|
Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Điều 6 Thương Hàn Luận - Nhờ các thầy giải thích giùm ạ!
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Điều 6 Thương Hàn Luận - Nhờ các thầy giải thích giùm ạ! - posted by Phùng Gia (Hội Viên) on July , 02 2014 | Em thấy điều 6 trong thương hàn luận nó thế này:
"Điều 6
Bệnh ở Thái dương phát nhiệt mà khát, không ghét lạnh là ôn bệnh. Nếu phát hạn rồi, ḿnh lại nóng như đốt, gọi là phong ôn. Bệnh phong ôn, mạch Âm Dương đều phù, tự ra mồ hôi, ḿnh nặng, ngủ nhiều, hơi thở như ngáy, nói năng khó nên lời. Nếu bị nhiễm hạ, tiểu tiện sẽ không lợi, trực thị, són đái, nếu dùng lửa châm cứu, nhẹ th́ ngoài da phát vàng, nặng th́ như kinh giản, có khi lại khế túng (gân mạch co rút, thơng ra); nếu dùng lửa xông đi, một lần nghịch c̣n có thể sống, hai lần nghịch khó ḷng toàn mạng."
mong các thầy giải nghĩa giùm em với ạ!
| | |
Replied by Phùng Gia (Hội Viên) on 2014-07-02 12:53:32 | không thầy nào giúp em ạ? em cần hiểu rơ "nếu dùng lửa xông đi, một lần nghịch c̣n có thể sống, hai lần nghịch khó ḷng toàn mạng."
mong các thầy giúp câu này ạ! | | |
Replied by SaiHo (Hội Viên) on 2014-07-03 11:37:51 | Bệnh đă nhiệt lại c̣n dùng lửa. "Nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng", 1 lần th́ cuồng lại gặp thêm lần nữa th́ khó toàn mạng ( gần đến cái chết hơn).
Cũng giống như e người đang rất nóng lại đi uống rượu, uống lần đầu đă say rồi, lại bồi tiếp thêm trận nữa th́ khó toàn mạng rồi.
Cũng giống câu các cụ ta thường nói "đổ dầu vào lửa" đổ 1 lần đă nguy lại đổ thêm lần nữa th́ khó cứu chứ sao. | | |
Replied by Phùng Gia (Hội Viên) on 2014-07-03 13:09:49 | Vâng! em cám ơn thầy Sài Hồ. em cũng chưa đọc nhiều v́ mới chuyển sang học đông y một thời gian. v́ trước đây nhà em làm thuốc nam nhưng em khăn gói đi học tây y, nay mới trở về quyết tâm học cho có ngọn ngành, chờ cơ hội để đến trường đến lớp học lấy nền móng cơ bản rồi qua đây mong các thầy giúp đỡ những thắc mắc cho em được hiểu sâu hơn.
Xin cám ơn thầy nhiều ạ!!! | | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2014-07-03 15:22:20 | Chào Phùng Gia,
Nếu em quyết tâm học Đông y cho có ngọn nghành th́ em nên nghiên cứu thật kỹ học thuyết âm dương và ngũ hành trước. Mất vài năm mà hiểu được 2 học thuyết này th́ cũng kể là nhanh. Tốt nhất là nên học Dịch Lư trước th́ con đường học Đông y sẽ vững hơn và nhanh hơn nhiều. Dịch lư, âm dương và ngũ hành chưa vững mà đọc các bộ kinh điển của Đông y th́ khó hiểu lắm. Điều 6 của Thương Hàn Luận ở trên áp dụng học thuyết âm dương.
Phó | | |
Replied by Phùng Gia (Hội Viên) on 2014-07-04 07:18:21 | Em xin cám ơn thầy Phó, thầy Sài Hồ đă chỉ bảo và góp ư cho em! em quyết tâm học thầy ạ, người thông minh bỏ ra 1 giờ để học, em không thông minh th́ em sẽ bỏ ra 3 giờ. vẫn biết YHCT là thâm sâu, là xa xôi, như đường chân trời, tưởng gần mà càng đi càng không thấy. 1 cây kim, một nền tảng tốt là có thể cứu người ngay cả giữa rừng sâu, cái độc đáo là vậy. em cũng đang đọc vè âm dương, ngũ hành, tạng tượng, sở dĩ không phải một lúc ôm đồm lắm thứ, không phải muốn đốt cháy giai đoạn mà là em có thú đổi sách. khi nghiên cứu một vấn đề thấy bức bí chưa ra được, chưa hỏi được th́ lại đọc qua cuốn khác lấy hứng thú biết đâu vỡ ra được ǵ, khi thảnh thơi th́ lại quay lại vấn đề cũ.
Rất mong được các thầy giúp đỡ giải thích giùm khi em có thắc mắc.
Chúc các thầy luôn mạnh khỏe để đem lại niềm vui cho nhiều người! | | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2014-07-05 15:30:00 | Chào Phùng Gia,
Đây là phần diễn giải Điều 6 Thương Hàn Luận của tôi hy vọng giải đáp được câu hỏi của em, thầy khác có kinh nghiệm khác có thể diễn giải khác hơn. Y lư Đông y rất súc tích, ngắn gọn nên nhiều khi rất khó hiểu. Nếu vững âm dương và ngũ hành th́ mới hiểu được.
Bệnh ngoại cảm có 2 loại là phong hàn và phong ôn (nhiệt). Nếu tà khí xâm nhập mà ghét lạnh là do phong hàn xâm nhập cơ biểu tấu lư gây ra, nếu không ghét lạnh mà lại phát nhiệt và khát là do phong ôn. Khí phong ôn xâm nhập tất thương đến âm, nếu lại phát hăn (chữa sai) tất làm cho âm dịch bị hao tổn thêm nên ḿnh nóng như đốt. Trước mạch quan là dương, sau là âm, v́ ôn tà phạm vào vệ dương nên cả 3 bộ mạch đều phù. Nhiệt tà thương âm tất bức âm ra ngoài, nhân vệ khí bị hư nên tân dịch xuất ra thành chứng tự hăn. Ḿnh nặng ngủ nhiều là do Thiếu Âm kinh (kinh biểu lư với Thái Dương) bị thọ tà. Hơi thở như ngáy, nói năng khó nên lời là do nhiệt tà thương kim, tà khí phạm biểu tất vào kinh phế nên gây ra như vậy. Nếu tà khí nhiễm hạ (Túc Thái Dương bàng quang) sẽ gây bất tiện về tiểu tiện. Nếu dùng lửa châm cứu (chữa sai) th́ nhiệt tà càng phát tác thêm, nhẹ th́ ngoài da phát sắc vàng (biểu hiện của nhiệt thịnh), nặng hơn th́ gây thành chứng co giật (do nhiệt thương cân). Nếu lại dùng lửa để xông là bị nghịch (thay v́ thanh nhiệt), lần đầu c̣n có thể sống, nếu làm thêm lần thứ hai tất khó toàn mạng.
Phó | | |
Replied by Phùng Gia (Hội Viên) on 2014-07-06 05:33:35 | Em rất cám ơn thầy Phó ạ. có thể em hỏi những câu được cho là quá đơn giản nhưng cũng xin thầy cùng quư vị đừng cười chê. cái đơn giản là cái từng trải qua, cái khó khăn là cái chưa từng nghe tới. chắc trong quá tŕnh học hỏi sẽ c̣n nhiều câu hỏi ngây ngô như: "sao mặt hồ lại sóng" cũng xin và mong các thầy giúp đỡ ạ! | | |
Replied by SuperHitHit (Hội Viên) on 2014-07-08 04:37:18 | Chào Thầy Phó.
Cảm ơn Thầy Phó đă có những lời khuyên hữu ích cho việc học đông Y.
Nếu như 1 người mới bắt đầu tự học và nghiên cứu dịch lư th́ nên bắt đầu từ đâu ? Tác Phẩm Nào ?
V́ theo em thấy kiến thức Đông Y như biển rộng, mọi lư luận đều được xuất pháp dịch lư mà ra từ việc định bệnh, đến việc ra toa .....
Em dự định học Đông Y 1 phần do cái nghiệp chọn ḿnh.
Mong Thầy cho em những lời khuyên hữu ích.
| | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2014-07-10 20:02:05 | Chào SuperHitHit,
Dịch lư của tác giả Ngô Tất Tố được coi là dịch sát với bản Hán ngữ nhất. Dịch lư thường đọc rất khó hiểu, rất lủng củng, cần đọc đi đọc lại nhiều lần, nghiền ngẫm mới hiểu ra, nhưng lúc hiểu được th́ rất thú vị. Em có thể đọc rồi đem lên diễn đàn bàn luận thêm với mọi người giống như bạn Phùng Gia đem điều 6 của Thương Hàn Luận ra hỏi trên đây. Bản thân tôi cũng chưa học được nhiều về Dịch Lư, chắc cũng phải mất vài năm nữa. Nếu có thầy giỏi hướng dẫn, diễn giải th́ học nhanh và dễ hơn. Có khi đọc măi không hiểu, không hỏi ai được nên cứ bỏ đó, sau gặp 1 bệnh chứng, 1 hiện tượng nào đó lại vỡ ra và hiểu được.
Phó | | |
<< Trả Lời >>
|