Can Khương (Rhizoma Zingiberis) 干姜

Vị thuốc: Can Khương
Tên khác: Càn cương, gừng khô, hắc khương (gừng sao đen)
Tên Latin: Rhizoma Zingiberis
Tên Pinyin: Ganjiang
Tên tiếng Hoa: 干姜
Xuất xứ: Thần Nông Bản Thảo Kinh

Tính vị: Vị cay, tính nhiệt
Quy kinh: Vào kinh tâm, phế, tỳ, vị

Hoạt chất: Zingiberene, phellandrene, camphene, shogaol, gingerol, zingiberone, borneol, zingiberol, citrol

Dược năng: Ấm trung tiêu, ấm phổi, hồi dương, trừ hàn, tiêu đàm

Liều Dùng: 3 - 12g

Chủ trị:
- Hàn xâm nhập tỳ và vị biểu hiện như đau lạnh ở thượng vị và bụng, buồn nôn và tiêu chảy dùng Can khương + Ngô thù du và Bán hạ.

- Tỳ và vị yếu và hàn biểu hiện như đầy và chứng thượng vị và vùng bụng, buồn nôn, phân lỏng, kém ăn, mệt mỏi và mạch yếu, suy: Dùng Can khương + Bạch truật, Phục linh trong bài Lư Trung Hoàn.

- Dương suy biểu hiện như ra mồ hôi lạnh, các đầu chi lạnh, ra mồ hôi trộm, mạch chậm và yếu dùng Can khương, Phụ tử trong bài Tứ Nghịch Thang.

- Phế có đờm dạng hàn, biểu hiện như nghiến răng, hen, ho có đờm trong hoặc nhiều và cảm giác lạnh ở lưng phía trên dùng Can khương, Ma hoàng, Tế tân và Bán hạ trong bài Tiểu Thanh Long Thang.

Kiêng kỵ:
- Phụ nữ có thai dùng cẩn thận
- Dương thịnh âm suy, huyết nhiệt không dùng


Nội Quy | Góp Ý | © 2009 - 2022 yhoccotruyen.org