lắc ṿng tṛn luân phiên từ trong ra ngoài, rồi từ ngoài vào trong, phạm vi có thể thay đổi từ nhỏ. đến lớn, rồi từ lớn đến nhỏ 3~ 5 lần.
e. Ngay sau khi phẫu thuật kết thúc, chiếu xạ cục bộ bằng thiết bị trị liệu hồng ngoại 500W trong 20 phút.
Rượu thuốc nào dùng để điều trị bệnh viêm chu vi vai?
1/ Rượu Bạch hoa xà
Thành phần: Bạch hoa xà 1 con, Rượu trắng 500ml. Ngâm Bạch hoa xà trong rượu 7 ngày là thành.
Công hiệu: Khứ phong thắng thấp, thông lạc chỉ thống.
Chủ trị: Viêm chu vi vai loại h́nh phong hàn thấp.
Dụng pháp: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, ngày 2 lần.
2/ Rượu Đan sâm
Thành phần: Đan sâm 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm Đan sâm vào rượu sau 7 ngày là có thể sử dụng.
Công hiệu: Hoạt h 15guyết hoá ứ.
Chủ trị: Viêm chu vi vai loại h́nh huyết ứ.
Dụng pháp: Mỗi lần 20ml, ngày 2 lần.
3/ Rượu Cẩu tích
Thành phần: Cẩu tích 20g, Mă tiên thảo 12g, Đỗ trọng 15g, Uy linh tiên 10g, Ngưu tất 6g, Thông thảo 12g, Xuyên đoạn 15g, rượu trắng 1000ml. Ngâm các vị thuốc vào rượu sau 7 ngày có thể sử dụng.
Công hiệu: Mạnh gân xương, khứ phong thông lạc.
Chủ trị: Viêm chu vi vai loại h́nh hàn thấp ngưng trệ.
Dụng pháp: Mỗi lần 20ml, ngày 2~3 lần.
4/ Rượu Tần giao Mộc qua
Thành phần: Tần giao, Xuyên ô, Thảo ô, Uất kim, Khương hoạt, Xuyên khung mỗi vị 10g, Mộc qua 20g, Toàn yết 2g, Rthaasu cốt thảo, Kê huyết đằng mỗi vị 30g. Rêu lưỡi vàng, mạch sác th́ gia thêm Uất kim đến 20g, Từ trường liễu 30g, Lục nguyệt tuyết 15g, Nhẫn đông đằng 20g. Ngâm các vị thuốc vào 1000g rượu 60 độ, sau 15 ngày là có thể uống.
Công hiệu: Khứ phong thông lạc, hoá ứ giảm đau.
Chủ trị: Các loại h́nh viêm chu vi vai.
Dụng pháp: Mỗi lần 20ml, ngày 2~3 lần.
Các chế độ ăn uống với thuốc để điều trị bệnh viêm chu vi vai gồm các loại ǵ?
(1) Canh thịt rắn: Ô xà nhục, hồ tiêu, gừng, muối vừa đủ, hầm nhừ thành canh, ăn cả canh và thịt, ngày 2 lần. Nó có tác dụng bồi bổ hư tổn, khứ phong, tán hàn.Thích hợp cho những người viêm chu vi vai vai giai đoạn cuối, thể chất yếu, phong thấp cản trở kinh lạc.
(2) Canh gà tang chi: Cành dâu già (Lăo tang chi) 60g, gà mái già 1 con, muối một ít. Cắt nhỏ nhánh dâu tằm, nấu với thịt gà cho đến khi nhừ thành canh đặc, thêm muối vừa ăn, uống canh và ăn thịt. Nó có tác dụng khứ phong thấp, khai thông kinh lạc, bổ khí huyết. Thích hợp cho những người đang ở giai đoạn mạn tính của chứng viêm chu vi vai mà thể chất yếu, phong thấp trở ngại mạch lạc.
(3) Cháo xuyên ô: Xuyên ô đầu khoảng 5g, gạo tẻ 50g, nước cốt gừng khoảng 10 giọt, mật ong lượng thích hợp. Nghiền Xuyên ô và xay thành bột rất mịn. Gạo tẻ nấu trước, sau đó thêm bột Xuyên ô vào khi cháo gần được, đun trên lửa nhỏ từ từ, khi chín cho nước gừng và mật ong vào, quấy đều, nấu một lúc là được. Nó có tác dụng trừ phong hàn, thông lợi khớp xương, làm ấm kinh lạc, giảm đau. Thích hợp cho chứng viêm chu vi vai do phong hàn thấp xâm phạm.
(4) Cháo Bạch thược Đào nhân: Bạch thược dược 20g, Đào nhân 15g, gạo tẻ 60g. Đầu tiên sắc rễ Bạch thược với nước c̣n khoảng 500ml, sau đó lấy hạt đào nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, cho nước vào lấy nước cốt, đun nước sắc hai vị với gạo tẻ nấu thành cháo ăn được. Nó có tác dụng dưỡng huyết, trừ huyết ứ, thông kinh lạc, giảm đau. Thích hợp cho những người bị chứng huyết ứ bế tắc viêm chu vi vai thời kỳ cuối.
Viêm chu vi vai
Chứng trạng:
Quá tŕnh phát bệnh viêm chu vi vai và biểu hiện lâm sàng cần trải qua 3 giai đoạn. Ba giai đoạn này rơ rệt hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Hiểu biết về quá tŕnh phát bệnh này, có ư nghĩa rất lớn đối với việc pḥng ngừa và điều trị chứng viêm chu vi vai. Ba giai đoạn như sau.
⒈Thời kỳ đông cứng──Là giai đoạn khởi phát cấp tính của bệnh viêm quanh khớp vai, chủ yếu là những biến đổi bệnh lư như co thắt cơ phản xạ do viêm và đau, không có những biến đổi bệnh lư không hồi phục như dính mô mềm. Các biểu hiện lâm sàng được đặc trưng bởi đau và rối loạn chức năng của khớp vai, đây là giai đoạn ban đầu của bệnh cứng khớp vai.
2. Giai đoạn ổn định – Đây là giai đoạn khởi phát cấp tính của chứng viêm chu vivai chuyển sang giai đoạn khởi phát măn tính, khi các triệu chứng đau vai thuyên giảm. Tuy nhiên, do sự co rút, tăng sản, ph́ đại và dính của mô mềm quanh khớp sau phản ứng viêm làm hạn chế vận động khớp vai, giai đoạn này là giai đoạn biến đổi bệnh lư hữu cơ của mô mềm.
⒊Thời kỳ tan băng—quá tŕnh viêm nhiễm tự giảm bớt (nếu phát triển tự nhiên), bệnh lư ngừng phát triển, các triệu chứng thuyên giảm, nếu có thể tiếp tục vận động, chức năng có thể dần hồi phục đến một mức độ nhất định, nếu không, chức năng sẽ thường không tự phục hồi.
Điều trị phục hồi chức năng viêm chu vi vai
Viêm chu vi vai hay c̣n gọi là viêm quanh khớp vai là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bởi v́ nó chủ yếu xảy ra ở độ tuổi 50, nó c̣n được gọi là “Ngũ thập kiên” (五十肩). Viêm chu vi vai khiến toàn bộ khớp trở nên cứng và khó cử động, như thể bị viêm chu vilại với nhau, c̣n được gọi là “Đỗng kết kiên” (冻结肩) Vai đông đá
Viêm vai bắt đầu khi cơn đau ở một vai hoặc cánh tay trên lan xuống khuỷu tay, đồng thời đau lan lên cổ, đau trầm trọng hơn sau khi hoạt động và đau làm người bệnh tỉnh giấc vào ban đêm. Ở giai đoạn sau, cử động của khớp vai chủ yếu bị hạn chế, vai không thể duỗi thẳng hoặc nâng lên, không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà c̣n ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, ngay cả việc ăn uống, viết lách, mặc quần áo, chải tóc cũng gặp khó khăn.
Mục đích của điều trị phục hồi chức năng cho viêm chu vi là cải thiện lưu thông máu ở vai, tăng cường trao đổi chất, giảm dính cơ, kéo căng và co mô, để giảm đau và phục hồi chức năng b́nh thường của khớp vai.
l.Ở giai đoạn cấp tính hoặc giai đoạn đầu, tốt nhất là nên áp dụng một số biện pháp cố định và giảm đau ở vai bị bệnh để giảm đau cho người bệnh như treo khăn tam giác, chườm nóng ở vai bệnh, phương pháp điều trị như vật lư trị liệu hoặc liệu pháp phong bế**.
**Liệu pháp phong bế: Dùng thuốc tê hoặc thuốc mê hoặc dược vật kích tố hỗn hợp tiêm vào vị trí đau, để đạt được mục đích tiêu viêm giảm đau.
2. Giai đoạn mạn tính biểu hiện chủ yếu là rối loạn chức năng khớp vai. Tại thời điểm này, các bài tập chức năng và xoa bóp được sử dụng chủ yếu, và vật lư trị liệu được sử dụng để điều trị. Phương pháp điều trị phục hồi chức năng viêm chu vi chủ yếu là thể dục y tế.
(l) Bài thể dục: hai tay cầm gậy thể dục, duỗi thẳng hai cánh tay về phía trước thân người, sau đó liên tục nhấc gậy lên trên, đưa ra sau đầu càng xa càng tốt; Khi gậy ở phía sau người, giữ gậy bằng cả hai tay, và nâng nó lên một cách mạnh mẽ.
(2) Bài tập leo ngón tay: đứng nghiêng hoặc phía trước, nâng cánh tay bên bị đau lên, dán ngón trỏ và ngón giữa vào tường, sau đó từ từ di chuyển dọc theo tường lên trên.
(3) Giơ cánh tay bên bị đau và chạm vào phía sau đầu ḿnh nhiều lần; Đưa tay bị đau ra sau cơ thể và nhấc lên chạm vào lưng. Nếu cánh tay ở bên bị ảnh hưởng không thoải mái khi di chuyển, hăy sử dụng bàn tay không bị bệnh để giúp nâng cánh tay ở bên bị bệnh.
Viêm chu vi vai thường có bệnh tŕnh khá dài, đặc biệt là đối với những người bị hạn chế vận động khớp vai, có thể kéo dài vài tháng, thậm chí cả năm. V́ vậy, người già bị viêm chu vi vai nên tiếp tục thực hiện các bài tập phục hồi chức năng mỗi ngày, đồng thời tăng dần thời gian và tần suất tập để đạt hiệu quả tốt hơn. Tập thể dục nên được thực hiện ở mức độ gây đau nhẹ, nhưng nên tránh gây đau kịch liệt.
Ngoài ra, châm cứu, vật lư trị liệu cũng có hiệu quả nhất định.
Bệnh viêm chu vi vai cũng có thể ngăn ngừa được. Người cao tuổi thường ít hoạt động, nên t́nh trạng lưu thông máu của các mô xung quanh chi trên và vai khá yếu kém. V́ vậy, bao khớp và bao gân của khớp vai dễ bị thoái hóa, vôi hóa và phát sinh viêm nhiễm. Nếu người cao tuổi chú ư tập thể dục và vận động chi trên và vai, họ có thể tránh được t́nh trạng cứng vai một cách hiệu quả. Trích từ Doctor Gamma Network.
Viêm khớp chu vi vai do Shuttlecock Studio chế tác
Viêm quanh khớp vai là một bệnh thoái hóa do tuổi già, được gọi là “Kiên chu viêm” (肩周炎) , thường được gọi là “Ngũ thập kiên”. Xảy ra nhiều ở người trung niên và cao tuổi. Nó liên quan đến chấn thương vai nhẹ, làm việc quá sức hoặc tiếp xúc với lạnh, thường không có triệu chứng toàn thân, đặc điểm đặc trưng là vận động khớp vai bị hạn chế, đau vai và đau âm ỉ, rơ rệt nhất là khi nâng vai và đưa cánh tay ra ngoài. Trong trường hợp nghiêm trọng, cơn đau lan sang cùng một bên của cánh tay, cẳng tay và thậm chí lan lên cả cổ và vùng chẩm, ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.
Những điều cần thiết khi chăm sóc tại nhà
1. Khi bị đau kịch liệt ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn có thể uống thuốc giảm đau, chườm nóng tại chỗ, vật lư trị liệu (điều trị bằng dụng cụ quang phổ) hoặc xông hơi và rửa bằng thuốc đông y.
2. Vận động khớp vai bị hạn chế, đau rơ rệt, có thể điều trị phong bế**, day huyệt, xoa bóp, châm cứu, sau khi điều trị nên được chăm sóc và hỗ trợ trong sinh hoạt như giúp mặc quần áo, chải tóc, v.v.
3. Khuyến khích và hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các bài tập chức năng, chẳng hạn như giúp các khớp bị ảnh hưởng nâng lên, dạng ra, xoay trong và ngoài một cách thụ động và các cử động khác. Nó cũng có thể được thực hành dần dần trên cơ sở chủ động.
1/ Liệu pháp leo tường bằng ngón tay. Chạm vào lưng, cổ và vai đối diện bằng bàn tay bên bị bệnh trước. Đứng cách tường khoảng 50 cm, giơ hai tay về phía trước, dùng ḷng bàn tay hoặc đầu ngón tay chạm vào tường, dùng ngón tay leo dần lên tường cho đến khi chi bị đau không thể đưa lên được do vai đau hoặc khả năng vận động hạn chế, thực hiện. một dấu ở điểm cao nhất, Sau đó dùng tay leo xuống và lặp lại 10 đến 20 lần. Kiên tŕ thực hiện 3 đến 4 lần một ngày. Việc trở lại hoàn toàn chức năng b́nh thường có thể đạt được dần dần khi tập thể dục.
(2) Liệu pháp đong đưa. Cúi người, thả lỏng chi bị ảnh hưởng càng nhiều càng tốt, rủ xuống, xoay trái và phải 10 đến 20 lần, sau đó thực hiện các chuyển động ṿng tṛn theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ 10 đến 20 lần mỗi lần. Với sự gia tăng các hoạt động khớp vai và mức độ giảm đau, phạm vi hoạt động xoay và phạm vi ṿng tṛn có thể tăng dần.
(3) Liệu pháp gậy thể dục. Gậy thể dục cũng có thể được sử dụng thay cho cọc tre và gậy ngắn dài khoảng một mét. Phương pháp tập luyện như sau.
Phương pháp cầm gậy theo phương ngang: Hai tay cầm gậy trước mặt, đầu tiên giơ về phía bên trái, duỗi thẳng cánh tay trái. Khi gập cánh tay phải đưa về phía trước ngực, sau khi khôi phục lực cầm ở trước người th́ nâng ngang về phía bên phải, lặp lại khoảng 10 lần.
Phương pháp nâng gậy: Hai tay cầm gậy trước mặt, đầu tiên nâng phẳng, sau đó nâng lên trên, sau đó lại nâng phẳng, lặp lại khoảng 10 lần.
Phương pháp cầm gậy sau đầu: hai tay cầm gậy, đưa qua đầu, khi cúi gập lại th́ đưa gậy ra sau đầu và cổ, sau đó nhấc lên, lặp lại khoảng 10 lần.
Duỗi sau khi cầm gậy: hai tay cầm gậy, duỗi mạnh hai tay ra sau, rồi đưa gậy trở lại phía trước, lặp lại các động tác trên 10 lần.
Các điều cần chú ư
1. Cần tăng cường hoạt động của tất cả các khớp trên cơ thể, tập thể dục ngoài trời, chú ư an toàn, đề pḥng tai nạn thương tích.
2. Người cao tuổi nên tăng cường dinh dưỡng, bổ sung canxi như ăn sữa, trứng, các sản phẩm từ đậu nành, canh xương, nấm mèo… hoặc bổ sung canxi bằng đường uống.
3. Việc tập luyện chức năng nên tiến hành từng bước và kiên tŕ trong thời gian dài, không nên ép buộc bản thân để tránh tái chấn thương. Tần suất và thời gian tập thể dục nên được kiểm soát linh hoạt, và tốt hơn là không nên quá mệt mỏi.
4. Khi chườm nóng và vật lư trị liệu cần chú ư độ ấm nóng của nước và nhiệt độ không được quá cao để tránh bị bỏng.
Vai đóng băng: Theo nghĩa hẹp là viêm chu vi vai, đó là đau khớp vai đột ngột và co rút. Các thay đổi bệnh lư bao gồm sự co rút của bao khớp ở giai đoạn đầu và các mô mềm bên ngoài bao khớp ở giai đoạn muộn (hoặc có thể bao gồm viêm gân cơ trên gai, viêm bao gân cơ nhị đầu dài, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, coracoid Thay đổi bệnh lư), cuối cùng liên quan đến khoang khớp xương bả vai.Vai đóng băng là bệnh có nhiều tổn thương, nhiều bộ vị bệnh, thường xảy ra ở độ tuổi khoảng 50 hay c̣n gọi là “Ngũ thập kiên”. Hầu hết các tài liệu báo cáo rằng tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao hơn một chút so với nam giới. Trên lâm sàng, vai bên trái thường gặp hơn vai bên phải, một số bệnh nhân có thể thấy bệnh ở cả hai bên vai.
Giai đoạn cấp tính của đóng băng vai được gọi là giai đoạn đóng băng tiến triển, chủ yếu là đau, đau kịch liệt, co thắt cơ và các triệu chứng trầm trọng hơn vào ban đêm; Ở giai đoạn măn tính, cơn đau thuyên giảm, co rút và rối loạn vận động khớp dần dần rơ ràng , chuyển động của khớp vai ở tất cả các hướng rơ ràng là bị hạn chế và cứng đơ, ở trạng thái đông cứng, phạm vi đau rất rộng, giai đoạn sau vẫn có thể thấy teo cơ. Không có bất thường nào được t́m thấy trên phim X-quang đơn giản và chụp khớp có giá trị nhất định trong chẩn đoán bệnh này.
Điều trị cứng khớp vai trong giai đoạn cấp tính dựa trên việc cố định chi bị ảnh hưởng, nghỉ ngơi, xoa bóp tại chỗ, vật lư trị liệu, châm cứu, dùng thuốc và băng bó đều có thể làm giảm các triệu chứng; Trong giai đoạn măn tính, các phương pháp giải phóng dính và phục hồi chức năng dưới gây mê được sử dụng để thúc đẩy chức năng phục hồi của khớp vai.
Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai
Hầu hết các học giả tin rằng nguyên nhân thực sự của chứng viêm chu vi vai phát sinh trên cơ sở thoái hóa của các mô mềm xung quanh khớp vai.
Bất kỳ sự kích thích nào có thể gây hạn chế chuyển động của khớp vai và cánh tay trên đều có thể dẫn đến t́nh trạng viêm chu vivai.
Các nguyên nhân dụ phát phổ biến như sau:
I/ Tổn thương quanh khớp vai: Có 3 dạng chính:
(1) Lao tổn hoặc thoái hóa mô mềm xung quanh khớp vai: Có thể gây viêm gân cơ trên đỉnh, viêm gân cơ nhị đầu, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm bao khớp và chấn thương chóp xoay. Những viêm và chấn thương măn tính này có thể ảnh hưởng đến bao khớp và các mô mềm xung quanh, gây viêm măn tính và dính bao khớp.
(2) Chấn thương cấp tính đối với khớp vai: Chẳng hạn như đụng dập vai, găy xương cổ phẫu thuật của xương cánh tay và trật khớp vai. Do hiện tượng viêm tiết dịch tại chỗ, đau và co cứng cơ sẽ dẫn đến sự kết dính của bao khớp vai và các mô mềm xung quanh, dẫn đến đóng băng khớp vai.
(3) Hoạt động chức năng của vai hoặc bất động chi trên quá lâu: Hoạt động của vai giảm sút dẫn đến lưu thông máu cục bộ kém, ḍng bạch huyết bị tắc nghẽn, ứ đọng dịch viêm, lắng đọng tiêm duy tố (fibrin) lâu ngày, h́nh thành kết dính, gây co rút bao khớp và xung quanh dính mô mềm; Trật khớp vai, găy xương chi trên và cố định bên ngoài sau phẫu thuật quá lâu hoặc không chú ư đến các bài tập chức năng khớp vai trong quá tŕnh cố định, đều có thể dẫn đến xuất hiện chứng viêm chu vi vai.
2. Bệnh ngoài khớp vai: Có 3 loại chính:
(1) Viêm chu vi vai do thoái hóa đốt sống cổ: Dùng để chỉ vai bị viêm do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Dữ liệu lâm sàng cho thấy rằng viêm chu vi vai này được đặc trưng bởi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ trước tiên, sau đó xảy ra hiện tượng viêm chu vi vai. Đó là một biểu hiện lâm sàng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ, hay c̣n gọi là một loại lâm sàng hơn là kết quả của những thay đổi thoái hóa ở khớp vai và các mô mềm xung quanh.
(2) Bệnh mạch vành: Cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim hoặc thiếu oxy do cung cấp máu cho mạch vành không đủ gây ra, cơn đau chủ yếu ở vị trí sau xương ức, thường có thể lan ra vai, chi trên hoặc lưng, đặc biệt là vai trái và chi trên bên trái. Nó vẫn có thể gây co thắt cơ, hạn chế chuyển động của khớp vai và có thể dụ phát viêm chu vi vai.
3) Các yếu tố khác: Sự xuất hiện của bệnh này c̣n liên quan đến yếu tố tinh thần và tâm lư, tổn thương ở vai, tổn thương nhiễm trùng trong cơ thể, rối loạn nội tiết và phản ứng tự miễn dịch. Từ quan sát lâm sàng, người ta thấy rằng viêm chu vi vai thường cùng tồn tại với các bệnh như tiểu đường, liệt nửa người, lao và thoái hóa đốt sống cổ và tỷ lệ mắc bệnh tương đối cao.
Viêm chu vi vai
Một số người trung niên và người cao tuổi mặc dù không bị chấn thương rơ ràng, nhưng họ thường cảm thấy đau vai và không thể nhấc cánh tay lên, cơn đau sẽ dần tăng lên, thậm chí cơn đau có thể lan đến cổ, tai, cẳng tay và bàn tay. Trong trường hợp nghiêm trọng, chỉ cần chạm nhẹ cũng sẽ gây đau nhức không chịu nổi, thậm chí nửa đêm tỉnh giấc v́ đau, cử động của vai rơ ràng bị hạn chế, không thể chạm vào túi quần, thắt lưng hay chải tóc. Ở đây là viêm quanh khớp vai, được gọi là viêm chu vi vai. Nó được gọi là “Ngũ thập kiên” ở Nhật Bản. Dân gian ta gọi là lậu kiên phong.
Viêm chu vi vai là t́nh trạng viêm mạn tính các mô mềm quanh khớp vai, các cơ quanh vai, gân, bao hoạt dịch và bao khớp, tạo thành các tổ chức dính trong và ngoài khớp, cản trở vận động của vai.X-quang có thể thấy loăng xương hoặc vôi hóa. Sự xuất hiện của viêm chu vi vai có thể liên quan đến chấn thương hoặc bị lạnh, hoặc khi cánh tay trên bị găy, nó liên quan đến việc thiếu hoạt động trong một thời gian dài v́ phải cố định bằng thạch cao.
Các biện pháp điều trị chính là các bài tập chức năng cho vai bị bệnh. Chịu đau và vung tay qua lại, hoặc vẽ ṿng tṛn. Bạn cũng có thể quay mặt vào tường, dùng hai tay chạm vào tường rồi từ từ nhấc lên, mỗi ngày vài lần, đồng thời ghi lại độ cao chạm vào tường, cố gắng dần dần cải thiện chức năng của khớp vai. Nếu đau nhiều có thể chườm nóng, hoặc dùng chai nước nóng, khăn nóng chườm lên vai, kết hợp với châm cứu, xoa bóp, ấn nắn… hoặc uống một số loại thuốc giảm đau, chống viêm thích hợp để giảm đau, tạm thời hạn chế cử động vai. Đối với các điểm ấn đau rơ ràng, có thể tiêm hydrocortisone axetat và procaine tại chỗ để điều trị phong bế.
Ở tuổi trung, lăo niên nên chú ư giữ ấm và tập thể dục để ngăn ngừa phát sinh bệnh viêm chu vi vai.
Viêm chu vi vai là ǵ?
Bệnh viêm quanh khớp vai tên đầy đủ là Viêm chu vi khớp vai, c̣n được gọi là vai đóng băng, vai ngưng (trệ), do chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân khoảng 50 tuổi, nữ nhiều hơn nam nên các học giả Nhật Bản c̣n gọi bệnh là “Ngũ thập kiên”. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng bệnh này chủ yếu là do phong hàn ở vai gây ra, v́ vậy nó c̣n được gọi là “Lậu kiên phong” (vai bị phong).
Các đặc điểm của bệnh viêm chu vi vai là ǵ?
Một chuyển động hoàn chỉnh của khớp vai chủ yếu được hoàn thành bởi bốn khớp, đó là khớp vu hoành (glenohumeral), khớp kiên toả (acromioclavicular), khớp Hung toả và khớp bả vai, và vai bị viêm chu vi chủ yếu xảy ra ở khớp vu hoành glenohumeral. Nó được đặc trưng bởi sự xuất hiện dần dần của cơn đau và giới hạn hoạt động của khớp, đây là một quá tŕnh lâm sàng đặc biệt, đó là khi cơn đau và giới hạn hoạt động của khớp vai đạt đến một mức độ nhất định, nó sẽ không tiếp tục phát triển nữa và cơn đau sẽ giảm dần, thậm chí khỏi hẳn, các cơn đau khớp cũng dần biến mất, các hoạt động và chức năng của người bệnh cũng dần hồi phục, nhưng cũng có một số ít bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn. Một quá tŕnh lâm sàng như vậy có thể kéo dài từ vài tuần đến nhiều năm.
Viêm chu vi vai hiếm khi xảy ra hai lần trên một khớp vai. Độ tuổi mà vai dễ bị viêm chu vi phù hợp với độ tuổi mà các thay đổi thoái hóa nghiêm trọng xảy ra ở khớp vai. Những người có thể chất yếu, chẳng hạn như các bệnh chuyển hóa, suy dinh dưỡng, bệnh tim và hội chứng măn kinh, bị thoái hóa khớp vai nhiều hơn người khỏe mạnh nên dễ mắc bệnh này hơn.
Các biểu hiện lâm sàng chính của viêm chu vi vai là ǵ?
Bệnh nhân thường không có tiền sử chấn thương, hoặc bị chấn thương rất nhẹ ở vai hoặc cánh tay trên, và dần dần bị đau, yếu và suy giảm khả năng vận động ở khớp vai và các cơ xung quanh. Đau là triệu chứng rơ ràng nhất và kéo dài dai dẳng. Nó có thể trầm trọng hơn một cách có ư thức vào ban đêm và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đau có thể gây co thắt cơ dai dẳng, co thắt cơ có thể từ nhẹ đến nặng, đau và co thắt cơ có thể chỉ giới hạn ở khớp vai hoặc có thể lan lên phía sau đầu, xuống cổ tay và các ngón tay; một số cũng có thể lấy khớp vai làm trục tiến về phía ngực, lùi về vùng xương bả vai, một số tỏa ra vùng cơ tam đầu, cơ delta hoặc vùng cơ nhị đầu, lúc này cần chẩn đoán kỹ lưỡng để phân biệt với bệnh thoái hóa đốt sống cổ và bệnh tim.
Viêm chu vi vai được phân thành các giai đoạn như thế nào?
Toàn bộ quá tŕnh viêm chu vi vai có thể được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn ban đầu, giai đoạn đóng băng và giai đoạn tan băng. Giai đoạn đầu được đặc trưng bởi sự khó chịu và cảm giác co thắt ở khớp vai, cơn đau có thể giới hạn ở mặt trước bên của khớp vai, cũng có thể kéo dài đến điểm chèn của cơ delta. Cứng và đau ở khớp vai dần dần phát triển. Đau trong thời kỳ viêm chu vicó thể nhẹ hoặc nặng, đặc trưng là tăng nặng về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, khi vận động khớp vai có thể gây đau dữ dội, co cứng cơ dẫn đến liệt hoàn toàn khớp vai, như thể bàn tay bị ngưng trệ và đóng băng. Thời gian của giai đoạn này dài ngắn khác nhau, có thể là vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm và cơn đau từ từ biến mất. Trong thời gian tan băng, cơn đau rất nhẹ, khớp vai bắt đầu lỏng lẻo dần, khớp cánh tay dần phục hồi các hoạt động nhiều hơn, một số bệnh nhân cá biệt chỉ phục hồi một phần chức năng khớp vai hoặc bị cứng không cử động được.
Chụp X-quang khớp vai có thể không thấy bất thường hoặc chỉ có loăng xương ở đầu xương cánh tay. Các xét nghiệm ESR, kháng liên “O” và thí nghiệm giao nhũ (latex) đều cho kết quả âm tính.
Viêm chu vi vai là một t́nh trạng viêm xảy ra trong khớp vai. Cơ chế gây bệnh của nó là ǵ?
Sự thay đổi ban đầu của viêm khớp vai là co bóp sợi, làm cho túi khớp co lại và nhỏ lại. Kiểm tra khớp vai bằng cách sử dụng chất màu xanh lá cây để chụp X-quang sẽ cho thấy thể tích của khớp giảm đi, và khi thăm khám bằng tay, ta sẽ thấy túi khớp co lại và rối tương ứng với vùng dưới túi khớp. Những mô mềm khác sẽ trông b́nh thường. Trong giai đoạn muộn của bệnh, ngoài việc túi khớp co lại nghiêm trọng, những mô mềm khác cũng bị ảnh hưởng, có sự thoái hóa toàn diện của sợi collagen, các mô bị tổn thương tiến triển thành sợi collagen. Một số mạch máu tăng lên, màng nhầy dày hơn, mô mềm mất đi tính đàn hồi, co rút và cứng. Do mô mềm rất gịn, nên khi đưa cẳng tay ra ngoài, có thể gây ra rách nứt.
Vai viêm chu viđược phân loại như thế nào?
Viêm quanh khớp vai có thể chia thành 4 loại sau tùy theo vị trí bệnh và diễn biến bệnh lư khác nhau:
(1) Bệnh biến bao hoạt dịch quanh vai: Bao gồm các thay đổi bệnh lư như viêm tiết dịch, dính, bế tắc và lắng đọng canxi của bao hoạt dịch; nó có thể liên quan đến bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai hoặc bao hoạt dịch dưới cơ delta, và bao hoạt dịch trên bề mặt bao hoạt dịch.
(2) Tổn thương khoang khớp vu quăng (Glenohumeral): “Bệnh khớp vai đóng băng hoặc khớp dính thứ phát” có thể xuất hiện dịch tiết tiêm duy (fibrinous) trong khoang ở giai đoạn đầu, và sự kết dính và giảm thể tích khoang khớp ở giai đoạn muộn.
(3) Các tổn thương thoái hóa của gân và bao gân: Viêm gân cơ nhị đầu dài và viêm bao gân, viêm gân trên gai (hội chứng ṿng cung đau), viêm gân vôi hóa, đứt trục vai và đứt một phần cơ chóp xoay, hội chứng va đập, v.v.
(4) Các tổn thương khác quanh vai: Viêm huế đột (coracoid), viêm xơ vai, kẹt dây thần kinh trên vai, tổn thương khớp cùng đ̣n, v.v.
Các đặc điểm bệnh lư của viêm chu vi vai là ǵ?
Giữa sự thay đổi sớm và sự thay đổi muộn của vai bị đóng băng, có một quá tŕnh phức tạp mà chúng ta vẫn chưa hiểu rơ lắm. Toàn bộ cơ chế bệnh sinh của viêm chu vi vai có ba đặc điểm sau: ①Các mô mềm xung quanh bao khớp cuối cùng sẽ bị xâm lấn; ②Sự phát triển của các tổn thương không nhất quán và không phải tất cả các mô đều có những thay đổi bệnh lư giống nhau; ③Các thay đổi bệnh lư tiến triển có thể đảo ngược. Sau khi nắm vững các biến đổi bệnh lư và ba đặc điểm trên, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn về chứng viêm chu vi vai, đồng thời dễ dàng hiểu được quá tŕnh biến đổi của các triệu chứng lâm sàng của chứng viêm chu vi vai.
Làm thế nào để điều trị viêm chu vi vai?
Để chữa bệnh viêm chu vi vai đạt hiệu quả tốt, trước hết cần phải chẩn đoán rơ ràng th́ việc điều trị mới đúng mục tiêu và đạt kết quả tốt. Cần có chẩn đoán phân biệt chi tiết để loại trừ đứt hoàn toàn ṿng quay, viêm gân do vôi hóa và viêm gân cơ nhị đầu dài, bởi v́ những bệnh này có thể gây đau và hạn chế cử động của khớp vu quăng ( glenohumeral), và rất có thể bị chẩn đoán nhầm. Thứ hai, cần nâng cao tinh thần tự tin của người bệnh để chiến thắng bệnh tật, bởi bệnh viêm chu vi vai có thể tự khỏi, nếu được điều trị đúng cách th́ có thể chấm dứt hoàn toàn sự phát triển của bệnh ngay từ đầu hoặc ở giai đoạn bắt đầu đóng băng. Khiến cho bệnh tự đ́nh chỉ phát triển và được chữa khỏi. Phương pháp điều trị viêm chu vi vai quan trọng nhất là kiên tŕ tự vận động và xoa bóp, đồng thời có thể bổ sung bằng thuốc, vật lư trị liệu và liệu pháp phong bế cục bộ.
Li tử đạo nhập pháp (Iontophoresis) hoặc vật lư trị liệu có thể cải thiện việc cung cấp máu, loại bỏ co thắt cơ, ngăn ngừa dính và có tác dụng giảm đau nhất định. Ở giai đoạn đầu hoặc khi cơn đau dữ dội, bệnh nhân có thể dùng thuốc chống viêm và giảm đau, chẳng hạn như diclofenac, fenbid, Voltaren và các loại thuốc khác, hoặc thuốc làm giăn gân cốt và kích thích tuần hoàn máu, chẳng hạn như Thuốc Cường lực thiên ma đỗ trọng hoàn. Đại hoạt lạc đan, Sơ phong định thống hoàn, v.v., và cũng có thể được sử dụng bên ngoài Thuốc xịt giảm đau, Hồng hoa du, v.v.
Phần lớn bệnh nhân viêm quanh khớp bị đau vai và hạn chế hoạt động là do dính và viêm đầu dài của gân cơ nhị đầu, do đó bệnh nhân bị đau khu trú ở rănh liên khớp có thể phong bế một phần bằng lidocain 2%.2ml, gia cường thông rồng 0,5ml. Liệu pháp hàn phong kín cục bộ có thể loại bỏ t́nh trạng viêm nhiễm, tránh kết dính và phá vỡ ṿng luẩn quẩn của cơn đau, điều này rất hữu ích cho quá tŕnh hồi phục của vai bị viêm.
Làm thế nào để bệnh nhân bị viêm chu vi vai tự tập thể dục?
Điều trị quan trọng và hiệu quả nhất đối với bệnh nhân bị cứng vai là tự vận động, tuân thủ tập luyện đúng cách và hiệu quả có thể ngăn ngừa và loại bỏ dính, thư giăn gân cốt và kích hoạt tuần hoàn máu, cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, ngăn ngừa co thắt cơ, tăng cường và cải thiện chức năng cơ bắp có tác dụng chữa bệnh rơ ràng. Dưới đây là một số phương pháp tập thể dục hiệu quả:
(1) Bài tập leo tường: Leo tường càng nhiều càng tốt. Cố gắng đếm thêm một vạch mỗi ngày, và dần dần tập thể dục để nâng chi bị ảnh hưởng cho đến khi nó trở lại b́nh thường.
(2) Phương pháp vẽ ṿng tṛn: Động tác vẽ ṿng tṛn phải giống như Thái cực quyền, chậm và sâu, các chi trên không được vung mạnh để tránh làm găy ṿng bít. Ṿng tṛn được chia thành ṿng tṛn dọc và ṿng tṛn ngang. Các ṿng tṛn dọc là các ṿng tṛn thẳng đứng theo hướng trước và sau, và các ṿng tṛn nằm ngang là các ṿng tṛn theo hướng lên, xuống, trái và phải, tương tự như động tác vân thủ trong Thái cực quyền. Bạn có thể vẽ 15 đến 20 ṿng tṛn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ mỗi lần, và bạn cũng có thể tăng dần số lượng theo vóc dáng của bản thân. Thực hành 3 đến 5 lần một ngày.
(3) Bài tập kéo: lắp ṛng rọc lên tường hoặc cây, luồn một sợi dây qua đó, buộc mỗi đầu một thanh gỗ nhỏ rồi kéo lên kéo xuống để tập.
(4) Động tác chải tóc: Luân phiên hai tay từ trán, đỉnh đầu, sau gối, sau tai, đưa ra phía trước, vuốt dọc quanh đầu theo ṿng tṛn, tương tự như động tác chải đầu, mỗi lần 15-20 lần thời gian, 3-5 lần một ngày.
(5) Khuỷu tay bắt tay: đứng dựa lưng vào tường hoặc nằm ngửa trên giường, hai cánh tay để sát thân, gập khuỷu tay, lấy khuỷu tay làm điểm tựa xoay ngoài.
(6) X̣e cánh: đứng, hạ thấp chi trên tự nhiên, duỗi thẳng cánh tay, từ từ nâng ḷng bàn tay hướng xuống dưới hướng lên trên, đạt đến mức tối đa th́ dừng lại khoảng 10 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu, lặp lại.
(7) Hai tay ôm sau người: Đứng tự nhiên, chi trên bên bệnh xoay vào trong duỗi ra sau, tay bên lành nắm lấy bàn tay hoặc cổ tay bên bệnh, dần dần kéo về bên lành và trở lên.
(8) Hai tay tựa đầu: tư thế nằm ngửa, hai bàn tay và mười ngón đan vào nhau, ḷng bàn tay úp lên sau đầu (chẩm), trước hết khuỷu tay co vào càng nhiều càng tốt, sau đó đưa ra càng xa càng tốt.
(9) Xoay vai: Đứng, chi bị bệnh buông thơng tự nhiên, khuỷu tay duỗi thẳng, cánh tay bị đau vẽ một ṿng tṛn từ trước ra sau, từ nhỏ đến lớn.
Trường Xuân | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-09 19:04:15 | VIÊM KHỚP (GOUT) THỐNG PHONG
Những tài liệu tham khảo:
Viêm khớp do gút là do sự lắng đọng của urat trong bao khớp, bao hoạt dịch, sụn, xương và các mô khác, gây tổn thương và phản ứng viêm. Bệnh này có yếu tố di truyền và nhân tố gia tộc và thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi thuộc nam giới, nó phổ biến hơn ở khớp xương thứ nhất của ngón chân cái trên mu bàn chân và cũng có thể xảy ra ở các khớp lớn hơn khác, đặc biệt là khớp mắt cá chân và khớp bàn chân.
Biểu hiện chủ yếu là các cơn đau khớp kịch liệt, thường xảy ra đột ngột và ở một bên. Có hiện tượng sưng, nóng, đỏ và đau rơ ràng ở các mô xung quanh khớp. Xét nghiệm axit uric máu có thể xác định chẩn đoán.
Việc áp dụng điều trị bằng thuốc mang lại hiệu quả tốt.
【Đơn thuốc】
1. Trong đợt cấp cần chú ư nghỉ ngơi tại giường và chườm lạnh tại chỗ.
2. Không ăn thức ăn chứa nhiều nhân purin như gan, thận và các cơ quan nội tạng khác và các sản phẩm từ đậu nành. Uống nhiều nước. Tránh uống rượu, đặc biệt là bia.
Bệnh thống phong (gout) là ǵ?
Bệnh thống phong (gout) là một nhóm bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin. Đặc điểm lâm sàng của nó là tăng acid uric máu, và hậu quả là viêm khớp cấp tính do gút tái phát, lắng đọng hạt tophi, viêm khớp măn tính dạng tophitic và biến dạng khớp. Thường liên quan đến thận gây ra viêm thận kẽ măn tính và sỏi thận do acid uric. Căn bệnh này có thể được chia thành hai loại chính: Nguyên phát và thứ phát theo nguyên nhân gây tăng acid uric máu. Căn nguyên của bệnh gút nguyên phát, ngoại trừ một số bệnh di truyền do rối loạn chuyển hóa purin bẩm sinh, hầu hết đều chưa được làm sáng tỏ. Căn nguyên của bệnh gút thứ phát có thể do bệnh thận, bệnh bạch cầu, do thuốc và nhiều nguyên nhân khác. Bệnh gặp nhiều ở nam và nữ ở tuổi măn kinh, nam mắc bệnh này nhiều hơn nữ, tỷ lệ nam nữ khoảng 20: 1.
Theo bệnh này, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là các khớp sưng đỏ, nóng, đau nhiều lần, khớp vận động không linh hoạt, thuộc phạm trù “Tí chứng” trong Trung y. {Y học chuẩn thằng * Lục yếu}: {Thống phong, tức Nội kinh thống tí} .{Huyết chứng luận}: “Thống phong, thân thể bất nhân, tứ chi đông thống, kim danh thống phong, cổ viết tí chứng”(痛风,身体不仁,四肢疼痛,今名痛风,古曰痹证)Thống phong, thân thể tê dại, tứ chi đau nhức, ngày nay gọi là chứng thống phong, thời xưa gọi là chứng Tí (tê bại).
Tăng acid uric máu có phải là bệnh thống phong (gút) không?
Sự gia tăng axit uric máu có thể giúp chẩn đoán bệnh gút. Tuy nhiên, cần lưu ư rằng các yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng acid uric máu như ăn nhiều calo, nhiều purin, đói và uống rượu, sử dụng thuốc lợi tiểu như thiazid và triamterene, và một lượng nhỏ aspirin, có thể làm máu Axit uric tăng cao nên không thể “Nhất thứ định chung thân” (一次定终身)một lần định cả đời, tức là chỉ cần một lần trị số axit uric máu tăng cao th́ coi như đă mắc bệnh gút. Thực tế, ngay cả khi axit uric máu tăng cao cũng có thể là tăng axit uric máu không triệu chứng, t́nh trạng này có thể tồn tại rất lâu trước khi các triệu chứng của bệnh gút xuất hiện. Những người bị tăng axit uric máu không phải tất cả đều có thể phát triển thành bệnh gút. Tất nhiên, nồng độ axit uric trong máu càng cao th́ khả năng xuất hiện các triệu chứng bệnh gút càng lớn. Trên thực tế, trong cơn gút cấp, một số bệnh nhân có thể tăng đào thải axit uric qua nước tiểu do phản ứng với stress và nội tiết tố nội sinh, do đó trị số axit uric máu trong giới hạn b́nh thường, ngược lại trị số acid uric tăng sau khi cơn cấp thuyên giảm. Do đó, chỉ số acid uric máu đo được cần kết hợp với các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh nhân, chụp X-quang, xét nghiệm dịch khớp, và phân tích tinh thể urat toàn diện để đưa ra chẩn đoán có bệnh thống phong hay không.
Tây y cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh thống phong (gút) là ǵ?
Do trước đây bệnh thống phong (gút) ít gặp ở nước ta nên nhiều người chưa biết nhiều về căn bệnh này. Người ta tin rằng bệnh gút là đau khớp do phong hàn, nhưng thực tế không phải vậy. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh gút?
Trong cơ thể người có một chất là purin, khi quá tŕnh trao đổi chất bị rối loạn sẽ gây ra bệnh gút.
Purine trải qua một loạt các thay đổi trong quá tŕnh trao đổi chất, và sản phẩm cuối cùng được h́nh thành được gọi là axit uric. Axit uric không có chức năng sinh lư trong cơ thể người, trong trường hợp b́nh thường, 2/3 lượng axit uric được tạo ra trong cơ thể được đào thải qua thận, 1/3 c̣n lại được đào thải từ ruột già.
Axit uric liên tục được sản xuất và đào thải ra ngoài cơ thể nên nó duy tŕ một nồng độ nhất định trong máu. Axit uric có trong mỗi 100ml máu của một người b́nh thường là nam giới thấp hơn 6mg và nữ giới dưới 5mg. Trong quá tŕnh tổng hợp và phân hủy purin có sự tham gia của nhiều loại enzym, do sự bất thường bẩm sinh của enzym hoặc do một số yếu tố không rơ ràng làm cho quá tŕnh chuyển hóa bị rối loạn làm tăng tổng hợp hoặc đào thải acid uric ra ngoài, có thể gây ra bệnh. Khi nồng độ axit uric trong máu quá cao, axit uric sẽ lắng đọng trong khớp, mô mềm, sụn và thận dưới dạng muối natri, gây ra các phản ứng viêm nhiễm dị vật trong mô và trở thành căn hoạ của bệnh gút.
Căn nguyên và bệnh lư của bệnh thống phong (gút) trong y học cổ truyền là ǵ?
Bệnh gút tuy thuộc hội chứng đau khớp nhưng cơn đau dữ dội, tái phát, dai dẳng, gây biến dạng khớp và có nhiều biến chứng nên khác với bệnh đau khớp nói chung. Y học cổ truyền cho rằng bệnh phần lớn là do ngoại cảm bệnh tà thấp nhiệt, hoặc do phong hàn uất trệ lâu ngày hoá nhiệt, hoặc do nội thương gan thận, hoặc đau khớp măn tính, huyết ứ, đờm tắc dẫn đến bệnh.
1/ Đau khớp do phong nhiệt: Đa phần là do phối hợp giữa ngoại cảm phong nhiệt và thấp, hoặc thấp nhiệt xâm nhập vào gân và lạc mạch, hoặc phong thấp hàn tà uất lại lâu ngày hoá nhiệt, gây trở ngại cho kinh lạc và các khớp, hoặc tố chất nội nhiệt (nóng trong) của người bệnh lại thêm cảm thụ phong thấp hàn tà, khiến cho bệnh tà phong thấp nhiệt lưu lại trong chi thể, kinh lạc và xương khớp, nghẽn tắc không thông mà thành nhiệt thống (đau và nóng). Chu Đan Khê trong {Cách chí dư luận * Thống phong luận} viết: “Bỉ thống phong dă giả, đại suất nhân huyết thụ nhiệt, dĩ tự phất đằng, kỳ hậu hoặc thiệp lănh thuỷ, hoặc lập thấp địa, hoặc phiến thủ lương, hoặc ngoạ đương phong, hàn lương ngoại bác, nhiệt huyết đắc hàn hăn, hăn trọc ngưng sáp, sở dĩ tác thống. Dạ tắc thống thậm, hành vu âm dă” (彼痛风也者,大率因血受热,已自沸腾,其后或涉冷水,或立湿 地,或扇取凉,或卧当风,寒凉外搏,热血得寒汗,汗浊凝涩,所以作痛。夜则痛甚,行于阴也。) Bệnh nhân thống phong, phần lớn do máu rất nóng, sau đó hoặc lội nước, hoặc ở nơi ẩm thấp, hoặc dùng quạt cho mát, hoặc nằm hóng gió, lạnh mát tác động từ bên ngoài, máu nóng gặp mồ hôi lạnh, mồ hôi ngưng sáp nên rất đau. Ban đêm đau nhiều, v́ bệnh tà hành ở âm phận {Kim Quỹ Dực}: “Tạng phủ kinh lạc tiên hữu súc nhiệt, nhi phục ngộ phong thấp hàn chi khí khách chi, nhiệt vi hàn uất, khí bất đắc thông, cửu chi hàn diệc hoá nhiệt, tắc thống tí, phiến nhiên nhi muộn dă” (脏腑经络先有蓄热,而复遇风湿寒之气客之,热 为寒郁,气不得通,久之寒亦化热,则痛痹,煽然而闷也。) Cố Tùng Viên {Y kính}: “Tà uất bệnh cửu, phong biến vi hoả, hàn biến vi nhiệt, thấp biến vi đàm”
Chu Đan Khê viết: Người bị bệnh gút cũng tự bốc hỏa v́ huyết nhiệt, sau này có thể v́ lội nước lạnh, hoặc ở nơi ẩm thấp, hoặc sử dụng quạt cho mát, hoặc nằm ở nơi nhiều gió. ngoại cảm phong hàn, máu nóng gặp mồ hôi lạnh, mồ hôi ngưng tu v́ thế gây đau, ban đêm đau dữ dội, bệnh thuộc âm ”. “Kim Quỹ Dực”: “Các tạng và kinh lạc trước tiên tích nhiệt, sau gặp phong thấp mà lạnh. Do đó, nhiệt lạnh ngưng trệ, hơi thở không thông, lâu ngày hàn cũng hoá nhiệt, nên gây đau, tất nhiên phiền muộn. Cố Tùng Viên trong {Y Kinh}: (Bệnh tà uất lâu dài, phong biến thành hoả, hàn biến thành nhiệt, thấp biến thành đàm)
(2) Huyết ứ, đờm nghẽn tắc: Thường do phong hàn thấp nhiệt lưu trữ trong kinh lạc và xương khớp lâu ngày, hàn tà ngưng tụ, thấp tà gây trở ngại, nhiệt tà nung nấu tân dịch; Hoặc do chính khí không đầy đủ, can thận suy yếu, khí huyết vận hành không thông sướng mà gây ứ trệ. Khiến chi thể, khớp xương, kinh lạc khí huyết vận hành không thuận lợi mà biến sinh ứ huyết, đàm trọc, thâm nhập gân xương, lưu lại trong khớp xương, kết sâu gốc dễ, rất khó loại trừ, đàm và ứ kết lại, làm bệnh nặng hơn, khớp đau kịch liệt, các khớp xương biến dạng cứng đơ, trở thành bệnh ngoan cố.
Tóm lại, đông y cho rằng; Sự phát sinh của bệnh là do ngoại cảm bệnh tà phong hàn thấp nhiệt, lưu trữ lại không trừ khứ; Hoặc huyết ứ và đàm gây trở ngại; Hoặc chính khí không đầy đủ, can thận suy hư, khiến khí huyết vận hành không thông sướng, chi thể, kinh lạc, xương khớp bị trở ngại, bất thông tắc thống (不通则痛) không thông th́ đau.
Những nhân tố liên quan đến thống phong (gút) là ǵ?
1/ Liên quan đến béo ph́: Người có điều kiện ăn uống ưu việt dễ bị bệnh này. Người ta phát hiện bệnh nhân thống phong có thể trọng b́nh quân vượt qua tiêu chuẩn thể trọng 17,8%, đồng thời diện tích bề mặt của cơ thể càng lớn th́ nồng độ acid uric huyết thanh càng cao. Sau khi người béo ph́ giảm cân th́ nồng độ acid uric trong máu có thể giảm. Điều này cho thấy việc ăn quá nhiều và thừa cân trong thời gian dài có liên quan đến sự gia tăng liên tục của nồng độ axit uric trong máu.
2/ Có liên quan đến tăng lipid máu: khoảng 75% đến 84% bệnh nhân gút bị tăng triglycerid máu, một số bị tăng cholesterol máu. Để giảm bớt t́nh trạng bệnh người bệnh gút nên giảm cân, đạt tiêu chuẩn cân nặng sinh lư, kiểm soát chế độ ăn uống hợp lư, giảm t́nh trạng tăng mỡ máu.
3/ Có liên quan đến bệnh đái tháo đường: 0,1% ~ 0,9% bệnh nhân đái tháo đường có kèm theo bệnh gút, trong khi những người tăng acid uric máu chiếm 2% ~ 50%.
Có người cho rằng béo ph́, tiểu đường và gút là bộ ba “sát thủ” của xă hội hiện đại.
4/ Có liên quan đến tăng huyết áp: Tỷ lệ mắc bệnh gút ở bệnh nhân tăng huyết áp là 12% đến 20%, và khoảng 25% đến 50% bệnh nhân gút có kèm theo tăng huyết áp. Trong số bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị, có khoảng 58% bị tăng acid uric máu.
5/ Liên quan đến xơ cứng động mạch: Béo ph́, tăng lipid máu, tăng huyết áp và đái tháo đường có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của xơ cứng động mạch. Theo thống kê 100 ca bệnh tại bệnh viện chúng tôi có 42% bệnh nhân bị bệnh mạch máu năo cấp do xơ cứng động mạch có tăng acid uric máu. Năm 1951, Gertler và cộng sự mô tả rằng một nhóm thanh niên mắc bệnh tim mạch vành có tăng acid uric máu có ư nghĩa thống kê.
(6) Liên quan đến uống rượu: Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài có 3 điều bất lợi cho bệnh nhân gút: ① Có thể dẫn đến tăng axit uric máu và axit lactic máu. Điều này có thể gây ra một đợt viêm khớp gút cấp tính. ② Nó có thể kích thích sự gia tăng của purin. ③Chế độ thường ăn nhiều thức ăn giàu đạm, nhiều mỡ, nhiều purin, sau quá tŕnh tiêu hóa và hấp thu th́ thành phần purin trong máu cũng tăng theo, sau khi chuyển hóa trong cơ thể th́ acid uric máu tăng cao có thể gây ra các cơn cấp của bệnh viêm khớp gút.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp do gút là ǵ?
Bệnh gút có thể do tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, ăn quá nhiều, nghiện rượu, chấn thương tại chỗ, phẫu thuật và nhiễm trùng là những nguyên nhân gây ra bệnh.
Theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh gút, có thể chia thành thống phong (bệnh gút) cấp tính và thống phong (bệnh gút) mạn tính.
Một lượng lớn axit uric tích tụ trong cơ thể người bệnh tạo thành tăng axit uric máu, nếu lắng đọng trên xương và sụn sẽ gây ra các triệu chứng viêm khớp và trở thành bệnh viêm khớp gút tái phát.
Đau khớp là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh gút. Các cơn cấp tính ban đầu thường xảy ra ở khớp cổ chân, bàn tay, cổ tay, đầu gối và khớp khuỷu tay, hiếm khi xảy ra ở các khớp thân như xương chậu, cột sống và vai. Cơn đầu tiên của bệnh nhân thường vào ban đêm, lúc đầu thường là một khớp đơn độc, biểu hiện sưng đỏ, nóng, đau, rối loạn vận động. Đau khớp như muốn xé xương, thậm chí sức nặng của chăn cũng không chịu nổi, trong pḥng có người đi lại, rung lắc nặng nề cũng không chịu nổi.. Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, hồi hộp, mệt mỏi, chán ăn, tăng số lượng bạch cầu, tốc độ lắng hồng cầu nhanh, acid uric máu trên 100ml, hơn 6mg ở nam, hơn 5mg ở nữ trước khi măn kinh, và hơn 6mg sau khi măn kinh. Các cơn cấp tính thường kéo dài từ 3 đến 10 ngày, và một số thuyên giảm sau vài tuần. Sau khi t́nh trạng bệnh thuyên giảm, h́nh dạng khớp và chức năng vận động cũng sẽ được phục hồi. Một số ít bệnh nhân sẽ không bị tấn công trong nhiều thập kỷ sau đợt viêm khớp cấp tính, nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ bị một đợt khác sau 1 đến 2 năm, và thường nhiều khớp bị sưng và đau cùng một lúc. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường xảy ra vào mùa xuân, hạ, thu. Số lượng các cơn tái phát ngày càng nhiều, lâu dần sẽ phát triển thành viêm khớp gút măn tính. Sau khi bước sang giai đoạn măn tính, các khớp có biểu hiện ph́ đại, hạn chế dần các hoạt động, mức độ tăng dần theo số lần, cuối cùng có thể h́nh thành biến dạng khớp, cứng khớp. Một số ít bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ và không điển h́nh khi khởi phát ban đầu, và họ chờ đợi cho đến khi các triệu chứng như biến dạng khớp, nốt gút hoặc tổn thương thận xuất hiện. Sinh thiết các kết tiết (nốt) của bệnh gút và soi kính hiển vi ánh sáng phân cực của dịch khớp có thể phát hiện các tinh thể urat. Chụp X-quang ban đầu cho thấy t́nh trạng sưng tấy của các mô mềm xung quanh khớp, và sau đó xương gần khớp cho thấy các khuyết tật của xương giống như lỗ khoan hoặc như bị sâu đục khoét.
Các yếu tố kích thích sự khởi phát của bệnh viêm khớp do gút là ǵ?
Mặc dù cơ chế phát sinh bệnh sinh của viêm khớp do gút hiện nay vẫn chưa rơ ràng, nhưng người ta nhận thấy rằng các yếu tố sau đây có liên quan đến sự khởi phát của bệnh viêm khớp gút: Uống rượu, ăn một lượng lớn thức ăn giàu đạm, nhiều chất béo và nhiều purin, chấn thương, nhiễm trùng, mệt mỏi quá mức, phẫu thuật. Sử dụng một số loại thuốc như sulfa, insulin, thuốc trị liệu hóa học và thuốc lợi tiểu.
Tại sao những năm gần đây bệnh nhân gút lại tăng lên từng năm?
Thời xưa, hoàng đế, bộ hạ, quan chức, quư tộc, là những người quyền quư, suốt ngày ăn uống, vui chơi nhưng tỷ lệ mắc bệnh gút rất cao. Sau khi mắc bệnh gút, những “Lăo gia” (quan to) này thường xuyên bị những cơn đau tái phát hành hạ. V́ vậy, thời bấy giờ, bệnh c̣n được gọi là “Bệnh đế vương quư tộc”, “Bệnh phú quư”.
Sau này người ta phát hiện ra rằng bệnh gút là một bệnh phổ biến ở các nước Âu Mỹ. Theo thống kê của các chuyên gia liên quan, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0,3%, tương đương với tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Nhiều nhà khoa học và nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như Franklin, người phát minh ra điện, nhà sinh vật học vĩ đại Darwin, nhà vật lư vĩ đại Newton đều đă mắc phải căn bệnh này. Trước đây, người ta tin rằng tỷ lệ mắc bệnh này là tương đối hiếm ở các dân tộc phương Đông, nhưng thực tế đă chứng minh rằng tỷ lệ mắc bệnh đă tăng lên hàng năm trong những năm gần đây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong thời kỳ phục hồi kinh tế của Nhật Bản, thực phẩm giàu chất đạm đă tăng lên theo cấp số nhân, và bệnh gút đă trở thành một căn bệnh cực kỳ phổ biến. Ở nước tôi, trước đây bệnh gút được coi là tương đối hiếm, nhưng gần đây, do điều kiện y tế ngày càng được cải thiện và nhân viên y tế ngày càng nâng cao nhận thức về bệnh gút nên đă bỏ sót và chẩn đoán nhầm thành viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, Đan độc, và viêm xương khớp. Bệnh gút, viêm khớp do lao, viêm khớp dị ứng được chẩn đoán kịp thời; Mặt khác, với việc cải tiến phương thức sản xuất, giảm cường độ lao động chân tay, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, chế độ ăn cấu trúc đă thay đổi. Từ thực phẩm truyền thống chứa carbohydrate và protein thấp đến thực phẩm có hàm lượng protein cao hơn và một số người thiếu hoạt động thể chất hợp lư khiến cân nặng vượt quá tiêu chuẩn, tỷ lệ mắc bệnh gút cũng tăng lên đáng kể. Bệnh gút thường gặp ở pḥng khám chuyên khoa viêm khớp dạng thấp do bệnh viện Quảng Hoa mở. Trước đây, bệnh nhân đa số là cán bộ, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư,… Bây giờ mới thấy công nhân, nông dân cũng không phải là thiểu số. Theo thống kê trong 160 bệnh nhân gút của nước tôi th́ có 120 người lao động trí óc như cán bộ, giáo viên chiếm 75%, 40 người lao động chân tay như công nhân, nông dân chiếm 25%.
Những bệnh nào cần chẩn đoán phân biệt với bệnh thống phong (gút)?
(1) Viêm khớp dạng thấp: Thường gặp ở phụ nữ trẻ và trung niên, thường gặp ở các khớp ngón tay và khớp nhỏ như cổ tay, khớp gối, cổ chân, xương cùng và cột sống, biểu hiện là viêm đa khớp di cư và đối xứng. Có thể gây cứng khớp, biến dạng khớp, trên cơ địa bệnh măn tính, các đợt cấp lặp đi lặp lại rất dễ nhầm với bệnh gút nhưng acid uric máu không cao, hầu hết các yếu tố thấp khớp đều dương tính, chụp Xquang thấy bề mặt khớp gồ ghề, dính khớp, hẹp không gian hoặc thậm chí hợp nhất bề mặt khớp, với xương gút các khuyết tổn khác nhau đáng kể. Nếu chẩn đoán khó khăn, colchicine có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị chẩn đoán, chẳng hạn như các triệu chứng của bệnh gút có thể thuyên giảm nhanh chóng từ 6 đến 12 giờ sau khi bôi thuốc điều trị bệnh gút.
(2) Viêm khớp hoá mủ và viêm khớp do chấn thương: Khởi phát ban đầu của bệnh gút tương tự như viêm khớp nhiễm trùng và viêm khớp do chấn thương. Tuy nhiên, urat máu của hai trường hợp sau không cao, không có tinh thể urat khi kiểm tra dịch khớp, viêm khớp do chấn thương thường có tiền sử chấn thương nặng, dịch khớp của viêm khớp nhiễm trùng có chứa một số lượng lớn bạch cầu, mà có thể được nuôi cấy để tạo ra vi khuẩn gây bệnh.
(3) Viêm mô tế bào: Các mô mềm xung quanh khớp thường sưng tấy, sưng tấy trong đợt cấp của bệnh gút, nếu bỏ qua các triệu chứng của khớp sẽ dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm mô tế bào. Urat máu sau này không cao, các biểu hiện toàn thân như rét run, sốt, bạch cầu tăng cao, đau khớp thường không rơ ràng nên không khó chẩn đoán bằng cách chú ư phân biệt.
(4) Thống phong giả: Là do sụn khớp bị vôi hóa. Thường gặp hơn ở người cao tuổi. Thường gặp nhất ở khớp gối, triệu chứng giống như bệnh gút khi lên cơn cấp nhưng urat máu không cao. Dịch khớp có chứa tinh thể canxi pyrophosphat. Phim Xquang thấy h́nh ảnh sụn hiển thị sự vôi hóa.
(5) Viêm khớp vảy nến (vảy nến): thường ảnh hưởng không đối xứng đến các khớp liên đốt sống xa, kèm theo tổn thương và tàn phế khớp, mở rộng không gian khớp, tiêu xương ngón chân (ngón tay) và các khớp xương cùng cũng thường liên quan. Biểu hiện lâm sàng giống viêm khớp dạng thấp, có 20% acid uric máu tăng, không dễ phân biệt với bệnh gút.
(6) Các bệnh khớp khác: giai đoạn cấp phải phân biệt với lupus ban đỏ, viêm khớp tái phát và hội chứng Reiter, giai đoạn mạn tính phải phân biệt với di chứng của bệnh khớp ph́ đại, viêm khớp do chấn thương và nhiễm trùng, xét nghiệm acid uric máu là chẩn đoán hữu ích.
Đông y biện chứng luận trị bệnh thống phong (gút) như thế nào?
Y học cổ truyền trong thực hành lâm sàng thường chia bệnh gút thành ba loại sau:
1/ Loại h́nh thấp nhiệt
Triệu chứng chính: Khớp tay chân đau nhức, vùng đau sưng tấy nóng rát và đỏ, đau nhức dữ dội, gân mạch co quắp, không thể ấn nắn, không thể ra khỏi giường để hoạt động, chứng trạng nặng hơn về ban đêm. Đa số bệnh nhân có các biểu hiện như sốt, khát nước, buồn bực, ưa lạnh, không ưa nóng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác.
Phân tích chủ chứng: Nhiệt là dương, tính cấp bách, sau khi xâm nhập kinh lạc xương khớp của cơ thể, nó làm tổn thương khí và huyết của cơ thể, gân mạch co rút, kinh lạc tắc nghẽn nên phát sinh đau dữ dội, vùng đau sưng đỏ nóng rát và phát sốt, khát nước, bực bội, mạch hoạt sác, chất lưỡi hồng rêu lưỡi vàng, đều là biểu hiện đặc trưng của hoả nhiệt, cũng phản ảnh đặc điểm khi khí hoả thiêu đốt th́ tân dịch dễ bị tổn hại nhất.
Trị pháp: Thanh nhiệt trừ phiền, hoạt huyết thông lạc.
Phương dược: Tuyên tí thang gia vị.
Pḥng kỷ 10g, Hạnh nhân 10g, Hoạt thạch 10g, Liên kiều 10g Sơn chi 6g, Ư rĩ 30g, Bán hạ 6g, Tàm sa 10g, Xích tiểu đậu 10g, Khương hoàng 10g, Hải đồng b́ 10g.
Phương giải: Phương này dùng Pḥng kỷ để thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc giảm đau, phụ với Hoạt thạch, Ư rĩ nhân vị nhạt thấp lợi thấp; Hạnh nhân tuyên lợi phế khí, Tàm sa, Bán hạ, Xích tiểu đậu trừ thấp hoá trọc; Liên kiều, Sơn chi, thanh tiết uất nhiệt, Hải đồng b́, Khương hoàng tuyên lạc khứ phong, trị đau lợi thấp. Khi thấp đă được trừ khứ, nhiệt đă thanh, kinh lạc thông sướng lan toả th́ đau đớn tự hết. Nếu xương khớp sưng đỏ thậm có thể gia Tần giao, Ngân hoa đằng 30g, Hổ trượng 10g.Nếu đau kịch liệt gia Uy linh tiên 15g, Nhũ hương 6g, để hoạt huyết thông lạc, trị đau trừ tê. Nhiều thấp gia Tỳ giải 10g, Trạch tả 10g, để tăng cường tác dụng lợi thấp.
(2) Huyết ứ, đờm tắc.
Triệu chứng chính: Hội chứng đau khớp kéo dài, tái phát, khớp cứng và biến dạng, có màu đen sẫm gần khớp, đau dữ dội, không thể cử động, không thể co duỗi, hoặc đau và tê. Các khớp hay sưng đỏ và đau, kèm theo sốt và khát, nước tiểu ít và có màu đỏ; Hoặc khớp bị lạnh, đau dữ dội về mùa lạnh, khi được chườm nóng th́ dễ chịu. Lưỡi có màu tím hoặc có ban màu sẫm (ứ ban), mạch tế sáp.
Phân tích chủ chứng: Chứng tí lâu ngày, kinh lạc và khí huyết đều bị ngưng trệ bởi tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, khí huyết vận hành không thuận lợi sinh ra huyết ứ, đờm trọc. Lưu lại trong khớp và tuỷ xương, kết thành bệnh trầm kha khó điều trị. Đàm ứ kết lại với nhau, chứng tí tăng nặng nên xuất hiện đau nhói, đau co rút, đau kịch liệt; Khí huyết không thể đến mọi nơi nên cơ thể bị tê; Đàm và ứ lưu trữ lại, nên có vùng đau xác định, chung quanh khớp có màu sẫm. Lưỡi có ban ứ, mạch tế sáp đều là hiện tượng của ứ trệ.
Trị pháp: Hoạt huyết hoá ứ, hoá đàm thông lạc.
Phương dược: Thân thống trục ứ thang gia giảm.
Đào nhân 12g, Hồng hoa 12g, Đương quy 12g, Địa long 20g, Ngũ linh chi 9g, Xuyên khung 9g, Một dược 9g, Hương phụ 9g, Khương hoạt 12g, Tần giao 12g, Ngưu tất 20g, sinh Cam thảo 6g.
Phương giải: Trong phương có Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy hoạt huyết hoá ứ; Ngũ linh chi, Địa long khứ đàm thông lạc; Xuyên khung, Một dược, Hương phụ lư khí hoạt huyết trị đau; Khương hoạt, Tần giao khứ phong trừ thấp; Ngưu tất hoạt huyết thông lạc, mạnh mẽ gân xương, dẫn thuốc đi xuống nơi bệnh; Sinh Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Các vị thuốc trên cộng lại có các tác dụng hoạt huyết hoá ứ, khứ đàm thông lạc và giảm đau. Đàm ứ lâu ngày gia thêm Toàn yết 6g, Ngô công 1 con, Ô tiêu xà 10g, Phong pḥng 6g để hoạt huyết hoá ứ, trừ bệnh tà thông lạc mạch; Nếu dưới da có kết tiết (mấu, nút) gia Bạch giới tử 10g, Cương tàm 10g, để khứ đàm tán kết.
(3) Can thận hư suy
Các triệu chứng chính: Hội chứng đau khớp lâu ngày không lành, đau khớp, cứng khớp và biến dạng, cảm giác lạnh rơ rệt, teo cơ, sắc mặt nhợt nhạt không tươi, chân tay lạnh, lưng gù, đau thắt lưng và đầu gối, tiểu nhiều và phân nát, hoặc tiêu chảy, chất lưỡi trắng nhạt, mạch trầm nhược. Hoặc đau khớp, co kéo gân mạch, khi vận động th́ tăng nặng, thân thể mệt mỏi vô lực, khó chịu, đổ mồ hôi trộm, chóng mặt, ù tai, mặt đỏ, hoặc sốt nhẹ dai dẳng, bốc nóng vào giờ thân (15h~17h), lưng gối mềm yếu và đau, khớp xương hoặc sưng đỏ nóng đau, hoặc biến dạng, không thể co duỗi, ngày nhẹ đêm nặng, miệng khô buồn bực, ăn ít, chất lưỡi hồng ít rêu, mạch tế.
Phân tích chủ chứng: Bệnh lâu ngày tổn hại đến can và thận. Dương khí không đầy đủ, phần bảo vệ bên ngoài không vững vàng nên ngoại tà dễ xâm phạm v́ thế khớp xương bị đau, lúc nhẹ lúc nặng, tà khí ràng buộc lâu ngày khí huyết không được nuôi dưỡng nên co duỗi không thuận lợi, khớp bị cứng và biến dạng, gân cơ teo lại; Eo lưng là nơi ở của thận, gối là nơi ở của gân, eo gối mềm yếu vô lực, thậm chí cong eo gù lưng, là bệnh lâu ngày ảnh hưởng can thận, và là hiện tượng của can thận suy hư; Ăn ít phân nát, yếu sức hơi thở ngắn là tỳ dương cũng hư tổn, nguồn sinh hoá không đầy đủ; thân thể lạnh, chân tay lạnh, xướng khớp có cảm giác lạnh, tự hăn sợ gió đều thuộc chứng dương hư ngoại hàn. Nếu âm huyết không đầy đủ, th́ gân mạch không được nuôi dưỡng, huyết hư sinh phong nên gân mạch bị liên luỵ co rút, xương khớp bị đau và khi vận động th́ đau nhiều hơn; Âm suy dương kháng (mạnh) nên vựng đầu ù tai, đạo hăn, mắt đỏ, sốt nhẹ dai dẳng, miệng khô tâm phiền; Eo gối mềm yếu đau ê ẩm là hiện tượng tinh huyết của can thận không đầy đủ.
Trị pháp: Bổ ích can thận, trừ thấp thông lạc.
Phương dược: Độc hoạt kư sinh thang gia vị.
Độc hoạt, Tần giao, Pḥng phong, Đương quy, Xuyên khung, Địa hoàng, Thược dược, Đỗ trọng, Ngưu tất đều 10~15g, Tế tân 3g, Nhục quế 10~15g, Phục linh, Tang kư sinh 15~30g, Nhân sâm 10~15g, Cam thảo 6g
Phương giải:Trong phương có Độc hoạt, Tần giao, Pḥng phong, Tế tân, Nhục quế khứ phong trừ thấp, tán hàn trị đau; Nhân sâm, Phục linh, Cam thảo, Đương quy, Xuyên khung, Địa hoàng, Thược dược bổ ích khí huyết; Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang kư sinh bổ ích can thận. Toàn phương có tác dụng ích can thận, bổ khí huyết, khứ phong thấp, trị tê đau. Thiên về dương hư, xương khớp đau và lạnh rơ rệt gia Phụ tử 5~10g, Can khương 5~10g để ôn dương tán hàn. Thiên về âm hư khứ Nhục quế gia Cẩu kỷ tử 5~10g, chế Thủ ô 5~10g để bổ ích can thận. Eo gối mềm yếu đau ê ẩm gia Hoàng kỳ 30g, Xuyên đoạn 15g để ích khí bổ thận. Da thịt tê dại gia Kê huyết đằng 30g, Lạc thạch đằng 15g để dưỡng huyết thông lạc.
Sử dụng thành dược điều trị thống phong (gút)
1/ Bát trân hoàn
Thành phần: Nhũ hương, Một dược, Đại giả thạch, Xuyên sơn giáp, Xuyên ô, Thảo ô, Khương hoạt, Toàn yết.
Công hiệu: Hoạt huyết thông lạc, khứ phong chỉ thống.
Chủ trị: Thống phong, biện chứng thuộc loại h́nh huyết ứ đàm nghẽn tắc.
Phục pháp: hoàn bằng hồ, viên bằng hạt ngô đồng, mỗi lần 11 hoàn, ngày 3 lần, uống bằng nước ấm.
2/ Tứ diệu tán
Thành phần: Uy linh tiên, Dương giác thán, Bạch giới tử, Thương nhĩ tử.
Công hiệu: Hoá đàm thông lạc, lư khí chỉ thống
Chủ trị: Thống phong, thuộc loại h́nh huyết ứ đàm trở.
Phục pháp: Mỗi lần 3g, ngày 3 lần.
3/ Kim quỹ thận khí hoàn
Chủ trị thống phong thuộc thận dương bất túc
Uống theo toa hướng dẫn
4/Lục vị địa hoàng hoàn
Chủ trị thống phong loại h́nh can thận bất túc thiên về âm hư.
Uống theo toa hướng dẫn.
Châm cứu điều trị thống phong
I/ Liệu pháp châm cứu
①Chủ huyệt: Thận du, Khí hải du, Bàng quang du, Quan nguyên, Tam âm giao. Phối huyệt dùng huyệt A thị cách vùng đau 1~2 thốn. Thủ pháp: B́nh bổ b́nh tả, kích thích độ trung b́nh.
②Chủ huyệt: Cao manh, Vị du, Khí hải du, Bàng quang du, Đại tràng du, Trung quản, Quan nguyên, Khúc tŕ, Tam âm giao, Túc tam lư. Phối với các huyệt chung quanh chỗ đau. Thủ pháp: B́nh bổ b́nh tả hoặc tả pháp.
③Chủ huyệt: Công tôn, Khúc tŕ, Phong thị, Ngoại quan, Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Thủ tam lư. Phối với huyệt A thị cục bộ. Thủ pháp: B́nh bổ b́nh tả hoặc tả pháp.
④Chủ huyệt: Túc tam lư, Tam âm giao, Phong long. Phối huyệt, bệnh ở ngón tay hoặc khớp ngón tay, gia Ngoại quan, huyệt A thị; Bệnh ở khớp thứ nhất của ngón chân cái, gia Đại đô, Thái bạch, Thái xung. Thủ pháp: Thời kỳ cấp dùng nhấp vê kim tả pháp, thời kỳ hồi phục dùng phép b́nh bổ b́nh tả.
⑤Thời kỳ cấp dùng các huyệt bên bị đau như Ẩn bạch, Đại đôn, Thái xung, Tam âm giao, Thái bạch, Thái khê, Chiếu hải, Túc tam lư, Can du, Thận du. Thủ pháp: Thời kỳ cấp tính điểm thích phóng huyết Ẩn bạch, Đại đôn, các huyệt khác dùng phép tả, thời kỳ hồi phục dùng phép b́nh bổ b́nh tả.
II/ ①Châm cứu ba chiều sinh học: Lấy các huyệt ba chiều (huyệt ở phía trụ của xương bàn tay thứ năm ở phía xuyên tâm của xương bàn tay thứ hai và thứ ba ở bên bị ảnh hưởng và các điểm tương ứng trên vị trí đau). Dùng kim số 28, dài1,5 thốn đâm vào một bên xương metacarpal và đâm kim theo chiều dọc trong 1~1,3 thốn, sau khi đắc khí, sử dụng tả pháp trong giai đoạn cấp tính, thời kỳ phục hồi dùng phép b́nh bổ b́nh tả (chỉ xoay mà không nâng và chèn). Cứ 5 phút lại châm 1 lần và lưu kim 30 phút.
② Dịch tiêm Đan sâm : Chọn các huyệt như Túc tam lư, Tam âm giao, Thái Bạch, Thái xung, Thái khê, Chiếu hải, Cam du, Thận du, mỗi lần tùy theo triệu chứng lâm sàng mà dùng 4 đến 6 huyệt, tiêm 0,5ml Đan sâm dịch vào mỗi huyệt, cách ngày 1 lần, 10 lần là một liệu tŕnh.
Điều trị chứng thống phong bằng thuốc rượu
1/ Cửu đằng tửu
Thành phần và phép chế: Thanh đằng, Câu đằng, Hồng đằng, Đinh công đằng, Tang lạc đằng, Thố ti đằng, Thiên tiên đằng, Âm địa quyết mỗi vị 120g. Cộng chung tán thành bột, dùng Vô hôi lăo tửu vừa phải, cho bột thuốc vào túi vải bông, ngâm vào rượu, cho tất cả vào lọ kín, không để hả hơi, mùa xuân ngâm 7 ngày, mùa đông ngâm 10 ngày, mùa hạ ngâm 5 ngày.
Công hiệu: Thư cân hoạt lạc, Thanh nhiệt trừ thấp, tuyên tí trị đau.
Dụng pháp: Mỗi lần uống 10ml, ngày uống 3 lần. Bệnh ở trên , uống sau khi ăn hoặc sau khi ngủ dậy. Bệnh ở dưới, uống trước khi ăn.
2/ Truy phong tửu
Thành phần và phép chế: Đương quy, Mộc qua, Ngưu tất, Khương hoạt, Đỗ trọng, Phục linh mỗi vị 18g Kỳ xà, Lôi công đằng đều 30g, Tam thất, Thuyền thoái, Thổ miết, Hồng hoa mỗi vị 6g, Câu kỷ, Địa cốt, sinh Xuyên ô, Sinh Thảo ô, sinh Mă tiền mỗi vị 6g, Ngô công 3 con, ngâm vào 3 lít rượu, sau nửa tháng có thể uống.
Công hiệu: Khứ phong thông lạc, hoạt huyết chỉ thống.
Chủ trị: Đau ngoan cố, đau xương
Dụng pháp: mỗi lần uống 15ml, mỗi ngày 2~3 lần.
3/ Sâm linh quất hồng tửu
Thành phần và phép chế: Nhân sâm 10g (hoặc Đảng sâm 30g), Phục linh 50g, Quất hồng 30g, Rượu trắng 1000ml. Đầu tiên ngâm Nhân sâm, Phục linh, Quất hồng vào rượu, đậy kín, ngâm 7 ngày trở lên.
Công hiệu: Ích khí hoạt huyết, hoá đàm thông lạc.
Chủ trị: Bệnh tí khí hư đàm nghẽn trở, da thịt tê đau, đau khớp
Dụng pháp: Mỗi ngày 30ml, uống trước khi ngủ.
4/ Mộc qua Ngưu tất tửu
Thành phần và phép chế: Mộc qua 120g, Ngưu tất 60g, Tang kư sinh 60g, dùng rượ Đại khúc 500ml, ngâm 7 ngày.
Công hiệu:Bổ can thận, khứ hàn thấp, thông kinh lạc, trị tê đau.
Chủ trị: Bệnh tí huyết ứ tắc nghẽn.
Dụng pháp: Mỗi lần uống 15ml, ngày 2 lần.
Lương y Trường Xuân | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-10 20:57:28 | ĐAU KHỚP DO PHONG HÀN THẤP
Những tài liệu tham khảo:
Đau khớp do phong hàn thấp là ǵ?
Phong hàn thấp, đau nhức xương khớp (gọi tắt là phong quan thống) là biểu hiện chính của t́nh trạng đau nhức ở cơ bắp, xương khớp của cơ thể con người sau khi cơ thể cảm thụ phong hàn thấp. Đặc điểm lâm sàng là t́nh trạng bệnh nặng hơn khi chuyển lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau, không có viêm các khớp bị tổn thương Tốc độ lắng hồng cầu trong các xét nghiệm hầu hết là b́nh thường, kháng chuỗi “O” và yếu tố dạng thấp đều âm tính. Do đó, bệnh này khác với viêm khớp phong thấp và viêm khớp dạng thấp. Theo quy luật phát bệnh và đặc điểm lâm sàng của bệnh, người ta cho rằng phong hàn thấp là nguyên nhân h́nh thành nguyên nhân bệnh của phong quan thống (đau khớp do phong), nên coi đó là một bệnh độc lập. V́ vậy vào năm 1974 giám đốc uỷ ban chuyên môn về bệnh thấp khớp và là một chuyên gia nổi tiếng về bệnh khớp đă đặt tên cho bệnh này là bệnh đau khớp có tính phong hàn thấp. Qua 12 năm quan sát lâm sàng, đa số các chuyên gia đều cho rằng tên gọi này tương đối là chính xác, trên lâm sàng thuận tiện để phân biệt với bệnh viêm khớp phong thấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, có giá trị thực dụng, càng ngày càng được nhiều bác sĩ áp dụng và có ư nghĩa chỉ đạo lâm sàng. Bệnh này thuộc danh mục Bệnh đau khớp (chứng tí) của Y học cổ truyền.
Tần suất phát bệnh đau khớp do phong hàn thấp là bao nhiêu?
Đau khớp do phong hàn thấp là một bệnh phổ biến, thường xuyên xảy ra và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở các vùng ven biển lạnh và ẩm. Tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp ở Quảng Đông, nơi có khí hậu ấm áp. Giáo sư Vương Triệu Minh đă tiến hành các cuộc khảo sát sức khỏe ở các khu vực nông thôn và rừng ở vùng núi cao Đại Hưng An, đồng thời tiến hành điều tra mối quan hệ giữa hoàn cảnh lao động địa phương, môi trường sống và dịch bệnh. Kết quả cho thấy ở các vùng nông thôn trên sườn phía nam của dăy núi Đại Hưng An Lĩnh nam (âm 30 ° C vào mùa đông), tỷ lệ phong quan thống (đau khớp do phong) là 46,1% trong số 1203 người trưởng thành. Hầu hết họ là công nhân đốn cây) 1000 người, tỷ lệ nhiễm là 77,9%.
Báo cáo của liệu dưỡng viện Bắc Đái hà cuộc điều tra 1104 người ở thôn Xích Sơn, tần suất bệnh phong quan thống là 14.95%; Đại học Quân y số 1 đă báo cáo kết quả khảo sát đối với 2907 người ở thị trấn Đông Quan, Quảng Đông, tỉ lệ phát bệnh là 0.89%; Theo báo cáo từ Bệnh viện Nhân dân và những người khác, có 2.650 người ở hai ngôi làng tự nhiên ở huyện Yanshi, tỉnh Hà Nam phía tây, và tỷ lệ đau do phong quan thống là 2,49%; Bệnh viện Chữ thập đỏ Hồ Bắc Yichang đă báo cáo 1.336 phụ nữ công nhân dệt trong xưởng điều ḥa không khí ba chiều, và tỷ lệ đau do phong quan thống là 2,14%; Bệnh viện ở Triết giang đă điều tra 1.210 người ở 3 ngôi làng trong thị trấn, và tỷ lệ đau liên quan đến phong quan thống là 16,8%. Kết quả khảo sát trên sơ bộ cho thấy đau khớp do phong hàn thấp là một nhóm bệnh phổ biến và thường xuyên xảy ra ở nước tôi, dù ở miền bắc hay miền nam.
Nguyên nhân và bệnh lư của bệnh đau khớp do phong hàn thấp trong y học Trung Quốc là ǵ?
Y học Trung Quốc cho rằng nguyên nhân và bệnh lư của đau khớp do phong hàn thấp có hai phương diện:
1/ Thân thể suy yếu, ngoại tà xâm nhập: Do cơ thể suy nhược, thể chất lỏng lẻo, doanh vệ không kiên cố (sức khỏe không tốt), tà khí bên ngoài lợi dụng t́nh trạng hư nhược của cơ thể, lưu trú ở các kinh lạc, khớp, cơ, làm cho khí huyết bị tắc nghẽn, lưu thông không tốt mà gây ra bệnh này. Ví dụ, chương {Tế sinh phương*Tí} ghi: “Giai nhân thể hư, thấu lư không sơ, thụ phong hàn thấp khí nhi thành tí dă”( 皆因体虚,腠理空疏,受风寒湿气而成痹也). (tất cả đều do cơ thể hư yếu, thớ thịt lỏng lẽo , cảm thụ phong hàn thấp mà thành chứng đau khớp). Cho thấy chứng tí (đau khớp) là do thân thể hư nhược mà cảm thụ ngoại tà gây ra.
2/ Cảm thụ phong hàn thấp từ bên ngoài: Khi khí hậu dao động, nóng lạnh đan xen, hoặc ở nơi ẩm thấp, lội nước mưa gió, thêm vào đó là tà khí xâm nhập thẳng vào cơ, khớp và gân mạch gây ra chứng đau khớp. {Tố vấn · tí luận}: “Phong hàn thấp tam khí tạp chí, hợp nhi vi tí dă”( 风寒湿 三气杂至,合而为痹也。) Phong Hàn Thấp ba khí trộn vào nhau mà đến, hợp lại mà thành chứng đau khớp (chứng tí). Và {Nho môn Sự thân ··Tí luận} viết: “Thử tật chi tác, đa tại tứ thời âm vũ chi thời, cập tam nguyệt cửu nguyệt, thái âm hàn thuỷ dụng sự chi nguyệt ……hoặc ngưng thuỷ chi địa, lao lực chi nhân tân khổ quá độ, xúc mạo phong vũ, tẩm xử tẩm thấp, tí ṭng ngoại nhập.” (此疾之作,多在四时阴雨之时,及三月九月,太阴寒水用事之月…… 或凝水之地,劳力之人辛苦过度,触冒风雨,寝处浸湿,痹从外入。) Bệnh này phát tác, thường vào lúc mưa gió trong bốn mùa, và tháng 3 tháng 9), là những tháng thuộc thái âm hàn thuỷ.... hoặc mặt đất nhiều nước ngưng đọng, ngươi lao lực khổ cực quá độ, tiếp xúc mưa gió, ngủ nơi ẩm thấp, chứng đau khớp từ đó xâm nhập.
Tây y cho rằng căn nguyên và bệnh lư của bệnh đau khớp do phong hàn thấp là ǵ?
Y học phương Tây cho rằng căn nguyên của bệnh Phong quan thống vẫn chưa được rơ ràng. Theo quan điểm khách quan, phong hàn thấp chính là nhân tố ngoại tại trọng yếu của việc phát sinh bệnh này, thông qua điều tra bệnh sử phát hiện, bệnh này đều có tiền sử bị phong hàn thấp xâm phạm, mà nguyên nhân bệnh thường gặp là: Ở lâu nơi ẩm thấp, lạnh lẽo; sau khi xuất hăn (đổ mồ hôi) lại gặp mưa, lội nước và làm việc ở lâu dưới nước; Sau khí xuất hăn lại cảm thụ phong hàn; Phụ nữ sau sinh cảm thụ phong hàn; Làm việc ở vùng cao thời tiết giá lạnh; Sau khi cảm mạo chưa điều trị khỏi bệnh triệt để. Trong t́nh huống năng lực kháng bệnh kém, phong hàn thấp xâm nhập cơ thể, lưu lại trong cơ bắp xương khớp, giống như dị vật kích thích chu vi các tổ chức thần kinh, huyết quản, cơ bắp, dẫn đến khí huyết vận hành không thông suốt dẫn đến một loạt chứng trạng lâm sàng Phong quan thống (đau do phong) như cơ bắp xương khớp bị đau, tê dại, nặng nề. Các diễn biến bệnh lư qua thăm khám giải phẫu bệnh cho thấy có thể thấy các tế bào viêm hoặc thành mạch máu nhỏ dày lên và tăng sinh tế bào nội mô mạch máu.
Các biểu hiện lâm sàng của đau khớp do phong hàn thấp là ǵ?
Các biểu hiện lâm sàng của đau khớp do phong hàn thấp có thể được chia thành hai khía cạnh:
1/ T́nh h́nh chung
Phong quan thống nhẹ chủ yếu tại cục bộ, ở một cơ nhất định hoặc một hoặc hai khớp (chủ yếu là đầu gối, hông, khuỷu tay, vai, thắt lưng, lưng) đau, nhức, tê, gập và duỗi không thuận lợi; Đau (không đỏ và sưng), cử động khớp bị hạn chế do đau, thậm chí bị tê liệt. Có người bị bệnh kéo dài nhiều năm mà không khỏi, tái phát nhiều lần, từ nhẹ đến nặng, diễn biến liên tục từ cục bộ đến toàn thân. Đây là biểu hiện cơ bản của căn bệnh này. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau do mức độ nặng nhẹ khác nhau của phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể con người. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh này là tốt, các khớp không bị biến dạng.
(2) Kiểm tra pḥng thí nghiệm
Chụp X-quang kiểm tra hầu hết các xương đều b́nh thường, một số bệnh nhân có thể bị phức tạp do tăng sản xương; xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu hầu hết b́nh thường, một số ít nhanh hơn, kháng chuỗi "O" và yếu tố dạng thấp đều âm tính.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau khớp do phong hàn thấp là ǵ?
Hội nghị chuyên đề về bệnh phong hàn thấp toàn quốc năm 1985 Tiêu chuẩn tổng hợp của Trung y và Tây y tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước (được xây dựng năm 1985, được Hội nghị học thuật về bệnh thấp khớp toàn quốc của Trung Quốc và Tây y Côn Minh sửa đổi và thông qua năm 1988).
(1) Bệnh sử: Tiền sử bị phong hàn thấp xâm phạm.
(2) Triệu chứng: Một số khớp hoặc cơ bị đau, tê, đau hoặc thậm chí đau dữ dội và khó cử động; Thời tiết lạnh hoặc thay đổi (nhiều mây, mưa, gió) bệnh sẽ trầm trọng hơn.
(3) Dấu hiệu: Chức năng vận động của khớp bị hạn chế do đau nhưng có thuyên giảm sau khi vận động, đa số trường hợp chỉ hết đau nhưng không sưng, một số ít sưng nhẹ quanh khớp. (không đỏ và nóng).
(4) Chụp Xquang: Trừ một số trường hợp có thể thấy sưng tấy mô mềm, nhưng nh́n chung không có biến đổi xương. Do sự kích thích lâu dài của các tác nhân gây bệnh phong hàn thấp (đặc biệt là thấp hoặc hàn thấp), tăng sản xương có thể xảy ra trong một số trường hợp, v́ vậy nên chụp phim X-quang để loại trừ chúng.
(5) Xét nghiệm: Tốc độ lắng hồng cầu hầu hết b́nh thường, một số ít nhanh hơn một chút; kháng chuỗi “O”, yếu tố dạng thấp, máu thường quy,… đều b́nh thường.
(6) Tiên lượng: Trong giai đoạn thuyên giảm hoặc sau khi lành bệnh, không biến dạng các khớp bị tổn thương, chức năng khớp trở lại b́nh thường.
Viêm khớp do phong hàn thấp nên chú ư phân biệt với những bệnh nào?
Đau khớp do phong hàn thấp nên chú ư phân biệt với các bệnh:
1/ Viêm khớp có tính phong thấp: ①Trước khi bị bệnh có tiền sử cảm nhiễm liên cầu dung huyết
. ② Các khớp chính của tứ chi bị ảnh hưởng. ③ Bệnh nhân cấp tính khởi phát cấp tính, sốt cao, khớp bị sưng, đỏ, nóng và đau, bệnh mạn tính đau di chuyển ở các khớp (không đau cố định) hoặc kèm theo sốt nhẹ. ④Kiểm tra cận lâm sàng cho thấy kháng chuỗi "O" dương tính (trên 1: 600 đơn vị); nếu âm tính th́ có ban đỏ dạng nốt hoặc h́nh tṛn, tốc độ lắng hồng cầu thường nhanh và yếu tố dạng thấp là âm tính. . ⑤Các biến chứng bao gồm ban đỏ dạng nốt hoặc h́nh tṛn trên da tứ chi và bệnh tim.
2/ Viêm khớp dạng thấp: ① Các khớp nhỏ (ngón tay, xương bàn tay, ngón chân) của các chi bị ảnh hưởng chủ yếu. ② Sưng và đau hoặc sưng đối xứng và đau các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân, cứng khớp vào buổi sáng. Ở giai đoạn giữa và cuối, các khớp lớn có thể bị sưng và đau, các khớp lớn và nhỏ đều có thể bị biến dạng. ③ Yếu tố dạng thấp dương tính và tốc độ lắng hồng cầu nhanh. ④ Kiểm tra bằng tia X cho thấy những phát hiện điển h́nh của bệnh viêm khớp dạng thấp bằng tia X ở các khớp bị ảnh hưởng chính.
(3) Viêm khớp tăng sinh: ① Cột sống và khớp gối bị ảnh hưởng chủ yếu. ②Đa số trên 40 tuổi, t́nh trạng sưng và đau khớp lặp đi lặp lại, mệt mỏi trầm trọng hơn, không liên quan ǵ đến cảm lạnh. ③X-quang kiểm tra cho thấy lắng đọng canxi quanh khớp và tăng sản xương ở ŕa.
Trung y biện chứng luận trị như thế nào đối với chứng đau khớp do phong hàn thấp?
Căn cứ theo sự khác biệt nặng nhẹ của ba yếu tố bệnh là phong, hàn và thấp xâm phạm cơ thể ở các mức độ khác nhau, trung y phân chứng đau khớp do phong hàn thấp thành 5 loại sau:
1/Chứng đau khớp thiên về yếu tố phong
Triệu chứng chính: Đau toàn bộ các khớp và cơ trên thân thể, đau có tính di động (đau nhức), mạch thường phù hoăn hoặc huyền hoăn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, có đặc điểm là bệnh tăng nặng mỗi khi trái gió trở trời (động trời), (đau không chịu nổi), bộ vị đau không cố định.
Phân tích: Loại đau khớp này là do phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể con người, nhưng chủ yếu thiên nặng về yếu tố bệnh tà là phong ( phong tà mạnh hơn hàn và thấp). Đa phần là do doanh và vệ bất ḥa, thấu lư (khe thớ thịt) khai tiết (mở và điều tiết) thất thường, cảm thụ phong hàn thấp, xâm phạm cơ biểu kinh lạc, gây trở ngại cho khí huyết cân mạch v́ thế khớp bị đau. Phong là dương tà, thiện hành số biến*, nên đau có tính di động. Tính của phong nhẹ, thường xâm phạm ở phần cơ bắp bên ngoài, v́ thế nên mạch phù, rêu lưỡi trắng mỏng.
Trị pháp: Khứ phong thông lạc, tán hàn trừ thấp.
Phương dược: Pḥng phong thang gia giảm.
Pḥng phong 10g, Tần giao 10g, Ma hoàng 6g, Khương hoạt 10g, Độc hoạt 10g, Nhục Quế 4g, đương quy 10g, Uy linh tiên 10g, Cát căn 10g, Phục linh 10g, Cam thảo 9g, Sinh khương 5 lát.
Phương giải: Trong phương thang có Pḥng phong, Tần giao, Khương, Độc hoạt, Ma hoàng, Nhục quế khứ phong tán hàn; Đương quy, Uy linh tiên, Cát căn hoạt huyết thông lạc, giải cơ giảm đau; Phục linh kiện tỳ thấm thấp; Cam thảo, Khương (gừng) hoà trung điều doanh. Toàn phương thang có tác dụng khứ phong tán hàn trừ thấp, lại kiêm dưỡng huyết thông lạc.
2/ Chứng đau khớp thiên về yếu tố thấp
Chủ chứng: Cục bộ bị bệnh nặng nề, đau hoặc bị tê, khớp xương co duỗi không dễ dàng thuận lợi, khi hoạt động thường có âm ma sát (ma sát của sụn), mạch hoăn hoặc nhu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhầy hoặc nhầy và có màu vàng nhạt. Có đặc điểm khi gặp mưa lạnh hoặc tiếp xúc với nước lạnh th́ t́nh trạng bệnh tăng nặng.
Phân tích chủ chứng: Chứng đau khớp loại h́nh này chủ yếu do thấp tà (phong và hàn là thứ yếu) xâm phạm cơ thể gây ra, thường do người bệnh ở nơi ẩm thấp, lội nước mắc mưa, ăn uống nguội lạnh làm cho phong hàn thấp xâm nhập cơ bắp kinh lạc, lưu lại không rời, gây trở ngại khí huyết nên xương khớp bị đau. V́ tính của thấp là nặng nề, bám dính, nên cục bộ vùng bệnh đau và nặng nề tê dại, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch nhu hoặc hoăn, đều là biểu hiện của loại h́nh bệnh đau khớp thiên về chứng thấp.
Trị pháp: Trừ thấp thông lạc, khứ phong tán hàn
Phương dược: Thang Ư rĩ nhân gia giảm.
Ư rĩ nhân 30g, Thương truật 10g, Khương hoạt 10g, Độc hoạt 10g, Hy thiêm thảo 15g, Pḥng phong 10g, chế Xuyên ô 6g, Ma hoàng 6g, Quế chi 6g, Đương quy 10g, Xuyên khung 10g, Cam thảo 10g, gừng 3 lát.
Phương giải: Trong phương thang có Ư rĩ, Thương truật kiện tỳ trừ thấp; Khương, Độc hoạt, Pḥng phong, Thiêm thảo khứ phong thắng thấp; Vị Xuyên ô (luôn luôn phải nấu trước trong nước sôi 1giờ nếu không sẽ dễ phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng), Quế chi, Ma hoàng ôn kinh tán hàn trừ thấp; Đương quy, Xuyên khung dưỡng huyết hoạt huyết giảm đau; Cam thảo, Sinh khương kiện tỳ hoà trung. Toàn phương có công hiệu trừ thấp kiện tỳ, khứ phong tán hàn, thông lạc giảm đau.
3/ Chứng đau khớp thiên về yếu tố hàn
Chủ chứng: Da thịt xương khớp ở nơi bị bệnh mát lạnh, đau dữ dội có tính cố định hoặc co rút, chỗ đau có cảm giác lạnh, mạch huyền khẩn hoặc trầm khẩn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhờn. Có đặc điểm là khi gặp lạnh th́ bệnh tăng nặng. Gặp nóng th́ bệnh biến giảm nhẹ.
Phân tích chủ chứng: Loại h́nh đau khớp này chủ yếu do hàn tà mạnh hơn hai yếu tố c̣n lại (phong và thấp) xâm phạm cơ thể gây ra, thường do dương khí của cơ thể không đầy đủ, hàn tà xâm nhập, hàn làm khí huyết ngưng trệ, kinh mạch không thông, nên xương khớp bị đau; Tính của hàn là ngưng trệ nên co thắt, co rút và đau kịch liệt; Hàn thuộc âm tà, dễ gây tổn thương cho dương khí, dương khí không lan toả nên da thịt lạnh, nơi bị bệnh có cảm giác lạnh; Lạnh gặp nhiệt sẽ tan và khí huyết lưu thông dễ dàng, v́ thế khi được ấm nóng th́ bệnh sẽ giảm nhẹ. Mạch huyền khẩn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng đều là biểu hiện của hàn chứng.
Trị pháp: Ôn kinh tán hàn, khứ phong trừ thấp.
Phương dược; Ô đầu thang gia vị.
Chế Xuyên ô 10g (gia bạch mật nấu trước 1h hoặc hơn càng tốt), Ma hoàng 6g, Thược dược 15g, Hoàng kỳ 15g, Kê huyết đằng 30g, Nhũ hương đều 6g, Cam thảo 10g.
Phương giải: Trong phương thang có Xuyên ô, Ma hoàng ôn kinh tán hàn, trừ thấp giảm đau; Thược dược, Cam thảo hoăn cấp thư cân giảm đau; Hoàng kỳ ích khí cố biểu, lại với Hoàng kỳ để bồi bổ, Bạch thược thu liễm, Cam thảo hoà hoăn để kiềm chế, hoà hoăn tính dược mănh liệt của Xuyên ô, Ma hoàng; Dùng Kê huyết đằng hoá ứ thông lạc; Nhũ hương, Một dược tăng cường công hiệu hoá ứ giảm đau. Phối ngẫu các vị thuốc có thể khiến hàn thấp được giải trừ nhẹ nhàng theo mồ hôi, bệnh tà được trừ khứ mà không tổn thương chính khí.
4/ Chứng đau khớp loại h́nh phong thấp.
Chủ chứng: Cơ nhục, xương khớp đau có tính di động bất định lại có thêm cảm giác nặng nề, mạch thường phù hoăn, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi vàng nhầy, khi trời nổi gió mưa th́ bệnh tăng nặng.
Phân tích chủ chứng: Chứng đau khớp của loại h́nh này là do phong và thấp cùng xâm phạm cơ thể gây ra. Phong thấp xâm phạm khớp xương kinh mạch, khí huyết ứ trệ bế tắc không thông suốt nên khớp bị đau; Phong thiện hành số biến* nên có tính di động và đau ở nhiều khớp; Tính của thấp nặng nề nên có cảm giác trầm trọng. Tất cả đều là đặc trưng của phong thấp.
Trị pháp: Khứ phong thắng thấp, tán hàn thông lạc.
Phương dược: Khương hoạt thắng thấp thang gia giảm.
Khương hoạt 10g, Độc hoạt 10g, Pḥng phong 6g, Cao bản 6g, Xuyên khung 6g, Xuyên Tỳ giải 15g, Mạn kinh tử 3g, Cam thảo 6g.
Phương giải: Trong phương có Khương hoạt, Độc hoạt là quân dược (có trọng lượng nhiều nhất), giải tán phong thấp toàn thân, thư lợi xương khớp trị đau; Pḥng phong, Cao bản là thần dược (có trọng lượng ít hơn quân dược), khứ trừ phong thấp ở kinh thái dương và giảm đau. Tá dược có Xuyên khung hoạt huyết khứ phong giảm đau; Mạn kinh tử khứ phong giảm đau; Xuyên Tỳ giải tăng cường lực khứ thấp; Sứ dược Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Toàn phương thang có tác dụng khứ phong thắng thấp, đồng thời phát hăn nhẹ, khiến phong thấp hết sạch, và chứng đau khớp tự khỏi.
5/ Đau khớp loại h́nh hàn thấp
Chủ chứng: Khớp bị bệnh có cảm giác lạnh (xuất mồ hôi lạnh), đau kịch liệt và đau cố định, nặng nề và cứng nhắc, trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân hoạt động khó khăn, thậm chí có trạng thái như bại liệt, mất năng lực lao động, mạch trầm hoăn hoặc trầm khẩn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn hoặc trắng nhầy. Đặc điểm của loại h́nh này là bệnh tăng nặng khi bệnh nhân bị lạnh hoặc khi thời tiết âm u có mưa.
Phân tích chủ chứng: Loại h́nh đau khớp này là do hỗn hợp hàn và thấp cùng xâm phạm cơ thể gây ra. Hàn ngưng trệ ở khớp xương, thấp gây trở ngại mạch đạo nên khớp xương bị lạnh và đau, cục bộ có cảm giác lạnh; Thấp tính trệ trọc (ứ trệ và nặng nề), hàn tà ngưng tụ, chảy vào khớp, nên có điểm đau, cảm giác nặng nề, hoạt động khó khăn. Đều là đặc trưng của bệnh tà hàn và thấp.
Trị pháp: Ôn kinh tán hàn, khứ phong trừ thấp, thông lạc giảm đau.
Phương dược: Ích hoả tán hàn thang dữ Hải đồng b́ thang hợp tính gia giảm.
Quế chi 10g, Nhục quế 4g, Can khương 6g, chế Xuyên ô 6g, Khương hoạt 10g, Hải đồng b́ 15g, Thương truật 10g, Pḥng kỷ 10g, Ô xà 10g, Đan sâm 15g, Trần b́ 10g, Cam thảo 6g.
Phương giải; trong phương có Quế chi, Nhục quế Can khương, chế Xuyên ô ôn kinh tán hàn; Khương hoạt, Hải đồng b́, Thương truật, Pḥng kỷ khứ phong trừ thấp giảm đau; Ô xà, Đan sâm thông lạc hoạt ứ giảm đau; Trần b́, Cam thảo lư khí hoà trung. Toàn phương có công dụng ôn kinh tán hàn, khứ phong trừ thấp, thông lạc hoá ứ giảm đau.
II/ Sử dụng thành dược
1/ Khứ phong thư cân hoàn
Công hiệu: khứ phong tán hàn, trừ thấp thư cân.
Chủ trị: Đau khớp phong hàn thấp loại h́nh phong nặng.
Uống theo toa
Một vài phương pháp ngâm thuốc trị chứng đau khớp do phong hàn thấp.
1/ Nhị ô huân tẩy phương
Thành phần gồm: Xuyên, Thảo ô sống, Thấu cốt thảo, Nga truật, Nhũ hương, Một dược, Uy linh tiên, Tang kư sinh, Tạo giác thích đều 15g, Mă tiền sống, Tế tân, Tiên linh tỳ đều 10g, tửu Đương quy 20g, chế Nam tinh 12g,
Công hiệu; Khứ phong lợi thấp, ôn kinh tán hàn, thông lạc giảm đau.
Chủ trị: Đau khớp do phong hàn thấp.
Dụng pháp: Tán các vị thuốc thành bột, cho vào một túi vải, ngâm trong nước 1 giờ, sau đó dùng lửa nhỏ đun thuốc trong khoảng 30 phút. Xông trước đến khí độ nóng thích hợp th́ ngâm khớp đau vào nước thuốc hoặc dùng khăn thấm nước thuốc rồi chườm vào khớp, khi ngâm hoặc chườm thuốc th́ nên hoạt động khớp đau để khí huyết vận hành thuận lợi, mỗi lần làm khoảng 1 giờ trở lên, mỗi ngày 1 lần, mỗi thang dược có thể dùng trong 2 ngày, 7~10 ngày là một liệu tŕnh.
2/ Can khương huân tẩy phương
Thành phần: Can khương 60g can Lạt tiêu (ớt khô) 30g, Ô đầu 20g, Mộc qua 25g.
Công hiệu: Ôn kinh tán hàn, thông lạc giảm đau.
Chủ trị: Đau khớp phong thấp hàn tính thiên nặng về hàn.
Dụng pháp: Dùng 2 lít nước, đun sôi thuốc khoảng 30 đến 40 phút, dùng hơi nóng xông vào chỗ đau, đợi nước thuốc c̣n ấm ở mức độ thích hợp th́ dùng khăn vải sạch nhúng vào nước thuốc để lau rữa chỗ đau hoặc trực tiếp ngâm chỗ đau vào nước thuốc, làm như vậy 2,3 lần, xông rồi lại rửa, mỗi ngày làm hai lần sáng và tối, mỗi thang thuốc có thể dùng 2 ngày.
Một vài phương pháp chườm thuốc trị chứng đau khớp do phong hàn thấp
1/ Nhị Ô tán
Thành phần: Sinh Xuyên ô, Sinh Thảo ô, chế Nhũ Một, Độc hoạt đều 15g, Bạch giới tử 30g
Công hiệu: Ôn kinh, thông lạc, giảm đau.
Chủ trị:Đau khớp do phong hàn thấp và các loại đau khác.
Dụng pháp: tán thuốc thành bột, mỗi lần dùng lượng thuốc thích hợp, dùng rượu trắng, giấm để lâu mỗi thứ một nửa trộn với thuốc thành như dạng hồ, đắp lên khớp bị đau, mỗi ngày đắp 3 lần. Hoặc có thể dùng thuốc này, tán thành bột thô, cho rượu và giấm vào thuốc rồi sao cho nóng lên, thừa lúc thuốc c̣n nóng, cho thuốc vào túi vải để chườm vào khớp bị đau, đến khi thuốc nguội lại sao thuốc cho nóng lên rồi chườn lại. Mỗi ngày 2,3 lần, mỗi lần từ 5 đến 10 phút.
Liệu pháp châm cứu trị chứng đau khớp do phong hàn thấp
1/ Châm thích liệu pháp
Liệu pháp①
a/ Chi trên dùng các huyệt Kiên ngung, Khúc tŕ, Thủ tam lư, Hợp cốc; Chi dưới dùng Hoàn khiêu, Phong thị, Ân môn, Độc tỵ, Túc tam lư, Uỷ trung, Côn luân. Phối huyệt:
Loại h́nh nặng về phong dùng Khúc tŕ, Phong môn, Cách du, Huyết hải.
Loại h́nh nặng về thấp dùng Dương lăng tuyền, Tam âm giao, Tỳ du, Phong long.
Loại h́nh nặng về hàn dùng Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên.
Phong thấp hoá nhiệt phối Đại chuy, Phong tŕ, Tam âm giao.
b/ Thủ pháp: Loại h́nh phong hoặc phong thấp hoá nhiệt dùng phép tả, châm nông; Loại h́nh thấp và hàn dùng phép b́nh bổ b́nh tả, châm sâu lưu kim gia thêm cứu. Cách ngày 1 lần, mỗi lần lưu kim 30 phút, 10 lần là 1 liệu tŕnh.
Liệu pháp②
a/ Dùng huyệt: Hai bên cột sống hoặc cục bộ khớp.
b/ Thủ pháp: Dùng kim chích da gơ vào hai bên lưng hoặc các khớp của vùng bị đau, sao cho vết gơ chảy máu một chút, sau đó tiến hành giác hơi. Cách ngày 1 lần, mỗi lần giác kéo dài 10 phút, 10 lần là một liệu tŕnh.
Liệu pháp③
a/ Dùng huyệt: A thị huyệt
b/ Thủ pháp: Căn cứ vào vị trí các khớp bị đau, dựa theo kinh mạch đi qua, dùng 1~ 2 huyệt A thị phía trên hoặc phía dưới, sau khi sát trùng, dùng kim mai hoa châm chảy máu một chút; Đồng thời dùng lửa hơ qua giác hơi. Cứ 2 ngày điều trị 1 lần, một đợt điều trị 5 lần.
2/ Liệu pháp cứu
① Hơ nóng huyệt bằng điếu ngải
② a/ Dùng huyệt: A thị
③ b/ Phương pháp: Đặt h́nh nón trụ ngải (h́nh nón có đường kính đáy là 0,8cm và chiều cao khoảng 10cm) lên vùng bị ảnh hưởng và đốt cháy. Khi bệnh nhân cảm thấy nóng, hăy thay lại nón mớivà đốt, với 7 đến 8 điểm đốt cháy cho mỗi lỗ huyệt. Số lượng huyệt để chọn tùy thuộc vào phạm vi của vùng bị ảnh hưởng, nói chung, có một khoảng cách giữa hai huyệt từ 3 đến 4 cm. Ngày 1 lần, 10 lần trong một đợt điều trị.
2/ Lửa
Thủ huyệt
Phương pháp: Dùng gạc nhỏ quấn bông mọc thành h́nh cầu, dùng kẹp hoặc kẹp bấm mạch máu, tẩm rượu cho ngập rồi đốt cháy. Để tránh bỏng da, bạn có thể giũ nhẹ bông g̣n trên mặt đất để loại bỏ cồn thừa, sau đó nhắm vào vùng da bị mụn, gơ nhanh và nhẹ để một ít cồn cháy lên vùng da bị mụn, ngọn lửa cồn được lặp đi lặp lại. nhiều lần, và di chuyển lên xuống, để bệnh nhân cảm thấy nóng và dễ chịu tại chỗ cho đến khi da cục bộ trở nên đỏ bừng. Cách ngày 1 lần, 5 đến 7 lần trong một đợt điều trị.
Có thể dùng rượu thuốc để trị liệu chứng viêm khớp do phong hàn thấp không?
1/ Bạch hoa xà tửu
Thành phần: Bạch hoa xà 1 con, rượu trắng 500ml. Cho Bạch hoa xà vào ngâm trong rượu 7 ngày là được.
Công hiệu: Khứ phong thắng thấp, Thông lạc giảm đau.
Chủ trị: Đau khớp loại h́nh phong thấp.
Dụng pháp: Mỗi lần uống 1 chung nhỏ, mỗi ngày 2 lần.
2/ Tam xà tửu
Thành phần: Ô tiêu xà 1500g, Đại bạch hoa xà 200g, Phúc xà 100g, Sinh địa 500g, đường phèn 5000g, rượu trắng 100kg. Lấy 3 loại rắn chặt bỏ đầu, dùng rượu rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn, Sinh địa rửa sạch cắt thành những lát mỏng để dùng. Cho đường phèn vào nồi, cho nước vừa phải rồi đun cho chảy tan đường, đến khi đường thành màu vàng, Lọc bằng một lớp gạc để loại bỏ xỉ khi c̣n nóng, để riêng. Ngoài ra, cho rượu trắng vào ṿ rượu, đổ trực tiếp ba con rắn và sinh địa vào rượu, đậy kín nắp, khuấy đều, ngày khuấy một lần, sau 10 đến 15 ngày th́ mở b́nh rồi lọc, thêm nước đường phèn, trộn đều. tốt và lọc một lần để hoàn tất.
Công hiệu: Khứ phong thấp, thông kinh lạc, tán ứ thũng, định kinh súc (trị co giật)
Chủ trị: Đau khớp xương lâu ngày
Dụng pháp: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ, mỗi ngày 2 lần.
3/ Hải đồng b́ tửu
Thành phần: Hải đồng b́ 60g, Ngưu tất 60g, Chỉ xác 60g, Đỗ trọng 60g, Pḥng phong 60g, Độc hoạt 60g, Ngũ gia b́ 60g, Sinh địa 70g, Bạch truật 40g, Ư rĩ 30g. Các vị thuốc thái nhỏ, cho vào túi vải trắng, đặt vào dụng cụ sạch, ngâm với 42kg rượu ngon, 10 ngày sau uống.
Công hiệu: Khứ phong trừ thấp, thông lạc giảm đau.
Chủ trị: Đau khớp loại h́nh phong thấp.
Dụng pháp: Ngày uống 3 lần, mỗi ngày uống rượu hâm nóng từ 10~15ml
4/ Hoạt huyết thông lạc tửu
Thành phần: Toàn trùng 10g, Ô xà 10g, Ngô công 10g, Thổ nguyên (Thổ miết trùng) 10g, Địa long 10g, rượu trắng 500g. Giă nát các vị thuốc trên, cho vào rượu trắng, ngâm trong 1 tuần là được.
Công hiệu: Khứ phong trừ thấp, hoạt huyết thông lạc.
Chủ trị: Đau khớp lâu ngày do phong hàn thấp.
Dụng pháp: Mỗi lần uống 10~20ml vào buổi sáng và tối.Những nghiên cứu đă đạt được tiến bộ nào về bệnh đau khớp do phong hàn thấp trong những năm gần đây?
I/ Về phương diện nghiên cứu lư thuyết
Đau khớp do phong hàn thấp là cuộc điều tra và nghiên cứu lâu dài dochuyên gia bệnh phong thấp nổi tiếng Vương Triệu Minh ở vùng Đại Hưng và những công nhân tiền trạm của nhà máy điện lạnh thực hiện, đây là những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp. (viêm cột sống dính khớp), tránh nhầm lẫn trong danh pháp lâm sàng trước đây, và hướng dẫn thực hành y tế lâm sàng một cách hiệu quả, ngày càng được áp dụng nhiều hơn trên lâm sàng.
Kết quả kiểm tra lâm sàng của họ Vương về vi tuần hoàn và lưu biến nếp móng ở bệnh nhân đau khớp do phong hàn thấp cho thấy vi tuần hoàn ở nếp gấp móng ở bệnh nhân đau khớp do phong hàn thấp phải có chướng ngại vật Ⅱ ° hoặc Ⅲ °; tất cả đều có xu hướng làm tăng độ nhớt của máu. Đồng thời cũng sơ bộ chứng minh quan điểm về phong thấp, cảm mạo trong y học cổ truyền sau khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ gây ra khí và huyết tắc nghẽn, lưu hành không thông suốt, quan điểm không thông th́ đau là chính xác.
Mô h́nh pḥng thí nghiệm và quan sát đa chỉ số về chứng liệt chi ngoại sinh ở thỏ cho thấy sau khi thí nghiệm, sau khi hai chân sau của thỏ bị mầm bệnh thấp khớp và cảm lạnh xâm nhập, các tiểu động mạch tạm thời co lại, và lưu lượng máu cục bộ tạo ra hiệu ứng Sigma. bệnh thấp khớp và tác nhân gây bệnh cảm lạnh tiếp tục kích thích, tuần hoàn máu cục bộ bị đảo ngược, làm cho các vi mạch cục bộ mở rộng, dẫn đến phản ứng nóng lại và tản nhiệt hạn chế tạm thời, sau đó hàm lượng cAMP trong mô giảm, rối loạn vi tuần hoàn và lưu lượng máu vi thể cục bộ. . Những thay đổi về đặc tính tái tạo dẫn đến giải phóng các chất gây đau và chất trung gian gây viêm, gây viêm mô, phù nề, thiếu máu cục bộ và những thay đổi bệnh lư khác, dẫn đến rối loạn chuyển hóa mô, suy yếu chức năng và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể thông qua những thay đổi về đặc tính huyết học và nguyên tố vi lượng.
Tống Hân Vĩ bắt đầu từ phế trong điều trị đau khớp, và tin rằng sự xuất hiện và phát triển của hội chứng đau khớp liên quan đến ngũ tạng, nhưng dưới góc độ ớn lạnh và sốt, viêm khớp ở giai đoạn cấp tính, viêm khớp và đau trong giai đoạn măn tính, nó liên quan chặt chẽ đến tạng phế. Phế có vai tṛ quan trọng trong việc bảo vệ (phế chủ vệ biểu), chuyên về tuyên phát (lan toả), chủ về thông điều thuỷ đạo, chủ khí, triêu bách mạch, những phương diện này cho thấy phế có một địa vị trọng yếu trong quá tŕnh phát sinh và phát triển của hội chứng đau khớp. Đồng thời đề ra sáu phương pháp chữa bệnh đau khớp: ① Tuyên phế phát hăn hành thuỷ pháp; ② Phương pháp thanh phế lợi thuỷ tiêu ẩm ③ Phương pháp Ôn phế thông kinh tán hàn; ④ Phương pháp Hoà doanh vệ thư cân lạc; ⑤ Phương pháp Ích phế hành thuỷ khứ đàm; ⑥ Phương pháp Dưỡng âm hành thuỷ tiêu đàm.
II/ Biện chứng thi trị
Thi Diệc Nông phân chứng Tư (đau khớp) thành ba loại h́nh tiến hành điều trị: 1/ Ở giai đoạn sơ khởi điều trị nên khứ phong thắng thấp, ích khí cố biểu, kèm theo hoạt lạc, dùng Hoàng kỳ 15g, Pḥng phong, Độc hoạt, Ư rĩ, Pḥng kỷ, Phục linh, Hải phong đằng, H ải đồng b́, Tang chi đều 10g, Quế chi, Bạch truật đều 6g; 2/ Bệnh lâu ngày nên kiện tỳ ích khí, dùng Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Ư rĩ, Tần giao, Độc hoạt, Pḥng phong, Thủ ô đều 12g, Hải đồng b́, Ngưu tất, Hải phong đằng, Đương quy, Thục địa đều 9g; 3/ Bệnh kéo dài nên bổ khí huyết, kèm theo thắng thấp khứ phong, thông kinh hoạt lạc, dùng Hoàng kỳ, Đan sâm đều 15g, Thái tử sâm, toàn Quy đều 12g, Bạch truật, Thục địa, Kư sinh, Kê huyết đằng, Xuyên đoạn, Pḥng phong, Pḥng kỷ, Hải đồng b́ đều 10g, thu được hiệu quả khá tốt.
Lưu Tú Anh đă sử dụng các loại thuốc theo vị trí các bộ phận khác nhau của chứng đau khớp, sử dụng Cửu vị khương hoạt và Pḥng phong thang cho chứng đau khớp ở chi trên; Dùng Nhị diệu tán, Độc hoạt kư sinh thang, Ư rĩ nhân thang cho chứng đau khớp ở hạ chi; Eo lưng đau dùng Quyên tí thang, Hoàng kỳ ngũ vật thang; Đau toàn thân dùng Ngũ tích tán, Ô đầu thang, Thông ti thang, Pḥng phong thang, Ư rĩ nhân thang, Tiểu hoạt lạc đan, Bạch hổ gia Quế chi thang. Tổng cộng 500 ca đă được điều trị, và tổng tỷ lệ hiệu quả là 96%.
III/ Chuyên phương chuyên dược
Hồ Đồng Bân dùng Dương hoà thang gia giảm điều trị chứng tí, dùng Thục địa 30g, Quế chi, Bạch giới tử đều 15g, Lộc giác giao 5~20g, Dâm dương hoắc 20g, sinh Ma hoàng, Phong pḥng đều 5g, Tàm sa, Lăo hạc thảo đều 10g, giai đoạn cấp tính mỗi ngày 1 thang, chứng trạng đă hoăn giải th́ mỗi tuần uống 2 thang, uống liên tiếp 3 tháng, nhiều phong gia Pḥng phong, Xuyên khung; Nhiều thấp gia Thương truật, Ư rĩ; Hàn nặng gia Tế tân, Phụ tử hoặc Xuyên ô, Thảo ô; Ảnh hưởng chi trên gia Khương hoạt, Tang chi; Ảnh hưởng chi dưới gia Ngưu tất, Độc hoạt; Chứng trạng eo lưng rơ rệt, gia Cát căn, Mộc qua, kiêm gan mạch co rút, tê dại, gia Đương quy, Mộc qua, Lạc thạch đằng; Tràn dịch khớp gối, gia Trạch tả, Trạch lan, Ư rĩ; Khí huyết khuy hư, gia Đảng sâm, Hoàng kỳ, Quy vĩ, Ngũ gia b́; Can thận hư tổn, gia Tang kư sinh, Tục đoạn. Sau khi chứng trạng hoăn giải mỗi tuần lễ uống 2 thang. Điều trị 48 trường hợp, tổng hữu hiệu suất là 95,8%
Lưu Tịnh Đào điều trị chứng tí dùng Hoàng kỳ 20g, Quế chi 25g, Ma hoàng, Bạch thược, Cam thảo, Đào nhân, Xuyên ô, Thảo ô, Địa long, Ô xà đều 15g, Tế tân, Hồng hoa đều 10g. Thiên về phong gia Pḥng phong, Khương hoạt, Độc hoạt; Thiên về hàn tăng lượng Xuyên ô, Thảo ô; Thiên về thấp, gia Ư rĩ, Pḥng kỷ; Người cao tuổi đau khớp lâu ngày thân thể hư nhược, gia Đương quy, Kư sinh, Ngũ gia b́, Xuyên đoạn. Điều trị 150 bn, tổng hiệu suất là 98%
Đường Mậu Thanh sử dụng phương tự chế Xà tiên thang điều trị chứng tí, dùng Ô tiêu xà, Kê huyết đằng, Lăo hạc thảo, Uy linh tiên, Thân cân thảo, Lộ lộ thông đều 15g; Thiên về phong gia Pḥng phong, Hải phong đằng, Toàn trùng; Thiên về hàn gia Ma hoàng, Tế tân, Phụ tử hoặc chế Xuyên ô, chế Thảo ô; Thiên về thấp gia Thương truật, Ư rĩ, Pḥng kỷ; Đau ở chi trên gia Khương hoạt, phấn Cát căn; Đau nhiều ở chi dưới gia Độc hoạt, Ngưu tất; Cứng khớp gia pháo Sơn giáp, Trùng, Ngô công; Bệnh lâu ngày thân thể hư nhược gia Hoàng kỳ Đương quy. Điều trị 40 trường hợp, tổng hiệu suất đạt 82,5%.
IV/ Ngoại trị pháp
Từ Kim Ba đă sử dụng các đơn thuốc gây tê bên ngoài để điều trị đau khớp. Các vị thuốc sử dụng là Xuyên ô sống và Thảo ô sống đều 20g, Bán hạ sống và Nam tinh sống, Tất bát đều15g, Thiềm tô và Tế tân đều 12g, Hồ tiêu 30g, nghiền nhỏ và thêm 25% ~ 50% 500ml cồn, đậy kín và ngâm 1 tuần trước khi sử dụng. Dùng 3-4 lớp gạc ngâm trong dung dịch thuốc, đắp lên vùng bị tổn thương, sau đó chiếu vào gạc bằng đèn hồng ngoại hoặc đèn sợi đốt 100-200W cho đến khi gạc khô. 1 đến 2 lần một ngày, 7 ngày là một liệu tŕnh. Qua điều trị 87 trường hợp rị, và tổng tỷ lệ hiệu quả là 81%.
Lương y Trường Xuân | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-10 21:18:13 | Chú ư: Các phương thang có chế Xuyên ô, chế Thảo ô đều nên nấu trong nước sôi ít nhất là 1 giờ để giảm tác dụng phụ nguy hiểm cho người uống. | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-14 23:41:20 | 03 PHONG THẤP VIÊM KHỚP
Phong thấp viêm khớp
Tham khảo tư liệu:
Các dấu hiệu cho thấy phong thấp nhiệt xâm hại khớp như thế nào?
Viêm khớp phong thấp là triệu chứng phổ biến và hay gặp nhất của phong thấp nhiệt. Viêm khớp phong thấp chiếm 75% trong đợt đầu tiên của bệnh phong thấp viêm khớp cấp tính. Các dấu hiệu lâm sàng điển h́nh của phong thấp nhiệt gây tổn thương khớp có các đặc điểm sau:
(1) Nhiều khớp: Phong thấp nhiệt thường xâm lấn nhiều khớp cùng lúc, biểu hiện đối xứng, cục bộ sưng, đỏ, nóng, ấn đau.
(2) Tổn thương khớp lớn: Thường liên quan đến các khớp lớn như đầu gối, cổ chân, vai, cổ tay, hông, khuỷu tay.
(3) Di chuyển: Sau khi t́nh trạng viêm của một khớp thuyên giảm, một khớp khác tiếp tục viêm.
(4) Không biến dạng khớp: Sau khi hết viêm, chức năng khớp hoàn toàn trở lại b́nh thường, không làm biến dạng khớp.
Bệnh nhân không điển h́nh chỉ bị đau khớp và viêm thấp khớp của họ cũng có thể xâm lấn các khớp nhỏ của bàn tay, bàn chân và cột sống, hoặc chỉ giới hạn ở một khớp. Các triệu chứng viêm khớp ở trẻ em chủ yếu là nhẹ hoặc giới hạn ở một hoặc hai khớp. Các triệu chứng viêm khớp rơ rệt hơn ở bệnh nhân trưởng thành. Không có mối quan hệ đáng kể giữa mức độ viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của tổn thương tim.
Có sự khác biệt giữa viêm khớp phong thấp và trạng thái sau cảm nhiễm liên cầu không?
Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường có sốt nhẹ kéo dài, đau nhức chân tay và đau khớp. Các xét nghiệm trong pḥng thí nghiệm có thể cho thấy tốc độ lắng hồng cầu tăng và dương tính với kháng-O. Một số người gọi đó là trạng thái sau nhiễm trùng liên cầu. Triệu chứng lâm sàng giống như sốt thấp khớp cấp, dễ chẩn đoán là viêm khớp phong thấp ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đau khớp sau khi nhiễm liên cầu thường không cấp tính và nghiêm trọng như viêm khớp phong thấp cấp tính, cũng không có tính chất di chuyển, ban sẩn trên da cũng khác với ban đỏ h́nh khuyên, không có triệu chứng và dấu hiệu của viêm cơ tim, âm thanh tim đầu tiên ở đỉnh không yếu, không có tạp âm có tính khí chất, có thể phân biệt với viêm khớp dạng phong thấp cấp tính, nếu cần có thể thường xuyên theo dơi.
Viêm khớp phong thấp và viêm đa khớp phong thấp có phải là cùng một bệnh không?
Viêm khớp phong thấp và viêm đa khớp loại phong thấp là hai bệnh khác nhau. Viêm khớp loại phong thấp và viêm khớp phong thấp giai đoạn đầu có các biểu hiện như sốt, đau khớp và tăng tốc độ lắng hồng cầu. Đôi khi rất khó phân biệt trên lâm sàng. Nhưng loại phong thấp viêm khớp thường là viêm nhiều khớp, ở khớp nhỏ bàn tay và có tính đối xứng, giai đoạn sau các khớp liên đốt có h́nh thoi và sưng tấy, các khớp bị cứng khớp hoặc biến dạng; hiệu quả điều trị của các chế phẩm axit salicylic không cố định, và nó là thường giảm đau tạm thời; ít tổn thương tim đồng thời; Kháng “O” hầu hết không tăng; Yếu tố thấp khớp chủ yếu là dương tính; X-quang cho thấy sự phá hủy bề mặt khớp, thu hẹp không gian khớp, loăng xương và thậm chí biến dạng khớp. Viêm khớp phong thấp dễ xảy ra ở các khớp lớn như đầu gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, sau giai đoạn cấp tính, chức năng khớp được phục hồi hoàn toàn, không biến dạng khớp, các chế phẩm axit salicylic có tác dụng, có thể tăng kháng thể chống “O”; Chụp X-quang Chỉ thấy sưng mô mềm khớp. Nhiều và đối xứng. Các khớp bị bệnh có màu đỏ, sưng, nóng và đau, có đặc điểm di chuyển và tái phát. Không có biến dạng khớp vẫn c̣n. Ban đỏ phong thấp dạng ṿng và các nốt dưới da có thể xảy ra ở một số bệnh nhân, chủ yếu ở các khớp như ngón tay, ngón chân, cổ tay, mắt cá chân và cột sống. Các khớp bị ảnh hưởng chủ yếu là sưng và đau, xuất hiện nhiều và đối xứng. Ở giai đoạn muộn, khớp cứng và biến dạng. Da xung quanh các khớp bị ảnh hưởng nhợt nhạt, mỏng đi và các cơ bị teo. Một số bệnh nhân thỉnh thoảng thấy nốt sần dưới da ở chỗ nhô lên của khớp, đáp ứng với chế phẩm acid salicylic có tác dụng rơ rệt, tác dụng không cố định, thường là giảm đau tạm thời, viêm tim thường xảy ra đồng thời, gây tổn thương nặng nề vĩnh viễn. bệnh tim vĩnh viễn. Lá lách và hạch bạch huyết: Không to, thường to. Chống “O” có thể dương tính hoặc âm tính Kiểm tra X-quang Mô mềm Sưng xương cục bộ và chung Các thay đổi bệnh lư của khớp bị ảnh hưởng Giai đoạn cấp tính Phù mô quanh khớp, có nhiều của thâm nhiễm fibrin huyết thanh trong khoang khớp Người ta thấy màng hoạt dịch bị xung huyết và phù nề, thoái hóa sợi collagen, hoại tử và thâm nhiễm nhiều bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho. Lúc này, các biểu hiện viêm cấp tính như đỏ, sưng, nóng, đau, hạn chế vận động xuất hiện tại các khớp cục bộ. Sau giai đoạn cấp tính, dịch tiết được hấp thu hoàn toàn, không xảy ra biến dạng khớp, biểu hiện sớm là viêm mô mềm quanh bao hoạt dịch khớp, dịch tiết ra lượng nhiều dẫn đến sưng khớp, tăng sinh nhung mao hoạt dịch. Giai đoạn sau h́nh thành mô hạt dạng pannus, xâm lấn và phá hủy sụn khớp, cuối cùng mô hạt trên bề mặt sụn trở nên xơ hóa, làm cho mặt khớp trên và dưới dính vào nhau, h́nh thành xơ cứng khớp và biến dạng. của khớp
Viêm khớp phong thấp có thể chuyển thành loại viêm khớp phong thấp không?
Loại phong thấp viêm khớp là một bệnh hệ thống mạn tính toàn thân có liên quan đến tự miễn dịch. Phần lớn bệnh nhân khởi phát lần đầu ở tuổi thanh trung niên, bệnh khởi phát chậm, biểu hiện lâm sàng là viêm đa khớp đối xứng, thường gặp ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, cổ tay, cổ chân và các khớp khác, ở giai đoạn đầu có thể đỏ, sưng, nóng, đau và cử động, trở ngại, cứng khớp và biến dạng khớp ở giai đoạn sau. Viêm khớp phong thấp và viêm đa khớp phong thấp tuy có nhiều điểm giống nhau hoặc giống nhau về triệu chứng lâm sàng và điều trị nhưng giữa hai bệnh có sự khác biệt rơ rệt về căn nguyên, diễn biến bệnh lư, nguyên tắc điều trị và tiên lượng nên là hai bệnh khác nhau sẽ không chuyển hóa cho nhau trong quá tŕnh bệnh. Giai đoạn đầu viêm khớp phong thấp rất dễ nhầm lẫn với viêm khớp có tính phong thấp, có thể do triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm không điển h́nh mà chẩn đoán là viêm khớp phong thấp, viêm khớp phong thấp không điển h́nh cũng có thể được chẩn đoán là viêm khớp phong thấp. Mà viêm khớp phong thấp không điển h́nh (nổi bật) cũng có khả năng bị chẩn đoán là loại phong thấp viêm khớp (cũng gọi là viêm khớp phong thấp)
Sự khác biệt giữa viêm khớp phong thấp và viêm khớp dị ứng do lao là ǵ?
Viêm khớp dị ứng do lao có các biểu hiện lâm sàng như đau khớp, sốt, nhịp tim nhanh, tốc độ lắng hồng cầu tăng tương tự như viêm khớp phong thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân viêm khớp dị ứng do lao có tổn thương lao rơ ràng, không có bệnh tim, không tăng kháng-O, xét nghiệm lao tố dương tính, mặc dù điều trị bằng chế phẩm axit salicylic có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng nhưng bệnh lại tái phát nhiều lần, mà điều trị kháng lao th́ chứng trạng tiêu thoái. Những điểm khác biệt này có thể phân biệt viêm khớp phong thấp.
Sự khác biệt giữa viêm khớp phong thấp và chi nguyên thể viêm khớp (do mycoplasma) là ǵ?
Viêm khớp di trú nhiều lần cũng có thể thấy trong các trường hợp viêm phổi do chi nguyên thể (mycoplasma) hoặc sau khi nhiễm mycoplasma. Tại thời điểm này, phản ứng cố định bổ sung mycoplasma được thực hiện, kháng thể tăng lên, giá trị phản ứng ngưng kết lạnh tăng lên và nuôi cấy mycoplasma được thực hiện lại, có thể dễ dàng chẩn đoán.
Viêm khớp phong thấp cấp tính có chuyển thành viêm khớp phong thấp mạn tính không?
Trên lâm sàng bất kỳ bệnh viêm khớp nào cũng có thể cấp tính hoặc mạn tính. Điều này là do hầu như bất kỳ loại viêm khớp cấp tính nào cũng có thể trở thành mạn tính và nhiều loại viêm khớp mạn tính cũng có thể có các đợt cấp tính phát tác hoặc đợt cấp tính tăng nặng. Viêm khớp phong thấp cấp tính là một triệu chứng phổ biến của cấp tính phong thấp nhiệt. Trong giai đoạn cấp tính, màng hoạt dịch và các mô xung quanh bị phù nề, fibrin và bạch cầu hạt được tiết ra trong dịch bao khớp. Sau giai đoạn cấp tính, khớp viêm và dịch tiết có thể tiêu hoàn toàn mà không gây biến dạng khớp. Hầu hết bệnh nhân viêm khớp phong thấp cấp đều khỏi bệnh sau khi điều trị tích cực, hợp lư và không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu điều trị không tích cực, không hợp lư và không đầy đủ, hoặc nếu sống trong môi trường ẩm ướt, đông đúc, lạnh và tối trong thời gian dài, hoặc sống trong cảnh nghèo đói, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng mạn tính th́ các tổn thương trong cơ thể sẽ tồn tại lâu dài. lâu ngày,… thấp khớp sẽ tái phát hoặc diễn ra lặp đi lặp lại, ngấm ngầm gây hại cho cơ thể con người, có thể dẫn đến viêm khớp phong thấp mạn tính.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp phong thấp mạn tính là ǵ?
Viêm khớp phong thấp mạn tính phổ biến hơn ở người trung niên và người cao tuổi. Lâm sàng không có sốt và khớp xương không có biểu hiện viêm nhiễm cục bộ rơ rệt mà chỉ có cảm giác đau nhức khó chịu hoặc hơi đau ở các khớp. Đau khớp có thể trầm trọng hơn khi thời tiết lạnh, thay đổi khi có giông băo hoặc sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Có thể không có triệu chứng đau khớp trong vài tuần hoặc vài tháng và nó có thể đột ngột xuất hiện trở lại. Tuy bệnh có đau khớp lâu năm nhưng không có rối loạn chức năng khớp.
V́ sao bệnh nhân viêm khớp phong thấp có thể dự đoán thời tiết?
Nhiều bệnh nhân viêm khớp phong thấp thường cảm thấy đau khớp trầm trọng hơn trước khi mưa hoặc băo tuyết đến, nhưng họ có thể dự đoán sự thay đổi của thời tiết, thậm chí chính xác như dự báo thời tiết, tại sao lại như vậy?
Đối với người b́nh thường, khi độ ẩm tăng và áp suất không khí giảm, dịch trong tế bào sẽ thấm ra ngoài và lượng nước tiểu tăng. Khi độ ẩm giảm và áp suất không khí tăng, chất lỏng bị giữ lại trong các khoảng kẽ của cơ thể. Sự di chuyển chất lỏng này là phương tiện để các tế bào cơ thể thích ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Khi khớp bị viêm, mô bệnh không thể tiết dịch khi thời tiết thay đổi, dẫn đến áp suất trong các tế bào tại chỗ của khớp bị viêm cao hơn so với các mô xung quanh, dẫn đến đau tăng lên và sưng cục bộ.
Viêm khớp phong thấp có phải là Hội chứng tí (tê bại) trong y học cổ truyền Trung Quốc không?
Chứng tí được ghi chép và bàn luận trong y học cổ truyền Trung Quốc là chỉ chứng đau nhức, tê, tê bại của các cơ, xương, khớp do phong, hàn, thấp, nhiệt và các ngoại tà khác xâm nhập vào cơ thể con người, gây tắc nghẽn. kinh lạc, cản trở khí huyết lưu thông, căng thẳng, gập duỗi không thuận lợi, thậm chí sưng nóng các khớp là những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh. Theo định nghĩa này, viêm khớp phong thấp chắc chắn thuộc phạm trù chứng tí trong y học Trung Quốc. Y học cổ truyền Trung Quốc điều trị viêm khớp phong thấp, đồng thời tiến hành biện chứng và điều trị hội chứng đau khớp (chứng tí). Hội chứng đau khớp (chứng tí) trong y học cổ truyền có phạm vi rộng, ngoại trừ viêm khớp có tính phong thấp, các bệnh như viêm khớp phong thấp (Loại phong thấp viêm khớp), viêm khớp thống phong, thoái hóa khớp và đau thần kinh tọa trong y học hiện đại cũng thuộc hội chứng đau khớp (Hội Chứng tê).
Trung y biện chứng luận trị viêm khớp có tính phong thấp (từ đây gọi tắt là viêm khớp phong thấp) như thế nào?
Viêm khớp phong thấp thuộc hội chứng tê (痹证) của Trung y. Để phân biệt hội chứng đau khớp, trước tiên phải phân rơ sự khác biệt giữa đau khớp phong hàn thấp “phong hàn thấp tê” (风寒湿痹)và “nhiệt tê” (热痹). Nhiệt tê có đặc điểm là khớp sưng đỏ nóng đau, thường gặp hơn trong viêm khớp phong thấp cấp tính. Phong hàn thấp viêm khớp tuy có đau khớp, nhưng cục bộ khớp không sưng đỏ nóng rát. Trong đó, đau khớp di động bất định gọi là hành tê, đau cố định và đau dữ dội gọi là thống tê; Chi thể ê ẩm nặng nề, da thịt tê dại gọi là trứ tê. Đối với những người mắc bệnh lâu ngày, cũng cần phân biệt xem có hội chứng khí huyết tổn thương và tạng phủ suy hư hay không. Loại h́nh này phổ biến hơn trong viêm khớp phong thấp mạn tính. Chứng đau khớp là do phong, hàn, thấp, nhiệt gây nên, v́ thế khứ phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, thông kinh lạc là nguyên tắc cơ bản để điều trị chứng đau khớp (Hội Chứng Tê ). Dưới đây sẽ tŕnh bày chủ chứng, nguyên tắc điều trị và phương dược của hội chứng tê bao gồm hành tê, thống tê, trứ tê và nhiệt tê
(1) Hành tê
Triệu chứng chủ yếu: Tứ chi khớp xương đau nhức, du tẩu bất định, khớp xương co duỗi không thuận lợi, hoặc sợ lạnh phát sốt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Trị pháp: Trừ phong thông lạc, tán hàn trừ thấp.
Xử phương: Thang Pḥng phong gia giảm.
Pḥng phong, Ma hoàng, Đương quy, Tần giao, Nhục quế, Cát căn, Phục linh, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo.
Đau chủ yếu ở chi trên vai và khuỷu, có thể gia thêm Khương hoạt, Bạch chỉ, Uy linh tiên, Khương hoàng, Xuyên khung khứ phong thông lạc giảm đau. Đau chủ yếu ở eo lưng, châm chước gia Đỗ trọng, Kư sinh, Dâm dương hoắc, Ba kích, Tục đoạn để ôn bổ thận khí. Đau chủ yếu ở hạ chi đầu gối và mắt cá, có thể gia Ngưu tất, Độc hoạt, Pḥng kỷ, Tỳ giải thông kinh hoạt lạc, khứ thấp giảm đau.
(2) Thống tê
Chủ chứng: Tứ chi và khớp xương đau nhức khá kịch liệt, đau cố định, chườm nóng đau giảm , gặp lạnh đau tăng, các khớp không thể co duỗi, da tại chỗ không đỏ, không nóng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền khẩn.
Trị pháp: Ôn kinh tán hàn, khứ phong trừ thấp.
Xử phương: Ô đầu thang gia giảm
Ô đầu. Thược dược, Cam thảo, Hoàng kỳ, Tế tân, Quế chi.
Gia giảm, có thể tham khảo nội dung có liên quan ở mục Hành tê.
(3) Trứ tê
Chủ chứng: Khớp chân tay nặng nề, đau nhức hoặc sưng tấy, có điểm đau, tay chân nặng nề, cử động không thuận tiện, da tê b́, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch nhu hoăn.
Trị pháp: Trừ thấp thông lạc, khứ phong tán hàn.
Xử phương: Thang Ư rĩ nhân gia giảm.
Ư rĩ nhân, Thương truật, Khương hoạt, Độc hoạt, Pḥng phong, Xuyên ô, Ma hoàng, Quế chi, Đương quy, Xuyên khung, Gừng, Cam thảo.
Nếu khớp bị sưng tấy, có thể thêm Tỳ giải, Mộc thông, Khương hoàng để giảm sưng tấy. Đối với những người có da thịt tê dại, có thể thêm Hải đồng b́, Hi thiêm thảo khứ phong thông lạc.
(4) Nhiệt tê
Chủ chứng: Khớp xương đau nhức, cục bộ sưng đỏ nóng rát, chườm lạnh đỡ đau, đau không thể ấn nắn, hoặc kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, sợ gió, khát nước, phiền muộn và bứt rứt, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác.
Trị pháp:: Thanh nhiệt thông lạc, khứ phong trừ thấp.
Xử phương: Bạch hổ quế chi thang gia vị.
Thạch cao sống, Tri mẫu, Quế chi, Cam thảo, Nhẫn đông đằng, Liên kiều, Hoàng bá, Hải đồng b́, Khương hoàng, Uy linh tiên, Pḥng kỷ, Tang chi.
Có ban đỏ ngoài da th́ thêm Đan b́, Sinh địa, Xích thược để mát huyết tiêu ban. Người bệnh có kết khô cứng, thêm Tàm sa, Ư rĩ, Xích tiểu đậu để khử ẩm tán kết. Đối với những cơn nóng bừng vào buổi chiều hoặc giữa đêm nóng bức, hăy thêm Thanh hao và Địa cốt b́.
Tóm lại, trong điều trị Hội chứng tê, nên lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau tùy theo ưu thế của các tác nhân gây bệnh như phong, hàn, thấp và nhiệt. Hành tê chủ yếu được sử dụng để khứ phong, và cũng có chức năng trục xuất hàn và trừ thấp, kèm theo dưỡng huyết; Thống tê chủ yếu được sử dụng để ôn kinh tán hàn, kèm theo khứ phong trừ thấp; Trứ tê chủ yếu là trừ thấp, kèm theo khứ phong tán hàn, kiện tỳ; Nhiệt tê chủ yếu là để thanh nhiệt, kèm theo khứ phong trừ thấp. Chứng tê lâu ngày th́ nên căn cứ theo mức độ chính khí suy hư khác nhau, sử dụng các phương pháp ích khí dưỡng huyết, bổ dưỡng can thận, phù tŕ chính khí, khứ trừ bệnh tà, chú trọng cả tiêu bản (gốc ngọn)
Các loại thành dược của Trung Quốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp phong thấp và chức năng của chúng là ǵ?
Sử dụng thành dược (thuốc pha chế sẵn), tiết kiệm thời gian, uống tiện lợi, đặc biệt thích hợp với những bệnh nhân viêm khớp phongthấp mạn tính phải dùng thuốc bắc lâu ngày. Nó cũng có tác dụng chữa viêm khớp phong thấp cấp kết hợp với tây y rất tốt. Nay xin giới thiệu như sau:
(1) Sơ phong định thống hoàn: Làm ấm kinh mạch và tán hàn, tán phong và khử ẩm, thông kinh lạc và giảm đau, tăng cường cơ và xương. Nó thích hợp cho các chứng đau khớp và cơ, bị lạnh, co duỗi kém, chân tay nặng nề, tê b́ chân tay, eo và đầu gối yếu. Mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.
Tương tự như Sơ phong định thống hoàn, có Phong thấp cốt thống phiến, Cửu vị Khương hoạt hoàn, Tán phong hoạt lạc hoàn, Tiểu hoạt lạc hoàn, Khứ phong thư cân hoàn, Hoán cốt đan, Qufeng Shujin Pills, Changgu Pills có thể trị chứng phong hàn và ẩm thấp, tập trung vào phong hàn, và Thiêm hoàn, có thể tuyển dụng trên lâm sàng.
(2) Hàn thấp tê xung tễ: Công dụng ôn dương tán hàn, thông kinh lạc, giảm đau. Thích hợp với các chứng đau nhiều do lạnh, hoặc tay chân sưng tấy, gặp lạnh th́ đau tăng, chườm nóng giảm đau, chất lưỡi nhạt, rêu trắng hoặc rêu trắng nhờn, mạch huyền khẩn hoặc trầm tŕ. Mỗi lần 10-20g, ngày 2-3 lần.
Bệnh nhân có các triệu chứng trên cũng có thể chọn Đại hoạt lạc hoàn, Thư cân hoàn, Hoạt lạc đan.
(3) Hàn nhiệt tê xung tễ: Công năng ôn kinh lạc và trừ thấp, tán phong thanh nhiệt, mát máu thông lạc. Thích hợp cho bệnh cơ khớp sưng đau, cục bộ nóng mà thích ấm sợ lạnh, hoặc cơ khớp sưng đau, sờ không thấy nóng mà có cảm giác nóng. Mỗi lần 10-20g, ngày 2-3 lần.
(4) Thấp nhiệt tê xung tễ: Công năng sơ phong thanh nhiệt lợi thấp thông lạc. Thích hợp với các chứng cơ và khớp đau nhức, nóng rát và đỏ cục bộ, đau không thể tiếp cận, khi lạnh th́ dễ chịu, kèm theo sốt, khát nước, khó tiêu, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc vàng khô, mạch hoạt sác. Mỗi lần 10-20g, ngày 2-3 lần.
Ngoài ra, c̣n có thể chọn dùng Nhị diệu hoàn, Tam diệu hoàn, Tứ diệu hoàn, Đương quy niêm thống hoàn.
(5) Ứ huyết tê xung tễ: Công năng hoạt huyết hoá ứ thông lạc giảm đau. Thích hợp cho các trường hợp đau kịch liệt ở cơ và khớp, đau nhói, hoặc đau kéo dài, hoặc đau cố định, không thích ấn nắn, cục bộ có thể sưng cứng, hoặc có ban ứ, hoặc sắc mặt tối ám, da khô, lưỡi tím sẫm hoặc có ứ điểm, ứ ban, mạch tế sáp. Mỗi lần uống từ 10-20g, ngày 2-3 lần.
Ngoài ra c̣n có Bách bảo đan, Trật đả hoàn, Cốt thích hoàn, Thư cân hoạt huyết hoàn là những thành dược có công dụng tương tự.
(6)Tê xung tễ: Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, tán phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, trừ tê giảm đau. Thích hợp với bệnh đau khớp lâu ngày không khỏi, cơ bắp ở khớp sưng nhẹ, nặng nề, tê dại, eo gối đau mỏi, sợ lạnh thích ấm áp, tay chân không ấm nóng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoạt tế, mỗi lần uống 1~2 gói, mỗi ngày 2~3 lần.
(7) Khứ phong chỉ thống phiến: Công năng khứ phong giảm đau, tán hàn trừ thấp, bổ ích can thận, cường tráng gân cốt, bổ gan thận, cường gân cốt. Thích hợp cho bệnh nhân bị đau khớp nặng nề hoặc tê dại, đau nặng hơn khi trời âm u và lạnh, kèm theo lưng gối đau mỏi, chóng mặt ù tai. Mỗi lần 6 viên, ngày 2 lần.
Kiện bộ hổ tiềm hoàn, Kim cương hoàn, ngoài tác dụng khứ phong tán hàn, lại có khả năng bồi bổ can thận, v.v. không chỉ có tác dụng trừ phong hàn mà c̣n có thể bồi bổ gan thận, đồng thời cũng thích hợp với những bệnh nhân mắc hội chứng đau khớp lâu ngày và gan thận hư nhược.
(8) Độc hoạt kư sinh hoàn, công năng khu phong trừ thấp, tán hàn, bổ khí dưỡng huyết, ích gan thận. Thích hợp cho người lưng gối đau mỏi, khớp xương đau nhức, gập duỗi khó khăn, ưa ấm sợ lạnh, tứ chi không ấm hoặc tê dại, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch tế nhược. Mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần, pha thêm ít rượu gạo vào nước ấm, uống lúc đói.
Thự dự hoàn, Nhân sâm tái tạo hoàn, Tái tạo hoàn, Hồi thiên tái tạo hoàn, Bổ can hoàn, đều có công dụng khu trừ phong thấp, dưỡng khí bổ huyết, có thể tùy theo chứng mà tuyển chọn.
Đối với các loại thuốc bào chế sẵn của Trung Quốc để điều trị viêm khớp phong thấp, cũng cần chú ư đến biện chứng để sử dụng thuốc cho thích hợp. Thí dụ như khớp sưng đỏ th́ không dùng các loại thuốc ấm nóng như Sơ phong định thống hoàn, Hàn thấp tê xung tễ, Khứ phong chỉ thống phiến.. Ngoài ra điều trị chứng tê thường dùng các dược phẩm ôn kinh thông dương như chế Phụ tử, Ô đầu, Mă tiền, cũng thường phối với các vị thuốc thông lạc giảm đau thuộc trùng loại như Địa long, Toàn yết, Ngô công, Xuyên sơn giáp, Bạch hoa xà, Phong pḥng. Những vị thuốc này phần nhiều là những vị thuốc cay ấm mănh liệt, tác dụng rất mạnh, cũng có độc tính nhất định, v́ thế phải sử dụng theo hướng dẫn, phụ nữ có thai phải sử dụng cẩn thận hoặc cấm dụng, trẻ em phải giảm liều hoặc phải theo hướng dẫn của thày thuốc.
Châm cứu có thể điều trị viêm khớp phong thấp?
Châm cứu có tác dụng nhất định đối với bệnh viêm khớp phong thấp. Trong điều trị, chọn các huyệt tương ứng theo các vị trí đau khác nhau. Như đau khớp vai th́ dùng huyệt Kiên tiền và cơ tam giác; đau khớp khuỷu tay th́ dùng huyệt Khúc tŕ, Xích trạch, Thủ tam lư; Đau khớp cổ tay th́ dùng huyệt Dương tŕ, Ngoại quan, Hợp cốc; Đau khớp hông th́ dùng Trật biên, Hoàn khiêu, Ân môn; khớp gối th́ dùng Dương Lăng Tuyền, Độc tị, Phục thố, Túc tam lư; Đau khớp cổ chân th́ dùng huyệt Khâu khư, Côn luân, Giải khê, Thái khê, Thừa sơn. Kỹ thuật châm cứu, trong giai đoạn cấp tính dùng phương pháp châm, kích thích mạnh, hoặc dùng kim tam lăng châm cho máu chảy ra, lượng máu chảy ra từ 0,5-1,0ml. Giai đoạn mạn tính dùng b́nh bổ b́nh tả, kích thích độ vừa phải (trung b́nh), thêm ôn châm hoặc cứu. Ngoài thao tác, điện châm cứu cũng có thể được sử dụng để tăng cường kích thích và nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Các phương pháp điều trị châm cứu mới thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp phong thấp là ǵ?
Liệu pháp 1
(1) Dùng huyệt: Ngoại quan, Khúc tŕ, Thủ tam lư, Túc tam lư, Ngoại tất nhăn, Dương lăng tuyền, Huyết hải, Phong thị, Hoàn khiêu, Điều khẩu, Tuyệt cốt, Côn lôn, Thận du, Mệnh môn, Chí âm và huyệt A thị.
(2) Thuốc và phương pháp: Chọn thuốc tiêm hợp chất Mă tiền, mỗi lần chọn 2 đến 3 huyệt tùy theo bộ phận bị ảnh hưởng, mỗi lần tiêm 0,5 đến 1ml thuốc nước, mỗi ngày một lần, liệu tŕnh 7 lần, và khoảng cách giữa các đợt điều trị từ 4 đến 7 ngày.
Liệu pháp 2
(1) Chọn huyệt: Ở chi trên chọn Ngoại quan làm huyệt chính, kết hợp với Khúc Tŕ và Hợp cốc; Chi dưới chọn Dương Lăng Tuyền làm huyệt chính, kết hợp với Tuyệt cốt và Giải khê; Ở eo lưng lấy Đại thư làm huyệt chính, với Đại chuy, Thân trụ, Chí dương, Dương quan, Mệnh môn.
(2) Thuốc và phương pháp: dùng thuốc tiêm Phượng tiên,Thấu cốt thảo, Cốt toái bổ, mỗi lần chọn từ 3 đến 6 huyệt, mỗi huyệt tiêm 0,5 đến 0,8ml. Một đợt điều trị 10 lần, cách ngày một lần, nghỉ 2 đến 4 tuần sau 3 đợt điều trị.
Liệu pháp 3
(1) Dùng huyệt: ① Tất nhăn, Hạc đính, Dương quan, Khúc tuyền, Uỷ trung. ② Lương khâu, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền. ③ Túc Tam Lư, Tam Âm Giao, Côn Lôn, Chiếu Hải.
(2) Phương pháp: Mỗi lần dùng từ 1 đến 3 huyệt, cách ngày một lần, luân phiên dùng huyệt. Sử dụng kim hiệu 28, 5-6 thốn và máy châm điện. Dùng phương pháp xoay và tả, kích thích mạnh, giữ kim 20-30 phút, cứ 5-10 phút lại châm một lần. Điện châm sóng dày đặc từ 20 đến 30 phút, cường độ kích thích vừa phải, 10 lần là một liệu tŕnh.
Các phương pháp xoa bóp trị liệu cho bệnh viêm khớp phong thấp là ǵ?
Phương pháp Thôi nă (1)
(1) Dùng huyệt: Ở khớp ngón tay dùng các huyệt Hợp cốc, Hậu khê, Nhị gian, Trung chử, Lao cung, Tứ phùng; Khớp cổ tay dùng huyệt Khúc tŕ, Thiên tỉnh, Tiểu hải, Thủ tam lư. Khớp vai dùng huyệt Kiên trinh, Thiên tông, Kiên tỉnh, Tí Khớp mắt cá chân dùng huyệt Côn luân, Khâu khư, Huyền chung, Giải khê, Thương khâu, Thái khê, Thân mạch; Ở khớp gối dùng huyệt Tất nhăn, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Uỷ trung, Lương khâu, Phong long, Túc tam lư; Ở khớp hông dùng huyệt Hoàn khiêu, Trật biên, Bễ quan, Thừa phù; Ở hàm dưới dùng Hạ quan, Hợp cốc, Ế phong, Giáp xa, Nội đ́nh; Khớp xương sống dùng bộ vị bệnh biến tương ứng với các vị trí huyệt có liên quan với mạch Đốc và kinh bàng quang.
(2) Phương thức vận hành
①Chi trên: a. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm hoặc ngồi, đầu tiên dùng phương pháp đẩy và phương pháp ấn thiền ấn một ngón tay, tiếp theo là phương pháp lăn và phương pháp nhào nặn, lặp lại thao tác dọc theo ngón tay, cổ tay và khuỷu tay, tập trung vào các khớp bị ảnh hưởng. b. Xoắn các khớp liên đốt ngón tay, bấm để kẹp bốn đường nối, Lao cung; Điểm Dương khê, Đại lăng, Khúc trạch, Kiên tỉn. c, Gập và duỗi, lắc, xoa, kéo và duỗi các khớp bị ảnh hưởng. d. Xoa cho vùng bị đau nóng lên rồi dùng các cách vỗ để hơi nóng thấm vào khớp.
②Chi dưới: a.Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, đầu tiên dùng phương pháp đẩy và phương pháp ấn một ngón tay để đẩy, lăn, nhào, di chuyển dọc theo kinh Thái dương. b. Bấm huyệt Thái khê, Côn luân, Uỷ trung; Điểm Thừa phù, Hoàn khiêu, Trật biên; Xoa cho vùng đau nóng lên rồi dùng các cách vỗ để hơi nóng thấm vào khớp.
③Khớp hàm dưới: Đối với những người bị dính khớp hàm dưới th́ ấn Hạ quan, Giáp xa; Ấn Thái dương, Ế phong, Ngoại quan; Ấn Hợp cốc, Nội đ́nh.
Bài xoa bóp trên cách ngày thực hiện 1 lần, một liệu tŕnh 30 lần. Trong thời gian nghỉ giữa các đợt điều trị, bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các bài tập chức năng khớp. Tiến hành đợt điều trị tiếp theo sau 1 tháng.
Phương pháp xoa bóp (2)
(1) Bệnh biến ở tứ chi
①Chọn huyệt: Tập trung vào các khớp bị bệnh. Thường chọn các huyệt như Bát tà, Dương khê, Dương tŕ, Dương cốc, Nội quan , Ngoại quan, Hậu khê, Tiểu hải, Thiên tỉnh, Khúc tŕ, Khúc trạch, Kiên trinh, Thiên tông, Bát phong, Thương khâu, Giải khê, Khâu khư, Chiếu hải, Côn luân, Thái khê, Thân mạch, Phi dương, Thừa sơn, Huyền chung, Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền , Tất nhăn, Hạc đính, Huyết hải, Lương khâu, Trật biên, Hoàn khiêu, Thừa phù.
②Thủ pháp: a.Người bệnh ở tư thế ngồi, phẫu thuật viên thực hiện điều trị mặt trong và mặt ngoài của chi bị tổn thương bằng phương pháp lăn như thông thường. Từ vai đến cổ tay làm đi làm lại 3 đến 4 lần. b. Kết nối với vị trí phía trên, người điều khiển theo kinh tuyến lên xuống của cánh tay bị ảnh hưởng và sử dụng phương pháp giữ, đồng thời tập trung ấn và day các huyệt Khúc tŕ, Khúc trạch, Thủ tam lư, Hợp cốc trên vai, khuỷu tay và cổ tay. Xoay các khớp liên đốt ngón tay, rồi xoa bóp các huyệt cục bộ trên khớp bị bệnh để trị đau như Thục địa. Cuối cùng, áp dụng phương pháp nhào nặn cho chi bị ảnh hưởng và phối hợp với chuyển động thụ động của các khớp có liên quan để kết thúc điều trị chi trên. Thời gian khoảng 10 phút. c) Bệnh nhân nằm ngửa, bác sĩ phẫu thuật một tay giữ đầu khớp cổ chân của bệnh nhân, tay kia thực hiện phẫu thuật từ mặt trước, mặt trong và mặt ngoài của đùi đến mặt ngoài của bắp chân, trong khi duỗi và di chuyển các chi dưới một cách thụ động. Ngay lập tức, khớp cổ chân được điều trị bằng phương pháp lăn, đồng thời kéo giăn khớp vẹo và vẹo trong. Sau đó, theo các khớp hông, đầu gối và mắt cá chân để ấn và xoa lên xuống các huyệt Phục thố, Lương Khâu, Khâu khư, Bát Phong và các huyệt khác. Thời gian khoảng 10 phút. d. Bệnh nhân nằm sấp, người thực hiện áp dụng phương pháp lăn từ mông đến lưng bắp chân, tập trung vào khớp hông và khớp gối, sau đó ấn và ấn day Hoàn khiêu, Trật biên, Thừa phù, Thừa sơn, Uỷ trung, Phi dương , Huyền chung, Thái khê, Thân mạch, Côn luân. Thời gian khoảng 5 phút.
(2) Bệnh biến tại cột sống cột sống
①Chọn huyệt: Tập trung vào các cơ ở hai bên cột sống. Các điểm Giáp tích, Đại chuy, Đại thư, Phong môn, Phế du, Tâm du, Cách du, Can du, Tỳ du, Thận du, Mệnh môn, Chí thất, Yêu dương quan.
②Thủ pháp thao tác: a.Bệnh nhân nằm sấp, thực hiện thao tác dọc theo cột sống và hai bên lưng dưới của bệnh nhân theo phương pháp lăn, đồng thời cử động chân sau, thời gian khoảng 5 phút. b) Người bệnh ở tư thế ngồi, kỹ thuật viên luân phiên dùng phương pháp lăn và phương pháp giữ để tác động lên hai bên cổ và vai ở phía sau, đồng thời phối hợp với động tác xoay cổ trái phải và nằm sấp, và sau đó giữ chặt vai trong khoảng 2 phút. c.Nối vào vị trí phía trên, dùng phương pháp xoa bóp từ cổ đến thắt lưng và mông để tác động lên các huyệt trên dọc theo đường kinh lạc, đầu tiên là ấn Giáp tích, sau đó là ấn các huyệt khác, cuối cùng là đẩy cột sống đến mức độ nóng lên (bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm trong quá tŕnh này), Ấn mạnh vai một lần nữa để kết thúc điều trị. Thời gian khoảng 10 phút.
Việc điều trị trên kéo dài trong 10 ngày liên tục như một đợt điều trị, mỗi ngày một lần, với thời gian nghỉ giữa các đợt điều trị từ 3 đến 6 ngày.
Rượu thuốc chữa viêm khớp phong thấp được không?
Rượu có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, thư giăn gân cốt, hoạt huyết thông kinh lạc. Phương pháp điều trị đau khớp phong hàn hiệu quả của Đông y là dùng rượu chế biến, dược lực có thể thông qua rượu tác dụng đến tứ chi khớp xương, khí huyết lưu thông, trừ thấp, sinh cơ. và xương có thể chắc khỏe và bệnh đau khớp có thể được chữa khỏi. Uống lâu dài có tác dụng tốt trong điều trị viêm đa khớp phong thấp mạn tính.
Thường dùng là rượu xương hổ và rượu thuốc Sử Quốc công để điều trị phong thấp khớp và suy gan thận; Rượu thuốc Băng liễu để điều trị hội chứng đau khớp do lạnh ẩm nghiêm trọng; Rượu thuốc tam xà điều trị chứng phong da thịt tê b́; Phong thấp dược tửu Đinh Công đằng trị chứng ứ huyết tê đau; Rượu Ngũ gia b́ trị chứng tê kèm theo trung khí bất túc. Ngoài ra c̣n có rượu Hổ cốt Mộc qua, rượu Hổ cốt truy phong, rượu Beo cốt Mộc qua, rượu Sâm nhung Hổ cốt, rượu thuốc kỳ xà (ngũ bộ xà). Cũng có thể chọn từ 1 đến 3 vị thuốc trong các vị thuốc su: Uy linh tiên, Ngưu tất, Đỗ trọng, Mộc qua, Tang chi, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Bạch thược ngâm vào rượu, tự chế thành rượu thuốc. Mỗi lần uống từ 10~15ml, mỗi ngày 2 lần.
Khi dùng rượu thuốc cần chú ư đối với những người âm hư có nhiệt, hoặc phong nhiệt ngoại cảm hoặc phong thấp nhiệt đau khớp, cao huyết áp, phụ nữ có thai. Cũng cần lưu ư rằng rượu thuốc không được pha chung với các loại rượu khác hoặc uống chung với rau củ quả.
Ngoài việc uống, rượu thuốc Sử quốc công, rượu hổ cốt, rượu Mộc qua… c̣n có thể xoa lên chỗ bị bệnh, châm thêm vào các huyệt đạo, hoặc dùng thanh gỗ nhỏ gơ vào, cũng có tác dụng nhất định.
Những loại rượu thuốc nào thường được dùng để điều trị viêm khớp phong thấp?
(1) Rượu Ba Rắn (Tam xà tửu)
Thành phần thuốc: Ô tiêu xà 1500g, Bạch hoa xà lớn 200g, Phúc xà 100g, Sinh địa hoàng 500g, đường phèn 5000g, rượu trắng 100kg.
Chặt bỏ đầu ba loại rắn, rửa sạch bằng rượu, chặt thành từng khúc ngắn phơi khô, đun với đường phèn cho tan để dùng dần. Cho rượu trắng vào b́nh ngâm rượu. Ba con rắn và địa hoàng cho trực tiếp vào rượu, đậy kín, ngày 1 lần khuấy đều, 10-15 ngày mở nắp, sắc lọc, thêm đường phèn.
Công hiệu: Khử phong hàn, làm ấm kinh lạc, tán hàn, thông kinh lạc, giảm đau.
Chủ trị: Phong hàn thấp đau khớp.
Cách dùng: Mỗi lần 5ml, ngày 3 lần.
(2) Rượu thuốc Băng Liêu
Thành phần thuốc: Khương hoạt, Uy linh tiên, Ngũ gia b́, Đinh công đằng, Quế chi, Độc hoạt, Thanh hao tử, Ma hoàng, Bạch chỉ, Tiểu hồi, Đương quy, Xuyên khung, Chi tử, Pḥng kỷ, rượu trắng.
Công hiệu: Trừ phong hàn, hoạt huyết, thông kinh lạc.
Chủ trị: Thích hợp chữa đau khớp, phong thấp, hội chứng đau khớp.
Cách dùng: Mỗi lần 10ml, ngày 1 lần.
(3) Rượu trừ thấp
Thành phần thuốc: Hổ cốt (thay bằng Beo cốt), Pḥng kỷ, Vân linh, Đỗ trọng, Tùng tiết, Tần giao, Cẩu tích, Gia căn mỗi vị 12g, Tục đoạn, Thân cân thảo mỗi vị 9g. Độc hoạt, Tàm thỉ mỗi vị 6g, Mộc qua, Cẩu kỷ, Thương nhĩ tử, Hi thiêm thảo mỗi vị 12g, Tang chi 15g, Ngưu tất 12g. Các vị thuốc ngâm với 2500g rượu, qua 5 ngày là thành rượu thuốc.
Công hiệu: Đau khớp do phong hàn thấp.
Dụng pháp: Uống mỗi lần 10ml, mỗi ngày 1 lần.
(4) Rượu hổ cốt Mộc qua
Thành phần thuốc: Hổ cốt (thay bằng xương beo), Đương quy, Xuyên khung, Tục đoạn, Ngũ gia b́, Xuyên Ngưu tất, Thiên ma, Hồng hoa, Bạch gia căn mỗi vị 50g, Tang chi 200g, Tần giao, Pḥng phong mỗi vị 25g, Mộc qua 150g.
Các vị thuốc đem nghiền thành bột thô, bọc vào vải lụa, ngâm trong 10kg rượu cao lương 7 ngày, lọc bỏ bă, sau khi lọc gia thêm 1kg đường phèn.
Công hiệu: tán hàn trừ gió, trừ ẩm thấp, tán kết, hoạt huyết hóa ứ, giảm đau.
Chủ trị: phong hàn thấp đau khớp.
Cách dùng: Uống tùy theo tửu lượng.
(5) Rượu Mộc qua Ngưu tất
Thành phần thuốc: Mộc qua 120g, Ngưu tất 60g, Tang kư sinh 60g. Thuốc được ngâm trong 500ml rượu Đại khúc trong 7 ngày.
Công hiệu: Hoạt huyết hoá ứ, Thông lạc giảm đau.
Chủ trị: Trị phong thấp thuộc thể huyết ứ, tê thấp.
Cách dùng: Mỗi lần dùng 10ml, ngày 2 lần.
Trường Xuân dịch | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-15 00:02:39 | 07 VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp (AS) c̣n được gọi là viêm cột sống loại phong thấp. Căn bệnh này là t́nh trạng viêm xâm lấn của các khớp cột sống và các mô xung quanh khớp. Thông thường, các khớp cùng chậu bị xâm lấn trước, sau đó đến cột sống thắt lưng, cột sống ngực và cột sống cổ do sự phát triển của tổn thương dần dần xâm lấn, dẫn đến không gian khớp bị mờ, biến mất sự hoà hợp, loăng xương phá hủy đốt sống và hóa thạch dây chằng, dẫn đến chứng dính khớp hoặc gù cột sống. Các triệu chứng chính là đau tại chỗ bị bệnh và hạn chế vận động. Đây là một bệnh phổ biến mà không rơ nguyên nhân.
Những tài liệu tham khảo:
Viêm cột sống dính khớp
Triệu chứng: Bệnh khởi phát chậm, các triệu chứng toàn thân nhẹ, giai đoạn đầu có thể mệt mỏi, các thể trưng (dấu hiệu sống) giảm nhẹ, hay buồn nôn, sốt v.v. Đau lưng dưới, co thắt cơ và dính khớp dần dần xuất hiện, các triệu chứng có xu hướng trầm trọng hơn sau khi nghỉ ngơi và thuyên giảm sau khi tập thể dục. Sau đó, cơn đau ở khớp cùng chậu điển h́nh sẽ dần dần xuất hiện, và nó sẽ liên quan đến cột sống theo hướng tăng dần, các bộ phận bị ảnh hưởng sẽ dần dần xuất hiện cảm giác đau, nhức, cứng và hạn chế cử động, đồng thời dần dần xuất hiện biến dạng uốn cong. Các triệu chứng trầm trọng hơn vào những ngày âm u hoặc sau khi gắng sức và thuyên giảm sau khi làm ấm hoặc nghỉ ngơi. Viêm mống mắt tái phát thường cùng tồn tại và một số bệnh nhân có thể bị đau thần kinh tọa. Nếu tổn thương lan đến các khớp sườn sống, cũng có thể có hạn chế hoặc mất khả năng mở rộng lồng ngực khi thở và đau dây thần kinh liên sườn.
Ở những bệnh nhân thời kỳ cuối, cột sống cứng ở vị trí biến dạng, cổ và thắt lưng không xoay được, phải xoay cả người khi nh́n nghiêng, trường hợp nặng có thể xảy ra chứng gù cột sống và không thể nh́n về phía trước. Đôi khi bệnh có thể lan sang khớp háng và khớp gối, khi khớp háng bị ảnh hưởng, dáng đi loạng choạng. Với độ cứng xương của vùng bị ảnh hưởng, cơn đau và các triệu chứng khác dần dần biến mất, để lại dị tật suốt đời.
Trung y điều trị viêm cột sống dính khớp như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp bằng phương pháp Trung y dựa trên nguyên tắc bổ thận mạnh eo lưng, kèm theo trừ đàm hỏa. Đối với những người bị suy thận-dương, dùng Hữu quy hoàn hợp với thang Nhị trần gia giảm
; Đối với những người bị suy thận-âm, dùng Tri bá địa hoàng hoàn hợp thang Nhị trần gia giảm.
Đối với chứng nhiệt nặng thêm Hoàng bá, Tri mẫu (chắc là tăng lượng v́ đă có sẵn), Sinh địa, Huyền sâm, Thạch cao để thanh nhiệt, tư âm: Đối với chứng đau nặng th́ thêm Tế tân, Quế chi, Huyền hồ để thông lạc trị đau. Nước sắc vị thuốc Lôi công đằng có hiệu quả trị liệu nhất định. Cục bộ có thể dùng thuốc cao dán thư cân hoạt lạc như Bảo trân cao, Định thống cao, hoặc dùng dầu Xạ hương phong thấp bôi ngoài cũng có hiệu hiệu quả giảm đau nhất định.
Những phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp nào không dùng thuốc?
Vật lư trị liệu và xoa bóp có tác dụng bổ trợ cho việc điều trị căn bệnh này. Thường được sử dụng là bức xạ hồng ngoại, siêu âm, vi sóng, liệu pháp sáp, tắm nước nóng, Li tử đạo nhập, v.v. Người bệnh cũng có thể tự xoa bóp, xoa bóp vùng da khớp bằng ḷng bàn tay, day véo các cơ. Cả vật lư trị liệu và xoa bóp đều có thể thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ máu ứ, thư giăn cơ, mở rộng mạch máu, cải thiện vận hành máu và thúc đẩy sự hấp thụ các sản phẩm gây viêm. Khi biến dạng tiến triển ngoan cố, nó có thể được điều chỉnh bằng stent hoặc thiết bị. Lực kéo da hoặc kéo xương phù hợp với những người dị tật không quá nghiêm trọng và tồn tại trong thời gian ngắn, khớp háng có thể dùng vật thể nặng từ 4 ~ 6kg, khớp gối từ 2 ~ 4kg. Có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch, cắt bỏ khớp, ly giải, hợp nhất, tạo h́nh và thay khớp nếu điều trị bảo tồn không thành công.
Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp có nên kiên tŕ tập thể dục trị liệu?
Bệnh nhân viêm cột sống dính khớp và người nhà của họ thường giữ cho các khớp bị bệnh ở trạng thái bất động hoàn toàn hoặc cơ bản trong một thời gian dài nhằm tránh hoặc giảm bớt t́nh trạng đau khớp cho người bệnh, điều này dẫn đến teo cơ, co dính khớp, các khớp và các chi không tổn hại nghiêm trọng và có thể được phục hồi hoàn toàn nhưng thực tế lại tàn phế mất khả năng vận động hoặc ở trạng thái tàn phế. Phương pháp đúng là chủ động tiếp nhận điều trị bằng thuốc chống viêm để kiểm soát cơn đau khớp và thực hiện các hoạt động khớp một cách kịp thời, thận trọng và từ từ. Trong giai đoạn cấp của bệnh, giúp khớp vận động nhẹ nhàng 1, 2 lần trong ngày sao cho vừa tầm đau, giúp khớp giảm co rút. Khi không vận động, khớp bị viêm cấp tính nên được đặt ở vị trí thích hợp và hoặc cố định bằng nẹp, để duy tŕ một số chức năng trong trường hợp co rút và biến dạng không thể tránh khỏi mà không thể điều chỉnh trong tương lai. Trong giai đoạn bán cấp tính và măn tính của bệnh, nên tuân thủ các bài tập kéo giăn tứ chi và cột sống, đồng thời tăng dần số lượng, thời gian và tần suất hoạt động tùy theo khả năng chịu đau. Cần cho người bệnh hiểu rằng việc kiên tŕ hoạt động của các bộ phận là rất quan trọng, sau khi các triệu chứng đau đă hoàn toàn biến mất và ngừng điều trị bằng thuốc th́ nên tiếp tục vận động trong thời gian dài.
Dùng mọi khả năng để giữ cho các khớp ở trạng thái chức năng b́nh thường.
Chữa viêm cột sống dính khớp bằng phương pháp thủ công như thế nào?
Liệu pháp xoa nắn có hiệu quả đối với bệnh viêm cột sống dính khớp giai đoạn đầu, có tác dụng giảm đau, giúp cột sống và khớp háng phục hồi chức năng vận động, giảm dính khớp, ngăn ngừa xuất hiện biến dạng gù lưng hoặc làm chậm sự phát triển của biến dạng. Các phương pháp điều trị cụ thể như sau:
(1) Bệnh nhân nằm sấp: Kê lần lượt 2 đến 3 gối ở ngực trên và mặt trước của đùi, sao cho ngực và bụng lơ lửng trên không, đồng thời hai tay khuỵu trước đầu. Bác sĩ đứng sang một bên dùng cột sống và hai bên sống lưng của bệnh nhân thực hiện các động tác điều trị lên xuống, đồng thời dùng ḷng bàn tay kia ấn dọc theo sống lưng, khi ấn th́ ấn xuống theo nhịp thở của bệnh nhân. Khi thở ra th́ nhấn xuống và hít vào, hít vào th́ thả lỏng.
(2) Kết nối tiềm năng: Dùng ngón tay ấn vào kinh tuyến bàng quang ở cả hai bên cột sống và huyệt Trật biên, Hoàn khiêu, Cư liêu? ở mông.
(3) Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa: Phần trước của khớp háng được điều trị theo phương pháp cổn (lăn), co gập khớp háng, vận động xoay ngoài thụ động. Sau đó nắm lấy cơ đùi trong và xoa đùi.
(4) Bệnh nhân ở tư thế ngồi: Y sinh đứng sau áp dụng phương pháp tài cổn (lăn) cho cả hai bên cổ và bả vai, đồng thời xoay cổ và chếch sang trái phải rồi ấn hoặc đẩy hai bên. của cột sống cổ lên xuống Sau đó ấn và day hoặc đẩy hai bên cột sống cổ lên xuống, qua lại vài lần, bấm huyệt Phong tŕ và day hai bên xương sống cổ đến huyệt Kiên tỉnh.
(5) Kết nối với tư thế trên: Hướng dẫn bệnh nhân gập hai khuỷu tay, ôm lấy vùng chẩm sau đầu, hai ngón tay đan chéo nhau. Thày thuốc đứng phía sau, kê đầu gối vào lưng bệnh nhân, sau đó dùng hai tay giữ lấy khuỷu tay của bệnh nhân, đồng thời thực hiện các động tác ưỡn ngực, ưỡn người kéo ra sau, gập người về phía trước. Khi thực hiện hoạt động thụ động này, bệnh nhân nên phối hợp với động tác thở (thở ra khi cúi người về phía trước, hít vào khi ngả người ra sau). Cúi ngửa từ 5~8 lần.
(6) Bệnh nhân ở tư thế ngồi: Để hở lưng dưới, uốn cong thân trên về phía trước, Thày thuốc đứng sang một bên, đồng thời dùng lực ép khuỷu tay vào hai bên cột sống. Sau đó xoa trực tiếp lên mạch đốc trên lưng và hai bên kinh bàng quang hai bên, xoa ngang xương cùng, xoa đều đến mức nóng lên, và có thể chườm nóng thêm.
Trung y nhận thức như thế nào về bệnh viêm cột sống dính khớp?
Trung y cho rằng bệnh phần lớn là do ngoại cảm hàn thấp, thấp nhiệt xâm nhập, tổn thương do té ngă, đánh đập, huyết ứ làm trở tắc lạc mạch, khí huyết vận hành không dễ dàng, hoặc bẩm sinh không đầy đủ, thận tinh hư thiểu, xương cốt không được nuôi dưỡng dẫn đến bệnh.
1/Phong hàn thấp xâm nhập từ bên ngoài: Do ở lâu nơi ẩm thấp giá lạnh , hay lội nước dầm mưa, lao động xuất mồ hôi mà gặp gió, quần áo ướt lạnh, hoặc khí hậu biến đổi mạnh, lạnh nóng đan xen nhau khiến phong hàn thấp xâm nhập cơ thể, xâm nhập kinh lạc lưu lại xương khớp, khí huyết bị trở ngại mà h́nh thành bệnh này.
2/ Thấp nhiệt tẩm dâm (tràn ngập) ẩm nóng quanh năm, hoặc suốt mùa hè dài, nóng ẩm bốc hơi hoặc lạnh ẩm lâu ngày tích tụ, trở trệ thành nhiệt, tà nhiệt ngấm vào kinh lạc, khí huyết vận hành tắc nghẽn, cơ xương không được nuôi dưỡng là căn nguyên của bệnh.
3/ Huyết ứ gây trở ngại lạc mạch: Tổn thướng do té ngă, tổn thương eo lưng, ứ huyết đ́nh trệ ở trong, kinh mạch bị trở ngại nên khí huyết vận hành không thông suốt, gân xương không được nuôi dưỡng nên gây bệnh.
4/ Thận tinh suy hư: Bẩm thụ tiên thiên không đầy đủ, cộng thêm lao lực quá độ, hoặc bệnh lâu ngày thân thể hư nhược, hoặc người cao tuổi thân thể suy yếu, hoặc không tiết độ pḥng thất dẫn đến thận tinh suy tổn, gân xương không được nuôi dưỡng mà phát bệnh.
Tóm lại, bẩm thụ tiên thiên không đầy đủ, thận tinh suy yếu, gân cốt không được nuôi dưỡng là cơ sở bệnh lư chủ yếu của bệnh, mà các yếu tố như hàn thấp gây trở ngại, quá nhiều thấp nhiệt, ứ huyết gây tắc nghẽn lạc mạch, khí huyết vận hành không thông suốt là những nhân tố cơ bản để phát sinh bệnh.
Trung y biện chứng luận trị đối với chứng viêm cột sống dính khớp như thế nào?
1/ Phong hàn thấp từ bên ngoài xâm nhập
Chủ chứng: Eo lưng đau co rút, hoặc đau xuống hông đùi, hoặc xuống đầu gối và bắp chân, hoặc bệnh nhân nóng lạnh, eo lưng có cảm giác lạnh, gặp lạnh chứng trạng tăng nặng, chườm nóng giảm đau, mạch phù khẩn, rêu lưỡi trắng nhầy.
Phân tích chủ chứng: Bệnh tà hàn thấp, xâm phạm eo lưng, gây trở ngại kinh lạc, tính của hàn là thu dẫn (thu liễm), tính của thấp là ngưng trệ, v́ thế eo lưng đau co rút mà có cảm giác lạnh; Khi chườm nóng th́ khí huyết được khai thông nên giảm đau; Gặp lạnh th́ huyết ngưng trệ v́ thế cảm giác đau tăng nặng; Bệnh tà phong hàn thấp hoặc lưu lại hông đùi hay xuống đến đầu gối bắp chân, nên đau dẫn xuống hông đùi và đầu gối bắp chân; Phong hàn ảnh hưởng phần biểu (bên ngoài) khiến doanh vệ bất hoà, nên bệnh nhân ghét lạnh phát sốt. Mạch phù khẩn, rêu lưỡi trắng nhầy là biểu hiện của bệnh tà phong hàn thấp xâm phạm cơ thể.
Trị pháp: Sơ phong tán hàn, khứ thấp chỉ thống.
Phương dược: Tam tí thang gia giảm.
Độc hoạt 10g, Tần giao 12g, Tế tân 6g, Xuyên khung 10g, Đương quy 12g, Thục địa 15g, Thược dược 10g, Phục linh 12g, Quế chi 10g, Đỗ trọng 12g, Ngưu tất 10g, Đảng sâm 12g, Hoàng kỳ 12g, tục đoạn 12g, Pḥng phong 10g, chế Xuyên Thảo ô đều 10g(đun trước trong nước sôi 1.30 giờ).
Giải thích phương: Trong phương có Độc hoạt, Tế tân, Xuyên ô, Thảo ô có tác dụng khứ phong thắng thấp, tán hàn trị đau, Quế chi ôn kinh thông lạc là chủ dược; Thục địa, Tục đoạn, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ ích can thận, cường tráng gân xương là thuốc phụ trợ; Xuyên khung, Thược dược, Đương quy bổ huyết hoạt huyết; Hoàng kỳ, Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí phù trợ tạng tỳ, đều là tá dược, khiến khí huyết thịnh vượng, để hỗ trợ chủ dược tống xuất bệnh tà ra ngoài; Sứ dược với Tần giao, Pḥng phong trừ khứ phong hàn thấp trên toàn cơ thể để giải trừ bệnh. Hợp dụng tất cả vị thuốc có công dụng phù tŕ chính khí, khu trừ tà khí, khu phong tán hàn, khứ thấp giảm đau.
2/ Thấp nhiệt tẩm dâm (quá nhiều thấp nhiệt)
Chủ chứng: Đau ở eo lưng và đùi, sau khi hoạt động cảm giác đau giảm nhẹ, miệng khô nhưng không muốn uống, không ghét lạnh rơ rệt, nhưng ghét nóng, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng dầy và nhầy, mạch nhu sác.
Phân tích chủ chứng: Thấp nhiệt gây tắc nghẽn ở eo lưng và đùi nên kinh mạch bị trở ngại, khí huyết không thông sướng, nên bệnh nhân bị đau (bất thông tắc thống); Sau khi hoạt động có tác động nhất định đến khí huyết, sự đ́nh trệ của thấp giảm nên cảm giác đau cũng giảm nhẹ; Thấp nhiệt bên trong quá nhiều, v́ thế bệnh nhân không ghét lạnh, nhưng ghét nóng; Nhiệt ảnh hưởng tân dịch, nhưng v́ bên trong có thấp (là sự ẩm thấp) v́ thế dù miệng khô nhưng không muốn uống; Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng dầy và nhầy, mạch nhu sác đều là biểu hiện của thấp nhiệt.
Trị pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc chỉ thống.
Phương dược: Tứ diệu hoàn gia vị.
Thương truật 10g, Hoàng bá 10g, Ngưu tất 15g, Ư rĩ nhân 30g, Kê huyết đằng 30g, Chi tử 10g, Tục đoạn 10g, Nhũ hương 8g, Một dược 8g, Đỗ trọng 10g.
Phương giải: Thương truật vị đắng ấm, táo thấp (khô ráo), Hoàng bá đắng lạnh trừ nhiệt ở hạ tiêu, phối Ư rĩ thanh lợi thấp nhiệt, lại cùng với Ngưu tất thông lợi gân mạch, dẫn thuốc đi xuống, kèm theo có tác dụng giúp gân xương cường tráng;Tục đoạn, Đỗ trọng hỗ trợ Ngưu tất bồi bổ gân xương, phối với Chi tử để hỗ trợ Hoàng bá thanh lợi thấp nhiệt; Nhũ hương, Một dược hành ứ giảm đau, Kê huyết đằng thông kinh lạc. Toàn phương có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, thông lạc mạch trị đau.
3/ Ứ huyết trở ngại lạc mạch
Chủ chứng: Eo lưng và đùi bị đau, đau ban đêm nặng hơn ban ngày, hoạt động của xương sống lưng bị hạn chế, chất lưỡi tím tối, hoặc có ban ứ, mạch tế sáp.
Phân tích: Ứ huyết gây trở ngại kinh mạch làm cho khí huyết không thể thông sướng, nên eo lưng và đùi bị đau (không thông tắc thống); Chất lưỡi tím tối hoặc có ban ứ (ban màu sẫm), mach tế sáp, ngày đau nhẹ và đau nặng về ban đêm tất cả các chứng trạng này đều là hiện tượng đặc trưng của ứ huyết đ́nh trệ bên trong cơ thể.
Trị pháp: Hoạt huyết hoá ứ, thông lạc trị đau
Phương dược: Thân thống trục ứ thang gia giảm.
Đương quy 10g, Xuyên khung 12g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 10g, Một dược 10g, Ngũ linh chi 10g, Ngưu tất15g, Tần giao 10g, Thổ nguyên (Thổ miết trùng) 10g, Khương hoạt 10g, Địa long 15g, Hương phụ 15g.
Phương giải: Trong phương có Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa có tác dụng hoạt huyết hoá ứ, Một dược, Ngũ linh chi tiêu sưng giảm đau đồng thời tăng cường lực khứ ứ, Hương phụ hành khí để hoạt huyết, Ngưu tất dẫn dược đi xuống giúp eo gối mạnh mẽ, Tần giao, Khương hoạt để trừ tê thống toàn thân (tê= tê bại, thống=đau), gia Thổ nguyên phối với Địa long trong phương để thông lạc khứ ứ. Toàn phương có công dụng hoạt huyết hoá ứ, thông lạc mạch giảm đau.
4/ Thận tinh hư yếu
Chủ chứng: Eo lưng mỏi yếu đau ê ẩm, thích ấm áp, thích xoa bóp, eo gối vô lực, khi mỏi mệt chứng trạng tăng nặng; Nếu thuộc thận dương hư thị bệnh nhân sợ lạnh, tay chân lạnh, khi gặp lạnh cảm giác đau tăng lên, khi ấm áp th́ thư thái dễ chịu, sắc mặt trắng nhạt, tay chân không ấm áp, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế; Thuộc thận âm hư có các chứng trạng như phiền muộn mất ngủ, miệng họng khô, ḷng bàn tay bàn chân bị nóng, đnau ở mắt cá chân, chất lưỡi hồng, mạch huyền tế.
Phân tích chủ chứng: Eo là nơi ở của thận, thận chủ xương sinh ra tuỷ, tinh khí của thận suy yếu th́ eo lưng không được nuôi dưỡng nên mỏi mệt không có lực, đau liên tục, thích ấm áp, thích ấn nắn, là hư chứng biểu hiện ở đây; Mệt mỏi th́ háo khí v́ thế khi mỏi mệt th́ chứng trạng tăng nặng; Thận dương hư nên không thể sưởi ấm cột sống và kinh mạch v́ thế bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, tứ chi không được ôn dưỡng, nên tay chân không ấm, khi gặp lạnh càng lộ rơ t́nh trạng không đầy đủ của dương khí, nên đau nhiều hơn, khi cơ thể được ấm áp th́ dương khí dễ lan toả nên giảm đau; Sắc mặt bệnh nhân trắng nhạt, chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế đều là hiện tượng dương hư có hàn; Âm hư th́ tân dịch không đầy đủ, hư hoả bốc lên, nên phiền muộn mất ngủ, miệng họng khô, ḷng bàn tay bàn chân nóng; Đau ở mắt cá chân là biểu hiện của thận âm suy hư; Chất lưỡi hồng, mạch huyền tế đều là đặc trưng của âm hư có nhiệt.
① Thận dương hư suy
Trị pháp: Ôn bổ thận dương, hoạt huyết khứ phong chỉ thống là phụ.
Phương dược: Ô đầu Quế chi thang gia vị.
Chế Xuyên, Thảo ô đều 9g (nấu trước trong nước sôi 1 giờ), Cam thảo 9g nướng, Thục địa 10g, Đương quy 10g, Xuyên khung 10g, Độc hoạt 12g, chế Nhũ hương 9g, chế Một dược 9g, Tang kư sinh 15g, Tế tân 3g, Phong pḥng 9g, Hồng hoa 9g, Nhục quế 9g, Thố ti 12g, Xuyên đoạn 15g, Đỗ trọng 15g.
Phương giải: Trong phương có Thố ti, Nhục quế, Xuyên đoạn, Đỗ trọng ôn bổ thận dương, Thục địa, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa dưỡng huyết hoá ứ, Độc hoạt, Tang kư sinh khứ phong thắng thấp, Xuyên ô, Thảo ô, chế Nhũ Một tán hàn hoá ứ trị đau, Tế tân để trừ khử phong tí ở thận kinh, Phong pḥng khứ phong thấp và giải độc. Toàn phương có công dụng ôn bổ thận dương, hoạt huyết khứ phong và trị đau.
Thận âm hư suy
②Trị pháp: Tư bổ thận âm, phụ là hoạt huyết khứ phong chỉ thống.
Phương dược: Thược dược cam thảo thang gia vị.
Bạch thược 20g, Cam thảo 9g, Sinh địa 30g, Mạch đông 15g, Đan sâm 25g, Mộc qua 15g, Nhũ hương 9g, Một dược 9g, Phong pḥng 9g, Xuyên đoạn 9g, Tang kư sinh 15g, Độc hoạt 9g, Kỷ tử 15g, Quy bản 10g.
Phương giải: Trong phương có Kỷ tử, Sinh địa, Mạch đông, Quy bản tư âm bổ thận, Thược dược, Cam thảo hoăn cấp chỉ thống, Đan sâm, Nhũ hương, Một dược hoá ứ tiêu thũng chỉ thống, Mộc qua thư cân hoạt lạc, tang kư sinh, Độc hoạt khứ phong thắng thấp trị tí thống (đau bại liệt), Xuyên đoạn bổ can thận, hành huyết mạch, lại có thể tiêu thũng chỉ thống. Các vị thuốc hợp lại, toàn phương có công dụng tư âm bổ thận, hoạt huyết khứ phong chỉ thống.
Sử dụng thành dược
1/ Lôi công đằng phiến
Công hiệu: Khứ phong trừ thấp, hoạt huyết thông lạc giảm đau.
Chủ trị : Viêm xương sống dính khớp loại h́nh phong thấp.
Sử dụng: Mỗi lần 1~2 phiến, mỗi ngày 3 lần.
2/ Phong thấp thống phiến
Thành phần: Thanh phong đằng, Quế chi, Phụ tử, Ư rĩ, Lộc nhung, Kỷ tử, Hoàng kỳ, Hoàng cầm.
Công hiệu: Khứ phong tán hàn, lợi thấp thông lạc, phù tŕ chính khí, củng cố căn bản.
Chủ trị: Viêm xương sống dính khớp thời kỳ đầu thuộc loại h́nh phong hàn thấp.
Dụng pháp: Mỗi lần 6~8 phiến, ngày 3 lần.
3/ Yêu thống ninh giao nang
Thành phần: Mă tiền, Thổ nguyên (Địa miết), Nhũ hương, Một dược, Toàn trùng, Ngưu tất, Ma hoàng, Thương truật.
Công hiệu:Khứ phong trừ thấp, ôn kinh thông lạc.
Chủ trị: Viêm xương sống dính khớp, loại h́nh ứ huyết kiêm hàn thấp.
Dụng lượng: Mỗi lần 3~5 viên, ngày 2 lần, dùng hoàng tửu (10~30ml) pha với nước để uống thuốc.
4/ Loại phong thấp linh dịch
Thành phần: Trọng lâu, Cẩu tích.
Công hiệu: Khứ phong tán hàn trừ thấp, tráng yêu kiện thận hoá ứ.
Chủ trị; Thận tinh suy yếu, viêm đốt sống dính khớp do phong hàn thấp.
Dụng pháp: Mỗi lần 20ml, ngày 2 lần.
5/ Tri bá địa hoàng hoàn
Thành phần: Tri mẫu, Hoàng bá, Thục địa, Sơn dược, Sơn thù , Phục linh, Đan b́, Trạch tả.
Công dụng: Tư âm giáng hoả.
Chủ trị: Viêm xương sống dính khớp thời kỳ đầu, thuộc âm hư hoả vượng.
Dụng pháp: Mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 lần
6/ Cốt thích tiêu thống dịch
Thành phần: Xuyên ô, Uy linh tiên, Ngưu tất, Quế chi, Mộc qua.
Công hiệu: Khứ phong tán hàn, trừ thấp thông lạc.
Chủ trị: Viêm xương sống dính khớp loại h́nh hàn thấp.
Dụng pháp: Mỗi lần uống từ 10~15ml, ngày 2 lần.
7/ Hoạt lạc đan
Thành phần: Kỳ xà (Ngũ bộ xà), Thiên ma, Đương quy, Uy linh tiên, Hổ cốt (thay bằng beo cốt), Toàn yết, Xạ hương, Ngưu hoàng.
Công hiệu: Khứ phong trừ thấp, hoạt lạc quyên tí.
Chủ trị: Viêm xương sống dính khớp loại h́nh hàn thấp.
Dụng pháp: Tuổi trưởng thành mỗi lần 1 hoàn, ngày 2 lần, Trẻ em uống1/3~1/2, chiêu bằng rượu hoặc nước.
8/ Tráng yêu kiện thận hoàn
Thành phần: Cẩu tích, Kê huyết đằng, Hắc lăo hổ, Kim anh tử, Thiên cân bạt, Ngưu đại lực, Tang kư sinh (chưng muối rượu), Nữ trinh tử (chưng), Thố ti tử (chế với nước muối).
Chế pháp: Tán các vị thuốc trên thành bột, luyện mật thành hoàn, mỗi hoàn nặng 5.6g.
Chủ trị: Viêm xương sống dính khớp loại h́nh thận hư yếu.Dụng pháp: Người trưởng thành mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2~3 lần.
9/ Cao Kê huyết đằng (Giao)
Thành phần:Kê huyết đằng nấu thành cao, Tục đoạn tươi, Ngưu tất tươi, Hắc đậu, Hồng hoa.
Công hiệu: Dưỡng huyết hoạt huyết thông lạc.
Chủ trị: Viêm xương sống dính khớp loại h́nh ứ huyết.
Dụng pháp: Dùng nước và rượu mỗi thứ một nửa hoà tan cao cứng, mỗi ngày uống từ 9~15g. Là cao lỏng th́ hoà vào rượu và nước lượng bằng nhau để uống.
Các đơn nghiệm phương điều trị hiệu quả chứng viêm cột sống dính khớp.
1/ Phương Cường tích ninh số 1
Thành phần: Đan sâm 30g, Bạch thược 20g, Sinh địa 15g, Ư rĩ 30g, Uy linh tiên 10g, Độc hoạt 10g, Thiên niên kiện 10g, Toàn địa phong 10g, Ngưu tất 10g, Mộc qua 15g, Hương phụ 10g, Cam thảo sống 6g.
Công hiệu: Khứ phong trừ thấp, dưỡng huyết hoá ứ, mạnh eo gối.
Chủ trị: Viêm xương sống dính khớp thời kỳ đầu.
Dụng pháp: Sắc uống ngày 1 thang.
2/ Phương Cường tích ninh số 2
Thành phần: Dâm dương hoắc 10g, Hà thủ ô 10g, Tang kư sinh 15g, Ngưu tất 15g, Đương quy 15g, Đan sâm 25g, Kê huyết đằng 30g, Bạch thược 15g, Độc hoạt 10g, Mộc qua 15g, Uy linh tiên 15g, Cam thảo 10g, Hắc đậu 10g, Hoàng tửu 30g.
Công hiệu: Bổ ích can thận, dưỡng huyết hoạt huyết, khứ phong thông lạc, kèm theo thanh nhiệt lợi thấp.
Chủ trị: Viêm cột sống dính khớp thời kỳ giữa và cuối.
Dụng pháp: Sắc mỗi ngày 1 thang phân 2 lần uống.
3/ Phù chính hoá đàm thang
Thành phần: Lộ phong pḥng 10g, Bạch giới tử 6g, Hải tảo 9g, Côn bố 9g, Ngưu bàng (sao) 9g, Sơn giáp phiến 6g, Huyết kiệt 3g, Hoàng kỳ sống 60g, Đương quy 12g, Cát căn 12g, Quế chi 6g, Kỷ tử 30g.
Công hiệu: Bổ khí dưỡng huyết, hoá đàm thông lạc, nhuyễn kiên tán kết.
Chủ trị: Viêm cột sống dính khớp thời kỳ đầu và thời kỳ giữa, thuộc loại h́nh chính khí không đầy đủ, đàm trọc nghẽn tắc lạc mạch.
Dụng pháp: Sắc uống, ngày 1 thang.
4/ Kháng phong thấp số 1
Thành phần: Uy linh tiên 30g, Khương hoạt 15g, Độc hoạt 15g, Hoàng kỳ sống 25g, Toàn yết 6g, Thổ nguyên (Địa miết) 20g, Xuyên luyện 25g, Huyền hồ 25g, Đương quy 20g, Viễn chí 20g.
Công hiệu: Khứ phong trừ thấp, dưỡng huyết hoạt huyết giảm đau.
Chủ trị: Huyết hư huyết ứ, viêm cột sống dính khớp loại h́nh phong thấp.
5/ Tiêu tí thang
Thành phần: Song hoa (Kim ngân hoa) 30g, Liên kiều 20g, Kư sinh 30g, Tục đoạn 30g, Kê huyết đằng 30g, Cẩu tích 20g, Kỷ tử 30g, Thố ti 15g, Quế chi 10g, Bạch truật 15g, Phục linh 30g, Phụ tử 15~20g, Uy linh tiên 30g, Hoàng cầm 15g, Mộc hương 6g, Xích thược 15g, Đan sâm 20g.
Công hiệu: Khứ phong tán hà, lợi thấp thông lạc, hoạt huyết hoá ứ, tiêu thũng giảm đau.
Chủ trị: Ứ huyết trở ngại lạc mạch, viêm cột sống dính khớp loại h́nh phong hàn.
Dụng pháp: Mỗi ngày 1 thang sắc uống 2 lần, sáng và tối.
6/ Thang Cường tích
Thành phần: Lôi công đằng 25g, Sinh địa hoàng 30g, Xuyên đoạn 15g, Kim ngân hoa 30g, Xuyên ngưu tất 18g, Xích thược 15g.
Công hiệu: Khứ phong trừ thấp, hoá ứ thông lạc.
Chủ trị: Phong thấp gây trở ngại kinh lạc, kèm theo viêm cột sống dính khớp loại h́nh ứ trệ.
Dụng pháp: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
7/ Tán tí thang
Thành phần: Thanh phong đằng 40g, Ma hoàng sống, Quế chi, Sinh khương đều 10g, chế Phụ tử (ssawsc trước 1 giờ) 24g, Mộc thông 6g, Thạch cao 18g, Cam thảo 6g.
Công hiệu: Khứ phong tráng dương, hoạt lạc cường cân.
Chủ trị: Hàn thấp gây trở ngại, viêm cột sống dính khớp loại h́nh nghiêng về dương khí hư.
Dụng pháp: Sắc uống, ngày 1 thang.
8/ Thận tí thang
Thành phần: Thục địa, Thủ ô, Dâm dương hoắc, Tang kư sinh, Xuyên đoạn, Đan sâm mỗi vị 20g, Đỗ trọng, Địa long mỗi vị 15g, Xuyên khung, Hồng hoa mỗi vị 12g, 菝葜, Kim mao cẩu tích mỗi vị 30g.
Công hiệu: Ích thận dưỡng huyết, khứ tà hoá ứ.
Chủ trị: Viêm cột sống dính khớp loại h́nh chính hư tà thực.
Dụng pháp: , sắc uống ngày 1 thang, liệu tŕnh 3 tuần lễ.
I/ Liệu pháp châm cứu
Liệu pháp①
a/ Dùng huyệt: Đại chuy, Thân trụ, Tích trung, Mệnh môn, Thận du, Dương quan. Hợp với đau thần kinh toạ th́ tuyển dụng các huyệt : Uỷ trung, Hoàn khiêu, Thừa sơn.
b/ Thủ pháp: Dùng phép châm vê kim. Nếu thiên nhiều về phong thấp th́ dùng phép tả; Nếu can thận suy hư th́ dùng phép bổ. Mỗi lần dùng 4,5 vị trí huyệt, mỗi ngày 1 lần.
Liệu pháp②
a/ Dùng huyệt: Huyệt Nhân trung.
b/ Thủ pháp: Dùng tay hoặc điện tử niệp (vê,xe) khiến phát nhiệt trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để khu trừ phong hàn.
Liệu pháp③
a/ Dùng huyệt: Huyệt Hoa đà giáp tích
b Thủ pháp: Trước khi châm kim, từ điểm bắt đầu của huyệt Hoa đà giáp tích (nửa inch dưới mỏm gai của đốt sống ngực thứ nhất), ấn xuống và trượt bằng ngón tay cái để t́m ra các điểm nhạy cảm (rất đau hoặc đau ê ẩm, tê và trướng) ). Sau đó, sử dụng kim 1,5 đến 2 inch để đâm xiên về phía cột sống. Khi cảm giác ngứa ran hoặc giống như điện giật xuất hiện dưới kim, hăy ngừng đâm kim và sử dụng các thao tác tương ứng để tăng cường cảm giác kim châm. Theo phương pháp trên, một cây kim cũng được đưa vào phía đối diện của cột sống, sau đó khum hai cán kim lại và giữ kim trong 20 phút.
Liệu pháp④
a/ Dùng huyệt: Thiên trụ, Phong tŕ, Đại chuy, Đại thư, Phong môn, Thân trụ, Tâm du, Chí dương, Cách du, Can du, Tích trung, Mệnh môn, Thận du, Quan nguyên du, Yêu dương quan, Bàng quang du, Bát…, Yêu du, Trật biên, Hoàn khiêu.
b/ Thủ pháp: Các huyệt nêu trên dùng phép bổ, không lưu kim, cách ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu tŕnh.
II/ Liệu pháp cứu
① Ôn đông cứu
a/ Dùng huyệt: A thị.
b/ Phương pháp: Dùng Kinh giới, Pḥng phong, Nhũ hương, Một dược, Hồ tiêu mỗi vị 60g, tán thành bột, dùng 500g ngải nhung trộn đều với bột thuốc, chia thành 20 phần. Một phần của thuốc được làm thành trụ thuốc, và nó được đặt trong một ống để đốt trên bộ phận bị bệnh. Châm cứu mỗi tối trước khi đi ngủ 40-50 phút, một liệu tŕnh 20 lần.
②Cứu xạ hương
a.Chọn huyệt: Huyệt A thị.
b.Phương pháp: Lấy một khối bột xạ hương (được chế biến từ xạ hương 12g, chu sa 8g, lưu huỳnh 210g) to bằng hạt đậu nành, dùng nhíp kẹp lại, sau khi hơ nhanh chóng đặt vào huyệt Ashi, sao cho tiếp tục đốt, và dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp xung quanh vùng chung quanh để giảm đau. Sau khi đốt ngải cứu, đắp cao dầu mè và vàng đan, đồng thời cho thêm thức ăn sinh dục (như gà trống, cá chép, hoa hiên , móng gị lợn, v.v.). Thông thường, mỗi lần có khoảng 10 điểm châm cứu, vào ngày thứ hai sau khi châm cứu, có thể thấy vết loét và bong tróc ở vùng châm cứu. Đắp một miếng cao dán lên chỗ châm cứu, sau đó thay băng 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành hẳn (khoảng 40 ngày). Sau khi đốt ngải cứu, tránh thực phẩm sống lạnh, tránh gió lạnh, cấm giao hợp, vết thương không được ngâm nước để tránh bị thương. Chống chỉ định phụ nữ mang thai, thời kỳ cho con bú, thời kỳ kinh nguyệt, kèm theo các bệnh tim, năo, gan và thận nặng, bệnh suy ṃn măn tính và viêm cột sống dính khớp do thấp nhiệt.
③ Cứu điếu ngải
a.Chọn huyệt: Mệnh môn, A thị.
b) Chế thuốc: Lấy 30g ngải cứu, nhũ hương, mộc dược, đinh hương, tê tê, Tạo giác, Tế tân, Quế chi, Xuyên khung, Độc hoạt, Đỗ trọng, Tùng hương, Cam tùng mỗi thứ 1g. Nghiền nhỏ thuốc rồi trộn với ngải cứu theo tỷ lệ 1:2 để tạo thành những điếu ngải cứu.
c.Phương pháp: Sử dụng phương pháp cứu lơ lửng và cứu trực tiếp . Ngày 1-2 lần, một liệu tŕnh 10 lần.
①Chích huyệt
a. Chọn huyệt: Đại chuy, Thân trụ, Thiên thư, Chí dương, Dương quan, Mệnh môn.
b) Thuốc và phương pháp: Mỗi lần chọn từ 3 đến 6 huyệt, tiêm vào mỗi huyệt 0,5 đến 0,8ml thuốc tiêm Truy phong tốc, cách ngày 1 lần, 10 lần là một liệu tŕnh.
② Điện châm cứu
A. Lựa chọn huyệt: Huyệt Hoa Đà Giáp tích.
b.Phương pháp: lấy huyệt Giáp Tích tương ứng, chọc xiên vào sống lưng, dùng phương phápb́nh bổ b́nh tả, dùng thiết bị trị liệu 6806 sau khi đắc khí kích thích liên tục xung với tần số 120 lần/phút, giữ kim 20 phút, cách ngày 1 lần, 10 lần là 1 đợt điều trị.
Các phương xoa bóp nào dùng để điều trị viêm cột sống dính khớp?
(1) Tổn thương ở cột sống
①Chọn huyệt: Tập trung vào các cơ ở hai bên cột sống, thường lấy các huyệt như: Thận du, Mệnh môn, Can du, Tỳ du, Yêu dương quan, Yêu nhăn.
②Kỹ thuật thực hiện: a. Người bệnh nằm nghiêng, hông và đầu gối co lại. Người thực hiện ở phía sau bệnh nhân. Một tay đặt phía trước vai bệnh nhân, một tay đặt trên mông. Đẩy nhẹ nhàng hai tay ngược hướng, khi người bệnh thả lỏng thắt lưng th́ dùng lực thích hợp để lắc. b) Để người bệnh nằm sấp, dùng ngón cái của hai bàn tay ấn mạnh vào Yêu nhăn, đẩy cơ thắt lưng từ ngoài vào giữa cột sống, khi gần đến cột sống th́ dùng ngón cái để ép vào nhau. Sau đó dùng ḷng bàn tay xoa bóp thắt lưng theo chiều kim đồng hồ, đồng thời sử dụng phương pháp duỗi thẳng chân. c.Bệnh nhân ngồi trên một chiếc ghế đẩu vuông, hai bàn chân tách rời và cố định.Người điều khiển ngồi phía sau bệnh nhân, dùng ngón cái tay trái ấn vào mỏm gai ở một bên cột sống, sau đó dùng tay phải kéo cổ bệnh nhân. để xoay thân máy gần 90 độ đến mức tối đa Khi lắc hoặc di chuyển lại, đồng thời có thể nghe thấy âm thanh bằng ngón tay cái bên trái. d.Nối lên huyệt trên, ấn và nhào nặn 2 bên cột sống từ trên xuống dưới lặp lại 4-5 lần, ngón tay cái kép dọc 2 bên gai và ấn huyệt từ trên xuống dưới lặp lại 4-5 lần , và chia các then của cả hai tay ra ngoài dọc theo hai bên lưng Đẩy nó vào phần tư xương sườn 4 đến 5 lần và gơ dọc theo lưng. e.Hai tay lắc cổ chân, đồng thời khụy nhẹ hông cho duỗi, gập và duỗi 3 đến 4 lần. Lắc mắt cá chân bằng một tay, tay kia ấn vào đầu gối hơi cong và lắc hông sang trái và phải. Sau một lúc, ấn mạnh rồi dùng hai tay giữ cổ chân để duỗi và duỗi thẳng.
(2) Tổn thương ở hông
①Chọn huyệt: Huyệt Hoàn khiêu, Bễ Quan.
②Kỹ thuật thực hiện: a. Người bệnh nằm sấp, hai chi dưới duỗi thẳng, người thực hiện dùng khuỷu tay thay cho ngón tay ấn vào huyệt Hoàn khiêu, sau đó một tay đặt trước đầu gối của bệnh nhân, tay c̣n lại hơi giữ lấy hông bên ngoài, và nhẹ nhàng di chuyển nó về phía bệnh nhân. b) Người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng chi dưới. Phẫu thuật viên ấn ngón tay cái lên cơ mông lớn, bốn ngón tay c̣n lại đặt lên bẹn, dùng ngón tay cái ấn mạnh vào trong để bệnh nhân cảm thấy đau và trướng, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng trong nửa phút để tách ra, sau đó sử dụng ngón tay cái ấn huyệt Bễ quan (tương đương với động mạch đùi), dùng lực dần dần giữ nguyên trong nửa phút, sau khi bệnh nhân cảm thấy chi dưới nóng lên th́ dừng lại, cuối cùng là động tác rung lắc hông.
Các loại rượu thuốc nào điều trị chứng viêm cột sống dính khớp?
1/ Hoa đà diên thọ tửu
Thành phần: Cẩu kỷ tử, Thiên đông, Tùng diệp, Hoàng tinh (chế), Thương truật (tẩm nước gạo), Cẩu tích.
Công hiệu: Dưỡng can thận, mạnh gân cốt, ích tỳ phế, bổ hư tổn.
Chủ trị: Âm huyết khuy hư, viêm cột sống dính khớp loại h́nh hàn thấp.
Dụng pháp: Người trưởng thành mỗi lần uống 20~50ml, mỗi ngày 2~3 lần.
2/ Quy linh tập tửu
Thành phần: Lộc nhung 10g, Nhân sâm 10g, Giáp phiến 10g, Thục địa 15g, Sinh địa 15g, Thạch yến 10g, Địa cốt b́ 15gh, Tinh đ́nh 5 con (chuồn chuồn), bướm ngài 5 con, Kỷ tử 15g, Tước năo 3 cái, Hải cẩu thận, Lư thận, Hoàng cẩu thận mỗi loại 1 cái, Cấp tính tử 10g, Bạc hà 10g, Băng đường 50g, Đại khúc tửu 1000g
Công hiệu: Bổ khí dưỡng huyết, bổ ích tinh tuỷ.
Chủ trị: Viêm cột sống dính khớp loại h́nh thận dương bất túc.
Dụng pháp: Tuỳ tửu lượng nhưng không vượt quá 50ml. Nên uống trong bữa ăn.
Trường Xuân dịch | | |
Replied by Trường Xuân (Hội Viên) on 2024-01-17 00:15:21 | VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Tham khảo tư liệu
Viêm khớp dạng thấp là ǵ?
Viêm khớp dạng thấp (RA) được viết tắt là thấp khớp, và các biểu hiện lâm sàng chính của nó là mạn tính, đối xứng, viêm màng hoạt dịch khớp và các tổn thương ngoài khớp (nốt dưới da, viêm màng ngoài tim, viêm màng phổi, viêm phổi, viêm dây thần kinh ngoại biên, v.v.), Các bệnh viêm tự thân miễn dịch, chưa rơ căn nguyên và không có chỉ số chẩn đoán cụ thể. Biểu hiện lâm sàng nổi bật của nó là các đợt viêm đa khớp đối xứng lặp đi lặp lại, thường gặp nhất ở các khớp như bàn tay, cổ tay, bàn chân; xuất hiện các nốt đỏ, sưng, nóng, đau và rối loạn chức năng.
Thời kỳ cuối khớp có thể bị cứng và biến dạng ở nhiều mức độ khác nhau, đồng thời teo xương và cơ xương, là một loại bệnh có tỷ lệ tàn tật khá cao.
Theo quan sát các góc độ của những thay đổi bệnh lư, viêm khớp dạng thấp là một loại màng hoạt dịch ảnh hưởng chủ yếu đến khớp.(Sau đó, nó có thể lây lan sang sụn khớp, mô xương, dây chằng khớp và gân), kéo theo đó là các bệnh viêm nhiễm trên diện rộng của các mô liên kết như tương mạc, tim, phổi và mắt. V́ vậy, ngoài các biểu hiện viêm khớp trên, người bệnh c̣n có thể có các biểu hiện toàn thân khác như sốt, mệt mỏi, sút cân, kết tiết dưới da, viêm màng ngoài tim, viêm màng phổi, bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh mắt, viêm động mạch, v.v. Qua đó có thể thấy, bệnh viêm đa khớp dạng thấp không chỉ là một tổn thương viêm ở khớp mà là một bệnh biến toàn thân và lan rộng. Thuật ngữ loại phong thấp nhằm phân biệt với bệnh phong thấp. Trước giữa thế kỷ 19, hiểu biết của mọi người về bệnh viêm khớp rất mơ hồ, và nó chủ yếu được gọi là “phong thấp”. Khi quan sát kỹ hơn, người ta thấy rằng hầu hết các chứng viêm khớp đều có biểu hiện là viêm đa khớp đối xứng, các khớp viêm không cố định ở một khớp mà có thể chuyển từ khớp này sang khớp khác (di chuyển). Hơn nữa, các bệnh viêm khớp này rất dễ điều trị, sau khi khỏi bệnh các chức năng khớp được phục hồi hoàn toàn, không để lại t́nh trạng cứng khớp, biến dạng khớp. Ngoài ra, nó có xu hướng gây ra tổn thương lớn cho tim. Những biểu hiện này khác hẳn so với bệnh Loại phong thấp viêm khớp đă đề cập ở trên, v́ vậy bệnh loại phong thấp được tách ra khỏi bệnh phong thấp. Bởi v́ cả hai có những điểm tương đồng và một số khác biệt rơ ràng-tương tự nhưng không giống nhau, chúng được gọi là “Loại phong thấp viêm khớp”.
Nguyên nhân của bệnh Loại phong thấp tính viêm khớp là ǵ?
Mặc dù cái tên viêm khớp dạng thấp đă được đặt ra từ hơn trăm năm trước, và từ đó đến nay, nhiều nước trên thế giới đă dày công t́m ṭi, nghiên cứu về nguyên nhân gây ra căn bệnh này, nhưng đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa có kết luận. Các nguyên nhân gây bệnh hiện nay được cho là chủ yếu như sau.
Trong nhiều năm, nhiễm trùng đă được nghi ngờ là nguyên nhân của bệnh. Bởi v́ cũng có một số chứng cứ nhất định: Chẳng hạn như sốt, tăng bạch cầu và sưng hạch bạch huyết cục bộ, rất giống với t́nh trạng viêm do nhiễm trùng. Có nhiều loại mầm bệnh được đề cập trong báo cáo, chẳng hạn như trực khuẩn bạch hầu, clostridium, mycoplasma (vi sinh vật giữa vi khuẩn và vi rút) và vi rút rubella, đặc biệt là các khớp xảy ra sau khi nhiễm mycoplasma, t́nh trạng viêm rất giống với bệnh Loại phong thấp viêm khớp ở người. Nhưng những vi sinh vật này không thể được nuôi cấy hoặc cấy ghép thường xuyên. Việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật để loại bỏ các tổn thương bị nhiễm trùng không ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng và diễn tiến của bệnh loại phong thấp viêm khớp. Có người đă từng truyền bạch cầu, tế bào lympho hoặc huyết tương của bệnh nhân vào những người t́nh nguyện khỏe mạnh, nhưng không gây ra các bệnh tương tự. Trong những năm gần đây, một số người nghĩ rằng bệnh Loại phong thấp viêm khớp có thể liên quan đến virus Epstein-Barr. Cho đến nay, yếu tố lây nhiễm vẫn được nhiều học giả coi trọng.
V́ bệnh loại phong thấp viêm khớp chủ yếu xảy ra ở phụ nữ, các triệu chứng của bệnh viêm khớp thường thuyên giảm khi mang thai, và việc áp dụng các hormone vỏ thượng thận có thể ức chế bệnh. Tuy nhiên, theo t́m hiểu, cấu trúc tuyến thượng thận và các chức năng nội tiết khác của bệnh nhân hầu hết đều b́nh thường.
Ngoài ra, do bệnh Loại phong thấp viêm khớp có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trong một số gia đ́nh nên một số người cho rằng nó có thể liên quan đến di truyền.
Trong những năm gần đây, nhiều học giả đă ủng hộ rằng Loại phong thấp viêm khớp là một bệnh tự miễn thông qua nghiên cứu thực nghiệm và thực hành lâm sàng, và đưa ra lư thuyết tự miễn dịch, đă được hầu hết các học giả công nhận.
Người ta tin rằng sự khởi phát của bệnh là sự xâm nhập vào khoang khớp bởi tác nhân lây nhiễm đầu tiên (vi khuẩn, virus, mycoplasma, v.v.). Tác nhân gây bệnh được sử dụng như một kháng nguyên để kích thích các tế bào plasma trong bao hoạt dịch hoặc dẫn lưu cục bộ hạch bạch huyết để sản xuất kháng thể immunoglobulin G đặc hiệu. Sau khi phức hợp kháng nguyên - kháng thể được h́nh thành, kháng thể này sẽ được biến đổi thành dị vật, sau đó tế bào huyết tương sẽ được kích thích để sản sinh ra một loại kháng thể mới, đó là yếu tố Loại phong thấp. Yếu tố dạng thấp và immunoglobulin kết hợp với nhau để tạo thành một phức hợp miễn dịch. Chất này có thể kích hoạt một phần khác của cơ thể - hệ thống bổ thể, giải phóng các chất trung gian gây viêm như histamine, gây viêm trong bao hoạt dịch khớp và khoang khớp, do đó thúc đẩy tác dụng thực bào của bạch cầu trung tính, đại thực bào và tế bào hoạt dịch. Những tế bào hấp thụ phức hợp miễn dịch này được gọi là tế bào loại phong thấp. Để loại bỏ phức hợp miễn dịch này, các tế bào Loại phong thấp tự vỡ ra và giải phóng một số lượng lớn các enzym. Các enzym này được gọi là enzym lysosome, bao gồm nhiều loại acid hydrolase, có tác dụng phá hủy đặc hiệu bao hoạt dịch, bao khớp, sụn và màng dưới sụn. của xương, gây phá hủy cục bộ các khớp.
Nói chung, lạnh, ẩm ướt, mệt mỏi, sang chấn tinh thần, suy dinh dưỡng, chấn thương, vv thường là những yếu tố dụ phát bệnh này. Bệnh viện Quảng Hoa đă thống kê được 100 bệnh nhân bị Loại phong thấp viêm khớp, phần lớn là do lạnh (42%) và ẩm (27%). Ngoài ra, c̣n có nhiễm trùng (10%) và chấn thương (8%) và những người không có động cơ rơ ràng để kiểm tra (13%).
Đông Y học từ lâu đă ghi chép về chứng bệnh này, các thầy thuốc thời xưa gọi là “Bạch hổ lịch tiết” , “Thống phong”, “Tí” đều giống loại bệnh này. Người ta tin rằng tà khí lạnh ẩm xâm nhập vào cơ thể con người khi con người hư yếu, phong hàn thấp tích uất lâu ngày hoá nhiệt, lưu trệ trong kinh lạc, bế tắc không thông mà thành bệnh, nếu kéo dài lâu ngày không khỏi bệnh, can thận bị tổn hại, gân xương không được nuôi dưỡng, dẫn đến cứng khớp và biến dạng khớp.
Các yếu tố liên quan đến sự khởi phát của bệnh viêm khớp dạng thấp là ǵ?
90% bệnh nhân viêm khớp nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu, khi trời nhiều mây, mưa, lạnh, ẩm và các khí hậu khác có thể làm cho khớp sưng tấy, đau nhức trầm trọng hơn nên gọi là “Khí tượng quan tiết” (气象关节) Khớp khí tượng. Từ phân tích thống kê, có nhiều nhóm máu AB và A hơn ở bệnh nhân RA. Khởi phát, nặng lên hoặc trở nên tồi tệ hơn xảy ra vào thời điểm tiết xuân phân vào mùa xuân và thu phân hoặc vào tháng 2 và tháng 8 hàng năm. Nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm RA. Bong gân, ngă và găy xương khớp cũng là nguyên nhân gây RA. Sang chấn tâm lư, đặc biệt là sau khi cha mẹ ly hôn hoặc qua đời, tỷ lệ sang chấn tâm lư càng cao. T́nh trạng kinh tế xă hội thấp và tỷ lệ những người ít học cũng cao.
Đặc điểm của cơn đau di chuyển trong bệnh viêm khớp dạng thấp là ǵ?
1/ Du tẩu tính: Các cơn đau do viêm khớp giai đoạn đầu (không sưng) thường di cư nhiều hơn và khoảng cách giữa các đợt di cư tương đối ngắn, thường từ 1 đến 3 ngày, hiếm khi quá 1 tuần. Một khi khớp bị sưng, thường mất từ 1 đến 3 tháng trước khi chuyển sang một khớp đối xứng hoặc không đối xứng khác. T́nh trạng sưng khớp tái phát sau đó giống như một cuộc “chạy đua tiếp sức”.
2/ (2) Đối xứng: Di căn của viêm khớp thường đối xứng, sưng khớp hiếm khi không đối xứng, ngoại trừ những cơn đau do di trú sớm, hiếm khi xảy ra t́nh trạng viêm đơn khớp.
(3) Hiện tượng hạn chế lẫn nhau: Sau khi hết sưng khớp đầu tiên chuyển sang khớp kia, t́nh trạng sưng đau khớp sẽ thuyên giảm nhanh chóng (1 đến 3 ngày), có thể hết hẳn sau vài tuần. đến vài tháng, và khớp mới bắt đầu sưng Đau ngày càng nặng hơn. Đặc điểm của sự tương khắc thường là: thuận tay nặng hoặc ngược lại, chi trên nặng hơn chi dưới hoặc ngược lại, trái nặng hơn phải nhẹ, khớp ngoại biên nặng hơn trục trung tâm, bệnh tạng nặng th́ khớp nhẹ. Nhưng tại sao lại có những ràng buộc lẫn nhau như vậy th́ hiện vẫn chưa được biết.
(4) Quy luật di chuyển của bệnh viêm khớp: Quy luật chung và tŕnh tự di chuyển của bệnh viêm khớp dạng thấp là: khớp ngón tay (ngón chân)-đầu gối-mắt cá chân-hông-vai-xương ức, khớp xương ức hoặc khớp hàm. ②Mu bàn chân-mắt cá chân-đầu gối-bàn tay-khớp hông. ③ Khớp cổ tay-mắt cá chân-khớp gối-khuỷu tay- khớp ngón tay. ④ Khớp đầu gối - cổ chân - khớp khuỷu tay. ⑤ Khớp cổ chân-khớp gối-khớp háng-cổ tay, khớp ngón tay. ⑥Khớp háng - cột sống cổ. ⑦Xương đốt sống cổ-khớp gối-khớp háng. ⑧Khớp đơn-cột sống cổ.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp điển h́nh là ǵ?
Thường bắt đầu với đau nhức và cứng khớp tương đối nhẹ, t́nh trạng thuyên giảm và tái phát xen kẽ, và nặng dần, thường kèm theo mệt mỏi, chán ăn, sốt, thiếu máu, sụt cân và các triệu chứng toàn thân khác.
(1) Biểu hiện lâm sàng của viêm khớp:
①Hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng và khớp bị cứng : Tất cả bệnh nhân Loại phong thấp đều có biểu hiện này, đây là một trong những cơ sở chẩn đoán quan trọng. Biểu hiện là cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi ngủ dậy, vận động không linh hoạt. Trường hợp nặng có thể có cảm giác cứng toàn thân, sau khi ngủ dậy sẽ cảm thấy nhẹ nhơm hoặc biến mất sau khi vận động, giữ ấm. Hiện tượng cứng khớp buổi sáng chứng tỏ bệnh phong thấp đang hoạt động, thời gian cứng khớp buổi sáng phù hợp với mức độ bệnh. Cứng khớp buổi sáng thường kèm theo ớn lạnh và tê b́ ở tứ chi hoặc ngón tay (ngón chân). Cứng khớp buổi sáng có thể được chia thành ba mức độ: a. Cứng nhẹ buổi sáng: cơn cứng vào buổi sáng giảm bớt hoặc biến mất trong ṿng 1 giờ sau khi thức dậy; b. Cứng khớp mức độ trung b́nh cứng khớp vào buổi sáng: sau khi thức dậy hoạt động từ 1~ 6 giờ t́nh trạng cứng khớp buổi sáng giảm bớt hoặc biến mất; c. Cứng khớp buổi sáng mức độ nặng, sau khi thức dậy và hoạt động khoảng 6 giờ trở lên th́ cứng khớp hoăn giải hoặc biến mất, hoặc cứng khớp kéo dài cả ngày.
② Sưng hoặc đau khớp: Đây cũng là một triệu chứng cần thiết đối với hầu hết tất cả các bệnh nhân thấp khớp. Đại đa số bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sưng khớp. Sưng là do dịch tiết trong khoang khớp tăng lên và mô mềm xung quanh khớp bị viêm. Biểu hiện là sưng đồng đều quanh khớp. Mức độ đau nhức xương khớp thường song song với mức độ sưng, khớp càng sưng rơ th́ cơn đau càng nặng, thậm chí đau dữ dội. Do đau dữ dội, khi có người đưa tay chạm vào khớp, bệnh nhân dùng tay chặn lại để bảo vệ hoặc rụt tay lại. Nếu anh ta được phép chủ động cử động các khớp của ḿnh, đôi khi anh ta có thể duỗi và uốn dẻo một cách miễn cưỡng. Về mặt lâm sàng, cần chú ư xem có đau tự phát và đau chủ động hay không. Đau tự phát là cơn đau khi khớp không hoạt động hoặc ở một vị trí yên tĩnh và tự nhiên, thậm chí đôi khi thức dậy sau khi ngủ. Điều này cho thấy bệnh phát triển nhanh hơn hoặc khẩn cấp hơn và nghiêm trọng hơn; đau chủ động là đau khi khớp được cử động Cho thấy t́nh trạng viêm khớp tương đối nhẹ hoặc có xu hướng thuyên giảm.
Đau khớp dạng thấp có đặc điểm là thuyên giảm sau khi vận động và trầm trọng hơn khi bắt đầu vận động sau khi nghỉ ngơi. Ví dụ, khó đứng lên và đi lại sau khi ngồi lâu. Bệnh nhân thường "không thể ngồi xuống, đứng dậy và ngồi xuống; các ngón tay và khuỷu tay bị gập quá lâu. . Khi các khớp bị cứng và sưng đau vào buổi sáng dữ dội, người bệnh sẽ mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng tự chăm sóc bản thân. Đau khớp trầm trọng hơn vào buổi sáng, đêm và những ngày nhiều mây khi trời mưa, lạnh và cóng, nhất là khi bị cảm.
Khi khám, các khớp sưng tấy, hầu hết không đỏ và có màu da ban đầu, c̣n có màu đỏ hoặc tím, thường gặp hơn ở bàn chân trẻ em hoặc sưng khớp ngón tay. Các khớp nóng khi chạm vào, đau khi chạm vào hoặc đau ấn rơ ràng. Có một cảm giác dao động đáng kể trong tràn dịch khớp, đặc biệt là ở khớp gối. Sưng khớp dễ phát hiện nhất ở các khớp nhỏ của tay chân, c̣n sưng khớp vai và khớp háng th́ không dễ phát hiện.
③Khớp liên quan: Bệnh thấp khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ một trong số 187 khớp hoạt dịch của cơ thể con người, bao gồm bao hoạt dịch, sụn, xương, gân, dây chằng, bao hoạt dịch và màng cơ cấu thành khớp. Các khớp thường bị ảnh hưởng là ngón chân, mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối, hông, thái dương hàm, xương ức, cổ và vai. Theo thống kê, khoảng 30% bệnh nhân lần đầu tiên phát triển khớp ngón tay, 26% bệnh nhân lần đầu tiên phát triển khớp gối, 10% bệnh nhân lần đầu tiên phát triển khớp cổ tay. Bệnh thấp khớp thường có từ 1 đến 3 khớp khi mới phát bệnh, và số khớp liên quan đến hầu hết các bệnh nhân là từ 4 đến 10 khớp trở lên. Theo ghi nhận, bệnh phong thấp hiếm khi xâm lấn các khớp ngón tay, ngón chân xa.
④ Di căn khớp: Viêm khớp phát triển từ khớp này sang khớp khác, có 3 đặc điểm sau: a. Di căn: Đau khớp sớm (không sưng) di căn nhiều hơn và khoảng cách di chuyển tương đối ngắn, chủ yếu từ 1 đến 3 ngày, hiếm khi hơn 1 tuần. Một khi khớp bị sưng th́ vết sưng sẽ kéo dài hơn trên khớp này, đợt sưng khớp đầu tiên sau khi phát bệnh sẽ kéo dài từ 3 tháng đến hơn một năm, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt với các bệnh viêm khớp khác. Sau khi xuất hiện đợt sưng khớp đầu tiên, thường phải mất từ 1 đến 3 tháng để chuyển sang khớp kia hoặc một cặp khớp khác, tức là khoảng thời gian di chuyển của sưng khớp kéo dài hơn 1 tháng, đây là một điểm khác biệt so với các bệnh viêm khớp quan trọng. Tính năng, đặc điểm. Sau đó, khớp sưng đau như một cuộc “chạy đua tiếp sức”, t́nh trạng sưng đau chưa biến mất th́ một hoặc một số khớp khác bắt đầu sưng và đau; b. Tính chất đối xứng: Sự di chuyển (di căn) của bệnh viêm khớp thường mang tính đối xứng. Ngoại trừ những cơn đau do di trú sớm, hiếm khi đau khớp không đối xứng. Hiếm gặp viêm đơn khớp; c. Hiện tượng hạn chế lẫn nhau: Sau khi sưng khớp đầu tiên chuyển sang khớp khác, t́nh trạng sưng và đau khớp (đầu tiên) sẽ nhanh chóng thuyên giảm (1 đến 3 ngày) và sẽ thuyên giảm sau đó. vài tuần đến vài tháng. Sau đó, t́nh trạng sưng và đau khớp mới khởi phát ngày càng trầm trọng hơn.
⑤Thanh âm khớp ma sát: Trong viêm khớp dạng thấp, tay người khám thường có cảm giác sần sùi hoặc có tuyết bám khi cử động khớp. Điển h́nh là khớp khuỷu tay và khớp gối, biểu hiện của t́nh trạng viêm khớp. Sau khi t́nh trạng viêm khớp thuyên giảm, bạn có thể nghe thấy hoặc sờ thấy tiếng lục cục ở các khớp cử động được. Biểu hiện này rơ nhất ở ngón tay, khớp gối và khớp háng. Có thể do viêm khớp dạng thấp kèm theo tăng sản xương.
⑥ Hạn chế chức năng vận động khớp: Ở giai đoạn đầu khi khớp bị sưng hầu hết người bệnh không dám cử động do đau nhiều, chức năng khớp bị hạn chế, nói chung mức độ hạn chế vận động khớp phù hợp với mức độ viêm nhiễm. . Hạn chế vận động khớp ở giai đoạn muộn chủ yếu do cứng khớp và các biến dạng khác nhau. Mức độ cứng và biến dạng khớp liên quan đến các yếu tố như có được hướng dẫn y tế kịp thời và đúng cách hay không, có chú ư đến các bài tập chức năng hay không và tốc độ tiến triển của bệnh. Khi rối loạn chức năng khớp nặng, người bệnh mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng tự chăm sóc, nằm liệt giường, người bệnh trở ḿnh, đứng dậy, mặc quần áo, cởi cúc áo, chải tóc, đánh răng, cầm bát đũa, ăn uống, tắm rửa. , cúi xuống và đi bộ. Khó khăn xảy ra.
Các dị tật phổ biến bao gồm "bàn tay dạng thấp", "bàn chân dạng thấp", v.v. Đặc điểm dị tật của bàn tay dạng thấp là: a. Biến dạng cổ ngỗng: gập khớp ngón tay cái, gập đốt ngón tay gần và gập ngón tay xa, h́nh dạng các ngón tay từ bên rất giống cổ ngỗng; b. Dị dạng khuy áo: gần Cơ các đốt ngón tay cuối bị uốn cong, các đốt ngón tay xa duỗi ra và bàn tay có h́nh khuy áo; c. Bàn tay h́nh vây cá: Lúc đầu, chỉ có các khớp ngón tay cái và các đốt ngón tay gần là sưng phù nề, sau đó chúng dần dần lệch sang một bên và có h́nh dạng giống như vây cá, trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể phát triển đến khớp cổ tay. Các biến dạng của bàn chân dạng thấp được đặc trưng bởi sự phân chia của khớp xương cổ chân và khớp ngón chân, cũng như sự lệch đến xương mác và sự lệch của khớp xương cổ chân sang bên có thể gây đau dữ dội và đi lại khó khăn .
(2) Bệnh biến chung quanh khớp
① Các nốt dưới da dạng thấp: Thường gặp ở bệnh thấp khớp tăng động, khi tốc độ lắng hồng cầu tiếp tục tăng và yếu tố dạng thấp dương tính, đây là một trong những tiêu chuẩn để xác định bệnh dạng thấp và đánh giá diễn biến bệnh. Tỷ lệ mắc các nốt dưới da dạng thấp là 5% ~ 25%. Kích thước của chúng khoảng 0,2 cm ~ 3 cm. Chúng có h́nh tṛn hoặc h́nh bầu dục giống như hạt đậu lăng, hạt đậu phộng và quả óc chó. Chúng thường giống như xương, cứng và không đau khi hoạt động. Số lượng thay đổi từ một đến hàng chục, và thường gặp hơn ở quanh khớp, đặc biệt là khớp khuỷu, khớp cổ tay và mặt mở rộng của khớp ngón tay. Ngoài ra, các mô liên kết khắp cơ thể có thể xuất hiện.
② Teo cơ và yếu cơ gần khớp: Teo cơ và yếu cơ gần khớp xuất hiện nhanh hơn, một số có thể xảy ra trong ṿng 10 đến 12 ngày và hầu hết rơ ràng sau một vài tuần, và chủ yếu là do teo cơ kéo dài. Teo cơ thường kèm theo đau, cảm giác nóng, cứng, yếu, quá mẫn hoặc giảm cảm, căng cơ hoặc mềm. Yếu cơ thường biểu hiện như giảm sức cầm nắm, không đi lại được ở chi dưới trong thời gian dài, yếu hoặc khuỵu gối đột ngột. Do đó, trên lâm sàng, lực nắm tay và thời gian đi bộ được dùng làm chỉ số đánh giá hiệu quả điều trị. Trên nền cơ bị teo cơ sẽ xảy ra hiện tượng xơ cứng, co cứng cơ. Do teo cơ, co cứng và trật khớp khiến các khớp ngón tay, ngón chân hoặc tứ chi bị lệch ra bên ngoài.
Các dạng và biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp không điển h́nh là ǵ?
(1) bệnh thấp khớp dạng sốt
①Trị bệnh với biểu hiện chính là sốt cao kéo dài: Đặc điểm lâm sàng của bệnh này là sốt lâu ngày, phát ban trên da, viêm khớp, gan lách và hạch to, tốc độ lắng hồng cầu nhanh, bạch cầu và bạch cầu ái toan tăng hoặc không biến mất, và không có ǵ trong máu Vi khuẩn phát triển, điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả nhưng điều trị bằng hormone có hiệu quả.
Có thể bị cảm, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, chấn thương, cảm lạnh và các yếu tố tác động khác trước khi sốt. Hầu hết các cơn sốt trên 38 ℃ ~ 40 ℃, và nó thường là nhiệt không thường xuyên liên tục. Nói chung, sốt bắt đầu vào buổi chiều hàng ngày và giảm dần vào buổi tối hoặc nửa đêm. Một số bệnh nhân sốt từ nửa đêm hoặc gần sáng, đến rạng sáng hoặc bữa sáng mới trở lại b́nh thường. Sốt có thể kéo dài vài tuần, vài tháng, thậm chí hơn mười năm. Một số trẻ bắt đầu sốt khi c̣n nhỏ và vẫn bị sốt ở người lớn. Khi bệnh nhân bị sốt xuất hiện viêm khớp dạng thấp và sưng đau khớp, nhiệt độ cơ thể chuyển sang sốt thấp dai dẳng, khoảng thời gian sốt kéo dài hoặc nhanh chóng hạ xuống mức b́nh thường, gọi là “Quan tiết nhất thũng, phát nhiệt đáo đầu” (关节一肿,发热到头) sưng khớp, đầu nóng bừng.
②Sốt nhẹ kéo dài là biểu hiện chính: Các triệu chứng của bệnh nhân này vô cùng điển h́nh và thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh lao hoặc sốt thấp khớp, nhưng sau khi theo dơi kỹ vẫn có thể chẩn đoán được.
Nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân đă từ 37,2 ° C đến 38 ° C trong một thời gian dài, hiếm khi vượt quá 38 ° C. Sốt nhẹ có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm. Trong thời kỳ sốt nhẹ, các triệu chứng toàn thân không nặng nhưng có nhiều, và là biểu hiện trước của bệnh viêm khớp dạng thấp, như mệt mỏi rơ rệt, dễ mệt, uể oải, nhiều mồ hôi (đặc biệt ở trán, quanh mũi miệng, đầu mũi, ḷng bàn tay và bàn chân), cơ bắp toàn thân và các khớp bi đau có tính di động, hoặc chi thể đau ê ẩm ở những vị trí bất định, chân tay lạnh, tê và cảm giác kiến ḅ đi lại, v.v. Các biểu hiện này càng trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi, ngày mưa, rét đậm, đặc biệt là cảm lạnh. Một vài tuần hoặc vài tháng sau khi bắt đầu sốt nhẹ và các triệu chứng toàn thân nêu trên, các khớp (phổ biến hơn ở tay) hoặc cứng cơ xuất hiện, có thể nhận thấy vào buổi sáng hoặc sau khi thức dậy và biến mất sau khi vận động. Các triệu chứng điển h́nh của bệnh viêm khớp dạng thấp thường xảy ra sau vài tháng đến 1 đến 2 năm sốt nhẹ và các biểu hiện tiền căn nêu trên. Sau đó, cơn sốt nhẹ biến mất hoặc sưng và đau khớp nổi lên và giảm xuống vị trí thứ hai.
(2) Viêm đơn khớp
Bệnh thấp đơn khớp thường khởi phát từ một khớp háng, đầu gối, cổ chân, về sau bệnh sẽ luôn ở một khớp nhất định, sưng đau lặp đi lặp lại, t́nh trạng thuyên giảm và nặng thêm từ từ xen kẽ và thường kèm theo đau khớp khác (nhưng không sưng). Diễn biến của bệnh có thể kéo dài từ một đến vài năm, và cuối cùng sẽ kèm theo bệnh xương khớp, có thể để lại biến dạng khớp nhẹ và rối loạn chức năng. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm chính xác th́ bệnh có thể khỏi và tiên lượng tốt. Chỉ một số ít phát triển thành viêm đa khớp, và diễn biến của bệnh đă trở thành mạn tính. Loại này phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
(3) Bệnh viêm ít khớp
Loại viêm khớp dạng thấp này chủ yếu cố định ở 2 đến 3 khớp. Các khớp khởi phát thường gặp là cổ tay, cổ chân, đầu gối, bàn chân và hông. Các triệu chứng khớp nhẹ, phát triển chậm, có thời gian thuyên giảm lâu hơn và một nửa trong số chúng có kèm theo viêm mống mắt. Sau khi điều trị tích cực có thể kiểm soát hoặc khỏi hoàn toàn, các khớp có thể to ra, hơi đau hoặc cứng đờ hoặc tê cứng (僵硬、强直). Một số bệnh nhân tái phát sau vài tuần và vài tháng, và trở thành bán cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, những người có không quá bốn khớp trong ṿng một năm và không bị viêm bao hoạt dịch có tiên lượng tốt. Loại này phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
(4) Viêm khớp “Can tính” (干性) khô.
Cái gọi là viêm khớp "khô" dùng để chỉ bệnh viêm khớp dạng thấp với biểu hiện lâm sàng chính là cứng khớp và co rút. Khớp sưng không rơ ràng hoặc không sưng, đau dữ dội hoặc không đau, nhưng quá tŕnh phá hủy và tăng sản khớp phát triển rất nhanh, khớp có thể bị tổn thương và biến dạng trong ṿng vài tháng đến 1 đến 2 năm và có thể phát triển thành tàn tật. Đây là loại bệnh phong thấp có thể do u hạt ở mô xương trước sau đó lan xuống khớp, sinh bệnh khớp, dịch tiết ra rất ít trong khoang khớp.
5) Bệnh loại phong thấp loại h́nh nội tạng
Bệnh thấp khớp nội tạng thường gặp hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên, với viêm độ hoạt động cao, hầu hết đi kèm với các nốt dạng thấp dưới da, tăng bạch cầu, tốc độ lắng hồng cầu tăng liên tục, thiếu máu nặng, yếu tố dạng thấp dương tính và hiệu giá rất cao, với gan, tỳ và các hạch bạch huyết sưng lớn, kèm theo biểu hiện bị ảnh hưởng của một hoặc vài cơ quan nội tạng. Đặc điểm của nó là khi các triệu chứng nội tạng đột xuất, biểu hiện sưng và đau khớp nói chung là ở trung đẳng (vừa phải), đôi khi nhẹ hoặc giảm xuống vị trí thứ yếu.
① Viêm tạng tâm: Theo thống kê, tỷ lệ lâm sàng của viêm tim dạng thấp là 14,5%. Một số bệnh nhân bị viêm tim rất nhẹ và không có triệu chứng về mặt lâm sàng nên tỷ lệ mắc các kết quả khám nghiệm tử thi cao hơn, khoảng 38,8%. Có vẻ như tỷ lệ mắc bệnh viêm tim dạng thấp cao hơn nhiều so với ấn tượng của mọi người. Viêm tim dạng thấp có biểu hiện là viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim và viêm nội tâm mạc. Rất may là các tổn thương rất nhẹ và nh́n chung không có triệu chứng lâm sàng, chỉ khi các tổn thương dạng thấp hoạt động mạnh th́ mới xuất hiện một số triệu chứng về tim, không xảy ra suy tim th́ viêm tim sẽ biến mất nhanh chóng sau khi điều trị.
② Viêm huyết quản: Đây là loại bệnh thấp khớp nội tạng nghiêm trọng nhất, được gọi là viêm động mạch hoại tử và thấp khớp ác tính. Viêm mạch máu và bệnh tắc mạch máu là những thay đổi bệnh lư quan trọng của bệnh này. Trên lâm sàng chia làm hai loại: Một là viêm mạch tứ chi biểu hiện bằng hoại tử ngón tay, ngón chân, bầm máu nền móng; hai là viêm mạch hệ thống liên quan đến nhiều cơ quan nội tạng, bệnh cảnh lâm sàng cấp tính. viêm đa dây thần kinh không đối xứng, sốt, tăng bạch cầu, hoại tử các chi, các tổn thương nội tạng khác nhau, ... tiên lượng xấu.
③ Tổn thương phổi: Có thể xảy ra viêm phổi kẽ mạn tính, biểu hiện là ho kéo dài không rơ nguyên nhân, khạc đàm, sốt, khó thở, đau ngực, phổi, la âm, phát triển thành khí phế thũng và xơ phổi. Trong giai đoạn thấp khớp đang hoạt động, màng phổi bị viêm xuất tiết và có thể xuất hiện dịch màng phổi. Điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả nhưng điều trị bằng hormone là đáng kể và bệnh này thường khỏi trong ṿng một tuần.
Trung y biện chứng luận trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Trên lâm sàng phân thành các loại sau:
1/ Phong hàn thấp xâm nhập kinh lạc
Chủ chứng: Đau khớp, sưng trướng, cứng khớp vào buổi sáng, chứng trạng giảm nhẹ sau khi chườm ấm hoặc hoạt động, bệnh thiên về phong th́ đau di động không cố định; Bệnh thiên về hàn th́ đau kịch liệt, khi gặp lạnh th́ đau tăng lên; Bệnh thiên về thấp th́ khớp sưng trướng rơ rệt, ê ẩm nặng nề. Lưỡi bệnh nhân b́nh thường hoặc to và mềm, chất lưỡi hồng nhạt hoặc trắng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhầy, mạch huyền hoặc huyền hoạt hoặc huyền khẩn.
Nguyên tắc trị liệu: Khứ phong tán hàn, trừ thấp thông lạc.
Phương dược: Quyên tí thang gia giảm.
Khương hoạt 6g Khương hoàng 9g Đương quy 9g Hoàng kỳ 15g Xích thược 9g Pḥng phong 6g tần giao 12g Phục linh 9g Tang kư sinh 15g Tế tân 3g Ngưu tất 15g Cam thảo 6g.
Phương giải: Trong phương có khương hoạt, Pḥng phong, Tần giao khứ phong trừ thấp trị tê đau, gia thêm Tế tân để tán phong hàn ở kinh âm, loại trừ phong thấp ở gân xương và có khả năng giảm đau; Hoàng ky, Đương quy, Xích thược, Khương hoàng bổ ích khí huyết, hoạt huyết thông lạc, đồng thời hỗ trợ Tang kư sinh, Ngưu tất bổ ích Can Thận, trừ phong thấp. Các vị thuốc nêu trên hợp lại có tác dụng khứ trừ phong hàn thấp, bổ sung khí huyết, kinh lạc hoạt động, cân mạch được nuôi dưỡng nên mọi chứng tự hết. Nếu hàn tà mạnh, đau khá nhiều, có thể gia Xuyên ô, Thảo ô để ôn kinh tán hàn (làm ấm kinh mạch trừ lạnh); Nếu phong tà mạnh, với biểu hiện đau di động ở nhiều khớp, có thể gia Khương hoạt, Kinh giới để khứ phong; nếu thấp tà nặng, có chứng trạng khớp sưng trướng, chi thể nặng nề, có thể gia Ư rĩ nhân, Thương, Bạch truật để trừ thấp.
2/ Thấp nhiệt gây trở ngại trong kinh mạch độc tà mănh liệt.
Chủ chứng: Khớp sưng trướng và nóng nhẹ, hoặc sưng, đỏ, nóng và rất đau, ấn vào khớp th́ đau kịch liệt, hoạt động không thuận lợi, gân mạch co cứng, gặp nóng đau tăng nặng, chườm mát th́ giảm đau, thân thể nóng, thân thể nặng nề yếu sức, chán ăn buồn nôn, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi trắng khô hoặc vàng nhờn hoặc vàng khô, mạch hoạt sác hoặc trầm sác.
Trị pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, giải độc lương huyết.
Phương dược: Tứ diệu tán hợp Tê giác thang gia giảm.
Tê giác (thay thế bằng Thuỷ ngưu giác 15~30g) Chi tử, Hoàng kỳ, Hoàng bá, Thương truật đều 9g, Ư rĩ 15g, Đại hoàng 6g, Hải Đồng b́ 15g, Uy linh tiên 15g, Nhẫn đông đằng 15~30g.
Phương giải: trong phương có Hoàng kỳ, Hoàng bá, Thương truật, Ư rĩ thanh nhiệt lợi thấp; Thuỷ ngưu giác, Chi tử, Đại hoàng thanh nhiệt giải độc lương huyết (mát máu); Hải đồng b́, Linh tiên, Nhẫn đông đằng khứ phong trừ thấp, giải độc thông lạc. Toàn phương hiệp lực có công dụng thanh nhiệt lợi thấp và giải độc lương huyết. Nếu thấy rất nóng và khát gia sinh Thạch cao, Tri mẫu để thanh nhiệt trị khát; Nếu táo bón gia thêm Đại hoàng, đông thời gia Mang tiêu để tả hoả giải độc, trị táo bón; nhiệt mạnh tổn thương tân dịch gia Huyền sâm, Sinh địa, Sa sâm để dưỡng âm sinh tân dịch; Bệnh ở chi trên gia Tang chi, Khương hoàng; Bệnh thiên về hạ chi gia Ngưu tất để dẫn dược (về nơi bệnh).
3/ Đàm ứ ngưng tụ kinh mạch gây trở ngại
Chủ chứng: Đau khớp tái phát, khớp bị cứng và biến dạng, không thể co duỗi, màu da chung quanh khớp sậm màu, đau nhiều, ngưng lại không di động, hoặc chi thể nặng nề, tê dại, chất lưỡi tím tối, hoặc có ứ ban, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhầy, mạch tế sác hoặc trầm huyền.
Trị pháp: Hoá đàm khứ ứ, thư cân hoạt lạc
Phương dược: nhị trần thang hợp hoạt lạc hiệu ứng đan gia giảm.
Bán hạ 9g, Trần b́ 9g, Phục linh 12g Đảm nam tinh 9g, Đương quy 9g, Đan sâm 15g, Chế nhũ hương 6g, Ngũ linh chi 6g, Toàn yết 6g, bạch cương tàm 9g, đại Ngô công 3 con.
Phân tích: Trong phương có Bán hạ, Trần b́, Phục linh, Đảm nam tinh táo thấp hoá đàm; Đan sâm, Đương quy, Nhũ hương, Một dược, Linh chi hoạt huyết hoá ứ, thông kinh hoạt lạc; Tái phối Toàn yết, Bạch cương tàm, Ngô công là những dược động vật sưu phong hoá đàm, để tăng cường lực thông sướng lạc mạch. Toàn phương hợp lại có công dụng hoá đàm trục ứ, sưu phong thông lạc. Nếu thấy biểu hiện khí hư gia sinh Hoàng kỳ, Đảng sâm để bổ khí; Nếu khớp xương sưng và cứng, phong đàm rơ rệt gia Thiên ma, Nha tạo Bạch phụ tử khứ phong hoá ngoan đàm (đàm ngoan cố)
4/ Can thận hư tà khí lưu luyến
Chủ chứng: Chứng tí lâu ngày, khớp xương sưng trướng biến dạng, không thể co duỗi, nặng nề đau nhức, chi thể hoạt động không thuận tiện, gân mạch co rút, h́nh thể gây yếu, triều nhiệt đạo hăn, sốt thấp dai dẳng, hoặc sợ lạnh thích ấm áp, khi mệt mỏi hoặc gặp lạnh bệnh tăng nặng. Chất lưỡi nhạt hoặc hồng nhạt, rêu lưỡi mỏng hoặc trắng mỏng và khô, mạch trầm tế sác hoặc trầm tế vô lực.
Trị pháp: Bổ ích can thận, khứ phong trừ thấp
Phương dược; Hổ tiềm hoàn gia giảm.
Hổ cốt (thay thế bằng Cẩu cốt 15g) Ngưu tất 15g Thục địa 9g Đương quy 9g bạch thược 9g Toả dương 9g Kê huyết đằng 30g Thân cân thảo 30g Khương hoàng 12g Uy linh tiên 12g Tần giao 9 Đào nhân 6g Hồng hoa 6g Đỗ trọng 15g.
Phương giải: Trong phương có Cẩu cốt, Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Kê huyết đằng, Toả dương, Đỗ trọng bổ ích can thận để mạnh gân xương; Khương hoang, Linh tiên, tần giao để khứ phong trừ thấp; Đào nhân, Hồng hoa, Khương hoàng hoạt huyết hoá ứ, khứ phong thông lạc. Toàn phương hợp lại có công dụng bổ can ích thận, khứ trừ phong thấp, hoạt huyết thông lạc. Nếu thấy bệnh nhân triều nhiệt (phát sốt vào giờ thân 15h~17h) đạo hăn, ngũ tâm phiền nóng hoặc sốt nhẹ liên tục gia Quy bản, Miết giáp để tư âm tiềm dương; nếu bệnh nhân sợ lạnh tứ chi lạnh, eo gối lạnh đau th́ gia Bổ cốt chỉ, Dâm dương hoắc, cốt toái bổ để ấm thận tráng dương; nếu thấy chi trên đau nhiều th́ gia Khương hoạt, Tang chi, đau nhiều ở hạ chi th́ gia thêm lượng Ngưu tất, đồng thời gia dẫn dược Mộc qua để dẫn thuốc đến nơi bị bệnh. Đau kịch liệt do hàn thấp quá mạnh th́ gia Xuyên, Thảo ô để ôn kinh tán hàn trị đau.
Tửu dược trị chứng viêm khớp dạng thấp
1/ Phong thấp tửu I (giáp phương)
Thành phần: Xuyên ô, Thảo ô, Kim ngân hoa, Ô mai, Cam thảo, Đại thanh diêm đều 6g.
Công hiệu: Ôn kinh tán hàn chỉ thống
Chủ trị: Viêm khớp phong thấp ở người nam, viêm khớp dạng thấp
Dụng pháp: Cho vị thuốc vào 200ml rượu trắng, đậy kín 48 giờ, mỗi lần uống 5ml, ngày 3 lần.
Chú ư: Bệnh cao huyết áp, bệnh tim, phong thấp nhiệt, loét hệ tiêu hoá mức độ nghiêm trọng th́ cấm dùng.
2/ Phong thấp tửu II (ất phương)
Thành phần Xuyên ô, Thảo ô, Hồng hoa, Ô mai, Cam thảo đều 9g
Công hiệu: Ôn kinh tán hàn, hoạt lạc chỉ thống
Chủ trị: Viêm khớp phong thấp nữ tính, viêm khớp dạng thấp.
Dụng pháp: Ngâm thuốc vào 500ml rượu trắng 7 ngày, lọc lấy rượu sử dụng, mỗi lần uống 5ml, mỗi ngày 3 lần.
Chú ư: Bệnh cao huyết áp, bệnh tim, phong thấp nhiệt, loét hệ tiêu hoá mức độ nghiêm trọng th́ cấm dùng.
3/ Ki xà thiên ma tửu
Thành phần: Ki xà 12g, Khương hoạt 6g, Hồng hoa 9g, Pḥng phong 3g, Thiên ma 6g, Ngũ gia b́ 6g, Đương quy 6g, Tần giao 6g, đường trắng 90g.
Công hiệu: Khứ thấp thông lạc
Chủ trị : Chứng Viêm khớp phong thấp hoặc viêm khớp dạng thấp, đau khớp.
Dụng pháp:; tán thuốc thành bột thô, dựa theo phương pháp chế thành 1kg thuốc rượu, mỗi lần không vượt quá 60g, mỗi ngày 2 lần.
4/ Chư phong ứng hiệu tửu
Thành phần: Đương quy, Xuyên khung, bạch long, Ngũ gia b́, Thạch nam đằng, Cương tàm, Bạch thược đều 90g, Thương truật 15g, Bạch chỉ, Khổ sâm, Hà thủ ô, Mộc qua, ngưu tất, Tế tân, Hoàng bá, tri mẫu, Đại phong tử, ư rĩ nhân, sinh địa hoàng đều 9g, Xuyên ô, mộc hương đều 3g, xuyên sơn giáp, tử kinh b́, Khương hoạt, Độc hoạt, Uy linh tiên, Cao bản, Pḥng phong 4,5g
Công hiệu: Hoạt huyết dưỡng huyết, khứ phong trừ thấp, ôn kinh tán hàn, thông kinh hoạt lạc, bổ ích can thận.
Chủ trị: Bạch hổ lịch tiết, nhất thiết chư phong, bại liệt, đau do hàn thấp, đau khớp tứ chi.
Dụng pháp: tán thành bột thô, rượu vừa đủ, ngâm thuốc vào hũrượu, đậy kín hũ, dùng lửa thật nhỏ đun trong 2 giờ rồi ngừng, để khứ hoả độc sau ba ngày hăy uống, mỗi lần uống 5~10ml, mỗi ngày 3 lần.
5/ kinh nghiệm cửu đằng tửu
Thành phần : câu đằng, hồng đằng, Đinh công đằng, Tang lạc đằng, Thố ti đằng, Thanh phong đằng, Thiên tiên đằng, Â địa quyết căn đều 120g, Ngũ vị tử đằng (Hồng nội tiêu), Nhẫn đông đằng đều 60g.
Công hiệu: Khứ phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, tuyên tí chỉ thống.
Chủ trị: Thống phong lâu năm, trúng phong bại liệt (tả than hữu hoán), gân mạch co rút, đau suốt đêm ngày, kêu la không ngừng.
Cách dùng: Thái nhỏ các vị thuốc, lấy một lượng rượu không tro thích hợp, dùng nồi từ để hầm rượu. Vị thuốc được gói bằng bông thật ngâm rượu, đậy kín trong b́nh, không để tiết hơi, mùa xuân hạ 7 ngày, mùa đông 10 ngày, mùa hạ 5 ngày. Uống mỗi lần 30~50ml, ngày 3 lần. Nếu bạn bị bệnh ở chi trên, hăy uống sau khi ăn và nằm, nếu bạn bị bệnh ở chi dưới, hăy uống trước khi ăn.
Các loại thành dược điều trị chứng viêm khớp dạng thấp
1/Phong thấp hàn thống phiến
Chủ trị : Viêm khớp dạng thấp thời kỳ đầu ổn định.
2/ tí khổ năi đ́nh phiến
Chủ trị : Viêm khớp dạng thấp thiên về hàn thấp.
3/ Xạ hương hoàn
Chủ trị viêm khớp dạng thấp thiên về phong hàn
Châm cứu trị liệu chứng viêm khớp dạng thấp
1/Liệu pháp châm
Liệu pháp 1
a/ Dùng huyệt: Chủ huyệt, với khớp xương đau di động bất định thuộc hành tí, dùng huyệt Cách du, Huyết hải; với xương khớp đau ê ẩm nặng nề là thuộc vè trứ tí, dùng Túc tam lư, Thương khâu; Với trường hợp khớp đau buốt, đau kịch liệt, chườm nóng giảm đau là thuộc chứng thống tí, dùng huyệt Thận du, Quan nguyên; Với khớp xương sưng đỏ mà trướng, chủ yếu là nhiệt thống th́ thuộc nhiệt tí, dùng Đại chuy, Khúc tŕ ở vai phối kiên du, khuỷu bộ gia Khúc tŕ, Hợp cốc, Ngoại quan, Kiên tỉnh, Xích trạch; Cổ tay gia Dương tŕ, Ngoại quan, Dương khê, Uyển cốt; Lưng gia Thuỷ cấu, Thân thụ, Yêu dương quan, Giáp tích; Vùng đùi gia Hoàn khiêu, Huyền chung; Vùng bắp vế gia Dật biên, Thừa phù, Phong thị, Dương lăng tuyền; Vùng đầu gối gia Độc tỵ, Lương khâu, Dương lăng tuyền, Tất dương quan; Vùng mắt cá chân gia Thân mạch, Chiếu hải, Côn lôn, Khâu khư.
b/ thủ pháp: Hành tí, nhiệt tí chủ yếu dùng phép tả, thống ti, trứ tí chủ yếu dùng b́nh bổ b́nh tả.
Trường Xuân dịch | | |
<< Trang trước 1 2 Trang kế >>
<< Trả Lời >>
|