Hoàng Kinh (Vitex negundo L.) 黄荆

Vị thuốc: Hoàng Kinh
Tên khác: Ngũ trảo, Quan âm
Tên Latin: Vitex negundo L.
Tên Pinyin: Huangjing
Tên tiếng Hoa: 黄荆

Tính vị: Vị đắng, có mùi thơm, tính hàn
Quy kinh: Vào kinh can

Hoạt chất: Tinh dầu Ngũ trảo chứa sabinen, linalool, terpinen-4-ol, b-caryophyllen, a-guain và globulol¿ B-caryophyllen thường có trong lá, hoa và trái khô. Lá chứa alkloid nishindin, flavon, luteolin-7-glucosid, casticin, iridoid. Hột chứa hydrocarbon, b-sitosterol, benzoic acid và phthalic acid, glycosid, và diterpen, flavonoid, triterpenoid có tác dụng kháng viêm.

Dược năng: Kháng viêm, chỉ thống, chỉ khái, an thần

Liều Dùng: 20 ¿ 30g

Chủ trị:
Trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thủng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông trị nhức đầu. Quả, hạt sắc nước cho phụ nữ uống chữa kinh nguyệt không đều, bạch đới, cho ra mồ hôi, bớt nhức đầu, tim, hen suyễn. Rễ dùng sắc uống trị bệnh sốt rét, giă nát lấy nước uống trị ho.Vỏ cây giúp làm ăn ngon cơm, dễ tiêu hóa, chữa hen suyễn.

Lá, chồi, vỏ thân, hột đều có dược tính: có tính thu liễm, trấn thống, trị kinh phong, thấp khớp, chống bướu.

- Giải biểu, giải nhiệt: dùng trong chứng cảm, sốt để thanh nhiệt, giải độc (dùng lá nấu uống; lá Ngũ trảo, Sả, Bưởi¿ nấu nồi xông).

- Hóa thấp tiêu đờm, giảm đau, trị rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu lỏng, đau bụng kinh, đau răng (dùng lá Ngũ trảo sắc uống).

- Khu đờm, trị ho, dùng trong phế quản viêm, suyễn; làm long đờm, dễ khạc, giảm ho và trị viêm (lá Ngũ trảo độc vị hoặc thêm Cam thảo sắc uống).

- Trị thấp khớp: lá Ngũ trảo khô, sao vàng thêm lá Lốt sắc uống. Trị đau nhức khớp xương, sưng bầm, té trặc, đau đầu: lá Ngũ trảo tươi, sao nóng, để vừa ấm 370C bó chỗ sưng đau. Sao lại và bó tiếp ngày 3 lần.


Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org