|
Diễn đàn >> Kiến Thức Phổ Thông >> Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Sắc nhân sâm thế nào là tốt nhất?
<< Đăng Chủ Đề Mới >>
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn - Sắc nhân sâm thế nào là tốt nhất? - posted by LUONGYVIET (Hội Viên) on June , 25 2016 | Sắc nhân sâm thế nào là tốt nhất?
Bây giờ, dùng nhân sâm để bồi bổ đã trở nên phổ biến, nhưng sắc nhân sâm như thế nào cho có hiệu quả nhất thì ít người biết.
Thông thường trước khi sắc, nhân sâm phải được cắt thành lát càng mỏng càng tốt. Muốn vậy, nhất thiết phải làm cho nhân sâm mềm ra bằng cách cho củ sâm vào bát hoặc đĩa rồi bỏ vào nồi hấp cách thủy nhỏ lửa sao cho mềm là được.
Sau đó dùng dao mỏng và sắc thái nhân sâm khi còn đang nóng. Trước khi thái nhân sâm nên bôi vào lưỡi dao một chút dầu thực vật đề phòng chất dính trong củ nhân sâm làm mút dao. Không nên thái ngang hay bổ dọc, mà nên nghiêng lưỡi dao 45 độ so với thân củ sâm nằm ngang, như vậy lát cắt mới mỏng và rộng, sợi chất xơ trong lát cắt ngắn, các thành phần hữu ích dễ dàng được chiết xuất ra ngoài khi sắc.
Sắc nhân sâm tốt nhất là dùng loại cốc chuyên dụng có hai nắp. Trước tiên, lấy một nhúm gạo ngâm vào nước. Nước sắc tốt nhất là nước sôi để nguội vì trong quá trình đun sôi đã loại bỏ hết chất khí và khoáng chất hoà tan trong nước, nên nước khá tinh khiết. Nhưng chú ý phải đợi nước thật nguội mới cho vào, để tránh khi lát sâm bị nóng đột ngột một số chất trên bề mặt đông kết lại làm ảnh hưởng đến sự hoà tan của các chất bên trong lát sâm. Lượng nước đổ vào cốc do mục đích sử dụng khác nhau nên cũng không giống nhau. Thông thường nếu dùng với mục đích tăng cường sức khoẻ, trí não thì nên đổ lượng nước đủ để một người uống hết trong một lần. Sau khi đổ nước vào cốc thì bỏ lát sâm vào và đậy nắp trong, trên nắp trong phủ hai lớp giấy ăn, vẩy một chút nước cho giấy ẩm, trên lớp giấy ăn này rắc một lớp gạo đã ngâm từ trước và một chút nước, sau đó đậy nắp ngoài vào, như vậy coi như đã chuẩn bị xong cốc sắc nhân sâm.
Nếu không có cốc chuyên dụng thì có thể cho nhân sâm vào cốc pha trà, lấy một cái đĩa sứ nhỏ đậy lên, trên đĩa lót giấy ăn, rắc gạo ngâm như trình tự trên, sau đó đậy nắp ngoài của cốc lại.
Tiếp đó có thể dùng nồi cơm hoặc nồi cơm điện thông thường để sắc nhân sâm trong cốc. Trước tiên cho lượng nước vừa phải vào nồi, trên mặt nước đặt một cái giá, trên giá đặt một cái bát tô trong có nước và gạo, sau đó đặt cốc đựng nhân sâm vào bát tô, đậy nắp nồi lại là có thể bắt đầu hấp.
Cách sắc này có hai ưu điểm, thứ nhất là nắp trong đã lót giấy ướt và rắc gạo ngâm, vậy nên khi muốn kiểm tra xem canh nhân sâm đã được hay chưa thì chỉ cần quan sát xem gạo trong tô và gạo trên nắp cốc đã chín thành cơm chưa, “cơm chín thì canh cũng được”; thứ hai, do cốc đựng nhân sâm được bỏ trong bát tô chứa gạo, khi gạo chín thành cơm thì nó sẽ bao bọc lấy cốc, vậy nên cho dù nhiệt độ ngoài cốc lên xuống đột ngột thế nào thì nhiệt độ trong cốc vẫn giữ được ổn định, vì vậy canh sắc nhân sâm cũng đảm bảo được chất lượng tốt nhất.
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn. | | |
Replied by SaiHo (Hội Viên) on 2016-06-26 11:56:55 | Bác LUONGYVIET ơi bác là người đọc khá nhiều sách và có vẻ rất tin vào sách nhỉ. Bác có biết Thạc sỹ Nguyễn Khánh Toàn này không ? Thạc sỹ Nguyễn Khánh Toàn làm ở khoa y học cổ truyền bệnh viện quân y 108, nhưng nếu nói về chữa bệnh thì 10 người chắc chỉ hiệu quả 1-2 thôi, mấy vị này chỉ đọc sách và nói theo sách thôi chứ thực tế không hiệu quả như họ hay xuất hiện trên truyền hình và báo chí đâu. Chữa bệnh quan trọng là hiểu được bản chất chứ không cần phải cầu kỳ theo sách vở như vậy đâu. Ví như cách sắc thuốc moj người cứ theo người xưa sắc thuốc bổ cần kỹ thuốc cảm sắc nhanh, sắc cần nồi đất chứ thực tế Sài Hồ cũng đã thử nhiều cách nhưng sắc hiện sài Hồ tất cả các loại thuốc nên thái nhỏ sau đó sắc nhanh 2-3 phút hoặc chỉ cần hãm thì hiệu quả hơn hẳn ( chỉ có Phụ tử hoặc ô đầu dùng liều cao mới phải sắc thật kỹ cho giảm độc ). mà sắc thì dùng nồi nào cũng được, kim loại, sành sứ...đều được. Sách vở xưa để lại nhiều cái không đúng và dộc sách quan trọng nhất là phải tự suy chứ cứ theo sách vở thì máy móc dễ bị sai.
Giáo Sư Hoàng Bảo Châu thì nếu ai ở gần mới biết nếu ở xa thì giáo sư vĩ đại lắm đó.
Sài Hồ nói như vậy không phải để hạ thấp các vị nhưng thực sự mọi người đừng quá tin vào các tên tuổi như giáo, tiến sỹ nhé mà quan trọng nhất là thực tế chữa bệnh và cũng không coi thường các ông lang nhưng cũng cần phải thận trọng. | | |
Replied by thiên-địa-nhân (Hội Viên) on 2016-06-26 20:54:40 | - Đọc sách như đãi cát tìm vàng, tìm đủ vàng rồi thì cố tìm châu ngọc. Tìm được ngọc rồi thì mài cho ngọc sáng. Đến khi ngọc sáng rồi thì có thể đem ra(khi cần thiết) để tặng cho đời.
- Đọc sách mà không chọn lọc, không suy tư, không phản biện là tự biến mình thành cái bãi rác. | | |
Replied by PhoHVB (Hội Viên) on 2016-06-26 23:54:03 | Thỉnh thoảng tôi vẫn làm trà Sâm Hoa Kỳ uống. Tôi cho vài lát Sâm Hoa Kỳ vào 1 ly sứ, cho nước sôi vào rồi đậy lại, khi nước vừa nguội là dùng được. Sau đó ăn luôn bã Sâm. Tác dụng rất tốt, không cần phải cầu kỳ như cách của TS Toàn. | | |
Replied by SaiHo (Hội Viên) on 2016-06-27 11:37:17 | Cách của bác Phó như vậy là rất chuẩn và đơn giản vì mọi loại thuốc nếu sắc kỹ sẽ mất khí của thuốc, đến luộc rau mà luộc kỹ cũng mất chất và mất các loại vitamin. Chính vì vậy mà thuốc hoàn, thuốc tễ hay thuốc tán chỉ dùng với hàm lượng nhỏ mà vẫn có tác dụng tốt. Thực tế tôi thấy dùng thuốc sống tốt hơn thuốc sắc vì khí của thuốc được bảo toàn.
Sài Hồ rất tâm đắc với câu " học thầy không tày học bạn mà học bạn không bằng tự suy". Cần có sự suy luận chứ cứ áp dụng theo sách vở thì mình chỉ là 1 cái máy thôi. | | |
Replied by LUONGYVIET (Hội Viên) on 2016-06-27 18:23:35 | Cảm ơn Quý Đồng Nghiệp đã góp ý!
Diễn Đàn yhoccotruyen.org và BQT; cũng như Quý Hội Viên sẽ CHỌN LỌC, VÀNG - THAU.
Còn Lang nhà quê tôi, trí tài bình thường; không dám làm "thợ phân kim".
Trạng phét (thiên-địa-nhân) đã nói: "Đọc sách mà không chọn lọc, không suy tư, không phản biện là tự biến mình thành cái bãi rác ".
Cho nên Ngu tôi kính xin gởi đến: NGƯỜI ĐỌC cái quyền tự do CHỌN LỌC, tự do SUY TƯ ấy!
Trân trọng.
LUONGYVIET | | |
<< Trả Lời >>
|